Trung thu – Tết thiếu nhi đang đến gần hơn bao giờ hết. Tại sao chúng ta không cùng điểm qua TOP 10 bài hát trung thu hay nhất, ưa chuộng mọi thời đại để có thể cùng hòa trong không khí mùa lễ hội rộn ràng này nhỉ?
Chiếc đèn ông sao
Chiếc đèn ông sao – Bài hát này chắc hẳn đã quá quen thuộc với các tầng lớp thiếu nhi ở Việt Nam. Kể cả đối với những người lớn nay đã có con của chính bản thân mình thì “Chiếc đèn ông sao” đã gắn với suốt tuổi thơ của họ. Đó là vì bài hát này đã được ra đời vào năm 1956, tức là hơn nửa thế kỉ trước. Thế nhưng với nhịp điệu bắt tai, dễ hát và lời ý nghĩa, “Chiếc đèn ông sao” vẫn luôn giữ được vị thế trong lòng của từng lớp thiếu nhi mỗi khi mùa lễ Trung thu về.
Được biết, bài này được sáng tác bởi nhạc sỹ Phạm Tuyên – Một trong những nhạc sĩ viết nhạc thiếu nhi vô cùng nổi tiếng với nhiều ca khúc trường tồn với thời gian như “Bà còng đi chợ”, “Bé ngoan” (Cả nhà đều ngoan),…. “Chiếc đèn ông sao” không chỉ là bài hát được sáng tác trong nỗi nhớ nhà của Phạm Tuyên mà còn ẩn chứa hình ảnh của lá cờ của nước Việt Nam, sự khao khát quê hương được bình yên và thống nhất để có thể cùng chung vui trong ngày Tết thiếu nhi.
Lời bài hát:
Rước đèn tháng Tám
“Rước đèn tháng Tám” là một trong những bài hát lâu đời của thiếu nhi Việt Nam trong mỗi mùa Trung thu về. Bài hát nói về những hoạt động vui chơi rộn ràng của trẻ em khi trăng tròn. Đây như là một lời chia sẻ, lời hồi ức của tác giả về những ngày thơ ấu. Tuy nhiên đến nay, tác giả thật sự của “Rước đèn ông sao” đến nay vẫn còn khuyết danh. Có nhiều lời đồn đây là tác phẩm của nhạc sĩ Vân Quỳnh. Bên cạnh đó cũng có một số người bảo đây là bài hát của nhạc sĩ Đức Huỳnh. Tuy nhiên vẫn không có bằng chứng cụ thể về vấn đề này.
Lời bài hát:
Ông trăng xuống chơi
Các bài hát Trung thu hầu hết là đều được sáng tác từ thời rất lâu trở về trước. Cụ thể là đều tầm trên dưới 50 năm. Và bài “Ông trăng xuống chơi” cũng vậy. Cụ thể bài hát này được sáng tác năm 1974. Vậy nên có thể nói, đây là một trong những bài hát gắn liền với tuổi thơ của bao thế hệ Việt Nam. Có thể bạn không thể thuộc hoàn toàn lời bài hát. Nhưng mọi giai điều đều có thể ngân nga trong đầu của bạn mỗi khi bất chợt nghe thấy. Bài này lần đầu được cái bởi ca sĩ Thái Hiền. Nói về những hoạt động của trẻ con ngày xưa có trăng bầu bạn. Cùng cha lên nương, phụ mẹ làm việc nhà, đêm tối về thủ thỉ cùng ánh trắng. “Em đâu trăng theo đó” – người bạn tâm giao chỉ dành cho em mà thôi.
