Trực tâm là gì? Tính chất và cách xác định trực tâm trong tam giác
Trực tâm là gì? Tính chất của trực tâm là kiến thức Toán học quan trọng đối với các em học sinh. Trong bài viết dưới đây, chuyên trang sẽ cùng bạn tìm hiểu về trực tâm là gì, tính chất và cách xác định trực tâm trong tam giác, hãy tiếp tục theo dõi nhé!
Trực tâm là gì?
Trước khi tìm hiểu trực tâm là gì, bạn cần phải biết đến khái niệm đường cao trong tam giác. Đây là đoạn vuông góc kẻ từ một đỉnh đến cạnh đối diện của tam giác. Cạnh đối diện gọi là đáy, ứng với đường cao.

Trực tâm trong tam giác là giao điểm của 3 đường cao
Theo đó, trực tâm của tam giác chính là điểm giao nhau giữa ba đường cao trong tam giác. Trực tâm cũng có những tính chất đặc biệt, mời bạn theo dõi một số tính chất của trực tâm trong tam giác trong phần thông tin tiếp theo.
Tính chất trực tâm tam giác là gì ?
Như bạn cũng đã biết về trực tâm là gì, đây là giao điểm của ba đường cao trong tam giác. Hình ảnh minh họa bên dưới S là trực tâm của tam giác LMN.
Trong một tam giác, trực tâm sẽ có các tính chất sau đây.
Tính chất 1: Khoảng cách từ tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác đó đến trung điểm của cạnh nối hai đỉnh còn lại sẽ bằng một nửa khoảng cách từ 1 đỉnh đến trực tâm tam giác.
Tính chất 2: Trong một tam giác cân, đường cao đồng thời là đường trung tuyến, đường phân giác và đường trung trực của đỉnh tam giác đó.
Tính chất 3: Trong tam giác đều, trực tâm đồng thời là trọng tâm, là tâm đường tròn ngoại tiếp và ngoại tiếp tam giác.
Tính chất 3: Đường cao tam giác ứng với một đỉnh cắt đường tròn ngoại tiếp tại điểm thứ 2 đối xứng của trực tâm qua cạnh tương ứng (Định lý Carnot).
Hệ quả của trực tâm: Trong một tam giác đều, trực tâm, trọng tâm, điểm cách đều ba đỉnh, điểm nằm trong trong tam giác và cách đều ba cạnh là trùng nhau.

S là trực tâm của tam giác LMN.
Công thức tính trực tâm
Sau khi đã biết trực tâm là gì, các học sinh sẽ có xu hướng tìm kiếm công thức tính trực tâm để giải bài tập nhanh hơn. Tuy nhiên đối với một số trường hợp đặc biệt, bạn có thể áp dụng công thức tính đường cao trong tam giác cân, tam giác đều, tam giác vuông để suy ra kết quả tương ứng.
Cách xác định trực tâm trong tam giác
Khi xác định trực tâm trong tam giác, chúng ta không nhất thiết phải vẽ ba đường cao, bởi khi vẽ hai đường cao trong tam giác là có thể xác định được trực tâm.
Đối với các loại tam giác thông thường như tam giác tù, tam giác nhọn hoặc tam giác đặc biệt như tam giác cân, tam giác đều, cách xác định trực tâm là giống nhau. Từ hai đỉnh của tam giác, ta kẻ đường cao tương ứng đến 2 cạnh đối diện. Điểm giao nhau của hai đường cao đó chính là trực tâm của tam giác và chắc chắn đường cao còn lại cũng đi qua điểm này mặc dù không cần kẻ.
Cách xác định trực tâm tam giác vuông
Cách xác định trực tâm tam giác vuông bằng dấu hiệu nhận biết sẽ giúp bạn dễ xác định hơn. Đối với tam giác vuông, trực tâm chính là đỉnh góc vuông của tam giác đó.

Xác định trực tâm trong tam giác EFG
=> H là trực tâm của tam giác EFG
Cách xác định trực tâm tam giác có góc tù
Đối với tam giác tù, trực tâm nằm ở miền ngoài tâm giác đó.

Xác định trực tâm trong tam giác BCD
=> H là trực tâm tâm giác BCD
Cách xác định trực tâm tam nhọn
Đối với tam giác nhọn, trực tâm sẽ nằm ở miền trong tam giác đó.

