Cách học bảng cửu chương hiệu quả, nhớ nhanh, nhớ lâu, đơn giản nhất
Cách học bảng cửu chương như thế nào sao cho hiệu quả là câu hỏi chung của rất nhiều học sinh. Đối với từng bảng cửu chương, bạn có thể kết hợp đa dạng nhiều phương pháp học khác nhau để giúp ghi nhớ lâu hơn. Bài viết này sẽ giới thiệu đến các bạn 5 cách học bảng cửu chương hiệu quả nhất.
Bảng cửu chương là gì?
Hiểu một cách đơn giản thì bảng cửu chương chính là bảng ghi chép lại các phép nhân, chia cơ bản của các số tự nhiên từ 1 đến n. Đối với bậc Tiểu học thì học sinh sẽ học bảng cửu chương từ 2 đến 9. Đây là chương trình giảng dạy bắt buộc trong môn Toán và được áp dụng từ năm học lớp 2.
Bảng cửu chương không chỉ được sử dụng trong Toán học mà còn được áp dụng rộng rãi trong đời sống thực tiễn. Nếu học tốt bảng cửu chương thì học sinh rất dễ học tốt các phép tính nhân, chia cơ bản, từ đó có thể vận dụng để giải bài tập nâng cao. Bên cạnh đó, học tốt bảng cửu chương còn giúp cho trẻ rèn luyện khả năng ghi nhớ, tư duy nhanh nhạy và tính toán tốt.
Các phương pháp học bảng cửu chương hiệu quả nhất
Phương pháp 1: Dễ học trước, khó học sau
Mặc dù việc học bảng cửu chương là vô cùng quan trọng, đặc biệt là với học sinh Tiểu học, nhưng không phải ai cũng biết cách học bảng cửu chương hiệu quả. Đôi khi thầy cô, phụ huynh chỉ sử dụng một phương pháp duy nhất là bắt trẻ phải học thuộc bảng cửu chương từ 2 đến 9. Cách làm này không chỉ nhồi nhét kiến thức, khiến cho trẻ khó ghi nhớ mà còn vô tình tạo ra áp lực, làm cho trẻ dễ chán nản với việc học Toán.
Để việc học trở nên có hiệu quả hơn, thầy cô và các bậc bố mẹ có thể áp dụng phương pháp dễ học trước, khó học sau. Thay vì bắt đầu theo thứ tự từ 2 đến 9 như thông thường, ta có thể dạy cho trẻ lần lượt học bảng cửu chương 5, 2, 3, 6, 9, 4, 8, 7. Bảng cửu chương 5 là dễ học và dễ ghi nhớ nhất, vì chỉ cần đếm theo nhịp 5 – 10 – 15 – 20… như trong trò chơi trốn tìm là trẻ đã có thể học thuộc một cách nhanh chóng.
Phương pháp 2: Học thuộc bảng cửu chương bằng các bài hát vui nhộn
Một cách học bảng cửu chương khác cũng khá thú vị là học bằng các bài hát vui nhộn. Đối với học sinh Tiểu học, nếu chỉ giảng dạy theo cách truyền thống thì sẽ rất dễ gây nên cảm giác nhàm chán cho trẻ, từ đó khiến việc tiếp thu kiến thức trở nên khó hơn.
Để áp dụng việc học bảng cửu chương vào đời sống hằng ngày của trẻ, ta có thể dạy cho trẻ các bài hát vui nhộn, từ đó khiến trẻ hứng thú hơn với việc học Toán. Một số bài hát về bảng cửu chương mà thầy cô và các bậc phụ huynh có thể sử dụng là: “Những con số tung tăng” (bảng cửu chương 2), “Trò chơi trốn tìm” (bảng cửu chương 5), “Đàn gà của em” (bảng cửu chương 4), “Ô kìa anh bảy” (bảng cửu chương 7)… Các bài hát này đều có giai điệu vui tươi và dễ hát, từ đó kích thích khả năng ghi nhớ của trẻ.
Phương pháp 3: Học bảng cửu chương nhanh với các mẹo hoán đổi
Một cách học bảng cửu chương cũng khá hiệu quả là áp dụng các mẹo hoán đổi. Thay vì phải học hết toàn bộ bảng cửu chương từ 2 đến 9, ta nên dạy cho trẻ tính chất hoán đổi trong Toán học là a x b = b x a để trẻ vận dụng vào việc học bảng cửu chương.
Ví dụ: Trong bảng cửu chương 3 có hai phép tính 3 x 4 = 12, 3 x 7 = 21. Khi trẻ học đến bảng cửu chương 4 và 7, trẻ có thể áp dụng mẹo hoán đổi là 4 x 3 = 12 và 7 x 3 = 21 để dễ dàng tìm ra đáp án của phép nhân. Phương pháp này giúp cho trẻ vận dụng được khả năng tư duy một cách linh hoạt, đồng thời giúp việc ghi nhớ các phép tính trở nên nhẹ nhàng và bớt nặng nề hơn.
Phương pháp 4: Luyện tập liên tục, nhiều lần
Việc học bảng cửu chương sẽ trở nên hiệu quả hơn rất nhiều nếu chúng ta thường xuyên cho trẻ luyện tập. Bất kể trong tình huống nào, thầy cô và bố mẹ cũng có thể đặt câu hỏi để kiểm tra khả năng ghi nhớ bảng cửu chương của trẻ. Việc luyện tập liên tục và nhiều lần sẽ kích thích khả năng ghi nhớ và phản xạ nhạy bén của người học. Lâu dần sẽ hình thành nên thói quen tốt cho người học. Thông qua việc kiểm tra, ta cũng có thể kịp thời phát hiện những lỗi sai của trẻ, để từ đó sửa sai cho trẻ.
Khi cho trẻ luyện tập, ta cũng nên giữ kiên nhẫn và hướng dẫn trẻ từng chút một để trẻ làm quen dần với việc học bảng cửu chương. Ngoài việc kiểm tra kiến thức của trẻ, bạn cũng có thể động viên, khuyến khích trẻ học tập bằng cách đặt ra mục tiêu, hay một phần thưởng nào đó dành cho trẻ nếu trẻ có thể ghi nhớ tốt bảng cửu chương.
Luyện tập liên tục và nhiều lần sẽ kích thích khả năng ghi nhớ và phản xạ nhạy bén của trẻ. Bạn cũng nên đặt một phần thưởng nào đó dành cho trẻ để động viên, khuyến khích trẻ học tập
Phương pháp 5: Bảng tính Pythagoras
Ngoài 4 phương pháp nêu trên, bạn cũng có thể áp dụng một cách học bảng cửu chương khá mới mẻ nhưng không kém phần hiệu quả, đó là bảng tính Pythagoras. Đây là phương pháp học bảng cửu chương do nhà toán học Pythagoras sáng tạo ra. Cách học này được đưa vào chương trình giảng dạy và được áp dụng rất phổ biến ở các quốc gia như: Hoa Kỳ, Nhật Bản… vì nó có thể kích thích khả năng tư duy nhạy bén cho trẻ.
Bảng tính Pythagoras có một ưu điểm rất lớn là không chứa các phép tính bằng dấu nhân. Thông qua việc đối chiếu các con số trong bảng tính, người học có thể suy luận và tự tìm ra đáp án của phép nhân. Điều này giúp cho việc ghi nhớ bảng cửu chương trở nên tự nhiên và nhẹ nhàng hơn. Trẻ không cần phải học thuộc một cách máy móc như các cách học truyền thống.
Để áp dụng phương pháp bảng tính Pythagoras, bạn cần kẻ bảng hình vuông, trong đó mỗi hàng dọc và hàng ngang chia thành 10 ô vuông nhỏ. Ở hàng ngang đầu tiên và hàng dọc ngoài cùng bên trái, bạn lần lượt đánh số thứ tự từ 0 đến 9 (hoặc có thể không đánh số 0). Sau đó sử dụng bảng tính Pythagoras như hướng dẫn dưới đây:
- Các hàng dọc và hàng ngang: Trẻ bắt đầu học bảng cửu chương theo từng con số cụ thể. Ví dụ ở bảng cửu chương 6, các bội số lần lượt là 6, 12, 18, 24, 30… Bạn cũng cần dạy cho trẻ về lũy thừa 2: Đường chéo chia đôi bảng này chính là kết quả lũy thừa 2. Đó chính là kết quả của một số tự nhiên nhân với chính nó.
- Sử dụng phép tính nhân: Bạn hãy hướng dẫn trẻ gióng các số tự nhiên của hàng dọc và hàng ngang lại với nhau. Điểm giao giữa hai số này chính là kết quả của phép nhân. Ví dụ: Khi gióng số 3 ở hàng ngang với số 5 hàng dọc thì sẽ thu được điểm giao nhau là 15. Đây cũng chính là kết quả của phép tính 3 nhân 5.
Phương pháp bảng tính Pythagoras là một phương pháp giảng dạy bảng cửu chương rất khoa học và hiệu quả. Thầy cô và các bậc phụ huynh có thể áp dụng để giúp cho trẻ học tốt bảng cửu chương một cách nhanh chóng, nhưng vẫn đảm bảo việc học không bị nhàm chán.
Cách học thuộc bảng cửu chương 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9
Sau khi tìm hiểu 5 phương pháp kể trên, thầy cô cũng như bố mẹ có thể vận dụng từng phương pháp khi dạy bảng cửu chương cho trẻ. Để việc học trở nên thú vị và bớt nhàm chán hơn, bạn nên thay đổi linh hoạt nhiều phương pháp khác nhau, để từ đó khơi gợi sự hứng thú và động lực học Toán cho trẻ.
Ngoài 5 phương pháp này, bạn còn có thể dạy cho trẻ một cách học vô cùng đơn giản, đó là sử dụng phép tính cộng. Đây là phép tính cơ bản nhất trong môn Toán. Trước khi học phép nhân thì tất cả học sinh đều đã được học phép cộng để giải nhiều dạng toán khác nhau. Đối với bảng cửu chương 2, bạn hãy dạy cho trẻ hiểu rằng, kết quả của mỗi phép nhân sẽ bằng kết quả của phép nhân trước đó cộng thêm 2 đơn vị.
Tương tự như vậy cho đến bảng cửu chương 9. Kết quả của phép tính sau sẽ bằng kết quả của phép tính trước đó cộng thêm 9 đơn vị. Cách học này khá đơn giản nhưng sẽ mang lại hiệu quả cao, vì nó giúp trẻ không cần phải ghi nhớ quá nhiều. Đồng thời, trẻ cũng có thể vận dụng kiến thức đã được học từ phép tính cộng để nhẩm ra kết quả của bảng cửu chương.
Xem thêm:
- Cách tính phân tử khối và các dạng bài tập về phân tử khối cơ bản có đáp án
- Cách học tiếng Anh cho người mất gốc hiệu quả nhanh chóng nhất
- 9 cách học thuộc nhanh, nhớ lâu và những điều cần biết để làm tăng hiệu quả khi học thuộc
Có rất nhiều cách học bảng cửu chương mang lại hiệu quả cao cho người học. Mỗi cách học đều có những ưu điểm riêng. Nếu chúng ta biết đổi mới và vận dụng linh hoạt giữa các phương pháp thì chắc chắn sẽ giúp cho trẻ hứng thú và có niềm đam mê học Toán.
