Tổng hợp các công thức toán tiểu học đầy đủ chi tiết nhất cho học sinh tiểu học
Nhằm giúp các em học sinh học tập môn Toán một cách dễ dàng hơn. Bambo đã tổng hợp tất cả các công thức Toán tiểu học một cách đầy đủ và logic nhất. Các bạn cùng tham khảo nhé!
Số tự nhiên
Trong toán học, số tự nhiên là tập hợp những số lớn hơn hoặc bằng 0, được ký hiệu là N.
- Để viết số tự nhiên người ta dùng 10 chữ số: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. Các chữ số đều nhỏ hơn 10.
- 0 là số tự nhiên nhỏ nhất. – Không có số tự nhiên lớn nhất.
- Các số lẻ có chữ số hàng đơn vị là: 1, 3, 5, 7, 9.
- Dãy các số lẻ là: 1, 3, 5, 7, 9, 11, 13, 15, 17,….
- Các số chẵn có chữ số ở hàng đơn vị là: 0, 2, 4, 6, 8.
- Dãy các số chẵn là: 2, 4, 6, 8, 10, 12, 14, 16,….
- Hai số tự nhiên liên tiếp chúng hơn, kém nhau 1 đơn vị.
- Hai số chẵn (lẻ) liên tiếp chúng hơn kém nhau 2 đơn vị.
- Số có 1 chữ số (từ 0 đến 9), có: 10 số.
- Số có 2 chữ số (từ 10 đến 99),có: 90 số.
- Số có 3 chữ số (từ 100 đến 999), có: 900 số.
- Số có 4 chữ số (từ 1000 đến 9999), có: 9000 số…
- Số có 1 chữ số: Số Chẵn: 0 Số lẻ: 9
- Số có 2 chữ số: Số Chẵn: 10 Số lẻ: 99
- Số có 3 chữ số: Số Chẵn: 100 Số lẻ: 999
- Số có 4 chữ số: Số Chẵn: 1000 Số lẻ: 9999
Trong dãy số tự nhiên liên tiếp, cứ một số lẻ thì đến một số chẵn, rồi lẻ, rồi chẵn,…
Nếu dãy số tự nhiên liên tiếp bắt đầu từ số lẻ mà kết thúc là số chẵn thì số số hạng của dãy là một số chẵn. Còn nếu bắt đầu và kết thúc là 2 số cùng chẵn(hoặc cùng lẻ) thì số số hạng của dãy là một số lẻ.

Số tự nhiên
Bốn phép toán trên số tự nhiên
Phép cộng
Khi thêm vào (bớt ra) ở một, hai hay nhiều số hạng bao nhiêu đơn vị thì tổng sẽ tăng (giảm) bấy nhiêu đơn vị. Một tổng có hai số hạng, nếu ta thêm vào (bớt ra) ở số hạng này bao nhiêu đơn vị và bớt ra (thêm vào) ở số hạng kia bao nhiêu đơn vị thì tổng cũng không đổi.
* Một số công thức phép công đáng nhớ:
- a + b = b + a
- (a + b) + c = a + (b + c).
- 0 + a = a + 0 = a.
- (a – n) + (b + n) = a + b.
- (a – n) + (b – n) = a + b – n x 2.
- (a + n) + (b + n) = (a + b) + n x 2.
* Một số điều cần lưu ý khi thực hiện phép cộng:
- Tổng của các số chẵn là số chẵn
- Tổng của 2 số lẻ là số chẵn.
- Tổng của nhiều số lẻ mà có số số hạng là số chẵn (số lẻ) là một số chẵn (số lẻ).
- Tổng của 1 số chẵn và 1 số lẻ là một số lẻ.
- Tổng một số chẵn các số lẻ là một số chẵn.
- Tổng một số lẻ các số lẻ là một số lẻ.

Phép cộng
Phép trừ
- Khi ta thêm vào (bớt ra)ở số bị trừ bao nhiêu đơn vị và giữ y số trừ thì hiệu sẽ tăng thêm (giảm đi) bấy nhiêu đơn vị.
- Khi ta thêm vào (bớt ra) ở số trừ bao nhiêu đơn vị và giữ y số bị trừ thì hiệu sẽ giảm đi (tăng thêm) bấy nhiêu đơn vị.
- Khi ta cùng thêm vào (bớt ra) ở số bị trừ và số trừ cùng một số đơn vị thì hiệu cũng không thay đổi.
* Một số công thức của phép trừ:
a – (b + c) = (a – c) – b = (a – c) – b.
* Một số lưu ý khi thực hiện phép trừ:
- Hiệu của 2 số chẵn là số chẵn.
- Hiệu của 2 số lẻ là số chẵn.
- Hiệu của một số chẵn và một số lẻ (số lẻ và số chẵn) là một số lẻ.

Phép trừ
Phép nhân
* Một số công thức của phép nhân:
- a x b = b x a.
- a x (b x c) = (a x b) x c.
- a x 0 = 0 x a = 0.
- a x 1 = 1 x a = a.
- a x (b + c) = a x b + a x c.
- a x (b – c) = a x b – a x c.
* Một số lưu ý khi thực hiện phép nhân:
- Tích của các số lẻ là một số lẻ.
- Trong một tích nhiều thừa số nếu có ít nhất 1 thừa số là số chẵn thì tích là một số chẵn. (Tích của các số chẵn là một số chẵn.)
- Trong một tích nhiều thừa số, ít nhất một thừa số có hàng đơn vị là 5 và có ít nhất một thừa số chẵn thì tích có hàng đơn vị là 0.
- Trong một tích nhiều thừa số, ít nhất một thừa số có hàng đơn vị là 5 và các thừa số khác là số lẻ thì tích có hàng đơn vị là 5.
- Tích các thừa số tận cùng là chữ số 1 thì tận cùng là chữ số 1.
- Tích các thừa số tận cùng là chữ số 6 thì tận cùng là chữ số 6.

Phép nhân
Phép chia
* Dấu hiệu chia hết:
- Chia hết cho 2: Chữ số tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8.
- Chia hết cho 5: Chữ số tận cùng là 0 hoặc 5.
- Chia hết cho 3: Tổng các chữ số chia hết cho 3.
- Chia hết cho 9: Tổng các chữ số chia hết cho 9.
- Chia hết cho 4: Hai chữ số tận cùng tạo thành số chia hết cho 4.
- Chia hết cho 8: Ba chữ số tận cùng tạo thành số chia hết cho 8.
- Chia hết cho 6: Vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 3.
* Chia hết:
- Trong phép chia, nếu ta gấp (giảm đi) số bị chia lên bao nhiêu lần và giữ y số chia (mà vẫn chia hết) thì thương cũng tăng lên (giảm đi) bấy nhiêu lần.
- Trong phép chia, nếu ta gấp (giảm đi) số chia lên bao nhiêu lần và giữ y số bị chia (mà vẫn chia hết) thì thương sẽ giảm đi (tăng lên) bấy nhiêu lần.
- Nếu cùng tăng (giảm) ở số bị chia và số chia một số lần như nhau thì thương vẫn không đổi.
- 0 chia cho bất cứ số nào khác không (0) cũng bằng 0.
(0 : a = 0 ; a khác 0) ; (a : a = 1)
- Số nào chia cho 1 cũng bằng chính số đó.
- Số bị chia bằng số chia thì thương bằng 1

Phép chia
Dãy số cách đều
TỔNG = (Số đầu + số cuối) x Số số hạng : 2
SỐ CUỐI = Số đầu + ( Số số hạng – 1) x Đơn vị khoảng cách.
SỐ ĐẦU = Số cuối – (Số số hạng – 1) x Đơn vị khoảng cách
SỐ SỐ HẠNG = (Số cuối – Số đầu) : Đơn vị khoảng cách + 1
TRUNG BÌNH CỘNG = Trung bình cộng của số đầu và số cuối.
* Chú ý:
- Nói đến dãy số cách đều, ta nên quan tâm đến: Số hạng đầu, số hạng cuối, số số hạng, hai số liên tiếp cách nhau bao nhiêu đơn vị (đơn vị khoảng cách).
- Tuỳ theo dãy số tăng hay giảm để vận dụng các công thức một cách hợp lí (các công thức trên dùng cho dãy số tăng).
- Có số số hạng là lẻ thì số ở giữa bằng ½ tổng mỗi cặp (số đầu + số cuối).
Ví dụ: Dãy số 1; 3; 5; 7; 9 thì số 5 = (1+9):2

Dãy số cách đều
Tính giá trị của biểu thức
Nguyên tắc chung: là trong vòng đơn tính trước, ngoài vòng đơn tính sau theo thứ tự nhân chia trước cộng trừ sau, tính từ trái sang phải.
Lưu ý: Hai cặp phép tính nhân – chia và cộng – trừ được xem xét ngang nhau. Nghĩa là từ trái sang phải gặp phép tính nào trước thì làm phép tính đó trước.

Tính giá trị của biểu thức
* Tính tổng nhiều số:
- Chú ý những cặp số hạng có tổng tròn chục, tròn trăm,…
- Dùng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp trong phép cộng để sắp xếp một cách hợp lí.
- Một số trừ đi một tổng: [ a – b – c = a – (b c) ].
- Trong biểu thức có phép cộng, phép trừ không theo một thứ tự nhất định: Hướng dẫn học sinh hiểu phép cộng là thêm vào, phép trừ là bớt ra, mà vận dụng một cách phù hợp, để thực hiện các phép tính một cách hợp lí.
* Tính giá trị biểu thức:
- Chú ý việc vận dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng(phép trừ).
- a x (b c) = a x b a x c
- a x (b – c) = a x b – a x c
* Một số dạng bài tính nhanh khác:
Nếu là phép chia có số bị chia và số chia là những biểu thức phức tạp ta chú ý những trường hợp sau:
- Số bị chia bằng 0 thì thương bằng 0 (Không cần xét số chia).
- Số bị chia và số chia bằng nhau thì thương bằng 1.
- Số chia bằng 1 thì thương bằng số bị chia.
- Dạng phân số có tử số ( số bị chia) và mẫu số (số chia) là những biểu thức phức tạp.
Phân số
Phân số ¾ có tử số là 3 và mẫu số là 4.
- Mẫu số chỉ số phần bằng nhau của đơn vị.
- Tử số chỉ số phần có được.
Ví dụ: Phân số 3/8, cho ta biết đơn vị được chia ra làm 8 phần bằng nhau thì ta có 3 phần.
- Phân số là một phép chia số tự nhiên, tử số là số bị chia, mẫu số là số chia.
- Khi ta nhân (hay chia) tử số và mẫu số của một phân số với cùng một số(khác 0) thì ta được phân số mới bằng phân số cũ.
- Số tự nhiên là một phân số có mẫu số là 1.
- Phân số nhỏ hơn 1 có tử số nhỏ hơn mẫu số.
- Phân số lớn hơn 1 có tử số lớn hơn mẫu số.
- Phân số bằng 1 có tử số bằng mẫu số.
- Khi ta thêm vào (bớt ra) ở tử số một số đơn vị, giữ y mẫu số ta được phân số mới lớn hơn (nhỏ) phân số cũ.
- Khi ta thêm vào (bớt ra) ở mẫu số một số đơn vị, giữ y tử số ta được phân số mới nhỏ hơn (lớn) phân số cũ.
- Khi ta cùng thêm vào (bớt ra) tử số và mẫu số một số đơn vị bằng nhau thì ta được phân số mới :
- Lớn (nhỏ) hơn phân số cũ, nếu phân số đó nhỏ hơn 1.
- Nhỏ (lớn) hơn phân số cũ, nếu phân số đó lớn hơn 1.
- Bằng với phân số cũ, nếu phân số đó bằng 1.

Phân số
Cộng, trừ, nhân, chia phân số
Rút gọn phân số
Rút gọn phân số là làm cho phân số có tử số và mẫu số nhỏ lại nhưng giá trị không đổi.
- Muốn rút gọn phân số ta xem tử số và mẫu số đó cùng chia hết cho số nào.
- Cùng chia tử số và mẫu số của phân số đó cho cùng một số (khác 0).
- Ta nên xét theo thứ tự các số: 2 ; 3 ; 5 ; 9 ; …
Quy đồng mẫu số
Trước khi quy đồng mẫu số ta cần rút gọn các phân số để sau khi quy đồng ta có mẫu số chung không quá lớn.
- Trường hợp có mẫu số của một phân số chia hết cho mẫu số của phân số kia: ta lấy thương của 2 mẫu số nhân với tử và mẫu số của phân số có mẫu số nhỏ. Ta được mẫu số chung bằng mẫu số lớn.
- Trường hợp đặc biệt: là nếu tử số và mẫu số của phân số có mẫu số lớn cùng chia hết cho thương của 2 mẫu số thì ta có mẫu số chung bằng mẫu số của phân số có mẫu số nhỏ như thế phân số sẽ có mẫu số nhỏ hơn và bước quy đồng sẽ nhẹ nhàng hơn.

