Tốt nghiệp trung học phổ thông là gì? Gồm những môn nào? Bao nhiêu điểm là đậu?
Mọi người thường hay nhắc thi tốt nghiệp trung học phổ thông và thi đại học. Nhưng thật sự tốt nghiệp trung học phổ thông là gì? Hai hình thức này có giống hay khác nhau? Đừng lo, tham khảo bài viết dưới đây của Bamboo là biết ngay nhé!
Tốt nghiệp trung học phổ thông là gì?
Kỳ thi tốt nghiệp THPT là kỳ thi rất quan trọng được diễn ra vào năm lớp 12 và là một kỳ thi quan trọng thuộc hệ thống của nền giáo dục Việt Nam. Hiện nay kỳ thi này vừa được xem là hoàn tất chương trình học cấp 3 của học sinh vừa xét tuyển để học tiếp đại học, cao đẳng. Kỳ thi được tổ chức dưới sự tham gia của học sinh trên toàn quốc cũng như sử dụng bộ đề chung và những quy định liên quan. Kỳ thi này còn đánh giá học sinh qua những kiến thức tổng hợp để phục vụ cho nhu cầu tuyển sinh của Cao Đẳng và Đại học.
Tốt nghiệp trung học phổ thông là lớp mấy?
Giai đoạn Trung học phổ thông được diễn ra trong vòng 3 năm học, từ 10 đến hết lớp 12. Khi vào lớp 10, yêu cầu học sinh phải có bằng Trung học cơ sở. Khi tốt nghiệp trung học phổ thông rơi vào năm cuối cấp của lớp 12, lúc này tất cả học sinh trên cả nước sẽ đều tham gia để công nhận hoàn thành chương trình cấp 3 cũng như xét tuyển để học tiếp Cao đẳng, Đại học.
Tốt nghiệp trung học phổ thông bao nhiêu điểm là đậu
Thí sinh được công nhận tốt nghiệp Trung học phổ thông là khi:
- Đủ điều kiện dự thi, trong quá trình thi không bị kỷ luật hoặc do những vấn đề khác.
- Tất cả các bài thi và các môn thi tổ hợp đăng ký dự thi để xét công nhận tốt nghiệp không bị điểm liệt (1,0 điểm) theo thang điểm 10.
- Có điểm xét tốt nghiệp từ 5,0 điểm trở lên.
- Để đỗ tốt nghiệp THPT, thí sinh phải đủ điều kiện dự thi và có điểm xét tốt nghiệp từ 5 điểm trở lên.
Thi tốt nghiệp trung học phổ thông gồm những môn nào?
Học sinh khi tham gia kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông gồm có 5 bài thi. Ba bài thi bắt buộc là Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh và hai bài thi tự chọn đó là Khoa học Tự nhiên (gồm các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học) và bài thi Khoa học Xã hội (gồm các môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân). Để đỗ tốt nghiệp thì học sinh phải thi đủ ba bài thì và một bài thi tổ hợp tự chọn.
Thi tốt nghiệp trung học phổ thông có khó không?
- Thi tốt nghiệp trung học phổ thông không khó nhưng cũng không quá dễ, nhưng nếu học sinh có đầy đủ kiến thức thì kỳ thi này không còn đáng lo ngại nữa.
- Đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông thường nội dung sẽ nằm trong lớp 12, một số câu sẽ ở lớp 10 và 11.
- Nhưng không phải nội dung đều thi hết mà đã được giảm tải, tuy nhiên có một số câu mang tính thực tiễn nên đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức đời sống mới có thể làm được.
- Đây là đề thi của kỳ thi hai mục đích vừa xét công nhận tốt nghiệp THPT, vừa dùng kết quả xét tuyển vào ĐH, nên bên cạnh những câu hỏi dễ chắc chắn đề thi cũng có các câu hỏi ở mức độ khó nhằm phân hóa kết quả thi phục vụ tuyển sinh Cao đẳng, Đại học.
Thi tốt nghiệp xong có cần thi đại học không? Có giống nhau không?
Thi Trung học phổ thông quốc gia hay còn có tên là Kỳ thi Trung học Phổ thông Quốc gia là kỳ thi của ngành giáo dục Việt Nam, được tổ chức vào năm 2015. Hiện nay thi tốt nghiệp trung học phổ thông được nhập chung với thi tuyển sinh đại học được gọi chung là Kỳ Thi Trung học phổ thông Quốc gia, kỳ thi này vừa xét điểm tốt nghiệp vừa xét tuyển vào những trường đại học.
Tuy nhiên, vào năm 2020, do đại dịch COVID-19 ảnh hưởng, kỳ thi tốt nghiệp THPT được tổ chức cũng gần giống với kỳ thi THPT quốc gia với mục đích chính là xét tốt nghiệp THPT. Ngoài ra, các trường đại học vẫn có thể dùng kết quả thi tốt nghiệp này để tuyển sinh cao đẳng, đại học.
Xem thêm:
- Cập nhật cấu trúc đề thi THPT quốc gia 2022 mới và chính xác nhất
- 4 điểm đổi mới quan trọng trong kỳ thi THPT quốc gia 2022
- Điểm chuẩn đại học 2022 của các trường đại học tại TP.HCM
Bài viết này đã giúp bạn trả lời câu hỏi Tốt nghiệp trung học phổ thông là gì rồi cũng như điểm số để đậu kỳ thi này. Chúc bạn học tốt.
Văn học hiện đại là gì? Khái quát văn học hiện đại tại Việt Nam
Từ trước đến nay văn học Việt Nam luôn mang đến bạn đọc những giá trị nhân văn và ý nghĩa làm chúng ta phải suy ngẫm. Nhưng bạn đã biết văn học hiện đại là gì chưa? Và giai đoạn này nó được xuất hiện nổi bật qua những tác phẩm nào? Hãy cùng Bamboo tìm hiểu về chủ đề văn học qua bài viết này nhé !
Văn học hiện đại là gì?
Văn học hiện đại là những tác phẩm được xảy ra vào thời kỳ hiện đại từ cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Những tác phẩm trong thời gian này đều hướng đến nội dung hiện thực, tinh thần yêu nước, tình cảm và tinh thần nhân đạo. Văn học hiện đại có nội dung hấp dẫn, độc đáo, có cái tôi cá nhân và giác ngộ lí tưởng cách mạng. Nó vừa thu hút người độc bởi cách viết mới lạ vừa nói lên nhiều góc khuất của cuộc sống xã hội một cách chân thật nhất.
Văn học hiện đại bắt đầu từ năm nào?
Vào 1930, đây là giai đoạn vô cùng quan trọng về lịch sử, chính trị, xã hội. Nhưng về văn chương lại không có quá nhiều ý nghĩa. Phải đưa sự phát triển của văn học về với năm 1932 vì đây là thời điểm xuất hiện của phong trào thơ mới và cũng là của Tự lực văn đoàn. Từ đây chúng ta dễ dàng nhìn ra bộ mặt văn học hiện đại qua các giai đoạn phát triển là văn học 1900 – 1932; 1932 – 1945; 1945 – 1975; 1975 – 2000.
Trong giáo trình Văn học Việt Nam 1900 – 1945, phần 1900 – 1930 (thật ra là 1932) là của các tác giả Trần Đình Hượu, Lê Chí Dũng. Trong giai đoạn này, nội dung được thực hiện rất xuất sắc, tuy nhiên cách viết rất nặng. Đặc biệt là chưa đúng thì văn xuôi quốc ngữ, nhất là văn xuôi quốc ngữ Nam Bộ. Đây được xem là bộ phận trong giai đoạn của văn học hiện đại trong những buổi đầu phát triển.
Khái quát văn học hiện đại Việt Nam
Văn học hiện đại Việt Nam trong giai đoạn này được khái quát những điểm chính như sau:
- Xây dựng nên hình tượng nổi bật những con người trong lao động sản xuất và chiến đấu.
- Ca ngợi công cuộc xây dựng cuộc sống mới CNXH ở miền Bắc và sự nghiệp đấu tranh nước nhà, ca ngợi sự đổi thay của đất nước, con người và tinh thần lạc quan.
- Ngợi ca, làm nổi bật tình yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong giai đoạn này.
- Nhiều tác phẩm thơ ca trong thời điểm này đều thể hiện cuộc ra quân của dân tộc, nổi bật sức mạnh của con người Việt Nam, thể hiện một bước tiến mới của nền thơ Việt Nam hiện đại, khái quát tinh thần dân tộc trong thời đại mới, tạo âm vang rộng lớn mang hơi thở thời đại.
- Giọng văn học hiện đại Việt Nam trong thời gian này thể hiện trẻ trung, sôi nổi, yêu đời,….