Các trường hợp bằng nhau, đồng dạng của tam giác vuông và ví dụ minh họa có đáp án
Như thế nào là các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông, các trường hợp đồng dạng của tam giác vuông? Đó là thắc mắc chung của rất nhiều học sinh khi học Toán. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách nhận biết các trường hợp bằng nhau và đồng dạng của tam giác vuông, cũng như giải một số bài tập cụ thể.
Tam giác vuông là gì? Cách nhận biết tam giác vuông
Hiểu một cách đơn giản, tam giác vuông là tam giác có một góc bằng 90 độ (góc vuông). Các góc vuông này có thể nằm ở 3 đỉnh của một tam giác.
Các cách nhận biết tam giác vuông là:
- Tam giác có một góc vuông là tam giác vuông
- Tam giác có hai góc nhọn phụ nhau là tam giác vuông
- Tam giác có bình phương của một cạnh bằng tổng các bình phương của hai cạnh kia là tam giác vuông
- Tam giác có đường trung tuyến ứng với một cạnh bằng nửa cạnh ấy là tam giác vuông
- Tam giác nội tiếp đường tròn có một cạnh là đường kính của đường tròn là tam giác vuông
Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông
Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông bao gồm:
- Trường hợp 1: Nếu hai cạnh góc vuông của một tam giác vuông lần lượt bằng hai cạnh góc vuông của tam giác vuông khác, thì tức là hai tam giác vuông đó bằng nhau, theo trường hợp cạnh – góc – cạnh.
- Trường hợp 2: Nếu một cạnh góc vuông và một góc nhọn kề cạnh ấy của tam giác vuông này lần lượt bằng một cạnh góc vuông và một góc nhọn kề cạnh ấy của tam giác vuông kia, thì hai tam giác vuông đó bằng nhau, theo trường hợp góc – cạnh – góc.
- Trường hợp 3: Nếu cạnh huyền và một góc nhọn của một tam giác vuông này bằng cạnh huyền và một góc nhọn của tam giác vuông khác thì hai tam giác vuông đó bằng nhau, theo trường hợp cạnh huyền – góc nhọn.
- Trường hợp 4: Nếu cạnh huyền và một cạnh góc vuông của tam giác vuông này lần lượt bằng cạnh huyền và một cạnh góc vuông của tam giác vuông khác, thì hai tam giác vuông này bằng nhau, theo trường hợp cạnh huyền – cạnh góc vuông.
Các trường hợp đồng dạng của tam giác vuông
Để nắm được các trường hợp đồng dạng của tam giác vuông, trước hết ta cần hiểu rõ các trường hợp đồng dạng của một tam giác. Có 3 trường hợp sau đây:
- Trường hợp 1: Các cạnh của một tam giác lần lượt tỉ lệ với các cạnh của tam giác kia thì hai tam giác này đồng dạng, theo trường hợp cạnh – cạnh – cạnh.
- Trường hợp 2: Nếu hai cạnh của tam giác này lần lượt tỉ lệ với hai cạnh của tam giác kia, và góc tạo bởi hai cạnh đó bằng nhau thì hai tam giác này đồng dạng, theo trường hợp cạnh – góc – cạnh.
- Trường hợp 3: Nếu hai góc của một tam giác có số đo bằng hai góc của tam giác khác thì hai tam giác này đồng dạng, theo trường hợp góc – góc – góc.
Từ đây, ta có thể suy ra các trường hợp đồng dạng của tam giác vuông là:
- Nếu tam giác vuông này có một góc nhọn bằng góc nhọn của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó đồng dạng với nhau.
- Nếu hai cạnh tạo nên góc vuông của tam giác vuông này tỉ lệ tương ứng với hai cạnh tạo nên góc vuông của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông này đồng dạng với nhau.
Ví dụ bài tập minh họa có đáp án
- Bài tập 1: Cho ΔABC cân ở A (∠A < 90 độ). Vẽ BH ⊥ AC (H ∈ AC), CK ⊥ AB (K ∈ AB).
- a) Chứng minh: AH = HK
- b) Gọi I là giao điểm của BH và CK. Chứng minh: AI là tia phân giác của góc A
Đáp án:
- a) Ta có: ΔABC cân tại A (giả thiết) => AB = AC và góc ABC = góc ACB
Tam giác vuông HAB và KAC có: AB = AC (chứng minh trên), góc A chung
=> ΔHAB = ΔKAC (cạnh huyền – góc nhọn)
=> AH = AK
- b) Tam giác vuông KAI và HAI có: AH = AK, AI là cạnh chung
=> ΔHAI = ΔKAI (cạnh huyền – cạnh góc vuông)
=> góc KAI = góc HAI
=> AI là tia phân giác của góc A
- Bài tập 2: Cho hai tam giác vuông ABC và DEF có góc A = góc D = 90 độ, AC = DF. Hãy bổ sung thêm một điều kiện bằng nhau để ΔABC = ΔDEF.
Đáp án:
Có thể bổ sung 3 trường hợp sau:
- Trường hợp 1: AB = DE => ΔABC = ΔDEF (cạnh – góc – cạnh)
- Trường hợp 2: góc C = góc F => ΔABC = ΔDEF (góc – cạnh – góc)
- Trường hợp 3: BC = EF => ΔABC = ΔDEF (cạnh huyền – cạnh góc vuông)
- Bài tập 3: Cho ΔABC cân tại A. AH vuông góc với BC. Chứng minh:
- a) HB = HC
- b) Góc BAH = Góc CAH
Đáp án:
- a) ΔABH và ΔACH có: AB = AC (giả thiết), AH là cạnh chung
=> ΔABH = ΔACH (cạnh huyền – cạnh góc vuông)
=> HB = HC
- b) ΔABH = ΔACH (cạnh huyền – cạnh góc vuông)
=> góc BAH = góc CAH
- Bài tập 4: Cho một tam giác vuông có cạnh huyền dài 20cm và một cạnh góc vuông dài 12cm. Tính độ dài hình chiếu cạnh góc vuông kia trên cạnh huyền.
Đáp án:
Ta có: Góc B chung
Góc A = góc H = 90 độ
=> ∆ABH ∽ ∆CBA
=> ABCB = BHBA => AB2 = BH.CB
=> BH = AB2CB = 122/20 = 7,2 (cm)
=> CH = BC – BH = 20 – 7,2 = 12,8 (cm)
- Bài tập 5: Cho hai tam giác đồng dạng với nhau. Trong các phát biểu dưới đây, phát biểu nào sai?
- Tỉ số hai đường cao tương ứng bằng tỉ số đồng dạng.
- Tỉ số hai đường phân giác tương ứng bằng tỉ số đồng dạng.
- Tỉ số hai đường trung tuyến tương ứng bằng tỉ số đồng dạng.
- Tỉ số các chu vi bằng 2 lần tỉ số đồng dạng.
Đáp án: D. Vì trong hai tam giác đồng dạng, tỉ số các chu vi bằng tỉ số đồng dạng.
- Bài tập 6: Cho ΔABC và ΔMNP có góc A = góc M = 90 độ. ABMN = BCNP thì:
- ΔABC ∼ ΔPMN
- ΔABC ∼ ΔNMP
- ΔABC ∼ ΔMNP
- ΔABC ∼ ΔMPN
Đáp án: C.
Ta có: Góc A = góc M = 90 độ (giả thiết), ABMN = BCNP
=> ΔABC ∼ ΔMNP (cạnh – góc – cạnh)\
Xem thêm:
- Cách tính phân tử khối và các dạng bài tập về phân tử khối cơ bản có đáp án
- Công thức tính chu vi hình vuông, chữ nhật, tam giác, hình tròn, hình thoi
- Công thức tính diện tích tam giác, hình thoi, hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn
Trên đây là dấu hiệu nhận biết các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông và các trường hợp đồng dạng của tam giác vuông. Hy vọng thông qua những ví dụ minh họa ở trên, bạn có thể nắm rõ hơn về các dạng toán này.
C là gì trong hóa học? Khái niệm, công thức tính C và các bài tập ví dụ có đáp án
Trong hóa học, các nguyên tố đều có những ký hiệu khác nhau điển hình như D, M, N, Z, P, Iso, C. Trong bài này Bamboo sẽ cung cấp cho bạn thông tin về kí hiệu “C”. C là gì trong hóa học? Khái niệm, ý nghĩa và cách vận dụng công thức tính của nguyên tố C làm bài tập hóa học đơn giản, nhanh chóng nhất. Tham khảo ngay nhé!
C là gì trong hóa học, khái niệm của C
Trong hóa học, C là ký hiệu của nguyên tố Cacbon, có số nguyên tử bằng 6, nguyên tử khối bằng 12. Cacbon là một nguyên tố phi kim, có nhiều dạng thù hình khác nhau, phổ biến nhất là 4 dạng thù hình gồm cacbon vô định hình, graphit, kim cương và Q-carbon và chúng có hóa trị bằng 4.
Ngoài ra, C còn là kí hiệu của nồng độ phần trăm của dung dịch. Nó được kí hiệu là C%. Nồng độ phần trăm của 1 dung dịch là 1 đại lượng cho biết trong 100 gam dung dịch sẽ có bao nhiêu gam chất tan.
Các công thức tính C%
Công thức tính C % của dung dịch
Nồng độ phần trăm của 1 dung dịch là 1 đại lượng cho biết trong 100 gam dung dịch sẽ có bao nhiêu gam chất tan .
Công thức được tính như sau:
C% = mct/mdd x 100%
Trong đó:
- mdung dịch = mdung môi + mchất tan
- mct: khối lượng của chất tan (gam)
- mdd: khối lượng của dung dịch (gam)
Công thức tính C% theo thể tích
Phần trăm theo thể tích (v / v) là thể tích chất tan chia cho tổng thể tích dung dịch, nhân với 100%.
Phần trăm theo khối lượng = thể tích chất tan/tổng thể tích dung dịch × 100%
Bài tập ví dụ tính C% có đáp án
Bài 1:
Cho 30 gram muối ăn hòa tan vào trong 90 gram nước, hãy tính nồng độ phần trăm của dung dịch trên.
Lời giải:
Đầu tiên, ta tính khối lượng của dung dịch NaCl qua công thức:
mdd = 30 + 90 = 120 (gam)
Sau đó, ta tính nồng độ phần trăm của dung dịch NaCl qua công thức :
C% = (30/120) x 100% = 25%.
Bài 2:
Trộn 3 lít dung dịch đường 0,5 M với 1 lít dung dịch đường 2 M, bạn hãy tính nồng độ mol của dung dịch đường sau khi đã trộn 2 dung dịch với nhau.
Lời giải:
Ta có:
- Số mol đường trong dd 1: n2 = 0,5 x 3 = 1,5 (mol)
- Số mol đường trong dd 2: n1 = 2 x 1 = 2 (mol)
- Thể tích của dd sau khi trộn: Vdd = 1 + 3 = 4 (lít)
Nồng độ mol của dung dịch đường sau khi trộn với nhau là
CM = (2 + 1,5) / 4 = 0,875 (M)
Bài 3:
Hòa tan 16 gam CuSO4 vào trong 250ml dung dịch, hãy tính nồng độ mol của dung dịch CuSO4.
