.
.
.

Nhân hóa là gì? Tác dụng, ví dụ về biện pháp nhân hóa

Trong các bài văn miêu tả thì nhân hóa là một trong những biện pháp tu từ được giảng dạy từ rất sớm từ các lớp thời Tiểu học. Được các nhà thơ, nhà văn sử dụng trong tác phẩm để giúp bài văn trở nên sinh động và đặc sắc hơn. Vậy nhân hóa là gì? Các bạn đã hiểu rõ hay chưa. Bài viết dưới đây giúp chúng ta tìm hiểu thêm kiến thức về biện pháp tu từ nhân hóa, cũng như về tác dụng và ví dụ nhằm giúp bạn có thể nắm vững kiến thức để vận dụng tốt vào các bài viết sau này nhé!

Biện pháp nhân hóa là gì? Khái niệm của nhân hóa

Biện pháp nhân hóa chính là nhân cách hóa đồ vật, cây cối, vật nuôi để chúng có tên gọi, hành động, suy nghĩ, tình cảm, tính cách như con người, nhằm giúp hình tượng tác phẩm trở nên sinh động và gần gũi hơn. Phép nhân hóa được sử dụng rất rộng rãi đối với các tác phẩm văn học và cũng thường xuất hiện ở khá nhiều các thể loại như: Thơ ca, tiểu thuyết,…

Khái niệm: Nhân hóa là gọi vật hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người làm cho thế giới loài vật, đồ vật, cây cối,… trở nên gần gũi với con người, đồng thời biểu thị được những suy nghĩ, cảm tính của con người.

Nhân hóa là gì? Tác dụng, ví dụ về biện pháp nhân hóa

Nhân hóa là gì?

Tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa

Nhân hóa có tác dụng làm cho các sự vật trở nên sống động và gần gũi với con người. Đồng thời, nhân hóa còn giúp các tác phẩm có những điểm nhấn và ý nghĩa hơn. Nó được áp dụng khá nhiều trong văn học nghệ thuật cũng như trong lời nói hàng ngày. Cụ thể tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa như sau:

  • Giúp các loại đồ vật, sự vật (như cây cối) trở nên sinh động trong suy nghĩ và trở nên gần gũi hơn với con người
  • Giúp những sự vật, đồ vật có thể biểu hiện được các suy nghĩ hay bày tỏ thái độ, tình cảm như con người
  • Giúp tác phẩm trở nên có hồn và sống động hơn
  • Giúp tác giả thể hiện được trọn vẹn cảm xúc, câu từ, cũng như lối diễn đạt được hay hơn, logic hơn
Nhân hóa là gì? Tác dụng, ví dụ về biện pháp nhân hóa

Biện pháp tu từ nhân hóa giúp tác giả thể hiện tác phẩm hay hơn, gần gũi hơn

Các kiểu nhân hóa

Thông thường biện pháp tu từ nhân hóa được phân ra làm 3 loại chính:

  • Dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật: Đây là hình thức nhân hóa phổ biến nhất, bởi thay vì khi gọi tên các sự vật, con vật, đồ vật như thường lệ thì phép nhân hóa có thể thay cách gọi vật bằng các đại từ chỉ người như cô, dì, chú, bác, ông, bà… Cách gọi này khiến sự vật trở nên thân thiết và gần gũi hơn trong các tác phẩm văn chương.
  • Dùng từ ngữ vốn để chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật: Đây là hình thức nhân hóa đem lại hiệu quả nghệ thuật cao, nhằm tạo nên nhiều tầng nghĩa, tăng tính gợi hình, gợi cảm cho lời văn hay ý thơ, khiến các sự vật trở nên sinh động hơn.
  • Trò chuyện, xưng hô với vật như với người: Cách xưng hô với vật như với con người là một trong những hình thức biện pháp nhân hóa thường được sử dụng khi nhân vật đang độc thoại nội tâm.
Nhân hóa là gì? Tác dụng, ví dụ về biện pháp nhân hóa

Có 3 kiểu biện pháp tu từ nhân hóa

Bài tập ví dụ về nhân hóa

Để có thể dễ dàng nắm rõ, nắm vững về biện pháp tu từ nhân hóa thì dưới đây là một số ví dụ nhằm giúp các bạn có thể xác định đâu là câu văn, đoạn văn có sử dụng phép nhân hóa, đồng thời vận dụng linh hoạt phép nhân hóa vào bài văn của mình thêm thu hút và hay hơn.

