.
.
.

Tổng hợp 10 đề thi giữa kì 1 toán 10 từ cơ bản đến nâng cao có đáp án mới nhất

Tổng hợp 10 đề thi giữa kì 1 toán 10 khối THPT từ cơ bản đến nâng cao có đáp án mới nhất sẽ giúp bạn có thêm nhiều bài tập để tự rèn luyện tại nhà. Sau đây là những đề thi chọn lọc có đáp án, mời các em học sinh cùng theo dõi nhé! 

Đề thi giữa kì 1 Toán 10 Số 1

Câu 1. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào không phải là mệnh đề?

  1. 2 là số nguyên âm;
  2. Bạn có thích học môn Toán không?;
  3. 13 là số nguyên tố;
  4. Số 15 chia hết cho 2.

Câu 2. Trong các tập hợp sau, tập hợp nào là con của tập hợp A = {1; 2; 3; 4; 5}?

  1. A1 = {1; 6};
  2. A2 = {0; 1; 3};
  3. A3 = {4; 5};
  4. A4 = {0}.

Câu 3.Cho các tập hợp A = {x ∈ ℝ | – 5 ≤ x < 1} và B = {x ∈ ℝ | – 3 < x ≤ 3}. Tìm tập hợp A ∪ B.A. A ∪ B = [– 5; 1);

  1. A ∪ B = [– 5; 3];
  2. A ∪ B = (– 3; 1);
  3. A ∪ B = (– 3; 3].

Câu 4. Nửa mặt phẳng không bị gạch chéo ở hình dưới đây là miền nghiệm của bất phương trình nào trong các bất phương trình sau?

đề thi giữa kì 1 toán 10

  1. x + 2y > 1;
  2. 2x + y > 1;
  3. 2x + y < 1;
  4. 2x – y > 1.

Câu 5.Mệnh đề nào sau đây đúng?

  1. sin (180° – α) = – sin α;
  2. cos (180° – α) = – cos α;
  3. tan (180° – α) = tan α;
  4. cot (180° – α) = cot α);

 

Câu 1 2 3 4 5
Đáp án B C B B B

Đề thi giữa kì 1 Toán 10 Số 2

Câu 1: Cặp số nào sau đây là một nghiệm của bất phương trình: 3x + 2(y + 3) > 4(x + 1) – y + 3 ?

  1. (–3; 0);
  2. (3; 1);
  3. (2; 1);
  4. (0; 0).

Câu 2: Cho tập hợp B gồm các số tự nhiên bé hơn 20 và chia hết cho 4.

Viết tập hợp trên dưới dạng chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó.

  1. B = {x ∈ ℤ | x ≤ 20 và x ⁝ 4};
  2. B = {x ∈ ℤ | x < 20 và x ⁝ 4};
  3. B = {x ∈ ℕ | x ≤ 20 và x ⁝ 4};
  4. B = {x ∈ ℕ | x < 20 và x ⁝ 4}.

Câu 3: Cho tập hợp K = [1 ; 7) \ (– 3 ; 5). Khẳng định nào sau đây đúng ?

  1. K = [1; 7);
  2. K = (– 3; 7);
  3. K = [1; 5);
  4. K = [5; 7).

Câu 4: Cho hai nửa khoảng M = (0; 2], N = [1; 4). Tìm E = Cℝ(M ∩ N).

  1. E = (0; 4);
  2. E = [1; 2];
  3. E = (– ∞; 1) ∪ (2; +∞);
  4. E = (– ∞; 0] ∪ [4; +∞).

Câu 5: Cho mệnh đề: “Nếu tứ giác là một hình thoi thì tứ giác đó nội tiếp được một đường tròn”.

Mệnh đề đảo của mệnh đề trên là:

  1. “Tứ giác là một hình thoi khi và chỉ khi tứ giác đó nội tiếp được trong một đường tròn”;
  2. “Một tứ giác nội tiếp được trong một đường tròn khi và chỉ khi tứ giác đó là hình thoi”;
  3. “Nếu một tứ giác nội tiếp được trong một đường tròn thì tứ giác đó là hình thoi”;
  4. “Tứ giác là một hình thoi kéo theo tứ giác đó nội tiếp được trong một đường tròn”.
Câu 1 2 3 4 5
Đáp án A D C D C

 

Đề thi giữa kì 1 Toán 10 Số 3

Câu 1: Cho hai mệnh đề P và Q. Tìm điều kiện để mệnh đề P => Q  sai

  1. P đúng Q sai.
  2. P sai Q đúng.
  3. P đúng Q đúng.
  4. P sai Q sai

Câu 2: Điểm nào sau đây thuộc đồ thị hàm số y = 2×2-4|x-1|+12

  1. (0,12)
  2. (1,10)
  3. (-1,6)
  4. (1,22)

Câu 3: Cho hai tập hợp A = {0,1,4,7,8,9}, B = {1,2,3,4,6,7,8}.Tập hợp B\A bằng:

  1. {2,3,6}
  2. {0,8}
  3. {1,4,7,9}
  4. {1,3,7,9}

Câu 4: Tọa độ đỉnh của Parabol y = x2 – 4x + 8 là điểm I có hoành độ là:

  1. x = -2
  2. x = 2
  3. x = 4 
  4. x = -4

Câu 5:  Mỗi học sinh lớp 10A đều học Tiếng Nga hoặc tiếng Đức. Biết rằng có 25 bạn học tiếng Nga, 20 bạn học tiếng Đức, 10 bạn học cả hai tiếng Nga và tiếng Đức. Hỏi lớp 10A có tất cả bao nhiêu học sinh?

  1. 40
  2. 45
  3. 35
  4. 55

 

Câu 1 2 3 4 5
Đáp án A C A B C

 

Đề thi giữa kì 1 Toán 10 Số 4

Câu 1: Cho hình bình hành ABCD có các điểm M, I, N lần lượt thuộc cạnh AB, BC, CD để 3AM = AB, BI = k.BC, 2CN = CD. Gọi G là trọng tâm tam giác BMN. Tìm giá trị của k để 3 điểm A, G, I thẳng hàng. k=? (Đáp án k=6/11)

Câu 2: Tìm tập xác định của các hàm số dưới đây 

đề thi giữa kì 1 toán 10

Câu 3: 

đề thi giữa kì 1 toán 10

đề thi giữa kì 1 toán 10

Đề thi giữa kì 1 Toán 10 Số 5

Câu 1: Phủ định của mệnh đề: “∀x∈R: x2 + 1 > 0” là:

  1. ∀x∈R: x2 + 1 < 0
  2. ∃x∈R: x2 + 1 ≤ 0
  3. ∃x∈R: x2 + 1 > 0
  4. ∀x∈R: x2 + 1 = 0

Câu 2: Phủ định của mệnh đề: “∀x∈N: x2 – 5x + 4 = 0” là:

  1. “∀x∈N: x2 – 5x + 4 # 0”
  2. “∀x∈N: x2 – 5x + 4 = 0”
  3. “∀x∈N: x2 – 5x + 4 > 0”
  4. “∀x∈N: x2 – 5x + 4 < 0”

Câu 3: Mệnh đề nào sau đây là đúng?

  1. Hai tam giác bằng nhau là điều kiện đủ để diện tích của chúng bằng nhau
  2. Hai tam giác bằng nhau là điều kiện cần để diện tích của chúng bằng nhau
  3. Hai tam giác bằng nhau là điều kiện cần và đủ để chúng có diện tích bằng nhau.

Câu 4: Cho hàm số y = mx3 – 2(m2 + 1)x2 + 2m2 – m. Tìm các điểm cố định mà đồ thị hàm số đã cho luôn đi qua với mọi m.

  1. N(1;2)
  2. N(2;-2)
  3. N(1;-2)
  4. N(3;-2)

Câu 5: Cho bốn hàm số sau:

(I) y = -2018;

(II) y = 3×2 – 1;

(III) y = -x4 + 3x -2;

(IV) y = Bộ Đề thi Toán lớp 10 Giữa kì 1 năm 2021 – 2022 (15 đề).

Trong các hàm số trên, hàm số nào là hàm số lẻ?

