.
.
.

4 bộ đề thi tham khảo tuyển sinh cấp 3 môn văn

đề thi tham khảo tuyển sinh cấp 3 môn văn

Trong quá trình rèn luyện và ôn tập để chuẩn bị cho kì thi bước vào cấp 3-cấp THPT, rất nhiều bạn vẫn đang chưa biết cấu trúc của một đề thi tuyển sinh cấp 3 môn văn sẽ như thế nào. Sau đây Bamboo sẽ giúp bạn giải quyết nỗi bâng khuâng đó, đồng thời cung cấp những đề thi văn giúp các bạn có thể ôn tập tốt hơn. 

Cấu trúc bài thi tuyển sinh lớp 10 môn văn 2022

Trong mỗi đề thi thường có 2 đến 4 câu hỏi tùy thuộc vào Sở Giáo dục và Đào tạo của từng tỉnh quyết định. 

đề thi tham khảo tuyển sinh cấp 3 môn văn

Tuy nhiên, đề thi thường có câu hỏi theo cấu trúc dưới đây:

  • Câu hỏi về kiến thức cơ bản nhằm tái hiện kiến thức về Tiếng Việt và văn học.
  • Dạng câu hỏi này yêu cầu các bạn học sinh nhớ những kiến thức cơ bản, không cần thiết phải chuyên sâu và là câu hỏi dễ lấy điểm nhất trong bài, vì vậy hãy nắm chắc điểm trong phần này.
  • Nghị luận xã hội: Đây là câu hỏi yêu cầu sự tư duy và suy nghĩ cá nhân của bản thân học sinh và không cần quá dài. Câu hỏi này nhằm đánh giá khả năng nhận thức của học sinh trước các vấn đề trong xã hội, thể hiện quan điểm và góc nhìn về xã hội, cuộc sống…
  • Nghị luận văn học (là phần chiếm khoảng 50 – 60% điểm trong bài thi): Câu hỏi này thường ở các dạng bài văn chứng minh, bình luận… Vì vậy, thí sinh cần nắm vững các kiến thức cơ bản và đặc trưng của các tác phẩm mới có thể để khai thác ý một cách đúng và hay, cũng như đạt được điểm thi cao lớp 10 môn văn.

4 bộ đề thi tham khảo kì thi tuyển sinh cấp 3 môn văn có đáp án

Bộ đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2020 – 2021 của các Sở GD&ĐT của 1 số tỉnh, có đáp án kèm theo giúp các em dễ dàng so sánh với bài thi của mình. Với các bộ đề thi vào 10 của Hưng Yên, Bạc Liêu, Bình Dương,..

 Đồng thời, cũng giúp các em học sinh đang ôn thi vào lớp 10 làm quen với các dạng câu hỏi của môn Ngữ văn, nhằm chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi xét tuyển vào lớp 10 sắp tới đạt kết quả cao.

đề thi tham khảo tuyển sinh cấp 3 môn văn

Đề thi vào lớp 10 môn Văn sở GD&ĐT Hưng Yên

Sở GD&ĐT Hưng Yên

ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10

NĂM HỌC: 2020 – 2021

Môn: Ngữ Văn

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Ước mơ bây giờ là đánh thắng giặc Mỹ, là Độc lập, Tự do của đất nước. Mình cũng như những thanh niên khác đã lên đường ra tiền tuyến và tuổi trẻ qua đi giữa tiếng bom rơi đạn nổ. Tuổi trẻ của mình đã thấm đượm mồ hôi, nước mắt, máu xương của những người đang sống và những người đã chết. Tuổi trẻ của mình đã cứng cáp trong thử thách gian lao của chiến trường. Tuổi trẻ của mình cũng đã nóng rực vì ngọn lửa căm thù đang ngày đêm hun đốt. Và gì nữa, phải chăng mùa xuân của tuổi trẻ cũng vẫn thắm đượm thêm vì màu sắc của mơ ước và yêu thương vẫn ánh lên trong những đôi mắt nhìn mình. Một đôi mắt đen thâm quầng vì thức đêm nhưng bao giờ đến với mình cũng là niềm vui và sôi nổi. Một đôi mắt long lanh dưới hàng mi dài cũng vậy bao giờ cũng đến với mình tha thiết tin yêu. Và đôi mắt tinh ranh của một người bạn gái nhìn mình như hiểu hết, như trao hết niềm tin. Th. ơi! Đó phải chăng là hạnh phúc mà chỉ Th mới được hưởng mà thôi? Hãy vui đi, hãy giữ trọn trong lòng niềm mơ ước và đề màu xanh của tuổi trẻ ngời rạng mãi trong đôi mắt và nụ cười nghe Thùy!

