Lịch thi tốt nghiệp THPT 2022 mới nhất của bộ GD-ĐT chi tiết nhất
Lịch thi tốt nghiệp THPT 2022 đang được Bamboo cập nhật mỗi ngày, chi tiết và cụ thể nhất. Các bạn có thể xem lịch thi THPT Quốc Gia và Đại học chính thức năm 2022 chính thức do Bộ GD-ĐT.Từ đó các trường chủ động sắp xếp lịch dạy và thi tuyển sinh Đại học/Cao Đẳng. Các em học sinh tham khảo ngay tại bài viết dưới đây nhé!
Thông tin mới nhất về kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022
Sáng ngày 19/4, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 sẽ được tổ chức vào ngày 7 và 8 tháng 7. Trong ngày 6/7, thí sinh đến phòng thi làm thủ tục dự thi, chỉnh sửa thông tin sai xót (nếu có) và nghe giáo viên phổ biến quy chế thi, lịch thi. Ngày 9/7 là ngày thi dự phòng.
Theo đó, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 sẽ được giữ ổn định. Về cơ bản, hình thức tổ chức thi giống như năm 2021, được thực hiện trên tinh thần phân định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước và trách nhiệm triển khai của Bộ GD&ĐT và các địa phương, cơ sở giáo dục trong chỉ đạo, tổ chức thi.
Căn cứ tình hình thực tế diễn biến trong đợt dịch COVID-19, trên cơ sở đề nghị của chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ GD&ĐT sẽ xem xét có khả năng có thể tổ chức các đợt thi bổ sung cho những thí sinh không thể tham dự kỳ thi vào đúng thời gian thi nói trên vì bị ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Điều chỉnh nguyện vọng sau khi thi tốt nghiệp 2022
Năm 2022, công tác xét tuyển đại học về cơ bản sẽ giữ ổn định giống như năm ngoái, một số điều chỉnh về yếu tố kỹ thuật. Bên cạnh đó có 3 điểm mới, các thí sinh cần lưu ý như sau:
- Thí sinh đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển CĐ-ĐH phải thực hiện trên Cổng thông tin của Bộ Giáo dục và đào tạo hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia.
- Các thí sinh sẽ đăng ký hình thức xét tuyển cho tất cả các nguyện vọng vào các trường, các ngành trên hệ thống này, bao gồm cả các nguyện vọng dựa trên điểm thi, nguyện vọng qua xét học bạ và các hình thức khác.
- Sau khi thi tốt nghiệp THPT xong, thí sinh đã biết được năng lực của mình và có thời gian cân nhắc, điều chỉnh nguyện vọng sao cho phù hợp với thực lực rồi mới tiến hành đăng ký xét tuyển trực tuyến.
Phương án thi tuyển sinh THPT quốc gia năm 2022
Theo Bộ GD&ĐT kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2022 được tổ chức cơ bản vẫn giữ ổn định như năm 2021. Các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương sẽ chủ trì toàn bộ công tác tổ chức thi tại các địa phương theo khung thời gian tổ chức thi do Bộ GD&ĐT tạo quy định.
Thời gian tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2022 tại các tỉnh có thể được xem xét điều chỉnh sao cho phù hợp với tình hình dịch bệnh tại các địa phương.
Nội dung thi phần lớn đều trong chương trình giáo dục trung học phổ thông hiện hành. Gần 80% là chương trình lớp 12, không bao gồm các nội dung được giảm tải mà Bộ GD&ĐT đã công bố. Cũng vì thế, đề thi được xây dựng nhằm đáp ứng với yêu cầu của kỳ thi, bảo đảm mức độ phân hóa phù hợp và hạn chế tình trạng học tủ, học lệch, khuyến khích khả năng sáng tạo của thí sinh.
Nhằm đa dạng về nguồn tuyển và tăng cơ hội cho thí sinh được vào các trường ưng ý, nhiều trường đã có thông báo bổ sung thêm nhiều phương thức xét tuyển. Một số trường, cụ thể Trường Đại học Thủy lợi thông báo năm 2022 dự kiến sẽ áp dụng thêm phương thức xét kết quả kỳ thi đánh giá tư duy.
Bên cạnh đó, trường sẽ tuyển sinh gồm 4 phương thức là:
- Xét tuyển thẳng.
- Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá tư duy.
- Xét kết quả học tập 3 năm THPT và xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT.
- Phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT vẫn chiếm hơn 50% chỉ tiêu tuyển sinh của trường.
Cũng tương tự như trên, trường Đại học Kinh tế Quốc dân, ngoài 3 phương thức tuyển sinh gồm:
- Xét tuyển thẳng.
- Xét tuyển dựa theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT.
- Xét tuyển kết hợp.
Năm 2022 trường có thêm một phương thức xét tuyển khác là dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội chủ trì tổ chức.
Ngoài các trường Đại học phía Bắc, nhiều trường Đại học phía Nam cũng công bố phương án tuyển sinh 2022. Có thể thấy, phương thức tuyển sinh năm nay phong phú hơn năm trước khi nhiều trường sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy trong xét tuyển.
Tuy vậy, phương thức tuyển sinh dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT vẫn được lựa chọn và coi là chủ đạo trong mùa tuyển sinh 2022 bởi chỉ tiêu dành cho phương thức này ở nhiều trường vẫn chiếm tỷ lệ từ 50-70%.
Lịch thi tốt nghiệp THPT 2022 chi tiết nhất
Lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2022 được ban hành chính thức công tác này. Theo đó, công tác tập huấn về Quy chế thi và nghiệp vụ tổ chức thi cho các Sở GD&ĐT hoàn thành chậm nhất ngày 21/4.
- Tổ chức tập huấn Quy chế thi và nghiệp vụ tổ chức thi cho cán bộ coi thi và công tác thi được hoàn thành trước ngày 26/4.
- Lập và giao tài khoản cho các thí sinh đang học lớp 12 năm học 2021-2022 từ ngày 26/4 đến hết ngày 28/4.
- Thí sinh đăng ký dự thi trực tuyến đăng ký thử trên Hệ thống quản lý thi từ ngày 26/4 đến hết ngày 3/5.
- Tổ chức cho thí sinh đang học lớp 12 năm học 2021-2022 đăng ký dự thi trực tuyến từ ngày 4/5 đến 17 giờ ngày 13/5.
Quy chế thi tốt nghiệp THPT 2022 mới nhất
Để xét công nhận tốt nghiệp THPT, các thí sinh hệ THPT phải dự thi 4 bài thi cơ bản, gồm 3 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 bài thi tổ hợp do thí sinh tự chọn.
- Đối với thí sinh hệ giáo dục thường xuyên sẽ dự thi 3 bài thi, gồm 2 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn và 1 bài thi tổ hợp do thí sinh tự chọn.
- Ngoài ra, thí sinh giáo dục thường xuyên có thể đăng ký dự thi thêm bài thi Ngoại ngữ để lấy kết quả xét tuyển sinh.
- Đối với thí sinh đã có bằng tốt nghiệp THPT hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp dự thi để lấy kết quả đăng ký xét tuyển sẽ được đăng ký dự thi các bài thi độc lập, các bài thi tổ hợp hoặc các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp.
Về điều kiện dự thi:
- Đối với người đã học xong hệ chương trình THPT trong năm tổ chức kỳ thi phải bảo đảm đánh giá lớp 12, xếp loại đạt hạnh kiểm từ trung bình trở lên và không bị học lực xếp loại kém.
- Đối với người đã học xong chương trình THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT hoặc đã thi nhưng chưa đậu tốt nghiệp THPT ở những năm trước: phải có bằng tốt nghiệp THCS và phải chứng minh đánh giá ở lớp 12 đạt xếp loại hạnh kiểm từ trung bình trở lên và học lực không bị xếp loại kém.
- Đối tượng đã tốt nghiệp trung cấp phải bảo đảm đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn hiện hành của Bộ GD-ĐT.
Thông tư được sửa đổi, bổ sung với một số nội dung liên quan đến việc đình chỉ thi. Theo đó, áp dụng đình chỉ thi đối với các thí sinh vi phạm một trong các lỗi sau:
- Đã bị xử lý bằng hình thức cảnh cáo một lần nhưng trong giờ thi bài thi đó vẫn tiếp tục vi phạm quy chế thi ở mức khiển trách hoặc cảnh cáo.
- Mang vật dụng trái phép theo quy định vào phòng thi/phòng chờ hoặc khi di chuyển giữa phòng thi và phòng chờ.
- Đưa đề thi ra ngoài phòng thi hoặc nhận bài giải từ ngoài vào phòng thi.
- Viết, vẽ vào tờ giấy làm bài thi của mình những nội dung không liên quan đến bài thi.
- Có hành động gây gổ, đe dọa những người có trách nhiệm trong kỳ thi hay đe dọa thí sinh khác.
- Không tuân thủ hướng dẫn của cán bộ giám sát hoặc người quản lý phòng chờ khi di chuyến trong khu vực thi và trong thời gian ở phòng chờ.
Với những lỗi trên cán bộ coi thi tiến hành lập biên bản, thu tang vật (nếu có) và báo cáo với điểm thi. Trưởng điểm thi sẽ quyết định hình thức đình chỉ thi. Nếu trưởng điểm thi không nhất trí thì báo cáo trưởng ban coi thi quyết định.
Thí sinh bị đình chỉ thi cần nộp bài thi, đề thi, giấy nháp cho cán bộ coi thi ngay khi có hiệu lệnh, phải ra khỏi phòng thi ngay sau khi có quyết định và chỉ được rời khỏi khu vực thi khi hết thời gian của buổi thi. Thí sinh bị đình chỉ thi năm nào sẽ bị hủy kết quả toàn bộ các bài thi/môn thi trong kỳ thi năm đó.
Xem thêm:
- Bí quyết học tiếng anh cấp tốc hạ gục kỳ thi đại học
- Các khối thi đại học và tổ hợp môn thi THPT quốc gia 2022
- Cách tính điểm tốt nghiệp THPT Quốc Gia 2022
Trên đây là tổng hợp những thông tin về kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 mới nhất (đã cập nhật). Những thông tin về nguyện vọng sau khi thi tốt nghiệp, lịch thi tốt nghiệp năm 2022 các quy chế thi mới nhất đã được Bamboo chia sẻ đến bạn. Hy vọng bạn có thể tham khảo và hỗ trợ bạn trong việc tìm kiếm thông tin. Bamboo chúc bạn thi tốt!.
Bộ đề cương ôn tập học kỳ 2 môn ngữ văn 9 học kỳ 2
Đề cương ôn thi cuối kì 2 môn Ngữ Văn 9 là một tài liệu vô cùng quan trọng giúp cho các bạn học sinh có thể ôn tập tốt cho kì thi học kì 2 sắp tới. Đề cương ôn thi HK2 Ngữ văn 9 – THCS được biên soạn rất chi tiết và cụ thể với những dạng bài, lý thuyết, cấu trúc đề thi được trình bày một cách khoa học nhất .Bài viết sau đây Bamboo sẽ tổng hợp cho các bạn bộ đề cương ôn tập học kỳ 2 môn ngữ văn 9. Click vào xem ngay!
Đề cương ôn tập học kỳ 2 môn ngữ văn 9 học kỳ 2 phần văn bản
Con cò – Chế Lan Viên
Tác giả:
Chế Lan Viên (1920-1989) tên khai sinh là Phan Ngọc Hoan, quê ở Cam Lộ – Quảng Trị. Trước Cách mạng tháng Tám Chế Lan Viên đã nổi tiếng trong phong trào Thơ mới qua tập Điêu tàn. Chế Lan Viên đã có những đóng góp lớn vào những thành tựu của văn học kháng chiến, ông là một trong những tên tuổi hàng đầu của nền thơ Việt Nam thế kỷ XX.
Nội dung:
Bài thơ ca ngợi về tình mẹ và nêu lên ý nghĩa của lời ru đối với cuộc sống của con người.
Nghệ thuật:
Vận dụng hình ảnh sáng tạo với giọng điệu ca dao,kết hợp với một giọng thơ thiết tha, trìu mến. Có những câu thơ đúc kết được những ý nghĩa sâu sắc, đáng để suy ngẫm.

Tác phẩm Con Cò-Chế Lan Viên
Viếng Lăng Bác – Viễn Phương
Tác giả: Viễn Phương (1928 – 2005), tên khai sinh của ông là Phan Thanh Viễn, quê ở tỉnh An Giang. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, ông hoạt động ở vùng Nam Bộ. Ông là một trong những cây bút tiên phong của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước. Thơ ông thường nhẹ nhàng, giàu tình cảm, giàu tinh thần mộng mơ ngay trong hoàn cảnh khốc liệt của chiến trường.
Nội dung: Bài thơ thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của tác giả đối với Bác Hồ trong một lần từ Miền Nam ra viếng thăm lăng Bác.
Nghệ thuật: Với giọng điệu trang trọng và tha thiết; nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi liên tưởng, ngôn ngữ bình dị mà cô đúc, sử dụng nhiều điệp từ, điệp ngữ.

Tác phẩm Viếng Lăng Bác – Viễn Phương
Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải
Tác giả : Thanh Hải (1930-1980), quê ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông hoạt động văn nghệ ở những năm kháng chiến chống Pháp. Trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước, Thanh Hải đã ở lại quê hương của mình hoạt động và ông là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu tiên.
Nội dung:
Bài thơ nói lên tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời; thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được một lòng cống hiến cho đất nước, góp một mùa xuân nho nhỏ của bản thân mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.
Nghệ thuật:
- Bài thơ với nhịp điệu trong sáng thiết tha, hình ảnh thơ gợi cảm,tứ thơ sáng tạo tự nhiên
- Nghệ thuật so sánh sáng tạo.

Tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải
Sang thu – Hữu Thỉnh
Tác giả: Hữu Thỉnh sinh năm 1942, quê ở huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Ông đã từng nhập ngũ, vào binh chủng Tăng – Thiết giáp sau đó trở thành cán bộ văn hoá tuyên truyền của quân đội. Từ năm 2000, Hữu Thỉnh được bầu cử làm Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam. Hữu Thỉnh rất gắn bó với cuộc sống nông thôn. Ông có nhiều bài thơ hay về con người và cuộc sống nông thôn.
Nội dung: Bài thơ là cảm nhận tinh tế của tác giả về sự biến đổi nhẹ nhàng của thiên nhiên khi vào mùa thu.
Nghệ thuật:
- Gợi tả hình ảnh bằng nhiều cảm giác.
- Giọng thơ nhẹ nhàng mà lắng đọng.
Nói với con – Y Phương
Tác giả: Y Phương là một nhà thơ người dân tộc Tày. Ông sinh năm 1948, quê ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Y Phương từng có thời gian hoạt động trong quân ngũ từ 1968 – 1981. Từ năm 1993, Y Phương là Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Cao Bằng. Hiện ông đang sinh sống tại Hà Nội.
Nội dung: Qua cuộc trò chuyện với con, tác giả nói lên sự gắn bó, niềm tự hào với quê hương và đạo lý sống của dân tộc.
Nghệ thuật:
- Giọng điệu tha thiết.
- Ngôn ngữ giàu hình ảnh: vừa gần gũi bình dị, vừa có sức khái quát cao.

Tác phẩm Nói với con – Y Phương
Bến quê – Nguyễn Minh Châu
Tác giả: Nguyễn Minh Châu (1930 – 1989) quê ở Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. là nhà văn Quân đội, từng tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Nội dung:
Bài thơ bộc lộ sự trân trọng về những giá trị và vẻ đẹp bình dị, gần gũi của cuộc sống của quê hương,qua những suy nghĩ và cảm xúc của nhân vật Nhĩ ở những giây phút cuối đời trên giường bệnh.
Nghệ thuật:
Với sự miêu tả tâm lý vô cùng tinh tế, bài thơ lồng ghép nhiều hình ảnh giàu tính biểu tượng, cách xây dựng tình huống thông minh, trần thuật theo dòng tâm trạng của nhân vật.
Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê
Tác giả: Lê Minh Khuê (sinh năm 1946), quê ở huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, ông gia nhập đội thanh niên xung phong và bắt đầu viết văn vào đầu những năm 70. Bà chuyên về truyện ngắn, truyện của Lê Minh Khuê thường viết về cuộc sống chiến đầu của tuổi trẻ ở tuyến đường Trường Sơn.
Nội dung:
Truyện đã khắc họa lên cuộc sống chiến đấu của ba cô gái thanh niên xung phong trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Truyện làm nổi bật tâm hồn trong sáng và mơ mộng, một tinh thần dũng cảm và đầy lạc quan trong cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh này.
Nghệ thuật:
Truyện sử dụng vai kể là nhân vật chính trong bài, với lối kể chuyện tự nhiên, ngôn ngữ sinh động và thành công trong việc miêu tả tâm lí nhân vật

Tác phẩm Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê
Đề cương ôn tập học kỳ 2 môn ngữ văn 9 học kỳ 2 phần văn bản phần tiếng Việt
Khởi ngữ
Cách nhận diện:
- Là thành câu đứng trước chủ ngữ của câu để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
- Trước khởi ngữ thường là các từ như: đối với, về,..
Công dụng: Nói lên đề tài được nói đến trong câu
Ví dụ:
- Về việc mà bạn đã làm, tôi đã biết tất cả rồi.
- Đối với các bạn học sinh giỏi, vượt khó nhà trường sẽ có một buổi tuyên dương và trao thưởng.
Các thành phần biệt lập
Thành phần biệt lập là những thành phần không tham gia vào việc diễn đạt sự việc trong câu.
