.
.
.

Từ phức là gì? Cấu tạo và phân loại của từ phức

Từ phức là gì? Cấu tạo và phân loại của từ phức l

Từ phức có lẽ là khái niệm khá mới với nhiều người, vì vậy việc nhận biết từ phức trong câu khá khó khăn và mất thời gian suy nghĩ. Hãy xem bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về từ phức và cách sử dụng từ phức nhé! 

Từ phức là gì? Khái niệm của từ phức

Từ phức là từ được tạo nên từ ít nhất 2 tiếng hoặc nhiều hơn để mang nghĩa hoàn chỉnh, khi phân chia các tiếng trong từ phức. Nói cách khác thì từ phức chính là từ ghép, có thể ghép 2 tiếng giống nhau hoặc khác nhau tạo nên từ có nghĩa.

Từ phức là gì? Khái niệm của từ phức

Từ phức

Cấu tạo của từ phức? Cho ví dụ minh hoạ

Theo nghĩa của các tiếng cấu tạo thành từ phức, chia làm 3 dạng cấu tạo chính:

  • Các tiếng đứng tách riêng đều có nghĩa riêng

Ví dụ: vui vẻ

Vui: từ đơn chỉ trạng thái tinh thần của người hoặc chủ thể có ý thức.

Vẻ: từ đơn biểu thị kiểu cách, hình dáng bề ngoài của người hoặc vật.

  • Mỗi tiếng tách ra đều không mang nghĩa rõ ràng

Ví dụ:

Hạnh phúc: Khi mỗi tiếng tách ra đều không có ý nghĩa

  • Mỗi tiếng tách ra, có tiếng có nghĩa, có tiếng không có nghĩa

Ví dụ:  đẹp đẽ

Đẹp: chỉ vẻ bề ngoài ưa nhìn, xinh xắn

Đẽ: không mang nghĩa cụ thể

Cấu tạo của từ phức? Cho ví dụ minh hoạ

Cấu tạo của từ phức

Như vậy ta có thể thấy, các tiếng tạo thành từ phức không nhất thiết phải mang nghĩa rõ ràng mà còn phụ thuộc vào khi 2 tiếng ấy hợp nhất với nhau tạo nên ý nghĩa chung.

Phân loại từ phức? Cho ví dụ minh hoạ

Từ phức được chia thành 2 dạng chính là từ ghép và từ láy:

Phân loại từ phức? Cho ví dụ minh hoạ

Từ ghép

Từ ghép được hiểu là từ mà có 2 tiếng kết hợp với nhau, dựa trên quan hệ về ngữ nghĩa, ta chia từ ghép thành 2 loại:

  • Ghép đẳng lập: Không phân ra thành tiếng chính và tiếng phụ, các tiếng bình đẳng với nhau. Ý nghĩa của loại từ ghép này mang nghĩa tổng hợp. chỉ sự vật và các đặc trưng chung.

Ví dụ: nhà của, bếp núc, bút thước, làng mạc,…..

  • Ghép chính phụ: Được hợp thành bởi tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính.

Ví dụ: Con cái, xe đạp, bút chì, sách giáo khoa,….

Từ láy

  • Tương tự từ ghép, từ láy là một bộ phận của từ phức.
  •  Hai tiếng có mối quan hệ về âm thanh cấu tạo thành từ láy với mục đích giúp câu chữ trở nên sinh động, đồng thời tạo nên sự nhấn nhá trong câu văn.
  • Từ láy thường được các nhà văn, nhà thơ sử dụng trong tác phẩm của họ để tác phẩm trở nên phong phú.
  • Từ láy thường dùng để biểu thị tính chất của sự việc.
  • Có từ láy cấu thành từ hai âm tiết, cùng có từ tạo nên từ 2 âm tiết trở lên.

Có 2 loại từ láy:

  • Từ láy toàn bộ: Hai tiếng cấu thành của nó giống nhau cả về vần và âm tiết.

Ví dụ: ào ào, xanh xanh,…

  • Từ láy bộ phận: Hai tiếng giống nhau về vần hoặc về âm

Ví dụ: lao xao, chênh vênh,…

Cách phân biệt từ ghép với từ láy là gì?

Cấu tạo của từ ghép và từ láy rất phức tạp, vì thế rất khó để phân biệt chúng, sau đây là các đặc điểm để phân biệt:

Cách phân biệt từ ghép với từ láy là gì?

Phân biệt từ ghép với từ láy

Bài tập về từ phức có đáp án

Bài tập về từ phức có đáp án

Bài 1. Hãy xếp các từ phức sau vào hai loại từ ghép và từ láy: sừng sững, lủng củng, hung dữ, mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc.

Bài 2. Từ nào không phải từ láy?

a. lung linh, lấp lánh, long lanh, lấp ló, lớn lên

b. mênh mông, mờ mịt, mấp mé, mũm mĩm, đậm nhạt

Bài 3. Từ láy “xanh xao” dùng để tả màu sắc của đối tượng:

A. da người

B. lá cây còn non

C. lá cây đã già

D. trời.

Bài 4. Xếp các từ: châm chọc, chậm chạp, mê mẩn, mong ngóng, nhỏ nhẹ, mong mỏi, phương hướng, vương vấn, tươi tắn vào 2 cột: từ ghép và từ láy.

Bài 5

a. Tạo 2 từ ghép có nghĩa phân loại, 2 từ ghép có nghĩa tổng hợp, 1 từ láy từ mỗi tiếng sau: nhỏ, sáng, lạnh.

b. Tạo 1 từ ghép, 1 từ láy chỉ màu sắc từ mỗi tiếng sau: xanh, đỏ, trắng, vàng, đen.

Bài 6. Cho các từ: mải miết, xa xôi, xa lạ, phẳng lặng, phẳng phiu, mong ngóng, mong mỏi, mơ mộng, lạnh lùng, nhạt nhẽo, ghê gớm, chăm chỉ, thấp thoáng, quý mến, thân yêu, anh chị, con vật, bông hoa, bàn học.

a. Xếp những từ trên thành 2 nhóm: từ ghép, từ láy.

b. Cho biết tên gọi của kiểu từ ghép và từ láy ở mỗi nhóm trên.

Bài 7. Cho đoạn văn sau:

“Đêm về khuya lặng gió. Sương phủ trắng mặt sông. Những bầy cá nhao lên đớp sương “tom tóp”, lúc đầu còn loáng thoáng dần dần tiếng tũng toẵng xôn xao quanh mạn thuyền.”

a. Tìm những từ láy có trong đoạn văn.

b. Phân loại các từ láy tìm được theo các kiểu từ láy đã học.

Bài 8. Xác định rõ 2 kiểu từ ghép đã học (từ ghép có nghĩa phân loại, từ ghép có nghĩa tổng hợp) trong các từ ghép sau: nóng lạnh, nóng ran, nóng nực, nóng giãy.

Bài 9. Tìm các từ láy có 2, 3, 4 tiếng.

Bài 10. Em hãy ghép 5 tiếng sau thành 6 từ ghép thích hợp: thích, quý, yêu, thương, mến.

ĐÁP ÁN

Bài 1.

  • Từ ghép: hung dữ, mộc mạc, dẻo dai, vững chắc
  • Từ láy: sừng sững, lủng củng, nhũn nhặn, cứng cáp.

Bài 2.

a. Từ không phải từ láy là: lớn lên

b. Từ không phải từ láy: đậm nhạt

Bài 3. A: da người

Bài 4.

Từ ghép: châm chọc, mong ngóng, nhỏ nhẹ, phương hướng

Từ láy: chậm chạp, mê mẩn, mong mỏi, vương vấn, tươi tắn

Bài 5.

Câu a.

nhỏ:

  • Từ ghép phân loại: việc nhỏ, chuyện nhỏ
  • Từ ghép tổng hợp: to nhỏ, nhỏ bé
  • Từ láy: nho nhỏ

sáng:

  • Từ ghép phân loại: sáng trưng, sáng chói
  • Từ ghép tổng hợp: sáng tối, sáng tươi
  • Từ láy: sáng sủa

lạnh:

  • Từ ghép phân loại: lạnh tanh, lạnh ngắt
  • Từ ghép tổng hợp: nóng lạnh, lạnh giá, lạnh buốt
  • Từ láy: lành lạnh

Câu b.

xanh:

  • Từ ghép: xanh đậm
  • Từ láy: xanh xanh

đỏ:

  • Từ ghép: đỏ tươi
  • Từ láy: đo đỏ

trắng:

  • Từ ghép: trắng bệch
  • Từ láy: trăng trắng

vàng:

  • Từ ghép: vàng nhạt
  • Từ láy: vàng vọt

đen:

  • Từ ghép: đen huyền
  • Từ láy: đen đúa

Bài 6.

a.

Từ ghép: xa lạ, phẳng lặng, mong ngóng, mong mỏi, mơ mộng, ghê gớm, quý mến, thân yêu, anh chị, con vật, bông hoa, bàn học

Từ láy: mải miết, xa xôi, phẳng phiu, lạnh lùng, nhạt nhẽo, chăm chỉ, thấp thoáng

b.

Từ ghép:

  • Ghép phân loại: xa lạ, mong ngóng, mong mỏi, mơ mộng, ghê gớm, quý mến, thân yêu, anh chị, con vật, bông hoa
  • Ghép tổng hợp: bàn học

Từ láy: mải miết, xa xôi, phẳng phiu, lạnh lùng, nhạt nhẽo, chăm chỉ, thấp thoáng (đều là từ láy phụ âm đầu).

Bài 7.

Từ láy là: tom tóp, loáng thoáng, dần dần, tũng toẵng, xôn xao

Phân loại:

  • Láy phụ âm đầu: tom tóp, tũng toẵng, xôn xao
  • Láy vần: loáng thoáng
  • Láy toàn bộ: dần dần

Bài 8.

  • Từ ghép có nghĩa phân loại: nóng lạnh.
  • Từ ghép có nghĩa tổng hợp: nóng bỏng, nóng ran, nóng nực, nóng giãy.

Bài 9.

  • Từ láy có 2 tiếng: đo đỏ, mênh mông, nho nhỏ, gầy gò…
  • Từ láy có 3 tiếng: sát sàn sạt, ướt lướt thướt…
  • Từ láy có 4 tiếng: đủng đà đủng đỉnh, đỏng đa đỏng đảnh, vớ va vớ vẩn, gật gà gật gù…

Bài 10.

Các từ ghép là: yêu mến, yêu thích, yêu thương, yêu quý, thương mến, quý mến

Xem thêm:

Trên đây là những kiến thức tổng quan về từ phức cùng như các bài tập liên quan đến từ phức giúp các bạn hiểu rõ hơn về những kiến thức đã xem được. Hy vọng những kiến thức này sẽ trở thành hành trang trên con đường học tập của các bạn.

Cha mẹ có thể tham khảo các chương trình đào tạo hiện có tại Bamboo School để chọn cho con môi trường học tập tốt nhất có thể

Facebook
Pinterest

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn và
Đặt lịch tham quan