Cộng, trừ, nhân, chia phân số
Cộng & trừ phân số
Muốn cộng, trừ 2 phân số, trước nhất ta phải quy đồng mẫu số, sau đó ta tiến hành cộng, trừ tử số giữ y mẫu số. Phép cộng phân số cũng có các tính chất như: giao hoán, kết hợp như số tự nhiên
Nhân phân số
- Muốn nhân hai phân số ta nhân tử với tử, mẫu với mẫu.
- Muốn nhân một phân số với một số tự nhiên, ta nhân số tự nhiên với tử số giữ y mẫu số.
- Phép nhân phân số cũng có tính chất giao hoán và kết hợp như số tự nhiên.
- Tương tự như nhân một số với một tổng (một hiệu).
Chia phân số
- Muốn chia hai phân số ta lấy phân số thứ nhất (số bị chia) nhân với phân số thứ nhì (số chia) đảo ngược.
- Muốn chia một phân số cho một số tự nhiên ta lấy tử số chia cho số tự nhiên, giữ y mẫu số (lấy mẫu số nhân với số tự nhiên, giữ y tử số).
- Muốn chia một số tự nhiên cho một phân số ta lấy số tự nhiên nhân với phân số đảo ngược.
Chú ý: Khi thực hiện phép chia phân số cho số tự nhiên (hoặc số tự nhiên chia cho phân số) ta nên biến số tự nhiên thành phân số có mẫu số là 1 rồi lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thư hai đảo ngược. Như thế sẽ ít bị sai sót
Trung bình cộng
* Muốn tính trung bình cộng của nhiều số ta lấy tổng các số đó chia cho số các số hạng:
- Muốn tính tổng các số đó ta lấy trung bình cộng của chúng nhân với số các số hạng.
- Trung bình cộng của dãy số cách đều chính là trung bình cộng của số đầu và số cuối. Nếu dãy số có số lẻ số hạng thì trung bình cộng chính là số ở giữa.
- Nếu 1 trong 2 số lớn hơn trung bình cộng của chúng a đơn vị thì số đó lớn hơn số còn lại a x 2 đơn vị.
- Một số lớn hơn trung bình cộng của các số a đơn vị thì tổng của các số còn lại thiếu a đơn vị. Để tính trung bình cộng chung ta lấy tổng các số còn lại cộng với a đơn vị rồi chia cho số số hạng còn lại.
* Muốn tính trung bình cộng của nhiều số ta lấy tổng các số đó chia cho số các số hạng:
- Muốn tính tổng các số đó ta lấy trung bình cộng của chúng nhân với số các số hạng.
- Trung bình cộng của dãy số cách đều chính là trung bình cộng của số đầu và số cuối. Nếu dãy số có số lẻ số hạng thì trung bình cộng chính là số ở giữa.
- Nếu 1 trong 2 số lớn hơn trung bình cộng của chúng a đơn vị thì số đó lớn hơn số còn lại a x 2 đơn vị.
- Một số lớn hơn trung bình cộng của các số a đơn vị thì tổng của các số còn lại thiếu a đơn vị. Để tính trung bình cộng chung ta lấy tổng các số còn lại cộng với a đơn vị rồi chia cho số số hạng còn lại.
Tìm hai số khi biết tổng và hiệu
Số bé = (Tổng – Hiệu) : 2
Số lớn = (Tổng + Hiệu) : 2
Khi đã tìm được một số nên hướng dẫn học sinh biết lấy Tổng trừ đi số vừa tìm được để được số kia.

Tìm hai số khi biết tổng và hiệu
Tìm hai số khi biết tổng và tỉ
Bước 1: Đọc kĩ đề bài rồi suy nghĩ xem đâu là tổng và tỉ số của 2 số cần tìm, đâu là số bé đâu là số lớn. Nếu là tổng của 3 số thì xác định xem tổng 3 số là bao nhiêu, tỉ số giữa số thứ nhất và số thứ 2, số thứ 2 và số thứ 3… (Đề bài đã cho tổng mà giấu hoặc chưa cho tỉ số thì ta phải tìm tỉ số. Nếu đề bài đã cho tỉ số mà giấu hoặc chưa cho tổng thì ta phải tìm tổng).
Bước 2: Tóm tắt đề toán bằng sơ đồ đoạn thẳng (Chú ý: Vẽ các phần phải bằng nhau) – Tìm tổng số phần bằng nhau.
Bước 3: Tìm giá trị một phần.
- Giá trị một phần = Tổng : Tổng số phần bằng nhau.
- Tìm từng số cần tìm: Số bé = Giá trị một phần × Số phần của số bé.
- Số lớn = Giá trị một phần × Số phần của số lớn.
Bước 4: Thử lại vào giấy nháp mà thấy đúng thì ghi đáp số. (Cách thử lại: Lấy số lớn cộng với số bé được kết quả bằng tổng 2 số thì bài làm đúng)
Lưu ý:
- Tỉ số của 2 số có thể được cho dưới dạng phân số, dưới dạng gấp số lần , hoặc dưới dạng phép chia.
- Nửa chu vi của hình chữ nhật chính là tổng của chiều dài và chiều rộng.
- Tổng của chiều dài và chiều rộng hình chữ nhật bằng nửa chu vi, bằng chu vi chia cho 2.
- Tổng của 2 số bằng trung bình cộng của 2 số nhân với 2.
- Tổng của 3 số bằng trung bình cộng của 3 số nhân với 3.
- Tổng của n số bằng trung bình cộng của n số nhân với n (n là số các số hạng)
Tỉ số %
Tỉ số phần trăm của A đối với B là tỉ số của A đối với B được viết dưới dạng có mẫu số bằng 100 (hay dùng kí hiệu %). Muốn tìm tỉ số phần trăm của 2 số, ta tìm thương của 2 số đó rồi nhân với 100/100 (hoặc lấy thương của 2 số đó nhân với 100 rồi ghi thêm kí hiệu %).
Ví dụ: Tìm tỉ số phần trăm của 3 so với 4.
Ta lấy 3 : 4 = 0,75 x 100/100 = 75/100 = 75%
>>> Xem chi tiết: Các tính tỉ số phần trăm và các dạng toán về tỉ số phần trăm cơ bản có đáp án
Chuyển động đều
- Quãng đường bằng vận tốc nhân với thời gian: S = v x t.
- Vận tốc bằng quãng đường chia cho thời gian: v = S : t.
- Thời gian bằng quãng đường chia cho vận tốc: t = S : v.
- Ngược chiều: Thời gian gặp nhau bằng quãng đường chia cho tổng hai vận tốc: t = S : ( v1v2)
- Cùng chiều: Thời gian đuổi kịp bằng khoảng cách chia cho hiệu hai vận tốc: t = S: (v1–v2) (v1>v2)
Chú ý:
- Tìm thời gian gặp nhau hay thời gian đuổi kịp ta phải xét 2 chuyển động khởi hành cùng một lúc.
- Quãng đường đi được tỉ lệ thuận với thời gian và cũng tỉ lệ thuận với vận tốc.
- Quãng đường không đổi vận tốc tỉ lệ nghịch với thời gian.
- Muốn tính vận tốc trung bình, chú ý là thời gian đi phải bằng nhau.
* Lưu ý: Khi tính Vận tốc trung bình. Trường hợp đề bài cho biết một chuyển động đi với 2 vận tốc khác nhau, chỉ tính được vận tốc trung bình bằng cách tính trung bình cộng của 2 vận tốc đã cho, chỉ khi đi với 2 vận tốc đó có số đo thời gian bằng nhau.
Tỉ lệ thuận – Tỉ lệ nghịch
- Hai đại lượng tỷ lệ thuận x và y liên hệ với nhau bởi công thức y = kx, với klà một hằng số khác ), (y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ k).
- Tỉ số hai giá trị tương ứng của hai đại lượng tỉ lệ thuận luôn không đổi và bằng hệ số tỉ lệ.
- Tỉ số hai giá trị bất kì của đại lượng này bằng tỉ số hai giá trị tương ứng của địa lượng kia

Tỉ lệ thuận – Tỉ lệ nghịch
Hình học

Hình học tiểu học
* Công thức hình vuông
- Chu vi: P = a x 4 (P: chu vi).
- Cạnh: a = P : 4 (a: cạnh).
- Diện tích: S = a x a (S: diện tích).
>>Xem chi tiết:
* Công thức hình chữ nhật
- Chu vi: P = (a + b) x 2 (P: chu vi)
- Chiều dài: a = P/2 – b (a: chiều dài)
- Chiều rộng: b = P/2 – a (b: chiều rộng)
- Diện tích: S = a x b (S: diện tích)
- Chiều dài: a = S : b
- Chiều rộng: b = S : a
>>Xem chi tiết:
* Công thức hình bình hành
- Chu vi: P = (a + b) x 2 (a: độ dài đáy)
- Diện tích: S = a x h (h: chiều cao)
- Độ dài đáy: a = S : h
- Chiều cao: h = S : a
* Công thức hình thoi
- Diện tích: S = (m x n) : 2 (m: đường chéo thứ nhất)
- Tích 2 đường chéo: (m x n) = S x 2 (n: đường chéo thứ nhất)
>>Xem chi tiết:
* Công thức hình tam giác
- Chu vi: P = a + b + c (a: cạnh thứ nhất; b: cạnh thứ hai; c: cạnh thứ ba)
- Diện tích: S = (a x h) : 2 (a: cạnh đáy)
- Chiều cao: h = (S x 2) : a (h: chiều cao)
- Cạnh đáy: a = (S x 2) : h
>>Xem chi tiết:
* Công thức hình thang
- Diện tích: S = (a + b) x h : 2 (a & b: cạnh đáy).
- Chiều cao: h = (S x 2) : a (h: chiều cao).
- Cạnh đáy: a = (S x 2) : h.
- Chu vi hình thang: Muốn tìm chu vi hình thang ta lấy tổng chiều dài hai cạnh bên và hai cạnh đáy: P = a + b + c + d.
- Tổng chiều dài hai đáy hình thang: Muốn tìm tổng chiều dài hai đáy hình thang, ta lấy hai lần diện tích chia cho chiều cao.
- Muốn tìm đáy lớn, (đáy bé) hình thang ta lấy tổng hai đáy trừ đi đáy bé (đáy lớn).
* Công thức hình tròn
- Bán kính hình tròn: r = d : 2 hoặc r = C : 2 : 3,14.
- Đường kính hình tròn: d = r x 2 hoặc d = C : 3,14.
- Chu vi hình tròn: C = r x 2 x 3,14 hoặc C = d x 3,14.
- Diện tích hình tròn: C = r x r x 3,14.
- Tìm diện tích miệng giếng: S = r x r x 3,14.
- Bán kính hình tròn lớn = bán kính hình tròn nhỏ + chiều rộng thành giếng.
- Diện tích hình tròn lớn: S = r x r x 3,14.
- Tìm diện tích thành giếng = diện tích hình tròn lớn – diện tích hình tròn nhỏ.
>>Xem chi tiết:
* Công thức hình hộp chữ nhật
- Diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật bằng chu vi đáy nhân cao: Sxq = Pđáy x c ( Sxq = (a b) x 2 x c )
- Diện tích toàn phần bằng diện tích xung quanh cộng với diện tích 2 mặt đáy: Stp = Sxq (Sđáy x2)
- Thể tích hình hộp chữ nhật bằng số đo chiều dài nhân với số đo chiều rộng nhân với chiều cao (hoặc bằng diện tích đáy nhân cao): V = a x b x c
* Công thức hình lập phương
- Diện tích xung quanh bằng diện tích một mặt nhân với 4: Sxq= a x a x 4
- Diện tích toàn phần bằng diện tích một mặt nhân với 6: Stp= a x a x 6
- Thể tích bằng số đo của cạnh nhân với cạnh rồi nhân với cạnh. V = a x a x a
* Công thức hình trụ
- Diện tích xung quanh bằng chu vi đáy nhân cao: Sxq= d x 3,14 x h
- Diện tích toàn phần bằng diện tích xung quanh cộng với diện tích 2 mặt đáy.
- Thể tích hình trụ bằng diện tích đáy nhân cao: V = R x R x 3,14 x h
Tải công thức toán tiểu học đầy đủ, chi tiết nhất
[button size=”medium” style=”secondary” text=”TẢI CÔNG THỨC TOÁN TIỂU HỌC” link=”https://docs.google.com/document/d/1245cfr5n5uu5mPD37vnNzuywxruRfzgE/edit?usp=sharing&ouid=111735272530927545506&rtpof=true&sd=true” target=””]
Xem thêm:
- Công thức cấp số cộng, cấp số nhân chi tiết, dễ nhớ kèm bài tập
- Thể tích là gì? Công thức tính thể tích hóa học và các bài tập có giải
- Cách tính trung bình cộng và các bài toán trung bình cộng cơ bản và nâng cao
Trên đây là Tổng hợp các Công thức Toán Tiểu học dễ nhớ (Từ lớp 1 đến lớp 5) dành cho các em học sinh. Hi vọng qua đó các em có thể nắm chắc kiến thức môn Toán một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn. Chúc các em học tập thật tốt.
Thành ngữ, tục ngữ là gì? Cách phân biệt và ví dụ về thành ngữ và tục ngữ
Thành ngữ, tục ngữ gắn liền với đời sống chúng ta từ những ngày trước đến nay. Vậy làm sao để hiểu cho đúng thành ngữ, tục ngữ cũng như cách phân biệt và các ví dụ điển hình? Hãy cùng Bamboo tìm hiểu và ôn lại kiến thức nhé!
Thành ngữ là gì? Thành ngữ có thể đóng vai trò gì trong câu
Thành ngữ là gồm những cụm từ mà được sử dụng để chỉ một ý cố định, thường không tạo thành một câu có ngữ pháp hoàn chỉnh nên không thể thay thế hay sửa đổi về ngôn ngữ.
Có thể nói theo cách khác thì thành ngữ là các tập hợp từ không đổi, không thể giải thích một cách đơn giản qua nghĩa của các từ tạo nên nó. Thành ngữ có thể hoạt động riêng biệt trong câu và thường mang ý nghĩa sâu xa, phải phân tích kỹ lưỡng mới có thể giải thích và hiểu được.

Khái niệm thành ngữ
Tục ngữ là gì? Tục ngữ có thể đóng vai trò gì trong câu
Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt, được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày. Tục ngữ cũng là 1 thể loại của văn học dân gian. Tục ngữ có thể đóng vai trò là chủ ngữ hoặc vị ngữ trong câu.
Phân biệt thành ngữ và tục ngữ
Việc phân biệt rõ giữa thành ngữ và tục ngữ vẫn luôn là điều khó khăn, song nếu dựa trên cả hình thức lẫn nội dung thì ta có thể phân biệt được thành ngữ và tục ngữ.