Lời giải:
Số mol của CuSO4 trong 250 ml dung dịch là:
nCuSO4 = 16/160 = 0,1 (mol)
Nồng độ mol của CuSO4 trong 300 ml dung dịch là:
CM = 0,1/0,25 = 0,4 (mol/l)
Xem thêm bài viết liên quan:
- Phương pháp học tập là gì? 10 Phương pháp học tập hiệu quả nhất cho học sinh
- Học bổ túc là gì? Học bổ túc có tương lai không? Học bao nhiêu năm và chi phí học bổ túc
- Mục đích học tập của học sinh là gì? Ý nghĩa và tầm quan trọng của việc xác định mục đích học tập
Chỉ với vài công thức thì chúng ta đã có thể tính được nồng độ phần trăm của dung dịch đó rồi, tuy nhiên không phải bài nào cũng đơn giản mà có những đề mang tính suy luận. Vì vậy, để học tốt môn hóa học thì bạn cần phải có một kế hoạch lâu dài, chăm chỉ, và làm bài tập thường xuyên. Nắm chắc lý thuyết rồi vận dụng vào bài tập để tìm ra cách làm chính xác và hiệu quả nhất.
Vậy là với những thông tin của Bamboo chia sẻ trong bài viết trên bạn đã hiểu C là gì trong hóa học và cách tính C% trong hóa học. Ngoài ra, Bamboo hy vọng các bạn học sinh có thể nắm vững được lý thuyết cũng như công thức để giải được các bài tập liên quan đến nguyên tố “C” một cách xuất sắc nhất. Chúc bạn học tốt.
Giới từ là gì? Các loại giới từ, cách sử dụng và ví dụ minh họa về giới từ trong tiếng Anh
Trong môn tiếng Anh thì bài tập về phần giới từ thường hay khiến các bạn dễ mất điểm đáng tiếc. Nó không phải là quá khó nhưng lại dễ gây nhầm lẫn, vậy nên bài viết này sẽ phần nào giúp bạn vượt qua nỗi sợ về giới từ nhé!
Giới từ là gì?
Giới từ (Prepositions) có thể hiểu là các từ hay cụm từ chỉ sự liên quan của hai danh từ trong câu. Danh từ thì có thể là con người, sự vật, hiện tượng, địa điểm hay thời gian. Giới từ như là mắc xích kết nối bộ phận trong câu. Cách dùng giới từ cũng rất quan trọng vì tùy vào ý nghĩa, mục đích sử dụng mà giới từ nằm ở những vị trí khác nhau trong câu.
Các loại giới từ trong tiếng Anh
Giới từ gồm nhiều loại như giới từ chỉ thời gian, giới từ chỉ địa điểm, giới từ chỉ nguyên nhân, giới từ chỉ hành động và nhiều giới từ khác.
Giới từ chỉ thời gian
- At (vào lúc nào đó): thường được sử dụng chỉ mốc thời gian ngắn được xác định hay chỉ giờ đồng hồ. Ví dụ như: at 4pm, at night, at Lunar New Year.
- In (trong): chỉ tháng/mùa/năm hay chỉ khoảng thời gian nhất định hoặc thời gian trong ngày. Ví dụ như in 2022, in the morning…
- On (vào): chỉ ngày trong tuần/tháng/năm hoặc một ngày trong kỳ nghỉ, các buổi trong một ngày cụ thể: On Monday, On 20th July…
Một số giới từ chỉ thời gian hay được sử dụng như: for, since, by, after, during…
Giới từ chỉ vị trí
- At (tại): chỉ một địa điểm cụ thể như at the zoo, at school, at homestay…
- In (trong, ở trong): chỉ vị trí ở không gian hay chỉ tên đường, tên thành phố, tên quốc gia, tên thị trấn, phương hướng. Ví dụ như: in a hall, in Quang Ninh, in countryside…
- On (trên, ở trên) chỉ số tằng, phương tiện di chuyển, vị trí bề mặt. Ví dụ như: on the second floor, on the farm, on the table…
Giới từ chỉ xu hướng của hành động
- To (tới, đến) ví dụ: Henry has gone to the school again.
- In/Into (vào bên trong) ví dụ: When Mai suddenly ran into my home, I was cleaning in the kitchen.
- On/Onto (vào bên trong, lên trên một bề mặt) ví dụ : My cat jumped onto the table
- From (từ một nơi nào đó) ví dụ như: He ran away from the school.
- Away from (sự chuyển động ra xa) ví dụ như: She ran away from homestay with her dog.
Giới từ chỉ tác nhân
Một số giới từ chỉ sự tác nhân như: with (bằng), by (bằng, bởi),…
Ví dụ như:
Our school was built by a foreign company.
The streets were covered with plastic bags.
Giới từ tiếng Anh chỉ nguyên nhân, mục đích
Giới từ chỉ nguyên nhân hay mục đích thường gặp như là for, because of, on account of, through, from.
Ví dụ như:
Are you learning Korean for your work or for pleasure?
She talked slowly because of her injured mouth.
Giới từ chỉ cách thức, công cụ
Thường thì những giới từ này được dùng để nói về các loại thiết bị máy móc nhất định như: by, with và on.
Ví dụ như:
I go to market every day by bicycle.
She cut the fruits with a knife.
He played a tune on his piano.
Giới từ chỉ lý do, mục đích
Giới từ hay cụm giới từ chỉ lý do mục đích bạn có thể sử dụng như:
- For + V-ing/Noun.
Ví dụ như: Her stopped for a rest.
- To/In order to/ So as to + V-bare infinitive
Ví dụ như: I went out to/in order to/so as to hang out.
Giới từ chỉ quan hệ
Cách dùng những giới từ như: of, to, with thường để chỉ quan hệ hoặc dùng để bổ sung đối tượng được nhắc đến.
Ví dụ:
She is the daughter of my brother.
I went to the cinema with my boyfriend.
Giới từ chỉ nguồn gốc
Dùng để nói đến nguồn gốc của người hay vật nào đó như là về quê hương, quốc tịch (đối với người); được làm, được thiết kế.. . (đối với vật). Thường sẽ sử dụng những giới từ from và of.
Ví dụ:
Last night, they met a couple from Thailand.
He is a man of Italian descent.
Các giới từ thường gặp
Bạn biết đấy, trong tiếng Anh có rất nhiều giới từ và nhưng chúng ta thường chỉ sử dụng những loại giới từ phổ biến và thông dụng dưới đây:
- Chỉ thời gian: in, on, at, since, for, ago, before, by…
- Chỉ nơi chốn: next, under, before, behind, below, above,over…
- Chỉ chuyển động: along, across, …
- Chỉ mục đích, chức năng: for, to, in order to, so as to, in order to, for…
- Chỉ nguyên nhân: because of, owning to + Ving/Noun, for…
- Chỉ tác nhân hay phương tiện: by, with
- Chỉ sự đo lường, số lượng: by
- Chỉ sự tương tự: like
- Chỉ sự liên hệ, đồng hành: with
- Chỉ sự sở hữu: with, of
- Chỉ cách thức: in, with, without, by…
Cách dùng giới từ trong tiếng Anh
Cách dùng giới từ trong ngữ pháp không phải dễ dàng và cũng không có cách sử dụng cố định vì một giới từ khi kết hợp với các thành phần trong câu thì sẽ mang ý nghĩa và mục đích khác nhau. Vậy nên chúng ta chỉ có thể học thuộc và cố gắng làm nhiều dạng bài để biết thêm nhiều cách dùng giới từ nhé.
Vị trí của giới từ có thể đứng ở:
- Sau động từ “to be” và trước danh từ. Ví dụ: The hat is on the table.
- Sau động từ hoặc có một từ khác chen giữa động từ và giới từ. Ví dụ: I live in Da Nang City.
- Sau danh từ (bổ nghĩa danh từ). Ví dụ: The lookbook about Japanese fashion.
Bài tập về giới từ trong tiếng Anh
- My mother wakes up____4 am every day.
Đáp án: At => chỉ thời gian cụ thể nên chọn “at”.
- She is going to have an important examination ___ next Monday.
Đáp án: On => Chỉ thứ trong tuần nên dùng “on”.
- They haven’t met each other ____ years.
Đáp án: For => Chỉ khoảng thời gian dài nên dùng “for”.
- My friend has been absent from the school ____ last Tuseday.
Đáp án: Since => Chỉ một thời điểm trong quá khứ nên dùng“since”.
- He left me a letter ____ departure.
Đáp án: Before => Hành động trước khi rời đi nên dùng “before”.
- She talked to do the dishes _____ dinner.
Đáp án: After => Chỉ việc rửa bát sau khi ăn tối và “after” để chỉ mối quan hệ giữa hành động này.
- How many people were there ___ the party?
Đáp án: At => Chỉ địa điểm cụ thể nên sử dụng “at”.
- He got ____ him car and drove off.
Đáp án: In => Ô tô là không gian kín nên dùng “in”
- My dad was furious _____ the loud sound by our neighbor.
Đáp án: About => Chỉ sự tức giận vì âm thanh lớn nên dùng giới từ “about”.
- You look _____ your mother does.
Đáp án: Like => Chỉ sự tương đồng, giống nhau nên dùng “like”.
Xem thêm:
- Cách học tiếng Anh cho người mất gốc hiệu quả nhanh chóng nhất
- Động từ (verb) là gì? Các loại động từ, vị trí động từ và cách thành lập của động từ
- Tổng hợp công thức 12 thì, cách dùng và dấu hiệu nhận biết các thì Tiếng Anh
Với những thông tin về giới từ và cách dùng giới từ hy vọng bạn sẽ biết thêm được cũng như nắm vững kiến thức để không bị mắc những lỗi về giới từ trong bài làm và quá trình sử dụng tiếng Anh nhé.
Từ láy là gì? Phân biệt từ láy và từ đơn, các loại từ láy và ví dụ minh họa
Tiếng Việt được cấu tạo bởi từ đơn và từ phức. Trong đó, từ phức được chia làm 2 loại: Từ ghép và từ láy. Vậy từ láy là gì? Trong tiếng Việt có những loại từ láy nào và cách phân biệt chúng như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn.
Từ láy là gì? Khái niệm của từ láy
Từ phức được chia thành 2 loại là từ ghép và từ láy. Trong đó, từ láy là từ được cấu tạo bởi hai tiếng trở lên. Các tiếng trong từ láy có sự giống nhau về âm, vần, hoặc lặp cả âm và vần.
Trong từ láy có thể có duy nhất một tiếng có nghĩa, hoặc tất cả các tiếng đều không có nghĩa. Các tiếng/âm tiết này khi đứng cạnh nhau sẽ tạo ra một từ có nghĩa hoàn chỉnh.
