.
.
.

Tổng hợp 7 đề thi Vật lý lớp 7 giữa học kì 1 2022-2023 có đáp án (Tải nhiều)

Tổng hợp 7đề thi Vật lý lớp 7 giữa học kì 1 2022-2023 có đáp án (Tải nhiều)

Đề thi vật lý lớp 7 giữa học kì 1 năm học 2022 – 2023 được Bambooschools tổng hợp trong bài viết sau đây chính là nguồn học liệu tuyệt vời để các em học sinh Trung học Cơ sở ôn luyện cho kỳ thi sắp tới. Hãy lưu lại những bài tập để tự học tại nhà, chuẩn bị thật tốt để đạt điểm thật cao các em nhé! 

Đề thi vật lý lớp 7 giữa học kì 1 số 1

Trắc nghiệm: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng nhất trong mỗi câu sau:

Câu 1: Ta nhìn thấy một vật khi nào?

A.Khi vật phát ra ánh sáng.

B.Khi vật được chiếu sáng.

C.Khi có ánh sáng từ mắt ta chiếu sáng vật.

D.Khi có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta.

Câu 2: Hãy chỉ ra vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng?

A.Ngọn nến đang cháy. ;

B.Vỏ chai sáng chói dưới trời nắng.

C.Mặt trời. ;

D.Đèn ống đang sáng.

Câu 3: Khi nào có nguyệt thực xảy ra?

A.Khi Mặt Trăng nằm trong bóng tối của Trái Đất.

B.Khi Mặt Trăng bị mây đen che khuất.

C.Khi Trái Đất nằm trong bóng tối của Mặt Trăng.

D.Khi Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất một phần.

Câu 4: Trong một thí nghiệm, người ta đo được góc tạo bởi tia tới và đường pháp tuyến của mặt gương bằng 400. Tìm giá trị góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ?

A.400

B.800 

C.50

D.200

Câu 5: Chọn câu phát biểu đúng trong các câu sau đây?

A.Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm nhỏ hơn vật.

B.Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm bằng vật.

C.Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm tia tới song song thành một chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm.

D.Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi mọi chùm tia tới hội tụ thành một chùm tia phản xạ song song.

Câu 6: Ở vị trí nào quan sát thấy nhật thực toàn phần?

A.Ở mọi điểm trên trái đất.

B.Ở vùng ban ngày trên trái đất.

C.Ở vùng ban ngày và vùng nửa tối mà mặt trăng tạo ra trên trái đất.

D.Ở vùng ban ngày và vùng bóng tối mà mặt trăng tạo ra trên trái đất.

Tự luận 

Câu 7.(1 điểm). Em hãy vẽ tia phản xạ và góc phản xạ trong trường hợp sau:

đề thi vật lý lớp 7 giữa học kì 1

Câu 8: (2 điểm). Hãy so sánh tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng và gương cầu lồi có cùng kích thước?

Câu 9: (2 điểm). Một người lái xe ô tô muốn đặt một cái gương ở trước mặt để quan sát hành khách ngồi ở phía sau lưng. Tại sao người đó dùng gương cầu lồi mà không dùng gương cầu lõm hay gương phẳng?

Câu 10: (2 điểm). Hãy vẽ ảnh của một vật như hình vẽ sau:

đề thi vật lý lớp 7 giữa học kì 1

Đáp án đề thi lớp 7 giữa học kì sô 1

Đáp án phần trắc nghiệm, mỗi câu đúng sẽ được 0,5 điểm. 

Câu 1 2 3 4 5 6
Đáp án D B A B C D

Phần tự luận 

Câu 7 

đề thi vật lý lớp 7 giữa học kì 1

Câu 8: So sánh tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng và gương cầu lồi có cùng kích thước:

-Giống nhau: Đều là ảnh ảo.

-Khác nhau: Ảnh quan sát được trong gương cầu lồi nhỏ hơn trong gương phẳng.

Câu 9

Lý do người lái xe dùng gương cầu lồi để quan sát hành khách ngồi sau lưng:

-Người đó không dùng gương cầu lõm vì gương cầu lõm chỉ cho ta nhìn thấy ảnh ảo của các vật ở gần sát gương, có một số vị trí của vật người lái xe không quan sát được ảnh trong gương.

-Người đó không dùng gương phẳng mà dùng gương cầu lồi vì gương cầu lồi quan sát được một vùng rộng hơn ở phía sau. 

Câu 10 

đề thi vật lý lớp 7 giữa học kì 1

Đề thi vật lý lớp 7 giữa học kì 1 số 2

Câu 1. Hãy chỉ ra vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng ?

A. Ngọn nến đang cháy

B. Vỏ chai sáng chói dưới trời nắng

C. Mặt trời

D. Đèn ống đang sáng

Câu 2. Khi nào ta thấy một vật ?

A. Khi vật được chiếu sáng

B. Khi ta mở mắt hướng về phía vật

C. Khi vật phát ra ánh sáng

D. Khi có ánh sáng từ vật đến mắt ta

Câu 3. Trong trường hợp nào dưới đây, ánh sáng truyền theo đường thẳng ?

A. Trong môi trường trong suốt

B. Đi từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác

C. Trong môi trường đồng tính

D. Trong môi trường trong suốt và đồng tính

Câu 4. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng Nhật thực là

A. Mặt trời ngừng phát ra ánh sáng

B. Mặt trời bỗng nhiên biến mất

C. Mặt trời bị Mặt trăng che khuất nên ánh sáng Mặt Trời không đến được mặt đất

D. Người quan sát đứng ở nửa sau Trái Đất, không được Mặt Trời chiếu sáng

Câu 5. Chiếu một tia sáng lên một gương phẳng ta thu được một tia phản xạ tạo với tia tới một góc 40o. Góc tới có giá trị nào sau đây?

A. 20o

B. 80o

C. 40o

D. 60o

Câu 6. Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi có những tính chất là

A. Ảnh thật, bằng vật

B. Ảnh ảo, bằng vật

C. Ảnh ảo, cách gương một khoảng bằng khoảng cách từ vật đến gương.

D. Không hứng được trên màn và bé hơn vật.

Câu 7. Đặt hai viên pin giống hệt nhau trước một gương cầu lồi và một gương phẳng. Kết luận nào sau đây là đúng khi so sánh kích thước ảnh của viên pin tạo bởi gương cầu lồi và gương phẳng ?

A. Ảnh của gương cầu lồi nhỏ hơn ảnh của gương phẳng

B. Ảnh của gương cầu lồi bằng ảnh của gương phẳng

C. Ảnh của gương cầu lồi lớn hơn ảnh của gương phẳng

D. Không thể so sánh được

Câu 8. Khi đặt vật sát gương cầu lõm thì ảnh ảo của vật có tính chất là

A. Lớn bằng vật

B. Lớn hơn vật

C. Nhỏ hơn vật

D. Nhỏ hơn ảnh tạo bởi gương cầu lồi

Câu 9. Đêm rằm, ta quan sát thấy gì khi Mặt Trăng đi vào bóng tối của Trái Đất ?

A. Mặt Trăng bừng sáng lên rồi biến mất

B. Phần sáng của Mặt Trăng bị thu hẹp dần rồi mất hẳn

C. Mặt Trăng to ra một cách khác thường

D. Trên mặt đất xuất hiện một vùng tối

Câu 10. Đứng trên mặt đất, trường hợp dưới đây ta thấy có Nhật thực là

A. Ban đêm, khi Mặt Trời bị nửa kia của Trái Đất che khuất nên ánh sáng Mặt trời không đến được nơi ta đứng.

B. Ban ngày, khi Mặt Trăng che khuất Mặt Trời, không cho ánh sáng Mặt trời chiếu xuống mặt đất nơi ta đứng.

C. Ban ngày, khi Trái Đất che khuất Mặt Trăng.

D. Ban đêm, khi Trái Đất che khuất Mặt trăng.

Câu 11. Chiếu một tia sáng vuông góc với một mặt gương phẳng. Góc phản xạ r có giá trị là

A. r = 90o

B. r = 45o

C. r = 180o

D. r = 0o

Câu 12. Vì sao nhờ có pha đèn mà đèn pin lại có thể chiếu sáng được xa hơn so với khi không có pha đèn ?

A. Vì pha đèn phản xạ được ánh sáng.

B. Vì pha đèn có thể hội tụ ánh sáng tại một điểm ở xa.

C. Vì pha đèn làm cho ánh sáng mạnh thêm.

D. Vì pha đèn có thể tạo ra một chùm phản xạ song song

Đáp án đề thi lớp 7 giữa học kì số 2

Đáp án phần trắc nghiệm

Câu 1 2 3 4 5 6
Đáp án B D D C A D
Câu  7 8 9 10 11 12
Đáp án  A B B B D D

Đề thi vật lý lớp 7 giữa học kì 1 số 3

Câu 1: Vì sao ta nhìn thấy một vật?

A. Vì ta mở mắt hướng về phía vật                      

B. Vì mắt ta phát ra các tia sáng chiếu lên vật

C. Vì có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta          

D. Vì vật được chiếu sáng

Câu 2: Hãy chỉ ra vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng?

A. Ngọn nến đang cháy                                        

B. Cái gương

C. Mặt trời                                                             

D. Bóng đèn đang bật

Câu 3: Trong một môi trường trong suốt và đồng tính thì ánh sáng:

A. Luôn truyền theo đường gấp khúc                     

B. Luôn truyền theo đường thẳng

C. Luôn truyền theo đường cong               

D. Có thể truyền theo đường cong hoặc đường gấp khúc

Câu 4: Góc phản xạ luôn:

A. Lớn hơn góc tới                                  

B. Nhỏ hơn góc tới      

C. Bằng góc tới.                                     

D. Lúc lớn hơn, lúc nhỏ hơn góc tới

Câu 5:  Cho góc tới bằng 600. Góc phản xạ có giá trị

A. 600

B. 400

C. 300

D. 200              

Câu 6:  Chọn câu trả lời đúng:

A. Ảnh của vật qua gương phẳng lớn hơn vật

B. Ảnh của vật qua gương phẳng nhỏ  hơn vật

C. Ảnh của vật qua gương phẳng bằng vật

D. Ảnh của vật qua gương phẳng có thể lớn  hơn hoặc nhỏ hơn vật

Câu 7:  Một ngọn nến đặt vuông góc trước một gương phẳng và cách mặt gương 16cm. Ảnh của ngọn nến cách gương:

A. 14cm

B. 8cm

C. 16cm

D. 20cm

Câu 8:  Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng là:

A. Ảnh ảo, không hứng được trên màn.                      

B. Ảnh thật, hứng được trên màn

C. Ảnh ảo, hứng được trên màn.                                 

D. Ảnh thật, không hứng được trên màn

Câu 9: Ảnh tạo bởi gương cầu lồi là:

A. ảnh ảo lớn hơn vật                                            

B. ảnh thật nhỏ hơn vật

C. ảnh thật lớn hơn vật                                          

D. ảnh ảo nhỏ hơn vật

Câu 10: Tại sao ở các góc đường có khúc cua hẹp người ta lại lắp các loại gương cầu lồi mà không dùng các gương phẳng?

A. Vì các gương cầu lồi cho ảnh rõ nét hơn

B. Vì các gương cầu lồi cho ảnh lớn hơn vật

C. Vì các gương cầu lồi giá thành rẻ hơn gương phẳng

D. Vì vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn gương phẳng có cùng kích thước

Đáp án đề thi lớp 7 giữa học kì số 3

Câu 1 – C

Câu 2 – B

Câu 3 – B

Câu 4 – C

Câu 5 – A

Câu 6 – C

Câu 7 – C

Câu 8 – A

Câu 9 – D

Câu 10 – D

Đề thi vật lý lớp 7 giữa học kì 1 số 4

Câu 1: Ảnh ảo của vật tạo bởi gương cầu lõm là

A. lớn bằng vật.

B. lớn hơn vật.

C. nhỏ hơn vật.

D. nhỏ hơn ảnh tạo bởi gương cầu lồi.

Câu 2: Chiếu một chùm sáng hẹp vuông góc vào mặt một tấm bìa cứng, hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra?

A. Ánh sáng truyền xuyên qua tấm bìa

B. Ánh sáng đi vòng qua tấm bìa theo đường cong.

C. Ánh sáng đi vòng qua tấm bìa theo đường gấp khúc.

D. Ánh sáng không thể truyền qua được tấm bìa.

Câu 3: Khi nào ta nhìn thấy một vật?

A. Khi vật được chiếu sáng

B. Khi ta mở mắt hướng về phía vật 

C. Khi vật phát ra ánh sáng

D. Khi có ánh sáng từ vật đến mắt ta

Câu 4: Vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng?

