Động từ là gì? Cụm động từ là gì? Cách xác định và đặt câu với động từ
Động từ là gì? Cụm động từ là gì? Đây được xem là một trong những ngữ pháp quan trọng trong tiếng Việt hiện nay. Để hiểu hơn chi tiết về những khái niệm trên, cùng Bamboo theo dõi bài chia sẻ dưới đây để nắm bắt thông tin một cách chính xác và dễ hiểu.
Khái niệm động từ là gì ?
- Động từ hiểu một cách đơn giản đó chính là chỉ trạng thái hoạt động của con người hay con vật, sự vật hiện tượng đang diễn ra.
- Động từ được chia thành 2 loại: nội động từ và ngoại động từ.
Chức năng của động từ ?
- Động từ thường đóng vai trò làm vị ngữ trong câu, giúp bổ sung ý nghĩa cho danh từ, tính từ.
Ví dụ: Cô ấy đang đi trên đường.
=> “Đang đi” là động từ, đóng vai trò làm vị ngữ.
- Động từ làm chủ ngữ trong câu
Ví dụ: Xem phim nhiều ảnh hưởng không tốt tới mắt.
=> “Xem phim” là động từ, đóng vai trò làm chủ ngữ
- Động từ làm định ngữ trong câu
Ví dụ: Căn nhà đang sơn là nhà của tôi.
=> “Đang sơn” đóng vai trò là định ngữ trong câu, bổ sung ý nghĩa cho danh từ.
- Động từ làm trạng ngữ trong câu
Ví dụ: Hiểu theo cách này, tôi thấy sai sai.
=> “Hiểu theo cách này” là động từ đóng vai trò làm trạng ngữ trong câu.
Phân loại các dạng động từ thông dụng trong tiếng Việt
Dựa theo tính chất của động từ, động từ được chia thành 2 loại là: động từ chỉ hành động và động từ chỉ trạng thái.
Động từ chỉ hành động
Động từ chỉ hành động dùng để chỉ hoạt động của các sự vật, hiện tượng nhằm tăng sức gợi hình, khiến sự vật trở nên gần gũi hơn
Ví dụ: chơi, nhảy, chạy, …
Động từ chỉ trạng thái
Động từ chỉ trạng thái dùng để tái hiện, gọi tên trạng thái cảm xúc, suy nghĩ, tồn tại của con người, sự vật, hiện tượng.
Ví dụ: vui, buồn, giận, lo lắng,…
- Động từ chỉ hành động có thể kết hợp với từ “xong” như “ăn xong”, “làm xong”,…
- Còn động từ chỉ trạng thái thì không thể kết hợp được với từ xong, chúng ta sẽ không nói “vui xong”, “buồn xong”, “lo lắng xong”,…
Động từ chỉ trạng thái cũng được phân chia thành nhiều loại, cụ thể như:
- Động từ chỉ trạng thái tồn tại: còn, hết, có,..
Ví dụ: Anh còn đó không?
- Động từ chỉ trạng thái biến hóa, thay đổi: thành, hóa, trở nên…
Ví dụ: Cái cây bỗng trở nên tươi tốt
- Động từ chỉ trạng thái tiếp thụ: được, bị, phải, chịu,..
Ví dụ: Anh ta bị đánh cho nhừ đòn
- Động từ chỉ trạng thái so sánh: bằng, thua, hơn, là,..
Ví dụ: Cậu ấy cao bằng tôi; chiều cao của cậu hơn tôi,..
Cụm động từ là gì ? Cách hình thành cụm động từ
Cụm động từ được tạo ra từ động từ kết hợp với một số từ hình thành nên nó. Có rất nhiều trường hợp cần các từ đi kèm để cụm động từ đó trở nên ý nghĩa và truyền tải đúng thông tin đến người khác.
Cách hình thành cụm động từ
Cụm động từ được chia thành 3 thành phần cấu tạo chính:
Trong cụm động từ :
- Phần phía trước có chức năng bổ nghĩa cho phần trung tâm. Chúng biểu thị sự việc tiếp diễn hay khuyến khích hoặc ngăn cản.
- Phần trung tâm
- Phần sau nằm ở cuối câu dùng để bổ ngữ cho động từ chính cho cụm động từ. Chúng nhằm để chỉ thời gian hay nguyên nhân, địa điểm,….
Ví dụ như: “Đang đi đến siêu thị”.
- Ở đây phần đầu là “đang”.
- Phần trung tâm là “đi”.
- Phần sau là “ đến siêu thị”.
Ngoài ra trong một vài trường hợp cụm động từ sẽ bị khuyết đi phần trước hoặc phần sau.
Bài tập về động từ, cụm động từ có đáp án
Loại 1: Xác định động từ, cụm động từ trong câu
Bài 1: Hãy tìm động từ trong đoạn văn sau:
“Một cái bóng lẹ làng từ trong vụt ra, rơi xuống mặt bàn. Thanh định thần nhìn rõ: con mèo của bà chàng, con mèo già vẫn chơi đùa với chàng ngày trước. Con vật nép chân vào mình khẽ phe phẩy cái đuôi, rồi hai con mắt ngọc thạch xanh giương lên nhìn người. Thanh mỉm cười lại gần vuốt ve con mèo”.
Đáp án
Các động từ trong đoạn văn là: vụt, rơi, nhìn, chơi đùa, nép, phe phẩy, giương, nhìn, mỉm cười, lại, vuốt ve.
Bài 2:
Một đêm nọ nghe tiếng gõ cửa, bà mở cửa nhìn thì chẳng thấy ai, một lát, có con hổ chợt lao tới cõng bà đi. Ban đầu, bà sợ đến chết khiếp, khi tỉnh, thấy hổ dùng một chân ôm lấy bà chạy như bay, hễ gặp bụi rậm, gai góc thì dùng chân trước rẽ lối chạy vào rừng sâu. Tới nơi, hổ thả bà xuống. Thấy một con hổ cái đang lặn lội, cào đất, bà cho là hổ định ăn thịt mình, run sợ không dám nhúc nhích.
Đáp án: Các động từ trong đoạn trích: nghe, gõ, mở, nhìn, lao, cõng, sợ, chết khiếp, tỉnh, thấy, dùng, ôm, chạy, bay, gặp, rẽ, thả, lăn lộn, cào, cho, định, ăn, run sợ, dám, nhúc nhích.
Bài 3: Tìm các cụm động từ trong đoạn văn sau:
Hổ đực mừng rỡ đùa giỡn với con, còn hổ cái thì nằm phục xuống, dáng mệt mỏi lắm. Rồi hổ đực quỳ xuống bên một gốc cây, lấy tay đào lên một cục bạc.
Gợi ý:
Các cụm động từ:
- mừng rỡ đùa giỡn với con
- nằm phục xuống
- mệt mỏi lắm
- quỳ xuống bên một gốc cây
- lấy tay đào lên một cục bạc
Bài 4: Cho đoạn văn sau:
“Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã.”
Đáp án: Cụm động từ trong đoạn văn: ăn uống điều độ, làm việc có chừng mực, chóng lớn lắm, đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng, cứ cứng dần và nhọn hoắt, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ, vừa lia qua, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã,…
Loại 2: Đặt câu với động từ, cụm động từ
Đặt câu với động từ chỉ hành động
- Tôi thường xuyên chạy bộ
- Ba tôi đang đọc báo
- Ông tôi đang tỉa cây cảnh
Đặt câu với động từ trạng thái
- Tôi buồn vì điểm kém
- Cô ấy giận tôi vì một vài lý do nào đó
- Bố mẹ vui vì tôi được điểm 10
Đặt câu với động từ tình thái
- Tôi muốn được đi chơi xa
- Ba mẹ mong tôi đạt được thành tích cao
- Chị tôi mong muốn được đi du học
Đặt câu với cụm động từ
- Tôi đã đi du lịch nhiều nơi tại Việt Nam
- Bác hàng xóm đã sang nhà tôi chơi từ hôm qua.
- Tôi không đi chơi với bạn bè của mình
Xem thêm:
- Tính từ là gì? Các loại tính từ và cách đặt câu với tính từ trong Tiếng Việt lớp 4
- Đại từ là gì? Phân loại đại từ và vai trò ngữ pháp của đại trong Tiếng Việt
- Danh từ, cụm danh từ là gì? Phân loại và ví dụ minh hoạ
Với những thông tin được chia sẻ về phần động từ, cụm động từ. Hy vọng các bé sẽ hiểu hơn về từ ngữ tiếng Việt cũng như cách đặt câu với chúng. Tiếng Việt luôn mang đến những điều thú vị về cách dùng, vị trí, hoàn cảnh, ngữ nghĩa, vì thế trau dồi vốn tiếng Việt là điều quan trọng mà các em học sinh cần nắm khi vẫn ngồi ghế nhà trường. Chúc các em học tập thật tốt.
Tính từ là gì? Các loại tính từ và cách đặt câu với tính từ trong Tiếng Việt lớp 4
Tính từ là gì? Cụm tính từ là gì? Đây được xem là một trong những ngữ pháp quan trọng trong tiếng Việt hiện nay. Để hiểu hơn chi tiết về những khái niệm trên, cùng Bamboo theo dõi bài chia sẻ dưới đây để nắm bắt thông tin một cách chính xác và dễ hiểu
Tính từ là gì?
- Tính từ là những từ dùng để miêu tả đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái.
- Đặc điểm: rất, quá, lắm, hơi….
- Để xác định từ loại ta cần xét từ đó ở trong văn cảnh cụ thể
Các loại tính từ trong Tiếng Việt
Tính từ chỉ đặc điểm
Đây là loại tính từ dùng để mô tả nét đặc trưng riêng của sự vật, hiện tượng nào đó. Bằng cách mô tả này người nghe có thể hình dung được sự khác biệt về hình dáng, màu sắc, mùi vị và các đặc điểm khác.
Chẳng hạn như một số từ sau: đỏ, nâu, tam giác, tròn, dài, trong suốt, đặc quánh, …
Tính từ chỉ chất
Đây cũng là tính từ để chỉ đặc điểm riêng của sự vật, hiện tượng. Tuy nhiên, điểm khác biệt ở đây chính là loại tính từ chỉ chất bao gồm cả tính chất xã hội hay hiện tượng cuộc sống thiên nhiên.
Tính từ này chủ yếu để bày tỏ đặc điểm tính chất bên trong, những thứ mà chúng ta không thể sờ nắm được mà phải phân tích, quan sát, tổng hợp mới có thể biết được.
Tính từ chỉ trạng thái
- Tính từ chỉ trạng thái là tính từ nêu rõ nhất về tất cả các trạng thái của con người, sự vật, hiện tượng.
- Một số tính từ ta thường gặp như: vui, buồn, đau, ốm, yên tĩnh, ồn ào…
Tính từ tự thân
- Tính từ chỉ mùi vị như: ngọt, bùi, cay, đắng, thơm, thối, mặn, nhạt, chua, tanh, nồng, chát…
- Tính từ chỉ màu sắc như: đỏ, vàng, cam, lục, chàm, tím, nâu, đen, trắng, xanh lơ, xanh, xanh xanh, xanh thắm, xanh lam, xanh ngắt, đỏ hoa, đỏ thẫm, nâu đen…
- Tính từ chỉ âm thanh: lao xao, lác đác, ồn ào, trầm bổng, thánh thót, trong trẻo…
- Tính từ chỉ kích thước: mỏng, dày, dài, ngắn, rộng, hẹp, cao, thấp…
- Tính từ chỉ lượng: nặng, nhẹ, vắng vẻ, đông đúc, quạnh hiu, sầm uất…
- Tính từ chỉ hình dáng: tròn, méo, vuông, cong, thẳng, …
- Tính từ chỉ phẩm chất con người: Tốt, xấu, kiên cường, nhút nhát, hèn mọn, nhỏ mọn, hòa đồng, thân thiện…
Tính từ chỉ mức độ trong tiếng Việt
Là các từ ngữ mà chúng ta thể hiện mức độ diễn ra của một hành động, sự việc nào đó trong câu. Một số tính từ chỉ mức độ ta thường gặp như: nhanh, chậm, xa, gần, lề mề…
Cụm tính từ là gì? Cấu tạo cụm tính từ
Cụm tính từ bao gồm có tính từ và các thành phần phụ khác như đang, sẽ, vẫn… và còn rất nhiều các từ ngữ biểu thị khác
Cấu tạo cụm tính từ
Mô hình cụm tính từ
Trong cụm tính từ:
- Các phụ ngữ ở phần trước có thể biểu thị
- Quan hệ thời gian (đã, sẽ, đang,..)
- Sự tiếp diễn tương tự ( lại, còn, cũng,..)
- Mức độ của đặc điểm ( rất, lắm, quá,..), tính chất
- Sự khẳng định hay phủ định,…
- Các phụ ngữ ở phần sau có thể biểu thị
- Vị trí (này, kia, ấy, nọ,..)
- Sự so sánh (như,..)
- Mức độ (lắm, quá,..)
- Phạm vi hay nguyên nhân của đặc điểm, tính chất,..
Ví dụ:
Quả bóng đang to thêm
- Phụ trước: đang
- Trung tâm: to
- Phụ sau: thêm
Bầu trời hôm nay cao vời vợi.
- Trung tâm: cao
- Phụ sau: vời vợi
Bài tập về tính từ Tiếng Việt có đáp án
Phần 1:Tự luận bài tính từ và cụm tính từ
Bài 1: Viết các tính từ sau vào từng cột cho phù hợp: cao, thấp, hiệu quả, rộng, hẹp, xanh, đỏ, tỏa, tốt, ngoan, sâu sắc, thiết thực, hôn mê, yên tĩnh?
Gợi ý
Bài 2: Tìm các cụm tính từ là thành ngữ?
Gợi ý:
Đen như cột nhà cháy, trắng như ngà, đắt như tôm tươi, nhanh như sóc, khỏe như voi, cứng như đá, vui như hội, đẹp như tiên, xấu như ma, hiền như Bụt, đỏ như son, nhát như cáy, tươi như hoa, đông như kiến, …
Bài 3: Phân loại tính từ sau vào ô đúng thể loại của chúng
Thú vị, tròn, trẻ, già, dài, tuyệt vời, trái xoan, đen, gầy, hồng, dày, tốt bụng, xấu xa, to, lớn, vuông, bé, nho nhỏ, trong sáng, cao, khỏe mạnh, vàng nhạt
Gợi ý:
Bài 4: Tìm phụ ngữ của các tính từ được in đậm dưới đây? Cho biết mỗi phụ ngữ biểu thị ý nghĩa gì?
- Suốt ngày nàng chẳng nói, chẳng cười, mặt buồn rười rượi. (Thạch sanh)
- Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ.(Ếch ngồi đáy giếng)
- Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung…(Ếch ngồi đáy giếng)
Gợi ý:
Bài 5: So sánh sự khác nhau giữa cách nói sau
- Hay nói – nói hay
- Giỏi nói – nói giỏi
- Đẹp người – người đẹp
Gợi ý:
Trật tự giữa tính từ với danh từ và động từ khi bị thay đổi có thể làm cho ý nghĩa khác đi.
- Hay nói: “hay” có ý nghĩa chỉ tần số – số lần trong một đơn vị chỉ thời gian.
- Nói hay: “hay” chỉ tính chất của nói.
- Giỏi nói: “nói” là phụ ngữ sau của cụm tính từ có tính từ “giỏi” là phần trung tâm, chỉ phạm vi của tính chất kèm theo ý nghĩa đánh giá chủ quan.
- Nói giỏi: “giỏi” là phụ ngữ sau của cụm động từ có động từ “nói” là phần trung tâm, chỉ sự đánh giá về cách thức thực hiện hành động nói.
- Đẹp người: “người” là phụ ngữ sau của cụm tính từ có tính từ “đẹp” là phần trung tâm, chỉ phạm vi của tính chất.
- Người đẹp: “đẹp” là phụ ngữ sau của cụm danh từ có danh từ người là trung tâm, hoặc có thể coi “đẹp” là vị ngữ trong quan hệ với chủ ngữ “người”, chỉ tính chất của sự vật nêu ở danh từ).
Bài 6: Đặt câu với tính từ, cụm tính từ
Tính từ:
- Cô ấy có cái váy rất đẹp
- Hoa hồng hôm nay nở rộ một màu hồng rực
- Nắng buổi trưa rừng rừng một màu vàng chói
- Nắng hôm nay thật rực rỡ
Cụm tính từ:
- Bầu trời mùa thu trong xanh vời vợi
- Cô người mẫu mặc bộ váy xẻ tà đầy quyến rũ
Phần 2: Trắc nghiệm bài tính từ và cụm tính từ
Câu 1: Từ nào dưới đây không phải là tính từ?
A. Tươi tốt
B. Làm việc
C. Cần mẫn
D. Dũng cảm
Câu 2: Cụm tính từ thường đảm nhận chức vụ gì trong câu?
A. Vị ngữ trong câu
B. Chủ ngữ trong câu
C. Trạng ngữ trong câu
D. Bổ ngữ trong câu
Câu 3: Cụm tính từ nào có đầy đủ cấu trúc ba thành phần?
A. Xinh đẹp bội phần.
B. Còn đẹp lắm.
C. Vẫn duyên dáng.
D. Rất chăm chỉ.
Câu 4: Tính từ là gì?
A. Tính từ là từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái
B. Có thể trực tiếp làm vị ngữ
C. Có thể kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, sẽ, không, chưa, chẳng…
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 5: Phát biểu nào không đúng với đặc điểm của tính từ?
A. Tính từ không thể làm chủ ngữ trong câu.
B. Tính từ có thể làm vị ngữ trong câu.
C. Tính từ có hai loại đáng chú ý là: Tính từ chỉ đặc điểm tương đối và Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối.
D. Tính từ có thể kết hợp với các từ: đã, đang, sẽ, cũng, vẫn… để tạo thành cụm tính từ.
Câu 6: Tổ hợp từ nào là cụm tính từ?
A. Quả hồng xiêm ngọt lịm.
B. Bỏ học về nhà chơi.
C. Rất chuyên cần.
D. Đang ngồi dệt cửi.
Câu 7: Cho đoạn văn sau: “Lúc đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được rất ưa nhìn. Đầu tôi to và nổi lên từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.”
Có mấy tính từ trong đoạn trích trên?
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
Câu 8: Tìm cụm tính từ có đầy đủ cấu trúc ba phần?
A. Vẫn còn khỏe mạnh lắm
B. Rất chăm chỉ làm việc
C. Còn trẻ khỏe
D. Đang vui như hội
Câu 9: Đọc câu văn: “Gọi là kênh Bọ Mắt vì ở đó tụ tập không biết cơ man nào là bọ mắt, đen như hạt vừng.” Phần phụ sau của cụm tính từ trong câu trên biểu thị ý nghĩa gì?
A. Biểu thị sự so sánh.
B. Biểu thị nguyên nhân của đặc điểm, tính chất được nói tới.
C. Biểu thị phạm vi của sự vật.
D. Biểu thị vị trí của sự vật.
Câu 10: Đoạn văn trên có mấy cụm tính từ
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 11: Tìm cụm tính từ được sử dụng trong câu sau: “Xong, nó vui vẻ chạy đi làm những việc bố mẹ tôi phân công, vừa làm vừa hát có vẻ vui lắm.”
A. Vui vẻ chạy đi
B. Vừa làm vừa hát
C. Vui lắm
D. Không có cụm tính từ
Câu 12: Cụm từ “đua nhau học tập lễ phép” thuộc loại gì?
A. Cụm động từ.
B. Cụm danh từ.
C. Cụm tính từ.
D. Cụm chủ vị
Câu 13: Các tính từ như “chần chẫn, bè bè, sừng sững, tun tủn” còn thuộc loại từ nào?
A. Từ ghép
B. Từ láy
C. Tính từ (Từ láy tượng hình)
D. Từ đơn
Câu 14: Cụm từ nào là cụm tính từ?
A. Đang dệt cửi.
B. Còn đang thơ ấu.
C. Liền cầm dao cắt đứt tấm vải.
D. Buôn bán điên đảo.
Đáp án
Xem thêm:
- Danh từ, cụm danh từ là gì? Phân loại và ví dụ minh hoạ
- Chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ là gì? Cách xác định, đặt câu và ví dụ minh họa
- Biện pháp tu từ là gì? Các biện pháp tu từ, tác dụng và ví dụ minh họa
Như vậy là Bamboo đã cung cấp tất cả cấp khái niệm và ví dụ về Tính từ là gì? Cụm tính từ là gì? Phân loại cũng như chức năng trong câu. Hy vọng với bài viết này sẽ giúp các em học sinh hiểu chi tiết hơn về 2 loại từ này từ đó sử dụng đúng cách, đúng ngữ cánh, giúp lời văn của các em sẽ hay và có hồn hơn.
Danh từ, cụm danh từ là gì? Phân loại và ví dụ minh hoạ
Danh từ là gì? Cụm danh từ là gì? Là một kiến thức rất quan trọng, ở bài viết này Bamboo sẽ chia sẻ kiến thức hữu ích về cấu tạo của cụm danh từ này nhé!
Danh từ là gì? Định nghĩa về danh từ
Tiếng Việt thường rất đa dạng và phong phú, để có thể làm ra một bài văn hay hoặc một câu nói hoàn chỉnh mang ý nghĩa sâu sắc, cần phải hiểu rõ danh từ, cụm danh từ, tính từ, cụm tính từ,…
Vậy danh từ là gì? Danh từ thường được dùng để gọi tên sự vật, hiện tượng hay khái niệm. Danh từ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ hoặc tân ngữ đứng trong câu.
Chức của danh từ trong câu
Các chức năng của danh từ:
- Danh từ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hoặc có thể làm tân ngữ cho ngoại động từ.
- Ngoài ra, danh từ còn dùng để ghép cùng các chỉ lượng, chỉ định để tạo thành cụm danh từ.
Các loại danh từ trong tiếng Việt? Ví dụ minh hoạ
Có 4 loại danh từ chính:
Danh từ chỉ sự vật
Là tên gọi, bí danh, địa danh,… của sự vật. Danh từ chỉ sự vật được chia thành 2 nhóm là danh từ riêng và danh từ chung:
Danh từ riêng: Là danh từ chỉ tên riêng của người, tên gọi một địa danh hay một sự vật, sự việc,… cụ thể.
Ví dụ: Đà Lạt (tên thành phố), Tháp Chàm (tên địa danh), Hồ Chí Minh (vừa là tên người, vừa là tên đường), Gia Lân (tên người),…
Danh từ chung: Là những danh từ chỉ tên gọi hay dùng mô tả sự việc, sự vật mang tính chất khái quát, nhiều nghĩa. Danh từ chung chia thành 2 loại:
- Danh từ cụ thể: Là danh từ mô tả sự vật mà con người có thể cảm nhận được bằng các giác quan như thính giác, thị giác, xúc giác,…
Ví dụ nắng, mưa, gió,…
- Danh từ trừu tượng: Là những danh từ không thể cảm giác bằng các giác quan như thị giác, thính giác, khứu giác,…
Ví dụ ý nghĩa, tinh thần,…
Danh từ chỉ đơn vị
Là các danh từ dùng để chỉ sự vật có thể xác định được tính bằng số lượng hoặc trọng lượng. Được chia thành các dạng khác nhau:
- Dùng để chỉ đơn vị tự nhiên.
Ví dụ: con, cái, miếng, nắm,…
- Dùng để chỉ đơn vị chính xác.
Ví dụ: lít, tấn, tạ, yến, kilogam, mét,…
- Dùng để chỉ đơn vị thời gian.
Ví dụ: giây, phút, giờ, ngày,…
- Dùng để chỉ đơn vị ước lượng.
Ví dụ: tổ, nhóm, đàn, bó,…
- Dùng để chỉ tổ chức.
Ví dụ: thôn, xã, quận/ huyện, tỉnh, thành phố, phường,…
Danh từ chỉ khái niệm
Là loại danh từ mô tả dưới dạng ý nghĩa trừu tượng của sự việc một cách cụ thể. Được sinh ra và tồn tại trong ý thức con người. Hay nói cách khác, các khái niệm này “không có hình thù nhất định”, không thể cảm nhận trực tiếp bằng các giác quan như mắt thấy, tai nghe được,…
Ví dụ: Kẽm là một nguyên tố kim loại chuyển tiếp, ký hiệu là Zn và có số nguyên tử là 30.
Danh từ chỉ hiện tượng
Là các hiện tượng do thiên nhiên hay do con người sinh ra trong môi trường không gian, thời gian nhất định. Có 2 loại danh từ chỉ hiện tượng:
- Hiện tượng tự nhiên
Ví dụ: mưa, gió, bão bùng, sấm sét,…
- Hiện tượng xã hội
Ví dụ: giàu – nghèo, bùng nổ dân số, hòa bình, chiến tranh,…
Phân biệt danh từ với động từ và tính từ trong tiếng Việt?