Tác dụng của từ láy trong câu
Tương tự như từ đơn và từ ghép, từ láy góp phần làm phong phú thêm vốn từ ngữ của tiếng Việt. Từ các âm tiết không có nghĩa, ta có thể ghép chúng lại với nhau để tạo nên một từ hoàn chỉnh. Bản chất của từ láy chính là lặp lại âm tiết, thanh, vần. Sự lặp lại các yếu tố trong một từ nhằm mục đích nhấn mạnh hoặc làm giảm mức độ biểu đạt ý nghĩa so với từ gốc.
Ví dụ: Các từ “xanh xanh” và “xanh xao” đều là từ láy. Tuy nhiên, từ “xanh xao” lại nhấn mạnh sắc thái ý nghĩa hơn từ “xanh xanh”.
Các loại từ láy trong tiếng Việt
Từ láy được chia thành 2 loại chính: Láy toàn bộ và láy bộ phận.
Từ láy toàn bộ là từ láy có sự lặp lại của cả âm, vần và thanh (dấu).
Từ láy bộ phận được sử dụng phổ biến hơn từ láy toàn bộ. Trong đó, láy bộ phận được chia thành 2 loại nhỏ hơn là: láy âm và láy vần. Từ láy âm là những từ có sự lặp lại về các âm tiết, còn từ láy vần là những từ có sự giống nhau về phần vần.
Phân biệt từ đơn và từ láy
Để phân biệt từ đơn và từ láy vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần nhìn vào số lượng âm tiết của từ là có thể nhận biết được. Từ đơn chỉ do một âm tiết có nghĩa và đứng độc lập tạo thành. Còn từ láy bao gồm 2 âm tiết trở lên, và các âm tiết này đều có sự lặp lại về âm, vần hoặc cả âm và vần. Trong từ láy chỉ có một âm tiết có nghĩa, hoặc có thể tất cả các âm tiết đều không có nghĩa.
Ví dụ về từ láy
Sau đây là một số ví dụ về từ láy để bạn tham khảo:
- Từ láy toàn bộ: thoang thoảng, ngoan ngoãn, ào ào, xanh xanh, bừng bừng, nhan nhản…
- Từ láy bộ phận:
- Đối với láy âm: xào xạc, mênh mông, nhớ nhung, lẫy lừng, thanh thoát, sạch sẽ, sạch sành sanh, ngào ngạt, buồn bã, lo lắng, rộng rãi…
- Đối với láy vần: triền miên, bát ngát, phân vân, chênh vênh, lao xao, thâm trầm, lảm nhảm, lúng túng…
Bài tập về từ láy có đáp án
Đặt câu có từ láy
Bài tập 1: Đặt câu với các từ láy sau đây: Xanh xao, bát ngát, lạnh lùng, lo lắng.
Đáp án:
- Khuôn mặt anh ấy xanh xao vì bệnh tật.
- Cánh đồng rộng bát ngát đến tận chân trời.
- Cô ấy rất lạnh lùng với những người xung quanh.
- Bạn Nga rất lo lắng trước kỳ kiểm tra sắp tới.
Bài tập 2: Đặt câu có chứa 2 từ láy.
Đáp án: Dưới ánh nắng chói chang, những đóa hoa khoe sắc rực rỡ bên trong khu vườn.
Bài tập 3: Đặt 2 câu có từ láy âm và 1 câu có từ láy vần.
Đáp án:
- Bạn Nga luôn chăm chỉ học tập -> láy âm
- Ánh sáng lập lòe trong đêm -> láy âm
- Ngọn núi cao chót vót -> láy vần
- Bài tập 4: Đặt 2 câu có chứa từ láy toàn bộ.
Đáp án:
- Hoa nhài có hương thơm thoang thoảng và dễ chịu.
- Tòa nhà đứng sừng sững giữa lòng thành phố.
Tìm từ láy trong câu sau
Bài tập 1: Tìm từ láy trong câu sau đây: “Khuôn mặt của anh ấy lúc nào cũng nhăn nhó, khó chịu”.
- Nhăn nhó
- Khuôn mặt
- Anh ấy
- Khó chịu
Đáp án: A. Nhăn nhó
Bài tập 2: Tìm từ láy trong đoạn thơ sau:
“Đất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước”
Đáp án: vất vả
Bài tập 3: Tìm từ láy trong câu sau. Cho biết đó là loại từ láy nào?
“Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn…
Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày”
Đáp án: “nghẹn ngào” là từ láy bộ phận. “rưng rưng” là từ láy toàn bộ.
Bài tập 4: Tìm từ láy trong câu sau và cho biết tác dụng của từ láy: “Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa”.
Đáp án: Từ láy trong câu là “lận đận”. Tác dụng của từ láy: Nhấn mạnh những vất vả, cực nhọc, những trắc trở và khó khăn mà bà đã trải qua trong cuộc đời.
Xem thêm:
- Động từ là gì? Cụm động từ là gì? Cách xác định và đặt câu với động từ
- Từ đơn là gì? Phân biệt từ đơn và từ phức, phân loại từ đơn và ví dụ
- Trợ từ là gì? Thán từ là gì? Cách đặt câu với trợ từ và thán từ
Vậy là chúng ta đã tìm hiểu được từ láy là gì, cũng như tác dụng và cách phân loại từ láy trong tiếng Việt. Mỗi từ loại đều có một vai trò quan trọng như nhau, góp phần làm phong phú và tăng thêm vẻ đẹp cho ngôn ngữ tiếng Việt.
So sánh là gì? Cấu tạo, phân loại và ví dụ về phép so sánh
So sánh là một biện pháp tu từ rất phổ biến trong tiếng Việt. So sánh không chỉ được dùng trong cách hành văn mà còn được áp dụng trong giao tiếp hằng ngày. Vậy so sánh là gì? So sánh có tác dụng như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu về phép so sánh qua bài viết sau.
So sánh là gì?
Trong tiếng Việt, so sánh là một trong các biện pháp tu từ phổ biến nhất, bên cạnh phép nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, chơi chữ… Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 có đưa ra định nghĩa so sánh là biện pháp dùng để đối chiếu hai sự vật, hiện tượng… với nhau. Trong đó các sự vật, hiện tượng này mặc dù khác nhau về tính chất nhưng lại có nét tương đồng ở cùng một khía cạnh nào đấy.
Dân gian thường lưu truyền một số cách nói như: Tối như mực, Đen như gỗ mun, Nhát như thỏ đế, Chậm như sên… Đây chính là những ví dụ thực tế nhất của phép so sánh.
Tác dụng của việc so sánh
Sau khi đã hiểu được so sánh là gì, ta sẽ tìm hiểu tác dụng của việc so sánh. Phép so sánh có rất nhiều tác dụng trong câu. Trước hết, so sánh làm tăng thêm sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt. Thay vì miêu tả sự vật, sự việc,… một cách thông thường, ta có thể dùng cách nói so sánh để làm cho câu văn trở nên sinh động và hấp dẫn hơn.
Ngoài ra, so sánh còn có tác dụng nhấn mạnh, làm nổi bật ý cần diễn đạt, từ đó làm cho người đọc hoặc người nghe tập trung vào câu văn, lời nói của mình hơn. Bên cạnh đó, so sánh cũng nêu bật lên một đặc điểm, khía cạnh bất kỳ của sự vật, hiện tượng…
Bản chất của so sánh chính là đối chiếu 2 đối tượng có nét tương đồng với nhau. Do đó, phép so sánh sẽ giúp cho người nghe hoặc người đọc dễ dàng liên tưởng và hình dung ra các sự việc, sự vật, từ đó dễ nắm bắt và hiểu được ý nghĩa của câu văn.
Cấu tạo của câu so sánh
So sánh có thể được xem là biện pháp tu từ đơn giản nhất. Do đó, cấu tạo của phép so sánh cũng rất đơn giản. Một câu văn so sánh sẽ bao gồm các thành phần sau đây:
- Vế 1: Nêu tên của người hoặc sự vật, hiện tượng… được so sánh
- Vế 2: Nêu tên của đối tượng dùng để so sánh với sự vật, hiện tượng… ở vế 1
- Từ so sánh
- Từ (hoặc cụm từ) dùng để chỉ phương diện so sánh
Ví dụ: Trong câu “Mặt xanh như tàu lá”. Vế 1 là “mặt”, vế 2 là “tàu lá”, từ so sánh là “như”, từ dùng để chỉ phương diện so sánh là “xanh”.
Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp đặc biệt trong câu so sánh. Người viết hoặc người nói có thể lược bỏ bớt vế 1, từ dùng để chỉ phương diện so sánh, hoặc đảo vị trí của vế 1 và vế 2.
Ví dụ:
- Câu “Đỏ như gấc”: Lược bỏ vế 1
- Câu “Trẻ em như búp trên cành”: Lược bỏ từ dùng để chỉ phương diện so sánh
- Câu “Như chiếc đảo bốn bề chao mặt sóng / Hồn tôi vang tiếng vọng của hai miền”: Đảo từ so sánh, vế 2 lên vị trí ở đầu câu
Dấu hiệu nhận biết phép so sánh trong câu
Vậy là các bạn đã hiểu được so sánh là gì và tác dụng, cấu tạo của phép so sánh. Tiếp đến, chúng ta cần nắm được các dấu hiệu nhận biết phép so sánh trong câu:
- Trong câu văn hoặc lời nói có xuất hiện từ so sánh. Các từ so sánh thường gặp là: “như”, “giống như”, “là”, “ví như”…
Ví dụ: Câu “Quê hương là chùm khế ngọt” có sử dụng từ so sánh “là”.
- Dựa vào nội dung, ý nghĩa diễn đạt trong một câu. Nếu trong câu văn có đối tượng, so sánh nét tương đồng của 2 sự vật, hiện tượng, đối tượng… bất kỳ thì đó chính là biện pháp so sánh.
Phân loại các kiểu so sánh trong câu và ví dụ cụ thể
So sánh nhất
Khác với tiếng Anh, phép so sánh trong tiếng Việt thường chỉ có kiểu so sánh ngang bằng và so sánh hơn – kém. Vì bản chất của so sánh chính là đối chiếu điểm chung, sự tương đồng giữa hai sự vật, hiện tượng… với nhau, do đó sẽ không có phép so sánh nhất.
