.
.
.

Trung Thu ngày mấy? Ý nghĩa, nguồn gốc và phong tục ngày Tết Trung Thu

Trung Thu luôn được coi mà một nét văn hóa đẹp, đậm đà bản sắc dân tộc và đây cũng chính là ngày lễ truyền thống của nước ta, bởi vậy mà ngày lễ ấy luôn luôn chất chứa những ý nghĩa phong tục riêng đầy thú vị.

Tuy nhiên lại không phải tất cả chúng ta đều biết rõ tường tận về nguồn gốc ra đời và ý nghĩa của ngày Tết Trung Thu mà có lẽ trong tâm trí chỉ biết rằng đây sẽ là ngày mà trăng tròn, sáng ngời nhất cùng với những hình ảnh gia đình đoàn viên và sum họp. Vậy bây giờ hãy để Bamboo School quay ngược lại thời gian để tìm hiểu rõ hơn về lễ Trung Thu ngày mấy và lý giải thêm về ý nghĩa, nguồn gốc và phong tục ngày Tết Trung Thu nhé!

Tết Trung Thu là gì? Trung Thu còn gọi là ngày gì?

Tết Trung Thu tính theo lịch âm sẽ vào ngày rằm tháng 8 mỗi năm, ngày này còn được gọi bằng các tên khác nhau như Tết thiếu nhi, Tết đoàn viên, Tết hoa đăng hoặc là Tết trông trăng. Có lẽ tuổi thơ của mỗi người dân Việt Nam đều có những hoài niệm sâu đậm đối với ngày Tết Trung Thu bởi đây là dịp lễ mà luôn được các em nhỏ háo hức mong đợi, thông thường các em sẽ được tặng đồ chơi, đặc biệt là những đồ chơi cổ truyền liên quan đến Tết Trung Thu như đèn ông sao, đèn lồng, tò he, mặt nạ,… và cùng với những món ăn truyền thống như bánh dẻo, bánh nướng,… còn với người lớn, họ sẽ làm cỗ để cúng gia tiên.

Tết Trung Thu là gì? Trung Thu còn gọi là ngày gì?

Trong ngày lễ ấy, người ta sẽ tổ chức lễ rước đèn, bày cỗ và trông trăng. Vào khoảnh khắc mà trăng lên và sáng rực, những đứa trẻ cùng nhau hò ca, ngắm trăng và phá cỗ. Ở nhiều vùng khác thì sẽ không thể nào thiếu được múa lân hay múa rồng,… Mọi thứ tạo nên một khung cảnh náo nhiệt, sống động mang đầy nét đặc trưng của nền văn hóa cổ truyền.

Không chỉ là một ngày lễ lớn ở Việt Nam, mà Tết Trung Thu cũng là ngày lễ chính của các quốc gia thuộc vùng Đông Á, Đông Nam Á như là Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Triều Tiên, Singapore….

Tết Trung Thu 2022 ngày mấy?

Tết Trung Thu vào rằm tháng 8 hằng năm luôn là dịp mà mọi người háo hức, đón chờ để được về đoàn tụ bên gia đình thân yêu của mình, một ngày quan trọng đã rất quen thuộc với rất nhiều thế hệ của người dân Việt Nam.

Còn đối với Tết Trung Thu 2022 theo lịch âm thì sẽ vào ngày 15/8/2022, còn tính theo lịch dương sẽ diễn ra vào ngày 10/9/2022.

Tết Trung Thu 2022 ngày mấy?

Nguồn gốc của Tết Trung Thu

Có rất nhiều thông tin cho rằng nguồn gốc Tết Trung Thu của Việt Nam được xuất phát từ Trung Quốc nhưng tuy nhiên, khi đi sâu vào trong thực tế của từng đoạn giai thoại thì có thể thấy rằng nguồn gốc của Tết Trung Thu nước ta và Trung Quốc là khác nhau.

Đối với người Trung Quốc, nhắc đến ngày Tết Trung Thu là nói tới câu chuyện tình giữa Hằng NgaHậu Nghệ. Còn tại Việt Nam thì chúng ta lại có sự tích chú Cuội và chị Hằng.

Nguồn gốc của Tết Trung Thu

Hoặc là bạn cũng có thể đã từng nghe tới về câu chuyện trong lịch sử của Trung Quốc tại thời Đường, nguồn gốc của ngày Tết Trung Thu tại đây là để nói tới một đại mỹ nhân đã tạo nên giai thoại của thời bấy giờ, đó chính là nàng Dương Quý Phi. Cũng chính bởi vẻ đẹp tuyệt trần hiếm có có trên đời của nàng mà nàng đã bị các triều thần gán nên tội mê hoặc vua Đường Huyền Tông, khiến ngài ngày đêm đắm chìm tửu sắc mà bỏ bê đất nước.

Vì để củng cố lại triều chính mà vua Đường Huyền Tông buộc phải giấu bỏ nỗi niềm tiếc thương mà ban cho nàng mỹ nhân của mình tấm lụa trắng. Vì sự đau xót không thể nguôi ấy mà đã khiến cho các tiên nữ phải để ý tới. Và ngày vào một đêm mùa thu trăng trong và sáng ngời, các tiên nữ ấy đã đưa vua lên tới trời để gặp lại nàng sủng phi thân yêu. Vì vậy mà khi được quay lại trần gian thì ngài đã đặt Tết Trung Thu là ngày để tưởng nhớ tới nàng mỹ nhân họ Dương của mình.

Tại Việt Nam, nguồn gốc của Tết Trung Thu không rõ là xuất hiện từ lúc nào, rất hiếm các ghi chép về nguồn gốc ra đời của rằm tháng 8, vì vậy đây là nguyên do khiến cho nhiều người nghĩ rằng Tết Trung Thu tại Việt Nam được du nhập từ nét văn hóa Trung Quốc bởi nước ta từng bị đô hộ một thời gian dài bởi người phương Bắc. Song song đó vẫn có một số các tài liệu có ghi chép rằng dưới thời đại nhà Lý, ngày Tết Trung Thu đã được tổ chức, đây sẽ là dịp để vua Lý thành tâm cảm tạ ân điển vị thần Rồng linh thiêng đã thương xót cho con dân mà tạo nên một mùa màng bội thu và ấm no.

Ý nghĩa của ngày Tết Trung Thu

Cho dù ở mỗi quốc gia hay từng vùng miền sẽ đều có cho mình một điển tích cũng như các nguồn gốc khác nhau của ngày Tết Trung Thu nhưng trong tiềm thức của mỗi người thì ngày Tết Trung Thu luôn được coi là một ngày quan trọng cho sự gắn kết, yêu thương và đùm bọc dành cho những người thân yêu thương của mình. Vào ngày này, người ta sẽ trao nhau những món quà đầy ý nghĩa, quay trở về gia đình của mình và quây quần bên nhau.

Ý nghĩa của ngày Tết Trung Thu

Khoảnh khắc ý nghĩa hạnh phúc nhất của ngày Tết Trung Thu vẫn là những sự đơn giản mà lại ý nghĩa nhất như là cùng bên nhau ngắm trăng rằm, cùng thưởng thức, nhân nhi miếng bánh trung thu và quây quần bên bữa ăn nhỏ nhưng đầy ấm cúng. Và các em thiếu nhi sẽ cùng nhau rước đèn, phá cỗ rồi chơi các trò chơi dân gian, được tặng quà và xem múa lân,…. Bởi vì những điều ấy mà Tết Trung Thu còn có những cái tên khác như Tết đoàn viên hay là Tết trông trăng.

Phong tục ngày Tết Trung Thu tại Việt Nam

Cúng ngày rằm

Phong tục truyền thống vào ngày Tết Trung Thu của người người Việt là vào ban ngày, mỗi gia đình sẽ dâng lên mâm cỗ mặn để cúng gia tiên, khi tới tối sẽ bày cỗ và sum họp cùng nhau ngắm trăng. Mâm cỗ của ngày Tết Trung Thu cũng rất thú vị, không thể nào thiếu bánh Trung Thu (gồm có bánh nướng và bánh dẻo), cùng với rất nhiều các loại bánh cũng như loại hoa quả khác nhau với màu sắc rực rỡ, bắt mắt và tất cả những điều đó tạo nên một không gian sống động và rất ấm cúng.

Cúng ngày rằm

Bánh Trung Thu

Một loại bánh đặc trưng, không thể nào thiếu trong mâm cỗ ngày rằm là bánh Trung Thu. Bánh Trung Thu sẽ gồm có hai loại chính là bánh nướng mềm, thơm mà lại màu vàng ruộm và chiếc bánh dẻo vừa trắng vừa mịn. Nhắc đến bánh Trung Thu là nhắc tới sự đoàn viên, tượng trưng cho tình gắn kết và đoàn tụ.

Không chỉ để thưởng thức, mà bánh Trung Thu còn là những món quà ý nghĩa trong ngày Tết Trung Thu, thể hiện nên tấm lòng người chúc mong mọi điều trong cuộc sống cũng sẽ tròn đầy, viên mãn và tốt đẹp nhất đối với người nhận bánh.

Bánh Trung Thu

Múa Lân (múa Sư Tử)

Múa Lân chính là một điểm nhấn đặc sắc trong ngày Tết Trung Thu, biết bao thế hệ người Việt Nam chúng ta luôn quan niệm rằng con Lân là biểu tượng cho những sự may mắn, sung túc, thịnh vượng cũng như là điềm lành. Bởi vậy mà khi Lân tới nhà ai có nghĩa là nhà đó sắp tới sẽ có nhiều may mắn.

Để múa Lân thì thông thường sẽ cần từ một cho ba người đảm nhận múa Lân theo từng nhịp đánh trống và làm theo từng cách đi, điệu bộ của loài vật đầy linh thiêng này. Phần đầu Lân sẽ có một phần đuôi vải dài được hai người đảm nhận phất lên theo nhịp. Xung quay Lân sẽ có cờ ngũ sắc, thanh la, đèn màu và có người đi kèm cầm côn hộ vệ cho đầu Lân,… Đoàn múa Lân sẽ dẫn đầu, còn đằng sau người lớn và trẻ con sẽ đi theo. Lân đi tới nơi đâu là đem không khí rộn ràng, vui tươi và đầy màu sắc tới nơi đó.

Múa Lân ( múa Sư Tử)

Trò chơi

Khi tới ngày Tết Trung Thu, trẻ con luôn trở nên hào hứng bởi sẽ được tặng đồ chơi, đặc biệt là các loại đồ chơi dân gian như đèn ông sao, đèn lồng, tò he, mặt nạ,… những đứa trẻ dắt díu nhau thành từng tụm, cùng nhau hát ca, chơi các trò chơi nhảy ô, kéo co,… Và cứ thế mà đêm rằm ấy, khắp mọi ngõ ngách, các ngõ hẻm hay các con đường cứ như vậy mà rộn ràng, náo nhiệt, chỉ còn những tiếng hò reo và nói cười,… một bầu không khí tràn ngập niềm vui, háo hức đặc trưng cho ngày Tết Trung Thu. Và khi mà trăng đã treo trên đỉnh đầu và sáng tỏ thì những đứa trẻ vừa phá cỗ vừa ngắm trăng trong hạnh phúc.

Trò chơi

Trung Thu cần chuẩn bị những gì?

Tết Trung Thu mỗi năm chỉ có một lần nên để làm sao để cho ngày Tết Trung Thu trở nên ý nghĩa và hoàn hảo nhất? Ngày Tết Trung Thu bạn sẽ cần chuẩn bị những gì?

Tặng quà

Đã bao lâu rồi bạn chưa dành cho những người thân yêu của mình những món quà thật ý nghĩa, vậy thì ngày Tết Trung Thu sẽ là một dịp phù hợp để bạn gắm gửi tình cảm của mình đó nha. Đối với những người thân trong gia đình thì việc gửi tặng những chiếc bánh Trung Thu là thể hiện nên sự hiếu kính dành tặng ông bà hay cha mẹ của mình, ngoài ra còn thể hiện ý nghĩa đoàn tụ, sum vầy cho những người thân yêu, một ý nghĩa đặc trưng không thể thay thế trong ngày Tết Trung Thu.

Tặng quà

Và đó cũng là truyền thống được lưu giữ qua bao thế hệ của người Việt Nam. Không chỉ vậy mà đối với cả các đối tác, các đồng nghiệp thì các món quà dành cho nhau trong ngày Tết Trung Thu cũng là những điều không thể bỏ qua, điều đó sẽ tạo nên sự đoàn kết giữa đôi bên cũng như khích lệ thêm cho tinh thần làm việc và gắn bó.

Tự tay nấu những món ăn cho gia đình

Ngày ngày Tết Đoàn Viên thì chắc chắn không thể nào bỏ qua những món ăn, đây sẽ là loại gia vị tạo thêm sự ấm áp, gắn bó và thể hiện tình yêu thương. Các thành viên trong gia đình hay những người thân thiết cùng nhau sum họp bên mâm cỗ, thưởng thức những món ăn nhau và vui vẻ trò chuyện. Sau bữa ăn ấm cúng ấy, mọi người bên nhau nhâm nhi miếng bánh, chén trà tạo nay một bầu không gian ấm cúng, thân tình.

Tự tay nấu những món ăn cho gia đình

Tự làm những món đồ chơi thủ công

Dù giờ đây đã có rất nhiều loại trò chơi có sẵn và được buôn bán khắp nơi, nhưng khoảnh khắc tỉ mỉ tự tay làm nên thứ gì đó thì không điều gì có thể thay thế được. Lồng đèn là món đồ chơi đặc trưng trong ngày Tết Trung Thu, vì vậy hãy cùng nhau học làm những chiếc đèn lồng với những hình dạng, màu sắc khác nhau, đặc biệt đối với trẻ em thì đây sẽ là một hoạt động vừa vui chơi vừa học tập rất kích thích khả năng sáng tạo.

