.
.
.

Tổng hợp 5 đề thi giữa kì 1 môn vật lý 6 2022-2023 có đáp án

Tổng hợp 5 đề thi giữa kì 1 môn vật lý 6 2022-2023 có đáp án

Đề thi giữa kì 1 môn vật lý lớp 6 năm học 2022 – 2023 sẽ được Bambooschool tổng hợp ngay bên dưới. Các bạn học sinh Trung học Cơ sở có thể lưu lại bộ tài liệu này để tự ôn tập cho kì thi sắp tới của mình. 

Đề thi vật lý lớp 6 giữa học kì 1 số 1

I/ TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng

Câu 1. Đơn vị đo thể tích chất lỏng là

a/ mét

b/ mét khối

c/ mét vuông

d/ gam

Câu 2. Để đo thể tích của vật rắn không thấm nước ta thường sử dụng dụng cụ…….

a/ bình chứa

b/ bình chia độ

c/ bình tràn

d/ cả câu b và c

Câu 3. Đơn vị chính để đo khối lượng là:

a/ Mét khối (m3)

b/ Lít (l)

c/ Kilogam (kg)

d/ Mét (m).

Câu 4. Hãy tính 200g ứng với bao nhiêu Niutơn …

a/ 4N

b/ 3N

c/ 0,2N

d/ 2N

Câu 5. Hãy xác định xem cách đổi nào sau đây là sai

a/ 1 kg = 1000g

b/1 tấn = 1000kg

c/1 tạ = 10kg

d/ 1mg =0.001g

Câu 6. Trọng lực là………của trái đất

a/ lực hút

b/ lực đẩy

c/ lực kéo

d/ lực ép

II/ TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 7: (3 điểm)

a/ Hãy cho biết phương và chiều của trọng lực?

b/ Hãy cho biết trọng lượng của quả cân 4kg=…..N

Câu 8: (2 điểm) Thế nào là hai lực cân bằng?

Câu 9: (2 điểm) Thực hiện đổi:

2000g = ………….Kg

2 tấn = …………Kg

2l = ………..dm3= ………cm3

2000 l= …….m3

 

Đáp án đề thi lớp 6 giữa học kì số 1

Phần trắc nghiệm

Câu 1 2 3 4 5 6
Đáp án B D C D C A

Phần tự luận

7a/ Phương thẳng đứng, chiều hướng về trái đất.

  b/ 40N.

  1. Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau,có cùng phương nhưng ngược chiều cùng tác dụng vào một vật.
  2. 2000g = 2 Kg

2 tấn = 2000 Kg

2 l = 2 dm3= 2000 cm3

2000 l= 2 m3

Đề thi vật lý lớp 6 giữa học kì 1 số 2

Trắc nghiệm (3,0 điểm):

Hãy viết chữ cái đứng trước ý đúng trong các câu sau:

Câu 1 (0,5 điểm). Độ chia nhỏ nhất của thước là

A.Độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

B.Độ dài nhỏ nhất ghi trên thước.

C.Độ dài lớn giữa hai vạch chia bất kỳ trên thước.

D.Độ dài nhỏ nhất có thể đo được bằng thước.

Câu 2 (0,5 điểm). Có thể dùng bình tràn và bình chia độ để đo thể tích của vật nào dưới đây?

A.1 bát gạo.

B.1 viên phấn.

C.1 hòn đá.

D.1 cái kim.

Câu 3 (0,5 điểm). Trọng lực là

A.Lực đẩy của vật tác dụng lên Trái Đất.

B.Lực hút giữa vật này tác dụng lên vật kia.

C.Lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.

D.Lực đẩy của Trái Đất tác dụng lên vật.

Câu 4 (0,5 điểm). Trên một hộp thịt có ghi 500g. Số đó chỉ

A.Sức nặng của hộp thịt.

B.Thể tích của thịt trong hộp.

C.Khối lượng của cả hộp thịt.

D.Khối lượng của thịt trong hộp.

Câu 5 (0,5 điểm). Khi đòn cân Rôbecvan thăng bằng người ta thấy một bên đĩa cân có 2 quả 200g, 1 quả 500g, bên đĩa cân còn lại là hai túi bột ngọt như nhau. Vậy khối lượng của 1 túi bột ngọt là

A.450g.

B.900g.

C.500g.

D.200g.

Câu 6 (0,5 điểm). Số liệu nào dưới đây phù hợp với một học sinh THCS?

A.Khối lượng 400g.

B.Trọng lượng 400N.

C.Chiều cao 400mm.

D.Vòng ngực 400cm.

Tự luận (7,0 điểm):

Câu 7 (1,0 điểm). Hãy tìm cách xác định đường kính trong của một ống tre.

Câu 8 (2,0 điểm). Hãy so sánh trọng lượng của hòn gạch có khối lượng 2kg với trọng lượng của hòn đá có khối lượng 10kg?

Câu 9 (2,0 điểm). Nêu 1 ví dụ cho thấy lực tác dụng lên một vật làm biến đổi chuyển động của vật đó, và một ví dụ cho thấy lực tác dụng lên một vật làm cho vật bị biến dạng ?

Câu 10 (2,0 điểm). Hãy kể tên những loại thước đo độ dài mà em biết? Tại sao người ta lại sản xuất nhiều loại thước như vậy?

 

Đáp án đề thi lớp 6 giữa học kì số 2

Phần trắc nghiệm

Câu 1 2 3 4 5 6
Đáp án A C C D A B

Phần tự luận
Câu 7

  • Ta dùng mực bôi lên miệng ống tre rồi in ra giấy.
  • Dùng kéo cắt theo đường tròn vừa in ra giấy.
  • Gập đôi hình tròn vừa cắt được, đo độ dài đường gấp đó là độ dài cần xác định.

Câu 8: 

Ta có: m1= 2kg => P1= 20N

m2= 10kg => P2= 100N

20N < 100N (P1 <P2)

Vậy trọng lượng của hòn gạch có khối lượng 2kg nhỏ hơn trọng lượng của hòn đá có khối lượng 10kg.

Câu 9: 

Ví dụ về tác động của lực làm vật biến đổi chuyển động: Một học sinh đạp xe đã tác dụng vào bàn đạp một lực làm quay bánh xe, nhờ đó xe đạp đang từ đứng yên sang chuyển động, hoặc khi xe đã chuyển động thì chuyển động nhanh hơn.

Ví dụ về tác động của lực làm vật biến dạng: Dùng tay uốn cong một cành cây. Lực của tay tác dụng vào cành cây làm nó bị biến dạng (bị cong).

Câu 10: 

Thước kẻ có GHĐ là 30cm, ĐCNN là 1 mm dùng để đo chiều dài, chiều rộng của cuốn sách.

Thước dây có GHĐ là 5m, ĐCNN là 5mm dùng để đo chiều dài, chiều rộng mảnh đất.

Thước mét có GHĐ 1m, ĐCNN 1mm dùng để đo chiều dài của bàn học.

Có nhiều loại thước như vậy để có thể chọn thước phù hợp với độ dài và đối tượng cần đo trong thực tế.

Đề thi vật lý lớp 6 giữa học kì 1 số 3

Câu 1: Nhà Nam có một kính lúp, hành động nào sau đây khi bảo vệ kính lúp của Nam là sai?

A.Lau chùi bằng khăn mềm.

B.Để kính ở chậu cây tiện cho những lần sử dụng

C.Cất kính vào hộp kín.

D.Dùng xong rửa kính bằng nước sạch.

Câu 2: Kính lúp cầm tay có tác dụng khi quan sát các vật nhỏ :

A.Nhìn vật xa hơn

B.Phóng to ảnh của một vật

C.Làm ảnh của vật nhỏ hơn

D.Không thay đổi kích thước của ảnh

Câu 3: Tấm kính dùng làm kính lúp có:

A.Phần rìa dày hơn phần giữa

B.Có hai mặt phẳng

C.Có phần rìa mỏng hơn phần giữa

D.Có phần giữa bị lõm.

Câu 4: Đơn vị đô độ dài hợp pháp ở nước ta là:

A.mm

B.km

C.cm

D.m

Câu 5: Từ hình vẽ, hãy xác định chiều dài của khối hộp?