Lời bài hát:
Thằng cuội
Trung thu mỗi năm chỉ đến một lần. Nhưng những bài hát về Trung thu sẽ theo chúng ta cả một đời, truyền qua nhiều thế hệ. Ca khúc “Thằng cuội” không biết được viết cụ thể vào khi nào. Chỉ biết là trong khoảng thời trang đất nước còn nhiều loạn lạc, từ năm 1946 – 1954. Thế nhưng, nhạc sĩ Lê Hương trong hoang cảnh đó vẫn tạo nên được một bài hát tựa như một chuyện cổ tích. Đây là bài hát nói về nhân vật đã quá quen thuộc mỗi khi mùa Trung thu về – nhân vật Cuội. Với câu từ dễ nhớ, nhịp bắt tai, “Thằng cuội” đã đi vào lòng của người nghe không chỉ thời bấy giờ mà cho đến cả hiện tại. Chúng ta, các bé hay người lớn đều dễ dàng ngân nga câu từ của bài hát “Thằng cuội”.
Lời bài hát:
Vầng trăng cổ tích
Bài hát “Vàng trăng cổ tích” không thể thiếu trong các playlist mỗi khi Trung thu về. Đây là một ca khúc được chắp bút bởi nhạc sĩ Phạm Đăng Khương. Tuy ở thời đại nào, khoảng thời gian nào và được thể hiện bởi ai, “Vầng trăng cổ tích” đều mang đến được cho chúng ta cảm giác rộn ràng, vui tươi với hình ảnh của chị Hằng cùng chú Cuội ở bên vầng trăng cổ tích. Vì đây là bài hát khá ngắn, rất phù hợp để cho các em thiếu nhi tập hát và biễu diễn văn nghệ trong các ngày hội chung về lễ hội trăng tròn.
Lời bài hát:
Đêm trung thu
Thật sự, bài hát “Đêm Trung thu” chỉ bao gồm có 4 câu hát. Thế nhưng cũng nhờ như vậy cùng nhịp nhạc của tiếng trống múa lân, ca khúc đã khắc ghi trong lòng của bao thế hệ. Trẻ em nghe thấy đều cảm thấy vui tươi, nhộn nhịp. Người lớn nghe thấy như cảm nhận được bao kí ức tuổi thơ chợt ùa về trong chốc lát. Tuy nhiên đến nay, đây vẫn là bài hát khuyết danh khi không biết nhạc sĩ tài ba nào đã viết nên ca khúc gắn liền với bao thế hệ như vậy.
Lời bài hát:
Thùng thình thùng thình trống rộn ràng ngoài đình
Có con sư tử vui múa quanh vòng quanh
Trung thu liên hoan trăng sáng ngập đường làng
Dưới ánh trăng vàng đàn em cất tiếng hát vang
Tết suối hồng
Nếu như ai là người hâm mộ của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn chắc hẳn không thể không biết đến bài “Tết suối hồng”. Trịnh Công Sơn là một đại nhạc sĩ của Việt Nam. Những gì ông đóng góp vào nền âm nhạc Việt Nam thật sự không thể chối cãi. Ca khúc “Tết suối hồng” như một lời hồi ức về “giấc mộng giữa đời”, về những mùa “Trung thu tết hồng như son thắm” – khoảng thời gian đẹp nhất đời người. Nhịp điệu rộn ràng không khiến chúng ta nghe thấy không khỏi bồi hồi. Trung thu là tết đoàn viên, là khoảng thời gian gắn bó với nhau, như chính cố nhạc sĩ viết “Đêm nay các bạn không ai vắng, quanh em sáng một suối màu”.
Lời bài hát:
Trung Thu đốt đèn lên cho sáng
Cho bao con đường rộn vui
Đêm trăng với đèn lồng thay nắng
Em như giấc mộng giữa đời.
Cùng nhau hát lên
Đường đêm xôn xao trống lân
Về thăm phố
Ngàn sao lung linh suốt đêm.
Trung Thu Tết hồng như son thắm
Chúng em vui đùa bên nhau
Đêm nay các bạn không ai vắng
Quanh em sáng một suối màu.
Em đi rước đèn
Với cái tài của nhạc sĩ Vũ Đình Ân, ca khúc “Em đi rước đèn” đã được ra đời. Bài hát nói về niềm vui của lớp lớp trẻ em, thiếu nhi khi cầm chiếc lồng đèn trong tay đi khắp phố phường. Mỗi em là một chiếc lồng đèn khác nhau. Với ánh sáng thắp lên cả phố phường. “Lòng bao vui sướng với đèn trong tay em mua ca xum vầy”.