Phân biệt danh từ với động từ và tính từ trong tiếng Việt
Cụm danh từ là gì? Định nghĩa về cụm danh từ
Cụm danh từ được cấu tạo từ một tổ hợp danh từ, cùng kết hợp với nhau tạo nên một câu hoàn chỉnh có nghĩa.
Ví dụ về cụm danh từ:
- Học sinh (danh từ) ⇒ Tất cả các học sinh (cụm danh từ)
- Túp lều (danh từ) ⇒ Một túp lều tranh (cụm danh từ)
- Milu (danh từ) ⇒ Milu là chú chó thông minh của nhà bà Nga (cụm danh từ)
Chức năng của cụm danh từ trong câu
Chức năng cụm danh từ:
- Kết hợp với các từ chỉ số lượng lập thành cụm danh từ.
Ví dụ :2 con heo trong số 2 bổ ngữ cho danh từ “con heo”.
- Cụm danh từ có thể làm chủ ngữ hoặc vị ngữ trong câu hoặc tân ngữ cho ngoại động từ.
- Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.Trong cụm danh từ, các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho danh từ các ý nghĩa có thể xác định được.
- Cụm danh từ biểu thị hoặc xác định vị trí của sự vật ấy trong gian hay thời gian.
Cấu tạo cụm danh từ gồm có mấy phần?
Cấu tạo của cụm danh từ gồm 3 phần chính: Phần phụ trước + Phần trung tâm + Phần phụ sau
Trong đó:
- Phần phụ trước có 2 loại: tổng số lượng ( tất cả, những, nhiều..) và chỉ số lượng cụ thể ( 2, 3,
- Phần trung tâm của cụm thường gồm hai từ: Từ thứ nhất chỉ đơn vị tính toán, đối tượng chung chung. Từ thứ 2 là chỉ đối tượng được đem ra tính toán, đối tượng cụ thể.
- Phần phụ sau có 2 loại: đặc điểm của sự vật (đen, của, màu sắc,…) & xác định vị trí của sự vật (đấy, kia…)
Cho ví dụ minh hoạ về cụm danh từ
Một số ví dụ về cụm danh từ:
- Cả hai vị thần đều xin cưới Mị Nương.
- Cả một trăm người con đều hồng hào, khoẻ mạnh.
- Tất cả mọi người đều đã sẵn sàng.
- Mẹ em mua hai yến gạo, một lít dầu.
- Chú mèo đang trèo cây.
Bài tập về danh từ và cụm danh từ có đáp án
PHẦN 1: Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Dòng nào dưới đây là cụm danh từ?
a. “Sáng le lói dưới mặt hồ xanh”.
b. “Đã chìm đáy nước”.
c. “Một con rùa lớn”.
d. “Đi chậm lại”.
Câu 2: Dòng nào dưới đây nêu đúng mô hình cấu trúc của cụm danh từ?
a. Cụm danh từ có mô hình cấu trúc phức tạp
b. Cụm danh từ là loại tổ hợp danh từ có mô hình gồm 2 phần: phần phụ trước và phần trung tâm
c. Cụm danh từ là loại tổ hợp danh từ có 2 phần: phần trung tâm và phần phụ sau
d. Cụm danh từ là loại tổ hợp danh từ có mô hình cấu trúc gồm 3 phần: phần trước, phần trung tâm, phần sau
Câu 3: Tổ hợp từ nào không là cụm danh từ?
a. Một buổi chiều.
b. Nhà lão Miệng.
c. Trung thu ấy.
d. Rất tuyệt vời.
Câu 4: Cụm danh từ là gì?
a. Còn được gọi là ngữ danh từ, nhóm danh từ, danh ngữ
b. Là một tập hợp do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành
c. Cụm danh từ có ý nghĩa cụ thể, chi tiết hơn, có cấu tạo phức tạp hơn
d. Cả 3 đáp án trên
Câu 5: Cả ba cô con gái là cụm từ có mấy thành phần?
a. 2
b. 3
c. 4
d. Không xác định được
Câu 6: Cho câu sau: Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng” có mấy cụm danh từ?
a. 2
b. 3
c. 4
d. 5
Câu 7: Tìm cụm danh từ, cụm nào đủ cấu trúc ba phần
a. Một em học sinh lớp 6
b. Tất cả lớp
c. Con trâu
d. Cô gái mắt biếc
Câu 8: Có bao nhiêu cụm danh từ trong đoạn văn sau:
Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.
a. Hai
b. Ba
c. Bốn
d. Năm
Câu 9: Cụm danh từ gồm mấy phần
a. 2 phần
b. 3 phần
c. 4 phần
d. 5 phần
Câu 10: Cụm từ nào không phải là cụm danh từ?
a. Cây bút thần.
b. Truyện Thánh Gióng.
c. Tre ngà bên lăng Bác.
d. Đeo nhạc cho mèo.
Câu 11: Trong các cụm danh từ sau, cụm danh từ nào chỉ có thành phần trung tâm và phụ sau
a. Các bạn học sinh
b. Hoa hồng
c. Chàng trai khôi ngô
d. Chiếc thuyền buồm khổng lồ màu đỏ
Câu 12: Trong cụm danh từ “mọi phép thần thông”, từ nào là từ trung tâm?
a. Mọi.
b. Thần thông.
c. Thần.
d. Phép.
Câu 13: Trong cụm danh từ “Tất cả những bạn học sinh lớp 6A trường Trần Phú”, bộ phận nào là phần trung tâm của cụm danh từ?
a. Học sinh lớp 6A.
b. Học sinh.
c. Những bạn học sinh lớp 6A.
d. Bạn học sinh.
Câu 14: Cụm danh từ nào có đủ cấu trúc ba phần?
a. Tất cả các bạn học sinh lớp 6.
b. Chiếc thuyền cắm cờ đuôi nheo.
c. Một lưỡi búa.
d. Chàng trai khôi ngô tuấn tú ấy.
Đáp án
1 – C
2 – D
3 – D
4 – D
5 – B
6 – B
7 – A
8 – C
9 – B
10 – D
11 – C
12 – D
13 – D
14 – A
PHẦN 2: Bài tập tự luận
Câu 1: Tìm các cụm danh từ trong những câu sau:
a. Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.
b. Gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại.
c. Đại bàng nguyên là một con yêu tinh ở trên núi, có nhiều phép lạ.
Trả lời:
Câu 2: Tìm phụ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn trích:
Khi kéo lưới lên, thấy nằng nặng, Lê Thận chắc mẩm được mẻ cá to. Nhưng khi thò tay vào bắt cá, chàng chỉ thấy có một thanh sắt. Chàng vứt luôn thanh sắt … xuống nước, rồi lại thả lưới ở một chỗ khác.
Lần thứ hai cất lưới lên cũng thấy nặng tay, Thận không ngờ thanh sắt … lại chui vào lưới mình. Chàng lại ném nó xuống sống. Lần thứ ba, vẫn thanh sắt … mắc vào lưới.
Trả lời:
Khi kéo lưới lên, thấy nằng nặng, Lê Thận chắc mẩm được mẻ cá to. Nhưng khi thò tay vào bắt cá, chàng chỉ thấy có một thanh sắt. Chàng vứt luôn thanh sắt vừa kéo lên xuống nước, rồi lại thả lưới ở một chỗ khác.
Lần thứ hai cất lưới lên cũng thấy nặng tay, Thận không ngờ thanh sắt lúc nãy lại chui vào lưới mình. Chàng lại ném nó xuống sống. Lần thứ ba, vẫn thanh sắt ấy mắc vào lưới.
Câu 3: Tìm các cụm danh từ trong các câu sau và sắp xếp các phần trong chúng vào mô hình cụm danh từ.
a. Ngày xưa, có hai vợ chồng ông lão đánh cá ở với nhau trong một túp lều nát trên bờ biển.
b. Mụ ấy đòi một cái máng lợn ăn mới.
c. Tôi kêu trời phù hộ cho, ông sẽ được một cái nhà rộng và đẹp.
Trả lời:
a. Ngày xưa, có hai vợ chồng ông lão đánh cá ở với nhau trong một túp lều nát trên bờ biển.
b. Mụ ấy đòi một cái máng lợn ăn mới.
c. Tôi kêu trời phù hộ cho, ông sẽ được một cái nhà rộng và đẹp.
Câu 4: So sánh các cách nói sau đây rồi rút ra nhận xét về nghĩa của cụm danh từ so với nghĩa của một danh từ:
- túp lều / một túp lều
- một túp lều / một túp lều nát
- một túp lều nát / một túp lều nát trên bờ biển.
Trả lời:
- Một túp lều: xác định được đơn vị
- Một túp lều nát: xác định được tính chất, tình trạng của sự vật
- Một túp lều nát trên bờ biển: xác định được tính chất của sự vật
Câu 5: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới:
“Nghe nói, vua lấy làm mừng lắm. Nhưng, để biết đích xác hơn nữa, vua sai thử lại. Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau phải đem nộp đủ, nếu không thì cả làng phải tội.
(trích từ Sách giáo khoa Ngữ văn 6 – Tập 1)”
a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào em đã học? Văn bản đó thuộc thể loại gì? Nêu đặc trưng của thể loại đó.
b. Liệt kê các danh từ từ có xuất hiện trong đoạn văn.
c. Tìm các cụm danh từ có trong đoạn văn trên.
Trả lời:
Câu a:
- Đoạn văn được trích từ truyện Em bé thông minh.
- Truyện Em bé thông minh thuộc thể loại truyện cổ tích.
Đặc trưng truyện cổ tích:
- Đặc trưng về nghệ thuật: thường sử dụng nhiều các yếu tố hư cấu, hoang đường, kì ảo.
- Đặc trưng về cốt truyện: câu chuyện thường trải qua các giai đoạn với cấu trúc chung (sinh ra – biến cố – hóa giải biến cố – kết cục), và thường luôn là kết thúc có hậu.
- Đặc trưng về nội dung, ý nghĩa: thường truyền tải, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.
Câu b: Các danh từ có trong đoạn văn: vua, làng, thúng gạo nếp, con trâu đực, con trâu.
Câu c: Các cụm danh từ có trong đoạn văn: làng ấy, ba thúng gạo nếp, ba con trâu đực, ba con trâu ấy, chín con, năm sau, cả làng.
Xem thêm:
- Đại từ là gì? Phân loại đại từ và vai trò ngữ pháp của đại trong Tiếng Việt
- Chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ là gì? Cách xác định, đặt câu và ví dụ minh họa
- Biện pháp tu từ là gì? Các biện pháp tu từ, tác dụng và ví dụ minh họa
Trên đây là toàn bộ kiến thức về danh từ và cụm danh từ. Hy vọng rằng sau các bài tập củng cố kiến thức, bạn có thể hiểu rõ hơn về danh từ và cụm danh từ. Ngoài kiến thức tiếng Việt, Bamboo còn chia sẻ về các kiến thức khác, hãy theo dõi thêm để có thêm nhiều kiến thức liên quan bạn nhé!
Lớp 10 có bao nhiêu môn? Những điều bạn cần chuẩn bị trước khi vào lớp 10
Bước vào lớp 10 là cấp học đầu tiên của bậc THPT, hầu hết các phụ huynh và học sinh đều bỡ ngỡ và sửa soạn cho việc chuẩn bị cho năm học mới. Và một trong những điều quan trọng cần chuẩn bị là dụng cụ học tập. Dưới đây là những dụng cụ cần thiết cho học sinh chuẩn bị vào lớp 10, mời bạn xem qua nhé!
Lớp 10 có bao nhiêu môn?
Khi bắt đầu vào lớp 10 với một môi trường mới đi theo là những môn học mới và nhiều hơn bậc THCS. Theo đó, học sinh vào lớp 10 sẽ học 7 môn và hoạt động giáo dục bắt buộc bao gồm: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng an ninh, Hoạt động trải nghiệm – hướng nghiệp, Nội dung giáo dục của địa phương.
Các môn học tự chọn gồm: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2. Ba nhóm môn học để lựa chọn 5 môn gồm: khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục kinh tế và Pháp luật); Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học); Công nghệ và nghệ thuật (Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật).