Phân biệt tục ngữ và thành ngữ
Về tục ngữ:
- Về hình thức, ngữ pháp: Tục ngữ thường là một câu hoàn chỉnh và thể hiện khả năng phán đoán nào đó.
Ví dụ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây / Cái nết đánh chết cái đẹp
- Thành ngữ lại là cụm từ cố định và có vai trò là một thành phần trong câu.
Ví dụ: Đơn thương độc mã / Có mới nới cũ / Đơn thương độc mã … - Về nội dung, ý nghĩa: Tục ngữ cho ta một ý nghĩa trọn vẹn thường là những phán đoán, đúc kết kinh nghiệm từ dân gian của cha ông ta về đời sống hay mang ý nghĩa phê phán những hiện tượng xấu trong xã hội nhằm chỉ bảo đời sau.
Ví dụ: Có công mài sắt có ngày nên kim - Tục ngữ sẽ đứng một mình vì nó là câu hoàn chỉnh.
=> Tục ngữ đúc kết kinh nghiệm về sự siêng năng, kiên trì và chăm chỉ.
Về thành ngữ:
- Thành ngữ thì lại mang đậm tính biểu trưng, khái quát, cô đọng và đi kèm hình tượng bóng bẩy. Vì vậy khả năng biểu đạt đến người đọc, người nghe rất cao.
Ví dụ: Chó dữ mất láng giềng / Chân cứng đá mềm / Bảy nổi ba chìm…
- Những thành ngữ còn được sủ dụng để lồng vào lời nói dân gian để tăng tính biểu cảm cao hơn.
Ví dụ: như “Cậu đừng có như thế, đừng có đứng núi này trông núi nọ” do thành ngữ là một cụm từ cố định nên khi được ghép vào trong câu giúp câu hoàn chỉnh về ngữ pháp cũng như gia tăng thêm phần biểu cảm.
Đặt câu với thành ngữ
Sau khi đã tìm hiểu về thành ngữ thì bắt đầu tập đặt câu để có thể dễ dàng sử dụng nhé!
Đặt câu với thành ngữ bảy nổi ba chìm
Cuộc đời tôi đúng là bảy nổi ba chìm, cứ lận đận mãi thế này!
Đặt câu với thành ngữ một nắng hai sương
Mẹ tôi là người phụ nữ một nắng hai sương, luôn tảo tần nuôi chúng tôi nên người.
Đặt câu với thành ngữ ếch ngồi đáy giếng
Này, cậu đừng có mà phát ngôn kiểu ếch ngồi đáy giếng như thế, phải tìm hiểu rạch ròi rồi hãy nói!
Đặt câu với thành ngữ chân cứng đá mềm
Hãy ghi nhớ điều này nhé các con, chúng ta phải chân cứng đá mềm, phải cư xử thật hợp lý và biết nhường nhịn để mọi sự đều được như ý nhé!
Đặt câu với thành ngữ ơn trả nghĩa đền
Thôi, có sao đâu mà. Ơn trả nghĩa đến cả thôi, lúc trước cậu giúp tớ thì nay tớ giúp lại thôi ấy mà!
Đặt câu với thành ngữ mẹ tròn con vuông
Xin chúc mẹ con chị được mẹ tròn con vuông nhé!
Đặt câu với thành ngữ lên thác xuống ghềnh
Dù có lên thác xuống ghềnh, dù phải lao vào phong ba bão táp thì chúng tôi nguyện hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ!
Đặt câu với thành ngữ mặt nặng mày nhẹ
Này này, anh kia! Đừng có mà mặt nặng mày nhẹ với tôi nhé! Công việc chưa hoàn thành thì sao đòi hỏi cao hơn được chứ?
Đặt câu với thành ngữ khỏe như voi
Cậu ta khoẻ như voi ấy, tớ làm sao mà đánh thắng cậu ấy?
Đặt câu với tục ngữ thông dụng
Sau khi đã tìm hiểu về tục ngữ thì bắt đầu tập đặt câu để có thể dễ dàng sử dụng nhé!
Đặt câu với tục ngữ có công mài sắt có ngày nên kim
Người ta thường nói là “có công mài sắt có ngày nên kim” để chỉ đức tính cần cù, chăm chỉ thì sẽ có ngày được kết quả tốt.
Đặt câu với tục ngữ thẳng như ruột ngựa
Anh ta có tính tình thẳng như ruột ngựa, tuy hơi làm mất lòng nhưng rất thật thà.
Đặt câu với tục ngữ thua keo này bày keo khác
Thua keo này bày keo khác, chúng ta không có gì phải buồn cả, anh em ta sẽ làm được!
Đặt câu với tục ngữ lửa thử vàng gian nan thử sức
Lửa thử vàng gian nan thử sức, chỉ có những lúc thế này mới biết được trình độ của ai thích hợp cho công việc này!
Đặt câu với tục ngữ không thầy đố mày làm nên
Cậu phải học thật kỹ lý thuyết rồi mới áp dụng thực hành được. Với lại cần phải được chỉ dạy bài bản nữa đúng là không thầy đố mày làm nên.
Đặt câu với tục ngữ thất bại là mẹ thành công
Thất bại là mẹ thành công, các đồng chí đừng nản lòng, rồi chúng ta sẽ tìm cách khắc phục được những sai lầm từ trận chiến này!
Đặt câu với tục ngữ ở hiền gặp lành
Cậu ta đúng như câu “ở hiền gặp lành”, để bây giờ bao nhiêu cái tốt đều đến cả.
Đặt câu với tục ngữ chị ngã em nâng
Hai đứa con nên nhớ là sau nay phải giúp đỡ nhau dù sung sướng hay khó khăn, chị ngã em nâng nhé!
Đặt câu với tục ngữ môi hở răng lạnh
Tôi phải thay đổi thôi, không thể cứ chịu cái kiểu môi hở răng lạnh này mãi được.
Đặt câu với tục ngữ có chí thì nên
Hãy là một con người có chí thì nên, phải luôn tìm cách hướng lên phía trước.
Những câu thành ngữ hay, ý nghĩa
- Ăn một bát cháo, chạy ba quãng đồng
- Ao sâu cá cả
- Biết đâu ma ăn cỗ
- Làm đầy tớ thằng khôn còn hơn làm thầy thằng dại
- Cái kim trong bọc lâu cũng có ngày lòi ra
- Cá lớn nuốt cá bé
- Chín người mười ý
- Có thực mới vực được đạo
- Mèo mù vớ cá rán
- Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh
Những câu tục ngữ hay, ý nghĩa
- Ách giữa đàng, quàng vào cổ
- Ai chê đám cưới, ai cười đám ma
- Ba mặt một lời
- Bỏ thương, vương tội
- Cá không ăn muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư
- Con chẳng chê cha khó, chó chẳng chê chủ nghèo
- Cõng rắn cắn gà nhà
- Đâm lao phải theo lao
- Hứng tay dưới, với tay trên
- Không có lửa sao có khói
Xem thêm:
- Trợ từ là gì? Thán từ là gì? Cách đặt câu với trợ từ và thán từ
- First name là gì? Last name là gì? Cách điền thông tin đúng chuẩn
- Khối lượng riêng là gì? Công thức tính khối lượng riêng và một số bài tập cơ bản
Vậy là các bạn đã cùng Bamboo ôn lại những kiến thức cơ bản về thành ngữ là gì, tục ngữ là gì cũng như giải đáp cho các câu hỏi làm sao để hiểu cho đúng thành ngữ, tục ngữ cũng như cách phân biệt và các ví dụ điển hình? Hy vọng đây là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các bạn học sinh và quý phụ huynh! Chúc các bạn một ngày dui dẻ!
Chi tiết các khoản học phí cấp 1, cấp 2, cấp 3 bắt buộc phải đóng vào đầu năm học mới
Tiền phục vụ bán trú
Đây là khoản tiền bao gồm bữa ăn cho các em, ăn chính và ăn phụ (nếu có) theo thỏa thuận của nhà thường. Ngoài ra còn có tiền bồi dưỡng người trực tiếp chăm sóc (đối với cấp 1), tiền sử dụng cơ sở vật chất như giường, chiếu, chăn, khăn mặt, bát, đĩa, cốc, xoong, nồi, bếp gas…
Cụ thể tại các trường công lập ở Tp Hồ Chí Minh, tiền ăn theo thỏa thuận với cha mẹ học sinh; Chăm sóc bán trú không quá 150.000 đồng/học sinh/tháng.
Tiền trang thiết bị phục vụ bán trú:
- Học sinh mầm non: Không quá 150.000 đồng/học sinh/năm học.
- Học sinh Tiểu học, Trung học cơ sở: Không quá 100.000 đồng/học sinh/năm học.
Khoản tiền này được đóng hàng tháng theo học phí.

Tiền phục vụ bán trú
Học phí các cấp
Chi bồi dưỡng giáo viên trực tiếp tham gia dạy 2 buổi/ngày, bồi dưỡng cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ và phúc lợi tập thể, mua sắm văn phòng phẩm, đồ dùng dạy học, điện, nước, vệ sinh, tăng cường cơ sở vật chất và các nội dung chi khác phục vụ hoạt động học 2 buổi/ngày.
Mức học phí sau được áp dụng cho các trường cấp 1, cấp 2, cấp 3 tại Tp Hồ Chí Minh chi tiết như sau:
- Học phí cấp 1 – Học sinh Tiểu học: Giao động trong mức giá từ 300.000 đồng – 540.000 đồng/học sinh/tháng.
- Học phí cấp 2 – Học sinh THCS: Giao động trong mức giá từ 300.000 đồng – 650.000 đồng/học sinh/tháng.
Học phí cấp 3 – Học sinh THPT: Giao động trong mức giá từ 300.000 đồng – 650.000 đồng/học sinh/tháng.
Xem chi tiết: So sánh học phí cấp 3 – THPT trường dân lập và công lập tại TP.HCM

Học phí các cấp 1, cấp 2, cấp 3
Học phẩm
Các đồ dùng học tập như sách, vở tài liệu thêm để giúp trẻ có nhiều kiến thức và kỹ năng tham gia các hoạt động giáo dục theo chương trình Giáo dục mầm non mới do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
Mức thu: Học sinh mầm non không quá 150.000 đồng/học sinh/năm học. Số tiền này sẽ được đóng từ đầu năm cho nhà trường khi học sinh bắt đầu nhập học.

Chi phí học phẩm
Nước uống học sinh
Nhà trường sẽ tổ chức mua nước uống tinh khiết đặt tại mỗi lớp để phục vụ học sinh. Mức thu: Không quá 12.000 đồng/học sinh/tháng.

Chi phí nước uống học sinh
Bảo hiểm Y tế học sinh
Là khoản thu không bắt buộc, tuy nhiên phụ huynh học sinh nên ưu tiên đóng bảo hiểm Y tế cho các em để bảo đảm quyền lợi cho con em của mình.
Đối với Bảo hiểm Y tế cho học sinh, nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng vì thế nên học sinh chỉ đóng 70% mức đóng nên số tiền thực tế mà các em đóng mỗi tháng là 46.935 đồng. Khoản này được thu đầu năm cho cả năm (12 tháng) với số tiền là 563.220 đồng.

Bảo hiểm Y tế học sinh
Tiền dạy thêm, học thêm trong nhà trường
Thu tiền học thêm để chi trả thù lao cho các giáo viên trực tiếp giảng dạy đứng lớp thêm giờ. Ngoài ra còn có công tác quản lý dạy thêm, học thêm; chi tiền cho tiền điện, nước và các cơ sở vật chất để phục vụ việc dạy thêm, học thêm.
- Với cấp THCS: Giao động từ 30.000 đồng – 50.000 đồng/học sinh/tiết, tùy số lượng học sinh.
- Với cấp THPT: Giao động từ 30.000 đồng – 80.000 đồng/học sinh/tiết, tùy số lượng học sinh.

Tiền dạy thêm, học thêm trong nhà trường
Khoản đóng góp tự nguyện cho nhà trường
Trong một vài trường hợp ngân sách nhà nước và những khoản thu học phí vẫn chưa đáp ứng được các nhu cầu sửa chữa của nhà trường hay việc mua thêm trang thiết bị phục vụ cho việc học tập của các em. Lúc này nhà trường sẽ huy động đóng góp tự nguyện của các phụ huynh theo nguyên tắc tự nguyện không ép buộc hoặc có thể bình quân hóa mức đóng góp cho từng quý phụ huynh học sinh.

Khoản đóng góp tự nguyện cho nhà trường
Quỹ phụ huynh trường, lớp
Tại mỗi cấp bậc học sinh trong từng lớp học đều sẽ có quỹ phụ huynh lớp. Phụ huynh cũng cần chuẩn bị một khoản để đóng và thường giao động khoảng 200.000 đồng đến 500.000 đồng tùy theo nhu cầu sử dụng từng trường, từng lớp.
Số tiền này sẽ được thống nhất và đóng vào buổi họp phụ huynh đầu năm. Thông thường là chi vào mua điều hòa máy lạnh, máy chiếu, mic cài cho cô giáo, rèm, sơn sửa lớp… Các thiết bị này được mua từ năm lớp 1 và những năm sau được dùng lại. Ngoài ra, quỹ sẽ dùng để liên hoan lớp, mua phần thưởng… cho học sinh.
Quần áo đồng phục, quần áo thể dục thể thao, phù hiệu
Đầu năm học, mỗi học sinh của từng cấp cũng cần phải mua ít nhất 1 bộ đồng phục học sinh, 1 bộ thể dục thể thao,… Số tiền giao động 700.000 – 1 triệu đồng/học sinh tùy theo trường học.

Chi phí quần áo đồng phục, quần áo thể dục thể thao, phù hiệu
Sổ liên lạc điện tử/tin nhắn điện tử
Sổ liên lạc điện tử nhằm đáp ứng mọi nhu cầu cho việc trao đổi thông tin giữa nhà trường tới gia đình một cách chủ động, nhanh chóng, hiệu quả nhất.
Số tiền duy trì sổ liên lạc điện tử tùy theo mỗi trường, có thể đóng hàng tháng hoặc đóng cả năm giao động từ 200.000 – 600.000 đồng/năm.
Sách giáo khoa
Năm học 2022-2023 sẽ áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới. Do vậy, học sinh vào lớp 1 năm nay sẽ chính thức được học sách giáo khoa mới.
Hiện nay, bộ sách giáo khoa lớp 1 của NXB Đại học Sư phạm giá cao nhất là 199.000 đồng, bộ rẻ nhất của NXB Giáo dục Việt Nam là 179.000 đồng.
Hiện tại Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố giá 5 bộ sách giáo khoa lớp 1 mới. Tùy vào từng trường mà học sinh sẽ được học theo từng loại sách giáo khoa.Từ lớp 2 đến lớp 12 vẫn sử dụng bộ sách giáo khoa cũ và mỗi lớp sẽ có giá khác nhau.

Chi phí sách giáo khoa
Tiền ăn bán trú, tiền xe đưa đón
Đây là khoản tiền được đóng hàng tháng hoặc đối với một số trường sẽ thu theo quý, năm học. Tiền ăn của học sinh sẽ rơi vào trong khoảng từ 20.000 đồng/ suất ăn. Mức giá đưa đón tùy vào từng trường sẽ giao động trong khoảng 1 – 2 triệu đồng/ tháng.
[wptb id=5292]
Các khoản phí khác tại trường công lập
Ở các trường ngoài công lập, phụ huynh cần phải đóng thêm các khoản phí khác như phí ghi danh, phí nhập học, phí đặt chỗ, hoạt động ngoại khóa… Các khoản phí này sẽ phải đóng từ đầu năm, trước khi con chính thức đi học.

Các khoản phí khác tại trường công lập
Các khoản phí khác tại trường dân lập
Tại trường dân lập Quốc tế Bambo có quy mô và chất lượng dẫn đầu Việt Nam. Bamboo School tự tin là môi trường dạy học chất lượng cao với học phí vừa phải, phù hợp với mọi phụ huynh, mọi gia đình.

Các khoản phí khác tại trường dân lập
Các phụ huynh tham khảo các khoản phí theo từng cấp dưới đây để biết chi tiết và cụ thể nhất.
Học phí cấp 1
[wptb id=5288]
Học phí cấp 2
[wptb id=5551]
Học phí cấp 3
[wptb id=6582]
Xem thêm:
- Tổng hợp trường tiểu học tư thục TP.HCM tốt cập nhật mới nhất
- Danh sách trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT quận Hóc Môn cập nhật mới nhất
- Top 10 trường tiểu học quốc tế tốt nhất tại TPHCM năm 2021
Trên đây là tổng hợp chi tiết tất cả các khoản học phí cấp 1, cấp 2, cấp 3 mà chúng tôi đã chia sẻ đến Quý Phụ huynh, mong rằng quý vị có thêm chút thông tin và kinh nghiệm để chuẩn bị sẵn sàng cho con em của mình bước vào năm học mới đầy suôn sẻ và thuận lợi.
Số nguyên tố là gì? Bảng số nguyên tố, ví dụ số nguyên tố và bài tập ứng dụng
Số nguyên tố là gì? Là một trong những chuyên đề số học cực kỳ quan trọng mà các bạn học sinh Trung học cơ sở cần phải biết. Kiến thức về chuyên đề này các em đã được học và tìm hiểu cơ bản trong toán lớp 6. Để hiểu rõ hơn về số nguyên tố và bảng số nguyên tố, cùng theo dõi chi tiết bài viết mà Bamboo School muốn gửi đến mọi người.
Khái niệm số nguyên tố là gì?
Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1, nói một cách đơn giản số nguyên tố là số chỉ có đúng 2 ước số là 1 và chính nó. Các số tự nhiên lớn hơn 1 không được xem là số nguyên tố mà đó là hợp số.
Ví dụ: 29 chỉ có 2 ước là 1 và 29 nên số 29 là số nguyên tố
12 có ước là 1; 2; 3; 4; 6; 12 nghĩa là có ước khác 1 và chính nó nên 12 là hợp số.

Số nguyên tố là gì?
Số nguyên tố cùng nhau là gì?
Trong kiến thức toán học, số nguyên a và b được xem là số nguyên tố cùng nhau khi ước số chung của nó là 1.
Ví dụ: 2 và 5 là số nguyên tố cùng nhau vì Ước số chung (USC) của nó là 1.
Số nguyên tố nhỏ nhất là gì? Số nguyên tố lớn nhất là gì?
Số nguyên tố nhỏ nhất chính là số 2 và được xem là số nguyên tố chẵn duy nhất.
Số nguyên tố lớn nhất theo khảo sát được tìm thấy là dãy số với 23.249.425 chữ số.
Ví dụ về số nguyên tố
- Số nguyên tố nhỏ nhất và có 1 chữ số là số 2
- Số nguyên tố nhỏ nhất có 2 chữ số là số 11
- Số nguyên tố nhỏ nhất có 3 chữ số là số 101
- Số nguyên tố lớn nhất có 2 chữ số là số 97
- Số nguyên tố lớn nhất có 3 chữ số là 997
Tính chất của số nguyên tố
Một số tính chất cơ bản của số nguyên tố mọi người dễ dàng có thể học thuộc như sau:
- Số nguyên tố nhỏ nhất và là số chẵn duy nhất là 2.
- Số nguyên tố là một dãy số vô hạn, không thể tập hợp chúng.
- Hai số nguyên tố nhân với nhau thì kết quả không bằng số chính phương.
- Ước tự nhiên nhỏ nhất khác 1 của một số tự nhiên được coi là số nguyên tố.
- Ước bé nhất của số dương khác 1 của một tập hợp số bất kỳ là một số nguyên tố nếu chúng không vượt qua căn bậc 2 của dãy số đó.
Cách tìm số nguyên tố theo 3 phương pháp khác nhau
Cách tìm số nguyên tố đơn giản
Phương pháp đơn giản nhất là chia nghiệm. Chỉ cần chia số cần kiểm tra theo lý thuyết số nguyên tố là được.
Cách tìm số nguyên tố bằng thao tác lặp từng phần tử với bước nhảy 1
Thứ 1: Nhập n
Thứ 2: Kiểm tra nếu n < 2 thì đó không phải là số nguyên tố
Thứ 3: Lặp từ 2 đến n-1, nếu trong khoảng này, số nào chia hết cho n thì kết luận luôn là n không phải là số nguyên tố. Ngược lại thì đó là số nguyên tố.
Cách tìm số nguyên tố bằng thao tác lặp từng phần tử với bước nhảy 2
Đây là một trong những cách đơn giản nhất, chỉ cần ta loại số 2 là số nguyên tố chẵn duy nhất, còn lại những số lẻ ta tiếp tục kiểm tra.
Bảng nguyên tố đầy đủ nhất
Tham khảo bảng nguyên tố đầy đủ nhất dưới đây:
2 |
3 | 5 | 7 | 11 | 13 | 17 | 19 | 23 | 29 |
31 | 37 | 41 | 43 | 47 | 53 | 59 | 61 | 67 |
71 |
73 | 79 | 83 | 89 | 97 | 101 | 103 | 107 | 109 |
113 |
127 |
131 | 137 | 139 | 149 | 151 | 157 | 163 | 167 |
173 |
179 |
181 | 191 | 193 | 197 | 199 | 211 | 223 | 227 |
229 |
233 |
239 | 241 | 251 | 257 | 263 | 269 | 271 | 277 |
281 |
283 |
293 | 307 | 311 | 313 | 317 | 331 | 337 | 347 |
349 |
353 |
359 | 367 | 373 | 379 | 383 | 389 | 397 | 401 |
409 |
419 |
421 | 431 | 433 | 439 | 443 | 449 | 457 | 461 |
463 |
467 |
479 | 487 | 491 | 499 | 503 | 509 | 521 | 523 |
541 |
547 |
557 | 563 | 569 | 571 | 577 | 587 | 593 | 599 |
601 |
607 | 613 | 617 | 619 | 631 | 641 | 643 | 647 | 653 |
659 |
661 |
673 | 677 | 683 | 691 | 701 | 709 | 719 | 727 |
733 |
739 | 743 | 751 | 757 | 761 | 769 | 773 | 787 | 797 |
809 |
811 | 821 | 823 | 827 | 829 | 839 | 853 | 857 | 859 |
863 |
877 |
881 | 883 | 887 | 907 | 911 | 919 | 929 | 937 |
941 |
947 | 953 | 967 | 971 | 977 | 983 | 991 | 997 |
Các bài tập tìm số nguyên tố
Ví dụ 1: Trong các số dưới đây, số nào là số nguyên tố, số nào là hợp số? Vì sao?
a/ 1 930
b/ 23
Đáp án
a/ Số 1 930 là hợp số vì nó nhiều hơn 1 và có nhiều hơn 2 ước
b/ Số 23 là số nguyên tố vì nó lớn hơn 1 và chỉ có 2 ước là 1 và chính nó.
Ví dụ 2: Kiểm tra xem các số sau là hợp số hay số nguyên tố bằng cách dùng dấu hiệu của chia hết hoặc tra bảng số nguyên tố:
89 , 97 , 125 , 541 , 2 013 , 2 018
Đáp án
Các số nguyên tố là: 89 ; 97 ; 541
Các hợp số là: 125 ; 2 013; 2 018
Ví dụ 3:
a/ Tìm số tự nhiên k để số 23k là số nguyên tố
b/ Tại sao 2 là số nguyên tố chẵn duy nhất?
Đáp án
a/ Với k = 0 thì 23.k = 0 không là số nguyên tố với k = 1 thì 23.k = 23 là số nguyên tố.
>>> Xem thêm:
- Số khối là gì? Số hiệu nguyên tử là gì? Công thức tính số khối và nguyên tử khối
- Công thức cấp số cộng, cấp số nhân chi tiết, dễ nhớ kèm bài tập
- Các tính tỉ số phần trăm và các dạng toán về tỉ số phần trăm cơ bản có đáp án
Hy vọng với những giải đáp thắc mắc về số nguyên tố là gì? cùng với những ví dụ và bài tập cụ thể mà Bamboo School chia sẻ đã phần nào giúp các em hiểu rõ hơn về dạng toán học này.
So sánh học phí cấp 3 – THPT trường dân lập và công lập tại TP.HCM
Hiện nay, sự cân nhắc khi lựa chọn trường công lập hay dân lập cho con em luôn là nỗi băn khoăn của tất cả phụ huynh. Cùng Bamboo School tìm hiểu thêm về sự so sánh học phí cấp 3 – THPT giữa trường dân lập và trường công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh có gì khác biệt nhé!
Trường công lập là gì?
Trường công lập chính là nơi mang hình thức trường học nhưng trực thuộc bởi Nhà nước Trung ương hoặc địa phương xây dựng và thành lập dựa vào những dự án đầu tư kinh tế.
Chính vì thế, những khoản kinh phí, đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị, cũng như các dụng cụ hỗ trợ học tập ở trường học… đều được hoạt động phần lớn là nhờ vào kinh phí công (tài chính công hoặc những khoản đóng góp phi vụ lợi).
Trường dân lập là gì?
Trường dân lập hay còn gọi với tên là trường tư thục, đây là trường học được thành lập dựa trên sự xây dựng và điều hành do cá nhân, tổ chức trong nước đã được phép thành lập và tự đầu tư. Trường dân lập hoạt động hoàn toàn độc lập không cần phải phụ thuộc vào sự quản lý của chính quyền hay cơ quan địa phương.
Các hoạt động chủ yếu tại trường đều được dựa trên sự đóng góp trực tiếp của học sinh và sinh viên về kinh tế hoặc có các nhà đầu tư trao tặng cho phía nhà trường.
Tuy nhiên, dù là trường dân lập, hay trường tư thục thì chung quy cũng đều mang mục đích là nơi giáo dục thuộc vào hệ thống chung của giáo dục cả quốc gia. Vì vậy, những hoạt động về tuyển sinh kể cả giáo dục đào tạo thì đều phải dựa vào quy định của Bộ giáo dục và đào tạo. Song, bằng cấp cũng có giá trị tương đương so với trường công lập.
Trường dân lập khác gì so với trường công lập
Để có thể thấy rõ những điểm khác biệt biệt về hai loại hình trường học này phải thông qua sự phân tích từng khía cạnh dựa trên các yếu tố sau:
Cơ sở vật chất và kỹ thuật
Ở cả hai môi trường công lập và dân lập thì đều có thể thấy rõ sự khác biệt về cơ sở vật chất và trang thiết bị học tập. Bởi vì các trường dân lập thường sẽ được trang bị hiện đại, đầy đủ và khang trang hơn nhiều lần so với các trường công lập.
Lý do đơn giản bắt nguồn từ việc những khoản chi phí đầu tư cho trường học công lập sẽ bị giới hạn hơn so với trường dân lập. Song, kinh phí công không phải lúc nào cũng đủ để có thể đáp ứng được những vấn đề về cơ sở vật chất tại trường công lập.

Cơ sở vật chất và kỹ thuật
Về phương diện là trường dân lập, mọi kinh phí hoạt động chủ yếu được dựa vào sự đóng góp của học sinh, sinh viên. Vì vậy, việc ban lãnh đạo của trường dân lập khi đưa ra những quyết định gồm: các vấn đề về cải tiến, đổi mới hay sửa chữa, nâng cấp,… cũng sẽ dễ dàng được đáp ứng hơn.
Ngoài ra, số lượng trang thiết bị hỗ trợ cho việc học tập của trường dân lập cũng thường xuyên được bổ sung. Bên cạnh đó, không chỉ nhắc về điều kiện cơ sở vật chất, song, chương trình học của trường dân lập cũng khá đa dạng và mang tính thực tiễn cao, giúp người học có trải nghiệm tốt nhất.
Trong khi đó, ở các trường công lập với tình trạng phải phụ thuộc rất nhiều vào vốn Nhà nước, nên quá trình xin được cấp vốn cũng như đổi mới cơ sở kỹ thuật sẽ khó khăn và mất nhiều thời gian hơn. Và đây cũng là một trong những yếu tố khác biệt lớn nhất của hai loại hình trường học này.
Chương trình đào tạo
Nhìn chung, chương trình đào tạo về cơ bản sẽ tuân thủ theo đúng quy chế của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. Tuy nhiên, có thể nói đây chính là mấu chốt trong những điểm khác biệt lớn nhất giữa hai loại hình trường học này.
Ngoài việc tuân thủ đào tạo những môn học, chương trình học đã được Bộ giáo dục và đào tạo quy định, thì các trường dân lập sẽ có thêm những yếu tố cải tiến nhiều môn học cho phong phú và đa dạng hơn theo hướng thực tế.
Chính vì vậy, vừa có thể nâng cao được chất lượng giảng dạy và học tập, mà còn có thể thu hút được thêm nhiều học sinh, sinh viên hơn.

