.
.
.

Biện pháp tu từ là gì? Các biện pháp tu từ, tác dụng và ví dụ minh họa

Biện pháp tu từ là gì?

Biện pháp tu từ là hình thức nghệ thuật rất độc đáo trong văn nói và viết mà chúng ta đã và đang gặp rất nhiều trong cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên để phân biệt từng loại cụ thể là điều mà không phải ai cũng làm được. 

Trong bài viết sau đây, Bamboo School sẽ phân tích chi tiết nhất về câu hỏi Biện pháp tu từ là gì nhé!

Biện pháp tu từ là gì? Khái niệm tu từ

Đây là cách sử dụng ngôn ngữ theo một cách đặc biệt trong văn nói, trong văn viết và được sử dụng tùy theo ngữ cảnh nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt và tạo ấn tượng với người đọc về một hình ảnh, một câu chuyện, một cảm xúc trong tác phẩm.

Biện pháp tu từ là gì?

Tác dụng của biện pháp tu từ

Tuy chỉ thêm một chút tu từ thôi cũng có thể khiến lời nói, văn viết có hồn hơn. Và nếu bạn càng áp dụng tu từ một cách tinh tế và hợp lý, chắc chắn bạn sẽ gây ấn tượng sâu sắc trong lòng người nghe/ xem với cách diễn đạt của bạn. Và cụ thể tác dụng của biện pháp tu từ có thể được liệt kê như sau:

  • Tăng sự gợi hình, gợi cảm cho con người, cảnh vật và thiên nhiên.
  • Nhằm thu hút người đọc, người nghe.
  • Thể hiện sự đa dạng, độc đáo về từ vựng và ngữ pháp tiếng Việt.
  • Giúp người đọc, người nghe dễ nhớ và tạo ấn tượng độc đáo cho người đọc.
  • Thể hiện trọn vẹn tâm tư, tình cảm, cảm xúc, nguyện vọng của tác giả.

Đặc biệt, trong các tác phẩm văn học, biện pháp tu từ được sử dụng để tăng tính nghệ thuật độc đáo cho tác phẩm.

Biện pháp tu từ

Các biện pháp tu từ cụ thể? Tác dụng của từng biện pháp? Cho ví dụ minh hoạ của từng biện pháp tu từ

Các biện pháp tu từ

So sánh

Khái niệm: So sánh là biện pháp đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để tăng sức gợi hình, gợi cảm cho biểu đạt.

Tác dụng: làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự vật được nhắc tới, giúp câu văn trở nên sinh động, gây hứng thú với người đọc.

Ví dụ: Bạn Hà rất giống bạn Hảo, khuôn mặt tròn tròn, dáng người mũm mĩm trông rất dễ thương.

Ẩn dụ

Khái niệm: Là phương thức biểu đạt gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với sự vật chính

Tác dụng:

  • Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
  • Mang tính hàm súc, cô đọng, giá trị biểu đạt cao gợi những sự liên tưởng ý nhị, sâu sắc

Ẩn dụ có 04 loại: Ẩn dụ hình thức, cách thức, phẩm chất, chuyển đổi cảm giác.

Ví dụ: “Vân xem trang trọng khác vời. Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.”

Ẩn dụ “Khuôn trăng đầy đặn”: gương mặt sáng như trăng rằm.

Hoán dụ

Khái niệm: Là biện pháp tu từ để gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có quan hệ gần gũi.

Tác dụng:

  • Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
  • Diễn tả sinh động nội dung thông báo, gợi sự liên tưởng ý vị, ý nghĩa thêm sâu sắc.

Ví dụ: “Anh ấy là một tay săn bàn có hạng trong đội bóng.”

=> Lấy 1 bộ phận để gọi toàn thể.

Nhân hoá

Khái niệm: Là biện pháp tu từ để chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ,…vốn chỉ được dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, cây cối,…

Tác dụng: Làm cho sự vật, cây cối trở nên gần gũi và sinh động hơn.

Ví dụ: “Heo hút cồn mây súng ngửi trời”

Nói quá

Khái niệm: là cách nói phóng đại quy mô, mức độ, tính chất của sự vật, sự việc hay hiện tượng có thật trong thực tế

Tác dụng: Giúp hiện tượng, sự vật miêu tả được nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm cho người nghe, người đọc.