So sánh hơn
Ở kiểu so sánh hơn, sự vật, hiện tượng ở vế 1 có một đặc điểm, khía cạnh nào đó vượt trội hơn hẳn so với sự vật, hiện tượng ở vế 2. Cách so sánh này sẽ góp phần làm nổi bật và nhấn mạnh những đặc điểm của đối tượng được đối chiếu. Một số từ ngữ thường xuất hiện trong câu so sánh hơn là: “hơn”, “hơn hẳn”, “nhiều hơn”, “lớn hơn”…
Ví dụ:
- “Bóng bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng”
- Tiết trời mùa thu mát lạnh hơn mùa hạ
- Con đường này khúc khuỷu, quanh co hơn con đường làng
So sánh kém
Đối lập với kiểu so sánh hơn là kiểu so sánh kém. Ở phép so sánh này, các sự vật, hiện tượng ở vế 2 có đặc điểm vượt trội hơn đối tượng được so sánh ở vế 1. Kiểu so sánh kém giúp nhấn mạnh vào đặc điểm, tính chất của sự vật, sự việc, con người… dùng để so sánh trong vế 2. Bạn có thể nhận biết được phép so sánh này thông qua các từ ngữ như: “kém”, “kém hơn”, “chẳng bằng”, “không bằng”…
Ví dụ:
- Những hạt ngọc cũng không long lanh bằng những giọt sương sớm đọng lại trên lá
- “Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con”
So sánh sự vật hiện tượng
Với kiểu so sánh này, ta có thể đối chiếu các đặc điểm, trạng thái, hay tính chất… của các sự vật, hiện tượng bất kỳ với nhau, miễn là chúng có nét tương đồng. Sau đây là một số ví dụ về kiểu so sánh sự vật hiện tượng:
- “Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”
- Trời bỗng đổ mưa như trút nước
- “Mùa đông
Trời là cái tủ ướp lạnh
Mùa hè
Trời là cái bếp lò nung”
So sánh sự vật với sự vật
Đây là kiểu so sánh ta thường xuyên bắt gặp trong sách vở cũng như trong giao tiếp hằng ngày. So sánh sự vật với sự vật có phạm vi khá rộng, được dựa trên các đặc điểm, đặc trưng, khía cạnh của những sự vật có nét tương đồng với nhau.
Ví dụ:
- Mặt trời như một quả cầu lửa khổng lồ
- Tấm vải này mượt như nhung
So sánh sự vật với sự vật dựa trên những nét tương đồng về đặc điểm, tính chất… của sự vật
So sánh sự vật với con người
Đây là một kiểu so sánh khá độc đáo. Với phép so sánh này, ta sẽ dựa trên nét tương đồng, điểm chung về tính cách, phẩm chất, hay một khía cạnh nào đó ở con người để đối chiếu với đặc điểm, tính chất của sự vật. Phép so sánh này không chỉ giúp cho câu văn trở nên sinh động hơn, mà còn nhấn mạnh, làm nổi bật phẩm chất, tính cách… của một người.
Ví dụ:
- “Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần”
- “Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”
- Cậu ta nhát như thỏ đế
- “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”
Các bài tập về phép so sánh có đáp án
Bài tập 1: Điền tiếp vào chỗ trống để hoàn thành một câu so sánh:
- Đẹp như …
- Vui như …
- Nhanh như …
- Đỏ như …
- Ướt như …
- Khỏe như …
- Trắng như …
- Yếu như …
- Hiền như …
- Ngọt như …
Đáp án: Đẹp như hoa, Vui như Tết, Nhanh như sóc, Đỏ như son, Ướt như chuột lột, Khỏe như voi, Trắng như tuyết, Yếu như sên, Hiền như bụt, Ngọt như mía lùi.
Bài tập 2: Chọn từ trong ngoặc đơn để hoàn thành các câu sau:
- Những chùm hoa phượng vĩ nở đỏ rực như những … (ngọn lửa/bông hoa/ngôi sao)
- Dòng sông uốn lượn như một … (chiếc áo/con đường/dải lụa)
Đáp án: Ngọn lửa, dải lụa.
- Bài tập 3: Đặt 3 câu có sử dụng biện pháp tu từ so sánh.
Đáp án:
- Ông của em hiền như bụt
- Cô giáo như người mẹ thứ 2 của em
- Khuôn mặt anh ấy nhợt nhạt, xanh như tàu lá
Bài tập 4: Trong các câu sau đây, câu nào có sử dụng phép so sánh?
- Bạn Hoài học giỏi nhất lớp
- Chị tôi đang học bài
- Hùng khỏe hơn Minh
- Mùa hè, hoa phượng nở đỏ rực trên khắp các con đường
Đáp án: C. Hùng khỏe hơn Minh
Bài tập 5: Chỉ ra từ so sánh trong các câu dưới đây:
a/ Trăng khuya sáng hơn đèn
b/ Chị giống như người bạn thứ 2 của em
c/ Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời
d/ Ông là buổi trời chiều
Cháu là ngày rạng sáng
Đáp án: a/ hơn; b/ giống như; c/ là; d/ là.
Bài tập 6: Tìm các sự vật được so sánh với nhau trong câu thơ sau:
a/ Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao
Đêm hè, hoa nở cùng sao
Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh
b/ Nước Vân Đình vừa trong vừa mát
Đường Vân Đình giống tựa bàn cờ
Đẹp hơn phường phố kinh đô
Đẹp như một bức họa đồ trong tranh
c/ Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
d/ Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông
Đáp án:
a/ Quả dừa được so sánh với đàn lợn con. Tàu dừa được so sánh với chiếc lược.
b/ Đường Vân Đình được so sánh với bàn cờ, phường phố kinh đô, bức họa đồ.
c/ Non xanh nước biếc được so sánh với tranh họa đồ.
d/ Quê hương được so sánh với con diều biếc, con đò nhỏ.
Xem thêm:
- Từ đơn là gì? Phân biệt từ đơn và từ phức, phân loại từ đơn và ví dụ
- Khoa học tự nhiên là gì? Gồm những môn nào? Cấu trúc và vai trò của môn khoa học tự nhiên
- Tự học là gì? Ý nghĩa, biểu hiện và cách tự học hiệu quả nhất
Hy vọng qua bài viết trên, các bạn đã hiểu được so sánh là gì, cũng như cấu tạo và cách phân loại, nhận biết các kiểu so sánh thường gặp. Đừng quên tìm hiểu về các biện pháp tu từ khác để hiểu rõ hơn về ngôn ngữ tiếng Việt các bạn nhé!
Từ đơn là gì? Phân biệt từ đơn và từ phức, phân loại từ đơn và ví dụ
Trong cấu tạo của tiếng Việt có rất nhiều loại từ khác nhau. Một trong số đó là từ đơn. Vậy từ đơn là gì và có tác dụng nào trong câu? Làm thế nào để phân biệt từ đơn và từ phức? Từ đơn được chia thành những loại nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc của các bạn.
Từ đơn là gì? Khái niệm của từ đơn
Hiểu một cách đơn giản, từ đơn chính là từ chỉ có một âm tiết, hoặc một tiếng cấu tạo thành. Trong đó, âm tiết/tiếng tạo nên từ đơn phải có nghĩa cụ thể khi đứng độc lập, riêng lẻ.
Ví dụ: Các từ “nhà”, “xe”, “cây”, “mắt”, “bàn”, “ghế”, “núi”, “rừng”, “mây”, “nước”, “học”, “ngủ”… chính là từ đơn. Vì các từ này chỉ do một âm tiết tạo thành, và các âm tiết này đều có nghĩa khi đứng độc lập.
Tác dụng của từ đơn trong câu
Trong tiếng Việt, mỗi từ loại đều có một vai trò quan trọng như nhau. Từ đơn tuy có cấu tạo đơn giản nhất, nhưng lại góp phần làm phong phú thêm vốn từ ngữ của tiếng Việt. Với từ đơn, ta có thể dễ dàng biểu thị lời nói, suy nghĩ, ám chỉ các sự vật, hiện tượng xung quanh,… chỉ bằng một âm tiết duy nhất, mà vẫn đảm bảo người nghe có thể hiểu được ý nghĩa của từ.
Bên cạnh đó, từ đơn còn góp phần cấu tạo nên những từ ngữ phức tạp hơn, như từ ghép, từ láy, cụm từ,… Chỉ từ một âm tiết có nghĩa, đứng độc lập và đơn lẻ, ta có thể ghép các âm tiết lại với nhau để tạo nên những từ ngữ dài hơn và phức tạp hơn, như: “mưa bão”, “bàn ghế”, “yêu thương”, “nhà cửa”, “núi rừng”…
Các loại từ đơn trong tiếng Việt
Trong tiếng Việt, từ đơn được chia thành 2 loại, là từ đơn đơn âm tiết và từ đơn đa âm tiết.
Từ đơn đơn âm tiết là những từ chỉ do một tiếng, hay một âm tiết có nghĩa tạo thành. Đây là loại từ đơn giản nhất, từ cấu tạo cho đến ý nghĩa của từ. Ta có thể dễ dàng bắt gặp những từ đơn đơn âm tiết như: “ngày, “tháng”, “nhớ”, “yêu”, “đi”, “ăn”, “ngồi”, “học”, “chơi”…
Đối lập với từ đơn đơn âm tiết, từ đơn đa âm tiết là từ do hai âm tiết cấu tạo thành. Một số từ ngữ nước ngoài khi phiên âm sang tiếng Việt có thể có thêm dấu – để ngăn cách giữa các âm tiết. Ví dụ như: ti-vi, cafe,…
Ngoài ra, từ đơn đa âm tiết còn được cấu tạo bởi 2 âm tiết không có nghĩa ghép lại với nhau. Ví dụ như: bồ kết, chôm chôm… Tuy nhiên, trong phạm vi Tiểu học, các từ đơn đa âm tiết sẽ không được giảng dạy, nên những từ có 2 âm tiết trở lên sẽ tạm thời được xếp vào từ ghép hoặc từ láy.
Phân biệt từ đơn và từ ghép
Sau khi đã hiểu rõ từ đơn là gì, chúng ta cùng tìm hiểu cách phân biệt giữa từ đơn và từ phức. Để nhận biệt 2 loại từ này vô cùng đơn giản. Ta chỉ cần nhìn vào số lượng tiếng cấu tạo thành một từ hoàn chỉnh. Nếu từ chỉ có một tiếng duy nhất thì đó chính là từ đơn. Ngược lại, nếu từ có hai tiếng trở lên thì đó chính là từ phức.
Trong từ phức thì sẽ phân chia thành 2 loại khác nhau là từ ghép và từ láy. Các từ này đều có số lượng âm tiết nhiều hơn từ đơn, và các âm tiết này phải đi liền với nhau thì mới tạo ra nghĩa hoàn chỉnh của từ.
Ví dụ về từ đơn
Trong tiếng Việt, từ đơn vô cùng phong phú và đa dạng. Dưới đây là một số ví dụ cụ thể về từ đơn:
- Từ đơn chỉ sự vật, hiện tượng: Nhà, cửa, xe, phố, hoa, lá, cây, bàn, ghế, sách, vở, bút, đất, nước…
- Từ đơn chỉ người: Ông, bà, bố, mẹ, anh, chị…
- Từ đơn chỉ hoạt động: Đi, đứng, ăn, ngồi, học, chơi, hát, viết…
- Từ đơn chỉ cảm xúc, trạng thái: Buồn, vui, yêu, thương, mệt, sợ, chán…
Bài tập về từ đơn có đáp án
Sau đây là một số bài tập về từ đơn kèm đáp án để các bạn tham khảo:
- Bài tập 1:
Nhận biết từ đơn trong các từ ngữ sau đây: Tôi, ăn uống, đi, ăn năn, đẹp, hoa, và, xinh xắn, một, những, vẫn, sợ sệt, sợ hãi, xinh đẹp, rung lắc.
Đáp án: Tôi, đi, đẹp, hoa, và, một, những, vẫn.
