Cách học bảng cửu chương như thế nào sao cho hiệu quả là câu hỏi chung của rất nhiều học sinh. Đối với từng bảng cửu chương, bạn có thể kết hợp đa dạng nhiều phương pháp học khác nhau để giúp ghi nhớ lâu hơn. Bài viết này sẽ giới thiệu đến các bạn 5 cách học bảng cửu chương hiệu quả nhất.
Bảng cửu chương là gì?
Hiểu một cách đơn giản thì bảng cửu chương chính là bảng ghi chép lại các phép nhân, chia cơ bản của các số tự nhiên từ 1 đến n. Đối với bậc Tiểu học thì học sinh sẽ học bảng cửu chương từ 2 đến 9. Đây là chương trình giảng dạy bắt buộc trong môn Toán và được áp dụng từ năm học lớp 2.
Bảng cửu chương không chỉ được sử dụng trong Toán học mà còn được áp dụng rộng rãi trong đời sống thực tiễn. Nếu học tốt bảng cửu chương thì học sinh rất dễ học tốt các phép tính nhân, chia cơ bản, từ đó có thể vận dụng để giải bài tập nâng cao. Bên cạnh đó, học tốt bảng cửu chương còn giúp cho trẻ rèn luyện khả năng ghi nhớ, tư duy nhanh nhạy và tính toán tốt.
Các phương pháp học bảng cửu chương hiệu quả nhất
Phương pháp 1: Dễ học trước, khó học sau
Mặc dù việc học bảng cửu chương là vô cùng quan trọng, đặc biệt là với học sinh Tiểu học, nhưng không phải ai cũng biết cách học bảng cửu chương hiệu quả. Đôi khi thầy cô, phụ huynh chỉ sử dụng một phương pháp duy nhất là bắt trẻ phải học thuộc bảng cửu chương từ 2 đến 9. Cách làm này không chỉ nhồi nhét kiến thức, khiến cho trẻ khó ghi nhớ mà còn vô tình tạo ra áp lực, làm cho trẻ dễ chán nản với việc học Toán.
Để việc học trở nên có hiệu quả hơn, thầy cô và các bậc bố mẹ có thể áp dụng phương pháp dễ học trước, khó học sau. Thay vì bắt đầu theo thứ tự từ 2 đến 9 như thông thường, ta có thể dạy cho trẻ lần lượt học bảng cửu chương 5, 2, 3, 6, 9, 4, 8, 7. Bảng cửu chương 5 là dễ học và dễ ghi nhớ nhất, vì chỉ cần đếm theo nhịp 5 – 10 – 15 – 20… như trong trò chơi trốn tìm là trẻ đã có thể học thuộc một cách nhanh chóng.
Phương pháp 2: Học thuộc bảng cửu chương bằng các bài hát vui nhộn
Một cách học bảng cửu chương khác cũng khá thú vị là học bằng các bài hát vui nhộn. Đối với học sinh Tiểu học, nếu chỉ giảng dạy theo cách truyền thống thì sẽ rất dễ gây nên cảm giác nhàm chán cho trẻ, từ đó khiến việc tiếp thu kiến thức trở nên khó hơn.
Để áp dụng việc học bảng cửu chương vào đời sống hằng ngày của trẻ, ta có thể dạy cho trẻ các bài hát vui nhộn, từ đó khiến trẻ hứng thú hơn với việc học Toán. Một số bài hát về bảng cửu chương mà thầy cô và các bậc phụ huynh có thể sử dụng là: “Những con số tung tăng” (bảng cửu chương 2), “Trò chơi trốn tìm” (bảng cửu chương 5), “Đàn gà của em” (bảng cửu chương 4), “Ô kìa anh bảy” (bảng cửu chương 7)… Các bài hát này đều có giai điệu vui tươi và dễ hát, từ đó kích thích khả năng ghi nhớ của trẻ.
Phương pháp 3: Học bảng cửu chương nhanh với các mẹo hoán đổi
Một cách học bảng cửu chương cũng khá hiệu quả là áp dụng các mẹo hoán đổi. Thay vì phải học hết toàn bộ bảng cửu chương từ 2 đến 9, ta nên dạy cho trẻ tính chất hoán đổi trong Toán học là a x b = b x a để trẻ vận dụng vào việc học bảng cửu chương.
Ví dụ: Trong bảng cửu chương 3 có hai phép tính 3 x 4 = 12, 3 x 7 = 21. Khi trẻ học đến bảng cửu chương 4 và 7, trẻ có thể áp dụng mẹo hoán đổi là 4 x 3 = 12 và 7 x 3 = 21 để dễ dàng tìm ra đáp án của phép nhân. Phương pháp này giúp cho trẻ vận dụng được khả năng tư duy một cách linh hoạt, đồng thời giúp việc ghi nhớ các phép tính trở nên nhẹ nhàng và bớt nặng nề hơn.
Phương pháp 4: Luyện tập liên tục, nhiều lần
Việc học bảng cửu chương sẽ trở nên hiệu quả hơn rất nhiều nếu chúng ta thường xuyên cho trẻ luyện tập. Bất kể trong tình huống nào, thầy cô và bố mẹ cũng có thể đặt câu hỏi để kiểm tra khả năng ghi nhớ bảng cửu chương của trẻ. Việc luyện tập liên tục và nhiều lần sẽ kích thích khả năng ghi nhớ và phản xạ nhạy bén của người học. Lâu dần sẽ hình thành nên thói quen tốt cho người học. Thông qua việc kiểm tra, ta cũng có thể kịp thời phát hiện những lỗi sai của trẻ, để từ đó sửa sai cho trẻ.
Khi cho trẻ luyện tập, ta cũng nên giữ kiên nhẫn và hướng dẫn trẻ từng chút một để trẻ làm quen dần với việc học bảng cửu chương. Ngoài việc kiểm tra kiến thức của trẻ, bạn cũng có thể động viên, khuyến khích trẻ học tập bằng cách đặt ra mục tiêu, hay một phần thưởng nào đó dành cho trẻ nếu trẻ có thể ghi nhớ tốt bảng cửu chương.
Luyện tập liên tục và nhiều lần sẽ kích thích khả năng ghi nhớ và phản xạ nhạy bén của trẻ. Bạn cũng nên đặt một phần thưởng nào đó dành cho trẻ để động viên, khuyến khích trẻ học tập
Phương pháp 5: Bảng tính Pythagoras
Ngoài 4 phương pháp nêu trên, bạn cũng có thể áp dụng một cách học bảng cửu chương khá mới mẻ nhưng không kém phần hiệu quả, đó là bảng tính Pythagoras. Đây là phương pháp học bảng cửu chương do nhà toán học Pythagoras sáng tạo ra. Cách học này được đưa vào chương trình giảng dạy và được áp dụng rất phổ biến ở các quốc gia như: Hoa Kỳ, Nhật Bản… vì nó có thể kích thích khả năng tư duy nhạy bén cho trẻ.
Bảng tính Pythagoras có một ưu điểm rất lớn là không chứa các phép tính bằng dấu nhân. Thông qua việc đối chiếu các con số trong bảng tính, người học có thể suy luận và tự tìm ra đáp án của phép nhân. Điều này giúp cho việc ghi nhớ bảng cửu chương trở nên tự nhiên và nhẹ nhàng hơn. Trẻ không cần phải học thuộc một cách máy móc như các cách học truyền thống.
Để áp dụng phương pháp bảng tính Pythagoras, bạn cần kẻ bảng hình vuông, trong đó mỗi hàng dọc và hàng ngang chia thành 10 ô vuông nhỏ. Ở hàng ngang đầu tiên và hàng dọc ngoài cùng bên trái, bạn lần lượt đánh số thứ tự từ 0 đến 9 (hoặc có thể không đánh số 0). Sau đó sử dụng bảng tính Pythagoras như hướng dẫn dưới đây:
- Các hàng dọc và hàng ngang: Trẻ bắt đầu học bảng cửu chương theo từng con số cụ thể. Ví dụ ở bảng cửu chương 6, các bội số lần lượt là 6, 12, 18, 24, 30… Bạn cũng cần dạy cho trẻ về lũy thừa 2: Đường chéo chia đôi bảng này chính là kết quả lũy thừa 2. Đó chính là kết quả của một số tự nhiên nhân với chính nó.
- Sử dụng phép tính nhân: Bạn hãy hướng dẫn trẻ gióng các số tự nhiên của hàng dọc và hàng ngang lại với nhau. Điểm giao giữa hai số này chính là kết quả của phép nhân. Ví dụ: Khi gióng số 3 ở hàng ngang với số 5 hàng dọc thì sẽ thu được điểm giao nhau là 15. Đây cũng chính là kết quả của phép tính 3 nhân 5.
Phương pháp bảng tính Pythagoras là một phương pháp giảng dạy bảng cửu chương rất khoa học và hiệu quả. Thầy cô và các bậc phụ huynh có thể áp dụng để giúp cho trẻ học tốt bảng cửu chương một cách nhanh chóng, nhưng vẫn đảm bảo việc học không bị nhàm chán.
Cách học thuộc bảng cửu chương 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9
Sau khi tìm hiểu 5 phương pháp kể trên, thầy cô cũng như bố mẹ có thể vận dụng từng phương pháp khi dạy bảng cửu chương cho trẻ. Để việc học trở nên thú vị và bớt nhàm chán hơn, bạn nên thay đổi linh hoạt nhiều phương pháp khác nhau, để từ đó khơi gợi sự hứng thú và động lực học Toán cho trẻ.
Ngoài 5 phương pháp này, bạn còn có thể dạy cho trẻ một cách học vô cùng đơn giản, đó là sử dụng phép tính cộng. Đây là phép tính cơ bản nhất trong môn Toán. Trước khi học phép nhân thì tất cả học sinh đều đã được học phép cộng để giải nhiều dạng toán khác nhau. Đối với bảng cửu chương 2, bạn hãy dạy cho trẻ hiểu rằng, kết quả của mỗi phép nhân sẽ bằng kết quả của phép nhân trước đó cộng thêm 2 đơn vị.
Tương tự như vậy cho đến bảng cửu chương 9. Kết quả của phép tính sau sẽ bằng kết quả của phép tính trước đó cộng thêm 9 đơn vị. Cách học này khá đơn giản nhưng sẽ mang lại hiệu quả cao, vì nó giúp trẻ không cần phải ghi nhớ quá nhiều. Đồng thời, trẻ cũng có thể vận dụng kiến thức đã được học từ phép tính cộng để nhẩm ra kết quả của bảng cửu chương.
Xem thêm:
- Cách tính phân tử khối và các dạng bài tập về phân tử khối cơ bản có đáp án
- Cách học tiếng Anh cho người mất gốc hiệu quả nhanh chóng nhất
- 9 cách học thuộc nhanh, nhớ lâu và những điều cần biết để làm tăng hiệu quả khi học thuộc
Có rất nhiều cách học bảng cửu chương mang lại hiệu quả cao cho người học. Mỗi cách học đều có những ưu điểm riêng. Nếu chúng ta biết đổi mới và vận dụng linh hoạt giữa các phương pháp thì chắc chắn sẽ giúp cho trẻ hứng thú và có niềm đam mê học Toán.