.
.
.

Tự học là gì? Ý nghĩa, biểu hiện và cách tự học hiệu quả nhất

Tự học là gì? Ý nghĩa, biểu hiện và cách tự học hiệu quả nhất

Tự học là gì? Tự học mang lại hiệu quả như thế nào? Đó là câu hỏi chung của nhiều người khi mới bắt đầu tìm hiểu về phương pháp học tập này. Tự học mang đến rất nhiều lợi ích cho người học. Bên cạnh việc xác định mục tiêu học tập, thì lựa chọn phương pháp học cũng đóng vai trò quan trọng. Hãy cùng tìm hiểu tự học là gì và cách áp dụng phương pháp tự học nhé!

Tự học là gì?

Hiểu đơn giản, tự học chính là tự tìm tòi, học hỏi kiến thức, chủ động tiếp thu thông tin và kiến thức mới. Quá trình tự học có thể thông qua các tài liệu từ sách vở, Internet, hoặc qua thầy cô, bạn bè xung quanh… Người học luôn chủ động cập nhật tri thức, mà không cần phải đợi sự nhắc nhở từ bất cứ ai.
Tự học là phương pháp được rất nhiều người áp dụng, không chỉ riêng học sinh, sinh viên.

Ai trong chúng ta cũng có thể tự học một kiến thức mới, ví dụ như kiến thức về một lĩnh vực bất kỳ trong xã hội, hoặc trau dồi một kỹ năng mới,… Hay nói cách khác, tự học là một quá trình không có giới hạn, ai cũng có thể áp dụng phương pháp học tập này mà không phân biệt độ tuổi, giới tính, tầng lớp,…

Tự học là gì?

Ý nghĩa của việc tự học

Sau khi đã hiểu được tự học là gì thì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ý nghĩa của việc tự học. Không thể phủ nhận rằng, tự học luôn là cách học được ưu tiên hàng đầu. Ở các trường học, học sinh luôn được thầy cô khuyến khích tự tìm tòi, học hỏi thêm kiến thức nâng cao ngoài những giờ lên lớp. Khi bước chân vào Đại học, tự học trở thành phương pháp học chủ yếu của các bạn sinh viên.

Người học không còn phụ thuộc vào người dạy, mà sẽ là người tự làm chủ tri thức của mình. Nếu không áp dụng phương pháp tự học, sinh viên rất khó có thể theo kịp các bài giảng, kiến thức ở trên lớp. Sau một thời gian dài áp dụng phương pháp này liên tục, người học sẽ thấy kiến thức và kỹ năng của mình được cải thiện đáng kể. Như vậy, có thể thấy, tự học đóng vai trò rất quan trọng để mỗi người tự hoàn thiện bản thân.

Ý nghĩa của việc tự học

Lợi ích của việc tự học

Tự học mang đến rất nhiều trải nghiệm và lợi ích đối với các bạn học sinh, sinh viên. Nhìn chung, phương pháp học tập này có những lợi ích nổi bật như:

  • Giúp người học chủ động trong việc tìm tòi và tiếp thu những kiến thức mới, dễ dàng học bất cứ điều gì mà mình thích.
  • Luôn cập nhật kiến thức đều đặn và liên tục hằng ngày, hằng giờ.
  • Giúp người học biết được thêm nhiều kiến thức mới mẻ và bổ ích không có trong sách vở hoặc không được thầy cô giảng dạy.
  • Cải thiện năng suất và hiệu quả học tập, làm việc.
  • Giúp người học nâng cao kiến thức lẫn kinh nghiệm, các kỹ năng cứng, kỹ năng mềm…
  • Giúp mỗi người phát triển và hoàn thiện bản thân.
  • Phát huy khả năng sáng tạo và năng lực của mỗi người.
  • Khả năng tự học sẽ tạo tiền đề cho sự phát triển cho công việc trong tương lai.