Ví dụ: 

“Chọc trời khuấy nước mặc dầu

Dọc ngang nào biết trên đầu có ai” 

(Nguyễn Du)

Nói giảm, nói tránh

Khái niệm: là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt ý nghĩa tế nhị hơn và uyển chuyển

Tác dụng: tránh gây cảm giác quá đau buồn, nặng nề, tránh thô tục, mất lịch sự.

Ví dụ: Bà nội của em đã ra đi được một khoảng thời gian rồi nhưng tình thương của ông thì vẫn còn đâu đây rất gần.

Điệp ngữ, điệp từ

Khái niệm: là một biện pháp tu từ trong văn học chỉ việc lặp đi lặp lại một từ hoặc một cụm từ, nhằm nhấn mạnh, khẳng định, liệt kê … 

Tác dụng: để làm nổi bật vấn đề khi muốn nói đến đến.

Ví dụ: Học, học nữa, học mãi.

Chơi chữ

Khái niệm: Là biện pháp tu từ sử dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ.

Tác dụng: Tạo sắc thái dí dỏm, hài hước, làm câu văn độc đáo và thú vị

Ví dụ: “Một con cá đối nằm trên cối đá, Hai con cá đối nằm trên cối đá”.

Liệt kê

Khái niệm: Là sắp xếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả đầy đủ, sâu sắc hơn nêu nhiều khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng, tình cảm.

Tác dụng: diễn tả các khía cạnh hoặc tư tưởng, tình cảm được đầy đủ, rõ ràng, chi tiết hơn đến với người đọc, người nghe.

Ví dụ: Khu vườn nhà em có rất nhiều loài hoa đẹp nào là hoa lan với hoa cúc, hoa mai với hoa đào, hoa hồng và hoa ly.

Tương phản

Khái niệm: là biện pháp tu từ sử dụng từ ngữ đối lập, trái ngược nhau

Tác dụng: để tăng hiệu quả diễn đạt cho câu văn cuốn hút hơn.

Ví dụ: “Bán anh em xa mua láng giềng gần”

Bài tập minh hoạ có đáp án

Bài tập minh hoạ có đáp án

Bài tập biện pháp tu từ so sánh:

Xác định và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ sau:

  Những ngôi sao thức ngoài kia 

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

    Đêm nay con ngủ giấc tròn 

 Mẹ là ngọn gió của con suốt đời . 

Đáp án:  Sử dụng phép so sánh

  • Những ngôi sao thức – mẹ thức: Những ngôi sao thức suốt đêm nhưng cũng không bằng mẹ đã thức vì cả cuộc đời của con, sự hy sinh thầm lặng.
  • Mẹ – ngọn gió: Mẹ là nơi mát mẻ, yên bình của con suốt đời.
  • Tác giả sử dụng biện pháp so sánh để thể hiện tấm lòng yêu thương, sự hy sinh thầm lặng của người mẹ đối với người con và lòng biết ơn của con dành cho mẹ.

Bài tập biện pháp tu từ ẩn dụ:

Hai câu dưới sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó

Câu 1:

Thuyền về có nhớ bến chăng 

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền

Đáp án: Sử dụng hai từ ẩn dụ  “ thuyền, bến” để bày tỏ nỗi niềm của cô gái luôn đợi chờ người yêu của mình.

Cấu 2: 

Nước non lận đận một mình  

Thân cò lên thác, xuống ghềnh bấy nay.

Đáp án: Ẩn dụ ví “thân cò” như người nông dân cả ngày lao động vất vả kiếm miếng ăn.

Bài tập biện pháp tu từ hoán dụ:

Câu 1: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu sau:

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

Đáp án: Sử dụng hoán dụ,  từ “một” chỉ số ít làm liên tưởng đến sự đơn lẻ, tạo cảm giác rất ít. Từ ‘ba” chỉ số nhiều giúp liên tưởng tới sự đoàn kết. Giữa một – sự đơn lẻ và ba – sự đoàn kết làm nổi bật sự đoàn kết trong cuộc sống.

Câu 2: 

Đầu xanh có tội tình gì

 Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi

Đáp án:  Sử dụng biện pháp hoán dụ 

  • Đầu xanh: chỉ người còn trẻ
  • Má hồng: chỉ người con gái đẹp

=> Nói đến thân phận tài hoa nhưng bạc mệnh.

Bài tập biện pháp tu từ nhân hóa

Biện pháp tu từ nhân hoá trong 2 câu sau có tác dụng gì?

Câu 1:

Trâu ơi ta bảo trâu này.

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta. 

Cấy cày giữ nghiệp nông gia. 

Ta đây trâu đấy, ai mà quản công.

Đáp án:Con trâu” được nhân hóa như người bạn của bà con nông dân. Nhân hoá có tác dụng là thể hiện sự thân thiết giữa người nông dân và con trâu. Người nông dân đã coi trâu như một người bạn đồng hành trong lao động và cuộc sống

Câu 2: 

“Núi cao chi lắm núi ơi – Núi che mặt trời chẳng thấy người thương.”

Đáp án: Sử dụng “ngọn núi” để nói về mối tình chênh lệch giàu nghèo.

Bài tập biện pháp tu từ nói quá

Câu 1: Tìm biện pháp tu từ trong câu sau: “Bài toán khó quá nghĩ nát óc mà không ra”.

Đáp án:  “Nghĩ nát óc” là cụm từ nói quá.

Câu 2:  Tìm biện pháp tu từ trong câu sau: “Tây Thi có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành”.

Đáp án:  Sử dụng cụm từ “nghiêng nước nghiêng thành” để nói quá.

Bài tập biện pháp tu từ nói giảm nói tránh

Câu 1: Dùng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh trong câu sau: Bà lão kia bị mù. 

Đáp án:

  • Thay thế bằng: Bà lão kia khiếm thị.
  • Sử dụng nói giảm nói tránh giảm nhẹ mức độ, đồng thời thể hiện sự tôn trọng với người nghe.

Câu 2: Dùng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh trong câu “Bác ấy bị bệnh nặng sắp chết”. 

Đáp án:

  • Thay thế bằng: Bác ấy bị bệnh nặng sắp mất.
  • Cách nói như vậy để giảm đi sự ghê rợn từ cái chết.

Bài tập biện pháp tu từ điệp ngữ, điệp từ

Câu 1:  Tác dụng của biện pháp điệp ngữ, điệp từ trong câu “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”.

Đáp án:  Nhấn mạnh tinh thần đoàn kết để thành công

Câu 2:  Hình thức của biện pháp điệp từ , điệp ngữ sử dụng qua đoạn văn sau là gì?

“Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim, hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa, tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre, trung hiếu chốn này”.

(Viếng lăng Bác – Viễn Phương)

Đáp án: Là hình thức lặp lại một từ, cụm từ có sự nối tiếp với nhau.

Bài tập biện pháp tu từ chơi chữ

Câu 1: Đoạn văn sau sử dụng biện pháp tu từ gì?

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia 

(Bà huyện Thanh Quan)

Đáp án:  Chơi chữ dùng từ đồng âm.

Câu 2:  Đoạn văn sau sử dụng biện pháp tu từ gì?

Mênh mông muôn mẫu một màu mưa

Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ.

Đáp án: Dùng cách điệp âm.

Bài tập biện pháp tu từ liệt kê

Cho 2 ví dụ về biện pháp tu từ liệt kê:

Câu 1:  Nhà em có rất nhiều người: bố em, mẹ em, anh em, chị em và em.

Câu 2: Nền văn học của Việt Nam có rất nhiều tác phẩm có giá trị về con người trong xã hội cũ như là: Chí Phèo, Tắt đèn, Lão Hạc, Chuyện người con gái Nam Xương…

Bài tập biện pháp tu từ tương phản

Nêu tác dụng của biện pháp tu từ tương phản trong tác phẩm “ Sống chết mặc bay” 

Đáp án:

Tác dụng của thủ pháp tương phản đối lập:

  • Tố cáo sự vô trách nhiệm, tham lam khốn nạn của bọn quan lại – những kẻ được xem là cha mẹ của nhân dân 
  • Cảnh khốn cùng, tuyệt vọng của người dân trước cơn thịnh nộ của thiên nhiên khi chống chọi với bão lũ
  • Khắc sâu hơn cảnh tượng trái ngược: Dân đằm mình, bỏ mạng khi nước lũ chảy xiết khi vỡ đê >< quan sung sướng khi thắng ván bài to

Xem thêm:

Kết luận

Đây được xem là những biện pháp tu từ phổ biến nhất trong môn học Ngữ Văn và cả trong đời sống thường ngày của chúng ta. Đặc biệt trong hầu hết các bài kiểm tra đều có liên quan đến những biện pháp tu từ này các em cần nắm vững kiến thức để đạt được kết quả học tập tốt nhé!

Facebook
Pinterest

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn và
Đặt lịch tham quan