Như vậy, thông qua bài viết trên chúng ta đã tìm hiểu và biết được lớp 9 có bao nhiêu môn học. Từ đó có thể chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập cũng như kiến thức để bước vào năm học cuối cấp cũng như chuẩn bị tinh thần thật tốt cho kỳ thi chuyển cấp lớp 9 lên lớp 10. Chúc các bạn có một năm học mới thật tốt nhé!
Trình độ học vấn là gì? Các loại trình độ học vấn và cách ghi trình độ học vấn
Trong các giấy tờ ví dụ như sơ yếu lý lịch, đơn xin việc,… thường có các đề mục liên quan đến học vấn. Vậy, học vấn là gì? Trình độ học vấn là gì? Phân biệt giữa trình độ học vấn và trình độ chuyên môn ra sao? Cùng Bamboo School tìm hiểu về trình độ học vấn khái niệm trình độ học vấn ngay tại bài viết này nhé!
Học vấn là gì?
Học vấn là những kiến thức được tích luỹ qua việc học tập, đọc sách, tìm hiểu hay học hỏi từ người khác. Người có trình độ học vấn là người có hiểu biết . Tùy vào khả năng mà mỗi người có trình độ khác nhau. Sự nghiệp có rộng mở hay không, tương lai có thể tốt hơn không cũng dựa vào học vấn.
Trình độ học vấn là gì?
Trình độ học vấn là có thể nói là từ chỉ mức độ việc học của một người nào đó mà họ đạt được qua quá trình học tập tại trường lớp. Đối với mỗi bậc học có thể gọi là một trình độ. Trình độ học vấn bao gồm nhiều cấp bậc khác nhau.
Trình độ chuyên môn là gì?
Trình độ chuyên môn là thuật ngữ dùng để chỉ khả năng hay năng lực của một người về một lĩnh vực chuyên biệt nào đó (ví dụ: kỹ sư xây dựng, cử nhân quản trị kinh doanh,…). Trình độ chuyên môn được dùng với những người có cấp bậc khác nhau như tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân, kỹ sư, cao đẳng, trung cấp, sơ cấp.
Các loại trình độ học vấn
Trình độ học vấn thường thể hiện qua các cấp bậc như: Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, Cao đẳng, Đại học…Còn trình độ chuyên môn được chia thành nhiều cấp bậc khác nhau như: Tiến sĩ, Thạc sĩ, Cử nhân, Kỹ sư…
Phân biệt trình độ học vấn và trình độ chuyên môn
Đối với hai khái niệm về trình độ học vân và trình độ chuyên môn nghe có vẻ tương đồng. Tuy nhiên, cả 2 khái niệm này lại hoàn toàn khác nhau. Dưới đây là 2 khái niệm của trình độ học vân và trình độ chuyên môn:
- Trình độ học vấn: là nói đến bậc học cao nhất của một người khi họ đã hoàn thành trong hệ thống giáo. Trình độ học vấn thường thể hiện qua các bậc như: Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, Cao đẳng,…
- Trình độ chuyên môn: là nói về chuyên ngành mà một đã người được đào tạo bài bản về mặt kiến thức hay kĩ năng hay am hiểu sâu rộng của một người về lĩnh vực nào đó. Trình độ chuyên môn được chia thành nhiều cấp bậc khác nhau: Tiến sĩ, Thạc sĩ, Cử nhân, Kỹ sư…
Như vậy, có thể thấy rằng trình độ học vấn có nghĩa rộng hơn và bao quát cả trình độ chuyên môn.
Cách ghi trình độ học vấn
Trong CV xin việc, trình độ học vấn luôn được đề cập đến. Theo đó, khi bạn soạn thảo CV, trình độ học vấn cũng là mục có thể gây ấn tượng được với nhà tuyển dụng. Để có thể ghi trình độ học vấn một cách ấn tượng, bạn cần lưu ý những điểm:
- Bạn nên ghi thông tin về trình độ học vấn cao nhất. Ví dụ như: 12/12
- Sau đó, ghi các bậc học khác theo thời gian từ gần đây nhất đến xa nhất. Đồng thời, nội dung cần ghi rõ chuyên ngành và tên trường học.
- Nêu những chứng chỉ về nghiệp vụ, giải thưởng,… mà bạn đã đạt được trong quá trình học vấn. Nên lưu ý, chỉ ghi các nội dung mà nhà tuyển dụng cần.
- Cuối cùng, bạn cần trình bày thông tin một cách ngắn gọn, đầy đủ, các thông tin nêu ra cần phù hợp với công việc mà bạn ứng tuyển.
Xem thêm:
- Bộ đề cương ôn tập học kỳ 2 môn ngữ văn 9 học kỳ 2
- Cập nhật cấu trúc đề thi THPT quốc gia 2022 mới và chính xác nhất
- Tổng hợp các phương pháp học thuộc văn nhanh và nhớ cực lâu
Trên đây là các thông tin về trình độ học vấn. Hy vọng với những chia sẻ của Bamboo School hữu ích đến bạn đọc. Theo dõi Bamboo School để cập nhật nhiều thông tin khác nhé!
Mã định danh học sinh là gì? Cách tra cứu và lấy mã định danh học sinh
Từ ngày 18/4, các quận huyện trên cả nước phải tiến hành đăng ký mã định danh cho mỗi công dân và cả học sinh để phục vụ vụ cho kỳ thi chuyển cấp 2, 3 và kỳ thi Đại học. Vậy mã định danh học sinh là gì? Cùng Bamboo School tìm hiểu ngay bài viết sau đây nhé!
Mã định danh học sinh là gì?
Mã định danh học sinh là mã định danh cá nhân của mỗi học sinh. Mã định danh này có vai trò bổ sung dữ liệu của học sinh vào cơ sở dữ liệu của Bộ GD&ĐT. Mỗi học sinh sẽ có một mã định danh duy nhất. Ngoài ra, trẻ em trên 14 tuổi thì mã định danh chính là số căn cước công dân, nếu dưới 14 tuổi thì gọi là mã định danh.
Mã định danh học sinh để làm gì?
Mã định danh học sinh có vai trò quan trọng trong việc kết nối, liên thông giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các cơ sở dữ liệu quốc gia và cũng là dữ liệu quan trọng để học sinh có thể tham gia các kỳ thi chuyển cấp và thi đại học.
Mã định danh học sinh có mấy số?
Mã định danh học sinh bao gồm dãy số tự nhiên gồm 12 chữ số. Trong đó: 6 số đầu là mã tỉnh hoặc mã thành phố nơi công dân đăng ký khai sinh, mã thế kỷ sinh, mã giới tính và mã năm sinh của công dân, những số còn lại là số ngẫu nhiên.
Mã định danh học sinh xin ở đâu? Cách lấy mã định danh học sinh
Đối với những học sinh đã có Căn cước công dân gắn chip, mã định danh chính là mã số được in trên thẻ. Đối với học sinh chưa đủ tuổi làm CCCD, phụ huynh học sinh cần cầm sổ hộ khẩu đến công an Huyện nơi cư trú để tiến hành xin mã định danh học sinh.
Cách tra cứu mã định danh học sinh
Như đã nói trên, mỗi công dân đều có một số định danh cá nhân trên Hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Do vậy trong trường hợp các bạn học sinh không tìm thấy mã định danh trong Giấy khai sinh thì phải nhờ phụ huynh muốn lấy mã định danh cho học sinh tại công an cấp xã, phường nơi học sinh đăng ký địa chỉ thường trú.
Trong trường hợp học sinh đăng ký thường trú tại các tỉnh, thành khác và đăng ký tạm trú tại nơi mình ở thì phụ huynh phải liên hệ công an xã, phường nơi tạm trú để được hỗ trợ. Khi có được mã định danh thì học sinh sẽ được cấp 1 giấy có thông tin mã định danh. Còn với học sinh đã có CCCD thì đó chính là mã định danh.
Xem thêm:
- Tổng hợp 20 bộ đề thi mẫu tổng hợp kỳ thi đánh giá năng lực 2022 ĐH Quốc Gia
- Hướng dẫn ôn thi thpt quốc gia môn văn chi tiết đầy đủ nhất
- Các khối thi đại học và tổ hợp môn thi THPT quốc gia 2022
Trên đây là các thông tin về mã định danh học sinh. Hy vọng rằng thông tin mà Bamboo School chia sẻ có ích với bạn!
Học trường quốc tế có tốt không? Chi phí học trường quốc tế và những lưu ý khi chọn trường quốc tế
Ngày nay, các trường quốc tế đang là một trong những lựa chọn của nhiều gia đình muốn con mình được đào tạo trong môi trường chất lượng. Nhưng họ phân vân không biết cho con học trường quốc tế có tốt không? Đừng lo, hãy cùng Bamboo tìm hiểu về điều này ngay sau đây nhé!
Trường quốc tế là gì? Trường quốc tế có mấy loại?
Trường quốc tế là nơi cung cấp cho học sinh nền tảng học vấn quốc tế, thường trường áp dụng dạy những chương trình như: Tú tài Quốc tế, Edexcel, chương trình Cambridge Quốc tế hoặc theo chương trình đặc thù của mỗi quốc gia.
Học trường quốc tế có tốt không? Lợi ích của học trường quốc tế
Mỗi một môi trường học điều có những ưu và nhược điểm khác nhau và còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, học trường quốc tế gồm có những lợi ích như:
- Chương trình học chuẩn quốc tế: đảm bảo chất lượng dạy và học, đồng thời chiếc bằng nhận được sau thời gian học có giá trị nhất định.
- Đội ngũ giáo viên nhiều kinh nghiệm: Đội ngũ giáo viên của trường quốc tế luôn trải qua quá trình tuyển dụng nghiêm ngặt. Giáo viên luôn được kiểm tra, đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ, hoặc tâm lý và sức khỏe đảm bảo giáo dục ở chất lượng cao nhất.
- Cơ sở vật chất hiện đại: Hệ thống trường quốc tế luôn chú trọng vào cơ sở vật chất, trang thiết bị. Tất cả được đầu tư ở mức cao cấp để hỗ trợ cho việc học tập.
- Rèn luyện kỹ năng sống: Ngoài nền tảng kiến thức mà chương trình quốc tế còn tập trung rèn luyện các kỹ năng sống cho trẻ điển hình như: kỹ năng giao tiếp, ứng xử, phản biện, tư duy và xử lý tình huống,….
- Rèn luyện Tiếng Anh từ sớm: Môi trường học ở trường quốc tế giúp cho trẻ rèn luyện và học Tiếng Anh từ sớm. Đây là một ưu điểm mà phụ huynh rất quan tâm khi cho con vào trường quốc tế để học. Ngoài ra, chương trình quốc tế còn hướng đến sự phát triển toàn diện cho trẻ về tinh thần, trí tuệ, thể chất và cảm xúc xã hội.
Ưu nhược điểm của trường quốc tế
Ưu điểm
- Môi trường quốc tế giúp học sinh tự do thể hiện bản thân và phát triển theo khả năng cũng như năng khiếu của mình.
- Các bài học nhẹ nhàng, dễ hiểu không tạo áp lực cho học sinh.
- Một số trường dạy theo chương trình tiên tiến của nước ngoài như Mỹ, Anh, Úc, Canada,…
- Một số trường dạy cùng lúc hai chương trình: vừa Việt Nam vừa nước ngoài.
- Ngoài văn hóa học, các bạn còn được học những ngoại ngữ như: Tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Nhật,…
- Được rèn luyện những kỹ năng mềm như: Ứng xử, làm việc nhóm, giao tiếp, … chuẩn bị cho hành trang du học.
- Cơ sở vật chất, thiết bị hiện đại.
Nhược điểm
- Chi phí khá cao với những gia đình có thu nhập ổn định mới không bị áp lực tài chính.
- Qua các kỳ học có sự thay đổi giáo viên.
- Các bạn đa phần đều thuộc gia đình khá giả, được chiều chuộng, bao bọc nên mức độ chia sẻ, cảm thông còn ít.
- Nếu đang học trường quốc tế mà vì lý do nào đó phải chuyển về trường công thì rất khó thích nghi, không chịu được áp lực do cách thức giáo dục khác nhau.
So sánh trường quốc tế và trường công? Nên học trường công hay quốc tế
Khi so sánh giữa trường công lập và trường Quốc tế, người dân thành phố thì có xu hướng cho con học trường Quốc tế hơn. Nguyên nhân giúp con có cơ hội phát triển toàn diện hơn hay có thể cho con du học ở nước ngoài. Tuy nhiên, cả 2 chương trình học đều có những ưu và nhược điểm riêng nên chúng ta không thể đánh giá loại hình nào tốt, dù đó là trường công lập hay trường quốc tế.
Dù là chọn trường công lập hay trường Quốc tế thì đều cần một ngôi trường giảng dạy và chương trình học khoa học cũng như phù hợp. Ngoài ra, phụ huynh cũng là những người theo sát con trong suốt quá trình học tập. Bên cạnh học tập trên lớp thì nhà là nơi học hỏi rất nhiều những kiến thức và kỹ năng mềm khác mà cha mẹ là người chỉ dẫn để con phát triển toàn diện hơn.
Học trường quốc tế bao nhiêu tiền?
Học phí trường quốc tế bậc mầm non ở dao động khoảng 100 – 300 triệu đồng/năm; tiểu học từ 150 – 500 triệu đồng/năm; trung học 200 – 700 triệu đồng.
>>>Xem chi tiết: Học phí và những câu hỏi thường gặp
Học trường quốc tế có được thi tốt nghiệp, đại học không?
Tất nhiên là có, thậm chí các bạn còn có nhiều cơ hội hơn chứ không phải riêng thi đại học. Do nền tảng giáo dục ở trường Quốc tế không hề xa rời với chương trình giáo dục phổ thông của Bộ Giáo dục đào tạo.
Nên cho con học trường quốc tế nào?
Trường quốc tế Bamboo School
Đây là một ngôi trường được đầu tư cơ sở vật chất hiện đại đồng thời còn là một hệ thống trường hội nhập quốc tế, đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm. Bamboo School luôn muốn góp một chút công sức của mình để tạo nên những thế hệ tương lai ngày một hoàn thiện và tốt hơn.
Không chỉ được giáo dục từ bật tiểu học, tại đây bạn còn được giáo dục 4 bậc từ nhỏ đến lớn gồm Tiền tiểu học – Tiểu học – Trung học cơ sở – Trung học phổ thông. Với môi trường giáo dục hiện đại cùng cơ sở vật chất cao cấp giúp con em chúng ta được giáo dục một cách toàn diện nhất.
Trường tiểu học quốc tế Đài Bắc
Trường quốc tế này có lịch sử hình thành và phát triển hơn 23 năm tại TPHCM, đây không chỉ là ngôi trường được rất nhiều các bậc phụ huynh quan tâm mà ở đó còn sử dụng phương pháp giảng dạy phù hợp với mọi lứa tuổi học sinh.
Trường tiểu học quốc tế Việt Úc
Trường tiểu học quốc tế Việt Úc là một trong những cái tên quen thuộc khi nhắc đến mô hình đào tạo chất lượng tại Việt Nam. Trường sở hữu cơ sở vật chất hiện đại, đáp ứng mọi nhu cầu học tập và vui chơi dành cho các bạn học sinh.
Trường Song ngữ Quốc tế Horizon
Trường Horizon là một trường quốc tế được rất nhiều nhiều bậc phụ huynh đánh giá cao về chất lượng cũng như môi trường giảng dạy học sinh tốt.
>>>Xem chi tiết: Top 10 trường tiểu học quốc tế tốt nhất tại TPHCM năm 2021
Những lưu ý khi cho con đi học trường quốc tế
Nếu đã lựa chọn cho con theo học, phụ huynh cũng cần chú ý một số chi tiết như:
- Khả năng tài chính: Tùy vào mỗi trường, mức học phí trường quốc tế sẽ khá cao. Cho nên, phụ huynh cần chuẩn bị tài chính để đầu tư cho con đi hết chương trình học.
- Định hướng của cha mẹ: Phụ huynh cũng cần xác định chương trình học và mọi thứ rõ ràng ngay từ đầu. Nếu định hướng của cha mẹ không phù hợp với chương trình học của trường thì kết quả đầu ra sẽ không như mong muốn của cha mẹ.
- Nguyện vọng của con: Không phải đứa trẻ nào cũng dễ dàng thích nghi một cho một chương trình học hay một môi trường mới. Lúc này phụ huynh cần lắng nghe và nhìn nhận để chọn cho con một chương trình học phù hợp với khả năng của con mình.
- Tìm hiểu về trường quốc tế: Phụ huynh nên tìm hiểu thật kỹ về các trường quốc tế điển hình như tham quan trường, qua website, mạng xã hội, báo chí,… Từ đó, cha mẹ sẽ có cái nhìn tổng quan hơn trước khi quyết định chọn trường cho con và lựa chọn cho trẻ một nơi phù hợp nhất.
Xem thêm:
- Mấy tuổi học lớp 1, 2, 3, 4, 5 , 6, 7, 8, 9 ,10, 11, 12 năm 2022
- Review các trường cấp 3 – THPT chất lượng tốt nhất tại TP.HCM
- So sánh học phí cấp 3 – THPT trường dân lập và công lập tại TP.HCM
Qua bài viết trên, Bamboo đã giúp phụ huynh hiểu rõ cũng như trả lời những thắc mắc học trường quốc tế có tốt không và những lợi ích khi học trường này. Chúc bạn tìm được một ngôi trường ưng ý cho con theo học.
Bí kíp giúp chọn ngành nghề phù hợp với bản thân
Tìm được công việc yêu thích và phù hợp với bản thân là một điều hạnh phúc mà bất kỳ ai đang trong độ tuổi trưởng thành đều khao khát. Thế nhưng hiện nay có rất nhiều bạn học sinh sau khi tốt nghiệp THPT xong rất bâng khuâng trong việc chọn nghề nghiệp vì không biết mình thích gì. Hãy theo dõi bài viết sau đây, Bamboo sẽ giúp bạn chọn ngành nghề phù hợp với bản thân, để có cho mình một công việc lý tưởng nhé!
Bí quyết giúp chọn ngành nghề phù hợp với bản thân
Hãy áp dụng những phương thức sau đây để có thể chọn ngành nghề phù hợp:
Khám phá tiềm năng của chính mình bằng cách đặt ra những câu hỏi
Để khám phá tiềm năng bản thân mình, ngoài những cách trên, bạn có thể đặt những câu hỏi cho chính bản thân mình. Những câu hỏi về tính cách, kiến thức và kĩ năng để giúp bạn dễ định hình được công việc của mình.
- Bản thân bạn sở hữu những kỹ năng mềm nào (giải quyết tình huống, hoạt động đội nhóm, quản lí thời gian,…)
- Bạn yêu thích về lĩnh vực nghề nghiệp nào?
- Tính cách cá nhân của bạn (sôi nổi, trầm tính, háo thắng,…)?
- – Bạn đang sở hữu những kiến thức hay kĩ năng nào vượt trội (phân tích số liệu, chụp ảnh, thiết kế, nghiên cứu thị trường,…)
- – Bạn tìm kiếm điều gì trong công việc tương lai (mức lương, chức vụ, môi trường làm việc thoải mái,…)
Chọn nghề dựa vào kỹ năng bạn có
Nắm vững nhiều kỹ năng quan trọng giúp cho việc chuyển từ ngành này sang ngành khác dễ dàng hơn. Hãy suy nghĩ rộng và xem xét về kỹ năng cứng và mềm; cùng kinh nghiệm có được trước đó của bản thân; có thể ứng dụng cho các ngành khác khác hay không. Ví dụ, bạn yêu thích âm nhạc, nhưng lại không thể cảm âm. Thay vì học nhạc cụ, bạn nên học thử các với các ngành nghề khác.
Nói chuyện và xin lời khuyên từ nhiều người có kinh nghiệm đi trước
Không phải ai cũng có cơ hội để trải nghiệm tất cả các công việc để chọn ra cho mình công việc phù hợp. Vì vây, học hỏi và nhận lời khuyên của người đi trước là một cách hay và tiết kiệm thời gian.
Đó có thể là bạn bè hay những người thân của bạn. Hoặc bạn có thể tham gia các hội nhóm tìm việc trên mạng xã hội, lập các chủ đề để thu hút mọi người để mọi người cùng nhau đưa ra ý kiến và trao đổi thêm.
Xác định bản thân mình phù hợp với ngành nghề nào
Khi đã lập ra cho mình một danh sách sơ bộ những công việc muốn làm, hãy tiếp tục nghiên cứu kỹ hơn về từng ngành nghề, chức vụ, lĩnh vực hay công ty.
Không phải tất cả những gì liệt kê ra đều phải phù hợp với bạn. Có rất nhiều yếu tố khác tác động đến quyết định chọn nghề nghiệp như: lương, phúc lợi, yêu cầu công việc, kỹ năng cá nhân, cơ hội thăng tiến, triển vọng nghề nghiệp,…
Cần phải đầu tư nghiên cứu kĩ các nghề nghiệp để đưa ra câu trả lời cụ thể. So sánh với nhu cầu bản thân và chọn ra cho mình công việc muốn trải nghiệm nhất hiện tại.
Xác định mục tiêu nghề nghiệp
Sau khi bạn đã lựa chọn được nghề nghiệp của mình, giờ đây bạn hãy xác định mục tiêu cụ thể bạn muốn đạt được trong nghề nghiệp đó và bắt đầu một kế hoạch để thực hiện mục tiêu đó. Bạn muốn trở thành tiến sĩ hay một doanh nhân thành đạt? Bạn thích thu nhập cao hay cơ hội phát triển tốt trong nghề nghiệp? Hãy xem xét kỹ những điều mình mong muốn ở tương lai.
Cần tìm hiểu nhiều nhất về những ngành nghề mà bản thân lựa chọn
Khi chọn được ngành nghề bản thân mong muốn, hãy tìm hiểu thật kĩ những điều sau:
- Những nghề nghiệp và chuyên môn thường gặp trong nghề.
- Mục tiêu đào tạo của ngành nghề.
- Nhu cầu thị trường của ngành nghề đó.
- Những phẩm chất và kỹ năng cần thiết trong nghề.
- Những cơ sở đào tạo ngành nghề.
- Định hướng phát triển của ngành nghề bạn muốn theo đuổi
- Học phí
- Bằng cấp và cơ hội học bậc cao hơn.
- Thời gian đào tạo và các phương thức đào tạo.
- Tìm hiểu các khối thi đầu vào, điểm chuẩn của ngành nghề đó trong ba năm liên tiếp.
- Những nơi có thể làm việc sau khi tốt nghiệp.
- Cơ sở vật chất và quá trình đào tạo của nhà trường.Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm, thành phần công việc, mức lương,…
Tìm hiểu thông tin về ngành nghề mình chọn để để có cách học tập và tham gia kỳ thi phù hợp
Tìm hiểu các thông tin về kỳ thi tuyển sinh đại học, cách thức tổ chức kì thi, cấu trúc đề thi, phương pháp học và làm bài thi, kinh nghiệm khi thi, bổ sung dinh dưỡng cho kỳ thi,… để đạt kết quả cao nhất trong kỳ thi tuyển sinh.
Một số trang web giúp chọn ngành nghề phù hợp
MBTI
MBTI là tên viết tắt của Myers-Briggs Type Indicator, đây là một bài kiểm tra tính cách rất kỹ lưỡng, là một trong những trang web định hướng nghề nghiệp hàng đầu để giúp đánh giá loại tính cách và chọn ngành nghề miễn phí. Bài kiểm tra này phân loại người kiểm tra thành một trong 16 loại hình tính cách. Với một loạt các câu hỏi và bài kiểm tra để xác định xem bạn có hấp dẫn về hướng ngoại hay hướng nội, cảm giác hay trực giác, lý trí hay cảm xúc, và cuối cùng là linh hoạt hay nguyên tắc.
NOVA EGUIDE: novai.vn
Nova Eguide là hệ thống được xây dựng bởi Novaedu – Đơn vị Chính thức Đồng hành cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo dùng để triển khai đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” (Đề án 1665) do Thủ tướng Chính phủ đề xuất.
Nova Eguide là một hệ thống công nghệ online giúp người dùng định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân trong tương lai. Dựa trên kết quả từ các bài test ngành nghề miễn phí. Từ đó tránh lãng phí thời gian và tiềm năng của sinh viên cũng như các doanh nghiệp. Sau hơn 2 năm hoạt động, Nova Eguide đã nhận được nhiều sự tin tưởng từ các bạn học sinh, sinh viên và nhà trường.
Xem thêm:
- Review các trường cấp 3 – THPT chất lượng tốt nhất tại TP.HCM
- Cách tính điểm tốt nghiệp THPT Quốc Gia 2022
- Các khối thi đại học và tổ hợp môn thi THPT quốc gia 2022
Nếu bạn đang loay hoay và không biết nên chọn nghề gì? Đừng quá lo lắng vì ai trong chúng ta phải trải qua giai đoạn này. Điều bạn cần làm là bình tĩnh và áp dụng những cách trên để tìm ra đam mê của mình. Bamboo hy vọng rằng qua bài viết này các bạn sẽ định hướng được nghề nghiệp cho mình. Chúc các bạn thành công!
Lớp 9 có bao nhiêu môn học? cần bao nhiêu quyển vở, đồ dùng học tập gì?
Lớp 9 là thời điểm cuối cấp trung học cơ sở. Chính vì vậy, bên cạnh việc chuẩn bị các dụng cụ học tập đầy đủ các bạn còn cần chuẩn bị tinh thần học tập thật tốt để bước vào năm học mới. Vậy lớp 9 có bao nhiêu môn học? Môn học nào khó nhất? Tại bài viết này, Bamboo sẽ giải đáp các thắc mắc thường gặp nhất đối với lớp 9
Lớp 9 2022 bao nhiêu tuổi? Mấy tuổi học lớp 9
Cách tính số tuổi hiện tại mà Bamboo sẽ chia sẻ ngay sau đây là cách tính đơn giản nhất và đem lại kết quả chính xác nhất. Vậy lớp 9 hiện nay bao nhiêu tuổi?
