20-11 là ngày gì? Lịch sử ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam
Ngày 20/11 là một ngày đặc biệt đối với ngành giáo dục. Đây là ngày giúp học sinh, sinh viên có cơ hội thể hiện tấm lòng bằng các món quà đến từ vật chất lẫn tinh thần, nhằm tri ân các nhà giáo đã hết lòng truyền đạt những kiến thức cho học trò trong thời gian qua. Nhưng không phải ai cũng hiểu được những ý nghĩa sâu sắc đằng sau ngày đặc biệt này. Hãy cùng Bamboo School tìm hiểu bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm rõ về thông tin 20/11 là ngày gì? Lịch sử, ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam.
20/11 là ngày gì?
Ngày 20/11 được biết là ngày Nhà giáo Việt Nam hay Ngày Hiến chương Nhà giáo Việt Nam. Là một ngày kỉ niệm của ngành giáo dục, được tổ chức hàng năm nhằm mục đích tôn vinh những người thầy, người cô. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói “Nghề giáo là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”, họ là những người có tác động to lớn đối với sự nghiệp giáo dục và tương lai của một đất nước.
Chính vì vậy, họ xứng đáng được tôn vinh và mọi người kính trọng. Khi ngày 20/11 đến, học sinh sẽ tặng hoa, biếu quà, làm báo tường thể hiện tình cảm của mình với người đã có công dạy dỗ. Ngoài ra, trong ngành Giáo dục thì luôn nhân dịp này để đánh giá, khen thưởng và đưa ra những kế hoạch cho việc phát triển chất lượng giáo dục sắp tới.

20/11 là ngày gì?
Lịch sử và ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Ngày 20/11 luôn là một ngày đầy ý nghĩa của các nhà giáo lẫn học sinh, nhưng các bạn đã biết lịch sử và ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là ngày như thế nào? Sau đây là một số thông tin giúp bạn tìm hiểu:
Lịch sử ngày nhà giáo Việt Nam
Vào tháng 7/1946, một tổ chức quốc tế mang tên Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo viên (FISE) được thành lập tại Paris (thủ đô nước Pháp). Đến năm 1949, tại thủ đô Ba Lan, FISE đã ra một bản Hiến chương gồm 15 chương với nội dung chủ yếu nhằm đấu tranh chống giáo dục tư sản, phong kiến, xây dựng một nền giáo dục bảo vệ quyền lợi dạy học và nhà giáo. Đồng thời cũng đề cao vị trí của nghề dạy và những người làm nghề.
Mùa xuân năm 1953, Công đoàn Giáo dục Việt Nam và một số nước khác đã được dự Hội nghị quan trọng để kết nạp vào Công đoàn Giáo dục tổ chức FISE tại Viên (Thủ đô nước Áo).
Trong cuộc họp của FISE từ ngày 26 đến ngày 30/8/1957 tại Warszawa, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã quyết định lấy ngày 20/11/1958 là ngày “Quốc tế hiến chương các nhà giáo”. Việt Nam cũng đã quyết định lấy ngày này để tổ chức ngày Nhà giáo Việt Nam, lần đầu tiên được tổ chức trên toàn miền Bắc Việt Nam vào năm 1958. Vào ngày 28/9/1982, Chính phủ đã ban hành quyết định lấy ngày 20/11 hằng năm làm ngày lễ “Ngày nhà giáo Việt Nam”.

Bản “Hiến chương các nhà giáo” gồm 15 chương nói về quyền lợi nhà giáo và nền giáo dục của Việt Nam
Ý nghĩa ngày nhà giáo Việt Nam
Ý nghĩa ngày 20/11 cũng giống như ngày lễ truyền thống của dân tộc Việt Nam, là truyền thống hiếu học, tôn sự trọng đạo. Chúng ta cần phải coi trọng nghề giáo, đồng thời phải gìn giữ, phát triển truyền thống nhớ ơn những người luôn tận tâm chỉ dạy, truyền đạt kiến thức cho chúng ta. Dưới đây là 3 ý nghĩa quan trọng về ngày Nhà giáo Việt Nam mà các bạn nên biết:
- Thứ nhất: Ngày 20/11 được tổ chức là nhằm tôn vinh những người hoạt động trong ngành giáo dục. Những người có công dạy dỗ, đưa học sinh thành tài, công ơn giáo dục này rất cao cả mà không gì có thể sánh được. Đây là một trong những lý do mà ngày Nhà giáo Việt Nam được thành lập và được mọi người ghi nhớ đến.
- Thứ hai: Đây là dịp để những lứa học trò, những học sinh có thể tỏ lòng biết ơn công lao giáo dục của thầy cô đối với mình, mà những lúc thường ngày sẽ không biết làm cách nào để bày tỏ. Khi ngày 20/11 đến, các học trò có thể gửi những lời chúc, những món quà, bó hoa hay đến thăm những nhà giáo cũ và hiện tại của mình nhằm thể hiện lòng biết hơn.
- Thứ ba: Trong ngành Giáo dục thì vào ngày này là dịp để nhìn nhận lại, đánh giá và xem xét chất lượng trong năm qua. Từ đó đưa ra những phương hướng, kế hoạch tốt nhất nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng dạy và học.

Ngày 20/11 là dịp để học sinh thể hiện lòng biết ơn đối với giáo viên đã dạy mình
Các hoạt động phổ biến chào đón ngày 20/11
Khi ngày 20/11 đến, sẽ có rất nhiều hoat động khác nhau nhằm chào đón ngày Nhà giáo Việt Nam. Để các giáo viên có thể vui vẻ tận hưởng các hoạt động đầy thú vị mà các bạn học sinh lẫn nhà trường tổ chức. Đây là một ngày giúp các nhà giáo ấm lòng hơn khi 1 năm qua đã cống hiến rất nhiều cho nền giáo dục Việt Nam.
Thi đua làm báo tường ngày 20/11
Làm báo tường là một trong những hoạt động ý nghĩa trong ngày 20/11, không chỉ mang lại những thông điệp ý nghĩa tới các thầy cô, hoạt động còn thể hiện được tinh thần đoàn kết của một tập thể và bày tỏ thái độ tôn trọng, yêu mến và biết ơn đối với những người thầy, người cô thông qua tờ báo tường được các bạn thiết kế và viết ra những lời yêu thương đến giáo viên chủ nhiệm của lớp mình. Đây cũng là một hoạt động mang đến niềm vui cho cả thầy lẫn trò.

Báo tường với chủ đề “Người lái đò”
Hoạt động văn nghệ chủ đề 20/11
Các hoạt động văn nghệ là những “đặc sản” không thể thiếu trong ngày 20/11, đây được xem là những món quà tinh thần luôn được các trường học ứng dụng nhằm tạo không khí ngày lễ thêm vui vẻ, bằng một số bài hát, bài múa có liên quan về nhà giáo như: Bài học đầu tiên, Bụi phấn, Lá thư gửi thầy,…được các học sinh thể hiện.

Hoạt động văn nghệ do các bạn học sinh thể hiện vào ngày 20/11
Vẽ tranh ngày 20/11
Vẽ tranh đề tài ngày 20/11 là một trong những hoạt động ý nghĩa nhằm tôn vinh và tỏ lòng biết ơn đối với thầy cô giáo. Đây là một cách phổ biến để thể hiện tấm lòng dành cho người thầy, người cô của mình được các bạn học sinh cùng nhau sáng tạo và vẽ nên bức tranh nhiều màu sắc và gửi đến người thầy, người cô sau khi hoàn thành. Các bạn có thể vẽ về chân dung, quang cảnh lớp học hay là cảnh cô, thầy đang giảng dạy trên bục và thêm một vài lời chúc đơn giản thì chắc chắn bức tranh sẽ rất tuyệt vời.

Vẽ tranh tặng thầy cô nhân dịp 20/11
Các hoạt động khác liên quan đến ngày 20/11
Trong ngày Nhà giáo Việt Nam thì có rất nhiều hoạt động khác nhau tùy theo sở thích của các bạn học sinh và nhà trường lựa chọn để tổ chức cho phù hợp. Ngoài những hoạt động như văn nghệ, vẽ tranh, làm báo tường như trên thì các hoạt động như cắm hoa, viết thư tay cho thầy cô, tặng hoa, tổ chức một buổi dã ngoại giữa thầy cô và trò,…cũng là một sự lựa chọn dành cho ngày 20/11 mà các bạn có thể tham khảo.

Hoạt động cắm hoa nhân dịp 20/11
Xem thêm:
- Các mẫu trang trí lớp tiểu học đơn giản thân thiện cho từng ngày lễ
- Học trường quốc tế có tốt không? Chi phí học trường quốc tế và những lưu ý khi chọn trường quốc tế
- 20+ mẫu trang trí phòng thư viện trường tiểu học đẹp, đơn giản
Trên đây là những thông tin giúp các bạn hiểu rõ hơn về 20/11 là ngày gì? Cũng như biết về lịch sử, ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam luôn được tổ chức mỗi năm vào đúng ngày 20/11. Hy vọng, những gợi ý về các hoạt động chào đón ngày 20/11 sẽ giúp bạn chuẩn bị những món quà bất ngờ dành cho người thầy, người cô của mình trong ngày lễ 20/11 sắp đến nhé!
Từ đồng âm là gì? Phân loại, cách nhận biết và bài tập về từ đồng âm
Tiếng Việt được biến đến là một ngôn ngữ đa dạng và phong phú về mặt cấu tạo, ý nghĩa và ngữ pháp. Trong văn học cũng như trong đời sống hằng ngày, chúng ta rất dễ bắt gặp hiện tượng từ đồng âm nhưng khác nghĩa. Vậy từ đồng âm là gì? Có những loại từ đồng âm nào, và làm thế nào để nhận biết các từ đồng âm trong tiếng Việt? Hãy cùng chúng mình giải đáp thắc mắc qua bài viết sau đây nhé!
Từ đồng âm là gì? Khái niệm của từ đồng âm
Theo định nghĩa trong sách giáo khoa Ngữ Văn 7 theo chương trình Trung học Cơ sở thì từ đồng âm là những từ mặc dù giống nhau về mặt âm thanh nhưng lại mang ý nghĩa khác nhau, thậm chí không liên quan gì đến nhau. Chính vì thế, nhiều người còn có cách gọi là từ đồng âm khác nghĩa, hay từ đồng âm dị nghĩa.
Về cơ bản, các từ đồng âm đều có cách viết và cách đọc hoàn toàn giống nhau. Cho nên, nếu chỉ dựa vào hình thức mà không xét về mặt ngữ nghĩa thì chúng ta rất khó phân biệt các từ đồng âm với nhau.
Bên cạnh đó, nhiều học sinh còn hay nhầm lẫn từ đồng âm với từ nhiều nghĩa trong quá trình học. Nguyên nhân là bởi vì từ nhiều nghĩa có thể mang các nghĩa khác nhau, nhưng nó còn có tính chất gợi nghĩa, tương tự như các biện pháp tu từ ẩn dụ hay hoán dụ. Các từ đồng âm trong tiếng Việt khi được viết bằng chữ Quốc ngữ thì giống nhau vì cùng âm đọc, nhưng khi được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm thì sẽ khác nhau vì khác ý nghĩa.

Từ đồng âm là những từ mặc dù giống nhau về mặt âm thanh nhưng lại mang ý nghĩa khác nhau, không liên quan gì đến nhau
Các loại từ đồng âm
Sau khi tìm hiểu khái niệm từ đồng âm là gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các loại từ đồng âm trong tiếng Việt. Từ đồng âm được chia thành 4 loại chính, bao gồm:
- Đồng âm từ vựng. Trong đó, tất cả các từ đồng âm đều thuộc cùng một từ loại
- Đồng âm từ vựng – ngữ pháp. Các từ trong nhóm này đồng âm với nhau và chỉ khác nhau về mặt từ loại
- Đồng âm từ với tiếng. Đối với nhóm này, các từ đều đồng âm với nhau. Điểm khác biệt là cấp độ và kích thước ngữ âm của mỗi từ không vượt quá một tiếng
- Đồng âm với tiếng nước ngoài qua phiên dịch. Đây là một trường hợp đặc biệt vì các từ đồng âm với nhau khi được phiên âm qua tiếng Việt

Có 4 loại từ đồng âm trong tiếng Việt
Cách nhận biết từ đồng âm
Để có thể nhận biết các từ đồng âm với nhau, ta sẽ dựa vào mặt hình thức và ý nghĩa của từ. Nếu các từ đã cho có cách phát âm và cách viết giống nhau, nhưng hoàn toàn khác nhau về mặt ngữ nghĩa, hoặc nghĩa của chúng không hề liên quan đến nhau thì đó chính là từ đồng âm.
Ngoài ra, ta cũng có thể xem xét thành phần từ loại của các từ này. Rất nhiều từ mặc dù có cấu tạo hình thức giống nhau nhưng từ loại lại khác nhau (ví dụ như danh từ, động từ, tính từ,…). Đây cũng là một cách đơn giản để chúng ta nhận dạng các từ đồng âm trong tiếng Việt.

Để nhận biết các từ đồng âm với nhau, ta cần dựa vào hình thức và ngữ nghĩa của từ
Những từ đồng âm trong tiếng Việt
Dưới đây là một số ví dụ cụ thể về từ đồng âm trong tiếng Việt. Mời các bạn cùng tham khảo:
- Đồng âm từ vựng: đường phố – đường tinh khiết…
- Đồng âm từ vựng – ngữ pháp: câu chữ – câu cá, hòn đá – đá chân, đậu đũa – thi đậu, con cá – cá cược,…
- Đồng âm từ với tiếng: khanh khách – khách mời, cốc đầu – ly cốc…
- Đồng âm với tiếng nước ngoài qua phiên dịch: sút bóng – sa sút…

Một số ví dụ về từ đồng âm trong tiếng Việt
Bài tập ví dụ về từ đồng âm trong tiếng Việt
Bài tập 1: Hãy phân biệt nghĩa của các từ đồng âm trong những ví dụ sau đây:
a) Đậu tương – đất lành chim đậu – thi đậu
b) Bò kéo xe – hai bò gạo – cua bò
c) Sợi chỉ – chiếu chỉ – chỉ đường – chỉ vàng
Đáp án:
a) Đậu tương: Chỉ tên một loại đậu
Đất lành chim đậu: Chỉ hành động đứng trên mặt đất của loài chim
Thi đậu: Chỉ việc thi đỗ vào một nguyện vọng mà bản thân mong muốn
b) Bò kéo xe: Chỉ con bò
Hai bò gạo: Chỉ đơn vị đo lường
Cua bò: Chỉ hành động di chuyển trên mặt đất bằng chân
c) Sợi chỉ: Một đồ vật dạng sợi mảnh và dài, được sử dụng để may vá, thêu thùa
Chiếu chỉ: Thông báo, mệnh lệnh của vua chúa
Chỉ đường: Hành động hướng dẫn, gợi ý, cung cấp thông tin cho ai đó
Chỉ vàng: Đơn vị đo khối lượng của vàng
Bài tập 2: Với mỗi từ được cho, hãy đặt 2 câu để phân biệt các từ đồng âm sau đây: chiếu, kén, mọc.
Đáp án:
Chiếu:
- Bạn Nam đang sử dụng máy chiếu để thuyết trình trước cả lớp.
- Mẹ em vừa mua một chiếc chiếu mới.
Kén:
- Chị ấy đang cẩn thận xếp từng chiếc kén tằm.
- Em trai tôi là một người rất kén ăn.
Mọc:
- Những bông hoa dại mọc trên đường.
- Những người bán hàng mời mọc rất nhiệt tình
Bài tập 3: Với mỗi từ được cho, bạn hãy đặt 1 câu để phân biệt các từ đồng âm: Giá, đậu, bò, kho, chín.
Đáp án:
- Giá: Thanh ước giá mà mẹ cô ấy nấu một đĩa giá xào.
- Đậu: Chị tôi ăn một bát xôi đậu đỏ với hy vọng thi đậu vào ngôi trường mà mình yêu thích.
- Bò: Em bé đang cố sức bò về phía chú bò được làm bằng bông.
- Kho: Dì Năm vào nhà kho lấy thêm củi để nấu món cá kho tộ.
- Chín: Trong vườn, em hái được chín quả cam đã chín mọng.
Bài tập 4: Hãy gạch chân cặp từ đồng âm có ở mỗi câu. Phân biệt nghĩa của mỗi từ.
a) Tôi cầm quyển truyện trên giá để xem giá.
b) Minh đá vào hàng rào được làm bằng đá.
Đáp án:
a) giá (1): Đồ vật dùng để treo, gác hoặc đựng vật gì đó
giá (2): Giá trị của đồ vật được tính bằng tiền
b) đá (1): Hành động đưa chân và hất mạnh về phía trước (hoặc phía sau)
đá (2): Một vật liệu rất cứng
Bài tập 5: Chỉ ra các từ đồng âm và giải thích ý nghĩa của chúng trong các câu dưới đây:
a) Năm nay, Thu đã lên lớp năm.
b) Thấy bông hoa đẹp, cô bé vui mừng đến hoa chân múa tay.
c) Cái giá sách này có giá bao nhiêu?
d) Chiếc xe đó chở hàng tấn đường đi trên đường quốc lộ.
Đáp án:
a) năm (1): Khoảng thời gian Trái Đất di chuyển hết một vòng quanh Mặt Trời
năm (2): Bậc học cuối cùng trong chương trình Tiểu học ở Việt Nam
b) hoa (1): Một bộ phận của cây, được chia ra thành nhiều cánh
hoa (2): Hành động di chuyển tay, chân nhanh chóng
c) giá (1): Đồ vật dùng để treo, gác hoặc đựng vật gì đó
giá (2): Giá trị của đồ vật được tính bằng tiền
d) đường (1): Một chất kết tinh có vị ngọt, được lấy từ mía hoặc củ cải đường
đường (2): Lối đi để nối liền giữa hai địa điểm hoặc hai nơi bất kỳ
Bài tập 6: Bạn hãy gạch chân các từ đồng âm có trong những câu sau và giải thích nghĩa của chúng.
a) Chỉ ăn được một quân tốt, có gì mà tốt chứ.
b) Chú Tư lồng hai cái lồng lại với nhau.
c) Mọi người đều ngồi vào bàn để bàn công việc.
d) Đi xem chiếu bóng mà mang cả chiếu vào để làm gì?
Đáp án:
a) tốt (1): Chỉ quân cờ có giá trị thấp nhất trong một bàn cờ
tốt (2): Chỉ phẩm chất, chất lượng cao hơn mức trung bình
b) lồng (1): Chỉ hành động cho một vật vào bên trong một vật khác
lồng (2): Chỉ đồ vật được đan bằng tre, nứa, hoặc thanh thép…
c) bàn (1): Chỉ đồ vật được làm bằng gỗ, nhựa, bề mặt phẳng và có chân đỡ
bàn (2): Trao đổi, thảo luận, đưa ra ý kiến về một vấn đề nào đó
d) chiếu (1): Chỉ hành động làm cho luồng sáng phát ra từ một đồ vật hướng đến một nơi nào đó
chiếu (2): Đồ được dệt bằng cói, nylon… được trải ra để nằm hoặc ngồi ở trên đó
Bài tập 7: Hãy tìm câu trả lời cho những câu hỏi của bài hát đố dưới đây:
a) Trăm thứ bắp, bắp gì không rang?
b) Trăm thứ than, than gì không quạt?
c) Trăm thứ bạc, bạc gì không mua?
Đáp án:
a) Trăm thứ bắp, bắp gì không rang: Là cơ bắp
b) Trăm thứ than, than gì không quạt: Là than thở
c) Trăm thứ bạc, bạc gì không mua: Là bạc bẽo
Xem thêm:
- Các thể thơ trong Văn học Việt Nam được sử dụng phổ biến và thường gặp nhất
- Từ khởi ngữ là gì? Tác dụng, dấu hiệu nhận biết và ví dụ minh họa về từ khởi ngữ
- Đại từ xưng hô là gì? Các đại từ xưng hô và ví dụ bài tập có đáp án
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn khái niệm từ đồng âm là gì, cách phân loại cũng như nhận biết hiện tượng từ đồng âm trong tiếng Việt. Đừng quên cập nhật nhiều kiến thức hữu ích khác tại địa chỉ bambooschool.edu.vn các bạn nhé!
Vectơ là gì? Các định nghĩa và bài tập minh hoạ về vectơ
Trong Toán học, hẳn các bạn đã từng nghe đến khái niệm vectơ. Vậy cụ thể thì vectơ là gì? Có những loại vectơ nào và cách nhận diện từng loại cụ thể? Dưới đây là tổng hợp những kiến thức về Trung học Phổ thông, ví dụ minh họa và một số bài tập về các dạng vectơ thường gặp nhất trong các dạng đề thi. Hãy cùng Bamboo School tìm hiểu nhé!
Vectơ là gì?
Vectơ được định nghĩa là một đoạn thẳng có hướng. Tức là trong hai điểm mút của đoạn thẳng có chỉ rõ điểm nào là điểm đầu và điểm nào là điểm cuối. Vectơ có điểm đầu là A, điểm cuối là B thì ký hiệu là AB→.
Ngoài ra, vectơ còn được ký hiệu là: a→, b→, x→, y→,…

