.
.
.

STEAM là gì? Lợi ích của phương pháp STEAM và giáo dục STEAM cho trẻ mầm non

giáo dục STEAM

Với phương pháp giáo dục STEAM sẽ trang bị cho học sinh những kĩ năng cần thiết, khơi nguồn cho sự sáng tạo và đem lại nhiều cơ hội nghề nghiệp trong tương lai. Vậy để hiểu chi tiết về phương pháp giáo STEAM cho trẻ mầm non là như thế nào? Bạn hãy xem hết bài viết sau đây nhé.

STEAM là gì?

Phương pháp giáo dục STEAM là một khái niệm đã và đang được áp dụng trên nền tảng dạy học của rất nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nền giáo dục Việt Nam đã cập nhật rất nhanh chóng ngay từ khi phương pháp này vừa mới ra đời. Do đó, hầu hết các trường sử dụng phương pháp này đều rất hiệu quả.

Steam là gì?

Steam là gì?

Ta có thể hiểu rằng đây là phương pháp tích hợp dạy học liên ngành giữa các môn học truyền thống (STEM) là Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học. Tuy nhiên, một trường Trường Thiết Kế Rhode Island (Mỹ) đã áp dụng nghệ thuật sáng tạo của mình trên mô hình STEM và cho ra phương pháp giáo dục theo kiểu STEAM.

Phương pháp này có sự khác biệt ở chỗ yếu tố nghệ thuật (Art) được đưa vào nhằm giúp người học có mối liên kết và gợi nhớ kiến thức như một phản xạ tự nhiên mà không phải cố nhớ một cách gượng ép.

bamboo

Lợi ích của phương pháp giáo dục STEAM

Các em học sinh sẽ tự mình nghiên cứu và đưa ra phương pháp giải quyết vấn đề cho các bài toán của mình, đồng thời xây dựng khả năng giải thích chặt chẽ dựa trên bằng chứng về sự hiểu biết của mình ở ngay tại cuộc sống xung quanh. Theo đó, các em sẽ rèn luyện và trau dồi được rất nhiều kĩ năng cho bản thân:

  • Cải thiện khả năng sáng tạo: Mỗi con người đều có khả năng sáng tạo vô hạn. Khi được học tập trong môi trường dạy học theo phương pháp STEAM các em sẽ được tự mình tìm hiểu và giải quyết vấn đề mà mình đang gặp phải, đồng thời đưa ra những phương pháp sao cho tình huống được giải quyết một cách thông minh nhất.
  • Bắt kịp xu hướng: Công nghệ số ngày càng phát triển mạnh mẽ, chỉ có sáng tạo mới giúp các em nhanh chóng tìm ra cách bắt kịp xu hướng hoặc tốt hơn nữa là chính các em có thể tạo ra sự khác biệt và thăng tiến nhanh chóng.
  • Tăng khả năng giao tiếp: các hoạt động nhóm trong phương pháp giáo dục STEAM sẽ thúc đẩy các em nói chuyện với nhau nhiều hơn, từ đó rèn luyện từ ngữ, trau dồi thêm vốn từ và sắp xếp câu nói cho hoàn chỉnh nhằm diễn đạt ý muốn của mình tốt hơn.
  • Kĩ năng làm việc nhóm: cũng nhờ hoạt động nhóm nhiều sẽ giúp các em có tinh thần hoạt động nhóm trách nhiệm, hoàn thành nhiệm vụ được giao, sẽ rất có lợi cho sự nghiệp của các em sau này.

bamboo

Sự khác nhau giữa phương pháp giáo dục truyền thống và giáo dục STEAM

bb 3

Phương pháp giáo dục thông thường gồm 4 môn chính Khoa học (Science), Công nghệ (Technology), Kỹ thuật (Engineering) và Toán học (Math) từ xưa đến nay buộc mọi người phải ghi nhớ một cách lập trình, máy móc.

Mặt khác, đối với phương pháp giáo dục STEAM chỉ có thêm một yếu tố Nghệ thuật (Art) thôi là đã giúp các em học sinh có thể nhớ bài học theo cách logic hơn, tính tương tác cao hơn:

  • Các em được tự do phát biểu ý kiến và suy nghĩ của mình cho mọi người cùng biết và đánh giá.
  • Hướng đến khả năng sáng tạo tự nhiên của các em học sinh. Thông qua các bài giảng có áp dụng thực tế, các mô hình robot được áp dụng trực tiếp vào buổi học giúp trẻ tiếp cận kiến thức một cách tự nhiên và thực tế.
  • Các em học sinh ngay từ cấp 1 đã có thể áp dụng phương pháp này, rèn luyện khả năng tư duy logic và hứng thú với việc học.

STEAM trong giáo dục mầm non

Giai đoạn đầu đời các em được tiếp xúc với việc học, vì thế khi chúng ta chỉ nói mà không có thực hành cụ thể thì đối với các em cũng là những lời nói mơ hồ.

Ngược lại, khi cho các em làm một vài thí nghiệm khoa học nào đó, các em sẽ dễ hình dung hơn, ghi nhớ các bài học lâu hơn.

Tận dụng chính khả năng tò mò, thích khám phá thế giới xung quanh khi chúng ta áp dụng phương pháp giáo dục STEAM trong giáo dục mầm non ta sẽ thấy các em học tập với tinh thần say sưa hơn.

bamboo 1

11 hoạt động STEAM/ STEAM cho trẻ mầm non phát triển

Đám mây trong lọ (Thể loại: Khoa học)

Hầu hết các em đều hứng thú với các thí nghiệm mang tính chất thực tế. Một ví dụ đơn giản về sự hình thành của mây, sự ngưng tụ, chu trình của nước và trạng thái của vật chất. Ta có thể thực hiện cho các em dễ hình dung chỉ với một vài dụng cụ đơn giản.

bb 5

Chuẩn bị: Lọ thủy tinh + nắp lọ, nước nóng, que diêm, quẹt lửa, đá lạnh

Cách làm:

  • Bước 1: Bỏ đá lên nắp lọ
  • Bước 2: Đổ nước nóng vào lọ thủy tinh
  • Bước 3: Ba/ mẹ giúp quẹt lửa hoặc nhóm lửa một mẩu giấy nhỏ bỏ vào trong lọ nước ấm.
  • Bước 4: Đậy nắp lọ (có đá phía trên) lại thật kín và bỏ thêm đá viên lên trên nắp.

Kết quả:

  • Giọt nước đọng mưa trên thành lọ thủy tinh
  • Mây hình thành bên trong lọ thủy tinh.

(Thể loại: Kỹ thuật và Khoa học)

Để cho các em thấy rõ hơn sự cố tràn dầu lênh đênh trên sông, biển sẽ có hại thế nào đối với môi trường thì chúng ta có thể thao tác thí nghiệm rất đơn giản như sau:

Bạn chỉ cần trộn dầu vào trong một thùng nước lớn, thêm vào một chiếc lông vũ. Sau đó hãy đưa cho trẻ một chút khăn giấy hoặc một cái thìa nhỏ, dạy bé cách làm thế nào để loại bỏ dầu mà không làm thất thoát quá nhiều nước.

Tòa nhà kẹo dẻo (Thể loại: Kỹ thuật)

Thứ bạn cần chỉ duy nhất là một đống kẹo dẻo. Khuyến khích con làm thế nào để xếp được một khối vững chắc và cao nhất có thể.

Từ đó, theo phản xạ tự nhiên bé sẽ cẩn thận hơn, tỉ mỉ hơn trong việc sắp xếp trật tự để làm sao cho tòa nhà kẹo dẻo của mình siêu cao như lời thách đố của Bố/Mẹ

bb 7

Tìm số phù hợp bằng giấy ghi chú (Thể loại: Toán học)

Thay vì ghi nhớ danh sách các con số, giúp các tìm kiếm các số ghi chú bằng giấy dính và dán chúng lên tường theo nhóm các dấu chấm (hoặc ngôi sao) phù hợp với số đó, giúp trẻ hiểu ý nghĩa của các giá trị các con số.

Việc chuẩn bị không thể đơn giản hơn và bất kỳ ai có băng keo và giấy đều có thể thực hiện được. Nếu con bạn vẫn đang học các số từ 1 – 5, đây có thể sẽ là một khởi đầu dễ dàng để các em tiếp thu nhanh hơn

bb 8

Lập trình LEGO (Thể loại: Công nghệ)

Với các tài liệu miễn phí như các mê cung và thẻ hướng dẫn, các em sẽ đặt mình vào vị trí của người dùng và xếp hàng các mã (các bảng hướng dẫn) khác nhau để đi qua mê cung.

Khi trẻ thực hiện hoạt động này, chúng sẽ có hiểu biết sơ đẳng về các mã lệnh, trình tự và vòng lặp, giúp chúng có những kiến ​​thức cơ bản về mã hóa sau này.bb 9

 

Tạo tinh thể phèn chua (Thể loại: Khoa học)

bb 10

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Chuẩn bị một chai nước suối 500ml.
  • Sợi chỉ. Muối ăn. Bình nuôi mầm tinh thể: Nên chọn loại nông, dẹt và có miệng rộng để các tinh thể mầm không dính vào nhau. Bình nuôi tinh thể ( phải đảm bảo sạch hoàn toàn)

Quy trình nuôi tinh thể muối ăn:

  • Bước 1: Đổ một nửa lượng nước trong chai đi, bỏ muối vào cho đến khi nước dâng lên gần miệng chai rồi đóng nút chai lại để yên khoảng 1 tháng để muối tan hoàn toàn.
  • Bước 2: Lọc dung dịch muối để loại bỏ cặn bẩn và những hạt muối chưa tan hết. Đổ 200 ml dung dịch trên vào bình nuôi mầm tinh thể.
  • Bước 3: Thời gian nuôi lấy mầm tinh thể trong có thể dài từ 1 – 2 tháng
  • Bước 4: Sau khi đã hình thành mầm tinh thể, bạn hãy đổ dung dịch đi và chọn mầm tinh thể.
  • Bước 5: Buộc mầm tinh thể vào chỉ và cho vào bình chứa dung dịch nuôi, treo lơ lửng giữa bình. Cách chuẩn bị dung dịch nuôi giống cách chuẩn bị dung dịch tạo mầm.
  • Bước 6: Đặt bình ở nơi tối, mát, bằng phẳng và phủ lên trên miệng bình một miếng vải mỏng hoặc tờ giấy để tránh bụi bay vào và đảm bảo không khí được lưu thông qua bình.

Hoạt động STAEM cho trẻ mầm non này có thể tạo thành tác phẩm nghệ thuật lấy cảm hứng từ hình học cong vênh, giống như các tinh thể

Chế tạo tời quay tay (Thể loại: Kỹ thuật)

Tời là một dụng cụ trục quay có dây gần giống như ròng rọc. Ba/Mẹ có thể sử dụng cuộn khăn giấy bìa cứng và cuộn ruy băng, các bộ phận này đều thân thiện với trẻ em và không tốn kém.

 

Chế tạo cân (Thể loại: Khoa học)

Để con được trải nghiệm các khối lượng khác nhau Ba/Mẹ có thể dùng vật dụng như móc áo bằng nhựa, cốc và dây. Cùng chế tạo cho con một cái cân treo sao cho thăng bằng với các vật dụng có khối lượng tương đương nhau.

bb 12

Slime từ tính (Thể loại: Khoa học)

Ta có thể hiểu nôm na rằng đây là một loại tinh bột với sự kết hợp của nam châm và keo là ta có thể bắt đầu thao tác với slime.

Hoạt động này sẽ kích hoạt trí tò mò mò ở trẻ bởi chắc chắn sẽ có rất nhiều thắc mắc về cách hoạt động của nam châm

bb 11

Đếm số bằng cọ rửa ống hút (Thể loại: Toán học)

Các em có thể đếm được các số từ 1-10, nhưng bắt đầu gặp khó khăn với các số lớn hơn. Bạn chỉ cần lấy những mẩu giấy nhỏ và dán nhãn cho mỗi cọ rửa bằng một con số. Sau đó, yêu cầu bé sắp xếp thứ tự các dụng cụ làm sạch đường ống từ nhỏ nhất đến lớn nhất và bắt đầu xâu chuỗi hạt đúng số lượng trong khi đếm to lên.

Video hoạt hình tĩnh vật Stop-Motion (Thể loại: Công nghệ)

Chắc chắn các em đã bắt gặp rất nhiều nhân vạt hoạt hình tĩnh ở trên mạng. Nhưng có bao giờ bạn nghĩ đến việc tự mình và con cùng tạo ra nó??

Chỉ với một vài đồ vật, điện thoại thông minh hoặc iPad và ứng dụng stop-motion (chuyên dụng làm phim đơn giản), con bạn có thể tìm hiểu về công nghệ tạo phim và tạo video độc đáo theo sở thích và sở thích của bé con nhà mình.

bb 13

Kết luận

Trên đây là tất cả những điều cần biết về giáo dục STEAM, hy vọng với bài viết này của BAMBOO sẽ giúp bạn hiểu chi tiết về khái niệm của giáo dục STEAM là gì và ngoài thời gian cho bé trau dồi ở trường ra thì chính bạn cũng có thể dạy bé ngay tại nhà cho con phát triển tư duy tự nhiên toàn diện.

Xem thêm:

Ngày nay phương pháp giáo dục STEAM ngày càng mới mẻ hơn vì có rất rất nhiều ví dụ thực tế khác nhau, bạn hãy cũng cập nhật để con được mở mang tầm nhìn và tiếp thu kiến thức một cách nhanh chóng nhé.

Facebook
Pinterest

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn và
Đặt lịch tham quan