(Trích Nhật kí Đặng Thùy Trâm, NXB Hội Nhà văn, 2005)

Câu 1 (0,5 điểm): Tại thời điểm viết những dòng nhật kí trên, tác giả ước mơ điều gì?

Câu 2 (1,0 điểm): Gọi tên các phép liên kết hình thức và chỉ ra từ ngữ làm phương tiện của các phép liên kết ấy trong hai câu văn sau: “Một đôi mắt long lanh dưới hàng mi dài cũng vậy bao giờ cũng đến với mình tha thiết tin yêu. Và đôi mắt tinh ranh của một người bạn gái nhìn mình như hiểu hết, như trao hết niềm tin.”

Câu 3 (1,0 điểm): Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu sau: “Tuổi trẻ của mình đã cứng cáp trong thử thách gian lao của chiến trường.” Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu văn đó thuộc kiểu câu nào? (1.0)

Câu 4 (0,5 điểm): Nêu tác dụng của điệp ngữ “tuổi trẻ của mình” trong những câu văn sau: “Tuổi trẻ của mình đã thấm đượm mồ hôi, nước mắt, máu xương của những người đang sống và những người đã chết. Tuổi trẻ của mình đã cứng cáp trong thử thách gian lao của chiến trường Tuổi trẻ của mình cũng đã nóng rực vì ngọn lửa căm thù đang ngày đêm hun đốt.”

Câu 5 (1,0 điểm): Nhận xét về hoàn cảnh sống, chiến đấu và vẻ đẹp tâm hồn của tác giả Đặng Thùy Trâm qua đoạn nhật kí trên.

II. PHẦN LÀM VĂN (6.0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Viết đoạn văn diễn dịch (khoảng 8 đến 10 câu), trong đó có sử dụng thành phần biệt lập tình thái, với câu chủ đề: Thái độ lạc quan là điều cần thiết trong cuộc sống của con người. (Lưu ý: Gạch chân thành phần tình thái).
Câu 2 (4,0 điểm):

Ngày xuân con én đưa thoi,

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi,

Cỏ non xanh tận chân trời,

Cành lệ trắng điểm một vài bông hoa.

Thanh minh trong tiết tháng ba,

Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh,

Gần xa nô nức yến anh,

Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.

(Truyện Kiều – Nguyễn Du, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục, 2020, tr. 84 – 85)

Phân tích đoạn thơ trên và nhận xét ngắn gọn về nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Du.

Đáp án đề tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn Hưng Yên 2020

I. PHẦN ĐỌC HIỂU

Câu 1 (0,5 điểm): Tại thời điểm viết những dòng nhật kí trên, tác giả ước mơ bây giờ là đánh thắng giặc Mỹ, là Độc lập, Tự do của đất nước.

Câu 2 (1,0 điểm): Các phép liên kết hình thức

  • Phép nối: và
  • Phép lặp: “đôi mắt”

Câu 3 (1,0 điểm):

  • Cấu tạo ngữ pháp của câu: “Tuổi trẻ của mình (cn) đã cứng cáp trong thử thách gian lao của chiến trường (vn).”
  • Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu văn đó thuộc kiểu câu: đơn

Câu 4 (0,5 điểm):

Tác dụng của điệp ngữ “tuổi trẻ của mình”:

  • Nhấn mạnh ý nghĩa của tuổi trẻ tác giả: tuổi trẻ đã sống và chiến đấu vì Tổ quốc, đã cùng với thế hệ mình và thế hệ cha anh quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Khẳng định niềm tự hào được cống hiến cho dân tộc.
  • Tạo nhịp điệu hùng hồn, thiết tha cho câu văn.

Câu 5 (1,0 điểm):

Qua đoạn nhật kí, ta thấy hoàn cảnh sống, chiến đấu vô cùng cực khổ, đầy nguy hiểm: phải trải qua bom rơi, đạn nổ, thấm đượm mồ hôi, nước mắt và xương máu… Dù hoàn cảnh sống, chiến đấu đầy gian lao, cực khổ nhưng vẫn ánh lên trong tâm hồn tác giả là niềm tin yêu, mơ ước, là tình yêu thương vẫn ánh lên trong đôi mắt.