Theo định nghĩa, vectơ là một đoạn thẳng có hướng
Cái loại vectơ
Trong Toán học, ta sẽ bắt gặp các loại vectơ bao gồm: Hai vectơ cùng phương, cùng hướng, hai vectơ bằng nhau và vectơ không. Cùng tìm hiểu chi tiết về định nghĩa, tính chất và ví dụ minh họa về các loại vectơ này nhé!
Hai vectơ cùng phương, cùng hướng
Trong Toán học, hai vectơ cùng phương là hai vectơ có giá song song hoặc trùng với nhau. Giá của một vectơ là một đường thẳng đi qua điểm đầu và điểm cuối của vectơ đó.
Hai vectơ cùng phương có thể cùng hướng hoặc ngược hướng với nhau.
Điều kiện cần và đủ để hai vectơ a→ và b→ (b→≠0) cùng phương là có một hệ số k sao cho a→ = kb→.
Ví dụ minh họa:

Ví dụ về hai vectơ cùng phương, cùng hướng
Ở hình ảnh trên, ba vectơ a→, b→, c→ cùng phương với nhau. Trong đó, vectơ a→ cùng hướng với vectơ c→ và ngược hướng với vectơ b→.
Hai vectơ bằng nhau
Ngoài phương và hướng của vectơ, ta cũng có thể so sánh, xét hai vectơ đã cho có bằng nhau hay không. Hai vectơ được gọi là bằng nhau khi chúng có cùng hướng và cùng độ dài. Nếu ngược hướng thì sẽ được gọi là hai vectơ đối nhau.
Khi khoảng cách giữa điểm đầu và điểm cuối của hai vectơ bất kỳ bằng nhau thì tức là hai vectơ này bằng nhau.
Ví dụ minh họa:

Ví dụ minh họa hai vectơ bằng nhau
Hai vectơ trên có cùng hướng và cùng độ dài. Ta nói hai vectơ này bằng nhau.
Vectơ không
Vectơ không là một loại vectơ khá đặc biệt. Với một điểm A bất kỳ, ta quy ước có một vectơ có điểm đầu và điểm cuối đều là A, và vectơ này được gọi là vectơ không.
Vectơ không được ký hiệu là 0→, hay AA→, BB→,… Vectơ không có cùng phương, cùng hướng với mọi vectơ, và mọi vectơ không đều bằng nhau.
Ví dụ minh họa:

Vectơ không
Từ điểm A này, ta có vectơ không hay vectơ AA→.
Độ dài một vectơ
Độ dài của một vectơ được định nghĩa là khoảng cách từ điểm đầu đến điểm cuối của vectơ đó.
Khi xét độ dài của một vectơ, ta cũng chỉ cần dựa vào khoảng cách từ điểm đầu đến điểm cuối. Một vectơ a→ bất kỳ có ký hiệu độ dài như sau: |a→|.
Ví dụ minh họa:

Độ dài vectơ AB→
Đối với vectơ AB→, độ dài của vectơ chính là khoảng cách từ điểm A đến điểm B, hay nói cách khác chính là độ dài của đoạn thẳng AB, được ký hiệu là |AB→|.
Một số bài tập ví dụ về vectơ
Dưới đây là một số dạng bài tập thông dụng về vectơ, mời các bạn cùng tham khảo.
- Bài tập 1: Cho 2 vectơ u→ = 2a→ + b→ và v→ = -6a→ – 3b→. Mệnh đề nào là đúng nhất?
A. Hai vectơ u→ và v→ cùng phương
B. Hai vectơ u→ và v→ cùng phương và cùng hướng
C. Hai vectơ u→ và v→ cùng phương và ngược hướng
D. Hai vectơ u→ và v→ không cùng phương
Đáp án: C
- Bài tập 2: Cho 3 vectơ a→, b→, c→ không đồng phẳng. Xét các vectơ x→ = 2a→ – b→, y→ = -4a→ + 2b→, z→ = -3b→ – 2c→. Khẳng định nào dưới đây là chính xác nhất?
A. Hai vectơ y→, z→ cùng phương
B. Hai vectơ x→, y→ cùng phương
C. Hai vectơ x→, z→ cùng phương
D. Ba vectơ x→, y→, z→ đồng phẳng
Đáp án: B
- Bài tập 3: Cho điểm A và vectơ a→ khác vectơ 0→. Xác định điểm M sao cho vectơ AM→ cùng phương với vectơ a→.
Đáp án: Gọi giá của vectơ a→ là đường thẳng b.
Trường hợp 1: Điểm A thuộc đường thẳng b

Trường hợp 1
Khi đó, ta lấy một điểm M bất kỳ thuộc đường thẳng b. Khi đó đường thẳng AM = b
Do đó, vectơ AM→ cùng phương với vectơ a→
Vậy M thuộc đường thẳng b với b đi qua điểm A và b là giá của vectơ a→
Trường hợp 2: Điểm A không thuộc đường thẳng b

Trường hợp 2
Từ điểm A, ta dựng một đường thẳng m song song với đường thẳng b. Với điểm M bất kỳ thuộc m, ta có AM // b
=> AM→ cùng phương với vectơ a→
Vậy M thuộc đường thẳng m với m đi qua A và m // b
- Bài tập 4: Cho lục giác đều ABCDEF tâm O. Cho biết có bao nhiêu vectơ khác không, cùng phương với vectơ OB→ có điểm đầu và điểm cuối là các đỉnh của lục giác?
Đáp án:

Hình lục giác đều ABCDEF tâm O
ABCDEF là lục giác đều tâm O => BE // CD // AF => OB // CD // AF
Do đó, các vectơ cùng phương với vectơ OB→ có điểm đầu và điểm cuối là các đỉnh của lục giác là: BE→, EB→, CD→, DC→, AF→, FA→
Vậy có tổng cộng là 6 vectơ
- Bài tập 5: Chứng minh rằng hai vectơ bằng nhau có chung điểm đầu (hoặc điểm cuối) thì chúng có chung điểm cuối (hoặc điểm đầu).
Đáp án: Giả sử ta có: AB→ = AC→. Khi đó AB = AC, ba điểm A, B, C thẳng hàng. B, C thuộc nửa đường thẳng góc A
=> B trùng với C (chứng minh tương tự đối với trường hợp trùng điểm cuối)
- Bài tập 6: Cho 5 điểm A, B, C, D, E. Có bao nhiêu vectơ khác vectơ không có điểm đầu và điểm cuối là các điểm đó?
Đáp án: Có 10 cặp điểm khác nhau gồm: {A,B}, {A,C}, {A,D}, {A,E}, {B,C}, {B,D}, {B,E}, {C,D}, {C,E}, {D,E}. Vậy có 20 vectơ khác vectơ không
Xem thêm:
- Sơ đồ khối là gì? Mục đích, quy tắc và cách vẽ sơ đồ khối chính xác đơn giản nhất
- Số chính phương là gì? Tính chất và bài tập ví dụ minh họa về số chính phương
- Đường tròn nội tiếp tam giác là gì? Tính chất và cách xác định nội tiếp tam giác
Trên đây là tổng hợp những kiến thức về khái niệm vectơ là gì, các loại vectơ và một số dạng bài tập thông dụng. Bạn có thể tham khảo những nội dung này để ôn tập và chuẩn bị cho các bài kiểm tra sắp tới. Chúc bạn luôn đạt được kết quả cao trong học tập!
Đơn thức là gì? Cách tính đơn thức và các dạng bài tập thường gặp
Đơn thức là một trong những kiến thức quan trọng mà các em cần nắm rõ để làm tốt các dạng bài tập toán lớp 7 thuộc chương trình Trung học Cơ sở. Vì vậy, để giúp các bạn học sinh hiểu rõ và củng cố thêm phần kiến thức này, thì dưới đây là những lý thuyết kèm theo các bài tập vận dụng liên quan đến đơn thức là gì? Bậc của đơn thức? Các dạng bài tập thường gặp về đơn thức? Do đó, các bạn đừng bỏ qua những thông tin dưới đây của chúng tôi nhé!
Đơn thức là gì? Khái niệm đơn thức
Đơn thức là một biểu thức đại số gồm một số, một biến, hoặc một tích giữa các số và các biến.
Khái niệm: Đơn thức là một biểu thức đại số gồm một số, một biến, một tích hoặc một thương giữa các số và các biến hay một hạng tử. Ký hiệu của đơn thức là f(x). Ngoài ra, số 0 sẽ được gọi là đơn thức không.

Khái niệm về đơn thức?
Các bậc đơn thức
Các bậc của đơn thức mà bạn cần lưu ý và hiểu rõ:
- Với một đơn thức bất kỳ nào đó mà khác 0, thì bậc của đơn thức chính là tổng số mũ của tất cả các biến chứa trong đơn thức đó cộng lại. Ví dụ: Đơn thức 2xy³ sẽ có bậc là 4; Đơn thức 5xyz sẽ có bậc là 3
- Tất cả số thực khác không luôn có bậc bằng 0. Ví dụ: Đơn thức 9 hay -5 đều có bậc là 0
- Một đơn thức không có bậc khi đơn thức đó là số 0. Ví dụ: Số 0 là đơn thức không bậc

Bậc của đơn thức này là tổng số mũ của các biến trong đơn thức
Cách tìm bậc đơn thức
Muốn tìm bậc của một đơn thức ta thực hiện 3 bước sau đây:
- Bước 1: Đưa đơn thức đó về dạng đơn thức thu gọn. Tiếp đến, ta liệt kê tất cả các biến có trong đơn thức đó
- Bước 2: Xác định số mũ của từng biến đã liệt kê trước đó (ở bước 1)
- Bước 3: Cộng số mũ của tất cả các biến có trong đơn thức đó. Như vậy ta sẽ tìm được bậc của đơn thức đã cho chính là tổng các số mũ vừa tính được.
Ví dụ: Cho đơn thức: 5x3y2z
- Bước 1: Đơn thức 5x3y2z đã là một đơn thức rút gọn. Sau đó ta liệt kê các biến lần lượt là x3; y2; z
- Bước 2: Trong đơn thức 5x3y2z thì số mũ của biến x là 3; số mũ của biến y là 2 và số mũ của biến z là 1.
- Bước 3: Tổng tất cả số mũ lại của các biến trong đơn thức trên là 3 + 2 + 1 = 6. Khi đó ta nói bậc của đơn thức đã cho là bậc 6.
Cách tính đơn thức và bài tập ví dụ
Có rất nhiều cách tính đơn thức, để giúp các bạn có thể nhận dạng và biết làm các dạng bài tập liên quan đến đơn thức, thì dưới đây là một số cách tính đơn thức phổ biến và thường có trong các bài tập ở trường. Đồng thời, các cách tính đơn thức này còn kèm theo ví dụ nhằm giúp bạn có thể dễ hiểu hơn.
Cách nhân đơn thức với đơn thức
Muốn nhân hai đơn thức chứa hệ số và biến số, ta sẽ nhân các hệ số và nhân các phần biến số với nhau. Khi nhân hai đơn thức, ta kết hợp phép nhân các số và quy tắc nhân hai lũy thừa cùng cơ số với nhau. Tất cả đơn thức chưa được rút gọn dù dài hay ngắn, chúng ta đều có thể viết thành đơn thức thu gọn.
Ví dụ 1: Nhân hai đơn thức: -5xy³ và 125x⁵y²
(-5xy³)( 125x⁵y²)=-625(xy³)(x⁵y²)=-625 (xx⁵)(y³y²)=-625x⁶y⁵.
Ta nói đơn thức -625x⁶y⁵ là tích của hai đơn thức -5xy³ và 125x⁵y²
Ví dụ 2: Nhân đơn thức: -14x³ và -8xy²
Ta có: -14x³(-8xy²)=-(14)(-8)(x³x)y² = 112(x³x)y²=112x⁴y²
Ta nói đơn thức 112x⁴y² là tích của hai đơn thức -14x³ và -8xy²
Cách cộng trừ đơn thức
Để cộng hoặc trừ những đơn thức đồng dạng thì chúng ta chỉ cần cộng hoặc trừ phần hệ số của các đơn thức đồng dạng đã cho và giữ nguyên phần biến, vì đơn thức đồng dạng các phần biến sẽ giống nhau, nên ta chỉ cần tính phần hệ số.
Ví dụ 1: Ta có đơn thức: 5x²y³ + 8x²y³ = (5+8)x²y³=13x²y³
Ví dụ 2: Ta có đơn thức: 2x²y³ – 5x²y³ = (2-5)x²y³=-3x²y³
Cách thu gọn đơn thức
Để có thể thu gọn một đơn thức các bạn cần thực hiện theo 3 bước sau:
- Bước 1: Xác định dấu duy nhất có trong đơn thức đã cho để thay thế cho các dấu có trong đơn thức cần rút gọn. Dấu duy nhất là dấu “+” trong trường hợp đơn thức đó không chứa dấu “-” nào, hoặc chứa 1 số chẵn số lần dấu “-”. Trong trường hợp đơn thức không chứa một dấu “+” nào hoặc chứa 1 số lẻ lẫn dấu “-” thì sẽ là dấu “-”.
- Bước 2: Nhóm các thừa số là số hoặc là những hằng số và nhân chứng với nhau.
- Bước 3: Nhóm các biến và xếp các biến theo thứ tự chữ cái giống nhau, ví như trong đơn thức có hai biến x hay hai biến y thì chúng ta nhóm chúng lại với nhau để cộng số mũ.
Ví dụ: Thực hiện rút gọn đơn thức 7xy²(-3)zyx³:
Ta sẽ được: 7xy². (-3)zyx³ = 7.(-3).(xx³).(y²y).z = -21x⁴y³z

Đơn thức thu gọn là tích của một số và biến được lũy thừa số mũ nguyên dương
Cách chia đơn thức cho đơn thức
Muốn chia một đơn thức A cho đơn thức B (trường hợp A chia hết cho B) ta có thể làm như sau:
- Bước 1: Đầu tiên ta chia hệ số của đơn thức A cho hệ số của đơn thức B.
- Bước 2: Tiếp đó ta phải chia lũy thừa của từng biến có trong A cho lũy thừa của từng biến có trong B.
- Bước 3: Nhân các kết quả vừa tìm được với nhau để ra đáp án.
Ví dụ: Chia đơn thức 39x5 : 13x2
Ta có: Hệ số của đơn thức A là 39 và hệ số của đơn thức B là 13; Lũy thừa của biến A là x5 và lũy thừa của biến B là x2
Ta sẽ được: 39x5 : 13x2 = (39 : 13).(x5 : x2) = 3x3