Xác định trực tâm trong tam giác ABC
=> H là trực tâm tam giác ABC
Bài tập về đường trực tâm tam giác
Để giúp bạn hiểu hơn về các tính chất của trực tâm cũng như cách xác định và chứng minh trực tâm trong tam giác, hãy cùng làm các bài tập sau đây:
Cho tam giác ABC, gọi H là trực tâm của ABC. Yêu cầu chỉ ra các đường cao của tam giác HBC và chỉ ra trực tâm của tam giác này.
Bài giải:
Gọi D, F, E là chân các đường vuông góc kẻ từ A, C, B của ΔABC.
⇒ AD ⟘ BC, CF ⟘ AB, BE ⟘ AC.
ΔHBC có :
AD ⊥ BC ⇒ AD là đường cao từ H đến BC.
BA ⊥ HC tại F ⇒ BA là đường cao từ B đến HC
CA ⊥ BH tại E ⇒ CA là đường cao từ C đến HB.
AD, BA, CA cắt nhau tại A ⇒ A là trực tâm của ΔHCB.
Xem thêm:
- Công thức tính diện tích tam giác, hình thoi, hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn
- Công thức tính chu vi hình vuông, chữ nhật, tam giác, hình tròn, hình thoi
- Các thể thơ trong Văn học Việt Nam được sử dụng phổ biến và thường gặp nhất
Trực tâm luôn là một yếu tố quan trọng trong hình học và đặc biệt quan trọng trong các bài tập liên quan tới hình tam giác. Mong rằng qua bài viết trên, các bạn học sinh cũng nắm vững khái niệm trực tâm là gì và một số tính chất liên quan. Chúc các bạn học thật tốt và đừng quên tham khảo thêm những bài viết khác nhé!
Cách Tính Mét Vuông (m2) Chính Xác, Đơn Giản Nhất
Khi thi công xây dựng bất cứ một lĩnh vực nào hoặc cần đo đạc về đất đai không thể nào thiếu việc tính diện tích, việc tính toán chính xác từng vị trí sẽ giúp cho việc xây dựng công trình tiết kiệm và chính xác hơn. Vậy mét vuông là gì? Cách tính mét vuông chính xác? Hãy cùng Bamboo School tìm hiểu ngay nhé?
Mét vuông là gì? Ký hiệu của mét vuông
Mét vuông (kí hiệu: m2) được biết là một trong những đơn vị đo diện tích hiện nay. Hiện nay, đơn vị này đang được các kỹ sư, thợ thi công sử dụng trong công việc xây dựng nhà ở để tính toán diện tích sàn, trần, phòng,… để đảm bảo độ chính xác tránh việc tốn nhiều vật liệu xây dựng.
Bảng quy đổi cm2, dm2, ha và km2
Như các bạn cũng từng biết, đơn vị đo có nhiều loại, và trong nhiều trường hợp chúng ta cần quy đổi sang các đơn vị đo khác. Với những công trình khác nhau, bạn sẽ phải quy đổi qua những đơn vị đo khác như: centimet vuông (cm2), hecta (ha), decimet vuông (dm2), kilomet vuông (km2),…
Mỗi đơn vị đo diện tích cách nhau 100 lần. Bên cạnh đó, hai đơn vị đo diện tích như milimet vuông (mm2), decimet vuông (dm2) là hai đơn vị đo ít được dùng nhất.
Cách tính mét vuông phòng
Trong mỗi công trình kiến trúc xây dựng sẽ có những cách tính mét vuông cụ thể cho trình công trình khác.
Với cách tính diện tích phòng còn được hiểu theo cách khác là tính mét vuông mặt sàn. Mặt sàn thường được thiết kế theo hình vuông hoặc chữ nhật. Như vậy diện tích mặt sàn được tính theo công thức: S mặt sàn= Chiều dài x Chiều rộng (m2)
Cách tính mét vuông đất
Với cách tính diện tích đất sẽ có hai trường hợp thông dụng được sử dụng là tính diện tích mảnh được nguyên và mảnh đất bị méo.
Với mảnh đất vuông
- Với một mảnh đất lớn, bạn có thể chia nhỏ mảnh đất ra các hình vuông, hình chữ nhật nhỏ để việc tính toán dễ dàng hơn
- Sử dụng cách tính diện tích như các công thức toán học thông thường để tính
- Cần có các số đo thực sự cụ thể như: chiều dài, chiều rộng, các cạnh. Áp dụng các công thức để tính toán như thông thường.
Với các mảnh đất bị méo, không vuông
- Thực hiện tính bằng phần mềm: Hiện nay có nhiều phần mềm để tính toán những mảnh đất như vậy. Bạn chỉ cần đo một số đoạn khác nhau của khu đất. Nhập số liệu vào phần mềm, bạn đã có thể tính toán ngay diện tích khu đất đó.
- Thực hiện theo cách thủ công: Bạn có thể lấy hình đất tổng quát trừ cho những mảnh đất bị khuyết thì sẽ ra diện tích mảnh đất không vuông này.
Cách tính mét vuông sàn nhà
Cách tính mét vuông sàn nhà được tính theo công thức: S mặt sàn= Chiều dài x Chiều rộng (m2)
Cách tính mét vuông cửa
Với cửa cũng sẽ có hai cách tính khác nhau cho hai loại: cửa gỗ và cửa kính.
Đối với cửa kính
Cửa kính thường là loại cửa vuông, một số loại là cửa hình chữ nhật nên thường rất dễ để tính được diện tích của nó. Trong một số trường hợp, tùy theo mẫu mã cửa mà sẽ có những hình khác như: bán cầu, tam giác, vòng cung,… Chỉ cần cung cấp đủ số liệu đo đạc cùng với công thức hình học cơ bản là có thể tính ra diện tích.
Đối với cửa gỗ
Cửa gỗ thường chỉ có hình chữ nhật là chủ yếu. Công thức tính cửa gỗ thì áp dụng công thức hình chữ nhật là bạn hoàn toàn có thể áp dụng theo đó để tính diện tích cửa nhà của mình.
Cách tính mét vuông tường
Với tường, hãy tưởng tượng tường như một hình hộp chữ nhật có 6 mặt, mặt cần sơn: 4 diện tích mặt tường + trần nhà, bỏ sơn phần mặt sàn. Nên diện tích mặt tượng bao gồm: Diện tích mặt sàn X hệ số 3.0
Cách tính mét vuông đất ruộng
- Với mảnh đất chữ nhật: chiều dài x chiều rộng
- Với mảnh đất hình vuông: bình phương một cạnh
- Với mảnh đất hình thang: ((đáy dài + đáy rộng)x chiều cao)/2
- Với mảnh đất hình tam giác vuông: (chiều dài x chiều rộng)/2
Cách tính mét vuông xây dựng
Bước 1: Chọn thước đo có chia mét
Bước 2: Đo chiều dài của diện tích mảnh đất
Bước 3: Đo chiều rộng mảnh đất
Bước 4: Đổi các đơn vị đo từ centimet sang mét
Bước 5: Tính diện tích của hình bằng cách áp dụng công thức
Bước 6: Làm tròn kết quả tính diện tích mét vuông đến 2 chữ số
Xem thêm:
- 7 cách viết ký hiệu toán học trong word đơn giản nhanh chóng
- Sơ đồ khối là gì? Mục đích, quy tắc và cách vẽ sơ đồ khối chính xác đơn giản nhất
- Số nguyên tố là gì? Bảng số nguyên tố, ví dụ số nguyên tố và bài tập ứng dụng
Trên đây là cách tính mét vuông, một vài cách tính diện tích mét vuông trong thi công công trình. Mong rằng với những kiến thức mà Bamboo School cung cấp các bạn đã có thể hiểu hơn về cách tính diện tích mét vuông.
Từ khởi ngữ là gì? Tác dụng, dấu hiệu nhận biết và ví dụ minh họa về từ khởi ngữ
Từ khởi ngữ tuy chỉ là thành phần phụ trong câu nhưng nó lại đóng vai trò không kém phần quan trọng giúp cho câu văn, câu nói trở nên mềm mại, rõ nghĩa hơn. Chính điều này làm cho người tiếp nhận câu văn, câu nói cảm thấy dễ dàng chấp nhận vấn đề bạn đưa ra hơn. Vậy khởi ngữ là gì? Có những dấu hiệu nào giúp chúng ta nhận biết khởi từ hiệu quả hơn?
Khởi ngữ là gì? Khái niệm của khởi ngữ
Khởi ngữ chính là cụm từ hoặc từ khởi nghĩa. Khởi ngữ được biết đến là thành phần phụ trong cấu trúc câu. Khởi ngữ đóng vai trò là cụm từ, các cụm từ giúp mở đầu – khơi nguồn dẫn dắt của một câu.
Theo khái niệm khởi ngữ trong sách Ngữ văn lớp 9 thì khởi ngữ thường đứng trước chủ ngữ với mục đích tạo tiền đề để nêu lên đề tài, nội dung chuẩn bị được nói đến trong câu. Trước khởi ngữ thường sẽ có thêm các quan hệ từ như: đối với, về, trong tất cả,…
Ví dụ giúp bạn hiểu rõ hơn về khởi ngữ:
- Để ổn định tổ chức, mọi người phải nghiêm túc tuân thủ quy định đã đề ra.
Khởi ngữ trong câu trên là “để ổn định tổ chức”
- Về việc Lan Anh và Ngọc Mai tranh cãi hôm nay, cả hai đều có lỗi. Các em nên hòa giải với nhau và không nên tiếp tục tranh cãi nữa.
Khởi ngữ trong câu trên là “Về việc Lan Anh và Ngọc Mai tranh cãi hôm nay”.
Tác dụng của khởi ngữ
Ngữ pháp Việt Nam thực sự rất phong phú từ cách dùng từ đến cách sử dụng các bộ phận phụ trợ nhằm tăng tính mạch lạc, hấp dẫn cho câu văn. Xét riêng về khởi ngữ, chúng sẽ có tác dụng sau:
- Giúp bạn khởi đầu câu chuyện một cách nhẹ nhàng.
- Giúp người trò chuyện với bạn dễ dàng tiếp nhận vấn đề hơn.
- Khởi ngữ giúp bạn thể hiện rõ ý muốn diễn đạt và tạo điểm nhấn nổi bật cho ý nghĩa của câu nói.
- Giúp bạn trở thành người trò chuyện có duyên hơn trong mắt người khác.
Ví dụ cụ thể hơn:
“Xét về các môn Toán, Lý, Hóa…Ngọc Mai học rất tốt.”
Khởi ngữ trong câu trên là “Xét về các môn Toán, Lý, Hóa,…”. Nếu bỏ bớt đi phần này thì câu văn vẫn có nghĩa, nhưng nghĩa của câu không rõ bằng và không hay bằng câu văn nguyên bản.
Như vậy, khi bạn hiểu khởi ngữ là gì và cách sử dụng khởi ngữ như thế nào cho hợp lý sẽ giúp bạn có thể tự tin bắt chuyện, giao tiếp với mọi người.
Thành phần khởi ngữ là gì?
Theo khái niệm khởi nghĩa là gì chúng ta đã biết khởi ngữ là một thành phần trong câu giúp nêu rõ ý câu và giúp câu văn thêm phần mạch lạc. Chính vì thế, khởi ngữ có thể đứng riêng biệt và không đảm nhận chức năng cú pháp nào trong câu. Hoặc khởi ngữ có thể đảm nhận chức năng cú pháp tương ứng như chủ ngữ, vị ngữ, trạng từ, định ngữ, bổ ngữ. Lúc này, khởi ngữ sẽ đảm nhận chức năng nhấn mạnh ý nghĩa của câu là ý chính và diễn giải chủ đề sự tình là ý phụ.
Phân biệt khởi ngữ với trạng từ
Mục lục | Khởi ngữ | Trạng từ |
Vị trí | Đứng trước chủ ngữ | Đứng trước chủ ngữ |
Chức năng | Nếu lên đề tài, đối tượng được nói đến trong câu | Thường xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, cách thức, mục đích, phương tiện,… |
Ví dụ | Còn môn Hóa, tôi rất giỏi | Trên giàn hoa, ong đang hút mật |
Ví dụ:
- Nhìn thấy cảnh bà con bị bao vây trong dòng nước lũ, tôi cầm lòng không đặng.
Phần chữ được gạch chân chính là khởi ngữ. Lúc này, khởi ngữ đứng riêng biệt với câu và không đảm nhận chức năng cú pháp nào trong câu.
- Thường xuyên bỏ bữa sáng, bạn có thể sẽ mắc chứng rối loạn đường huyết.
Phần chữ được gạch chân chính là khởi ngữ. Lúc này, khởi ngữ giữ vai trò là định trạng từ của câu.
Dấu hiệu nhận biết khởi ngữ
Khi bạn đã biết khởi ngữ là gì việc nhận biết khởi ngữ khá dễ dàng. Dưới đây là một số dấu hiệu về khởi ngữ thường gặp trong câu văn:
- Xét về vị trí, khởi ngữ thường đứng trước chủ ngữ hoặc đứng ở đầu câu.
- Khởi ngữ thường kết hợp với các quan hệ từ như: về, còn, đối với, và,…
- Sau khởi ngữ có thể có thêm trợ từ thì.
Ví dụ bài tập minh họa về từ khởi ngữ
Dưới đây là các bài tập giúp bạn hiểu rõ hơn về khởi ngữ:
– Cách chuyển câu thành câu có khởi ngữ
Bạn hãy căn cứ theo khái niệm khởi ngữ là gì và các dấu hiệu nhận biết khởi ngữ đã nêu ở phần trên để chuyển các câu không có khởi ngữ thành các câu có khởi ngữ. Ví dụ cụ thể như sau:
Ví dụ 1:
Chúng tôi không tham gia buổi tiệc BBQ cuối tuần. Đây là câu không có khởi ngữ.
Về buổi tiệc BBQ cuối tuần, chúng tôi không tham gia. Đây là câu có khởi ngữ, khởi ngữ chính là “Về buổi tiệc BBQ cuối tuần”. Trong câu này khởi ngữ được xác định là đứng sau từ quan hệ “về”.
Ví dụ 2:
Bạn Nam chơi cầu lông rất hay. Đây là câu không có khởi ngữ.
Đối với môn cầu công, bạn Nam hơi rất hay. Đây là câu có khởi ngữ, khởi ngữ chính là “Đối với môn cầu lông”. Trong câu này khởi ngữ được xác định là đứng sau từ quan hệ “ đối với”.
Ví dụ 3:
Tôi đọc được nhưng diễn cảm được. Đây là câu không có khởi ngữ.
Đọc thì tôi đọc được nhưng diễn cảm thì tôi chưa diễn cảm được. Khởi ngữ là những từ được gạch chân. Khởi ngữ được xác định ở trước từ “thì”
– Cách xác định khởi ngữ trong câu
Khi nhận được các câu văn mẫu và yêu cầu xác định khởi ngữ trong câu. Bạn hãy căn cứ theo dấu hiệu mà chúng tôi vừa chia sẻ trên để xác định khởi ngữ. Hình ảnh minh họa dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khởi ngữ là gì và cách xác định khởi ngữ trong câu.
Như vậy, khởi ngữ trong các câu minh họa trên sẽ lần lượt là còn anh, giàu, về các thể văn trong lĩnh vực nghệ thuật.
– Cách xác định thành phần khởi ngữ
Để có thể xác định được thành phần khởi ngữ, bạn cần nắm vững các thành phần khác trong câu. Và bạn hãy tham khảo mục thành phần khởi ngữ là gì mà chúng tôi đã đề cập ở trên. Dưới đây là ví dụ cụ thể:
“ Hai cây vạn tuế trước nhà, tôi không muốn bán cây nào cả.”
Trong câu văn này, “hai cây vạn tuế trước nhà” chính là khởi ngữ. Đồng thời, khởi ngữ này giữ vai trò là định ngữ, xác định đối tượng mà người nói đã nhắc đến “không muốn bán cây nào cả”
– Cách đặt câu có khởi ngữ
Sau đây là một số đáp án gợi ý cho bài tập thực hành đặt câu có khởi ngữ:
- Cuốn truyện Doremon này, tôi đã đọc đi đọc lại nhiều lần mà vẫn thích đọc lại lần nữa.
- Quyển sách này rất hay, tôi rất muốn gặp tác giả của quyển sách này.
Xem thêm:
- Điệp từ là gì? Điệp ngữ là gì? Cấu trúc và ví dụ minh họa
- Tân ngữ là gì? Tổng hợp đầy đủ cách dùng tân ngữ trong Tiếng Anh chuẩn nhất
- Giới từ là gì? Các loại giới từ, cách sử dụng và ví dụ minh họa về giới từ trong tiếng Anh
Hẳn là thông qua những chia sẻ trên bạn đã hiểu khởi ngữ là gì rồi phải không nào? Hy vọng tất cả những nội dung Bamboo School chia sẻ đều thực sự hữu ích với bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi Bamboo School!
Các thể thơ trong Văn học Việt Nam được sử dụng phổ biến và thường gặp nhất
Kho tàng văn học Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng, từ thơ ca cho đến văn xuôi, kịch,… Các loại thể thơ được ứng dụng phổ biến có thể kể đến như: Thể thơ lục bát, thể thơ bảy chữ, thể thơ tự do,… Vậy các loại thể thơ này có những đặc điểm và quy luật như thế nào về cách sử dụng và gieo vần? Bài viết sau đây sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn. Hãy cùng chúng mình tìm hiểu nhé!
Thể thơ lục bát
Trong các loại thể thơ của Việt Nam, lục bát được xem là một trong những thể thơ được sử dụng phổ biến nhất. Đây cũng là thể thơ lâu đời nhất của dân tộc. Quy luật sử dụng thể thơ lục bát được xét dựa trên các thanh bằng (B), trắc (T) ở các câu thơ:
- Câu 1, 3 và 5: Tự do về thanh
- Câu 2, 4 và 6: Câu lục phải tuân theo quy luật luật B – T – B, câu bát phải tuân theo luật B – T – B – B
Cách nhận biết thể thơ lục bát rất đơn giản: Bạn chỉ cần nhìn vào số lượng chữ trong từng câu thơ và quy luật gieo vần. Các câu lục và câu bát sẽ đan xen với nhau tạo thành một đoạn thơ, hoặc bài thơ hoàn chỉnh.
Thể thơ lục bát có cách gieo vần vô cùng linh hoạt. Khi viết, người ta có thể gieo vần bằng ở tiếng cuối câu lục. Tiếng cuối này lại hiệp vần với tiếng thứ sáu của câu bát. Sau đó, tiếng cuối của câu bát này lại hiệp với tiếng cuối của câu lục tiếp theo. Ta tiếp tục lặp lại cách gieo vần như vậy cho đến hết bài thơ.
Một số tác phẩm văn học tiêu biểu có sử dụng thể thơ lục bát là:
“Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
“Cày đồng đang buổi ban trưa,
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi, bưng bát cơm đầy,
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần!”
(Ca dao)
“Mình về mình có nhớ ta?
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn.”
(Việt Bắc – Tố Hữu)

Thể thơ lục bát là một thể thơ truyền thống của dân tộc Việt Nam
Thể thơ song thất lục bát
Thể thơ song thất lục bát là một thể thơ độc đáo. Đây là thể thơ do dân tộc ta sáng tạo nên. Về quy luật sử dụng, thể thơ này có những nét khác biệt so với thơ lục bát:
- Câu 7 chữ ở trên: Chữ thứ 3, 5 và 7 sẽ tuân theo quy luật T – B – T
- Câu 7 chữ ở dưới: Đối lập với câu ở trên, chữ thứ 3, 5 và 7 sẽ tuân theo quy luật B – T – B
Cách nhận biết thể thơ này là dựa vào số lượng chữ trong từng câu thơ của mỗi đoạn thơ. Cấu trúc mỗi đoạn thơ sẽ bao gồm hai câu 7 chữ kết hợp với một cặp lục – bát. Thể thơ này không giới hạn số lượng câu trong một bài thơ.
Cách gieo vần của thể thơ song thất lục bát như sau: Tiếng cuối của câu 7 chữ ở trên sẽ hiệp vần với tiếng thứ 5 của câu 7 chữ ở dưới. Tiếng cuối của câu 7 chữ ở dưới tiếp tục hiệp vần với tiếng thứ 6 của câu lục. Tiếng cuối của câu lục hiệp vần với tiếng thứ 6 của câu bát. Tương tự, tiếp tục gieo vần cho đến hết bài thơ.
Một số tác phẩm văn học tiêu biểu có sử dụng thể thơ song thất lục bát là:
“Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.
Ngàn dâu xanh ngắt một màu,
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?”
(Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm)
“Có hoa nào qua mùa không héo?
Có tiếng nào giàu đẹp hơn không?
Mắt em là một dòng sông
Thuyền anh bơi lội giữa dòng mắt em.”
(Đôi mắt – Lưu Trọng Lư)
“Em nhớ mãi chiều thu lá đổ
Mình bên nhau cạn tỏ nguồn cơn
Chạnh lòng anh vọng lời thương
Xa xa vẳng tiếng nghe dường nỉ non.”
(Thuyền neo bến đậu – Hoàng Mai)

Thể thơ song thất lục bát là một thể thơ độc đáo, do dân tộc ta sáng tạo nên
Thể thơ bốn chữ
Trong các loại thể thơ của nước ta, thể thơ bốn chữ có thể được xem là một trong những thể thơ đơn giản nhất. Quy luật sử dụng thể thơ này cũng tuân theo luật bằng trắc như các thể thơ khác: Chữ thứ 2 và chữ thứ 4 trong câu thơ có sự luân phiên giữa T – B hoặc B – T.
Về cách nhận biết, ta có thể xem xét số lượng chữ trong một câu thơ và quy luật bằng trắc. Đây là thể thơ mà mỗi câu chỉ có 4 chữ. Thể thơ này không giới hạn số lượng câu trong một bài.
Thể thơ bốn chữ có cách gieo vần rất linh hoạt. Tùy theo dụng ý, mục đích của mình mà người viết có thể gieo vần chéo, vần bằng, vần liền, vần chân, hay vần lưng… Điều này sẽ tạo nên điểm nhấn về nhịp điệu trong từng câu thơ.
Một số tác phẩm văn học tiêu biểu có sử dụng thể thơ bốn chữ là:
“Mùa xuân đi rồi
Nhiều hoa vắng mặt
Như chị hoa đào
Ra đi trước nhất
(Hoa cỏ – Tế Hanh)
“Em bước vào đây
Gió hôm nay lạnh
Chị đốt than lên
Để em ngồi cạnh.”
(Chị em – Lưu Trọng Lư)
“Chú bé loắt choắt,
Cái xắc xinh xinh,
Cái chân thoăn thoắt,
Cái đầu nghênh nghênh,
Ca-lô đội lệch,
Mồm huýt sáo vang,
Như con chim chích,
Nhảy trên đường vàng…”
(Lượm – Tố Hữu)

Thể thơ bốn chữ là một trong những thể thơ đơn giản nhất
Thể thơ năm chữ
Tương tự như thể thơ bốn chữ, thể thơ năm chữ có quy luật sử dụng tuân theo luật bằng trắc: Chữ thứ 2 và chữ thứ 4 trong mỗi câu thơ đều có sự luân phiên giữa T – B hoặc B – T.
Để nhận biết thể thơ năm chữ, ta dựa vào số lượng chữ và luật bằng trắc trong mỗi câu thơ. Thể thơ năm chữ không giới hạn cụ thể về số lượng câu trong một bài thơ. Dung lượng của bài thơ tùy thuộc vào ý đồ của người viết.
Về cách gieo vần, thể thơ này giống với thể thơ bốn chữ. Bạn có thể gieo vần linh hoạt như: Vần chéo, vần bằng, vần liền, vần chân, vần lưng… Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp nhiều cách gieo vần khác nhau ngay trong một bài thơ.
Một số tác phẩm văn học tiêu biểu có sử dụng thể thơ năm chữ là:
“Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục… cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ”
(Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh)
“Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm…”
(Đêm nay Bác không ngủ – Minh Huệ)
“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc,
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”
(Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải)

Một ví dụ minh họa về thể thơ năm chữ
Thể thơ sáu chữ
Trong các loại thể thơ, thể thơ sáu chữ được nhiều người yêu thích vì có âm điệu nhẹ nhàng, dễ gieo vần và rất dễ thuộc. Về quy luật nhận biết, ta dựa vào quy luật bằng trắc tương tự với thể thơ bốn chữ và năm chữ.
Về cách nhận biết, thể thơ sáu chữ chỉ bao gồm 6 chữ trong mỗi câu thơ. Thể thơ này cũng không giới hạn về số lượng câu trong cả bài thơ, nên được nhiều người lựa chọn để sáng tác.
Cách gieo vần trong thể thơ sáu chữ là vần ôm hoặc vần chéo. Bạn cũng có thể kết hợp cả hai cách gieo vần này để tạo nên nhịp điệu cho bài thơ.
Một số tác phẩm văn học tiêu biểu có sử dụng thể thơ sáu chữ là:
“Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay”
(Quê hương – Đỗ Trung Quân)
“Khi hôn lên câu thơ hay
Ấp trang sách vào mái ngực
Em nghe tim mình thổn thức
Thương người làm thơ đã mất
Trái tim giờ ở nơi đâu?”
(Anh đừng khen em – Lâm Thị Mỹ Dạ)

Thể thơ sáu chữ không giới hạn số lượng câu thơ trong một bài
Thể thơ bảy chữ
Thể thơ bảy chữ cũng rất phổ biến trong các loại thể thơ của dân tộc. Đây là một thể thơ khá đơn giản. Về quy luật sử dụng, ta có thể dựa vào quy luật bằng trắc linh hoạt, tương tự như thể thơ bốn chữ, năm chữ và sáu chữ.
Về cách nhận biết thể thơ bảy chữ, ta dựa vào số lượng chữ trong từng câu thơ. Các câu đều có bảy chữ và cả bài thơ không bị giới hạn về số lượng câu cụ thể.
Cách gieo vần của thể thơ bảy chữ cũng rất linh hoạt. Bạn có thể kết hợp nhiều cách hiệp vần khác nhau như vần chân, vần ôm, vần lưng,…
Một số tác phẩm văn học tiêu biểu có sử dụng thể thơ bảy chữ là:
“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song.
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng”
(Tràng giang – Huy Cận)
“Vô tình để gió hôn lên má
Bẽn lẽn làm sao, lúc nửa đêm!…
Em sợ lang quân em biết được
Nghi ngờ tới cái tiết trinh em..”
(Bẽn lẽn – Hàn Mặc Tử)

Thể thơ bảy chữ có cách gieo vần rất linh hoạt
Thể thơ tám chữ
Trong thể thơ tám chữ, mỗi câu thơ chỉ bao gồm 8 chữ. Tương tự với các thể thơ nêu trên, thể thơ tám chữ không giới hạn về số lượng câu trong một bài. Quy luật sử dụng thể thơ này là theo luật bằng – trắc: Tiếng cuối và tiếng thứ 3 có vần trắc thì tiếng thứ 5 và tiếng thứ 6 là vần bằng. Ngược lại, nếu tiếng cuối và tiếng thứ 3 có vần bằng thì tiếng thứ 5 và tiếng thứ 6 phải có vần trắc.
Cách nhận biết thể thơ tám chữ vô cùng đơn giản. Ngoài số lượng chữ trong câu, bạn có thể dựa vào quy luật bằng trắc ở trên để phân biệt với thể thơ khác.
Về cách gieo vần, thể thơ tám chữ sử dụng các loại vần như: Vần ôm, vần tiếp và vần chéo.
Một số tác phẩm văn học tiêu biểu có sử dụng thể thơ tám chữ là:
“Ta rắp nâng lời chào ngày mới mẻ,
Vì Đông, Thu, hay Hạ cũng như Xuân;
Cũng có tình riêng với lòng thi sĩ.
Ta vui ca trông ngày tháng xoay vần.”
(Khúc ca hoài xuân – Thế Lữ)
“Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé!
Tôi sẽ trách – cố nhiên, nhưng rất nhẹ
Nếu trót đi, em hãy gắng quay về…
Tình mất vui khi đã vẹn câu thề
Ðời chỉ đẹp những khi còn dang dở
Thư viết đừng xong, thuyền trôi chớ đỗ
Cho nghìn sau… lơ lửng… với nghìn xưa…”
(Ngập ngừng – Hồ Dzếnh)

Thể thơ tám chữ có thể gieo vần ôm, vần tiếp và vần chéo
Thể thơ tự do
Trong các loại thể thơ, thể thơ tự do được xem là thể thơ hiện đại và được nhiều bạn đọc yêu thích. Lý do là vì thể thơ thể hiện được sự phong cách, cái tôi cá nhân, vượt ra mọi khuôn khổ trong thi ca. Quy luật sử dụng cũng rất linh hoạt. Người viết có thể tự do sáng tạo, bày tỏ quan điểm, cảm xúc cá nhân mà không bị gò bó bởi luật bằng – trắc, hiệp vần như nhiều thể thơ khác. Trong thể thơ tự do không giới hạn cụ thể về số chữ trong một câu và số lượng câu trong cả bài thơ.
Về cách nhận biết thể thơ này, bạn có thể quan sát dung lượng chữ và dung lượng câu. Một bài thơ tự do không có tính quy luật cụ thể, số lượng chữ trong các câu có thể không giống nhau.
Về cách hiệp vần, tùy theo mục đích và cảm xúc của người viết mà trong bài thơ đó có thể kết hợp nhiều cách gieo vần khác nhau (vần lưng, vần chân, vần chéo,…) hoặc không có vần.
Một số tác phẩm văn học tiêu biểu có sử dụng thể thơ tự do là:
“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng ánh trăng tan,
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới,
Đâu những cảnh bình minh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng,
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng,
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới.”
(Nhớ rừng – Thế Lữ)
“Tiếng địch thổi đâu đây.
Cớ sao mà réo rắt?
Lơ lửng cao đưa tận lưng trời xanh ngắt.
Mây bay, gió quyến, mây bay…
Tiếng vi vu như khuyên van như dìu dặt
Ánh chiều thu
Lướt mặt hồ thu.
Sương hồng lam nhẹ tan trên sóng biếc.
Rặng lau già xao xác tiếng reo khô,
Như khuấy động nỗi nhớ nhưng thương tiếc.
Trong lòng người đứng bên hồ.”
(Tiếng trúc tuyệt vời – Thế Lữ)

Trong thể thơ tự do, quy luật bằng – trắc, hiệp vần được vận dụng một cách linh hoạt
Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật là một thể thơ ra đời vào thế kỉ XII vào thời nhà Đường ở Trung Quốc, sau đó du nhập vào Việt Nam. Trong thể thơ này, mỗi bài thơ sẽ có 4 câu, mỗi câu lại có 7 chữ. Về quy luật sử dụng, thứ tự của bốn câu thơ trong bài phải tuân theo kết cấu: Khai, thừa, chuyển, hợp. Trong thể thơ này, tiếng thứ 2 của câu thứ nhất sẽ quy định luật cho cả bài thơ. Ví dụ: Nếu tiếng thứ 2 ở câu thứ nhất có thanh bằng thì luật của cả bài sẽ là luật B.
Cách để nhận biết thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật đó là dựa vào số lượng chữ trong một câu thơ và số lượng câu trong bài, kết hợp với quan sát quy luật sử dụng của cả bài thơ.
Đây là một trong những thể thơ Đường luật có cách gieo vần được quy định rõ ràng và chi tiết. Thể thơ này có thể chỉ dùng một vần duy nhất (độc vận) cho toàn bài, hoặc kết hợp nhiều vần (liên vận). Đan xen là các thanh bằng – trắc. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật về luật niêm và vần như sau:
- Về niêm: Các câu theo hàng dọc phải niêm với nhau (giống nhau về thanh)
- Về gieo vần: Các câu 1, 2, 4 hoặc câu 2 và 4 trong bài sẽ hiệp vần với nhau ở chữ cuối
Một số tác phẩm văn học tiêu biểu có sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật là:
“Nam quốc sơn hà Nam Đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.”
(Nam quốc sơn hà – Lý Thường Kiệt)
“Một nửa vầng trăng rụng xuống cầu
Đôi mình cách trở bởi vì đâu
Canh tàn khắc lụn hồn tê tái
Đối bóng đèn khuya nuốt lệ sầu.”
(Hoàng Thứ Lang)

Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật được quy định chặt chẽ về niêm, luật
Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật
Thất ngôn bát cú Đường luật là thể thơ mà mỗi bài có 8 câu, mỗi câu chỉ có 7 chữ. Thể thơ này xuất hiện rất sớm tại Trung Quốc, đến thời nhà Đường thì mới được đặt tên gọi và quy định cụ thể. Đây cũng là thể thơ được sử dụng để tuyển chọn nhân tài dưới các triều đại phong kiến.
Về quy luật sử dụng, thể thơ này tuân theo quy luật bằng – trắc như sau: “Nhất, tam, ngũ bất luận. Nhị, tứ, lục phân minh” và xen kẽ nhau. Nghĩa là nếu tiếng thứ 2 là thanh bằng thì tiếng thứ 4 là thanh trắc, tiếng thứ 6 thanh bằng, và ở câu thơ tiếp theo thì ngược lại. Cấu trúc của một bài thơ là: Đề, Thực, Luận, Kết.
Cách nhận biết thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật là dựa vào số lượng chữ trong câu, số lượng câu trong một bài và cách sắp xếp các thanh bằng – trắc theo quy luật như trên.
Về cách gieo vần, thất ngôn bát cú Đường luật được quy định chặt chẽ về niêm và vần. Các tiếng ở cuối các câu 1, 2, 4, 6 và 8 sẽ hiệp vần bằng với nhau.
Một số tác phẩm văn học tiêu biểu có sử dụng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật là:
“Bước tới đèo Ngang bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi tiều vài chú,
Lác đác bên sông rợ mấy nhà.
Nhớ nước, đau lòng con cuốc cuốc,
Thương nhà, mỏi miệng cái da da.
Dừng chân đứng lại: trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.”
(Qua đèo Ngang – Bà Huyện Thanh Quan)
“Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên, hai nợ, âu đành phận,
Năm nắng, mười mưa, dám quản công.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không!”
(Thương vợ – Trần Tế Xương)

Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật tuân theo quy luật “Nhất, tam, ngũ bất luận. Nhị, tứ, lục phân minh”
Thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật
Thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật là thể thơ chỉ có 4 câu thơ, mỗi câu gồm 5 chữ. Về quy luật sử dụng, thể thơ này tuân theo cấu trúc Đề, Thực, Luận, Kết tương tự với thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Trong một bài thơ sẽ có sự luân phiên giữa các thanh bằng – trắc, hoặc bằng – bằng, trắc – trắc ở tiếng thứ 2 và tiếng thứ 4.
Về cách nhận biết thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật, ta dựa vào số lượng câu chữ trong bài thơ và quy luật bằng trắc, gieo vần của cả bài.
Về cách gieo vần: Các câu 1, 2, 4 hoặc câu 2 và 4 sẽ hiệp vần với nhau ở chữ cuối. Ta sử dụng độc vận (một vần duy nhất) cho cả bài thơ, cùng với phương thức gieo vần ôm hoặc vần chéo.
Một số tác phẩm văn học tiêu biểu có sử dụng thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật là:
“Ngàn năm bên lối nhỏ
Trút niềm đau muộn phiền
Ngàn năm mang hơi thở
Dìu vợi trời tam thiên.”
(Hạt bụi – Sưu tầm)
“Đoạt sáo Chương Dương độ,
Cầm Hồ Hàm Tử quan.
Thái bình tu nỗ lực,
Vạn cổ thử gian san.”
(Tụng giá hoàn kinh sư – Trần Quang Khải)

Thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật tuân theo cấu trúc Đề, Thực, Luận, Kết
Xem thêm:
- Tổng hợp các tác phẩm văn học lớp 9 kì 1 và kì 2 và tác giả đầy đủ nhất
- Văn học dân gian là gì? Đặc trưng, các thể loại và khái quát văn học dân gian
- Văn học hiện đại là gì? Khái quát văn học hiện đại tại Việt Nam
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu thêm về đặc điểm, quy luật sử dụng, cách nhận biết và gieo vần của các loại thể thơ phổ biến nhất trong văn học Việt Nam. Tùy theo mục đích và dụng ý dụng diễn đạt mà người viết có thể lựa chọn các loại thể thơ phù hợp.
Chương trình tiếng anh Cambridge là gì? Lộ trình học của chương trình Cambridge mới nhất
Ngoại ngữ là một trong những nội dung quan trọng của hệ thống giảng dạy ở các bậc học từ Tiểu học cho đến Trung học. Chương trình tiếng anh Cambridge là chương trình đào tạo tiếng annh chuyên sâu và được nhiều người áp dụng theo. Vậy chương trình tiếng anh Cambridge có ý nghĩa như thế nào? Những lưu ý của lộ trình học mà người học cần nắm bắt được? Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây.
Chương trình tiếng anh Cambridge là gì?
Chương trình tiếng anh Cambridge là một chương trình giảng dạy và cấp bằng các môn cơ bản tại phổ thông, chịu sự quản lý của Hội đồng Khảo thí quốc tế Cambridge (được viết tắt là CIE). Chương trình này được lưu hành trên toàn cầu dưới hình thức nhượng quyền thương mại.
Trong chương trình tiếng anh Cambridge, tất cả các môn học (như Toán, Văn học, Khoa học xã hội…) đều được giảng dạy bằng tiếng Anh. Với chương trình này, người học không chỉ cần thông thạo tiếng anh, mà còn phải có kiến thức toàn diện về các lĩnh vực trong đời sống xã hội.

Chương trình tiếng anh Cambridge là một chương trình giảng dạy và cấp bằng các môn cơ bản tại phổ thông, chịu sự quản lý của Hội đồng Khảo thí quốc tế Cambridge
Chương trình Cambridge do ai biện soạn?
Chương trình tiếng anh Cambridge do Hội đồng Khảo thí quốc tế Cambridge (hay còn gọi là CIE) biên soạn. Đây là hội đồng trực thuộc trường Đại học Cambridge danh giá của Anh Quốc. Hội đồng Khảo thí quốc tế Cambridge là một trong những Hội đồng Khảo thí Quốc tế lớn thuộc top đầu trên thế giới. Hiện tại, CIE cung cấp các chương trình giảng dạy và học tập với đầy đủ các môn học, lĩnh vực khác nhau, hướng đến việc giáo dục và phát triển toàn diện của người học.
Các chương trình học do CIE biên soạn trải rộng ở 160 quốc gia trên toàn thế giới. Để đáp ứng điều kiện và có thể theo học các chương trình Cambridge, mỗi năm, hàng triệu thí sinh vượt qua các kỳ thi do Hội đồng Khảo thí quốc tế Cambridge tổ chức.
Các chương trình học của Cambridge
Các chương trình giáo dục của Cambridge bao gồm 4 chương trình như sau:
- Chương trình Tiểu học Quốc tế Cambridge
- Chương trình Trung học cơ sở Quốc tế Cambridge
- Chương trình Trung học phổ thông Quốc tế Cambridge IGCSE
- Chương trình tú tài Anh Quốc – chứng chỉ AS và A level
Trong đó, chứng chỉ của Chương trình THPT Quốc tế Cambridge IGCSE được xem là một trong những bằng cấp được công nhận rộng rãi nhất trên toàn thế giới. Khi tham gia chương trình này, học sinh sẽ được đào tạo kiến thức chuyên môn và những kỹ năng mềm cần thiết. Đồng thời, có cơ hội được vận dụng những kiến thức đã được giảng dạy vào việc tự nghiên cứu và áp dụng vào cuộc sống. Chương trình IGCSE phù hợp với lứa tuổi từ 14 – 17 tuổi.

Chương trình Trung học phổ thông Quốc tế Cambridge IGCSE phù hợp với lứa tuổi từ 14 – 17 tuổi
Tầm quan trọng của chương trình Cambridge
Ngoại ngữ luôn được xem là một trong những nội dung giảng dạy quan trọng trong chương trình đào tạo các bậc học, nhất là đối với học sinh, sinh viên. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa như hiện nay, việc nắm vững kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ sẽ giúp bạn mở ra nhiều cơ hội học tập và phát triển trong tương lai. Có không ít các trung tâm, cơ sở đào tạo tổ chức các kỳ thi, biên soạn chương trình tiếng anh để giảng dạy ngoại ngữ cho nhiều lứa tuổi khác nhau. Tuy nhiên, không phải chương trình nào cũng thực sự mang lại hiệu quả và chất lượng cho người học.
Là chương trình đào tạo theo chuẩn quốc tế, do Hội đồng Khảo thí quốc tế Cambridge biên soạn và thu hút đông đảo thí sinh đăng ký, chương trình tiếng anh Cambridge sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn. Khi đăng ký chương trình đào tạo của Cambridge, bạn có thể tự đánh giá một cách khách quan và đầy đủ về khả năng sử dụng tiếng anh của mình theo tiêu chuẩn quốc tế. Đồng thời, bạn có thể định hướng phương pháp, lộ trình học tiếng anh sao cho phù hợp và hiệu quả nhất.
Bên cạnh đó, chứng chỉ của Cambridge cũng được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Đây cũng là một bước đệm rất tốt để bạn có thể mở rộng cơ hội học tập, làm việc trong tương lai. Bởi vì hiện nay, có rất nhiều trường học, cơ sở,… đặt ra yêu cầu về chứng chỉ tiếng anh Cambridge. Với một lộ trình học tập cụ thể, được giảng dạy bởi các giáo viên, chuyên gia hàng đầu, bạn có thể cải thiện khả năng ngoại ngữ và theo dõi tiến độ học tập của bản thân, hiểu được những điểm mạnh, điểm yếu, để từ đó vạch ra hướng đi phù hợp.

