.
.
.

Câu rút gọn là gì? Tác dụng và ví dụ về câu rút gọn

Câu rút gọn là gì? Tác dụng và ví dụ về câu rút gọn

Câu rút gọn là một điểm ngữ pháp được sử dụng rất nhiều trong môn Văn học. Vậy cụ thể thì câu rút gọn là gì? Có bao nhiêu loại câu rút gọn và chúng được dùng ra sao? Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc trên! Hãy cùng theo chân BamBoo School đến với chủ đề Câu rút gọn nhé!

Câu rút gọn là gì?

Định nghĩa của câu rút gọn chính là những câu được sử dụng trong văn nói hoặc viết với cấu trúc câu được tinh giản, một số thành phần trong câu có thể được lược bỏ tùy vào ngữ cảnh sử dụng.

Tuy nhiên, việc lược bỏ một số thành phần trong câu đôi lúc sẽ tạo cảm giác cộc lốc, thiếu lịch sự cho người đọc/nghe. Vậy nên bạn hãy cân nhắc tinh giản các thành phần trong câu dựa trên ngữ cảnh sử dụng để tránh gây nên những hiểu lầm không đáng có nhé!

Câu rút gọn là gì?

Ví dụ:

Câu hoàn chỉnh: Bài tập hôm qua cô giao cho lớp, An đã làm chưa? – Mình chưa làm.

Câu rút gọn: An làm bài tập cô giao chưa? – Chưa.

Kết luận: bạn An đã rút gọn câu trả lời của mình. Tuy nhiên trong trường hợp này thì câu trả lời có phần cộc lốc gây cảm giác không thoải mái cho người nghe.

Tác dụng câu rút gọn

Câu rút gọn có rất nhiều tác dụng trong đời sống hằng ngày của chúng ta:

  • Giúp truyền tải nội dung ngắn gọn, súc tích.
  • Tránh việc bị lặp từ, lặp nội dung.
  • Với mục tiêu truyền tải nhanh chóng các nội dung, câu rút gọn chính là giải pháp tốt nhất.
  • Việc rút gọn và chỉ trình bày các ý chính giúp người nói/viết dễ dàng bày tỏ và nhấn mạnh các ý quan trọng mà mình muốn truyền tải đến người nghe/đọc.

Các loại câu rút gọn

Câu rút gọn chủ ngữ

Trong loại câu này, chủ ngữ sẽ được lược bỏ. Thông thường trong trường hợp này thì cả người nói/viết lẫn người nghe/đọc điều hiểu được rằng họ đang đề cập về chủ thể nào.

Ví dụ:

An: Ngày mai có buổi họp lớp ấy! Có đến không? (Ngày mai có buổi họp lớp ấy! Cậu có đến không?)

Hương: Chưa biết nữa, dạo này hơi bận! (Tớ cũng chưa biết nữa vì dạo này tớ hơi bận!)

Câu rút gọn vị ngữ

Như tên gọi của mình, loại câu rút gọn này sẽ tinh giản thành phần vị ngữ trong câu. Thông thường trong giao tiếp mọi người sẽ sử dụng mẫu câu này rất nhiều vì họ muốn trả lời nội dung chính và tránh lặp lại câu hỏi được hỏi.

Ví dụ:

An: Ngày mai lớp mình ai phụ trách việc trực nhật thế?

Hương: Tớ! (Ngày mai tớ phụ trách việc trực nhất của lớp!)

Câu rút gọn chủ ngữ và vị ngữ

Khi người nói/viết và người nghe/đọc đều hiểu rõ về chủ thể và chủ đề họ đang bàn luận thì họ sẽ dùng câu rút gọn cả chủ lẫn vị.

Ví dụ:

An: Bình thường cậu giành bao nhiêu thời gian để luyện đàn mỗi ngày?

Hương: 2 tiếng(Mỗi ngày tớ dành 2 tiếng để luyện đàn)

Cách sử dụng câu rút gọn

Như đã được đề cập, bạn cần lưu ý khi sử dụng các câu rút gọn vì trong một số hoàn cảnh thì các loại câu rút gọn sẽ tạo cảm giác khó gần và không thoải mái thậm chí là khiến người nghe cảm thấy bạn không tôn trọng họ.

Sau đây sẽ là một số lưu ý và cách sử dụng câu rút gọn trong đời sống hằng ngày:

  • Không nên lạm dụng câu rút gọn, chỉ nên sử dụng đúng lúc, đúng nơi và đúng đối tượng.
  • Cần phải đảm bảo truyền tải đầy đủ các thông tin quan trọng và cần thiết đến người nghe.
  • Trong văn viết, câu rút gọn không được khuyến khích sử dụng (trừ một số trường hợp đặc biệt).
  • Câu rút gọn nên được sử dụng trong giao tiếp hằng ngày giữa các đối tượng đồng trang lứa hoặc nhỏ tuổi hơn bạn (Tránh việc nói trống không với người lớn tuổi hơn).

Phân biệt câu rút gọn và câu đặc biệt

Trong một số hoàn cảnh, mọi người vẫn thường hay nhầm lẫn giữa câu rút gọn và câu đặc biệt. Dựa trên một số các yếu tố nổi bật cùng với cách sử dụng của chúng mà BamBoo School đã thiết lập nên một bảng phân biệt chi tiết sau đây:

Câu rút gọn Câu đặc biệt
Cấu tạo Đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ

⇒ Chỉ lược bỏ một số thành phần tùy thuộc vào ngữ cảnh

Không đầy đủ 2 thành phần chủ -vị
Khôi phục thành câu hoàn chỉnh trở lại Có thể Không thể
Xác định thành phần bị rút gọn Có thể xác định được nhờ vào ngữ cảnh sử dụng câu Không thể xác định (Từ – cụm từ trong câu đặc biệt đều là trung tâm chính của câu)

Bài tập về câu rút gọn

Lấy 5 ví dụ về câu rút gọn

a. An có muốn đi công viên nước với Hương không?

⇒ Đi công viên nước không?

b. Hôm nay bạn đã ăn no chưa?

⇒ No chưa?

c. Sáng ngày mai hai đứa mình cùng đi ăn sáng nha?

⇒ Sáng mai cùng đi ăn sáng nha?

d. Hè này cậu đi du dịch ở đâu vậy? – Tớ đi du lịch ở Hà Nội

⇒ Hè này đi du lịch ở đâu vậy? – Hà Nội.

e. Ngày mai cậu đi học lúc mấy giờ đấy? – 11 giờ tớ sẽ đi.

⇒ Mai đi học lúc mấy giờ đấy? – 11 giờ.

Đặt câu rút gọn

a. Cậu có định tham gia hoạt động 20/11 không? – Không (lược bỏ chủ ngữ)

b. Mẹ đang nấu món gì vậy ạ? – Canh chua (lược bỏ chủ ngữ)

c. Ban cán sự lớp cậu là ai thế? – Hòa và Doanh (lược bỏ vị ngữ)

Cách tìm câu rút gọn

Câu 1: Xác định thành tố bị khuyết và khôi phục các câu rút gọn sau đây

  1. Đồn rằng quan tướng có danh
  2. Cưỡi ngựa một mình, chẳng phải vịn ai
  3. Ban khen rằng “Ấy mới tài”
  4. Ban cho cái áo với hai đồng tiền
  5. Đánh giặc thì chạy trước tiên
  6. Xông vào trận tiền cởi khố giặc ra
  7. Trở về gọi mẹ mổ gà khao quân

Khôi phục:

  1. Người ta đồn rằng quan tướng có danh
  2. Hắn cưỡi ngựa một mình, chẳng phải vịn ai
  3. Vua ban khen rằng “Ấy mới tài”
  4. ban cho cái áo với hai đồng tiền
  5. Quan tướng khi Đánh giặc thì chạy trước tiên
  6. Khi xông vào trận tiền cởi khố giặc ra
  7. Quan tướng trở về gọi mẹ mổ gà khao quân

Câu 2: Trong các câu sau đây, câu nào là câu rút gọn?

  1. Người ta là hoa đất.
  2. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
  3. Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.
  4. Tấc đất, tấc vàng.

Hướng dẫn:

  • Câu (2) và (3) là câu rút gọn
  • Hai câu nên lên nguyên tắc ứng xử chung nhằm răn dạy người đọc vậy nên đã rút gọn đi chủ ngữ trong câu.

Xem thêm: 

Bên trên là toàn bộ các kiến thức về câu rút gọn cùng với một số bài tập để các bạn học sinh có thể luyện tập! Mong rằng bài viết này mang đến cho các bạn học sinh những kiến thức bổ ích và có thể hỗ trợ các bạn trong quá trình học tập.

Facebook
Pinterest

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn và
Đặt lịch tham quan