Đặt câu nhân hóa về con vật

Thông thường trong các bài văn miêu tả thì con vật là đối tượng thường được nhân hóa nhất, nhằm tăng sự gần gũi, sống động hơn trong bài viết. Dưới đây là một vài câu nhân hóa về con vật:

  • Mèo con vui như được mùa khi được ăn những con cá tươi ngon

Trong câu này, “vui như được mùa” vốn là để dùng diễn tả tâm trạng vui sướng của con người nhưng trong trường hợp này lại được dùng cho mèo con, biến một con vật trở thành đối tượng có tình cảm.

  • Chim công non thật đỏm dáng làm sao!

Trong câu này, “đỏm dáng” dùng để diễn tả vẻ đẹp hào nhoáng, thích chăm lo vẻ ngoài của các anh chàng, nhưng trong câu lại dùng để miêu tả vẻ đẹp phô trương và sặc sỡ của chim công.

  • Có cô chim sẻ nhỏ bay tới gần ban công hót líu lo

Trong câu này, từ “cô” vốn là từ ngữ dùng để gọi con người nhưng lại được dùng để gọi tên con chim.

Đặt câu có hình ảnh nhân hóa

Ngoài những câu nhân hóa về con vật thì những câu có hình ảnh nhân hóa cũng được sử dụng rộng rãi trong các bài văn, bài thơ. Dưới đây là một số câu có hình ảnh nhân hóa mà bạn có thể tham khảo:

  • Mấy hôm nay trời rét cóng tay, nên càng về sáng trời càng lạnh giá. Bên cạnh bếp lửa hồng, bác mèo mướp đang cuộn mình sưởi ấm.

Trong câu này, “bác mèo mướp” là hình ảnh nhân hóa để khiến con mèo trông thật gần gũi, sống động và làm cho câu văn trở nên hấp dẫn hơn.

  • Tre mạnh mẽ vươn lên, bảo vệ làng xóm, bảo vệ con người. Tre xung phong giết địch, đẩy lùi quân thù một cách dũng cảm. Vậy nên hãy biết ơn những cây tre có công cứu nước, giúp dân.

Trong câu trên, nhờ tác giả nhân hóa về hình ảnh cây tre bằng những đặc tính, hành động của con người như: mạnh mẽ vươn lên, bảo vệ làng xóm, bảo vệ con người,…mà cây tre trở nên gần gũi, thân thuộc với con người hơn bao giờ hết.

  • Chị bút bi cần cù viết từng chữ nắn nót lên trang giấy trắng trông thật đẹp.

Trong câu này, hình ảnh nhân hóa “chị bút bi” khiến cho hình ảnh cây bút trở nên gần gũi hơn.

Nhân hóa là gì? Tác dụng, ví dụ về biện pháp nhân hóa

Sử dụng phép nhân hóa là bác mèo mướp bên bếp lửa hồng

Tìm 5 ví dụ về nhân hóa

Từ khái niệm, tác dụng, các kiểu nhân hóa thì các bạn đã phần nào hiểu về biện pháp tu từ nhân hóa là gì, nhưng để hình dung rõ hơn thì dưới đây là 5 ví dụ về phép nhân hóa mà bạn có thể nghiên cứu, tham khảo:

  • Con Ong buồn rầu ủ rũ chẳng còn muốn lấy mật như mọi khi

Trong câu này, “buồn rầu ủ rũ” vốn được dùng để diễn tả tâm trạng buồn chán của con người, nhưng trong trường hợp này lại dùng để diễn tả tâm trạng của con Ong khiến chúng như có suy nghĩ, tình cảm như con người.

  • Dòng sông uốn mình vắt ngang qua cánh đồng xanh thẳm

Tác giả sử dụng từ “uốn mình” nhằm miêu tả vẻ đẹp mềm mại của con sông như nét đẹp dịu dàng của một người con gái Việt Nam

  • Bình minh ló dạng thì cũng là lúc tàu mẹ, tàu con nối đuôi nhau vào bờ sau một chuyến đi vất vả.

Trong câu này, những từ như “tàu mẹ”, “tàu con” dùng nhân hóa nên chúng ta thấy sinh động, gần gũi giống như những con người đang chăm chỉ lao động.

  • Nước càng sâu, càng trong thì cua, cá càng nhiều. Thế là những con vạc, bồ nông, sếu từ nơi xa cũng bay về đây kiếm mồi.

Trong câu văn này, tác giả dùng những từ miêu tả hoạt động của con người để chỉ hoạt động của vật, nhằm giúp người đọc hình dung được cuộc sống của các loại vật cũng phong phú, sinh động như con người.

  • Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giúp dân giữ làng, giữ nước, giữ mái đồng xanh. Tre luôn bảo vệ và đứng về phía người dân trong các trận chiến với quân thù.

Trong câu văn này, tác giả miêu tả cây tre bằng những hoạt động chỉ người như: “xung phong”, “giữ”, “bảo vệ” nhằm mục đích giúp hình ảnh cây tre trở nên gần gũi trong mắt mọi người hơn. Đây là một cách để thể hiện lòng biết ơn đối với cây tre Việt Nam đã luôn đồng hành, gắn bó với người dân trong suốt những năm tháng khó khăn của đất nước ta.

Nhân hóa là gì? Tác dụng, ví dụ về biện pháp nhân hóa

Miêu tả vẻ đẹp mềm mại của con sông như nét đẹp người con gái Việt Nam

Tìm 5 câu thơ có sử dụng phép nhân hóa

Dưới đây là 5 câu thơ có sử dụng phép nhân hóa nhằm giúp các bạn hình dung trong thơ phép nhân hóa sẽ được sử dụng như thế nào.

“Trăng cứ tròn vành vạnh

Kề chi người vô tình

Ánh trăng im phăng phắc

Đủ cho ta giật mình”

Trong câu thơ này, tác giả nhân hóa hình ảnh ánh trăng “im phăng phắc” như con người, nhằm giúp biểu thị tình cảm như con người.

Nhân hóa là gì? Tác dụng, ví dụ về biện pháp nhân hóa

Bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy

“Ông trời

Mặc áo giáp đen

Ra trận

Muôn nghìn cây mía

Múa gươm

Kiến

Hành quân”

Trong thơ, tác giả sử dụng những từ ngữ vốn để gọi và tả con người, để gọi và tả đồ vật như các từ: “ông”, “mặc áo”, “ra trận”, “múa”, “hành quân” với mục đích giúp đoạn văn trở nên sinh động, có hồn hơn.

“Buồn trông con nhện giăng tơ

Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai”

Trong đoạn thơ này, người viết đang độc thoại với chính bản thân về nỗi buồn nhớ quê hương, nhưng để làm cho câu thơ trở nên thu hút và sinh động hơn thì tác giả trò chuyện với con nhện như một con người. Hình ảnh như có thêm sức gợi hơn và nêu bật lên được tâm trạng cô đơn, lẻ chiếc của tác giả nơi nơi đất khách.

“Hôm nay trời nắng chang chang

Mèo con đi học chẳng mang thứ gì

Chỉ mang một chiếc bút chì

Và mang một mẩu bánh mì con con.”

Trong câu thơ này, tác giả đã sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động của con người để nói về những hoạt động của con mèo như: đi học, mang bút chì, mang mẩu bánh mì. Nhằm mục đích giúp câu thơ trở nên quen thuộc và sinh động hơn.

“Núi cao chi lắm núi ơi

Núi che mặt trời chẳng thấy người thương!”

Trong câu thơ này, tác giả trò chuyện, xưng hô với núi như với con người, nó khiến cho hình ảnh dãy núi trở nên gần gũi, quen thuộc hơn với con người. Từ đó giúp tác giả bày tỏ tình cảm một cách kín đáo hơn.

Xem thêm:

Hy vọng, với những nội dung của bài viết và các ví dụ trên. Đã giúp các bạn hiểu được khái niệm phép tu từ nhân hóa là gì? Đồng thời có thể áp dụng tốt phép tu từ nhân hóa trong các bài tập. Chúc các em học tốt và có những bài viết thu hút khi vận dụng phép nhân hóa vào bài viết nhé!

Cha mẹ có thể tham khảo các chương trình đào tạo hiện có tại Bamboo School để chọn cho con môi trường học tập tốt nhất có thể

Facebook
Pinterest

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn và
Đặt lịch tham quan