Khi đăng ký chương trình đào tạo của Cambridge, bạn có thể tự đánh giá một cách khách quan về khả năng sử dụng tiếng anh của mình theo tiêu chuẩn quốc tế
Không đơn thuần chỉ là một chương trình giảng dạy bằng tiếng anh, chương trình Cambridge còn hướng đến việc giáo dục toàn diện cho người học. Với chương trình này, bạn sẽ có cơ hội được trau dồi nhiều kỹ năng, kinh nghiệm thực tiễn một cách thường xuyên thông qua các bài tập nhóm, bài tập cá nhân,… Từ đó, bạn có thể áp dụng những điều đã được học trên lớp vào công việc và cuộc sống.
Lộ trình học của chương trình tiếng anh Cambridge
Đối với học sinh Tiểu học và bậc Trung học, chương trình tiếng anh Cambridge bao gồm lộ trình học tập như sau:
- Starters: Dành cho học sinh có độ tuổi từ 7 tuổi đã được học khoảng 100 giờ tiếng Anh
- Movers: Dành cho học sinh có độ tuổi từ 7 – 10 tuổi đã được học khoảng 175 giờ tiếng Anh
- Flyers: Dành cho học sinh có độ tuổi từ 10 – 14 tuổi đã được học khoảng 250 giờ tiếng Anh
Ở mỗi lộ trình, người học sẽ được giảng dạy và đào tạo đầy đủ nội dung của 4 kỹ năng ngoại ngữ cơ bản, bao gồm: Nghe, nói, đọc, viết. Mỗi bài học và các kỳ thi đều được thiết kế sao cho phù hợp với năng lực của người học. Sau khi hoàn thành lộ trình như trên, học sinh có thể tiếp tục đăng ký theo học và dự thi để lấy các chứng chỉ tiếng anh cao hơn như: IELTS, TOEFL, KET, PET, FCE,…

Lộ trình học của chương trình tiếng anh Cambridge bao gồm Starters, Movers và Flyers
Những lưu ý khi tham gia chương trình
Chương trình tiếng anh Cambridge là chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế, khác biệt với các chương trình giảng dạy tiếng anh thông thường. Khi tham gia chương trình này, bạn cần lưu ý một số điều dưới đây:
- Tìm hiểu kỹ về phương pháp giảng dạy và học tập của chương trình tiếng anh Cambridge, để từ đó có sự chuẩn bị phù hợp
- Lựa chọn lộ trình học tập phù hợp với độ tuổi và năng lực ngoại ngữ hiện tại. Không nên đăng ký theo học những khóa học vượt quá vốn kiến thức, kỹ năng của bản thân
- Dự trù nguồn kinh phí cho mỗi lộ trình học tập. Hiện tại, các cơ sở đào tạo chương trình Phổ thông Quốc tế Cambridge IGCSE tại Việt Nam có mức học phí dạo động từ 160.000.000 VNĐ/năm – 650.000.000 VNĐ/năm. Do đó, các bậc phụ huynh nên cân nhắc nguồn lực tài chính khi đăng ký cho con em theo học chương trình đào tạo của Cambridge
- Tìm kiểu kỹ về môi trường giảng dạy, cơ sở vật chất, trình độ chuyên môn của giáo viên, chất lượng học tập, lộ trình đào tạo,… để lựa chọn được địa chỉ phù hợp
- Ngoài những giờ học ở trên lớp, các bậc phụ huynh cũng cần dành thời gian ôn tập kiến thức cùng con em. Điều này sẽ giúp bé rèn luyện khả năng tự học, cũng như thông thạo giao tiếp bằng ngoại ngữ

Các bậc phụ huynh cần dành thời gian ôn tập kiến thức cùng con, để giúp bé nhanh chóng cải thiện khả năng ngoại ngữ
Xem thêm:
- Chương trình Tiếng Anh Cambridge dành cho bậc tiểu học tại Bamboo School có gì đặc biệt? Liệu bạn có biết không?
- Cách học tiếng Anh cho người mất gốc hiệu quả nhanh chóng nhất
- Mạo từ trong tiếng Anh: Khái niệm, tác dụng, phân loại, cách dùng
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn có cái nhìn đầy đủ và chi tiết về Chương trình tiếng anh Cambridge. Thông qua bài viết này, các bạn có thể tham khảo và lựa chọn chương trình đào tạo phù hợp để trau dồi, hoàn thiện khả năng ngoại ngữ.
10 cách học địa lý hiệu quả, đơn giản, nhớ lâu
Mỗi môn học đều có những đặc trưng riêng, đòi hỏi người học phải có một phương pháp và lộ trình học tập cụ thể. Vậy đâu là cách học địa lý hiệu quả? Học địa lý có vai trò và tầm quan trọng như thế nào? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tham khảo 10 cách học địa lý hiệu quả nhất mà bạn có thể vận dụng ngay lập tức. Hãy cùng Bamboo tìm hiểu nhé!
Những lý do khiến môn địa lý khó học
Không phải môn học nào cũng đều dễ học và có thể tạo được hứng thú cho học sinh. Đối với những môn học Khoa học xã hội như: Lịch sử, Địa lý,… thì vẫn có rất nhiều học sinh chưa thể đạt kết quả cao trong học tập. Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc học sinh cảm thấy chán nản và học yếu môn địa lý có thể kể đến là:
- Chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học môn địa lý
- Tâm lý chủ quan, xem nhẹ các môn học phụ, đặc biệt là môn Khoa học xã hội
- Học lệch, chỉ tập trung vào những môn học chính: Toán, Văn, tiếng Anh
- Chưa biết cách vận dụng kiến thức đã được học và thực tiễn, khiến cho việc ghi nhớ bài học trở nên khó khăn
- Chưa tìm ra phương pháp học tập phù hợp và hiệu quả. Nhiều học sinh còn có tâm lý học vẹt, học để đối phó với giáo viên,… dẫn đến việc người học thường xuyên cảm thấy chán nản, không có động lực để học môn địa lý
- Bên cạnh đó, phương pháp giảng dạy trên lớp của giáo viên cũng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả và chất lượng học tập của học sinh. Nhiều thầy cô vẫn còn áp dụng phương pháp dạy học truyền thống là đọc – chép, chỉ giảng về lý thuyết mà không kết hợp với kiến thức thực tế, khiến cho môn học trở nên khô khan và nhàm chán

Nhiều học sinh còn chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học môn địa lý, có tâm lý chủ quan, xem nhẹ các môn học phụ
Vai trò của môn địa lý
Bất kỳ môn học nào cũng có những ưu điểm và tầm quan trọng nhất định. Địa lý cũng không phải là ngoại lệ. Trước khi tìm hiểu những cách học địa lý hiệu quả, bạn cần hiểu được vai trò mà môn học này mang lại. Học địa lý giúp ta tìm hiểu, nắm được những kiến thức quan trọng về thế giới tự nhiên, như: Địa hình, đất đai, khí hậu, sông ngòi, dân số, nền kinh tế của một quốc gia, đặc điểm của từng khu vực trên đất nước Việt Nam,… Địa lý giúp ta hình thành một cái nhìn tổng quát, từ đó đánh giá và phân tích các đặc điểm của tự nhiên.
Kiến thức của môn địa lý không chỉ gói gọn trong sách vở mà còn có tính ứng dụng cao trong đời sống thực tiễn. Nắm vững kiến thức môn học này, bạn có thể hiểu được các đặc điểm và hiện tượng tự nhiên, vận dụng những điều đã được học vào thực tế cũng như các môn học khác.
Một điểm khác biệt nữa của môn học này đó chính là sự kết hợp giữa khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Khi học địa lý, người học không nhất thiết học thuộc toàn bộ kiến thức trong sách vở mà còn phải có sự tư duy, nhạy bén với số liệu, biết phương pháp tính toán và áp dụng những công thức phù hợp để cho ra kết quả cuối cùng.
Như vậy, có thể thấy được rằng, học địa lý không chỉ giúp ta tăng khả năng ghi nhớ kiến thức, mà còn giúp người học rèn luyện khả năng logic, tư duy nhạy bén. Chỉ khi hiểu rõ tầm quan trọng của việc học địa lý thì bạn mới có thể vạch ra những cách học địa lý hiệu quả và phù hợp với bản thân.

Học địa lý giúp ta tìm hiểu, nắm được những kiến thức quan trọng về thế giới tự nhiên, như: Địa hình, đất đai, khí hậu, sông ngòi, dân số, nền kinh tế của một quốc gia,…
Các cách học địa lý hiệu quả
Để học tốt địa lý không phải chỉ trong ngày một ngày hai, mà nó đòi hỏi quá trình người học phải tích lũy kiến thức trong một thời gian dài. Sau đây là 10 cách học địa lý hiệu quả và phù hợp nhất mà bạn có thể áp dụng:
Xem qua trước khi học và xem lại sau khi học
Đối với bất kỳ môn học nào, bạn cũng cần phải ôn tập bài cũ và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp. Học địa lý cũng tương tự như vậy. Để nắm vững kiến thức đã được giảng dạy ở trên lớp, bạn có thể trả lời các câu hỏi ở cuối mỗi bài học, làm thêm bài tập có cấp độ từ dễ đến khó trong sách bài tập hoặc tập bản đồ. Sau đó, bạn có thể tranh thủ từ 15 – 20 phút để đọc bài mới, tìm kiếm tài liệu, thông tin trên Internet để hiểu rõ nội dung bài học hơn.
Đây là một cách học địa lý hiệu quả mà bạn nên vận dụng, vì nó sẽ giúp bạn tăng khả năng ghi nhớ cũng như dễ tiếp thu kiến thức ở trên lớp.

Xem qua trước khi học và xem lại sau khi học là một trong những cách học địa lý hiệu quả
Áp dụng mindmap
Sử dụng mindmap, hay sơ đồ tư duy là một trong những phương pháp học tập phổ biến nhất, vì nó có thể áp dụng đối với tất cả các môn học. Khi sử dụng mindmap đối với môn địa lý, trước hết bạn cần vạch ra những ý chính, nội dung trọng tâm của bài học, sau đó mới vẽ sơ đồ. Bạn có thể sử dụng sơ đồ hình khối hoặc sơ đồ cây để hệ thống hóa thông tin một cách khoa học và logic. Đối với những từ khóa, số liệu cần được nhấn mạnh, bạn có thể sử dụng bút màu, hoặc gạch chân, bôi đậm từ khóa đó.

Phương pháp mindmap được ứng dụng phổ biến ở tất cả các môn học
Học nhóm cùng bạn bè
Học nhóm cũng là một trong những cách học địa lý hiệu quả nhất hiện nay và được nhiều bạn trẻ áp dụng. Sở dĩ cách học này rất phổ biến là bởi vì khi học nhóm cùng bạn bè, bạn có thể thảo luận, trao đổi thắc mắc của mình với những học sinh khác. Học theo nhóm sẽ tạo một bầu không khí tranh luận và sôi nổi. Khi người học có những vấn đề còn thắc mắc, chưa được giải quyết thì có thể dễ dàng tìm kiếm sự giúp đỡ từ bạn bè.
Học nhóm còn có thể giúp học sinh trau dồi và phát huy khả năng teamwork, cũng như rèn luyện tinh thần tự học. Thay vì chỉ nghe giảng một cách khô khan như ở trên lớp thì bạn có thể thoải mái bàn luận, trao đổi với nhóm bạn của mình. Điều này sẽ giúp việc ghi nhớ kiến thức trở nên hiệu quả hơn rất nhiều.

Học nhóm giúp học sinh trau dồi và phát huy khả năng teamwork, cũng như rèn luyện tinh thần tự học
Thuyết trình cho mọi người
Ngoài những phương pháp trên, bạn cũng có thể áp dụng một cách học khác cũng mang lại hiệu quả cao, đó là thuyết trình trước mọi người. Nghe thì có vẻ đơn giản, nhưng cách học này có thể giúp bạn trau dồi và phát huy kỹ năng toàn diện. Khi phải thuyết trình trước đám đông, bạn không chỉ cần nắm vững kiến thức chuyên môn mà còn phải có kinh nghiệm thực tiễn.
Bên cạnh đó, việc thuyết trình còn giúp bạn trau dồi kỹ năng giao tiếp, kỹ năng trình bày, khả năng giải quyết vấn đề và ứng xử trước mọi tình huống. Thông qua các buổi tranh luận, bạn còn có thể rèn luyện khả năng tư duy nhạy bén và phản biện trước đám đông.

Thuyết trình giúp bạn trau dồi kỹ năng giao tiếp, trình bày, khả năng giải quyết vấn đề và ứng xử trước mọi tình huống
Sử dụng Atlat
Atlat địa lý Việt Nam được sử dụng ở cấp học Trung học cơ sở và Trung học phổ thông. Nội dung của Atlat trình bày chi tiết về đặc điểm của từng vùng miền trên lãnh thổ Việt Nam, như: Đất đai, khí hậu, thời tiết, dân số,… Có những kiến thức dù không có trong sách vở nhưng lại được đề cập cụ thể trong Atlat. Khi học địa lý, bạn không chỉ cần nắm vững lý thuyết mà còn phải biết kết hợp với việc đọc Atlat.
Sử dụng Atlat là một trong những cách học địa lý hiệu quả mà bất kỳ ai cũng cần áp dụng. Khi đã đọc hiểu những ký tự, số liệu,… trong Atlat thì bạn sẽ có được tư duy nhạy bén và logic đối với các con số. Sử dụng Atlat không chỉ giúp bạn ghi nhớ kiến thức lâu hơn, mà đây còn là một kỹ năng cơ bản và bắt buộc đối với những ai đang học môn địa lý.

