.
.
.

Khái niệm, phân loại và ví dụ của các phép liên kết câu và liên kết đoạn văn

Liên kết là quan hệ giữa hai yếu tố ngôn ngữ, mà muốn hiểu nghĩa của yếu tố này thì phải tham khảo nghĩa của yếu tố kia, trên cơ sở đó, hai câu chứa chúng liên kết lại với nhau. Cùng Bamboo School tìm hiểu khái niệm, phân loại và ví dụ của các phép liên kết câu và liên kết đoạn văn để các em học sinh hiểu rõ hơn nhé!

Khái niệm liên kết câu và liên kết đoạn văn

Liên kết câu và liên kết đoạn văn là sự kết nối ý nghĩa giữa câu với câu, giữa đoạn văn với đoạn văn bằng các từ ngữ có tác dụng liên kết làm cho đoạn văn, văn bản có nghĩa và giúp người đọc, người nghe dễ hiểu hơn ý kiến của người viết, người nói. Nói cách khác, các đoạn văn trong một văn bản cũng như các câu trong một đoạn văn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.

Khái niệm liên kết câu và liên kết đoạn văn

Các phép liên kết câu và liên kết đoạn văn

Có hai phương diện liên kết câu và liên kết đoạn văn là phép liên kết nội dung và phép liên kết hình thức.

Liên kết nội dung: được chia thành liên kết chủ đề và liên kết logic.

  • Liên kết chủ đề: các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ chủ đề của đoạn văn.
  • Liên kết logic: các đoạn văn và các câu phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lý.

Liên kết hình thức: các câu và các đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng 4 phương thức liên kết chính như sau:

  • Phép lặp từ ngữ: lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu trước.
  •  Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước.
  • Phép thế: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước. Phép nối: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước.

Các phép liên kết câu và liên kết đoạn văn

Sơ đồ liên kết câu và liên kết đoạn văn

Để xác định được phép liên kết câu và liên kết đoạn văn thì đầu tiên các em cần phải ghi nhớ sơ đồ liên kết câu và liên kết đoạn văn, từ đó xác định được các phép liên kết nào đã được học, tiếp theo là đọc nội dung rồi xác định phương thức liên kết được sử dụng và chỉ ra nó.

Sơ đồ liên kết câu và liên kết đoạn văn

Bài tập liên kết câu và liên kết đoạn văn

Ví dụ 1: Một con chim khát nước. Nước là một hợp chất gồm 2 nguyên tử hidro và 1 nguyên tử oxi. Oxi rất cần cho sự sống. Sự sống vẫn đang tiếp diễn trên hành tinh này.

Ta thấy, mỗi câu hướng đến một đối tượng khác nhau, không phục vụ một chủ đề chung nên sự lặp lại từ ngữ chỉ là sự trùng lặp ngẫu nhiên và không có tác dụng gì và không có tính liên kết -> Không có sự liên kết câu.

Ví dụ 2: Bạn có ý thức phòng dịch rất tốt và chúng tôi cũng vậy.

Ta thấy từ  có tác dụng liên kết 2 câu lại với nhau nhưng đây chỉ là 1 câu đơn nên không phải là phép thế, phép nối -> Không có sự liên kết câu.

Ví dụ 3: Đọc đoạn văn dưới đây và xác định các phép liên kết về mặt hình thức:

Một ông bố đang đọc tạp chí và cô con gái nhỏ của ông cứ làm ông phân tâm mãi.

Để làm cho cô bé bận rộn, ông xé một trang in bản đồ thế giới ra. Ông ta xé nó ra từng mảnh và yêu cầu cô con gái đi vào phòng và xếp chúng lại thành một bản đồ hoàn chỉnh.

Ông chắc mẩm rằng cô bé sẽ mất cả ngày để hoàn tất nó. Nhưng chỉ sau vài phút cô bé đã quay trở lại với tấm bản đồ hoàn hảo ……

Khi ông bố ngạc nhiên hỏi tại sao cô bé có thể xếp nhanh như vậy, cô bé đáp, “Oh …. Cha, có một khuôn mặt của một người đàn ông ở phía bên kia của tờ giấy ….con chỉ việc xếp theo gương mặt đó và sau đó con có được bản đồ hoàn chỉnh”

Trả lời

Các phép liên kết về mặt hình thức được sử dụng trong văn bản:

– Phép lặp: lặp từ “ông”, “cô bé”, “ản đồ hoàn chỉnh”

– Phép thế:

  •  “ông”, “ông ta”, “cha” thay thế cho “ông bố”
  •  “cô bé” thay thế cho “cô con gái nhỏ”
  • “nó”, “chúng” thay thế cho “trang in bản đồ thế giới”.

– Phép nối: “nhưng”.

Bài tập liên kết câu và liên kết đoạn văn

 

Xem thêm: 

Trên đây là Khái niệm, phân loại và ví dụ của các phép liên kết câu và liên kết đoạn văn. Các em hãy luyện tập thật nhiều để hiểu rõ bản chất của nó nhé. Hãy theo dõi Bamboo School để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức hay và bổ ích dành cho học tập nhé!

Cha mẹ có thể tham khảo các chương trình đào tạo hiện có tại Bamboo School để chọn cho con môi trường học tập tốt nhất có thể

Facebook
Pinterest

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn và
Đặt lịch tham quan