Rồi khi mà đêm rằm tới, dưới ánh trăng, những đứa trẻ rước đèn cùng nhau và hát lên những bài ca đầy kỷ niệm. Cùng nhau tụ tập ngồi im lặng lắng nghe những câu chuyện xưa cũ hay những câu chuyện về chú Cuội, Hằng Nga trên cung trăng,…

Tự làm những món đồ chơi thủ công

Những hoạt động ngày Tết Trung Thu

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm một số hoạt động khác trong ngày Tết Trung Thu nhé!

Rước đèn

Hình ảnh những cô, cậu bé cùng nhau xôm tụ, rước đèn đã quá quen thuộc trong ngày Tết Trung Thu. Những đứa trẻ bên nhau hò ca, vui cười, trên tay là những chiếc đèn lồng nhỏ xinh cứ thế dắt díu nhau đi khắp các ngõ nhỏ hay thôn xóm. Điều đó dường như đã trở thành một ký ức, một cảm xúc đầy hoài niệm trong tiềm thức của người Việt.

Rước đèn

Làm bánh Trung Thu

Một loại bánh được coi như một biểu tượng cho ngày này chính là bánh Trung Thu. Đây luôn luôn là một món quà mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp dành cho những người thân yêu. Còn gì tuyệt vời hơn khi chúng ta tự tay chuẩn bị cho từng công đoạn để làm trọn vẹn nên chiếc bánh Trung Thu, những chiếc bánh có những kiểu dáng đẹp mắt cùng với những hương vị đậm đà truyền thống.

Và đặc biệt khi những những chiếc bánh tự làm được mang đi biếu, tặng sẽ càng làm cho người nhận chúng cảm thấy hạnh phúc và trân quý hơn bao giờ hết.

Làm bánh Trung Thu

Phá cỗ

Phá cỗ là một phong tục truyền thống của nước ta, mâm cỗ Trung Thu rất thú vị, gồm có rất nhiều các loại bánh kẹo và hoa quả với nhiều màu sắc rực rỡ. Tuy nhiên đối với từng vùng miền mà sẽ có những cách bày trí trái cây khác nhau. Và tất cả sẽ được bày biện sao cho đẹp và đầy ắp mâm cỗ, điều đó để cầu cho may mắn sẽ đến cùng với những điều phúc lành, đủ đầy.

Sau khi mỗi gia đình đã bày trí mâm cỗ theo ngũ hành thì họ sẽ đặt tại giữa sân nhà để bắt đầu cúng. Và đợi khi trăng tròn đã lên cao cũng như đã cúng xong, mọi người bắt đầu cùng nhau sum họp bên mâm cỗ và “phá cỗ”.

Phá cỗ

Tình nguyện

Đây cũng sẽ là dịp ý nghĩa nhất để tổ chức nên các hoạt động tình nguyện mang nhiều ý nghĩa cho các trẻ em có hoàn cảnh khó khăn để hỗ trợ cho các em có một ngày Tết Trung Thu đầm ấm, trọn vẹn nhất. Một hoạt động chứa đựng rất nhiều ý nghĩa với những mong ước cho một tương lai tươi sáng dành cho các mầm non của đất nước.

Và ngoài ra thì quan niệm xưa, Tết Trung Thu sẽ là thời điểm để những người dân tiên đoán cho mùa màng hay vận mệnh và tương lai của đất nước. Nếu như trăng đêm rằm tròn và vàng sáng tức là năm ấy mùa màng bội thu, tằm tơ đầy nhà; nếu màu xanh hoặc lục thì nghĩa rằng sáp tới gặp thiên tai; còn nếu như là màu cam và ánh trăng trong sáng nghĩa là năm ấy đất nước thịnh vượng.

Tình nguyện

Xem thêm:

Tết Trung Thu là một phong tục không thể thiếu và có ý nghĩa rất lớn trong ngày rằm tháng 8 hằng năm tại Việt Nam. Đây sẽ là dịp để tỏ lòng hiếu thảo, đây cũng là ngày để báo hiếu, thể hiện sự biết ơn đối với những người thân yêu hay sự tri ân với những người bằng hữu. Rất mong rằng bài viết trên đã phần nào giải đáp các thắc mắc về Trung Thu ngày mấy? Ý nghĩa, nguồn gốc và phong tục ngày Tết Trung Thu. Chúc bạn sẽ có ngày Tết Trung Thu sum vầy, ấm cúng bên những người thân yêu của mình cùng với những điều may mắn sẽ đến trong tương lai!

Cha mẹ có thể tham khảo các chương trình đào tạo hiện có tại Bamboo School để chọn cho con môi trường học tập tốt nhất có thể

Facebook
Pinterest

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn và
Đặt lịch tham quan