Chương trình đào tạo
Ngoài ra, đối với những bạn theo học ở cơ sở dân lập còn thường xuyên được giao lưu mở rộng tri thức với các học sinh, sinh viên trường Đại học/ Cao đẳng nước ngoài. Nói đơn giản hơn chính là các bạn có cơ hội được liên kết với các trường học nước ngoài, cơ hội nhận được tấm bằng Quốc tế ngay sau khi tốt nghiệp ra trường là một điều hoàn toàn có thể xảy ra nếu bạn là người chăm chỉ.
Trên phương diện đó, các bạn theo học trường dân lập thường sẽ có lợi thế hơn các bạn học tại trường công lập. Lý do đó là các bạn sẽ có cái nhìn cởi mở bao quát, vốn kiến thức thực tế và rộng lớn hơn. Một số trường Đại học công lập vẫn còn áp dụng hướng đào tạo theo “lối cũ”.
Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây thì các trường công lập cũng đã dần cải thiện được các chương trình học đa dạng hơn khi vận dụng hình thức học song song giữa lý thuyết và thực hành, vì vậy chất lượng giảng dạy vẫn được đảm bảo.
Cơ hội phát triển kỹ năng và lựa chọn việc làm
Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp của các bạn sẽ là như nhau, nhưng còn phải phụ thuộc vào các yếu tố môi trường văn hóa công ty, vì sẽ có sự ưu tiên riêng.
Đơn giản như việc đối với các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp tại các trường công lập có xếp hạng hàng đầu cả nước, thì thường được các nhà tuyển dụng ấn tượng hơn, chính điều này cũng tạo nên lợi thế cho bản thân những bạn đó. Ngược lại, tại các công ty nước ngoài thì không mấy quan tâm đến vấn đề bằng cấp.

Cơ hội phát triển kỹ năng và lựa chọn việc làm
Trong những năm trở lại đây, sự phát triển của nền kinh tế nhộn nhịp hơn khi hội nhập đa quốc gia. Vì vậy, đa phần những nhà tuyển dụng sẽ bị thu hút và ấn tượng bởi những ứng viên có khả năng vừa ứng dụng kiến thức đã học, vừa phải có thêm kinh nghiệm thực tiễn.
Có thể thấy, ngày nay đa phần nhà tuyển dụng đã không còn yêu cầu ứng viên phải tốt nghiệp tại các trường đại học công lập. Do đó, dù bạn theo học ở trường công lập hay kể cả trường dân lập thì cũng đừng vội tự ti mà lo lắng. Điều bạn nên “ghi nhớ” chính là xoay quanh chúng ta luôn tồn tại rất nhiều cơ hội để chọn lựa công việc phù hợp với khả năng của bản thân, nhưng quan trọng là bạn phải có thực lực.
Tiêu chuẩn nhập học
Những tin tức tuyển sinh hay xét tuyển của Bộ giáo dục và đào tạo luôn cập nhật về chủ đề này trên các trang mạng xã hội cũng như báo đài. Riêng các trường công lập thì luôn giữ hướng truyền thống và thường không có nhiều thay đổi qua các năm. Tuy nhiên, xét theo góc độ những chỉ tiêu hay tiêu chuẩn để chọn lọc học sinh, sinh viên thì trường công lập có phần khắt khe và căng thẳng hơn so với các trường dân lập.
Điển hình chính là kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia, khiến cho các em học sinh có tâm lý phải “cày ngày cày đêm” để có thể đạt được kết quả tốt nhất, mang lại cơ hội được lựa chọn trường học mà bản thân kỳ vọng.
So sánh học phí trường dân lập và công lập
Như đã nêu rõ ở trên về định nghĩa tên gọi của trường công lập và dân lập, thì kinh phí hoạt động của hai loại trường học này hoàn toàn khác nhau. Ở trường công lập được nhận sự hỗ trợ chủ yếu từ Nhà nước nên các khoản đóng học phí sẽ thấp hơn (hoặc miễn phí).
Mặt khác, trường dân lập thì mức học phí đương nhiên sẽ cao hơn, vì còn để sử dụng nhiều mục đích khác như: duy trì hoạt động, cơ sở vật chất kỹ thuật, phát triển trường học và nâng cao chất lượng học tập,.. nên việc chênh lệch học phí cũng là một điều tất yếu.
Có nên đăng ký học trường cấp 3 dân lập hay không?
Trước đây, xã hội vẫn có nhiều định kiến về trường dân lập, những lời đồn đoán, những thông tin sai lệch, nhưng tất cả đều đã trở nên “nhạt nhòa” trong thời đại đang phát triển và hội nhập như ngày nay.
Ví dụ điển hình đầy thực tế chính là bắt đầu xuất hiện thêm nhiều trường dân lập, trường quốc tế mà chất lượng giảng dạy cũng không thua kém gì so với các trường công lập.
Song, mức học phí tại các trường dân lập hay quốc tế đều ở ngưỡng khá cao. Điều này là nguyên nhân gây ra rào cản đấu tranh tư tưởng cho các bậc phụ huynh, khi phải quyết định chọn lựa trường học cho con em.

Có nên đăng ký học trường cấp 3 dân lập hay không?
Có thể thấy, hiện nay tại một số trường dân lập thể hiện rõ khả năng nổi trội của mình trong chương trình đào tạo mới tiên tiến hơn. Vì vậy, các bậc phụ huynh, học sinh cũng hài lòng và yên tâm khi theo học tại các trường dân lập.
Đôi khi, chọn trường không phải là chọn ngôi trường “nổi tiếng nhất”, mà là chọn trường phù hợp nhất với khả năng của bản thân và tài chính của gia đình.
Điều quan trọng chính là không nên để người khác áp đặt suy nghĩ lên tâm trí mình. Bản thân hãy sáng suốt khi lựa chọn. Một sự thật rằng dù cho bạn học ở đâu, bạn học trường nào đi nữa thì tất cả trường học cũng đều có đội ngũ giảng viên với kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm vững vàng.
Chỉ có bản thân bạn mới chính là “chìa khóa” quyết định để mở được “cánh cửa” sự nghiệp tương lai phía trước. Thế nên, đừng cố gắng đè nén gánh nặng quá lớn về việc học dân lập hay công lập bạn nhé!
Top những trường cấp 3 – THPT dân lập tốt nhất tại TP.HCM
Trường THPT BAMBOO SCHOOL
Địa chỉ:
- Bamboo Tân Phú: 13B Nguyễn Trọng Quyền, P.Tân Thới Hòa, Q.Tân Phú
- Bamboo Hóc Môn: 26/25 M-N-P, Xã Xuân Thới Đông, H.Hóc Môn
- Bamboo Tân Chánh Hiệp: 3/5 đường TCH 01, KP4, P.Tân Chánh Hiệp, Q.12
- Bamboo Thạnh Xuân: 140/17 Thạnh Xuân 22, Khu phố 7, P. Thạnh Xuân, Q.12
- Bamboo Thới An: 23/25 Đường Thới An 16, P.Thới An, Q.12
Mang vị thế là một hệ thống trường Hội nhập Quốc tế, Bamboo School mong muốn được góp phần tạo nên những thế hệ công dân toàn cầu, vừa biết trân trọng những giá trị truyền thống, vừa được phát triển toàn diện về thể chất, tâm hồn và trí tuệ.
Đội ngũ giảng viên có chuyên môn cao, sự tâm huyết và tận tình với mong muốn mang đến một môi trường học tập quốc tế cho học sinh. Đây được xem là yếu tố quan trọng mà Bamboo chắc chắn có thể giúp các em học sinh trở thành những thế hệ công dân toàn cầu khi vừa phải có tinh thần chủ động, thái độ chính trực và vừa có khát vọng cũng như giàu lòng yêu thương.
Ngoài ra, tại Bamboo luôn có hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế, nhằm phục vụ hiệu quả cho công tác giảng dạy cũng như học tập. Từ đó, giúp học sinh khi học tập tại Bamboo luôn có đầy đủ điều kiện để phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tâm hồn, xứng đáng trở thành những công dân thành công và hội nhập.

Trường THPT BAMBOO SCHOOL
Trường THCS – THPT Trần Cao Vân
Địa chỉ: 126 Tô Hiệu, P. Hiệp Tân, Q.Tân Phú, TP.HCM.
Mục tiêu của trường nhắm đến là tạo dựng được môi trường học tập hiện đại, thân thiện, có nề nếp, tính kỷ luật, chất lượng cao, để mỗi học sinh đều có cơ hội được phát triển một cách toàn diện về thể chất, nhân cách và trí tuệ.

Trường THCS – THPT Trần Cao Vân
Trường THPT Đông Đô
Địa chỉ: 53 – 55 Nguyễn Hữu Cảnh, phường 22, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Điều đáng tự hào khi trường có tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT hằng năm đạt 100%. Trong đó chiếm hơn 80% đậu vào các trường Đại học và Cao đẳng. THPT Đông Đô là nơi quy tụ các quý Thầy/Cô có năng lực xuất sắc về quản lý giáo dục, tâm huyết với nghề, tận tâm với trò.
Tóm lại, việc học trường công lập hay dân lập trước hết nên biết nhìn nhận vấn đề thực tế, có thể là về tài chính, cũng có thể là khả năng tri thức của bản thân mỗi người. Từ đó, sẽ biết bản thân phù hợp với loại hình trường học nào để có thể quyết định được chính xác nhất!

Trường THPT ĐÔNG ĐÔ
>>> Xem thêm:
- Danh sách trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT quận Hóc Môn cập nhật mới nhất
- Top 5 trường THPT – trường cấp 3 tốt nhất quận hóc môn
- Tổng hợp danh sách trường THCS – trường cấp 2 dân lập và công lập quận Hóc Môn
Trên đây là so sánh học phí cấp 3 trường dân lập và công lập tại TP.HCM mà Bamboo đã đề cập đến. Hy vọng các bạn đã có thể lựa chọn được một ngôi trường phù hợp với mình!
Mấy tuổi học lớp 1, 2, 3, 4, 5 , 6, 7, 8, 9 ,10, 11, 12 năm 2022
Hầu như có rất nhiều phụ huynh thắc mắc rằng mấy tuổi sẽ cho con vào lớp 1 được và các lớp 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10,11, 12 bao nhiêu tuổi thì sau đây Bamboo school sẽ tổng hợp chính xác cho các phụ huynh nhé!
Mấy tuổi học lớp 1? Lớp 1 năm 2022 bao nhiêu tuổi?
Như bộ giáo dục đã quy định thì các lớp 1, 2, 3, 4, 5 sẽ gọi là cấp tiểu học.
Theo các bậc phụ huynh khi tính tuổi cho con đi học có nhiều người tính theo các cách khác nhau. Có phụ huynh thì cho rằng tính từ tuổi đúng của các bé thì 6 tuổi là có thể vào học lớp 1. Nhưng cũng có các phụ huynh cho rằng tính tuổi đúng của các bé cả tuổi mụ là 7 tuổi mới đúng là tuổi cho các bé vào lớp 1 . Chính vì vậy để biết các bé học lớp 1 bao nhiêu tuổi thì ta cứ hãy lấy tuổi thật của các em để cho nó làm mốc để các em làm lớp 1 rồi tính tăng tuổi dần lên theo các lớp.
Vậy thì tính đến năm 2022 thì các bé vào lớp 1 đã được 7 tuổi.
>>Xem thêm:
- Trẻ vào lớp 1 cần biết những gì? 20 kỹ năng cho trẻ vào lớp 1
- Tổng hợp trường tiểu học tư thục TP.HCM tốt cập nhật mới nhất

Độ tuổi của học sinh lớp 1, 2, 3, 4, 5
Mấy tuổi học lớp 2? Lớp 2 năm 2022 bao nhiêu tuổi?
Như cách tính đã đề cập ở phía trên thì các em học lớp 2 sẽ có độ tuổi là 7, tính đến năm 2022 thì các bé được 8 tuổi.
Mấy tuổi học lớp 3? Lớp 3 năm 2022 bao nhiêu tuổi?
Cũng như cách tính tăng dần tuổi theo các lớp thì các em lớp 3 sẽ có độ tuổi là 8, tính đến năm 2022 thì các bé sẽ 9 tuổi.
Mấy tuổi học lớp 4? Lớp 4 năm 2022 bao nhiêu tuổi?
Khi các bé bước vào lớp 4 thì độ tuổi lúc này của các em sẽ là 9, tính cho đến năm nay thì các em sẽ bước qua 10 tuổi và chuẩn bị thềm để vào lớp 5.
Mấy tuổi học lớp 5? Lớp 5 năm 2022 bao nhiêu tuổi?
Như các phụ huynh cũng biết thì lớp 5 sẽ là lớp cuối cấp tiểu học của các em và lúc này thì các em sẽ có độ tuổi là 10. Tính đến năm 2022 thì các em sẽ được 11 tuổi.
Mấy tuổi học lớp 6? Lớp 6 năm 2022 bao nhiêu tuổi?
Theo như bộ giáo dục quy định thì các lớp 6, 7, 8, 9 thì sẽ được phân là cấp trung học cơ sở.
Tính đến năm lớp 6 thì các em đã bước qua cấp trung học cơ sở và lớp 6 sẽ là lớp đầu tiên khi các em vừa chuyển cấp , độ tuổi của các em khi học lớp 6 là 11 tuổi. Tính đến năm 2022 thì các em sẽ qua tuổi 12.
>>>Xem thêm: TOP 10 trường nội trú cấp 2 THCS tốt nhất tại TP.HCM