Để nhận biết các thành phần biệt lập trong một câu, các bạn hãy chú ý đến những dấu hiệu sau:
Thành phần tình thái: Thường dựa trên thái độ, cảm xúc và cách nhìn nhận vấn đề của người nói trong câu.
Thành phần cảm thán: Dựa trên tâm lý và thái độ của người nói.
Thành phần phụ chú: Được nhận biết thông qua các dấu câu, giúp bổ sung các thông tin cho câu nói, có thể bỏ đi mà vẫn không làm ảnh hưởng đến ý nghĩa của câu.
Thành phần gọi đáp: Dựa trên các mối quan hệ giao tiếp trong câu.
Ví dụ: Thưa ông chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ. Đi bốn năm hôm mới lên đến đây, vất vả quá!
Nghĩa tường minh và hàm ý
Tường minh: Là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp thông qua từ ngữ.
Hàm ý: Là phần thông báo không diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng sẽ được suy ra từ từ ngữ, khái niệm trong câu đó.
Ví dụ:
- Trời sắp mưa rồi đấy!
- Ra cất quần áo vào đi.
- Mang theo áo mưa đi.
Đừng đi ra ngoài nữa…. tuỳ vào tình huống mà có thể hiểu câu nói đó có hàm ý khác nhau?
Các phương châm hội thoại
Có 5 phương châm hội thoại chính:
- Phương châm về lượng: khi giao tiếp nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không được thiếu hay thừa.
- Phương châm về chất: khi giao tiếp, đừng nói những điều mà bản thân không tin là đúng hoặc không có bằng chứng xác thực cho vấn đề đó.
- Phương châm quan hệ: khi giao tiếp, cần nói đúng đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.
- Phương châm cách thức: khi giao tiếp, cần nói mạch lạc, ngắn gọn, tránh cách nói mơ hồ.
- Phương châm lịch sự: khi giao tiếp cần nói chuyện tế nhị và thể hiện sự tôn trọng người khác.
Xưng hô trong hội thoại
Là các từ ngữ dùng để xưng hô trong giao tiếp như: tôi, mình, cậu, tớ, anh, chị, chúng tôi, bọn mày, bọn tao,..
Ví dụ: Chúng ta là một tập thể, chúng ta cần phải đoàn kết.
Cách dẫn trực tiếp và gián tiếp
- Cách dẫn trực tiếp là việc nhắc lại nguyên văn lời nói hay một ý nghĩ của người hoặc nhân vật; lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.
Ví dụ: Hoạ sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”. (Nguyễn Thành Long)
- Cách dẫn gián tiếp là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hay một nhân vật, có điều chỉnh lại sao cho thích hợp; lời dẫn gián tiếp không cần đặt trong dấu ngoặc kép.
Ví dụ: Thầy giáo dặn chúng tôi về ôn bài, mai có giờ kiểm ưa.
Sự phát triển của từ vựng
Là sự thay đổi của từ vựng, nghĩa của từ không phải là không thay đổi. Nó vẫn có thể thay đổi theo thời gian. Có những nghĩa cũ mất đi và có những nghĩa mới được hình thành.
Thuật ngữ
- Thuật ngữ thường được sử dụng trong rất ít trường hợp
- Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị cho 1 khái niệm duy nhất và mỗi khái niệm chỉ diễn tả cho riêng 1 thuật ngữ.
- Các thuật ngữ không bị thay đổi ở bất cứ ngôn ngữ nào, có nghĩa là thuật ngữ mang tính quốc tế.
- Không như các từ ngữ khác, thuật ngữ không mang sắc thái biểu cảm.
Ví dụ:
Axit là các hợp chất hóa học có thể hòa tan trong được nước.
=> Axit thuật ngữ môn Hóa học.
Trau dồi vốn từ
Từ ngữ có vai trò rất quan trọng trong việc giao tiếp. Vì vậy việc trang bị cho bản thân một vốn từ vựng sâu rộng là điều vô cùng cần thiết. Bạn hãy thường xuyên đọc sách để bổ sung cho bản thân vốn từ vựng thân,nó sẽ giúp cho việc giao tiếp của bạn trở nên tốt hơn.
Tổng kết từ vựng:
Từ đơn và từ phức.
- Từ đơn: Là từ chỉ có 1 tiếng
- Từ phức: Là từ có 2 tiếng trở lên
Trong từ phức gồm có 2 loại từ:
- Từ láy: Là các tiếng có quan hệ láy âm của nhau (láy âm đầu hoặc vần, hoặc cả toàn bộ tiếng).
- Từ ghép: Là các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
Thành ngữ.
Thành ngữ là tập hợp từ ngữ cố định,được dùng khá quen thuộc, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Nghĩa của thành ngữ thường mang nghĩa bóng chứ không phải là nghĩa của các yếu tố tạo ra cộng lại.
Ví dụ: Các thành ngữ: đánh trống bỏ dùi, được voi đòi tiên, nước mắt cá sấu.
Từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa;
Từ đồng âm: Là những từ có phát âm giống nhau nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau, không có liên quan đến gì nhau.
Ví dụ: đường (đi) với đường (ăn).
- Từ đồng nghĩa là các từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau (trong một số trường hợp nhất định chúng có thể thay thế nhau).
- Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa hoàn toàn trái ngược nhau.
Trường từ vựng;
Trường từ vựng là tập hợp tất cả các đơn vị từ vựng có sự liên kết với nhau theo một tiêu chí nhất định nào đó, các trường từ vựng được hình thành dựa trên mối quan hệ về nghĩa một cách đa chiều.
Khái niệm từ tượng hình, từ tượng thanh;
- Từ tượng thanh: là những từ ngữ dùng để diễn tả theo âm thanh phát ra trong tự nhiên hoặc âm thanh của con người.
- Từ tượng hình: là các từ gợi tả, mô phỏng lại hình dáng, trạng thái của sự vật.
So sánh:
- Tác dụng: giúp làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự vật sự việc, khiến cho câu văn thêm phần sinh động, gây hứng thú cho người đọc.
- Dấu hiệu nhận biết: Các từ ngữ so sánh: như, là,..
Nhân hóa:
- Tác dụng: Làm cho sự vật, đồ vật, cây cối trở nên sinh động và thu hút gần gũi hơn.
- Dấu hiệu nhận biết: Các từ chỉ hoạt động, tên gọi của con người: ngửi, chơi, anh, chị,…
Ẩn dụ:
- Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự vật, sự việc đang nói đến
- Dấu hiệu nhận biết: Các sự vật dùng để ẩn dụ thường có nét tương đồng với nhau
Hoán dụ:
- Tác dụng: giúp làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho vấn đề đang diễn đạt.
- Dấu hiệu nhận biết: các từ sự vật, sự việc được gọi gọi tên bởi các từ sự vật, sự việc khác.
Nói quá:
- Tác dụng: Giúp nhấn mạnh cho hiện tượng, sự vật miêu tả được, gây nên ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
- Dấu hiệu nhận biết: Những từ ngữ cường điệu, khoa trương, phóng đại sự việc so với thực tế.
Nói giảm nói tránh:
- Tác dụng: Tránh gây cảm giác đau thương, ghê sợ nặng nề, tránh đi sự thô tục, thiếu lịch sự.
- Dấu hiệu nhận biết: Các từ ngữ sẽ được diễn đạt một cách tế nhị,tinh tế tránh nghĩa thông thường của nó
Điệp từ, điệp ngữ:
- Tác dụng: Làm tăng cường hiệu quả diễn đạt như việc nhấn mạnh, tạo ấn tượng, gợi sự liên tưởng, cảm xúc, vần điệu cho câu thơ, câu văn.
- Dấu hiệu nhận biết: Các từ ngữ thường được lặp lại nhiều lần trong đoạn văn, thơ.
Chơi chữ:
Tác dụng: Tạo sắc thái dí dỏm, hài hước, làm câu văn hấp dẫn, thú vị và sinh động hơn.
Tập làm văn
Lý thuyết
Phần làm văn sẽ có 2 dạng:
- Văn bản thuyết minh là sự kết hợp giữa thuyết minh với miêu tả, lập luận và một số biện pháp nghệ thuật để làm cho bài văn sinh động hơn.
- Văn bản tự sự: là sự kết hợp giữa tự sự với miêu tả và đối thoại, độc thoại nội tâm trong tự sự; người kể và ngôi kể trong văn bản tự sự.
Một số dạng đề thực hành tiêu biểu
Đề 1:
Tình cảm chân thành và tha thiết của nhân dân ta với Bác Hồ được thể hiện qua bài thơ “Viếng Lăng Bác” của Viễn Phương.
Đề 2:
Những cảm nhận tinh tế, sâu sắc của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu qua bài thơ “Sang thu”.
Một số đề ôn ngữ văn có hướng dẫn cách làm
Đề 1:
Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:
Một cô giáo trường công đã giúp tôi hiểu rõ cái ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.
Khi nhìn cách tôi cầm sách trong giờ tập đọc, hiển nhiên cô đã nhận thấy có gì không bình thường; cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện mà dẫn tôi tới bác sĩ nhãn khoa riêng của cô, không phải kiểu làm việc thiện mà như với một người bạn. Thật ra, tôi ngạc nhiên về hành động đó đến nỗi không nhận biết được chuyện gì đã xảy ra, cho tới một ngày kia cô đưa cho tôi một cặp kính.
“Em không thể nhận được. Em không có tiền trả đâu”, tôi nói, cảm thấy xấu hổ vì nhà mình nghèo.
Cô liền kể chuyện cho tôi nghe: “Hồi cô còn nhỏ, một người hàng xóm đã mua kính cho cô. Bà ấy bảo một ngày kia cô sẽ trả cặp kính đó bằng cách tặng kính cho một cô bé khác. Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời.”
Thế rồi cô nói với tôi những lời nồng hậu nhất mà chưa ai từng nói với tôi: “Một ngày nào đó em sẽ mua kính cho một cô bé khác”.
Cô nhìn tôi như một người cho. Cô làm tôi thành người có trách nhiệm. Cô tin tôi có thể có một cái gì để trao cho người khác. Cô chấp nhận tôi như thành viên của cùng một thế giới mà cô đang sống. Tôi bước ra khỏi phòng, giữ chặt kính trong tay, không phải như kẻ vừa nhận một món quà, mà như người chuyển tiếp món quà đó cho kẻ khác với tấm lòng tận tụy.
(Theo Bin-li Đa-vít, trong Trái tim người thầy, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2004)
Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản?
Câu 2: Xác định nội dung chính của văn bản?
Câu 3: Hãy đặt nhan đề cho văn bản?
Câu 4: Viết bài văn nghị luận ngắn (khoảng một mặt giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về bài học cuộc sống mà em rút ra từ ngữ liệu trong phần đọc hiểu trên.
ĐÁP ÁN
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Tự sự
Câu 2. Nội dung chính của văn bản: Văn bản kể chuyện 1 cô giáo đã giúp cho nhân vật tôi hiểu rõ ý nghĩa của việc cho và nhận.
Câu 3. Đặt nhan đề cho văn bản (HS có thể đặt nhiều nhan đề khác nhau, nhưng yêu cầu nhan đề phải thể hiện được nội dung của văn bản), ví dụ: Cho và nhận, ….
Câu 4:
Mở bài: Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề cần nghị luận: (cho và nhận…)
Thân bài: Giải thích, trình bày, chứng minh làm rõ vấn đề
Giải thích:
- Cho là sự san sẻ, giúp đỡ, yêu thương xuất phát từ tấm lòng của một người. Nhận là được đáp trả, được đền ơn.
- Cho và nhận là mối quan hệ nhân quả, tương trợ, bổ sung cho nhau.
Biểu hiện:
- Sự chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh, đau khổ
- Chúng ta trao đi yêu thương sẽ nhận lại sự thanh thản và niềm vui trong tâm hồn.
- Điều nhận lại đôi khi không phải trong phút chốc, hiển hiện ngay trước mắt mà có khi là cả một quá trình.
Ý nghĩa: Cho và nhận là việc làm đáng được ngợi ca với tinh thần: “ một người vì mọi người”
Phê phán: Những kẻ tham lam, ích kỷ, sống tàn nhẫn, chỉ muốn nhận, muốn vay mà không muốn cho, muốn trả; phê phán một bộ phận giới trẻ ngày nay chỉ biết “nhận” từ cha mẹ mà không biết “cho”…
Bài học: Cuộc sống của mỗi người sẽ trở nên tầm thường nếu chỉ biết nhận mà không biết cho. Cho đi là điều chúng ta nên làm trong cuộc sống hằng ngày để nhận lại rất nhiều thứ về sau. Mỗi người hãy cho đi nhiều hơn để nhận lại nhiều hơn
Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của bức thông điệp của sự cho và nhận, mở rộng nâng cao vấn đề và liên hệ bản thân.
Đề 2:
Câu 1: Đọc 2 đoạn văn và trả lời các câu hỏi từ (a) đến (d).
- Một cô bé mười lăm tuổi, được mẹ chở đi đánh cầu lông. Xe hai mẹ con bị va quẹt, đồ đạc trên xe văng tung tóe. Người mẹ vội vàng gom nhặt, vài người đi đường cũng dừng lại phụ giúp còn cô bé thờ ơ đứng nhìn. Đợi mẹ nhặt xong mọi thứ, cô bé leo lên xe và thản nhiên dặn: “Lát về mẹ nhớ mua cho con li chè!”.
- Một cậu học sinh khi được hỏi về ca sĩ nổi tiếng mà cậu hâm mộ, cậu đã trả lời rất rành mạch về cách ăn mặc, sở thích của ca sĩ đó. Nhưng khi được hỏi về nghề nghiệp, sở thích của cha mẹ cậu, cậu ta ấp úng, không trả lời được.
a/ Xác định chủ đề và phương thức diễn đạt của hai đoạn văn.
b/ Câu nói : “ Lát mẹ về nhớ mua cho con li chè!” của cô bé, và thái độ “ấp úng không trả lời được” của cậu bé đã gợi cho em suy nghĩ gì? (viết từ 2 đến 4 câu trình bày suy nghĩ)
c/ Tìm và gọi tên hai phép liên kết khác nhau trong đoạn văn 2.
d/ Thể hiện là một người con trong gia đình, em hãy viết một đoạn văn (4-6 câu) nêu suy nghĩ của bản thân về cách cư xử đúng mực của con cái đối với cha mẹ.
e/ Từ hai đoạn văn trên, em hãy viết bài văn nghị luận bàn về chủ đề của hai đoạn văn đưa ra .
Câu 2: Tục ngữ có câu: Một sự nhịn, chín sự lành.
Từ lời khuyên dạy của cha ông, em có suy nghĩ gì về “văn hóa nhường nhịn” trong cuộc sống hiện nay. Viết một bài văn khoảng một trang giấy thi trình bày suy nghĩ ấy.
ĐÁP ÁN
Câu 1:
a/ Xác định chủ đề và phương thức diễn đạt của hai đoạn văn.
Sự vô tâm, vô cảm của con người trong cuộc sống
Đoạn văn 1: Tự sự
Đoạn văn 2:
b/ Câu nói : “ Lát mẹ về nhớ mua cho con ly chè!” của cô bé, và thái độ “ấp úng không trả lời được” của cậu bé đã gợi cho em suy nghĩ gì? (viết từ 2 đến 4 câu trình bày suy nghĩ)
Đó cũng là thể hiện của sự suy tàn về chữ hiếu và vi phạm nghiêm trọng đạo đức con người Á Đông. Hai hiện tượng trên như một lời cảnh tỉnh đối với bổn phận làm con của chúng ta.
c/ Tìm và gọi tên hai phép liên kết khác nhau trong đoạn văn 2.
Phép nối: Nhưng
Phép lặp: cậu (2 lần)
d/ Thể hiện là một người con trong gia đình, em hãy viết một đoạn văn (4-6 câu) nêu suy nghĩ của bản thân về cách cư xử đúng mực của con cái đối với cha mẹ.
- Cư xử đúng mực với ông bà, cha mẹ
- Sống có hiếu thuận, kính trên nhường dưới
- Phải biết chia sẻ, yêu thương, biết phân biệt đúng sai.
e/
- Mở bài: Đặt vấn đề: Sự vô tâm của thế hệ gấu bông đã làm giật mình các bậc cha mẹ. Hai hiện tượng mà báo Tuổi trẻ Chủ nhật đã nêu là khá phổ biến. Đó cũng là thể hiện của sự suy tàn về chữ hiếu và vi phạm nghiêm trọng đạo đức con người Á Đông. Hai hiện tượng trên như một lời cảnh tỉnh đối với bổn phận làm con của chúng ta.
- Thân bài:
Biểu hiện:
Giải thích nội dung của hai hiện tượng trên nói lên sự vô tâm của thế hệ trẻ đối với những người thân yêu nhất, có công nuôi dưỡng và bảo bọc chúng ta từ khi mới sinh ra – đó là cha mẹ, ông bà, thầy cô giáo, …Hình ảnh một em bé thờ ơ khi mẹ đi nhặt đồ và hồn nhiên nói: “Lát về mẹ nhớ mua cho con li chè!” cũng như hình ảnh một cậu học sinh rất rành về sở thích của ca sĩ cậu yêu thích mà chẳng biết gì về sở thích, nghề nghiệp, tâm trạng và niềm đau của bố mẹ mình. Điều đó đã tạo nên sự phản cảm mạnh mẽ trong tâm hồn người đọc.
Nguyên nhân:
- Giới trẻ thường chỉ quan tâm tới cuộc sống và sở thích của mình, đó là một trong những biểu hiện của thói ích kỉ.
