.
.
.

Phương pháp dạy học là gì? 10 phương pháp dạy học tích cực hiệu quả nhất

Bạn đã biết phương pháp dạy học tích cực là gì chưa? Phương pháp dạy học nào vừa mang lại hiệu quả cho học sinh lẫn giáo viên? Hãy cùng Bamboo tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé! 

Phương pháp dạy học là gì?

Phương pháp dạy học là cách làm việc giữa người học và người dạy qua đó người học có thể tiếp thu, học được những kiến thức, kỹ năng mới. Vậy phương pháp dạy học tích cực là gì? Phương pháp dạy học tích cực là phương pháp dạy học mà giáo viên sẽ là người hướng dẫn, gợi ý giúp học sinh tìm hướng giải quyết cũng như câu trả lời chứ không phải trực tiếp đưa ra kết quả. 

Phương pháp dạy học tích cực là gì

Ý nghĩa của phương pháp dạy học tích cực

Phương pháp dạy học tích cực mang lại những ý nghĩa như sau:

  • Kỹ năng làm việc nhóm giúp học sinh học hỏi lẫn nhau cũng như cần khắc phục những khó khăn. 
  • Lớp học sẽ sôi nổi và hứng khởi hơn.
  • Học sinh càng chủ động hơn khi được phát triển kỹ năng tự phản biện.
  • Người học ghi nhớ và tiếp thu kiến thức nhanh chóng.
  • Giúp học sinh trở nên sáng tạo hơn
  • Bổ sung kiến thức để học sinh có thể tự giải quyết vấn đề thực tế. 

Lý luận về phương pháp dạy học tích cực

Phương pháp dạy học tích cực này thầy cô hay người dạy sẽ là người hướng dẫn để học sinh có thể chủ động sử dụng tư duy của mình để giải quyết vấn đề. Nhưng không phải ai cũng áp dùng phương pháp này mà phải là người có kiến thức sâu rộng, chuyên môn cao cùng với sự bản lĩnh, làm việc hết mình trong công việc.

Các phương pháp dạy học tích cực

Các phương pháp dạy học tích cực

Phương pháp dạy nhóm

Phương pháp dạy nhóm là một trong những phương pháp dạy học rất nhiều giáo viên áp dụng. Phương pháp này học sinh có thể tự do phát triển sự sáng tạo, học hỏi từ những thành viên trong nhóm,…Nếu thầy cô tổ chức tốt phương pháp này sẽ giúp học sinh ngày càng phát triển hơn, đặc biệt là khả năng làm việc nhóm, cũng như sự chủ động trong giao tiếp.

Cách chia nhóm:

  • Có thể chia theo số thứ tự danh sách lớp, hoặc màu sắc, các mùa hoặc những loại hoa. Với điều kiện là chung 1 số, 1 màu, 1 mùa hay 1 loài hoa. 
  • Giáo viên tìm một hình cắt thành nhiều mảnh sau đó cho học sinh bốc thăm. Số bức hình sẽ tương ứng với số nhóm. Để chung nhóm thì học sinh phải có mảnh ghép để tạo thành 1 hình. 
  • Giáo viên có thể dựa vào sở thích của học sinh để chia nhóm. 
  • Giáo viên dựa vào ngày hoặc tháng sinh của học sinh để chia tổ hợp nhóm

Quy trình triển khai

  • Giáo viên sẽ bắt đầu giới thiệu về chủ đề bài học, nêu rõ nhiệm vụ chung của nhóm sau đó phân chia các nhóm.
  • Tiếp theo, thầy cô sẽ phân bố vị trí để học sinh họp nhóm, đưa ra những kế hoạch cần làm cũng như những quy tắc khi làm việc nhóm.
  • Học sinh tiến hành thực hiện, sau đó chuẩn bị kết quả để báo cáo, trình bày lần lượt kết quả của nhóm mình. 

Phương pháp nghiên cứu các trường hợp điển hình

Phương pháp này, người dạy sẽ đưa ra dẫn chứng bằng những câu chuyện thực tế hay hư cấu để người học có thể hình dung và hiểu sâu hơn hoặc chứng mình một vấn đề nào đó có trong bài học để học sinh có thể hiểu sâu hơn. Phương pháp này giáo viên có thể sử dụng ghi âm, văn bản hay xem video để giảng dạy cho học sinh. 

Quy trình triển khai

  • Học sinh sẽ nghe, đọc, xem một vấn đề nào đó. 
  • Suy ngẫm về trường hợp điển hình
  • Tiến hành thảo luận, tranh luận về vấn đề đó.

Phương pháp giải quyết vấn đề

Thuộc một trong những phương pháp phổ biến giúp kích thích sự chủ động trong việc học tập của học sinh. Phương pháp giải quyết vấn đề giúp học sinh có thể chủ động giải quyết vấn đề khi các giáo viên đưa ra các vấn đề có sự mâu thuẫn để hướng dẫn học sinh tìm cách giải quyết dựa vào đó.