- Bài tập 2:
Tìm các từ đơn trong câu sau: Nhờ / bạn / giúp đỡ /, lại / có / chí / học hành /, nhiều / năm / liền /, Hạnh / là / học sinh / tiên tiến /
Đáp án: Nhờ, bạn, lại, có, chí, nhiều, năm, liền, Hạnh, là.
- Bài tập 3:
Tìm các từ đơn có trong đoạn văn ngắn sau đây: “Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Cứ chốc chốc, tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa hai chân lên vuốt râu”.
Đáp án: Bởi, tôi, và, nên, lắm, cứ, lại, và, đưa, hai, chân, lên.
- Bài tập 4:
Tìm từ đơn trong đoạn thơ sau đây:
“Chỉ còn truyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình
Rất công bằng, rất thông minh
Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang”
Đáp án: Chỉ, còn, cho, tôi, của, mình, rất, vừa, lại.
- Bài tập 5:
Trong các từ dưới đây, từ nào là từ đơn?
- Sách vở
- Vui
- Yêu thương
- Xanh tươi
Đáp án: B. Vui
- Bài tập 6:
Liệt kê các từ đơn có trong câu sau: “Quân là một học sinh chăm chỉ nên có thành tích học tập xuất sắc nhất lớp”.
Đáp án: Quân, là, một, nên, có, nhất, lớp.
- Bài tập 7:
Tìm từ đơn trong câu dưới đây: “Nhờ trời mưa mà không khí mát mẻ hơn”.
Đáp án: Nhờ, trời, mưa, mà, hơn.
- Bài tập 8:
Tìm 3 từ đơn và đặt câu với mỗi từ.
Đáp án (tham khảo): Đặt câu với 3 từ đơn: “nhớ”, “sách”, “học”.
-
- Hương rất nhớ bố mẹ.
- Sách là đồ dùng học tập em yêu thích nhất.
- Học là nghĩa vụ của mỗi học sinh.
Xem thêm:
- Động từ là gì? Cụm động từ là gì? Cách xác định và đặt câu với động từ
- Tinh thần tự học là gì? TOP 10+ đoạn văn nghị luận về tinh thần tự học hay nhất
- Tính từ là gì? Các loại tính từ và cách đặt câu với tính từ trong Tiếng Việt lớp 4
Vậy là chúng ta đã tìm hiểu từ đơn là gì, cũng như cách phân biệt từ đơn với từ phức. Để nắm rõ hơn về cấu tạo và cách phân loại từ, bạn có thể tham khảo một số bài tập ôn luyện như ở trên.
Nghiên cứu khoa học là gì? Các phương pháp nghiên cứu khoa học
Phương pháp nghiên cứu chính là một yếu tố rất quan trọng, nó có thể ảnh hưởng đến chất lượng của cả bài nghiên cứu khoa học. Nếu không có những phương pháp nghiên cứu phù hợp thì kết quả sẽ rất khó thành công bởi nó liên quan đến nghiên cứu đối tượng. Bài viết này Bamboo sẽ giúp bạn trả lời nghiên cứu khoa học là gì cũng như tổng hợp những phương pháp nghiên cứu khoa học nhé!
Nghiên cứu khoa học là gì?
Nghiên cứu khoa học chính là quá trình áp dụng linh hoạt những phương pháp nghiên cứu từ những người nghiên cứu có trình độ chuyên môn cao mục đích để tìm kiếm những tri thức mới, những ứng dụng kỹ thuật bổ ích hay những mô hình có ý nghĩa trong đời sống thực tế.
Hay nói cách khác, nghiên cứu khoa học là quá trình tổng hợp lại những phương pháp phù hợp, tìm ra những định luật, khái niệm và những tri thức mới…Những sản phẩm này đã được nghiên cứu từ những số liệu và tài liệu.
Các phương pháp nghiên cứu khoa học
Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu là một phương pháp rất cần thiết trong nghiên cứu khoa học. Mục đích của việc thu thập dữ liệu chính là làm cơ sở để chứng minh những giải thiết mà vấn đề của nghiên cứu đưa ra.
Phân loại phương pháp thu thập số liệu như sau:
- Thu thập thông tin, số liệu từ những tài liệu tham khảo.
- Thu thập số liệu từ những kết quả thí nghiệm như kết quả lâm sàng, cận lâm sàng,…
- Thu thập số liệu phi thực nghiệm như phỏng vấn, bảng điều tra, thảo luận,…
Những yếu tố quyết định phương pháp thu thập số liệu:
- Mục tiêu nghiên cứu và những chỉ số sẽ quyết định các chỉ số cần thu thập.
- Những đối tượng cần được nghiên cứu.
- Những loại hình nghiên cứu như định tính, phối hợp, định lượng, mô tả, phân tích,…
- Nguồn thông tin thu thập có thể khảo sát hoặc có sẵn, điều tra.
Phương pháp thực nghiệm
Phương pháp thực nghiệm là phương pháp thu nhập được thực hiện qua những quan sát trong điều kiện gây biến đổi đối tượng khảo sát và môi trường xung quanh có chủ định. Việc này có thể là người thực hiện sẽ chủ động tiếp cận đối tượng để can thiệp để điều hướng chúng theo mong muốn của mình.
Phương pháp thực nghiệm được sử dụng rất nhiều trong nghiên cứu tự nhiên, y học, kỹ thuật và xã hội.
Phương pháp thực nghiệm được phân loại như sau:
1. Theo địa điểm thực nghiệm:
- Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm: người thực hiện chủ động tạo dựng mô hình thực nghiệm và làm chủ tham số.
- Thực nghiệm tại hiện trường: người thực hiện tiếp cận những điều kiện hoàn toàn thực nhưng bị giới hạn về khả năng khống chế tham số và điều kiện nghiên cứu.
- Thực nghiệm quần thể xã hội: được thực hiện trên một cộng đồng cũng như những điều kiện sống của họ. Người nghiên cứu sẽ làm tác động đến những yếu tố cần được kiểm chứng cũng như thay đổi sinh hoạt của họ
2. Theo mục đích quan sát:
- Thực nghiệm thăm dò: sử dụng để nhận biết các vấn đề và dựng lên giải thuyết.
- Thực nghiệm kiểm tra: tiến hành kiểm tra các giả thuyết.
- Thực nghiệm song hành: quá trình này được tiến hành trên những đối tượng khác nhau để kết luận những ảnh hưởng của thực nghiệm trên từng đối tượng.
- Thực nghiệm đối nghịch: dựa trên hai đối tượng giống nhau với các điều kiện trái khác nhau.
- Thực nghiệm so sánh (đối chứng): thực hiện trên 2 đối tượng hoàn toàn khác nhau, sau đó sẽ chọn một đối tượng để làm đối chứng.
3. Phương pháp cứu khoa học về định tính
- Đây là phương pháp thu thập thông tin và dữ liệu ở dạng “phi số” để có được các thông tin chi tiết về một đối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu định tính thường sử dụng trong trường hợp mẫu nghiên cứu nhỏ, có tính tập trung.
- Phương pháp nghiên cứu định tính giúp cho người thực hiện hiểu rõ hơn về hành vi của con người và tổng quan lý do tác động đến sự ảnh hưởng này. Các thông tin được thu thập từ phỏng vấn, quan sát trực tiếp hay thảo luận nhóm tập trung với câu hỏi mở.
Các phương pháp nghiên cứu định tính có thể kể đến như:
- Phỏng vấn.
- Thảo luận nhóm.
- Nghiên cứu tình huống có thể xảy ra.
4. Phương pháp nghiên cứu khoa học về định lượng
- Đây là phương pháp thu thập, phân tích thông tin dựa trên cơ sở các số liệu thu được từ thị trường. Mục đích của nghiên cứu định lượng nhằm đưa ra kết luận thị trường thông qua việc sử dụng phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
- Trong khoa học xã hội, phương pháp nghiên cứu định lượng thường ứng dụng trong tâm lý học, kinh tế học, xã hội học, tiếp thị, y tế,.. nghiên cứu về thái độ, ý kiến, hành vi của con người.
Tổng hợp các đề tài nghiên cứu khoa học
Tổng hợp các đề tài nghiên cứu khoa học
- Chăm sóc, giáo dục trẻ em ở tỉnh Lạng Sơn.
- Những khó khăn của giáo viên khi dạy dân ca cho trẻ em mầm non.
- Tìm cách để áp dụng cho bộ sách giáo khoa Tiếng Việt và văn học bậc cải cách giáo dục trên địa bàn của các tỉnh phía Nam.
Đề tài nghiên cứu khoa học y khoa
- Tìm hiểu tình trạng thiếu máu ở bệnh nhân suy thận mạn tại bệnh viện đại học Y Hà Nội.
- Nguy cơ nhiễm xạ của sinh viên hình ảnh khi đi lâm sàng tại các cơ sở y tế địa bàn TP Đà Nẵng năm 2020.
Đề tài nghiên cứu khoa học kinh tế
- Phân tích mối quan hệ của thương mại của Việt Nam và các nước ASEAN sau khi tham gia hiệp định AFTA
- Xem xét ảnh hưởng của rác thải biển đến hoạt động khai thác thủy sản Việt Nam – Từ thực tiễn để đề xuất các chính sách quản lý trong tương lai.
- Cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp trong nước khi Việt Nam gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN
Đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục tiểu học
- Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tiếp thu kiến thức môn tiếng việt giáo dục tiểu học.
- Đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục: Tư duy ngôn ngữ học sinh tiểu học.
- Đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục tiểu học môn tiếng việt: Nghiên cứu hoàn thiện nâng cấp chương trình tiếng việt lớp 4 trường ABC.
Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên
- Khai thác loại hình “du lịch chậm” nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch của người cao tuổi sống tại Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
- Nghiên cứu những tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến vấn đề cơ hội việc làm của thanh niên nông thôn (Điển cứu trường hợp xã Ka Đô – huyện Đơn Dương – tỉnh Lâm Đồng).
- Nghiên cứu về ý thức, thái độ của người dân trong việc phòng chống dịch covid19
Đề tài nghiên cứu khoa học về covid-19
- Nghiên cứu kit test covid 19 an toàn cho người dân.
- Tìm hiểu về vấn đề của dịch bệnh Covid 19.
- Đưa ra những biện pháp phòng tránh dịch covid 19.
Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụngĐề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học âm nhạc ở trường THCS A.
- Nâng cao chất lượng dạy học môn sinh học 9 thông qua đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS A.
- Sử dụng công nghệ thông tin như thế nào trong tiết tự chọn môn Ngữ văn để nâng cao hiệu quả dạy học.
Đề tài nghiên cứu khoa học bảo vệ môi trường
- Khảo sát tiềm năng tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường trong quy trình chế biến tinh bột khoai mì trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- Đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn phục vụ phát triển bền vững
- Phân tích và đánh giá tình trạng của nguồn thải và phân vùng xả nước thải vào các sông chính trên địa bàn tỉnh Long An
Đề tài nghiên cứu khoa học bạo hành trẻ em
- Tìm hiểu vấn đề cha dượng bạo hành con riêng của vợ ở Thái Nguyên
- Đưa ra phương pháp phòng chống bạo hành ở trẻ em.
Đề tài nghiên cứu khoa học báo chí
- Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung ương tại Việt Nam
- Đổi mới phương thức đào tạo biên tập viên báo chí ở Việt Nam hiện nay
- Quy trình sản xuất sản phẩm báo chí đối ngoại ở Việt Nam hiện nay
Đề cương nghiên cứu khoa học
Đề cương nghiên cứu khoa học được thực hiện như sau:
[su_button url=”https://drive.google.com/file/d/1vmRdQOOpT20ctGL-FLJAkfr4Iw9bfEfO/view?usp=sharing” target=”blank” background=”#a0e54e” color=”#ffffff” size=”6″]TẢI ĐỀ CƯƠNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC[/su_button]
Xem thêm:
- Bạo lực học đường là gì? Thực trạng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục bạo lực học đường
- Mục đích học tập của học sinh là gì? Ý nghĩa và tầm quan trọng của việc xác định mục đích học tập
- Học sinh cá biệt là gì? Nguyên nhân, tâm lý và cách giáo dục học sinh cá biệt hiệu quả
Vậy là qua bài viết trên bạn đã hiểu nghiên cứu khoa học là gì cũng như những đề tài nghiên cứu khoa học. Hy vọng qua bài viết này có thể giúp ích cho bạn trong quá trình lựa chọn đề tài để nghiên cứu khoa học.
Khoa học tự nhiên là gì? Gồm những môn nào? Cấu trúc và vai trò của môn khoa học tự nhiên
Hiện nay các môn học được Bộ Giáo dục chia làm 2 ban chính: Khối Khoa học xã hội & Khối Khoa học tự nhiên. Môn tự nhiên được dạy ở cấp trung học cơ sở, những môn này tạo tiền đề giúp học sinh phát triển năng lực, bổ sung kiến thức, kĩ năng nền tảng và phương pháp học tập để tiếp tục học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống thực tiễn. Vậy Khối tự nhiên gồm những môn nào? Học khối này tương lai làm nghề gì? Câu trả lời có trong bài viết sau đây nhé!
Khối khoa học tự nhiên là gì?
Khối tự nhiên bao gồm các môn khoa học nghiên cứu hướng đến mục đích nhận thức, mô tả, giải thích và dự đoán về các hiện tượng và quy luật tự nhiên, dựa trên những tài liệu đã được kiểm chứng.
Hay nói cách khác khoa học tự nhiên là môn học được xây dựng và phát triển trên nền tảng của Hóa Học, Vật lý, Sinh học và Khoa học Trái Đất,… Đồng thời, với sự tiến bộ của nhiều ngành khoa học khác liên quan như Tin học, Toán học,… cũng góp phần giúp cho Khoa học tự nhiên ngày càng phát triển. Với Khoa học tự nhiên thường nghiên cứu những đối tượng như: hiện tượng, sự vật, quá trình, quy luật của thế giới tự nhiên.
Vai trò của môn khoa học tự nhiên
Khoa học tự nhiên có vai trò rất quan trọng đối với học sinh lẫn giáo viên, trong đó thực nghiệm và tìm hiểu là hình thức dạy học đặc trưng của môn học này. Từ đó, năng lực khám phá, tìm tòi được phát triển một cách rõ rệt. Ngoài ra, những kiến thức của khoa học tự nhiên rất gần gũi với cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, đây cũng là điều kiện để học sinh có thể tìm tòi, học hỏi, trải nghiệm, nâng cao nhận thức cũng như khả năng vận dụng kiến thức khoa học vào đời sống.
Khoa học tự nhiên ngày càng phát triển, do đó để đáp ứng nhu cầu của xã hội đòi hỏi giáo dục phổ thông luôn cập nhật những thành tựu mới, những tiến bộ của ngành công nghệ và kỹ thuật.
Có thể nói, Khoa học tự nhiên là môn học vô cùng quan trọng đối với học sinh, bởi nó là nền tảng trong việc hình thành và phát triển thế giới quan khoa học của học sinh cấp trung học cơ sở, đồng thời nó còn góp phần cung cấp nguồn nhân lực trẻ cho đất nước.
Cấu trúc của môn khoa học tự nhiên
Môn Khoa học tự nhiên được dạy ở trung học cơ sở là môn học bắt buộc, giúp học sinh phát triển các phẩm chất, năng lực, kỹ năng nền tảng và kiến thức để làm cơ sở tiếp tục học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia vào đời sống.
Chương trình môn Khoa học Tự nhiên của lớp 6, 7, 8, 9 có 3 phần tương ứng với kiến thức thuộc lĩnh vực Vật lý, Sinh học, Hoá học như sau:
- Lớp 6: Hoá học (20%) – Vật lý (32%) – Sinh học (38%)
- Lớp 7: Hoá học (24%) – Vật lý (28%) – Sinh học (38%)
- Lớp 8: Hoá học (31%) – Vật lý (28%) – Sinh học (31%)
- Lớp 9: Hoá học (31%) – Vật lý (30%) – Sinh học (29%)
Khối khoa học tự nhiên gồm những môn gì?
Theo Bộ giáo dục thì khối khoa học tự nhiên gồm những môn mang tính chất suy luận về các hiện tượng tự nhiên dựa trên những thực nghiệm được kiểm chứng, đó là các môn như: Vật lý, Sinh học, Hóa học.
Môn KHTN hình thành và phát triển ở học sinh năng lực KHTN, bao gồm các thành phần: nhận thức khoa học tự nhiên; tìm hiểu tự nhiên; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học. Môn KHTN góp phần giúp học sinh trở thành những công dân có trách nhiệm, cần cù, văn hoá, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới.
Khối khoa học tự nhiên gồm những ngành nào?
Nhóm ngành Kinh tế – Ngân hàng – Luật
Nhóm ngành này đều có thể xét tuyển qua tổ hợp các môn tự nhiên. Một số ngành tiêu biểu như: Kế toán, Kinh tế, Marketing, Quản trị Kinh doanh, Tài chính Ngân hàng.
Nhóm ngành Nghệ thuật
Nhóm ngành không có môn tự nhiên nào dùng để tuyển sinh vì không phải thuộc nhóm ngành khoa học, kỹ thuật.
Nhóm ngành Truyền thông – Báo chí
Không có tổ hợp tự nhiên xét tuyển ngành này mà nó thường sẽ được kết hợp giữa 2 môn xã hội và một môn tự nhiên. Một số ngành điển hình như: Quan hệ Quốc tế, Ngôn ngữ Anh, Quan hệ Công chúng, Ngôn ngữ học, Tâm lý học, Báo chí.
Nhóm ngành Văn hóa – Ngoại ngữ
Đa phần các ngành của nhóm này không phải là tổ hợp tự nhiên mà chủ yếu là khối D và khối C.
Nhóm các trường Kỹ thuật
Nhóm ngành này hoàn toàn xét tuyển 100% tổ hợp tự nhiên. Một số ngành tiêu biểu như: Công nghệ cơ khí ô tô, cơ khí, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và thực phẩm.
Nhóm ngành Giao thông
Nhóm ngành này có nhiều tổ hợp xét tuyển các môn tự nhiên. Nhóm ngành này được đào tạo tại những trường như Đại học giao thông vận tải,…
Nhóm ngành Xây dựng
Nhóm ngành này có nhiều tổ hợp xét tuyển các môn tự nhiên và thêm một môn năng khiếu. Nhóm ngành này được đào tạo tại những Trường Đại học Xây dựng và nhiều trường đại học liên quan khác.
Nhóm ngành Kiến trúc
Nhóm ngành này, học sinh ngoài xét tuyển những môn tự nhiên còn phải thi thêm các môn năng khiếu như Vẽ.
Nhóm ngành Khoa học tự nhiên – Kỹ thuật công nghệ
Nhóm ngành này chắc chắn xét tuyển những môn tự nhiên. Những nhóm ngành tiêu biểu như: Kỹ thuật phần mềm, Kỹ thuật máy tính, Khoa học máy tính, Mạng máy tính & Truyền thông.
Nhóm ngành Cơ bản – Sư phạm – Sư phạm Kỹ thuật
Đối với nhóm ngành Sư phạm, những môn tự nhiên nào thì sẽ xét tuyển những môn đó ví dụ như: Sư phạm Hóa học, Sự phạm Tin học, Toán ứng dụng, Sư phạm Toán học.
Nhóm ngành Y dược – Nông lâm – Thú y
Đa số các ngành Y dược hay Thú y sẽ xét tuyển các tổ hợp môn khối B. Tuy nhiên, với nhóm ngành Nông lâm thì có thể xét tuyển qua các tổ hợp môn khối A. Một số ngành tiêu biểu như: Chăn nuôi, Công nghệ sinh học, Bảo vệ thực vật, Quản lý tài nguyên & môi trường, Sư phạm.
Nhóm ngành các Trường Đại học địa phương
Các trường đại học địa phương như: Trường Đại học Tây Nguyên, Trường Đại học Cần Thơ, Trường Đại học Đà Lạt,… đều có các ngành đào tạo tổ hợp các môn tự nhiên, và các môn khối A.
Có nên học khối khoa học tự nhiên hay không?
Dù khối khoa học tự nhiên hay khoa học xã hội thì mỗi ban đều có tính chất, đặc điểm riêng. Vì vậy mỗi học sinh cần xác định mình thích gì, thế mạnh môn gì, khả năng cũng như tương lai bạn muốn trở thành người như thế nào.
Nếu bạn muốn học các môn tự nhiên thì bạn phải đảm bảo mình có những yếu tố sau:
- Tư duy tốt
- Mang tính lý trí
- Thích những môn tính toán, kỹ thuật.
- Thích phân tích, lên kế hoạch, chiến lược.
Còn nếu bạn theo khối xã hội bạn cũng cần có những yếu tố:
- Thiên về tình cảm, cảm xúc.
- Thích những môn như ngôn ngữ, lịch sử, văn chương, vẽ tranh,…
- Bạn có tính nghệ thuật.
Xem thêm:
- Tốt nghiệp trung học phổ thông là gì? Gồm những môn nào? Bao nhiêu điểm là đậu?
- Mục đích học tập của học sinh là gì? Ý nghĩa và tầm quan trọng của việc xác định mục đích học tập
- Phương tiện dạy học là gì? Vai trò và nguyên tắc sử dụng phương tiện dạy học
Dù bạn học khối khoa học tự nhiên hay xã hội thì cũng có thể thành công nếu bạn nhận ra sở thích, đam mê và mong muốn mình trở thành người như thế nào! Chúc bạn thành công.
10 cách học giỏi toán hiệu quả nhất cho người mất gốc
Học toán có khó không? Cách học giỏi toán sao cho hiệu quả nhất? Làm thế nào để học toán bớt khô khan?… Đó cũng là câu hỏi chung của rất nhiều bạn học sinh. Môn toán sẽ trở nên thú vị hơn rất nhiều nếu chúng ta biết áp dụng phương pháp học phù hợp. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm ra cách học giỏi toán sao cho mang lại hiệu quả cao.
Môn toán có khó không? Có quan trọng không?
Mỗi môn học đều có một cái khó riêng, môn toán cũng không ngoại lệ. Bất cứ ai cũng phải học từ cơ bản đến nâng cao. Nếu cho rằng, môn toán hoàn toàn khô khan và khó nhằn thì cũng chưa hẳn là đúng. Điều quan trọng là bạn cần phải tìm ra cách học phù hợp, để biến cái khó của môn toán trở nên thú vị và đơn giản hơn.
Ta không thể phủ nhận tầm quan trọng của môn toán trong chương trình giảng dạy của từng cấp học. Cùng với ngữ văn và tiếng anh, môn toán là một trong 3 môn học chính và bắt buộc trong các kỳ thi. Khi lên đại học, các bạn trẻ còn được học môn toán ở bậc cao hơn như giải tích, xác suất thống kê, toán cao cấp. Có thể thấy, môn toán được ứng dụng rất nhiều ở một số ngành học khác cũng như được áp dụng vào các lĩnh vực trong đời sống.
10 Cách học giỏi toán hiệu quả cho những người mất gốc
Nắm vững lý thuyết, định nghĩa về các dạng toán
Phương pháp đầu tiên trong cách học giỏi toán, đó chính là bạn phải nắm vững kiến thức, lý thuyết nền tảng. Bất cứ môn học nào cũng đi từ cơ bản đến nâng cao. Bạn chỉ có thể giải được các bài toán khó, học toán tốt hơn nếu bạn nắm chắc những cái cơ bản, vận dụng thành thạo kiến thức đã được giảng dạy trên lớp.
Mỗi dạng toán sẽ có những cách giải riêng. Chỉ khi bạn hiểu rõ về từng dạng toán thì mới có thể tìm ra lời giải chính xác của bài toán. Đồng thời, từ kiến thức căn bản, bạn cũng có thể tự liên hệ và vận dụng nó để làm những bài tập phức tạp hơn.
Giải nhiều dạng toán khác nhau
Sau khi đã nắm vững lý thuyết, bạn hãy bắt tay vào việc thực hành. Đây là một trong những bước quan trọng nhất để bạn học giỏi toán. Càng làm nhiều bài tập, bạn sẽ càng tiếp xúc được nhiều dạng đề khác nhau, từ đó áp dụng được nhiều cách giải khác nhau. Giải nhiều dạng toán không chỉ giúp bạn ghi nhớ lý thuyết sâu hơn, mà qua đó, bạn cũng có thể tự đúc kết, rút ra những kiến thức mới cho bản thân.
Hiểu rõ bản chất bài toán, dạng toán đó
Để học giỏi toán, bạn cần phải hiểu rõ, nắm kỹ bản chất của từng bài toán, dạng đề. Mặc dù đây là một bước quan trọng nhưng rất nhiều người thường bỏ qua nó. Khi làm bài, bạn luôn phải đọc kỹ các dữ liệu và yêu cầu của bài toán để tránh làm lạc đề. Việc hiểu rõ bản chất của một bài toán sẽ giúp bạn định hướng được lời giải sao cho đúng trọng tâm nhất, tránh tình trạng bị “rối” trước những thông tin mà đề bài đưa ra.
Giải chậm từng bước một
Khi giải một bài toán, bạn không cần phải làm một cách gấp gáp hay vội vàng. Bạn nên giải chậm từng bước một. Điều này sẽ giúp bạn kiểm tra kỹ các thông tin trong đề bài, vạch ra được lời giải chính xác nhất, đồng thời tránh được tình trạng làm lạc đề, hoặc đưa ra đáp án sai. Việc giải toán chậm từng bước một còn tập cho bạn tính cẩn thận và tỉ mỉ, không sơ suất, không chủ quan khi làm bài.
Hỏi giáo viên những phần không hiểu
Khi học toán, bạn nên tập thói quen trao đổi với giáo viên của mình. Đối với những kiến thức chưa hiểu hay chưa nắm rõ, bạn cần mạnh dạn hỏi lại thầy cô để được hướng dẫn chi tiết hơn. Trong quá trình làm bài, nếu gặp một bài toán khó, hoặc còn nhiều thắc mắc thì bạn nên gặp trực tiếp thầy cô để hỏi. Thầy cô sẽ đưa ra cho bạn những lời khuyên hữu ích và định hướng cách giải để giúp bạn cải thiện hiệu quả học toán.
Nghiêm túc học tập
Dù là học toán hay bất kỳ môn học nào đi chăng nữa, thái độ nghiêm túc cũng là yếu tố tiên quyết hàng đầu. Bạn không thể giỏi toán nếu lúc nào cũng lười biếng, chán nản, không cố gắng học tập. Môn toán đòi hỏi người học phải thường xuyên tiếp xúc với các con số, lời giải. Do đó, nếu bạn lơ là học tập, bạn rất dễ bị mất gốc môn toán.
Học toán không phải lúc nào cũng khó. Nếu bạn chăm chỉ và cố gắng mỗi ngày, luôn kiên trì và nghiêm túc học tập thì thành tích học toán sẽ được cải thiện rất nhiều.
Học nhóm cùng bạn bè
Ngoài việc tự học, chăm chú nghe giảng trên lớp, học từ thầy cô, thì bạn cũng có thể học nhóm cùng bạn bè. Đây là một phương pháp học rất hiệu quả. Nếu bạn học toán không tốt thì khi học nhóm, những người khác có thể hướng dẫn và hỗ trợ thêm cho bạn. Ngược lại, nếu bạn đã học giỏi toán, bạn cũng có thể giúp đỡ những bạn có thành tích kém hơn mình. Học nhóm sẽ giúp bạn ghi nhớ kiến thức nhanh hơn và dễ dàng hơn rất nhiều.
Có quyết tâm mục tiêu rõ ràng
Cách học giỏi toán mà bạn không thể bỏ qua đó chính là xác lập mục tiêu rõ ràng. Ví dụ trong một kỳ thi, bạn hãy xác định điểm số mà mình mong muốn đạt được. Đây chính là mục tiêu trước mắt mà bạn phải hoàn thành. Khi đã có mục tiêu rõ ràng, bạn sẽ có định hướng để học và ôn tập kiến thức. Xây dựng mục tiêu còn giúp bạn có động lực để học toán, từ đó sẽ quyết tâm chinh phục môn học này.
Phải sáng tạo, tạo niềm đam mê với môn toán
Nhiều người thường nói: Học toán khô khan và nhàm chán. Đó là vì họ chưa tìm ra cách học đúng đắn. Thay vì phải mất hàng giờ đồng hồ để giải một bài toán khó, bạn nên phân chia thời gian cụ thể để học bài. Có thể áp dụng phương pháp Pomodoro (học 25 phút – nghỉ ngơi 5 phút, hoặc học 50 phút – nghỉ ngơi 10 phút) trong quá trình ôn tập.
Những lúc căng thẳng và mệt mỏi, hãy cho mình thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn bằng cách nghe một bài hát, hoặc chơi game về môn toán để giúp bạn ôn tập lại kiến thức đã được học. Việc thay đổi không gian học tập, đổi mới cách học sẽ giúp bạn tạo được động lực và đam mê học toán.
Tự giác trong học tập
Một cách học giỏi toán mà bạn không thể bỏ qua đó chính là xây dựng ý thức tự giác trong học tập. Cách này tuy đơn giản nhưng không phải ai cũng thực hiện được. Ngoài những giờ học trên lớp, bạn nên rèn cho mình thói quen tự học, tự kiểm tra lại bài cũ và chuẩn bị bài mới cho hôm sau. Những ngày cận kề thi cử, bạn cần tự giác ôn bài mà không cần đợi thầy cô, bố mẹ nhắc nhở.
Nếu duy trì ý thức tự giác học tập mỗi ngày, chắc chắn thành tích học toán của bạn sẽ được cải thiện đáng kể, bạn cũng sẽ không còn chán ghét môn toán nữa. Cách học này cũng áp dụng với các môn học khác.
Những phần mềm học toán hiệu quả cho các lớp
Hiện nay, có rất nhiều ứng dụng, phần mềm học tập giúp học sinh, sinh viên cải thiện thành tích học toán của mình. Để việc học toán trở nên thú vị và mới mẻ hơn, bạn có thể tải các phần mềm này về để sử dụng. Chắc chắn nó sẽ tạo cho bạn động lực và hứng thú đối với môn toán.
Maths Solver
Đúng như tên gọi của mình, Maths Solver là ứng dụng giải các bài toán từ cơ bản đến nâng cao ngay trên điện thoại. Ứng dụng này có thể đưa ra đáp án một cách nhanh chóng và chính xác, hỗ trợ cả 2 ngôn ngữ là tiếng anh và tiếng Việt.
Socratic
Đây là ứng dụng giải toán thông qua ảnh chụp câu hỏi, đề bài. Bạn có thể tham khảo đáp án và lời giải chi tiết trên Socratic. Ngoài môn toán, ứng dụng này còn hỗ trợ người học trong các môn học khác như: Lịch sử, tiếng anh các môn khoa học…
PhotoMath
Cách sử dụng PhotoMath khá đơn giản. Bạn chỉ cần đưa camera vào đề bài, sau đó trên ứng dụng sẽ hiện ra lời giải và đáp án của bài toán. Hiện tại, PhotoMath được phát triển trên cả 2 hệ điều hành là Android và iOS. Ngoài các câu hỏi trắc nghiệm, PhotoMath còn giúp người học giải các bài toán về phương trình, lượng giác,…
Học tốt
Ứng dụng này hoàn toàn bằng tiếng Việt, và có thể giải các bài toán ở bậc Tiểu học, THCS và THPT. Đây là một trong những phần mềm học toán phổ biến nhất hiện nay. Ngoài việc giải các bài toán, ứng dụng Học tốt còn có tính năng giúp người học có thể quay lại xem các bài học trước đó.
QANDA
Đây là phần mềm học toán dành cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 12. Với QANDA, bạn có thể trực tiếp trao đổi 1-1 với các giáo viên, chụp ảnh đề bài và nhận lời giải một cách nhanh chóng. Ứng dụng này còn có thể tính toán thời gian làm bài để đánh giá độ tập trung của người học.
Mathway
Đây là phần mềm học toán giúp người học có thể giải các bài tập về đồ thị, lượng giác, đại số, đạo hàm,… Ứng dụng này hỗ trợ học sinh từ Tiểu học đến THPT. Với mỗi đề bài, Mathway sẽ đưa ra nhiều cách giải khác nhau để người học tham khảo và phát huy khả năng sáng tạo của mình.
Xem thêm:
- 9 Cách học văn hiệu quả, nhanh thuộc, nhớ lâu, không buồn ngủ
- Cách học tiếng Anh cho người mất gốc hiệu quả nhanh chóng nhất
- 9 cách học thuộc nhanh, nhớ lâu và những điều cần biết để làm tăng hiệu quả khi học thuộc
Học toán sẽ trở nên thú vị và đơn giản hơn nếu chúng ta biết lựa chọn phương pháp học phù hợp. Hy vọng bài viết trên đã giới thiệu đến các bạn những cách học giỏi toán sao cho hiệu quả nhất. Chúc bạn đạt được thành tích cao đối với môn học này.