[button size=”medium” style=”primary” text=”TẢI BỘ ĐỀ THI” link=”https://drive.google.com/file/d/1i6ApqkMtXYh-6JhPy4Ry5DM_584XmziQ/view?usp=sharing” target=””]

Đề thi vào lớp 10 môn Văn sở GD&ĐT Bạc Liêu

Sở GD&ĐT Bạc Liêu

ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10

NĂM HỌC: 2020 – 2021

Môn: Văn

Ngày thi: 13/7/2020

I. PHẦN ĐỌC HIỂU: (7,0 điểm)

Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi sau:

Trên đường đời bạn cũng có lúc vấp ngã. Tôi cũng vậy. Ngay cả người tài giỏi, khôn ngoan nhất cũng có lúc vấp ngã. Vấp ngã là điều bình thường, chỉ có những người không bao giờ đứng dậy sau vấp ngã mới là người thực sự thất bại. Điều chúng ta cần ghi nhớ là, cuộc sống không phải là một cuộc thi đó – trượt… Cuộc sống là một quá trình thử nghiệm các biện pháp khác nhau cho đến khi tìm ra một cách thích hợp. Những người đạt được thành công phần lớn là người biết đứng dậy từ những sai lầm ngớ ngẩn của mình bởi họ coi thất bại, vấp ngã chỉ là tạm thời và là kinh nghiệm bổ ích. Tất cả những người thành đạt mà tôi biết đều có lúc phạm sai lầm. Thường thì họ nói rằng sai lầm đóng vai trò quan trọng đối với thành công của họ. Khi vấp ngã, họ không bỏ cuộc. Thay vì thế, họ xác định các vấn đề của mình là gì, cố gắng cải thiện tình hình và tìm kiếm giải pháp sáng tạo hơn để giải quyết. Nếu thất bại năm lần, họ cố gắng đứng dậy năm lần, mỗi lần một cố gắng hơn, Winston Churchill đã nắm bắt được cốt lõi của quá trình này khi ông nói: “Sự thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không đánh mất nhiệt huyết và quyết tâm vươn lên”.

(Trích Cuộc sống không giới hạn, Nick Vujicic, chương VII, trang 236)

Câu 1: (3,0 điểm)

  1. Xác định phương thức biểu đạt chính. (1,0 điểm)
  2. Cho biết cách trích dẫn ở phần in đậm? (1,0 điểm)
  3. Chỉ ra phép liên kết hình thức được sử dụng trong hai câu văn sau: “Khi vấp ngã, họ không bỏ cuộc. Thay vì thế, họ xác định các vấn đề của mình là gì, cố gắng cải thiện tình hình và tìm kiếm giải pháp sáng tạo hơn để giải quyết.”(1,0 điểm)

Câu 2: (2,0 điểm)

Em hiểu thế nào về câu văn: “Vấp ngã là điều bình thường, chỉ có những người không bao giờ đứng dậy sau vấp ngã mới là người thực sự thất bại” ?

Câu 3: (2,0 điểm)

Em có đồng ý với quan điểm của Winston Churchill: “Sự thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không đánh mất nhiệt huyết và quyết tâm vươn lên.”? Vì sao?

II. PHẦN LÀM VĂN: (13,0 điểm).

Câu 1: (5,0 điểm).

Từ ngữ liệu phần đọc hiểu, em hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về ý nghĩa của việc đứng dậy sau vấp ngã đối với tuổi trẻ trong cuộc sống.

Câu 2: (8,0 điểm)

Cảm nhận của em về đoạn thơ:

Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Lướt giữa mây cao với biến bằng,

Ra đậu dặm xa dò bụng biển,

Dàn đan thế trận lưới vây giăng.

Cá nhụ cá chim cùng cá đé,

Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,

Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe.

Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long.

(Trích Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận, Ngữ văn 9, tập 1, NXBGD 2018, tr.140)

[button size=”medium” style=”primary” text=”TẢI BỘ ĐỀ THI” link=”https://drive.google.com/file/d/1gH1xH2dpoL2lv96kkgH7LEg5AfnjA9uT/view?usp=sharing” target=””]

Đề thi vào lớp 10 môn Văn sở GD&ĐT Bình Dương

Sở GD&ĐT Bình Dương

ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10

NĂM HỌC: 2020 – 2021

Môn: Ngữ Văn

I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm).

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

Thình lình đèn điện tắt

phòng buyn – đinh tối om

vội bật tung cửa sổ

đột ngột vầng trăng tròn

Ngửa mặt lên nhìn mặt

có cái gì rưng rưng

như là đồng là bể

như là sông là rừng

Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình.

(Theo SGK Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008, trang 156).