Sử dụng Atlat không chỉ giúp bạn ghi nhớ kiến thức lâu hơn, mà đây còn là một kỹ năng cơ bản và bắt buộc khi học môn địa lý
Liên hệ bài học đến thực tế
Kiến thức nếu chỉ nằm trong sách vở mà không thể vận dụng vào thực tế thì chỉ là lý thuyết suông. Học cần phải đi đôi với hành thì mới có thể đạt được kết quả cao trong học tập. Đặc trưng của môn địa lý đó là có tính vận dụng và thực tiễn cao. Nếu bạn biết liên hệ, áp dụng những kiến thức đã được học trên lớp vào đời sống hằng ngày thì việc ghi nhớ kiến thức sẽ trở nên đơn giản và dễ dàng hơn rất nhiều, môn địa lý cũng không còn là một môn khô khan và nhàm chán nữa.

Liên hệ bài học đến thực tế giúp bạn ghi nhớ kiến thức đơn giản và dễ dàng hơn
Đọc hiểu những biểu đồ, chỉ số
Khác với những môn học Khoa học xã hội khác, môn địa lý có rất nhiều số liệu, ký tự và biểu đồ. Do đó, trong quá trình học tập, bạn phải tập cho mình thói quen và kỹ năng đọc hiểu biểu đồ, chỉ số,… Từ những thông tin đã có sẵn, bạn phải tập phân tích ý nghĩa và nội dung mà biểu đồ, số liệu biểu thị.
Để việc học trở nên dễ dàng hơn, bạn có thể bắt đầu với những biểu đồ cơ bản, như biểu đồ hình tròn, biểu đồ hình chữ nhật. Sau đó, hãy quan sát kỹ thông tin để chú thích, đánh giá các số liệu trong bài học, rồi đưa ra nhận xét, cái nhìn tổng quan về nội dung được thể hiện qua mỗi chỉ số.

Bạn cần tập cho mình thói quen và kỹ năng đọc hiểu biểu đồ, chỉ số,… khi học môn địa lý
Đọc và hiểu chứ không nên học vẹt
Nhiều người cho rằng, đối với các môn Khoa học xã hội thì chỉ cần học thuộc, học vẹt là đủ. Đây là một quan niệm sai lầm. Bởi nếu bạn chỉ học thuộc một cách máy móc mà không thực sự hiểu được nội dung trọng tâm của bài học thì việc ghi nhớ kiến thức chỉ có tính tạm thời. Sau một thời gian không ôn tập lại bài học thì bạn sẽ nhanh chóng quên mất kiến thức đã được dạy.
Chỉ khi thực sự hiểu rõ bản chất vấn đề, đọc và hiểu được kiến thức địa lý thì lúc đó, bạn mới có thể học tốt môn học này. Phương pháp đọc hiểu cũng là một cách học địa lý hiệu quả mà bạn nên tham khảo.

Đọc và hiểu kiến thức là một cách học địa lý hiệu quả mà bạn nên tham khảo
Trải nghiệm thực tế
Lồng ghép các buổi thực hành, trải nghiệm thực tế vào các buổi học cũng là một cách học địa lý hiệu quả và rất thú vị, có thể kích thích sự hứng thú và động lực của học sinh đối với các môn học. Giáo viên có thể thử áp dụng phương pháp này vào chương trình giảng dạy ở trên lớp. Như đã nói ở trên, địa lý là một môn học có tính vận dụng và thực tiễn cao. Chính vì vậy, nếu tách rời lý thuyết trong sách vở và trải nghiệm thực tế thì sẽ không thể mang lại hiệu quả cao trong học tập.
Đối với phương pháp này, ta có thể áp dụng một cách như sau: Sau khi kết thúc bài học, giáo viên có thể giao bài tập thực hành cho học sinh, đó là tìm hiểu những đặc điểm tự nhiên tại địa phương mình đang sinh sống. Sau đó, học sinh làm bản báo cáo/thu hoạch để nộp lại cho giáo viên bộ môn. Phương pháp này sẽ rèn luyện cho người học tinh thần tự giác, ham học hỏi và kích thích tư duy cho người học.

Trải nghiệm thực tế là một trong những phương pháp học địa lý hiệu quả nhất
Tham gia hội nhóm về địa lý trên mạng xã hội
Một cách học địa lý hiệu quả mà bạn cũng có thể dễ dàng áp dụng, đó là tham gia các hội nhóm học tập trên mạng xã hội, như Facebook, Instagram,… Với sự phổ biến rộng rãi của Internet, mạng xã hội thực sự là nơi giúp ta có thể học hỏi kiến thức, kỹ năng về bất cứ lĩnh vực nào trong đời sống. Bạn có thể tham gia các cộng đồng học tốt môn địa lý, group luyện thi, hoặc theo dõi những fanpage chia sẻ kiến thức về môn học này,…
Bên cạnh đó, mạng xã hội có tính tương tác rất lớn. Do đó, bạn có thể dễ dàng thảo luận, trao đổi bài học, tìm kiếm những người có chuyên môn cao để giải đáp thắc mắc về môn học,… Bạn cũng có cơ hội nhận được các tài liệu học tập chuyên sâu, hoặc có thể đăng ký các khóa học trên mạng xã hội sao cho phù hợp với bản thân,…