  1. (I)
  2. (II)
  3. (III)
  4. (IV)
  5. Hai tam giác có diện tích bằng nhau là điều kiện cần và đủ để chúng bằng nhau

 

Đề thi giữa kì 1 Toán 10 Số 6

Câu 1. Cho hai mệnh đề P: “x là số chẵn” và Q: “x chia hết cho 2”. Phát biểu mệnh đề P kéo theo Q.

  1. Hoặc x là số chẵn hoặc x chia hết cho 2;
  2. Nếu x là số chẵn thì x chia hết cho 2;
  3. Nếu x chia hết cho 2 thì x là số chẵn;
  4. x là số chẵn và x chia hết cho 2.

Câu 2. Trong các cặp số sau đây: (– 5; 0); (– 2; 1); (– 1; 3); (– 7; 0). Có bao nhiêu cặp số là nghiệm của bất phương trình x – 4y + 5 ≥ 0?

  1. 0;
  2. 1;
  3. 3;
  4. 4.

Câu 3. Giá trị của biểu thức P = sin30°.cos15° + sin150°.cos165° là

  1. 0;
  2. 1;
  3. – 1;
  4. 0,5.

Câu 4. Mệnh đề phủ định của mệnh đề P: “∃x, x2 + 2x + 3 là số chính phương” là:

  1. ∀x, x2 + 2x + 3 không là số chính phương;
  2. ∃x, x2 + 2x + 3 là số nguyên tố;
  3. ∀x, x2 + 2x + 3 là hợp số;
  4. ∃x, x2 + 2x + 3 là số thực.

Câu 5: Cho tam giác ABC với độ dài 3 cạnh BC, AC, AB lần lượt là a, b, c. Khẳng định nào dưới đây đúng?

  1. a2 = b2 + c2 + 2bcsinA;
  2. a2 = b2 + c2 – 2bccosA;
  3. a2 = b2 + c2 – 2acsinA;
  4. a2 = b2 + c2 + 2abcosA.

Đề thi giữa kì 1 Toán 10 Số 7

Câu 1: Cho tam giác ABC có AB = 4, AC = 8 và Góc A=30 độ. Tính bán kính R của đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC.

  1. 7;
  2. 6;
  3. 5;
  4. 4.

Câu 2: Cho định lý sau: “Nếu hai tam giác bằng nhau thì hai tam giác đó đồng dạng”.

Phát biểu định lý trên dưới dạng điều kiện cần.

  1. Hai tam giác bằng nhau kéo theo hai tam giác đó đồng dạng;
  2. Hai tam giác bằng nhau là điều kiện cần để hai tam giác đó đồng dạng;
  3. Hai tam giác đồng dạng là điều kiện cần để hai tam giác đó bằng nhau;
  4. Hai tam giác bằng nhau tương đương với hai tam giác đó đồng dạng.

Câu 3: Miền nghiệm của bất phương trình x – 3y + 3 > 0 là:

  1. Nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng Δ: x – 3y + 3 = 0, không chứa gốc tọa độ O;
  2. Nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng Δ: x – 3y + 3 = 0 (không kể bờ), không chứa gốc tọa độ O;
  3. Nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng Δ: x – 3y + 3 = 0, chứa gốc tọa độ O;
  4. Nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng Δ: x – 3y + 3 = 0 (không kể bờ), chứa gốc tọa độ O.

Câu 4: Cho các mệnh đề dưới đây:

(1) 24 là số nguyên tố.

(2) Phương trình x2 – 5x + 9 = 0 có 2 nghiệm thực phân biệt.

(3) Phương trình x2 + 1 = 0 có 2 nghiệm thực phân biệt.

(4) Mọi số nguyên lẻ đều không chia hết cho 2.

Trong các mệnh đề trên, có bao nhiêu mệnh đề đúng?

  1. 1;
  2. 2;
  3. 3;
  4. 4.

Câu 5:  Bạn Vân có tối đa 120 phút để trồng rau trong vườn. Biết có hai loại rau là rau cải và rau muống, một cây rau cải trồng mất 5 phút, một cây rau muống trồng mất 7 phút. Gọi số cây rau cải bạn Vân trồng được là x cây, số cây rau muống bạn Vân trồng được là y cây. Các bất phương trình mô tả điều kiện của bài toán là:

  1. 7x + 5y ≥ 120; x > 0; y > 0;
  2. 5x + 7y ≤ 120; x ≥ 0; y ≥ 0;
  3. 7x + 5y > 120; x > 0; y > 0;
  4. 7x + 5y < 120; x < 0; y > 0. 

 

Câu 1 2 3 4 5
Đáp án C C D A B

 

Đề thi giữa kì 1 Toán 10 Số 8

Câu 1: Cho hàm số y = f(x) có bảng biến thiên như sau: 

đề thi giữa kì 1 toán 10

Hàm số đồng biến trên khoảng nào dưới đây?

  1. (-1;+∞)
  2. (0;1)
  3. (-∞;0)
  4. (-∞;1)

Câu 2: Trên trục x’Ox cho tọa độ các điểm B, C lần lượt là m – 2 và m2 + 3m + 2. Tìm m để đoạn thẳng BC có độ dài nhỏ nhất.

  1. m = 2
  2. m = 1
  3. m = -1
  4. m = -2

Câu 3. Cho tam giác ABC có trung điểm cạnh BC là M(1;1) và trọng tâm tam giác là G(2;3). Tọa độ đỉnh A của tam giác là:

  1. (3;5)
  2. (4;5)
  3. (4;7)
  4. (2;4)

Câu 4. Cho hàm số y = f(x) = x2 – |x|. Khẳng định nào sau đây là đúng?

  1. Đồ thị của hàm số đối xứng qua gốc tọa độ.
  2. Đồ thị của hàm số đối xứng qua trục tung
  3. Đồ thị của hàm số đối xứng qua trục hoành
  4. Đồ thị của hàm số đối xứng qua đường thẳng x=1/2

Câu 5: Trong mặt phẳng Oxy, cho A(3;2), B(2;0). Tọa độ của trung điểm I của đoạn thẳng AB là:

  1. ( ;1)
  2. (1;2)
  3. (-1;-2)
  4. (5;2)

 

Đề thi giữa kì 1 Toán 10 Số 9

Câu 1: Xét sự biến thiên của hàm số f(x) = x + 1/x trên khoảng (1;+∞). Khẳng định nào sau đây đúng?

  1. Hàm số đồng biến trên khoảng (1;+∞).
  2. Hàm số nghịch biến trên khoảng (1;+∞).
  3. Hàm số vừa đồng biến, vừa nghịch biến trên khoảng (1;+∞).
  4. Hàm số không đồng biến, cũng không nghịch biến trên khoảng (1;+∞).

Câu 2: Cho hàm số f(x) = |x – 2| Khẳng định nào sau đây là đúng.

  1. f(x) là hàm số lẻ.
  2. f(x) là hàm số chẵn.
  3. f(x) là hàm số vừa chẵn, vừa lẻ.
  4. f(x) là hàm số không chẵn, không lẻ.

Câu 3: Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số m thuộc đoạn [-2017; 2017] để hàm số y = (m – 2)x + 2m đồng biến trên R

  1. 2014
  2. 2016
  3. Vô số
  4. 2015

Câu 4: Tìm phương trình đường thẳng d:y = ax + b. Biết đường thẳng d đi qua điểm I(1;3), cắt hai tia Ox, Oy và cách gốc tọa độ một khoảng bằng Bộ Đề thi Toán lớp 10 Giữa kì 1 năm 2021 – 2022 (15 đề)

  1. y = 2x + 5
  2. y = -2x – 5
  3. y = 2x – 5
  4. y = -2x + 5

Câu 5: Parabol (P):y = – x2 + 6x + 1. Khi đó:

  1. Có trục đối xứng x = 6 và đi qua điểm A(0;1).
  2. Có trục đối xứng x = -6 và đi qua điểm A(1;6).
  3. Có trục đối xứng x = 3 và đi qua điểm A(2;9).
  4. Có trục đối xứng x = 3 và đi qua điểm A(3;9).

Đề thi giữa kì 1 Toán 10 Số 10

Câu 1: Cho Parabol (P):y = ax2 + bx + 1 biết rằng Parabol đó đi qua hai điểm A(1;4) và B(-1;2). Parabol đó là:

  1. y = x2 + 2x + 1
  2. y = 5×2 – 2x + 1
  3. y = -x2 + 5x + 1
  4. y = 2×2 + x + 1

Câu 2: Biết Parabol y = ax2 + bx + c đi qua góc tọa độ và có đỉnh I(-1;-3). Giá trị của a, b, c là:

  1. a = -3; b = 6; c = 0
  2. a = 3; b = 6; c = 0
  3. a = 3; b = -6; c = 0
  4. Một đáp số khác

Câu 2: Cho A = {x∈R:x + 2 ≥ 0}, B = {x∈R:5 – x ≥ 0}. Khi đó A ∩ B là:

  1. [-2;5].
  2. [-2;6].
  3. [-5;2].
  4. (-2;+∞).

Câu 3. Cho A = {x∈R:x + 2 ≥ 0}, B = {x∈R:5 – x ≥ 0}. Khi đó A \ B là:

  1. [-2;5].
  2. [-2;6].
  3. (5;+∞).
  4. (2;+∞).

Câu 4: Cho mệnh đề chứa biến P(x): “3x + 5 ≤ x2” với x là số thực. Mệnh đề nào sau đây là đúng:

  1. P(3)
  2. P(4)
  3. P(1)
  4. P(5)

Câu 5: Cho parabol (P):y = ax2 + bx + 2. Xác định hệ số b, c biết (P) có đỉnh I(2;-2):

  1. a = -1, b = 4
  2. a = 1, b = 4
  3. a = 1, b = -4
  4. a = 4, b = -1

Đề thi giữa kì 1 Toán 10 Số 11

Câu 1: Cho hai hàm số f(x) = |x+2|-|x-2|, g(x) = -|x|. Khẳng định nào dưới đây là đúng?

  1. f(x) là hàm số chẵn, g(x) là hàm số chẵn
  2. f(x) là hàm số lẻ, g(x) là hàm số chẵn
  3. f(x) là hàm số lẻ, g(x) là hàm số lẻ
  4. f(x) là hàm số chẵn, g(x) là hàm số lẻ

Câu 2: Cho tập A = {0,2,5,8}, có bao nhiêu tập hợp con có đúng hai phần tử?

  1. 5

Câu 3: Phần bù của [-1,2) trong R là:

  1. (-∞,-1)⋃[2,+∞) 
  2. (-1,+∞)
  3. [2,+∞)                          
  4. (-∞,-1)

Câu 4: Cho 3 điểm A(-2, -1), B(1; 3), C(10, 3). Tìm tọa độ D để ABCD là hình bình hành

  1. D(-7,1)                          
  2. D(1,-1)
  3. D(2,-3)                          
  4. D(5,1)

Câu 5: Cho 3 điểm A (-2, -1), B (1; 3), C(10, 3). Tìm tọa độ D để ABCD là hình bình hành

  1. D(5,1)
  2. D(2,-3)
  3. D(1,-1)
  4. D(-7,1)

 

Câu 1 2 3 4 5
Đáp án B B A A D

 

Tải bộ đề thi giữa kì 1 toán 10 có đáp án

[su_button url=”https://docs.google.com/document/d/1FsuK2Wn5mRvfovCRuXj0AiwipSq-snzSPjy5-6hbn-A/edit?usp=sharing” target=”blank” background=”#a0e54e” color=”#ffffff” size=”6″]TẢI NGAY BỘ ĐỀ THI GIỮA KÌ 1 TOÁN 10[/su_button]

Xem thêm:

Hy vọng qua bài viết tổng hợp 10 đề thi giữa kì 1 toán 10 từ cơ bản đến nâng cao có đáp án mới nhất các em học sinh cũng có thêm nhiều bài tập để tự rèn luyện. Chúc các bạn học tốt! 

Cha mẹ có thể tham khảo các chương trình đào tạo hiện có tại Bamboo School để chọn cho con môi trường học tập tốt nhất có thể

Facebook
Pinterest

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn và
Đặt lịch tham quan