Quy trình triển khai

  • Xác định xem những vấn đề cần phải giải quyết. 
  • Tìm kiếm những thông tin liên quan.
  • Tìm những biện pháp để giải quyết vấn đề.
  • Phân tích và đánh giá về những kết quả của các biện pháp.
  • So sánh kết quả của những giải pháp đề ra, chọn ra những giải pháp tối ưu nhất
  • Thực hiện theo giải pháp đã lựa chọn
  • Rút kinh nghiệm khi giải quyết vấn đề, tình huống khác

Phương pháp trò chơi

Đây là một phương pháp rất thú vị, vừa giúp học sinh giải trí vừa truyền tải kiến thức mới cho học sinh thông qua những trò chơi mà giáo viên tổ chức học sinh sẽ hiểu hơn những vấn đề mới. Phương pháp trò chơi thuộc phương pháp dạy học tăng sự kích thích, tạo sự tò mò tìm hiểu vấn đề của học sinh qua những trò chơi kích thích. 

Quy trình triển khai

  • Giáo viên thông báo tên cũng như nội dung, cách chơi sau đó tiến hành chơi thử.
  • Bắt đầu chơi, đưa ra những kết luận sau khi đã kết thúc.
  • Giáo viên và học sinh cùng như thảo luận về ý nghĩa của trò chơi.

Phương pháp dự án

Phương pháp này yêu cầu học sinh phải thực hiện một nhiệm vụ học tập kết hợp với thực tế đồng thời phải có cả lý thuyết và thực hành. Phương pháp này yêu cầu người học có thể lập kế hoạch, tiến hành thực hiện dự án và đặc biệt người học phải có tính tự lực cao. 

Quy trình triển khai

  • Lập kế hoạch, xác định chủ đề (tiểu chủ đề), bắt đầu lập kế hoạch.
  • Tiến hành thực hiện dự án bằng cách thu thập thông tin, nghiên cứu, trao đổi với những thành viên trong nhóm.
  • Trường hợp tìm kiếm thông tin không có thì nhờ giáo viên hỗ trợ.
  • Sau đó tổng hợp lai kết quả, trình bày kết quả của nhóm.

Phương pháp nghiên cứu, thực nghiệm

Phương pháp này sẽ được thực hiện cho những môn học tự nhiên như Hóa, Sinh, Vật lý khi có các thí nghiệm, nghiên cứu. Học sinh sẽ dựa trên những thí nghiệm đó để tìm ra câu trả lời.

Quy trình triển khai:

  • Giáo viên nêu ra chủ đề bài học và những dụng cụ thí nghiệm.
  • Giáo viên tiến hành cho học sinh tham gia những thí nghiệm, nói rõ những lưu ý .
  • Học sinh trình bày kết quả đã thí nghiệm được.

Phương pháp dạy học theo góc

Là một phương pháp dạy học mà các học sinh sẽ thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau, đáp ứng những phong cách học tập khác nhau. Phương pháp này giúp cho học sinh trải nghiệm nhiều phong cách học tập như: thực hành, khám phá, tìm tòi, cơ hội đọc, học hỏi những kiến thức mới giúp học sinh ngày càng phát triển hơn.

Ví dụ khi học về chủ đề động vật, giáo viên có thể tổ chức các góc như: đọc, viết, thảo luận, xem tranh ảnh,… để học sinh có thể tiếp cận đa dạng phong cách hơn.

Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực

  • Dạy học qua hoạt động của học sinh: Học sinh chính là đối tượng chính để khai phá kiến thức. Vì vậy, giáo viên hãy hướng dẫn, gợi mở vấn đề để giúp học sinh phát triển tư duy, tìm tòi và thảo luận về nội dung đó.
  • Phát triển phương pháp tự học cho học sinh: Đòi hỏi giáo viên phải kiểm định, đảm bảo kiến thức đó chuẩn rồi sau đó rèn luyện cho học sinh tự học, tìm ra phương pháp điều này cũng giúp học sinh nhớ kiến thức lâu hơn.
  • Học nhóm, tập thể: Giáo viên sẽ là người phân chia nhóm, phối hợp với lớp để tìm ra vấn đề.
  • Tổng hợp lại kiến thức đã học: Sau mỗi buổi học, giáo viên cùng với người học sẽ tổng lại kiến thức đó cũng như những thắc mắc rồi cùng trao đổi đề bữa học được tốt hơn.

Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực

Xem thêm:

Trong bài viết trên, Bamboo đã giúp bạn trả lời cho câu hỏi phương pháp dạy học tích cực là gì? Bamboo hy vọng với những kiến thức trên có thể giúp các giáo viên có thể chọn được những phương pháp dạy học phù hợp cho học sinh của mình.  

Cha mẹ có thể tham khảo các chương trình đào tạo hiện có tại Bamboo School để chọn cho con môi trường học tập tốt nhất có thể

Facebook
Pinterest

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn và
Đặt lịch tham quan