A.3cm

B.4cm

C.2cm

D.5cm

Câu 6: Đo chiều dài của chiếc bút chì theo cách nào sau đây là hợp lí nhất?

đề thi giữa kì 1 môn vật lý lớp 6

Câu 7: Một hộp sữa có ghi 900g. 900g chỉ?

A.Khối lượng của cả hộp sữa

B.Khối lượng của sữa trong hộp

C.Khối lượng của vỏ hộp sữa

D.Khối lượng hộp sữa là 900g

Câu 8: Đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lường hợp pháp của nước ta là:

A.Gam

B.Tạ

C.Kilogram

D.Tấn

Câu 9: Thao tác nào là sai khi dùng cân đồng hồ?

A.Đặt vật cân bằng trên đĩa cân

B.Đọc kết quả khi cân khi đã ổn định

C.Đặt mắt vuông góc với mặt đồng hồ

D.Đặt cân trên bề mặt không bằng phẳng

Câu 10: Để đo thời gian chạy ngắn 100m ta sử dụng đồng hồ nào để đo là hợp lí nhất ?

A.Đồng hồ đeo tay

B.Đồng hồ điện tử

C.Đồng hồ quả lắc.

D.Đồng hồ bấm giây

 Đáp án đề thi lớp 6 giữa học kì số 3

Câu 1 2 3 4 5
Đáp án C C B D A
Câu 6 7 8 9 10
Đáp án B C B D D

 

Đề thi vật lý lớp 6 giữa học kì 1 số 4

Câu 1: Lực là gì? Ví dụ. Nêu kết quả tác dụng của lực? 

Câu 2: Một vật có khối lượng 180 kg và thể tích 1,2 m3. 

a/Tính khối lượng riêng của vật đó.

b/Tính trọng lượng của vật đó. 

Câu 3: a) Kể tên các loại máy cơ đơn giản?

b) Muốn đưa một thùng dầu nặng 120 kg từ dưới đất lên xe ô tô. Ta nên sử dụng loại máy cơ đơn giản nào? 

Câu 4: Một vật có khối lượng 60g treo vào một sợi dây cố định. 

a) Giải thích vì sao vật đứng yên? 

b) Cắt đứt sợi dây, vật rơi xuống, giải thích vì sao? 

Câu 5: Tại sao càng lên dốc thoai thoải, càng dễ dàng hơn? 

Đáp án đề thi lớp 6 giữa học kì số 4

Câu 1: Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực. Lấy ví dụ: 

Kết quả tác dụng của lực: 

  • Làm biến đổi chuyển động của vật.
  • Làm vật biến dạng.

Câu 2: 

Tóm tắt

m=180 kg, V = 1,2 m3. D = ?; P = ? 

Giải 

Khối lượng riêng của vật là: D=m/V=180/1,2=150 (kg/m3)

Trọng lượng của vật là: P = 10.m=10.180=1800 (N)

Câu 3:

Các loại máy cơ đơn giản: mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc. 

Dùng mặt phẳng nghiêng. 

Câu 4: 

Vật đứng yên vì: Lực kéo của sợi dây bằng với trọng lượng của vật. 

Cắt đứt sợi dây, vật rơi xuống vì: Cắt đứt sợi dây, vật không còn chịu lực kéo của sợi dây nữa, lúc đó vật chỉ còn chịu tác dụng lực của trọng lực có chiều từ trên xuống dưới nên rơi xuống. 

Câu 5: Dốc càng thoai thoải tức là độ nghiêng càng ít thì lực nâng người khi đi càng nhỏ nên thấy dễ dàng hơn. 

Đề thi vật lý lớp 6 giữa học kì 1 số 5 

Trắc nghiệm:

Em hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:

Câu 1: Để đo thể tích của một vật cần dụng cụ:

A.lực kế                          

B.thước                         

C.cân                              

D.bình chia độ

Câu 2: Khi đọc kết quả đo ta phải đặt mắt nhìn như thế nào?

A.Nhìn từ trên xuống  

B.Nhìn từ dưới lên 

CNhìn từ phải qua 

D.Nhìn vuông góc với vạch đo

Câu 3: Chọn thước có GHĐ nào sau đây để đo chiều dài cuốn sách Vật lí 6 là thích hợp nhất?

A.150mm                           

B.300mm                         

C.800mm                   

D.1000mm           

Câu 4: Người ta đã đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ có ĐCNN 0,5 cm3. Hãy chỉ ra cách ghi kết quả đúng trong những trường hợp dưới đây:

A.V1 = 20,2 cm3               

B.V2 = 20,50 cm3            

C.V3 = 20,5 cm3             

D.V4 = 20,05 cm3

Câu 5: Trọng lực có chiều

A.trái sang phải.            

B.phải sang trái.          

C.từ dưới lên.                     

D.từ trên xuống.

Câu 6: Hai lực cân bằng là hai lực:

A.có cường độ bằng nhau, cùng phương và cùng  chiều.                                                          

B.có cùng phương, có cường độ bằng nhau và cùng tác dụng lên một vật.

C.có chiều ngược nhau, có cường độ không cần bằng nhau và phải cùng phương.

D.cùng tác dụng vào một vật, có cường độ bằng nhau, cùng phương nhưng ngược chiều nhau.

Câu 7: Khi ném lên cao mọi vật đều rơi xuống đất vì mọi vật đều có:

A.khối lượng                    

B.trọng lượng                 

C.lực cân bằng               

D.lực đàn hồi

Câu 8: Khi dùng chân đá vào quả bóng thì

A.quả bóng bay đi

B.quả bóng bị biến dạng và di chuyển

C.quả bóng sẽ lăn tròn

D.quả bóng bị biến dạng

Tự luận:

Câu 1: Hãy kể tên và công dụng cụ thể của 2 loại cân mà em biết.

Câu 2: 

a/ Nêu một ví dụ về lực tác dụng lên vật làm vật biến dạng? Một ví dụ về lực tác dụng lên vật làm cho vật vừa biến dạng và vừa biến đổi chuyển động? Trọng lượng xe tải nặng 2 tấn là bao nhiêu?

b/ Một con bò đang kéo xe, biết xe có khối lượng 2 tạ. Hỏi con bò phải tác dụng một lực ít nhất bằng bao nhiêu để xe chuyển động được? Lực mà con bò kéo xe có phương nào?

Đáp án đề thi lớp 6 giữa học kì số 5

TRẮC NGHIỆM

1 – D; 2 – D; 3 – B; 4 – C; 5 – D; 6 – D; 7 – B; 8 – B.

TỰ LUẬN

Câu 1:

Cân đồng hồ: dùng để cân các loại như: trái cây, đường…

Cân y tế: dùng trong khám sức khỏe.

Câu 2:

a/ Dùng tay kéo dãn sợi dây buộc hàng hay kéo dãn lò xo.

Dùng chân đá trái bóng bay, trái bóng bay và bị biến dạng.

Có trọng lượng là 20000N.

b/ 

Xe có khối lượng 2 tạ = 200kg thì có trọng lượng 2000N

Vậy con bò phải tác dụng một lực ít nhất bằng 2000N để xe chuyển động được.

Lực mà con bò kéo xe có phương ngang.

Tải bộ đề thi Vật Lý lớp 6 giữa kì 1 có đáp án 

Bạn có thể tải trọn bộ đề thi Vật lý lớp 6 giữa kì 1 có đáp án tại đây

[su_button url=”https://docs.google.com/document/d/1U3lflvH6bXTK4ms8hTxh1TZrrMK23h_wveuXDw9C0vQ/edit” target=”blank” background=”#a0e54e” color=”#ffffff” size=”6″]TẢI NGAY BỘ ĐỀ THI VẬT LÝ LỚP 6 GIỮA KÌ 1[/su_button]. 

Xem thêm:

Trên đây là tổng hợp các dạng đề thi giữa kì 1 môn vật lý học cho các bạn học sinh khối 6. Mong rằng những học liệu Bambooschool cung cấp sẽ hữu ích cho các em tự ôn luyện cho kỳ thi sắp tới. Chúc các em học tốt!

Facebook
Pinterest

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn và
Đặt lịch tham quan