Lợi ích của việc tự học

Biểu hiện của việc tự học

Mỗi người sẽ áp dụng phương pháp tự học theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào mục đích, nhu cầu học tập,… của mình. Tuy nhiên, dù là cách học nào đi chăng nữa thì việc tự học sẽ có những biểu hiện như sau:

  • Luôn tập trung để lắng nghe, tiếp thu kiến thức cơ bản (kiến thức từ thầy cô, sách vở…).
  • Dành nhiều thời gian để tự tìm tòi tài liệu, kiến thức nâng cao.
  • Luôn suy nghĩ, hoặc đặt câu hỏi về bất cứ đề tài nào và luôn cố gắng tìm ra đáp án.
  • Luôn trao đổi kiến thức mới với thầy cô và bạn bè, những người xung quanh.
  • Khiêm tốn, biết lắng nghe những lời hướng dẫn, chỉ bảo từ người khác.
  • Không phụ thuộc vào bất cứ ai.
  • Tạo lập thói quen đọc sách, nghiên cứu tài liệu,… mỗi ngày.
  • Thường xuyên ôn tập và kiểm tra lại những kiến thức mình đã được học.

Biểu hiện của việc tự học

Cách tự học hiệu quả

Lập kế hoạch mục tiêu

Bước đầu tiên để việc tự học có hiệu quả là bạn phải biết xác lập mục tiêu ngay từ đầu và lên kế hoạch để thực hiện nó. Bước này khá đơn giản, nhưng nhiều người lại thường bỏ qua. Việc lập kế hoạch sẽ giúp bạn kiên trì hơn với con đường học vấn, hiểu rõ kết quả mình muốn đạt được, từ đó tránh được cảm giác chán nản và muốn bỏ cuộc.
Để lập kế hoạch mục tiêu, bạn có thể ghi nó ra giấy, hoặc trên app take note ( Evernote, Microsoft OneNote, Quip, Sticky Notes,.. ),… Sau đó đặt ở những vị trí dễ nhìn thấy trên bàn học. Với mỗi mục tiêu, bạn hãy chia nhỏ chúng ra bằng cách đặt “deadline” thời hạn hoàn thành mỗi mục tiêu. Làm như vậy sẽ giúp bạn có động lực học tập mỗi ngày.

Cách tự học hiệu quả

Lựa chọn các nguồn tài liệu học tập hiệu quả

Lựa chọn tài liệu phù hợp cũng là một bước vô cùng quan trọng. Thông thường ở trên lớp, bạn sẽ được học theo một lộ trình, hoặc giáo trình cụ thể. Còn với phương pháp tự học, bạn sẽ phải tự tìm kiếm tài liệu. Trên Internet có vô số tài liệu về nhiều chủ đề, lĩnh vực khác nhau. Bạn nên tham khảo kỹ trước khi lựa chọn tài liệu để học tập.
Nguồn tài liệu đáng tin cậy nhất chính là thư viện. Ngoài ra, bạn cũng có thể hỏi ý kiến thầy cô, bạn bè về các đầu sách chất lượng, so sánh và đối chiếu từng tài liệu, sau đó mới lựa chọn. Bạn cũng có thể tham gia các group học tập trên Facebook, hoặc học qua Youtube

Lựa chọn các nguồn tài liệu học tập hiệu quả

Tạo không gian học tập thoải mái và yên tĩnh

Nhiều người thường bỏ qua việc tạo không gian học tập thoải mái khi bắt đầu tự học. Một không gian thoáng đãng, yên tĩnh và sạch sẽ có thể quyết định đến tâm trạng học tập, làm việc trong một ngày của bạn.
Nếu không có điều kiện để đến các quán cafe học bài, bạn cũng có thể tự “đầu tư” góc học tập tại nhà cho bản thân. Chỉ cần dọn dẹp bàn học ngăn nắp, sắp xếp lại đồ dùng, sách vở, trang trí một chút cho bàn học,… là bạn đã có thêm động lực để học tập rồi đấy.

Tạo không gian học tập thoải mái và yên tĩnh

Ghi chép lại khi học

Ghi chép là điều không thể thiếu khi bắt tay vào việc tự học. Nhiều người có thói quen chụp ảnh lại một trang sách, hoặc ghi chú trên điện thoại, máy tính… Tuy nhiên, cách này không hữu hiệu bằng việc ghi chép trên giấy. Bởi khi bạn ghi chép bằng bút viết, não sẽ ghi nhớ kiến thức nhanh hơn và lâu hơn.
Tuy nhiên, cần lưu ý một điều là hãy chắt lọc thông tin để ghi chép. Không phải lúc nào ghi chép nhiều cũng sẽ mang lại hiệu quả. Đối với những kiến thức khô khan hoặc quá nhiều, bạn chỉ nên ghi chép lại từ khóa, gạch chân những ý chính cần phải ghi nhớ.

