.
.
.
.

Học sinh cá biệt là gì? Nguyên nhân, tâm lý và cách giáo dục học sinh cá biệt hiệu quả

Hiện nay, ở các trường học, việc gặp phải những học sinh cá biệt là chuyện đương nhiên. Vậy, học sinh cá biệt là gì? Nguyên ngân từ đâu dẫn đến học sinh cá biệt? Để có thể giáo dục tốt các học sinh cá biệt, bạn có thể theo dõi bài viết ngày sau đây!

Học sinh cá biệt là gì?

Học sinh cá biệt là cụm từ chỉ những bạn học sinh có tính cách nghịch ngợm, quậy phá, hay đánh nhau, thường xuyên mất trật tự trong lớp học. Những học sinh này thường có rào cản về tâm lý nên mới bộc phát tính cách trái ngược nhằm gây sự chú ý của mọi người xung quanh.

Nguyên nhân học sinh cá biệt

Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến các bạn học sinh trở nên cá biệt hơn:

  • Có thể từ phía gia đình các bạn học sinh này rất ít nhận được sự quan tâm từ gia đình. Hoặc có thể một số gia đình chiều chuộng theo ý muốn, sở thích các bạn quá mức. Một số khác bị ảnh hưởng từ những tác động tiêu cực trong cuộc sống vì vậy làm nên ảnh hưởng tâm lí chán nản, buồn chán trong học tập của các bạn học sinh.
  • Tác động từ môi trường bên ngoài như phía xã hội: các bạn bị tác động bởi những thành phần xấu cám dỗ dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực trong tâm lý.
  • Nhà trường có phương pháp dạy học cũng như cách quản lý chưa phù hợp, thầy cô chưa quan tâm đến những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt. Môi trường học tập với nhiều áp lực, chán nản và mệt mỏi. Các bạn học sinh luôn muốn tự thay đổi vì vậy có thể phát sinh những hành vi lệch lạc, thiếu suy nghĩ.
  • Từ phía chính bản thân các  học sinh đã có những sự chuyển đổi về tâm lý, muốn khằng định mình nhưng thực hiện hành vi không phù hợp và luôn muốn chứng tỏ năng lực bản thân với mọi người xung quanh.

Học sinh cá biệt là gì?

Tâm lý học sinh cá biệt

Những học sinh cá biệt luôn có tính hiếu động, thích tìm tòi và đặc biệt là gây sự chú ý cho người khác ở bất kỳ đâu.

Tuy nhiên, các học sinh này thường nhanh nhẹn, hoạt bát đi cùng là sự nghịch ngợm. Việc học tập có thể ở mức trung bình hoặc yếu nguyên nhân là do các học sinh này không chú ý, hợp tác trong việc học cùng các thầy cô.

Những em học sinh cá biệt ngoài việc thường hiếu động còn có thể bị các tác động khác bên ngoài dẫn đến tâm lý bất ổn. Khi tâm lý bất ổn có thể hình thành nên tích cách ù lỳ không nghe ai khuyên và hơn nữa là hình thành xu thế bạo lực.

Tâm lý học sinh cá biệt

Ví dụ về học sinh cá biệt

Ví dụ 1: Gia đình bạn A thường xuyên không quan tâm đến bạn, không có thời gian lắng nghe câu chuyện của bạn, dẫn đến tâm lý muốn quậy phá để cha mẹ chú ý đến mình hơn.

Ví dụ 2: Bạn B sống trong môi trường không tốt, ba mẹ thường xuyên bạo lực gia đình. Bạn B tổn thương tâm lý cũng có thể hinh thành hành vi bạo lực lên người khác để trút giận.

Ví dụ 3: Bạn C không tập chung học tập, không tiếp thu được kiến thức. Cô giáo không khuyên nhẹ nhàng mà thay vào đó là những lời nói làm tổn thương đến tâm lý của bạn. Bạn sẽ hình thành nên hành vi thái độ không hay với cô giáo, thậm chí là cúp học môn của cô.

Ví dụ về học sinh cá biệt

Cách giáo dục học sinh cá biệt hiệu quả nhất

Giáo dục học sinh không chỉ là kiến thức mà còn cần kết hợp với những lời khuyên, hành động từ phía gia đình và nhà trường. Như vậy, học sinh mới có thể cảm nhận được sự giáo dục toàn diện.

Đối với gia đình:

  • Gia đình chính là môi trường giáo dục có ảnh hưởng trực tiếp nhất, đặc biệt là học sinh rất dễ ảnh hưởng từ cha mẹ. Gia đình được xem là yếu tố chính quyết định nên tâm lý của học sinh. Vì vậy, cha mẹ nên thường xuyên định hướng tư duy của con em mình.
  • Phụ huynh cần thường xuyên trao đổi thông tin với con cái về các vấn đề học tập, xã hội và nắm bắt được tâm lý của con em mình.
  • Động viên con em mình khi các em có các rào cản tâm lý khi đến trường lớp.

Cách giáo dục học sinh cá biệt hiệu quả nhất

Đối với nhà trường:

  • Về phía nhà trường cần thường xuyên theo dõi quá trình học tập của các học sinh cá biệt.
  • Thường xuyên động viên, khen thưởng hay khích lệ các học sinh này qua những sự tiến bộ nhỏ nhất.
  • Điều chỉnh những hành vi sai lệch của các học sinh trong nhà trường bằng các phương pháp nhẹ nhàng.
  • Đối với những học sinh này, nhà trường chỉ nên nhẹ nhàng khuyên, chỉ dạy không nên tạo áp lực lên các học sinh này. Vì độ tuổi này đang là độ tuổi nổi loạn. Càng đe doạ, càn áp lực các em càng bùng nổ tâm lý của mình hơn.
  • Đối với những học sinh hay mất trật tự, làm việc riêng trong giờ học thì giáo viên cần quan tâm sâu sắc tới hoạt động của học sinh, thường xuyên nhắc nhở và động viên kịp thời.
  • Những đối tượng học sinh này cần nhận được sự quan tâm, giảng lại bài của thầy cô giáo để giúp các em hiểu bài hơn, nắm rõ bài hơn.
  • Thầy cô không nên phân biệt các bạn học sinh này với các bạn khác. Điều này vô tình làm các em trở nên tổn thương về mặt tâm lý. Thay vì tách biệt các học sinh này, thầy cô cần tạo mối quan hệ thân thuộc để các em dễ dàng lắng nghe và khuyên dạy những điều bổ ích hơn.

Xem thêm:

Trên đây là khái niệm về học sinh cá biệt và phương pháp giáo dục học sinh cá biệt hiệu quả. Hy vọng rằng, với bài viết này cá bạn có thể hiểu thêm về học sinh cá biệt và chọn được phương pháp các dục hiệu quả. Đừng quên theo dõi Bamboo School để xem thêm các thông tin hữu ích khác nhé!

Cha mẹ có thể tham khảo các chương trình đào tạo hiện có tại Bamboo School để chọn cho con môi trường học tập tốt nhất có thể

Facebook
Pinterest

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn