Đa số các bậc phụ huynh đều không khỏi lo lắng khi trẻ vào lớp 1. Hiểu được vấn đề này, sau đây Bamboo School sẽ giúp phụ huynh biết thêm một số kỹ năng đơn giản giúp bé không còn bỡ ngỡ khi đến trường.
1. Học thuộc bảng chữ cái
Không thể phủ nhận rằng bảng chữ cái là bước đầu giúp trẻ học và đọc được Tiếng Việt.
Khi nắm được bảng chữ cái, trẻ sẽ mở rộng thế nhận thức, kích thích tư duy tìm tòi và học hỏi. Bên cạnh đó bạn cũng nên lưu ý giúp trẻ cách phát âm chuẩn để tránh việc trẻ nói ngọng về sau.
Ngoài ra bạn có thể kết hợp các phương pháp dạy học chữ cái như sử dụng thẻ in chữ cái, đồ chơi học chữ cái,…
>>> Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách viết 29 chữ cái tiếng Việt cho bé vào lớp 1
2. Biết viết tên mình
Thông thường trẻ sẽ gặp khó khăn với hai kỹ năng đọc và viết sau khi trẻ đã làm quen với bảng chữ cái.
Việc này tốn khá nhiều thời gian và đòi hỏi trẻ phải có sự kiên nhẫn.
Cách tốt nhất là bạn có thể đồng hành cùng bé tại gia bằng cách cầm tay và cùng bé nắn nót viết tên lên bảng đến khi bé thành thạo. Khi viết trên bảng, trẻ sẽ có cơ hội viết nhiều mà không tốn giấy.
3. Thuộc nhiều bài hát
Âm nhạc là cách thân thiện nhất để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ vì chúng dễ len lỏi vào tâm trí của bé.
Đa phần một bài hát rất ngắn, thường chỉ mất vài phút và trẻ cũng không cần quá nhiều nỗ lực.
Bạn chớ ngần ngại khi ngân nga ca hát cùng bé vì điều này sẽ giúp bé nhanh thuộc lời bài hát hơn.
>>> Xem thêm: Những bài hát tiếng anh cho học sinh tiểu học hay, đơn giản, ý nghĩa
4. Kỹ năng giao tiếp
Ngoài việc học kiến thức văn hoá, kỹ năng giao tiếp cũng đóng vai trò không kém phần quan trọng đối với trẻ.
Phụ huynh có thể hướng dẫn trẻ giao tiếp những câu đơn giản như giới thiệu bản thân, cách nói cảm ơn và lời xin lỗi, cách bày tỏ ý kiến cá nhân.
Cha mẹ cũng nên thường xuyên tạo điều kiện cho trẻ ra ngoài tiếp xúc với nhiều người để giúp trẻ hoà nhập, tự tin hơn khi đến trường.
5. Sử dụng máy vi tính
Cho trẻ tiếp xúc sớm với máy tính trong giới hạn sẽ giúp trẻ có lợi thế hơn khi tiếp thu kiến thức về công nghệ thông qua một số trò chơi hoặc chương trình giáo dục trên máy tính.
Đồng thời máy tính cũng là công cụ bổ trợ kiến thức bên cạnh sách giáo khoa. Ngoài ra, còn giúp trẻ cải thiện trí nhớ và sự linh hoạt của tay.
6. Sẻ chia với người khác
Hầu hết các bậc phụ huynh mắc sai lầm khi nuông chiều trẻ một cách thái quá.
Điều đó dẫn đến việc trẻ sẽ trở nên ích kỷ và dễ bị cô lập bởi bạn bè xung quanh.
Do đó phụ huynh nên chú trọng việc làm gương cho trẻ vì hành vi, thái độ của phụ huynh là yếu tố phần lớn quyết định tính cách, suy nghĩ của trẻ sau này. Đồng thời dạy trẻ biết cách sẻ chia với mọi người.
7. Biết cách tự chăm sóc bản thân
Phụ huynh cần nói cho trẻ hiểu tầm quan trọng của việc tự chăm sóc bản thân và dạy trẻ cách thực hiện các hoạt động vệ sinh cá nhân như rửa tay chân, đánh răng rửa mặt, chải đầu, tự xúc ăn, mặc quần áo giày dép đúng cách,…
Những kỹ năng tự chăm sóc bản thân khoa học sẽ giúp trẻ hình thành thói quen tốt và biết tự bảo vệ sức khỏe toàn diện cho việc học tập, vui chơi.
8. Tìm cho bé một người (nhóm) bạn thân
Bạn bè cũng đóng vai trò quan trọng đối với trẻ. Với bạn bè cùng trang lứa, trẻ thường thoải mái chơi đùa và dễ dàng tâm sự hơn so với bố mẹ.
Thông qua bạn bè, phụ huynh sẽ nắm bắt kịp thời những vẫn đề mà trẻ đang mắc phải để kịp thời can thiệp.
Phụ huynh nên giúp con kết bạn bằng cách thường xuyên tạo cơ hội, cho phép trẻ dành thời gian chơi và tìm hiểu người bạn mà trẻ chọn.
9. Biết sáng tác truyện
Trí tưởng tượng của trẻ rất đa dạng và phong phú.
Phụ huynh nên thường xuyên kể chuyện cho bé trước giờ đi ngủ, điều này góp phần vào sự phát triển tư duy sáng tạo của trẻ.
Từ đó, có thể gợi ý để trẻ biết cách xây dựng và tự hoàn thiện câu chuyện theo cách riêng.
10. Hoàn thành công việc
Ngoài kỹ năng giao tiếp, bạn cũng nên rèn luyện cho trẻ thêm kỹ năng hoàn thành công việc như đánh răng rửa mặt trước và sau khi ngủ dậy,…
Xây dựng thói quen này rất hữu ích bởi sau này bạn sẽ dễ dàng yêu cầu bé phải hoàn thành hết những bài tập giáo viên giao cho mới được đi ngủ.
11. Tham gia trò chuyện cùng người nhà
Gia đình là môi trường góp phần quan trọng nhất với sự phát triển của trẻ.
Dù bận rộn đến mấy, bạn cũng nên thu xếp thời gian để cùng ăn tối, xem tivi, trò chuyện, nấu ăn hay làm việc nhà với bé.
Nhờ đó, bé có thể chia sẻ hay trao đổi về bất kỳ điều rắc rối nào xảy ra ở lớp sau này.
12. Xây dựng sự tập trung
Vào độ tuổi này, bé thường làm mọi việc theo ý thích. Chẳng hạn, bé sẽ bỏ dở việc làm bài tập để xem phim hoạt hình.
Tính cách này không tốt nếu bé đi học mà thiếu tập trung vào bài giảng.
Nếu bạn muốn bé hoàn thành tốt bài tập, tốt nhất nên cho bé làm việc này trong phòng riêng, yên tĩnh và bạn nên kiểm tra kết quả sau đó.
13. Học đếm số
Bạn có thể giúp bé học đếm số dễ dàng hơn bằng việc vừa chơi cùng bé và kèm theo một số câu hỏi như “Có bao nhiêu quả bóng trong rổ của mẹ?”,… Đếm số là cách giúp trẻ nhanh tiếp thu môn học có liên quan đến con số và tăng cường khả năng ghi nhớ.
14. Phân biệt được quá khứ và tương lai
Bạn nên giúp trẻ hiểu và phân biệt được khái niệm chỉ thời gian đơn giản như ngày hôm qua, hôm nay, ngày mai,…
Khi đi đến trường, bé sẽ phải làm quen với thời khóa biểu. Thế nên, giúp trẻ nhận diện được thời gian sẽ giúp ích cho trẻ.
15. Dạy bé cách đặt câu hỏi
Ở độ tuổi này, trẻ rất thích tò mò hỏi về nhiều thứ xung quanh mình nhưng vẫn chưa có nhiều cách diễn đạt chuẩn xác.
Bạn nên dạy trẻ cách đặt câu hỏi chính xác và dễ hiểu hơn. Đồng thời bạn cũng nên khuyến khích để bé tự tin khi bày tỏ những vấn đề còn thắc mắc.
16. Nhận biết thế giới tự nhiên
Phân chia các loài động vật, cây cối, hoa cỏ thành từng nhóm riêng biệt để trẻ dễ nhớ như nhóm động vật ăn thịt, nhóm động vật ăn cỏ, nhóm cây có quả ăn được và không ăn được,… Cách này giúp trẻ phát triển tư duy tổng hợp, so sánh.
17. Chơi xếp hình
Xếp hình là trò chơi trí tuệ lành mạnh phù hợp với trẻ ở mọi lứa tuổi.
Trò chơi này còn giúp bé phát triển tư duy logic, sắp xếp. Vì thế, trẻ cũng thông minh hơn khi bước vào lớp 1.
18. Vận động mỗi ngày
Trẻ vào lớp 1 sẽ có lịch học nặng hơn ở lớp mẫu giáo.
Nếu sức khoẻ của trẻ không tốt sẽ bị mệt mỏi, buồn chán và dẫn đến kết quả học tập kém.
Do đó, bạn nên hình thành cho trẻ thói quen vận động ngoài trời như đạp xe trong công viên, bơi lội, vừa giúp trẻ khoẻ mạnh vừa giúp tinh thần trẻ được minh mẫn.
19. Nhận biết các loại thức ăn không tốt cho sức khỏe
Dạy trẻ phân biệt những loại thực phẩm an toàn và thực phẩm có hại cho sức khỏe, đồng thời bạn nên khuyến khích trẻ ăn đa dạng chất, bổ sung cho trẻ nhiều chất dinh dưỡng khác nhau.
Không nên cho thêm bánh, kẹo ngọt trong túi quần hay balo để trẻ có thói quen ăn vặt.
20. Tự quản lý việc học và thời gian học
- Ban đầu, phụ huynh hướng dẫn trẻ ghi ra mục tiêu của mình, sau đó để trẻ tự viết quá trình thực hiện của mình đối với từng mục tiêu. Và việc đặt mục tiêu cần phải cụ thể, mang tính khả quan và có thời gian thực hiện một cách rõ ràng. Có thể trẻ chưa biết được mục đích của việc này. Vì vậy, phụ huynh hãy giải thích cho trẻ hiểu đưa ra mục tiêu sẽ giúp cho trẻ có định hướng để hoàn thành các công việc của mình.
- Trẻ cần biết liệt kê những công việc cần làm hoặc nhiệm vụ cần phải thực hiện. Phụ huynh có thể khuyến khích trẻ viết lên giấy những công việc phải làm trong ngày và thời gian để thực hiện chúng. Việc này giúp trẻ quản lý thời gian và công việc một cách hợp lý.
- Cuối cùng hãy để trẻ tự thực hiện những công việc của mình theo mục tiêu và thời gian đã đề ra, và quản lý thật tốt quỹ thời gian của mình phụ huynh có thể tham khảo và hướng dẫn trẻ thực hiện các công việc theo các bước ma trận quản lí thời gian sau của Eisenhower.
Xem thêm:
- Hướng dẫn chi tiết cách viết 29 chữ cái tiếng Việt cho bé vào lớp 1
- 5 Lợi ích to lớn khi các mẹ cho trẻ đi học bơi từ nhỏ
- Top 6 phần mềm giúp bé học chữ cái Tiếng Việt tốt nhất, miễn phí cho trẻ mầm non
Hy vọng với những kỹ năng mà Bamboo School đã chia sẻ ở phía trên đã phần nào giúp phụ huynh tự tin hơn khi chuẩn bị hành trang cho trẻ vào lớp 1.