Câu 1. Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Cho biết tên tác giả? (0,5 điểm)

Câu 2. Trong đoạn thơ, tìm từ ngữ thể hiện cảm xúc của nhà thơ khi đột ngột gặp lại vầng trăng. (0,5 điểm)

Câu 3. Chỉ ra và nêu ý nghĩa của biện pháp nhân hóa được thể hiện trong hai câu thơ cuối. (1,0 điểm).

Câu 4. Đoạn thơ gợi nhắc cho người đọc thái độ sống đúng đắn như thế nào? Tìm câu tục ngữ có ý nghĩa diễn đạt phù hợp với thái độ sống đó. (1.0 điểm)

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Từ ý nghĩa của đoạn thơ trong phần Đọc – hiểu, em hãy viết một đoạn văn nghị luận xã hội khoảng 10 đến 15 dòng), trình bày suy nghĩ về lòng khoan dung của con người trong cuộc sống.

Câu 2 (5.0 điểm)

Phân tích nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long (Theo SGK Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008, trang 180 – 188).

[button size=”medium” style=”primary” text=”TẢI BỘ ĐỀ THI” link=”https://drive.google.com/file/d/1H8lC2p9D1zm__XNJjxu10iSIsvhq7J-p/view?usp=sharing” target=””]

Đề thi vào lớp 10 môn Văn sở GD&ĐT Đắk Lắk

Đề bài

Câu 1 (2.0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Gặp thời tức là gặp may, có cơ hội, nhưng nếu chủ quan không chuẩn bị thì cơ hội cũng sẽ qua đi. Hoàn cảnh bức bách tức là hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục. Nhưng gặp hoàn cảnh ấy có người bi quan, thất vọng, chán nản, thối chí; có người lại gồng mình vượt qua. Điều kiện học tập cũng vậy, có người được cha mẹ tạo cho mọi điều kiện thuận lợi, nhưng lại mải chơi, ăn diện, kết quả học tập rất bình thường. Nói tới tài năng thì ai cũng có một chút tài, nhưng đó chỉ mới là một khả năng tiềm tàng, nếu không tìm cách phát huy thì nó cũng bị thui chột. Rút cuộc mấu chốt của thành đạt là ở bản thân chủ quan mỗi người, ở tinh thần kiên trì phấn đấu, học tập không mệt mỏi, lại phải trau dồi đạo đức cho tốt đẹp. Không nên quên rằng, thành đạt tức là làm được một cái gì có ích cho mọi người, cho xã hội, được xã hội thừa nhận.

(Trích Trò chuyện với bạn trẻ – Nguyên Hương, Ngữ văn 9, Tập thai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr. 1)

Thực hiện các yêu cầu sau:

  1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. (0,5 điểm)
  2. Theo tác giả, khi gặp hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục, con người có những cách ứng xử nào? (0.5 điểm).
  3. Anh/Chị hiểu như thế nào về ý kiến: thành đạt tức là làm được một cái gì có ích cho mọi người, cho xã hội, được xã hội thừa nhận? (2.0 điểm)

Câu 2 (3.0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở Cậu , anh chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 250 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc nắm bắt cơ hội cho bản thân trong cuộc sống.

Câu 3 (5.0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:

Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Lướt giữa mây cao với biển bằng,

Ra đậu dặm xa dò bụng biển,

Dàn đan thế trận lưới vây giăng.

Cả nhu cả chỉ cung cá đó,

Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,

Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe.

Đêm thở : sao lùa nước Hạ Long.

Ta hát bài ca gọi cá vào,

Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.

Biển cho ta cả nhục lòng mẹ

Nuôi lớn đời ta tự buổi nào,

(Trích Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr. 140)

[button size=”medium” style=”primary” text=”TẢI BỘ ĐỀ THI” link=”https://drive.google.com/file/d/1U9R8LCfQdSy6dqGehggTcnihKEv9tL98/view?usp=sharing” target=””]

Xem thêm:

Bộ đề thi tham khảo tuyển sinh cấp 3 môn Toán

So sánh học phí cấp 3; THPT trường dân lập và công lập tại TP.HCM

Thông tin tuyển sinh cấp 3; Đăng ký tuyển sinh THPT BamBoo School 2022; 2023

Trên đây bao gồm những thông tin về cấu trúc của đề thi tuyển sinh cấp 3 môn văn cũng như các dạng đề thi. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức và rèn luyện để đạt kết quả thật tốt trong kì thi của mình.

Facebook
Pinterest

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn và
Đặt lịch tham quan