Giai đoạn 1945 – 1954
- Nội dung trong giai đoạn này là những ngày đầu đất nước giành độc lập (1845 – 1946), đồng thời ca ngợi Tổ quốc và quần chúng cách mạng. Một số tác phẩm tiêu biểu như: Vui bất tuyệt (Tố Hữu), Dân khí Miền Trung ( Hoài Thanh), Hội nghị non sông (Xuân Diệu), Tình sông núi (Trần Mai Ninh)…
- Sau 1946, văn học tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp: gắn bó sâu sắc với đời sống cách mạng và kháng chiến; hướng tới đại chúng, phản ánh sức mạnh của quần chúng nhân dân, thể hiện niềm tự hào dân tộc và niềm tin vào tương lai tất thắng của cuộc kháng chiến.
- Các thể loại: truyện ngắn, thơ, tiểu thuyết, kịch, lí luận, nghiên cứu và phê bình văn học,… đều đạt được những thành tựu mới. Một số tác phẩm có thể kể đến như: Làng (Kim Lân), Đôi mắt (Nam Cao), Vùng mỏ(Võ Huy Tâm), Xung kích (Nguyễn Đình Thi), Đất nước đứng lên (Nguyên Ngọc), Tập truyện Truyện Tây Bắc (Tô Hoài), tập thơ Việt Bắc (Tố Hữu), các bài thơ kháng chiến của Hồ Chí Minh: Cảnh khuya, Nguyên tiêu, Báo tiệp…, Tủy tiến (Quang Dũng), Đồng chí (Chính Hữu),…
Giai đoạn từ 1955 đến 1964
- Chúng ta vừa tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc vừa đấu tranh thống nhất đất nước. Văn học tập trung thể hiện hình ảnh người lao động, ca ngợi những đổi thay của đất nước và con người mới trong bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, đồng thời thể hiện tình cảm sâu nặng với miền Nam ruột thịt, nói lên nỗi đau chia cắt và thể hiện ý chí thống nhất đất nước.
- Văn học đạt được nhiều thành tụ trên cả ba thể loại:
Văn xuôi làm nổi bật nhiều chủ đề cũng như những vấn đề trong cuộc sống hiện thực xảy ra.
Thơ phát triển mạnh mẽ với những chủ đề về đất nước, dân tộc trong sự hài hoà giữa cái riêng và cái chung và đã có một mùa gặt bội thu.
Về kịch có thể kể một số tác phẩm như: Ngọn lửa (Nguyễn Vũ), Một đảng viên (Học Phi), Quẫn (Lộng Chương), Chị Nhàn, Nổi gió (Đào Hồng Cẩm),…
Giai đoạn từ 1965 đến 1975
- Ngợi ca tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong cả hai miền Nam, Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Tiền tuyến lớn miền Nam với những tác phẩm viết trong máu lửa của chiến tranh đã phản ánh nhanh nhạy và kịp thời cuộc chiến đấu của quân dân miền Nam anh dũng. Mùa văn học nở rộ thành công với những tác phẩm truyện của Nguyễn Thi, Nguyễn Trung Thành, Anh Đức, Nguyễn Quang Sáng, Trần Hiếu Minh, Phan Tứ, với thơ của Lê Anh Xuân, Nguyễn Khoa Điềm, Giang Nam, Thanh Hải…
- Miền Bắc nổi bật với những tác phẩm của Nguyễn Thành Long, Nguyễn Tuân, Nguyễn Kiên, Nguyên Khải, Nguyễn Minh Châu, Hữu Mai, Chu Văn… cùng những tập thơ của Chế Lan Viên, Nguyễn Đình Thi, Phạm Tiến Duật, Xuân Quỳnh, Chính Hữu,… Những tác phẩm của các nhà thơ này đã phản ánh một cách thành công và chân thật qua cuộc sống trong chiến tranh. Đặc biệt tác phẩm đã dựng lên một bức tranh cho cả một thế hệ trẻ chống Mĩ.
- Kịch chống Mĩ cũng có một số tác phẩm tiêu biểu như: Quê hương Việt Nam, Thời tiết ngày mai (Xuân Trình); Đại đội trưởng của tôi (Đào Hồng Cẩm); Đôi mắt (Vũ Dũng Minh)… tạo được tiếng vang lúc bấy giờ.
- Nhiều công trình nghiên cứu, lí luận phê bình xuất hiện và có giá trị. Tiêu biểu là những công trình của Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Xuân Diệu, Chế Lan Viên…
So sánh văn học trung đại và văn học hiện đại
Văn học trung đại
Văn học trung đại ra đời vào đầu thế kỉ X và đến hết thế kỷ XIX.
Một số điểm chính trong nền văn học trung đại như sau:
- Giai đoạn thế kỉ X đến XV: Ca ngợi tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc.
- Giai đoạn thế kỉ XVI đến XVIII: Phản ánh, phê phán xã hội bất công, tàn bạo.
- Giai đoạn cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX: Đề cao hình tượng con người, tiếp tục tập trung phản ánh, phê phán xã hội.
- Giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX: Phản ánh, phê phán những cuộc sống bất công.
Ví dụ: Một số tác phẩm tiêu biểu như Chiếu dời đô, Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Phú sông Bạch Đằng,…
Văn học hiện đại
Văn học hiện đại kéo dài từ 1945 đến 1975 chia làm 3 giai đoạn:
- Từ 1945 đến 1954: Những tác phẩm xuất hiện giai đoạn này đều hướng đến cuộc kháng chiến chống Pháp ( tác phẩm Làng – Kim Lân).
- Từ 1954 đến 1964: Một cái nhìn tích cực hướng đến cuộc sống tươi đẹp.
- Từ 1964 đến 1975: Làm nổi bật những hình tượng con người có phẩm chất tốt đẹp trong xã hội (Chiếc lược ngà, Lặng lẽ Sa Pa,…).
- Sau 1975: Điển hình với tác phẩm Bến Quê – Nguyễn Minh Châu.
Tác phẩm văn học hiện đại Việt Nam
Một số tác phẩm văn học hiện đại Việt Nam nổi bật mà bạn nên tham khảo:
- Chí Phèo – Nam Cao
- Dế Mèn Phiêu Lưu Ký – Tô Hoài
- Nhật Ký Đặng Thùy Trâm – Đặng Thùy Trâm
- Những Ngày Thơ Ấu – Nguyên Hồng
- Cánh Đồng Bất Tận – Nguyễn Ngọc Tư,…
Xem thêm:
- Tổng hợp các phương pháp học thuộc văn nhanh và nhớ cực lâu
- Cách tính điểm tốt nghiệp THPT Quốc Gia 2022
- Tổng hợp các tác phẩm văn học lớp 12 thi thpt 2022 trọng tâm, dễ ra thi nhất
Vậy là qua bài viết trên, Bamboo đã giúp bạn tìm hiểu được văn học hiện đại là gì cũng như những tác phẩm nổi bật xuất hiện trong giai đoạn này. Hy vọng qua bài viết này bạn được bổ sung thêm kiến thức về văn học hiện đại. Chúc bạn ngày càng học giỏi.
Phương tiện dạy học là gì? Vai trò và nguyên tắc sử dụng phương tiện dạy học
Việc dùng phương tiện dạy học sẽ đạt nhiều hiệu quả nếu như thầy cô giáo đưa ra đúng lúc và phù hợp với nội dung bài học ngày hôm đó. Nhưng bạn đã biết phương tiện dạy học là gì chưa? Hay phương pháp dạy học tích cực là gì để học sinh có thể tiếp thu bài học một cách hiệu quả. Đừng lo, Bamboo sẽ giúp bạn tìm hiểu về điều này qua bài viết dưới đây nhé.
Phương tiện dạy học là gì?
Phương tiện dạy học là những vật dụng mà giáo viên dùng để hướng dẫn, hỗ trợ trong quá trình giảng dạy cho học sinh.
Còn với học sinh, phương tiện dạy học là những vật dụng để tạo điều kiện để học sinh lĩnh hội, tiếp thu tri thức một cách đầy đủ và dễ dàng hơn. PTDH được bao gồm tập hợp các khách thể vật chất, tinh thần đóng vai trò phụ trợ để giúp cho thầy – trò có thể thực hiện những mục đích, nhiệm vụ và nội dung của quá trình giáo dục – huấn luyện.
Trong lý luận dạy học, phương tiện dạy học là người dạy dùng những thiết bị để hỗ trợ trong quá trình dạy học nhằm giúp người học tiếp thu nội dung bài học một cách sâu sắc, dễ hiểu hơn. Đó là những đồ dùng thiết bị, dụng cụ trực tiếp để giảng dạy và phục vụ trong việc học tập cho nhà trường. Ví dụ: máy chiếu, tivi, vi tính, máy ảnh, loa, micro, máy móc thí nghiệm, bản đồ,…
n
Phương tiện dạy học gồm những gì?
Đến nay, trong giáo dục cũng như trường học đang sử dụng những thuật ngữ khác nhau khi nói về phương tiện dạy học như: thiết bị của trường học, thiết bị dạy học, cơ sở vật chất dạy hoc, dụng cụ để học tập, tài liệu,…
Trong đó phương tiện dạy học nó bao gồm: phòng thí nghiệm, phòng học, bàn ghế, những thiết bị kĩ thuật phục vụ các hoạt động của nhà trường như máy in, máy tính, máy photocopy, máy ảnh,…
Chức năng của phương tiện dạy học
Đối với giáo viên:
- Hỗ trợ cho người dạy đảm bảo quá trình giảng dạy được thuận tiện, sinh động hơn.
- Giáo viên giảm được cường độ trong việc dạy học, từ đó việc giảng dạy cũng được chất lượng hơn.
Đối với người học:
- Phương tiện dạy học giúp người học có thêm động lực và hứng thú trong quá trình học tập.
- Người học dễ dàng nắm nội dung bài học mà không mất nhiều thời gian.
- Ghi nhớ lâu hơn.
- Người học được bổ sung thêm kiến thức liên quan đến môi trường thực tiễn.
Ngoài ra, phương tiện dạy học vừa hỗ trợ giáo viên vừa giúp học sinh học tập điển hình như:
- Phương tiện dạy học giúp học sinh xây dựng tình huống, tạo hứng thú cho học sinh. Ví dụ, giáo viên có thể sử dụng các thiết bị cho học sinh tiến hành các thí nghiệm đơn giản, nhưng mới mẻ mà trong cuộc sống học sinh chưa gặp để tạo hứng thú cho học sinh. Giáo viên có thể sử dụng những vật thật, tranh ảnh, thí nghiệm để học sinh tìm hiểu, tò mò hơn.
- Còn đối với những bài học không thể tiến hành thí nghiệm được giáo viên có thể sử dụng những mô hình, thao tác với mô hình để xây dựng vừa ôn lại kiến thức cũ vừa giúp học sinh hiểu sâu hơn.
- Khi thảo luận, phương tiện dạy học giúp cho học sinh trình bày, bảo vệ quan điểm của mình hoặc của một nhóm. Nhất là trong lúc tiếp thu kiến thức mới, phương tiện dạy học sẽ giúp cho học sinh lĩnh ngộ qua những bài thực hành, thí nghiệm, xem tranh ảnh,…
Nguyên tắc sử dụng phương tiện dạy học
Một số nguyên tắc khi sử dụng phương tiện dạy học như:
- Sử dụng đúng thiết bị dạy học vào lúc cần thiết lúc học sinh muốn nhất, đặc biệt là khi học sinh cần được quan sát hay gợi nhớ lại kiến thức,…
- Tùy vào trình tự bài giảng, giáo viên cần đưa ra phương tiện dạy học lần lượt để tránh bày phòng học như phòng trưng bày.
- Các phương tiện dạy học phải được đảm bảo an toàn cho cả giáo viên và học sinh, đặc biệt không gây ảnh hưởng để làm việc và học tập của lớp bên cạnh.
- Nội dung phải thích hợp với bài học, giáo trình hay chương trình của ngày học hôm đó cũng như khả năng tiếp thu của người học.
- Đảm bảo trong quá trình sử dụng, vận chuyển, bảo quản một cách an toàn.
- Tùy vào từng phương tiện dạy học mà mức độ sử dụng chúng khác nhau, nếu dùng lặp đi lặp lại một phương tiện sẽ khiến cho học sinh nhàm chán, từ đó hiệu quả của nội dung bài giảng hôm đó sẽ giảm đi.
- Khi nội dung giảng dạy dùng phương tiện nghe nhìn, cần phải căn cứ các tài liệu do các thầy thuốc khoa mắt chỉ dẫn: trong 1 tuần không được sử dụng phương tiện nghe nhìn hơn 3 4 lần, và không được kéo dài hơn 25 phút trong một buổi học.
- Nếu 1 phương tiện dạy học mà cần phải sử dụng nhiều lần thì giáo viên nên phân biệt khi nào thì nên đưa vào trong giờ giảng, khi nào thì dùng trong buổi ngoại khóa, giờ nghỉ hoặc trưng bày ở ký túc xá,…
Xem thêm:
- Tổng hợp các phương pháp học thuộc văn nhanh và nhớ cực lâu
- Tổng hợp công thức 12 thì, cách dùng và dấu hiệu nhận biết các thì Tiếng Anh
- Cách trang trí thời khóa biểu đẹp, độc, lạ, đơn giản dễ làm
Qua bài viết này có thể bạn đã hiểu phương pháp dạy học cũng như phương pháp dạy học tích cực là gì rồi nhỉ. Hy vọng qua những thông tin này Bamboo sẽ giúp bạn bổ sung kiến thức về phương pháp dạy học này một cách đủ đầy nhất.
Học sinh cá biệt là gì? Nguyên nhân, tâm lý và cách giáo dục học sinh cá biệt hiệu quả
Hiện nay, ở các trường học, việc gặp phải những học sinh cá biệt là chuyện đương nhiên. Vậy, học sinh cá biệt là gì? Nguyên ngân từ đâu dẫn đến học sinh cá biệt? Để có thể giáo dục tốt các học sinh cá biệt, bạn có thể theo dõi bài viết ngày sau đây!
Học sinh cá biệt là gì?
Học sinh cá biệt là cụm từ chỉ những bạn học sinh có tính cách nghịch ngợm, quậy phá, hay đánh nhau, thường xuyên mất trật tự trong lớp học. Những học sinh này thường có rào cản về tâm lý nên mới bộc phát tính cách trái ngược nhằm gây sự chú ý của mọi người xung quanh.
Nguyên nhân học sinh cá biệt
Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến các bạn học sinh trở nên cá biệt hơn:
- Có thể từ phía gia đình các bạn học sinh này rất ít nhận được sự quan tâm từ gia đình. Hoặc có thể một số gia đình chiều chuộng theo ý muốn, sở thích các bạn quá mức. Một số khác bị ảnh hưởng từ những tác động tiêu cực trong cuộc sống vì vậy làm nên ảnh hưởng tâm lí chán nản, buồn chán trong học tập của các bạn học sinh.
- Tác động từ môi trường bên ngoài như phía xã hội: các bạn bị tác động bởi những thành phần xấu cám dỗ dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực trong tâm lý.
- Nhà trường có phương pháp dạy học cũng như cách quản lý chưa phù hợp, thầy cô chưa quan tâm đến những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt. Môi trường học tập với nhiều áp lực, chán nản và mệt mỏi. Các bạn học sinh luôn muốn tự thay đổi vì vậy có thể phát sinh những hành vi lệch lạc, thiếu suy nghĩ.
- Từ phía chính bản thân các học sinh đã có những sự chuyển đổi về tâm lý, muốn khằng định mình nhưng thực hiện hành vi không phù hợp và luôn muốn chứng tỏ năng lực bản thân với mọi người xung quanh.
Tâm lý học sinh cá biệt
Những học sinh cá biệt luôn có tính hiếu động, thích tìm tòi và đặc biệt là gây sự chú ý cho người khác ở bất kỳ đâu.
Tuy nhiên, các học sinh này thường nhanh nhẹn, hoạt bát đi cùng là sự nghịch ngợm. Việc học tập có thể ở mức trung bình hoặc yếu nguyên nhân là do các học sinh này không chú ý, hợp tác trong việc học cùng các thầy cô.
Những em học sinh cá biệt ngoài việc thường hiếu động còn có thể bị các tác động khác bên ngoài dẫn đến tâm lý bất ổn. Khi tâm lý bất ổn có thể hình thành nên tích cách ù lỳ không nghe ai khuyên và hơn nữa là hình thành xu thế bạo lực.
Ví dụ về học sinh cá biệt
Ví dụ 1: Gia đình bạn A thường xuyên không quan tâm đến bạn, không có thời gian lắng nghe câu chuyện của bạn, dẫn đến tâm lý muốn quậy phá để cha mẹ chú ý đến mình hơn.
Ví dụ 2: Bạn B sống trong môi trường không tốt, ba mẹ thường xuyên bạo lực gia đình. Bạn B tổn thương tâm lý cũng có thể hinh thành hành vi bạo lực lên người khác để trút giận.
Ví dụ 3: Bạn C không tập chung học tập, không tiếp thu được kiến thức. Cô giáo không khuyên nhẹ nhàng mà thay vào đó là những lời nói làm tổn thương đến tâm lý của bạn. Bạn sẽ hình thành nên hành vi thái độ không hay với cô giáo, thậm chí là cúp học môn của cô.
Cách giáo dục học sinh cá biệt hiệu quả nhất
Giáo dục học sinh không chỉ là kiến thức mà còn cần kết hợp với những lời khuyên, hành động từ phía gia đình và nhà trường. Như vậy, học sinh mới có thể cảm nhận được sự giáo dục toàn diện.
Đối với gia đình:
- Gia đình chính là môi trường giáo dục có ảnh hưởng trực tiếp nhất, đặc biệt là học sinh rất dễ ảnh hưởng từ cha mẹ. Gia đình được xem là yếu tố chính quyết định nên tâm lý của học sinh. Vì vậy, cha mẹ nên thường xuyên định hướng tư duy của con em mình.
- Phụ huynh cần thường xuyên trao đổi thông tin với con cái về các vấn đề học tập, xã hội và nắm bắt được tâm lý của con em mình.
- Động viên con em mình khi các em có các rào cản tâm lý khi đến trường lớp.
Đối với nhà trường:
- Về phía nhà trường cần thường xuyên theo dõi quá trình học tập của các học sinh cá biệt.
- Thường xuyên động viên, khen thưởng hay khích lệ các học sinh này qua những sự tiến bộ nhỏ nhất.
- Điều chỉnh những hành vi sai lệch của các học sinh trong nhà trường bằng các phương pháp nhẹ nhàng.
- Đối với những học sinh này, nhà trường chỉ nên nhẹ nhàng khuyên, chỉ dạy không nên tạo áp lực lên các học sinh này. Vì độ tuổi này đang là độ tuổi nổi loạn. Càng đe doạ, càn áp lực các em càng bùng nổ tâm lý của mình hơn.
- Đối với những học sinh hay mất trật tự, làm việc riêng trong giờ học thì giáo viên cần quan tâm sâu sắc tới hoạt động của học sinh, thường xuyên nhắc nhở và động viên kịp thời.
- Những đối tượng học sinh này cần nhận được sự quan tâm, giảng lại bài của thầy cô giáo để giúp các em hiểu bài hơn, nắm rõ bài hơn.
- Thầy cô không nên phân biệt các bạn học sinh này với các bạn khác. Điều này vô tình làm các em trở nên tổn thương về mặt tâm lý. Thay vì tách biệt các học sinh này, thầy cô cần tạo mối quan hệ thân thuộc để các em dễ dàng lắng nghe và khuyên dạy những điều bổ ích hơn.
Xem thêm:
- Lớp 9 có bao nhiêu môn học? cần bao nhiêu quyển vở, đồ dùng học tập gì?
- Lớp 8 có bao nhiêu môn học? Cần bao nhiêu quyển vở, đồ dùng học tập gì?
- Lớp 7 có những môn gì, cần bao nhiêu quyển vở, đồ dùng học tập gì?
Trên đây là khái niệm về học sinh cá biệt và phương pháp giáo dục học sinh cá biệt hiệu quả. Hy vọng rằng, với bài viết này cá bạn có thể hiểu thêm về học sinh cá biệt và chọn được phương pháp các dục hiệu quả. Đừng quên theo dõi Bamboo School để xem thêm các thông tin hữu ích khác nhé!
Nguyện vọng lớp 10 năm 2022 và những điều cần biết trước khi xét tuyển vào lớp 10
Để chắc chắn vào được lớp 10 ở ngôi trường ưng ý, trong bối cảnh lượng thí sinh vào 10 tăng cao, chỉ tiêu thì “nhỏ giọt”, các em cần hết sức để ý đến cách chọn nguyện vọng lớp 10- cấp THPT. Hãy cùng Bamboo tìm hiểu những điều cần biết trước khi xét tuyển vào lớp 10 trong bài viết dưới đây nhé!
Nguyện vọng lớp 10 là gì? Có bao nhiêu nguyện vọng thi vào 10?
Sau khi các bạn học xong lớp 9 sẽ thi chuyển cấp và mong muốn của các bạn vào các trường THPT mà các bạn mong muốn được hiểu là nguyện vọng lớp 10. Khi thi vào lớp học sinh sẽ được đăng ký 3 nguyện vọng. Các nguyện vọng này được xếp theo thứ tự như sau: nguyện vọng 1, 2 và 3. Trong đó, nguyện vọng 1 và nguyện vọng 2 phải thuộc khu vực tuyển sinh theo quy định, nguyện vọng 3 có thể thuộc một khu vực tuyển sinh khác.
>>> Xem thêm: Thông tin tuyển sinh cấp 3
Cách tính điểm nguyện vọng 2 vào lớp 10
Nếu chẳng may không đậu nguyện vọng 1 thí sinh vẫn còn NV2 và NV3. Tuy nhiên học sinh cũng phải thỏa mãn điểm thi mới có thể đậu nguyện vọng 2 và nguyện vọng 3.
- Điểm xét tuyển NV2 phải cao hơn điểm chuẩn trúng tuyển NV1 của trường tối thiểu 1,0 điểm.
- Nếu thí sinh không đậu nguyện vọng 1, 2 sẽ tiếp tục xét tuyển nguyện vọng 3 và điểm xét tuyển nguyện vọng này sẽ cao hơn điểm chuẩn trúng tuyển nguyện vọng 1 của trường ít nhất 2,0 điểm.
Đối với những trường giảm điểm chuẩn thì có thể nhận học sinh có nguyện vọng 2, 3 nếu đủ điều kiện trúng tuyển. Các bạn học sinh nếu không đậu cả 3 nguyện vọng thì cũng không cần quá lo lắng, phương án khác là có thể chọn các trường dân lập hoặc trường nghề để học.
Cách đăng ký nguyện vọng thi vào lớp 10 TPHCM
Hiện nay, đăng ký nguyện vọng lớp 10 bằng trực tuyến là một trong những điểm mới của ngành giáo dục, điều này được áp dụng cho học sinh xét tuyển vào lớp 10 thường. Trường hợp thí sinh nào không đủ điều kiện đăng ký trực tuyến thì dùng phiếu đăng ký. Còn đối với những thí sinh thi vào lớp 10 chuyên và tích hợp vẫn đăng ký nguyện vọng bằng phiếu như thông thường.
Những lưu ý khi chọn nguyện vọng vào lớp 10
Vậy khi chọn nguyện vọng vào lớp 10, học sinh cần lưu ý những điều sau:
- Học sinh tự đánh giá thực lực của mình có thể đạt được bao nhiêu điểm, cách hiệu quả nhất là học sinh lấy điểm thi của 3 môn: Toán, Văn, Ngoại ngữ trong kỳ thi kiểm tra học kỳ II để tự xem khả năng mình.
- Đối chiếu với điểm chuẩn lớp 10 năm trước: tính điểm theo công thức = Văn x2 + Toán x2 + Ngoại ngữ. Khi tính tổng điểm phải trừ 10 – 15% vì đề thi vào lớp 10 phân loại học sinh nên khó hơn.
- Tham khảo ý kiến những giáo viên khác: xem khả năng của mình có thể đạt được điểm số này không. Khi đã đánh giá được thực lực của mình tương đối, phải đối chiếu với điểm chuẩn các nguyện vọng của trường THPT năm trước xem bản thân phù hợp với trường nào rồi đưa ra những lựa chọn.
- Sau khi đăng ký nguyện vọng đợt 1, sở GD&ĐT sẽ công bố số liệu đăng ký nguyện vọng ban đầu và cho phép thi sinh chỉnh sửa lần cuối.
Rớt 3 nguyện vọng lớp 10 phải làm sao?
Nếu các em không đậu tuyển sinh 10 công lập vẫn có rất nhiều hướng khác mở ra. Phụ huynh có thể cho các em vào học các trường dân lập, các trung tâm giáo dục thường xuyên hoặc học nghề. Khi vào đây, học sinh vẫn được học các môn bình thường như các trường công lập. Cơ hội vào đại học cũng không kém hơn các trường trung học phổ thông công lập nếu các em xác định rõ mục tiêu khi vào học.
Thật ra, việc học ở nhà trường một phần, phần khác là sự chủ động học tập của các em nên khoảng cách của 2 hệ đào tạo này không phải là quá xa.
Dưới đây là những trường dân lập mà bạn có thể tham khảo:
- Trường Hội nhập Quốc tế Bamboo School: Bamboo School là hệ thống trường hội nhập quốc tế đầu tiên có mặt tại TP.HCM thuộc sự quản lý của Hệ thống trường Nhân Việt – một đơn vị đã có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục. Với sự đầu tư về cơ sở vật chất cũng như chương trình học, Bamboo School tự tin là trường tiểu học chất lượng cao với học phí vừa phải, phù hợp với mọi phụ huynh và gia đình.
Ngoài ra cũng có một số trường dân lập khác như:
- THPT Dân Lập Hermann Gmeiner (HCM)
- Trường Quốc Tế Nam Sài Gòn
- Trường THPT Nguyễn Khuyến Hồ Chí Minh
- Trường THPT Ngôi Sao (HCM)
>>> Xem chi tiết: Review các trường cấp 3 – THPT chất lượng tốt nhất tại TP.HCM
Xem thêm:
- Lớp 10 có bao nhiêu môn? Những điều bạn cần chuẩn bị trước khi vào lớp 10
- Dự kiến điểm tuyển sinh lớp 10 năm 2022-2023 TP HCM chính xác nhất
- Top 5 trường THPT – trường cấp 3 tốt nhất quận tân phú
Trên đây là tất cả các thông tin về nguyện vọng lớp 10 năm 2022 mà Bamboo đã tổng hợp, chúc các bạn chuẩn bị cho mình một tinh thần thật tốt và học tập thật tốt nhé!