Theo như bộ GDĐT khi các em 6 tuổi sẽ là độ tuổi chính thức bước vào lớp 1, nếu không có những vấn đề khác tác động thì số tuổi chính xác học lớp 9 sẽ là 15 tuổi.
Công thức tính như sau: Lấy số năm hiện tại trừ cho số lớp đang học và cộng thêm cho 6: 2022 – (9+6) = 2007
Sau đó, các bạn sẽ lấy tiếp số năm hiện tại trừ cho số năm sinh những bạn : 2022 – 2008 = 15 tuổi.
Như vậy, những bạn học sinh đang học lớp 9 là 15 tuổi. Cách tính này vừa tiện lợi và rất dễ đưa vào sử dụng đối với những người khác.
Lớp 9 học những môn gì? Có bao nhiêu môn học?
Theo bộ Giáo dục và Đào Tạo hiện nay lớp 9 cần học 13 môn trong đó có các môn:
- Toán học
- Ngữ văn
- Vật lí
- Hóa học
- Sinh học
- Công nghệ
- Lịch sử
- Địa lí
- Giáo dục công dân
- Âm nhạc
- Tin học
- Mĩ thuật
- Tiếng Anh
Lớp 9 học cần bao nhiêu quyển vở ?
Hiện nay, chương trình giáo dục và đào tạo lớp 9 sẽ có 13. Tùy theo nhu cầu của từng học sịnh mà số lượng vở sẽ thay đổi linh hoạt trong một năm học. Thường thì vở bài tập sẽ rất nhanh thay vở mới vì số lượng kiến thức ghi chép nhiều, lưu trữ tài liệu đa dạng và phức tạp hơn. Với những môn như: Toán, lý, hoá, sinh, anh số lượng vở cần nhiều hơn bởi các môn này thường mang lượng kiến thức lớn.
Đa số các bạn học sinh trung học phổ thông hiện nay đều sử dụng tập học sinh 96 trang để làm vở học, vở bài tập,… Bởi loại vở này dễ sử dụng, dễ cầm, nắm, lại gọn gàng, giá thành tương đối rẻ. Với các yếu tố trên, các em nên trang bị cho mình khoảng 20 – 35 cuốn vở để phục vụ mục đích học tập của mình.
Lớp 9 có nên đi học thêm? Nên học thêm môn gì lớp 9
Qua những năm học vừa rồi, việc học thêm đã trở thành một hiện tượng quen thuộc đối với các học sinh. Đặc biệt là mùa thi chuyển cấp, có rất nhiều bạn học sinh lựa chọn việc học thêm để củng cố nền tảng kiến thức vững chắc hơn. Việc học thêm diễn ra liên tục theo từng năm học như một thói quen.
Học ở trường nhiều môn và lượng kiến thức rộng lớn khiến các em mơ hồ, học lan man không xác định được mục tiêu. Vì vậy, việc lựa chọn môn học thêm sẽ giúp các bạn đặt được mục tiêu cho bản thân và cũng có thể lựa chọn môn học thêm vì yêu thích môn học đó và muốn học để nâng cao trình đó.
Môn học đó liên quan đến sự nghiệp bản thân các bạn trong tương lai. Trước khi quyết định học thêm, hãy suy nghĩ kỹ đến việc đặt ra mục tiêu riêng cho bản thân và cố gắng đạt được mục tiêu ấy.
Vậy lớp 9 nên học thêm môn gì? Các môn như Toán, Lý, Hóa, Văn, Anh, Sinh là những môn có thể áp dụng phương pháp dạy và học thêm để cải thiện. Nếu các em quyết định học thêm, hãy cố gắng học thêm những môn chính để đảm bảo trang bị cho bản thân bạn một lượng kiến thức thật vững chắc trong cả học kỳ và ôn tập tốt cho kỳ thi chuyển cấp nhé!
Lớp 9 cần mua những gì? Những dụng cụ học tập cần chuẩn bị
- Tập vở có dòng kẻ ngang
- Sách giáo khoa
- Bút bi: mực đen, xanh (có thể thêm mực đỏ hoặc bút đánh dấu)
- Bút chì, gọt chì, gôm.
- Hộp bút hoặc túi đựng bút.
- Bộ thước vẽ hình (eke, thước kẻ, compa..)
- Bút xóa, giấy xoá,..
Lớp 9 có khó không? Môn nào khó nhất?
Bắt đầu từ năm học cấp hai số lượng môn học tăng lên. Với số lượng là 13 môn đã khó mà lại áp lực mùa thi chuyển cấp năm học lớp 9 lại càng làm tăng thêm phần khó khăn cho các bạn học sinh. Vậy trong 13 môn học đó môn nào là khó nhất? Những bài toán hách não, những chuỗi phản ứng hóa học, những bài lí về công suất, định luật, những bài văn hay là những câu nói tiếng Anh?. Hầu như là không ai có thể khẳng định được rằng là môn nào là khó nhất. Vì chuyện khó hay dễ của một môn nào đó thì không thể xác định được bài những chữ cái hay con số mà luôn luôn dựa vào khả năng của mỗi người.
- Đầu tư cho môn nào nhiều hơn thì môn đó sẽ giỏi hơn
Việc nhận định môn học nào khó nhất còn phụ thuộc vào thuộc vào việc các bạn có đầu tư nhiều thời gian vào môn học đó hay không. Có thể thời gian đầu môn học ấy khiến các bạn cảm thấy môn đó khó đến mức không thể hiểu, hoàn toàn không tiếp thu được. Nhưng nếu các bạn tự giác trau dồi thêm kiến thức, lập kế hoạch mục tiêu học tập thì có thể sau này các môn học đó sẽ là môn học mà các bạn giỏi nhất.
- Mỗi môn học đều có ưu điểm, khuyết điểm riêng không có môn nào là khó!
Thực tế thì không có môn nào là khó và cũng không có môn nào dễ hoàn toàn. Mỗi môn học ra đời đều có mối quan hệ tương quan với nhau, bổ trợ cho nhau. Đối với những môn như Toán, Lý, Hóa tất cả đều được có thể giải đáp bởi những công thức và cần có tư duy cao, nắm chắc được công thức thì có thể áp dụng giải được bài tập nhưng lại khó ở chỗ phân tích cách giải. Còn những môn Sinh, Văn, Sử, Địa,….hoàn toàn có thể học thuộc một cách sáng tạo.
Lớp 9 có phải đóng học phí không? Học phí lớp 9 bao nhiêu?
Theo như quy định từ bộ GDDT học phí dành cho các em trung học cơ cở nói chung và các em học sịnh lớp 9 nói riêng, mức học phí sẽ như sau:
Học phí năm học 2022 – 2023 của trường trung học phổ thông sẽ bảo đảm chi thường xuyên được chia theo vùng với mức cao nhất mỗi tháng khoảng 650 nghìn đồng/học sinh.
Chính phủ ban hành Nghị định Quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
Cụ thể, vùng thành thị có mức học phí mỗi tháng cấp trung học cơ sở học phí từ 300 – 650 nghìn đồng/học sinh.
Vùng nông thôn có mức học phí mỗi tháng cấp trung học cơ sở học phí từ 100 – 270 nghìn/học sinh.
Vùng dân tộc thiểu số và miền núi có mức học phí cấp trung học cơ sở có mức học phí từ 50 – 170 nghìn/học sinh.
Lớp 9 có thi tốt nghiệp không? Rớt tốt nghiệp lớp 9 có được học lại không
Sắp bước vào kỳ thi chuyển cấp từ lớp 9 lên lớp 10 hay còn gọi là kỳ thi tốt nghiệp, hầu hết các bạn học sinh đều phải trải qua khoảng thời gian ôn tập mệt mỏi và rất áp lực. Các bạn học sịnh lớp 9 cần chuẩn bị tốt cho kỳ thi chuyển cấp quan trọng này!
Cũng không ít các bạn học sinh lớp 9 và phụ huynh thắc mắc rằng nếu rớt tốt nghiệp có thi lại được hay không?
Trên thực tế, nếu trượt rồi thì các bạn vĩnh viễn sẽ không còn cơ hội để theo học trường công lập. Chính vì cho rằng cơ hội không có lần thứ hai nên áp lực càng dồn lên các em học sinh trong một kỳ thi chuyển cấp này. Thông thường, những trường công lập hay các trường có chất lượng đào tạo tốt, đứng top đầu của khu vực thì học sinh tranh nhau để được vào học là rất lớn.