- Bậc cha mẹ thiếu sâu sát, thiếu quan tâm đúng mực đến hành vi, sở thích và nhân cách của con.
- Nhà trường và xã hội thiếu phương pháp giáo dục đúng mực, thiếu những hoạt động để rèn luyện nhân cách của học sinh và gắn kết con cái với cha mẹ.
- Nhà trường và gia đình còn thờ ơ với việc giáo dục cẩn trọng về đạo đức làm người và những đức tính như: hiếu thảo, lòng biết ơn, lòng nhân ái, tính vị tha, khả năng chia sẻ với những người thân yêu, …
Hậu quả:
- Nếu không khắc phục được những hiện tượng này, xã hội càng ngày càng trở nên băng hoại về đạo đức và sự vô cảm càng ngày càng trở nên phổ biến.
- Những hiện tượng trên là nhát dao cứa vào lương tâm của những người Việt Nam có đạo đức, là nỗi đau dai dẳng cho thế hệ cha anh.
- Những hiện tượng trên là sự xói mòn về đạo đức, là sự chạy theo những nét đẹp phù phiếm và hư ảo, bỏ quên những nét đẹp chân thật và những tình cảm thiêng liêng.
Cách khắc phục:
- Chủ quan: bản thân mỗi con người phải ý thức về trách nhiệm của mình đối với gia đình và xã hội, rèn luyện lòng nhân ái, lòng vị tha từ những việc nhỏ nhặt nhất.
- Khách quan: gia đình, nhà trường và xã hội nên chú trọng hơn về việc giáo dục nhân cách cho học sinh, dạy học sinh biết quan tâm tới những người thân yêu, gần gũi với mình, dạy học sinh biết cảm nhận vẻ đẹp của lòng vị tha, sự chia sẻ, đồng cảm và lối sống có trách nhiệm.
- Lên án mạnh mẽ lối sống thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm, ích kỷ.
3· Kết bài: Hai hiện tượng trên đã đánh thức lương tâm của những người đã từng mắc vào những lỗi lầm tương tự. Đó là hồi chuông cảnh tỉnh đối với thế hệ trẻ nói riêng và đối với tất cả những người Việt Nam.
Câu 2:
Mở bài:
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Bàn về sự nhường nhịn
Thân bài:
Giải thích và nêu biểu hiện của sự nhường nhịn:
Sự nhường nhịn là gì?
Nhường nhịn đó là một phẩm chất đáng quý trong cuộc sống, cần nhường nhịn với tất cả mọi người, nghĩa đen của nhường nhịn đó là những đức tính tốt mà mỗi người cần phải rèn luyện và có được nó. Mỗi phẩm chất đều phải trong quá trình rèn luyện và tu dưỡng nó, ở đây nhường nhịn không phải là chấp nhận thua cuộc mà là sự cảm thông đối với đối phương.
Việc nhường nhịn sẽ tạo nên những phẩm chất vô cùng đáng quý và góp phần tạo nên cho mình những điều đáng quý hơn, ngoài những điều đó bản thân mỗi người đều phải ra sức rèn luyện và tu dưỡng đạo đức của mình, mỗi người là một tấm gương cho việc học tập và tu dưỡng đạo đức, nhường nhịn sẽ tạo nên cho mình một phẩm chất cao quý đó là sự cảm thông thấu hiểu và những hiểu biết chi tiết về bản chất của sự vật và sự việc.
Biểu hiện của người biết sống nhường nhịn:
Người biết nhường nhịn cư xử cao thượng, coi trọng hòa khí, không cố chấp, luôn biết coi trọng chữ “hòa” trong giao tiếp, ứng xử.Trước bất cứ tình huống nào, người biết nhường nhịn có ý thức cao độ làm chủ bản thân mình, lời nói, cử chỉ từ tốn, nhẹ nhàng. Không tranh chấp hơn thiệt, được thua.
Trình bày ý nghĩa của sự nhường nhịn:
- Sự nhường nhịn sẽ bảo vệ mối quan hệ giữa người với người thông qua việc bảo vệ và gìn giữ hòa khí, đồng thời thiết lập nên tinh thần gắn kết, đoàn kết.
- Sự nhường nhịn còn giúp con người vượt thoát khỏi những bon chen, ích kỷ, toan tính của cuộc sống xô bồ, tấp nập thường ngày.
- Sống nhường nhịn còn giúp con người bao dung, sẻ chia với những khó khăn, hoạn nạn của người khác và là biểu hiện của lối sống vị tha cao đẹp: “Mình vì mọi người”.
Lật lại vấn đề:
Những người sống ích kỷ, bon chen, tranh giành quyền lợi trong xã hội.
Bài học nhận thức và hành động:
- Chúng ta cần mở rộng lòng mình để sẵn sàng tha thứ, bỏ qua sai lầm của người khác
- Giúp đỡ người khác nhận ra và khắc phục những sai lầm.
Kết bài:
Khẳng định lại ý nghĩa của lòng khoan dung. Liên hệ bản thân.
Xem thêm:
- Bộ đề cương ôn tập học kỳ 2 môn tiếng anh lớp 12
- Bộ đề cương ôn tập học kỳ 2 môn toán lớp 12
- Bí quyết học tiếng anh cấp tốc hạ gục kỳ thi đại học
Bài viết trên đã cung cấp đầy đủ và chi tiết các kiến thức ôn luyện ngữ văn lớp 9. Chúc các bạn đạt được điểm cao trong kì thi sắp tới nhé! Cảm ơn các bạn đã xem.
Cách tính điểm tốt nghiệp THPT Quốc Gia 2022
Theo như Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia 2022 sẽ vẫn diễn ra theo cơ cấu tổ chức như kỳ thi tốt nghiệp năm 2021. Nội dung bài thi sẽ nằm trong giáo trình hiện hành và chủ yếu là chương trình 12. Bài viết sau đây Bamboo sẽ chia sẻ cách tính điểm tốt nghiệp THPT Quốc Gia 2022 nhé!
Công thức tính điểm tốt nghiệp 2022
Có 2 hình thức tính điểm tốt nghiệp: Tự tính bằng cách máy tính cầm tay hoặc tính điểm qua trang web
Công thức tính điểm xét tuyển tốt nghiệp THPT quốc gia đối với hệ THPT
Để xét tốt nghiệp đối với thí sinh thuộc giáo dục THPT sẽ gồm 4 môn: 3 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ ; Khoa học Xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân); Khoa học Tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học).
Các bạn có thể xem và dựa vào công thức tính điểm dưới đây để tự tính điểm xét tốt nghiệp:
Nếu chọn tổ hợp Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội thí sinh phải thi đủ 3 môn trong tổ hợp này. Điểm sẽ được tính tổng 3 môn cộng lại và chia 3.
Lưu ý:
- Điểm xét tốt nghiệp lấy đến hai chữ số thập phân
- Bạn có thể tham khảo Thông tư 05/2021/TT-BGDĐT sửa đổi Quy chế thi tốt nghiệp THPT
Công thức tính điểm thi tốt nghiệp THPT quốc gia với hệ GDTX
Đối với thí sinh thuộc hệ GDTX thì cách tính điểm cũng tương tự, thí sinh cần phải dự thi 3 bài thi, gồm 2 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn và bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội do thí sinh tự chọn. Các bạn có thể xem và áp dụng công thức tính như sau:
Cách tính điểm tốt nghiệp 2022 Online
Ngoài cách tính truyền thống bằng tay như đã đề cập ở trên thì hiện nay có một số trang website có thể tính điểm tốt nghiệp một cách nhanh chóng và chính xác nhất. Cùng tham khảo dưới các bước làm dưới đây:
Để thực hiện tính toán bằng hình thức online, các bạn hãy thực hiện các bước sau đây:
- Bước 1: Các thí sinh và quý phụ huynh truy cập Cổng thông tin kỳ thi THPT Quốc Gia
- Bước 2: Các thí sinh và quý phụ huynh nhập điểm môn Toán, điểm môn Văn, điểm môn ngoại ngữ, điểm môn tổ hợp 1, 2, 3, điểm ưu tiên, Điểm khuyến khích và Điểm trung bình cả năm lớp 12. Nếu không có các bạn nhập “0” hoặc để trống nhé!
- Bước 3: Sau đó bấm nút “Tính” và chờ vài giây.
- Bước 4: Kết quả sẽ hiển thị như hình.
Một số lưu ý về điểm thi tốt nghiệp
- Những bài thi được xem là bị liệt môn có điểm bằng hoặc dưới 1
- Điểm khuyến khích được cộng sẽ lấy từ các giải thưởng cuộc thi: chứng nhận nghề, giỏi văn cấp huyện, giỏi toán cấp tỉnh,..
- Điểm ưu tiên mỗi đối tượng sẽ được cộng khác nhau cho từng vùng miền
- Điểm tổ hợp 1, 2, 3 là các điểm để đăng ký công nhận tốt nghiệp
Điều kiện được công nhận tốt nghiệp
Ngoài điểm thi thì các bạn cũng cần tham khảo thêm các thông tin dưới đây để biết điều kiện được công nhận tốt nghiệp THPT:
- Thí sinh đủ điều kiện dự thi, không bị kỷ luật, hủy kết quả thi.
- Tất cả các bài thi và các môn thi của bài thi tổ hợp ĐKDT (đăng ký dự thi) phải đạt > 1,0 điểm theo thang điểm 10.
- ĐXTN (điểm xét tốt nghiệp) từ 5,0 điểm trở lên.
Xem thêm:
- Cách tính điểm trung bình môn THCS, THPT, Đại học chi tiết, mới nhất
- Các khối thi đại học và tổ hợp môn thi THPT quốc gia 2022
- Bí quyết học tiếng anh cấp tốc hạ gục kỳ thi đại học
Trên đây là các thông tin liên quan đến cách tính điểm tốt nghiệp THPT Quốc Gia 2022. Hy vọng rằng các thông tin trên sẽ giúp các bạn chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi sắp tới. Chúc các bạn có thể đậu vào trường đại học mà mình mong ước!
Bộ đề cương ôn tập học kỳ 2 môn tiếng anh lớp 12
Đối với các bạn học sinh THPT thì tiếng là một môn vô cùng khó đươc điểm cao nếu như không nắm chắc ngữ pháp. Để chuẩn bị kiến thức vững vàng trước khi thi học kỳ 2 cuối cấp 3- cấp THPT. Bài viết sau đây Bamboo sẽ tổng hợp bộ đề cương ôn tập thi học kỳ 2 lớp 12 môn tiếng anh để các bạn cùng tham khảo nhé!
Modal verbs
Could/ May/ Might
Những từ này diễn tả những trạng thái không chắc chắn (có thể)
Ex: Lan could read when she was four.
Possibly, maybe = perhaps: có lẽ. có khả năng (chỉ dự đoán)
Ex: I don’t know where Vy is. Maybe she is in her room.
Should
Được dùng để nói về lời khuyên hoặc một đề nghị nào đó
Ex: You should go to bed soon
Must
Được dùng để chỉ trách nhiệm hoặc bổn phận của một ai đó. Must có nghĩa sâu sắc mang tính ép buộc hơn should. Với should sẽ được sự lựa chọn làm hoặc không nhưng với must sẽ không có sự lựa chọn.
Ex: An automobile must have gasoline to run
Have to
Have to có nghĩa gần như must, nhưng không mang tính bắt buộc mà chỉ thấy cần phải làm.
Ex: – I need some meat. I have to go to the butcher’s.
– Does your father have to go at once?
Could/ May/ Might + Have+ P.P
Được dùng để chỉ khả năng xảy ra trong quá khứ
Ex:It may have rained last night, but I’m not sure
Should + Have+ P.P
Đây là cách nói về trách nhiệm hay bổn phận trong quá khứ tuy nhiên không được xảy ra trong quá khứ.
Ex: John should have gone to the post office this morning. (He did not go to the post office)
Must + Have + P.P
Một số suy luận hợp lý trong quá khứ
Ex: Lan did very well on the exam. She must have studied hard.
In the present: MODAL +BE + P.P
In the past: MODAL + HAVE + BEEN + P.P
SO – THEREFORE – BUT – HOWEVER
So
- So: Dùng để nói kết quả (vì vậy)
- Thường được viết giữa câu hoặc sau dấu phẩy, không đứng đầu câu trong văn viết
Ex: The rain began to fall, so we went to home
Therefore
- Therefore mang nghĩa vì thế
- Thường đứng đầu câu, sau đó có dấu phẩy,
- Therefore đứng giữa câu, trước dùng dấu chấm phẩy, sau có dấu phẩy hoặc không có
Ex: She broke the rules of the school; therefore she had to punished.
CHÚ Ý: “So” dùng thông dụng trong văn nói, “therefore” trang trọng hơn, thường dùng trong văn viết.
But
- But có nghĩa là nhưng ( chỉ sự tương phản hoàn toàn)
- Không đứng đầu câu( trong văn viết), thường đứng giữa câu và trước có dấu phẩy.
Ex: It was midnight, but the restaurant was still open.
However
- Tuy nhiên ( thể hiện sự nhượng bộ,sự trái ngược nhưng không đối nghịch nhau hoàn toàn)
- Thường đứng đầu câu, sau đó có dấu phẩy, thường được dùng trong văn viết
- However đứng giữa câu, trước có dấu chấm phẩy, sau có dấu phẩy hoặc không có
Ex: Lan is a very good student; however Hung is much better than her.
CHÚ Ý: “But” dùng thông dụng trong văn nói, “however” trang trọng hơn, thường dùng trong văn viết.
TRANSITIVE AND IN TRANSITIVE VERBS: NGOẠI ĐỘNG TỪ VÀ NỘI ĐỘNG TỪ
Transitive verbs: Ngoại động từ
- Là những động từ có đối tượng tiếp nhận hành động như tân ngữ theo sau để hoàn thiện nghĩa của câu.
- Thông tin phía sau thường dùng động từ trả lời cho câu hỏi: AI, CÁI GÌ
- ride, find, finish, read, write, meet, kill, help, climb, clean, catch,teach, study, build, buy, sell, cook, paint, take, tell, watch…
Ex: He drove the boat very fast.
Intransitive verbs: Nội động từ
- Là những động từ không cần đối tượng tiếp nhận hành động như tân ngữ theo sau và nghĩa của câu vẫn đầy đủ.
- Thông tin phía sau động từ trả lời cho các câu hỏi: Ở ĐÂU, KHI NÀO, NHƯ THẾ NÀO?
- walk, sleep, grow, arrive, lie, rain, exist, occur, breathe, run,cry, go, fall, happen, sit, stand, swim,…
Ex: The baby was crying in the room.
Comparison
So sánh bằng (positive form)
S + be + as + Adj + as + Noun/ Pronoun/ clause
Ex: She is as tall as me
- So sánh bằng nhau có thể thay thế bằng cấu trúc The same as.
S + V (not)+ the same + (Noun) as+ Noun/ Pronoun
Ex: Tom is as old as Mary = Tom is the same age as Mary.
- Hoặc less …………..than = not …as/ so …..as (kém hơn, không bằng)
Ex: This dress is less expensive than that one = This dress isn’t as/ so expensive as that
So sánh hơn (comparative form)
Tính từ, trạng từ ngắn (short adj, adv): là những tính từ, trạng từ có 1 âm tiết hoặc những tính từ, trạng từ có 2 âm tiết kết thúc bằng – er, – ow, – y, – le.
S + V (not)+ short adj/adv + er + than + Noun/ Pronoun/ Clause
EX: He is taller than me.
Note:
- So sánh hơn có thể nhấn mạnh bằng cách thêm much hoặc far. Ngoài ra, có thể thêm a lot, a bit, a little, rather cũng có thể được dùng trong cấp so sánh hơn.
Ex: She watch is much/ far more expensive than mine.
- Trong lối văn thân mật, tân ngữ của đại từ nhân xưng (me, you, us, them, her, him, it) thường được dùng sau as hoặc than.
Ex: He is older than me.
- Trong lối văn trang trọng, đại từ nhân xưng thường được dùng (thường đi với động từ hoặc trợ động từ)
Ex: They have more money than we have.
Jane speaks English more fluently than I do.
- More và most được dùng để thành lập hình thức so sánh của các trạng từ bằng đuôi – ly (ngoại trừ trường hợp early.)
- Một số tính từ hai âm tiết có thể có cả 2 hình thức so sánh (-er/more và – est/ most)
So sánh nhất (superlative form)
- S + V (not) the + short adj/ adv + est + Noun
Ex: I’m the happiest man in the world.
- S + V (not) the +most + long adj/ adv + Noun
Ex: Love is the most important thing.
So sánh kép (double comparatives)
- So sánh đồng tiến (càng……..càng): diễn sự cùng thay đổi (tăng hoặc giảm đi về số lượng hoặc mức độ) của một sự việc.
- So sánh lũy tiến (càng ngày càng): diễn đạt sự tăng dần hoặc giảm dần 1 cách liên tục S + V + short adj/ adv + er + and + short adj/ adv + er…….
EX:
- Betty is younger and younger.
- He became less and less interested in politics.
ADVERBIAL CLAUSES OF TIME
Mệnh đề trạng ngữ chỉ thời gian là một mệnh đề phụ, bắt đầu bằng một trong những liên từ chỉ thời gian như: when, whenever, while, before, after, as soon as, just after, since.
When
- Động từ mệnh đề when chia thì đơn
- When + S + hiện tại hoàn thành, S + tương lai đơn: để nhấn mạnh hành động 1 xảy ra hoàn toàn trước hành động 2.
Ex: When I have finished my book, I will lend it to you.
- When + S + quá khứ đơn, S + quá khứ đơn: chỉ 2 việc xảy ra liên tục trong quá khứ.
Ex: When he opened the door, the dog ran into the house.
- When + S + quá khứ đơn, S + quá khứ tiếp diễn: chỉ hành động 1 ngắn, hành động 2 kéo dài trong quá khứ
Ex: When she came home yesterday, he was still sleeping.
- When + S + quá khứ đơn, S + quá khứ hoàn thành: hành động 1 xảy ra sau, hành động 2 xảy ra trước.
Ex: When I arrived at the station yesterday, the bus had just left.
While: trong khi
- Động từ ở mệnh đề while luôn chia ở thì tiếp diễn
- S + hiện tại đơn + while + S + hiện tại tiếp diễn.
Ex: He usually reads a newspaper while he is waiting for the bus.
- While + S + hiện tại tiếp diễn, S + tương lai đơn.
Ex: While we are studying tomorrow, our principal will come to see our class.
- S + quá khứ đơn + while + S + quá khứ tiếp diễn.
Ex: Yesterday he read a newspaper while he was waiting for me.
- S + quá khứ đơn, S + quá khứ hoàn thành + while + S + quá khứ hoàn thành tiếp diễn.
Ex: Yesterday I asked the librarian the book that the professor had recommended while he had been giving the history lesson.
Before
- Before + Ving, S + V: khi 2 chủ từ giống nhau.
Ex: Before going to bed, I finished my homework.
- Before + S + quá khứ đơn, S + quá khứ hoàn thành: hành động 1 xảy ra sau, hành động 2 xảy ra trước.
Ex: Before I went to bed last night, I had finished my homework.
- Before + S + hiện tại đơn, S + hiện tại đơn: 2 hành động xảy ra liên tục, thường xuyên ở hiện tại.
Ex: Before I go to bed, I usually finish my homework.
- Before + S + hiện tại đơn, S + tương lai đơn: thì tương lai đơn được thế bằng thì hiện tại đơn vì có liên từ before.
Ex: Before you come tomorrow, I will finish my work.
- Before + S + hiện tại đơn, S + tương lai hoàn thành: nhấn mạnh hành động 2 hoàn thành trước hành động 1 ở tương lai.
Ex: Before the manage comes back next week, we will have finished the project.
After, just after
- After + Ving, S + V: khi 2 chủ từ trong câu giống nhau.
Ex: After finishing my work, the officer went home.
- After + S + quá khứ hoàn thành, S + quá khứ đơn.
Ex: After the worker had finished the work, he went home.
- After + S + hiện tại đơn, S + tương lai đơn.
Ex: After he finishes the work tomorrow, he will go home.
- After + S + hiện tại hoàn thành, S + tương lai đơn: để nhấn mạnh sự việc 1 xảy ra hoàn thành trước sự việc 2 ở tương lai.
Ex: After I have passed the next exam, I will go on holiday.
As soon as/ Just as/ Just after: ngay sau khi
- As soon as/ Just as/ Just after + S + quá khứ đơn + S + quá khứ đơn.
- Ex: As soon as/ Just as/ Just after he had got/ got home, the bell rang.
- As soon as + S + hiện tại đơn, S + tương lai đơn: có as soon as thì tương lai đơn => hiện tại đơn.
Ex: As soon as he passes the exam next month, he will go on holiday.
Since
- S + hiện tại hoàn thành + since + S + quá khứ đơn.
Ex: I have studied in this school since I moved to this town.
- S + hiện tại hoàn thành (tiếp diễn) + since + S + hiện tại hoàn thành tiếp diễn: dùng nhấn mạnh sự việc còn tiếp tục đến hiện tại.
Ex: He has been selling the lottery since he has lived/ has been living in this city.
No sooner … than
- No sooner + had + S + V3 + than + S + quá khứ đơn.
Ex: No sooner had he come home than the telephone rang.
- Hardly + had + S + V3 + when + S + quá khứ đơn.
Ex: Hardly had I arrived when it began to rain.
Bài tập tiếng anh củng cố kiến thức có đáp án
Đề 1:
REWRITE THE FOLLOWING SENTENCES
- 1.Because I was sleepy, I took a nap. SO
- It was cold, but I didn’t put on my coat HOWEVER
- The nurse didn’t bring Mr Hill a glass of water even though he asked her 3 times. BUT
- Because of his failure at the exam, Tim didn’t want to meet anyone. THEREFORE
- Red is a bright color, but cat can’t see it. EVEN THOUGH
Complete the sentences. Use the comparative form of one of the words in the list.
big; early; reliable; serious; thin;
- I was feeling tired last night, so I went to bed …………………. than usual.
- I’d like to have a _________________ car. The one I’ve got keeps breaking down.
- Unfortunately, her illness was_________________ than we thought at first.
- You look_________________. Have you lost weight?
- I want a________________ flat. We don’t have enough space here.
Complete the sentences. Use a superlative (-est or most…) or a comparative (-er or more…)
- We stay at the ______________ hotel in the town. (cheap)
- Our hotel was ______________ than all the others in the town. (cheap)
- The United States is very large but Canada is ______________. (large)
- What’s the__________________ river in the world? (long)
- What is the________________ sport in your country? (popular)
- Everest is the_____________ mountain in the world. It is ______________ than any other mountains. (high)
- We had a great holiday. It was one of the______________ holidays we’re ever had. (enjoyable)
- I prefer this chair to the other one. It’s ______________ . (comfortable)
- What’s the______________ way of getting from here to the station? (quick)
- Mr. and Mrs. Brown have got three daughters. The______________ is 14 years old. (old)
Choose the best option that best completes each sentence:
1.He is not______________ tall as his father.
a. the
b. as
c. than
d. more
2.John’s grades are_____________than his sister’s.
a. higher
b. more high
c. more higher
d. the highest
3.Deana is the_______________ of the three sisters.
a. most short
b. shorter
c. shortest
d. more short
4.She speaks English as_____________ as her friend does.
a.good
b. well
c. better
d. the best
5.Of the three shirts, this one is the_____________ .
a.prettier
b.most prettiest
c.prettiest
d.most pretty
Rewrite the following sentences using double comparative.
- We got close to the fire. we felt warm
- If the knife is sharp, it is easy to cut something with.
- Bill talked very fast. I became confused.
- Last year, when I met Mary, she was ugly.Now she has become very beautiful.
- When you blow up a ballon, at first it small, the it becomes quite big.
Choose the most appropriate preposition to fill in each blank.
up; after; on; off; in;
- I’d like to listen to some music. Would you please turn the radio…..?
- Please try to give…. smoking. It is not good for your health.
- Don’t put…. your homework anymore… the deadline is coming.
- When I was young, my uncle looked…. me because my parents were abroad.
- Before you enter the class, you need to fill… this form so that we can have your personal information.
Rewrite the following sentences using the suggested word in the bracket
- Is it true that you haven’t found a job yet? ( looking)
- I can just about live on this a mount of money. ( get)
- You mustn’t allow your troubles to depress you, you know. ( get)
- I can’t stand his behavior to me any more. (put)
- This is one of the biggest problems historians have ever faced.( come)
- All the pupils respect their teacher. (look)
- I’m thinking about my next holiday with pleasure. (look)
- She is always quarreling with her brother. ( get)
- You don’t need to wear your rain coat. it is so hot here. ( take)
Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the correct answer to each of the following questions.
1: Remember to turn _______ the lights when you don’t use them.
A. over B. off C. down D. up
2: Go ________ that report again before we submit it.
A. over B. on C. in D. off
3: The French Quarter is_________ famous and the oldest section of New Orleans.
A more B. the most C. the more D. most
4: A: “ Congratulations on your success!” B: “ ________ .”
A. Not at all
B. All right
C. Thank you D
. The same to you
5: Will it be necessary for us_________ this accident to the police?
A. report B. to reporting C. to report D. reporting
6: . It is considered women are suited for________ childbearing and homemaking rather than social activities.
A. a
B. an
C. the
D. Ø
7: The homeless people_____story appeared in the paper last week have now found a place to live.
A.who
B. whom
C. that
D. whose
8: Mary is ________ her sister.
A.most short
B. shorter than
C. more short
D. the shortest of
9: We were still living there when our father________.
A. had died
B. dies
C. died
D. is dying
10: ___________ up! The bus is coming.
A. Wash
B. Put
C. Wake
D. Hurry
11: From 1865 to 1875, a remarkable variety of inventions_________.
A. was produced
B. were produced
C. are produced
D. produced
12: These flowers ________ in a warm sunny place.
A. should be kept
B. keep
C. be kept
D. should be keep
13: The_________ you are, the more quickly you learn.
A. more young
B. youngest
C. younger
D. young
14: He said that he ________ his homework since 7 o’clock.
A. had done
B. has done
C. was doing
D. did
15: The bomb ________ with a loud bang which could be heard all over the town.
A. went off
B. took off
C. got over
D. turned up
[button size=”medium” style=”primary” text=”TẢI BỘ ĐỀ THI” link=”https://drive.google.com/drive/folders/1dFJrblm7utziP0TC0_o7Um8kFCQ-WJZM” target=””]
Đề 2
Choose the letter A, B, C, or D to indicate the word that differs from the other three in the position of primary stress in questions 1 and 2.
A.happen B. begin C. prefer D. prepare
A.industry B. employment C. tradition D. coherence
Choose the letter A, B, C, or D to indicate the word whose underlined part differs from the other three in pronunciation in questions 3 and 4.
A improved B. returned C. arrived D. stopped
A. species B. nest C. special D. helpful
III. Choose the best answer to complete the following sentences.
- This chess game is going to last ages. They ____ it until midnight.
a. won’t have finished
b. will finish
c. have finished
d. finish
2. ____ this book by the time it is due back to the library?
a. Will you read
b. Will you have read
c. Will you be reading
d. Have you read
3.The more you talk about the situation, ____.
a. it seems worse
b. the worse it seems
c. the worse does it seem
d. it seems the worse
4.____ the Sun is, ____ the shadow is.
a. The higher / the low
b. The more high/ the more low
c. The higher / the lower
d. The more higher / the more lower
5. Life on Earth is disappearing fast and will continue to do so unless urgent action is taken.
a. vanishing
b. damaging
c. polluting
d. destroying
6. By December next year, we ____ in this house for twenty years.
a. will have lived
b. have lived
c. will live
d. had live
7. ____ it is, ____ miserable I feel.
a. The hotter / more
b. The hotter / the more
c. The more hotter / the more
d. The more hot / the more
8. The saola is also indirectly threatened by insufficient ____ to and investment in its conservation.
a. interest
b. attention
c. care
d. treatment
9. The better the weather is, ____.
a. the beaches get the more crowded
b. the beaches get the most crowded
c. the most crowded the beaches get
D. the more crowded the beaches get
10. Hunting for meat and burning forests for soil cause destruction to wildlife.
a. organization
b. contamination
c. protection
d. damage
11. Species become extinct or endangered for ____ number of reasons, but ____ primary cause is the destruction of habitat by human activities.
a. Ø/ a
b. a/ the
c. the/ a
d. Ø/ Ø
12. I think I ____ my door key. I can’t find it anywhere.
a. will have lost
b. am losing
c. have lost
d. will lose
13. Only a few of the many species at risk of extinction actually make it to the lists and obtain legal ____.
a. protect
b. protection
c. protective
d. protector
14. The meal was a bit ____ expensive than we expected, but it was very nice.
a. least
b. less
c. more
d. most
15. I’ve never eaten such a strange thing ____ this before.
a.similar
b. as
c. same
d. look like
16. By the time we get there, the film ____.
a. starts
b. started
c. will start
d. will have started
[button size=”medium” style=”primary” text=”TẢI BỘ ĐỀ THI” link=”https://drive.google.com/drive/folders/1dFJrblm7utziP0TC0_o7Um8kFCQ-WJZM” target=””]
Xem thêm:
- Bộ đề cương ôn tập học kỳ 2 môn toán lớp 12
- Tổng hợp bộ đề thi mẫu kì thi đánh giá năng lực 2022 môn văn
- Tổng hợp những bộ đề thi mẫu kì thi đánh giá năng lực 2022 môn Tiếng Anh
Bài viết trên đã tóm tắt các kiến thức cần thiết và cung cấp bộ đề cương ôn tập tiếng anh lớp 12 học kỳ 2 đến với các bạn để có thể chuẩn bị tốt cho kì thi. Chúc các bạn thi tốt!
Bộ đề cương ôn tập vật lý 7 học kỳ 2
Sắp đến mùa thi học kì, có rất nhiều bạn cần ôn luyện để chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi. Vì vậy Bài viết sau đây Bamboo sẽ tổng hợp đề cương ôn tập vật lý 7 học kỳ 2 để các bạn cùng tham khảo để chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới nhé!
Các câu hỏi lý thuyết
Sự nhiễm điện do cọ xát
Các vật sau khi cọ sát vào nhau có khả năng hút các vật nhẹ hoặc giải phóng điện qua những vật khác thì gọi là các vật bị nhiễm điện hoặc các vật mang điện tích.
- Có thể làm vật nhiễm điện bằng cách cọ xát các vật với nhau.
- Vật bị nhiễm điện hay còn gọi là vật mang điện tích thì có khả năng hút các vật nhỏ, nhẹ hoặc làm sáng bóng đèn bút thử điện.
Ví dụ: Thước nhựa sau khi cọ xát vào vải khô có khả năng hút các vật nhỏ và nhẹ (các vụn giấy, tóc, quả cầu bấc treo trên sợi chỉ tơ).
Chất dẫn điện và chất cách điện
Chất dẫn điện
- Chất dẫn điện là các chất cho phép dòng điện đi qua. Chất dẫn điện hay còn gọi là vật liệu dẫn điện khi được dùng để làm vật hay các bộ phận dẫn điện .
- Chất dẫn điện thường được dùng là đồng, nhôm, chì, hợp kim, …
Chất cách điện
- Chất cách điện là các chất không cho dòng điện đi qua.Chất cách điện hay còn gọi là vật liệu cách điện được dùng để làm các bộ phận cách điện .
- Chất cách điện thông dụng là nhựa, sứ, thủy tinh, cao su
Lưu ý: Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các electron tự do.
Sơ đồ mạch điện
- Sơ đồ mạch điện là hình vẽ biểu thị cách mắc các bộ phận của mạch điện.
- Mạch điện được mô tả bằng sơ đồ và từ sơ đồ mạch điện có thể lắp các mạch điện tương ứng .

Sơ đồ mạch điện
Chiều dòng điện
Chiều dòng điện đi theo quy ước từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện rồi đến cực âm của nguồn điện .
- Chiều dịch chuyển có hướng của các electron tự do trong dây dẫn ngược với chiều dòng điện theo quy ước .
- Dòng điện cung cấp bởi Pin hoặc ắc quy có chiều không thay đổi thì được gọi là dòng điện một chiều

Chiều dòng điện
Dòng điện
- Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các điện tích.
- Đèn điện sáng, quạt máy quay… là những biểu hiện cho thấy có dòng điện chạy qua các thiết bị đó.
Nguồn điện
Nguồn điện là thiết bị tạo ra và duy trì dòng điện.
- Các nguồn điện thông dụng là pin và ắc quy.
- Nguồn điện có hai cực là cực âm, có kí hiệu là dấu trừ (-) và cực dương, có kí hiệu là dấu cộng (+)
- Nhận biết được cực dương và cực âm của các loại nguồn điện khác nhau (pin con thỏ, pin dùng cho máy ảnh, pin dạng cúc áo, ắc quy…)

Thiết bị tạo ra nguồn điện
Có mấy loại điện tích?
Có hai loại điện tích: điện tích dương và điện tích âm.
- Các vật mang điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, khác dấu thì hút nhau .
- Người ta quy ước gọi điện tích của thanh thủy tinh khi cọ xát với lụa là điện tích dương (+); Điện tích của thanh nhựa sẫm màu vào vải khô là điện tích âm (–).

Điện tích dương và điện tích âm.
Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ dùng điện
- Khi hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn bằng 0 thì nghĩa là không có dòng điện chạy qua bóng đèn.
- Khi có hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn chứng tỏ có dòng điện chạy qua bóng đèn. Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn càng cao thì dòng điện chạy qua bóng đèn có cường độ càng lớn.
- Số vôn (V) ghi trên mỗi dụng cụ dùng điện là giá trị hiệu điện thế định mức.
Mỗi dụng cụ điện sẽ hoạt động bình thường khi được sử dụng đúng với hiệu điện thế định mức của nó.
Cường độ dòng điện
- Kí hiệu của cường độ dòng điện là I.
- Đơn vị đo cường độ dòng điện là ampe, có kí hiêu là A;
- để đo dòng điện có cường độ nhỏ dùng đơn vị mili ampe, kí hiệu mA.
Tác dụng của dòng điện càng mạnh thì số chỉ của ampe kế càng lớn, có nghĩa là cường độ của nó càng lớn.
- Số chỉ của ampe kế chỉ mức độ mạnh yếu của dòng điện và là giá trị của cường độ dòng điện.
- Cách đổi từ A sang mA: 1A = 1000mA; 1mA = 0,001A.
Sử dụng được ampe kế để đo cường độ dòng điện.
- Ampe – kế là dụng cụ để đo cường độ dòng điện
- Ký hiệu A và mA.
- Ký hiệu ampe kế trên sơ đồ mạch điện:
Bộ đề thi tham khảo vật lý 7 học kì 2
Bộ đề thi tham khảo vật lý 7 học kì 2 phần trắc nghiệm
Khoanh tròn câu trả lời đúng nhất.
Câu 1. Đơn vị đo hiệu điện thế là
a. Vôn
b. Ôm
c. Ampe
d. Oát
Câu 2. Một vật nhiễm điện âm khi:
a. Nhận thêm electron
b. Mất bớt electron
c. Nhận thêm điện tích dương
d. Số điện tích dương bằng số điện tích âm
Câu 3. Trường hợp nào dưới đây có hiệu điện thế bằng không?
a. Giữa hai đầu bóng đèn có ghi 6V khi chưa mắc vào mạch .
b. Giữa hai cực của một pin còn mới khi chưa mắc vào mạch.
c. Giữa hai cực của một pin là nguồn điện trong mạch kín.
d. Giữa hai đầu bóng đèn đang sáng.
Câu 4. Vật liệu nào sau đây là chất cách điện?
a. Dây nhôm
b. Dây đồng
c. Ruột bút chì
d. Thủy tinh
Câu 5. Giới hạn nguy hiểm của hiệu điện thế và cường độ dòng điện đối với cơ thể người là
a. 40V và 70 mA
b. 40V và 100 Ma
c. 50V và 70 mA
d. 30V và 100 mA
Câu 6. Trong vật nào dưới đây không có các electron tự do:
a. Một đoạn dây thép
b. Một đoạn dây đồng
c. Một đoạn dây nhựa
d. Một đoạn dây nhôm
Câu 7. Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào biểu hiện tác dụng sinh lý của dòng điện?
a. Dòng điện qua cái quạt làm cánh quạt quay.
b. Dòng điện qua bếp điện làm cho bếp điện nóng lên.
c. Dòng điện chạy qua bóng đèn làm bóng đèn sáng lên.
d. Dòng điện qua cơ thể gây co giật các cơ.
Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống.
Câu 8. Mỗi nguyên tử gồm …………….mang điện tích dương và ………………mang điện tích âm.
Bộ đề thi tham khảo vật lý 7 học kì 2 phần tự luận (6,0 điểm)
Câu 9: (2 điểm)
Nêu 5 tác dụng của dòng điện? Trình bày tác dụng từ của dòng điện?
Câu 10: (2 điểm)
a. Dùng dụng cụ đo nào để xác định cường độ dòng điện trong một vật dẫn? Phải mắc dụng cụ đo đó như thế nào?
b. Vẽ sơ đồ mạch điện gồm một bộ nguồn dùng pin, hai bóng đèn mắc nối tiếp, một công tắc đóng và một ampe kế để đo cường độ dòng điện trong mạch
[button size=”medium” style=”primary” text=”TẢI BỘ ĐỀ THI” link=”https://drive.google.com/file/d/13vjTwWEld1pSszwzkYa_tuxTVnryrwaE/view” target=””]
Xem thêm:
- 4 bộ đề thi tham khảo tuyển sinh cấp 3 môn văn
- Bộ đề thi tham khảo tuyển sinh cấp 3 môn tiếng anh
- Bộ đề thi tham khảo tuyển sinh cấp 3 môn Toán
Bài viết trên đã tóm tắt các kiến thức cần thiết và cung cấp bộ đề cương ôn tập vật lý 7 học kỳ 2 đến với các bạn để có thể chuẩn bị tốt cho kì thi. Chúc các bạn thi tốt!
Bộ đề cương ôn tập học kỳ 2 môn toán lớp 12
Đề cương ôn tập học kỳ 2 môn toán lớp 12 là tài liệu vô cùng quan trọng dành cho các em học sinh ôn tập để thi cho kỳ thi cuối năm. Đề cương ôn tập thi học kì 2 lớp 12 môn toán được biên soạn rất chi tiết, cụ thể với những dạng bài tập, lý thuyết được trình bày một cách chi tiết, khoa học. Mời các em học sinh theo dõi nội dung chi tiết Đề cương Toán 12 học kì 2 tại đây.
Đề cương ôn tập thi học kì 2 lớp 12 môn toán phần giải tích
Gồm lý thuyết và bài tập của các phần: số phức, nguyên hàm, tích phân và ứng dụng, giúp các em học sinh ôn tập và nâng cao kiến thức môn Toán giải tích hiệu quả. Từ đó có một kiến thức nền tốt và chuẩn bị đầy đủ cho bài thi cuối học kì 2 và luyện thi THPT Quốc gia 2022. Mời các bạn tham khảo các nội dung dưới đây.
Nguyên hàm
Phần Nguyên hàm học kỳ 2 Toán lớp 12 với bộ đề cương được chọn lọc có sẵn đáp án có trong Đề thi THPT Quốc gia. Các câu hỏi bao gồm những chủ đề như sau:
- Nguyên hàm của hàm số đa thức
- Nguyên hàm của hàm số hữu tỉ
- Nguyên hàm của hàm số chứa căn
- Nguyên hàm của hàm số lượng giác
- Nguyên hàm của hàm số mũ và logarit
- Nguyên hàm tổng hợp
- Các bài toán nguyên hàm có điều kiện
- Nguyên hàm của hàm ẩn
- Bài toán ứng dụng của nguyên hàm
>> Xem thêm: Phương pháp giải và ví dụ về Nguyên hàm
Ví dụ minh họa:
Bài 1: Tìm nguyên hàm của hàm số
Hướng dẫn:
Bài 2: Tìm nguyên hàm của hàm số
Hướng dẫn:
Bài 3: Tìm nguyên hàm bằng phương pháp đổi biến số
Hướng dẫn:
Bài 4: Tìm các họ nguyên hàm sau đây:
Hướng dẫn:
Vào Xem chi tiết để theo dõi các dạng bài Nguyên hàm hay nhất tương ứng:
[button size=”medium” style=”primary” text=”TẢI BỘ ĐỀ THI” link=”https://drive.google.com/drive/folders/1tkCX1kEwDeiQMNpK9xqu9AfIHLUMAlLa?usp=sharing” target=””]
Tích phân và ứng dụng
Khái niệm tích phân
Định nghĩa:
Cho hàm số f liên tục trên K và a, b là hai số bất kì thuộc K. Nếu F là một nguyên hàm của f trên K thì hiệu số: F(b) – F(a)
Được gọi là tích phân của f từ a đến b và kí hiệu:
Nhận xét: Tích phân của hàm số f từ a đến b có thể kí hiệu bởi
Tích phân đó chỉ phụ thuộc vào f và các cận a; b mà không phụ thuộc vào cách ghi biến số.
Định lí: Cho hàm số y = f(x) liên tục; không âm trên đoạn [a;b]. Khi đó, diện tích S của hình thang cong giới hạn bởi đồ thị hàm số y = f(x); trục hoành và hai đường thẳng x = a; x = b là:
Tính chất của tích phân
Ví dụ minh họa
1. Cho hàm số y = f(x) xác định và liên tục trên đoạn [-2; 4] biết rằng:
Tính
A. –60. B. –30. C. 60. D. 20.
Lời giải
Ta có:
Chọn A.
Ví dụ 2. Cho hàm số: y = f(x) và y = g(x) xác định và liên tục trên đoạn [-3; 6]. Biết rằng:
Tính:
A. 2. B. –38. C. 38. D. -2.
Lời giải
Chọn C.
[button size=”medium” style=”primary” text=”TẢI BỘ ĐỀ THI” link=”https://drive.google.com/drive/folders/1tkCX1kEwDeiQMNpK9xqu9AfIHLUMAlLa?usp=sharing” target=””]
Số phức
Trong tiếng Anh số’ phức có nghĩa là Complex Number. Từ complex cũng có nghĩa là phức hợp. Có nghĩa sô’ phức bao gồm nhiều thành phần để cấu tạo nên nó. Cụ thể tập số’ phức gồm các số’ có dạng a+bi. Trong đó a và b là các số thực và i là đơn vị ảo thỏa mãn i²=-1.
Cho hai số phức z = a + bi và z’ = a’ + b’i.
- Phép cộng : z + z’ = a + a’ + (b + b’)i
Tính chất:
z + z’ = z’ + z, ∀z, z’ ∈ C (tính chất giao hoán)
(z + z’) + z” = z + (z’ + z”), ∀z’, Z” ∈ C (tính chất kết hợp)
z + 0 = 0 + z, ∀z ∈ C
-z = -a – bi là số phức đối của z = a + bi và z + (-z) = (-z) + z = 0.
- Phép trừ : z – z’ = z + (- z’) = a – a’ + (b – b’)i
Phép cộng và phép trừ hai số phức có thể biểu diễn hình học bằng phép cộng và phép trừ vectơ trong mặt phẳng phức.
- Phép nhân : z.z’ = aa’ – bb’ + (ab’ + a’b)i
Tính chất:
z.z’ = z’.z, ∀z, z’ ∈ C (tính chất giao hoán)
(z.z’)z” = z(z’.z”), ∀z, z’, z” ∈ C (tính chất kết hợp)
1.z = z.1 = z, ∀z ∈ C
z(z’ + z”) = z.z’ + z.z”, ∀z, z’, z” ∈ C (tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng)
k(a + bi) = ka + kbi (∀k ∈ R).
Ghi chú:
a) Từ định nghĩa, trong việc cộng – trừ – nhân các số phức thì ngoài việc nhớ công thức, chúng ta có thể
cộng – trừ – nhân như trong số thực với lưu ý i2= -1.
b) i3 = -i ; i4 = 1 ; i4k = 1 ; i4k+1 = i ; i4k+2 = -1, i4k+3 = -i (k ∈ Z)
c) Số phức liên hợp :
z = a + bi và = a – bi là hai số phức liên hợp với nhau và ta có:
d) Môđun của số phức :
Môđun của số phức z = a + bi là trong mặt phẳng phức với M(a ; b).
Ta có z = 0 ⇔ |z| = 0.
- Phép chia:
– Số phức nghịch đảo của số phức z khác 0 là:
– Với z ≠ 0 thì
Vậy trong thực hành để tìm ta có thể chỉ cần nhân tử và mẫu cho số phức liên hợp của z.
Ví dụ minh họa
Dạng 1: Tìm số phức thỏa mãn đẳng thức.
Ví dụ 1: Tìm các số thực x, y sao cho đẳng thức sau là đúng:
a) 5x + y + 5xi = 2y – 1 + (x-y)i
b) (-3x + 2y)i + (2x – 3y + 1)=(2x + 6y – 3) + (6x – 2y)i
Hướng dẫn:
a) Ta xem xét mỗi vế là một số phức, như vậy điều kiện để 2 số phức bằng nhau là phần thực bằng phần thực, phần ảo bằng phần ảo.
Ta có: 5x + y = 2y – 1; 5x = x – y, suy ra x = -1/7; y = 4/7
b) Câu này tương tự câu trên, các bạn cứ việc đồng nhất phần thực bằng phần thực, phần ảo bằng phần ảo là sẽ tìm ra được đáp án.
Ví dụ 2: Tìm số phức biết:
a) |z| = 5 và z = z
b) |z| = 8 và phần thực của z bằng 5 lần phần ảo của z.
Hướng dẫn:
a) Giả sử z = a + bi, suy ra z = a – bi . Khi đó:
a2 + b2 = 52; a = a; b = -b (do z = z)
suy ra b = 0, a = 5
Vậy có 2 số phức z thỏa đề bài là z = 5 và z = -5
b) Hướng đi là lập hệ phương trình bậc nhất hai ẩn, từ đó giải tìm ra được phần thực và phần ảo của z.
Như vậy, cách để giải quyết dạng này là dựa vào các tính chất của số phức, ta lập các hệ phương trình để giải, tìm ra phần thực và ảo của số phức đề bài yêu cầu.
Dạng 2: Căn bậc hai và phương trình số phức.
Cho số phức z = a + bi, số phức w = x + yi được gọi là căn bậc hai của z nếu w2 = z, hay nói cách khác:
(x + yi)2 = a + bi
=> x2 – y2 + 2xyi = a + bi
=> x2 – y2 = a, 2xy=b(*).
Như vậy để tìm căn bậc 2 của một số phức, ta sẽ giải hệ phương trình (*) ở đã nêu ở trên.
Ví dụ: Tìm giá trị của m để phương trình sau z + mz + i = 0 có hai nghiệm z1 , z2 thỏa đẳng thức z1 2 + z2 2 = -4i.
Hướng dẫn:
Chú ý, đối với phương trình bậc 2 thì hệ thức Vi-et về nghiệm luôn được sử dụng. Như vậy ta có: z1 + z2 = -m, z1z2 = i.
Theo đề bài:
z1 2 + z2 2 = -4i
=> (z1 + z2)2 – 2z1z2 = -4i
=> m2 = -2i.
Đến đây, bài toán qui về tìm căn bậc hai cho 1 số phức. Áp dụng phần kiến thức đã nêu ở trên, ta giải hệ sau: gọi m=a+bi, suy ra ta có hệ:
a2 + b2 = 0, 2ab = -2i
=> (a,b) = (1,-1) hoặc (a,b) = (-1,1).
Vậy có hai giá trị của m thỏa mãn đề bài.
>>Xem thêm: Lí thuyết và bài tập về số phức
Đề cương ôn tập thi học kì 2 lớp 12 môn toán phần hình học
Trong chương trình hình học lớp 12, gồm lý thuyết, công thức, dạng toán hướng dẫn và bài tập có đáp án cụ thể bao gồm:
- Khái niệm hình đa diện, khối đa diện, ví dụ minh hoạ.
- Các phép dời hình trong không gian, định nghĩa hai hình bằng nhau.
- Khối đa diện lồi, khối đa diện đều, các loại khối đa diện đều (loại, tên gọi).
- Công thức tính thể tích khối lập phương, khối hộp chữ nhật, khối chóp, khối lăng trụ.
- Mặt tròn xoay: Mặt nón, hình nón, khối nón tròn xoay. Mặt trụ, hình trụ, khối trụ tròn xoay.
- Công thức tính diện tích xung quanh của hình nón tròn xoay, hình trụ tròn xoay. Công thức tính thể tích của khối nón tròn xoay, khối trụ tròn xoay.
Hình học giải tích trong không gian
Trong chương trình Hình học 12 phần hình học giải tích trong không gian bao gồm những phần như:
- Hệ tọa độ trong không gian.
- Phương trình mặt phẳng trong hệ trục tọa độ Oxyz.
- Phương trình mặt cầu trong hệ trục tọa độ Oxyz.
- Phương trình đường thẳng trong hệ trục tọa độ Oxyz.
Ví dụ minh họa
Câu 1: Trong không gian Oxyz cho ba điểm A(1, 2,-1), B(2,-1,3), C(-4,7,5) tạo thành tam giác. Tìm tọa độ điểm D là chân đường phân giác trong kẻ từ đỉnh B của tam giác ABC.
Câu 2: Trong không gian Oxyz cho ba điểm A(1, 2,-1), B(2,-1,3), C(4,-7,5) tạo thành tam giác. Tìm tọa độ điểm D là chân đường phân giác trong kẻ từ đỉnh B của tam giác ABC.
[button size=”medium” style=”primary” text=”TẢI BỘ ĐỀ THI” link=”https://drive.google.com/drive/folders/1tkCX1kEwDeiQMNpK9xqu9AfIHLUMAlLa?usp=sharing” target=””]
Phương pháp toạ độ hoá hình học không gian
Đôi khi trong giải toán hình học không gian cổ điển ta sẽ gặp khá nhiều bài toán tính toán phức tạp, tuy nhiên trong phòng thi ta lại không có nhiều thời gian, vì thế trong chương này chúng ta sẽ tìm hiểu một phương pháp giải quyết nhanh các bài toán tính toán phức tạp và khó trong hình không gian cổ điển, liên quan tới cực trị, góc, khoảng cách.
Phương pháp: Trên mạng có một vài tài liệu nói về phương pháp này và chia thành rất nhiều dạng, điều đó làm chúng ta khi áp dụng có phần khó nhớ và máy móc, tuy nhiên chúng ta chỉ cần nắm được dấu hiệu và phương pháp sau:
- Bước 1. Chọn hệ trục tọa độ. Trong bước này ta sẽ xác định 3 đường vuông góc có trong bài toán và gọi đó là 3 đường cơ sở. Thông thường thì ta sẽ quy ước trục Ox hướng vào mình, trục Oz nằm ngang, còn lại là trục Oy.
- Bước 2. Xác định tọa độ các điểm liên trên hình liên quan tới bài toán. Với những bạn chưa quen thì chúng ta xác định tọa độ hình chiếu của điểm cần tìm lên các trục, từ đó sẽ suy ra được tọa độ điểm cần tính.
- Bước 3. Áp dụng công thức.
Một số công thức cần nhớ trong phần này:
- Diện tích và thể tích: Diện tích tam giác, Thể tích tứ diện, Thể tích hình hộp, Thể tích hình lăng trụ.
- Góc: Góc giữa 2 mặt phẳng, Góc giữa 2 đường thẳng, Góc giữa đường thẳng và mặt phẳng.
- Khoảng cách: Khoảng cách từ điểm đến mặt phẳng, Khoảng cách từ một điểm đến 1 đường thẳng, Khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau.
Chú ý: Thông thường các bài mà không có 3 đường vuông góc thì ta sẽ phải tự dựng thêm để gắn tọa độ và những bài liên quan tới hình lập phương, hình hộp chữ nhật, khối chóp có 3 đường vuông góc, lăng trụ đứng thì khi áp dụng phương pháp này sẽ giải rất nhanh.
[button size=”medium” style=”primary” text=”BÀI TẬP MINH HOẠ” link=”https://drive.google.com/drive/folders/1tkCX1kEwDeiQMNpK9xqu9AfIHLUMAlLa?usp=sharing” target=””]
Xem thêm:
- Bộ đề thi tham khảo tuyển sinh cấp 3 môn tiếng anh
- 4 bộ đề thi tham khảo tuyển sinh cấp 3 môn văn
- Tổng hợp công thức 12 thì, cách dùng và dấu hiệu nhận biết các thì Tiếng Anh
Trên đây là đề cương ôn tập thi học kì 2 lớp 12 môn toán. Gồm các dạng toán ôn tập, lượng bài tập phong phú, đa dạng. Trọn bộ đề thi thử học kì 2 môn Toán lớp 12 và các bài toán trong đề thi tốt nghiệp THPT những năm gần đây. Chúc các em học tập thật tốt!
Bí quyết học tiếng anh cấp tốc hạ gục kỳ thi đại học
Làm cách nào để có thể ôn luyện thi tiếng Anh THPT quốc gia một cách hiệu quả nhất? Đây có lẽ là câu hỏi của hầu hết các bạn học sinh lớp 12, đặc biệt là vào thời điểm gần đến ngày thi. Trong bài viết này sẽ chia sẻ đến các bạn học sinh bí quyết học tiếng anh cấp tốc ôn thi THPT quốc gia chi tiết nhất, để giúp các bạn có chuẩn bị tâm lý và kiến thức để vượt qua kỳ thi quan trọng này nhé!
Tại sao học tiếng lại không hiệu quả?
Mặc dù nhiều người biết việc học tiếng anh là vô cùng quan trọng và học rất chăm chỉ nhưng kết quả thu về lại không cao. Điều này làm chúng ta thấy chán nản trong quá trình chinh phục tiếng Anh. Để khắc phục và tìm ra cách học tiếng Anh hiệu quả nhất, chắc chắn chúng ta phải bắt đúng bệnh. Vậy thực tế nguyên nhân tại sao mà nhiều người không thể học được?
Cùng đi qua các nguyên nhân sau nha:
- Không có vốn từ vựng
Việc không có vốn từ vựng là nguyên nhân lớn nhất khiến cho mọi người không thể nghe và viết tiếng Anh. Bởi khi nắm chắc từ vựng thì bạn mới có nền tảng để phát triển thêm các kỹ năng khác như Nghe – Nói – Đọc – Viết.
- Học từ vựng sai cách
Việc học vẹt các từ vựng và không biết áp dụng vào các trường hợp cụ thể cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho việc học tiếng anh của bạn trở nên không hiệu quả.
Để có thể học từ vựng một cách tốt nhất bạn hãy sử dụng các hình ảnh; âm thanh để giúp bạn nhớ lâu hơn.
- Không tập trung khi học
Không chỉ với tiếng Anh, trong mọi môn học, việc tập trung quyết định rất lớn đến chất lượng học. Không tập trung, học không có hệ thống khiến bạn bị sao nhãng, giảm hiệu quả ghi nhớ cũng như giảm sút hứng thú học.
Khi học, bạn nên tự dành ra cho mình một khoảng thời gian cố định. Ngoài ra, bạn có thể đặt mục tiêu, tự tạo niềm cảm hứng giúp việc học thêm phần thú vị.
2 phương pháp giúp học tiếng anh hiệu quả
Spaced repetition (Phương pháp lặp lại ngắt quãng)
Spaced repetition dựa theo nghiên cứu về Đường cong của sự lãng quên (The forgetting curve). Cụ thể, đường cong này cho rằng: Trong điều kiện không có sự ôn tập hay gợi nhớ gì, hầu hết những thông tin mà một người học được sẽ mất đi một hoặc vài ngày sau đó.
Vì thế, Spaced Repetition được áp dụng như một “giải pháp” cho não bộ. Bởi khi một người có ý thức ghi nhớ được những kiến thức mà họ đã học bằng cách đều đặn ôn tập chúng trong nhiều lần, khả năng những kiến thức đó được đưa vào bộ nhớ dài hạn của họ tăng lên rất nhiều lần.
Kỹ thuật Spaced Repetition này rất phổ biến trong việc học tiếng Anh, đặc biệt là việc học từ vựng.
Đó là phương pháp “lặp lại“, còn phương pháp “ngắt quãng” thì sao? Nghiên cứu đưa ra rằng việc ôn đi ôn lại một lượng kiến thức sẽ có 2 nhược điểm:
- Gây cảm giác chán nản và mệt mỏi cho người học
- Não bộ không còn thời gian để nghỉ ngơi.
Thế nên, việc giãn cách mỗi lần ôn tập này sẽ giúp chúng ta giải quyết được hai vấn đề trên.
Active Recall (Phương pháp gợi nhớ chủ động)
Tương tự như Spaced Repetition, Active Recall cũng dựa trên cơ sở về Đường cong lãng quên.
Nghiên cứu về phương pháp này cho thấy: Người học cần có những hoạt động để “gợi nhớ” (recall) lại những kiến thức và các thông tin một cách chủ động (active) thì mới có thể ghi nhớ kiến thức đó lâu dài.
“Chủ động” là như thế nào? Sau đây có 3 hoạt động ôn luyện khác nhau. Bạn hãy thử dự đoán xem đâu là hoạt động áp dụng “Active Recall”.
- Phương pháp 1: Bạn A dùng bút highlight để tô đậm những phần cần học trong sách.
- Phương pháp 2: Bạn B làm bài kiểm tra trắc nghiệm về những câu hỏi trong bài thi.
- Phương pháp 3: Bạn C ngồi vẽ sơ đồ mind map cho các kiến thức vừa học mà không dùng bất cứ tài liệu gì.
Giải đáp cho vấn đề trên:
- Ở phương pháp 1:Cách highlight vào sách được gọi là “Passive Review” có nghĩa là ôn luyện thụ động
- Ở phương pháp 2: Mặc dù làm bài test cũng là một hình thức của active recall, những bài test cũng cung cấp nhiều gợi ý về kiến thức nhưng vẫn bị coi là 1 hình thức ôn luyện thụ động.
Hai phương pháp trên thường chỉ phù hợp khi học kiến thức mới, còn không đem lại hiệu quả đáng kể khi ôn lại các kiến thức cũ. Lí do là vì bạn A và B chỉ đơn thuần là tiếp nhận lại kiến thức có sẵn một lần nữa. Vì thế, khối kiến thức này thường không đọng lại cho đến lúc làm bài thi.
- Ở phương pháp 3: Đây là hoạt động áp dụng Active Recall. Bởi não bộ của bạn C đã phải tìm kiếm lại khối kiến thức học từ trước và sắp xếp chúng để đưa vào mind map.
Áp dụng vào việc ôn luyện tiếng anh cho kì thi đại học
Flashcard
Đây là công cụ để học tiếng Anh thi THPT Quốc gia hữu hiệu nhất.
Bước 1: Trong quá trình ôn luyện, bạn hãy ghi những phần kiến thức mà cảm thấy khó nhớ vào flashcard. Một bên ghi từ vựng, cách dùng… bên kia ghi giải thích, ví dụ, hoặc đáp án.
Lưu ý: Bạn chỉ nên tập trung vào những thứ mà bản thân chưa nhớ, chưa hiểu hoặc cảm thấy quan trọng cho bài thi. Bạn không cần phải áp dụng cho tất cả các kiến thức.
Bước 2: Khi có flashcard rồi, chúng ta sẽ áp dụng Spaced Repetition bằng việc định mức thời gian ôn tập cho mỗi hộp đựng flashcard:
- Hằng ngày (1)
- Cách 1 ngày (2)
- 1 lần 1 tuần (3)
- 1 lần 2 tuần (4)
- Trước kỳ thi (5)
Ví dụ, khi bạn học từ vựng theo flashcard ở hộp Hằng ngày, nếu bạn đã cảm thấy quen thuộc với từ vựng đó, hãy chuyển nó sang hộp thứ 2 – Cách 1 ngày sẽ ôn 1 lần. Nếu tiếp tục đã thuộc từ đó, hãy chuyển nó sang hộp tiếp theo cho đến khi bạn thực sự nắm được từ vựng. Nếu chưa nhớ, bạn hãy chuyển nó về hộp hằng ngày để ôn tập lại.
Bằng cách này, bạn có thể tiết kiệm thời gian và sử dụng thời gian một cách hiệu quả nhất vào những từ khó, cần được ôn tập nhiều, hơn là học tất cả các từ vựng với thời gian bằng nhau.
Đặt câu hỏi
Thay vì ghi chép và đọc lại sau mỗi buổi học bạn hãy thử đặt câu hỏi. Cách này giúp bạn luyện tư duy chủ động, biết được đâu là kiến thức quan trọng và thậm chí có thể đoán trước được đề thi phần nào.
Sơ đồ mind map
Sử dụng mind map (Sơ đồ tư duy) rất có ích trong việc ghi nhớ những chuyên đề Ngữ pháp phức tạp và nhiều kiến thức.
Bước 1: Bạn nên đóng các tài liệu lại và vẽ mind map theo trí nhớ. Sau đó, bạn mở tài liệu, kiểm tra và hoàn thiện lại sơ đồ mind map theo kiến thức trong tài liệu. Đây là cách não bộ gợi nhớ và lưu trữ kiến thức tốt .
Bước 2: Sau đã kiểm tra các kiến thức chuẩn rồi, bạn tiếp tục ứng dụng Spaced Repetition như trên.
Cách luyện thi tiếng anh kì thi đại học hiệu quả nhất
Chú ý về thứ tự làm bài
Nắm được cấu trúc của đề thi là một trong những bước cơ bản nhất để giúp bạn phân bổ thời gian ôn luyện cũng như thời gian làm bài thi hợp lý nhất.
Đọc hiểu và câu lẻ là hai phần quan trọng chiếm hơn 50% số lượng câu hỏi trong đề thi. Vì vậy, để đạt được kết quả tốt nhất, chúng ta không nên bỏ qua 2 dạng bài quan trọng này.
Ngoài ra, các dạng câu ngữ âm, giao tiếp, và lỗi sai là các câu ăn điểm, hãy cố làm thật cẩn thận và cân nhắc thật kỹ trước khi chọn các đáp án, để có thể đạt được số điểm cao.
Chú ý về việc phân bổ thời gian làm bài
- Khi nhận được đề thi, bạn hãy dành ra 2 phút để điền mọi thông tin quan trọng như: Số báo danh, Mã đề thi,..vào tờ giấy thi, sau đó đọc qua đề 1 lượt, kiểm tra xem đề có lỗi gì hay không, và xác định được các phần cần làm trước.
- Sau đó,hãy áp dụng quy tắc dễ làm trước khó làm sau, hãy lướt một lượt từ đầu đề đến cuối để xử lý nhanh các câu hỏi ở mức độ Nhận biết và Thông hiểu, Vận dụng thấp và Vân dụng cao là phần sẽ làm cuối cùng. Nhớ đánh dấu các câu khó lại. Làm đến đâu, hãy tô luôn câu đó vào Phiếu trả lời. Thời gian cho phép: 30-40s/ câu.
- Đến lượt thứ 2, các bạn cần xét đến các câu mà bản thân đang phân vân (thường là các câu đã loại được 2 đáp án), cân nhắc, loại trừ và đưa ra quyết định. Nếu vẫn thấy chưa chắc chắn thì tiếp tục đánh dấu.
- Bây giờ là đến lúc bạn đọc cả 2 bài đọc hiểu và làm bài điền từ lần thứ nhất.Ở lần đọc này, chúng ta cần nắm được chủ đề của các đoạn văn, giải quyết các câu hỏi chi tiết trong bài.
- Sau đó lặp lại các bước này với các câu khó hơn cho đến khi hết bài.
Những mẹo nhỏ trong quá trình luyện thi tiếng Anh kì thi đại học
Phần trọng âm
Với các bài tập trọng âm, các bạn cần bỏ túi ngay 6 quy tắc cơ bản sau:
- Quy tắc 1: Danh từ có đuôi – ic, – ish, – ical, – sion, – tion, – ance, – ence, – idle, – ious, – iar, – ience, – id, – eous, – ian, – ity,… trọng âm sẽ rơi vào ngay trước đuôi này.
- Quy tắc 2: Thường các tính từ và danh từ có 2 âm tiết, trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ 1, động từ 2 âm tiết trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ 2.
- Quy tắc 3: Từ có 3 âm tiết kết thúc với đuôi – graphy, – ate, – gy, – cy, – ity, – phy, – al,… trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ 1.
- Quy tắc 4: Các từ có hậu tố là: – ee, – eer, – ese, – ique, – esque , – ain, -ental … trọng âm thường rơi vào chính âm tiết đó.
- Quy tắc 5: Các hậu tố như: – ment, – ship, – ness, – er/ or, – hood, – ing, – en, – ful, – able, – ous, – less,… sẽ không ảnh hưởng đến trọng âm.
- Quy tắc 6: Danh từ ghép trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ nhất, tính từ ghép trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ 2.
Phần ngữ pháp từ vựng
- Trong giai đoạn này, bạn hãy tập trung ôn tập những phần từ vựng, ngữ pháp có trong sách giáo khoa.
- Trau dồi thêm các phần từ vựng, ngữ pháp bằng cách đọc thêm một số nguồn tài liệu tham khảo.
- Bên cạnh ôn lại lý thuyết, các bạn cũng nên làm một số bài tập thực hành để nắm chắc kiến thức hơn.
- Mẹo nhỏ dành cho các bạn là hãy học từ vựng kết hợp với ngữ cảnh, bởi nếu chỉ học từ vựng đơn thuần, các bạn sẽ rất dễ bị nhầm lẫn do tiếng Anh rất nhiều nghĩa.
- Trong mỗi ngữ cảnh khác nhau sẽ mang một ý nghĩa khác nhau.
Phần đọc hiểu
Nếu nắm rõ 4 bước làm bài sau, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc ôn luyện phần đọc hiểu nhé.
Bước 1: Đọc lướt qua nắm nội dung chính của đoạn văn.
Bước 2: Giải quyết các câu hỏi và từ vựng có trong đoạn văn.
Bước 3: Giải quyết các câu hỏi thông tin trong bài
Bước 4: Làm các câu hỏi nội dung có trong đoạn văn.
Phần giao tiếp
Theo các thầy cô giáo có nhiều năm kinh nghiệm ra đề thi, những tình huống giao tiếp thường xuất hiện trong đề thi đều là những tình huống khá quen thuộc, gần gũi với cuộc sống hằng ngày. Vì thế, bạn hoàn toàn có thể luyện tập phần này hằng ngày bằng cách thực hành với bạn bè, người thân trong gia đình,..
Phần viết
Có thể nói đây là phần khó nhất trong đề thi tiếng Anh THPT Quốc gia, Do đó, các bạn cần đầu tư ôn luyện và tích lũy cho mình một vốn kiến thức kha khá. Đồng thời cũng cần phải nằm lòng 1 số mẹo sau:
Bước 1: Đọc hiểu các câu ngắn và khác biệt nhất để loại trừ đáp án này bởi không một đề thi nào cho đáp án nổi bật và dễ nhận biết đến vậy.
Bước 2: So sánh các đáp án với nhau rồi dịch nghĩa để loại trừ các đáp án sai.
Bước 3: Đọc và dịch nghĩa các câu khác để tìm đáp án đúng.
Xem thêm:
Bộ đề thi tham khảo tuyển sinh cấp 3 môn tiếng anh
Tân ngữ là gì? Tổng hợp đầy đủ cách dùng tân ngữ trong Tiếng Anh chuẩn nhất
Tổng hợp những bộ đề thi mẫu kì thi đánh giá năng lực 2022 môn Tiếng Anh
Trên đây là các bí quyết học tiếng anh cấp tốc thi đại học. Bí quyết nào cũng cần sự quyết tâm, cố gắng kiên trì, rèn luyện của người học. Chính vì vậy, bạn hãy tự đặt ra mục tiêu, nỗ lực hết mình trong thời gian ôn thi còn lại để hái được quả ngọt cho mình nhé. Chúc bạn luôn học tốt và ứng dụng tiếng anh vào cuộc sống như một ngôn ngữ thực tế chứ không chỉ là môn học.
Các khối thi đại học và tổ hợp môn thi THPT quốc gia 2022
Để chắc chắn vào được ngôi trường đại học ưng ý, trong bối cảnh lượng thí sinh vào đại học tăng cao. Cánh cửa để vào các trường đại học, cao đẳng vô cùng rộng mở với đa dạng các khối, tổ hợp môn thi để thí sinh dễ dàng lựa chọn theo năng lực và sở trường của bản thân. Hãy cùng Bamboo tìm hiểu về khối thi đại học và tổ hợp môn thi THPT quốc gia 2022 trong bài viết dưới đây nhé!
Các khối thi đại học là gì?
Khối thi đại học hiện nay được thể hiện qua các kí hiệu bao gồm chữ cái in hoa và số, mỗi khối thi sẽ có những tổ hợp môn khác nhau. Phần chữ (A, B, C, D, H,… ) để nhận biết khối thi và phần số (00, 01, 02,…) để nhận biết tổ hợp. Như vậy, tổ hợp môn sẽ có dạng: A01, A02, B01, B02, D01,…
Mã quy ước tổ hợp môn xét tuyển ĐH, CĐ chính quy được thực hiện dựa vào nội dung hướng dẫn theo Công văn số 310/KTKĐCLGD-TS ngày 20 tháng 03 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT). Bảng mã hóa các tổ hợp môn thi và xét tuyển Đại học, Cao đẳng chính quy được Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD&ĐT thống kê.
Tổ hợp môn là gì?
Kỳ thi sẽ tổ chức thi 5 môn gồm 3 môn độc lập: Toán, Văn, Ngoại ngữ và 2 môn tổ hợp
- Khoa học tự nhiên (Hóa, Lý, Sinh).
- Khoa học xã hội (Sử, Địa, Giáo dục công dân – với thí sinh học chương trình giáo dục THPT).
- Tổ hợp môn Sử, Địa – với thí sinh học chương trình GDTX cấp THPT).
Các khối thi đại học truyền thống và tổ hợp môn tương ứng
Khối A và các tổ hợp môn thi đại học
Đây là khối tự nhiên, có rất nhiều ngành nghề thuộc khối A học sinh có thể lựa chọn theo học như: Kinh tế, Quản trị kinh doanh, Luật, Công nghệ thông tin…Dưới đây là thông tin chi tiết các tổ hộp môn tự nhiên (môn thuộc khối A):
- A00 : Toán, Vật lí, Hóa học
- A01 : Toán, Vật lí, Tiếng Anh
- A02 : Toán, Vật lí, Sinh học
- A03 : Toán, Vật lí, Lịch sử
- A04 : Toán, Vật lí, Địa lí
- A05 : Toán, Hóa học, Lịch sử
- A06 : Toán, Hóa học, Địa lí
- A07 : Toán, Lịch sử, Địa lí
- A08 : Toán, Lịch sử, Giáo dục công dân
- A09 : Toán, Địa lý, Giáo dục công dân
- A10 : Toán, Lý, Giáo dục công dân
- A11 : Toán, Hóa, Giáo dục công dân
- A12 : Toán, Khoa học tự nhiên, KH xã hội
- A14 : Toán, Khoa học tự nhiên, Địa lí
- A15 : Toán, KH tự nhiên, Giáo dục công dân
- A16 : Toán, Khoa học tự nhiên, Ngữ văn
- A17 : Toán, Vật lý, Khoa học xã hội
- A18 : Toán, Hóa học, Khoa học xã hội
Khối B và các tổ hợp môn thi đại học
Đây là khối tập trung chủ yếu vào các ngành liên quan đến Khoa học, Y dược, Thủy sản, Nông – Lâm – Ngư nghiệp…Dưới đây là chi tiết các tổ hợp môn thuộc khối B:
- B00 : Toán, Hóa học, Sinh học
- B01 : Toán, Sinh học, Lịch sử
- B02 : Toán, Sinh học, Địa lí
- B03 : Toán, Sinh học, Ngữ văn
- B04 : Toán, Sinh học, Giáo dục công dân
- B05 : Toán, Sinh học, Khoa học xã hội
- B08 : Toán, Sinh học, Tiếng Anh
Khối C và các tổ hợp môn thi đại học
Đây là khối tập trung về các ngành liên quan đến sư phạm, khoa học xã hội, văn học, báo chí, nhân văn, phát luật…Dưới đây là tổng hợp các tổ hợp môn xã hội (thuộc khối C) học sinh có thể tham khảo:
- C00 : Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí
- C01 : Ngữ văn, Toán, Vật lí
- C02 : Ngữ văn, Toán, Hóa học
- C03 : Ngữ văn, Toán, Lịch sử
- C04 : Ngữ văn, Toán, Địa lí
- C05 : Ngữ văn, Vật lí, Hóa học
- C06 : Ngữ văn, Vật lí, Sinh học
- C07 : Ngữ văn, Vật lí, Lịch sử
- C08 : Ngữ văn, Hóa học, Sinh
- C09 : Ngữ văn, Vật lí, Địa lí
- C10 : Ngữ văn, Hóa học, Lịch sử
- C12 : Ngữ văn, Sinh học, Lịch sử
- C13 : Ngữ văn, Sinh học, Địa
- C14 : Ngữ văn, Toán, Giáo dục công dân
- C15 : Ngữ văn, Toán, Khoa học xã hội
- C16 : Ngữ văn, Vật lí, Giáo dục công dân
- C17 : Ngữ văn, Hóa học, Giáo dục công dân
- C19 : Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân
- C20 : Ngữ văn, Địa lí, Giáo dục công dân
Khối D và các tổ hợp môn thi đại học
Đây là khối rộng và đa ngành nghề nhất. Khối D tập trung về các ngành liên quan đến ngoại ngữ, kinh tế, tài chính, công nghệ thông tin, quan trị kinh doanh…trong những năm gần đây được nhiều trường lựa chọn để xét tuyển sinh viên thi khối D. Tổ hợp khối D được xét tuyển đại học, cao đẳng gồm:
- D01 : Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
- D02 : Ngữ văn, Toán, Tiếng Nga
- D03 : Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp
- D04 : Ngữ văn, Toán, Tiếng Trung
- D05 : Ngữ văn, Toán, Tiếng Đức
- D06 : Ngữ văn, Toán, Tiếng Nhật
- D07 : Toán, Hóa học, Tiếng Anh
- D08 : Toán, Sinh học, Tiếng Anh
- D09 : Toán, Lịch sử, Tiếng Anh
- D10 : Toán, Địa lí, Tiếng Anh
- D11 : Ngữ văn, Vật lí, Tiếng Anh
- D12 : Ngữ văn, Hóa học, Tiếng Anh
- D13 : Ngữ văn, Sinh học, Tiếng Anh
- D14 : Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh
- D15 : Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Anh
- D16 : Toán, Địa lí, Tiếng Đức
- D17 : Toán, Địa lí, Tiếng Nga
- D18 : Toán, Địa lí, Tiếng Nhật
- D19 : Toán, Địa lí, Tiếng Pháp
- D20 : Toán, Địa lí, Tiếng Trung
- D21 : Toán, Hóa học, Tiếng Đức
- D22 : Toán, Hóa học, Tiếng Nga
- D23 : Toán, Hóa học, Tiếng Nhật
- D24 : Toán, Hóa học, Tiếng Pháp
- D25 : Toán, Hóa học, Tiếng Trung
- D26 : Toán, Vật lí, Tiếng Đức
- D27 : Toán, Vật lí, Tiếng Nga
- D28 : Toán, Vật lí, Tiếng Nhật
- D29 : Toán, Vật lí, Tiếng Pháp
- D30 : Toán, Vật lí, Tiếng Trung
- D31 : Toán, Sinh học, Tiếng Đức
- D32 : Toán, Sinh học, Tiếng Nga
- D33 : Toán, Sinh học, Tiếng Nhật
- D34 : Toán, Sinh học, Tiếng Pháp
- D35 : Toán, Sinh học, Tiếng Trung
- D41 : Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Đức
- D42 : Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Nga
- D43 : Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Nhật
- D44 : Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Pháp
- D45 : Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Trung
- D52 : Ngữ văn, Vật lí, Tiếng Nga
- D54 : Ngữ văn, Vật lí, Tiếng Pháp
- D55 : Ngữ văn, Vật lí, Tiếng Trung
- D61 : Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Đức
- D62 : Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Nga
- D63 : Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Nhật
- D64 : Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Pháp
- D65 : Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Trung
- D66 : Ngữ văn, Giáo dục công dân, Tiếng Anh
- D68 : Ngữ văn, Giáo dục công dân, Tiếng Nga
- D69 : Ngữ Văn, Giáo dục công dân, Tiếng Nhật
- D70 : Ngữ Văn, Giáo dục công dân, Tiếng Pháp
- D72 : Ngữ văn, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh
- D73 : Ngữ văn, Khoa học tự nhiên, Tiếng Đức
- D74 : Ngữ văn, Khoa học tự nhiên, Tiếng Nga
- D75 : Ngữ văn, Khoa học tự nhiên, Tiếng Nhật
- D76 : Ngữ văn, Khoa học tự nhiên, Tiếng Pháp
- D77 : Ngữ văn, Khoa học tự nhiên, Tiếng Trung
- D78 : Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh
- D79 : Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Đức
- D80 : Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nga
- D81 : Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nhật
- D82 : Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Pháp
- D83 : Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Trung
- D84 : Toán, Giáo dục công dân, Tiếng Anh
- D85 : Toán, Giáo dục công dân, Tiếng Đức
- D86 : Toán, Giáo dục công dân, Tiếng Nga
- D87 : Toán, Giáo dục công dân, Tiếng Pháp
- D88 : Toán, Giáo dục công dân, Tiếng Nhật
- D90 : Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh
- D91 : Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Pháp
- D92 : Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Đức
- D93 : Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Nga
- D94 : Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Nhật
- D95 : Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Trung
- D96 : Toán, Khoa học xã hội, Anh
- D97 : Toán, Khoa học xã hội, Tiếng Pháp
- D98 : Toán, Khoa học xã hội, Tiếng Đức
- D99 : Toán, Khoa học xã hội, Tiếng Nga
Khối K và các tổ hợp môn thi đại học
Đây là khối dành cho những thí sinh tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp hoặc tốt nghiệp cao đẳng có nhu cầu liên thông lên đại học. Các môn thi của khối K là Toán, Lý và một môn thi chuyên ngành đã học ở trung cấp, cao đẳng.
K01 : Toán, Tiếng Anh, Tin học
Các khối thi đại học năng khiếu và tổ hợp môn tương ứng
Khối H và các tổ hợp môn thi đại học
Đây là khối ngành năng khiếu dành cho những bạn học sinh đam mê vẽ, có khả năng hội họa. Tổng hợp các tổ hợp môn xét tuyển gồm:
- H00 : Ngữ văn, Năng khiếu vẽ Nghệ thuật 1, Năng khiếu vẽ Nghệ thuật 2
- H01 : Toán, Ngữ văn, Vẽ
- H02 : Toán, Vẽ Hình họa mỹ thuật, Vẽ trang trí màu
- H03 : Toán, Khoa học tự nhiên, Vẽ Năng khiếu
- H04 : Toán, Tiếng Anh, Vẽ Năng khiếu
- H05 : Ngữ văn, Khoa học xã hội, Vẽ Năng khiếu
- H06 : Ngữ văn, Tiếng Anh,Vẽ mỹ thuật
- H07 : Toán, Hình họa, Trang trí
- H08 : Ngữ văn, Lịch sử, Vẽ mỹ thuật
Khối V và các tổ hợp môn thi đại học
Khối này chủ yếu xét tuyển vào các trường mĩ thuật như kiến trúc, sau đây là tổ hợp môn thuộc khối V:
- V00 : Toán, Vật lí, Vẽ Hình họa mỹ thuật
- V01 : Toán, Ngữ văn, Vẽ Hình họa mỹ thuật
- V02 : Vẽ mỹ thuật, Toán, Tiếng Anh
- V03 : Vẽ mỹ thuật, Toán, Hóa
- V05 : Ngữ văn, Vật lí, Vẽ mỹ thuật
- V06 : Toán, Địa lí, Vẽ mỹ thuật
- V07 : Toán, tiếng Đức, Vẽ mỹ thuật
- V08 : Toán, tiếng Nga, Vẽ mỹ thuật
- V09 : Toán, tiếng Nhật, Vẽ mỹ thuật
- V10 : Toán, tiếng Pháp, Vẽ mỹ thuật
- V11 : Toán, tiếng Trung, Vẽ mỹ thuật
Khối M và các tổ hợp môn thi đại học
Khối chuyên tuyển sinh các ngành như giáo viên thanh nhạc, điện ảnh truyền hình, giáo viên mầm non…Sau đâu là tổ hợp môn xét tuyển đại học, cao đẳng thuộc khối M:
- M00 : Ngữ văn, Toán, Đọc diễn cảm, Hát
- M01 : Ngữ văn, Lịch sử, Năng khiếu
- M02 : Toán, Năng khiếu 1, Năng khiếu 2
- M03 : Văn, Năng khiếu 1, Năng khiếu 2
- M04 : Toán, Đọc kể diễn cảm, Hát Múa
- M09 : Toán, năng khiếu Mầm non 1( kể chuyện, đọc, diễn cảm), năng khiếu Mầm non 2 (Hát)
- M10 : Toán, Tiếng Anh, năng khiếu 1
- M11 : Ngữ văn, Năng khiếu báo chí, Tiếng Anh
- M13 : Toán, Sinh học, Năng khiếu
- M14 : Ngữ văn, Năng khiếu báo chí, Toán
- M15 : Ngữ văn, Năng khiếu báo chí, Tiếng Anh
- M16 : Ngữ văn, Năng khiếu báo chí, Vật lý
- M17 : Ngữ văn, Năng khiếu báo chí, Lịch sử
- M18 : Ngữ văn, Năng khiếu Ảnh báo chí, Toán
- M19 : Ngữ văn, Năng khiếu Ảnh báo chí, Tiếng Anh
- M20 : Ngữ văn, Năng khiếu Ảnh báo chí, Vật lý
- M21 : Ngữ văn, Năng khiếu Ảnh báo chí, Lịch sử
- M22 : Ngữ văn, Năng khiếu quay phim truyền hình, Toán
- M23 : Ngữ văn, Năng khiếu quay phim truyền hình, Tiếng Anh
- M24 : Ngữ văn, Năng khiếu quay phim truyền hình, Vật lý
- M25 : Ngữ văn, Năng khiếu quay phim truyền hình, Lịch sử
Khối N và các tổ hợp môn thi đại học
Khối N tập trung vào khả năng âm nhạc, các học sinh dự thi vào khối này có cần có năng khiếu âm nhạc, khả năng thanh nhạc hoặc một vài năng khiếu khác. Dưới đây là tổ hợp xét tuyển các môn thuộc khối N:
- N00 : Ngữ văn, Năng khiếu Âm nhạc 1, Năng khiếu Âm nhạc 2
- N01 : Ngữ văn, xướng âm, biểu diễn nghệ thuật
- N02 : Ngữ văn, Ký xướng âm, Hát hoặc biểu diễn nhạc cụ
- N03 : Ngữ văn, Ghi âm- xướng âm, chuyên môn
- N04 : Ngữ Văn, Năng khiếu thuyết trình, Năng khiếu
- N05 : Ngữ Văn, Xây dựng kịch bản sự kiện, Năng khiếu
- N06 : Ngữ văn, Ghi âm- xướng âm, chuyên môn
- N07 : Ngữ văn, Ghi âm- xướng âm, chuyên môn
- N08 : Ngữ văn , Hòa thanh, Phát triển chủ đề và phổ thơ
- N09 : Ngữ văn, Hòa thanh, Bốc thăm đề- chỉ huy tại chỗ
Khối R và các tổ hợp môn thi đại học
Khối R là khối thi năng khiếu đặc biệt dành cho những bạn thích ngành liên quan tới báo chí, truyền thông. Chi tiết các tổ hợp xét tuyển khối R bao gồm:
- R00: Văn, Sử, Năng khiếu nghệ thuật
- R01: Văn, Địa, Năng khiếu nghệ thuật
- R02: Văn, Toán, Năng khiếu nghệ thuật
- R03 Văn, Anh, Năng khiếu nghệ thuật
- R04 Văn, Biểu diễn nghệ thuật, Năng khiếu văn hóa nghệ thuật
- R05 Văn, Anh, Năng khiếu báo chí
- R06 Văn, KHTN, Năng khiếu báo chí
- R07 Văn, Toán, Năng khiếu ảnh báo chí
- R08 Văn, Anh, Năng khiếu ảnh báo chí
- R09 Văn, KHTN, Năng khiếu ảnh báo chí
- R11 Văn, Toán, Năng khiếu quay phim truyền hình
- R12 Văn, Anh, Năng khiếu quay phim truyền hình
- R13 Văn, KHTN, Năng khiếu quay phim truyền hình
- R15 Văn, Toán, Năng khiếu báo chí
- R16 Văn, KHXH, Năng khiếu báo chí
- R17 Văn, KHXH, Năng khiếu ảnh báo chí
- R18 Văn, KHXH, Năng khiếu quay phim truyền hình
- R19 Văn, Điểm quy đổi chứng chỉ Tiếng Anh, Năng khiếu báo chí
- R20 Văn, Điểm quy đổi chứng chỉ Tiếng Anh, Năng khiếu ảnh báo chí
- R21 Văn, Điểm quy đổi chứng chỉ Tiếng Anh, Năng khiếu quay phim truyền hình
- R22 Văn, Toán, Điểm quy đổi chứng chỉ Tiếng Anh
- R23 Văn, Sử, Điểm quy đổi chứng chỉ Tiếng Anh
- R24 Văn, Toán, Điểm quy đổi chứng chỉ Tiếng Anh
- R25 Văn, KHTN, Điểm quy đổi chứng chỉ Tiếng Anh
- R26 Văn, KHXH, Điểm quy đổi chứng chỉ Tiếng Anh
Chú thích: KHTN (khoa học tự nhiên), KHXH ( khoa học xã hội)
Khối S và các tổ hợp môn thi đại học
Khối S là khối thi năng khiếu đặc biệt dành cho những bạn thích ngành liên quan tới diễn xuất, điện ảnh. Chi tiết các tổ hợp xét tuyển khối S bao gồm:
- S00 : Ngữ văn, Năng khiếu SKĐA 1, Năng khiếu SKĐA 2
- S01 : Toán, Năng khiếu 1, Năng khiếu 2
Chú thích: SKĐA ( sân khấu điện ảnh)
Khối T và các tổ hợp môn thi đại học
Khối T là khối thi năng khiếu đặc biệt dành cho những bạn thích ngành liên quan thể dục thể thao có thể đăng ký xét tuyển vào khối này. Tổ hợp môn của khối T lần lượt như sau:
- T00 Toán, Sinh, Năng khiếu Thể dục thể thao
- T01 Toán, Văn, Năng khiếu TDTT
- T02 Văn, Sinh, Năng khiếu TDTT
- T03 Văn, Địa, Năng khiếu TDTT
- T04 Toán, Lý, Năng khiếu TDTT
- T05 Văn, GDCD, Năng khiếu TDTT
- T07 Văn, Địa, Năng khiếu TDTT
- T08 Toán, GDCD, Năng khiếu TDTT
Chú thích: TDTT ( thể dục thể thao)
Một số lưu ý khi chọn khối, tổ hợp môn xét tuyển đại học
Khi chọn khối và tổ hợp xét tuyển đại học bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Mặc dù có trên 150 tổ hợp được các trường Đại học sử dụng để xét tuyển. Nhưng trong đó các khối A00, D01, A01, B00, C00 chiếm đến 90%. 10% nguyện vọng còn lại thuộc về hơn 140 tổ hợp khác.