Phương pháp học tập là gì? 10 Phương pháp học tập hiệu quả nhất cho học sinh
Nếu không có một phương pháp học tập cụ thể có thể khiến các bạn học sinh, sinh viên gặp nhiều khó khăn trong quá trình học tập thậm chí còn ảnh hưởng đến những giai đoạn quan trọng sau đó. Hiểu được điều đó, sau đây Bamboo sẽ giúp bạn tìm hiểu xem phương pháp học tập là gì cũng như học như thế nào là hiệu quả. Hãy tham khảo ngay nhé.
Phương pháp học tập là gì?
Phương pháp học tập là những cách thức, xây dựng một lộ trình cụ thể trong quá trình học tập từ đó giúp bạn đạt được nhiều hiệu quả cao. Mục đích để người học hiểu và nắm được nội dung của bài học.
Vai trò của phương pháp học tập
Phương pháp học tập hiệu quả sẽ giúp bạn dễ dàng tiếp thu, học tập nhanh hơn, trau dồi kiến thức, có một định hướng đúng đắn từ đó thúc đẩy bản thân ngày càng phát triển hơn.
10 phương pháp học tập hiệu quả nhất
Đặt mục tiêu phấn đấu cụ thể, rõ ràng
Bước đầu tiên để xây dựng một phương pháp học tập hiệu quả là thiết lập mục tiêu rõ ràng. Qua việc xây dựng mục tiêu, bạn sẽ đánh giá điều gì phù hợp và không phù hợp với mình.
Nếu không đặt mục tiêu, bạn có thể hoang mang với những định hướng, từ đó lãng phí rất nhiều thời gian. Hay nói đơn giản hơn mục tiêu là một động lực to lớn giúp bản thân phấn đấu, không có thời gian sao nhãng việc học.
Quản lý và tận dụng thời gian
Không phải bạn dành nhiều thời gian cho việc học thì gọi là quản lý thời gian hiệu quả mà bạn nên cân bằng việc học, giải trí và những mối quan hệ xung quanh bạn. Nếu thời gian không được quản lý tốt, bạn có thể bị áp lực, chán nản với việc học hoặc lúc nào bạn cũng trong trạng thái vội vã.
Phương pháp tổng hợp thông tin
Ngày nay với sự phát triển của công nghệ, hầu như ai cũng biết đến Internet đặc biệt là giới trẻ. Việc tiếp xúc sớm vừa có lợi cũng vừa có hại đối với việc học tập của các bạn học sinh.
Internet giúp bạn tìm được những thông tin một cách nhanh chóng, đồng thời bạn cũng sẽ bị hoang mang trước biển lớn tri thức. Vì vậy phương pháp tổng hợp thông tin sẽ rất cần thiết trong quá trình học tập.
Phân chia thời gian học hiệu quả
Phân chia thời gian học tập là một phương pháp học tập vô cùng hiệu quả nếu như bạn biết cách sắp xếp thời gian một cách hợp lý. Ngoài việc phân chia việc học thì sắp xếp môn học cũng quan trọng không kém.
Nếu không có gì vội vã thì bạn không nên ngày học 1 môn học trong những giờ đồng hồ liên tiếp mà thay vào đó hãy phân chia linh hoạt một cách thích hợp để bạn không cảm thấy mệt mỏi hay chán nản.
Ứng dụng kiến thức để thực hành
Việc thực hành luôn luôn là một phương pháp học tập cực kỳ hiệu quả cho học sinh, sinh viên. Lý thuyết thường đi đôi với thực hành, mỗi khi có đợt kiểm tra giáo viên sẽ ra đề toàn diện để kiểm tra sự linh hoạt cũng như hiểu biết của học sinh.
Để làm được bài kiểm tra, đòi hỏi học sinh phải tự tổng hợp thông tin và hiểu về vấn đề đó có thể liên hệ thực tiễn ở ngoài đời. Nếu học vẹt sẽ khiến học sinh nhận điểm kém cũng như không có kiến thức về môn học đó. Sau mỗi lần học tập, trải nghiệm, học sinh nên tìm hiểu thêm và thực hành để đạt kết quả cao trong bài kiểm tra.
Làm việc nhóm
Nếu một nhóm 4, 5 người cùng quan điểm và lý tưởng cũng như trách nhiệm, thì bạn có thể đạt được rất nhiều thành công trong việc học tập. Bất kể ai cũng có những điểm mạnh và điểm yếu. Vì mỗi người có một thế mạnh riêng nên chúng ta cần phải bổ sung cho nhau.
Học nhóm sẽ tạo ra một không khí trao đổi, giúp bạn bổ sung những thiếu sót và học hỏi thêm từ những người khác. Bên cạnh đó, học nhóm cũng giúp bạn ghi nhớ kiến thức lâu hơn qua những những lần tranh luận hoặc nhiều lần hướng dẫn bài cho người khác.
Đặt câu hỏi và phản biện
Trong quá trình học, việc học sinh đặt câu hỏi phản biện cũng vô cùng quan trọng. Sự chủ động học hỏi giúp bạn bổ sung kiến thức, dần dần hoàn thiện mình hơn nữa còn làm bạn trở nên tự tin cũng như rèn luyện tư duy phản biện sắc bén.
Đặt câu hỏi và phản biện cũng như giúp bạn có khả năng lập luận, bảo vệ quan điểm của mình. Từ đó, bạn có thể nhớ lại kiến thức và tiếp tục ghi nhớ thêm chứ không phải chỉ tiếp nhận một chiều.
Không nên làm quá nhiều việc cùng một lúc
Trong một lúc bạn không nên làm quá nhiều việc để rèn luyện não bộ cũng như tránh lãng phí thời gian. Sự chuyển đổi nhiều việc sẽ làm bạn mất thời gian thậm chí người thực hiện sẽ làm các công việc kém hiệu quả thay vì chỉ tập trung vào một cái. Vì vậy, bạn hãy tập trung một việc của mình, đừng thực hiện quá nhiều việc khác nhau vào cùng một thời điểm.
Tránh sự phiền nhiễu
Việc bỏ qua sự phiền nhiễu của môi trường bên ngoài cũng là một trong những phương pháp học tập hiệu quả mà bạn cần biết. Sự phiền nhiễu có ở mọi nơi như tiếng điện thoại, chuông tin nhắn, xe cộ, tiếng nhạc, tiếng nói chuyện lớn. Bạn hãy khắc phục bằng cách tìm một nơi thật yên tĩnh và tập trung vào việc của mình, điều đó sẽ giúp bạn tập trung hơn.
Trao đổi với giáo viên
Việc trao đổi với giáo viên không những giúp việc học của bạn trở nên tốt hơn mà còn giúp mối quan hệ của cả 2 thân thiết hơn. Nếu không hiểu về bài học bạn có thể thoải mái thảo luận với giáo viên để hiểu rõ hơn về bài học.
Bên cạnh đó giáo viên sẽ hiểu được bạn đang vướng mắc chỗ nào, học tập ra sao từ đó họ sẽ có cách giúp bạn tiếp cận kiến thức dễ hơn cũng như hòa nhập với môi trường hơn.
Ví dụ về phương pháp học tập hiệu quả
Trong quá trình nghe giảng, bạn hãy ghi lại những điểm quan trọng hoặc có thể ghi âm để củng cố lại kiến thức. Sau đó bạn hãy đọc thêm tài liệu liên quan và sử dụng hình ảnh hỗ trợ có sẵn (ví dụ như ảnh minh hoặc biểu đồ). Ngoài ra, bạn có thể thảo luận với bạn bè hoặc giáo viên để kiến thức đó được nhớ lâu hơn.
Xem thêm:
- Hướng dẫn ôn thi thpt quốc gia môn văn chi tiết đầy đủ nhất
- Bí kíp giúp chọn ngành nghề phù hợp với bản thân
- Cách tính điểm trung bình môn THCS, THPT, Đại học chi tiết, mới nhất
Vậy là sau bài viết này bạn đã trả lời được phương pháp học tập là gì rồi nhỉ? Bamboo hy vọng rằng qua bài viết này bạn sẽ xây dựng cho mình một cách học tập hiệu quả nhất. Chúc bạn thành công trên con đường học tập của mình.
Văn học lãng mạn là gì? Đặc trưng và tác dụng của văn học
Văn học lãng mạn được xem là một trong các trào lưu văn học. Có rất nhiều tác phẩm văn học lãng mạn nói về những giá trị cuộc sống, con người,…Nhiều người thường hiểu nhầm rằng văn học lãng mạn rất sến súa, luỵ hay quá xa rời hiện thực. Tuy nhiên cần nhìn nhận một cách khách quan rằng, văn học lãng mạn đã đóng góp rất nhiều cho nền văn học Việt Nam. Cùng Bamboo School tìm hiểu về văn học lãng mạn tại bài viết dưới đây nhé!
Văn học lãng mạn là gì?
Văn học lãng mạn là một trào lưu văn học. Trong văn học lãng mạn mang một khuynh hướng cảm hứng được khởi nguồn từ sự khẳng định cái tôi cá nhân, cá thể được giải phóng về tình cảm, cảm xúc và cả trí tưởng tượng. Văn học lãng mạn mang xu thế giúp con người nhìn nhận vấn đề cuộc sống một cách khách quan nhất.