Cách chia hai đơn thức với nhau
Cách chia đa thức cho đơn thức
Muốn chia đa thức A cho đơn thức B (trường hợp các hạng tử của đa thức A đều chia hết cho đơn thức B), thì trước tiên ta chia mỗi hạng tử của A cho B, rồi sau đó cộng các kết quả với nhau.
Ví dụ: Thực hiện phép tính: (- 2x5 + 6x2 – 4x3):2x2
Ta có: (- 2x5 + 6x2 – 4x3) : 2x2 = (- 2x5 : 2x2) + (6x2 : 2x2) – (4x3 : 2x2)= – x3 – 2x + 3.
Cách nhân đơn thức với đa thức
Muốn nhân một đơn thức với một đa thức, ta nhân đơn thức đó với từng hạng tử của đa thức, rồi sau đó cộng các tích vừa nhân được của chúng lại với nhau thì sẽ ra được kết quả cần tìm.
Ví dụ: Thực hiện phép tính: x2(5x3 – x – 1/2)
Ta có: x2(5x3 – x –1/2) = (x2. 5x3)+ [x2 . (-x)] + [x2 . (-1/2)]= 5x5 – x3 – 1/2x2

Cách để nhân một đơn thức với một đa thức bất kỳ
Cách chia đa thức cho đa thức
Chia đa thức A cho đa thức B. Cho A và B là hai đa thức bất kỳ của cùng một biến số, nhưng B phải khác 0 (B≠0), khi đó tồn tại duy nhất một cặp đa thức là Q và R sao cho A=B.Q+R, trong đó R phải bằng 0 (R=0) hoặc bậc của R nhỏ hơn bậc của B khi đó ta mới chia được hai đa thức với nhau.
Ví dụ: Thực hiện phép chia: (125x3+1):(5x+1)
Ta có: (125x3+1):(5x+1)=[(5x)3+1]:(5x+1)=(5x)2−5x+1=25x2−5x+1
Cách nhân đa thức với đa thức
Để có thể thực hiện nhân một đa thức A với một đa thức B, ta làm theo quy tắc sau: Trước tiên, ta nhân mỗi hạng tử của đa thức A với từng hạng tử của đa thức B rồi cộng các tích lại với nhau.
Ví dụ: Tính (x – 5). (2x+ 1)
Ta có: (x- 5). (2x +1) = x. (2x+ 1) – 5. (2x+ 1)
= x .2x + x.1 – 5.2x – 5.1
= 2x2 + x – 10x – 5
= 2x2 + (x- 10x) – 5
= 2x2 – 9x – 5

