.
.
.

Đại từ là gì? Phân loại đại từ và vai trò ngữ pháp của đại từ trong Tiếng Việt

Đại từ là gì?

Đại từ là gì là khái niệm có thể gây ra khó khăn cho các em học sinh trong bộ môn Tiếng Việt. Đây được xem là kiến thức vô cùng quan trọng giúp các em biết được cách đặt câu, vị trí trong câu một cách chính xác nhất. Cùng theo dõi bài chia sẻ bên dưới để hiểu rõ hơn về bài học này nhé!  

Đại từ là gì?

Đại từ là những từ được người sử dụng dùng để xưng hô hay thay thế cho tính từ, động từ, danh từ hoặc một cụm tính từ, cụm động từ, cụm danh từ.

Mục đích: dùng để đa dạng hóa cách viết trong tiếng Việt cũng như hỗ trợ việc tránh lặp đi lặp lại các từ, mất đi tính mạch lạc của câu.

Đại từ là gì?

Các loại đại từ trong tiếng Việt

Đại từ nhân xưng

Là đại từ xưng hô dùng để ám chỉ đại diện, ngôi thứ, và còn dùng để thay thế cho danh từ. Các em học sinh cần lưu ý, đại từ nhân xưng gồm có 3 ngôi: 

  • Ngôi thứ nhất: ám chỉ về bản thân mình (tôi, chúng tôi, ta, chúng ta, tớ,…)
  • Ngôi thứ hai: ám chỉ người đối diện (cậu, các cậu, chú, cô, dì,…)
  • Ngôi thứ ba: ám chỉ một người nào đó không có mặt (người đó, anh ta, cô ấy,…)

Ngoài ra, đại từ nhân xưng còn được áp dụng trong một số ngành nghề, hoàn cảnh gia đình thường ngày mà mọi người vẫn thường xuyên dùng dùng để nói đến một ai đó.

Đại từ nghi vấn

Là đại từ dùng để đặt câu hỏi. Nội dung của câu có thể liên quan đến nhiều vấn đề xoay quanh cuộc sống.  

Các đại từ nghi vấn: ai, gì, nào, như thế nào, bao nhiêu, bao giờ, đâu, tại sao, vì sao…

Đại từ thay thế

Đại từ thay thế có chức năng thay thế cụm từ trong câu, ngoài ra nó còn giúp tránh lặp các từ bằng việc thay thế một ai đó cách gián tiếp. Có 3 loại đại từ thay thế mà mọi người nên biết: 

  • Đại từ thay thế cho danh từ: chúng tôi, họ, tôi, bọn họ,…
  • Đại từ thay thế cho động từ, tính từ: thế này, thế kia, vậy, cho nên,…
  • Đại từ thay thế cho số từ: bao nhiêu, số lượng, tổng cộng, bao,…

Đại từ thay thế

Vai trò ngữ pháp của đại từ trong tiếng Việt

Vai trò của đại từ là gì? Chúng ta cần xác định vai trò chính của đại từ trong ngữ pháp tiếng Việt. 

  • Vị trí chủ ngữ, vị ngữ hay phụ ngữ cho một danh từ, động từ, tính từ nào đó trong câu
  • Đóng vai trò là một thành phần chính trong câu
  • Có nhiệm vụ thay thế các thành phần khác một cách hợp lý 
  • Có chức năng quan trọng là trỏ, nhấn mạnh.

Vai trò ngữ pháp của đại từ trong tiếng Việt

Các ví dụ về đại từ trong tiếng Việt

Ví dụ về đại từ nhân xưng:

Ví dụ 1: Chúng tôi đang trên đường đến trường vào sáng nay. 

Ví dụ 2: Dì của tôi năm nay đã ngoài 40 tuổi 

Ví dụ 3: Hôm qua, tôi nhìn thấy anh ấy đi ra ngoài

Ví dụ về đại từ nghi vấn

Ví dụ 1: Hôm nay, em ăn cơm chưa? 

Ví dụ 2: Bao giờ bạn đi học lại?

Ví dụ 3: Có phải hôm qua tôi gặp bạn trên đường đi đến công viên phải không?

Ví dụ 4: Ai là người trực nhật hôm qua ?

Ví dụ về đại từ thay thế

Ví dụ 1: Hôm nay lớp chúng tôi trực nhật, cho nên chúng tôi đến sớm

Ví dụ 2: Hôm nay tôi và Huyền có hẹn đi xem phim, nhưng nhà cô ấy có việc bận nên không thể đi được.

Ví dụ 3: Gia đình tôi đã đặt bao nhiêu phần quà cho trẻ em trong xóm? 

Một số bài tập về đại từ trong tiếng Việt

Đặt câu với đại từ

1. Đại từ để trỏ 

a. Trỏ người, sự vật

Đáp án : Cậu đợi tớ

b. Trỏ số lượng

Đáp án: Bao nhiêu đây chưa đủ

c. Trỏ hoạt động, tính chất, sự việc

Đáp án: Cô ấy làm vậy là muốn tốt cho bạn

2. Đại từ để hỏi 

a. Trỏ người sự vật:

Đáp án: Hoa này là loại hoa gì vậy?

b. Trỏ số lượng

Đáp án: Hộp bút này có giá bao nhiêu?

c. Trỏ hoạt động, tính chất, sự việc

Đáp án: Anh ấy bị làm sao vậy?

Xác định đại từ trong câu sau

1. Chúng tôi thấy mùa hè nắng nóng, ai cũng sợ? 

Đáp án: Chúng tôi, ai

2. Mình về mình có nhớ ta/ Ta về ta nhớ những hoa cùng người

Đáp án: Mình, ta

3. Em gái tôi tên là Kiều Vy, nhưng tôi quen gọi nó là bé út bởi vì nó là con út trong gia đình

Đáp án: Tôi, nó

Thay thế các đại từ trong câu thành đại từ khác

Tìm đại từ trong đoạn hội thoại sau, nói rõ từng đại từ thay thế cho từ ngữ nào:

a. Trong giờ ra chơi, Nam hỏi Bắc:

(1) – Bắc ơi, hôm qua bạn được mấy điểm môn Tiếng Anh?

(2) – Tớ được điểm 10, còn cậu được mấy điểm ?- Bắc nói.

(3) – Tớ cũng thế.

Đáp án: Bắc, bạn, tớ, cậu, mấy điểm, cũng thế

b. Đọc các câu sau:

Sóc nhảy nhót chuyền cành thế nào ngã trúng ngay vào Chó Sói đang ngủ. Chó Sói choàng dậy tóm được Sóc, định ăn thịt, Sóc bèn van xin:

– Xin ông thả cháu ra.

Sói trả lời:

– Thôi được, ta sẽ thả mày ra. Có điều mày hãy nói cho ta hay, vì sao họ nhà Sóc chúng mày lúc nào cũng vui vẻ như vậy?

Đáp án: ông, cháu, ta, mày, có điều, vì sao, chúng mày, như vậy, bèn, nhà Sóc

Xem thêm:

Lời kết

Trên đây là toàn bộ những gì liên quan về khái niệm đại từ là gì? Mong rằng với những kiến thức bổ ích mà Bamboo mang lại, các em học sinh sẽ hiểu rõ hơn về ngữ pháp tiếng Việt và hoàn thành xuất sắc bài học khi gặp chúng. Chúc các em thành công. 

Facebook
Pinterest

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn và
Đặt lịch tham quan