Theo đại diện Sở GD-ĐT TPHCM cho biết theo như quy định tuyển sinh, đối với những trường hợp năm trước đã tham gia thi rớt tuyển sinh lớp 10 thì vẫn có thể được đăng ký thi lại trong kỳ thi dưới dạng thí sinh tự do. Với điều kiện, sau khi thi rớt năm học vừa rồi, học sinh vẫn chưa nộp hồ sơ để theo học lớp 10 hoặc học nghề tại các loại hình trường khác.
Đồng thời, các bạn học sinh lớp 9 ở diện thi lại đều phải có giấy xác nhận của chính quyền địa phương về việc không vi phạm pháp luật trong thời gian một năm qua. Để nộp hồ sơ, các bạn cần liên hệ lại trường THCS cũ, nơi bạn đã học lớp 9 hoặc trường gần nhà để có thể được hướng dẫn và nộp hồ sơ thi lại.
Xem thêm:
- Dự kiến điểm tuyển sinh lớp 10 năm 2022-2023 TP HCM chính xác nhất
- Lớp 10 có bao nhiêu môn? Những điều bạn cần chuẩn bị trước khi vào lớp 10
- Tổng hợp các công thức lượng giác lớp 9, 10, 11 đầy đủ nhất
Lớp 8 có bao nhiêu môn học? Cần bao nhiêu quyển vở, đồ dùng học tập gì?
Lớp 8 – THCS có bao nhiêu môn học? Lớp 8 học môn nào khó nhất? và nhiều câu hỏi khác nữa. Ở bài viết hôm nay, Bamboo Schook sẽ chia sẻ đến các bạn thông tin và những câu hỏi thường gặp với các bạn học sinh chuẩn bị bước vào lớp 8:
Lớp 8 2022 bao nhiêu tuổi? Mấy tuổi học lớp 8
Cách tính số tuổi hiện tại mà Bamboo School sắp chia sẻ ngay sau đây sẽ là cách tính đơn giản nhất và kết quả chính xác nhất. Vậy lớp 8 hiện nay bao nhiêu tuổi? Theo như Bộ giáo dục và Đào tạo của ngành giáo dục thì 6 tuổi sẽ là độ tuổi chính thức bước vào lớp 1, nếu không có những vấn đề khác tác động thì số tuổi chính xác sẽ là 14 tuổi.
Công thức tính: Lấy số năm hiện tại trừ cho số lớp đang học và cộng thêm cho 6: 2022 – (8+6) = 2008
Sau đó, các bạn sẽ lấy tiếp số năm hiện tại trừ cho số năm sinh những bạn : 2022 – 2008 = 14 tuổi.
Như vậy, những bạn học sinh đang học lớp 8 là 14 tuổi. Cách tính này vừa tiện lợi nhất, và rất dễ đưa vào sử dụng đối với những người khác.
Lớp 8 học những môn gì? Có bao nhiêu môn học?
Theo bộ Giáo dục và Đào Tạo hiện nay lớp 8 cần học 13 môn:
- Toán học
- Ngữ văn
- Vật lí
- Hóa học
- Sinh học
- Công nghệ
- Lịch sử
- Địa lí
- Giáo dục công dân
- Âm nhạc
- Tin học
- Mĩ thuật
- Tiếng Anh
Lớp 8 học cần bao nhiêu quyển vở ?
Trong tổng 13 môn học sẽ có môn: Toán, Văn, Anh, Lý, Hoá, Sinh là những môn cần làm bài tập củng có kiến thức thường xuyên. Vì vậy, các môn này cần chuẩn bị 2 quyển vở.
Như vậy, các bạn học sinh lớp 8 cần chuẩn bị khoảng 20 – 40 quyển vở cho năm học lớp 8 này.
Lớp 8 có được dùng máy tính không? Được mang điện thoại không?
Theo Bộ GDĐT cho hay Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 của Bộ GDĐT có quy định: “Học sinh không được sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép”.
Như vậy, việc sử dụng điện thoại trong lớp học về cơ bản vẫn là hành vi bị cấm. Việc sử dụng điện thoại trong lớp học với mục đích học tập của học sinh chỉ được dùng khi có sự cho phép từ phía giáo viên. Nếu mang điện thoại đi học phải tắt nguồn và không sử dụng riêng trong và ngoài giờ học.
Lớp 8 cần mua những gì? Những dụng cụ học tập cần chuẩn bị
- Tập vở có dòng kẻ ngang
- Sách giáo khoa
- Bút bi: mực đen, xanh (có thể thêm mực đỏ hoặc bút đánh dấu)
- Bút chì, gọt chì, gôm.
- Hộp bút hoặc túi đựng bút.
- Bộ thước vẽ hình (eke, thước kẻ, compa..)
- Bút xóa, giấy xoá,..
- Bút chì màu
Lớp 8 có khó không? Môn nào khó nhất?
Đây là câu hỏi được tìm kiếm nhiều nhất. Đối với lớp 8 lượng kiến thức sẽ nhiều hơn lớp 6 và lớp 7 vì có thêm môn lý và môn hoá có nhiều tính toán, khối lượng kiến thức nhiều hơn. Vậy môn nào là môn khó nhất?
Môn Ngữ Văn
- Đây là một trong những môn học đã khiến cho nhiều học sinh có điểm trung bình bị liệt, bị yếu kém. Thậm chí đã có rất nhiều bạn học sinh ghét môn văn mà nguyên nhân hàng đầu đến từ việc môn học này rất khó tiếp thu bởi nội dung kiến thức rất dài và khô khan.
Môn Tiếng Anh
- Đã có rất nhiều bạn học sinh bắt đầu mất gốc tiếng Anh, việc học tốt Tiếng Anh lớp 8 là một điều khó khăn. Ở các lớp dưới, việc học tiếng Anh vốn đã không dễ dàng, lên lớp 8 thì các bạn cần phải tăng tốc trong việc học tiếng anh hơn.
- Vì không chỉ có các từ vựng thông thường, mà còn về rất nhiều lĩnh vực như: văn hóa, khoa học – kỹ thuật,…Kiến thức, từ vựng lớp 8 đã bắt đầu phức tạp hơn, khó khăn hơn.
Môn Hóa học
- Đây là môn học được xem là vừa mới mẻ, xa lạ với các bạn học sinh lớp 8, các kiến thức của môn học này không dễ dàng nắm bắt. Vì là giai đoạn khởi đầu làm quen với môn học này nên đòi hỏi các bạn học sinh lớp 8 cần tập trung hơn, không để xảy ra tình trạng mất gốc, hỏng kiến thức.
- Các bạn cần cố gắng nắm chắc các kiến thức cơ bản để có nền tảng vững chắc về môn Hóa học cho những năm sau. Môn Hóa học lớp 8 đòi hỏi các bạn phải thật sự tập trung.
Môn vật lý
- Đã có rất nhiều bạn học sinh gặp khó khăn ở môn Vật lý lớp 8. Đầu tiên là vấn đề lý thuyết khá nặng, 1 tiết với 45 phút chỉ vừa đủ cho giáo viên giảng dạy và cho học sinh ghi chép lý thuyết, vì vậy mà các bài tập thường sẽ được giao về nhà khá nhiều.
- Thứ hai là môn này không những có nhiều lý thuyết từ dễ đến khó mà còn phần bài tập cũng không hề đơn giản, đòi hỏi sự siêng năng làm bài tập cùng với khả năng tư duy, luôn biết tìm tòi và học hỏi.
Lớp 8 có phải đóng học phí không? Học phí lớp 8 bao nhiêu?
Học phí năm học 2022 – 2023 của trường trung học phổ thông sẽ bảo đảm chi thường xuyên được chia theo vùng với mức cao nhất mỗi tháng khoảng 650 nghìn đồng/học sinh.
Chính phủ ban hành Nghị định Quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
- Cụ thể, vùng thành thị có mức học phí mỗi tháng cấp trung học cơ sở học phí từ 300 – 650 nghìn đồng/học sinh.
- Vùng nông thôn có mức học phí mỗi tháng cấp trung học cơ sở học phí từ 100 – 270 nghìn/học sinh.
- Vùng dân tộc thiểu số và miền núi có mức học phí cấp trung học cơ sở có mức học phí từ 50 – 170 nghìn/học sinh.
Xem thêm:
- Mấy tuổi học lớp 1, 2, 3, 4, 5 , 6, 7, 8, 9 ,10, 11, 12 năm 2022
- Lớp 6 có những môn gì, cần bao nhiêu quyển vở, đồ dùng học tập gì?