Khi tham gia hội nhóm về địa lý trên mạng xã hội, bạn có thể dễ dàng thảo luận, trao đổi bài học, được giải đáp thắc mắc về môn học, tìm kiếm tài liệu học tập…
Xem thêm:
- Các cách học giỏi hóa hiệu quả, nhanh nhất cho người mất gốc
- 7 cách học sử hiệu quả nhanh chóng cho học sinh
- 9 Cách học văn hiệu quả, nhanh thuộc, nhớ lâu, không buồn ngủ
Trên đây là 10 cách học địa lý hiệu quả và phổ biến nhất mà bạn có thể tham khảo và áp dụng. Mỗi cách học sẽ mang lại những hiệu quả nhất định. Nếu biết cách vận dụng và kết hợp linh hoạt các phương pháp với nhau thì sẽ giúp bạn đạt được kết quả cao trong học tập.
Tình thái từ là gì? Tác dụng, phân loại và ví dụ minh họa về tình thái từ
Tình thái từ là một phân loại từ đặc biệt được dùng trong câu để làm tăng thêm ý nghĩa và giá trị của câu. Trong nội dung bài viết này Bamboo School sẽ chia sẻ với bạn về tính thái từ là gì, cách phân biệt giữa trợ từ, thán từ và tình thái từ. Đồng thời chúng tôi sẽ cung cấp thêm các ví dụ để giúp bạn hiểu rõ hơn về tình thái từ.
Tình thái từ là gì? Khái niệm tình thái từ
Tình thái từ là một thành phần đặc biệt trong câu tương tự như trợ từ và thán từ. Tình thái từ chính là các từ được thêm vào câu để tạo câu nghi vấn, câu cảm thán, câu cầu khiến,… Nhằm biểu thị tình cảm và thái độ cảm xúc của người nói hoặc người viết.
Vị trí của thán từ thường là ở cuối câu với mục đích tạo ra sắc thái biểu cảm và nhấn mạnh cảm xúc trong câu.
Dưới đây là ví dụ giúp bạn hiểu rõ hơn về giá trị và ý nghĩa của tình thái từ:
“Em ăn.” Đây là câu trần thuật, không có tình thái từ. Khi thêm tình thái từ “đi” ở cuối câu sẽ tạo thành câu “ Em ăn đi”. Như vậy, câu có tình thái từ sẽ tạo cảm giác thân mật và trìu mến hơn,
Tác dụng của tình thái từ
Nếu các bạn tinh ý, khi tìm hiểu về khái niệm tình thái từ là gì, các bạn đã nắm bắt được tác dụng của tình thái từ.
Tình thái từ được dùng trong câu sẽ mang đến hai tác dụng chính là:
- Nhấn mạnh ý nghĩa của câu nói theo mục đích.
- Thể hiện biểu cảm, sắc thái của người nói, người viết.
Dưới đây là các ví dụ giúp bạn hiểu rõ hơn về tác dụng của tình thái từ:
- Bạn đã làm rơi chiếc điện thoại này vào nước à?
Trong câu văn này, từ “à” chính là tình thái từ. Nó có tác dụng biểu thị sự nghi vấn, thể hiện mục đích tạo câu nghi vấn để làm rõ vấn đề.
- Lan được 10 điểm kiểm tra 1 tiết môn Hình học á?
Trong câu văn này, từ “á” chính là tình thái từ. Nó có tác dụng biểu thị sự bất ngờ. Đây là biểu cảm của người nói khi biết một sự thật đáng kinh ngạc.
- Hẹn ban ngày mai mình cùng nhau đi trượt patin đó nha.
Trong câu văn này, từ “đó nha” chính là tình thái từ. Nó có tác dụng biểu thị cảm giác mong đợi của người nói và nhấn mạnh lời giao hẹn giữa người nói và người nghe.
Phân biệt trợ từ, thán từ và tình thái từ
Để phân biệt trợ từ, thán từ và tình thái từ, chúng ta hãy căn cứ theo các khái niệm trợ từ là gì, thán từ là gì và tình thái từ là gì. Đồng thời chúng ta cũng nên xem xét đến các từ nhận biết thường đi kèm với các loại từ đặc biệt vừa kể trên để phân biệt chúng nhanh hơn. Theo đó:
Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để biểu thị các sắc thái tình cảm của người sử dụng. Tình thái từ có thể được sử dụng ở câu nghi vấn, câu cầu khiến và câu cảm thán. Các từ thường được dùng làm tình thái từ sẽ gồm: à, há, chăng, nhỉ, nhé, đi, nào, sao, cơ, mà, dạ , vâng,…
- Ví dụ: Em không ăn sáng rồi hẵng đi làm à.
Trợ từ là những từ đi kèm với một từ ngữ chính trong câu để biểu thị thái độ đánh giá sự vật , sự việc của người dùng. Các từ thường được dùng làm trợ từ sẽ gồm: chính , đích thị, đích, ngay …
- Ví dụ: Con bé ăn mặc đẹp thế thì đích thị là đi chơi rồi.
Thán từ là từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc hoặc dùng để gọi đáp. Các từ thường được dùng làm thán từ sẽ gồm: ô hay, ơi, than ôi, trời ơi, này,vâng , dạ,…
- Ví dụ: Ô hay, con bé này lạ thật.
Phân loại tình thái từ
Căn cứ theo khái niệm tình thái từ là gì. Chúng ta có thể phân loại tình thái từ thành 4 loại phổ biến nhất hiện nay gồm:
- Tình thái từ sử dụng như một phương tiện để tạo nên câu nghi vấn. Lúc này trong câu sẽ xuất hiện một số tình thái từ thường gặp như: à, ư, chứ, chăng, hở/hử,…
- Tình thái từ sử dụng như một phương tiện để tạo nên câu cầu khiến. Lúc này trong câu sẽ xuất hiện một số tình thái từ thường gặp như: nào, đi, với,….
- Tình thái từ sử dụng như một phương tiện để tạo nên câu cảm thán. Lúc này trong câu sẽ xuất hiện một số tình thái từ thường gặp như: sao, thay, thật…
- Tình thái từ sử dụng để biểu thị tình cảm, thái độ của người nói. Lúc này trong câu sẽ xuất hiện một số tình thái từ thường gặp như: ạ, nhé, nha, cơ, mà, vậy,…
Lưu ý: Sự phân loại tình thái từ nói trên chỉ mang giá trị tương đối. Bởi vì tùy theo ngữ cảnh mà một số tình thái từ dùng trong câu nghi vấn sẽ được dùng để tạo thành câu khẳng định ở thể nghi vấn theo mục đích phát ngôn. Như vậy, lúc này tình thái từ sẽ dùng để biểu thị tình cảm và thái độ của người nói.
Ví dụ bài tập minh họa về tình thái từ
Dưới đây là một số bài tập minh họa về tình thái từ giúp các bạn hiểu nhuần nhuyễn tình thái từ là gì.
– Sử dụng các dạng bài tập sau đây:
Bài tập 1: Hãy đặt câu với tình thái từ gợi ý sau: thôi, ạ, mà
Đáp án gợi ý:
- Thôi mai mình hãy đi chơi. Hôm nay mình ở nhà học bài nhé.
Trong câu này có 2 tình thái từ là “thôi” và “ạ”
- Con xin phép bố mẹ con qua nhà bạn Lan chơi ạ.
Trong câu này “ạ” chính là tình thái từ, thể hiện mục đích lễ phép với người lớn.
- Dù sao bạn cũng có ý tốt mà.
Trong câu này “mà” chính là tình thái từ, thể hiện sự cảm xúc chia sẻ và đồng cảm.
Bài tập 2: Câu nào dưới đây không sử dụng tình thái từ
Câu 1: Em gọi anh phải không?
Câu 2:: Em đã thật sự hiểu tình thái từ là gì chưa?
Câu 3: : Ăn cơm nhanh rồi còn học bài.
Đáp án: Câu 1 và câu 3 không sử dụng tình thái từ.
Xem thêm:
- Trường từ vựng là gì? Tác dụng, phân loại, cách xác định trường từ vựng
- Thán từ là gì? Tác dụng và bài tập ví dụ về thán từ trong tiếng Việt
- Phó từ là gì? Các loại phó từ, cách dùng và ví dụ bài tập có đáp án
Qua những thông tin mà Bamboo School vừa chia sẻ, hẳn bạn đã hiểu rõ tình thái từ là gì rồi phải không nào. Bạn đã thực sự biết cách để nhận biết tình thái từ, trợ từ và thán từ chưa? Bạn còn điều gì muốn tìm hiểu thêm về tình thái từ hãy liên hệ với Bamboo School nhé.
Trường từ vựng là gì? Tác dụng, phân loại, cách xác định trường từ vựng
Đối với ngôn ngữ, mọi từ vựng sẽ không thể tồn tại theo phương thức biệt lập mà chúng sẽ có những quan hệ nhất định liên quan với nhau. Cùng với đó, những mối quan hệ ý nghĩa sẽ cho chúng ta hiểu nhiều hơn về ngôn ngữ cũng như cách sử dụng linh hoạt nhất. Và đặc biệt, mối quan hệ nghĩa mà ta vừa nhắc tới chính là gốc của trường từ vựng.
Và để có thể nắm rõ về trường từ vựng là gì cũng như cách sử dụng trường từ vựng, chúng ta hãy cùng tham khảo qua bài viết sau đây nhé!
Trường từ vựng là gì? Khái niệm trường từ vựng
Với tiếng Việt, có thể nói rằng trường từ vựng chính là những khái niệm rất đặc biệt cũng như quan trọng, chúng rất có ý nghĩa trong cách thức sử dụng ngôn ngữ của chúng ta. Và bạn cũng có thể hiểu rằng, trường từ vựng được coi là một tập hợp các đơn vị của từ vựng có những liên kết với nhau theo một điều kiện cụ thể.
Hầu hết thì trường từ vựng sẽ hình thành dựa trên quan hệ nghĩa theo hướng đa chiều, sẽ gồm có trường từ vựng theo quan hệ ngang và trường từ vựng theo quan hệ dọc. Và trường từ vựng sẽ bao gồm những từ mang những nét chung nhất về ý nghĩa.
Tác dụng của trường từ vựng
Trường từ vựng gồm tập hợp những đơn vị về từ vựng có mối quan hệ, liên quan với nhau về những tiêu chí cụ thể (quan hệ trực tuyến, quan hệ tuyến tính, quan hệ tiên tưởng). Vì vậy mà qua đó chúng sẽ giúp tăng thêm độ biểu cảm, sinh động và tính hấp dẫn cho đoạn văn của bạn.
Các loại trường từ vựng
Dựa trên mối quan hệ ý nghĩa sẽ phân loại trường từ vựng như sau:
- Trường tuyến tính
Tập hợp các từ vựng thông qua trục tuyến tính. Qua đó có thể thấy rõ chúng sẽ kết hợp được với một từ hay cũng có thể là nhiều từ trên trục đó.
Ví dụ: Từ “Làm” kết hợp được với bài tập, bác sĩ, giáo viên,…
- Trường trực tuyến gồm có trường từ vựng về biểu vật, trường từ vựng về biểu niệm.
Trường từ vựng về biểu vật được hiểu là một tập hợp các từ đồng nghĩa đối với những ý nghĩa để biểu thị vật. Để xác định được điều này, bạn hãy chọn ra một danh từ dùng để biểu thị cho sự vật làm gốc, tiếp theo đó tìm thêm những từ nằm trong phạm vi biểu vật cùng danh từ gốc.
Ví dụ: Từ “Cá” được chọn là danh từ gốc. Những trường từ vựng phù hợp như sau:
- Tên cá: Cá vàng, cá chép, cá cờ, cá trắm,…
- Tên bộ phận: Vây, đầu, mắt,…
- Kích thước: Nhỏ, to,…
- Ý nghĩa sử dụng: cảnh, giống,…
Trường từ vựng về biểu niệm được xem là tập một hợp những từ mang chung các ý nghĩa về biểu niệm. Để xác định được điều này, bạn hãy chọn ra một danh từ dùng để biểu thị cho sự vật làm gốc, tiếp theo đó tìm thêm những từ chung cấu trúc với phần biểu niệm gốc.
- Trường liên tưởng, hệ thống những từ vựng được xuất hiện bởi sự liên tưởng dựa trên một từ trung tâm. Để xác định được điều này, bạn hãy chọn ra một từ trung tâm, sau đó hãy tìm ra từ khác dựa trên những mối quan hệ khác nhau.
Cách sử dụng trường từ vựng
Với những tác dụng là giúp tăng thêm độ biểu cảm, sinh động và tính hấp dẫn cho đoạn văn của bạn mà trường từ vựng được làm rõ hơn những đặc điểm của chúng, bạn cần dựa trên những đặc điểm đó để có thể sử dụng chúng theo phương thức hợp lý và phù hợp với mục đích nhất.
- Trong một trường từ vựng sẽ gồm có những trường từ vựng nhỏ:
Ví dụ liên quan đến trường từ vựng về thực vật, trong đó bao gồm một số trường nhỏ hơn như:
- Tên của thực vật: Cây hoa, cây lúa, cây thông, cây cảnh,…
- Những loài thực vật: Cây lá nhọn, cây lá kim, cây bụi, cây tầng thấp,…
- Bộ phận cây: Thân, lá, quả, cành, rễ,…
- Trạng thái: héo úa, tươi tốt, xanh ngát,…
- Một từ cũng có thể có mặt trong các trường từ vựng với những từ mang nhiều nghĩa.
Ví dụ về từ “cá” cũng đã có mặt trong những trường từ vựng khác:
- Tên về loài: cá cờ, cá chép, cá vàng,…
- Hoạt động: cá độ, cá cược,…
- Cùng với độ là chuyển nghĩa từ qua phương thức hoán dụ, ẩn dụ, so sánh, nhân hóa cũng sẽ là hiện tượng của chuyển các trường từ vựng chỉ hiện tượng, sự vật này thành từ chỉ hiện tượng, sự vật khác.
Bài tập ví dụ minh họa về trường từ vựng
Bạn hãy đặt tên cho dãy trường từ vựng sau:
- nơm, lưới, vó, câu.
- rương, tủ, va li, hòm, lọ, chai.
- đạp, đá, xéo, giẫm.
- vui, buồn, sợ hãi, phấn khởi.
- độc ác, hiền lành, cởi mở.
- bút chì, phấn, bút bi, bút máy.
Lời giải:
- Dụng cụ để đánh bắt.
- Vật đựng, chứa.
- Hoạt động chân.
- Cảm xúc con người.
- Tính cách của con người.
- Loại bút.
Xem thêm:
- Từ đồng nghĩa là gì? Tác dụng, phân loại và ví dụ về từ đồng nghĩa
- Phó từ là gì? Các loại phó từ, cách dùng và ví dụ bài tập có đáp án
- Chỉ từ là gì? Khái niệm, vai trò, các loại chỉ từ và bài tập minh họa
Qua bài viết trên mong rằng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về trường từ vựng là gì? Tác dụng, phân loại, cách xác định trường từ vựng, khi nắm rõ được các kiến thức trên chắc chắn kiến thức về bộ môn ngữ văn của bạn sẽ được nâng cao hơn rất nhiều. Chúc bạn có một ngày làm việc và học tập thật hiệu quả!