Lời bài hát:
Em đi rước đèn, rước đèn trung thu khắp phố phường
Lòng bao vui sướng với đèn trong tay, em múa ca xum vầy
Lồng đèn ngôi sao, lồng đèn bươm bướm
Tô màu trên môi, chú lân mỉm cười
Lồng đèn con cá, lồng đèn tàu bay
Lòng em vui thay trong ánh đèn đắm say.
Em đi rước đèn, rước đèn trung thu khắp phố phường
Lòng bao vui sướng với đèn trong tay, em múa ca xum vầy
Tùng tùng dinh dinh
Tùng tùng dinh dinh là tùng con nít
Tô màu trên môi em múa ca nhịp nhàng
Rộn ràng khắp lối hòa cùng lời ca
Làm cho đêm trăng thêm sắc màu pháo hoa.
Vầng trăng yêu thương
Ca khúc “Vầng trăng yêu thương” được sáng tác bởi nhạc sĩ Lê Quốc Thắng. Bài hát mô tả khung cảnh Trung thu tràn ngập ánh trăng. Trăng soi sáng cho nụ cười, soi sáng cho tình bạn và soi sáng cho cả những câu hát. Điệu nhàng tuy không quá rộn ràng như những bài hát về Trung thu còn lại, “Vầng trăng yêu thương” có phần nhẹ nhàng hơn. Thế nhưng bài hát vẫn thể hiện rõ được niềm vui của lớp trẻ thơ trong khung cảnh ngày lễ.
Lời bài hát:
Chờ trăng lên em chờ trăng lên
Vầng trăng sáng cho em tiếng cười
Nụ cười vui bên tiếng đàn và trong tiếng hát
Nhìn trăng lên trong niềm yêu thương
Ngàn khúc ca vang lên đón mừng
Nhìn trăng lên cho em vui thắm thiết tình bạn
Hoa đưa hương thơm ngát ngoài thềm
Mây trôi nhẹ theo cơn gió thoảng
Gọi Trăng là gì?
“Gọi trăng là gì” là một sáng tác của nhạc sĩ Thập Nhất. Ca khúc chỉ đơn giản nói về sự trong sáng của trẻ thơ khi định nghĩa ánh trăng quen thuộc mà ta vẫn trông thấy mỗi ngày. Sự sáng tạo tạo nên chính sự độc đáo, đặc biệt của trẻ. Trẻ coi Trăng là bạn chứ chẳng phải gì xa xôi. Yêu cái đẹp của trăng, ngưỡng mộ cái đẹp của trăng.
Lời bài hát:
Có người gọi Ông trăng
Bạn em lại nói Chị Hằng
Riêng em em thích Trăng rằm
Trăng rằm sáng trong
Mẹ ơi trăng tròn đẹp quá
Trăng treo ngọn khế trong vườn
Trăng leo lên khắp mọi nhà
Trăng lặng cùng cá dưới ao
Mẹ ơi Trăng tròn đẹp quá
Con biết kêu Trăng là gì
Con muốn gọi Trăng là bạn
Bạn Trăng của tuổi thơ.
Xem thêm:
- 40+ Mẫu trang trí bảng trung thu đẹp, độc lạ, đơn giản, ấn tượng
- Trung Thu ngày mấy? Ý nghĩa, nguồn gốc và phong tục ngày Tết Trung Thu
- 100+ Tổng hợp lời chúc trung thu hay, ý nghĩa nhất
Trên là một số thông tin giới thiệu về Top 10 bài hát trung thu hay nhất, ưa chuộng mọi thời đại. Các bạn đừng quên hãy thường xuyên ghé thăm Bamboo School để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị và kiến thức mới nhất xung quanh các vấn đề học tập và vui chơi của trẻ nhé!