Độ tuổi của học sinh lớp 6, 7, 8, 9
Mấy tuổi học lớp 7? Lớp 7 năm 2022 bao nhiêu tuổi?
Dựa vào cách tính tuổi như đã đề cập phía trên thì 12 tuổi thì sẽ học lớp 7, đến năm 2022 thì các em sẽ được 12 tuổi.
Mấy tuổi học lớp 8? Lớp 8 năm 2022 bao nhiêu tuổi?
Khi bước vào lớp 8 thì các em sẽ là 13 tuổi, tính đến năm 2022 thì các em sẽ bước sang tuổi mới là 14 tuổi, độ tuổi chuẩn bị sang cuối cấp trung học.
Mấy tuổi học lớp 9? Lớp 9 năm 2022 bao nhiêu tuổi?
Khi bước vào lớp 9 thì các em đã qua đến tuổi 14 và như các bậc phụ huynh cũng biết lớp 9 là giai đoạn quan trọng nhất của các em , là giai đoạn mà các em phải thi chuyển cấp. Lớp 9 năm 2022 thì các em đã được 15 tuổi.
Mấy tuổi học lớp 10 ? Lớp 10 năm 2022 bao nhiêu tuổi?
Theo bộ giáo dục quy định thì đối với cấp bậc trung học phổ thông thì chia ra các cấp bậc đó là lớp 10, 11, 12.
Như đã định nghĩa ở trên thì lớp 10 là lớp đầu tiên của cấp bậc trung học phổ thông. Theo như tính toán độ tuổi của các em thì cấc em đã được 15 tuổi và tính đến năm 2022 thì các em đã 16 tuổi.
>>>Xem thêm: Review các trường cấp 3 – THPT chất lượng tốt nhất tại TP.HCM

Độ tuổi của học sinh lớp 10, 11, 12
Mấy tuổi học lớp 11? Lớp 11 năm 2022 bao nhiêu tuổi?
16 tuổi chính là độ tuổi của các em học lớp 11, tính đến năm 2022 thì các em được 17 tuổi.
Mấy tuổi học lớp 12? Lớp 12 năm 2022 bao nhiêu tuổi?
Khi bước vào lớp 12 thì các em đã qua đến tuổi 17 và như các bậc phụ huynh cũng biết lớp 12 là giai đoạn quan trọng nhất của các em , là giai đoạn mà các em phải thi đại học . Lớp 12 năm 2022 thì các em đã được 18 tuổi.
>>>Xem thêm :
- Hướng dẫn chi tiết cách viết 29 chữ cái tiếng Việt cho bé vào lớp 1
- Trẻ vào lớp 1 cần biết những gì? 20 kỹ năng cho trẻ vào lớp 1
- Chuẩn bị cho bé vào lớp 1 cần những gì?
Hy vọng cách giải thích 12 tuổi học lớp mấy và mấy tuổi học lớp 1 sau sẽ giúp giải quyết các băn khoăn của các vị phụ huynh. Cùng theo dõi Bamboo School để tìm hiểu và khám phá thêm nhiều kiến thức nữa nhé !
Trợ từ là gì? Thán từ là gì? Cách đặt câu với trợ từ và thán từ
Trợ từ và thán từ là 2 loại từ mà chúng ta rất hay thường gặp trong văn học Trung học cơ sở và kể cả là trong đời sống hằng ngày. Tuy nhiên nếu bạn vẫn còn mông lung và chưa thể xác định rõ ràng chúng. Với bài viết sau đây, Bamboo School sẽ giúp bạn có hiểu chi tiết hơn về 2 loại từ này và sử dụng chúng hiệu quả và tăng khả năng nói lời văn của bản thân.
Trợ từ là gì? Các trợ từ trong tiếng Việt
Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu. Dùng để nhấn mạnh, biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.

Trợ từ là gì?
Vai trò và tác dụng của trợ từ trong tiếng Việt
- Thông báo sự việc:
Ví dụ: Nó ăn hai bát cơm
- Thông báo khách quan + biểu thị thái độ đánh giá sự vật, hiện tượng.
Ví dụ: Nó ăn những hai bát cơm
Nó ăn có 2 bát cơm.
- Nhấn mạnh sự việc, đối tượng được nói đến.
Ví dụ: Chính điều đó làm nó buồn
Ngay cả tôi cũng không biết việc này
Thán từ là gì? Các thán từ trong Tiếng Việt
Thán từ là các từ ngữ có trong câu nhằm mục đích bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói, đồng thời dùng để gọi và đáp trong giao tiếp.
Vị trí: Thường đúng ở đầu câu. Có khi tách ra thành một câu đặc biệt.

Thán từ là gì?
Vai trò và tác dụng của các thán từ trong Tiếng Việt
- Gây sự chú ý (gọi đáp)
- Thể hiện sự tức giận/ vui mừng
Ví dụ: Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm!
- Bày tỏ thái độ lễ phép
Ví dụ: Vâng! Cháu cũng như cụ. Nhưng để cháo nguội, cháu cho nhà cháu ăn lấy vài húp cái đã.
So sánh trợ từ và thán từ
Trợ từ: là những từ đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hay biểu thị thái độ đánh giá sự vật ,sự việc (Một số trợ từ : Những, chính, đích, ngay, …).
Thán từ: từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc (a, ái, ơ, ôi, ô hay, than ôi, trời ơi, …) hoặc dùng để gọi đáp ( này, ơi, vâng, dạ,..).
Các dạng bài tập cơ bản về trợ từ và thán từ
Xác định trợ từ trong câu sau
- Cô ấy đẹp ơi là đẹp
- Tôi nhắc anh những ba bốn lần mà anh vẫn quên.
- Mấy cậu đi trước phải ôm sách vở nhiều lại kèm thêm cả bút thước nữa.
- Chính thầy hiệu trưởng đã tặng cho tôi cuốn sách này. Đây mãi là kỷ niệm không bao giờ quên của tôi.
Các trợ từ lần lượt theo từng câu là: là, những, nhiều, Chính.
Đặt câu với trợ từ
Đặt câu với trợ từ “này”:
- Này, con sắp muộn giờ đến trường rồi đó.
- Này, bảo mấy đứa nhanh tìm chỗ tránh mưa đi.
Đặt câu với trợ từ “vâng”:
Vâng! Bác nói đúng quá rồi ạ.
Vâng! Con cũng nghĩ như mẹ ạ.
Xác định thán từ trong câu sau
- “Nhưng, ô kìa! Sau trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng kéo dài suốt cả một đêm, tưởng chừng như không bao giờ dứt, vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch”.
- “Mọc giữa dòng sông xanh”
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời”.
3. Này! Thằng cháu nhà tôi, đến một năm nay, chẳng có giấy má gì đấy, ông giáo ạ!
Đáp án:
- Ô kìa: bộ lộ cảm xúc ngạc nhiên
- Ơi: gọi đáp
- Này: gọi đáp
Đặt câu với thán từ
Đặt câu với các thán từ sau đây: a, úi chà, chết thật, eo ơi,ơi, trời ơi, vâng, bớ người ta
- A! Con rắn…
- Úi chà… Thì ra mày ở đây à!
- Chết thật, Đi học mà để quên cái cặp ở nhà!
- Eo ơi, dễ thế mà không làm được.
- Trời ơi! sao khó vậy?
- Vâng, con sẽ đi ngay
- Bớ người ta, ăn trộm kia kìa.
>>> Xem thêm:
- Tổng hợp công thức 12 thì, cách dùng và dấu hiệu nhận biết các thì Tiếng Anh
- Công thức hóa học là gì? Tổng hợp công thức hóa học lớp 8, 9, 10 đầy đủ nhất
- Cách tính điểm trung bình môn THCS, THPT, Đại học chi tiết, mới nhất
Trên đây là những chia sẻ của Bamboo về vấn đề trợ từ là gì? Thán từ là gì? Hy vọng sẽ giúp ích cho quá trình học tập và tiếp thu kiến thức của bạn đọc và có thể dễ dàng làm được những bài tập có liên quan đến hai loại từ này và đạt điểm số cao trong học tập.
Công thức phân tử là gì? Cách viết công thức phân tử và một số bài tập công thức phân tử cơ bản
Công thức phân tử được định nghĩa đơn giản đó là một biểu thức cho biết số lượng và loại nguyên tử có trong phân tử của một chất hóa học nào đó. Tuy nhiên, để xác định được được công thức này, hãy cùng Bamboo School dành thời gian theo dõi bài chia sẻ bên dưới để hiểu hơn về chủ đề hôm nay.
Công thức đơn giản nhất là gì ?
Khái niệm công thức đơn giản nhất
Công thức đơn giản nhất (viết tắt: ctđgn) là hiển thị một cách tối giản về số nguyên tử của các nguyên tố hóa học trong một phân tử bất kỳ nào đó.
Ví dụ: 6 nguyên tử C và 14 nguyên tử H trong phân tử Hexan, công thức đơn giản của phân tử đó là C6H14

Khái niệm công thức đơn giản nhất
Cách thiết lập công thức đơn giản nhất
Cho hợp chất CxHyOz tìm tỉ lệ:
Dưới dạng tỉ lệ các số nguyên tối giản công thức có thể được tính qua các bước sau:
%C = 40; %H = 6,67; %O = ?
Bài giải:
CTPT của X là CxHyOz
%O = 100% – (%H + %C) = 53,33%
Lập hệ thức và biến đổi thành tỉ lệ
x : y : z = 40/12 : 6,67/1 : 53,55/16 = 1 : 2 : 1
Công thức đơn giản cuối cùng của X là C1H2O1
Công thức phân tử là gì ?
Định nghĩa công thức phân tử
Công thức phân tử được định nghĩa đơn giản đó là một biểu thức cho biết số lượng và loại nguyên tử có trong phân tử của một chất hóa học nào đó.
Quan hệ giữa công thức phân tử và công thức đơn giản nhất
[wptb id=6096]
Cách viết công thức phân tử hợp chất hữu cơ
Dạng 1: Lập công thức phân tử dựa vào thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố
Cho một ví dụ với hợp chất CxHyNz, cách lập công thức phân tử theo phần trăm khối
71,9%C, 14,85%H, còn lại là N. Công thức đơn giản nhất của X là?
Bài giải:
Chất hữu cơ CxHyNz
x:y:z= %mC/12 : %mH/1 : %mN/14
- %N = 100% – ( 71,9% + 14,85% ) = 13,86%
- x:y:z= %mC/12 : %mH/1 : %mN/14 = 71,9/12 : 14,85/1 : 13,86/14 = 6 : 15 : 1
CxHyNz = C6H15N
Dạng 2: Lập công thức phân tử (CTPT) thông qua công thức đơn giản nhất
Ví dụ: Chất hữu cơ X có công thức đơn giản nhất CH2O và có khối lượng mol phân tử bằng 60,0 g/mol. Xác định công thức phân tử của X.
Bài giải:
- Công thức phân tử của X là (CH2O)n hay CnH2nOn.
- Theo bài ra: MX = (12 + 2.1 + 16).n = 60 ⇔ 30n = 60 ⇒ n = 2.
- Vậy X có công thức phân tử C2H4O2.
Dạng 3: Lập công thức phân tử (CTPT) bằng cách tính trực tiếp theo khối lượng sản phẩm đốt cháy
Đốt cháy hoàn toàn 0,58g một hydrocacbon A được 1,76g CO2 và 0,9g H2O. Biết A có khối lượng riêng DA ≈2,59g/l. Tìm CTPT A.
Tóm tắt:
0,58g X + O2 → (1,76g CO2; 0,9g H2O)
DA 2,59g/l. Tìm CTPT A ?
Bài giải:
Tìm MA :
- Biết DA => MA = 22,4.2,59 = 58
Viết phương trình phản ứng cháy, lập tỉ lệ để tìm x,y.
=>x = 4; y = 10
Vậy CTPT A : C4H10
>>>Xem thêm:
- Công thức hóa học là gì? Tổng hợp công thức hóa học lớp 8, 9, 10 đầy đủ nhất
- Số khối là gì? Số hiệu nguyên tử là gì? Công thức tính số khối và nguyên tử khối
- Nồng độ dung dịch là gì? Công thức tính nồng độ dung dịch và các bài tập cơ bản có giải
Như vậy, với những gì Bamboo School đã chia sẻ về công thức phân tử, cách viết công thức phân tử và một số bài tập công thức phân tử cơ bản . Hy vọng các em học sinh sẽ nắm được bài và có thêm tư liệu trong việc tìm hiểu những kiến thức bổ ích khi học đến đây.
Công thức hóa học là gì? Tổng hợp công thức hóa học lớp 8, 9, 10 đầy đủ nhất
Chúng ta đã bắt đầu làm quen với môn hóa học từ năm lớp 8. Đây chính là môn học có tính ứng dụng thực tế cao và kích thích sự tìm tòi, đào sâu óc tư duy từ đó phát triển trí não rất tốt cho các em học sinh. Cùng Bamboo School tổng hợp các kiến thức hoá học Trung học cơ sở và Trung học phổ thông qua bài viết sau nhé!
Khái niệm công thức hóa học là gì?
Công thức hóa học được hiểu là một ký hiệu mô tả số lượng và tên nguyên tử có trong một phân tử nào đó. Công thức hóa học cung cấp thông tin về cấu tạo, hình dạng ba chiều của một chất và cách nó sẽ tương tác với các phân tử, nguyên tử và ion khác.
Các ký hiệu trong bảng tuần hoàn hóa học mô tả tên các chất cấu thành một phân tử. Tùy vào nguyên tố mà chỉ số của chúng có thể khác nhau và có tên khác nhau.
Công thức hóa học dùng để biểu diễn thông tin các nguyên tố có trong hợp chất mà bạn muốn tìm hiểu, ngoài ra nó cũng dùng để diễn tả về quá trình xảy ra phản ứng hóa học. Mỗi hợp chất lại có một công thức tìm ra dành riêng, diễn đạt những tính chất đặc thù riêng biệt.

