.
.
.

Cách chia thời gian học hiệu quả, tối ưu nhất cho học sinh

Cách chia thời gian học hiệu quả, tối ưu nhất cho học sinh

Như thế nào là cách chia thời gian học hiệu quả dành cho học sinh? Tại sao cần phải phân chia thời gian học tập? Đây chắc hẳn là suy nghĩ chung của rất nhiều bạn trẻ. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tham khảo những cách chia thời gian học hiệu quả và áp dụng vào thực tiễn các bạn nhé!

Lợi ích của việc chia thời gian học

Chất lượng việc học được quyết định bởi nhiều yếu tố khác nhau. Ngoài việc lên kế hoạch học tập, tìm phương pháp học phù hợp, giữ gìn sức khỏe,… thì việc lựa chọn cách chia thời gian học hiệu quả cũng vô cùng quan trọng. Nhiều bạn trẻ cho rằng, phải học thật nhiều, dồn hết thời gian vào việc học thì mới có thể cải thiện điểm số. Đây thực sự là một suy nghĩ sai lầm. Học nhiều hay học ít không quan trọng bằng việc bạn biết cách sắp xếp, bố trí thời gian cho từng môn học.

Lợi ích của việc chia thời gian học

Có người có thể dành đến hơn 10 tiếng đồng hồ mỗi ngày để học kiến thức mới, làm bài tập trên lớp,… Cũng có người chỉ học từ 3 – 4 tiếng nhưng luôn đạt được thành tích cao trong học tập. Đây chính là sự khác biệt rất lớn khi chúng ta tìm ra cách chia thời gian học hiệu quả. Nếu bạn biết phân chia thời gian học tập hợp lý cho từng môn học thì nó không chỉ giúp bạn nâng cao hiệu suất học tập, mà còn giúp bạn tránh khỏi tình trạng căng thẳng, mệt mỏi không đáng có.

Cách chia thời gian học hiệu quả nhất

Chuẩn bị sổ tay hoặc vở ghi chú

Bước đầu tiên trong cách chia thời gian học hiệu quả đó chính là luôn chuẩn bị sẵn một cuốn sổ tay hoặc vở ghi chú mang theo bên mình. Điều này nghe có vẻ đơn giản nhưng thực ra lại rất quan trọng. Trước khi bắt tay làm bất cứ việc gì, bạn cũng phải lập kế hoạch, lên danh sách những đầu việc cần phải làm.

Bạn hãy ghi vào sổ tay của mình to-do list (những việc cần phải làm) trong ngày và sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên. Những môn học, những công việc nào quan trọng, cần phải hoàn thành gấp thì ghi ở dòng đầu tiên. Những công việc kém quan trọng hơn thì sắp xếp ở phía dưới. Mỗi khi hoàn thành một môn học hay một công việc bất kỳ, bạn chỉ cần đánh dấu đã hoàn thành công việc đó trong sổ tay của mình.

Chuẩn bị sổ tay hoặc vở ghi chú

Chia nhóm thời gian phù hợp cho các công việc

Sau khi đã viết ra to-do list trong sổ tay, bạn hãy phân chia thời gian cụ thể để hoàn thành từng công việc. Ví dụ: Đối với việc ôn thi học kỳ, bạn cần lập rõ thời gian biểu cho từng môn học, mỗi môn học trong bao lâu, học bao nhiêu chương là vừa đủ thời gian,… Tương tự đối với những công việc khác cũng như vậy. Càng nêu rõ thời gian, deadline để thực hiện từng công việc thì bạn càng dễ quản lý công việc, học tập của mình. Từ đó giúp cho việc học trở nên năng suất và có hiệu quả hơn.

Bạn không nên gượng ép bản thân phải học quá nhiều, học dồn kiến thức, hoặc làm nhiều công việc cùng một lúc. Điều này sẽ vô tình khiến bạn dễ cảm thấy chán nản, kiệt sức, không còn hứng thú với việc học, từ đó làm giảm hiệu suất học tập và làm việc.

Chia nhóm thời gian phù hợp cho các công việc

Đánh giá mức độ ưu tiên

Một điều quan trọng mà bạn cần phải nhớ để áp dụng được cách chia thời gian học hiệu quả, đó là đánh giá mức độ ưu tiên của từng đầu việc. Mỗi môn học, mỗi công việc đều có những sự ưu tiên khác nhau. Sẽ có những công việc mà bạn cần phải hoàn thành trước những việc khác. Bạn không thể thay đổi thứ tự từng đầu việc, cho nên cần phải biết ưu tiên làm những việc quan trọng trước.

Ví dụ: Bạn có một bài kiểm tra Hóa học vào ngày mai. Công việc ưu tiên hàng đầu của bạn là phải ôn tập kiến thức, làm bài tập Hóa học trước những môn học khác,… Còn những công việc như: Đọc sách, xem phim,… thì có mức độ ưu tiên ít quan trọng hơn nên bạn có thể hoàn thành vào dịp khác.

Đánh giá mức độ ưu tiên

Đảm bảo đúng thời gian và tiến độ hoàn thành

Sau khi đã lên kế hoạch, sắp xếp thời gian và mức độ ưu tiên cho từng công việc, tiếp theo bạn cần phải đảm bảo đúng thời gian và tiến độ hoàn thành từng công việc. Không phải lúc nào công việc cũng được hoàn thành đúng deadline đã được đặt ra. Sẽ có nhiều trường hợp khiến bạn bị chậm trễ trong công việc hoặc học tập. Nguyên nhân có thể xuất phát yếu tố chủ quan hay khách quan. Ví dụ như: Bản thân có thói quen trì hoãn, chây lười trong việc hoàn thành bài tập, thiết bị học tập bị hư hỏng, dẫn đến việc làm chậm tiến độ học tập,… 

Bạn cần phải nắm rõ thời gian biểu học tập của bản thân, đồng thời phải biết linh hoạt giữa các công việc sao cho hoàn thành một cách hiệu quả nhất. Bạn cũng nên tránh trường hợp dồn nhiều việc để làm cùng một lúc, vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công việc. Chỉ khi bạn luôn đảm bảo đúng thời gian và tiến độ hoàn thành công việc thì bạn mới biết cách chia thời gian học hiệu quả.

Đảm bảo đúng thời gian và tiến độ hoàn thành

Tránh xa những việc gây xao nhãng

Yếu tố bên ngoài luôn là những tác nhân ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu quả học tập, làm việc. Nhiều người có thói quen vừa làm việc/học bài vừa nghe nhạc, hoặc lướt mạng xã hội, nhắn tin trò chuyện với bạn bè… Thực tế, điều này không hoàn toàn là xấu. Tuy nhiên, bạn chỉ nên làm những việc này trong thời gian rảnh rỗi, nghỉ ngơi thư giãn. Còn nếu trong giờ học hoặc giờ làm việc, bạn thường xuyên có thói quen như trên thì rất dễ bị xao nhãng, mất tập trung vào công việc trước mắt, dẫn đến việc trì hoãn, chậm trễ deadline và ảnh hưởng đến những đầu việc khác.

Để hạn chế bị xao nhãng bởi những thứ xung quanh, bạn có thể áp dụng một số cách sau đây: Đặt chế độ im lặng trên điện thoại trong giờ học hoặc giờ làm việc, luôn để điện thoại ở vị trí xa bàn học, chỉ mở một tab duy nhất để học bài trên máy tính, hạn chế lướt web, lướt mạng xã hội khi không cần thiết,…

Tránh xa những việc gây xao nhãng

Nhờ sự giúp đỡ của người thân hoặc bạn bè khi cần thiết

Đây cũng là một cách chia thời gian học hiệu quả dành cho học sinh. Thực tế, trong quá trình học tập hay làm việc, bạn có thể gặp những vấn đề ngoài ý muốn, hoặc có những thắc mắc không thể tự mình giải đáp. Những lúc như vậy, bạn có thể tìm đến sự giúp đỡ, hỗ trợ từ người thân hoặc bạn bè để có thể hoàn thành công việc một cách có hiệu quả nhất, tránh tình trạng trễ deadline.

Sử dụng các phương tiện hỗ trợ trong quá trình học

Để áp dụng cách chia thời gian học hiệu quả, bạn cũng cần đến sự hỗ trợ của các thiết bị học tập. Bạn có thể sử dụng đồng hồ để cài đặt báo thức, thời gian học tập và nghỉ ngơi. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng điện thoại để tra cứu thông tin một cách tiện lợi và nhanh chóng, cài đặt thời gian học tập cho từng môn học, ghi chú thông tin ngay trên điện thoại,… Bên cạnh đó, máy tính cũng là công cụ hữu hiệu giúp bạn hoàn thành công việc một cách có hiệu quả và đạt năng suất cao.

Sử dụng các phương tiện hỗ trợ trong quá trình học

Cách có nhiều thời gian để học và những lưu ý khi sắp xếp thời gian học hiệu quả

Để việc học trở nên tiện lợi và nhanh chóng hơn, cũng như áp dụng được những cách chia thời gian học hiệu quả, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Không nên gò bó, gượng ép bản thân phải học dồn quá nhiều kiến thức, hoặc làm quá nhiều công việc chỉ trong một thời gian ngắn. Đây là phương pháp không khoa học và không thể mang lại hiệu quả cao trong học tập, làm việc.
  • Trước khi học bất cứ môn học nào, bạn cũng cần lập sẵn to-do list và thời gian biểu một cách cụ thể, chi tiết. Sau đó bám sát deadline đã được đặt ra để hoàn thành đúng thời hạn.
  • Nên áp dụng phương pháp Pomodoro: Học 25 phút và nghỉ ngơi 5 phút (hoặc học 50 phút và nghỉ ngơi 10 phút). Phương pháp này giúp bạn học tập và làm việc với năng suất và tập trung cao độ, đồng thời hạn chế được cảm giác chán nản, mệt mỏi và áp lực trong công việc.
  • Tuyệt đối không lướt mạng xã hội trong thời gian học bài và làm việc, vì như vậy dễ khiến cho các bạn khó quản lý được thời gian và tiến độ hoàn thành công việc.
  • Trước khi làm bất cứ công việc gì, bạn cũng cần xác định rõ mức độ ưu tiên và tầm quan trọng của mỗi đầu việc, từ đó mới phân chia thời gian cụ thể để hoàn thành chúng.
  • Xác định được mục tiêu học tập ngắn hạn và dài hạn của bản thân, sau đó lên kế hoạch và phấn đấu để đạt được mục tiêu đó. Ví dụ: Mục tiêu ngắn hạn là hoàn thành bài kiểm tra Tiếng Anh ở trên lớp, và mục tiêu dài hạn là đạt số điểm IELTS 7.0. Đối với từng mục tiêu này, bạn cần phải sắp xếp, bố trí những khoảng thời gian khác nhau để ôn tập kiến thức, làm bài tập,…

Cách có nhiều thời gian để học và những lưu ý khi sắp xếp thời gian học hiệu quả

Xem thêm:

Hãy luôn lập sẵn to-do list và thời gian biểu một cách cụ thể, chi tiết. Hy vọng bài viết trên đã giới thiệu đến các bạn những cách chia thời gian học hiệu quả và bổ ích nhất. Tùy theo năng lực, mục tiêu, phương pháp học tập của bản thân mà bạn có thể lựa chọn những cách phân chia thời gian phù hợp. Chúc các bạn luôn đạt được hiệu quả cao trong công việc và học tập.

Facebook
Pinterest

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn và
Đặt lịch tham quan