Cách để nhân đa thức với đa thức
Các dạng toán thường gặp
Những dạng bài toán về đơn thức mà các bạn thường hay gặp phải trong các kì thi hoặc khi làm bài tập ở trường có 3 dạng như sau:
Dạng 1: Nhận biết đơn thức
Để nhận biết một đơn thức, ta cần căn cứ vào định nghĩa của đơn thức. Sau đó xem xét các phần tử trong biểu thức đại số bao gồm: một số, một biến hoặc tích giữa các số và các biến để từ đó đưa ra kết luận.
Bài tập để củng cố kiến thức:
Bài tập 1: Xác định những câu dưới đây có phải là đơn thức hay không và nếu là đơn thức thì hãy chỉ ra đâu là phần hệ số và đâu là phần biến.
a/ 5x²y³
b/ 8 – x²
c/ 7/3+ 7x
d/ 6xz
Lời giải:
- Đơn thức là a và d, bởi chúng là tích của các hệ số và biến. Cụ thể: Trong đơn thức 5x²y³ có: 5 là phần hệ số và x²y³ là phần biến; Trong đơn thức 6xz có: 6 là phần hệ số và xz là phần biến.
- Biểu thức b và c không phải là đơn thức, bởi chúng đồng thời chứa cả phép trừ, phép cộng.
Bài tập 2: Cho biết phần hệ số, phần biến của mỗi đơn thức sau: 2,5x²y; 0,25x²y²
Lời giải:
- Đơn thức 2,5x²y có hệ số là 2,5; phần biến là x²y
- Đơn thức 0,25x²y² có hệ số là 0,25; phần biến là x²y²
Bài tập 3: Bạn Bình viết ba ví dụ về đơn thức như sau: (5-x)x2; -5/9x2y; -5
Em hãy kiểm tra xem bạn viết như vậy đã đúng hay chưa?
Lời giải:
- Trong ba ví dụ về đơn thức mà bạn Bình đã viết, thì có đúng 2 đơn thức đó là -5/9x2y; -5
- Biểu thức (5-x)x2 = 5x2-x3 không phải là một đơn thức, vì trong biểu thức có chứa phép trừ.
Dạng 2: Tính giá trị của đơn thức
Phương pháp giải dạng bài tập tính giá trị của đơn thức thì đầu tiên chúng ta sẽ thay giá trị của các biến đã cho vào đơn thức cần tính, sau đó thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân chia như bình thường.
Bài tập để củng cố kiến thức:
Bài tập 1: Tính tích của những đơn thức dưới đây và xác định bậc của đơn thức vừa tìm được. Sau đó tính giá trị của đơn thức thu được với x = -1; z = 2; y = 2.
a) xyz ; x³yz ; -4yz²
b) 5xy ; 3yz ; -7y²z³
Lời giải:
a) Tích của các đơn thức xyz; x³yz ;-4yz² là:
(xyz) . (x³yz) . (-4yz²) = -4.x.x³.y.y.y.z.z.z² = -4x4y3z4
- Đơn thức thu được là: -4x4y3z4 có bậc là 11
- Giá trị của đơn thức -4x4y3z4 tại x = -1 ; y = 2; z = 2 là: -4x4y3z4= -4.(-1)4.23 .24= -4. 1. 8. 16 = -512
b) Tích của các đơn thức 5xy; 3yz; 7y²z³ là:
(5xy) . (3yz) . (-7y²z³) = 5.3.(-7).x.y.y.y².z.z³ = -105xy4z4
- Đơn thức thu được là: -105xy4z4 có bậc là 9
- Giá trị của đơn thức -105xy4z4 khi x = -1 ; y = 1; z = 2 là: -105xy4z4 = -105. (-1). 1. 16 = 1680
Bài tập 2: Tính giá trị của các đơn thức sau:
a) 9x³y³ tại x = -1, y= -1/3
b, -1/5x³y² tại x = -2, y = 1
Lời giải:
a) Tại x = -1, y= -1/3 thì 9x³y³= 9.(-1)³.(-1/3)³= 1/3
b) Tại x = -2, y = 1 thì -1/5x³y²= -1/5.(-2)³.1²= 8/5
Dạng 3: Tính tích các đơn thức
Để giải bài tập nhân hai đơn thức với nhau, thì chúng ta sẽ tiến hành nhân các hệ số với nhau và nhân phần biến với nhau (các phần biến thì chúng ta cũng sắp xếp theo thứ tự bằng các chữ cái giống nhau và cộng số mũ của các chữ cái giống nhau lại).
Bài tập để củng cố kiến thức:
Bài tập 1: Từ những đơn thức đã cho, hãy tính tích của chúng và cho biết bậc của đơn thức đã thu được.
a) 3x²y và xy²
b) x²y và 2x²yz³
Lời giải:
a) Tích của 2 đơn thức 3x²y và xy² là: (3x²y) . (xy²) = 3. x². x . y. y² = 3x³y³
Đơn thức thu được là: 3x³y³ có bậc là 6.
b) Tích của 2 đơn thức x²y và 2x²yz³ là: (xy) . (2xyz³) = 2. x. x. y . y . z³ = x²y²z³
Đơn thức thu được là: x²y²z³ có bậc là 7.
Bài tập 2: Tính (-4x³y²).(5/4xy³)
Lời giải:
Ta có: (-4x³y²).(5/4xy³)= (-4.5/4).(x³x).(y²y³)= -5x4y5
Đơn thức thu được là: -5x4y5 có bậc là 9; Hệ số là -5 và phần biến là x4y5
Xem thêm:
- Cách Tính Mét Vuông (m2) Chính Xác, Đơn Giản Nhất
- Khi nào hàm số đồng biến, nghịch biến? Công thức và bài tập có giải
- Hỗn số là gì? Khái niệm, cách tính hỗn số và bài tập ví dụ minh họa
Trên đây là những kiến thức về đơn thức giúp các bạn nắm vững thêm phần kiến thức này. Hy vọng, các bạn sẽ hiểu đơn thức là gì? Cách tính đơn thức và các dạng bài tập thường gặp. Cùng với đó là một số phép toán về đơn thức nhằm giúp các bạn học sinh dễ dàng nắm vững bài học một cách hiệu quả hơn.
Tổng hợp 4 đề thi công nghệ lớp 7 giữa học kì 1 2022-2023 có đáp án mới nhất
Tổng hợp 4 đề thi công nghệ lớp 7 giữa học kì 1 2022-2023 có đáp án mới nhất sẽ là nguồn học liệu thêm cho các em học sinh Trung học Cơ sở đang ôn tập thi giữa học kỳ tại nhà. Hãy cùng theo dõi và lưu lại các bài tập trong bài viết hôm nay nhé!
Đề thi công nghệ lớp 7 giữa học kì 1 số 1
Phần trắc nghiệm: Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất:
Câu 1: Sản xuất cây trồng bằng nhân giống vô tính thường được áp dụng cho các loại cây nào?
A.Cây ăn quả.
B.Cây ngũ cốc.
C.Cây họ đậu.
D.Tất cả đều sai.
Câu 2: Bộ phận cây trồng bị thối không do nguyên nhân nào?
A.Nhiệt độ cao
B.Vi rút
CNấm
D.Vi khuẩn
Câu 3: Côn trùng gây hại có kiểu biến thái không hoàn toàn, ở giai đoạn nào chúng phá hoại mạnh nhất?
A.Sâu non
B.Sâu trưởng thành
C.Nhộng
D.Trứng
Câu 4: Biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất là:
A.Biện pháp canh tác
B.Biện pháp thủ công
C.Biện pháp hóa học
D.Biện pháp sinh học
Câu 5: Ưu điểm của biện pháp sinh học là:
A.Rẻ tiền, chi phí đầu tư ít
B.Hiệu quả cao, không gây ô nhiễm môi trường
C.Hiệu quả cao, gây ô nhiễm môi trường
D.Tất cả ý trên đều đúng
Câu 6: Mục đích của làm đất là gì?
A.Làm cho đất tơi xốp
B.Diệt cỏ dại và mầm mống sâu, bệnh.
C.Tăng chất dinh dưỡng của đất.
D.Cả A và B đều đúng.
Câu 7: Cày đất là xáo trộn lớp đất mặt ở độ sâu từ:
A.20 – 30 cm.
B.30 – 40 cm.
C.10 – 20 cm.
D.40 – 50 cm.
Câu 8: Hạt giống đem gieo trồng phải đạt các tiêu chí:
A.Tỷ lệ hạt nảy mầm cao.
B.Không có sâu, bệnh.
C.Kích thước hạt to.
D.Tất cả đều đúng.
Câu 9: Phương pháp tưới ngập thường được áp dụng cho loại cây trồng nào?
A.Cây lúa.
B.Cây rau màu.
C.Cây có thân, rễ to, khỏe.
D.Tất cả đều đúng.
Câu 10: Các loại nông sản như hoa, rau, quả.. nên được dùng phương pháp bảo quản gì là tốt nhất?
A.Bảo quản thông thoáng
B.Bảo quản kín
C.Bảo quản lạnh
D.Tất cả đều sai
Câu 11: Các loại nông sản như cà rốt, khoai mì, củ lạc (đậu phộng)…được thu hoạch bằng phương pháp nào?
A.Hái.
B.Nhổ.
C.Đào.
D.Cắt.
Câu 12: Ở năm thứ 2, thời gian trồng khoai lang là như thế nào?
A.từ tháng 12 đến 5
B.từ tháng 1 đến 5
C.từ tháng 5 đến 8
D.từ tháng 8 đến 12
Câu 13: Cây ngô thường được trồng xen canh với loại cây nào?
A.Cây hoa hồng
B.Cây đậu tương
C.Cây bàng
D.Cây hoa đồng tiền
Câu 14: Phân vi sinh là:
A.NPK
B.Nitragin
C.Bèo dâu
D.Ure
Câu 15: Dùng tay bắt sâu là phương pháp phòng trừ sâu, bệnh bằng biện pháp:
A.Canh tác
B.Thủ công
C.Hóa học
D.Sinh học
Phần tự luận
Câu 1: Nêu mục đích và phương pháp xử lí hạt giống?
Câu 2: Phân bón là gì? Kể tên và lấy ví dụ các loại phân bón?
Câu 3: Nhãn hiệu thuốc trừ sâu cho chúng ta biết những thông tin gì?
Đáp án đề thi công nghệ lớp 7 giữa học kì 1 số 1
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 |
Đáp án | A | A | B | C | B | D | A | D | A | C | B | A | B | B | B |
Tự luận
Câu 1:
Mục đích: Xử lí hạt giống có tác dụng vừa kích thích hạt nảy mầm nhanh vừa diệt trừ sâu, bệnh có ở hạt
Phương pháp xử lí hạt giống:
+ Xử lí bằng nhiệt độ.
+ Xử lí bằng hóa chất.
Câu 2:
Phân bón là “thức ăn” do con người bổ sung cho cây trồng.
Các loại phân bón:
– Phân hữu cơ: Phân chuồng, phân rác, phân xanh…
– Phân hóa học: Phân đạm, phân lân, phân vi lượng…
– Phân vi sinh: Phân bón chứa vi sinh vật chuyển hóa đạm, chuyển hóa lân…
Câu 3:
Nhãn hiệu thuốc trừ sâu cho chúng ta biết:
– Tên sản phẩm.
– Hàm lượng các chất.
– Dạng thuốc.
– Công dụng của thuốc.
– Cách sử dụng.
– Khối lượng hoặc thể tích.
– Quy định về an toàn lao động (độ độc của thuốc).
Đề thi công nghệ lớp 7 giữa học kì 1 số 2
Phần trắc nghiệm
Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất:
Câu 1: Hạt giống tốt phải đạt chuẩn:
A.Khô, mẩy.
B.Tỉ lệ hạt lép thấp.
C.Không sâu bệnh.
D.Tất cả đều đúng.
Câu 2: Côn trùng gây hại có kiểu biến thái hoàn toàn, ở giai đoạn nào chúng phá hoại mạnh nhất?
A.Sâu non
B.Sâu trưởng thành
C.Nhộng
D.Trứng
Câu 3: Cơ thể côn trùng chia làm mấy phần?
A.6
B.5
C.4
D.3
Câu 4: Dùng tay bắt sâu hay ngắt bỏ cành, lá bị bệnh thuộc loại biên pháp gì?
A.Biện pháp hóa học
B.Biện pháp sinh học
C.Biện pháp canh tác
D.Biện pháp thủ công
Câu 5: Chọn câu sai khi nói về biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại:
A.Phơi đất ải là biện pháp phòng trừ sâu bệnh
B.Tháo nước cho ngập cây trồng là biện pháp phòng trừ sâu bệnh
C.Dùng thuốc hóa học phun liên tục là biện pháp tốt nhất phòng trừ sâu bệnh có hại cây trồng
D.Phát triển những động vật ăn thịt hay kí sinh trên trứng hay sâu non của sâu hại là biện pháp phòng trừ sâu hại cây trồng có hiệu quả.
Câu 6: Quy trình lên luống được tiến hành qua mấy bước?
A.4
B.5
C.6
D.7
Câu 7: Tỉ lệ trộn hạt cải bắp với chất TMTD để xử lý hạt cải bắp là:
A.1 kg hạt : 1g TMTD
B.1 kg hạt : 2g TMTD
C.2 kg hạt : 1g TMTD
D.1 kg hạt : 3g TMTD
Câu 8: Vụ đông xuân kéo dài trong khoảng thời gian nào?
A.Tháng 4 đến tháng 7.
B.Tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
C.Tháng 9 đến tháng 12.
D.Tháng 6 đến tháng 11.
Câu 9: Phương pháp tưới thấm thường được áp dụng cho loại cây trồng nào?
A.Cây có thân, rễ to, khỏe.
B.Cây rau màu.
C.Cây lúa.
D.Tất cả đều đúng.
Câu 10: Các loại nông sản như lúa, hoa, bắp cải…được thu hoạch bằng phương pháp nào?
A.Hái.
B.Nhổ.
CĐào.
D.Cắt.
Câu 11: Để bảo quản tốt, các hạt thóc nên được sấy khô để giảm lượng nước còn bao nhiêu %?
A.8%
B.9%
C.12%
D.5%
Câu 12: Biện pháp xen canh được sử dụng để tận dụng các yếu tố nào?
A.Diện tích
B.Chất dinh dưỡng
C.Ánh sáng
D.Cả A, B, C.
Câu 13: Cây đỗ có thể luân canh với cây trồng nước nào?
A.Cây sen
B.Cây bèo tây
C.Cây lúa
D.Cây khoai lang
Câu 14: Dấu hiệu nào sau đây là sai khi nói về cây trồng bị sâu, bệnh phá hại:
A.Lá, quả bị đốm đen, nâu.
B.Thân, cành xanh tốt.
C.Cây, củ bị thối.
D.Cành bị gãy, lá bị thủng.
Câu 15: Yếu tố nào không gây bệnh ở cây:
A.Nấm
B.Sâu
C.Vi khuẩn
D.Virút
Phần tự luận
Câu 1: Nêu các phương pháp của tưới nước?
Câu 2: Trình bày cách bảo quản các loại phân bón thông thường?
Câu 3: Nhãn hiệu thuốc trừ sâu cho chúng ta biết những thông tin gì?
Đáp án đề thi công nghệ lớp 7 giữa học kì 1 số 2
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 |
Đáp án | D | A | D | D | C | A | A | B | B | D | C | D | C | B | D |
- Phần tự luận
Câu 1:
Phương pháp tưới:
– Tưới theo hàng, vào gốc cây.
– Tưới thấm.
– Tưới ngập.
– Tưới phun mưa.
Câu 2:
Các cách bảo quản các loại phân bón:
– Phân hóa học:
+ Đựng trong chum, vại sành đậy kín hoặc bao gói bằng bao ni long.
+ Để ở nơi cao ráo, thoáng mát.
+ Không để lẫn lộn với các loại phân bón với nhau.
– Phân chuồng:
+ Bảo quản tại chuồng nuôi.
+ Lấy ra ủ thành đống, dùng bùn ao trát kín bên ngoài.
Câu 3:
Nhãn hiệu thuốc trừ sâu cho chúng ta biết:
– Tên sản phẩm.
– Hàm lượng các chất.
– Dạng thuốc.
– Công dụng của thuốc.
– Cách sử dụng.
– Khối lượng hoặc thể tích.
– Quy định về an toàn lao động (độ độc của thuốc).
Đề thi công nghệ lớp 7 giữa học kì 1 số 3
Phần trắc nghiệm
Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất:
Câu 1: Sản xuất giống cây trồng nhằm mục đích:
A.Tạo ra nhiều hạt giống phục vụ gieo trồng
B.Tăng năng suất cây trồng
C.Tạo ra nhiều hạt giống, cây con giống phục vụ gieo trồng
D.Tăng vụ gieo trồng
Câu 2: Dấu hiệu nào không phải là dấu hiệu khi cây trồng bị sâu, bệnh phá hoại:
A.Cành bị gãy.
B.Cây, củ bị thối.
C.Quả bị chảy nhựa.
D.Quả to hơn.
Câu 3: Trong các hình thái của biến thái không hoàn toàn không có hình thái nào dưới đây?
A.Sâu non
B.Nhộng
C.Sâu trưởng thành
D.Trứng
Câu 4: Biện pháp nào được coi là biện pháp cơ sở để phòng và trừ sâu, bệnh hại?
A.Biện pháp canh tác
B.Biện pháp thủ công
C.Biện pháp hóa học
D.Biện pháp sinh học
Câu 5: Nhược điểm của biện pháp hóa học là:
A.Khó thực hiện, tốn tiền…
B.Gây độc cho người, ô nhiễm môi trường, phá vỡ cân bằng sinh thái
C.Hiệu quả chậm, tốn nhiều công sức tiền của
D.Ít tác dụng khi sâu,bệnh đã phát triển thành dịch
Câu 6: Cày, bừa đất bằng máy thay vì trâu, bò có ưu điểm:
A.Cần có dụng cụ máy móc phức tạp.
B.Làm nhanh, ít tốn công.
C.Giá thành cao.
C.Dụng cụ đơn giản.
Câu 7: Thời vụ là:
A.Khoảng thời gian nhất định mà mỗi loại cây được gieo trồng.
B.Khoảng thời gian nhất định mà nhiều loại cây được gieo trồng.
C.Khoảng thời gian không nhất định mà mỗi loại cây được gieo trồng.
D.Tất cả đều sai.
Câu 8: Có mấy phương pháp gieo giống?
A.1
B.2
C.3
D.4
Câu 9: Tỉa và dặm cây có tác dụng:
A.Bỏ cây yếu, cây bị sâu.
B.Dặm cây khỏe vào chỗ trống.
C.Đảm bảo khoảng cách, mật độ cây.
D.Cả 3 đáp án trên.
Câu 10: Các loại nông sản như sắn, khoai hay hạt ngô, đỗ hay được chế biến bằng phương pháp nào dưới đây?
A.Sấy khô
B.Chế biến thành tinh bột hay bột mịn
C.Muối chua
D.Đóng hộp
Câu 11: Để đảm bảo được số lượng và chất lượng nông sản, cần phải tiến hành thu hoạch như thế nào?
A.Thu hoạch lúc đúng độ chín.
B.Nhanh gọn.
C.Cẩn thận.
D.Tất cả các ý trên.
Câu 12: Luân canh là
A. Cách tiến hành gieo trồng luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên cùng một diện tích
B. Tăng số vụ gieo trồng trong năm trên một diện tích đất
C. Trồng hai loại hoa màu cùng một lúc trên cùng một diện tích
D. Tăng từ một vụ lên hai, ba vụ
Câu 13: Các yếu tố ảnh hưởng đến biện pháp luân canh như thế nào?
A.Mức độ tiêu thụ chất dinh dưỡng
B.Khả năng chống sâu bệnh của cây trồng
C.Cả A và B
D.A hoặc B
Câu 14: Lên luống cây trồng có tác dụng:
A.Dễ chăm sóc, chống ngập úng.
B.Nhìn cho đẹp, dễ chăm sóc.
C.Tạo tầng đất dày cho cây sinh trưởng và phát triển, dễ chăm sóc.
D.Dễ chăm sóc, chống ngập úng, tạo tầng đất dày.
Câu 15: Nhóm phân nào sau đây là phân hóa học:
A.Supe lân, phân heo, ure
B.Ure, NPK, Supe lân
C.Phân trâu, bèo dâu, DAP
D.Muồng muồng, NPK, Ure
Phần tự luận
Câu 1: Đất trồng là gì? Vai trò của đất trồng?
Câu 2: Trình bày vai trò và quy trình lên luống (liếp) trong công việc làm đất?
Câu 3: Nhãn hiệu thuốc trừ sâu cho chúng ta biết những thông tin gì?
Đáp án đề thi công nghệ lớp 7 giữa học kì 1 số 3
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 |
Đáp án | C | D | B | A | B | B | A | B | D | B | D | A | C | C | B |
Phần tự luận
Câu 1:
Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ Trái Đất, trên đó thực vật có khả năng sinh sống và sản xuất ra sản phẩm.
Vai trò của đất trồng: Đất trồng là môi trường cung cấp nước, chất dinh dưỡng, oxi cho cây và giữ cho cây không bị đổ.
Câu 2:
Lên luống (liếp) để dễ chăm sóc, chống ngập úng và tạo tầng đất dày cho cây sinh trưởng, phát triển.
Quy trình lên luống:
– Xác định hướng luống.
– Xác định kích thước luống.
– Đánh rãnh, kéo đất tạo luống.
– Làm phẳng mặt luống.
Câu 3:
Nhãn hiệu thuốc trừ sâu cho chúng ta biết:
– Tên sản phẩm.
– Hàm lượng các chất.
– Dạng thuốc.
– Công dụng của thuốc.
– Cách sử dụng.
– Khối lượng hoặc thể tích.
– Quy định về an toàn lao động (độ độc của thuốc).
Đề thi công nghệ lớp 7 giữa học kì 1 số 4
Phần trắc nghiệm
Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất:
Câu 1: Phương pháp nào dưới đây không phải là phương pháp sản xuất giống cây trồng bằng nhân giống vô tính:
A.Lai tạo giống
B.Giâm cành
C.Ghép mắt
D.Chiết cành
Câu 2: Khi bị sâu, bệnh, cây trồng có biểu hiện thế nào?
A.Sinh trưởng và phát triển giảm
B.Tốc độ sinh trưởng tăng
C.Chất lượng nông sản không thay đổi
D.Tăng năng suất cây trồng
Câu 3: Bệnh cây là trạng thái không bình thường của cây do?
A.Vi sinh vật gây hại.
B.Điều kiện sống bất lợi.
C.Cả A và B đều đúng.
D.Cả A và B đều sai.
Câu 4: Trong các biện pháp sau đây, biện pháp nào phòng trừ có hiệu quả cao và không gây ô nhiễm môi trường?
A.Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu bệnh
B.Biện pháp thủ công
C.Biện pháp hóa học
D.Biện pháp sinh học
Câu 5: Nội dung của biện pháp canh tác là?
A.Sử dụng thuốc hóa học để diệt sâu, bệnh
B.Dùng vợt, bẫy đèn, bả độc để diệt sâu hại
C.Làm đất, vệ sinh đồng ruộng, luân canh cây trồng
D.Dùng sinh vật để diệt sâu hại
Câu 6: Cày ải được áp dụng khi:
A.Đất trũng, nước không tháo được cạn.
B.Đất cao, ít được cấp nước.
C.Đất còn ẩm, sau đó đất được phơi khô.
D.Tất cả đều sai.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng về phương pháp trồng cây thủy canh, trừ:
A.Cây được trồng trong dung dịch chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây.
B.Phần lớn rễ cây nằm trên giá đỡ nằm ngoài dung dịch.
C.Phần lớn rễ cây nằm trong dung dịch để hút nước, chất dinh dưỡng.
D.Thường được áp dụng ở những nơi đất trồng hiếm.
Câu 8: Để xử lý hạt lúa, ta ngâm hạt lúa trong dung dịch fomalin trong thời gian:
A.3 giờ.
B.4 giờ.
C.5 giờ.
D.6 giờ.
Câu 9: Quy trình bón phân thúc bao gồm:
A.Bón phân.
B.Làm cỏ, vun xới.
C.Vùi phân vào đất.
D.Tất cả các ý trên.
Câu 10: Có mấy phương pháp chế biến nông sản?
A.6
B.5
C.4
D.3
Câu 11: Các loại nông sản như cam, quýt, đậu xanh…được thu hoạch bằng phương pháp nào?
A.Hái.
B.Nhổ.
C.Đào.
D.Cắt.
Câu 12: Tăng vụ là như thế nào?
A.Tăng số vụ gieo trồng trong năm trên một diện tích đất
B.Tăng sản phẩm thu hoạch
C.Tăng từ một vụ lên hai, ba vụ trong năm
D.Cả A, B, C đều đúng
Câu 13: Ý nghĩa của biện pháp tăng vụ?
A.Tăng độ phì nhiêu
B.Điều hòa dinh dưỡng đất
C.Giảm sâu bệnh
D.Tăng sản phẩm thu hoạch
Câu 14: Đâu là các khâu làm đất trồng rau:
A.Bừa và đập đất → Cày đất → Lên luống
B.Cày đất → Bừa và đập đất → Lên luống
C.Lên luống → Bừa và đập đất → Cày đất
D.Cày đất → Lên luống → Bừa và đập đất
Câu 15: Biện pháp nào có tác dụng diệt sâu, bệnh nhanh nhưng gây độc cho con người và ô nhiễm môi trường:
A.Canh tác
B.Thủ công
C.Hóa học
D.Sinh học
Phần tự luận
Câu 1: Hãy nêu những nguyên tắc trong phòng trừ sâu, bệnh hại?
Câu 2: Trình bày các phương pháp gieo trồng cây nông nghiệp?
Câu 3: Nhãn hiệu thuốc trừ sâu cho chúng ta biết những thông tin gì?
Đáp án đề thi công nghệ lớp 7 giữa học kì 1 số 4
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 |
Đáp án | A | A | C | D | C | C | C | A | D | C | A | D | D | B | C |
Câu 1:
Nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh hại:
– Phòng là chính.
– Trừ sớm, trừ kịp thời, nhanh chóng và triệt để.
– Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ.
Câu 2:
Có hai phương pháp gieo trồng:
– Gieo bằng hạt: áp dụng đối với cây trồng ngắn ngày (lúa, ngô, đỗ, rau…) và trong vườn ươm.
– Trồng bằng cây con: áp dụng rộng rãi với nhiều loại cây trồng ngắn ngày và dài ngày (rau, cây keo, cây bạch đàn…).
Câu 3:
Nhãn hiệu thuốc trừ sâu cho chúng ta biết:
– Tên sản phẩm.
– Hàm lượng các chất.
– Dạng thuốc.
– Công dụng của thuốc.
– Cách sử dụng.
– Khối lượng hoặc thể tích.
– Quy định về an toàn lao động (độ độc của thuốc).
Tải bộ đề thi công nghệ lớp 7 giữa học kì 1 có đáp án
Để tải bộ đề thi công nghệ lớp 7 giữa học kỳ 1 có đáp án, bạn bấm vào đây!
[su_button url=”https://docs.google.com/document/d/1Zi5Ssm_C8AWy9HmAddIyh67X-CYrI0I-SuTPIcrgvMI/edit” target=”blank” background=”#a0e54e” color=”#ffffff” size=”6″]TẢI NGAY BỘ ĐỀ THI CÔNG NGHỆ LỚP 7 GIỮA KÌ 1[/su_button].
Xem thêm:
- Tải 4 bộ đề thi giữa kì 1 văn 7 2022-2023 mới nhất (CÓ ĐÁP ÁN)
- Tổng hợp 7 đề thi Vật lý lớp 7 giữa học kì 1 2022-2023 có đáp án (Tải nhiều)
- Bộ đề thi giữa kì 1 toán 7 từ cơ bản đến nâng cao có đáp án mới nhất 2022-2023
Mong rằng nội dung bài viết về tổng hợp 4 đề thi công nghệ lớp 7 giữa học kì 1 2022-2023 có đáp án mới nhất sẽ hữu ích cho bạn. Chúc các em học sinh học tốt!
Tải 4 bộ đề thi giữa kì 1 văn 7 2022-2023 mới nhất (CÓ ĐÁP ÁN)
Nếu các em học sinh đang tìm nguồn tài liệu hữu ích để ôn thi giữa kỳ môn văn lớp 7 theo chương trình sách mới, Bambooschool giới thiệu cho bạn bộ đề thi giữa kì 1 văn 7 năm 2022 – 2023 đầy đủ với 3 bộ Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức, Cánh diều. Hãy cùng tham khảo tài liệu Trung học cơ sở và ôn luyện thật tốt nhé!
Đề thi giữa kì 1 văn 7 kết nối tri thức
(Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề)
ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau:
CỦ KHOAI NƯỚNG
Sau trận mưa rào vòm trời như được rửa sạch, trở nên xanh và cao hơn. Đã chớm hè nhưng trời vẫn lành lạnh, cái lạnh làm người ta hưng phấn và chóng đói. Thường Mạnh đi học về là đi thả trâu. Tối mịt cậu rong trâu về, đầu tưởng tượng đến một nồi cơm bốc khói nghi ngút.
Nhưng từ giờ đến tối còn lâu và cậu cần phải tìm được một việc gì đó trong khi con trâu đang mải miết gặm cỏ. Cậu bèn ngồi đếm từng con sáo mỏ vàng đang nhảy kiếm ăn trên cánh đồng màu đã thu hoạch. Thỉnh thoảng chúng lại nghiêng ngó nhìn cậu, ý chừng muốn dò la xem “anh bạn khổng lồ” kia có thể chơi được không. Chợt Mạnh phát hiện ra một đám mầm khoai đỏ au, mập mạp, tua tủa hướng lên trời. Kinh nghiệm đủ cho cậu biết bên dưới những chiếc mầm là củ khoai lang sót. Với bất cứ đứa trẻ trâu nào thì điều đó cũng tương đương với một kho báu. Nó bị sót lại từ trước Tết và bây giờ nó sẽ rất ngọt. Để xem, anh bạn to cỡ nào? Không ít trường hợp bên dưới chỉ là một mẩu khoai. Nước miếng đã kịp tứa khắp chân răng khi cậu tưởng tượng đến món khoai nướng. Ruột nó trong như thạch. Những giọt mật trào ra, gặp lửa tạo một thứ hương thơm chết người, nhất là khi trời lại lành lạnh thế này. Thật may là mình đem theo lửa – cậu lẩm bẩm. Sợ niềm hy vọng đi veo mất nên cậu rón rén bới lớp đất mềm lên. Khi cậu hoàn toàn tin nó là một củ khoai thì cậu thọc sâu tay vào đất, sâu nữa cho đến khi những ngón tay cậu ôm gọn củ khoai khá bự, cậu mới từ từ lôi nó lên. Chà, thật tuyệt vời. Nó không chỉ đơn thuần là củ khoai sót. Nó y như quà tặng, một thứ kho báu trời đất ban riêng cho cậu.
Mạnh đã có việc để làm, mà lại là một việc làm người ta háo hức. Trong chốc lát đống cành khô bén lửa và đợi đến khi nó chỉ còn lớp than hồng rực Mạnh mới vùi củ khoai vào. Cậu ngồi im lắng nghe một sự dịch chuyển vô cùng tinh tế dưới lớp than, cùi trắng muốt đang bị sức nóng ủ cho thành mật. Từng khoảnh khắc với Mạnh lúc này trở nên vô cùng huyền diệu. Rồi có một mùi thơm cứ đậm dần, cứ quánh lại, lan tỏa, xoắn xuýt. Cậu nhớ lại có lần bà kể, nhờ đúng một củ khoai nướng mà ông cậu thoát chết đói và sau đó làm nên sự nghiệp. Chuyện như cổ tích nhưng lại có thật. Nào, để xem sau đây cậu sẽ làm nên công trạng gì.
Chợt cậu thấy có hai người, một lớn, một bé đang đi tới. Ông già ôm theo bọc tay nải còn cậu bé thì cứ ngoái cổ lại phía làng. Cậu nhận ra hai ông cháu lão ăn mày ở xóm bên. Hôm nay, chẳng có phiên chợ sao ông cháu lão cũng ra khỏi nhà nhỉ. Vài lần giáp mặt cậu bé và thấy mặt mũi nó khá sáng sủa. Bố mẹ nó chết trong một trận lũ quét nên nó chỉ trông cậy vào người ông mù lòa. Mạnh lén trút ra tiếng thở dài khi ông cháu lão ăn mày đã đến rất gần. Có thể thấy rõ cánh mũi lão phập phồng như hà hít tìm thứ mùi vị gì đó. Cậu bé vẫn câm lặng, thỉnh thoảng lén nhìn Mạnh.
– Mùi gì mà thơm thế – ông cậu bé lên tiếng – Hẳn ai đang nướng khoai. Ngồi nghỉ một lát để ông xin lửa hút điếu thuốc đã cháu.
Ông lão lần túi lấy gói thuốc lào. Thằng bé giúp ông tháo khỏi lưng chiếc điếu nhỏ xíu. Mùi khoai nướng vẫn ngào ngạt và Mạnh đành ngồi chết gí, không dám động cựa. Chỉ khi ông lão nhờ, cậu mới cúi xuống thổi lửa. Chà, ông cháu lão mà ngồi dai là củ khoai cháy mất. Đã có mùi vỏ cháy. Lửa sẽ lấn dần vào cho đến khi biến củ khoai thành đen thui mới thôi. Dường như đoán được nỗi khó xử của Mạnh, ông lão bảo:
– Tôi chỉ xin lửa thôi…
Mạnh như bị bắt quả tang đang làm chuyện vụng trộm, mặt đỏ lên. Nhưng ông lão mắt lòa không thể nhìn thấy còn cậu bé ý tứ nhìn đi chỗ khác.
– Thôi, chào cậu nhé. Ta đi tiếp đi cháu!
Ông lật đật đứng dậy, bám vào vai cậu bé, vội vã bước. Cậu bé lặng lẽ nhìn Mạnh như muốn xin lỗi vì đã làm khó cho cậu. Cái nhìn đĩnh đạc của một người tự trọng, không muốn bị thương hại khiến Mạnh vội cúi gằm xuống. Ôi, giá như có ba củ khoai, chí ít cũng là hai củ. Đằng này chỉ có một… Mạnh thấy rõ tiếng chân hai ông cháu xa dần. Nhưng chính khi ấy, khi củ khoai nóng hổi, lớp vỏ răn lại như từng gợn sóng nằm phơi ra trước mắt Mạnh, thì nỗi chờ đón háo hức lúc trước cũng tiêu tan mất. Giờ đây củ khoai như là nhân chứng cho một việc làm đáng hổ thẹn nào đó. Dù Mạnh có dối lòng rằng mình chẳng có lỗi gì sất nhưng cậu vẫn không dám chạm vào củ khoai… Hình như đã có người phải quay mặt đi vì không dám ước có được nó. Có thể ông nội cậu đã từng nhìn củ khoai nướng cho ông làm nên sự nghiệp bằng cái cách đau đớn như vậy.
Mặc dù trông trâu về từ chiều nhưng mãi tối mịt Mạnh mới vào nhà. Giờ đây mới là lúc cậu sống trọn vẹn với cảm giác ngây ngất của người vừa được ban tặng một món quà vô giá. Cậu nhắm mắt lại mường tượng giây phút cậu bé kia mở gói giấy báo ra. Nửa củ khoai khi đó sẽ khiến cậu ta liên tưởng đến phép lạ, có thể lắm chứ! Và rồi cậu thấy lâng lâng đến mức chính mình tự hỏi liệu đây có phải là giấc mơ?
(Theo truyện ngắn Tạ Duy Anh)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Câu chuyện xảy ra vào thời điểm nào trong năm?
A.Cuối đông
B.Chớm hè
C.Cuối xuân
D.Đầu thu
Câu 2. Ai là người kể chuyện?
A.Cậu bé Mạnh
B.Ông lão ăn mày
C.Một người khác không xuất hiện trong truyện
D.Cậu bé ăn mày
Câu 3. Đâu là thành phần trạng ngữ trong câu “Sau trận mưa rào vòm trời được rửa sạch, trở nên xanh và cao hơn.”?
A.Sau trận mưa rào
B.Vòm trời
C.Rửa sạch
D.Xanh và cao hơn
Câu 4. Chủ đề của truyện là gì?
A.Lòng dũng cảm
B.Tinh thần lạc quan
C.Tinh thần đoàn kết
D.Lòng yêu thương con người
Câu 5. Vì sao cậu bé Mạnh lại có “cảm giác ngây ngất của người vừa được ban tặng một món quà vô giá”?
A.Vì cậu đã chia sẻ một phần khoai nướng với cậu bé ăn mày.
B.Vì nhận được lời cảm ơn của ông lão.
C.Vì được thưởng thức món ăn ngon.
D.Vì không bị lão ăn mày làm phiền.
Câu 6. Biện pháp tu từ nào đã được sử dụng trong câu “Những giọt mật trào ra, gặp lửa tạo ra một thứ hương thơm chết người, nhất là khi trời lại lành lạnh thế này.”?
A.So sánh
B.Nhân hóa
C.Nói quá
D.Nói giảm nói tránh
Câu 7. Từ “lật đật” trong câu “Ông lão lật đật đứng dậy.” miêu tả hành động như thế nào?
A.Chậm rãi, thong thả
B.Mạnh mẽ, dứt khoát
C.Nhẹ nhàng, khoan khoái
D.Vội vã, tất tưởi
Câu 8. Cậu bé Mạnh có thái độ như thế nào đối với hai ông cháu lão ăn mày?
A.Tôn trọng
B.Coi thường
C. Biết ơn
D. Khinh bỉ
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:
Câu 9. Nếu em là nhân vật cậu bé Mạnh trong câu chuyện, em có cư xử với hai ông cháu lão ăn mày như nhân vật trong truyện đã làm hay không, vì sao?
Câu 10. Ghi lại một cách ngắn gọn tâm trạng của em sau khi sau khi làm được một việc tốt
Phần 2: VIẾT (4.0 điểm)
Trong các bài học, em đã được làm quen với nhiều nhân vật văn học thú vị. Hãy viết một bài văn phân tích đặc điểm của một nhân vật văn học mà em yêu thích.
Đáp án đề thi giữa kì 1 văn 7 kết nối tri thức
Phần 1: Đọc hiểu
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | B | C | A | D | A | C | D | A |
Câu 9 (1 điểm) Nêu được cách cư xử của Mạnh: Cảm thông, chia sẻ và tôn trọng. Đưa ra cách cư xử của mình và lí do của cách cư xử ấy
Câu 10 (1 điểm) Nêu việc tốt mà em đã làm. Ghi ngắn gọn tâm trạng sau việc làm ấy
Phần 2: Viết
Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận (0,25 điểm): Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
Xác định đúng yêu cầu của đề (0,25 điểm): Phân tích đặc điểm của một nhân vật văn học mà em yêu thích.
Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm (2,5 điểm)
HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:
- Giới thiệu được nhân vật trong tác phẩm văn học và nêu khái quát ấn tượng về nhân vật.
- Chỉ ra được đặc điểm của nhân vật dựa trên các bằng chứng trong tác phẩm.
- Nhận xét được về nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn.
- Nêu ấn tượng và đánh giá về nhân vật
Chính tả, ngữ pháp (0,5 điểm): Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
Sáng tạo (0,5 điểm): Thể hiện sự hiểu biết sâu sắc của bản thân về đặc điểm nhân vật; bố cục mạch lạc, lời văn thuyết phục
Đề thi giữa kì 1 văn 7 chân trời sáng tạo
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề
PHẦN ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
ĐƯA CON ĐI HỌC
Sáng nay mùa thu sang
Cha đưa con đi học
Sương đọng cỏ bên đường
Nắng lên ngời hạt ngọc
Lúa đang thì ngậm sữa
Xanh mướt cao ngập đầu
Con nhìn quanh bỡ ngỡ
Sao chẳng thấy trường đâu?
Hương lúa tỏa bao la
Như hương thơm đất nước
Con ơi đi với cha
Trường của con phía trước
Thu 1964
Tế Hanh
(In trong Khúc ca mới, NXB Văn học,)
Trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
A.Tự do
B.Lục bát
C.Năm chữ
D.Bốn chữ
Câu 2. Từ “đường” trong bài thơ trên và từ “đường” trong cụm từ “Ngọt như đường” thuộc loại từ nào?
A.Từ đồng âm
B.Từ đồng nghĩa
C.Từ trái nghĩa
D.Từ đa nghĩa
Câu 3. Bài thơ có cách gieo vần như thế nào?
A.Gieo vần lưng
B.Gieo vần chân
C.Gieo vần linh hoạt
D.Vần lưng kết hợp vần chân
Câu 4. Cụm từ “nhìn quanh bỡ ngỡ” là cụm từ gì?
A.Cụm danh từ
B. Cụm động từ
C. Cụm tính từ
D. Cụm chủ vị
Câu 5. Em hiểu như thế nào là “bỡ ngỡ” trong câu thơ: “Con nhìn quanh bỡ ngỡ”?
A.Có cảm giác ngỡ ngàng, lúng túng vì còn mới lạ chưa quen
B.Có cảm giác lạ lẫm, bối rối trước mọi việc
C.Có cảm giác sợ sệt trước những điều mới lạ
D.Cảm thấy lo lắng không yên tâm về một vấn đề gì đó
Câu 6. Tác dụng chủ yếu của biện pháp tu từ nhân hoá được sử dụng trong câu thơ “Lúa đang thì ngậm sữa” là gì?
A.Làm cho sự vật trở nên gần gũi với con người
B.Làm cho câu thơ giàu nhịp điệu, có hồn
C.Làm cho câu thơ sinh động, gợi hình, gợi cảm
D.Nhấn mạnh, làm nổi bật đối tượng được nói đến trong câu thơ
Câu 7. Theo em, hình ảnh hạt ngọc được nhắc đến trong bài thơ là hình ảnh nào?
A.Nắng mùa thu
B.Hương lúa mùa thu
C.Gió mùa thu
D.Sương trên cỏ bên đường
Câu 8. Chủ đề của bài thơ là gì ?
A.Ca ngợi tình cảm của cha dành cho con
B.Thể hiện niềm vui được đưa con đến trường của người cha
C.Ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước
D.Thể hiện lòng biết ơn của người con với người cha
Câu 9. Theo em người cha muốn nói điều gì với con qua hai câu thơ sau?
Con ơi đi với cha
Trường của con phía trước.
Câu 10. Qua bài thơ em cảm nhận được những tình cảm nào?
Phần 2: VIẾT (4,0 điểm)
Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường đang trở nên nghiêm trọng. Em hãy đề xuất những giải pháp nhằm làm cho môi trường quanh ta trở nên xanh – sạch – đẹp.
Đáp án đề thi giữa kì 1 văn 7 chân trời sáng tạo
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | B | A | C | C | A | A | D | A |
Câu 9
Cha muốn nói:
- Bước chân của con luôn có cha đồng hành, cha sẽ đi cùng con trên mọi chặng đường, đưa con đến những nơi tốt đẹp. (0,5 điểm)
- Cha luôn yêu thương, tin tưởng và hi vọng ở con. (0,5 điểm)
Câu 10 (1 điểm): Học sinh nêu được những tình cảm mà mình cảm nhận được từ bài thơ.
Phần 2: Viết
- Đảm bảo bố cục bài văn tự sự gồm 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. (0,25 điểm)
- Xác định đúng yêu cầu của đề: Nghị luận về một vấn đề trong đời sống
- Nêu ý kiến, quan điểm của bản thân.
HS trình bày ý kiến của mình về vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay đang trầm trọng, theo những cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: (3 điểm)
– Giải thích “môi trường” là gì?
– Trình bày ngắn gọn thực trạng đáng báo động của môi trường sống hiện nay.
- Môi trường không khí đang bị ô nhiễm hết sức nặng nề.
- Ô nhiễm môi trường nước.
- Ô nhiễm môi trường đất.
– Các giải pháp để bảo vệ môi trường.
- Tuyên truyền những thông tin, kiến thức về vấn đề ô nhiễm môi trường để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của mọi người.
- Áp dụng khoa học công nghệ để giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay.
- Tích cực trồng và bảo vệ cây xanh, không xả rác bừa bãi, sử dụng sản phẩm tái chế thân thiện với môi trường, sử dụng tiết kiệm điện, nước…
- Có biện pháp xử lí nghiêm minh những trường hợp vi phạm
Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. (0,25 điểm)
Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn lí lẽ, dẫn chứng để bày tỏ ý kiến một cách thuyết phục. (0,25 điểm)
Đề thi giữa kì 1 văn 7 cánh diều
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
- ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc văn bản sau:
Mưa rơi tí tách
Hạt trước hạt sau
Không xô đẩy nhau
Xếp hàng lần lượt
Mưa vẽ trên sân
Mưa dàn trên lá
Mưa rơi trắng xóa
Bong bóng phập phồng
Mưa nâng cánh hoa
Mưa gọi chồi biếc
Mưa rửa sạch bụi
Như em lau nhà.
Mưa rơi, mưa rơi
Mưa là bạn tôi
Mưa là nốt nhạc
Tôi hát thành lời…
(Trích Mưa, Nguyễn Diệu, Thư viện thơ, 2019)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Bài thơ “Mưa” thuộc thể thơ gì? (Biết)
A.Bốn chữ
B.Năm chữ
C.Lục bát
D.Tự do
Câu 2. Em hãy cho biết khổ thơ thứ hai được ngắt nhịp như thế nào? (Biết)
A.Nhịp 1/1/2
B.Nhịp 2/1/1
C.Nhịp 2/2
D.Nhịp 1/2/1
Câu 3. Đối tượng nào được nhắc đến nhiều nhất trong bài thơ? (Biết)
A.Cánh hoa
B.Hạt mưa
C.Chồi biếc
D.Chiếc lá
Câu 4. Theo em biện pháp tu từ nào được sử dụng trong khổ thơ thứ nhất? (Biết)
A.Ẩn dụ
B.Hoán dụ
C.So sánh
D.Nhân hóa
Câu 5. Xác định chủ đề của bài thơ “Mưa”? (Hiểu)
A.Tình yêu thiên nhiên
B.Tình yêu đất nước
C.Tình yêu quê hương
D.Tình yêu gia đình
Câu 6. Theo em đáp án nào đúng nhất về tình cảm của tác giả đối với mưa? (Hiểu)
A.Yêu quý, trân trọng
B.Hờ hững, lạnh lùng
C.Nhớ mong, chờ đợi
D.Bình thản, yêu mến
Câu 7. Em hãy nêu 2 lợi ích của mưa đối với đời sống con người và các sinh vật trên Trái đất.
Câu 8. Từ những lợi ích của mưa, em hãy nêu ít nhất 2 biện pháp để bảo vệ môi trường trong sạch.(Vận dụng)
Phần 2: Viết (6,0 điểm)
Viết được bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu. (Vận dụng cao)
Đáp án đề thi giữa kì 1 văn 7 cánh diều
Phần 1: Đọc hiểu
1A, 2C, 3B, 4D, 5A, 6A (Mỗi câu đúng được 0,5 điểm)
Câu 7 (1 điểm) HS trả lời hợp lý 2 lợi ích của mưa đối với đời sống con người và các sinh vật trên Trái đất.
– Lợi ích của mưa: cung cấp nước để phục vụ đời sống của con người và động thực vật; làm cho không khí sạch và trong lành hơn
Câu 8 (1 điểm) Biện pháp bảo vệ môi trường: không xả rác bừa bãi, trồng cây, không xả xác động vật xuống ao hồ.
Phần 2: VIẾT
Đảm bảo cấu trúc bài văn: Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề. (0,5 điểm)
- Xác định đúng yêu cầu của đề: HS chọn được sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử. (0,5 điểm)
- Triển khai vấn đề thành các luận điểm
HS triển khai vấn đề theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; sau đây là một số gợi ý: (3 điểm)
- Nêu được sự việc có thật liên quan đến nhân vật/sự kiện lịch sử mà văn bản sẽ thuật lại.
- Nêu lí do hay hoàn cảnh, người viết thu thập tư liệu liên quan.
- Gợi lại bối cảnh, câu chuyện, dấu tích liên quan đến nhân vật/sự kiện.
- Thuật lại nội dung/diễn biến của sự việc có thật liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử.
- Ý nghĩa, tác động của sự việc đối với đời sống hoặc đối với nhận thức về nhân vật/sự kiện lịch sử.
- Khẳng định ý nghĩa của sự việc hoặc nêu cảm nhận của người viết về sự việc.
Chính tả, ngữ pháp (0,5 điểm) Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
Sáng tạo (0,5 điểm) Bố cục mạch lạc, lời văn sinh động, sáng tạo.
Tải bộ đề thi giữa kì 1 văn 7 có đáp án
Để tải bộ đề thi giữa kì 1 văn 7 có đáp án, bạn bấm tại đây.
[su_button url=”https://docs.google.com/document/d/1vhYTwN5rZaaXslDFi4YIy2oUkKlQyepP_GrMl_alYAA/edit” target=”blank” background=”#a0e54e” color=”#ffffff” size=”6″]TẢI BỘ ĐỀ THI GIỮA KÌ 1 NGỮ VĂN 7[/su_button].
Xem thêm:
- Tổng hợp 7 đề thi Vật lý lớp 7 giữa học kì 1 2022-2023 có đáp án (Tải nhiều)
- Tổng hợp 4 bộ đề thi lịch sử lớp 7 giữa kì 1 2022-2023 có đáp án (Tải nhiều nhất)
- Tổng hợp 7 đề thi tiếng Anh lớp 7 giữa học kì 1 chương trình mới có đáp án
Như vậy qua bài viết Bambooschool cũng đã giới thiệu cho bạn bộ đề thi giữa kì 1 ngữ văn 7 năm học 2022 – 2023. Các bạn có thể tải tài liệu để về tự ôn luyện và hy vọng đây là nguồn tài liệu hữu ích. Chúc bạn học tốt!
Phương thức biểu đạt là gì? Có bao nhiêu loại? Cách xác định và nhận biết
Trong tiếng Việt, phương thức biểu đạt đóng một vai trò rất quan trọng. Vậy cụ thể phương thức biểu đạt là gì? Phương thức biểu đạt bao gồm những loại nào và cách nhận biết ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp giải đáp rõ hơn về những kiến thức Văn học của Trung học Cơ sở. Cùng chúng mình tìm hiểu rõ hơn nhé!
Phương thức biểu đạt là gì?
Từ khái niệm trong Sách Giáo khoa Ngữ văn, ta có thể hiểu phương thức biểu đạt chính là cách thức để người viết truyền đạt thông tin, thông điệp của mình đến người khác. Hay nói cách khác, người viết sẽ bày tỏ, thể hiện tình cảm, tâm tư và suy nghĩ của mình đến người đọc thông qua phương thức biểu đạt.
Bất kỳ tác phẩm văn học nào cũng đều phải sử dụng phương thức biểu đạt. Việc kết hợp một cách linh hoạt giữa các phương thức biểu đạt sẽ làm tăng tính gợi hình, gợi cảm cho tác phẩm, nhờ đó tạo được ấn tượng cho người đọc.