- Công thức hóa học là gì? Tổng hợp công thức hóa học lớp 8, 9, 10 đầy đủ nhất
Như vậy, thông qua bài viết trên chúng ta đã được tìm hiểu và biết lớp 8 có bao nhiêu môn học. Từ đó có thể chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập cũng như kiến thức để bước vào năm học lớp 8. Chúc các bạn có một năm học mới thật tốt nhé!
50+ cách bố trí các góc trong lớp học mầm non đẹp, sáng tạo nhất
Mầm non vừa là nơi vui chơi vừa là môi trường học tập giúp cho các bé được phát triển một cách toàn diện. Khi một không gian được sắp xếp và bố trí hợp lý, bé sẽ được tiếp thêm động lực học tập và cũng là một không gian vui chơi tốt nhất dành cho trẻ. Bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cách bố trí các góc trong lớp học mầm non sáng tạo, đẹp nhất nhé.
Xx lí do nên bố trí các góc trong lớp học mầm non
Lớp mầm non là nơi học tập và sinh hoạt của những bé có độ tuổi từ 2 đến 5 tuổi. Thay vì dưới sự bao bọc của bố mẹ ở nhà, các bé sẽ bắt đầu được làm quen với môi trường, bạn bè mới, giúp con ngày càng phát triển hơn. Để được điều đó, cách bố trí các góc trong lớp học mầm non là điều quan trọng và vô cùng cần thiết.
- Đối với chủ của các cơ sở mầm non: giúp thu hút cha mẹ cho con tới học. Từ đó doanh thu và sự phát triển của cơ sở sẽ được đảm bảo.
- Đối với phụ huynh, học sinh: Tạo môi trường học lành mạnh để con vui chơi, học tập, giúp các con phát triển toàn diện về trí não. Một môi trường được trang trí đẹp đẽ và sáng tạo sẽ khiến các trẻ thích thú và muốn đến lớp hơn.
Các ý tưởng trang trí lớp học mầm non
Dưới đây là các ý tưởng cách bố trí các góc trong lớp học mầm non phổ biến mà nhiều trường áp dụng. Bạn có thể tham khảo để trang trí cho những góc của trường mình nhé.
Trang trí mầm non theo steam
Khi sắp xếp, bố trí 5 góc học ở lớp sao cho khoa học và hợp lý để trẻ có thể dễ dàng hoạt động, thao tác liên kết các góc với nhau, sử dụng dụng cụ của góc này phục vụ cho những góc kia một cách phù hợp. Từ đó việc học của các trẻ sẽ ngày càng tốt hơn.
Trang trí mầm non theo hướng mở
Trang trí mầm non theo hướng mở là ý tưởng vô cùng tuyệt vời. Một không gian mở giúp các bé có thêm động lực học tập, trở thành nơi để vui chơi yêu thích nhất. Bên cạnh đó, ý tưởng này còn giúp trẻ có thêm không gian và sự sáng tạo, tư duy trong môi trường này.
Trang trí mầm non lấy trẻ làm trung tâm
Trường mầm non là một nơi đầu tiên đưa trẻ đến với những điều mới lạ, giúp trẻ ngày càng phát triển nhân cách, vì vậy việc trang trí mầm non lấy trẻ làm trung tâm là một trong những quan điểm giáo dục tiến bộ về vị trí của trẻ và vai trò của thầy cô.
50+ cách bố trí các góc trong lớp học mầm non
Dưới đây là những hình ảnh thực tế để bạn dễ hình dung hơn về cách bố trí các góc trong lớp học mầm non. Hy vọng nó sẽ là những gợi ý lý tưởng để bạn có thể tham khảo.
Trang trí góc sinh nhật mầm non
Trang trí góc thư viện mầm non
Trang trí góc toán mầm non
Trang trí góc vườn cổ tích mầm non
Trang trí góc văn học mầm non
Trang trí góc dinh dưỡng mầm non
Trang trí góc chữ cái mầm non
Trang trí góc xây dựng mầm non
Xem thêm các bài viết liên quan:
- 50+ Mẫu vẽ trường tiểu học đẹp, sáng tạo, mới nhất
- 501 câu đố dành cho học sinh tiểu học hay, mới nhất có đáp án
- Các mẫu chữ hoa sáng tạo dễ viết cho tiểu học đẹp, đơn giản nhất
Hy vọng với bài viết này, bạn sẽ nắm được cách bố trí các góc trong lớp học mầm non sáng tạo và đẹp nhất. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết.
Lớp 7 có những môn gì, cần bao nhiêu quyển vở, đồ dùng học tập gì?
Có rất nhiều phụ huynh cũng như các bạn học sinh chuẩn bị vào lớp 7 – THCS bâng khuâng rằng lớp 7 có những môn gì? Cần bao nhiêu quyển vở và đồ dùng học tập để có thể chuẩn bị sẵn sàng cho năm học lớp 7. Hãy tham khảo bài viết sau đây, Bamboo sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc của các bạn đồng thời đưa ra một số lưu ý để có thể chuẩn bị thật tốt cho năm lớp 7 này nhé!
Lớp 7 2022 bao nhiêu tuổi? Mấy tuổi học lớp 7
Cách tính số tuổi sau đây mà Bamboo chia sẻ là cách tính đơn giản nhất và kết quả chính xác nhất. Theo như Bộ giáo dục và Đào tạo thì 6 tuổi sẽ được vào lớp 1, nếu không có những vấn đề nào khác tác động hay những trường hợp nổi bật khác thì đến khi học lớp 7, số tuổi chính xác sẽ là 14 tuổi.
Công thức tính như sau: Lấy số năm hiện tại trừ cho số lớp hiện tại và cộng thêm cho 6: 2022 – (7+6) = 2007.
Sau đó, lấy tiếp số năm hiện tại trừ cho số năm sinh vừa tính được : 2022 – 2007 = 13 tuổi.
Lớp 7 học những môn gì? Có bao nhiêu môn học?
Lớp 7 có những môn gì là thắc mắc của rất nhiều học sinh chuẩn bị bước vào lớp 7, theo chương trình giáo dục thì học sinh lớp 7 được học những môn sau:
- Toán học
- Ngữ văn
- Tiếng Anh
- Vật lý
- Sinh học
- Địa lý
- Lịch sử
- Giáo dục công dân
- Tin học
- Công nghệ
- Âm nhạc
- Mỹ thuật
- Thể chất
Lớp 7 học cần bao nhiêu quyển vở?
Việc cần bao nhiêu quyển vở cho lớp 7 thì điều này tùy vào giáo viên mỗi bộ môn khác nhau. Học sinh sẽ chuẩn bị tối thiểu số quyển vở tương ứng với 11 môn đã nêu trên và thêm những quyển vở dành riêng cho việc làm bài tập về nhà và soạn bài trước khi đến lớp tùy theo yêu cầu của giáo viên bộ môn. Vậy nên để đảm bảo đáp ứng vở cho đủ số môn học trên, học sinh lớp 7 nên chuẩn bị khoảng 20 quyển vở cho năm học mới.
Lớp 7 có được dùng máy tính không? Được mang điện thoại không?
Thông thường thì bắt đầu vào THCS thì giáo viên đã yêu cầu học sinh nên mua máy tính bỏ túi để sử dụng và đây cũng là khoảng thời gian thích hợp để mua máy tính, vì nếu tính nhẩm các công thức phức tạp của cấp 2 sẽ rất mất thời gian và khó kiểm tra kết quả chính xác.
Theo thông tư 32/2020/TT-BGDĐT về ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 01/11/2020 thì học sinh trường trung học cơ sở (cấp 2), học sinh trường trung học phổ thông (cấp 3) không được sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép.
Như vậy nghĩa là học sinh cấp 2, cấp 3 được sử dụng điện thoại di động và các thiết bị điện tử khác khi đang học tập trên lớp nếu đáp ứng các điều kiện:
- Phục vụ cho việc học tập.
- Được sự cho phép của giáo viên
Lớp 7 cần mua những gì? Những dụng cụ học tập cần chuẩn bị
Danh sách đồ dùng học tập cần thiết khi chuẩn bị vào lớp 7:
- Cặp sách
- Vở viết
- 1 bình đựng nước uống.
- 1 compa đầu bút chì
- 1 thước kẻ chia vạch
- 1 hộp bút chì màu
- 1 hộp bút lông màu
- 1 túi đựng bút
- 2 bút bi xanh dương, đen, đỏ
- Sách tham khảo
- 1 một cục gôm
- 1 gọt bút chì
- 1 bút chì
- 1 bút dạ quang dùng đánh dấu ý quan trọng
- 1 thước eke, 1 thước đo độ
Lớp 7 có khó không? Môn nào khó nhất?
Trong các môn học chương trình đào tạo lớp 7 có những môn học trọng tâm là: Toán học, Ngữ văn và Tiếng Anh. Đây là những môn quan trọng và bắt buộc có trong kỳ thi THPT. Dựa vào thời lượng phân bổ chương trình đào tạo ở lớp 7 thì 3 môn này sẽ chiếm hầu hết thời gian. Vậy có thể nói môn khó nhất trong lớp 7 chính là 3 môn này.
Lớp 7 có phải đóng học phí không? Học phí lớp 7 bao nhiêu?
Hiện nay, tại Bamboo school đào tạo học sinh cấp 2 với mức phí như sau:
[wptb id=5551]
Xem thêm:
- Cách tính điểm trung bình môn THCS, THPT, Đại học chi tiết, mới nhất
- Học phí và những câu hỏi thường gặp
- Chi tiết các khoản học phí cấp 1, cấp 2, cấp 3 bắt buộc phải đóng vào đầu năm học mới
Bài viết trên Bamboo đã chia sẻ những thông tin cần thiết cần thiết như: lớp 7 có những môn gì? cần chuẩn bị bao nhiêu quyển vở? cho quý phụ huynh cũng như các bạn học sinh có những thông tin cần thiết để có thể chuẩn bị thật tốt vào lớp 7.
Tổng hợp các tác phẩm văn học lớp 12 thi thpt 2022 trọng tâm, dễ ra thi nhất
Trong những ngày qua, ắt hẳn các bạn rất mệt mỏi vì phải cố gắng tập trung chuẩn bị cho kì thi THPT quốc gia, nhất là ôn luyện môn ngữ văn vì có rất nhiều tác phẩm. Chính vì thế, hôm nay Bamboo sẽ liệt kê ra các tác phẩm văn học lớp 12 thi thpt 2022 và những tác phẩm không có khả năng xuất hiện trong đề thi.
Các tác phẩm có khả năng không ra thi THPT quốc gia 2022
Không phải bỗng nhiều hay là tự ý mà mình lại dám chắc chắn là 100% là những tác phẩm này sẽ không ra trong kì thi THPT quốc gia năm 2021. Tất cả đều có cơ sở và nguyên do của nó.
Thuốc (Lỗ Tấn)
Đây hẳn là một tác phẩm hay của nhà văn Lỗ Tấn nhưng vì tác phẩm này là văn học nước ngoài vậy nên sẽ không xuất hiện trong đề thi. Hãy nhớ lại từ trước tới giờ chưa bao giờ đề thi là một tác phẩm nước ngoài cả. Vì vậy điều đó đồng nghĩa với việc tất cả các tác phẩm nước ngoài khác cũng sẽ bị loại bỏ hết.
Số phận con người (Sô Lô Khốp)
Tác phẩm Số phận con người (Sô Lô Khốp) rất hay nói lên tính cách kiên cường, nhân hậu của người lính nga. Tuy vậy nhưng đây là tác phẩm không được chú trọng trong quá trình học và là văn học nước ngoài, nên sẽ không có khả năng nào tác phẩm này xuất hiện trong đề thi.
Ông già và biển cả (Hemingway)
Thực ra nếu mà nói tác phẩm này không thể ra là cũng không đúng vì đây là tác phẩm rất hay và cũng cực kì quan trọng của chương trình văn học lớp 12. Thế nhưng lý do mà mình liệt kê tác phẩm này vào đây là vì một lý do hết sức đơn giản đó là tác phẩm này đã thi ở năm 2019. Vậy nên xác xuất truyện ngắn này xuất hiện trong năm nay là rất thấp thế nên hãy mạnh dạn gạt bỏ tác phẩm này.
Những đứa con trong gia đình
Những ngày qua có thông tin khá là quan trọng đó là sẽ có một số tác phẩm mà Trường Giáo Dục Thường Xuyên sẽ không học, việc này đồng nghĩa với điều đó thì tác phẩm Những đứa con trong gia đình sẽ không thể ra trong kì thi năm nay vì kì thi là chung của tất cả các bạn học sinh.
Đàn ghi ta của lor-ca
Đây cũng là tác phẩm mà các Trường Giáo Dục Thường Xuyên sẽ không học vì thế sẽ không có khả năng xuất hiện trong đề thi chung. Vậy nên có thể giảm bớt áp lực trong kì thi vì sẽ không có khả năng xuất hiện tác phẩm này.
Ngôi sao sáng của văn nghệ của dân tộc (Nguyễn Đình Chiểu)
Tác phẩm Ngôi sao sáng của văn nghệ của dân tộc (Nguyễn Đình Chiểu) nói về một nhân vật rất nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam đó là cụ đồ Nguyễn Đình Chiểu nhưng điều quan trọng ở đây là không có dạng kiểu bài nghị luận văn học nào liên quan đến tác phẩm này, vậy nên xác xuất ra chắc chắn sẽ là 0%.
Sóng
Bài thơ Sóng là bài thơ ẩn dụ nói lên nỗi lòng của người con gái đang yêu và khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ, đây là một bài thơ về tình yêu rất hay, tuy vậy bài thơ này đã ra thi vào năm 2021, vì vậy khả năng nó ra thi năm 2022 là rất ít.
Các tác phẩm văn học lớp 12 thi thpt 2022
Chiếc thuyền ngoài xa
Truyện ngắn chiếc thuyền ngoài xa của tác giả Nguyễn Minh Châu là một tác phẩm rất hay, biểu hiện cho bức tranh thiên nhiên và cuộc sống thường nhật của người dân làng chài. Vì đây là tác phẩm ấn tượng trong chương trình văn học lớp 12 và đã lâu không xuất hiện trong kì thi trong những năm gần đây nên tác này rất có khả năng trở thành đề thi.
Vợ chồng A phủ
Đây là tác phẩm truyện ngắn tiêu biểu của văn học 12. Nếu như năm ngoái tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa được chọn làm đề thi thì rất có thể năm nay Vợ Chồng A Phủ là truyện ngắn tiếp theo được xuất hiện trong kì thi THPT.
Vợ nhặt
Vợ nhặt là tác phẩm chứa đựng nghịch lý ngay trên nhan đề, tạo ấn tượng, kích thích sự chú ý của người đọc. Vợ nhặt sẽ là tác phẩm trọng tâm vì độ thú vị của tác phẩm.
Người lái đò sông Đà
Văn học của Nguyên Tuân chưa bao giờ ngừng hấp dẫn độc giả, không chỉ hấp dẫn học sinh mà còn rất hấp dẫn với những người ra đề. Thế nên hãy liệt tác phẩm Người lái đò sông đà vào danh sách tác phẩm trọng tâm.
Ai đã đặt tên cho dòng sông
Ai đã đặt tên cho dòng sông là bài thơ ca ngợi lên vẻ đẹp của dân tộc dân tộc, tác phẩm dẫn dắt người đọc đến với cội nguồn tên gọi của dòng Hương thơ mộng. Thông thường những bài thơ về quê hương, đất nước rất dễ xuất hiện trong đề thi.
Đất Nước
Là một bài thơ nói về tinh thần dân tộc Việt Nam, Đất Nước là bản âm hưởng dân gian ca ngợi tinh thần dân tộc. Vì là bài thơ kháng chiến nên hãy quan tâm đặt biết đến cái tên này trong kì thi.
Việt Bắc
Bài thơ Việt Bắc là cái tên quan trọng không thể bỏ qua trong kì thi năm nay. Đây là tác phẩm thơ tiêu biểu của văn học lớp 12 và đã khá lâu chưa ra thế nên hãy thật sự để tâm đến bài thơ này đầu tiên.
Xem thêm:
- Lịch thi tốt nghiệp THPT 2022 mới nhất của bộ GD-ĐT chi tiết nhất
- 4 bộ đề thi tham khảo tuyển sinh cấp 3 môn văn
- Hướng dẫn ôn thi thpt quốc gia môn văn chi tiết đầy đủ nhất
Bài viết trên là danh sách giới hạn những tác phẩm ôn thi môn văn THPT quốc gia 2022 mà Bamboo đã sàng lọc. Hy vọng qua bài viết này, các bạn có thể giảm bớt gánh nặng cho kì thi sắp tới. Chúc các bạn thi thật tốt!
Hướng dẫn ôn thi thpt quốc gia môn văn chi tiết đầy đủ nhất
Kỳ thi THPT quốc gia là kỳ thi vô cùng quan trọng đối với mỗi học sinh. Để có kết quả thi thật tốt không thể thiếu việc ôn tập. Trong giai đoạn chạy nước rút này, môn Văn cũng là môn khiến các học sinh phải lo lắng bởi lượng kiến thức cần nhớ quá lớn. Vậy, ôn văn như thế nào cho hiệu quả? Bamboo sẽ hướng dẫn ôn thi thpt quốc gia môn văn hiệu quả nhất ngay tại bài viết này nhé!