Những môn lớp 10 học
Lớp 10 cần mua gì?
Đối với những học sinh lớp 10 khi mới bắt đầu lên cấp 3 việc mua những dụng cụ học tập cần thiết là món đồ không thể thiếu. Cùng tham khảo qua các dụng cụ học tập lớp 10 cần thiết để chuẩn bị cho năm học mới nhé!
Bộ sách giáo khoa
Sách giáo khoa là đồ dùng học tập quan trọng không thể thiếu đối với mỗi học sinh. Phụ huynh học sinh nên lựa chọn mua sách giáo khoa tại các nhà sách lớn, nhà xuất bản uy tín để đảm bảo chất lượng của sách trong quá trình sử dụng.
Bên cạnh việc chuẩn bị bộ sách giáo khoa theo quy định của Bộ GD&ĐT, học sinh lớp 10, phụ huynh cần chuẩn bị thêm một số tài liệu học tập như: Bảng tuần hoàn hóa học, Atlat địa lý… và sách tham khảo cần thiết.

Sách giáo khoa lớp 10
Balo/Cặp
Cặp sách đi học cũng không thể thiếu cho học sinh lớp 10, một môi trường mới các em cần thay đổi và sắm sửa những kiểu balo, cặp cho phù hợp với trang phục của mình. Nên lựa chọn những cặp có chất liệu da hoặc balo vải để có thể đựng được nhiều sách vở cũng như thuận tiện cho việc đi học mỗi ngày của các em đỡ vất vả hơn.

Balo/Cặp để đi học
Vở/ tập viết
Bao gồm những loại sau:
- Loại vở sử dụng: Vở kẻ ngang (dành cho học sinh miền Bắc) hoặc vở ly ngang (dành cho học sinh miền Trung và Nam)
- Độ dày của vở đa dạng: Từ mỏng (72 – 96 trang), trung bình (120 trang) tới dày (200 trang trở lên). Tùy vào số lượng nội dung ghi bài của từng môn học nhiều hay ít, các bạn có thể cân nhắc và lựa chọn loại vở phù hợp.
- Số lượng: Với lớp 10, học sinh nên chuẩn bị từ 20 quyển vở mỏng và 5-7 quyển vở có số trang trung bình hoặc dày để làm bài tập các môn như Toán, Lý, Hóa,…

Vở/tập
Giấy kiểm tra
Học sinh lớp 10 nói riêng và học sinh bậc THPT nói chung cần sử dụng khá nhiều giấy kiểm tra cho các bài kiểm tra 15 phút, 45 phút. Do đó, mỗi bạn học sinh cần trang bị từ 2-3 tập giấy kiểm tra để sử dụng cho cả năm học.

Giấy kiểm tra
Bút viết
Nên chuẩn bị bút viết đa dạng và đủ loại để bạn dễ dàng ghi chép cũng như phân chia nội dung cho từng mục rõ ràng hơn. Trung bình mỗi kỳ, học sinh lớp 10 phải sử dụng từ 10-12 chiếc bút bi. Vì thế nên mua sẵn 1,2 hộp bút để sẵn tránh trường hợp đang dùng bị hết mực.

Bút viết
Gôm tẩy
Gôm, tẩy cũng là dụng cụ khá quan trọng dành cho học sinh lớp 10, bởi lẽ khi bước vào cấp 3 các em thường sẽ làm bài tập trắc nghiệm nhiều vì thế cần chuẩn bị gôm, tẩy có sẵn để khi cần luôn có mà sử dụng.

Gôm tẩy
Máy tính cầm tay
Máy tính bỏ túi là vật dụng bất ly thân dành cho học sinh cấp 3, sử dụng máy tính để tính toán cho các môn khoa học tự nhiên như Toán, Lý, Hóa, Sinh,… giúp các em thực hiện các phép tính phức tạp một cách nhanh chóng và chính xác.
Với học sinh cấp 3, có thể lựa chọn một số dòng máy tính thông dụng hiện nay như: Casio FX 570 ES Plus, Vinacal 570 ES Plus, Casio FX 580 VNX…

Máy tính cầm tay
Bộ Thước kẻ
Thước thẳng, eke, đo độ là các loại dụng cụ kẻ vẽ, đo đạc không thể thiếu. Học sinh có thể mua một bộ eke gồm tất cả các sản phẩm trên hoặc mua lẻ từng sản phẩm tùy vào nhu cầu.

Bộ Thước kẻ
Compa
Tương tự như eke, thước kẻ, compa là dụng cụ gắn liền với môn toán học. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại compa, đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã. Khi chọn mua compa nên chọn những đơn vị uy tín, chất lượng, đảm bảo tính chính xác, độ bền và dễ mang theo trong quá trình học.

Compa
Một số dụng cụ học tập khác
Bình nước: Khi bắt đầu học lớp 10 các em học sinh sẽ bắt đầu học cả ngày vì thế cần nên chuẩn bị một bình nước uống cá nhân để có thể bổ sung nước trong suốt quá trình học trên lớp.

Bình nước
Sổ: Ngoài vở viết ra những cuốn sổ ghi chép cũng rất cần thiết cho các em học sinh. Với mục đích ghi chép thời khóa biểu, kế hoạch học tập, công thức, từ mới… phục vụ cho nhu cầu học tập.

Sổ ghi chép
Giấy note: Là dụng cụ giúp ghi nhớ kiến thức sâu và lâu hơn dành cho các em học sinh cấp 3, giấy note có thể dán lên góc học tập hoặc bất kỳ nơi nào để các em nhìn thấy dễ dàng nhất. Đây là một tips quan trọng mà các học sinh giỏi rất thường sử dụng.

Giấy note ( giấy ghi chú)
Túi đựng tài liệu: dùng để đựng giấy kiểm tra, bài kiểm tra hoặc các tài liệu quan trọng khi đi học, giúp quản lý được các kiểm tra tránh bị thất lạc.

Túi đựng tài liệu
Hộp/túi đựng bút: là dụng cụ dành cho các bạn thích sự gọn gàng, ngăn nắp, để tránh việc mất bút linh tinh các em nên sắm cho mình một hộp bút ngay cho mình nhé!