Phương thức biểu đạt chính là cách thức để người viết truyền đạt thông tin, thông điệp của mình đến người đọc
Các loại phương thức biểu đạt
Phương thức biểu đạt tự sự là gì
Định nghĩa
Phương thức biểu đạt tự sự là phương thức mà trong đó, người viết sẽ trình bày các sự vật, sự việc, hiện tượng theo một mạch hoàn chỉnh, theo một trình tự không gian gian hay thời gian nhất định, và không bi ảnh hưởng bởi quan điểm hay thái độ của tác giả.
Người viết sẽ dùng phương thức này để kể lại một câu chuyện có diễn biến liền mạch, liên quan đến nhau về nhân vật bất kỳ, từ đó gửi gắm thông điệp đến người đọc.
Cách nhận biết
Để nhận biết một tác phẩm có phương thức biểu đạt tự sự hay không, ta sẽ dựa vào các yếu tố sau đây:
- Tác phẩm phải có cốt truyện rõ ràng
- Thể hiện được tư tưởng, chủ đề rõ ràng và đầy đủ
- Phải có nhân vật, sự việc, sự kiện xảy ra theo từng diễn biến
- Lựa chọn ngôi kể phù hợp
Cách xác định phương thức biểu đạt
Muốn xác định phương thức biểu đạt tự sự trong một tác phẩm, ta cần nghiên cứu kỹ tác phẩm. Sau đó, liệt kê ra các tình tiết, diễn biến của sự việc, tìm nhân vật cũng như xác định rõ nội dung cốt truyện. Từ những yếu tố này, chúng ta sẽ tìm hiểu xem người viết muốn gửi gắm tư tưởng, thông điệp như thế nào qua tác phẩm của mình.
Vai trò
Phương thức biểu đạt tự sự đóng vai trò quan trọng trong tác phẩm văn học, đặc biệt là văn xuôi, truyện ngắn, tiểu thuyết,… bởi đây là phương thức biểu đạt chính của các thể loại này. Nhờ có phương thức biểu đạt tự sự, người đọc có thể nắm được cốt truyện và diễn biến các tình tiết trong tác phẩm, hiểu được tính cách nhân vật thông qua một chuỗi hành động nhất định. Từ đó, người đọc có thể hiểu được nội dung tư tưởng, ý nghĩa mà người viết muốn gửi gắm qua tác phẩm.

