Lời dẫn trực tiếp là gì? Lời dẫn gián tiếp là gì? Dấu hiệu nhận biết và ví dụ
Lời dẫn trực tiếp là gì? Lời dẫn gián tiếp là gì? Làm thế nào để nhận biết lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp? Nếu các em học sinh vẫn còn loay hoay không biết cách phân biệt các mẫu câu này, hãy cùng theo dõi bài viết sau của Bamboo School để hiểu rõ hơn điểm ngữ pháp tiếng Việt này nhé!
Lời dẫn trực tiếp là gì?
Lời dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói, suy nghĩ của nhân vật hoặc một người nào đó. Lời dẫn trực tiếp thường được đặt trong dấu ngoặc kép.
Ví dụ: Tục ngữ có câu: “Lá lành đùm lá rách”.
Ví dụ: Hoạ sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”. (Nguyễn Thành Long)
Lời dẫn gián tiếp là gì?
Lời dẫn gián tiếp là thuật lợi lời nói hay nêu lại ý nghĩ của người hoặc nhân vật. Lời dẫn gián tiếp sẽ có những điều chỉnh thích hợp trong đoạn văn và chúng không đặt trong dấu ngoặc kép.
Ví dụ: Thúy Ngân bảo ngày mai bạn ấy không đến được
Ví dụ: Thầy giáo dặn chúng tôi về ôn bài, mai có giờ kiểm ưa.
Tác dụng của lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp
Như bạn đã biết về khái niệm lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp ở trên. Dựa vào định nghĩa ta cũng nhận biết được tác dụng của mỗi loại câu này là làm gì. Cụ thể như sau:
- Lời dẫn trực tiếp sẽ có tác dụng nhắc lại nguyên văn lời nói, ý nghĩa của người hoặc nhân vật. Chúng ta dùng lời dẫn trực tiếp để trích lại toàn bộ những gì nhân vật đã nói.
- Lời dẫn gián tiếp sẽ có tác dụng thuật lại lời nói và ý nghĩa của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh thích hợp trong ngữ cảnh nói. Trường hợp chúng ta muốn tường thuật lại câu chuyện có nhắc đến câu nói của người khác, bạn có thể dùng lời dẫn gián tiếp để diễn tả.
Dấu hiệu nhận biết lời dẫn trực tiếp
Dấu hiệu nhận biết lời dẫn trực tiếp rất đơn giản. Bạn chỉ cần quan tâm đến các đặc điểm là câu dẫn được đặt trong dấu ngoặc kép, sau dấu 2 chấm.
Ví dụ:
Hôm nay Nam đến trường rất sớm, bác bảo vệ thấy thế bèn hỏi: “Sao cháu đi sớm thế?”
Mẹ ra ngoài và dặn lại các con: “Đừng cho bé Su ra ngoài đường nhé!”
Dấu hiệu nhận biết lời dẫn gián tiếp
Khác với lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp sẽ không được đặt trong dấu ngoặc kép mà sẽ được diễn đạt hài hòa cùng với lời văn người dẫn. Chúng ta không cần trích dẫn y nguyên lời nói của nhân vật. Thay vào đó ta có thể thay đổi, điều chỉnh phù hợp ngay lúc thuật lại.
Ví dụ:
Hôm nay Nam đi học rất sớm, đi đến cổng trường bèn bị bác bảo vệ hỏi rằng sao lại đi sớm thế.
Mẹ đi ra ngoài và dặn lại các con rằng không cho bé Su chạy ra ngoài đường.
Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
Trong giao tiếp hằng ngày hoặc khi kể chuyện bằng lời nói, cách dẫn trực tiếp ít được sử dụng hơn. Thay vào đó, việc dùng cách dẫn gián tiếp sẽ trở nên phổ biến và giúp người nói thể hiện được tốt câu chuyện theo cá tính của mình.
Ngược lại, trong các tác phẩm văn chương như truyện, tiểu thuyết, tác giả thường dùng các lời dẫn trực tiếp để dẫn thoại nhân vật. Các lời dẫn này được đánh dấu bằng gạch đầu dòng ở đầu mỗi câu.
Cách chuyển lời dẫn trực tiếp sang gián tiếp
Khi chuyển lời dẫn trực tiếp sang gián tiếp ta sẽ phải bỏ bớt một số từ cảm thán và dấu câu “đối với văn bản viết”. Ở lời dẫn gián tiếp ta sẽ điều chỉnh một số từ ngữ cho phù hợp với ngữ cảnh nói. Ví dụ chuyển đổi câu sau từ lời dẫn trực tiếp sang lời dẫn gián tiếp:
Có câu: “Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.”
– Chuyển câu gián tiếp sẽ là: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.
=> Có sự khác biệt (lược bỏ) so với câu gốc trực tiếp của chủ tịch Hồ Chí Minh, đó là loại bỏ cụm động từ “chúng ta phải”.
Ví dụ và bài tập vận dụng về lời dẫn gián tiếp, trực tiếp
Đọc các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.
a) Lão tìm lời lẽ giảng giải cho con trai hiểu. Lão khuyên nó hãy dằn lòng bỏ đám này, để dùi giắng lại ít lâu, xem có đám nào khá mà nhẹ tiền hơn sẽ liệu; chẳng lấy đứa này thì lấy đứa khác; làng này đã chết hết gái đâu mà sợ.
(Nam Cao, Lão Hạc)
b) Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật.
(Phạm Văn Đồng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại).
Trong đoạn trích (a), bộ phận im đậm là lời nói hay ý nghĩa? Nó có được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng dấu gì không?
Trong đoạn trích (b), bộ phận im đậm là lời nói hay ý nghĩa? Giữa bộ phận in đậm và bộ phận đứng trước có từ gì? Có thể thay từ đó bằng từ gì?
Trả lời
Trong đoạn trích (a), bộ phận in đậm là lời nói của nhân vật. Đây là nội dung của lời khuyên như có thể thấy ở từ “khuyên” trong phần lời của người dẫn. Nó không được ngăn cách với phần câu đứng trước bằng một loại dấu cụ thể nào. Trước phần này có thể đặt thêm từ rằng hoặc từ là sau từ nó.
Trong đoạn trích (b), bộ phận in đậm là ý nghĩ của nhân vật, vì trước đó có từ “hiểu”. Giữa phần ý nghĩa được dẫn và phần lời của người dẫn có từ “rằng”. Có thể thay từ “là” vào vị trí của từ “rằng” trong trường hợp này.
Câu 2:
Tìm lời dẫn trong những đoạn trích (trích từ truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao. Cho biết đó là lời nói hay ý nghĩ được dẫn, là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp?
Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với Lão như thế mà lão đối xử với tôi như thế này à?”.
Sau khi thằng con đi, lão tự bảo rằng : “Cái vườn là của con ta. Hồi còn mồ ma mẹ nó, mẹ nó cố thắt lưng buộc bụng, dè sẻn mãi, mới để ra được năm mươi đồng bạc tậu. Hồi ấy, mọi thứ còn rẻ cả…”
Trả lời
– Đoạn (a): Phần trong ngoặc kép
(“A! lão già… thế này à?”)
là lời dẫn trực tiếp – dẫn lời (qua ý nghĩ của nhân vật gắn cho con chó).
– Đoạn (b): Phần trong ngoặc kép
(“Cái vườn… còn rẻ cả…”)
là lời dẫn trực tiếp – dẫn ý.
Xem thêm:
- Nói giảm nói tránh là gì? Tác dụng, ví dụ và cách nói giảm nói tránh
- Thành phần biệt lập là gì? Các loại thành phần biệt lập và ví dụ minh họa
- Phương thức biểu đạt là gì? Có bao nhiêu loại? Cách xác định và nhận biết
Mong rằng những chia sẻ về lời dẫn gián tiếp là gì và lời dẫn trực tiếp là gì trên đây sẽ hữu ích cho các bạn. Chúc bạn học tốt!
Biến dị tổ hợp là gì? Nguyên nhân, ý nghĩa, ví dụ và cách tính biến dị tổ hợp
Hãy cùng Bamboo School tìm hiểu kiến thức về biến dị tổ hợp là gì? Có những nguyên nhân nào gây ra biến dị tổ hợp? Ý nghĩa của biến dị tổ hợp trong thực tiễn? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau.
Khái niệm biến dị tổ hợp là gì?
Hiểu một cách đơn giản thì biến dị tổ hợp chính là kiểu tổ hợp các tính trạng của cá thể bố và cá thể mẹ trong quá trình sinh sản. Trong đó, các tổ hợp đột biến có thể được sinh ra từ sự phân li độc lập của các yếu tố di truyền (cụ thể là nhiễm sắc thể) và sự liên kết ngẫu nhiên của chúng trong quá trình thụ tinh. Sự liên kết này cũng chính là cơ chế làm phát sinh biến dị tổ hợp.
Biến dị tổ hợp trong tự nhiên rất phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, ta vẫn có thể dự đoán trước được kích thước cũng như tần suất xuất hiện của biến dị tổ hợp, từ đó kịp thời điều chỉnh hoặc can thiệp vào quá trình phát sinh giao tử và quá trình thụ tinh.

Biến dị tổ hợp là kiểu tổ hợp các tính trạng của cá thể bố và cá thể mẹ trong quá trình sinh sản
Nguyên nhân biến dị tổ hợp
Sau khi hiểu được biến dị tổ hợp là gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nguyên nhân hình thành nên nó. Biến dị tổ hợp chủ yếu được phát sinh từ 3 nguyên nhân chính bao gồm:
- Quá trình phát sinh giao tử giữa cá thể đực và cá thể cái
- Quá trình thụ tinh
- Do hoán vị gen
Tuy nhiên, biến dị tổ hợp chỉ xuất hiện ở các loài sinh sản hữu tính. Đối với trường hợp sinh sản vô tính thì hầu hết không có biến dị tổ hợp, bởi vì nó chỉ có quá trình giảm phân mà không phát sinh quá trình thụ tinh.

Có 3 nguyên nhân chính hình thành nên biến dị tổ hợp ở các loài sinh sản hữu tính
Ý nghĩa của biến dị tổ hợp
Biến dị tổ hợp đóng một vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống tự nhiên, là một phần không thể thiếu của tự nhiên. Đây được xem là nguồn biến dị của sinh vật, góp phần làm tăng tính đa dạng và phong phú của tất cả các chủng loại. Do đó, ta nói rằng, biến dị tổ hợp trở thành nguồn cung ứng không thể thiếu cho quá trình tiến hóa của các loài sinh vật.
Bên cạnh đó, người ta còn có thể phân tích những đặc điểm, dựa vào biến dị tổ hợp để lựa chọn giống phù hợp hoặc lai tạo giống mới. Nguyên do là bởi vì trong quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh, cá thể con hoặc là kế thừa những tính trạng đã có sẵn trên cá thể bố và mẹ, hoặc là có thêm những tính trạng mới. Những cá thể có gen trội sẽ được giữ lại, đồng thời những cá thể có gen lặn sẽ bị bỏ qua.

Biến dị tổ hợp được ứng dụng phổ biến trong quá trình lai giống và chọn giống, nhằm chọn lọc những cá thể sở hữu gen trội
Ví dụ về biến dị tổ hợp
Dưới đây là một số ví dụ cơ bản về biến dị tổ hợp trong đời sống thực tiễn:
- Ví dụ 1: Cho 2 kiểu hình là hạt đậu màu vàng, vỏ trơn và hạt đậu màu xanh, vở nhăn. Sau khi lai giữa 2 kiểu hình trên, ta sẽ thu được các kiểu hình hoàn toàn mới là: Hạt vàng – vỏ nhăn, hạt xanh – vỏ trơn. Các kiểu hình mới, khác hẳn kiểu hình đã cho ban đầu chính là biến dị tổ hợp.
- Ví dụ 2: Bố có đặc điểm là mắt nhỏ, mũi thấp. Mẹ có đặc điểm là mắt to, mũi cao. Con gái sở hữu đặc điểm di truyền từ bố và mẹ là mắt nhỏ, mũi cao. Như vậy, con gái chính là biến dị tổ hợp.
- Ví dụ 3: Cá thể đực là quạ đen, cá thể cái là quạ khoang. Các con của chúng là con lai, màu lông sở hữu những đặc điểm di truyền từ cả bố và mẹ. Ta nói đây chính là trường hợp biến dị tổ hợp.

Một số ví dụ thường gặp về biến dị tổ hợp trong đời sống thực tiễn
Các biến dị tổ hợp được tạo ra
Biến dị chính là sự thay đổi về kiểu hình của cá thể sinh vật, làm cho nó khác với những cá thể khác trong một quần thể nào đó. Trong biến dị có 2 loại là biến dị di truyền và biến dị không di truyền. Biến dị tổ hợp là một phần của biến dị di truyền.
Về cơ bản, trong biến dị tổ hợp, các tính trạng, vật chất di truyền, kiểu gen ở đời con sẽ được sắp xếp lại từ những tính trạng đã có sẵn ở đời bố mẹ. Cá thể mới được hình thành có thể sở hữu những đặc điểm tương tự với bố mẹ, hoặc có thể lai tạo, hình thành nên tính trạng mới.

Trong biến dị tổ hợp, các tính trạng, vật chất di truyền ở đời con sẽ được sắp xếp lại từ những tính trạng đã có từ đời bố mẹ
Cách tính số loại biến dị tổ hợp
Cách tính biến dị tổ hợp được thực hiện như sau:
- Đầu tiên, ta phải lần lượt xét từng cặp gen theo các tính trạng đã được nêu ở đề bài
- Sau đó, ta tính tỉ lệ kiểu hình giống đời bố và mẹ từ những cặp gen trên
- Cuối cùng, ta tính tỉ lệ xuất hiện biến dị tổ hợp ở đời con bằng cách lấy 1 trừ cho tỉ lệ kiểu hình giống đời bố và mẹ
Ví dụ: Cho phép lai P : AaBbDdEe x aaBbDDEe, biết mỗi gen quy định một tính trạng, ko lập bảng hãy tính
a/ số loại biến dị tổ hợp ớ đời con F1.
b/ tỉ lệ KH mang 3 tính trạng trội ở đời con F1
Giải:
a, Aa x aa tạo 2 loại KH 1 trội : 1 lặn.
Bb x Bb tạo 2 loại KH 3 trội : 1 lặn.
DD x Dd chỉ tạo KH trội.
Ee x Ee tạo 2 loại KH 3 trội : 1 lặn.
Số KH tạo ra: 2 x 2 x 2 = 8
Có 2 KH giống bố mẹ, vậy còn 6 kiểu hình không giống bố mẹ, nên có 6 loại biến dị tổ hợp.
b, Tỉ lệ mang 3 tính trạng trội ở con:
(Có 2 TH là kiểu hình A,a là trội và kiểu hình A,a là lặn)
A_…. + aa….. = 0,5 x 0,75 x 0,25 x 2 + 0,75 x 0,75 x 0,5 = 46,875%

Tính tỉ lệ xuất hiện biến dị tổ hợp ở thế hệ sau
Xem thêm:
- Tổng hợp 5 bộ đề thi sinh lớp 8 giữa học kì 1 2022-2023 có đáp án (kèm file tải)
- Este là gì? Tính chất vật lý, hóa học và công thức cấu tạo của hợp chất este
- Từ đồng âm là gì? Phân loại, cách nhận biết và bài tập về từ đồng âm
Trên đây là một số đặc điểm, nguyên nhân hình thành biến dị tổ hợp và cách tính biến dị tổ hợp mà bạn có thể áp dụng vào một số dạng bài tập. Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã phần nào hiểu được biến dị tổ hợp là gì, cũng như tầm quan trọng và ý nghĩa của nó trong đời sống thực tiễn. Đừng quên theo dõi để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích tại địa chỉ bambooschool.edu.vn các bạn nhé!
Nói giảm nói tránh là gì? Tác dụng, ví dụ và cách nói giảm nói tránh
Nói giảm nói tránh là gì? Đây là một biện pháp tu từ được sử dụng để diễn đạt tế nhị trong một số trường hợp. Để hiểu kỹ hơn về nói giảm nói tránh, mời các bạn học sinh cùng theo dõi bài viết sau đây của Bambooschool nhé!
Nói giảm nói tránh là gì?
Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ được sử dụng trong văn viết lẫn trong văn nói. Cách nói giảm nói tránh sẽ giúp cho ngôn từ phát ra lịch sự, trở nên tinh tế hơn trong các cuộc giao tiếp.
Thông thường người ta hay nói nên dùng lời ăn tiếng nói sao cho khéo. Cách nói giảm nói tránh chính là một hình thức giúp lời nói thêm tế nhị, lịch sự trong một số trường hợp nhạy cảm, đặc biệt.
Tác dụng của nói giảm nói tránh
Nghe qua cách gọi tên hẳn bạn cũng hiểu chức năng cơ bản của biện pháp tu từ này. Nói giảm nói tránh có nhiều tác dụng khác nhau trong một số trường hợp nhất định. Đây chính là biện pháp tu từ mang nhiều dụng ý về nghệ thuật giúp cách diễn tả của cá nhân được nhẹ nhàng hơn, lịch sự hơn.
Để giúp bạn hiểu hơn về tác dụng của nói giảm nói tránh, Bambooschool sẽ nêu lên một số ví dụ cụ thể:
Ví dụ 1: “Chia buồn cùng gia đình, chúng tôi đã cố gắng hết sức nhưng bệnh nhân không qua khỏi”. Bác sĩ sử dụng từ “Không qua khỏi’’ ở đây có ý nghĩa là “chết”, “qua đời”. Khi nói như vậy để giảm cảm giác đau buồn cho người nhà bệnh nhân.
Ví dụ 2: “Anh ấy không bao giờ trở về nữa, mãi mãi nằm lại ở chiến trường Điện Biên”. Cụm từ “Mãi mãi nằm lại’’ ám chỉ cái chết của người chiến sĩ. Cách nói như trên nhằm giảm cảm giác đau buồn và cũng đồng thời diễn đạt nhẹ nhàng sự hi sinh của người chiến sĩ.
Ví dụ 3: “Bố mẹ không còn ở với nhau đã lâu, cái Lan chịu cảnh thiếu thốn tình cảm từ nhỏ”. Cụm từ “Không còn ở với nhau’’ là cách nói giảm nói tránh một cách nhẹ nhàng của “ly dị”, chia tay của bố mẹ cái Lan.
Các cách nói giảm nói tránh
Nói giảm nói tránh có nhiều tác dụng hữu ích nhưng khi sử dụng phải hết sức lưu ý. Chúng ta cần biết cách dùng linh hoạt để ứng dụng biện pháp tu từ này trong từng trường hợp cụ thể, tránh sử dụng không hợp lý, gây ra tình huống “vô duyên”.
Các cách nói giảm nói tránh thường xuất hiện trong những trường hợp sau đây:
- Khi muốn tránh cảm giác đau buồn, gai người, sợ hãi, thô tục,…
- Khi muốn thể hiện sự tôn trọng với người đang giao tiếp với mình trong trường hợp là người có quan hệ thứ bậc xã hội cao hơn, hoặc người có tuổi tác cao.
- Khi nhận xét chân thành, tế nhị, lịch sự nhằm giúp người nghe dễ dàng tiếp thu.
Nói giảm nói tránh không nên dùng vào các trường hợp sau đây:
- Khi thực sự phê bình, nghiêm khắc, cần sự thẳng thắn trong lời nói để nói đúng sự thật về ai đó đang mắc lỗi lầm.
- Khi bạn diễn tả một thông tin khách quan, chính xác, trung thực như biên bản hành chỉnh, cuộc họp…
Như vậy việc sử dụng nói giảm nói tránh phụ thuộc vào từng tình huống giao tiếp khác nhau. Đôi khi có những trường hợp mình phải nói đúng mức độ hoặc cần nói thẳng thì không nên dùng nói giảm nói tránh.
Sự khác nhau của biến pháp nói tránh và nói quá
Nói giảm nói tránh và biện pháp nói quá là hai biện pháp tu từ đối nghịch nhau. Nếu nói giảm nói tránh nhằm để giảm nhẹ tính chất sự việc thì nói quá sẽ là phóng đại, tăng quy mô của vấn đề đang nói đến.
Nói quá cũng có tác dụng nhấn mạnh, gây ấn tượng, nhằm tăng sức biểu cảm với người nghe, người đọc. Dưới đây là một số ví dụ về biện pháp tu từ nói quá:
Ví dụ 1: Kì thi đại học sắp tới làm các em học sinh cấp 3 lo sốt vó. Cụm từ “Lo sốt vó’’ ở đây là biện pháp nói quá có tác dụng nhấn mạnh vào cảm giác lo lắng tột cùng.
Ví dụ 2: Có sức người sỏi đá cũng thành cơm để nhấn mạnh vai trò của sức lao động con người có thể cải tạo tự nhiên mang lại nguồn sống.
Bài tập ví dụ về biện pháp nói tránh
Câu 1. Nói giảm nói tránh là 2 biện pháp tu từ. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 2. Nói giảm nói tránh là gì?
A. Là một biện pháp tu từ trong đó người ta thay tên gọi một đối tượng bằng sự mô tả những dấu hiệu của nó.
B. Là phương tiện tu từ làm tăng, làm mạnh lên một đặc trưng tích cực nào đó của một đối tượng được nói đến.
C. Là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển.
D. Là một biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng.
Câu 3. Biện pháp nói giảm nói tránh được in đậm trong khổ thơ sau nói về điều gì?
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
(Tây Tiến, Quang Dũng)
A. Sự xa xôi.
B. Cái chết.
C. Sự vất vả.
D. Sự nguy hiểm.
Câu 4. Khi nào không nên nói giảm nói tránh?
A. Khi cần phải nói năng lịch sự, có văn hóa
B. Khi muốn bày tỏ tình cảm của mình.
C. Khi cần phải nói thẳng, nói đúng sự thật.
D. Khi muốn làm cho người nghe bị thuyết phục.
Câu 5. Ý kiến nào nói đúng nhất mục đích của việc nói giảm nói tránh?
A. Để nhấn mạnh, gây ấn tượng và tăng sức biểu cảm cho sự vật, hiện tượng được nói đến trong câu.
B. Để người nghe thấm thía được vẻ đẹp hàm ẩn trong cách nói kín đáo giàu cảm xúc.
C. Để tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
D. Để bộc lộ thái độ, tình cảm, cảm xúc của người nói.
Câu 6. Câu nào dưới đây sử dụng cách nói giảm, nói tránh?
A. Nó đang ngủ ngon lành thật
B. Dạo này nó lười học quá!
C. Cô ấy xinh quá nhỉ!
D. Dạo này trông anh không được hồng hào lắm!
Câu 7. Câu nào sau đây sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh?
A. Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! (Nam Cao)
B. Thôi để mẹ cầm cũng được. (Thanh Tịnh)
C. Bác trai đã khá rồi chứ? (Ngô Tất Tố)
D. Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu. (Nguyên Hồng)
Câu 8. Khi nào nên nói giảm nói tránh?
A. Khi muốn bày tỏ tình cảm của mình.
B. Khi muốn làm cho người nghe bị thuyết phục.
C. Khi cần phải nói thẳng, nói đúng nhất sự thật.
D. Khi sự việc được nói tới không được lịch sự, dễ chịu
Câu 9. Câu văn nào dưới đây có sử dụng phép nói giảm nói tránh?
A. Ngày tháng mười chưa cười đã tối
B. Không đợi được các con cháu về đông đủ, ông cụ ấy đã đi xa.
C. Nguy hiểm nhất là khi các bao bì ni lông thải bỏ bị đốt, các khí độc thải ra đặc biệt là chất đi-ô-xin có thể gây ngộ độc, gây ngất, khó thở, nôn ra máu, ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh.
D. Đất rộng bao la làm chúng tôi sửng sốt.
Câu 10. Câu văn nào dưới đây không dùng phép nói giảm nói tránh?
A. Bài thơ anh viết về ý tứ, hình ảnh thì được, nhưng tình cảm còn chưa đủ sâu.
B. Có lẽ, anh nên thu xếp để rời nơi này sớm thì hơn.
C. Nói năng như thế là có phần chưa được thiện chí lắm.
D. Anh ăn nói như dùi đục chấm mắm cáy.
Câu 11. Tìm từ ngữ (nói giảm nói tránh) thích hợp để điền vào chỗ trống:
Cha nó mất, mẹ nó /…/, nên chú rất thương nó.
A. Bỏ đi
B. Đi bước nữa
C.Lấy chồng khác
D. Không nhận nuôi con
Câu 12. Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống để câu có sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh?
Em … đi chơi nhiều như thế.
A. Đừng
B. Cấm
C. Không nên
D. Không được
Câu 13. Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống để câu có sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh?
Anh ấy … khi nào?
A. Chết
B. Thăng
C. Hi sinh
D. Tử
Câu 14. Tìm từ ngữ (nói giảm nói tránh) thích hợp để điền vào chỗ trống:
Anh ấy vừa mới /…/ ngoài chiến trường, nên ai cũng rất buồn.
A. Ra đi.
B. Hy sinh
C. Chết.
D. Qua đời.
Câu 15. Cho ví dụ sau:
Vì vậy, tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê-nin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng và bầu bạn khắp nơi đều khỏi cảm thấy đột ngột.
(Hồ Chí Minh, Di chúc)
Từ in đậm trong câu trên cho thấy Bác Hồ đang thể hiện điều gì?
A. Bác Hồ dự tính về chuyến đi xa sắp tới của mình
B. Bác Hồ mơ ước được gặp cụ Các Mác, Lê – nin
C. Bác Hồ dự tính, dặn dò trước khi qua đời
D. Cả A, B, C đều sai
Mong rằng những chia sẻ trong bài viết về nói giảm nói tránh là gì sẽ hữu ích cho các bạn học sinh. Đừng quên ghé thăm Bamboo School để tham khảo thêm nhiều bài viết hay về những định nghĩa tính chất của môn ngữ văn nhé!
Cách giới thiệu bản thân bằng tiếng anh đơn giản cho học sinh
Có thể nói, tiếng Anh là ngôn ngữ giao tiếp cơ bản và thông dụng nhất hiện nay. Vậy liệu bạn đã biết cách giới thiệu bản thân bằng tiếng anh sao cho ấn tượng và thu hút người nghe hay chưa? Bố cục và những lưu ý khi giới thiệu bản thân bằng tiếng anh là gì? Cùng Bamboo School sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn. Hãy cùng chúng mình tham khảo ngay những mẫu giới thiệu bản thân bằng tiếng anh đơn giản và thông dụng nhất nhé!
Bố cục bài giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh
Thông thường, bố cục của một bài giới thiệu bản thân bằng tiếng anh cơ bản dành cho học sinh sẽ bao gồm những nội dung chính như sau:
- Họ và tên
- Độ tuổi
- Nơi ở/quê quán
- Một số thông tin về trình độ học vấn, sở thích cá nhân, thành viên gia đình,…
Đây cũng chính là những phần thông tin quan trọng nhất và là nội dung mà người nghe muốn biết đến qua bài giới thiệu của bạn. Không phải bài giới thiệu tiếng Anh nào cũng đều có bố cục giống hoàn toàn với bố cục được nêu ở trên. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bạn cần cân nhắc những nội dung phù hợp để đưa vào bài giới thiệu của mình, sao cho thu hút và tạo được ấn tượng với người nghe.
Bố cục bài giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh thường bao gồm các phần: Giới thiệu họ tên, tuổi, quê quán, trình độ học vấn,…
Cấu trúc câu để giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh
Dưới đây là một số cấu trúc câu cơ bản và thông dụng mà bạn có thể áp dụng hoặc thay đổi trong bài giới thiệu bản thân bằng tiếng anh của mình:
Lời chào đầu tiên
Phần lời chào đầu tiên và phần giới thiệu tên tuổi thường sẽ để lại ấn tượng và hứng thú cho người nghe. Với phần mở đầu của bài giới thiệu, bạn có thể sử dụng các câu chào đơn giản nhưng vẫn tạo được sự gần gũi, thân thiết mà không bị cứng nhắc đối với người nghe, như:
- Hi / Hi everyone
- Hello / Hello everybody
- Hi guys
- Good morning/Good afternoon, everybody
- Nice to meet you
- Let me introduce myself
Lời chào đầu tiên thông dụng trong tiếng Anh
Giới thiệu tên, tuổi, đang học lớp mấy
Đây là phần nội dung quan trọng trong bài giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh. Bạn có thể sử dụng một vài kiểu câu như sau:
- My name is…
- I’m… / I am…
- You can call me…
- I’m …(age) years old
- I’m turning …(age) this year
- I’m in … grade at ABC primary/secondary school
- Now, I am studying in class … at ABC school
- I’m a student at the ABC school
Giới thiệu tên, tuổi, học vấn trong bài giới thiệu bằng tiếng Anh
Sở thích cá nhân
Sau phần lời chào và giới thiệu tên tuổi, trình độ học vấn trong bài giới thiệu bản thân bằng tiếng anh thì bạn nên giới thiệu sở thích cá nhân. Nếu biết cách trình bày, sắp xếp thông tin thì bạn có thể tạo được hứng thú đối với người nghe. Ở phần này, bạn không cần phải nói quá lan man, dài dòng mà chỉ nên tập trung vào những ý chính.
Bạn có thể liệt kê tất cả sở thích của mình, hoặc chỉ cần tập trung nói về một sở thích lớn nhất của mình vào thời gian rảnh rỗi. Sau đây là một số cấu trúc câu mà bạn có thể tham khảo và vận dụng theo:
- My hobbies are …
- My favorite hobbies are …
- I like/love …
- In my free time/In my spare time, I always/usually/often …
- I have a great passion for …
- I always spend my time …
- I enjoy …
- I’m interested in …
- My other hobbies include …
Giới thiệu sở thích cá nhân bằng tiếng Anh
Ước mơ bản thân
Với phần giới thiệu về ước mơ của bản thân, bạn có thể thoải mái chia sẻ những mong muốn, mơ ước và dự định trong tương lai của mình. Hãy nói một cách tự tin và thoải mái nhất, như vậy sẽ để lại ấn tượng tốt cho người nghe.
Một số mẫu câu mà bạn có thể sử dụng vào bài giới thiệu là:
- In the future, I want to become …
- I will become …
- I will try to get more experience to pursue the dream of becoming …
- My dream job would be …
- I decided to become … because …
- Five years from now, I want to become …
Mẫu câu tiếng Anh thông dụng khi nói về ước mơ của bản thân
Giới thiệu bạn bè
Trong phần giới thiệu bạn bè, bạn chỉ cần nêu một cách ngắn gọn và khái quát trong khoảng 1 – 2 câu là vừa đủ. Bạn có thể tham khảo một số mẫu câu dưới đây:
- At school, I have a lot of friends, who are all very lovely. Everyone says that I am a very active and energetic child …
- My best friend is … I usually … with him/her
- My friends are kind and funny. I like playing soccer with them
- My friends usually help me in studying
- Both my friend and me love reading detective stories
Một số mẫu câu giới thiệu bạn bè mà bạn có thể tham khảo
Cảm ơn mọi người
Phần nội dung quan trọng không thể thiếu để kết thúc một bài giới thiệu bản thân bằng tiếng anh là lời cảm ơn mọi người. Tuy lời cảm ơn khá ngắn gọn nhưng lại có thể tạo được ấn tượng tốt cho người nghe. Bạn có thể áp dụng các mẫu câu dưới đây vào bài giới thiệu của mình:
- Thanks for giving me this opportunity to introduce myself
- Thanks for your listening
- It’s great meeting you. Hope we will have great time together
- Thank you so much
- Thank you for your attention
- Thank you all for listening, it was a pleasure being here today
- Many thanks for your attention
- May I thank you all for being such an attentive audience
Lời cảm ơn tuy súc tích, ngắn gọn nhưng lại có thể tạo được ấn tượng tốt đối với người nghe
Mẫu giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh đơn giản cho học sinh
Sau đây là một số mẫu giới thiệu bản thân bằng tiếng anh cơ bản và dễ áp dụng vào đời sống. Các bạn có thể tham khảo và luyện tập theo:
Mẫu 1:
Tiếng Anh: Hi everyone. My name is Linh. I was born in Dong Da District, Hanoi. I live here from a child with my parents. At present, I’m 11 years old and I’m studying in 6A at ABC Primary school. My family has 4 people, including my parents, my brother and me. We’re willing to help together and my family is very happy. To my classmate, I’m active and humorous child so they love me so much. I have a lot of friends in my school. Besides that I’m good at Maths and English. I usually obtain many high scores in this subjects. I’m proud of their. I’m a big fan of detective stories. In my free time, I always read them with intensive passion. In the future, I also want to become a detective as Sherlock Holmes.
Tiếng Anh: Hello everyone, my name is Le Ngoc Diep. This year I am 12 years old, I live in Dong Da, Hanoi. There are four members in my family, including my parents, elder brother and me. Now, I am studying in class 9B at Chu Van An school. At school I have a lot of friends, they are all docile and lovely. Everyone says that I am a very active and energetic child so they love me so much. My favorite subject is Physics and English. My hobbies are cooking and reading books. Some of the favorite books are science fiction, detective, history and art. In my spare time, I also take an online piano course. In the future, I will try to get more experience to pursue the dream of becoming a famous pianist performing in the world.
Mẫu 3:
Tiếng Anh: Hello, my name is Richard Walker, you can call me Richard. I’m 15 years old. I have a great passion for reading and listening to music. There are 3 people in my family. That means I don’t have any siblings, but I have liked a sister to play with me. It’s great meeting you. Hope we will have great time together.
Tiếng Anh: Hello, I am Thuy Linh from Hanoi. I am 10 years old. My favorite hobbies are listening to teen and romantic music while reading their lyrics. My family has 4 people: my parents, my brother and me. My brother is 15 year old. He is also in secondary school and in 9th grade. Everyone loves me and of course, I also love them so much. I wish them always happiness.
Tiếng Việt: Xin chào, tôi tên là Thùy Linh tới từ Hà Nội. Năm nay tôi 12 tuổi. Tôi có sở thích nghe những thể loại nhạc trẻ, nhạc tình cảm và đọc lời của chúng. Gia đình tôi có 4 người: bố mẹ, anh trai và tôi. Anh trai tôi năm nay 15 tuổi. Anh ấy cũng học cấp hai và đang học lớp 9. Mọi người đều thương tôi và dĩ nhiên tôi cũng yêu quý họ rất nhiều. Tôi mong họ luôn được hạnh phúc.
Tiếng Anh: Hello everyone, my name is Ngoc. Like you guys, I’m turning twelve this year. I live in Hanoi with four members in my family: my parents, my elder brother and me. I used to go to Chu Van An primary school. At school, I had a lot of friends, who are all very lovely. Everyone says that I am a very active and energetic child. My favorite subject is Physics and English. My hobbies are cooking and reading books. In my spare time, I also take an online piano course. In the future, I will try to get more experience to pursue the dream of becoming a famous pianist performing in the world.
Tiếng Việt: Xin chào các bạn, tớ tên là Ngọc. Cũng như các bạn, năm nay tớ được 12 tuổi. Tớ hiện đang sống tại Hà Nội cùng với bốn thành viên trong gia đình bao gồm bố mẹ, anh trai và bản thân tớ. Trước đây tớ từng học tại trường tiểu học Chu Văn An. Ở trường cũ tớ có rất nhiều bạn bè, ai cũng đáng mến cả. Ai gặp cũng bảo tớ là một người năng động và hoạt bát. Môn học yêu thích của tớ là Vật lý và tiếng Anh. Sở thích của tớ là nấu ăn và đọc sách. Khi rảnh rỗi, tớ còn đi học đàn piano trực tuyến nữa. Trong tương lai tớ mong muốn mình giỏi hơn để theo đuổi ước mơ trở thành một nghệ sĩ đàn piano nổi tiếng khắp thế giới.
Gợi ý những cách giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh đơn giản cho học sinh
Lời khuyên để giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh ấn tượng
Để có một bài giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh ấn tượng, bạn cần lưu ý một số điều dưới đây:
- Trau dồi khả năng giao tiếp của bản thân
- Rèn luyện phong thái tự tin
- Trau dồi vốn từ vựng, cách phát âm và ngữ pháp chuẩn khi sử dụng các câu tiếng Anh
- Tập luyện kỹ năng thuyết trình, đứng trước đám đông bằng cách thường xuyên luyện tập trước gương
- Đọc cái bài giới thiệu mẫu để học hỏi thêm về cách diễn đạt nội dung
- Lồng ghép yếu tố cảm xúc vào bài giới thiệu
- Nói đúng trọng tâm, không nên nói lan man, dài dòng
- Không nên tiết lộ quá nhiều thông tin cá nhân, chỉ nên tiết lộ ở mức vừa phải
- Không nên chỉ tập trung hoàn toàn vào bài nói, mà bạn còn phải biết cách tương tác với người nghe
Xem thêm:
- Các thứ, ngày, tháng, năm trong tiếng Anh: Cách đọc, viết và mẹo học thuộc
- Tổng hợp 10 đề thi tiếng Anh lớp 8 giữa học kì 1 2022-2023 có đáp án
- Cách dùng Have / Has và những lưu ý khi sử dụng trong tiếng Anh
Hy vọng bài viết trên đã giúp các bạn phần nào nắm được bố cục, một số cấu trúc câu khi giới thiệu bản thân bằng tiếng anh. Các bạn cũng có thể tham khảo, áp dụng và luyện tập theo các mẫu giới thiệu bằng tiếng anh ở trên. Chúc bạn gặt hái thành tích cao trong tất cả các môn học.
Este là gì? Tính chất vật lý, hóa học và công thức cấu tạo của hợp chất este
Đối với phần đông các bạn học sinh, mảng kiến thức về este – khối THCS tương đối khô khan và khá khó nhằn. Vậy nên hôm nay, BamBoo School đã tổng hợp các kiến thức cơ bản nhất về este trong bài viết này! Mong rằng sau bài viết chi tiết này, các bạn sẽ cảm thấy yêu thích môn hóa học hơn cũng như là hiểu rõ về este hơn nữa!
Este là gì?
Este hay Ester là tên gọi một cấu trúc chung trong hóa học. Khi ra thay nhóm OH ở nhóm Cacboxyl của Axit cacboxylic bằng nhóm OR thì được este.

Cấu trúc hóa học của Este
Công thức cấu tạo của hợp chất Este
Este đơn chức có cồn thức chung là RCOOR’
Trong đó:
- R: gốc hidrocacbon hoặc H
- R’: gốc hidrocacbon
Cách gọi tên của este đơn chức bao gồm tên gốc R’ + tên gốc axit RCOO (đuôi “at”)
Ví dụ: CH3COOC2H5 : atyl axetat
Bảng phân loại Este
Cách tạo | Công thức chung |
Axit đơn chức và rượu đơn chức
(RCOOH và R’OH) |
RCOOR’
Nếu R và R’ là gốc no thì este là CnH2nO2 |
Axit đơn chức và rượu đa chức
(RCOOH và R'(OH)n) |
(RCOO)nR’ |
Axit đa chức và rượu đơn chức
(R(COOH)m và R’OH) |
R(COOR’)m |
Axit đa chức và rượu đa chức
(R(COOH)m và R'(OH)n) |
(ít gặp)
Rn(COOR’)n.mR’m |
Tính chất vật lý Este
Trạng thái
Ở điều kiện thường, este là chất lỏng (phần lớn các este )hoặc rắn (những este có khối lượng phân tử lớn). Ở nhiệt độ cao, este sẽ hóa lỏng (sáp ong hóa lỏng khi gặp nhiệt cao).
Nhiệt độ sôi
Nhiệt độ sôi và độ tan trong nước thấp hơn các axit có cùng khối lượng mol phân tử hoặc phân tử có cùng số nguyên tử cacbon.
Tính tan
Các este thường không tan trong nước (hoặc rất ít tan) bởi chúng không có liên kết hidro giữa các phân tử với nước.
Mùi thơm
Các este thường có mùi thơm đặc trưng.
- Isoamyl axetat: mùi chuối chín.
- Etyl butirat và etyl propionat: mùi dứa.
- Geranyl axetat: mùi hoa hồng.
- Etyl Isovalerat: mùi táo.
Tính chất hóa học Este
Phản ứng thủy phân trong môi trường axit và bazo
Môi trường Axit
Phản ứng thủy phân trong môi trường axit của este thường là phản ứng thuận nghịch. Trong phản ứng này, este vẫn còn và sẽ tạo ra hai lớp chất lỏng.
Ví dụ:
Môi trường bazo (kiềm)
Trong môi trường bazo thì sẽ là phản ứng một chiều. Đây còn được gọi là phản ứng xà phòng hóa.
Phản ứng khử
Trong phản ứng khử, este bị khử bởi LiAlH4 (liti nhôm hidrua), nhóm R-CO- sẽ trở thành ancol bậc 1.
Phản ứng cộng và trùng hợp ở gốc hydrocacbon
Phản ứng cộng
Phản ứng cộng xảy ra với các phi kim như H2, Cl2, Br2,…
Phản ứng trùng hợp ở gốc hydrocacbon
Các phân tử cần phải chứ liên kết đôi C=C để tham gia phản ứng trùng hợp.
Điều chế Este
Mỗi loại este sẽ có một phương pháp điều chế khác nhau. Có 3 loại este là: Este của ancol, Este của phenol, este không no.
Este của ancol
Phương pháp thường dùng là tiến hành phản ứng este hóa, đun hồi lưu ancol và axit hữu cơ, có H2SO4 đặc làm xúc tác.
RCOOH + R’OH RCOOR’ + H2O
Vì đây là phản ứng thuận nghịch. Nên để tăng hiệu suất phản ứng thuận:
- Tăng nồng độ chất tham gia
- Giảm nồng độ sản phẩm bằng cách: đun nóng để este bay hơi hoặc dùng H2SO4 đặc để hút nước. H2SO4 đặc vừa là xúc tác, vừa làm tăng hiệu suất phản ứng.
Este của phenol
Loại este này không điều chế được bằng phản ứng của axit cacboxylic với phenol mà phải dùng anhidrit axit hoặc clorua axit tác dụng với phenol.
(CH3CO)2O + C6H5OH CH3COOC6H5 + CH3COOH
Este không no
RCOOH + HC CH (xúc tác, nhiệt độ) RCOOCH=CH2
Ứng dụng Este trong cuộc sống
Este có tính ứng dụng rất cao và rất thường xuyên được sử dụng trong cuộc sống thường ngày như:
Làm dung môi (pha sơn)
- Với mùi thơm đặc trưng, este được sử dụng rất nhiều trong ngành công nghiệp thực phẩm và mỹ phẩm.
- Sản xuất các chất quan trọng trong đời sống như: keo dán, chất dẻo… Vậy nên chúng được sử dụng rất nhiều trong lĩnh vực chất hóa dẻo và dược phẩm.
Ví dụ:
- poli (vinyl axetat) tham gia phản ứng thủy phân thành keo dán.
- butyl và amyl axetat được dùng để pha sơn tổng hợp.
Bài tập vận dụng về Este
Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Este được dùng làm dung môi là do:
- Este thường có mùi thơm dễ chịu.
- Este có khả năng hòa tan tốt các chất hữu cơ, kể cả hợp chất cao phân tử.
- Este có nhiệt độ sôi thấp.
- Este là chất lỏng, nhẹ hơn nước, rất ít tan trong nước.
Câu 2: Dầu chuối được dùng trong thực phẩm là este có tên:
- Isoamyl axetat
- Etyl butyrat
- Metyl fomat
- Geranyl axetat
Câu 3: Để điều chế phenyl axetat có thể dùng phản ứng nào sau đây?
- CH3COOH + C6H5OH CH3COOC6H5 + H2O
- CH3OH + C6H5COOH C6H5COOCH3 + H2O
- (CH3CO)2O + C6H5OH CH3COOC6H5 + CH3COOH
- CH3COOH + C6H5Cl CH3COOC6H5 + HCl
Câu 4: Ứng với công thức C4H8O2 có bao nhiêu este là đồng phân của nhau?
- 2
- 3
- 4
- 5
Câu 5: Este X chứa vòng benzen có công thức phân từ là C8H8C2. số công thức cấu tạo của X là?
- 3
- 4
- 5
- 6
Bài tập tự luận
Câu 1: Đốt cháy m (g) este mạch hở X tạo thành 0,4 mol CO2 và 5,4g H2O. 1 mol X làm mất màu dung dịch chứa 160g Br2. 1 mol X thủy phân vừa đủ với 1 mol kiềm tạo ra một sản phẩm thủy phân có thể tham gia phản ứng tráng bạc. Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của X.
Hướng dẫn:
1 mol X làm mất màu 1 mol Br2 ⇒ trong X có chứa 1 nối đôi
1 mol X thủy phân vừa đủ với 1 mol NaOH ⇒ X đơn chức
⇒ Đặt công thức phân tử của este X là: CnH2n-2O2
Ta có: nC : nH = n : (2n – 2) = 0,4 : 0,6 ⇒ n = 4
⇒ Công thức phân tử của X: C4H6O2
X thủy phân cho sản phẩm tham gia phản ứng tráng bạc
TH1: X là este của axit fomic ⇒ X có CTCT: HCOOCH=CH-CH3 hoặc HCOOC(CH3)=CH2
TH2: X thủy phân ra andehit ⇒ X có CTCT: CH3COOH=CH2
⇒ Có 3 CTCT của X phù hợp đề bài HCOOCH=CH-CH3; HCOOC(CH3)=CH2; CH3COOCH=CH2
Câu 2: Thực hiện phản ứng xà phòng hoá chất hữu cơ X đơn chức với dung dịch NaOH thu được một muối Y và ancol Z. Đốt cháy hoàn toàn 2,07 gam Z cần 3,024 lít O2 (đktc) thu được lượng CO2 nhiều hơn khối lượng nước là 1,53 gam. Nung Y với vôi tôi xút thu được khí T có tỉ khối so với không khí
bằng 1,03. CTCT của X là?
Hướng dẫn:
X đơn chức, tác dụng với NaOH sinh ra muối và ancol ⇒ X là este đơn chức: RCOOR’.
Mặt khác: mX + mO2= mCO2+ mH2O=> 44.nCO2+ 18.nH20= 2,07 + (3,024/22,4).32 = 6,39 gam
Và 44.nCO2- 18.nH20 = 1,53 gam ⇒ n CO2= 0,09 mol ; n H20= 0,135 mol n H20 > nCO2
⇒ Z là ancol no, đơn chức, mạch hở có công thức: CnH2n+1OH (n ≥ 1)
Xem thêm:
- C là gì trong hóa học? Khái niệm, công thức tính C và các bài tập ví dụ có đáp án
- Thể tích là gì? Công thức tính thể tích hóa học và các bài tập có giải
- Chuỗi phản ứng hóa học hữu cơ lớp 11 đầy đủ, có đáp án
Bên trên là mục kiến thức cơ bản nhất về este mà BamBoo School đã tổng hợp. Mong rằng bài viết sẽ cung cấp cho các bạn học sinh những kiến thức cần thiết! Và cũng đừng quên rèn luyện kiến thức của mình qua những bài tập mà BamBoo School đã chuẩn bị cho các bạn nhé! Vì chỉ khi luyện tập thật nhiều thì mới dần hiểu và “thuần phục” được môn hóa học, đúng không nào!?
Hệ số góc là gì? Cách tính hệ số góc và các bài tập vận dụng về hệ số góc
Trong Toán học, ta rất dễ gặp các dạng bài tập tính hệ số góc. Ngoài ra, hệ số góc còn được vận dụng rất nhiều vào đời sống thực tiễn. Vậy hệ số góc là gì? Làm thế nào để tính hệ số góc trong các trường hợp? Bài viết dưới sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên. Hãy cùng chúng mình tìm hiểu rõ hơn nhé!
Hệ số góc là gì? Khái niệm hệ số góc
Hệ số góc là một thuật ngữ phổ biến trong Toán học. Khi xét hệ số góc, ta thường xét nó trên một đường thẳng. Chính vì vậy, hệ số góc còn được gọi một cách đầy đủ là hệ số góc của đường thẳng.
Hệ số góc chính là độ dốc của một đường thẳng bất kỳ. Giá trị của hệ số góc càng lớn thì độ dốc càng lớn. Ngoài ra, ta cũng có thể xét đến trường hợp mặt phẳng Oxy, đường thẳng a tạo với trục 0x một góc α. Hệ số góc của đường thẳng a chính là tan α. Nếu đường thẳng a vuông góc với Ox thì nó không có hệ số góc.

Hệ số góc cho ta biết độ dốc của một đường thẳng bất kỳ
Cách tính hệ số góc
Chúng ta sẽ xét hệ số góc đối với các loại đường thẳng gồm tiếp tuyến, y = ax + b và hệ số góc k.
Cách tính hệ số góc của tiếp tuyến
Trong trường hợp này, đề bài sẽ đưa ra dữ liệu tiếp tuyến với một đồ thị hàm số tại một điểm có hoành độ x = a. Để tính hệ số góc của tiếp tuyến, ta thực hiện theo các bước sau đây:
- Đạo hàm hàm số đã cho
- Thay x = a vào phần đạo hàm của hàm số. Kết quả thu được chính là hệ số góc cần tìm

Tính hệ số góc của tiếp tuyến tại một điểm trên đồ thị hàm số
Cách tính hệ số góc k
Hệ số k phụ thuộc vào đường thẳng và mặt phẳng Oxy đã cho. Tùy thuộc vào từng dữ liệu mà đề bài đưa ra, ta sẽ lần lượt thay các dữ liệu này vào đường thẳng a để tìm ra hệ số góc k. Kết quả cuối cùng mà ta tìm được chính là hệ số góc k.

Tính hệ số góc k của một đường thẳng với mặt phẳng Oxy
Cách tính hệ số góc của đường thẳng
Một đường thẳng d bất kỳ sẽ được viết dưới dạng công thức tổng quát là: Ax + By + C = 0 (với B ≠ 0).
Khi đó, ta sẽ chuyển hệ số góc của đường thẳng d thành hệ số góc của đường thẳng y = ax + b.
Khi đó ta có: A/Bx + y + C/B=0
⇒ y = − A/Bx − C/B
Hệ số góc của đường thẳng d mà ta cần tìm chính là k = −A/B

Chuyển hệ số góc của đường thẳng d thành hệ số góc của đường thẳng y = ax + b
Cách tính hệ số góc của đường thẳng y = ax + b
Để tính hệ số góc của đường thẳng y = ax + b với mặt phẳng Oxy, ta sẽ xét một số trường hợp dưới đây:
- Trường hợp a > 0: Góc được tạo bởi đường thẳng y = ax + b và trục Ox của mặt phẳng Oxy là một góc nhọn. Hệ số a càng lớn thì góc này vẫn sẽ nhỏ hơn 90°
- Trường hợp a < 0: Góc được tạo bởi đường thẳng y = ax + b và trục Ox của mặt phẳng Oxy là một góc tù. Dù hệ số a càng lớn thì góc này vẫn sẽ nhỏ hơn 180°
Lúc này, hệ số a chính là hệ số góc của đường thẳng y = ax + b với mặt phẳng Oxy.

Khi tính hệ số góc của đường thẳng y = ax + b, ta xét các trường hợp a > 0 và a < 0
Bài tập về hệ số góc
Dưới đây là một số bài tập vận dụng về hệ số góc. Mời các bạn cùng tham khảo.
- Bài tập 1: Phát biểu nào dưới đây là sai?
A. Góc được tạo bởi đường thẳng y = ax + b và trục Ox của mặt phẳng Oxy phụ thuộc vào a
B. Hệ số góc của đường thẳng y = ax + b là b
C. Hệ số góc cho ta biết độ dốc của một đường thẳng
D. Hệ số góc càng lớn thì độ dốc của đường thẳng càng lớn
Đáp án: B
- Bài tập 2: Chọn đáp án đúng trong các phát biểu dưới đây:
A. Cho đường thẳng y = ax + b, nếu a > 0 thì góc được tạo bởi đường thẳng y = ax + b và trục Ox là một góc nhọn
B. Cho đường thẳng y = ax + b, nếu a > 0 thì góc được tạo bởi đường thẳng y = ax + b và trục Ox là một góc tù
C. Cho đường thẳng y = ax + b, nếu a > 0 thì góc được tạo bởi đường thẳng y = ax + b và trục Ox là một góc vuông
D. Cho đường thẳng y = ax + b, nếu a < 0 thì góc được tạo bởi đường thẳng y = ax + b và trục Ox là một góc nhọn
Đáp án: A
- Bài tập 3: Cho đường thẳng (d): 2y – x + 1 = 0. Tính:
a. Hệ số góc của đường thẳng (d)?
b. Góc được tạo bởi đường thẳng (d) cùng chiều dương của trục Ox?
Đáp án:
a. Ta có: 2y – x + 1 = 0
⇔ 2y = x−1
⇔ y = 1/2x − 1/2
Vậy hệ số góc của đường thẳng (d): 2y – x + 1 = 0 là a = 1/2
b. Gọi α là góc được tạo bởi đường thẳng (d) cùng chiều dương của trục Ox.
Vì tan α = a = 1/2 => α = arctan 1/2
- Bài tập 4: Cho hàm số y = ax + 3. Tìm hệ số góc a, biết rằng đồ thị của hàm số trên đi qua điểm A(2; 6).
Đáp án:
Đồ thị của hàm số y = ax + 3 đi qua điểm A(2; 6) nên ta có: 6 = a.2 + 3
=> a = 3/2
Vậy hệ số góc cần tìm là a = 3/2. Hàm số trên có dạng: y = 3/2x + 3
- Bài tập 5: Tìm hệ số góc của đường thẳng đi qua gốc tọa độ và đi qua các điểm dưới đây:
a. A(2; 1)
b. B(1; -2)
Đáp án:
a. Đường thẳng y = ax + b đi qua điểm A(2; 1) nên tọa độ điểm A tương ứng với nghiệm của phương trình đường thẳng
Ta có : 1 = a.2 ⇔ a = 12
Vậy hệ số góc của đường thẳng đi qua gốc tọa độ và đi qua điểm A(2; 1) là a = 12
b. Đường thẳng y = ax + b đi qua điểm B(1; -2) nên nên tọa độ điểm A tương ứng với nghiệm của phương trình đường thẳng
Ta có: -2 = a.1 ⇔ a = -2
Vậy hệ số góc của đường thẳng đi qua gốc tọa độ và đi qua điểm B(1; -2) là a = -2
- Bài tập 6: Hệ số góc k của tiếp tuyến với đồ thị hàm số y = (2x + 1)/(x − 2) tại điểm có hoành độ x = 1 là:
A. k = 2
B. k = -2
C. k = -5
D. k = 5
Đáp án: C
Xem thêm:
Hy vọng bài viết trên đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về hệ số góc, cũng như nắm được một số dạng bài tập liên quan. Chúc các bạn sẽ gặt hái được kết quả cao những kỳ thi quan trọng.
Điện trở là gì? Tính chất và công thức tính điện trở đầy đủ và chi tiết
Điện trở là một trong những từ ngữ quen thuộc khi nói đến môn vật lý. Tuy nhiên, để hiểu rõ về khái niệm điện trở là gì? thì không phải ai cũng biết. Chính vì vậy, để cung cấp thêm các kiến thức nhằm giúp các bạn nâng cao khả năng hiểu biết về ký hiệu, đơn vị đo, công thức tính điện trở, công dụng và một số bài tập về điện trở để bạn có thể nắm vững và làm các bài liên quan đến điện trở một cách tốt nhất. Hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây bạn nhé!
Điện trở là gì? Kí hiệu điện trở và cách đọc điện trở
Bạn biết gì về điện trở, kí hiệu và cách đọc điện trở sao cho đúng hay chưa? Nếu chưa, thì dưới đây là một số thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về điện trở mà bạn thường xuyên gặp phải trong môn vật lý.
Điện trở là gì?
Điện trở thường dùng để cản trở dòng điện của một vật dẫn điện. Nếu vật dẫn điện tốt thì điện trở nhỏ, và ngược lại, nếu vật dẫn điện kém thì điện trở lớn và vật cách điện thì điện trở là vô cùng lớn. Ngoài ra, điện trở là tỉ số của hiệu điện thế giữa hai đầu vật thể đó cùng với cường độ dòng điện đi qua nó.
Bên cạnh đó, điện trở còn có tác dụng dùng để chia điện áp, kích hoạt các linh kiện điện tử đồng thời được ứng dụng phổ biến trong nhiều phương tiện, dụng cụ khác phục vụ cuộc sống của con người.

Điện trở là gì?
Kí hiệu điện trở
Điện trở được kí hiệu là chữ: R
Cách đọc điện trở
Điện trở thường có hai loại là điện trở 4 vạch màu và điện trở 5 vạch màu, nên cách đọc điện trở cũng khác nhau, dưới đây là cách đọc điện trở 4 và 5 vạch màu:
– Đối với điện trở 4 vạch màu:
- Vạch màu thứ nhất: Là giá trị hàng chục có trong giá trị điện trở
- Vạch màu thứ hai: Là giá trị hàng đơn vị trong giá trị điện trở
- Vạch màu thứ ba: Là hệ số nhân với giá trị số mũ của 10, nó dùng để nhân với giá trị của điện trở
- Vạch màu thứ tư: Là giá trị sai số của điện trở. Vòng thứ tư là vòng ở cuối luôn luôn có màu nhũ vàng hay nhũ bạc, khi đọc ta bỏ qua trị số của vòng này

Điện trở 4 vạch màu
– Đối với điện trở có 5 vạch màu:
- Vạch màu thứ nhất: Là giá trị hàng trăm trong giá trị điện trở
- Vạch màu thứ hai: Là giá trị hàng chục có trong giá trị điện trở
- Vạch màu thứ ba: Là giá trị hàng đơn vị trong giá trị điện trở
- Vạch màu thứ tư: Là hệ số nhân với giá trị số mũ của 10, dùng để nhân với giá trị của điện trở
- Vạch màu thứ năm: Là giá trị sai số của điện trở

Điện trở 5 vạch màu
Công thức tính điện trở và nguyên lý hoạt động
Công thức tính điện trở: R=U/I. Trong đó :
- U: Là hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn điện, đo bằng vôn (V).
- I: Là cường độ dòng điện đi qua vật dẫn điện, đo bằng ampe (A).
- R: Là điện trở của vật dẫn điện, đo bằng Ohm (Ω).
Điện trở sẽ hoạt động theo nguyên lý của định luật Ohm. Đây là một định luật nói về sự phụ thuộc vào cường độ dòng điện của hiệu điện thế và điện trở. Nội dung của định luật cho rằng cường độ dòng điện đi qua 2 điểm của một vật dẫn điện luôn tỷ lệ thuận với hiệu điện thế đi qua 2 điểm đó, với vật dẫn điện có điện trở là một hằng số, ta có công thức của định luật Ohm như sau: V=I*R
Trong đó:
- I là cường độ dòng điện đi qua vật dẫn (A – Ampere)
- V là điện áp trên vật dẫn (đơn vị volt)
- R là điện trở (đơn vị: ohm)
Tính chất của điện trở
Điện trở có hai loại là điện trở tuyến tính và phi tuyến tính, nếu chúng ta muốn phân biệt thì phải dựa vào tính chất của điện trở:
- Điện trở tuyến tính: là loại điện trở có trở kháng không đổi khi gia tăng sự chênh lệch điện áp trên nó. Hoặc trở kháng hoặc dòng điện thông qua điện trở không thay đổi khi điện áp (P.D) thay đổi. Các đặc tính V-I của điện trở như là một đường thẳng (tuyến tính).
- Điện trở phi tuyến tính (Non-Linear): là những loại điện trở trong đó dòng điện đi qua nó là không chính xác tỷ lệ thuận với sự chênh lệch điện áp trên nó. Những loại điện trở có đặc tính phi tuyến V-I sẽ không tuân theo định luật ohm.
Sơ đồ điện trở
Để có thể nắm vững về điện trở thì các bạn phải biết cách vẽ sơ đồ điện trở và có 2 loại sơ đồ mà chúng ta thường hay gặp nhất là sơ đồ điện trở mắc nối tiếp và sơ đồ điện trở mắc song song.
Sơ đồ điện trở mắc nối tiếp
- Các điện trở mắc nối tiếp có giá trị bằng tổng các điện trở thành phần cộng lại với nhau. Ta có công thức của điện trở mắc nối tiếp như sau: Rtd = R1 + R2 + R3
- Dòng điện chạy qua các điện trở mắc nối tiếp có giá trị bằng nhau: I I = (U1/R1) = (U2/R2) = (U3/R3)
- Sụt áp trên các điện trở mắc nối tiếp sẽ có giá trị tỷ lệ thuận với điện trở.

Sơ đồ điện trở mắc nối tiếp
Sơ đồ điện trở mắc song song
- Các điện trở mắc song song có giá trị tương đương (Rtd) được tính bởi công thức: (1/Rtd) = (1/R1) + (1/R2) + (1/R3)
- Nếu mạch chỉ có 2 điện trở song song thì ta có: Rtd = R1.R2/ (R1 + R2)
- Dòng điện chạy qua các điện trở mắc song song sẽ tỷ lệ nghịch với giá trị của điện trở: I1 = (U/R1), I2 = (U/R2), I3 = (U/R3)
- Điện áp trên các điện trở mắc song song sẽ có giá trị luôn bằng nhau.

Sơ đồ điện trở mắc song song
Bảng màu điện trở
Điện trở là một linh kiện thường được gắn vào các vi mạch trong máy móc công nghệ để cản trở dòng điện trong các loại máy như cảm biến nhiệt đổ, máy đo độ ẩm hay áp suất,…có kích thước rất nhỏ, nên việc ghi trị số rất khó. Do vậy, bảng màu điện trở bao gồm các vạch màu trên đó sẽ khắc phục hạn chế này và các màu đó sẽ thể hiện được toàn bộ giá trị điện trở.
Chính vì vậy, trong bảng màu điện trở có tất cả 12 màu, mỗi màu có 1 giá trị khác nhau, được quy định rất rõ ràng cụ thể như sau:
- Đen: 0
- Nâu: 1
- Đỏ: 2
- Cam: 3
- Vàng: 4
- Lục: 5
- Lam: 6
- Tím: 7
- Xám: 8
- Trắng: 9
- Nhũ vàng: 10 −1 sai số 5%
- Nhũ bạc: 10 −2 sai số 10%
- Không màu: sai số 20%.
Như vậy, với quy ước từng màu đại diện trong bảng màu điện trở, các bạn có thể đọc theo thứ tự và ghép những con số tương ứng trong bảng màu để biết được giá trị điện trở vật dụng mình cần là bao nhiêu.

Bảng màu điện trở
Công dụng của điện trở
Điện trở có rất nhiều công dụng để bạn có thể sử dụng, dưới đây là một số công dụng phổ biến của điện trở:
- Điện trở có thể giúp bạn khống chế dòng điện quá tải sao cho phù hợp nhất với mục đích mà bạn muốn sử dụng
- Mắc điện trở thành cầu phân áp để có được một điện áp từ một điện áp cho trước theo như ý muốn
- Phân cực cho bóng bán dẫn được hoạt động bình thường
- Tham gia vào các mạch tạo ra dao động RC
- Điện trở có công dụng điều chỉnh cường độ dòng điện đi qua các thiết bị điện
- Tạo ra nhiệt lượng trong các ứng dụng
- Tạo ra sụt áp trên mạch khi chúng ta mắc nối tiếp
Bài tập minh họa về điện trở
Để bạn có thể hiểu rõ hơn về điện trở thì dưới đây là hai bài tập minh họa về điện trở, nhằm giúp bạn có thể nâng cao và làm tốt các dạng bài tập liên quan đến điện trở.
Bài 1: Một đoạn mạch gồm ba điện trở R1 = 3 ; R2 = 5 ; R3 = 7 được mắc nối tiếp với nhau. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là U = 6V.
a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch.
b) Tính hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở.
Lời giải:
a) Điện trở tương đương :
Rtđ = R1+R2+R3 = 3+5+7 = 15 (Ohm)
b) Cường độ dòng điện mạch chính là:
I=U/Rtđ = 6/15 = 0,4 (A)
Hiệu điện thế U1 là:
U1 = I1 x R1 = 0,4.3 = 1,2 (V)
Hiệu điện thế U2 là:
U2 = I2 x R2 = 0,4.5 = 2 (V)
Hiệu điện thế U3 là:
U3 = I3 x R3 = 0,4.7 = 2,8 (V)
Bài 2: Cho ba điện trở R1= 6 ; R2= 12 ; R3= 16 được mắc song song với nhau vào hiệu điện thế U = 2,4V
a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch.
b) Tính cường độ dòng điện qua mạch chính và qua từng điện trở.
Lời giải:
a) Điện trở tương đương là:
1/Rtđ = 1/R1+1/R2+1/R3 = 1/6+1/12+1/16 = 5/16
=> Rtđ = 16/5 = 3,2 (Ohm)
b) Cường độ dòng điện mạch chính:
I = U/Rtđ = 2,43/2 = 0,75(A)
Cường độ dòng điện I1 là:
I1 = U1/R1 = 2,4/6 = 0,4(A)
Cường độ dòng điện I2 là:
I2 = U2/R2 = 2,4/12 = 0,2(A)
Cường độ dòng điện I3 là:
I3 = U3/R3 = 2,4/16 = 0,15(A)
Xem thêm:
- Tổng hợp 7 đề thi Vật lý lớp 7 giữa học kì 1 2022-2023 có đáp án (Tải nhiều)
- Sơ đồ nguyên lý là gì? Sơ đồ lắp đặt là gì? Cách vẽ và ví dụ minh họa
- Áp suất là gì? Đơn vị và công thức tính áp suất
Trên đây là toàn bộ thông tin về điện trở là gì? Nguyên lý hoạt động, công dụng của điện trở và sơ đồ mắc điện trở mà chúng tôi muốn gửi tới bạn đọc. Hy vọng thông qua bài viết trên sẽ giúp các bạn có thể dễ dàng tìm hiểu, nắm rõ thông tin hơn về điện trở. Đồng thời, giúp bạn làm tốt các dạng bài tập liên quan đến điện trở trên lớp học. Chúc các bạn học tập thật tốt nhé!
Các thứ, ngày, tháng, năm trong tiếng Anh: Cách đọc, viết và mẹo học thuộc
Tiếng Anh ngày một chứng minh được vị thế quan trọng của mình trong đời sống của chúng ta. Tuy nhiên để học thêm một ngôn ngữ chưa bao giờ là dễ dàng. Đặc biệt đối với kỹ năng viết và nói, không ít người gặp khó khăn khi học 2 kỹ năng này. HIểu được điều đó, hôm nay hãy cùng Bamboo School điểm qua cách đọc, viết và mẹo học thuộc các thứ, ngày, tháng năm trong tiếng Anh vô cùng đơn giản nhé!
Cách viết, đọc các thứ trong tuần
Vậy thì chúng ta cùng bắt đầu với từng vựng về các thứ trong tuần nhé! Làm sao để có thể phát âm chuẩn sát nhất nhỉ?
Cách đọc các thứ trong tuần
Để đọc được các thứ trong tuần, bạn cần biết sơ qua hệ thống phiên âm IPA. Sau đây là cách viết cũng như là phiên âm IPA từ thứ hai đến chủ nhật nhé!
Thứ | Cách viết trong tiếng Anh | Phiên âm |
Thứ hai | Monday | /ˈmʌn.deɪ/ |
Thứ ba | Tuesday | /ˈtjuːzdeɪ/ |
Thứ tư | Wednesday | /ˈwɛdənzdeɪ/ |
Thứ năm | Thursday | /ˈθɜːzdeɪ/ |
Thứ sáu | Friday | /ˈfɹaɪdeɪ/ |
Thứ bảy | Saturday | /ˈsætədeɪ/ |
Chủ nhật | Sunday | /ˈsʌndeɪ/ |
Nếu như bạn không biết phiên âm IPA thì đừng lo nhé! Bởi việc bạn cần làm đó chính là lên Youtube hay bất kỳ trang mạng xã hội hay phần mềm có các đoạn hội thoại ngắn bằng tiếng Anh. Bật lên, nghe và sau đó lặp lại cho đến khi bạn cảm thấy hài lòng.
Cách làm như vậy không chỉ giúp bạn biết cách đọc từ vựng một cách hiệu quả mà còn tăng khả năng nghe cũng như là chỉnh được ngữ điệu của bản thân sao cho giống người bản xứ.
Cách viết và mẹo nhớ các thứ trong tuần
Các thứ trong tuần thông thường sẽ có cách viết đầy đủ và viết tắt. Việc viết tắt sẽ hay áp dụng vào trong email hay những tin nhắn mang tính thoải mái, không quá trang trọng,…
Thứ | Cách viết trong tiếng Anh | Viết tắt |
Thứ hai | Monday | MON |
Thứ ba | Tuesday | TUE |
Thứ tư | Wednesday | WED |
Thứ năm | Thursday | THU |
Thứ sáu | Friday | FRI |
Thứ bảy | Saturday | SAT |
Chủ nhật | Sunday | SUN |
Vậy thì làm sao để có thể nhớ được cách ghi các thứ trong tuần bằng tiếng Anh nhỉ? Đó chính là bạn hãy đặt câu và vận dụng chúng vào những tình huống thường gặp hằng ngày. Ví dụ như:
- I go to school 5 days a week from Monday to Friday.
- She will have a test on the next Thursday.
Việc chép từ đơn giản sẽ không giúp bạn nhớ được mặt chữ. Dù cho bạn có chép bao nhiêu lần đi nữa. Thế nhưng nếu như đặt nhiều loại câu khác nhau với những trường hợp thực tiễn, não bộ của bạn sẽ nhanh chóng tiếp thu hơn cũng như là trí nhớ kéo dài hơn.
Cách viết, đọc các ngày trong tháng
Đối với các ngày trong tháng, chúng ta cũng sẽ chia ra là cách đọc và cách viết cùng mẹo nhớ hiệu quả nhé!
Cách đọc các ngày trong tháng
Cách đọc các ngày trong tháng sẽ dựa theo cách đọc số thứ tự trong tiếng Anh. Trong đó chỉ có một vài ngoại lệ như số 1,2,3 và các số hàng 2 chục trở đi với hàng đơn vị là 1,2,3 như 21,22,23,31,32,33… Còn lại bạn chỉ cần thêm âm /θ/ sau cách đọc số thông thường là được.
Ngày | Cách viết | Phiên âm | Ngày | Cách viết | Phiên âm | Ngày | Cách viết | Phiên âm |
1 | First | /ˈfɜːst/ | 11 | Eleventh | /əˈlev.ənθ/ | 21 | Twenty-first | /ˌtwen.t̬iˈfɝːst/ |
2 | Second | /ˈsek.ənd/ | 12 | Twelfth | /twelfθ/ | 22 | Twenty-second | … |
3 | Third | /θɜːd/ | 13 | Thirteenth | /θɝːˈtiːnθ/ | 23 | Twenty-third | … |
4 | Fourth | /fɔːrθ/ | 14 | Fourteenth | /ˌfɔːrˈtiːnθ/ | 24 | Twenty-fourth | … |
5 | Fifth | /fɪfθ/ | 15 | Fifteenth | /ˌfɪfˈtiːnθ/ | 25 | Twenty-fifth | … |
6 | Sixth | /sɪksθ/ | 16 | Sixteenth | /ˌsɪkˈstiːnθ/ | 26 | Twenty-sixth | … |
7 | Seventh | /ˈsev.ənθ/ | 17 | Seventeenth | /ˌsev.ənˈtiːnθ/ | 27 | Twenty-seventh | … |
8 | Eighth | /eɪtθ/ | 18 | Eighteenth | /ˌeɪˈtiːnθ/ | |||
9 | Ninth | /naɪnθ/ | 19 | Nineteenth | /ˌnaɪnˈtiːnθ/ | |||
10 | Tenth | /tenθ/ | 20 | Twentieth | /ˈtwen.t̬i.əθ/ |
Cách viết và mẹo nhớ các ngày trong tháng
Vậy còn cách viết các ngày trong tháng thì sao? Trong tiếng Anh, thông thường với mọi người cảm thấy viết sẽ khó hơn nói và trong trường hợp này cũng thế. Cách viết các ngày trong tháng đều sẽ dựa theo cách viết số thứ tự.
Meo nhớ các ngày trong tháng khá đơn giản. Trong đó phần lớn các con số, bạn chỉ cần thêm chữ “th” vào phần đuôi như eleventh, thirteenth… Tuy nhiên có một số ngoại lệ bạn nên để ý đến như First, Second, Third, Fifth, Ninth, Twelfth, Twentieth,… Còn các số như 21,22,23 và 31, bạn chỉ cần ghi số hàng chục như bình thường và chèn thêm First, Second và Third mà thôi.
Trên là về cách viết đầy đủ. Về mặt viết tắt, bạn chỉ cần ghi số và thêm 2 chữ cuối trong từ như bảng mà Bamboo đã soạn ngay bên dưới. Cách viết tắt cách ngày trong tháng thường được áp dụng trong cả các văn bản, email từ trang trọng đến thân mật vì tính đơn giản và tiết kiệm thời gian, không gian giấy.
Ngày | Cách viết | Viết tắt | Ngày | Cách viết | Viết tắt | Ngày | Cách viết | Viết tắt |
1 | First | 1st | 11 | Eleventh | 11th | 21 | Twenty-first | 21st |
2 | Second | 2nd | 12 | Twelfth | 12th | 22 | Twenty-second | 22nd |
3 | Third | 3rd | 13 | Thirteenth | 13th | 23 | Twenty-third | 23rd |
4 | Fourth | 4th | 14 | Fourteenth | 14th | 24 | Twenty-fourth | 24th |
5 | Fifth | 5th | 15 | Fifteenth | 15th | 25 | Twenty-fifth | 25th |
6 | Sixth | 6th | 16 | Sixteenth | 16th | 26 | Twenty-sixth | 26th |
7 | Seventh | 7th | 17 | Seventeenth | 17th | 27 | Twenty-seventh | 27th |
8 | Eighth | 8th | 18 | Eighteenth | 18th | |||
9 | Ninth | 9th | 19 | Nineteenth | 19th | |||
10 | Tenth | 10th | 20 | Twentieth | 20th |
Cách viết, đọc các tháng trong năm
Nếu như bạn đã học được cách viết và đọc các ngày trong tháng rồi thì việc học các tháng trong năm sẽ vô cùng đơn giản.
Cách đọc các tháng trong năm
Cách đọc các tháng trong năm sẽ dựa theo phiên âm IPA như sau:
Tháng | Cách ghi | Phiên âm |
1 | January | [‘dʒænjʊərɪ] |
2 | February | [‘febrʊərɪ] |
3 | March | [mɑːtʃ] |
4 | April | [‘eɪprəl] |
5 | May | [meɪ] |
6 | June | [dʒuːn] |
7 | July | [/dʒu´lai/] |
8 | August | [ɔː’gʌst] |
9 | September | [sep’tembə] |
10 | October | [ɒk’təʊbə] |
11 | November | [nəʊ’vembə] |
12 | December | [dɪ’sembə] |
Cách viết và mẹo nhớ các tháng trong tiếng Anh
Cách viết 12 tháng trong năm vô cùng đơn giản:
Tháng | Cách ghi |
1 | January |
2 | February |
3 | March |
4 | April |
5 | May |
6 | June |
7 | July |
8 | August |
9 | September |
10 | October |
11 | November |
12 | December |
Bên cạnh việc áp dụng phương pháp đặt câu với từ vựng thì nhớ về nguồn gốc của từ cũng là cách hiệu quả để học được cách viết các tháng trong năm.
- Tháng 1: January: xuất phát từ Janus – vị thần La Mã xưa đại diện cho sự khởi đầu mới.
- Tháng 2: February: xuất phát từ Februar – lễ hội thanh tẩy nổi tiếng vào 15/2 hàng năm.
- Tháng 3: March: được đặt tên theo Mars – vị thần tượng trưng cho chiến tranh.
- Tháng 4: April: Aprilis – ám chỉ thời điểm cây cối và hoa lá đâm chồi nảy lộc.
- Tháng 5: May: xuất phát từ Maya – nữ thầntượng trưng cho trái đất và sự phồn vinh.
- Tháng 6: June: xuất phát từ Juno – lnữ thần của những hôn nhân và sự sinh nở. Do đó thật không lạ khi Quốc tế Thiếu Nhi được chọn tổ chức vào ngày 1/6.
- Tháng 7: July: Xuất phát từ tháng sinh của Julius Caesar là Hoàng đế người La Mã.
- Tháng 8: August: Tương tự như tháng 7, August xuất phát từ Augustus Caesar – cháu của Julius Caesar.
- Tháng 9: September: Theo lịch La Mã cổ đại, một năm có 10 tháng. Tháng 9 của chúng ta sẽ trùng với tháng 7 của lịch La Mã Cổ Đại và từ “Septem” trong tiếng Latin có nghĩa là “Thứ bảy”
- Tháng 10: October: Tương tự với tháng 9.
- Tháng 11: November: Tương tự với tháng 9.
- Tháng 12: December : Tương tự với tháng 9.
Cách viết, đọc các năm
Cách đọc các năm trong tiếng Anh
Cách đọc các năm trong tiếng Anh thường được chia làm 3 trường hợp như sau:
- Năm chỉ có 1 đến 2 chữ số: Bạn chữ cần đọc như cách đọc số đếm thông thường. Ví dụ: năm 22: “Twenty”.
- Năm có 3 chữ số: Bạn sẽ có 2 cách. Hoặc đọc theo số đếm thông thường, hoặc tách chữ số đầu tiên và đọc 2 chữ số sau. Ví dụ: năm 282: “Two hundred and eighty two” hoặc “two eighty two”.
- Năm có 4 chữ số: Bạn sẽ có 2 cách. Hoặc đọc theo số đếm thông thường, hoặc tách 2 chữ số đầu tiên và đọc 2 chữ số sau. Ví dụ: năm 1988 :” One thousand nine hundred (and) eighty eight” hoặc “Nineteen eighty eight”.
Cách viết và mẹo nhớ các năm trong tiếng Anh
Vậy thì cách viết các năm trong tiếng Anh sẽ như thế nào? Chúng ta sẽ có 2 cách:
- Ghi hoàn toàn bằng chữ số như tiếng Việt của chúng ta
- Ghi theo thứ tự hàng nghìn – hàng trăm – hàng chục và đơn vị như cách đếm số thông thường.
Tuy nhiên gần như không ai làm theo cách thứ hai cả mà chỉ ghi số vì khó đọc, tốn thời gian cũng như là diện tích giấy kể cả trong các loại văn bản khác nhau.
Xem thêm:
- Cách dùng Have / Has và những lưu ý khi sử dụng trong tiếng Anh
- Chương trình tiếng anh Cambridge là gì? Lộ trình học của chương trình Cambridge mới nhất
- Cách học tiếng Anh cho người mất gốc hiệu quả nhanh chóng nhất
Trên là một số thông tin về các thứ, ngày, tháng, năm trong tiếng Anh: Cách đọc, viết và mẹo học thuộc. Mong là những thông tin trên sẽ giúp bạn bổ sung kiến thức về ngôn ngữ thông dụng nhất trên thế giới này. Và đừng quên hãy thường xuyên ghé thăm Bamboo School để tìm đọc thêm nhiều bài viết hay xung quanh chủ đề về học tập bạn nhé!
Công thức, cách đọc và mẹo học thuộc 7 hằng đẳng thức đáng nhớ
Làm thế nào để học thuộc và vận dụng tốt hằng đẳng thức đáng nhớ vào các dạng Toán chắc hẳn cũng là câu hỏi chung của nhiều bạn học sinh. Việc học Toán sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều nếu bạn nắm vững lý thuyết và kiến thức nền tảng. Hãy cùng Bamboo School tìm hiểu rõ hơn về 7 hằng đẳng thức đáng nhớ – THCS và làm quen với một số dạng bài tập thường gặp nhé!
Khái niệm về hằng đẳng thức đáng nhớ
Các hằng đẳng thức đáng nhớ chính là các đẳng thức cơ bản nhất, được áp dụng trong các phép tính cộng, trừ, nhân và chia đa thức với đa thức. Về cơ bản, những hằng đẳng thức này đã được khai triển, chứng minh, sau đó được rút ra thành công thức chung để áp dụng trong mọi trường hợp.
Việc vận dụng hằng đẳng thức đáng nhớ để giải Toán sẽ giúp người học tiết kiệm thời gian hơn trong việc biến đổi, phân tích đa thức thành nhân tử hoặc ngược lại, làm các dạng Toán liên quan đến phép chứng minh. Ở lớp 8 thuộc bậc Trung học cơ sở, học sinh sẽ được thầy cô giảng dạy về 7 hằng đẳng thức đáng nhớ lớp 8, đi từ đơn giản đến phức tạp, có liên quan đến bình phương và lập phương.

Hằng đẳng thức đáng nhớ được áp dụng để tính cộng, trừ, nhân, chia đa thức với đa thức
7 hằng đẳng thức đáng nhớ
Dưới đây là 7 hằng đẳng thức đáng nhớ lớp 8 được áp dụng trong nhiều dạng Toán khác nhau. Mời các bạn cùng tìm hiểu.
Bình phương của một tổng
– Công thức: (A + B)2 = A2 + 2AB + B2
– Cách đọc: Bình phương của một tổng hai số A và B bằng bình phương của số thứ nhất cộng với hai lần tích của số thứ nhất và số thứ hai, rồi cộng với bình phương của số thứ hai
– Ví dụ:
- (x + 5)2 = x2 + 10x + 25
- (y + 7)2 = y2 + 14y + 49

Công thức bình phương của một tổng
Bình phương của một hiệu
– Công thức: (A – B)2 = A2 – 2AB + B2
– Cách đọc: Bình phương của một hiệu hai số A và B bằng bình phương của số thứ nhất trừ đi hai lần tích của số thứ nhất và số thứ hai, rồi cộng với bình phương của số thứ hai
– Ví dụ:
- (3 – x)2 = 9 – 6x + x2
- (2x – 5y)2 = 4x2 – 20xy + 25y2

Bình phương của một hiệu
Hiệu hai bình phương
– Công thức: A2 – B2 = (A – B)(A + B)
– Cách đọc: Hiệu hai bình phương của hai số A và B bằng hiệu của hai số đó nhân với tổng của hai số đó
– Ví dụ:
- 9x2 – 25y2 = (3x – 5y)(3x + 5y)
- 16y2 – x2/4 = (4y – x/2)(4y + x/2)

Công thức hiệu hai bình phương
Lập phương của một tổng
– Công thức: (A + B)3 = A3 + 3A2B + 3AB2 + B3
– Cách đọc: Lập phương của một tổng của hai số A và B bằng lập phương của số thứ nhất cộng với ba lần tích của bình phương số thứ nhất nhân với số thứ hai, cộng với ba lần tích của số thứ nhất nhân với bình phương số thứ hai, rồi cộng với lập phương của số thứ hai
– Ví dụ:
- (x + 4)3 = x3 + 12x2 + 48x + 64
- (y + 2)3 = y3 + 6y2 + 12y + 8

Lập phương của một tổng
Lập phương của một hiệu
– Công thức: (A – B)3 = A3 – 3A2B +3AB2 – B3
– Cách đọc: Lập phương của một hiệu của hai số A và B bằng lập phương của số thứ nhất trừ đi ba lần tích của bình phương số thứ nhất nhân với số thứ hai, cộng với ba lần tích của số thứ nhất nhân với bình phương số thứ hai, rồi trừ đi lập phương của số thứ hai
– Ví dụ:
- (x – 4)3 = x3 – 12x2 + 48x – 64
- (y + 2)3 = y3 – 6y2 + 12y – 8

Lập phương của một hiệu
Tổng hai lập phương
– Công thức: A3 + B3 = (A + B)(A2 – AB + B2)
– Cách đọc: Tổng hai lập phương của hai số A và B bằng tổng của số thứ nhất cộng với số thứ hai, nhân với bình phương thiếu hiệu của số thứ nhất trừ đi số thứ hai
– Ví dụ:
- x3 + 8y3 = (x + 2y)(x2 – 2xy + 4y2)
- 27 + a3 = (3 + a)(9 – 3a + a2)

Tổng hai lập phương
Hiệu hai lập phương
– Công thức: A3 – B3 = ( A – B)(A2 + AB + B2)
– Cách đọc: Hiệu hai lập phương của hai số A và B bằng hiệu của số thứ nhất trừ đi số thứ hai, nhân với bình phương thiếu tổng của số thứ nhất và số thứ hai
– Ví dụ:
- x3 – 8y3 = (x – 2y)(x2 + 2xy + 4y2)
- 27 – a3 = (3 – a)(9 + 3a + a2)

Hiệu hai lập phương
Bài tập tự luyện về hằng đẳng thức có đáp án
Sau đây là một số dạng bài tập vận dụng 7 hằng đẳng thức đáng nhớ lớp 8 cơ bản. Mời các bạn cùng tham khảo.
- Bài tập 1: Công thức nào sau đây tương ứng với hằng đẳng thức hiệu hai lập phương?
A. A3 – B3 = ( A – B)(A2 – AB + B2)
B. A3 – B3 = ( A – B)(A2 + AB + B2)
C. A3 + B3 = (A + B)(A2 – AB + B2)
D. A3 + B3 = (A + B)(A2 + AB + B2)
Đáp án: B
- Bài tập 2: Hãy viết lại các đa thức sau dưới dạng bình phương của một tổng hoặc một hiệu:
a. x2 + 4x + 1
b. 16x2 – 24x + 9
Đáp án:
a. x2 + 4x + 1 = x2 + 2.2x.1 + 12 = (x + 1)2
b. 16x2 – 24x + 9 = (4x)2 – 2.4x.3 + 32 = (4x – 3)2
- Bài tập 3: Phát biểu nào dưới đây là sai?
A. Lập phương của một hiệu của hai số A và B bằng lập phương của số thứ nhất trừ đi ba lần tích của bình phương số thứ nhất nhân với số thứ hai, cộng với ba lần tích của số thứ nhất nhân với bình phương số thứ hai, rồi trừ đi lập phương của số thứ hai
B. Hiệu hai lập phương của hai số A và B bằng hiệu của số thứ nhất trừ đi số thứ hai, nhân với bình phương thiếu hiệu của số thứ nhất trừ đi số thứ hai
C. Bình phương của một tổng hai số A và B bằng bình phương của số thứ nhất cộng với hai lần tích của số thứ nhất và số thứ hai, rồi cộng với bình phương của số thứ hai
D. Hiệu hai bình phương của hai số A và B bằng hiệu của hai số đó nhân với tổng của hai số đó
Đáp án: B
- Bài tập 4: Tính 53– 33
Đáp án: 53– 33 = (5 – 3)(52 + 5.3 + 32) = 2.49 = 98
- Bài tập 5: Hãy viết lại đa thức sau đây dưới dạng hiệu hai lập phương: (x – 2y)(x2 + 2xy + 4y2)
Đáp án: (x – 2y)(x2 + 2xy + 4y2) = x3 – (2y)3 = x3 – 8y3
- Bài tập 6: Tìm x, biết:
a. (x – 3)(x2+ 3x + 9) + x(x + 2)(2 – x) = 0
b. (x + 1)3– (x – 1)3– 6(x – 1)2 = – 10
Đáp án:
a. Ta có: (x – 3)(x2+ 3x + 9) + x(x + 2)(2 – x) = 0
⇔ x3 – 33 + x(22 – x2) = 0
⇔ x3 – x3 + 4x – 27 = 0
⇔ 4x – 27 = 0
⇔ x = 27/4
b. Ta có: (x + 1)3– (x – 1)3– 6(x – 1)2 = – 10
⇔ (x3 + 3x2 + 3x + 1) – ( x3 – 3x2 + 3x – 1) – 6(x2 – 2x + 1) = – 10
⇔ 6x2 + 2 – 6x2 + 12x – 6 = – 10
⇔ 12x – 4 = – 10
⇔ 12x = – 6
⇔ x = –1/2
Xem thêm:
- 7 cách viết ký hiệu toán học trong word đơn giản nhanh chóng
- 10 cách học giỏi toán hiệu quả nhất cho người mất gốc
- R trong toán học là gì? Định nghĩa, tính chất và bài tập minh họa có giải
Hy vọng qua bài viết trên, các bạn đã phần nào nắm được công thức, cũng như làm quen với một số dạng bài tập cơ bản áp dụng 7 hằng đẳng thức đáng nhớ. Chúc các bạn sẽ luôn gặt hái kết quả cao trong tất cả các môn học.
Thành phần biệt lập là gì? Các loại thành phần biệt lập và ví dụ minh họa
Trong tiếng Việt giao tiếp hằng ngày cũng như trong văn chương, ta rất dễ bắt gặp các thành phần biệt lập trong câu. Vậy cụ thể thì thành phần biệt lập là gì? Như thế nào gọi là thành phần biệt lập tình thái? Hãy để bài viết dưới đây giải đáp những câu hỏi của các bạn. Cùng chúng mình tìm hiểu rõ nhé!
Khái niệm thành phần biệt lập
Theo khái niệm trong sách giáo khoa, thành phần biệt lập là thành phần có trong một câu. Tuy nhiên, nó lại khá đặc biệt vì không đóng vai trò biểu đạt ngữ nghĩa của câu văn đó. Trong đời sống hằng ngày, ta rất dễ bắt gặp những từ hoặc cụm từ như: Ôi trời, trời ơi, hỡi, chà, hình như, có vẻ, dường như, v.v.. Đây chính là những thành phần biệt lập, mặc dù không biểu đạt ngữ nghĩa nhưng lại giúp cho câu văn trở nên trọn vẹn hơn.

Thành phần biệt lập là thành phần không đóng vai trò biểu đạt ngữ nghĩa trong một câu
Các loại thành phần biệt lập
Thành phần biệt lập được chia thành 4 loại, gồm: Thành phần biệt lập tình thái, thành phần biệt lập gọi đáp, thành phần biệt lập cảm thán và thành phần biệt lập phụ chú. Cùng chúng mình tìm hiểu kỹ hơn về đặc điểm của mỗi loại nhé!
Thành phần biệt lập tình thái
– Khái niệm: Thành phần biệt lập tình thái xuất hiện rất phổ biến trong các cuộc giao tiếp, đối thoại giữa mọi người với nhau. Đây là thành phần giúp người nói hay người viết bộc lộ thái độ, cảm xúc của mình, hoặc cách nhìn nhận, đánh giá trước một hiện tượng, sự việc, sự vật, vấn đề nào đó trong cuộc sống.
– Đặc điểm: Thành phần biệt lập tình thái có thể là một từ hoặc cụm từ, thể hiện thái độ, cách nhìn nhận và đánh giá của người nói (người viết) trước một vấn đề bất kỳ.
– Cách nhận biết: Dựa vào những từ ngữ thể hiện mức độ tin cậy như: hình như, có vẻ là, dường như, có lẽ, có vẻ như, chắc, chắc là, chắc hẳn, chắc chắn.
– Ví dụ:
- Hình như cậu ấy bị ốm.
- Chắc chắn năm nay bạn sẽ đạt danh hiệu Học sinh giỏi.
- Hình như hôm nay trời có mưa.

Thành phần biệt lập tình thái giúp người nói hay người viết bộc lộ thái độ, cảm xúc của mình, hoặc cách nhìn nhận, đánh giá trước một hiện tượng, vấn đề,… nào đó trong cuộc sống
Thành phần biệt lập gọi đáp
– Khái niệm: Đúng như tên gọi, đây là thành phần biệt lập có chức năng gọi và đáp, giúp duy trì cuộc trò chuyện, đối thoại giữa hai hoặc nhiều người với nhau.
– Đặc điểm: Thành phần biệt lập gọi đáp có thể là một từ hoặc cụm từ, có nhiệm vụ xác lập hay duy trì một mối quan hệ giao tiếp giữa hai hoặc nhiều người với nhau.
– Cách nhận biết: Dựa vào các từ ngữ như: ơi, hỡi, thưa…, và mối quan hệ giao tiếp trong một câu văn.
– Ví dụ:
- Minh ơi, cậu đang làm gì vậy?
- Thưa mẹ, con đi học ạ.
- “Hỡi cô tát nước bên đàng/ Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?” (Ca dao)

Thành phần biệt lập gọi đáp giúp duy trì cuộc trò chuyện, đối thoại giữa mọi người
Thành phần biệt lập cảm thán
– Khái niệm: Thành phần biệt lập cảm thán là thành phần biệt lập có tác dụng bộc lộ, thể hiện thái độ, tình cảm, trạng thái cảm xúc của người viết hoặc người nói trước một vấn đề, câu chuyện nào đó,… Từ đó giúp cho người nghe hoặc người đọc có thể nắm bắt được tâm tư, suy nghĩ của người nói hay người viết.
– Đặc điểm: Thành phần biệt lập cảm thán thường đứng tách biệt thành một từ ở đầu câu.
– Cách nhận biết: Thành phần biệt lập cảm thán diễn tả sắc thái cảm xúc của con người (như yêu, ghét, vui, buồn,…) và đứng sau nó có thể là dấu phẩy hoặc dấu hai chấm.
– Ví dụ:
- Chao ôi, cô Lan làm hoa giấy khéo tay quá!
- Ái chà, dạo này siêng học ghê!
- Trời ơi! Điện thoại tôi mới đặt ở đây đâu rồi?

Thành phần biệt lập cảm thán có vai trò bộc lộ, thể hiện thái độ, tình cảm, trạng thái cảm xúc của người viết hoặc người nói
Thành phần biệt lập phụ chú
– Khái niệm: Thành phần biệt lập phụ chú là thành phần được thêm vào trong câu nhằm mục đích liệt kê, bổ sung thêm thông tin, giải thích nội dung câu văn,… để người nghe hoặc người đọc có thể hiểu rõ nghĩa của câu.
– Đặc điểm: Trong tiếng Việt, thành phần biệt lập phụ chú có thể được thể hiện bằng một từ, cụm từ hay một câu.
– Cách nhận biết: Thành phần biệt lập phụ chú thường đứng sau các dấu câu thông dụng như: Dấu phẩy, dấu gạch ngang, dấu hai chấm hoặc dấu ngoặc tròn.
– Ví dụ:
- Mẹ em – một người phụ nữ chịu thương chịu khó – luôn hết lòng chăm sóc cho gia đình.
- Bạn Nga (hàng xóm của em) là học sinh giỏi nhất lớp.
- Vườn nhà em trồng rất nhiều loại cây ăn quả: cam, quýt, ổi, bưởi, xoài.

Thành phần biệt lập phụ chú có tác dụng liệt kê, bổ sung thêm thông tin, giải thích nội dung câu văn,…
Bài tập vận dụng về thành phần biệt lập
Sau đây là một số bài tập vận dụng về thành phần biệt lập trong câu. Các bạn có thể tham khảo để chuẩn bị và ôn tập cho những kỳ thi sắp tới.
- Bài tập 1: Từ nào sau đây thuộc thành phần biệt lập tình thái?
A. Này
B. Thưa
C. Ôi trời
D. Có lẽ
Đáp án: D
- Bài tập 2: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Thành phần biệt lập đóng vai trò biểu đạt ngữ nghĩa trong câu.
B. Thành phần biệt lập gọi đáp giúp duy trì cuộc đối thoại trong câu.
C. Thành phần biệt lập được chia thành 4 loại.
D. Thành phần biệt lập phụ chú được thêm vào câu nhằm mục đích liệt kê, bổ sung thêm thông tin,…
Đáp án: A
- Bài tập 3: Liệt kê các thành phần biệt lập có trong những câu dưới đây:
a. Dường như, vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ.
b. Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ. Đi bốn năm hôm mới lên đến đây, vất vả quá!
c. Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.
Đáp án:
a. dường như: thành phần biệt lập tình thái
b. thưa ông: thành phần biệt lập gọi đáp
vất vả quá: thành phần biệt lập cảm thán
c. tôi nghĩ vậy: thành phần biệt lập phụ chú
- Bài tập 4: Tìm thành phần biệt lập có trong ví dụ sau đây. Hãy cho biết có thể thay thế nó bằng các từ nào khác:
“Anh quay lại nhìn con vừa khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.”
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
Đáp án: Thành phần biệt lập tình thái: “có lẽ”.
Ta có thể thay thế từ này bằng các từ: hình như, dường như, có vẻ,…
- Bài tập 5: Tìm thành phần biệt lập trong các câu sau:
a. Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
b. Chắc hẳn trận đấu tối nay giữa tuyển Việt Nam với tuyển Thái Lan sẽ thu hút đông đảo người xem và cổ vũ.
c. Chúng tôi, mọi người – kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi.
d. Cô bé nhà bên (có ai ngờ)
Cũng vào du kích
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi)
e. Thưa bác, con mới từ Hà Nội về thăm gia đình ta ạ!
f. Trời ơi, chỉ còn có năm phút!
Đáp án:
a. Thành phần biệt lập tình thái: hình như.
b. Thành phần biệt lập tình thái: chắc hẳn.
c. Thành phần biệt lập phụ chú: kể cả anh.
d. Thành phần biệt lập phụ chú: có ai ngờ.
e. Thành phần biệt lập gọi đáp: thưa bác.
f. Thành phần biệt lập cảm thán: trời ơi.
- Bài tập 6: Tìm thành phần biệt lập tình thái, cảm thán trong các câu dưới đây :
a. Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều.
(Kim Lân, Làng)
b. Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
c. Ông lão bỗng ngừng lại ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn đến thế được.
(Kim Lân, Làng)
Đáp án:
a. Thành phần biệt lập tình thái: có lẽ.
b. Thành phần biệt lập cảm thán: chao ôi.
c. Thành phần biệt lập tình thái: chả nhẽ.
Xem thêm:
- Từ đồng âm là gì? Phân loại, cách nhận biết và bài tập về từ đồng âm
- Tình thái từ là gì? Tác dụng, phân loại và ví dụ minh họa về tình thái từ
- Phó từ là gì? Các loại phó từ, cách dùng và ví dụ bài tập có đáp án
Trên đây là cách phân loại thành phần biệt lập trong câu và một số bài tập vận dụng lý thuyết. Hy vọng các bạn đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích. Chúc các bạn sẽ đạt được kết quả cao trong những kỳ thi sắp tới. Và đừng quên đón đọc những bài viết mới nhất tại trang web bambooschool.edu.vn các bạn nhé!