- Theo quy định, mỗi ngành được sử dụng không quá 4 tổ hợp để xét tuyển. Để tăng khả năng trúng tuyển vào ngành yêu thích, thí sinh có thể sử dụng tất cả 4 tổ hợp để xét tuyển cùng lúc vào ngành đó.
- Thí sinh cần nghiên cứu kỹ quy định về chỉ tiêu của các khối ngành mình đăng ký cùng với chênh lệch điểm của từng tổ hợp môn trong ngành đó, sau đó căn cứ vào kết quả thi/học tập của mình để xác định đúng tổ hợp nào có lợi nhất. Thí sinh có thể sử dụng nhiều tổ hợp để đăng ký xét tuyển vào ngành, với mỗi tổ hợp là một nguyện vọng.
- Hiện nay, nhiều trường đại học tuyển sinh theo các phương thức riêng mà không dựa vào tổ hợp xét tuyển. Ví dụ như các kì thi năng lực hoặc xét tuyển dựa trên các chứng chỉ quốc tế,…
- Hiện vẫn còn tình trạng một số trường sử dụng tổ hợp môn chưa phù hợp để tuyển thí sinh, dẫn đến việc các thí sinh có năng lực không tốt về các môn quan trọng của ngành gặp khó khăn khi theo học, chất lượng đào tạo suy giảm. Vì vậy, thí sinh nên cân nhắc vấn đề này.
Xem thêm:
- Tổng hợp 20 bộ đề thi mẫu tổng hợp kỳ thi đánh giá năng lực 2022 ĐH Quốc Gia
- Tổng hợp bộ đề thi mẫu kì thi đánh giá năng lực 2022 môn văn
- Tổng hợp 10 bộ đề thi mẫu kì thi đánh giá năng lực 2022 môn toán
Trên đây là tất cả các thông tin về khối thi đại học và tổ hợp môn tương ứng năm 2022 mà Bamboo đã tổng hợp. Hy vọng với thông tin hữu ích trên có thể giúp các bạn dễ dàng lựa chọn khối thi cũng như ngôi trường đại học phù hợp với bản thân. Chúc các bạn có một kỳ thi đại học thật nhiều may mắn nhé!
Số phức là gì? Phân loại và một số bài tập minh hoạ về số phức
Số phức là một trong những phần quan trọng trong thi toán THPT Quốc Gia. Cùng Bamboo tìm hiểu về số phức và một số bài toán liên quan đến số phức nhé!
Số phức là gì? Khái niệm của số phức
Số phức trong tiếng anh có nghĩa là Complex Number. Số phức là những giá trị trong không gian 2 chiều bao gồm trục thực và trục ảo. Tập số phức gồm các số có dạng z= a+bi.
Trong đó: a và b là các số thực và i là đơn vị ảo thỏa mãn i²=-1.
Hai số phức bằng nhau là gì?
Hai số phức bằng nhau với điều kiện phần thực của chúng bằng nhau và phần ảo của chúng cũng bằng nhau.
Phân loại số phức
Số phức có 5 loại chính bao gồm:
Số phức thuần ảo
Khi phần thực a = 0 thì Z = bi (thuộc R). Khi đó, Z là số thuần ảo.
Số phức thuần thực
Khi phần ảo b = 0 thì Z = a (thuộc R). Khi đó, Z là số thuần thực
Số vừa là số thuần thực vừa là số thuần ảo khi 0 = 0 + 0i.
Số phức liên hợp
Một số tính chất của số phức liên hợp:
Số phức lượng giác
Số phức z = a + bi là dạng đại số của z .
Số phức z = r (cosφ+isinφ) là dạng lượng giác của z
Trong đó:
- r là mô đun của số phức.
- φ là acgumen của số phức
Môdun của số phức
Modun của số phức z=a+bi (a,b∈R) là căn bậc hai số học (hay căn bậc hai không âm) của a²+b².
Biểu diễn hình học của số phức
Trong mpOxy, mỗi điểm M(a;b) hay vectơ = (a ; b) biểu diễn số phức z = a + bi,
Khi đó Ox là trục thực, Oy là trục ảo và (Oxy) là mặt phẳng phức.
Phép toán về số phức
Phép cộng, trừ số phức
Số đối của số phức z = a + bi là –z = –a – bi
Cho z = a + b.i và z’ = a’ + b’i. Ta có z + z’ = (a ± a’) + (b ± b’)
Phép cộng số phức có các tính chất như phép cộng số thực.
Phép nhân
Phép nhân hai số phức được thực hiện theo quy tắc nhân đa thức rồi thay
trong kết quả nhận được:
Phép chia
Quy tắc thực hiện phép chia hai số phức: Thực hiện phép chia là nhân cả tử và mẫu với số phức liên hợp của (a+bi)
Căn bậc hai của một số phức
Căn bậc hai của số phức w là số z thoả z2 = w hay z là một nghiệm của phương trình z2 – w = 0.
Do đó:
– w = 0 có đúng một căn bậc hai là z = 0.
– w là số thực dương a, có hai căn bậc hai đối nhau là
– w là số thực âm a, có hai căn bậc hai đối nhau là
– Trường hợp tổng quát, w = a + bi (w ≠ 0) sẽ có đúng hai căn bậc hai đối nhau dạng x + yi mà x, y là nghiệm của hệ:
Phương trình bậc 2 của số phức
Xét phương trình bậc hai Xét biệt số, ta có:
- Nếu xét trên tập số thực thì phương trình vô nghiệm.
- Nếu xét trên tập số phức thì phương trình có hai nghiệm phức được xác định bởi công thức
Sự khác nhau giữa số thực và số phức
- Số thực và Số phức là thuật ngữ thường được dùng trong Lý thuyết số. Số phức là một hỗn hợp không đồng nhất hoạt động bằng trục phẳng phức và trục hoành
- Số thực là các số tự nhiên có thể đếm được, những số có thể được mô tả trong một dòng vô hạn hay một dòng thực trong đó tất cả các số được biểu diễn bằng các điểm, các số nguyên cách đều nhau. Hay nói cách khác, các điểm trên một dòng dài vô hạn gọi là trục số.. Bất kỳ số thực nào cũng có thể được xác định bằng cách biểu diễn thập phân vô hạn, chẳng hạn như số 8.632, trong đó mỗi chữ số liên tiếp được tính bằng một phần mười giá trị của số trước
Một số dạng bài tập minh hoạ về số phức có đáp án
Các phép tính về số phức
Bài tập ví dụ:
Bài tập ví dụ 1: Cho hai số phức z1 = 3 – 2i; z2 = 1 + 3i. Tìm số phức z = z1 + z2.
- 4 + i B. 9 – i C.-1 + 10i D. 4 + 3i
Hướng dẫn:
Ta có; z = z1 + z2 = (3 – 2i) + (1 + 3i) = (3 + 1)+(-2 + 3)i = 4 + i
→ Chọn A.
Bài tập ví dụ 2 :Cho số phức z = a + bi và . Mệnh đề sau đây là đúng?
A. w là một số thực
B .w = 2
C. w là một số thuần ảo.
D.w = i
Hướng dẫn:
→ Chọn A.
Bài tập ví dụ 3: Cho hai số phức z1 = 2 – 3i; z2 = 1 + i số phức z = z1 – z2.
- z = 3 + 3i B. z = 1 – 4i. C. z = 2 – 3i. D. z = 3 – i.
Hướng dẫn:
Ta có z = z1 – z2. = (2 -3i) – (1 + i) = (2 – 1) + (-3 – 1)i = 1 – 4i
→ Chọn B.
Bài tập ví dụ 4 :Tìm số phức z thỏa mãn 3z + 2 + 3i = 5 + 4i
Hướng dẫn:
Ta có 3z + 2 + 3i = 5 + 4i
Hay 3z = (5 – 2) + (4 – 3)i
→ Chọn D.
Tìm số phức thoả điều kiện cho trước
Bài tập ví dụ 1: Các số thực x;y thỏa mãn: 3x + y + 5xi = 2y-1 + (x – y)i là
Lời giải:
Chọn đáp án A.
Bài tập ví dụ 2: Cho số phức z thỏa mãn: 3z + 2 = (4 – i)2 . Môđun của số phức z là
A.-73.
B.-√73.
C. 73.
D.√73.
Lời giải: Gọi z = a + bi => = a – bi
Hay 5a + bi = 15 – 8i
Vậy z = 3 – 8i
Chọn đáp án D.
Bài tập ví dụ 3: Tìm số phức z , biết z – (2 + 3i) = 1 – 9i .
- z = -2 + i. B. z = – 2 – i. C. z = 3 + 2i. D. z = 2 – i.
Lời giải:
Gọi z = a + bi ta có:
Vậy z = 2 – i
Xác định phần thực phần ảo, tìm số đối, nghich đảo module, liên hợp của số phức và biểu diễn hình học của số phức
Bài tập ví dụ:
Lời giải:
Phương trình quy về phương trình bậc 2
Bài tập ví dụ:
Xem thêm:
Bộ đề thi tham khảo tuyển sinh cấp 3 môn Toán
Số hữu tỉ là gì? Số vô tỉ là gì? Phân biệt số hữu tỉ và vô tỉ
Tập hợp số là gì? Các tập hợp số cơ bản trong toán học
Trên đây là những công thức liên quan đến số phức và các bài tập minh hoạ. Hy vọng rằng các em đã hiểu được thêm về số phức. Chúc các em thi tốt!
Tổng hợp các phương pháp học thuộc văn nhanh và nhớ cực lâu
Cách học thuộc văn nhanh và nhớ được lâu là vấn đề được nhiều bạn học sinh quan tâm nhất là khi trong khoảng thời gian kỳ thi sắp đến. Ở bài viết này Bamboo sẽ gửi đến các bạn những cách học thuộc văn nhanh nhất cũng như những điều cần tránh khi học thuộc văn giúp các bạn nhớ lâu và vận dụng vào ôn tập môn ngữ văn để có kết quả cao trong kỳ thi văn sắp tới nhé.
Các phương pháp giúp học thuộc văn nhanh nhất, nhớ lâu
Hãy chuẩn bị đồ dùng học tập cùng với một không gian yên tĩnh
Chọn một không gian yên tĩnh nhất trong ngày là điều kiện cần thiết đầu tiên để có cách học thuộc văn một cách nhanh chóng mà các bạn học sinh nên áp dụng. Hãy chọn nơi mà bạn có thể tập trung tuyệt đối và không bị ảnh hưởng bởi yếu tố bên ngoài.
Có thể chọn những không gian sau để có cách học thuộc văn nhanh hơn: nơi có nhiều hàng cây và thoáng mát như là công viên. Để tinh thần thoải mái hoặc quán coffee yên tĩnh, rộng rãi ít người, có thiết kế không gian phù hợp để học tập và làm việc,……
Đọc hiểu nội dung và gạch chân các từ khóa quan trọng trong bài
Bất kì một tác phẩm văn học nào thì các bạn đều phải nhớ phải nhớ những thứ như là:
- Tên tác giả, tác phẩm
- Thời gian sáng tác
- Hoàn cảnh sáng tác
- Nội dung chính của tác phẩm
- Các dụng ý nghệ thuật…
Bên cạnh đó các bạn học sinh cần học thuộc cả những câu thơ hay những câu văn để sử dụng trong bài viết của mình. Thế nên, khi bắt đầu học một tác phẩm văn học các bạn cần đọc lướt từ trên xuống dưới. Việc đọc lướt này sẽ giúp hình dung được những ý chính của nội dung mà tác giả muốn gửi gắm.
Sau đó hãy gạch chân những từ hay những ý quan trọng. Đây là bước hỗ trợ cho việc tóm tắt tác phẩm nhanh chóng và hiệu quả. Hãy áp dụng cách học thuộc văn nhanh này cho cả những môn học khác.
“Thời điểm vàng” để học bài dễ thuộc nhất
Một cách học thuộc văn nhanh và nhớ lâu cực kỳ đơn giản nữa là chọn thời gian khoảng thời gian phù hợp trong ngày. Bạn nên ngủ sớm và thức dậy vào khoảng thời gian từ 4h30 đến 6h vì đây là thời gian mà tinh thần của bạn sảng khoái nhất và cũng là khung giờ vàng để não bộ hoạt động tốt và ghi nhớ kiến thức nhanh nhất.
Cách học thuộc lòng văn nhanh nhất là tóm tắt ý chính
Sau khi đã gạch chân những ý chính và từ khóa quan trọng của tác phẩm và nắm được nội dung cốt lõi thì các bạn nên tóm tắt lại các nội dung chính trong bài. Hãy dùng phương pháp lập dàn ý hoặc dùng sơ đồ tư duy.
Vẽ sơ đồ tư duy được xem là cách học thuộc văn nhanh nhất. Bằng việc vẽ sơ đồ tư duy các bạn sẽ không sợ thiếu bất cứ ý nào. Tất cả những phần quan trọng cần thiết đều được gói gọn trong 1 bảng sơ đồ. Khi ôn tập chỉ cần nhìn vào sơ đồ là có thể nắm được kiến thức và nhớ được hết ý cần học.

Sơ đồ tư duy (mind map)
Liên hệ tác phẩm văn học với thực tế
Mỗi tác phẩm văn học đã là một câu chuyện vì vậy các bạn có thể liên hệ những câu chuyện đó với các tình huống thực tế để tăng thêm phần thú vị. Một câu chuyện mang theo yếu tố gây cười sẽ giúp não bộ ghi nhớ nhanh chóng. Bộ não của con người thường lưu giữ nhanh những thông tin mang tính hài hước.
Vì vậy hãy cố rèn dũa trí tưởng tượng của mình, tạo nên những câu chuyện thật thú vị khi học Văn. Đây là cách để học thuộc văn nhanh vô cùng hiệu quả mà các bạn không nên bỏ qua.
Tìm sách tham khảo chất lượng
Để học văn một cách hiệu quả là tìm được tài liệu tốt và phù hợp. Chọn một cuốn sách tham khảo được tóm tắt đầy đủ các kiến thức trọng tâm sẽ giúp các bạn tiết kiệm được thời gian học bài.
Nhẩm lại bài một cách tập trung
Đây là cách mà các bạn học sinh thường xuyên dùng. Sau khi đã đọc lướt qua nội dung, hãy gấp vở lại rồi nhẩm lại từng ý cho đến hết bài, chỗ nào quên thì các bạn nên cố gắng nhớ lại. Sau cùng hãy mở vở ra kiểm tra xem mình còn thiếu hoặc sai chỗ nào và tiếp tục nhẩm lại cho đến khi học thuộc thì thôi.
Tìm ra phương pháp học hiệu quả, sáng tạo
Theo nghiên cứu trí nhớ con người được chia thành hai dạng: Ngắn hạn và dài hạn.
- Trí nhớ ngắn hạn làm nhiệm vụ lưu lại thông tin trong một khoảng gian rất ngắn.
- Còn trí nhớ dài hạn ghi nhớ thông tin từ vài giờ đến vài chục năm.
Trong quá trình học tập ta thường sử dụng trí nhớ ngắn hạn nhiều hơn.Để ghi nhớ tất cả những thông tin về tác giả, và tác phẩm các bạn chỉ cần nhớ rõ các nội dung như tên, một số thành tựu nổi bật, tác phẩm, phong cách sáng tác và tư tưởng chủ đạo.
Về tác phẩm truyện thì các bạn nên chú ý nhớ của tên các nhân vật, nội dung và các sự kiện chính và sắp xếp chúng theo trình tự. Còn đối với thơ thì các bạn cần học thuộc lòng bằng cách đi đọc lại nhiều lần và luyện tập phân tích sẽ giúp các bạn nhớ lâu hơn.
Những sai lầm trong cách học thuộc văn nhanh
Học thuộc từng câu chữ
Học thuộc từng câu chữ là sai lầm trong cách học thuộc văn nhanh. Phương thức này thường được gọi là “học vẹt” vì thực chất cách học này không giúp bạn ghi nhớ kiến thức sâu và không hiểu bài kèm theo đó là sẽ quên ngay bài vừa học. Chỉ cần bạn quên một chi tiết thì các chi tiết còn lại trong bài đều không thể nhớ được.
Học thuộc bài khi tâm trạng không tốt
Tâm trạng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng ghi nhớ của chúng ta. Mọi cách học thuộc văn nhanh đều trở nên vô nghĩa nếu tâm trạng của bạn không tốt. Nếu cảm thấy không ổn về tâm trạng thì hãy dừng ngay việc học thuộc bài và dời vào một buổi khác với tâm trạng thoải mái hơn.
Xem thêm:
- 9 cách học thuộc nhanh, nhớ lâu và những điều cần biết để làm tăng hiệu quả khi học thuộc
- Cách tính điểm trung bình môn THCS, THPT, Đại học chi tiết, mới nhất
- Cách viết bản cam kết của học sinh đầy đủ, chuẩn nhất
Có nhiều rất cách học thuộc văn nhanh, bạn hãy chọn ra cách nào bạn cho là phù hợp với bản thân nhất để không còn gặp các khó khăn trong vấn đề học thuộc nữa. Hy vọng qua bài viết trên Bamboo đã phần nào giúp các bạn đạt được điểm cao trong kỳ thi văn sắp tới.