Hộp/túi đựng bút
Kẹp giấy

Kẹp giấy
Lớp 10 cần chuẩn bị những gì?
Thường xuyên tham gia các hoạt động bổ ích do nhà nước tổ chức
Việc tham gia thường xuyên vào những hoạt động tập thể do nhà trường tổ chức sẽ giúp các em học sinh có thể cải thiện kỹ năng giao tiếp và hoàn thiện bản thân hơn nữa. Bên cạnh đó, các em cũng có thể nhờ việc này mà quen biết thêm nhiều người bạn mới, tạo dựng những mối quan hệ tốt đẹp và từ đó có thể được nhiều người yêu mến hơn.
Chuẩn bị kỹ càng về chương trình học của lớp 10
Biết thắc mắc lớp 10 cần mua và chuẩn bị những gì là một việc quan trọng bởi lúc này các em đã ý thức được sự thay đổi trong chương trình đào tạo của mình, đối với lớp 10, lượng kiến thức cần nắm sẽ nhiều hơn và nặng hơn so với các lớp dưới. Vì thế, để có thể nhanh chóng thích nghi được với môi trường học, các em cần phải chuẩn bị thật kỹ càng, tìm hiểu trước các nội dung mà mình sẽ học để đạt được kết quả tốt nhất trong năm học.
Làm quen với nhiều thầy cô và bạn bè
Lớp 10, các em không phải học chung với những người bạn mà mình đã từng quen mà sẽ phải gặp gỡ với những người bạn mới. Vì vậy, hãy cố gắng nắm bắt cơ hội để có thể giao lưu, kết bạn ngay từ những ngày đầu tiên nhập học để có thể giúp đỡ và học hỏi nhau nhiều hơn. Cảm giác đi học buổi đầu thường sẽ rất rụt rè và khá hồi hộp.
Điều mà các em học sinh lớp cần chuẩn bị chính là tâm lý thật thoải mái để có thể bắt chuyện và làm quen với những người bạn mới và thầy cô mới của mình. Việc tạo ấn tượng tốt với thầy cô và bạn bè ở một môi trường mới chắc chắn sẽ khiến cho hiệu quả học tập của các em tăng lên rất nhiều đấy!
Xem thêm:
- Review các trường cấp 3 – THPT chất lượng tốt nhất tại TP.HCM
- Top 5 trường THPT – trường cấp 3 tốt nhất quận hóc môn
- Top 5 trường THPT – trường cấp 3 tốt nhất quận tân phú
Trên đây là tất cả những thông tin bổ ích dành cho các em học sinh chuẩn bị vào lớp 10, nếu bạn muốn biết thêm những thông tin nào khác, đừng quên để lại dưới phần bình luận nhé!
Từ phức là gì? Cấu tạo và phân loại của từ phức
Từ phức có lẽ là khái niệm khá mới với nhiều người, vì vậy việc nhận biết từ phức trong câu khá khó khăn và mất thời gian suy nghĩ. Hãy xem bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về từ phức và cách sử dụng từ phức nhé!
Từ phức là gì? Khái niệm của từ phức
Từ phức là từ được tạo nên từ ít nhất 2 tiếng hoặc nhiều hơn để mang nghĩa hoàn chỉnh, khi phân chia các tiếng trong từ phức. Nói cách khác thì từ phức chính là từ ghép, có thể ghép 2 tiếng giống nhau hoặc khác nhau tạo nên từ có nghĩa.

Từ phức
Cấu tạo của từ phức? Cho ví dụ minh hoạ
Theo nghĩa của các tiếng cấu tạo thành từ phức, chia làm 3 dạng cấu tạo chính:
- Các tiếng đứng tách riêng đều có nghĩa riêng
Ví dụ: vui vẻ
Vui: từ đơn chỉ trạng thái tinh thần của người hoặc chủ thể có ý thức.
Vẻ: từ đơn biểu thị kiểu cách, hình dáng bề ngoài của người hoặc vật.
- Mỗi tiếng tách ra đều không mang nghĩa rõ ràng
Ví dụ:
Hạnh phúc: Khi mỗi tiếng tách ra đều không có ý nghĩa
- Mỗi tiếng tách ra, có tiếng có nghĩa, có tiếng không có nghĩa
Ví dụ: đẹp đẽ
Đẹp: chỉ vẻ bề ngoài ưa nhìn, xinh xắn
Đẽ: không mang nghĩa cụ thể

Cấu tạo của từ phức
Như vậy ta có thể thấy, các tiếng tạo thành từ phức không nhất thiết phải mang nghĩa rõ ràng mà còn phụ thuộc vào khi 2 tiếng ấy hợp nhất với nhau tạo nên ý nghĩa chung.
Phân loại từ phức? Cho ví dụ minh hoạ
Từ phức được chia thành 2 dạng chính là từ ghép và từ láy:
Từ ghép
Từ ghép được hiểu là từ mà có 2 tiếng kết hợp với nhau, dựa trên quan hệ về ngữ nghĩa, ta chia từ ghép thành 2 loại:
- Ghép đẳng lập: Không phân ra thành tiếng chính và tiếng phụ, các tiếng bình đẳng với nhau. Ý nghĩa của loại từ ghép này mang nghĩa tổng hợp. chỉ sự vật và các đặc trưng chung.
Ví dụ: nhà của, bếp núc, bút thước, làng mạc,…..
- Ghép chính phụ: Được hợp thành bởi tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính.
Ví dụ: Con cái, xe đạp, bút chì, sách giáo khoa,….
Từ láy
- Tương tự từ ghép, từ láy là một bộ phận của từ phức.
- Hai tiếng có mối quan hệ về âm thanh cấu tạo thành từ láy với mục đích giúp câu chữ trở nên sinh động, đồng thời tạo nên sự nhấn nhá trong câu văn.
- Từ láy thường được các nhà văn, nhà thơ sử dụng trong tác phẩm của họ để tác phẩm trở nên phong phú.
- Từ láy thường dùng để biểu thị tính chất của sự việc.
- Có từ láy cấu thành từ hai âm tiết, cùng có từ tạo nên từ 2 âm tiết trở lên.
Có 2 loại từ láy:
- Từ láy toàn bộ: Hai tiếng cấu thành của nó giống nhau cả về vần và âm tiết.
Ví dụ: ào ào, xanh xanh,…
- Từ láy bộ phận: Hai tiếng giống nhau về vần hoặc về âm
Ví dụ: lao xao, chênh vênh,…
Cách phân biệt từ ghép với từ láy là gì?
Cấu tạo của từ ghép và từ láy rất phức tạp, vì thế rất khó để phân biệt chúng, sau đây là các đặc điểm để phân biệt:

