.
.
.
.

Dấu hiệu, nguyên nhân và 7 cách giảm stress cho học sinh hiệu quả

Stress là vấn đề về tâm lý rất dễ gặp ở nhiều người, đặc biệt là đối tượng học sinh, sinh viên. Vậy như thế nào là cách để giảm stress cho học sinh? Tại sao các bạn trẻ lại thường có các dấu hiệu của stress? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc và đưa ra những cách giảm stress cho học sinh hiệu quả nhất.

Stress là gì? Stress có nguy hiểm không?

Stress còn được gọi là căng thẳng thần kinh. Đây là một trạng thái tâm lý khi chúng ta cảm thấy mệt mỏi, chán nản, lo âu về một vấn đề nào đó trong cuộc sống. Cảm xúc, tinh thần bất ổn sẽ khiến ta dễ bị rơi vào trạng thái stress. Nếu bạn đang cảm thấy bồn chồn, lo lắng, bất an… thì cơ thể của bạn khi đấy sẽ tiết ra hormone giúp cung cấp năng lượng mạnh mẽ cho các cơ. Các hormone này cũng sẽ làm tăng nhịp tim, khiến bạn thở nhanh và gấp hơn.

Stress là gì? Stress có nguy hiểm không?

Không phải lúc nào stress cũng mang lại trạng thái tiêu cực cho mỗi người. thực tế, sự căng thẳng tích cực có thể ảnh hưởng tốt đến sức khỏe tinh thần của chúng ta, giúp ta tập trung và giải quyết những vấn đề, khó khăn trước mắt.

Nhưng nếu tình trạng stress diễn ra trong thời gian dài và không có dấu hiệu ngừng lại, thì đó chính là dấu hiệu đáng lo ngại về sức khỏe. Từ trạng thái căng thẳng ban đầu, stress có thể khiến cho chúng ta bị suy nhược cơ thể, nghĩ đến những điều tiêu cực, thậm chí là gây ra bệnh trầm cảm.

Dấu hiệu stress ở học sinh

Bạn có thể nhận biết được tình trạng stress của học sinh thông qua một số dấu hiệu dưới đây:

  • Luôn chán nản, uể oải, không còn động lực để cố gắng học tập
  • Tự ti, đánh giá thấp về giá trị của bản thân, luôn cho rằng mình là người thất bại
  • Tự tách biệt bản thân với gia đình, bạn bè, với môi trường xung quanh, ít giao tiếp, ít chia sẻ với mọi người
  • Cảm xúc không ổn định, thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, bực bội mà không rõ nguyên nhân
  • Mất đi hứng thú với mọi thứ xung quanh, không còn đam mê với bất cứ điều gì
  • Thường xuyên nghĩ đến những điều tiêu cực
  • Có xu hướng làm những việc gây hại cho bản thân
  • Thường gặp tình trạng khó thở, rối loạn giấc ngủ, đổ nhiều mồ hôi, lo lắng quá mức…

Dấu hiệu stress ở học sinh

Nguyên nhân gây Stress ở học sinh

Stress là trạng thái tinh thần rất dễ gặp ở các bạn trẻ, đặc biệt là đối tượng học sinh, sinh viên. Bởi đây là đối tượng thường chịu nhiều áp lực từ yếu tố khách quan và chủ quan. Những nguyên nhân gây nên tình trạng stress ở học sinh có thể kể đến bao gồm:

  • Áp lực từ môi trường học tập ở trên lớp, như: Áp lực thi cử, điểm số,…
  • Áp lực từ gia đình, sự quản lý, đốc thúc của bố mẹ trong việc học
  • Sự kỳ vọng của thầy cô giáo
  • Sự kỳ vọng, mục tiêu phấn đấu mà bản thân tự đặt ra và tự bắt buộc mình phải cố gắng hết sức để đạt được nó
  • Môi trường học tập không lành mạnh, như: Môi trường nhiều tiếng ồn, thường xuyên xảy ra tranh chấp… khiến người học dễ bị phân tâm, không thể tập trung vào việc học, từ đó làm giảm chất lượng học tập
  • Sự thay đổi của thời tiết
  • Những nỗi lo về yếu tố bên ngoài, ví dụ như điều kiện tài chính còn hạn chế, lo lắng vì phải sống xa nhà,… 

Nguyên nhân gây Stress ở học sinh

Cách để giảm stress cho học sinh

Tập luyện thể dục, thể thao

Một trong những cách để giảm stress cho học sinh hiệu quả đó là áp dụng phương pháp tập luyện thể dục, thể thao mỗi ngày. Tập thể dục không chỉ giúp bạn nâng cao thể lực, hạn chế nguy cơ mắc bệnh mà còn có tác dụng cải thiện sức khỏe tinh thần của mỗi người. 

Nếu bạn không có quá nhiều thời gian thì mỗi ngày bạn có thể dành ra từ 15 – 30 phút để tập một số bài tập đơn giản, như giãn cơ, chạy bộ, thể dục tay không… Bạn không cần phải tập quá nhiều động tác phức tạp mà chỉ cần lựa chọn những động tác phù hợp với thể trạng của mình. Những lúc rảnh rỗi, bạn cũng có thể dành thời gian đi dạo, vận động mạnh, hoặc có thể tập thể dục cùng với người thân, bạn bè,…

Cách để giảm stress cho học sinh

Nghe nhạc để giảm stress

Nghe nhạc cũng là một cách để giảm stress cho học sinh. Điều này nghe có vẻ đơn giản nhưng thực ra có thể mang lại hiệu quả cao. Thông thường, sau những giờ học căng thẳng và mệt mỏi, các bạn trẻ sẽ nghe nhạc, xem phim… để thư giãn đầu óc.

Bạn có thể nghe bất cứ bài hát nào mà bạn yêu thích, hoặc cũng có thể lựa chọn thể loại nhạc nhẹ nhàng để tinh thần được thoải mái. Nghe nhạc không chỉ có tác dụng giải trí mà còn có thể giúp bạn cảm thấy phấn chấn hơn, từ đó có thêm động lực để học tập và làm việc.

Nghe nhạc để giảm stress

Chế độ, dinh dưỡng hợp lý

Để giảm stress một cách có hiệu quả thì việc xây dựng một chế độ ăn lành mạnh và khoa học là vô cùng quan trọng. Nhiều học sinh vì dành quá nhiều thời gian cho việc học mà thường xuyên bỏ bữa, ăn qua loa, ăn không đủ chất. Lâu dần, điều này sẽ làm cho sức khỏe dễ bị suy kiệt, mệt mỏi, ảnh hưởng đến hiệu quả học tập.

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý có thể giúp bạn phát triển lành mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần. Để giảm thiểu tình trạng stress cũng như nâng cao hiệu suất học tập và làm việc, bạn cần ăn đủ bữa trong ngày, tuyệt đối không bỏ bữa sáng, ăn nhiều rau xanh và trái cây, đồng thời kết hợp đầy đủ các nhóm chất cần thiết cho cơ thể.

Chế độ, dinh dưỡng hợp lý

Đừng ôm nhiều thứ vào người

Học tập là cả một hành trình lâu dài chứ không phải ngày một ngày hai. Đôi khi chỉ vì chạy theo thành tích trên lớp, vì sự kỳ vọng của gia đình, thầy cô mà bạn bắt ép bản thân phải thật xuất sắc. Bạn học bài một cách dồn dập, học từ trung tâm này đến lớp học thêm nọ mà không có thời gian để nghỉ ngơi. Nhưng cuối cùng lại ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và làm giảm chất lượng học tập.

Không phải lúc nào học quá nhiều kiến thức cũng mang lại hiệu quả cao. Điều quan trọng là bạn biết áp dụng phương pháp học như thế nào cho đúng. Nếu ôm đồm quá nhiều thứ, cố gắng nhồi nhét kiến thức vào não bộ chỉ trong một thời gian ngắn thì có thể khiến bạn rơi vào trạng thái căng thẳng và lo âu.

Đừng ôm nhiều thứ vào người

Giải tỏa tâm sự

Có một cách để giảm stress cho học sinh cũng vô cùng hiệu quả, đó là bạn hãy tâm sự với người thân, gia đình, bạn bè, hay bất cứ ai mà bạn cảm thấy tin tưởng. Thay vì giấu kín cảm xúc lo âu, buồn chán của bản thân, thì bạn hãy thử mở lòng nhiều hơn.

Hãy thoải mái chia sẻ cảm xúc thực sự của mình, rằng bạn cảm thấy vui vẻ hay chán nản, có động lực học tập hay không, cảm thấy mệt mỏi như thế nào… Gia đình, thầy cô và bạn bè sẽ hiểu được nỗi lòng của bạn, sẻ chia và đưa ra những lời khuyên hữu ích dành cho bạn. Biết đâu điều đó sẽ giúp bạn tránh được trạng thái stress.

Giải tỏa tâm sự

Ngủ đủ giấc

Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của mỗi người. Một giấc ngủ chất lượng có thể giúp bạn nạp thêm năng lượng để học tập và làm việc hiệu quả.

Ngược lại, nếu bạn ngủ không đủ giấc thì cơ thể sẽ thường xuyên ở trạng thái lờ đờ, uể oải. Điều này sẽ vô tình ảnh hưởng xấu đến não bộ, hệ thống thần kinh, khiến bạn luôn cảm thấy chán nản, tiêu cực và mất đi động lực để học tập.

Ngủ đủ giấc

Thay đổi lịch học, thời gian biểu phù hợp

Một trong những cách để giảm stress cho học sinh mà chúng ta cũng nên chú trọng, đó là sắp xếp thời gian biểu khoa học và hợp lý. Như đã nói ở trên, học nhồi nhét quá nhiều kiến thức không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả cao. Bạn cần phải biết bố trí thời gian cho từng môn học, lên kế hoạch và sắp xếp những công việc cần làm theo thứ tự ưu tiên. Đối với những môn có bài kiểm tra thì nên dành nhiều thời gian hơn các môn khác để ôn thi, làm bài tập… 

Thay đổi lịch học, thời gian biểu phù hợp

Bạn cũng có thể thử áp dụng phương pháp Pomodoro: Học 25 phút và nghỉ ngơi 5 phút. Không nên học liên tục trong nhiều tiếng vì rất dễ khiến cơ thể bị kiệt sức. Việc đan xen giữa thời gian học tập và nghỉ ngơi, thư giãn một cách hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế được tình trạng stress, đồng thời tạo cho bạn có thêm động lực và hứng thú đối với việc học.

>> Xem chi tiết: Cách chia thời gian học hiệu quả, tối ưu nhất cho học sinh

Xem thêm: 

Trên đây là những cách để giảm stress cho học sinh mà bạn có thể áp dụng theo. Hãy biến việc học khô khan trở nên thú vị và hấp dẫn hơn. Chúc các bạn luôn đạt được hiệu quả cao trong công việc và học tập!

Cha mẹ có thể tham khảo các chương trình đào tạo hiện có tại Bamboo School để chọn cho con môi trường học tập tốt nhất có thể

Facebook
Pinterest

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn