.
.
.

Tình thái từ là gì? Tác dụng, phân loại và ví dụ minh họa về tình thái từ

Tình thái từ là gì? Tác dụng, phân loại và ví dụ minh họa

Tình thái từ là một phân loại từ đặc biệt được dùng trong câu để làm tăng thêm ý nghĩa và giá trị của câu. Trong nội dung bài viết này Bamboo School sẽ chia sẻ với bạn về tính thái từ là gì, cách phân biệt giữa trợ từ, thán từ và tình thái từ. Đồng thời chúng tôi sẽ cung cấp thêm các ví dụ để giúp bạn hiểu rõ hơn về tình thái từ.

Tình thái từ là gì? Khái niệm tình thái từ 

Tình thái từ là một thành phần đặc biệt trong câu tương tự như trợ từ và thán từ. Tình thái từ chính là các từ được thêm vào câu để tạo câu nghi vấn, câu cảm thán, câu cầu khiến,… Nhằm biểu thị tình cảm và thái độ cảm xúc của người nói hoặc người viết. 

Vị trí của thán từ thường là ở cuối câu với mục đích tạo ra sắc thái biểu cảm và nhấn mạnh cảm xúc trong câu.

Tình thái từ là gì

Dưới đây là ví dụ giúp bạn hiểu rõ hơn về giá trị và ý nghĩa của tình thái từ:

“Em ăn.” Đây là câu trần thuật, không có tình thái từ. Khi thêm tình thái từ “đi” ở cuối câu sẽ tạo thành câu “ Em ăn đi”. Như vậy, câu có tình thái từ sẽ tạo cảm giác thân mật và trìu mến hơn, 

Tác dụng của tình thái từ 

Nếu các bạn tinh ý, khi tìm hiểu về khái niệm tình thái từ là gì, các bạn đã nắm bắt được tác dụng của tình thái từ.

Tình thái từ được dùng trong câu sẽ mang đến hai tác dụng chính là:

  • Nhấn mạnh ý nghĩa của câu nói theo mục đích.
  • Thể hiện biểu cảm, sắc thái của người nói, người viết.

Tình thái từ

Dưới đây là các ví dụ giúp bạn hiểu rõ hơn về tác dụng của tình thái từ:

  • Bạn đã làm rơi chiếc điện thoại này vào nước à?

Trong câu văn này, từ “à” chính là tình thái từ. Nó có tác dụng biểu thị sự nghi vấn, thể hiện mục đích tạo câu nghi vấn để làm rõ vấn đề.

  • Lan được 10 điểm kiểm tra 1 tiết môn Hình học á?

Trong câu văn này, từ “á” chính là tình thái từ. Nó có tác dụng biểu thị sự bất ngờ. Đây là biểu cảm của người nói khi biết một sự thật đáng kinh ngạc. 

  • Hẹn ban ngày mai mình cùng nhau đi trượt patin đó nha.

Trong câu văn này, từ “đó nha” chính là tình thái từ. Nó có tác dụng biểu thị cảm giác mong đợi của người nói và nhấn mạnh lời giao hẹn giữa người nói và người nghe. 

Phân biệt trợ từ, thán từ và tình thái từ 

Để phân biệt trợ từ, thán từ và tình thái từ, chúng ta hãy căn cứ theo các khái niệm trợ từ là gì, thán từ là gì và tình thái từ là gì. Đồng thời chúng ta cũng nên xem xét đến các từ nhận biết thường đi kèm với các loại từ đặc biệt vừa kể trên để phân biệt chúng nhanh hơn. Theo đó:

Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để biểu thị các sắc thái tình cảm của người sử dụng. Tình thái từ có thể được sử dụng ở câu nghi vấn, câu cầu khiến và câu cảm thán. Các từ thường được dùng làm tình thái từ sẽ gồm: à, há, chăng, nhỉ, nhé, đi, nào, sao, cơ, mà, dạ , vâng,… 

  • Ví dụ: Em không ăn sáng rồi hẵng đi làm à.

