.
.
.

Ẩn dụ là gì? Tác dụng ẩn dụ, các loại ẩn dụ và ví dụ minh họa

Ẩn dụ là gì? Tác dụng và các loại ẩn dụ, ví dụ minh họa

Phương pháp ẩn dụ, khái niệm, một số kiểu ẩn dụ và các ví dụ về phương pháp ẩn dụ là một câu hỏi mà nhiều bạn học sinh gặp khó khăn để ứng dụng vào bài học. Để hiểu hơn bài học này mời các em theo dõi bài học chi tiết bên dưới nhé!

Ẩn dụ là gì? Khái niệm của ẩn dụ

Ẩn dụ là gì? Khái niệm của ẩn dụ

Ẩn dụ là biện pháp tu từ dùng tên gọi của sự vật/hiện tượng này bằng tên của sự vật/hiện tượng khác có nét tương đồng giữa 2 đối tượng về mặt nào đó (như tính chất, trạng thái, màu sắc, …) nhằm tăng sức gợi hình và gợi cảm cho sự diễn đạt.

>>> Xem thêm: Hoán dụ là gì?

Các loại ẩn dụ trong tiếng Việt

Các loại ẩn dụ trong tiếng Việt

Trong biện pháp ẩn dụ có thể chia ra làm 4 hình thức khác nhau:

Ẩn dụ hình thức

Người nói hoặc viết giấu đi một phần ý nghĩa.

Ví dụ:

Về thăm nhà Bác Làng Sen

Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.

=> Thắp: ẩn dụ ám chỉ hoa râm bụt đang nở hoa.

=> Thắp và nở đều có điểm chung về cách thức.

Ẩn dụ cách thức

Thể hiện một vấn đề bằng nhiều cách, việc ẩn dụ này giúp người diễn đạt đưa hàm ý vào câu nói.

Ví dụ:

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

=> Kẻ trồng cây đó là những con người lao động, ám chỉ những người tạo ra thành quả lao động.

Ẩn dụ phẩm chất

Có thể thay thế phẩm chất của sự vật hoặc hiện tượng này bằng phẩm chất của sự vật, hiện tượng khác cả hai phải có nét tương đồng.

Ví dụ:

Người Cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm

=> Người cha: ẩn dụ nói đến Bác Hồ

=> Người cha và Bác Hồ đều có điểm chung về phẩm chất

Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Phép tu từ miêu tả tính chất, đặc điểm của sự vật được nhận biết bằng giác quan này nhưng lại được miêu tả bằng từ ngữ sử dụng cho giác quan khác.

Ví dụ: Trời nắng giòn tan. => Câu trên nói đến cảm giác nắng to, nắng khô mọi vật.

Tác dụng của ẩn dụ

Trong các tác phẩm văn học, ca dao, thơ thường sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ. Biện pháp tu từ ẩn dụ có tác dụng :

  • Giúp tăng sức biểu cảm cho câu văn/câu thơ.
  • Ẩn dụ giàu hình ảnh và có tính hàm súc cao giúp người đọc người nghe hấp dẫn và bị lôi cuốn.

Ví dụ: Người Cha mái tóc bạc

Nếu dùng như cách thông thường thay người cha bằng “Bác Hồ mái tóc bạc” sẽ trở thành một câu thông thường và mất đi tính biểu cảm. Bài thơ sẽ vô vị.

Biện pháp so sánh và ẩn dụ có gì giống và khác nhau

Giống nhau

Đều dựa trên cơ sở liên tưởng những nét tương đồng giữa các sự vật, sự việc khác nhau. 

Khác nhau

So sánh thường cần đến từ so sánh hoặc dấu hiệu nhận biết phân biệt giữa các vế so sánh và vế được so sánh ( vd như dấu gạch ngang, dấu hai chấm…) So sánh có thể ngang bằng hoặc không ngang bằng.

Ẩn dụ không cần từ hay dấu câu phân biệt giữa các sự vật sự việc được nêu ra. Do vậy, ẩn dụ còn được gọi là so sánh ngầm. Phép ẩn dụ giữa các sự vật sự việc thường mang ý nghĩa ngang bằng, tương đương.

Biện pháp so sánh và ẩn dụ có gì giống và khác nhau

Phân biệt ẩn dụ và so sánh

Ví dụ bài tập về ẩn dụ tiếng Việt

Ví dụ bài tập về ẩn dụ tiếng Việt

Lấy 5 ví dụ ẩn dụ trong lời nói hằng ngày

  1. Cháy hàng quà tặng ngày 8/3 ( cháy là “hiếm”, “hết hàng”, “không đủ”)
  2. Anh ấy là người tốt bụng (tốt bụng là “tử tế”, “đàng hoàng”)
  3. Nói ngọt lọt tiếng xương (nghĩa là “nói nặng quá”)
  4. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng (“mực” ý nói môi trường xấu, “đèn” ý nói môi trường tốt nên học hỏi)
  5. Nói ngọt như mía lùi ( nghĩa là giọng nói trong trẻo, ngọt ngào như rất nhẹ nhàng)

Đặt câu với 4 kiểu ẩn dụ

Ẩn dụ phẩm chất:

  1. Trong lớp tôi có một chú vẹt.
  2. Dù ai nói ngả nói nghiêng. Thì ta vẫn vững như kiềng ba chân.

Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác:

  1. Những bông hoa hồng có mùi hương rất ngọt.
  2. Em thấy cả trời sao Anh đội viên nhìn Bác
    Một tiếng chim kêu sáng cả rừng.

Ẩn dụ hình thức:

  1. Vân xem trang trọng khác vời,
    Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.

Ẩn dụ cách thức:

  1. Em đi lửa thắp trong bao mắt
    Anh đứng thành tro em biết không?
  2. Vì lợi ích mười năm trồng cây, Vì lợi ích trăm năm trồng người.

Xác định các kiểu ẩn dụ trong các câu sau đây

Bài tập 1: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng, thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

Trả lời: Sử dụng hình ảnh ẩn dụ là: “mặt trời, rất đỏ“. “Mặt trời” ý nói là hình ảnh của Bác Hồ tỏa sáng như một mặt trời, “rất đỏ” ý nói về công lao của Bác rất lớn đối với đất nước.

Bài tập 2: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.

Trả lời: Sử dụng ẩn dụ là: “mực, đèn“. “Mực” ý nói về môi trường xấu không tốt, “đèn” ý nói môi trường sống tốt lành. Mang ý nghĩa khuyên chúng ta nên tránh môi trường sống không tốt và chọn môi trường sống tốt.

Bài tập 3:

Thuyền về có nhớ bến chăng?

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.

Trả lời: Sử dụng ẩn dụ là: “thuyền, bến“. “Thuyền” ý nói là người con trai, “bến” ý nói là người con gái. Câu thơ mang ý nghĩa người con gái mong nhớ người con trai và luôn đợi chờ.

Bài tập 4:

Cha lại dắt con đi trên cát mịn

Ánh nắng chảy đầy vai.

Trả lời: Sử dụng ẩn dụ là: “ánh nắng” ý nói là những giọt mồ hôi của người ta.

Bài tập 5: Dàn sao Hàn khoe sắc trên thảm đỏ liên hoan phim.

Trả lời: Sử dụng ẩn dụ là: “dàn sao” ý nói những người nổi tiếng.

Xem thêm:

Trên đây là toàn bộ kiến thức về biện pháp ẩn dụ, mong rằng qua bài viết này bạn đọc có thể nhận biết được phép tu từ ẩn dụ. Hi vọng bài viết này sẽ giúp các bạn học tốt phần Tiếng Việt. Chúc các bạn có một buổi học thật bổ ích nhé!!

Facebook
Pinterest

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn và
Đặt lịch tham quan