Văn học lãng mạn có tác dụng như thế nào?
Văn học lãng mạn thường có 2 xu hướng là tích cực và tiêu cực. Nó chủ yếu được dùng với ba đề tài chính: thiên nhiên, tình yêu, tôn giáo để thể hiện nỗi đau buồn cùng cực, sầu não hay thậm chí là tuyệt vọng, bơ vơ, cô đơn nhưng vẫn mang chút hy vọng về một thứ gì đó tốn hơn.
Ngoài ra còn thể hiện ý thức sâu sắc về cá nhân, cá tính. Hướng vào cái tôi cá nhân và đời sống nội tâm tràn đầy tình cảm, xúc cảm.
Xu hướng văn học lãng mạn
Chủ nghĩa lãng mạn đến với văn học Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX với thơ văn, từ khúc. Đến những năm 1930 1945, chủ nghĩa lãng mạn phát triển mạnh mẽ thành trào lưu rầm rộ với đầy đủ các đặc trưng của nó trên tất cả các thể loại với Tự lực văn đoàn, Hà Nội mới,… Từ đó, văn học lãng mạn cũng mang lại làn gió mới trong sự phát triển của văn học Việt Nam.
Đặc trưng của văn học lãng mạn
Nếu chủ nghĩa hiện thực thì nghiêng về phản ánh, chủ nghĩa lãng mạn nghiêng về bộc lộ thì chủ nghĩa lãng mạn là cảm nhận và suy nghĩ như thế nào thì viết ra như thế ấy. Văn học lãng mạn nghiêng về xu hướng hướng nội. Có thể nói đặc trưng lớn nhất của văn học lãng mạn là lấy tình cảm làm trung tâm, không quan trọng yếu tố cốt truyện.
Văn học lãng mạn chính là sự phản ứng chống lại xã hội đương thời, con người luôn muốn thoát li thực tế tìm đến một thế giới khác giúp con người quên đi cuộc sống mà họ cảm thấy chán ghét. Nó vẽ ra một cuộc sống làm thỏa mãn “cái tôi” bị tổn thương của con người, nên thế giới trong văn học lãng mạn là thế giới mộng tưởng, đề cao tình cảm và tự do cá nhân.
Các tác phẩm văn học lãng mạn
- Hai đứa trẻ – Thạch Lam
- Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân
- Nhà mẹ Lê – Thạch Lam
- Nhà thờ Đức Bà Paris
- Hồng lâu mộng
- Kiêu hãnh và định kiến
- Cuốn theo chiều gió (Gone With The Wind)
- Tiếng chim hót trong bụi mận gai (The Thorn Birds)
- Đồi gió hú (Wuthering Heights)
- Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)
- …
Xem thêm:
- Cách làm và các bước làm văn nghị luận xã hội , văn học
- Nghị Luận Là Gì? Mục Đích, Đặc Điểm Và Ví Dụ Văn Nghị Luận Xã Hội Và Văn Học
- Tự sự là gì? Đặc điểm, phân loại của tự sự trong văn học
Trên đây là những nét đặc trưng của văn học lãng mạn. Với những chia sẻ trên từ Bamboo School hy vọng rằng bạn có cái nhìn đa chiều đối với các tác phẩm văn học Việt Nam hơn!
Học bổ túc là gì? Học bổ túc có tương lai không? Học bao nhiêu năm và chi phí học bổ túc
Hiện nay, học bổ túc không còn xa lạ đối với môi trường trung học phổ thông nữa. Đối với hình thức này, thông thường sẽ được áp dụng đối với những ai không có nhiều thời gian đến trường. Nhưng học bổ túc là gì? Học trong khoảng bao lâu? Sau đây, hãy cùng Bamboo tìm hiểu về chủ đề này trong bài viết này nhé!
Học bổ túc là gì?
Hình thức học bổ túc chính là dành cho những ai không đủ điều kiện để học tại các trường THPT hoặc eo hẹp về thời gian. Mục đích của việc học này là hoàn thành chương trình học của cấp 3. Về nội dung học cũng tương tự như của hệ chính quy nhưng chỉ học các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Ngữ văn, Lịch Sử và Địa lý. Tùy vào điều kiện của các trường có thể bổ sung thêm môn Giáo dục Công dân và Tiếng Anh vào chương trình học.
Học bổ túc cấp 2 bao nhiêu năm?
Chỉ mất khoảng 2 năm là bạn có thể hoàn thành chương trình bổ túc, rút rất nhiều thời gian thay vì học chính quy. Số tiết cũng không quá nhiều, những môn học chỉ khoảng 18 – 20 tiết/tuần và được học trong 5 buổi/tuần.
Học bổ túc cấp 3 bao nhiêu năm?
Thời gian học cũng không quá khác so với hệ chính quy 1 năm 1 lớp. Không những thế, khi tham gia học bổ túc bạn vẫn có thể tiếp thu được những kiến thức cũng như kỹ năng cần thiết.
Học bổ túc có tương lai không? Có khó không?
Bằng tốt nghiệp hệ bổ túc cũng có giá trị như của hệ chính quy nên người học không cần phải lo lắng khi nếu muốn tiến xa hoặc thi lên đại học.
Học bổ túc gồm những môn nào?
Chương trình của học bổ túc thường dạy những môn chính như: Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh, Vật lý, Sinh học, Hóa học, Lịch sử, Địa lý; ngoài ra tùy một số trường còn tổ chức những lớp buổi tối cho những ai muốn đăng ký.
Học bổ túc cần giấy tờ gì?
Đối tượng học bổ túc cần nộp hồ sơ, học bạ tại các trung tâm giáo dục thường xuyên, các trường và những lớp tổ chức văn hóa. Với trường hợp không có học bạ và hồ sơ thì Sở Giáo dục & Đào tạo tiến hành tổ chức kiểm tra 2 môn ngữ văn và toán.
Hướng dẫn đăng ký học bổ túc
- Đối tượng học bổ túc cần ghi tên vào hồ sơ sau đó nộp học bạ tại các các trường, trung tâm giáo dục thường xuyên và các lớp bổ túc văn hoá.
- Với những ai hồ sơ lẫn học bạ thì được trường kiểm tra 2 môn Toán và Ngữ Văn, mục đích giấy này để thay học ba các lớp dưới trong hồ sơ dự thi tốt nghiệp bổ túc THCS và THPT.
Chi phí học bổ túc
Chi phí học bổ túc cấp 2
Mức học phí mỗi tháng của bổ túc THCS là 60.000 đồng.
Chi phí học bổ túc cấp 3
Mức học phí mỗi tháng của bổ túc THPT là 120.000 đồng, một năm học chỉ nộp 1.080.000 đồng và không phải nộp thêm một khoản tiền nào khác.
Những câu hỏi thường gặp khi học bổ túc
Học bổ túc có đi nghĩa vụ không?
Đối với ai đang học bổ túc mà không gặp vấn đề gì thì khi có giấy kêu gọi nhập ngũ thì bạn phải chấp hành thực hiện mà không được tạm hoãn.
Học bổ túc có được thi công an không?
Người học bổ túc vẫn có thể thi vào trường công an.
Học bổ túc có được thi quân đội không?
Học bổ túc vẫn đáp ứng điều kiện để thi tuyển vào trường quân đội.
Học bổ túc có cần học bạ không?
Với những ai theo học bổ túc thì cần phải có học bạ, nếu bạn nào không có học bạ thì Sở GD & ĐT tiến hành tổ chức để kiểm tra trình độ bằng hai môn ngữ văn và toán.
Học bổ túc có được đi du học không?
Trong trường hợp các bạn theo học bổ túc tại các cơ sở trung tâm giáo dục thường xuyên của địa phương thì vẫn được du học. Chỉ cần đáp ứng điều kiện là đã tốt nghiệp, có học bạ và có bằng.
Học bổ túc có thi đại học được không?
Sau khi hoàn thành xong quá trình học tập tại hệ bổ túc thì các bạn học sinh vẫn sẽ được tham gia kỳ thi tuyển của các trường đại học.
Xem thêm:
- Bí kíp giúp chọn ngành nghề phù hợp với bản thân
- Lớp 10 có bao nhiêu môn? Những điều bạn cần chuẩn bị trước khi vào lớp 10
- So sánh học phí cấp 3 – THPT trường dân lập và công lập tại TP.HCM
Như vậy qua bài viết này thì bạn đã hiểu học bổ túc là gì rồi cũng như không cần lo lắng tốt nghiệp bổ túc có dự thi đại học không. Hy vọng với những kiến thức trên sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc.
