Tổng hợp các dạng và bài tập toán tư duy cho trẻ chuẩn bị vào lớp 1
Toán luôn là môn học nhận được nhiều sự quan tâm và ảnh hưởng đến kết quả học tập của trẻ khi đến trường. Để có bước đệm hoàn hảo, toán tư duy cho trẻ chuẩn bị vào lớp 1 – lớp đầu tiên của cấp tiểu học là đề tài mà Bamboo gửi đến các bạn độc giả. Cùng theo dõi bài chia sẻ bên dưới để hiểu rõ hơn về giai đoạn học toán khi vào lớp 1 nhé!
Toán tư duy cho trẻ vào lớp 1 là gì?
Toán tư duy cho trẻ vào lớp 1 đóng vai trò quan trọng mà các bậc phụ huynh cần có phương pháp dạy khoa học và thật hiệu quả. Nếu không theo sát, các bé rất dễ bị mất gốc và gặp khó khăn. Toán tư duy cho trẻ khi lớp 1 có rất nhiều lợi ích giúp các bé phát triển toàn diện về con người cũng như suy nghĩ.
>>>Xem thêm : Trẻ vào lớp 1 cần biết những gì?

Toán tư duy cho trẻ vào lớp 1
Vì sao nên dạy toán tư duy cho trẻ vào lớp 1
Toán tư duy cho trẻ vào lớp 1 có rất nhiều lợi ích mà cha mẹ nên biết
Kích thích não bộ phát triển
Khi học toán, bé sẽ vận dụng tổng hợp rất nhiều kỹ năng cần có. Đặc biệt kích não bộ phải suy nghĩ liên tục. Điều này dẫn đến việc phát huy sự tập trung, ghi nhớ, xử lý thông tin nhạy bén.
Tạo động lực cho trẻ yêu thích môn toán
Việc mang đến những bài toán cần sự tư duy và tập trung cao độ sẽ giúp trẻ ngày càng thích thú và hào hứng. Thay vì những bài toán thông thường nhàm chán, hãy thay bằng những bài toán mang tính logic để trẻ có cơ hội tư duy và tìm ra lời giải đáp.
Tạo tiền đề cho sự phát triển toàn diện
Toán tư duy cho trẻ vào lớp 1 giúp trẻ tập trung, ghi nhớ, rèn luyện khả năng sáng tạo, logic,… Đây là hành trang hữu ích giúp bé sẵn sàng cho một chặng đường dài phía trước.
Hỗ trợ việc tính nhẩm nhanh chóng, chính xác cho trẻ
Tính nhẩm nhanh luôn là điều mà cha mẹ và các bé mong muốn. Việc tiếp xúc nhiều với toán tư duy sẽ giúp trẻ rèn luyện được khả năng tính nhẩm nhanh và áp dụng vào việc học một cách hiệu quả.
Các dạng toán tư duy cho trẻ vào lớp 1
Một vài dạng toán tư duy cho trẻ vào lớp 1 từ cơ bản đến nâng cao bạn có thể tham khảo:
Dạng toán tư duy đếm số
Đây là dạng cơ bản khi bước chân vào lớp 1. Chắc chắn bé nào cũng có thể bắt đầu một cách dễ dàng, từ dễ đến khó theo trình tự
Dạng toán tư duy so sánh và sắp xếp
Bạn có thể sử dụng những hình ảnh minh họa để hỗ trợ các bé so sánh một cách dễ dàng. Sau khi hoàn thành việc học đếm số đây là bước tiếp theo.

Toán so sánh
Dạng toán tư duy cộng trừ, tách ghép
Tiếp theo bạn hãy dạy bé cách tính cộng trừ từ những con số nhỏ nhất. Điều này giúp trẻ làm quen với các phép tính trong toán học và bắt đầu với những con số lớn hơn.
Dạng toán tư duy về thống kê
Dạng bài này sẽ giúp trẻ làm quen với việc tổng hợp, thống kê, và sắp xếp. Bài tập này dạy trẻ sự nhẫn nại, chịu khó và cẩn thận trong khi học toán.
Dạng toán tư duy tìm quy luật
Tìm quy luật là dạng bài ưu tiên sử dụng sự thông minh của não bộ. Tuy nhiên, vì là giai đoạn mở đầu nên chúng ta cho trẻ làm quen ở mức độ cơ bản nhất rồi nâng cấp theo thời gian.

Toán tìm quy luật
Dạng toán tư duy hình học, màu sắc
Đây chắc chắn là dạng toán được nhiều trẻ mong đợi vì hình ảnh và hình học luôn thu hút được sự tập trung của trẻ. Hãy dành thời gian cho trẻ tìm hiểu kỹ hơn về chúng.
Dạng toán tư duy đố vui
Những câu đố vui luôn mang đến sự tò mò và sức hấp dẫn để trẻ phát huy vai trò sáng tạo của mình. Bạn có thể dùng những câu đố vui đơn giản để kích thích não bộ của trẻ.
Dạng toán tư duy phân biệt cao thấp
Trẻ sẽ dễ dàng làm quen được với dạng toán này vì chúng có thể nhận diện chúng một cách nhanh chóng. Hãy cho trẻ tiếp xúc với chúng thường xuyên để trẻ rèn luyện khả năng phân biệt mọi sự vật xung quanh không riêng gì toán học.
Cách dạy toán tư duy cho trẻ vào lớp 1 hiệu quả
Việc học toán tư duy cho trẻ vào lớp 1 luôn nhận được sự quan tâm của nhiều bậc phụ huynh. Vậy phương pháp dạy nào thực sự khoa học ?
Trợ giúp trẻ giải quyết các vấn đề đơn giản
Những lời khuyên bảo, sự đồng hành, sự sẻ chia đến từ cha mẹ, thầy cô luôn là hành trang quan trọng mà bạn có thể giúp trẻ giải quyết các vấn đề đơn giản. Hãy dành thời gian cho trẻ mỗi khi rảnh tại nhà để cùng trẻ học tập và vui chơi. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến việc học khi trẻ bắt đầu vào lớp 1.
Khuyến khích trẻ đặt câu hỏi và phản biện
Trong giai đoạn này, trẻ rất tò mò và thường xuyên hỏi cha mẹ về mọi thứ trên đời. Bạn đừng xem điều đó là phiền não vì đơn giản, trẻ đang thực sự phát triển ở chính độ tuổi của chúng. Hãy đặt câu hỏi và phản biện nhiều hơn để kích thích não bộ của trẻ phát triển một cách toàn diện.
Tạo hứng thú trong quá trình học
Học hành phải thực sự tập trung và nghiêm túc mới hiệu quả. Chính vì thế, bằng cách này hay cách khác, cha mẹ nên tìm cách tạo hứng thú trong quá trình học để trẻ cảm thấy yêu thích, hăng hái và tràn đầy năng lượng mỗi khi bạn nhắc đến việc học.
Bài tập toán tư duy cho trẻ vào lớp 1 tại nhà
1/ Đếm số:
- Đếm từ 0 đến 20 cách 1 đơn vị
0, 1, 2, 3, 4, …, …, …, …, …, 10, …, …, …, …, …, …, …, …, …, 20
- Đếm các 2 đơn vị bắt đầu từ 0
0, 2, 4, …, …, 10, …, …, …, …, 20
- Đếm cách 5 đơn vị bắt đầu từ 0
0, 5, …, …., ….
2/ So sánh các số:
0 < 1 < 2 < 3 < 4 < 5 < 6 < 7 < 8 < 9 < 10 < 11 < 12 < 13 < 14 < 15 < 16 < 17 < 18 < 19 < 20
Số liền trước nhỏ hơn số liền sau 1 đơn vị và số liền sau lớn hơn số liền trước 1 đơn vị.
3/ Tách số:
a/ Nguyên tắc số lớn hơn 5 và nhỏ hơn 10 tách thành 5 + một số nhỏ hơn 5
VD: 6 = 5 + 1; 7 = 5 + 2; 8 = 5 + 3; 9 = 5 + 4
b/ Nguyên tắc số lớn hơn 10 và nhỏ hơn 20 tách thành 10 + một số nhỏ hơn 10
VD: 11 = 10 + 1; 12 = 10 + 2; 13 = 10 + 3; 14 = 10 + 4; 15 = 10 + 5
16 = 10 + 6; 17 = 10 + 7; 18 = 10 + 8; 19 = 10 + 9
Hoặc 16 = 10 + 5 +1; 17 = 10 + 5 + 2; 18 = 10 + 5 + 3; 19 = 10 + 5 + 4
4/ Ứng dụng vào các phép toán cơ bản
a/ Phép cộng
- Trước tiên cho các bé cộng các số trong phạm vi 10
0 + 1 ; 0 + 2; 0 + 3; 0 + 4; 0 + 5; 0 + 6; 0 + 7; 0 + 8; 0 + 9; 0 + 10
1 + 1 ; 1 + 2; 1 + 3; 1 + 4; 1 + 5; 1 + 6; 1 + 7; 1 + 8; 1 + 9
2 + 1 ; 2 + 2; 2 + 3; 2 + 4; 2 + 5; 2 + 6; 2 + 7; 2 + 8;
3 + 1 ; 3 + 2; 3 + 3; 3 + 4; 3 + 5; 3 + 6; 3 + 7;
4 + 1 ; 4 + 2; 4 + 3; 4 + 4; 4 + 5; 4 + 6;
5 + 1 ; 5 + 2; 5 + 3; 5 + 4; 5 + 5;
Sau khi thực hiện các phép tính hướng dẫn cho các bé nhận xét kết quả đã thực hiện được
(các kết quả tăng đều, kết quả mới hơn kết quả của 1 đơn vị)
- Viết 2 số cộng lại được 10
5 + 5 = 10; 1 + … = 10; 2 + … = 10; … + … = 10; … + … = 10;
… + … = 10 … + … = 10; … + … = 10; … + … = 10; … + … = 10
- Các dạng tính khác với 2 số tùy ý:
VD: 5 + 6 =
Cách 1: Tách các số trên thành 5 + 5 + 1
Cách 2: Hỏi các em 5 + 5 = ? rồi sau đó cộng tiếp thêm + 1 = kết quả (11)
Với 2 cách trên cho các em thực hành với những bài toán sau:
a/ 6 + 5; 6 + 7; 6 + 8; 7 + 8 ; 8 + 8; 9 + 9
b/ 7 + 6; 8 + 6; 7 + 8; 9 + 8; 8 + 9; 9 + 9
c/ 10 + 10
Những bài toán có lời hướng dẫn thêm cho các bé
a/ Em có 5 viên kẹo, mẹ cho em thêm 6 viên kẹo. Hỏi em có tất cả bao nhiêu viên kẹo?
b/ Trong vườn có 8 chậu hoa, ba mua thêm 6 chậu hoa nữa. Hỏi trong vườn có tất cả bao nhiêu chậu hoa?
c/ Trong chậu cá bố thả 5 con cá đuôi vàng, Ngày chủ nhật vừa qua bố thả thêm 7 con cá đuôi xanh. Hỏi trong chậu có tất cả bao nhiêu con cá?
d/ Có 5 bạn, mỗi bạn có 2 viên kẹo. Hỏi có tất cả có bao nhiêu viên kẹo?
(Gợi ý sử dụng đếm cách 2 đơn vị)
e/ Em cho bạn 7 viên kẹo em vẫn còn lại 7 viên kẹo. Hỏi lúc ban đầu em có bao nhiêu viên kẹo?
Xem thêm:
- Tổng hợp 15 câu chuyện về gia đình cho trẻ tiểu học hay và ý nghĩa
- Tổng hợp các công thức toán tiểu học đầy đủ chi tiết nhất cho học sinh tiểu học
- Các mẫu chữ hoa sáng tạo dễ viết cho tiểu học đẹp, đơn giản nhất
Với những kiến thức về toán tư duy cho trẻ vào lớp 1, hy vọng cha mẹ hãy chuẩn bị thật kỹ cho trẻ ở nhà với hàng trang trước khi bước vào lớp 1. Chúc mọi người thành công.
Tính chất của kim loại, dãy hoạt động hóa học và mẹo học thuộc dãy điện hóa học của kim loại
Một trong những vật liệu phổ biến nhất xung quanh chúng ta chính là kim loại. Vậy kim loại là gì? Tính chất hóa học chung của kim loại như thế nào? Làm sao để học thuộc hết được dãy điện hóa hóa học lớp 9- hoá trung học cơ sở ?
Để nắm vững hết những kiến thức nền tảng của Hóa học vô cơ, các bạn hãy cùng Bamboo tìm hiểu nhé!
Tính chất hóa học chung của kim loại
Kim loại thường biết đến là các nguyên tố hóa học tạo ra được ion dương (cation) và có các liên kết kim loại.
Tính chất vật lý của kim loại
- Tính dẻo, dễ kéo, dễ dát mỏng
- Tính dẫn điện
- Tính dẫn nhiệt
- Ánh kim
Tính chất hóa học chung
- Tác dụng với phi kim
Tác dụng với Oxi: Gần hết các kim loại (ngoài Au, Pt, Ag,…) tác dụng với oxi ở nhiệt độ thường hoặc nhiệt độ cao sẽ tạo thành oxit.
VD: 2Ba + O2 🡪 BaO
- Tác dụng với phi kim khác
Nhiều kim loại tác dụng với phi kim ở nhiệt độ cao sẽ tạo thành muối.
VD: 2Fe + 3Cl2 🡪 FeCl3
- Tác dụng với dung dịch axit
Kim loại tác dụng với dung dịch axit sẽ tạo ra muối và H2
VD: Mg + 2HNO3 🡪 Mg(NO3)2 + H2
Khi tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng tạo ra muối Nitrat và các loại khí như: NO, NO2, N2 và muối NH4NO3.
VD: Cu + 4HNO3 (đặc nóng) 🡪 Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
Khi tác dụng với dung dịch và H2SO4 tạo ra muối Sunfat và các loại khí như: SO2, H2S và lưu huỳnh.
VD: M + H2SO4 (đặc nóng) 🡪 M2(SO4)n + SO2, S, H2S + H20
Lưu ý: Cr, Al, Fe thụ động với H2SO4 đặc nguội và HNO3 đặc nguội
- Tác dụng với muối
Các kim loại hoạt động mạnh (ngoài Na, K, Ba,…) tác dụng với muối kim loại yếu hơn, tạo ra kim loại và muối mới.
VD: Fe + CuSO4 🡪 FeSO4 + Cu
- Tác dụng với nước
Các kim loại mạnh như Li, Na, K, Ca, Sr, Ba…tác dụng với nước ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch bazơ.
VD: M + nH2O 🡪 M(OH)n + n/2 H2
Kim loại Mg không tan trong nước lạnh, thường tan rất chậm trong nước nóng.
VD: Mg + H2O 🡪 Mg(OH)2 + H2
Một số kim loại trung bình như Mn, Al, Zn, Fe…phản ứng được với hơi nước ở nhiệt độ cao tạo ra oxit kim loại và Hydro.
VD: 3Fe + 4H20 hơi 🡪 FE3O4 + 4H2
>>> Xem thêm: Tính chất hoá học của kim loại

Tính chất hóa học chung của kim loại
Dãy hoạt động hóa học kim loại là gì?
Dãy hoạt động hóa học của kim loại là dãy những kim loại được sắp xếp theo chiều giảm dần độ hoạt động hóa học của chúng.

Dãy hoạt động hóa học kim loại
Tính chất của dãy hoạt động hóa học kim loại
Mức độ hóa học của các kim loại giảm dần từ trái sang phải
- Au là kim loại hoạt động kém nhất còn K là kim loại hoạt động mạnh nhất
- Các kim loại mạnh nhất: Li, K, Ba, Ca, Na
- Các kim loại mạnh: Mg, Al
- Các kim loại trung bình: Mn, Zn, Cr, Fe, Ni, Sn, Pb
- Các kim loại yếu: Cu, Hg, Ag, Pt, Au
Kim loại đứng trước Mg (K, Ba, Ca, Na) phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường.
2Na+2H2O→2NaOH+H2
Ba+2H2O→Ba(OH)2+H2
Kim loại đứng trước H tác dụng với dung dịch axit (HCl; H2SO4 loãng,….) tạo ra H2
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Cu + 2HCl → không phản ứng (Cu đứng sau H)
Kim loại không tan trong nước (từ Mg trở về sau) đẩy được kim loại đứng sau nó ra khỏi dung dịch muối
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag
Lưu ý: Khi cho Na vào dung dịch CuCl2:
- Na phản ứng với nước trước: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
- Sau đó xảy ra phản ứng: CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2 + 2Ag

Xếp loại kim loại mạnh, trung bình, yếu
Ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học kim loại
Mức độ hoạt động hóa học của các kim loại thường giảm dần từ trái sang phải.
Các kim loại đứng trước Mg là kim loại mạnh (VD: K, Na, Ba,..), tác dụng với nước ở điều kiện thường tạo ra kiềm và H2.
Ví dụ: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
Các kim loại khi đứng trước H phản ứng với một số dung dịch axit như HCl, H2SO4 loãng, …) tạo ra khí H2.
Ví dụ: Zn + H2SO4 (loãng) → ZnSO4 + H2
Các kim loại khi đứng trước H (trừ Na, K,…) đẩy các kim loại đứng sau tách ra khỏi dung dịch muối.
Ví dụ: Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

Ý nghĩa dãy hoạt động hoá học
Mẹo để học thuộc dãy hoạt động hóa học của kim loại
Một số mẹo để học thuộc dãy hoạt động hóa học của kim loại lớp 9 nhanh chóng:
K, Ca, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, (H), Cu, Hg, Ag, Pt, Au
- Khi cần nàng may áo giáp sắt nhớ sang phố hỏi cửa hàng Á Phi Âu
- Khi cả nhà may áo giáp sắt nhớ sang phố hàn đồng hiệu Á Phi Âu
Li, K, Ba, Ca, Na, Mg, Al, Mn, Zn, Cr, Fe, Ni, Sn, Pb, (H), Cu, Hg, Ag, Pt, Au
- Lúc khó bà cần nàng may áo màu giáp có sắt nhớ sang phố hàn đồng hiệu Á Phi Âu
Xem thêm:
- Tính chất hoá học của muối là gì? Tính chất và các dạng bài tập cơ bản, có đáp án
- Thể tích là gì? Công thức tính thể tích hóa học và các bài tập có giải
- m, M trong hóa học là gì? Tổng hợp công thức liên quan và các dạng bài tập tính m,M,n
Bên trên là một số thông tin cơ bản tổng hợp các tính chất của kim loại và dãy hoạt động hoá học bạn cần biết. Để biết thêm các kiến thức khác liên quan đế hoá học thì hãy vào trang của Bamboo để tìm hiểu nhé. Chúc các bạn có một buổi học thật hiệu quả.
Số chính phương là gì? Tính chất và bài tập ví dụ minh họa về số chính phương
Bạn đang thắc mắc số chính phương là gì? Cách phân biệt số chính phương như thế nào? Đừng lo tham khảo ngay bài viết dưới đây của Bamboo School để có câu trả lời nhé!
Số chính phương là gì? Khái niệm số chính phương
Số chính phương là số bằng bình phương đúng của một số nguyên. Hay hiểu đơn giản, số chính phương là một số tự nhiên có căn bậc hai cũng là một số tự nhiên.
Số chính phương được chia ra làm 2 loại: số chính phương chẵn và lẻ. Một số chính phương sẽ được gọi là số chính phương chẵn khi nó là bình phương của một số chẵn và ngược lại
Ví dụ:
- Số 9 là số chính phương lẻ. Bởi vì căn bậc 2 của số 9 bằng 3, số 3 là một số tự nhiên lẻ.
- Số 16 là một số chính phương chẵn. Bởi vì căn bậc 2 của số 16 bằng 4, số 4 là một số tự nhiên chẵn.
- Số 10 không phải là số chính phương. Bởi vì căn bậc 2 của 10 bằng 3.16227766017, không phải là số tự nhiên.
Tính chất của số chính phương
Dưới đây là tính chất của số chính phương. Hãy đọc thật kỹ để hiểu hơn về con số đặc biệt này nhé!
- Số chính phương chỉ có thể có chữ số tận cùng là 0,1,4,5,6,9. Nếu các số tận cùng là 2,3,7,8 thì không phải là số chính phương.
- Khi phân tích ra thừa số nguyên tố, số chính phương chỉ chứa các thừa số nguyên tố với số mũ chẵn.
- Số chính phương chỉ có thể có 1 trong 2 dạng: 4n hoặc 4n + 1, không có số chính phương nào có dạng 4n + 2 hoặc 4n + 3 (với n € N).
- Số chính phương chỉ có thể có 1 trong 2 dạng: 3n hoặc 3n + 1, không có số chính phương nào có dạng 3n + 2 (với n € N).
- Số chính phương có chữ số tận cùng là 1 hoặc 9 thì chữ số hàng chục là chữ số chẵn.
- Số chính phương tận cùng bằng 5 thì chữ số hàng chục là 2.
- Số chính phương tận cùng bằng 4 thì chữ số hàng chục là chữ số chẵn.
- Số chính phương tận cùng bằng 6 thì chữ số hàng chục là chữ số lẻ.
- Số chính phương chia hết cho 2 thì chia hết cho 4.
- Số chính phương chia hết cho 3 thì chia hết cho 9.
- Số chính phương chia hết cho 5 thì chia hết cho 25.
- Số chính phương chia hết cho 8 thì chia hết cho 16.
- Số chính phương chia cho 3 không bao giờ có số dư là 2; chia cho 4 không bao giờ dư 2 hoặc 3; số chính phương lẻ khi chia 8 luôn dư 1.
Đặc điểm của số chính phương
Để hiểu rõ hơn về số chính phương, hãy cùng tìm hiểu một số đặc điểm của số chính phương dưới đây:
- Số chính phương chỉ có chữ số tận cùng là 0, 1, 4, 5, 6, 9, mà không bao giờ tận cùng là 2, 3, 7, 8,…
- Số chính phương chia cho 3 không bao giờ có số dư là 2; chia cho 4 không bao giờ dư 2 hoặc 3; số chính phương lẻ khi chia 8 luôn dư 1.
Ví dụ: 81:8 = 10 dư 1.
- Số ước nguyên dương của số chính phương chính là một số lẻ.
- Số chính phương chia hết cho số nguyên tố p thì cũng sẽ chia hết cho p2.
Ví dụ: Số chính phương của 36 bằng 62. Vì số 62 chia hết cho 36 nên cũng chia hết cho 2
- Tất cả các số chính phương đều có thể viết thành dãy tổng của các số lẻ tăng dần từ 1. Bắt đầu từ 1; 1 + 3; 1 + 3 + 5; 1 + 3 + 5 + 7; 1 + 3 + 5 + 7 + 9;…v.v
Ví dụ về số chính phương
Dựa trên khái niệm, tính chất, đặc điểm của số chính phương, dưới đây là ví dụ về các loại số chính phương bạn có thể tham khảo:
Số chính phương nhỏ nhất
- Số chính phương nhỏ nhất trong tập hợp các số chính phương sẽ là số 0.
- Còn trong dãy số từ 0 đến 100 thì có có tất cả 10 số chính phương nhỏ hơn 100. Nó bao gồm số: 0, 1, 4, 9, 16, 25, 36, 49, 64, 81.
Số chính phương lớn nhất
- Số chính phương lớn nhất có 1 chữ số là số 9
- Số chính phương lớn nhất có 2 chữ số là số 81
- Số chính phương lớn nhất có 3 chữ số là 312
- Số chính phương lớn nhất có 4 chữ số là 9801
- Số chính phương lớn nhất có 5 chữ số là 99856
Số chính phương lớn hơn 1 là số nào
Ngoại trừ số 0 và số 1 thì các số chính phương còn lại: 4, 9, 16, 25, 36, 49, 64, 81, 100..v.v Đều là số chính phương lớn hơn 1.
Số chính phương lớn hơn 2 là số nào
Tương tự như vậy, các số chính phương lớn hơn 2 lần lượt cũng sẽ là: 4, 9, 16, 25, 36, 49, 64, 81, 100..v.v
Số chính phương gồm cả bốn chữ số 0 2 3 5 là số nào?
Để giải đáp thắc mắc này, chúng ta hãy cùng thử phân tích bài toán nhé!
- Đề bài ta cần tìm số chính phương gồm cả bốn chữ số 0 2 3 5.
- Ta sẽ gọi số cần tìm là abcd. Vì là số chính phương phải có tận cùng bằng 0 hoặc 5. Nhưng bất cứ số nào có 0 đứng cuối bình phương nên đều dư 1 số 0.
- Vậy số cần tìm có thể là : abc5.
- Ta có 6 cách thay thế 0, 2, 3 vào abc: 0235, 0325, 2305, 2035, 3025, 3205. Vậy số cần tìm là 3025, vì 3025 = 55^2.
→ Như vậy, số chính phương gồm bốn chữ số 0 2 3 5 chính là 3025.
Bài tập về số chính phương có đáp án
Bài tập 1: Chứng minh một số không phải là số chính phương
Ví dụ 1: Chứng minh số n = 20042 + 20032 + 20022 – 20012 không phải là số chính phương.
Lời giải:
Ta thấy chữ số tận cùng của các số 20042, 20032, 20022, 20012 lần lượt là 6,9,4,1. Do đó số n có chữ số tận cùng là 8 nên n không phải là số chính phương.
Ví dụ 2: Chứng minh 1234567890 không phải là số chính phương.
Lời giải:
Ta thấy số 1234567890 chia hết cho 5 vì chữ số tận cùng là 0 nhưng lại không chia hết cho 25 vì hai chữ số tận cùng là 90. Vì vậy, số 1234567890 không phải là số chính phương.
Bài tập 2: Chứng minh một số là số chính phương
Xem thêm:
- Số nguyên tố là gì? Bảng số nguyên tố, ví dụ số nguyên tố và bài tập ứng dụng
- Công thức cấp số cộng, cấp số nhân chi tiết, dễ nhớ kèm bài tập
- Cách tính trung bình cộng và các bài toán trung bình cộng cơ bản và nâng cao
Kết luận
Bài viết trên đây BamBoo đã cung cấp cho bạn các thông tin về số chính phương. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn luyện tập và học tập tốt hơn. Đừng quên chia sẻ cho bạn bè nếu thấy hay nhé.
9 cách học thuộc nhanh, nhớ lâu và những điều cần biết để làm tăng hiệu quả khi học thuộc
Làm sao để có thể học thuộc nhanh chóng và nhớ lâu khi ngày thi đang đến gần. Bạn vẫn chưa biết cách ôn bài và sắp xếp những thông tin học như thế nào hay những phương pháp để ghi nhớ nội dung hiệu quả, không biết học thuộc bài từ đâu, sắp xếp những thông tin cần phải học như thế nào? Hôm nay, Bamboo sẽ hướng dẫn bạn 9 cách học bài nhanh thuộc mà còn nhớ lâu cực kỳ hiệu quả để vượt qua kì thi “vũ bão” thần tốc
Chia nhỏ và tóm tắt nội dung cần học
Các dãy số dài thường rất khó nhớ, vì thế sau khi hình dung được tổng quan tất cả những nội dung cần học, bạn hãy bắt đầu chia nhỏ những kiến thức thành nhiều phần khác nhau.
Ví dụ với môn Toán bạn nên chia ra từng phần đại số và hình học riêng. Trong toán đại số tách ra phần đồ thị, lượng giác, phương trình, hệ phương trình, xác suất…
Mỗi phần đã được chia nhỏ, tiếp theo bạn hãy đọc nội dung của từng phần sau đó tóm tắt từng ý chính của từng phần trong đó.
Ví dụ: Các công thức của lượng giác? Cung và góc trong lượng giác? Công thức liên quan đến tổng và hiệu các giá trị lượng giác
Những kiến thức cần phải học thuộc như công thức toán bạn cần phải làm bài tập thường xuyên để áp dụng được những công thức đó, có như vậy bạn mới có thể nhớ lâu và không lo bị quên được.

Chia nhỏ và tóm tắt nội dung cần học
Sử dụng màu sắc, vần điệu, hình ảnh cho thông tin cần học
Sử dụng những màu sắc, hình ảnh hoặc những ý tưởng là một cách học bài thật độc đáo và dễ nhớ. Bạn hãy chọn những hình ảnh gần gũi và thường xuyên liên tưởng đến nó khi bạn cần tập trung ghi nhớ.
Phương pháp này được áp dụng hiệu quả nhất dành cho môn tiếng anh, thay vì bạn học một từ vựng rất khô khan bằng cách viết đi viết lại từ đó nhiều lần thì bạn hãy thử áp dụng học từ vựng bằng cách ghi nhớ từ vựng đó với một hình ảnh tương tự như chính từ vựng đó.
Bạn cũng có thể dùng màu sắc để phân loại nội dung theo từng phần để học. Nếu bạn đang học lịch sử, hãy tô màu ngày tháng hoặc phân loại theo nhân vật lịch sử.
Ví dụ:
- Màu của giai đoạn chiến tranh trước 1930 là màu xám, khi đó chúng ta chưa tìm được con đường đấu tranh đúng đắn.
- Từ 1930 trở đi là màu xanh, Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập, tìm được con đường cứu nước là con đường Vô sản… Đó là một trong những cách học thuộc nhanh môn Sử.

Sử dụng màu sắc, vần điệu, hình ảnh cho thông tin cần học
Cách học thuộc nhanh bằng sơ đồ tư duy
Sơ đồ tư duy là cách học vô cùng hiệu quả đã được các giới chuyên môn đánh giá cao. Nếu có thể hình dung, hãy chuyển đổi câu chữ thành những hình ảnh, thành một chuỗi câu chuyện với nhau. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng não bộ con người tiếp thu hình ảnh sẽ tốt hơn là bằng chữ.
Việc sử dụng sơ đồ tư duy trong học thuộc bằng cách ghi chép kết hợp với việc sử dụng hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết.. bạn có thể hoàn toàn sáng tạo ra sơ đồ riêng cho bản thân mình. Như vậy cách học sẽ không bị rập khuôn mà đem lại hiệu quả rất cao.

Sơ đồ tư duy
Cách học thuộc nhanh bằng thẻ ghi nhớ (flashcard)
Flashcard được áp dụng nhiều trong những môn học thuộc, cách học này sẽ học bằng cách là bạn viết khái niệm, gợi ý hoặc đề tài ở một mặt của thẻ, mặt còn lại bạn sẽ biết định nghĩa, thông tin chi tiết.
Sau đó xếp bộ thẻ ghi nhớ theo cùng một mặt và lần lượt học từng thẻ. Khi bạn rút tới thẻ nào đó, bạn sẽ đọc được từ khóa ở trong thẻ và tự đoán được nội dung mặt sau là gì, lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ giúp bạn ghi nhớ kiến thức lâu và không thể nào quên được.

Học thuộc bằng Flashcard
Cách học thuộc nhanh bằng liên hệ kiến thức với thực tế
Phương pháp học này cực kỳ hợp lý cho những môn như Địa lý, Lịch sử, tiếng anh. Nếu bạn cảm thấy lý thuyết môn Địa lý khô khan và bạn học hoài không hiểu, bạn hãy liên tưởng thực tế về môn địa lý như sau:
Ví dụ: nội dung đến phần “Địa lý các vùng kinh tế”, bạn hãy liên tưởng ở đó có những biểu hiện đặc trưng gì giống với thông tin trong bài học. Trong bài “ Vấn đề khai thác thế mạnh ở trung du và miền núi Bắc bộ ”. Bạn sẽ phải cần nhớ thế mạnh của vùng là công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, du lịch, thủy điện, nông lâm nghiệp nhiệt đới… Hãy liên tưởng các thế mạnh trên có xuất hiện đặc trưng ở những đâu.
Thế mạnh về thủy điện thì không thể không nghĩ đến nhà máy Thủy điện Hòa Bình. Du lịch thì có Sa Pa, Lào Cai quá nổi tiếng… Như vậy, bằng cách liên tưởng này, các em sẽ dễ dàng ghi nhớ kiến thức hơn.

Liên hệ kiến thức với thực tế
Cách học thuộc nhanh bằng cách liên kết thông tin, sự kiện với nhau
Liên kết thông tin với nội dung mà bạn đã hiểu. Đầu tiên, bạn hãy chọn chủ đề mà bạn quan tâm ngay lúc đó. Tiếp theo, bạn cần tìm cách liên kết thông tin mà bạn muốn nhớ với chủ đề đã hiểu.
Ví dụ, nếu bạn yêu thích nấu ăn, bạn có thể liên tưởng các giá trị hóa học như các nguyên liệu cần có trong món ăn, hoặc nếu bạn yêu thích thể thao bạn có thể liên kết với nguyên tắc chơi bóng rổ trong toán học.

Liên kết thông tin, sự kiện với nhau
Tự kiểm tra nội dung mình đã học
Tự kiểm tra là cách tốt hơn giúp bạn biết mình nhớ được bao nhiêu thông tin. Bạn hãy tự nhớ lại thông tin mà không xem tài liệu hoặc có sự trợ giúp nào. Cách học thuộc sẽ theo trình tự như sau:
- Bố trí không gian và thời gian thích hợp, phải chắc chắn rằng đầu óc của bạn không bị phân tâm bởi điều gì, không suy nghĩ linh tinh, không mệt mỏi.
- Đọc đi đọc lại 3 lần nội dung cần học, liên tưởng và tóm tắt những và nội dung quan trọng cần nhớ.
- Học lướt qua để bạn biết chính xác nội dung mình cần học gồm những gì, tạo cho bạn cảm giác bạn sẽ tiếp thu được và học rất nhanh, kích thích bạn tập trung hơn, hăng hái hơn.
- Liên tưởng, lược bỏ, liệt kê… Bạn bắt đầu học kĩ từng nội dung và kết hợp ghi chép (nếu muốn). Bạn nên diễn tả từ ngữ theo cách học hiểu, không nên học thuộc từng chữ một trong sách.
- Nếu cảm thấy đau đầu hoặc “nhét” chữ không vào nữa bạn có thể dành thời gian để đọc lại nội dung bài học. Việc đọc như thế cũng rất ích lợi.
- Cuối cùng nên dò lại 3 lần sau khi đã học xong.
Học nhóm và trao đổi kiến thức với người khác
Học nhóm cùng với bạn bè cũng có tác dụng nâng cao hiệu quả ghi nhớ, bạn sẽ cảm thấy hứng thú hơn trong việc học. Hơn nữa khi học cùng với bạn bè, chúng ta có thể kiểm tra chéo được trí nhớ của nhau, đồng thời tìm ra cách học, ghi nhớ từ chính bạn của mình.
Tuy nhiên, bạn cần phải đảm bảo rằng việc học nhóm phải diễn ra thật sự nghiêm túc. Nên học với những người bạn có học lực khá, giỏi để bản thân được nhanh tiến bộ hơn. Lời khuyên dành cho bạn nên học nhóm một tuần khoảng 2 lần là đủ. Thời gian còn lại bạn nên dành cho việc tự học sẽ tốt hơn.

Học nhóm
Cách học Nenori – cách học thuộc nhanh bằng “mã hoá”
Cách học Nenori được các nước phương tây áp dụng học cho các học sinh và giúp các em dễ dàng học thuộc bài hơn, có thể ghi nhớ cả ngàn hình ảnh và cả ngàn con số trong một thời gian ngắn. Đó chính là phương pháp “Tưởng tượng và liên kết”
Cụ thể về cách học trong ví dụ minh họa như sau:
Bạn hãy ghi nhớ 6 hình ảnh sau theo thứ tự : chai nước, xe máy, trái chuối, vũng nước, sư tử, con chó. Cụ thể bạn hãy tưởng tượng như sau :
- “Chai nước” (là 1 vật thể sống có tay và chân) đang lái “xe máy”
- Bỗng dưng vấp phải “trái chuối”, và té nhào xuống “vũng nước”
- Khi lò mò ngồi dậy khỏi vũng nước, thì bỗng nhiên thấy 1 con “sư tử” đang ở trước mặt
- Vì quá hoảng sợ, chai nước mới leo lên lưng “con chó” gần đó để chạy thoát
Bây giờ, hãy tự mình hồi tưởng lại câu chuyện 1 lần nữa, bạn sẽ nhớ được 6 hình ảnh đó. Với phương pháp này, bạn có thể nhớ cả ngàn hình ảnh đơn giản chỉ qua 1 lần đọc, rất hiệu quả phải không nào.
Những lưu ý trong cách học thuộc nhanh

Những lưu ý trong cách học thuộc nhanh
Những điều cần nhớ

Những điều cần nhớ khi học thuộc nhanh
Đầu tiên là phải nhớ thật kỹ nội dung chính của bài học là gì, tiếp đến là những con số La Mã hoặc ý chính được gạch đầu dòng thể hiện ý chính của bài học. Sau khi đã nắm được đủ thông tin bạn sẽ dễ dàng nắm bắt được nên học ở đâu trước và việc học sẽ dễ hơn.
Học phần nào dứt điểm ở phần đó, tránh tình trạng học phần trước quên phần sau, hay học chưa xong phần này nhảy qua phần kia. Sau khi bạn đã tự tin học thuộc rồi, hãy tự kiểm tra bản thân bằng cách bỏ tập vở của mình vào một góc rồi ôn lại và kiểm tra xem mình đã thuộc đúng hay chưa.
Một tips hay ho để học nhanh thuộc là bạn hãy gạch dưới những ý quan trọng để bạn biết và nắm ý được nhanh hơn.

Khung giờ vàng để học
Những điều cần tránh
Điều tuyệt đối nên tránh khi học bài là đang học môn này thì nhảy qua môn khác học liền vì như thế rất dễ khiến bạn quên ngay kiến thức bạn đã học từ trước.
Không nên vừa ăn vừa học sẽ khiến độ tập trung của bạn bị giảm đi, ngoài ra cũng không nên học tại những nơi ồn ào, điều đó sẽ khiến cho mức độ tập trung của bạn bị giảm đi đáng kể.
Tránh tiếp xúc với các thiết bị di động. Bởi vì chúng có chứa rất nhiều mạng xã hội làm cho chúng ta bị cuốn hút, từ đó làm cho ta xao nhãng việc học làm chất lượng của buổi học không có chất lượng.

Những điều cần tránh khi học bài
Những mẹo làm tăng hiệu quả cho cách học thuộc nhanh
Hãy làm theo những cách sau để giúp cho tiến độ học bài của bạn nhanh chóng và hiệu quả hơn
Tạo tinh thần và không gian thoải mái
Việc thuộc bài nhanh hay chậm còn phụ thuộc rất nhiều vào địa điểm bạn chọn để học và thời điểm bắt đầu học.
Không gian: Bạn nên chọn nơi rộng rãi, thoáng mát để bạn có thể học tập một cách dễ chịu và thoải mái hơn. Địa điểm có thể là công viên, vườn cây, phòng riêng… Nơi học gọn gàng và trong lành cũng sẽ giúp bạn mau thuộc bài hơn.
Thời gian: Nhiều bạn lựa chọn buổi sáng là thời điểm thích hợp để học bài, đầu óc vào buổi sáng sẽ minh mẫn nên việc học bài sẽ rất dễ vô. Tuy nhiên bạn cần phải có một tinh thần quyết tâm để tránh những cơn buồn ngủ của buổi sáng. Buổi trưa và tối sẽ dành cho việc làm bài tập, lúc đó trí não của bạn đã được kích hoạt và tập trung cao độ tốt hơn

Không gian học thoải mái
Xây dựng môi trường không gây mất tập trung
Tránh làm nhiều việc cùng lúc trong khi bạn cố ghi nhớ điều gì đó, chẳng hạn như kiểm tra tài khoản mạng xã hội hoặc nhắn tin với bạn bè. Việc này làm giảm khả năng tập trung của bạn vào việc cần làm. Hãy đặt điện thoại sang một bên, tắt tivi và nhắc mọi người trong nhà không làm phiền trong lúc bạn học.
Nếu bạn gặp khó khăn trong việc tập trung, hãy thử đặt những mục tiêu nhỏ và cho phép bạn được nghỉ ngơi trong khoảng thời gian ngắn sau mỗi lần hoàn thành một mục tiêu.
Ví dụ, bạn có thể đặt mục tiêu tập trung 25 phút và tự thưởng cho bản thân 5 phút nghỉ ngơi.

Xây dựng môi trường không gây mất tập trung
Chọn thời gian phù hợp với bản thân
Buổi trưa là thời điểm mà bạn cảm thấy ít tỉnh táo nhất, nhưng khoảng thời gian này được chứng minh là hiệu quả cho việc ghi nhớ thông tin mới. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc ghi nhớ nội dung cần học, hãy thử học vào buổi trưa thay vì buổi sáng hoặc buổi tối.
Ví dụ, bạn có thể học nội dung nào đó vào khoảng 14 giờ hoặc 15 giờ.

Chọn thời gian học phù hợp với bản thân
Tạo sự kết nối giữa bài học với cảm xúc
Có bao giờ bạn thắc mắc rằng, tại sao bạn có thể nhớ từng chi tiết trong một bộ phim yêu thích dài cả tiếng đồng hồ, vậy mà một bài lịch sử dài 2 trang giấy lại chẳng thể ngấm nổi. Nếu bạn áp dụng phương pháp này vào những môn lý thuyết sẽ rất hiệu quả.
Chẳng hạn với môn lịch sử, thử tưởng tượng chiến thắng quân nguyên mông trên sông Bạch Đằng giống như một bộ phim cổ trang. Hãy tự nhập vai một nhân vật bạn yêu thích rồi kể lại câu chuyện trong bộ phim ấy. Chắc chắn đây sẽ là bí kíp rất thú vị để giúp bạn ghi nhớ nhanh và lâu hơn.

Kết nối giữa bài học với cảm xúc
Duy trì thói quen sinh hoạt tốt để cải thiện trí nhớ
Thường xuyên tập thể dục sẽ giúp cho cải thiện trí nhớ và nhận thức tốt hơn. Bạn nên cố gắng luyện tập 30 phút mỗi ngày để có trí óc sắc bén. Thậm chí việc đi bộ 15 phút trước khi học cũng rất hữu ích hoặc bạn có thể tập yoga 20 phút trước khi học bài sẽ giúp trí não của bạn hoạt động nhanh nhạy hơn.
Xem thêm:
- Cách trang trí góc học tập tiểu học đẹp, đơn giản, sáng tạo
- Cách viết bản cam kết của học sinh đầy đủ, chuẩn nhất
- Tổng hợp 15 câu chuyện về gia đình cho trẻ tiểu học hay và ý nghĩa
Trên đây là chia sẻ cách học thuộc bài nhanh. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn có thêm những thông tin và kiến thức bổ ích cho mình. Bạn lưu ý, nếu áp dụng thì có thể điều chỉnh sao cho phù hợp với hoàn cảnh và khả năng của bản thân nhé. Bạn không cần phải áp dụng y nguyên, miễn sao phương pháp có phù hợp với bạn là được. Chúc bạn học tốt!
EQ là gì? EQ khác gì với IQ? EQ bao nhiêu là cao? Bài test EQ
Tâm lý mặc định trong mỗi chúng ta đều mong muốn bản thân, cũng như con cái của mình là những người thông minh ưu tú nhất. Nhưng bạn có biết sự thành công của một con người còn phụ thuộc yếu tố chỉ số EQ và IQ? Vậy EQ và IQ là gì? Liệu hai chỉ số này có điểm gì khác nhau? Vì sao hai loại yếu tố này lại có tính quyết định sự thành công của chúng ta?
EQ là gì?
EQ chính là tên viết tắt tiếng anh của Emotional Quotient, mang nghĩa là khả năng xác định, kiểm soát được cảm xúc, lối suy nghĩ của bản thân và những người xung quanh. Vì thế EQ là một loại chỉ số đo lường trí tuệ về bậc cảm xúc của con người và là yếu tố quyết định hành vi của chính người đó.
Theo một nghiên cứu, đối với những người có EQ cao thường là những người sẽ có khả năng chịu được áp lực và bình tĩnh trước mọi tình huống. Họ còn là một người giàu tình cảm, biết tiết chế những cung bậc cảm xúc của bản thân và dễ thông cảm với mọi người.
Bên cạnh đó, những ai có chỉ số EQ cao đều có cơ hội thành công trong cuộc sống và xã hội hơn là trong trường học. Tất cả nhờ vào lối sống lành mạnh kết hợp với suy nghĩ và đưa ra quyết định đúng đắn.
Sự khác nhau của EQ và IQ
EQ và IQ là hai thước đo của yếu tố chỉ số về cảm xúc và trí thông minh của một con người. Vậy sự khác nhau giữa EQ và IQ là gì?
- Người có chỉ số IQ cao
IQ chính là chỉ số thông minh của một người, đây còn là thước đo đánh giá trí tuệ của chính người đó. Với những người sở hữu IQ cao sẽ có đầu óc cực kỳ sáng tạo, bởi vì trong họ có lối tư duy vô cùng logic đồng điệu cùng với trí nhớ siêu tuyệt vời. Chính vì thế, những người có IQ cao thì khả năng tiếp thu và ghi nhớ mọi thứ rất nhanh chỉ trong một thời gian ngắn.
Nhờ vào trí thông minh vượt trội nên người sở hữu IQ cao rất thành công trong việc học tập. Đối với các công việc như: Nhà khoa học, bác học, nghiên cứu toán học, bác sĩ, kỹ sư, lập trình viên,.. Đều là những lĩnh vực rất phù hợp với những người có IQ cao, vì tính chất của những công việc này cần tư duy logic mới có thể làm được.
Bên cạnh đó, người IQ cao thường rơi vào tình trạng tập trung cao độ vào công việc cũng như tư duy, nên họ dễ dàng thành công. Chính vì thế, bản thân họ sẽ có thái độ tự tin và coi thường người khác. Vì vậy, những người này thường sẽ không thân mật với những người xung quanh và lối sống có xu hướng thích cô lập.
- Người có chỉ số EQ cao
EQ là một loại thước đo chỉ số trí tuệ cảm xúc của con người. Khả năng của một người sở hữu EQ cao chính là biết nhận định, kiềm chế chính xác những cảm xúc của mình với mọi người xung quanh.
Chính vì nhờ vào khả năng quản lý tốt cảm xúc, nên người EQ cao thường có đời sống rất lạc quan và chịu đựng được áp lực cực kì tốt.
Những công việc thích hợp dành cho họ như: Nhà văn, nhà triết học, giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ tâm lý, quản lý nhân sự, lãnh đạo,… Với lý do đây là những công việc mang tính chất cần sự kiên nhẫn và định hướng được cho người khác.
Chỉ số EQ càng cao thì đồng nghĩa với việc họ sống rất giàu tình cảm, biết cách thấu hiểu đối phương, luôn giúp đỡ mọi người xung quanh và được nhiều người yêu mến, tôn trọng. Cho nên những người có EQ cao thì khả năng thành công của họ trong cuộc sống cũng như thực tế sẽ vượt trội, hơn là trên sách vở.
EQ bao nhiêu là thấp? Bao nhiêu là cao?
Dựa trên một số nghiên cứu đã chứng minh và đồng thời phân chia rõ từng khoảng trí tuệ cảm xúc dựa trên chỉ số của EQ test. Cụ thể như sau:
- Dưới 84: Đây là nhóm người có EQ thấp, chiếm tỷ lệ khoảng 16% dân số thế giới.
- Từ 85 đến 115: nhóm người có EQ nằm ở mức trung bình, đây cũng là khoảng điểm EQ phổ biến nhất, tương đương với tỷ lệ 68% dân số thế giới.
- Từ 116 – 130: thuộc nhóm người có EQ cao, chiếm tỷ lệ khoảng 14% dân số thế giới.
- Từ 131 trở lên: chính là chỉ số EQ cao, thuộc mức tối ưu mà trên toàn thế giới chỉ có 2% dân số có thể đạt được ở mức này.
Theo các nghiên cứu mới nhất đến từ các bài test EQ, cho thấy chỉ số EQ của người Việt Nam rơi vào mức trung bình khoảng 110, đây là con số cao hơn hầu hết các quốc gia trong khu vực. Có thể thấy rằng người Việt rất khéo léo trong các việc nhận biết cũng như phân tích và chi phối cảm xúc.
Đặc điểm nhận biết người có EQ cao và EQ thấp
- Những đặc điểm của một người sở hữu EQ thấp
Những người có IQ cao thường không nhất thiết sẽ có EQ cao và ngược lại. Với những người có chỉ số EQ thấp thường sẽ có phần lớn những đặc điểm sau đây:
- Không kiểm soát được những cảm xúc của bản thân và thường bị chính cảm xúc của bản thân chi phối
Đối với người có EQ thấp sẽ vui buồn vô cớ và thường có khuynh hướng phóng đại những cảm xúc này lên. Khi tâm trạng vui hoặc buồn, họ thường không kiểm soát được lời nói kể cả hành vi của mình. Hành động hoặc quyết định của họ thường sẽ dựa vào cảm xúc chứ ít khi làm chủ được lý trí.
Bởi vì quá chú trọng đến cảm xúc của cá nhân, nên họ thường có khuynh hướng không quan tâm đến những cảm xúc của người đối diện. Khi gặp những tình huống không vừa ý, họ thường có khuynh hướng phóng đại những cảm giác trở nên tiêu cực như đau khổ, oán hận, ghen ghét,…và sẽ có những hành động tiêu cực tương ứng như khóc lóc, vật vã, gào thét,…
- Dễ bị những điều kiện ngoại cảnh tác động đến bậc cảm xúc và lý trí
Người có EQ thấp sẽ có khả năng dự đoán tình huống cũng như sự chuẩn bị tâm lý kém, vì thế họ rất dễ mất bình tĩnh và kèm theo hành động cảm tính khi rơi vào những tình huống không được như ý muốn. Trong vấn đề tranh luận, họ sẽ dễ bị lôi kéo vào những cuộc tranh cãi vô bổ mang nặng tính thắng thua.
Cảm xúc, lối suy nghĩ và hành động của người sở hữu EQ kém thường bị phụ thuộc vào những cảm xúc và hành vi của người đối thoại với họ, mà ít khi chính bản thân họ biết cách điều tiết. Khi gặp những cú sốc lớn về mặt tâm lý, họ sẽ có khuynh hướng sử dụng chất kích thích như thuốc lá, bia rượu hoặc kể cả các loại chất ma túy. Người có EQ thấp có thể mê tín dị đoan trong tôn giáo: thích cúng bái, bói toán, cầu tài lộc hơn là chịu khó tìm hiểu giáo lý của tôn giáo mình, vì đối với họ việc thực hiện những nghi thức cúng bái sẽ mang lại sự thỏa mãn về tâm lý hơn là việc tự bản thân mình chiêm nghiệm.
- Khả năng quản lý công việc yếu kém
Người có EQ thấp thường có năng lực phán đoán tình huống và quản lý rủi ro trong công việc bị yếu kém. Nguyên nhân là do họ thường thiếu sự kiên trì và tinh thần kỷ luật để có thể theo đuổi một kế hoạch thì cần đòi hỏi sức bền. Khi làm việc, bản thân họ sẽ quyết định tùy theo cảm xúc cá nhân mà hiếm khi có kế hoạch cụ thể. Người có EQ thấp kéo theo tinh thần trách nhiệm kém, vì thế khi thất bại, họ hay đổ lỗi cho hoàn cảnh và trách móc người khác chứ ít khi biết nhận lỗi về mình.
Trên một phương diện khác, có thể họ tự dằn vặt mình khi mắc phải sai lầm nhưng lại không rút ra được kinh nghiệm để lần sau không mắc phải sai lầm tương tự. Khi làm việc với một tập thể, họ sẽ không biết cách phối hợp hiệu quả với những người trong nhóm, và nếu được giao quyền trưởng nhóm, thì bản thân họ cũng sẽ không biết cách phân công và sắp xếp công việc, mà lại thường hay sa đọa vào việc cãi vã vì những chuyện nhỏ nhặt.
- Khả năng thiết lập cũng như duy trì các mối quan hệ xã hội kém
Người có EQ kém thường sẽ ít chấp nhận sự khác biệt mà lại có khuynh hướng bài xích tẩy chay và ghét bỏ những gì bản thân không quen thuộc. Vì thế, các mối quan hệ xã giao xung quanh họ thường khá đơn điệu và nhàm chán. Họ có thể đánh giá sai về năng lực hoặc tính cách của một người nào đó. Họ dễ nảy sinh sự ganh ghét trước thành công của người khác và hả hê, mỉa mai châm biếm khi thấy người khác gặp thất bại. Tuy nhiên, họ cũng rất thích những lời xu nịnh ngon ngọt, do đó rất dễ bị lợi dụng.
Trong chính các mối quan hệ cá nhân, họ thường ích kỷ chỉ nghĩ đến cảm xúc của bản thân mà ít khi suy nghĩ cho cảm xúc của người khác. Vì thế, họ sẽ thường có những đòi hỏi không hợp lý về mặt tình cảm cũng như trách nhiệm khiến cho mối quan hệ của họ dễ bị rạn nứt. Khi mối quan hệ bị tan vỡ, họ thường có xu hướng xem mình là nạn nhân, tự hành hạ bản thân và rồi trở nên thù ghét đối phương. Bản thân họ không chịu nhận lỗi về mình và có cách cư xử văn minh.
- Những đặc điểm của người có EQ cao
Đối lập với những người có EQ thấp, thì người sở hữu EQ cao sẽ có những đặc điểm nổi bật sau đây:
- Có khả năng định nghĩa cũng như quản lý tốt những cảm xúc cá nhân
Họ có xu hướng tự hóa giải những cảm xúc tiêu cực như buồn, giận, ghen tức, đau khổ, chán nản,… nhưng không cần nhờ tới bất kỳ sự hỗ trợ của các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… hoặc kể cả sự an ủi của người khác. Khi bản thân gặp khó khăn, họ không dồn quá nhiều thời gian cho những việc than thân trách phận, mà lại tập trung tìm cách giải quyết các vấn đề, cố gắng không để cho cảm xúc cá nhân ảnh hưởng tới công việc chung và cảm xúc của những người khác.
- Có khả năng phán đoán kèm theo nhận diện chính xác cảm xúc của người khác
Người có EQ cao rất nhạy cảm trong việc nhận biết được cảm xúc của đối phương thông qua những cử chỉ, hành động, giọng nói, nét mặt…Từ đó, họ sẽ điều chỉnh phù hợp cảm xúc của mình, cân nhắc về lời nói và hành động của mình để có thể đạt được mục đích giao tiếp tốt nhất và tránh những mâu thuẫn xung đột giao tiếp không đáng có. Khi sở hữu EQ cao, họ hiếm khi để bản thân rơi vào những tình huống tranh cãi thị phi vô bổ hoặc với những người không đáng để tranh cãi.
- Có những giới hạn, yêu cầu và sự kỳ vọng hợp lý cho bản thân cũng như cho người khác
Họ biết được đâu mới là điểm dừng về năng lực của bản thân và những người xung quanh, nên họ sẽ không bao giờ đặt ra những yêu cầu vô lý, dồn ép người khác vào con đường cùng, đồng thời cũng không dễ bị người khác lôi kéo hoặc thách thức. Khi đối mặt với thất bại, họ sẽ tìm mấu chốt của vấn đề và nghĩ cách khắc phục sai lầm, họ không cho phép bản thân dành quá nhiều thời gian để than trách hoặc đau khổ.
- Có tinh thần trách nhiệm song song với hiệu quả công việc cao
Do đã hiểu rõ những giới hạn và khả năng của bản thân mình, họ thường biết cách nhận những trách nhiệm hợp lý, luôn hoàn thành tốt chúng và không đổ thừa cho bất kỳ hoàn cảnh hay người khác. Bên cạnh đó, họ cũng biết cách phân bổ thời gian và cường độ công việc phù hợp để bản thân không bị rơi vào trạng thái stress hoặc phung phí thời gian vô ích.
- Biết cách yêu thương cũng như tôn trọng bản thân mình
Họ rất biết cách giữ cho tâm trạng mình ở trạng thái được cân bằng và thoải mái, không bị những yếu tố ngoại cảnh dễ dàng tác động. Người có EQ cao biết thiết lập và duy trì những mối quan hệ tích cực, và hạn chế những mối quan hệ tiêu cực. Họ cũng không để bản thân mình sa đọa vào những cảm xúc như hận thù, ganh tị,… và cũng không để cho người khác dễ dàng điều khiển dẫn dắt cảm xúc của mình.
- Có đời sống tinh thần vô cùng lành mạnh và phong phú
Vì người có EQ cao sẽ có khả năng “tự chữa lành vết thương” và “tự giải trí”, họ thường chọn cho mình những hoạt động tinh thần và thể chất lành mạnh như chơi thể thao, nghe nhạc, đọc sách, trồng cây,… để tinh thần được thư giãn thay vì đi đến những nơi đông đúc người như quán bar, vũ trường hoặc những nơi ăn nhậu với bạn bè. Người có EQ cao cũng rất hiếm khi lạm dụng các chất kích thích có hại như rượu, thuốc lá kể cả ma túy để lấy lại cân bằng về mặt tinh thần.
- Tạo được cảm giác an toàn và sự tin tưởng cho người khác
Họ biết cách lắng nghe, bày tỏ sự cảm thông, cùng chia sẻ và đưa ra những lời khuyên hợp lý, đồng thời không đòi hỏi quá đáng những điều vô lý với người khác. Họ luôn quan tâm đến sự thay đổi về bậc cảm xúc của người khác nhưng không dễ dàng để cho cảm xúc hoặc quyết định cá nhân bị chi phối chính bởi cảm xúc của đối phương. Trong những trường hợp đặc biệt như người thân hoặc bạn bè không kiểm soát được cảm xúc, họ luôn là người giữ bình tĩnh và là chỗ dựa về mặt tinh thần.
- Biết cách động viên và tạo nguồn cảm hứng cho người khác
Họ đưa ra những thử thách vô cùng hợp lý, khơi gợi lên những tiềm năng, phân tích cẩn thận và thấu đáo lợi hại của từng vấn đề, họ luôn lấy bản thân mình để làm gương. Khi đứng trước thất bại, họ càng không đổ lỗi trách móc mà sẽ động viên khích lệ, phân tích rõ ràng những điều đúng sai để đối phương có thể rút kinh nghiệm. Họ là những người lãnh đạo thật sự tuyệt vời trong việc tạo cảm hứng cho nhân viên, cũng như khiến nhân viên tin tưởng và nể phục.
EQ thấp có sao không?
EQ thấp không hẳn là một “cái tội”, nhưng nếu bạn để EQ thấp trở thành nguyên nhân thất bại thì thật sự không đáng. Song, EQ cao cũng là một dạng trí tuệ, hãy nâng cấp ngay trước khi quá muộn.
Khi chỉ số cảm xúc EQ thấp có thể tác động tiêu cực đến các mối quan hệ khác. Đồng thời sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và thể chất.
Bên cạnh đó, những người EQ thấp thường có khả năng gặp phải thất bại trong cả cuộc sống lẫn sự nghiệp.
Người ta thường nói cần phải đặt mình vào vị trí của người khác để có thể hiểu được cách suy nghĩ của đối phương. Tuy nhiên, những người có chỉ số EQ thấp có xu hướng không hiểu được cảm nhận của người khác. Bên cạnh đó, họ có thể khó chịu khi người khác muốn được hiểu về cảm nhận của họ. Nhìn chung, cảm xúc sẽ có xu hướng trở nên tiêu cực trầm trọng hơn với những người có EQ thấp.
Bài test kiểm tra EQ
Dưới đây là 14 câu hỏi sẽ giúp cho bạn kiểm tra chỉ số thông minh cảm xúc (EQ):
- Bạn có tự nhiên cảm thấy hạnh phúc hay không?
- Có
- Không
Câu trả lời ở đây là không. Từ lâu người ta tin rằng hầu hết mọi người đều cảm thấy hạnh phúc một cách tự nhiên dù có bất kỳ điều gì xảy ra trong cuộc sống của họ nhưng quan điểm này đã thay đổi trong những năm gần đây khi các nhà nghiên cứu tìm hiểu về hạnh phúc
- Quốc gia nào đứng số 1 về sự hài lòng?
- Mỹ
- Đan Mạch
- Thụy Sĩ
- Canada
Câu trả lời đúng là Đan Mạch. Theo một cuộc nghiên cứu về hạnh phúc và sự hài lòng được thực hiện vào năm 2012, Đan Mạch đứng đầu về sự hài lòng trong cuộc sống và cân bằng giữa công việc và cuộc sống, đứng thứ 17 về thu nhập. Nếu so sánh thì Hoa Kỳ đứng thứ 1 về thu nhập nhưng lại đứng thứ 12 về mức độ hài lòng trong cuộc sống và thứ 29 về cân bằng cuộc sống và công việc.
- Cảm xúc tiêu cực mạnh hơn cảm xúc tích cực
- Đúng
- Sai
Câu trả lời là Sai. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng những cảm xúc tiêu cực mạnh hơn những cảm xúc tích cực ngay khi chúng xảy ra nhưng những cảm xúc tích cực sẽ chiến thắng theo thời gian.
- Những người hạnh phúc Không:
- Thể hiện lòng biết ơn, sự tha thứ và lòng tốt
- Tập thể dục thường xuyên, có mối quan hệ tốt và có giấc ngủ ngon
- Có thu nhập cao hơn hoặc trí tuệ cao hơn
- Tự tìm kiếm và tận hưởng niềm vui và sự lạc quan
Câu trả lời đúng là Có thu nhập cao hoặc trí tuệ cao hơn. Không có bằng chứng nào cho thấy tiền mua được hạnh phúc. Thay vào đó, nghiên cứu cho thấy người hạnh phúc có xu hướng thể hiện lòng biết ơn một cách thường xuyên, luôn lạc quan và thường xuyên làm việc tốt, vui vẻ và tha thứ.
- Những người hạnh phúc nhất ở Hoa Kỳ sống ở vùng nào?
- Ở phía Đông Bắc
- Ở miền Nam
- Trên bờ biển phía tây
- Ở miền trung tây
Câu trả lời là miền Nam. Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2009 cho thấy các bang miền Nam là hạnh phúc nhất trong khi các bang ở miền Đông như New York nằm ở cuối danh sách.
- Bạn sẽ không hạnh phúc nếu bạn sống ở California
- Đúng
- Sai
Câu trả lời là đúng. Trong số 51 địa điểm thì California xếp thứ 46 về thang điểm hạnh phúc. Đáng ngạc nhiên là California và New York ở vị trí rất tệ trong bảng xếp hạng hạnh phúc. Nhà nghiên cứu Andrew Oswald thuộc Đại học Warwick ở Coventry, Anh, đã nói rằng: Nhiều người nghĩ rằng tiểu bang này sẽ là nơi tuyệt vời để sống, nhưng nếu có quá nhiều cá nhân nghĩ vậy thì họ sẽ chuyển đến đây và khiến cho giá nhà ở đây tăng lên.
- Ở độ tuổi nào mọi người cảm thấy hạnh phúc?
- 17 – 20
- 29 – 35
- 40 – 46
- Hơn 50
Câu trả lời đúng là hơn 50. Mọi người cảm thấy hạnh phúc hơn, ít căng thẳng hơn và cảm thấy tốt hơn về bản thân sau 50 tuổi. Những người trên 50 tuổi ít lo lắng hơn so với những người trẻ tuổi.
- Hormone không khiến cho con người cảm thấy hạnh phúc hơn
- Endorphin và Tryptophan
- Serotonin và Dopamine
- Cortisol và prolactin
- Oxytocin và Vasopressin
Câu trả lời đúng là Cortisol và prolactin. Tâm trạng của bạn tăng lên có liên quan đến việc giải phóng Serotonin, endorphin và oxytocin – những hormon có liên quan tới những cảm xúc tích cực. Tryptophan giúp cơ thể tạo ra Serotonin do đó nó cũng liên quan đến cảm xúc tích cực.
- Điều gì khiến cho con người hạnh phúc hơn?
- Tình dục
- Tiền bạc
Câu trả lời là Tình dục. Nghiên cứu cho thấy việc quan hệ tình dục tốt sẽ khiến bạn hạnh phúc của bạn về tiền bạc. Nhìn chung, người hạnh phúc nhất là những người quan hệ tình dục nhiều nhất, những người đã kết hôn hạnh phúc hơn 30% so với những người độc thân.
- Tại sao âm nhạc lại khiến bạn hạnh phúc?
- Khiến bạn quên đi những thứ khác
- Khiến não bạn tiết ra dopamine
- Kích hoạt cả não phải và não trái của bạn
Câu trả lời đúng là Khiến não bạn tiết ra dopamine. Dopamine là một chất có tác dụng kích thích cảm giác thích thú. Một nghiên cứu cho thấy rằng khi mọi người nghe nhạc, bộ não của họ tiết ra nhiều dopamine hơn. Trên thực tế, ngay cả khi chỉ nghĩ về nghe nhạc đã khiến dopamine bắt đầu được tiết ra.
- Không để bản thân buồn phiền là chìa khóa của hạnh phúc lâu dài
- Đúng
- Sai
Câu trả lời là Sai. Có cái nhìn tích cực không có nghĩa là bạn không cho phép bản thân cảm thấy buồn. “Hạnh phúc không phải là không có nỗi buồn”. “Hạnh phúc giả là không tốt” bạn kìm nén nỗi buồn thì bạn cũng có thể kìm nén những cảm xúc khác, tích cực hơn. Vì vậy, những người cố gắng kìm nén cảm xúc thực sự trở nên lo lắng và trầm cảm hơn.
- Làm gì để tăng cảm giác hạnh phúc?
- Niềm vui
- Biết ơn
Câu trả lời là Biết ơn. Niềm vui sẽ rất tuyệt vời và khiến bạn hạnh phúc. Mặc dù có nhiều thứ khiến bạn hạnh phúc hơn là tận hưởng những trải nghiệm thú vị. Các nhà tâm lý học nghiên cứu tác động những cảm xúc tích cực chỉ ra rằng lòng biết ơn có thể làm tăng cảm giác hạnh phúc.
- “Hedonophobia”, “Hedonism” và “Hedonist” xuất phát từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là:
- Niềm vui
- Đau đớn
- Bạn đồng hành
- Khó khăn
Câu trả lời đúng là niềm vui. Hedonophobia, Hedonism và Hedonist đều xuất phát từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là niềm vui.
- Tiếng cười và hài kịch có tác dụng gì với cơ thể?
- Tăng cường hệ thống miễn dịch
- Giúp bạn giảm cân
- Cả hai
Câu trả lời đúng là Tăng cường hệ thống miễn dịch. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiếng cười có thể làm tăng các kháng thể chống nhiễm trùng và các tế bào miễn dịch trong cơ thể. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người xem phim truyền hình có xu hướng căng thẳng, hạn chế lưu lượng máu lưu thông còn những người xem phim hài có lưu lượng máu bình thường.
Xem thêm:
- 501 câu đố dành cho học sinh tiểu học hay, mới nhất có đáp án
- STEAM là gì? Lợi ích của phương pháp STEAM và giáo dục STEAM cho trẻ mầm non
- Những câu đố IQ cho học sinh tiểu học hay, vui, có đáp án
Tổng kết
EQ rất đặc biệt khi không phải luôn dễ dàng thay đổi trong một ngày, nhưng nếu kèm theo một chút nỗ lực, thì hầu như ai cũng có thể cải thiện được chỉ số cảm xúc bằng việc huấn luyện, cố gắng tự xem xét nội tâm và tiếp thu luồng ý kiến của người khác. Trên phương diện đó, theo một nghiên cứu thì EQ sẽ tăng tự nhiên theo độ tuổi.
Lớp 6 có những môn gì, cần bao nhiêu quyển vở, đồ dùng học tập gì?
Tổng hợp kiến thức lớp 6 năm 2022. Lớp 6 có những môn gì, cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng dành thời gian theo dõi bài chia sẻ bên dưới để hiểu rõ thêm. Quý phụ huynh đừng nên bỏ lỡ nhé!
Lớp 6 2022 bao nhiêu tuổi? Mấy tuổi học lớp 6
Sau khi hoàn thành chương trình bậc tiểu học, các em học sinh bước vào giai đoạn trung học cơ sở (THCS hay cấp 2). Vậy lớp 6 có những môn học gì? Bao nhiêu tuổi? Thông tin chính xác gửi đến quý phụ huynh là lớp 6 năm 2022 là 11 tuổi, đây là dữ liệu hoàn toàn chính xác của Bộ Giáo Dục Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại.
Lớp 6 có những môn gì? Có bao nhiêu môn học?
Khi các em học sinh bước vào lớp 6, đây là môi trường học tập hoàn toàn mới so với giai đoạn tiểu học. Nhiều trẻ thắc mắc lớp 6 bao gồm những môn học nào? Có khác gì so với lớp 5 hay không? Chính vì thế thời gian đầu các em phải mất một khoảng thời gian để làm quen và tiếp xúc. Để giải đáp thắc mắc lớp 6 học những môn gì theo chương trình đào tạo, lớp 6 bao gồm những môn học như sau: môn Toán Đại số, môn Toán Hình học, môn Ngữ văn, môn Lịch sử, môn Địa lý, môn Sinh học, môn Vật lý, môn Tiếng Anh, môn Giáo dục công dân, môn Tin học, môn Công nghệ, môn Âm nhạc và mỹ thuật.
Lớp 6 học cần bao nhiêu quyển vở ?
Chương trình lớp 6 như đã thống kê các môn học phía trên thì số lượng quyển vở cần chuẩn bị cho các em tương tự với số môn học. Các em học sinh nên chuẩn bị khoảng 20 quyển vở khi bước vào lớp 6 để vừa ghi chép vừa làm bài tập. Con số này sẽ là mức tương đối chuẩn xác nhất theo khảo sát của ý kiến các em học sinh.
Lớp 6 có được dùng máy tính không? Được mang điện thoại không?
Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta cần xác định nhu cầu học tập của các em học sinh. Nếu học nâng cao, máy tính sẽ trở thành trợ thủ đắc lực trong việc học tập và giải bài tập, nếu học trong sách giáo khoa (SGK) bình thường các em học sinh không cần sử dụng nhiều đến máy tính. Đặc biệt, ngày nay khi công nghệ trở thành sự lựa chọn của rất nhiều các bậc phụ huynh.
Việc sắm cho các em điện thoại bên mình không còn quá xa lạ, tuy nhiên nên hạn chế mang đến trường lớp vì điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc học. Vì thế, chỉ sử dụng với mục đích giải trí trong những giờ rảnh rỗi tại nhà. Phụ huynh nên chủ động quản lý để tránh tình trạng kết quả học tập của con trẻ sa sút.
Lớp 6 cần mua những gì? Những dụng cụ học tập cần chuẩn bị
Đồ dùng học tập chắc chắn là người bạn thân nhất của các em học sinh. Lớp 6 cần chuẩn bị một số dụng cụ quen thuộc như sau: vở, sách giáo khoa, bút, chì, tẩy, cặp, thước,…Ngoài ra, với một số môn học mang tính đặc thù, các em cũng nên chuẩn bị thêm như: kéo, hồ, bút màu,…Để thuận tiện trong vấn đề trang bị dụng cụ học tập, hộp bút cũng là vật không thể thiếu dùng để bảo quản các loại bút của các em.
Lớp 6 có khó không? Môn nào khó nhất?
Khi bước sang giai đoạn cấp 2, ngoài những bỡ ngỡ cũng như khó khăn trong việc thay đổi môi trường học tập. Chắc chắn đây là điều không thể tránh khỏi của nhiều em học sinh.
Học lớp 6 vừa khó lại vừa dễ, khó vì mình phải đối diện với nhiều môn học, nhiều kiến thức phải học thuộc lòng. Dễ vì mình có cơ hội được thay đổi, được lớn lên và tiếp thu nhiều kiến thức bổ ích. Khi đã quen dần, việc học trong năm cấp 2 từ lớp 6 đến lớp 9 sẽ trở nên dễ dàng.
Môn học như Văn, Toán, Anh lúc này chắc chắn sẽ không như cấp 1, thay vào đó là lượng kiến thức hoàn toàn mới và đòi hỏi sự tập trung. Chính vì vậy, các em học sinh nên chuẩn bị thật tốt để đương đầu với những khó khăn này.
Lớp 6 có phải đóng học phí không? Học phí lớp 6 bao nhiêu?
Tất nhiên học ở đâu cũng phải đóng học phí theo quy định của nhà trường. Đối với Bamboo, học phí dành cho các em học sinh lớp 6 mọi người có thể tham khảo tại đây:
[wptb id=5551]
Xem thêm:
- 6 LÝ DO NÊN CHỌN TRƯỜNG TƯ; BA MẸ ĐÃ BIẾT CHƯA?
- Danh sách trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT quận Hóc Môn cập nhật mới nhất
- Chi tiết các khoản học phí cấp 1, cấp 2, cấp 3 bắt buộc phải đóng vào đầu năm học mới
Như vậy, với những gì được chia sẻ xoay quanh việc chuyển cấp lên lớp 6 có những môn gì. Hy vọng quý phụ huynh có thể chuẩn bị thật tốt cho con của mình. Đừng quên dành thời gian chia sẻ và động viên các em để có một tinh thần thoải mái trước khi nhập học.
Bảng công thức đạo hàm, nguyên hàm và các dạng bài tập cơ bản đến nâng cao
Các công thức đạo hàm, nguyên hàm là phần kiến thức Toán 11 rất quan trọng và có phần hơi khó khăn đối với nhiều người. Với mục đích chia sẻ tất cả kiến thức từ cơ bản đến nâng cao cho mọi người có thể dễ dàng ôn tập một cách đơn giản và nhanh chóng.
Hôm nay Bamboo xin gửi đến các bạn đầy đủ và chi tiết tất cả kiến thức về bảng công thức đạo hàm cùng các kiến thức cần ghi nhớ. Các bạn xem xong đừng quên lưu lại nhé!
Đạo hàm là gì? Quy tắc cơ bản của đạo hàm
Định nghĩa đạo hàm, đạo hàm sơ cấp, đạo hàm cao cấp
Trong giải tích toán học, đạo hàm của một hàm số là một đại lượng mô tả sự biến thiên của hàm tại một điểm nào đó. Đạo hàm là một khái niệm cơ bản trong giải tích (Theo Wikipedia).
Quy tắc cơ bản của đạo hàm
Nguyên hàm là gì? Định lí, tính chất của nguyên hàm
Trong bộ môn giải tích, một nguyên hàm của một hàm số thực cho trước f là một hàm F có đạo hàm bằng f, nghĩa là, F′ = f. Quá trình tìm nguyên hàm được gọi là tích phân bất định. (Theo Wikipedia)
Định lý nguyên hàm
Định lý 1: Nếu F(x) là một nguyên hàm của hàm số f(x) trên K thì với mỗi hằng số C, hàm số G(x)=F(x)+CG(x)=F(x)+C cũng là một nguyên hàm của hàm số f(x) trên K.
Định lý 2: Nếu F(x) là một nguyên hàm của hàm số f(x) trên K thì mọi nguyên hàm của f(x) trên K đều có dạng F(x)+CF(x)+C với C là một hằng số tùy ý.
Định lí 3: Mọi hàm số f(x) liên tục trên K đều có nguyên hàm trên K.
Tính chất của nguyên hàm
Tính chất 1: (∫f(x)dx)′=f(x)(∫f(x)dx)′=f(x) và ∫f′(x)dx=f(x)+C∫f′(x)dx=f(x)+C
Tính chất 2: ∫kf(x)dx=k∫f(x)dx∫kf(x)dx=k∫f(x)dx với K là hằng số khác 0.
Tính chất 3: ∫[f(x)±g(x)]dx=∫f(x)dx±∫g(x)dx
Bảng công thức đạo hàm – đạo hàm lượng giác
Công thức đạo hàm cơ bản
- Đạo hàm của f(x) với x là biến số
- Đạo hàm của f(u) với u là hàm số
- Đạo hàm của một số phân thức hữu tỉ thường gặp
Công thức đạo hàm các hàm số sơ cấp
Đạo hàm cấp cao
Đạo hàm của một số phân thức hữu tỉ thường gặp
Bảng đạo hàm của các hàm lượng giác và các hàm lượng giác ngược
+ Đạo hàm của các hàm lượng giác là phương pháp toán học tìm tốc độ biến thiên của một hàm số lượng giác theo sự biến thiên của biến số. Các hàm số lượng giác thường gặp là sin(x), cos(x) và tan(x).
+ Biết được đạo hàm của sin(x) và cos(x), chúng ta dễ dàng tìm được đạo hàm của các hàm lượng giác còn lại do chúng được biểu diễn bằng hai hàm trên, bằng cách dùng quy tắc thương.
+ Phép chứng minh đạo hàm của sin(x) và cos(x) được diễn giải ở bên dưới, và từ đó cho phép tính đạo hàm của các hàm lượng giác khác.
+ Việc tính đạo hàm của hàm lượng giác ngược và một số hàm lượng giác thông dụng khác cũng được trình bày ở bên dưới.
Bảng công thức nguyên hàm – nguyên hàm lượng giác
Gồm các công thức nguyên hàm cơ bản, nguyên hàm nâng cao dành cho các học sinh lớp 12 áp dụng để làm các bài tập về nguyên hàm
Bảng các nguyên hàm cơ bản thường gặp
Cho hàm số f(x) xác định trên K (K là khoảng, đoạn hay nửa khoảng). Hàm số F(x) được gọi là nguyên hàm của hàm số f(x) trên K nếu F'(x) = f(x) với mọi x ∈ K.
Bảng các nguyên hàm mở rộng (a ≠ 0)
Bảng các nguyên hàm nâng cao (a ≠ 0)
Bảng công thức nguyên hàm là vô cùng quan trọng và không thể thiếu đối với các bạn học sinh lớp 12 với phần học giải tích.
Một số dạng bài tập cách tính nguyên hàm các dạng thường gặp
Dạng 1.1 Hàm đa thức
- Phương pháp giải
Để tính nguyên hàm của các hàm đa thức ta cần sử dụng các công thức sau:
Trong đó, k là hằng số.
- Ví dụ minh họa
Ví dụ 1. Họ nguyên hàm của hàm số f(x)= x2 − 2x + x−2 là
Đáp án: C
Ví dụ 2. Trong các hàm số sau đây, hàm số nào là một nguyên hàm của hàm số:
Đáp án: D
Ta có:
Dạng 1.2. Hàm phân thức
- Phương pháp giải
Để tìm nguyên hàm của các hàm phân thức ta cần sử dụng các công thức sau:
2. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1. Cho
đó tổng S = A + B + C bằng
Đáp án: B
=> A(x − 5)(x + 4) + B(x + 2)(x + 4) + C(x + 2)(x − 5) = 1
Ví dụ 2. Tìm là:
Đáp án: B
Dạng 1.3: Hàm chứa căn thức
- Phương pháp giải
Để tìm nguyên hàm của các hàm chứa căn thức ta cần linh hoạt sử dụng các công thức sau:
2. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1. Tìm nguyên hàm của hàm số
Đáp án: A
Ta có:
Ví dụ 2. Tìm
Đáp án C
Dạng 1.4: Hàm lượng giác
- Phương pháp giải
Để tìm nguyên hàm của hàm số lượng giác ta cần sử dụng các công thức sau:
Ngoài ra, ta cần sử dụng các tính chất của nguyên hàm; các công thức cộng, công thức nhân đôi, công thức biến đổi tích thành tổng, công thức hạ bậc…
2. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1. Nguyên hàm của hàm số f(x) = 4cos4x là
Đáp án: A
Ta có:
Ví dụ 2. Tính , kết quả là:
Đáp án: C
Ta có:
Một số dạng bài tập cách tính đạo hàm các dạng thường gặp
Dạng 1: Tính đạo hàm của hàm số
Bài 1: Tìm đạo hàm của các hàm số sau:
Đáp số:
Bài 2: Tìm đạo hàm của các hàm số sau:
Đáp số
Dạng 2: Giải phương trình y’ = 0
Ta thấy 2 nghiệm đều thỏa điều kiện x khác 1 nên phương trình y’=0 có 2 nghiệm phân biệt là x=0 và x=2
Dạng 3: Chứng minh đẳng thức về đạo hàm
Phương pháp: Tính đạo hàm và sử dụng các phép biến đổi về lượng giác
Ví dụ 1: Chứng minh rằng
Xem thêm:
R trong toán học là gì? Định nghĩa, tính chất và bài tập minh họa có giải
Tổng hợp các công thức lượng giác lớp 9, 10, 11 đầy đủ nhất
Các tính tỉ số phần trăm và các dạng toán về tỉ số phần trăm cơ bản có đáp án
Bên trên là một số thông tin cơ bản về đạo hàm, nguyên hàm bạn cần biết. Mọi thắc mắc về bảng đạo hàm, nguyên hàm, công thức tính nguyên hàm từ cơ bản đến nâng cao mong sẽ giúp được chút kiến thức cho các bạn.
Hoán dụ là gì? Tác dụng hoán dụ, các loại hoán dụ và ví dụ minh họa
Để có thể làm một bài văn hay không thể thiếu các biện pháp tu từ như: nhân hoá, ẩn dụ, so sánh hoặc hoán dụ. Trong đó hoán dụ được cho là khó hơn so với các biện pháp tu từ còn lại. Tuy nhiên, nếu có thể hiểu và sử dụng biện pháp tu từ thì bài văn sẽ trở nên hay và hấp dẫn hơn.
Vậy, hoán dụ là gì? Sau đây là một số thông tin về hoán dụ mà Bamboo muốn chia sẻ với các bạn qua bài viết này nhé!
Hoán dụ là gì? Khái niệm của hoán dụ
Hoán dụ là gì? Hoán dụ được hiểu như là việc dùng tên một sự vật, hiện tượng này để nói về sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng mang lại sự gợi hình, gợi cảm nhằm tăng thêm sức hấp dẫn cho câu văn.
Tác dụng của hoán dụ
Tác dụng của hoán dụ là giúp người đọc nhận thức được một sự vật, hiện tượng thông qua hình ảnh của sự vật, hiện tượng khác tương đồng và tăng thêm ý nghĩa cho câu văn giống như biện pháp ẩn dụ.
Hoán dụ được sử dụng nhiều trong sự thể hiện tình cảm, mang sự tương đồng giữa sự vật hiện tượng giúp cho người đọc dễ dàng liên tưởng hơn về hình ảnh mà câu văn muốn mang lại.
Các hình thức hoán dụ
Hoán dụ có 4 loại hình thức thường gặp:
- Lấy đặc điểm, dấu hiệu của một hiện tượng, sự vật để nói về sự vật, hiện tượng
- Lấy cái cụ thể để chỉ sự vô hình, trừu tượng
- Lấy một bộ phận để nói về toàn thể
- Lấy một vật chứa đựng để nói về một vật bị chứa đựng
Sự khác nhau giữa hoán dụ và ẩn dụ
[wptb id=7070]
Ví dụ bài tập về hoán dụ
Một số ví dụ về phép hoán dụ:
Sen tàn, cúc lại nở hoa
Sầu dài ngay ngắn, đông đà sang xuân
Áo nâu cùng với áo xanh
Nông thôn cùng với thành thị đứng lên
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Mồ hôi đổ xuống đồng
Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương
Chỉ ra phép hoán dụ và nêu mối quan hệ giữa các sự vật
Một số ví dụ về 4 hình thức hoán dụ:
Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người
- Phép hoán dụ lấy cái cụ thể để nói cái trừu tượng: “mười năm” – chỉ thời gian trước mắt; “trăm năm”- chỉ thời gian lâu dài, xa hơn.
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
- Lấy bộ phận để nói toàn thể: bộ phận “bàn tay” – chỉ toàn thể “sức người lao động”.
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
- Lấy đặc điểm, dấu hiệu của sự vật, hiện tượng để nói về sự vật hiện tượng: “một cây”- số lượng đơn lẻ; “ba cây”- số lượng nhiều.
Áo nâu cùng với áo xanh
Nông thôn cùng với thành thị đứng lên
- Lấy một vật chứa đựng để nói đến một vật bị chứa đựng: “áo nâu, áo xanh”- những người dân ở nơi nông thôn là bộ phận nhỏ của thành thị.
Phân biệt hoán dụ và ẩn dụ
Giống nhau
- Chuyển đổi tên gọi của một hiện tượng, sự vật này thành tên của một hiện tượng, sự vật khác
- Dựa trên liên tưởng gợi hình, gợi ảnh
- Tăng sự hấp dẫn cho câu văn
Khác nhau
Hoán dụ:
- Nói về một mối quan hệ gần gũi giữa sự vật, hiện tượng có các nét tương đồng mang ý nghĩa giống nhau
Ẩn dụ:
- Liên tưởng tương đồng về sự vật, hiện tượng A với sự vật hiện tượng B sau đó chuyển đổi tên giữa sự vật, hiện tượng A và sự vật hiện tượng B.
Đặt câu hỏi hoán dụ
Câu 1: Hoán dụ là gì? Ví dụ về hoán dụ?
Câu 2: Có mấy hình thức hoán dụ thường gặp?
Câu 3: Câu thơ sau sử dụng hình thức hoán dụ nào?
“Cỏ non xanh rợn chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
Câu 4: Chỉ ra hình thức hoán dụ qua câu sau:
“Vì sao? Trái Đất nặng ân tình nhắc mãi tên Người: Hồ Chí Minh”
Câu 5: Viết một đoạn văn từ 7 – 10 dòng trong đó có sử dụng phép hoán dụ.
Xem thêm:
- Từ ghép là gì? Các loại từ ghép và bài tập ví dụ về từ ghép
- 10 Mẫu đoạn văn và bài văn kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học hay nhất
- Tổng hợp 15 câu chuyện về gia đình cho trẻ tiểu học hay và ý nghĩa
Lời kết
Trên đây là toàn bộ thông tin về phép hoán dụ mà Bamboo muốn chia sẻ với các bạn, rất mong các thông tin này hữu ích. Đừng quên theo dõi Bamboo để nhận được những kiến thức bổ ích khác nhé!
Tính chất hoá học của muối là gì? Tính chất và các dạng bài tập cơ bản, có đáp án
Trong cuộc sống hàng ngày, chỉ cần nhắc đến Muối thôi thì chắc chắn hầu hết mọi người đều biết đến một số công dụng cũng như hình dung ngay được mùi vị của chất này. Riêng xét theo cái nhìn của khoa học thì muối có tên hóa học là Natri Clorua (NaCl). Và để các em hiểu chi tiết hơn về muốn trong hóa học lớp 9 – hoá THCS thì hãy xem hết bài viết sau đây nhé!
Định nghĩa và phân loại muối
Muối là hợp chất mà phân tử gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với 1 hay nhiều gốc axit khác.
Tính chất hoá học của muối
Muối làm đổi màu quỳ tím
Muối có tính axit mạnh hơn sẽ làm quỳ tím hóa đỏ nếu muối có tính bazơ mạnh hơn làm quỳ tím hóa xanh và quỳ tím không đổi màu khi muối đó trung tính.
Muối tác dụng với kim loại
Công thức: Muối + kim loại → Muối mới + kim loại mới
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Điều kiện xảy ra phản ứng giữa muối và axit: muối tạo thành không tan hoặc axit sinh ra là chất dễ bay hơi.
Muối tác dụng với axit
Công thức: Muối + axit → muối mới + axit mới
HCl + 2AgNO3 → AgCl + HNO3
Điều kiện xảy ra phản ứng giữa muối và axit đó là muối tạo thành không tan hoặc axit sinh ra là chất dễ bay hơi.
Muối tác dụng với bazơ
Công thức: Muối + bazơ → muối mới + bazơ mới
2KOH + CuCl2 → 2KCl + Cu(OH)2
Điều kiện: Sau phản ứng có 1 chất không tan
Muối tác dụng với muối
Công thức: Muối + muối → 2 muối mới
NaCl + AgNO3 → NaNO3 + AgCl
Điều kiện xảy ra phản ứng giữa muối và muối gồm có:
- 2 muối ban đầu phải tan.
- 1 hoặc cả 2 muối tạo thành phải là không tan.
Phản ứng nhiệt phân
Một số muối bị nhiệt phân hủy ở nhiệt độ cao
CaCO3 ->CaO + CO2
Phản ứng trao đổi
Phản ứng trao đổi là phản ứng trong đó hai hợp chất tham gia phản ứng trao đổi với nhau những thành phần hóa học của chúng để tạo ra những hợp chất mới. Trong phản ứng trao đổi, số oxi hóa của các nguyên tố không thay đổi
2NH4NO3 + BaCl2 → 2NH4Cl + Ba(NO3)2
Tính tan của muối
Độ tan của muối ở trong nước là số gam muối hòa tan trong 100g nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ xác định.
[wptb id=7045]
Hướng dẫn giải bài tập tính chất hoá học của muối trong SGK
Bài 1 trang 33 sgk Hóa 9
Hãy dẫn ra một dung dịch muối khi tác dụng với một dung dịch chất khác thì tạo ra:
a) Chất khí;
b) Chất kết tủa.
Viết phương trình hóa học.
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
a) Ta chọn các muối cacbonat hoặc muối sunfit tác dụng với axit mạnh.
Thí dụ: CaCO3 + HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O
Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2↑ + H2O
Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O
NaHCO3 + HCl → NaCl + H2O + CO2
b) Ta dựa vào bảng tính tan của muối để chọn các muối không tan (BaSO4, AgCl, BaCO3…) hoặc bazơ không tan, từ đó tìm ra muối và chất tham gia phản ứng còn lại, thí dụ:
BaCl2 + H2SO4 → 2HCl + BaSO4↓
Na2CO3 + Ba(NO3)2 → 2NaNO3 + BaCO3↓
CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4↓
NaCl + AgNO3 → NaNO3 + AgCl
Bài 2 trang 33 sgk Hóa 9
Có 3 lọ dung dịch bị mất nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch muối: CuSO4, AgNO3, NaCl. Hãy dùng những dung dịch có sẵn trong phòng thí nghiệm để nhận biết chất đựng trong mỗi lọ. Viết các phương trình hóa học.
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Dùng dung dịch NaCl tự pha chế để nhận biết dung dịch AgNO3
Xuất hiện chất kết tủa trắng AgCl
AgNO3 + NaCl → AgCl ↓ + NaNO3
Dùng dung dịch NaOH trong phòng thí nghiệm để nhận biết dung dịch CuSO4 màu xanh lam
CuSO4 + NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4
Dung dịch còn lại trong lọ không nhãn là dung dịch NaCl
Bài 3 trang 33 sgk Hóa 9
Có những dung dịch muối sau: Mg(NO3)2, CuCl2. Hãy cho biết muối nào có thể tác dụng với:
a) Dung dịch NaOH;
b) Dung dịch HCl;
c) Dung dịch AgNO3.
Nếu có phản ứng, hãy viết các phương trình hóa học.
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
a) Cả hai muối tác dụng với dung dịch NaOH vì sản phẩm tạo thành có Mg(OH)2, Cu(OH)2 không tan,
Mg(NO3)2 + 2NaOH → 2NaNO3 + Mg(OH)2↓
CuCl2 + 2NaOH → 2NaCl + Cu(OH)2↓
b) Không có muối nào tác dụng với dung dịch HCl vì không có chất kết tủa hay chất khí tạo thành.
c) Chỉ có muối CuCl2 tác dụng với dung dịch AgNO3 vì sản phẩm tạo thành có AgCl không tan.
CuCl2 + 2AgNO3 → 2AgCl↓ + Cu(NO3)2
Bài 4 trang 33 sgk Hóa 9
Cho những dung dịch muối sau đây phản ứng với nhau từng đôi một, hãy ghi dấu (x) nếu có phản ứng, dấu (o) nếu không.
[wptb id=7046]
Viết phương trình hóa học ở ô có dấu (x).
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
[wptb id=7047]
Phương trình hóa học của các phản ứng:
Pb(NO3)2 + Na2CO3 → 2NaNO3 + PbCO3↓
Pb(NO3)2 + 2KCl → 2KNO3 + PbCl2↓
Pb(NO3)2 + Na2SO4 → 2NaNO3 + PbSO4↓
BaCl2 + Na2CO3 → 2NaCl + BaCO3↓
BaCl2 + Na2SO4 → 2NaCl + BaSO4↓
Các dạng bài tập về tính chất hoá học của muối
Do tính chất hóa học của muối khá phức tạp, vì vậy cách để nhớ được bài học ký hơn là cần làm bài tập nhiều và lặp đi lặp lại.
Dạng bài: Chất dư chất hết
Bước 1: Tính số mol mỗi thấy tham gia phản ứng.
Bước 2: Ta có 2 tỉ lệ:
- A= mol chất X trong đề bài/ hệ số chất X trong phản ứng
- B= mol chất Y trong đề bài/ hệ số chất Y trong phản ứng
=> So sánh A và B, số nào có giá trị nhỏ hơn thì chất đó đã phản ứng hết.
Bước 3: Tính lượng các chất khác theo phản ứng hết.
Bước 4: Tính lượng chất dư bằng cách lấy lượng chất ban đầu trừ đi lượng chất đã tham gia phản ứng.
Các dạng bài tập thường gặp về tính chất hóa học của muối
Dạng bài nhận biết chất
a/ Hãy nhận biết 3 ống nghiệm có chứa NaCl, NaOH, Na2SO4 bằng phương pháp hóa học trong Bài 9.
b/ Có 6 lọ mất nhãn chứa các dung dịch sau: HCl, H2SO4, CaCl2, Na2SO4, Ba(OH)2, KOH. hãy dùng quỳ tím để nhận biết.
Dạng bài hoàn thành phản ứng hóa học
Hoàn thành các phản ứng sau (nếu có) và cho biết các phản ứng này có phải phản ứng trao đổi hay không?
a/ MgCl2 + NaNO3 …
b/ MgCl2 + NaNO3 …
c)… + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + 2H2O
Dạng bài sơ đồ phản ứng
Dạng bài này xuất hiện khá nhiều trong các bài kiểm tra. Tuy nhiên, nếu làm được bài này, bạn sẽ có thể ghi nhớ được tất tần tật tính chất hóa học của muối.
a/ Fe(NO3)3 –> Fe(OH)3 –> Fe2O3 –> FeCl3 –> Fe –> FeCl2 –> AgCl
b/ Na –> Na2O –> Na2SO3 –> NaCl –> NaOH –> Fe(OH)3 –> Fe2O3 –> Fe2(SO4)3
Trên đây là kiến thức cô đọng nhất về tính chất hóa học của muối. Vì muối có tính chất khá đa dạng nên sẽ làm các bạn lúng túng khi làm bài tập, do đó hãy dành thời gian để làm bài tập nhiều hơn.
Sơ đồ tư duy tính chất hoá học của muối

