Phương châm hội thoại là những quy định mà người tham gia hội thoại phải tuân thủ thì cuộc giao tiếp, để giao tiếp thành công thì lại là một vấn đề không hề nhỏ. Cùng BamBoo School tìm hiểu Phương châm hội thoại là gì? Đặc điểm, ví dụ về các loại phương châm hội thoại thông qua bài viết sau đây!
Phương châm hội thoại là gì?
Phương châm hội thoại là những quy định mà người tham gia hội thoại phải tuân thủ thì cuộc giao tiếp mới thành công. Để giao tiếp thành công, cần nắm vững các phương châm hội thoại. Tuy nhiên, căn cứ vào tình huống giao tiếp cụ thể, cần vận dụng phương châm hội thoại cho phù hợp và linh hoạt.
Các loại phương châm hội thoại
Phương châm về lượng
Khái niệm: khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.
Đặc điểm: Nội dung của cuộc đối thoại không dài dòng, không rườm rà, lan man, trả lời vào đúng trọng tâm của câu hỏi và đúng ý của người nghe.
Cách nhận biết:
Nếu nói thiếu nội dung sẽ làm người nghe không hiểu, khó hiểu hoặc gây hiểu lầm.
Nếu nói quá nhiều thì làm người nghe cảm thấy khó chịu, không tập trung nghe câu chuyện của người nói.
Ví dụ:
- Mẹ: Mấy giờ con đi học thêm ở trung tâm tiếng Anh thế?
- Con: Dạ, 8 giờ sáng ạ
Các bạn có thể thấy chỉ có 2 câu nói giữa mẹ và con nhưng có nội dung đầy đủ, không thừa, không thiếu và đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ.
Phương châm về chất
Khái niệm: Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.
Đặc điểm: Nói có chứng cứ, bằng chức xác thực rõ ràng với người giao tiếp. Không nói khi chưa nắm rõ thông tin chính xác, tránh náo lan man, thiếu sự thật.
Cách nhận biết: Việc người trả lời trong hội thoại trả lời câu hỏi đúng sự thật, không nói khoác lác, phóng đại, nói những điều không có thật hoặc chưa có bằng chứng xác thực.
Ví dụ:
- Tối hôm qua đội tuyển bóng đá nam Việt Nam đã giành chiến thắng 3 – 0 trước đội bóng đá nam Thái Lan.
Ta thấy là kết quả của một trận bóng đá và có kết quả cụ thể nên câu nói này đúng quy định phương châm về chất đề ra.
Phương châm quan hệ
Khái niệm: Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.
Đặc điểm: Đi thẳng vào vấn đề chính và không lòng vòng, lan man. Trả lời đúng ý người giao tiếp muốn hỏi và diễn đạt ngắn ngọn dễ hiểu.
Cách nhận biết: Ta thấy trong cuộc nói chuyện giữa hai người với nhau có sự hiểu lầm và câu chuyện sẽ không mang lại hiệu quả. Người kia hỏi một đằng, người đối diện trả lời một nẻo.
Ví dụ:
- Bố: Ngày mai, bố đi về thăm ông bà ngoại, con có đi cùng bố không?
- Con: Mai con có hẹn với bạn rồi nên không đi với bố được.
Trong cuộc trò chuyện này cả người bố và con đều đi thẳng vào đề tài giao tiếp chính mà không lòng vòng.
Phương châm cách thức
Khái niệm: khi giao tiếp, cần chú ý nói mạch lạc, ngắn gọn, tránh cách nói mơ hồ.
Đặc điểm: Giao tiếp với người đối diện một cách mạch lạc, tránh lòng vòng lan man, gây mơ hồ với người đối diện, như vậy sẽ khiến câu chuyện càng đi xa hơn mà chẳng đúng ý người giao tiếp.
Cách nhận biết: Người nói vụng về, thiếu khéo léo trong giao tiếp, diễn đạt ý lủng củng gây mơ hồ.
Ví dụ:
- Em đồng ý với những nhận định về truyện ngắn của bà ấy.
Câu nói này chúng ta không thể biết bà ấy là tác giả hay một độc giả đã nhận định về tác phẩm truyện này.
=> Với cách nói mơ hồ và gây khó hiểu cho người đọc.
Phương châm lịch sự
Khái niệm: khi giao tiếp cần tế nhị và thể hiện sự tôn trọng người khác.
Đặc điểm: nói chuyện tế nhị, tôn trọng với người giao tiếp, xưng hô đúng vai phải lứa, giữ đúng phép lịch sự với người nghe.
Cách nhận biết:
Giao tiếp dùng những từ ngữ thiếu lịch sự, thô lỗ, thiếu tôn trọng người đối diện.
Giao tiếp không dùng chủ ngữ, vi phạm phương châm hội thoại.
Ví dụ:
- Lời nói chẳng mất tiền mua
- Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Câu tục ngữ trên có ý nghĩa là trong giao tiếp nên chọn lời hay, ý đẹp làm vừa lòng người khác, không nên nói những lời thô tục để ảnh hưởng đến mối quan hệ đối với mọi người.
Quan hệ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp
Đọc truyện cười sau và trả lời câu hỏi
CHÀO HỎI
Anh chàng nọ ở nhà vợ tại một vùng quê, được người nhà dặn là phải luôn chào hỏi mọi người xung quanh.
Một hôm, anh ta ra đường và thấy một người đang đốn cành trên một cây cao, liền ra dấu gọi.
Người kia dừng việc, lật đật trèo xuống, hỏi:
– Có việc gì thế?
– Có việc gì đâu! Bác làm việc vất vả lắm phải không?
( Theo Truyện cười dân gian Việt Nam)
(1) Nhân vật chàng rể đã tuân thủ đúng phương châm lịch sự. Dẫn chứng nào trong câu chuyện cho em biết điều đó?
(2) Việc tuân thủ phương châm lịch sự trong tình huống này có nên hay không? Vì sao?
(3) Qua câu chuyện trên, em có thể rút ra bài học gì về việc vận dụng các phương châm hội thoại?
Bài Làm:
(1) Anh đã ân cần hỏi thăm, quan tâm: Bác làm việc vất vả lắm phải không?
(2) Việc tuân thủ phương châm lịch sự trong tình huống này là không nên. Vì hành động chào hỏi của anh gây phiền toái, mất thời gian làm việc của người khác.
(3) Vận dụng phương châm hội thoại phải phù hợp với đặc điểm của tình huống giao tiếp.
Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại
Trong giao tiếp chúng ta có những lúc chúng ta vô tình sử dụng những từ ngữ, câu nói không tuân theo các phương châm hội thoại. Các lỗi có thể xảy ra và ta cần tránh là:
- Giao tiếp thiếu văn hóa, vụng về: chúng ta đôi khi sẽ nói mà không suy nghĩ trước, khi đó ta vô tình nói những câu không được tế nhị.
- Khi nói, giao tiếp ta phải chú trọng cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn. Khi có rất nhiều người cùng hỏi thì chúng ta nên ưu tiên trả lời cho câu hỏi quan trọng nhất.
- Người nói gây sự chú ý để mọi người đang nghe hiểu câu nói theo hàm ý nào đó.
Xem thêm:
- Từ đồng âm là gì? Phân loại, cách nhận biết và bài tập về từ đồng âm
- Câu hỏi tu từ là gì? Đặc điểm, tác dụng và cách đặt câu hỏi tu từ
- Tình thái từ là gì? Tác dụng, phân loại và ví dụ minh họa về tình thái từ
Qua bài viết trên, Bamboo School hy vọng bạn sẽ hiểu Phương châm hội thoại là gì? Đặc điểm, ví dụ về các loại phương châm hội thoại để củng cố kiến thức Ngữ Văn nhé. Cùng theo dõi chúng mình để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích nào!