Ghi chép lại khi học

Tối ưu phương pháp học tập

Học nhiều chưa chắc đã hiệu quả bằng học có chọn lọc. Mỗi người sẽ phù hợp với mỗi cách học khác nhau. Bạn có thể thử nhiều phương pháp học tập, sau đó lựa chọn ra một phương pháp hiệu quả nhất và áp dụng theo. Những phương pháp mà bạn có thể thử thực hiện là vẽ sơ đồ tư duy, kết hợp học tập và nghỉ ngơi thư giãn, vừa học vừa ghi chú, học qua Youtube…

Tối ưu phương pháp học tập

Liên hệ thực tế qua lý thuyết

Chỉ học kiến thức trong sách vở thì vẫn chưa đủ. Bạn cần trải nghiệm thực tế để ghi nhớ kiến thức sâu hơn. Ví dụ khi học tiếng Anh, sau khi đã học từ vựng và ngữ pháp, bạn nên rèn kỹ năng nghe – nói bằng cách nói chuyện với người nước ngoài, tập giao tiếp bằng tiếng Anh với bạn bè, tập nói trước gương và ghi âm lại giọng nói của mình,…
Đây là một cách để bạn vừa học lý thuyết, vừa có trải nghiệm thực tế. Sau đó, bạn hãy liên hệ, đối chiếu những trải nghiệm đó vào kiến thức lý thuyết để rút ra kinh nghiệm cho bản thân.

Liên hệ thực tế qua lý thuyết

Chủ động tìm hỗ trợ nếu gặp khó khăn

Tự học là tự chủ động, tự học hỏi kiến thức mà không phụ thuộc vào người khác. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn tự tách biệt mình khỏi những người xung quanh. Trong quá trình tự học, bạn có thể trao đổi những thắc mắc, hoặc kiến thức nâng cao với thầy cô, bạn bè hoặc bất kỳ ai có kiến thức chuyên môn. Việc chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn sẽ giúp bạn tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích, đồng thời giúp cho việc tự học trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn rất nhiều.

Chủ động tìm hỗ trợ nếu gặp khó khăn

Rèn luyện và củng cố kiến thức thường xuyên

Thường xuyên trau dồi, củng cố kiến thức là một bước không thể thiếu của phương pháp tự học. Có rất nhiều cách để bạn củng cố lại kiến thức như: học nhóm với bạn bè, làm bài tập nâng cao, hỏi các thầy cô, đọc thêm các đầu sách về kiến thức chuyên môn… Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tự lên lịch để ôn tập lại kiến thức sau khi đã học xong.
Nếu bạn chủ quan và cho rằng mình đã học thêm được nhiều kiến thức mới mà không cần ôn tập, thì dần dần, bạn sẽ nhanh chóng quên mất những gì mình đã được học. Như vậy, bạn sẽ phải học lại từ đầu, và quá trình tự học sẽ mất nhiều thời gian hơn.

Rèn luyện và củng cố kiến thức thường xuyên

Rèn luyện tính tự giác

Yếu tố then chốt để việc tự học có hiệu quả, đó chính là bản thân mỗi người phải có tính tự giác. Tự học là không chờ đợi bất kỳ ai phải nhắc nhở. Tự học là khi bạn có nỗ lực và quyết tâm muốn chinh phục tri thức. Nếu không có tính tự giác, bạn sẽ nhanh chóng chán nản và mất đi động lực, hứng thú học tập ngay từ đầu.
Để rèn luyện tính tự giác, bạn có thể thử áp dụng cách lên lịch học cho từng ngày. Mỗi ngày, bạn chỉ cần học trong một khung giờ cố định, không cần phải học quá nhiều. Duy trì điều này trong một thời gian dài, việc học sẽ dần trở thành một thói quen, và bạn sẽ tự ý thức với việc học tập của mình mà không cần phải phụ thuộc vào bất cứ ai.

Rèn luyện tính tự giác

Xem thêm:

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu được tự học là gì, cũng như tầm quan trọng của việc tự học và cách tự học sao cho hiệu quả nhất. Chúc bạn lựa chọn được phương pháp học tập phù hợp với mình, và không ngừng trau dồi, hoàn thiện bản thân.

Facebook
Pinterest

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn và
Đặt lịch tham quan