Phân biệt từ ghép với từ láy
Bài tập về từ phức có đáp án
Bài 1. Hãy xếp các từ phức sau vào hai loại từ ghép và từ láy: sừng sững, lủng củng, hung dữ, mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc.
Bài 2. Từ nào không phải từ láy?
a. lung linh, lấp lánh, long lanh, lấp ló, lớn lên
b. mênh mông, mờ mịt, mấp mé, mũm mĩm, đậm nhạt
Bài 3. Từ láy “xanh xao” dùng để tả màu sắc của đối tượng:
A. da người
B. lá cây còn non
C. lá cây đã già
D. trời.
Bài 4. Xếp các từ: châm chọc, chậm chạp, mê mẩn, mong ngóng, nhỏ nhẹ, mong mỏi, phương hướng, vương vấn, tươi tắn vào 2 cột: từ ghép và từ láy.
Bài 5
a. Tạo 2 từ ghép có nghĩa phân loại, 2 từ ghép có nghĩa tổng hợp, 1 từ láy từ mỗi tiếng sau: nhỏ, sáng, lạnh.
b. Tạo 1 từ ghép, 1 từ láy chỉ màu sắc từ mỗi tiếng sau: xanh, đỏ, trắng, vàng, đen.
Bài 6. Cho các từ: mải miết, xa xôi, xa lạ, phẳng lặng, phẳng phiu, mong ngóng, mong mỏi, mơ mộng, lạnh lùng, nhạt nhẽo, ghê gớm, chăm chỉ, thấp thoáng, quý mến, thân yêu, anh chị, con vật, bông hoa, bàn học.
a. Xếp những từ trên thành 2 nhóm: từ ghép, từ láy.
b. Cho biết tên gọi của kiểu từ ghép và từ láy ở mỗi nhóm trên.
Bài 7. Cho đoạn văn sau:
“Đêm về khuya lặng gió. Sương phủ trắng mặt sông. Những bầy cá nhao lên đớp sương “tom tóp”, lúc đầu còn loáng thoáng dần dần tiếng tũng toẵng xôn xao quanh mạn thuyền.”
a. Tìm những từ láy có trong đoạn văn.
b. Phân loại các từ láy tìm được theo các kiểu từ láy đã học.
Bài 8. Xác định rõ 2 kiểu từ ghép đã học (từ ghép có nghĩa phân loại, từ ghép có nghĩa tổng hợp) trong các từ ghép sau: nóng lạnh, nóng ran, nóng nực, nóng giãy.
Bài 9. Tìm các từ láy có 2, 3, 4 tiếng.
Bài 10. Em hãy ghép 5 tiếng sau thành 6 từ ghép thích hợp: thích, quý, yêu, thương, mến.
ĐÁP ÁN
Bài 1.
- Từ ghép: hung dữ, mộc mạc, dẻo dai, vững chắc
- Từ láy: sừng sững, lủng củng, nhũn nhặn, cứng cáp.
Bài 2.
a. Từ không phải từ láy là: lớn lên
b. Từ không phải từ láy: đậm nhạt
Bài 3. A: da người
Bài 4.
Từ ghép: châm chọc, mong ngóng, nhỏ nhẹ, phương hướng
Từ láy: chậm chạp, mê mẩn, mong mỏi, vương vấn, tươi tắn
Bài 5.
Câu a.
nhỏ:
- Từ ghép phân loại: việc nhỏ, chuyện nhỏ
- Từ ghép tổng hợp: to nhỏ, nhỏ bé
- Từ láy: nho nhỏ
sáng:
- Từ ghép phân loại: sáng trưng, sáng chói
- Từ ghép tổng hợp: sáng tối, sáng tươi
- Từ láy: sáng sủa
lạnh:
- Từ ghép phân loại: lạnh tanh, lạnh ngắt
- Từ ghép tổng hợp: nóng lạnh, lạnh giá, lạnh buốt
- Từ láy: lành lạnh
Câu b.
xanh:
- Từ ghép: xanh đậm
- Từ láy: xanh xanh
đỏ:
- Từ ghép: đỏ tươi
- Từ láy: đo đỏ
trắng:
- Từ ghép: trắng bệch
- Từ láy: trăng trắng
vàng:
- Từ ghép: vàng nhạt
- Từ láy: vàng vọt
đen:
- Từ ghép: đen huyền
- Từ láy: đen đúa
Bài 6.
a.
Từ ghép: xa lạ, phẳng lặng, mong ngóng, mong mỏi, mơ mộng, ghê gớm, quý mến, thân yêu, anh chị, con vật, bông hoa, bàn học
Từ láy: mải miết, xa xôi, phẳng phiu, lạnh lùng, nhạt nhẽo, chăm chỉ, thấp thoáng
b.
Từ ghép:
- Ghép phân loại: xa lạ, mong ngóng, mong mỏi, mơ mộng, ghê gớm, quý mến, thân yêu, anh chị, con vật, bông hoa
- Ghép tổng hợp: bàn học
Từ láy: mải miết, xa xôi, phẳng phiu, lạnh lùng, nhạt nhẽo, chăm chỉ, thấp thoáng (đều là từ láy phụ âm đầu).
Bài 7.
Từ láy là: tom tóp, loáng thoáng, dần dần, tũng toẵng, xôn xao
Phân loại:
- Láy phụ âm đầu: tom tóp, tũng toẵng, xôn xao
- Láy vần: loáng thoáng
- Láy toàn bộ: dần dần
Bài 8.
- Từ ghép có nghĩa phân loại: nóng lạnh.
- Từ ghép có nghĩa tổng hợp: nóng bỏng, nóng ran, nóng nực, nóng giãy.
Bài 9.
- Từ láy có 2 tiếng: đo đỏ, mênh mông, nho nhỏ, gầy gò…
- Từ láy có 3 tiếng: sát sàn sạt, ướt lướt thướt…
- Từ láy có 4 tiếng: đủng đà đủng đỉnh, đỏng đa đỏng đảnh, vớ va vớ vẩn, gật gà gật gù…
Bài 10.
Các từ ghép là: yêu mến, yêu thích, yêu thương, yêu quý, thương mến, quý mến
Xem thêm:
- Đại từ là gì? Phân loại đại từ và vai trò ngữ pháp của đại trong Tiếng Việt
- Câu ghép là gì? Các cách nối câu ghép? Bài tập về câu ghép có đáp án
- Chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ là gì? Cách xác định, đặt câu và ví dụ minh họa
Trên đây là những kiến thức tổng quan về từ phức cùng như các bài tập liên quan đến từ phức giúp các bạn hiểu rõ hơn về những kiến thức đã xem được. Hy vọng những kiến thức này sẽ trở thành hành trang trên con đường học tập của các bạn.
Cách làm và các bước làm văn nghị luận xã hội , văn học
Văn nghị luận là một trong những thể loại văn phổ biến và được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay, và hầu hết mỗi người trong chúng ta sẽ phải viết ít nhất văn nghị luận một lần trong đời. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về khái niệm cũng như cách làm văn nghị luận. Và trong bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu rõ về các khái niệm và biết cách để làm một bài văn nghị luận nha.
Văn nghị luận là gì? Khái niệm của văn nghị luận
Nghị luận là một dạng văn bản mà người viết sử dụng những lập luận, lý lẽ của bản thân để bàn luận về một vấn đề, một sự vật, sự việc, hiện tượng trong đời sống, hay là bàn luận đánh giá về một tác phẩm văn học, tư tưởng suy nghĩ của một ai đó. Nhằm làm rõ vấn đề cần phải nghị luận.
Bài văn nghị luận là cần phải có tính thuyết phục cao, các lập luận trong bài cần có những dẫn chứng, những ví dụ cụ thể cho vấn đề đang bàn luận.
>>> Xem thêm: Nghị luận là gì?
Đặc điểm của văn nghị luận
- Vấn đề quan trọng trong một bài văn nghị luận là cần phải có tính thuyết phục và sự mạch lạc thống nhất trong các luận điểm, luận cứ.
- Các luận điểm, luận cứ nêu ra trong bài cần phải có những dẫn chứng, những ví dụ cụ thể rõ ràng, càng nhiều dẫn chứng ví dụ thì bài luận sẽ càng hay và sẽ làm sáng tỏ được vấn đề cần phải nghị luận.
Bố cục của bài văn nghị luận
Một bài văn nghị luận cần có bố cục rõ ràng gồm ba phần chính: mở bài, thân bài và cuối cùng là kết bài.
Mở bài: Nêu lên vấn đề cần phải nghị luận, và những lý do cần phải bàn luận về vấn đề này
Thân bài: Chứng minh vấn đề cần phải bàn luận bằng cách đưa ra những luận điểm, luận cứ:
- Luận điểm 1: nêu ra các luận cứ và ví dụ dẫn chứng làm rõ luận điểm 1
- Luận điểm 2: nêu ra các luận cứ và ví dụ dẫn chứng làm rõ luận điểm 2
- Luận điểm 3: nêu ra các luận cứ và ví dụ dẫn chứng làm rõ luận điểm 3
- Luận điểm 4,5,…n ( lưu ý các luận điểm cần có sự liên kết mạch lạc với nhau )
Kết bài: Tóm lược lại vấn đề, khẳng định lại tính đúng đắn của vấn đề. Thông qua vấn đề rút ra những đánh giá và bài học.
Các thao tác lập luận trong văn nghị luận
Một bài văn nghị luận cần phải đòi hỏi sự khéo léo trong việc kết hợp chặt chẽ các thao tác trong văn nghị luận nhằm giúp bài văn trở nên lôi cuốn và tăng sự thuyết phục cho vấn đề cần bàn luận.
Các thác tác được sử dụng thường được sử dụng như là:
Giải thích
- Là sự giải thích các từ ngữ, khái niệm, câu từ, nghĩa đen, nghĩa bóng,..nhằm giúp người khác hiểu rõ lại vấn đề một cách đắn đúng nhất.
- Cách giải thích: dùng những từ ngữ đơn giản dễ hiểu và những lý lẽ để cắt nghĩa lại những khái niệm, tư tưởng đạo lý phức tạp.
Ví dụ: “Cái đẹp vừa ý là xinh, là khéo. Ta không háo hức cái tráng lệ, huy hoàng, không say mê cái huyền ảo, kỳ vĩ. Màu sắc chuộng cái dịu dàng, thanh nhã, ghét sặc sỡ. Quy mô chuộng sự vừa khéo, vừa xinh, phải khoảng. Giao tiếp, ứng xử chuộng hợp tình, hợp lí, áo quần, trang sức, món ăn đều không chuộng sự cầu kì. Tất cả đều hướng vào cái đẹp dịu dàng, thanh lịch, duyên dáng và có quy mô vừa phải”.
( Trích Nhìn về vốn văn hóa dân tộc – Trần Đình Hượu)
Phân tích
- Thao tác phân tích là một thao tác chủ yếu trong một bài văn nghị luận, giúp làm sáng tỏ đào sâu các vấn đề từ nhiều mặt, nhiều khía cạnh nhỏ và sâu sắc nhất.Từ đó đưa ra những nhận định tổng quan về vấn đề.
- Cách phân tích: chia vấn đề cần bàn luận ra nhiều phần nhỏ với nhiều khía cạnh khác nhau , sau đó phân tích và làm rõ từng phần đó.
Ví dụ: “… Nói tới sách là nói tới trí khôn của loài người, nó là kết tinh thành tựu văn minh mà hàng bao thế hệ tích lũy truyền lại cho mai sau. Sách đưa đến cho người đọc những hiểu biết mới mẻ về thế giới xung quanh, về vũ trụ bao la, về những đất nước và những dân tộc xa xôi.
Những quyển sách khoa học có thể giúp người đọc khám phá ra vũ trụ vô tận với những quy luật của nó, hiểu được trái đất tròn trên mình nó có bao nhiêu đất nước khác nhau với những thiên nhiên khác nhau. Những quyển sách xã hội lại giúp ta hiểu biết về đời sống con người trên các phần đất khác nhau đó với những đặc điểm về kinh tế, lịch sử, văn hóa, những truyền thống, những khát vọng.
Sách, đặc biệt là những cuốn sách văn học giúp ta hiểu biết về đời sống bên trong tâm hồn của con người, qua các thời kỳ khác nhau, những niềm vui và nỗi buồn, hạnh phúc và đau khổ, những khát vọng và đấu tranh của họ. Sách còn giúp người đọc phát hiện ra chính mình, hiểu rõ mình là ai giữa vũ trụ bao la này, hiểu mỗi người có mối quan hệ như thế nào với người khác, với tất cả mọi người trong cộng đồng dân tộc và cộng đồng nhân loại này. Sách giúp cho người đọc hiểu được đâu là hạnh phúc, đâu là nỗi khổ của con người và phải làm gì để sống cho đúng và đi tới một cuộc đời thật sự.
Sách mở rộng những chân trời ước mơ và khát vọng. Ta đồng ý với lời nhận xét mà cũng là một lời khuyên bảo chí lí của M. Gorki: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”. Vì thế, mỗi chúng ta hãy đọc sách, cố gắng đọc sách càng nhiều càng tốt”.
( Bàn về việc đọc sách – Nguồn Internet)
Chứng minh
- Đưa ra những bằng chứng, những thông tin có căn cứ để chứng minh cho vấn đề đang nghị luận
- Cách chứng minh: nêu ra các bằng chứng có căn cứ thông tin xác thực, các dẫn chứng phải phù hợp và có tư duy logic.
Ví dụ: “Từ sau khi Việt Nam hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế thị trường, tiềm lực khoa học và công nghệ (KH&CN) của đất nước tăng lên đáng kể. Đầu tư từ ngân sách cho KH&CN vẫn giữ mức 2% trong hơn 10 năm qua, nhưng giá trị tuyệt đối tăng lên rất nhanh, đến thời điểm này đã tương đương khoảng 1 tỷ USD/năm. Cơ sở vật chất cho KH&CN đã đạt được mức độ nhất định với hệ thống gần 600 viện nghiên cứu và trung tâm nghiên cứu của Nhà nước, hơn 1.000 tổ chức KH&CN của các thành phần kinh tế khác, 3 khu công nghệ cao quốc gia ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng đã bắt đầu có sản phẩm đạt kết quả tốt. Việt Nam cũng có cơ sở hạ tầng thông tin tốt trong khu vực ASEAN (kết nối thông tin với mạng Á- Âu, mạng VinaREN thông qua TEIN2, TEIN4,…”
(Khoa học công nghệ Việt Nam trong buổi hội nhập, Mai Hà, Ánh Tuyết – Theo Báo Hà Nội mới, ngày 16/5/2014)
Bình luận
- Đưa ra những ý kiến của bản thân để đánh giá và thảo luận về vấn đề
- Cách bình luận: nêu ra những ý kiến để bàn luận, đánh giá vấn đề trên nhiều phương diện.
Ví dụ: “… Văn hóa ứng xử từ lâu đã trở thành chuẩn mực trong việc đánh giá nhân cách con người. Cảm ơn là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa. Ở ta, từ cảm ơn được nghe rất nhiều trong các cuộc họp: cảm ơn sự có mặt của quý vị đại biểu, cảm ơn sự chú ý của mọi người…Nhưng đó chỉ là những lời khô cứng, ít cảm xúc. Chỉ có lời cảm ơn chân thành, xuất phát từ đáy lòng, từ sự tôn trọng nhau bất kể trên dưới mới thực sự là điều cần có cho một xã hội văn minh. Người ta có thể cảm ơn vì những chuyện rất nhỏ như được nhường vào cửa trước, được chỉ đường khi hỏi… Ấy là chưa kể đến những chuyện lớn lao như cảm ơn người đã cứu mạng mình, người đã chìa tay giúp đỡ mình trong cơn hoạn nạn … Những lúc đó, lời cảm ơn còn có nghĩa là đội ơn”.
( Bài viết tham khảo)
So sánh
- Làm sáng tỏ vấn đề bằng cách đặt vào sự vật sự việc khác tương đồng nhưng dễ hiểu hơn, để nhằm làm sáng tỏ được vấn đề
- Cách so sánh: so sánh vấn đề đang bàn luận với một vấn đề khác đã được làm sáng tỏ trước đó ,hoặc với các sự vật sự việc hiển nhiên, để từ đó giúp nêu rõ hơn quan điểm của người viết.
Ví dụ: “Ai cũng biết Hàn Quốc phát triển kinh tế khá nhanh, vào loại “con rồng nhỏ” có quan hệ khá chặt chẽ với các nước phương Tây, một nền kinh tế thị trường nhộn nhịp, có quan hệ quốc tế rộng rãi. Khắp nơi đều có quảng cáo, nhưng không bao giờ quảng cáo thương mại được đặt ở những nơi công sở, hội trường lớn, danh lam thắng cảnh. Chữ nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh, nếu có thì viết nhỏ đặt dưới chữ Triều Tiên to hơn ở phía trên. Đi đâu. nhìn đâu cũng thấy nổi bật những bảng hiệu chữ Triều Tiên. Trong khi đó thì ở một vài thành phố của ta nhìn vào đâu cũng thấy tiếng Anh, có bảng hiệu của các cơ sở của ta hẳn hoi mà chữ nước ngoài lại lớn hơn cả chữ Việt, có lúc ngỡ ngàng tưởng như mình lạc sang một nước khác”.
(Chữ ta- bài Bản lĩnh Việt Nam của Hữu Thọ)
Bác bỏ
- Là cách tranh luận, phản bác một ý kiến được cho là sai
- Cách bác bỏ: nêu ra ý kiến sai sau đó tranh luận đưa ra những ý kiến lập luận đúng . Cần nêu ra cụ thể sai ở đâu và sai ở điểm nào
- Những ý sai nhỏ phải được đúc kết từ những ý lớn, khi thống nhất lại phải đưa ra được những đánh giá logic với nhau.
Ví dụ: “ …Nhiều đồng bào chúng ta, để biện minh việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ, đã than phiền rằng tiếng nước mình nghèo nàn. Lời trách cứ này không có cơ sở nào cả. Họ chỉ biết những từ thông dụng của ngôn ngữ và còn nghèo những từ An Nam hơn bất cứ người phụ nữ và nông dân An Nam nào. Ngôn ngữ của Nguyễn Du nghèo hay giàu?
Vì sao người An Nam có thể dịch những tác phẩm của Trung Quốc sang nước mình, mà lại không thể viết những tác phẩm tương tự?
Phải quy lỗi cho sự nghèo nàn của ngôn ngữ hay sự bất tài của con người?
Ở An Nam cũng như mọi nơi khác, đều có thể ứng dụng nguyên tắc này:
Điều gì người ta suy nghĩ kĩ sẽ diễn đạt rõ ràng, và dễ dàng tìm thấy những từ để nói ra. …”
(Nguyễn An Ninh, Tiếng mẹ đẻ – nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức theo SGK Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2014, tr. 90)
Cách làm và các bước làm bài văn nghị luận xã hội
Cách làm bài nghị luận về một yếu tố tư tưởng đạo lí
Nghị luận về tư tưởng đạo lí tốt
Mở bài: nêu lên tư tưởng đạo lí tốt và khẳng định lại tính đúng của vấn đề
Thân bài: nêu lại vấn đề và giải thích
- Chứng minh tính đúng đắn của vấn đề: nêu ra các luận chứng, luận cứ để chứng minh cho tính đúng đó.
- Đưa ra những dẫn chứng , ví dụ cụ thể để làm rõ dẫn chứng đó.
- Phê phán nêu ra những ý kiến trái lại với những tư tưởng trên, sau đó đưa ra những lời khuyên
Kết bài: khẳng định lại tính đúng của vấn đề, đánh giá nêu ra bài học
Nghị luận về tư tưởng đạo lí xấu
Mở bài: nêu lên tư tưởng đạo lí xấu và phản bác lại vấn đề
Thân bài: nêu lại vấn đề
- Phân tích những mặt xấu những mặt ảnh hưởng của tư tưởng
- Nêu ra những dẫn chứng để chứng minh tư tưởng là sai
- Lên án phê phán những người ủng hộ tư tưởng này
Kết bài: Khẳng định lại sự sai trái của vấn đề, nêu ra những ý kiến đánh giá .
Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề hiện tượng kỳ lạ đời sống
Mở bài: Nêu hiện tượng trong đời sống cần nghị luận
Thân bài:
- Mô tả lại hiện tượng,đó là hiện tượng tốt hay xấu tại sao?
- Nêu thực trạng của hiện tượng
- Giải thích về hiện tượng
- Lý giải nguyên nhân khách quan, chủ quan
- Khẳng định lại hiện tượng đó là đúng hay sai và nêu ra những dẫn chứng ví dụ cho vấn đề đó
- Nêu ra các giải pháp và những biện pháp khắc phục
Kết bài: Nêu ra những ý kiến của bản thân về hiện tượng xã hội, rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân thông qua vấn đề .
Cách làm bài văn nghị luận về một yếu tố xã hội rút ra trong tác phẩm văn học
Mở bài: Giải thích, tóm tắt lại vấn đề xã hội rút ra từ tác phẩm, đặt ra vấn đề và hướng giải quyết của nó .
Thân bài:
- Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm, nêu lại yếu tố xã hội rút ra trong tác phẩm
- Vấn đề đó là gì như thế nào?
- Lưu ý tác phẩm văn học chỉ là dẫn chứng để nêu ra vấn đề xã hội vì vậy không nên phân tích quá sâu quá kỉ vào tác giả tác phẩm mà tập trung vào vấn đề cần xã hội rút ra
- Khẳng định ý nghĩa của vấn đề rút ra trong việc tạo nên những giá trị cho tác phẩm
- Những bài học kinh nghiệm rút ra từ từ vấn đề
Kết bài: Đánh giá về vấn đề xã hội vừa rút ra .
Cách làm và các bước làm bài văn nghị luận văn học
Nghị luận văn học là đưa ra các đánh giá các nhận định của bản thân về một tác phẩm văn học từ nhiều khía cạnh và trên nhiều phương diện khác nhau. Để từ đó đưa ra một nhận xét tổng quan nhất về tác phẩm đó.
Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
Mở bài: Giới thiệu về tác giả tác phẩm, đưa ra ý kiến cảm nhận về đoạn thơ bài thơ.
Thân bài:
- Giới thiệu về tác giả,tác phẩm, hoàn cảnh ra đời của bài thơ
- Phân tích các câu thơ
- Nêu ra ý nghĩa bài học rút ra từ đoạn thơ, bài thơ trên
- So sánh với các đoạn thơ, bài thơ khác
Kết bài: đánh giá chung lại về tác phẩm
Nghị luận về tác phẩm truyện:
Mở bài: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm
Thân bài:
- Giới thiệu về tác giả,tác phẩm, hoàn cảnh ra đời của bài thơ
- Chứng minh các vấn đề trong tác phẩm văn học đó
- Phân tích tiêu đề của tác phẩm
- Phân tích nhân vật
- Hoàn cảnh và số phận
- Bàn luận về cách xây dựng cốt truyện của tác giả
- So sánh với các tác phẩm tương đồng khác
Kết bài:
- Nêu lên cái hay điểm nổi bật của tác phẩm
- Đánh giá về nêu lên cảm nhận bài học rút ra từ tác phẩm.
Một số bài tập vận dụng về văn nghị luận
Nghị luận xã hội
Đè 1: Trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của tình yêu thương trong cuộc sống con người.
Đề 2: Trình bày suy nghĩ của em về câu nói “ Thành công chỉ đến khi chúng ta cố gắng hết sức và không ngừng hoàn thiện bản thân mình.”
Nghị luận văn học
Đề 1: Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ dưới đây:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.
(Trích Viếng Lăng Bác, Viễn Phương, Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục)
Đề 2: Suy nghĩ của em về văn bản “ Những ngôi sao xa xôi ” của Lê Minh Khuê ( Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục)
Xem thêm:
- Tự Sự Là Gì? Tác Dụng Của Tự Sự Là Gì Trong Văn Học Lớp 6
- 9 cách học thuộc nhanh, nhớ lâu và những điều cần biết để làm tăng hiệu quả khi học thuộc
- Nghị Luận Là Gì? Mục Đích, Đặc Điểm Và Ví Dụ Văn Nghị Luận Xã Hội Và Văn Học
Như vậy, thông qua bài viết trên chúng ta đã được tìm hiểu và bổ sung kiến thức bổ ích về những khái niệm, cách làm và các bước làm bài văn nghị luận hoàn chỉnh. Từ đó có thể trả lời cho câu hỏi văn nghị luận là gì? cách làm văn nghị luận mà chúng ta vẫn thường hay thắc mắc. Chúc các bạn thành công nhé!
Động từ (verb) là gì? Các loại động từ, vị trí động từ và cách thành lập của động từ
Các thành phần trong tiếng anh rất đa dạng, có thể bao gồm động từ, danh từ, tính từ. Tuy nhiên động từ là một phần không thể thiếu trong một câu tiếng anh, động từ còn được xem là linh hồn để liên kết và mô phỏng các sự vật, hiện tượng hay vật và người khác. Vậy verb là gì Các loại động từ, vị trí và cách thành lập là kiến thức rất quan trọng. Bài viết sau đây Bamboo sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn nhé !!
Động từ trong tiếng anh là gì? Viết tắt của động từ?
Động từ (verb) trong tiếng anh nói chung dùng để diễn tả trạng thái hoặc hành động của chủ ngữ. Chủ ngữ ở đây có thể là người hoặc vật.
Trong câu tiếng anh có thể thiếu tân ngữ hoặc chủ ngữ nhưng nhất định không thể thiếu động từ.
Các loại động từ trong tiếng anh
Động từ trong tiếng anh được phân loại theo tùy trường hợp:
Động từ tobe
Động từ tobe là loại động từ đặc biệt, nó không dùng chỉ hành động, mà dùng để chỉ sự tồn tại, đặc điểm hay trạng thái của sự vật sự việc.
Động từ tobe có 3 dạng: is, am, are.
Ví dụ:
- Tom is a teacher.
- They are my children.
- I am a doctor.
Động từ thường
Động từ thường dùng để mô tả các hành động thông thường.
Ví dụ:
- They need new books.
- She plays piano when she is happy.
- I go to the market in the evening.
Trợ động từ
Trợ động từ còn được gọi là từ hỗ trợ đi kèm động từ chính, dùng để thể hiện thì, nghi vấn của câu hoặc dạng phủ định.
Ví dụ:
- I have just an interesting solution.
- We don’t like to eat chicken.
Động từ khiếm khuyết
Động từ khiếm khuyết có vai trò làm trợ từ trong câu dùng để đi kèm với động từ chính để diễn tả sự chắc chắn, khả năng, sự cho phép,…
Trong tiếng anh có các dạng trợ động từ như: may, could, can, may, might, must, ought to, will, should, would,…
Ví dụ:
- She can run 10km.
- I will back to school tomorrow
Động từ nối
Động từ nối hay còn được hiểu là động từ liên kết, là loại động từ không dùng để chỉ hành động và dùng để diễn tả cảm xúc con người, sự vật, sự việc,…
Có các động từ nối thông dụng như: get, look, smell, become,….
Ví dụ:
- She looks tired
- He becomes rich
Nội động từ
Nội động từ dùng để chỉ hành động nội tại, của chủ thể hay người thực hiện hành động.
Các nội động từ phổ biến trong tiếng anh: walk, fly, pose, dance,…
Ví dụ:
- He walks in the garden.
- Birds fly in the sky.
Ngoại động từ
Diễn tả hành động gây ra trực tiếp tác động lên người hoặc vật, thường được sử dụng sau một hoặc nhiều tân ngữ và dùng để chuyển câu về dạng bị động.
Ví dụ:
- He gave her a shirt.
- She is saving money to buy a new pair of glasses.
Động từ thể chất
Động từ thể chất dùng để mô tả hành động cụ thể của vật chất: mô tả các chuyển động cơ thể hoặc sử dụng một vật để hoàn thành hành động nào đó.
Ví dụ:
- Let’s play baseball together.
- Can you hear me?
Động từ chỉ trạng thái
Động từ chỉ trạng thái là động từ chỉ các giác quan của con người, sự tồn tại của sự vật, sự việc hay tình huống, nhưng không dùng để chỉ hành động. (Thường được bổ sung bởi tính từ)
Ví dụ:
- Mai is seeing me in the evening
- I am having dinner with David
Động từ chỉ hoạt động nhận thức
Động từ chỉ hoạt động nhận thức là những động từ mang ý nghĩa tinh thần liên quan đến các khái niệm như suy nghĩ, lập kế hoạch, khám phá,…
Một số động từ chi hoạt động nhận thức: feel, like, love, hate, impress, hope, look,..
Ví dụ:
- I like her hair.
- I understand the problem you are having
Động từ bất quy tắc
Động từ bất quy tắc là động từ không có quy tắc để chia thì hiện tại hoàn thành, quá khứ, quá khứ hoàn thành.
Một số động từ bất quy tắc thông dụng:
[wptb id=7586]
Vị trí của các loại động từ trong câu
Động từ trong tiếng Anh đứng sau chủ ngữ
Ví dụ: She worked hard.
Động từ trong tiếng Anh đứng sau trạng từ chỉ tần suất
Động từ thường đứng sau trạng từ chỉ tần suất.
Các loại từ chỉ tần suất thông dụng: always, usually, often, sometime, seldom, never
Ví dụ: She often goes to school in the afternoon.
Động từ trong tiếng Anh đứng trước tân ngữ
Ví dụ: My father gives me some flowers.
Động từ trong tiếng Anh đứng trước tính từ
Ví dụ: She looks beautiful in white.