Thán từ là gì? Tác dụng và bài tập ví dụ về thán từ trong tiếng Việt
Thán từ được sử dụng rất nhiều trong giao tiếp hằng ngày của người Việt. Và đây là một phần kiến thức trong giáo trình văn học lớp 8. Trong nội dung bài viết này Bamboo School sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn thán từ là gì, tác dụng, phân loại thán từ và cách phân biệt thán từ với trợ từ.
Thán từ là gì? Khái niệm của thán từ
Thán từ là những từ đơn hoặc từ ghép thường được dùng trong các câu cảm thán để bộc lộ hoặc nhấn mạnh cảm xúc của người nói, người viết. Thán từ cũng được dùng trong các câu gọi đáp để tăng thêm tình cảm trong các câu gọi đáp. Một số thán từ mà chúng ta thường gặp trong đời sống hàng ngày như: Trời ơi, hỡi ơi, than ơi, à, ơi,…
Ví dụ dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thán từ:
Trời ơi! Tin được không? Trong câu nói này “Trời ơi” chính là thán từ.
Minh à! Về ăn cơm con ơi. Trong câu này từ “à” và từ “ơi” chính là thán từ.
Tác dụng của thán từ
Sau khi tìm hiểu thán từ là gì, chúng ta hãy tìm hiểu về tác dụng của thán từ nhé.
Thán từ được dùng trong câu cảm thán sẽ giúp bộc lộ cảm xúc của người nói, người viết một cách ngắn gọn và xúc tích. Còn hi thán từ được dùng trong câu gọi đáp thường sẽ có tác dụng truyền tải cảm xúc của người nói giúp câu gọi đáp trở nên thân thương gần gũi hơn.
Ví dụ về từ cảm thán dùng để bộc lộ cảm xúc: Mèn đét ơi! Món gì mà ngon dữ vậy? Trong câu nói này “Mèn đét ơi” chính là thán từ. Tác dụng của thán từ này là bày tỏ sự ngạc nhiên.
Ví dụ về từ cảm thán dùng trong câu gọi đáp: Lan ơi! Minh đâu rồi con? Trong câu nói này “ơi” chính là thán từ. Tác dụng của thán từ này là tạo sự mềm mại cho câu gọi đáp.
Phân loại thán từ
Thán từ được chia thành 2 loại:
- Thán từ bộc lộ cảm xúc, tình cảm
Với loại thán từ này chúng ta thường gặp các thán từ như: ôi, ơi, trời ơi, hỡi ơi, than ôi, chao ôi,…
Ví dụ: Chao ôi! Con bé càng lớn càng xinh!
- Thán từ gọi đáp
Với loại thán từ này chúng ta thường gặp các thán từ như: này, hỡi, ơi,…
Ví dụ: Này, bé ơi cho cô hỏi đường lên thị xã đi hướng nào vậy con?
So sánh sự khác nhau giữa trợ từ và thán từ
Dù bạn đã biết thán từ là gì. Bạn vẫn có thể gặp khó khăn trong việc nhận biết giữa trợ từ và thán từ. Bạn hãy xem xét phân tích so sánh giữa trợ từ và thán từ dưới đây để phân biệt trơ từ và thán từ tốt hơn nhé.
- Xét về vị trí:
- Thán từ thường sẽ được đặt ở đầu câu hoặc cuối câu.
Ví dụ: Trời ơi! Mấy nay mưa hoài không hết!
Thán từ trong câu là “Trời ơi”. Vị trí của thán từ là nằm ở đầu câu.
- Trợ từ thường đặt bên cạnh từ mà nó cần nhấn mạnh ý. Lúc này trợ từ có thể nằm ở đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu.
Ví dụ: Con bé giống ông Lý như đúc thế kia thì đích thị con bé là con ông ấy rồi.
Trợ từ trong câu trên là “đích thị”. Vị trí của trợ từ nằm ở giữa câu.
- Xét về vai trò:
- Vai trò của thán từ chủ yếu là bộc lộ cảm xúc của người nói, người viết.
Ví dụ: Hú hồn! Ông làm tui giật mình.
Thán từ trong câu nói trên là “Hú hồn”, vai trò của thán từ là làm bật lên biểu cảm giật mình của người nói.
- Vai trò của trợ từ là được biểu thị hoặc nhấn mạnh một sự vật, sự việc, con người hoặc hiện tượng nào đó đang được nhắc đến.
Ví dụ: Chính bạn Hùng là người đã đưa bạn Lan đến lớp.
Trợ từ trong câu trên là từ “Chính”. Trợ từ có tác dụng nhấn mạnh cho nhân vật “bạn Hùng” được nhắc đến trong câu.
Bài tập ví dụ minh họa về thán từ
Dưới đây là một số bài tập giúp các bạn rèn luyện tập cách sử dụng thán từ nhanh và chính xác hơn. Đồng thời, các bài tập này cũng giúp bạn xác định xem bạn đã thực sự hiểu thán từ là gì chưa.
Cách đặt câu với thán từ
Bài tập 1: Hãy đặt câu với các thán từ gợi ý sau đây:
- Than ôi
- Trời ơi
- Hỡi ôi
- À
Bài tập 2: Hãy đặt câu có thán từ theo các yêu câu sau đây:
- Hãy đặt câu có thán từ dùng để biểu thị sự bất ngờ.
- Hãy đặt câu có thán từ dùng trong câu gọi đáp.
- Hãy đặt câu có thán từ dùng để biểu thị sự vui mừng.
Đáp án gợi ý cho bài tập 1:
- Than ôi! Làm thì cực ơi là cực mà không có đủ ăn.
- Trời ơi! Lan nhìn kìa, hoa hướng dương ở đây to như bàn tay.
- Hỡi ôi! Người thì làm hoài không dư, người thì không cần vất vả vẫn dư ăn dư mặc.
- À! Cái lồng đèn đó giá 30 nghìn.
Đáp án gợi ý cho bài tập 2:
- Câu có thán từ dùng để biểu thị sự bất ngờ: Ghê vậy! Thằng bé năm nay mấy tuổi rồi?
- Câu có thán từ dùng trong câu gọi đáp: Đức ơi! Vào đây mẹ bảo.
- Đặt câu có thán từ dùng để biểu thị sự vui mừng: Trời ơi! Năm nay nhà mình trúng mùa lớn rồi!
Tìm thán từ trong đoạn văn / bài văn sau
Thế đó. Cơn mưa rào tháng ngâu như làm nhòe đi những cánh hoa màu hồng trong lưu bút, và cũng làm nhòe đi những ký ức ngây thơ của tuổi mới lớn. Hỡi ơi. Giờ chỉ còn lại trong lòng Diệp những toan tính, nguyên tắc và sự nặng nề từ áp lực cuộc sống.
Đáp án: Thế đó, hỡi ơi.
Xem thêm:
- Phó từ là gì? Các loại phó từ, cách dùng và ví dụ bài tập có đáp án
- Điệp từ là gì? Điệp ngữ là gì? Cấu trúc và ví dụ minh họa
- Câu hỏi tu từ là gì? Đặc điểm, tác dụng và cách đặt câu hỏi tu từ
Hy vọng với nội dung bài viết trên, Bamboo School đã giúp bạn hiểu rõ hơn về thán từ là gì và cách dùng thán từ trong các cuộc trò chuyện hoặc khi viết văn. Bạn hãy đọc thêm nhiều tác phẩm văn học để tiếp cận nhiều hơn với cách sử dụng thán từ giúp câu văn có thêm giá trị nhé.
Từ đồng nghĩa là gì? Tác dụng, phân loại và ví dụ về từ đồng nghĩa
Trong giao tiếp hàng cũng như trong văn viết, bạn sẽ thường xuyên bắt gặp từ đồng nghĩa. Đặc biệt là đối với ngôn ngữ giữa các miền với nhau hoặc kể cả tại những câu đố chữ. Nếu như bạn còn gặp nhiều thắc mắc về loại từ này thì bài viết sau đây sẽ giúp bạn làm rõ hơn về từ đồng nghĩa là gì? Tác dụng, phân loại và ví dụ về từ đồng nghĩa.
Từ đồng nghĩa là gì? Khái niệm từ đồng nghĩa
Từ đồng nghĩa là những nhóm từ mang ý nghĩa gần giống nhau hoặc giống nhau. Kể cả một từ mang nhiều ý nghĩa cũng hoàn toàn có thể nằm trong nhiều nhóm đồng nghĩa riêng biệt. Nếu như bạn muốn thay đổi một từ trong câu bằng một từ đồng nghĩa với nó thì kết quả là ý nghĩa truyền tải của câu đó không có gì bị ảnh hưởng hay thay đổi. Tuy nhiên, cũng cần phải tùy vào từng sắc thái của ý nghĩa của các từ nên dễ hiểu rằng không phải bất kỳ từ đồng nghĩa nào cũng phù hợp để thay thế.
Những từ được xem như đồng nghĩa khi mà chúng có chung một nghĩa nhất định và trong một ngữ cảnh nhất định. Từ đồng nghĩa có mối quan hệ giữa các từ khác mang ý nghĩa liên quan chặt chẽ. Tương phản với từ đồng nghĩa sẽ là từ trái nghĩa.
Ví dụ về từ đồng nghĩa:
- Cha – ba : chỉ người đã sinh ra mình.
- Siêng năng – cần cù: chỉ tính cách chăm chỉ.
- Giỏi – tốt: chỉ mức độ cao trong trình độ.
Tác dụng của từ đồng nghĩa
Đối với văn viết, từ đồng nghĩa là sự lựa chọn thích hợp để giúp bạn có thể sử dụng ngôn ngữ một cách phong phú hơn, tránh được các lỗi lặp từ, thông qua đó lời văn cũng sẽ sinh động và cụ thể hơn rất nhiều.
Cũng như tùy theo từng ngữ cảnh là từ đồng nghĩa cũng sẽ biểu hiện nên các mức độ, cảm xúc và trạng thái khác nhau hay các cách thức hành động. Bởi vậy khi muốn thay thế một từ nào đó bằng từ đồng nghĩa với chúng, thì bạn vẫn nên cân nhắc kỹ bởi cho dù chúng có cùng ý nghĩa nhưng có thể cách thể hiện hay biểu đạt lại không thích hợp. Tuy nhiên nếu như sử dụng từ đồng nghĩa phù hợp chúng sẽ có tác dụng nói giảm, nói tránh, loại trừ cảm giác thô tục hay nặng nề.
Các cặp từ đồng nghĩa trong Tiếng Việt
Một số các cặp đồng nghĩa khá phổ biến:
- Ba = bố = cha
- Cốc = li
- Má = mẹ
- Bại = thua
- Dữ = ác
- Thành tựu = thành quả
- Non sông = đất nước
- Vụng về = hậu đậu đậu
- Vẻ vang = vinh quang
- Đồ sộ = khổng lồ
- Tiếng nói = ngôn ngữ
- Ngoại quốc = nước ngoài
Cách phân loại từ đồng nghĩa
Dựa trên ý nghĩa của các nhóm từ đồng nghĩa mà từ đồng nghĩa sẽ phân ra thành 2 loại chính sau đây:
- Từ đồng nghĩa hoàn toàn: hay còn được xem như là từ đồng nghĩa tuyệt đối. Đây sẽ là những nhóm từ mang ý nghĩa giống như nhau, cách sử dụng các từ này khá giống nhau nên hoàn toàn có thể dễ dàng thay thế các từ này lẫn nhau trong lời nói hay văn viết mà vẫn đảm bảo về ý nghĩa cho câu.
- Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: hay còn được xem như là từ đồng nghĩa tương đối ( đồng nghĩa nhưng khác nhau về sắc thái), chúng sẽ bao gồm các từ có tương đồng phần nhỏ ý nghĩa nên khi bạn muốn sử dụng chúng để thay thế các từ khác phải xem xét thật kỹ lưỡng cho phù hợp để chắc chắn rằng ý nghĩa trong câu của bạn không bị ảnh hưởng quá nhiều.
Lưu ý:
Với loại từ đồng nghĩa không hoàn toàn, cho dù chúng đều mang một phần ý nghĩa tương đương nhau nhưng tuy nhiên chúng sẽ mang một sắc thái riêng biệt vì vậy mà tùy vào từng nghĩa cảnh mà bạn cần phải chọn lọc, sử dụng từ đồng nghĩa cho phù hợp.
Ví dụ:
Những người hùng của chúng ta đã hy sinh anh dũng trong cuộc chiến ấy.
Bạn cũng biết rõ rằng từ “Chết” và từ “Hy sinh” đều mang ý nghĩa giống nhau là nói tới một cá thể người bị mất đi. Tuy nhiên trong trường hợp này khi sử dụng từ “Hi sinh” sẽ nói giảm nói tránh đi sự nặng nề, đau thương, cùng với đó thể hiện nên cảm xúc tiếc thương và kính trọng.
Bài tập ví dụ về từ đồng nghĩa
Để nắm vững hơn về cách sử dụng từ đồng nghĩa, thông qua các bài tập sau đây sẽ giúp bạn củng cố lại kiến thức về loại từ này.
1. Trong các nhóm từ sau đây, từ nào sẽ không đồng nghĩa với các từ khác.
- Non nước, non sông, sông núi, đất nước, tổ tiên, nước non, nước nhà, giang sơn, tổ quốc.
- Nơi chôn rau cắt rốn, quê mùa, quê cha đất tổ, quê hương, quê hương xứ sở, quê hương bản quán, quê quán.
2. Chọn các từ ngữ phù hợp nhất.
- Từng câu văn ấy cần phải được (gọt, vót, đẽo, bào, gọt giũa) cho súc tích và trong sáng.
- Con sông ấy cứ mãi chảy ( hiền lành, hiền hậu, hiền hòa, hiền từ) như vậy giữa sự náo nhiệt của thành thị.
- Tại nơi ấy, cây phượng vĩ ngày nào còn còn đó, tới mùa hoa nở ( đỏ ửng, đỏ bừng, đỏ au, đỏ hoe, đỏ gay, đỏ chói).
3. Hãy tìm và bổ sung thêm các từ đồng nghĩa vào các nhóm từ sau đây.
- Thái, cắt,…
- Chăm chỉ, chăm,…
Lời giải:
1.
Tổ tiên và sông núi khác nghĩa với các từ còn lại.
2.
- Gọt giũa
- Hiền hòa
- Đỏ chói
3.
- Thái, cắt, xẻo, băm, chặt, chém, cưa,…
- Chăm chỉ, chăm, siêng năng, cần cù, cần mẫn,…
Xem thêm:
- Động từ là gì? Cụm động từ là gì? Cách xác định và đặt câu với động từ
- Danh từ, cụm danh từ là gì? Phân loại và ví dụ minh hoạ
- Đại từ là gì? Phân loại đại từ và vai trò ngữ pháp của đại từ trong Tiếng Việt
- Từ láy là gì? Phân biệt từ láy và từ đơn, các loại từ láy và ví dụ minh họa
Và đây là các kiến thức liên quan tới từ đồng nghĩa. Đó chính là một trong các loại từ cơ bản cũng như quan trọng trong Tiếng Việt. Khi bạn có thể hiểu rõ được từ đồng nghĩa là gì? Tác dụng, phân loại và ví dụ về từ đồng nghĩa sẽ hỗ trợ bạn rất tốt trong việc biểu đạt cảm xúc hiệu quả hơn rất nhiều thông qua hệ thống từ ngữ phong phú và đa dạng. Hãy đọc thật nhiều sách để có thể mở rộng thêm vốn từ của mình cũng như biết thêm nhiều nhóm từ đồng nghĩa hơn nhé!