Sơ đồ tư duy Tính chất hoá học của muối
Xem thêm :
- Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là gì? Ví dụ tính chất hóa học kim loại
- Công thức hóa học là gì? Tổng hợp công thức hóa học lớp 8, 9, 10 đầy đủ nhất
- m, M trong hóa học là gì? Tổng hợp công thức liên quan và các dạng bài tập tính m,M,n
Vậy là chúng ta đã tìm hiểu tất tần tật những kiến thức chi tiết nhất về khái niệm và tính chất hóa học của muối. Và để nhớ kiến thức lâu hơn thì các bạn đừng quên chăm chỉ làm bài tập nhé! Chúc các bạn nắm vững kiến thức để chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi tốt nghiệp đạt kết quả cao như bạn mong muốn.
Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là gì? Ví dụ tính chất hóa học kim loại
Hãy cùng Bamboo School tìm hiểu về các tính chất hoá học đặc trưng của kim loại cùng các ví dụ liên quan nhé. Các kiến thức sau đây sẽ giúp cho các bạn nắm vững những kiến thức nền tảng về hóa vô cơ đấy. Bắt đầu tìm hiểu ngay nào!
Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là gì?
Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử do kim loại dễ nhường e để tạo thành các cation. Một số tính chất hóa học của kim loại là:
- Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tác dụng với Oxi.
- Đa số các kim loại đều tác dụng được với oxi ở nhiệt độ cao hoặc nhiệt độ thường và tạo thành oxit.
- Một số kim loại không phản ứng với oxi là Pt, Au, Ag,…

Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại
4 tính chất hóa học của kim loại
Tác dụng với phi kim
Tác dụng với oxi: Đa số kim loại đều tác dụng được với oxi ở nhiệt độ cao hoặc thường và tạo thành oxit. Trong đó một số kim loại không phản ứng với oxi là Pt, Au, Ag,…
4Cr + 3O2 → 2Cr2O3
Tác dụng với Clo: Tạo ra muối clorua
Cu + Cl2 → CuCl2
Tác dụng với lưu huỳnh: Khi đun nóng tạo ra muối sunfua (trừ Hg ở nhiệt độ thường)
Cu + S → CuS
Fe + S → FeS
Tác dụng với axit
Kim loại phản ứng với dung dịch axit (vd: HNO3, HCl, H2SO4 loãng,…) tạo thành muối và khí H2.
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
Tác dụng với HNO3: tạo thành muối nitrat và nhiều khí khác nhau.
A + HNO3 → A(NO3)n + {NO, NO2, N2, NH4NO3, N2O) + H2O
Tác dụng với H2SO4: tạo thành muối sunfat và nhiều loại khí khác nhau.
A + H2SO4 → M2(SO4)n + {S, SO2, H2S} + H2O
Tác dụng với dung dịch muối
Kim loại đứng trước đẩy kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối của chúng, tạo ra muối và kim loại mới. Ngoại trừ K, Ba, Na, Ca… vì trong điều kiện thường, kim loại kiềm và kiềm thổ tan trong nước.
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Mg + FeCl2 → Fe + MgCl2
Tác dụng với nước
Những kim loại mạnh: K, Na, Ca, Li, Ba,… trong điều kiện thường dễ dàng tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ.
A + nH2O →H2 + A(OH)n
Tính chất hóa học của kim loại nhôm và sắt có gì giống nhau và khác nhau
Giống nhau:
- Al và Fe đều có tính chất chung của kim loại.
- Al và Fe đều không tác dụng với HNO3 và H2SO4 đặc, nguội.
- Đều tác dụng với phi kim:
2Al + 3Cl2 → 2AlCl3
2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3
- Đều tác dụng với axit:
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
- Đều tác dụng với dung dịch muối:
2Al + 3FeSO4 → Al2(SO4)3 + 3Fe
Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag
Khác nhau:
- Al tan trong dung dịch kiềm:
2Al + 2NaOH + H2O → 2NaAlO2 + 3H2↑
- Al ở trong hợp chất:
Al2O3 là oxit lưỡng tính.
Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + H2O
Al2O3 + 2NaOH → NaAlO2 + H2O
Al(OH)3 lưỡng tính, có kết tủa dạng keo trắng.

Tính chất hoá học của nhôm
- Fe không tan ở trong dung dịch kiềm:
- Fe ở trong hợp chất:
FeO, Fe2O3 và Fe3O4 đều là các oxit bazo.
Fe(OH)2 màu trắng xanh
Fe(OH)3 màu nâu đỏ

Tính chất hoá học của sắt
Tính chất chung của kim loại
Tính chất hóa học chung của kim loại chính là tính khử.
Kim loại dễ nhường electron để tạo thành các ion tích điện dương nên tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử.

Tính chất chung của kim loại
Các ví dụ và bài tập về tính chất hóa học
1. Axit H2SO4 loãng phản ứng với các chất trong dãy nào dưới đây?
A. Mg(OH)2, CaO, K2SO3, NaCl
B. NaOH, CuO, Ag, Zn
C. FeCl3 , MgO, Cu, Ca(OH)2
D. Al, Al2O3, Fe(OH), BaCl2
2. Trong các cặp chất sau, cặp nào sẽ xảy ra phản ứng ?
A. Cu + ZnSO4 B. Zn + Pb(NO3)2
C. Ag + CuSO4 D. Ag + HCl
3. Để hòa tan hoàn toàn 1,3 g Zn thì cần 14,7 g dung dịch H2SO4 20%. Khi phản ứng kết thúc, khối lượng hidro thu được là bao nhiêu:
A. 0,06 g B. 0,03 g C. 0,02 g D. 0,04 g
4. Cho 1,1 g hỗn hợp bột Fe và Al tác dụng đủ với 1,28 g S. Hãy tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu tiên.
Xem thêm:
- m, M trong hóa học là gì? Tổng hợp công thức liên quan và các dạng bài tập tính m,M,n
- Công thức hóa học là gì? Tổng hợp công thức hóa học lớp 8, 9, 10 đầy đủ nhất
- Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học lớp 8, 9, 10 đầy đủ, mới nhất
Vậy là chúng ta đã vừa tìm hiểu xong các tính chất chung của kim loại. Hy vọng các kiến thức mà Bamboo School đem lại đã giúp ích phần nào cho phụ huynh cùng các bạn học sinh thân thương. Các bạn nhớ luyện tập thường xuyên các bài tập liên quan đến phần này để nhớ vững kiến thức. Chúc các em làm bài tập vui vẻ nhé!