Vị trí động từ trong câu
Cách thành lập động từ
Sau đây là một số cách thành lập động từ:
1. ize / -ise + danh từ / tính từ.
Ví dụ:
- social → socialize (xã hội hóa)
- modern → modernize (hiện đại hóa)
- symbol → symbolize (tượng trưng cho)
2. out- (ở mức độ cao hơn, tốt hơn, nhanh hơn, dài hơn, v.v.) + nội động từ (intransitive verb) 🡪 ngoại động từ (transitive verb).
Ví dụ:
- grow → outgrow (lớn hơn, phát triển nhanh hơn)
- live → outlive (sống lâu hơn)
- run → outrun (chạy nhanh hơn)
- weigh→ outweigh (nặng hơn)
- number → outnumber (nhiều hơn, đông hơn)
- bid → outbid (trả giá cao hơn)
Transitive verb: động từ luôn có tân ngữ trực tiếp theo sau.
Intransitive verb: động từ không có tân ngữ theo sau.
3. en- (đưa vào, làm cho, gây ra) + tính từ / danh từ / động từ.
Ví dụ:
- danger → endanger (gây nguy hiểm)
- case → encase (cho vào thùng/ túi…)
- rich → enrich (làm giàu)
- large → enlarge (làm cho rộng ra, mở rộng)
- courage → encourage (khuyến khích)
- act → enact (trình diễn, biểu diễn)
- force → enforce (thực thi, ép buộc)
4. en + tính từ.
Ví dụ:
- tight → tighten (thắt chặt, siết chặt)
- weak → weaken (làm cho yếu đi)
- bright → brighten (làm rạng rỡ)
- sharp → sharpen (làm cho sắc nhọn)
5. over- + động từ.
Ví dụ:
- act → overact (cường điệu vai diễn)
- stay → overstay (ở quá lâu)
- take → overtake (vượt lên)
- throw→ overthrow (lật đổ)
- work→ overwork (làm việc quá sức)
- pay → overpay (trả tiền/ lương quá cao)
6. under- + động từ.
Ví dụ:
- pay → underpay (trả lương thấp)
- line → underline (gạch dưới)
- sell → undersell (bán rẻ hơn)
- estimate → underestimate (đánh giá thấp)
- go → undergo (trải qua, chịu đựng)
- play → underplay (xem nhẹ)
7. super- + động từ.
Ví dụ:
- impose → superimpose (đặt lên trên cùng)
- intend → superintend (trông nom, giám sát)
- pose → superpose (chồng lên)
- charge → supercharge (tăng nạp
Các bài tập trắc nghiệm về động từ trong tiếng anh có đáp án
- Al’s doctor insists______ for a few days.
a. that he is resting b. his resting c. him to rest d. that he rest
- I don’t like iced tea, and ______.
a. she doesn’t too b. either doesn’t she c. neither does she d. she doesn’t neither
- We wish that you_______ such a lot of work, because we know that you would have enjoyed the party.
a. hadn’t had b. hadn’t c. didn’t have had d. hadn’t have
- Since your roommate is visiting her family this weekend, _______ you like to have dinner with us tonight.
a. will b. won’t c. do d. wouldn’t
- Please______ photocopies of documents.
a. not to submit b. do not submit c. no submit d. not submit
- I __________ bacon and eggs every morning.
a. am used to eat b. used to eating c. am used to eating d. use to eat
- The team really looks good tonight because the coach had them________ every night this week.
a. practice b. practiced c. to practice d. the practice
- Would you mind _________ please?
a. to answer the telephone b. answering the telephone
c. answer the telephone d. to the telephone answering
- You ________ your seats today if you want to go to the game.
a. had better to reserve b. had to better reserve
c. had better reserve d. had to reserve better
- If it___________ so late we could have coffee.
a. wasn’t b. isn’t c. weren’t d. not be
Đáp án:
1d 2c 3a 4d 5b 6c 7a 8b 9c 10c
Xem thêm:
- Trạng từ (adverb) là gì? Các loại trạng từ, vị trí trạng từ và cách thành lập
- Chương trình tiếng Anh tăng cường theo chuẩn Cambridge
- Tổng hợp công thức 12 thì, cách dùng và dấu hiệu nhận biết các thì Tiếng Anh
Trên đây là tất cả những thông tin về Động từ (verb) là gì? cũng như những ví dụ và bài tập về động từ. Hy vọng qua những thông tin trên sẽ giúp ích cho các bạn hiểu sâu hơn về động từ và cách sử dụng chúng.
Trạng từ (adverb) là gì? Các loại trạng từ, vị trí trạng từ và cách thành lập
Các thành phần trong tiếng anh rất đa dạng, có thể bao gồm động từ, danh từ, tính từ, trạng từ. Tuy nhiên trạng từ là một phần cũng rất quan trọng một câu tiếng anh. Trạng từ là gì? Các loại trạng từ, vị trí trạng từ và cách thành lập là kiến thức rất quan trọng. Bài viết sau đây Bamboo sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn nhé !!
Trạng từ trong tiếng Anh là gì? Viết tắt của trạng từ
Trạng từ là từ loại được dùng để bổ nghĩa cho động từ, tính từ hay một trạng từ khác hoặc cho cả câu. Tùy trường hợp ngữ cảnh mà ta có thể đặt nó đứng đầu hay cuối câu.
Trạng từ là Adverb và trong tiếng anh được viết tắt là Adv.

Trạng từ (Adv)
Các loại trạng từ trong tiếng Anh
Có nhiều loại trạng từ trong tiếng anh, sau đây chính là những dạng trạng từ thường được sử dụng nhất.
Trạng từ chỉ cách thức
Được dùng để diễn đạt, mô tả cách thức một hành động được thực hiện ra sao? Trạng từ chỉ cách thức được dùng để trả lời các câu hỏi bắt đầu từ How?
Ví dụ:
- He runs slowly.
- She dances well.
- I sing very bad.
Vị trí của trạng từ chỉ cách thức thường được đứng sau động từ hoặc đứng sau tân ngữ (nếu như có tân ngữ trong câu).
Ví dụ:
- He speaks bad English. [không đúng]. He speaks English bad. [đúng]
- I can play well the violin. [không đúng] I can play the violin well. [đúng]
Trạng từ chỉ thời gian
Dùng để diễn tả thời gian hành động được thực hiện, thường dùng để trả lời với câu hỏi When?
Các trạng từ chỉ thời gian thường được đặt ở cuối câu hoặc đầu câu (vị trí để nhấn mạnh)
Ví dụ:
- I want to sing now!
- She left yesterday.
- Last tuesday, we took the test.
Trạng từ chỉ tần suất
Dùng để diễn tả mức độ thường xuyên của một hành động, thường dùng để trả lời câu hỏi How often?
Trạng từ chỉ tần suất thường được đặt sau động từ “to be” hoặc đứng trước động từ chính.
Ví dụ:
- Laura is always on time.
- Tim seldom works hard.
Trạng từ chỉ nơi chốn
Dùng để diễn tả hành động diễn tả nơi nào, ở đâu, gần xa thế nào và thường dùng để trả lời cho câu hỏi Where?
Một số trạng từ chỉ nơi chốn thường xuất hiện nhiều nhất phải kể đến là back, here, there ,out, away, everywhere, somewhere… above, below, along, around, away, somewhere, through.
Ví dụ:
- I am standing here.
- She looks familiar, I seem to have met her somewhere.
- She looks around.
Trạng từ chỉ mức độ
Trạng từ chỉ mức độ được dùng để diễn tả mức độ, hành động diễn ra đến mức độ nào, thông thường thường được đứng trước các tính từ hay một trạng từ khác hơn là được dùng với động từ.
Một số trạng từ mức độ thường gặp: too, absolutely, entirely, greatly, exactly, completely, extremely, perfectly, slightly, quite, rather.
Ví dụ:
- This song is very well.
- She speaks Spanish too quickly for me to follow.
- She can sing very beautifully.
Trạng từ đánh giá, ước lượng
- Được dùng để đưa ra đánh giá, nhận xét, đưa ra quan điểm về một sự việc, sự vật nào đó.
- Trạng từ ước lượng, đánh giá thường được dùng bổ nghĩa cho cả mệnh đề hoặc câu và thường đứng đầu hoặc giữa câu
- Một số trạng từ thông dụng: absolutely, apparently, clearly, fortunately, unfortunately, frankly, honestly, bravely, definitely, carelessly, hopefully,….
Ví dụ:
Fortunately, they escaped from the fire.
Trạng từ nối
- Thường được dùng để liên từ, nối hai mệnh đề hoặc câu
- Trạng từ nối thường ở đầu câu để liên kết hai câu với nhau hoặc nằm ở giữa câu để liên kết hai mệnh đề
- Một số trạng từ thông dụng: besides, however, indeed, meanwhile, consequently, furthermore, otherwise, moreover, therefore, likewise, additionally, comparatively, finally, next, hence, thus, accordingly,…
Ví dụ:
The government went through the decision of destroying historic buildings. Consequently, there aren’t any places of interest here.