2 Cách tính điểm thi đại học 2022 theo điểm tốt nghiệp và xét học bạ
Cách tính điểm thi đại học 2022 mới nhất!!! Thi THPT quốc gia năm 2020 – 2021 đã vướng phải đợt dịch Covid – 19 gây nhiều trở ngại cho các bạn học sinh cuối cấp thi tốt nghiệp THPT. Chính vì vậy, trong năm 2022 này Bộ giáo dục khẳng định một lần nữa nội dung thi sẽ được nằm trong chương trình giáo dục THPT chủ yếu là chương trình lớp 12. Đề thi được xây dựng đáp ứng với yêu cầu của Kỳ thi đảm bảo phù hợp với các nội dung đã học và hạn chế tình trạng học tủ, học lệch, khuyến khích sáng tạo của học sinh cuối cấp 3.
Những quy định cần tuân thủ khi tuyển sinh Đại học, Cao Đẳng
Khi tổ chức tuyển sinh thì các trường đại học, cao đẳng cần tuân thủ những quy định sau đây: các trường Đại học, Cao đẳng cần tuân thủ các quy định dưới đây:
Đối với các trường sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT quốc gia để sơ tuyển, xét tuyển thì các trường thực hiện các quyền và nhiệm vụ sau đây:
- Các trường có nhiệm vụ xác định và công bố công khai tổ hợp các bài thi/môn thi để xét tuyển vào các ngành, nhóm ngành đào tạo của đơn vị mình. Theo đó, các bài thi/môn thi để xét tuyển, có thể bao gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Khoa học tự nhiên (Hóa học, Vật Lý, Sinh học) hoặc Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, giáo dục công dân).
- Đối với việc xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển, các trường Đại học, Cao đẳng cần tuân thủ theo các hướng dẫn của Bộ giáo dục và đào tạo. Theo đó, căn cứ trên các hướng dẫn xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển của Bộ giáo dục và đào tạo, các trường quy định cụ thể và công bố công khai điều kiện xét tuyển thẳng và điều kiện ưu tiên xét tuyển vào các ngành học đối với các đối tượng được tuyển thẳng hoặc ưu tiên xét tuyển theo quy định Khoản 2 Điều 2, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 7 Quy chế tuyển sinh Đại học.
- Đối với các trường mà có thủ tục sơ tuyển, tổ chức thi đánh giá năng lực, tổ chức thi năng khiếu và các hình thức thi khác kết hợp với sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT phải ghi rõ trong Đề án tuyển sinh và công bố công khai trên trang thông tin điện tử của trường, trên phương tiện thông tin đại chúng về thời gian, hồ sơ đăng ký sơ tuyển; thủ tục, điều kiện đạt yêu cầu sơ tuyển; phương thức tổ chức thi, phương thức xét tuyển và đề thi minh họa; thực hiện quy trình xét tuyển theo quy định của Khoản 6 Điều 10 của Quy chế tuyển sinh.
Đối với các trường Đại học, Cao đẳng xét tuyển không dựa trên kết quả thi THPT quốc gia, các trường thực hiện các quyền và nhiệm vụ sau đây:
- Trước tiên các trường cần lựa chọn, quyết định phương thức tuyển sinh. Theo đó, các trường này có thể lựa chọn các phương thức tuyển sinh sau: Tổ chức thi tuyển theo đề thi của đơn vị mình, xét tuyển học bạ hoặc kết hợp đồng thời cả hai phương thức xét tuyển hoặc thi tuyển. Đối với các đơn vị này, Hiệu trường của trường phải chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các khâu: Ra đề thi, coi thi, chấm thi (nếu tổ chức thi tuyển); xét tuyển và thông báo thí sinh trúng tuyển; giải quyết các khiếu nại, tố cáo liên quan đến tuyển sinh;
- Ngoài ra, các trường không áp dụng phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT quốc gia có thể sử dụng kết quả tuyển sinh của trường khác hoặc của tổ chức khảo thí uy tín trên thế giới để xét tuyển. Tuy nhiên, nếu trường sử dụng phương thức tuyển sinh này cần phải quy định cụ thể trong đề án tuyển sinh của trường.
Cách tính điểm xét tuyển Đại học 2022 theo kết quả thi tốt nghiệp THPT
Hiện nay có 2 cách tính điểm đại học theo kết quả thi tốt nghiệp THPT: Nhân hệ số môn và không nhân hệ số môn
Các ngành không có môn nhân hệ số
Đối với các ngành không có môn nhân hệ số bạn hãy tính theo công thức sau:
Điểm xét tuyển = Điểm môn 1 + Điểm môn 2 + Điểm môn 3 + Điểm ưu tiên (nếu có).
Trong đó:
- Điểm môn 1, môn 2, môn 3 lần lượt là điểm các môn trong tổ hợp xét tuyển thí sinh đã đăng ký.
- Điểm ưu tiên: Theo quy định của Bộ GD&ĐT hoặc quy định của từng trường Đại học.
Các ngành có môn nhân hệ số
Khác với các ngành không nhân hệ số, cách tính điểm có nhân hệ số môn sẽ được áp dụng đối với các trường quy định áp dụng xét tuyển theo thang điểm 40, tức là:
- Điểm xét tuyển Đại học = (Điểm môn 1 + Điểm môn 2 + Điểm môn 3) x 2 + Điểm ưu tiên (nếu có).
Đối với các trường xét tuyển theo thang điểm 30, nhưng có quy định nhân 2 hệ số môn quy định sẽ có công thức tính điểm xét tuyển Đại học được như sau:
- Điểm xét đại học = [Điểm môn 1+ Điểm môn 2 + (Điểm môn 3 x2)] x 3/4+ Điểm ưu tiên (nếu có).
Cách tính điểm xét tuyển Đại học 2022 dựa trên xét học bạ THPT
Ngoài cách xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT, nhiều trường đại học còn tạo điều kiện cho thí sinh có nhiều cơ hội hơn để vào ngôi trường đại học mình mong muốn. Lựa chọn đại học phương thức xét tuyển bằng học bạ xuất hiện vào những năm gần đây:
Đối với phương thức xét tuyển dựa vào kết quả học tập, mỗi trường đại học sẽ có cách tính điểm xét tuyển khác nhau. Dưới sẽ là 2 cách tính điểm xét tuyển phổ biến nhất:
- Xét điểm tổng 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển của 5 học kỳ (học kỳ 1 lớp 10 tới học kì 1 lớp 12) hoặc 3 học kỳ ( học kỳ 1, 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12), hoặc cả năm lớp 12.
- Xét kết điểm tổng kết học tập cả năm: Các trường Đại học, Cao đẳng sẽ căn cứ vào điểm tổng kết học tập của học sinh trong 3 năm học THPT để xét tuyển.
Cách tính điểm ưu tiên
Theo Điều 7 Quy chế tuyển sinh đại học ban hành theo Thông tư số 09/2020/TT – BGDĐT, thí sinh sẽ được cộng điểm ưu tiên theo đối tượng và khu vực tuyển sinh. Cụ thể có 2 cách tính điểm ưu tiên: Ưu tiên theo khu vực và ưu tiên theo đối tượng:
Điểm ưu tiên theo đối tượng:
- Cộng 2 điểm đối với thí sinh thuộc các đối tượng 1, 2, 3, 4 theo Quy chế tuyển sinh đại học.
- Cộng 1 điểm đối với thí sinh thuộc các đối tượng 5, 6, 7 theo Quy chế tuyển sinh đại học.
Điểm ưu tiên theo khu vực:
- Đối với khu vực 1 (KV1) được cộng 0,75 điểm, bao gồm: Các xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định được áp dụng trong thời gian thí sinh học THPT hoặc trung cấp, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu.
- Đối với khu vực 2 – nông thôn (KV2-NT) được cộng 0,5 điểm gồm: Các địa phương không thuộc KV1, KV2, KV3.
- Đối với khu vực 2 (KV2) được cộng 0,25 điểm gồm: Các thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; các thị xã, huyện ngoại thành của thành phố trực thuộc Trung ương (trừ các xã thuộc KV1).
- Đối với khu vực 3 (KV3) không được cộng điểm ưu tiên gồm: Các quận nội thành của thành phố trực thuộc Trung ương. Thí sinh thuộc KV3 không thuộc diện ưu tiên khu vực.
Một số lưu ý trong cách tính điểm thi đại học 2022
Đối với kì thi THPT Quốc gia năm nay, thí sinh sẽ được quyền đăng ký cả 2 bài thi tổ hợp. Như vậy, điểm bài thi tổ hợp nào cao hơn sẽ được chọn để tính điểm xét công nhận tốt nghiệp THPT. Ví thí sinh có điểm thi tổ hợp KHTN là 7 điểm và KHXH là 9 điểm thì sẽ lấy điểm bài thi KHXH để xét tốt nghiệp.
Bài thi ngoại ngữ của các thí sinh thuộc hệ GDTX có thể để dùng kết quả bài thi này xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng mà mình muốn. Đối với các thí sinh đăng ký dự thi cả 2 bài thi tổ hợp thì bắt buộc phải thi cả 2 bài này. Nếu thí sinh bỏ một trong hai bài thi sẽ bị coi là dự thi không đủ số bài thi và không được công nhận tốt nghiệp.