Khái niệm công thức hóa học
Công thức hóa học của đơn chất
Công thức hóa học của một đơn chất là công thức chỉ gồm có kí hiệu hóa học của nguyên tố đó.
- Đối với kim loại: Kí hiệu hóa học của một nguyên tố được coi là CTHH. (Ví dụ, CTHH của Hidro, đồng, sắt, magie, Silic… lần lượt là Ca, u, Fe. Mg, Si…)
- Đối với phi kim:
- Một số phi kim dùng chính của nó kí hiệu hóa học làm CTHH. (Ví dụ: CTHH của cacbon, lưu huỳnh… là C, S.)
- Đa số phi kim còn lại có phân tử thường có 2 nguyên tử liên kết với nhau nên CTHH cũng chính là kí hiệu hóa học và chỉ số dưới chân
(Ví dụ hidro, oxi, nito, clo, bromie … có CTHH lần lượt là H2, O2, N2, Cl2, Br2…)

Công thức hóa học của đơn chất và hợp chất
Công thức hóa học của hợp chất
Công thức hóa học của một hợp chất bao gồm kí hiệu hóa học của những nguyên tố hợp thành và chỉ số ở chân.
CTHH của hợp chất có dạng:
AxBy; AxByCz
Trong đó:
- A, B…: là kí hiệu hóa học của nguyên tố đó.
- x, y,…: là chỉ số nguyên tử của nguyên tố A, B,… (x, y,… là những số nguyên, nếu bằng 1 thì không ghi chỉ số chân)
Ví dụ: CTHH của muối ăn, nước, khí cacbonic, đá vôi, Glucose lần lượt là: NaCl, H2O, CO2, CaCO3, C6H12O6
Ý nghĩa của công thức hóa học
Công thức hóa học của một chất cho biết các yếu tố cơ bản như sau:
- Nguyên tố nào tạo ra chất
- Số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong một phân tử chất đó.
- Phân tử khối của chất.
Ví dụ 1. Công thức hóa học của khí oxi lưu huỳnh cho biết:
- Khí lưu huỳnh do nguyên tố S2 tạo ra.
- Có 2 nguyên tử trong 1 phân tử lưu huỳnh.
- Phân tử khối: 32.2 = 64 (đvC)

Ý nghĩa của công thức hóa học
Tổng hợp các công thức hóa học lớp 8,9 đầy đủ nhất
Công thức tính số mol (Kí hiệu: n; đơn vị: mol)
- n =
Lưu ý:
- m: khối lượng (KL) (đơn vị: gram).
- M: KL mol (đơn vị: gram/mol).
- n =
Lưu ý:
- V: thể tích khí ở đktc (đơn vị: lít).
- Công thức này áp dụng cho tính số mol khí ở đktc.
- n = CM.Vdd
Trong đó:
- CM: nồng độ (đơn vị tính: mol/ lít)
- Vdd: thể tích (đơn vị tính: lít)
- n =
Lưu ý:
- C%: nồng độ phầm trăm (đơn vị: %)
- mdd: KL (đơn vị: gram)
- Mct: KL mol chất tan (đơn vị: gram/mol).
- n =
Lưu ý:
- Vdd: thể tích dung dịch (đơn vị: ml)
- D: khối lượng riêng (g/ml)
- C%: nồng độ phầm trăm (đơn vị: %)
- M: KL mol (đơn vị: g/mol).
- n =
Lưu ý:
- P: áp suất (đơn vị: atm)
- V: thể tích (đơn vị: lít)
- R: hằng số (R = 0,082)
- T: Nhiệt độ kenvin (T = oC + 273)
- n =
Lưu ý:
- N: số nguyên tử hoặc phân tử.
- NA: số avogađro (NA = 6.1023)
Công thức tính nồng độ phần trăm (C%; đơn vị: %)
8. C% = .100%
Lưu ý:
- mct: khối lượng ct (đơn vị: gam)
- mdd: khối lượng dd (đơn vị: gam)
- C% =
Lưu ý:
- CM: nồng độ mol (đơn vị: mol/ lít)
- M: KL mol (đơn vị: g/mol)
- D: KL riêng (đơn vị: g/ml)
Công thức tính nồng độ mol của một chất (CM; đơn vị: mol/l)
- CM =
Lưu ý:
- n: số mol chất tan (đơn vị: mol)
- V: thể tích dung dịch (đơn vị: lít)
- CM =
Lưu ý:
- D: khối lượng riêng (đơn vị: g/ml)
- C%: nồng độ phần trăm (đơn vị: C%)
- M: KL mol (đơn vị: g/mol)
Công thức tính khối lượng chất tan (m hoặc mct; đơn vị: gam)
12. m = n.M
Lưu ý:
- n: số mol (đơn vị: mol)
- M: KL mol (đơn vị: g/ mol)
- mct = mdd – mdm
Lưu ý:
- mdd: khối lượng dd (đơn vị: gam)
- mdm: khối lượng dung môi (đơn vị: gam)
- mct =
Lưu ý:
- C%: nồng độ phần trăm (đơn vị: %)
- mdd: khối lượng dd (đơn vị: gam).
- mct =
Lưu ý:
- S: độ tan của một chất trong dung môi (đơn vị: gam);
- mdm: KL dung môi (đơn vị: gam);
Công thức tính khối lượng dung dịch (mdd; đơn vị: gam)
16. mdd = mct + mdm
Lưu ý:
- mct: KL chất tan (đơn vị: gam)
- mdm: KL dung môi (đơn vị: gam)
- mdd =
Lưu ý:
- mct: KL chất tan (đơn vị: gam)
- C%: nồng độ phần trăm (đơn vị: C%)
- mdd = Vdd. D
Lưu ý:
- Vdd: thể tích dung dịch (đơn vị: ml)
- D: KL riêng của dung dịch (đơn vị: g/ml)
Công thức tính thể tích dung dịch (Vdd hoặc V)
- Vdd =
Lưu ý:
- n: số mol (đơn vị: mol)
- CM: nồng độ mol (đơn vị: mol/ lít)
- Vdd: đơn vị lít
- Vdd =
Lưu ý:
- mdd: KL dung dịch (đơn vị: gam)
- D: KL riêng dung dịch (đơn vị: g/ml)
- Vdd: đơn vị ml
Cách tính nguyên tử khối
Để tính được khối lượng thực của nguyên tử (tức là nguyên tử khối), các bạn hãy thực hiện theo 3 bước sau:
- Bước 1: Cần nhớ 1đvC = 1,6605.10^(-27) kg =1,6605.10^(-24) g
- Bước 2:Tra bảng tìm nguyên tử khối của nguyên tố. Ví dụ: nguyên tố A có NTK là a, tức A = a.
- Bước 3: Khối lượng thực của A / mA= a . 0,166.10^(-23) = ? (g)
Ví dụ: Ta có 16g Oxi, hỏi có bao nhiêu nguyên tử Oxi có trong 16g đó?
Bài làm:
16g là Khối lượng tính bằng gram tương ứng với số nguyên tử Oxi
Ta có công thức : Số nguyên tử= Khối lượng tính bằng gam tương ứng với số nguyên tử đó/Khối lượng tính bằng gam của 1 nguyên tử
=> Số nguyên tử trong 16g Oxi là: 16 / (16.1,6605.10^(-24)) = 6,02.10^(-23)
1mol Oxi hay 6.02*1023 nguyên tử Oxi có khối lượng 16g = số đvC của Oxi là 16(đvC)
Vậy Oxi có nguyên tử khối 16đvC => 1 Nguyên tử oxi có khối lượng 16.1,6605.10^(-24) (g)
Định luât bảo toàn khối lượng
Theo Wikipedia, Định luật bảo toàn khối lượng được hai nhà khoa học Mikhail Vasilyevich Lomonosov và Antoine Lavoisier khám phá độc lập với nhau qua những thí nghiệm được đong đếm tỉ mỉ chính xác, từ đó phát hiện ra định luật bảo toàn khối lượng.
Định nghĩa của định luật bảo toàn khối lượng được phát biểu cụ thể như sau: Trong một phản ứng hóa học bất kỳ, tổng khối lượng các chất tạo thành từ phản ứng bằng khối lượng tất cả các chất tham gia phản ứng, chúng chỉ được chuyển đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác.
Tính hiệu suất phản ứng
Hiệu suất là phương thức dùng để tính khả năng tránh lãng phí vật liệu, năng lượng, nỗ lực, tiền bạc và thời gian để làm một việc gì đó hay tạo ra kết quả mong muốn.
Công thức tính hiệu suất của phản ứng hóa học và cho ví dụ minh họa:
Ví dụ cho phản ứng hóa học: A + B → C
Hiệu suất phản ứng:
H = số mol phản ứng x 100% / số mol ban đầu hoặc cũng có thể tính theo khối lượng:
H = khối lượng thu được thực tế x 100% / khối lượng thu được tính theo phương trình
Lưu ý là tính hiệu suất theo số mol chất thiếu (theo số mol nhỏ)
Từ công thức cũng có thể tính được:
nC = nA pứ = (nA ban đầu x H) / 100
nA ban đầu cần dùng: nA ban đầu = (nC x 100) / H
CaCO3 → CaO + CO2
0,1 mol → 0,1 mol
Theo phản ứng ta có 0,1 mol CaCO3 tạo 0,1 mol CaO. Tuy nhiên theo thực tế đo được chỉ thu được 0,08 mol CaO. Như vậy đối với CaO lượng tính toán theo phản ứng là 0,1 (gọi là khối lượng theo lý thuyết) và lượng chắc chắn thu được là 0,08 (gọi là lượng thực tế). Hiệu suất phản ứng H(%) = (thực tế/lý thuyết)*100 = (0,08/0,1)*100 = 80%
Công thức tính số mol
Công thức: n = V / 22,4
Trong đó:
- n là số mol chất khí (mol).
- V là thể tích chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn (lít).
- 22,4 là hằng số trong điều kiện tiêu chuẩn.
Ví dụ 1: Cho 3,9 gam Kali vào dung dịch HCl dư. Tính thể tích khí hydro thu được ở điều kiện chuẩn.
Lời giải:
Phản ứng xảy ra theo 2 phương trình
2K + 2HCl → 2KCl + H2 ↑ (1)
2K + 2H2O → 2KOH + H2 ↑ (2)
Số mol Kali: nK = 3,9/39 = 0,1 mol
Theo phương trình phản ứng (1) và (2), nH2 = nK = 0,1 mol
Vậy thể tích khí hydro thu được ở điều kiện tiêu chuẩn là: VH2 = 0,1 x 22,4 = 2,24 lít.
Công thức tính tỉ khối của chất khí
Công thức tính tỉ khối của chất khí:
– Tỉ khối của khí A đối với khí B :
Trong đó:
d(A⁄B) là tỉ khối của khí A đối với khí B
MA là khối lượng mol khí A
MB là khối lượng mol khí B.
Khi: d(A⁄B) > 1 ⇒ khí A nặng hơn khí B
d(A⁄B)= 1 ⇒ khí A nặng bằng khí B
d(A⁄B) < 1 ⇒ khí A nhẹ hơn khí B.
– Tỉ khối của khí A với không khí :
Trong đó:
d(A⁄kk) là tỉ khối của khí A đối với không khí.
MA là khối lượng mol khí A
Mkk là khối lượng mol không khí ( = 29 g/mol)
Khi: d(A⁄kk) > 1 ⇒ khí A nặng hơn không khí.
d(A⁄kk) = 1 ⇒ khí A nặng bằng không khí.
d(A⁄kk) < 1 ⇒ khí A nhẹ hơn không khí.
Ví dụ: Khí CO2 nặng hơn hay nhẹ hơn không khí?
Khối lượng mol phân tử khí CO2 / MCO2 = 44 g/mol
Ta có :
→ Khí CO2 nặng hơn không khí 1,52 lần.
Công thức tính thể tích
Công thức 1: Thể tích chất khí đkc bằng số mol chất khí đắc nhân với 22,4, ta có công thức cụ thể : V = n. 22,4
Trong đó
- V là thể tích chất khí đkc ( lít )
- n là số mol chất khí đkc (mol)
Công thức 2: Tính thể tích chất hoặc dung dịch bằng khối lượng chất hoặc dung dịch nhân với nhối lượng riêng chất hoặc dung dịch , công thức tính cụ thể như sau :V = m / D
Trong đó
- V là thể tích chất hoặc dung dịch
- m là khối lượng chất hoặc dung dịch
- D là khối lượng riêng chất hoặc dung dịch
Công thức 3: Tính thể tích dung dịch bằng số mol chất tan nhân với nồng độ mol của dung dịch , công thức tính cụ thể là V= n / CM
Trong đó:
- V là thể tích dung dịch
- n là số mol chất tan
- CM là nồng độ mol của dung dịch
Công thức 4: Tính thể tích không khí bằng 5 lần thể tích oxi , công thức cụ thể như sau :Vkk = 5.Voz
Trong đó:
- Vkk là thể tích không khí
- Voz là thể tích oxi
Tính thành phần phần trăm về khối lượng của mỗi nguyên tố trong hợp chất
Khi biết công thức của hợp chất đã cho học sinh có thể tính thành phần phần trăm dựa vào khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất đó
Công thức:
Tính phần trăm khối lượng = (khối lượng mol nguyên tố / khối lượng phân tử hợp chất) x 100%.
Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố có trong hợp chất KNO3
Hướng dẫn giải:
- Khối lượng mol của hợp chất: MKNO3 = 39 + 14 + 16.3 = 101 gam/mol
- Trong 1 mol KNO3 có: 1 mol nguyên tử K; 1 mol nguyên tử N và 3 mol nguyên tử O
- Thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố là:
%mK = = 36,8%
%mN = = 13,8%
%mO = = 47,6% hoặc %mO = 100% – (36,8% + 13,8%) = 47,6%
Nồng độ phần trăm
C% = mct / mdd x 100%
Trong đó:
- C%: Nồng độ phần trăm.
- mct: Khối lượng chất tan.
- mdd: Khối lượng dung dịch.
Hòa tan hết 20 gam HCl vào trong 40 gam nước. Hãy tính nồng độ phần trăm của dung dịch này.
Lời giải:
- Ta có khối lượng dung dịch là: mdd = mct + mdm = 20 + 40 = 60 gam
Khái niệm công thức hóa học
- Vậy nồng độ phần trăm dung dịch là: C%= (20/40) x 100% = 33,3 %.
- Kết luận: Vậy nồng độ dung dịch của NaCl là 33,3%.
Nồng độ mol
Ta có công thức: CM = n / Vdd
Trong đó:
- CM là nồng độ mol
- n là số mol chất tan
- Vdd là thể tích dung dịch (đơn vị tính: lít)
Ví dụ: Tính CM của 0,5 mol MgCl2 có trong 1,5 lít dung dịch
Lời giải:
- Áp dụng vào công thức tính CM ta có:
CM = 0,51 x 5 = 0,33 (mol)
Độ tan
Công thức tính độ tan được xác định cụ thể như sau: S = (mct / mdm) x 100
Trong đó:
- mct là khối lượng chất tan
- mdm là khối lượng dung môi
- S là độ tan
Ví dụ: Tính độ tan của MgSO4 ở 20oC biết rắng ở nhiệt độ này 360 ml nước có thể hòa tan tối đa 129,6 gam MgSO4 tạo thành dung dịch bão hòa
Ta có: S = mct / mH2O .100 = 129,6/360 .100 = 36 (g/100g nước)
Tổng hợp các công thức hóa học lớp 10 theo từng chương
Chương 1: Nguyên tử
Số đơn vị điện tích hạt nhân = số proton = số electron. Z = P = E
Số khối A của hạt nhân: là tổng số proton Z và số nơtron N. A = Z + N
Chương 2: Bảng tuần hoàn, định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Chương này các em chủ yếu tính toán số proton, nowtron, electron của nguyên tử và tính phần trăm.
Chương 3: Liên kết hóa học
Ta có:
Thể tích của nguyên tử là Vmol
Tính thể tích của 1 nguyên tử:
Thể tích thực là: Vt = V.74
Từ công thức ta tìm được R là bán kính nguyên tử.
Chương 4: Phản ứng oxi hóa – khử
Cân bằng phương trình oxi hóa-khử bằng phương pháp thăng bằng electron. Chương này gồm 2 dạng bài chính:
Dạng 1: Phản ứng oxi hóa – khử không có môi trường
Dạng 2: Phản ứng oxi hóa – khử có môi trường
Chương 5: Nhóm Halogen
Phương pháp trung bình: Với hợp chất muối MX ta có: mMX = mM + mX
Phương pháp bảo toàn nguyên tố: Ví dụ ta có nCl = nHCl = 2nH2
Phương pháp tăng giảm khối lượng: Thường dựa vào khối lượng kim loại phản ứng
Chương 6: Nhóm Oxi
Bài tập xác định thành phần hỗn hợp
Trường hợp xác định % khối lượng các chất A, B, C trong hỗn hợp.
Cách giải:
Gọi x, y, z lần lượt là số mol của các chất A, B, C trong hỗn hợp
–> mhh = xA + yB +zC (1)
Tuỳ theo dữ kiện đề bài ta tìm được å x + y +z (2)
Từ (1) và (2) lập phương trình toán học => đại lượng cần tìm.
Trường hợp xác định % theo thể tích
Cách giải:
Giả sử hỗn hợp gồm 2 khí A, B
X là số mol khí A g số mol khí B là (1-x) ứng với một hỗn hợp khí.
Chương 7: Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học
Biểu thức vận tốc phản ứng:
Xét phản ứng: mA + nB → pC + qD
Biểu thức vận tốc: v= k.(A)m.(B)n
Với k là hằng số tỉ lệ (hằng số vận tốc
(A), (B) là nồng độ mol chất A, B.
5 Mẹo ghi nhớ các công thức hóa học nhanh chóng đơn giản
Cách nhớ 20 nguyên tố đầu tiên trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Hoàng Hôn Lặng Bờ Bắc
(H, He, Li, Be, B)
Chợt Nhớ Ở Phương Nam
(C, N, O, F, Ne)
Nắng Mai Ánh Sương Phủ
(Na, Mg, Al, Si, P)
Song Cửa Không Ai Cài
(S, Cl, Ar, K, Ca)
Các nhóm trong bảng tuần hoàn hóa học
Nhóm IA: Li – Na – K – Rb – Cs – Fr: Lâu nay không rảnh coi phim.
Nhóm II: Be-Mg-Ca-Sr-Ba-Ra: Bé Mang Cây Súng Bắn Ruồi
Nhóm IIA: Be Mg Ca Sr Ba Ra: Banh Miệng, Cá, Sấu, Bẻ, Răng.
Nhóm IIIA: B Al Ga In Ti: Bán Áo Gấm Ở Tháilan.
Nhóm IVA: C Si Ge Sn Pb: Chó Sực Gà Sáu Phát.
Nhóm VA: N P As Sb Bi: Nhớ Pồ Ắt Sầu Bi.
Nhóm VIA: O S Se Te Po: Ông, Say, Sỉn, Té, Pò.
Nhóm VIIA: F Cl Br I At: Fải, Chi, Bé, Iu, Anh.
Nhóm VIIIA: He Ne Ar Kr Xe Rn: Hằng, Nga, Ăn, Khúc, Xương, Rỗng
Cách cân bằng phản ứng hóa học của Cu với CuHNO3
3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO↑ + 4H2O
Bước 1. Viết sơ đồ phản ứng với các chất tham gia xác định nguyên tố có số oxi hóa thay đổi
Bước 2. Viết phương trình:
- Khử (Cho electron)
- Oxi hóa (nhận electron)
Bước 3. Cân bằng electron: Nhân hệ số để: Tổng số electron cho = tổng số electron nhận
Bước 4. Cân bằng nguyên tố: nói chung theo thứ tự
- Kim loại (ion dương)
- Gốc axit (ion âm)
- Môi trường (axit, bazo)
- Nước (cân bằng H2O là để cân bằng hidro)
Bước 5. Kiểm tra số nguyên tử oxi ở hai vế (phải bằng nhau)
Dãy hoạt động hóa học của kim loại
Dãy hoạt động hóa học của kim loại là dãy các kim loại được sắp xếp theo chiều giảm dần mức độ hoạt động hóa học của chúng.
Dãy hoạt động của 1 số kim loại: K, Ba, Ca, Na, Mg, Al, Zn, Cr, Fe, Ni, Sn, Pb, (H), Cu, Hg, Ag, Pt, Au.
Tác dụng với O2 :
- Ở nhiệt độ thường: K, Ba, Ca, Na, Mg
- Ở nhiệt độ cao: Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, (H), Cu, Ag
- Khó phản ứng: Hg, Pt, Au
Tác dụng với nước:
- Tác dụng với nước: K, Ba, Ca, Na, Mg
- Không tác dụng với nước ở nhiệt độ thường: Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, (H), Cu, Ag, Hg, Pt, Au
Tác dụng với axit thông thường:
- Tác dụng với axit thông thường giải phóng ra hidro: K, Ba, Ca, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, (H)
- Không tác dụng: Cu, Ag, Hg, Pt, Au
Khử oxit:
- H2, CO không khử được oxit: Ba, Ca, Na, Mg, Al, Zn
- Khử được oxit kim loại này ở nhiệt độ cao: Fe, Ni, Sn, Pb, (H), Cu, Hg, Ag, Pt
Kim loại đứng trước đẩy kim loại đứng sau ra khỏi muối: Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, (H), Cu, Ag, Hg, Pt, Au.
Cách nhớ tiếp đầu ngữ trong hoá học hữu cơ
Metan, Etan, Proban, Butan, Pentan, Hexan, Heptan, Octan, Nonan, Decan.
Các tiếp đầu ngữ trong hóa hữu cơ là: Met – Et – Prop – But – Pen – Hex – Hept – Oct – Non – Dec. Cách nhớ:
- Mẹ em phải bón phân hoá học ở ngoài đồng.
- Mê em nên phải bao phen hồi hộp. Ôi người đẹp!
- Mẹ em phải bưng phở hì hụp ở ngoài đường.
- Mắt em phai buồn phút hoàng hôn ở nơi đó.
Tải bảng công thức hoá học lớp 8, 9, 10 chi tiết, đầy đủ nhất
[button size=”small” style=”primary” text=”Tải Ngay” link=”https://drive.google.com/file/d/1OzqIOJrSFOQAQaBp0u6DJp0k9hBBerO9/view?usp=sharing” target=””]
>>> Xem thêm:
- Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học lớp 8, 9, 10 đầy đủ, mới nhất
- Cách tính điểm trung bình môn THCS, THPT, Đại học chi tiết, mới nhất
- Thể tích là gì? Công thức tính thể tích hóa học và các bài tập có giải
Ở bài viết trên đây, Bamboo đã tổng hợp công thức hóa học lớp 8, 9, 10 đầy đủ nhất. Hy vọng BambooSchool sẽ mang lại những thông tin hữu ích cho các bạn học sinh, các quý thầy cô và các bậc phụ huynh đang có nhu cầu tìm hiểu.
Số khối là gì? Số hiệu nguyên tử là gì? Công thức tính số khối và nguyên tử khối
Khi học cấp 2, Hoá dễ dàng là môn gây khó dễ, áp lực cho nhiều học sinh. Nhất là khi độ tuổi cấp 2, cấp 3 thì những khái niệm cơ bản của hoá học như số khối, số hiệu nguyên tử..v..v là vô cùng cần thiết cho việc học Hoá sau này. Sau đây, Bamboo School sẽ đi cùng các bạn qua những khái niệm cơ bản như số khối, số hiệu nguyên tử, và công thức tính toán từng khái niệm nhé!
Số khối là gì? Kí hiệu của số khối
Nguyên tử được cấu tạo từ những tiểu phân nhỏ hơn: electron và hạt nhân. Electron chuyển động xung quanh hạt nhân tạo nên lớp vỏ electron. Hạt nhân thì được cấu tạo từ các hạt proton (p) và neutron (n).
Số khối là tổng của số proton và neutron có mặt trong một nguyên tử. Số khối kí hiệu là A

Số khối là gì? Kí hiệu của số khối
Số hiệu nguyên tử là gì? Kí hiệu của số hiệu nguyên tử
Số hiệu nguyên tử (Z) được gọi là điện tích hạt nhân nghĩa là phần điện tích mang điện dương trong hạt nhân. Số hiệu nguyên tử là số hạt proton p có trong hạt nhân của một nguyên tử

Số hiệu nguyên tử là gì? Kí hiệu của số hiệu nguyên tử
Nguyên tử khối là gì? Nguyên tử khối trung bình là gì?
Nguyên tử khối là khối lượng của một nguyên tử trên thang đo đơn vị là đvC – đơn vị khối lượng nguyên tử (hay đơn vị Cacbon)
Hiện tượng đồng vị: các nguyên tử của cùng một nguyên tố có cùng số hiệu nguyên tử Z (cùng số electron và proton) nhưng khác nhau về số nơtron N
Vd: 1735 Cl và 1737 Cl
Vì một nguyên tố hoá học là hỗn hợp của nhiều đồng vị của các nguyên tử số khối A khác nhau nên chúng ta dùng khái niệm nguyên tử khối trung bình để tính toán chung. Nguyên tử khối trung bình là nguyên tử khối của các nguyên tố có nhiều đồng vị
Vd: 1735,5 Cl

Nguyên tử khối là gì? Nguyên tử khối trung bình là gì?
Công thức tính số khối
Số khối và tổng của số proton và neutron có mặt trong một nguyên tử. Số khối kí hiệu là A và được tính là
A = N + Z
Công thức tính số hiệu nguyên tử
Số hiệu nguyên tử là số hạt proton p có trong hạt nhân của một nguyên tử. Nếu biết số khối và số nơtron có trong hạt nhân:
A – N = Z
Công thức tính nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình
Trong nguyên tử thì nguyên tử khối là khối lượng của một nguyên tử được tính bằng đơn vị Cacbon. Ta có: nguyên tử khối là tổng khối lượng của hạt nhân và khối lượng electron.
mnt= me+ mp + mn
mnt = mhn+me
Trong đó:
- mnt: Khối lượng nguyên tử
- me: Khối lượng electron
- mhn: Khối lượng hạt nhân
- mp: Khối lượng proton
- mn: Khối lượng hạt neutron
Tuy nhiên do khối lượng của electron là quá nhỏ so với hạt proton và nơtron nên số nguyên tử khối bằng khối lượng của hạt nhân
mnt = mhn
Nguyên tử khối coi như bằng số khối A. Nguyên tử khối trung bình được tính theo công thức:
Ā= (a.X + Y.b) / 100
Trong đó:
- X, Y là nguyên tử khối A của hai đồng vị
- a, b là tỉ lệ phần trăm nguyên tử tương ứng của X, Y
- Ā là nguyên tử khối trung bình

Công thức tính số khối
Một số dạng toán về số khối, nguyên tử khối trung bình và số hiệu nguyên tử
Tìm nguyên tử khối trung bình
Nguyên tố Cacbon có 2 đồng vị: 612 C chiếm 98,89% và chiếm 613 C 1,11%. Nguyên tử khối trung bình của Cacbon là:
Ā = (12 x 98,89+ 1,11 x 13) /100 = 12,011
Xác định điện tích hạt nhân, số proton, electron và nơtron của một nguyên tử
Hãy xác định điện tích hạt nhân, số proton, số nơtron, số electron, nguyên tử khối của các nguyên tử thuộc các nguyên tố sau: 37 Li, 919 F, 1224 Mg, 2040 Ca.
Bài giải:
Điện tích hạt nhân nguyên tử: Z
Nguyên tử khối: A
Áp dụng công thức: số nơtron (N) = số khối (A) – số hiệu nguyên tử (Z)
Vậy:
37 Li : Z= 3, A=7, N= 7 – 3
919 F: Z= 9, A=19, N= 19 – 9
1224 Mg: Z= 12, A=24, N= 24 – 12
2040 Ca: Z= 20, A=40, N= 40 – 20
Tính thành phần phần trăm số nguyên tử của mỗi đồng vị
Đồng có hai đồng vị bền là 2965 Cu và 2963 Cu . Nguyên tử khối trung bình của đồng là 63,54. Tính thành phần phần trăm số nguyên tử của mỗi đồng vị
Bài giải:
Gọi x: thành phần % của 2965 Cu
(100-x): thành phần phần trăm của 2963 Cu
Ta có: A= 65x + 63(100-x)100 = 63,54 => x = 27%
%2965 Cu là 27% và %2963 Cu là 73%
Xem thêm:
- Tổng hợp các công thức lượng giác lớp 9, 10, 11 đầy đủ nhất
- Công thức cấp số cộng, cấp số nhân chi tiết, dễ nhớ kèm bài tập
- Cách tính phân tử khối và các dạng bài tập về phân tử khối cơ bản có đáp án
Công thức tính số khối cũng không quá khó như chúng ta nghĩ có đúng không nào, tuy nhiên để học tốt phần kiến thức này thì đòi hỏi bạn phải có kế hoạch và chiến lược ôn tập khoa học.