.
.
.

Từ khởi ngữ là gì? Tác dụng, dấu hiệu nhận biết và ví dụ minh họa về từ khởi ngữ

Từ khởi ngữ tuy chỉ là thành phần phụ trong câu nhưng nó lại đóng vai trò không kém phần quan trọng giúp cho câu văn, câu nói trở nên mềm mại, rõ nghĩa hơn. Chính điều này làm cho người tiếp nhận câu văn, câu nói cảm thấy dễ dàng chấp nhận vấn đề bạn đưa ra hơn. Vậy khởi ngữ là gì? Có những dấu hiệu nào giúp chúng ta nhận biết khởi từ hiệu quả hơn?

Khởi ngữ là gì? Khái niệm của khởi ngữ 

Khởi ngữ chính là cụm từ hoặc từ khởi nghĩa. Khởi ngữ được biết đến là thành phần phụ trong cấu trúc câu. Khởi ngữ đóng vai trò là cụm từ, các cụm từ giúp mở đầu – khơi nguồn dẫn dắt của một câu. 

Theo khái niệm khởi ngữ trong sách Ngữ văn lớp 9 thì khởi ngữ thường đứng trước chủ ngữ với mục đích tạo tiền đề để nêu lên đề tài, nội dung chuẩn bị  được nói đến trong câu. Trước khởi ngữ thường sẽ có thêm các quan hệ từ như: đối với, về, trong tất cả,… 

khởi ngữ là gì

Ví dụ giúp bạn hiểu rõ hơn về khởi ngữ:

  • Để ổn định tổ chức, mọi người phải nghiêm túc tuân thủ quy định đã đề ra.

Khởi ngữ trong câu trên là “để ổn định tổ chức”

  • Về việc Lan Anh và Ngọc Mai tranh cãi hôm nay, cả hai đều có lỗi. Các em nên hòa giải với nhau và không nên tiếp tục tranh cãi nữa. 

Khởi ngữ trong câu trên là “Về việc Lan Anh và Ngọc Mai tranh cãi hôm nay”.

Tác dụng của khởi ngữ 

Ngữ pháp Việt Nam thực sự rất phong phú từ cách dùng từ đến cách sử dụng các bộ phận phụ trợ nhằm tăng tính mạch lạc, hấp dẫn cho câu văn. Xét riêng về khởi ngữ, chúng sẽ có tác dụng sau:

  • Giúp bạn khởi đầu câu chuyện một cách nhẹ nhàng.
  • Giúp người trò chuyện với bạn dễ dàng tiếp nhận vấn đề hơn.
  • Khởi ngữ giúp bạn thể hiện rõ ý muốn diễn đạt và tạo điểm nhấn nổi bật cho ý nghĩa của câu nói.  
  • Giúp bạn trở thành người trò chuyện có duyên hơn trong mắt người khác.

Ví dụ cụ thể hơn:

“Xét về các môn Toán, Lý, Hóa…Ngọc Mai học rất tốt.”

Khởi ngữ trong câu trên là “Xét về các môn Toán, Lý, Hóa,…”. Nếu bỏ bớt đi phần này thì câu văn vẫn có nghĩa, nhưng nghĩa của câu không rõ bằng và không hay bằng câu văn nguyên bản. 

Như vậy, khi bạn hiểu khởi ngữ là gì và cách sử dụng khởi ngữ như thế nào cho hợp lý sẽ giúp bạn có thể tự tin bắt chuyện, giao tiếp với mọi người. 

Thành phần khởi ngữ là gì? 

Theo khái niệm khởi nghĩa là gì chúng ta đã biết khởi ngữ là một thành phần trong câu giúp nêu rõ ý câu và giúp câu văn thêm phần mạch lạc. Chính vì thế, khởi ngữ có thể đứng riêng biệt và không đảm nhận chức năng cú pháp nào trong câu. Hoặc khởi ngữ có thể đảm nhận chức năng cú pháp tương ứng như chủ ngữ, vị ngữ, trạng từ, định ngữ, bổ ngữ. Lúc này, khởi ngữ sẽ đảm nhận chức năng nhấn mạnh ý nghĩa của câu là ý chính và diễn giải chủ đề sự tình là ý phụ. 

Phân biệt khởi ngữ với trạng từ

Mục lục Khởi ngữ Trạng từ
Vị trí Đứng trước chủ ngữ Đứng trước chủ ngữ
Chức năng Nếu lên đề tài, đối tượng được nói đến trong câu Thường xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, cách thức, mục đích, phương tiện,…
Ví dụ Còn môn Hóa, tôi rất giỏi Trên giàn hoa, ong đang hút mật

Ví dụ: 

  • Nhìn thấy cảnh bà con bị bao vây trong dòng nước lũ, tôi cầm lòng không đặng. 

Phần chữ được gạch chân chính là khởi ngữ. Lúc này, khởi ngữ đứng riêng biệt với câu và không đảm nhận chức năng cú pháp nào trong câu.

  • Thường xuyên bỏ bữa sáng, bạn có thể sẽ mắc chứng rối loạn đường huyết. 

Phần chữ được gạch chân chính là khởi ngữ. Lúc này, khởi ngữ giữ vai trò là định trạng từ của câu.

Dấu hiệu nhận biết khởi ngữ 

Khi bạn đã biết khởi ngữ là gì việc nhận biết khởi ngữ khá dễ dàng. Dưới đây là một số dấu hiệu về khởi ngữ thường gặp trong câu văn:

  • Xét về vị trí, khởi ngữ thường đứng trước chủ ngữ hoặc đứng ở đầu câu.
  • Khởi ngữ thường kết hợp với các quan hệ từ như: về, còn, đối với, và,…
  • Sau khởi ngữ có thể có thêm trợ từ thì.

khởi ngữ là gì

Ví dụ bài tập minh họa về từ khởi ngữ 

Dưới đây là các bài tập giúp bạn hiểu rõ hơn về khởi ngữ:

– Cách chuyển câu thành câu có khởi ngữ

Bạn hãy căn cứ theo khái niệm khởi ngữ là gì và các dấu hiệu nhận biết khởi ngữ đã nêu ở phần trên để chuyển các câu không có khởi ngữ thành các câu có khởi ngữ. Ví dụ cụ thể như sau:

Ví dụ 1:

Chúng tôi không tham gia buổi tiệc BBQ cuối tuần. Đây là câu không có khởi ngữ.

Về buổi tiệc BBQ cuối tuần, chúng tôi không tham gia. Đây là câu có khởi ngữ, khởi ngữ chính là “Về buổi tiệc BBQ cuối tuần”. Trong câu này khởi ngữ được xác định là đứng sau từ quan hệ “về”.

Ví dụ 2:

Bạn Nam chơi cầu lông rất hay. Đây là câu không có khởi ngữ.

Đối với môn cầu công, bạn Nam hơi rất hay. Đây là câu có khởi ngữ, khởi ngữ chính là “Đối với môn cầu lông”. Trong câu này khởi ngữ được xác định là đứng sau từ quan hệ “ đối với”.

Ví dụ 3: 

Tôi đọc được nhưng diễn cảm được. Đây là câu không có khởi ngữ.

Đọc thì tôi đọc được nhưng diễn cảm thì tôi chưa diễn cảm được. Khởi ngữ là những từ được gạch chân. Khởi ngữ được xác định ở trước từ “thì”

– Cách xác định khởi ngữ trong câu

Khi nhận được các câu văn mẫu và yêu cầu xác định khởi ngữ trong câu. Bạn hãy căn cứ theo dấu hiệu mà chúng tôi vừa chia sẻ trên để xác định khởi ngữ. Hình ảnh minh họa dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khởi ngữ là gì và cách xác định khởi ngữ trong câu. 

khởi ngữ là gì

Như vậy, khởi ngữ trong các câu minh họa trên sẽ lần lượt là còn anh, giàu, về các thể văn trong lĩnh vực nghệ thuật. 

– Cách xác định thành phần khởi ngữ

Để có thể xác định được thành phần khởi ngữ, bạn cần nắm vững các thành phần khác trong câu. Và bạn hãy tham khảo mục thành phần khởi ngữ là gì mà chúng tôi đã đề cập ở trên. Dưới đây là ví dụ cụ thể:

“ Hai cây vạn tuế trước nhà, tôi không muốn bán cây nào cả.”

Trong câu văn này, “hai cây vạn tuế trước nhà” chính là khởi ngữ. Đồng thời, khởi ngữ này giữ vai trò là định ngữ, xác định đối tượng mà người nói đã nhắc đến “không muốn bán cây nào cả” 

– Cách đặt câu có khởi ngữ

Sau đây là một số đáp án gợi ý cho bài tập thực hành đặt câu có khởi ngữ:  

  • Cuốn truyện Doremon này, tôi đã đọc đi đọc lại nhiều lần mà vẫn thích đọc lại lần nữa. 
  • Quyển sách này rất hay, tôi rất muốn gặp tác giả của quyển sách này. 

Xem thêm:

Hẳn là thông qua những chia sẻ trên bạn đã hiểu khởi ngữ là gì rồi phải không nào? Hy vọng tất cả những nội dung Bamboo School chia sẻ đều thực sự hữu ích với bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi Bamboo School!

Facebook
Pinterest

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn và
Đặt lịch tham quan