.
.
.

20-11 là ngày gì? Lịch sử ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam

Ngày 20/11 là một ngày đặc biệt đối với ngành giáo dục. Đây là ngày giúp học sinh, sinh viên có cơ hội thể hiện tấm lòng bằng các món quà đến từ vật chất lẫn tinh thần, nhằm tri ân các nhà giáo đã hết lòng truyền đạt những kiến thức cho học trò trong thời gian qua. Nhưng không phải ai cũng hiểu được những ý nghĩa sâu sắc đằng sau ngày đặc biệt này. Hãy cùng Bamboo School tìm hiểu bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm rõ về thông tin 20/11 là ngày gì? Lịch sử, ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam.

20/11 là ngày gì?

Ngày 20/11 được biết là ngày Nhà giáo Việt Nam hay Ngày Hiến chương Nhà giáo Việt Nam. Là một ngày kỉ niệm của ngành giáo dục, được tổ chức hàng năm nhằm mục đích tôn vinh những người thầy, người cô. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói “Nghề giáo là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”, họ là những người có tác động to lớn đối với sự nghiệp giáo dục và tương lai của một đất nước.

Chính vì vậy, họ xứng đáng được tôn vinh và mọi người kính trọng. Khi ngày 20/11 đến, học sinh sẽ tặng hoa, biếu quà, làm báo tường thể hiện tình cảm của mình với người đã có công dạy dỗ. Ngoài ra, trong ngành Giáo dục thì luôn nhân dịp này để đánh giá, khen thưởng và đưa ra những kế hoạch cho việc phát triển chất lượng giáo dục sắp tới.

20-11 là ngày gì? Lịch sử ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam

20/11 là ngày gì?

Lịch sử và ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Ngày 20/11 luôn là một ngày đầy ý nghĩa của các nhà giáo lẫn học sinh, nhưng các bạn đã biết lịch sử và ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là ngày như thế nào? Sau đây là một số thông tin giúp bạn tìm hiểu:

Lịch sử ngày nhà giáo Việt Nam

Vào tháng 7/1946, một tổ chức quốc tế mang tên Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo viên (FISE) được thành lập tại Paris (thủ đô nước Pháp). Đến năm 1949, tại thủ đô Ba Lan, FISE đã ra một bản Hiến chương gồm 15 chương với nội dung chủ yếu nhằm đấu tranh chống giáo dục tư sản, phong kiến, xây dựng một nền giáo dục bảo vệ quyền lợi dạy học và nhà giáo. Đồng thời cũng đề cao vị trí của nghề dạy và những người làm nghề.

Mùa xuân năm 1953, Công đoàn Giáo dục Việt Nam và một số nước khác đã được dự Hội nghị quan trọng để kết nạp vào Công đoàn Giáo dục tổ chức FISE tại Viên (Thủ đô nước Áo).

Trong cuộc họp của FISE từ ngày 26 đến ngày 30/8/1957 tại Warszawa, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã quyết định lấy ngày 20/11/1958 là ngày “Quốc tế hiến chương các nhà giáo”. Việt Nam cũng đã quyết định lấy ngày này để tổ chức ngày Nhà giáo Việt Nam, lần đầu tiên được tổ chức trên toàn miền Bắc Việt Nam vào năm 1958. Vào ngày 28/9/1982, Chính phủ đã ban hành quyết định lấy ngày 20/11 hằng năm làm ngày lễ “Ngày nhà giáo Việt Nam”.

20-11 là ngày gì? Lịch sử ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam

Bản “Hiến chương các nhà giáo” gồm 15 chương nói về quyền lợi nhà giáo và nền giáo dục của Việt Nam

Ý nghĩa ngày nhà giáo Việt Nam

Ý nghĩa ngày 20/11 cũng giống như ngày lễ truyền thống của dân tộc Việt Nam, là truyền thống hiếu học, tôn sự trọng đạo. Chúng ta cần phải coi trọng nghề giáo, đồng thời phải gìn giữ, phát triển truyền thống nhớ ơn những người luôn tận tâm chỉ dạy, truyền đạt kiến thức cho chúng ta. Dưới đây là 3 ý nghĩa quan trọng về ngày Nhà giáo Việt Nam mà các bạn nên biết:

  • Thứ nhất: Ngày 20/11 được tổ chức là nhằm tôn vinh những người hoạt động trong ngành giáo dục. Những người có công dạy dỗ, đưa học sinh thành tài, công ơn giáo dục này rất cao cả mà không gì có thể sánh được. Đây là một trong những lý do mà ngày Nhà giáo Việt Nam được thành lập và được mọi người ghi nhớ đến.
  • Thứ hai: Đây là dịp để những lứa học trò, những học sinh có thể tỏ lòng biết ơn công lao giáo dục của thầy cô đối với mình, mà những lúc thường ngày sẽ không biết làm cách nào để bày tỏ. Khi ngày 20/11 đến, các học trò có thể gửi những lời chúc, những món quà, bó hoa hay đến thăm những nhà giáo cũ và hiện tại của mình nhằm thể hiện lòng biết hơn.
  • Thứ ba: Trong ngành Giáo dục thì vào ngày này là dịp để nhìn nhận lại, đánh giá và xem xét chất lượng trong năm qua. Từ đó đưa ra những phương hướng, kế hoạch tốt nhất nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng dạy và học.
20-11 là ngày gì? Lịch sử ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam

Ngày 20/11 là dịp để học sinh thể hiện lòng biết ơn đối với giáo viên đã dạy mình

Các hoạt động phổ biến chào đón ngày 20/11

Khi ngày 20/11 đến, sẽ có rất nhiều hoat động khác nhau nhằm chào đón ngày Nhà giáo Việt Nam. Để các giáo viên có thể vui vẻ tận hưởng các hoạt động đầy thú vị mà các bạn học sinh lẫn nhà trường tổ chức. Đây là một ngày giúp các nhà giáo ấm lòng hơn khi 1 năm qua đã cống hiến rất nhiều cho nền giáo dục Việt Nam.

Thi đua làm báo tường ngày 20/11

Làm báo tường là một trong những hoạt động ý nghĩa trong ngày 20/11, không chỉ mang lại những thông điệp ý nghĩa tới các thầy cô, hoạt động còn thể hiện được tinh thần đoàn kết của một tập thể và bày tỏ thái độ tôn trọng, yêu mến và biết ơn đối với những người thầy, người cô thông qua tờ báo tường được các bạn thiết kế và viết ra những lời yêu thương đến giáo viên chủ nhiệm của lớp mình. Đây cũng là một hoạt động mang đến niềm vui cho cả thầy lẫn trò.

20-11 là ngày gì? Lịch sử ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam

Báo tường với chủ đề “Người lái đò”

Hoạt động văn nghệ chủ đề 20/11

Các hoạt động văn nghệ là những “đặc sản” không thể thiếu trong ngày 20/11, đây được xem là những món quà tinh thần luôn được các trường học ứng dụng nhằm tạo không khí ngày lễ thêm vui vẻ, bằng một số bài hát, bài múa có liên quan về nhà giáo như: Bài học đầu tiên, Bụi phấn, Lá thư gửi thầy,…được các học sinh thể hiện.

20-11 là ngày gì? Lịch sử ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam

Hoạt động văn nghệ do các bạn học sinh thể hiện vào ngày 20/11

Vẽ tranh ngày 20/11

Vẽ tranh đề tài ngày 20/11 là một trong những hoạt động ý nghĩa nhằm tôn vinh và tỏ lòng biết ơn đối với thầy cô giáo. Đây là một cách phổ biến để thể hiện tấm lòng dành cho người thầy, người cô của mình được các bạn học sinh cùng nhau sáng tạo và vẽ nên bức tranh nhiều màu sắc và gửi đến người thầy, người cô sau khi hoàn thành. Các bạn có thể vẽ về chân dung, quang cảnh lớp học hay là cảnh cô, thầy đang giảng dạy trên bục và thêm một vài lời chúc đơn giản thì chắc chắn bức tranh sẽ rất tuyệt vời.

20-11 là ngày gì? Lịch sử ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam

Vẽ tranh tặng thầy cô nhân dịp 20/11

Các hoạt động khác liên quan đến ngày 20/11

Trong ngày Nhà giáo Việt Nam thì có rất nhiều hoạt động khác nhau tùy theo sở thích của các bạn học sinh và nhà trường lựa chọn để tổ chức cho phù hợp. Ngoài những hoạt động như văn nghệ, vẽ tranh, làm báo tường như trên thì các hoạt động như cắm hoa, viết thư tay cho thầy cô, tặng hoa, tổ chức một buổi dã ngoại giữa thầy cô và trò,…cũng là một sự lựa chọn dành cho ngày 20/11 mà các bạn có thể tham khảo.

20-11 là ngày gì? Lịch sử ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam

Hoạt động cắm hoa nhân dịp 20/11

Xem thêm:

Trên đây là những thông tin giúp các bạn hiểu rõ hơn về 20/11 là ngày gì? Cũng như biết về lịch sử, ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam luôn được tổ chức mỗi năm vào đúng ngày 20/11. Hy vọng, những gợi ý về các hoạt động chào đón ngày 20/11 sẽ giúp bạn chuẩn bị những món quà bất ngờ dành cho người thầy, người cô của mình trong ngày lễ 20/11 sắp đến nhé!

Cha mẹ có thể tham khảo các chương trình đào tạo hiện có tại Bamboo School để chọn cho con môi trường học tập tốt nhất có thể

Facebook
Pinterest

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn và
Đặt lịch tham quan