Trong phương thức biểu đạt tự sự, người viết sẽ trình bày các sự vật, sự việc, hiện tượng theo một mạch hoàn chỉnh
Phương thức biểu đạt miêu tả là gì
Định nghĩa
Khác với tự sự, phương thức biểu đạt miêu tả là phương thức mà người viết sẽ sử dụng các từ ngữ, hình ảnh,… sao cho người đọc có thể liên tưởng tới sự vật, hiện tượng đang được nhắc đến một cách dễ hiểu và chân thực nhất. Đây là một trong những phương thức biểu đạt được sử dụng phổ biến nhất, đặc biệt là trong thơ ca, bút ký,…
Cách nhận biết
Muốn nhận biết phương thức miêu tả trong một văn bản hay đoạn văn bất kỳ, ta dựa vào những yếu tố như:
- Xác định rõ những tính từ, động từ, biện pháp tu từ được người viết sử dụng
- Người viết có sử dụng những câu văn miêu tả chi tiết hình dáng về sự vật, hiện tượng, hay tính cách, ngoại hình, suy nghĩ… của con người
- Các đặc điểm của thế giới bên ngoài đều được miêu tả một cách sinh động và rõ ràng
Cách xác định phương thức biểu đạt
Để xác định phương thức miêu tả, ta sẽ xem xét cách dùng từ ngữ của người viết. Các tính từ, động từ, biện pháp tu từ chủ yếu được dùng để tái hiện lại dáng vẻ bề ngoài của sự vật, hiện tượng hoặc tính cách, ngoại hình cùa con người. Càng tái hiện chi tiết thì ta càng dễ nhận biết được đâu là miêu tả, đâu là không.
Vai trò
Nhờ có phương thức biểu đạt miêu tả mà người đọc có thể tưởng tượng, hình dung bối cảnh, sự vật, nhân vật,… một cách chân thực và rõ nét hơn. Phương thức biểu đạt miêu tả còn làm tăng tính gợi hình gợi tả, làm cho tác phẩm trở nên mềm mại và dễ tạo được ấn tượng cho người đọc.

Đối với phương thức biểu đạt miêu tả, người viết sẽ sử dụng các từ ngữ, biện pháp tu từ,… để tái hiện lại sự vật, hiện tượng một cách sinh động
Phương thức biểu đạt biểu cảm là gì
Định nghĩa
Phương thức biểu cảm là phương thức biểu đạt dùng để bộc lộ những tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, tái hiện lại thế giới nội tâm của người viết. Đối với phương thức này, người viết chủ hiểu bày tỏ những suy nghĩ, cảm xúc của mình đến người đọc. Tình cảm được thể hiện tác phẩm là những tình cảm mang đậm ý nghĩa nhân văn.
Cách nhận biết
Cách nhận biết phương thức biểu đạt trong tác phẩm là:
- Dựa vào tần suất xuất hiện của các từ ngữ có chức năng bộc lộ cảm xúc, thái độ trước sự vật, hiện tượng, con người,… của người viết
- Dựa vào các từ ngữ hoặc câu cảm thán
Cách xác định phương thức biểu đạt
Cách xác định phương thức biểu cảm trong một văn bản hay một đoạn văn/đoạn thơ bất kỳ chủ yếu dựa vào các từ ngữ, các câu văn/câu thơ mang tính thể hiện cảm xúc, thái độ của người viết. Người viết càng sử dụng các từ ngữ, câu cảm thán càng nhiều thì càng thể hiện rõ nội tâm của mình đến người đọc.
Vai trò
Trong một tác phẩm văn học, phương thức biểu cảm đóng vai trò làm tăng tính gợi cảm cho tác phẩm. Đồng thời, thông qua phương thức biểu đạt này, người viết có thể cảm nhận rõ hơn thế giới nội tâm của tác giả, thấu hiểu và đồng cảm với những tâm tư, suy nghĩ, cảm xúc, nguyện vọng,… được tác giả gửi gắm qua tác phẩm.

Phương thức biểu cảm góp phần làm tăng tính gợi cảm cho tác phẩm
Phương thức biểu đạt thuyết minh là gì
Định nghĩa
Đúng như tên gọi của mình, phương thức biểu đạt thuyết mình là phương thức biểu đạt dùng để cung cấp, giới thiệu những thông tin, kiến thức liên quan đến đặc điểm, tính chất của một sự vật hay một hiện tượng bất kỳ đến người đọc.
Các từ ngữ, câu văn dùng để thuyết minh phải mang tính khách quan và thể hiện thông tin thật chính xác, đầy đủ mà không lồng ghép cảm xúc của người viết. Đây cũng là điểm khác biệt giữa thuyết minh với tự sự, miêu tả và biểu cảm.
Cách nhận biết
Có những cách nhận biết phương thức thuyết minh sau đây:
- Dựa vào những câu văn giới thiệu đặc điểm, tính chất,… của đối tượng được đề cập
- Ngôn ngữ mạnh lạc, rõ ràng, có logic
- Dựa vào các biện pháp tu từ so sánh, liệt kê
Cách xác định phương thức biểu đạt
Khi xác định phương thức thuyết minh trong một văn bản, ta cần xem xét kỹ cách sử dụng từ ngữ, lối hành văn của người viết. Văn bản thuyết minh sẽ giới thiệu, cung cấp thông tin và kiến thức một cách chính xác, không lồng ghép với yếu tố cảm xúc cá nhân. Cần lưu ý điều này để tránh nhầm lẫn với các phương thức biểu đạt khác.
Vai trò
Phương thức biểu đạt thuyết minh đóng vai trò giúp người đọc tìm hiểu thông tin, mang đến những kiến thức hữu ích nhất. Nhờ có phương thức biểu đạt này, ta có thể hiểu được về đặc điểm, tính chất,… của các sự vật, hiện tượng… bên ngoài, mở mang vốn tri thức của mình một cách đầy đủ và chính xác nhất. Cũng chính vì vậy mà phương thức thuyết minh thường được áp dụng trong các văn bản thuyết minh về một vấn đề, một địa điểm du lịch, một sự vật,…

Phương thức biểu đạt thuyết minh cung cấp thông tin và kiến thức một cách khách quan và chính xác
Phương thức biểu đạt nghị luận là gì
Định nghĩa
Nghị luận có nghĩa là bàn luận. Phương thức biểu đạt nghị luận là phương thức mà người viết dùng để trình bày, đưa ra quan điểm, ý kiến, đánh giá hoặc bàn luận của mình về một vấn đề, một sự vật, sự việc, hiện tượng nào đó trong cuộc sống. Từ những đánh giá, ý kiến này, người đọc có thể đồng ý hoặc không đồng ý với những điều mà người viết đã nêu ra.
Cách nhận biết
Cách nhận biết phương thức nghị luận bao gồm các yếu tố sau đây:
- Xác định chủ đề/quan điểm bàn luận một cách rõ ràng
- Xây dựng hệ thống luận điểm, luận cứ, dẫn chứng sắc bén nhằm phân tích, chứng minh cho quan điểm được nêu ra
- Bố cục bài viết phải chặt chẽ, lập luận mang tính thuyết phục
Cách xác định phương thức biểu đạt
Khi muốn xác định phương thức nghị luận trong một văn bản hay đoạn văn bất kỳ, ta thường dựa vào các luận điểm, luận cứ và dẫn chứng mà người viết nêu ra. Bài viết càng xây dựng hệ thống luận điểm và luận cứ rõ ràng, lập luận chặt chẽ và sắc bén thì càng dễ thuyết phục được người đọc.
Vai trò
Thông qua phương thức nghị luận, người đọc có thể nắm được những thông tin, kiến thức về vấn được được bàn luận, quan sát vấn đề một cách khách quan và đa chiều. Từ đó, người đọc có thể tự hình thành nên quan điểm cá nhân, có thể đồng tình hoặc không đồng tình, bổ sung lập luận cho người viết.

Phương thức nghị luận trình bày hệ thống luận điểm, luận cứ chặt chẽ và mang tính thuyết phục
Phương thức biểu đạt hành chính – công vụ là gì
Định nghĩa
Phương thức biểu đạt hành chính – công vụ là phương thức dùng để truyền tải những nội dung, yêu cầu, quyết định,… từ cấp trên xuống, hoặc dùng để bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của cá nhân, cấp dưới tới các cơ quan, đoàn thể cao hơn để giải quyết một vấn đề nào đó. Vì tính chất đặc thù, phương thức biểu đạt này chỉ được sử dụng trong các loại văn bản hành chính chứ không xuất hiện trong các tác phẩm văn học.
Cách nhận biết
Cách nhận biết phương thức biểu đạt hành chính – công vụ rất đơn giản. Ta sẽ dựa vào các thành phần trong một văn bản hành chính, bao gồm:
- Quốc hiệu và tiêu ngữ
- Địa điểm và ngày tháng
- Họ tên, chức vụ của người/cơ quan nhận
- Họ tên, chức vụ của người/cơ quan gửi
- Nội dung
- Chữ ký
- Họ tên người làm văn bản
Cách xác định phương thức biểu đạt
Muốn xác định phương thức biểu đạt hành chính – công vụ, ta chỉ cần dựa vào bố cục, thành phần trong các văn bản hành chính. Tùy theo từng loại văn bản cụ thể mà một số thành phần có thể được thay đổi, điều chỉnh linh hoạt. Tuy nhiên, về cơ bản thì vẫn có những thành phần bắt buộc như: Quốc hiệu và tiêu ngữ, thời gian và địa điểm làm văn bản, họ tên của cơ quan/người nhận và cơ quan/người gửi, chữ ký và họ tên của người làm văn bản,…
Vai trò
Phương thức biểu đạt hành chính – công vụ được sử dụng để giao tiếp giữa các cơ quan đoàn thể với người dân, hoặc giữa các cá nhân trong cùng một tập thể. Nó thể hiện được sự trang trọng và mang tính chính xác cao. Thông qua phương thức này, người đọc có thể nắm được các thông tư, quyết định, thông báo,… một cách đầy đủ và rõ ràng.

Phương thức biểu đạt hành chính – công vụ dùng để truyền tải những nội dung, yêu cầu, quyết định,… của cấp trên, hoặc dùng để bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của cá nhân, cấp dưới
Ví dụ và bài tập thường gặp về phương thức biểu đạt
Bài tập 1: Xác định phương thức biểu đạt trong đoạn thơ dưới đây:
“Đò lên Thach Hãn ơi chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm.
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm”.
(Lê Bá Dương, Lời người bên sông)
Đáp án: Phương thức biểu đạt: Biểu cảm.
Bài tập 2: Các đoạn trích dưới đây sử dụng phương thức biểu đạt nào?
a) “…Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại, réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng.
Tới cái thác rồi. Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xoá cả chân trời đá. Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền. Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này”.
(Trích Tuỳ bút Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân)
b) “Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của nước nhà. Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân phong kiến.
Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa để tiến bộ hơn nữa”
(Hồ Chí Minh – Về vấn đề giáo dục)
Đáp án:
a) Miêu tả
b) Nghị luận
Bài tập 3: Xác định phương thức biểu đạt trong đoạn trích sau đây:
“Theo các nhà khoa học, bao bì ni lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn ở các vùng đồi núi. Bao bì ni lông bị vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa. Sự tắc nghẽn của hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh. Bao bì ni lông trôi ra biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải…”
(Trích Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000)
Đáp án: Phương thức biểu đạt: Thuyết minh.
Bài tập 4: Tại sao văn bản dưới đây được gọi là văn bản thuyết minh?
“Đây là một nhạc cụ họ dây, chỉ gảy. Xưa kia chỉ dùng đệm cho hát ả đào. Đàn có bầu cộng hưởng hình thang, đáy lớn khoảng 25cm nằm phía trên, đáy nhỏ khoảng 22cm nằm phía dưới, hai cạnh bên khoảng 35cm, dày 7 – 9 phân. Mặt đàn bằng gỗ xốp, thường là gỗ cây ngô đồng, còn gắn thêm mảnh gỗ hình chữ U có lỗ để mắc gốc dây đàn. Cần đàn dài 1,2m, gắn 10-12 phím gọt bằng tre. Đàn đáy có ba dây bằng tơ xe, cách nhau một quãng bốn, ứng với nốt soi-đô-fa. Tiếng đàn ấm, dịu và đục, đi với giọng nữ kết hợp tiếng phách tre hài hòa có khả năng thể hiện những cung bậc tinh tế của tình cảm”.
A. Kể lại một câu chuyện về cây đàn đáy.
B. Giới thiệu một cách chính xác, khách quan cây đàn đáy.
C. Thuyết phục người đọc tin về cái hay của đàn đáy.
D. Phát biểu cảm nghĩ về cây đàn đáy.
Đáp án: B.
Bài tập 5: Căn cứ vào đâu để khẳng định đoạn văn sau đây không phải là một văn bản biểu cảm mà là một văn bản tự sự?
“ – Trời ơi, chỉ còn có năm phút!
Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già.
– Ô! Cô còn quên chiếc mùi xoa này!
Anh thanh niên vừa vào, kêu lên. Để người con gái khoỉu trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. Cô kĩ sư nhếch mép, mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn và quay vội đi.”
A. Miêu tả cảnh chia tay của anh thanh niên với cô kĩ sư.
B. Kể lại hai sự việc của anh thanh niên khi chỉ còn năm phút.
C. Thuyết phục người đọc về hoàn cảnh của anh thanh niên khi chỉ còn năm phút.
D. Giới thiệu với người đọc về hoàn cảnh của anh thanh niên khi chỉ còn năm phút.
Đáp án: B.
Bài tập 6: Tại sao nói thơ trữ tình là thể loại biểu hiện rõ nhất đặc điểm của văn bản biểu cảm?
A. Vì thơ trữ tình bộc lộ tình cảm, cảm xúc một cách trực tiếp.
B. Vì thơ trữ tình bộc lộ tình cảm, cảm xúc một cách gián tiếp
C. Vì thơ trữ tình miêu tả rõ nét hình ảnh, sự vật.
D. Vì thơ trữ tình thuyết phục người nghe về tình cảm của người viết rõ nhất.
Đáp án: A.
Xem thêm:
- Điệp từ là gì? Điệp ngữ là gì? Cấu trúc và ví dụ minh họa
- 9 Cách học văn hiệu quả, nhanh thuộc, nhớ lâu, không buồn ngủ
- Đại từ xưng hô là gì? Các đại từ xưng hô và ví dụ bài tập có đáp án
Hy vọng bài viết trên đã giúp các bạn hiểu được phương thức biểu đạt là gì, cũng như nắm rõ khái niệm và cách nhận biết 6 phương thức biểu đạt thông dụng nhất. Chúc các bạn sẽ gặt hái kết quả cao trong môn Ngữ văn.
Tổng hợp 5 đề thi giữa kì 1 môn vật lý 6 2022-2023 có đáp án
Đề thi giữa kì 1 môn vật lý lớp 6 năm học 2022 – 2023 sẽ được Bambooschool tổng hợp ngay bên dưới. Các bạn học sinh Trung học Cơ sở có thể lưu lại bộ tài liệu này để tự ôn tập cho kì thi sắp tới của mình.
Đề thi vật lý lớp 6 giữa học kì 1 số 1
I/ TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng
Câu 1. Đơn vị đo thể tích chất lỏng là
a/ mét
b/ mét khối
c/ mét vuông
d/ gam
Câu 2. Để đo thể tích của vật rắn không thấm nước ta thường sử dụng dụng cụ…….
a/ bình chứa
b/ bình chia độ
c/ bình tràn
d/ cả câu b và c
Câu 3. Đơn vị chính để đo khối lượng là:
a/ Mét khối (m3)
b/ Lít (l)
c/ Kilogam (kg)
d/ Mét (m).
Câu 4. Hãy tính 200g ứng với bao nhiêu Niutơn …
a/ 4N
b/ 3N
c/ 0,2N
d/ 2N
Câu 5. Hãy xác định xem cách đổi nào sau đây là sai
a/ 1 kg = 1000g
b/1 tấn = 1000kg
c/1 tạ = 10kg
d/ 1mg =0.001g
Câu 6. Trọng lực là………của trái đất
a/ lực hút
b/ lực đẩy
c/ lực kéo
d/ lực ép
II/ TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 7: (3 điểm)
a/ Hãy cho biết phương và chiều của trọng lực?
b/ Hãy cho biết trọng lượng của quả cân 4kg=…..N
Câu 8: (2 điểm) Thế nào là hai lực cân bằng?
Câu 9: (2 điểm) Thực hiện đổi:
2000g = ………….Kg
2 tấn = …………Kg
2l = ………..dm3= ………cm3
2000 l= …….m3
Đáp án đề thi lớp 6 giữa học kì số 1
Phần trắc nghiệm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Đáp án | B | D | C | D | C | A |
Phần tự luận
7a/ Phương thẳng đứng, chiều hướng về trái đất.
b/ 40N.
- Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau,có cùng phương nhưng ngược chiều cùng tác dụng vào một vật.
- 2000g = 2 Kg
2 tấn = 2000 Kg
2 l = 2 dm3= 2000 cm3
2000 l= 2 m3
Đề thi vật lý lớp 6 giữa học kì 1 số 2
Trắc nghiệm (3,0 điểm):
Hãy viết chữ cái đứng trước ý đúng trong các câu sau:
Câu 1 (0,5 điểm). Độ chia nhỏ nhất của thước là
A.Độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
B.Độ dài nhỏ nhất ghi trên thước.
C.Độ dài lớn giữa hai vạch chia bất kỳ trên thước.
D.Độ dài nhỏ nhất có thể đo được bằng thước.
Câu 2 (0,5 điểm). Có thể dùng bình tràn và bình chia độ để đo thể tích của vật nào dưới đây?
A.1 bát gạo.
B.1 viên phấn.
C.1 hòn đá.
D.1 cái kim.
Câu 3 (0,5 điểm). Trọng lực là
A.Lực đẩy của vật tác dụng lên Trái Đất.
B.Lực hút giữa vật này tác dụng lên vật kia.
C.Lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.
D.Lực đẩy của Trái Đất tác dụng lên vật.
Câu 4 (0,5 điểm). Trên một hộp thịt có ghi 500g. Số đó chỉ
A.Sức nặng của hộp thịt.
B.Thể tích của thịt trong hộp.
C.Khối lượng của cả hộp thịt.
D.Khối lượng của thịt trong hộp.
Câu 5 (0,5 điểm). Khi đòn cân Rôbecvan thăng bằng người ta thấy một bên đĩa cân có 2 quả 200g, 1 quả 500g, bên đĩa cân còn lại là hai túi bột ngọt như nhau. Vậy khối lượng của 1 túi bột ngọt là
A.450g.
B.900g.
C.500g.
D.200g.
Câu 6 (0,5 điểm). Số liệu nào dưới đây phù hợp với một học sinh THCS?
A.Khối lượng 400g.
B.Trọng lượng 400N.
C.Chiều cao 400mm.
D.Vòng ngực 400cm.
Tự luận (7,0 điểm):
Câu 7 (1,0 điểm). Hãy tìm cách xác định đường kính trong của một ống tre.
Câu 8 (2,0 điểm). Hãy so sánh trọng lượng của hòn gạch có khối lượng 2kg với trọng lượng của hòn đá có khối lượng 10kg?
Câu 9 (2,0 điểm). Nêu 1 ví dụ cho thấy lực tác dụng lên một vật làm biến đổi chuyển động của vật đó, và một ví dụ cho thấy lực tác dụng lên một vật làm cho vật bị biến dạng ?
Câu 10 (2,0 điểm). Hãy kể tên những loại thước đo độ dài mà em biết? Tại sao người ta lại sản xuất nhiều loại thước như vậy?
Đáp án đề thi lớp 6 giữa học kì số 2
Phần trắc nghiệm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Đáp án | A | C | C | D | A | B |
Phần tự luận
Câu 7
- Ta dùng mực bôi lên miệng ống tre rồi in ra giấy.
- Dùng kéo cắt theo đường tròn vừa in ra giấy.
- Gập đôi hình tròn vừa cắt được, đo độ dài đường gấp đó là độ dài cần xác định.
Câu 8:
Ta có: m1= 2kg => P1= 20N
m2= 10kg => P2= 100N
20N < 100N (P1 <P2)
Vậy trọng lượng của hòn gạch có khối lượng 2kg nhỏ hơn trọng lượng của hòn đá có khối lượng 10kg.
Câu 9:
Ví dụ về tác động của lực làm vật biến đổi chuyển động: Một học sinh đạp xe đã tác dụng vào bàn đạp một lực làm quay bánh xe, nhờ đó xe đạp đang từ đứng yên sang chuyển động, hoặc khi xe đã chuyển động thì chuyển động nhanh hơn.
Ví dụ về tác động của lực làm vật biến dạng: Dùng tay uốn cong một cành cây. Lực của tay tác dụng vào cành cây làm nó bị biến dạng (bị cong).
Câu 10:
Thước kẻ có GHĐ là 30cm, ĐCNN là 1 mm dùng để đo chiều dài, chiều rộng của cuốn sách.
Thước dây có GHĐ là 5m, ĐCNN là 5mm dùng để đo chiều dài, chiều rộng mảnh đất.
Thước mét có GHĐ 1m, ĐCNN 1mm dùng để đo chiều dài của bàn học.
Có nhiều loại thước như vậy để có thể chọn thước phù hợp với độ dài và đối tượng cần đo trong thực tế.
Đề thi vật lý lớp 6 giữa học kì 1 số 3
Câu 1: Nhà Nam có một kính lúp, hành động nào sau đây khi bảo vệ kính lúp của Nam là sai?
A.Lau chùi bằng khăn mềm.
B.Để kính ở chậu cây tiện cho những lần sử dụng
C.Cất kính vào hộp kín.
D.Dùng xong rửa kính bằng nước sạch.
Câu 2: Kính lúp cầm tay có tác dụng khi quan sát các vật nhỏ :
A.Nhìn vật xa hơn
B.Phóng to ảnh của một vật
C.Làm ảnh của vật nhỏ hơn
D.Không thay đổi kích thước của ảnh
Câu 3: Tấm kính dùng làm kính lúp có:
A.Phần rìa dày hơn phần giữa
B.Có hai mặt phẳng
C.Có phần rìa mỏng hơn phần giữa
D.Có phần giữa bị lõm.
Câu 4: Đơn vị đô độ dài hợp pháp ở nước ta là:
A.mm
B.km
C.cm
D.m
Câu 5: Từ hình vẽ, hãy xác định chiều dài của khối hộp?
A.3cm
B.4cm
C.2cm
D.5cm
Câu 6: Đo chiều dài của chiếc bút chì theo cách nào sau đây là hợp lí nhất?
Câu 7: Một hộp sữa có ghi 900g. 900g chỉ?
A.Khối lượng của cả hộp sữa
B.Khối lượng của sữa trong hộp
C.Khối lượng của vỏ hộp sữa
D.Khối lượng hộp sữa là 900g
Câu 8: Đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lường hợp pháp của nước ta là:
A.Gam
B.Tạ
C.Kilogram
D.Tấn
Câu 9: Thao tác nào là sai khi dùng cân đồng hồ?
A.Đặt vật cân bằng trên đĩa cân
B.Đọc kết quả khi cân khi đã ổn định
C.Đặt mắt vuông góc với mặt đồng hồ
D.Đặt cân trên bề mặt không bằng phẳng
Câu 10: Để đo thời gian chạy ngắn 100m ta sử dụng đồng hồ nào để đo là hợp lí nhất ?
A.Đồng hồ đeo tay
B.Đồng hồ điện tử
C.Đồng hồ quả lắc.
D.Đồng hồ bấm giây
Đáp án đề thi lớp 6 giữa học kì số 3
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đáp án | C | C | B | D | A |
Câu | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | B | C | B | D | D |
Đề thi vật lý lớp 6 giữa học kì 1 số 4
Câu 1: Lực là gì? Ví dụ. Nêu kết quả tác dụng của lực?
Câu 2: Một vật có khối lượng 180 kg và thể tích 1,2 m3.
a/Tính khối lượng riêng của vật đó.
b/Tính trọng lượng của vật đó.
Câu 3: a) Kể tên các loại máy cơ đơn giản?
b) Muốn đưa một thùng dầu nặng 120 kg từ dưới đất lên xe ô tô. Ta nên sử dụng loại máy cơ đơn giản nào?
Câu 4: Một vật có khối lượng 60g treo vào một sợi dây cố định.
a) Giải thích vì sao vật đứng yên?
b) Cắt đứt sợi dây, vật rơi xuống, giải thích vì sao?
Câu 5: Tại sao càng lên dốc thoai thoải, càng dễ dàng hơn?
Đáp án đề thi lớp 6 giữa học kì số 4
Câu 1: Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực. Lấy ví dụ:
Kết quả tác dụng của lực:
- Làm biến đổi chuyển động của vật.
- Làm vật biến dạng.
Câu 2:
Tóm tắt
m=180 kg, V = 1,2 m3. D = ?; P = ?
Giải
Khối lượng riêng của vật là: D=m/V=180/1,2=150 (kg/m3)
Trọng lượng của vật là: P = 10.m=10.180=1800 (N)
Câu 3:
Các loại máy cơ đơn giản: mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc.
Dùng mặt phẳng nghiêng.
Câu 4:
Vật đứng yên vì: Lực kéo của sợi dây bằng với trọng lượng của vật.
Cắt đứt sợi dây, vật rơi xuống vì: Cắt đứt sợi dây, vật không còn chịu lực kéo của sợi dây nữa, lúc đó vật chỉ còn chịu tác dụng lực của trọng lực có chiều từ trên xuống dưới nên rơi xuống.
Câu 5: Dốc càng thoai thoải tức là độ nghiêng càng ít thì lực nâng người khi đi càng nhỏ nên thấy dễ dàng hơn.
Đề thi vật lý lớp 6 giữa học kì 1 số 5
Trắc nghiệm:
Em hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1: Để đo thể tích của một vật cần dụng cụ:
A.lực kế
B.thước
C.cân
D.bình chia độ
Câu 2: Khi đọc kết quả đo ta phải đặt mắt nhìn như thế nào?
A.Nhìn từ trên xuống
B.Nhìn từ dưới lên
CNhìn từ phải qua
D.Nhìn vuông góc với vạch đo
Câu 3: Chọn thước có GHĐ nào sau đây để đo chiều dài cuốn sách Vật lí 6 là thích hợp nhất?
A.150mm
B.300mm
C.800mm
D.1000mm
Câu 4: Người ta đã đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ có ĐCNN 0,5 cm3. Hãy chỉ ra cách ghi kết quả đúng trong những trường hợp dưới đây:
A.V1 = 20,2 cm3
B.V2 = 20,50 cm3
C.V3 = 20,5 cm3
D.V4 = 20,05 cm3
Câu 5: Trọng lực có chiều
A.trái sang phải.
B.phải sang trái.
C.từ dưới lên.
D.từ trên xuống.
Câu 6: Hai lực cân bằng là hai lực:
A.có cường độ bằng nhau, cùng phương và cùng chiều.
B.có cùng phương, có cường độ bằng nhau và cùng tác dụng lên một vật.
C.có chiều ngược nhau, có cường độ không cần bằng nhau và phải cùng phương.
D.cùng tác dụng vào một vật, có cường độ bằng nhau, cùng phương nhưng ngược chiều nhau.
Câu 7: Khi ném lên cao mọi vật đều rơi xuống đất vì mọi vật đều có:
A.khối lượng
B.trọng lượng
C.lực cân bằng
D.lực đàn hồi
Câu 8: Khi dùng chân đá vào quả bóng thì
A.quả bóng bay đi
B.quả bóng bị biến dạng và di chuyển
C.quả bóng sẽ lăn tròn
D.quả bóng bị biến dạng
Tự luận:
Câu 1: Hãy kể tên và công dụng cụ thể của 2 loại cân mà em biết.
Câu 2:
a/ Nêu một ví dụ về lực tác dụng lên vật làm vật biến dạng? Một ví dụ về lực tác dụng lên vật làm cho vật vừa biến dạng và vừa biến đổi chuyển động? Trọng lượng xe tải nặng 2 tấn là bao nhiêu?
b/ Một con bò đang kéo xe, biết xe có khối lượng 2 tạ. Hỏi con bò phải tác dụng một lực ít nhất bằng bao nhiêu để xe chuyển động được? Lực mà con bò kéo xe có phương nào?
Đáp án đề thi lớp 6 giữa học kì số 5
TRẮC NGHIỆM
1 – D; 2 – D; 3 – B; 4 – C; 5 – D; 6 – D; 7 – B; 8 – B.
TỰ LUẬN
Câu 1:
Cân đồng hồ: dùng để cân các loại như: trái cây, đường…
Cân y tế: dùng trong khám sức khỏe.
Câu 2:
a/ Dùng tay kéo dãn sợi dây buộc hàng hay kéo dãn lò xo.
Dùng chân đá trái bóng bay, trái bóng bay và bị biến dạng.
Có trọng lượng là 20000N.
b/
Xe có khối lượng 2 tạ = 200kg thì có trọng lượng 2000N
Vậy con bò phải tác dụng một lực ít nhất bằng 2000N để xe chuyển động được.
Lực mà con bò kéo xe có phương ngang.
Tải bộ đề thi Vật Lý lớp 6 giữa kì 1 có đáp án
Bạn có thể tải trọn bộ đề thi Vật lý lớp 6 giữa kì 1 có đáp án tại đây.
[su_button url=”https://docs.google.com/document/d/1U3lflvH6bXTK4ms8hTxh1TZrrMK23h_wveuXDw9C0vQ/edit” target=”blank” background=”#a0e54e” color=”#ffffff” size=”6″]TẢI NGAY BỘ ĐỀ THI VẬT LÝ LỚP 6 GIỮA KÌ 1[/su_button].
Xem thêm:
- Tổng hợp 10 đề thi tiếng Anh lớp 6 giữa học kì 1 2022-2023 có đáp án
- Tổng hợp bộ đề thi giữa kì 1 toán 6 từ cơ bản đến nâng cao có đáp án mới nhất 2022-2023
- Tổng hợp 7 đề thi tiếng Anh lớp 7 giữa học kì 1 chương trình mới có đáp án
Trên đây là tổng hợp các dạng đề thi giữa kì 1 môn vật lý học cho các bạn học sinh khối 6. Mong rằng những học liệu Bambooschool cung cấp sẽ hữu ích cho các em tự ôn luyện cho kỳ thi sắp tới. Chúc các em học tốt!
Tổng hợp 7 đề thi Vật lý lớp 7 giữa học kì 1 2022-2023 có đáp án (Tải nhiều)
Đề thi vật lý lớp 7 giữa học kì 1 năm học 2022 – 2023 được Bambooschools tổng hợp trong bài viết sau đây chính là nguồn học liệu tuyệt vời để các em học sinh Trung học Cơ sở ôn luyện cho kỳ thi sắp tới. Hãy lưu lại những bài tập để tự học tại nhà, chuẩn bị thật tốt để đạt điểm thật cao các em nhé!
Đề thi vật lý lớp 7 giữa học kì 1 số 1
Trắc nghiệm: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng nhất trong mỗi câu sau:
Câu 1: Ta nhìn thấy một vật khi nào?
A.Khi vật phát ra ánh sáng.
B.Khi vật được chiếu sáng.
C.Khi có ánh sáng từ mắt ta chiếu sáng vật.
D.Khi có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta.
Câu 2: Hãy chỉ ra vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng?
A.Ngọn nến đang cháy. ;
B.Vỏ chai sáng chói dưới trời nắng.
C.Mặt trời. ;
D.Đèn ống đang sáng.
Câu 3: Khi nào có nguyệt thực xảy ra?
A.Khi Mặt Trăng nằm trong bóng tối của Trái Đất.
B.Khi Mặt Trăng bị mây đen che khuất.
C.Khi Trái Đất nằm trong bóng tối của Mặt Trăng.
D.Khi Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất một phần.
Câu 4: Trong một thí nghiệm, người ta đo được góc tạo bởi tia tới và đường pháp tuyến của mặt gương bằng 400. Tìm giá trị góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ?
A.400
B.800
C.500
D.200
Câu 5: Chọn câu phát biểu đúng trong các câu sau đây?
A.Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm nhỏ hơn vật.
B.Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm bằng vật.
C.Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm tia tới song song thành một chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm.
D.Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi mọi chùm tia tới hội tụ thành một chùm tia phản xạ song song.
Câu 6: Ở vị trí nào quan sát thấy nhật thực toàn phần?
A.Ở mọi điểm trên trái đất.
B.Ở vùng ban ngày trên trái đất.
C.Ở vùng ban ngày và vùng nửa tối mà mặt trăng tạo ra trên trái đất.
D.Ở vùng ban ngày và vùng bóng tối mà mặt trăng tạo ra trên trái đất.
Tự luận
Câu 7.(1 điểm). Em hãy vẽ tia phản xạ và góc phản xạ trong trường hợp sau:
Câu 8: (2 điểm). Hãy so sánh tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng và gương cầu lồi có cùng kích thước?
Câu 9: (2 điểm). Một người lái xe ô tô muốn đặt một cái gương ở trước mặt để quan sát hành khách ngồi ở phía sau lưng. Tại sao người đó dùng gương cầu lồi mà không dùng gương cầu lõm hay gương phẳng?
Câu 10: (2 điểm). Hãy vẽ ảnh của một vật như hình vẽ sau:
Đáp án đề thi lớp 7 giữa học kì sô 1
Đáp án phần trắc nghiệm, mỗi câu đúng sẽ được 0,5 điểm.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Đáp án | D | B | A | B | C | D |
Phần tự luận
Câu 7
Câu 8: So sánh tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng và gương cầu lồi có cùng kích thước:
-Giống nhau: Đều là ảnh ảo.
-Khác nhau: Ảnh quan sát được trong gương cầu lồi nhỏ hơn trong gương phẳng.
Câu 9
Lý do người lái xe dùng gương cầu lồi để quan sát hành khách ngồi sau lưng:
-Người đó không dùng gương cầu lõm vì gương cầu lõm chỉ cho ta nhìn thấy ảnh ảo của các vật ở gần sát gương, có một số vị trí của vật người lái xe không quan sát được ảnh trong gương.
-Người đó không dùng gương phẳng mà dùng gương cầu lồi vì gương cầu lồi quan sát được một vùng rộng hơn ở phía sau.
Câu 10
Đề thi vật lý lớp 7 giữa học kì 1 số 2
Câu 1. Hãy chỉ ra vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng ?
A. Ngọn nến đang cháy
B. Vỏ chai sáng chói dưới trời nắng
C. Mặt trời
D. Đèn ống đang sáng
Câu 2. Khi nào ta thấy một vật ?
A. Khi vật được chiếu sáng
B. Khi ta mở mắt hướng về phía vật
C. Khi vật phát ra ánh sáng
D. Khi có ánh sáng từ vật đến mắt ta
Câu 3. Trong trường hợp nào dưới đây, ánh sáng truyền theo đường thẳng ?
A. Trong môi trường trong suốt
B. Đi từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác
C. Trong môi trường đồng tính
D. Trong môi trường trong suốt và đồng tính
Câu 4. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng Nhật thực là
A. Mặt trời ngừng phát ra ánh sáng
B. Mặt trời bỗng nhiên biến mất
C. Mặt trời bị Mặt trăng che khuất nên ánh sáng Mặt Trời không đến được mặt đất
D. Người quan sát đứng ở nửa sau Trái Đất, không được Mặt Trời chiếu sáng
Câu 5. Chiếu một tia sáng lên một gương phẳng ta thu được một tia phản xạ tạo với tia tới một góc 40o. Góc tới có giá trị nào sau đây?
A. 20o
B. 80o
C. 40o
D. 60o
Câu 6. Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi có những tính chất là
A. Ảnh thật, bằng vật
B. Ảnh ảo, bằng vật
C. Ảnh ảo, cách gương một khoảng bằng khoảng cách từ vật đến gương.
D. Không hứng được trên màn và bé hơn vật.
Câu 7. Đặt hai viên pin giống hệt nhau trước một gương cầu lồi và một gương phẳng. Kết luận nào sau đây là đúng khi so sánh kích thước ảnh của viên pin tạo bởi gương cầu lồi và gương phẳng ?
A. Ảnh của gương cầu lồi nhỏ hơn ảnh của gương phẳng
B. Ảnh của gương cầu lồi bằng ảnh của gương phẳng
C. Ảnh của gương cầu lồi lớn hơn ảnh của gương phẳng
D. Không thể so sánh được
Câu 8. Khi đặt vật sát gương cầu lõm thì ảnh ảo của vật có tính chất là
A. Lớn bằng vật
B. Lớn hơn vật
C. Nhỏ hơn vật
D. Nhỏ hơn ảnh tạo bởi gương cầu lồi
Câu 9. Đêm rằm, ta quan sát thấy gì khi Mặt Trăng đi vào bóng tối của Trái Đất ?
A. Mặt Trăng bừng sáng lên rồi biến mất
B. Phần sáng của Mặt Trăng bị thu hẹp dần rồi mất hẳn
C. Mặt Trăng to ra một cách khác thường
D. Trên mặt đất xuất hiện một vùng tối
Câu 10. Đứng trên mặt đất, trường hợp dưới đây ta thấy có Nhật thực là
A. Ban đêm, khi Mặt Trời bị nửa kia của Trái Đất che khuất nên ánh sáng Mặt trời không đến được nơi ta đứng.
B. Ban ngày, khi Mặt Trăng che khuất Mặt Trời, không cho ánh sáng Mặt trời chiếu xuống mặt đất nơi ta đứng.
C. Ban ngày, khi Trái Đất che khuất Mặt Trăng.
D. Ban đêm, khi Trái Đất che khuất Mặt trăng.
Câu 11. Chiếu một tia sáng vuông góc với một mặt gương phẳng. Góc phản xạ r có giá trị là
A. r = 90o
B. r = 45o
C. r = 180o
D. r = 0o
Câu 12. Vì sao nhờ có pha đèn mà đèn pin lại có thể chiếu sáng được xa hơn so với khi không có pha đèn ?
A. Vì pha đèn phản xạ được ánh sáng.
B. Vì pha đèn có thể hội tụ ánh sáng tại một điểm ở xa.
C. Vì pha đèn làm cho ánh sáng mạnh thêm.
D. Vì pha đèn có thể tạo ra một chùm phản xạ song song
Đáp án đề thi lớp 7 giữa học kì số 2
Đáp án phần trắc nghiệm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Đáp án | B | D | D | C | A | D |
Câu | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Đáp án | A | B | B | B | D | D |
Đề thi vật lý lớp 7 giữa học kì 1 số 3
Câu 1: Vì sao ta nhìn thấy một vật?
A. Vì ta mở mắt hướng về phía vật
B. Vì mắt ta phát ra các tia sáng chiếu lên vật
C. Vì có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta
D. Vì vật được chiếu sáng
Câu 2: Hãy chỉ ra vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng?
A. Ngọn nến đang cháy
B. Cái gương
C. Mặt trời
D. Bóng đèn đang bật
Câu 3: Trong một môi trường trong suốt và đồng tính thì ánh sáng:
A. Luôn truyền theo đường gấp khúc
B. Luôn truyền theo đường thẳng
C. Luôn truyền theo đường cong
D. Có thể truyền theo đường cong hoặc đường gấp khúc
Câu 4: Góc phản xạ luôn:
A. Lớn hơn góc tới
B. Nhỏ hơn góc tới
C. Bằng góc tới.
D. Lúc lớn hơn, lúc nhỏ hơn góc tới
Câu 5: Cho góc tới bằng 600. Góc phản xạ có giá trị
A. 600
B. 400
C. 300
D. 200
Câu 6: Chọn câu trả lời đúng:
A. Ảnh của vật qua gương phẳng lớn hơn vật
B. Ảnh của vật qua gương phẳng nhỏ hơn vật
C. Ảnh của vật qua gương phẳng bằng vật
D. Ảnh của vật qua gương phẳng có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn vật
Câu 7: Một ngọn nến đặt vuông góc trước một gương phẳng và cách mặt gương 16cm. Ảnh của ngọn nến cách gương:
A. 14cm
B. 8cm
C. 16cm
D. 20cm
Câu 8: Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng là:
A. Ảnh ảo, không hứng được trên màn.
B. Ảnh thật, hứng được trên màn
C. Ảnh ảo, hứng được trên màn.
D. Ảnh thật, không hứng được trên màn
Câu 9: Ảnh tạo bởi gương cầu lồi là:
A. ảnh ảo lớn hơn vật
B. ảnh thật nhỏ hơn vật
C. ảnh thật lớn hơn vật
D. ảnh ảo nhỏ hơn vật
Câu 10: Tại sao ở các góc đường có khúc cua hẹp người ta lại lắp các loại gương cầu lồi mà không dùng các gương phẳng?
A. Vì các gương cầu lồi cho ảnh rõ nét hơn
B. Vì các gương cầu lồi cho ảnh lớn hơn vật
C. Vì các gương cầu lồi giá thành rẻ hơn gương phẳng
D. Vì vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn gương phẳng có cùng kích thước
Đáp án đề thi lớp 7 giữa học kì số 3
Câu 1 – C
Câu 2 – B
Câu 3 – B
Câu 4 – C
Câu 5 – A
Câu 6 – C
Câu 7 – C
Câu 8 – A
Câu 9 – D
Câu 10 – D
Đề thi vật lý lớp 7 giữa học kì 1 số 4
Câu 1: Ảnh ảo của vật tạo bởi gương cầu lõm là
A. lớn bằng vật.
B. lớn hơn vật.
C. nhỏ hơn vật.
D. nhỏ hơn ảnh tạo bởi gương cầu lồi.
Câu 2: Chiếu một chùm sáng hẹp vuông góc vào mặt một tấm bìa cứng, hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra?
A. Ánh sáng truyền xuyên qua tấm bìa
B. Ánh sáng đi vòng qua tấm bìa theo đường cong.
C. Ánh sáng đi vòng qua tấm bìa theo đường gấp khúc.
D. Ánh sáng không thể truyền qua được tấm bìa.
Câu 3: Khi nào ta nhìn thấy một vật?
A. Khi vật được chiếu sáng
B. Khi ta mở mắt hướng về phía vật
C. Khi vật phát ra ánh sáng
D. Khi có ánh sáng từ vật đến mắt ta
Câu 4: Vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng?
A. Vỏ chai sáng chói dưới trời nắng
B. Ngọn nến đang cháy
C. Mặt Trời
D. Đèn ống đang sáng
Câu 5: Chiếu một tia sáng vuông góc với mặt một gương phẳng. Góc phản xạ r có giá trị nào sau đây?
A. r = 0° B. r = 45° C. r = 90° D. r = 180°
Câu 6: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng là
A. Ảnh ảo, hứng được trên màn.
B. Ảnh ảo, nhỏ hơn vật.
C. Ảnh ảo, lớn bằng vật.
D. Ảnh ảo, lớn hơn vật
Đáp án đề thi lớp 7 giữa học kì số 4
Câu 1. Chọn đáp án B
Ảnh ảo của vật tạo bởi gương cầu lõm là ảnh lớn hơn vật.
Câu 2. Chọn đáp án D
Khi gặp một vật chắn thì ánh sáng không thể truyền qua nó.
Câu 3. Chọn đáp án D
Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đến mắt ta.
Câu 4. Chọn đáp án A
– Nguồn sáng là những vật tự nó phát ra ánh sáng: Mặt Trời, đèn ống đang sáng, ngọn nến đang cháy.
– Vỏ chai sáng chói dưới trời nắng là vật hắt lại ánh sáng.
Câu 5. Chọn đáp án A
– Theo định luật phản xạ ánh sáng: góc tới bằng góc khúc xạ
– Tia sáng chiếu vuông góc mới mặt gương phẳng => góc tới i = 00
=> góc khúc xạ r = 00.
Câu 6. Chọn đáp án C
Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng là ảnh ảo và lớn bằng vật.
Đề thi vật lý lớp 7 giữa học kì 1 số 5
Câu 1. (4 điểm)
a) Hãy phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng?
b) Đứng ở vùng nào trên Trái Đất quan sát được nhật thực toàn phần?
Câu 2. (1 điểm)
Em hãy vẽ tia phản xạ và góc phản xạ trong trường hợp sau:
Câu 3. (1 điểm)
Hãy vận dụng tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng để vẽ ảnh A’B’ của một mũi tên AB đặt trước một gương phẳng như hình sau:
Câu 4. (3 điểm)
Hãy nêu sự giống và khác nhau trong đặc điểm của ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lõm và gương cầu lồi?
Câu 5. (1 điểm)
Vì sao trên đường quốc lộ, tỉnh lộ chỗ đường gấp khúc người ta thường lắp một gương cầu lồi lớn. Làm như thế có lợi gì?
Đáp án đề thi lớp 7 giữa học kì số 5
Câu 1a) Định luật truyền thẳng của ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
1b) Nhật thực toàn phần quan sát được ở chỗ có bóng tối của mặt trăng trên Trái Đất.
Câu 2: Vẽ đúng đẹp
Câu 3: Vẽ đúng đẹp
Câu 4:
Ảnh tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm có những đặc điểm:
+ Giống nhau: Đều là ảnh ảo, giống vật
+ Khác nhau: Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng bằng vật; Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn vật; Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn vật
Câu 5: Vì vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng giúp người lái xe nhìn thấy người, xe cộ và các vật cản bên đường che khuất tránh tai nạn.
Tải bộ đề thi lớp 7 giữa kì 1 có đáp án
Các bạn có thể tải đề thi vật lý lớp 7 giữa học kỳ 1 năm học 2022 – 2023 tại đây.
[su_button url=”https://docs.google.com/document/d/1HjHN4q8phoD5PrEvOU6zI3pqshI6oUqdUS1IbLN5soo/edit” target=”blank” background=”#a0e54e” color=”#ffffff” size=”6″]TẢI NGAY BỘ ĐỀ THI GIỮA KÌ 1 MÔN VẬT LÝ LỚP 7[/su_button]
Xem thêm:
- Tổng hợp 10 đề thi tiếng Anh lớp 6 giữa học kì 1 2022-2023 có đáp án
- Tổng hợp 4 bộ đề thi lịch sử lớp 7 giữa kì 1 2022-2023 có đáp án (Tải nhiều nhất)
- Tổng hợp 7 đề thi tiếng Anh lớp 7 giữa học kì 1 chương trình mới có đáp án
Hy vọng những bài tập Bambooschool cung cấp trên đây sẽ là nguồn học liệu dành cho các em ôn thi học kỳ. Hãy lưu lại đề thi vật lý lớp 7 giữa học kỳ 1 để tự luyện tại nhà, chúc các em học tốt!
Tổng hợp các công thức hạ bậc lượng giác đầy đủ và chi tiết nhất
Kiến thức về lượng giác chiếm lượng lớn trong chương trình học hiện nay, vì thế mà những công thức hạ bậc lượng giác luôn rất quan trọng đối với các bạn học sinh. Tuy lượng công thức hạ bậc lượng giác là tương đối nhiều, nhưng các bạn học sinh khoan hãy lo lắng nhé! Bamboo School đã tổng hợp các công thức hạ bậc lượng giác và đặc biệt là còn có một số mẹo học nhanh các công thức. Hãy cùng với Bamboo School xem qua các kiến thức và bắt đầu học thuộc các công thức ngay nhé!
Hạ bậc lượng giác là gì
Giai đoạn đưa các hàm số với từ bậc cao về bậc thấp hơn được gọi là hạ bậc lượng giác. Ví dụ như từ hàm số bậc 3 về bậc 2 sẽ được gọi là hạ hàm lượng giác bậc 3.
Bảng công thức hạ bậc
Công thức hạ bậc bậc 2
Ví dụ minh họa 1:
Ví dụ minh họa 2:
Ví dụ minh họa 3:
Công thức hạ bậc bậc 3
Ví dụ minh họa:
Rút gọn biểu thức A sau đây.
Công thức hạ bậc bậc 4
Ví dụ minh họa:
Mẹo học công thức hạ bậc bằng thơ dễ thuộc nhanh chóng
Sao đi học (sin = đối/ huyền)
Cứ khóc hoài (cos = kề/ huyền)
Thôi đừng khóc (tan = đối/ kề)
Có kẹo đây (cot = kề/ đối)
Tìm sin lấy đối chia huyền
Cosin thì lấy cạnh kề, huyền chia nhau.
Còn tang ta tính như sau:
Đối trên, kề dưới chia nhau là ra liền.
Cotang cũng rất dễ ăn tiền,
Kề trên, đối dưới chia liền thể nào cũng ra
Bài tập củng cố kiến thức về công thức hạ bậc
Bài 1. Chứng minh rằng:
Bài 2. Chứng minh đẳng thức lượng giác sau:
Hướng dẫn chi tiết:
a. (Áp dụng công thức hạ bậc) Ta có:
b. Ta có:
Xem thêm:
- Công thức, cách đọc và mẹo học thuộc 7 hằng đẳng thức đáng nhớ
- Bảng công thức đạo hàm, nguyên hàm và các dạng bài tập cơ bản đến nâng cao
- Khi nào hàm số đồng biến, nghịch biến? Công thức và bài tập có giải
Kiến thức lượng giác tuy là tương đối khó nhưng chỉ cần các bạn học sinh thật chăm chỉ ôn luyện thì khó mấy cũng thành quen thôi phải không nào? Bamboo School xin chúc các bạn sẽ mau chóng thuộc được tất tần tật các công thức lượng giác nhé!