Về điểm liệt trong cách tính điểm thi THPT quốc gia: điểm liệt của mỗi bài thi độc lập sẽ theo thang điểm 10,0 là 1,0 điểm. Điểm liệt của mỗi môn theo thang điểm 10,0 của các bài thi tổ hợp là 1,0 điểm.
Xem thêm:
- Cách tính điểm trung bình môn THCS, THPT, Đại học chi tiết, mới nhất
- Tổng hợp 20 bộ đề thi mẫu tổng hợp kỳ thi đánh giá năng lực 2022 ĐH Quốc Gia
- Tổng hợp bộ đề thi mẫu kì thi đánh giá năng lực 2022 môn Khoa học TN-XH
Trên đây là các thông tin liên quan đến cách tính điểm thi đại học 2022. Hy vọng rằng các thông tin trên sẽ giúp các bạn chuẩn bị thật tốt cho kì thi sắp tới. Chúc bạn có thể đậu vào trường đại học mà bạn mong ước!
Cách tính điểm thi vào lớp 10 năm 2022 TP HCM theo quy định mới nhất
Mùa tuyển sinh đang đền gần, ắt hẳn các vị phụ huynh và các bạn học sinh rất quan tâm đến việc cách tính điểm thi vào lớp 10 năm 2022 như thế nào và có thay đổi gì so với những năm trước đó không. Vì vậy trong bài viết hôm nay, Bamboo sẽ đưa ra những thông tin quy định cách tính điểm thi vào lớp 10 của bộ GDĐT để các quý phụ huynh và các bạn học sinh nắm rõ hơn nhé!
Quy định tính điểm thi theo quy định năm 2022 bộ GDĐT có gì mới?
Ở năm 2022, cách tính điểm thi vào lớp 10 vẫn giữ nguyên như những năm trước, sẽ có cách tính điểm vào lớp 10 thường, lớp chuyên, lớp tích hợp. Ngoài ra, các chế độ tuyển thẳng và cách xét điểm ưu tiên vẫn không có gì thay đổi. Để xem lại cách tính điểm, mời các bạn theo dõi phần tiếp theo.
Điểm ưu tiên là gì? Cách tính điểm ưu tiên vào lớp 10
Điểm ưu tiên là mức điểm mà Nhà nước ưu ái cho các học sinh, nhất là những học sinh thuộc diện đặc biệt. Điểm ưu tiên là mức điểm thí sinh được cộng thêm vào số điểm thi thực của mình và nó được coi là 1 căn cứ để các đơn vị giáo dục xét tuyển. Tuy nhiên, không phải ai cũng thuộc diện được điểm ưu tiên mà chỉ có những trường hợp này phải thuộc diện quy định của pháp luật hoặc nằm trong khu vực ưu tiên.
Theo như quy định từ Bộ GD&ĐT, mỗi thí sinh tham gia thi xét tuyển vào lớp 10 dựa vào cách tính điểm ưu tiên như sau:
[wptb id=8895]
Nguyên tắc xét tuyển
Điểm xét tuyển lớp 10 chuyên = Tổng điểm trung bình môn cả năm lớp 9 của môn Văn – Toán – Ngoại ngữ + điểm trung bình môn cả năm lớp 9 của môn đăng ký thi chuyên x 2 + điểm khuyến khích (nếu có).
Nếu học sinh có các điểm khuyến khích thì chỉ cộng số điểm cao nhất vào điểm xét tuyển.
Các giải quốc tế, quốc gia do Bộ GD-ĐT hoặc Sở GD-ĐT thành phố cử tham gia và tổ chức hoặc phối hợp tổ chức.
Đối với học sinh không trúng tuyển lớp 10 chuyên sẽ được xét tuyển vào lớp không chuyên trong trường chuyên căn cứ vào: Điểm xét tuyển = Tổng điểm trung bình môn cả năm lớp 9 của môn Văn – Toán – Ngoại ngữ + điểm khuyến khích (nếu có).
Cách tính điểm xét tuyển vào lớp 10
Tùy vào cách tính điểm mà một số trường sẽ tính điểm nguyện vọng 2 cao hơn điểm chuẩn của nguyện vọng 1 và điểm chuẩn chuẩn nguyện vọng 3 sẽ cao hơn điểm chuẩn của nguyện vọng 2 không quá 1 điểm.
Tuy nhiên trong vài trường hợp đặc biệt hệ thống máy tính sẽ cho kết quả nguyện vọng 1 bằng nguyện vọng 2, nguyện vọng 2 bằng nguyện vọng 3 hoặc là cả 3 nguyện vọng đều bằng điểm nhau.
Điểm xét tuyển lớp 10 thường
Do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh mà TP.HCM đã hoãn kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 và thay vào đó là các hình thức xét tuyển. Cách tính điểm xét tuyển của các trường THPT vào lớp 10 thường là bằng tổng điểm trung bình môn cả năm lớp 9 của 3 môn Ngữ văn – Toán – Ngoại ngữ cộng với điểm ưu tiên (nếu có).
Điểm xét tuyển lớp 10 chuyên
Theo đó, điểm xét tuyển vào lớp 10 của các trường chuyên là bằng tổng điểm trung bình môn cả năm lớp 9 của môn Văn – Toán – Ngoại ngữ + Điểm trung bình môn cả năm lớp 9 của môn chọn đăng ký thi chuyên x2 + Điểm khuyến khích (nếu có).
Điểm xét tuyển lớp 10 tích hợp
Hình thức xét tuyển này chỉ xét tuyển cho học sinh tham gia học những chương trình tích hợp cấp 2 tại TP.HCM.
Điểm xét tuyển = Tổng ĐTBM CN lớp 9 của môn Văn – Toán – Ngoại ngữ + Điểm trung bình các môn của chương trình tích hợp lớp 9 (theo thang điểm 10).
Ghi chú: ĐTBM CN ( điểm tổng trung bình môn cả năm )
Học sinh đăng ký 2 nhóm tùy thuộc vào tình hình nhà trường và vào những kỳ mà trường mở lớp tích hợp sẽ tuyển bổ sung trong các học sinh đã đậu vào trường và có nguyện vọng tham gia các lớp tích hợp.
Đối tượng được tuyển thẳng vào lớp 10
Đối tượng tuyển thẳng là học sinh tốt nghiệp THCS (cấp 2) tại TP.HCM thuộc vào diện:
- Học sinh khuyết tật (có giấy chứng nhận theo quy định).
- Học sinh đạt những điều kiện: Đạt giải cấp quốc gia, quốc tế về văn nghệ, văn hóa, thể dục thể thao, Cuộc thi khoa học và kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh THCS, THPT (Giải quốc gia do Bộ GD&ĐT tổ chức hoặc đồng tổ chức; giải quốc tế do Bộ GD-ĐT hoặc Sở GD-ĐT cử dự thi).
- Học sinh thuộc nhóm đối tượng tuyển thẳng làm đơn đăng ký xét tuyển thẳng với 3 nguyện vọng vào các trường THPT gần nơi cư trú trên địa bàn TP.HCM phù hợp năng lực và điều kiện học tập (trừ các trường THPT chuyên, trường THPT có các lớp chuyên, các trường hội nhập).
Đối với học sinh đạt các giải cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh THCS (cấp 2) và THPT (cấp 3) do Bộ GD&ĐT tổ chức hoặc những học sinh đạt giải quốc tế các bộ môn thi tương ứng có trong chương trình Giáo dục phổ thông quốc gia được phép đăng ký nguyện vọng tuyển thẳng vào tất cả các trường THPT tại TPHCM (trừ trường chuyên).
Chế độ cộng điểm ưu tiên thi vào lớp 10
Cộng 2 điểm cho một trong những đối tượng sau:
- Con liệt sĩ.
- Con thương binh mất khả năng lao động từ 81% trở lên.
- Có cha/mẹ được cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh mà người được cấp Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động 81% trở lên”.
Cộng 1,5 điểm cho một trong các đối tượng:
- Có cha/mẹ là Anh hùng lực lượng vũ trang, con của Anh hùng lao động.
- Con thương binh mất sức lao động dưới 81 %.
- Con của những người được cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh mà người được cấp Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%”.
Cộng 01 điểm cho một trong các đối tượng:
- Có cha/ mẹ là người dân tộc thiểu số.
- Người dân tộc thiểu số.
Lưu ý:
- Những hồ sơ được tuyển thẳng phải được nộp đúng thời gian quy định.
- Điểm cộng cho đối tượng được hưởng chế độ ưu tiên không quá 3 điểm
Xem thêm:
- Top 5 trường THPT – trường cấp 3 tốt nhất quận hóc môn
- Top 5 trường THPT – trường cấp 3 tốt nhất quận tân phú
- Review các trường cấp 3 – THPT chất lượng tốt nhất tại TP.HCM
Bài viết trên, Bamboo đã chia sẻ những thông tin và cách tính điểm thi vào lớp 10. Hy vọng qua bài viết này, các vị phụ huynh và các bạn học sinh có thể nắm rõ cách tính điểm thi để có thể chuẩn bị thật tốt cho kì thi sắp tới nhé!