Trợ từ là những từ đi kèm với một từ ngữ chính trong câu để biểu thị thái độ đánh giá sự vật , sự việc của người dùng. Các từ thường được dùng làm trợ từ sẽ gồm: chính , đích thị, đích, ngay …

  • Ví dụ: Con bé ăn mặc đẹp thế thì đích thị là đi chơi rồi. 

Thán từ là từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc hoặc dùng để gọi đáp. Các từ thường được dùng làm thán từ sẽ gồm: ô hay, ơi, than ôi, trời ơi, này,vâng , dạ,…

  • Ví dụ: Ô hay, con bé này lạ thật.

Phân loại tình thái từ 

Căn cứ theo khái niệm tình thái từ là gì. Chúng ta có thể phân loại tình thái từ thành 4 loại phổ biến nhất hiện nay gồm:

  • Tình thái từ sử dụng như một phương tiện để tạo nên câu nghi vấn. Lúc này trong câu sẽ xuất hiện một số tình thái từ thường gặp như: à, ư, chứ, chăng, hở/hử,… 
  • Tình thái từ sử dụng như một phương tiện để tạo nên câu cầu khiến. Lúc này trong câu sẽ xuất hiện một số tình thái từ thường gặp như: nào, đi, với,….
  • Tình thái từ sử dụng như một phương tiện để tạo nên câu cảm thán. Lúc này trong câu sẽ xuất hiện một số tình thái từ thường gặp như: sao, thay, thật…
  • Tình thái từ sử dụng để biểu thị tình cảm, thái độ của người nói. Lúc này trong câu sẽ xuất hiện một số tình thái từ thường gặp như: ạ, nhé, nha, cơ, mà, vậy,…

Tình thái từ

Lưu ý: Sự phân loại tình thái từ nói trên chỉ mang giá trị tương đối. Bởi vì tùy theo ngữ cảnh mà một số tình thái từ dùng trong câu nghi vấn sẽ được dùng để tạo thành câu khẳng định ở thể nghi vấn theo mục đích phát ngôn. Như vậy, lúc này tình thái từ sẽ dùng để biểu thị tình cảm và thái độ của người nói.

Ví dụ bài tập minh họa về tình thái từ 

Dưới đây là một số bài tập minh họa về tình thái từ giúp các bạn hiểu nhuần nhuyễn tình thái từ là gì. 

– Sử dụng các dạng bài tập sau đây: 

Bài tập 1: Hãy đặt câu với tình thái từ gợi ý sau: thôi, ạ, mà

Đáp án gợi ý:

  • Thôi mai mình hãy đi chơi. Hôm nay mình ở nhà học bài nhé.

Trong câu này có 2 tình thái từ là “thôi” và “ạ”

  • Con xin phép bố mẹ con qua nhà bạn Lan chơi ạ.

Trong câu này “ạ” chính là tình thái từ, thể hiện mục đích lễ phép với người lớn.

  • Dù sao bạn cũng có ý tốt mà. 

Trong câu này “mà” chính là tình thái từ, thể hiện sự cảm xúc chia sẻ và đồng cảm. 

Bài tập 2: Câu nào dưới đây không sử dụng tình thái từ

Câu 1: Em gọi anh phải không?

Câu 2:: Em đã thật sự hiểu tình thái từ là gì chưa?

Câu 3: : Ăn cơm nhanh rồi còn học bài.

Đáp án: Câu 1 và câu 3 không sử dụng tình thái từ.

Tình thái từ

Xem thêm:

Qua những thông tin mà Bamboo School vừa chia sẻ, hẳn bạn đã hiểu rõ tình thái từ là gì rồi phải không nào. Bạn đã thực sự biết cách để nhận biết tình thái từ, trợ từ và thán từ chưa? Bạn còn điều gì muốn tìm hiểu thêm về tình thái từ hãy liên hệ với Bamboo School nhé. 

Facebook
Pinterest

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn và
Đặt lịch tham quan