A. Vỏ chai sáng chói dưới trời nắng

B. Ngọn nến đang cháy                              

C. Mặt Trời

D. Đèn ống đang sáng

Câu 5: Chiếu một tia sáng vuông góc với mặt một gương phẳng. Góc phản xạ r có giá trị nào sau đây?

A. r = 0°                      B. r = 45°                    C. r = 90°                    D. r = 180°

Câu 6: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng là

A. Ảnh ảo, hứng được trên màn.

B. Ảnh ảo, nhỏ hơn vật.

C. Ảnh ảo, lớn bằng vật.

D. Ảnh ảo, lớn hơn vật

Đáp án đề thi lớp 7 giữa học kì số 4

Câu 1. Chọn đáp án B

Ảnh ảo của vật tạo bởi gương cầu lõm là ảnh lớn hơn vật.

Câu 2. Chọn đáp án D

Khi gặp một vật chắn thì ánh sáng không thể truyền qua nó.

Câu 3. Chọn đáp án D

Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đến mắt ta.

Câu 4. Chọn đáp án A

– Nguồn sáng là những vật tự nó phát ra ánh sáng: Mặt Trời, đèn ống đang sáng, ngọn nến đang cháy.

– Vỏ chai sáng chói dưới trời nắng là vật hắt lại ánh sáng.

Câu 5. Chọn đáp án A

– Theo định luật phản xạ ánh sáng: góc tới bằng góc khúc xạ

– Tia sáng chiếu vuông góc mới mặt gương phẳng => góc tới i = 00

=> góc khúc xạ r = 00.

Câu 6. Chọn đáp án C

Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng là ảnh ảo và lớn bằng vật.

Đề thi vật lý lớp 7 giữa học kì 1 số 5

Câu 1. (4 điểm)

a) Hãy phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng?

b) Đứng ở vùng nào trên Trái Đất quan sát được nhật thực toàn phần?

Câu 2. (1 điểm)

Em hãy vẽ tia phản xạ và góc phản xạ trong trường hợp sau:

đề thi vật lý lớp 7 giữa học kì 1

Câu 3. (1 điểm)

Hãy vận dụng tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng để vẽ ảnh A’B’ của một mũi tên AB đặt trước một gương phẳng như hình sau:

đề thi vật lý lớp 7 giữa học kì 1

Câu 4. (3 điểm)

Hãy nêu sự giống và khác nhau trong đặc điểm của ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lõm và gương cầu lồi?

Câu 5. (1 điểm)

Vì sao trên đường quốc lộ, tỉnh lộ chỗ đường gấp khúc người ta thường lắp một gương cầu lồi lớn. Làm như thế có lợi gì?

Đáp án đề thi lớp 7 giữa học kì số 5

Câu 1a) Định luật truyền thẳng của ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.

1b) Nhật thực toàn phần quan sát được ở chỗ có bóng tối của mặt trăng trên Trái Đất.

Câu 2: Vẽ đúng đẹp

Câu 3: Vẽ đúng đẹp

đề thi vật lý lớp 7 giữa học kì 1

Câu 4: 

Ảnh tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm có những đặc điểm:

+ Giống nhau: Đều là ảnh ảo, giống vật

+ Khác nhau: Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng bằng vật; Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn vật; Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn vật

Câu 5: Vì vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng giúp người lái xe nhìn thấy người, xe cộ và các vật cản bên đường che khuất tránh tai nạn. 

Tải bộ đề thi lớp 7 giữa kì 1 có đáp án 

Các bạn có thể tải đề thi vật lý lớp 7 giữa học kỳ 1 năm học 2022 – 2023 tại đây.

[su_button url=”https://docs.google.com/document/d/1HjHN4q8phoD5PrEvOU6zI3pqshI6oUqdUS1IbLN5soo/edit” target=”blank” background=”#a0e54e” color=”#ffffff” size=”6″]TẢI NGAY BỘ ĐỀ THI GIỮA KÌ 1 MÔN VẬT LÝ LỚP 7[/su_button]

Xem thêm:

Hy vọng những bài tập Bambooschool cung cấp trên đây sẽ là nguồn học liệu dành cho các em ôn thi học kỳ. Hãy lưu lại đề thi vật lý lớp 7 giữa học kỳ 1 để tự luyện tại nhà, chúc các em học tốt!

Facebook
Pinterest

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn và
Đặt lịch tham quan