7 loại trạng từ trong tiếng anh
Vị trí của các loại trạng từ trong câu
Sau khi đã tìm hiểu các loại trạng từ thông dụng thì các loại trạng từ này thường đứng ở đâu trong câu?
Vị trí trạng từ chỉ tần suất trong câu hỏi
Trong câu nghi vấn, trạng từ chỉ tần suất đứng trước động từ chính
Ví dụ:
- Do you sometimes visit your grandfa?
- Do you often go to the CGV cinema?
- Do you usually cook at office?
Và được đứng trước tính từ
Ví dụ:
- Is she always late for badminton practice?
- Are we usually so grumpy?
- Is he always late for school?
Vị trí trạng từ tần suất trong câu phủ định
Có thể đứng trước hoặc đứng sau trợ động từ dạng phủ định trong câu phủ định
Ví dụ:
- Thomas doesn’t usually cook at home.
- Thomas usually doesn’t cook at home.
Tuy nhiên, trạng từ chỉ tần suất bắt buộc phải đứng sau động từ to be
Ví dụ:
- We aren’t always late for school. (Đúng)
- We always aren’t late for school. (Không đúng) => We are never late for school.
Vị trí trạng từ chỉ sự thường xuyên
Trạng từ chỉ sự thường xuyên thường nằm trước động từ chính chỉ trừ động từ To Be.
- Subject + adverb + main verb
Ví dụ: I always remember to do my homework.
Một trạng từ chỉ sự thường xuyên sẽ được đứng sau động từ To Be.
- Subject + to be + adverb
Ví dụ: They are never pleased to see me.
Khi chúng ta sử dụng một trợ động từ ví dụ như là have, will, must, might, could, would, can,… trạng từ được đặt ở giữa trợ động từ và động từ chính. Điều này cũng đúng khi được áp dụng cho to be.
- Subject + auxiliary + adverb + main verb
Ví dụ: She can sometimes beat me in a race.
Vị trí trạng từ chỉ thời gian
Được đặt ở vị trí đầu hay ở cuối mệnh đề. Vị trí cuối thường dùng với mệnh lệnh cách và các cụm từ đi với till: Eventually Tim came/Tim came eventually.
Ví dụ: Eventually he came
Vị trí của trạng từ trong câu bị động
Trong câu bị động “by + O” luôn đứng sau trạng từ chỉ nơi chốn và đứng trước nó là trạng từ chỉ thời gian.
Ví dụ: This picture was drawn by my sister 2 years ago
Vị trí trạng từ chỉ tần suất
Thường đứng ở 4 vị trí: trước động từ thường, phía sau động từ to-be, phía sau trợ động từ và ở đầu hay cuối câu.
Vị trí của trạng từ so với các từ loại khác như là các tính từ, danh từ, trạng từ, động từ,…
- So với động từ: Đứng trước hoặc sau động từ thường
Ví dụ: The dogs were sleeping, so, Timmy carefully opened the door.
- So với tính từ: Trạng từ sẽ đứng trước tính từ
Ví dụ: That’s an extremely dangerous for you to go outside.
- So với động từ: Trạng từ đứng trước hoặc sau trạng từ khác
Ví dụ: The car turned around really quickly.

Vị trí trạng từ trong câu
Cách thành lập trạng từ
Đã biết được các loại trạng từ cũng như vị trí của chúng, chúng ta hãy cùng ôn cách thành lập trạng từ nhé.
Thông thường thêm đuôi “ly” vào sau tính từ
Ví dụ: slow- slowly, additional- additionally, clear- clearly, careful- carefully, annual- annually, enormous- enormously, hopeful- hopefully, honest- honestly,…
Một số chú ý khi thêm đuôi “ly”
- Trong trường hợp, những từ kết thúc bằng “ble”, bỏ “e” trước khi thêm “ly”
Ví dụ: true- truly, remarkable- remarkably, sensible- sensibly, horrible- horribly,…
- Nếu tính từ kết thúc là “y”, chuyển thành “i” trước khi thêm “ly”, trừ một số từ có một âm tiết và kết thúc bằng “y” như sly, dry,…
Ví dụ: happy- happily, sly- slyly, greedy- greedily, easy- easily,…
- Một số trạng từ có “ly” nhưng có thể là tính từ và cũng có một số trạng từ có cấu tạo giống như tính từ: likely, scholarly, homely, orderly, unseemly,…
Điều này gây khó khăn trong việc tìm và nhận biết trạng từ, do đó quy tắc dễ nhất là nhìn vào những từ khác đi kèm.
Tính từ biến đổi hoàn toàn khi chuyển sang trạng từ
Ví dụ cụ thể nhất chính là Well.
Một số tính từ biến đổi sang trạng từ giữ NGUYÊN
Ví dụ cụ thể là Fast, Hard, Late.

Cách thành lập trạng từ
Cách sử dụng trạng từ trong tiếng anh
Cách dùng của trạng từ
Trạng từ thường được dùng theo sau động từ để bổ ngữ cho động từ.
Ngoài ra, trạng từ thường đứng sau động từ “ to be”, đứng trước tính từ, đứng trước động từ thường và được sử dụng kết hợp với các cấu trúc đặc biệt như: too…to (quá để làm gì); enough…to (đủ để làm gì)
Cấu trúc thông thường của trạng từ là: S + V (+ O) + Adv
Các trạng từ thường dùng trong tiếng Anh
Sau đây là các trạng từ được sử dụng nhiều nhất trong tiếng anh:
Well, Very, Usually, Never, Rather, Almost, Ever, Probably, Likely, Eventually, Extremely, Properly, Beautiful, Different, Constantly, Currently, Certainly, Else, Daily, Relatively, Fairly, Ultimately, Somewhat, Rarely, Regularly, Fully, Essentially, Hopefully, Gently, Roughly, Significantly, Totally, Merely, Mainly, Literally, Initially, Hardly, Virtually, Anyway, Absolutely, Otherwise, Mostly, Personally, Closely, Altogether, Definitely, Truly.
Các bài tập trắc nghiệm về trạng từ Tiếng Anh có đáp án
Bài 1: Điền trạng từ vào những câu dưới đây
- I take sugar in my coffee. (sometimes)
A. Sometimes take
B. Takes sometimes
C. In my coffee sometimes takes
- Tom is very friendly. (usually)
A. Is usually
B. Usually friendly is
C. Very friendly usually is
- Pete gets angry. (never)
A. Never gets
B. Get nevers
C. Angry nevers
- They read a book. (sometimes)
A. Reads sometimes
B. Sometimes read
C. Read a book for sometime
- He listens to the radio. (often)
A. Often listens
B. Listens often to
To the radio often listen
Bài 2: Chọn trạng từ đúng để đúng vào chỗ trống
- He’s lazy and _____ tries.
A. hard
B. hardly
C. Either could be used here.
- He should pass the test _____.
A. easy
B. easily
C. easyly
- He’s a ____ actor.
A. terrible
B. terribly
- I’ve been having a lot of headaches ____.
A. early
B. lately
- Check your work ____.
A. carefuless
B. carefuly
C. carefully
Đáp án:
- A
- A
- A
- B
- A
- B
- B
- A
- B
- C
Xem thêm:
- Tổng hợp công thức 12 thì, cách dùng và dấu hiệu nhận biết các thì Tiếng Anh
- Chương trình Tiếng Anh Cambridge dành cho bậc tiểu học tại Bamboo School có gì đặc biệt? Liệu bạn có biết không?
- Chương trình tiếng Anh tăng cường theo chuẩn Cambridge
Trên đây chính là trọn bộ kiến thức liên quan đến trạng từ trong tiếng anh mà bạn đã cùng Bamboo ôn tập lại. Hãy nắm vững những kiến thức cơ bản này để chinh phục những bài kiểm tra tiếng anh nhé! Chúc các bạn may mắn!!!
Trung thực là gì? Biểu hiện và lợi ích của việc sống trung thực
Trung thực là gì? Khái niệm chính xác nhất về trung thực. Đây là một trong những phẩm chất cao quý của người Việt Nam trong suốt hành trình từ dựng nước đến giữ nước của cha ông ta truyền lại. Cùng dành thời gian theo dõi bài chia sẻ bên dưới để hiểu hơn về phẩm chất này.
Trung thực là gì? Khái niệm của trung thực
Trung thực là một tính từ nhằm chỉ đến nhân cách đạo đức xuất phát từ một con người. Thể hiện sự ngay thẳng, thành thật không gian dối, không gian lận làm những điều trái với sự thật.
Trung thực được hiểu rộng ra là phẩm chất đạo đức quan trọng quy tụ những yếu tố như tin tưởng, trung thành, công bằng hình thành nên một con người toàn diện, được mọi người tin tưởng và có lối sống lành mạnh, hạnh phúc.
Biểu hiện của trung thực là gì? Ví dụ minh họa
Một người có tính trung thực luôn được mọi người yêu mến và quý trọng, nó biểu hiện rõ ràng qua cách nhìn trong cuộc sống:
- Mọi người sẽ nhìn thấy một con người trung thực thông qua lời ăn tiếng nói, thần thái bên ngoài không sợ mất lòng người khác dù điều đó là sai sự thật.
- Một người trung thực là một người không đề cao bản thân mà luôn tỏ ra sự khiêm tốn, đánh giá và nhận xét đúng về người khác. Không nịnh bợ để lấy lòng bất kỳ ai.
- Một người trung thực luôn kiên định với ý kiến của bản thân, luôn tôn trọng công lý, lẽ phải, không bao giờ bao che cho những việc làm sai trái từ người khác.
- Một người trung thực luôn làm những điều đúng đắn, ngay cả trong việc buôn bán, họ cũng không làm trái đạo đức với sản phẩm hay dịch vụ ảnh hưởng xấu đến khách hàng.
Ví dụ về tính trung thực
- Nhặt được của rơi, bằng cách nào đó liên hệ trả lại cho người đó.
- Dám nhận lỗi và sửa lỗi với một việc nào đó mình vi phạm.
- Trong thi cử, tuyệt đối không copy hoặc lấy chất xám của người khác.
- Luôn sẵn sàng đứng ra làm chứng cho sự thật, không bao che việc làm sai trái.

Biểu hiện của sống trung thực
Ý nghĩa của trung thực
Là một người Việt Nam, chúng ta cần phải biết cống hiến những điều tốt đẹp cho xã hội, cho cuộc sống, sống với những chuẩn mực đạo đức của xã hội không bao che, không sợ sệt. Mỗi người thay đổi theo chiều hướng tích cực một chút sẽ khiến cho cuộc sống này thêm phần ý nghĩa, hạnh phúc và văn minh hơn.
Hãy là một người trung thực, ham học hỏi, có ý chí, nhất định thành công sẽ đến với chúng ta từ mọi khía cạnh của cuộc sống.
Lợi ích của việc sống trung thực
Khi một ai đó sống trung thực, chắc chắn người đó sẽ đón nhận được những điều tích cực và hạnh phúc xung quanh mình. Sống trung thực giúp chúng ta không phải hối tiếc về những điều mình đã làm, thay vào đó chính là sự tôn trọng mà mình dành cho bản thân.
Từ những điều tích cực đó, theo thời gian dần hình thành nên nhiều mối quan hệ tốt trong xã hội, được mọi người yêu mến và tin tưởng. Chúng ta hãy cùng sống chung thực để từ đó xây dựng một xã hội công bằng, văn mình và đoàn kết.

Lợi ích của việc sống trung thực
Ưu nhược điểm của trung thực
Về ưu điểm
- Người có đức tính trung thực sẽ có lối sống lành mạnh, tích cực, đón nhận nhiều điều hạnh phúc trong cuộc sống.
- Bạn sẽ nhận được những tình cảm đặc biệt đến từ người khác, đặc biệt là lòng tin và sự yêu mến.
- Bạn mạnh mẽ vượt qua những điều gièm pha của xã hội để trở thành phiên bản hoàn hảo của chính mình trong công việc, cuộc sống,…
Về nhược điểm
- Chúng ta dễ dàng đánh mất đi những mối quan hệ trong cuộc sống.
- Bị kẻ xấu lợi dụng và ganh tị.
- Người trung thực dễ bị người khác ganh ghét, ủ mưu hãm hại nếu như không tỉnh táo đề phòng.

Ưu nhược điểm của trung thực
Những câu nói hay về lòng trung thực
- Cây ngay không sợ chết đứng.
- Ăn ngay nói thật mọi tật mọi lành.
- Một lần bất tín, vạn lần bất tin.
- Một câu nói ngay bằng ăn chay cả tháng.
- Thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng.
- Đấu hàng xáo, gáo hàng dầu.
- Nêu cao nhưng bóng chẳng ngay.
- Thật thà là cha dại.
- Thật thà ma vật không chết.
- Thẳng như ruột ngựa.
- Ở cho ngay thẳng giàu sau mới bền.
- Thẳng mực thì đau lòng gỗ.
Làm thế nào để sống trung thực?
Để rèn luyện tính ”trung thực” chúng ta cần phải :
- Luôn tôn trọng sự thật.
- Tôn trọng chân lý, lẽ phải.
- Sống ngay thẳng, là người thật thà.
- Dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc lỗi.
- Cần trung thực với mối quan hệ ở ngoài xã hội.
- Biết giữ lời hứa với người khác.
Đối với học sinh sinh viên: ngay thẳng không gian dối, sống thật thà. Kiên quyết đấu tranh khi bạn mắc khuyết điểm.
Đối với gia đình: phải thật thà, ngay thẳng, ra ngoài phải thật thà, trung thực.
Đối với người làm cha làm mẹ nên rèn luyện đức tính trung thực cho con trẻ ngay từ khi còn nhỏ, tập cho con thói quen nói ra sự thật, dạy trẻ về lòng dũng cảm để chúng không sợ bất kỳ điều gì xấu trong cuộc sống.
Xem thêm:
- Tổng hợp 15 câu chuyện về gia đình cho trẻ tiểu học hay và ý nghĩa
- Những câu đố IQ cho học sinh tiểu học hay, vui, có đáp án
- Cách trang trí góc học tập tiểu học đẹp, đơn giản, sáng tạo
Phẩm chất trung thực, suy cho cùng là một phẩm chất đạo đức tốt của cha ông ta truyền lại. Thiếu trung thực đồng nghĩa với việc thiếu đạo đức. Một con người không thể sống tốt nếu mọi người không có chút lòng tin nào vào anh ta. Hi vọng với bài viết trên của Bamboo mọi người sẽ nhận ra được sự quan trọng của đức tình này để trở thành con người hoàn hảo nhất, không phải hối hận với những điều mình đã làm.
Câu ghép là gì? Các cách nối câu ghép? Bài tập về câu ghép có đáp án
Tiếng Việt được xem là một trong số ngôn ngữ khá khó học vì có các loại câu, dấu câu và cả cách sử dụng khác nhau. Trong số đó, phải kể đến câu ghép. Vậy câu ghép là gì? Các cách nối câu ghép? Hãy cùng BamBoo tìm hiểu ở bài viết sau nhé!!
Câu ghép là gì? Khái niệm của câu ghép
Câu ghép là câu được ghép lại từ 2 vế trở lên, mỗi vế của câu ghép ghép có cấu tạo đầy đủ như một câu đơn bao gồm chủ ngữ – vị ngữ và mang ý nghĩa gắn kết chặt chẽ với nhau tạo nên một câu hoàn chỉnh.
Có 3 cách nối các câu thành 1 câu ghép:
- Nối bằng quan hệ từ
- Nối trực tiếp
- Sử dụng các từ nối
>>> Xem thêm: Từ ghép là gì?
Tác dụng của câu ghép
Câu ghép được dùng để liên kết các vấn đề có sự gắn kết với nhau về nghĩa. Thay vì sử dụng nhiều câu đơn, người ta lựa chọn sử dụng câu ghép để nâng cao hiệu quả cho người nghe, người đọc. Ngoài ra, sử dụng câu ghép để tránh bị hụt ý, mang lại ý nghĩa câu văn một cách trọn vẹn nhất.
Các loại câu ghép
Có 2 loại câu ghép chính:

2 loại câu ghép chính
Câu ghép đẳng lập
Là câu ghép gồm 2 vế có quan hệ ngang hàng, không phụ thuộc vào ý nghĩa của nhau. Các cấu tạo từ câu ghép đẳng lập được liên kết bằng quan hệ ngang hàng do mối liên kết không chặt chẽ.
Ví dụ: Vy quét nhà hoặc tôi quét
Câu ghép chính phụ
Là câu ghép được nối với nhau bằng cặp từ hô ứng hoặc quan hệ từ. Các câu phụ được ghép với câu chính mang ý nghĩa gắn kết chặt chẽ với nhau.
Ví dụ: Nếu em học tập chăm chỉ thì điểm bài kiểm tra sẽ cao.
Các mối quan hệ trong câu ghép
Một số ví dụ về câu ghép có mối quan hệ khác nhau mang những ý nghĩa khác nhau:
Quan hệ nguyên nhân – hệ quả
(vì… nên…; do…. nên…; bởi… nên….; bởi vì… nên….)
Ví dụ:
- Vì muốn mua xe đạp để đi học nên Lan đã đập ống heo tiết kiệm.
- Do trời mưa nên Tuấn không thể về nhà ngay được.
Quan hệ điều kiện – kết quả
(nếu… thì….; nếu như..thì; hề … thì….; hễ….mà..; giá mà… thì)
Ví dụ:
- Nếu biết hôm nay trời sẽ mưa thì tôi đã mang theo dù
- Giá mà tôi ôn kỹ bài hơn thì điểm của tôi sẽ đạt tuyệt đối
Quan hệ tương phản
(tuy…. nhưng…., mặc dù – mặc dầu….nhưng…, dù…nhưng…)
Ví dụ:
- Mặc dù biết rằng hôm nay có bài kiểm tra nhưng tôi không học bài
- Dù đã cố gắng dậy sớm nhưng tôi vẫn trễ tiết học của mình
Quan hệ tăng tiến
(càng…càng…, bao nhiêu….bấy nhiêu…..)
Ví dụ:
- Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa!
- Thủy Tinh dâng nước sông lên cao bao nhiêu, Sơn Tinh dâng núi dâng cao lên bấy nhiêu.
Quan hệ lựa chọn
(hay, hay là, hoặc là)
Ví dụ:
- Bạn trả tiền bữa ăn này hay tôi?
- Cậu đến đón Vy trước hay là đón tôi trước?
- Hoặc là chúng ta chiến đấu đến cùng rồi chết trong danh dự hoặc là đầu hàng và chết trong nhục nhã.
Quan hệ bổ sung
(không những…mà còn, chẳng những…mà…,không chỉ…. mà…..)
Ví dụ:
- Vy không những hát hay mà còn học rất giỏi.
- Lão Hạc không những là người thật thà, chất phác mà còn rất giàu lòng tự trọng và hết mực yêu thương con.
- Chẳng những thái ấp của ta không còn, mà bổng lộc các ngươi cũng mất; chẳng những gia quyến của ta bị đuổi, mà vợ con các ngươi cũng nguy khốn.
Quan hệ tiếp nối
(vừa… cũng, vừa…. đã….)
Ví dụ:
- Tôi vừa học xong ở trường, trời cũng vừa tạnh mưa.
- Tôi vừa ngẩng đầu lên, đã thấy ngôi sao băng vụt qua, thật tuyệt.
Quan hệ đồng thời
(…..còn….., vừa….vừa…., trong khi…. thì…..)
Ví dụ:
- Tôi và Vy sắp xếp bàn ghế cho ngay ngắn còn Mạnh và Quyên sẽ chuẩn bị bài thuyết trình.
- Mẹ tôi vừa nấu ăn, vừa phơi quần áo.
- Trong khi chị Dậu lo chạy vạy kiếm đủ tiền đóng sưu thì anh Dậu bị chúng lôi ra đình đánh đập thậm tệ.
Quan hệ giải thích
Ví dụ:
- Bởi vì tôi ngủ quên nên tôi đã đi học muộn
- Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.
Quan hệ liệt kê
Ví dụ:
- Mây đen ùn ùn kéo đến, sấm chớp ầm ầm, gió thổi lồng lộng, những hạt mưa bắt đầu rơi xuống.
- Hoa cúc, hoa hồng, hoa lan đang toả hương thơm ngát khắp cánh đồng hoa.
Quan hệ đối chiếu
Ví dụ:
- Bố em là tài xế còn mẹ em là công nhân.
- Người em hoạt bát còn người chị thì điềm đạm hơn.
Quan hệ nhượng bộ
Ví dụ:
- Tuy xe bắt đầu khởi hành trễ hơn 30 phút nhưng vẫn đến địa điểm đúng giờ.
- Mặc dù đây là môn phụ nhưng các em cần phải nghiêm túc chấp hành.
Các cách nối câu ghép? Cho ví dụ minh hoạ về các cách nối câu ghép
Ví dụ về cách nối câu ghép và một số bài tập củng cố kiến thức:
Nối bằng từ ngữ nối
Ví dụ:
- Bạn đọc hay mình đọc.
- Tôi mua chứ không phải chúng tôi xin.
Nối trực tiếp chứ không dùng từ ngữ nối
Ví dụ:
- Thời tiết dạo gần đây hanh khô, da dẻ dễ bị nứt nẻ.
- Mưa ào ào trên mái tôn, rào rào ở núi xa.
Nối các vế trong câu bằng quan hệ từ
- Dùng các quan hệ từ nối như: nhưng, vì, thì là,…
- Các cặp quan hệ từ như: vì…nên…, bởi vì… thế nên…, nhờ…mà…,…
Ví dụ:
- Tôi đã cố gắng hết sức nhưng tôi vẫn lên cân.
- Vì tôi không ngoan ngoãn nên mẹ tôi rất buồn lòng.
Nối bằng cặp từ hô ứng
Dùng các cặp từ: Vừa…. đã….; chưa…. đã….; mới…. đã….; vừa…. đã…..; càng….càng…..;đâu… đấy.; nào…. ấy.; sao….vậy.; bao nhiêu…..bấy nhiêu.
Ví dụ:
- Anh cần bao nhiêu / thì anh lấy bấy nhiêu.
- Dân càng giàu / thì nước càng mạnh.

Các cách nối câu ghép
Bài tập trắc nghiệm về câu ghép có đáp án
Câu 1: Từ “nếu” trong câu ghép là từ chỉ loại quan hệ nào?
A. Quan hệ khả năng, điều kiện
B. Quan hệ nội dung, hình thức
C. Quan hệ bổ sung
D. Quan hệ nguyên nhân, kết quả
Câu 2: Ở câu sau: “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị” đã sử dụng phương pháp nào để nối câu ghép?
A. Quan hệ bổ sung
B. Dấu câu và từ có quan hệ điều kiện
C. Quan hệ nguyên nhân
D. Dấu câu
Câu 3: Nếu không sử dụng quan hệ từ để nối các vế câu thì phải sử dụng dấu câu nào?
A. “:”
B. “;”
C. “,”
D. “.”
Câu 4: Câu nào không phải là câu ghép?
A.Hôm nay Vy đi học còn Hùng đi chơi thể thao
B. Hôm nay Vy đi học và Hùng đi chơi thể thao
C. Hôm nay Vy đi học, Hùng đi chơi thể thao
D. Hôm nay Vy đi học và đi chơi thể thao
Câu 5: Ở câu đơn “Bố đi làm. Mẹ đi chợ” câu ghép nào dưới đây không phù hợp về mặt ý nghĩa?
A. Bố đi làm và mẹ đi chợ
B. Bố đi làm còn mẹ đi chợ
C. Bố đi làm nhưng mẹ đi chợ
D. Bố đi làm, mẹ đi chợ
Câu 6: Câu nào là câu ghép?
A. Người lớn hút thuốc trước mặt trẻ em, để trẻ em thấy điếu thuốc là đẩy con em vào con đường phạm pháp.
B. Quân Triều đình đã đốt rừng để giết chết người thủ lĩnh nghĩa quân đó, cuộc khởi nghĩa bị dập tắt
C. Cây dừa gắn bó với người dân Bình Định chặt chẽ như cây tre đối với người dân miền Bắc
D. Gió lồng lộng, sấm chớp ầm ầm, những hạt mưa nặng trĩu bắt đầu rơi xuống
Câu 7: Khi xem xét và phân loại câu ghép, người ta chủ yếu dựa vào quan hệ về mặt nào giữa các vế câu?
A. Ngữ pháp giữa các vế câu
B. Ngữ nghĩa giữa các vế câu
C. Từ loại giữa các vế câu
D. Ngữ âm giữa các vế câu
Câu 8: Câu nào không phải là câu ghép?
A. Mình chạy, Vy cũng chạy
B. Lan hãy để cho chị đi với mẹ, đừng đòi theo chị nữa
C. Lòng tôi càng thắt lại, khoé mắt tôi cay cay
D. Mẹ có đi làm, mẹ mới có tiền đóng học cho con
Câu 9: Ý nào đúng nhất về câu sau?
Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.
A. Là câu ghép có quan hệ từ chỉ mục đích
B. Là câu ghép có quan hệ từ chỉ nguyên nhân
C. Là câu ghép có quan hệ từ chỉ quan hệ điều kiện
D. Là câu ghép có quan hệ từ chỉ quan hệ nhượng bộ
Câu 10: Thế nào là hai cụm chủ vị giải thích?
A. Hai cụm chủ vị đó phải tạo nên một câu ghép
B. Hai cụm chủ vị mà cụm chủ vị này nằm trong cụm chủ vị kia và cụm chủ vị kia bao hàm cụm chủ vị này
C. Hai cụm chủ vị quan hệ song song và bình đẳng với nhau trong câu
D. Hai cụm chủ vị độc lập với nhau, không có quan hệ về mặt ngữ pháp
Câu 11: Câu sau đây “Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ” có kiểu cấu tạo nào?
A. Câu có thành phần trạng ngữ và một cụm chủ – vị
B. Câu có hai cụm chủ – vị không chứa nhau
C. Câu có hai cụm chủ – vị chứa nhau
D. Câu có một cụm chủ – vị nằm trong trạng ngữ
Câu 12: Quan hệ từ được in đậm trong câu ghép sau chỉ quan hệ nào?
Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng
Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương
Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm
Là người, tôi sẽ chết cho quê hương
A. Quan hệ nhượng bộ
B. Quan hệ mục đích
C. Quan hệ mục đích
D. Quan hệ điều kiện
Câu 13: Câu ghép nào chỉ quan hệ nhượng bộ?
A. Vì tên Dậu là thân nhân của hắn, nên chúng con bắt hắn phải nộp thay
B. Giá hắn biết hát thì có lẽ hắn không cần chửi
C. Gió càng lớn, lửa càng to
D. Môn này tuy là môn phụ, nhưng các các em cần chú ý
Đáp án
- A
- D
- D
- D
- C
- C
- A
- B
- D
- B
- B
- D
- B
Xem thêm:
- Từ ghép là gì? Các loại từ ghép và bài tập ví dụ về từ ghép
- Đại từ là gì? Phân loại đại từ và vai trò ngữ pháp của đại trong Tiếng Việt
- Chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ là gì? Cách xác định, đặt câu và ví dụ minh họa
Trên đây là toàn bộ những gì liên quan về câu ghép là gì? Mong rằng với những kiến thức bổ ích mà Bamboo mang lại, các em học sinh sẽ hiểu rõ hơn về ngữ pháp tiếng Việt và hoàn thành xuất sắc bài học khi gặp chúng. Chúc các em thành công.