Các giai đoạn ôn thi môn Văn
Các em cần chia môn Văn làm 3 giai đoạn chính để có thể nắm vững các kiến thức đã học. Lựa chon lộ trình và mục tiêu cụ thể sẽ giúp các em ôn tập nhanh chóng và hiệu quả.
Giai đoạn 1: Ôn tập kiến thức cơ bản
Trước khi học các kiến thức lớn, các em cần học và chuẩn bị kỹ kiến thức nền tảng cơ bản trước. Giai đoạn hình thành từ khi các em bắt đầu học các tác phẩm văn học và thời gian trước đó đã nắm vững lượng kiến thức cơ bản này.
Giai đoạn 2: Ôn tập từng phần từ phần đọc hiểu đến các tác phẩm
Hãy chú trọng đọc và phân tích các bài văn, tiểu phẩm, thơ ca. Giai đoạn này thường rơi vào khoảng tháng 12/2021 đến tháng 4/2022. Lúc này các em gần như hoàn thành xong chương trình 12. Vì vậy, ngay lúc này hãy ôn lại toàn bộ kiến thức đã được học kết hợp với việc đọc, phân tích các tác phẩm để tăng thêm vốn từ và khả năng viết.
Giai đoạn 3: Luyện đề thi thử
Ở giai đoạn cuối cùng này rơi vào khoảng trước kỳ thi, là thời gian nước rút. Tại thời điểm này, các em hãy ôn lại kiến thức của tất cả chương trình lớp 12. Bên cạnh đó hãy kết hợp với việc luyện đề thi của các năm trước để hiểu rõ hơn về cấu trúc, từ đó rèn luyện và nâng cao kỹ năng viết, phân bổ thời gian làm bài hợp lý.
Lộ trình ôn thi môn Ngữ Văn cho kỳ thi THPT quốc gia 2022
Với mục tiêu chỉ lấy 5 – 6 điểm môn văn
Ở mục tiêu có mức điểm trung bình, các em cần dành thời gian khoảng 2 – 4 tuần để đọc hiểu các văn bản trong sách giáo khoa, từ đó biết được các phương thức biểu đạt, biện pháp lập luận, phong cách ngôn ngữ… trong tác phẩm. Ngoài ra còn cần nắm rõ ý nghĩa và loại hình nghệ thuật của tác phẩm.
Với mục tiêu lấy điểm 7 – 8 môn văn
Trong phần thi văn, phần văn nghị luận xã hội trong đề thi sẽ chiếm 2 điểm. Nếu muốn đạt khoảng điểm 7 các em cần làm tốt các câu hỏi phụ bên trên và phần nghị luận xã hội. Phần này có 2 dạng chính là nghị luận về một hiện tượng đời sống và nghị luận về một tư tưởng đạo lý, hãy dành thời gian khoảng 1 tháng cho việc ôn tập nó.
Với mục tiêu 9 điểm môn văn
Với mục tiêu cao như vậy, thì chắc chắn rằng các em cần nhớ và nắm rõ ngay từ khi bắt đầu năm học. Hãy dành nhiều thời gian hơn cho việc ôn tập và luyện đề. Với các thể loại thơ, hãy tập trung phân tích giá trị của tác phẩm đặc biệt là loại hình nghệ thuật. Ôn tập tất cả những kiến thức liên quan đến tác giả, tác phẩm, đặc biệt là phần nội dung và nghệ thuật.
Đồng thời hãy nâng cao phần lí luận văn học của các em thông qua việc đọc nhiều sách báo, những bài lí luận, phê bình văn học có trên các trang làm văn hay… Đối với phần văn xuôi cần ôn tập về đặc điểm, phương pháp làm bài nghị luận về đoạn trích hay một tác phẩm văn xuôi. Cùng với đó là trang bị hệ thống dẫn chứng để phân tích, mở rộng nội dung của từng tác phẩm.
Kiến thức trọng tâm môn Văn cần ôn tập cho kỳ thi THPT quốc gia
Cần trú trọng kiến thức cơ bản về đọc hiểu và nội dung các tác phẩm nghệ thuật đã học
Kiến thức về phần đọc hiểu
Biết cách nhận diện các phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt, thao tác lập luận, biện pháp tu từ, các phép liên kết, thể loại thơ,…phần này sẽ chiếm khoảng 1,5 đ trong bài thi nếu xác định đúng
Sử dụng các phương thức biểu đạt, thao tác lập luận, các phép tu từ,… để làm tốt phần văn nghị luận xã hội chiếm chọn 2 điểm trong bài thi
Các tác phẩm trọng tâm môn ngữ văn thi THPT Quốc Gia
Dựa vào cơ cấu đề thi của những năm trước, có thể thấy các tác phẩm sau đây sẽ thuộc những tác phẩm dễ xuất hiện trong đề thi nhất:
- Sóng (Xuân Quỳnh)
- Tây Tiến (Quang Dũng)
- Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân)
- Vợ Chồng A Phủ (Tô Hoài)
- Hồn trương ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ)
- Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)
- Ai đã đặt tên cho dòng sông (Hoàng Ngọc Phủ)
- Vợ nhặt (Kim Lân)
- Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm)
>>>Xem chi tiết: Tổng hợp các tác phẩm văn học lớp 12 thi thpt 2022 trọng tâm, dễ ra thi nhất
Phương pháp ôn thi THPT quốc gia môn Văn hiệu quả
Đối với học sinh có học lực ở mức trung bình khá – giỏi
- Lập đề cương theo cấu trúc đề thi những năm trước: trong năm học lượng kiến thức khá lớn nên các em không thể ôn chi tiết toàn bộ được. Vì vậy hãy chủ động dựa vào bộ đề thi các năm trước để khoanh vùng kiến thức giúp việc ôn tập dễ dàng hơn.
- Học cách lập dàn ý: Lập dàn ý chính là cách để các em xây dựng tư duy phân tích và đưa ra định hướng rõ ràng để viết bài. Bài viết rất dài, sẽ dựa vào việc các em phân tích có đúng vào trọng tâm hay không. Vì vậy, việc lập dàn ý giúp các em nắm bắt được nội dung, tránh thiếu ý trong quá trình viết bài.
- Nêu thêm các quan điểm cá nhân vào bài viết: Quan điểm cá nhân là một phần tương đối quan trọng với bài văn Nghị luận, điều này sẽ là “điểm cộng” lớn cho bài thi của các em. Và phần nghị luận xã hôi thường là đề mở nên việc đưa quan điểm cá nhân vào làm bài văn phong phú hơn. Để làm tốt được điều này, các em cần thường xuyên cập nhật tin tức cũng như quan tâm đến các vấn đề xảy ra ở ngoài thực tế thông qua báo đài, mạng xã hội… ví dụ như việc hút thuốc, chơi game, cúp học,…
- Nói không với học tủ: Học tủ mang rủi ro cao, đây là cách học rất chủ quan và sai lệch. Vì vậy hãy chuẩn bị đầy đủ kiến thức cho bản thân, đừng mong chờ vào việc học tủ nếu các em không muốn kết quả nhận được vô cùng thấp.
- Rèn luyện kỹ năng viết lách: việc trình bày câu văn suôn sẻ mạch lạc giúp bài văn của các em trở nên thu hút người đọc. Học được cách trình bày một bài văn còn tăng khả năng viết lách và vốn từ của các em hơn.
- Phân bổ thời gian làm bài hợp lý: đây là điều vô cùng quan trọng khi làm bài thi. Biết cách phân bổ thời gian hợp lý sẽ giúp cả bài thi sẽ trở nên dễ dàng và từ đó sẽ đạt được hiệu quả cao hơn.
Đối với học sinh bị mất gốc môn Văn
Đừng quá lo lắng, các em cần bình tĩnh vì vẫn có cơ hội lấy lại căn bản để đi thi đạt kết quả tốt
- Tạo niềm yêu thích với môn học: trong bất cứ một môn học nào cũng phải tạo niềm yêu thích với nó, đối với môn Văn cũng vậy. Khi các em đọc một tác phẩm Văn học nào đó, hãy tưởng tượng mình cũng là chính những nhân vật trong tác phẩm, điều đó sẽ giúp các em có thể hiểu được nỗi thống khổ hay niềm vui sướng của nhân vật. Từ đó việc học môn Văn sẽ trở nên thú vị và sinh động hơn, việc ôn thi cũng trở lên dễ dàng hơn.
- Lập thời gian biểu hợp lý, lựa chọn không gian học thích hợp: Văn học cần có sự cảm nhận từ trong tâm hồn, vì vậy hãy lựa chọn thời gian và không gian học mà các em cảm thấy thoải mái và có cảm hứng nhất. Điều này sẽ giúp các em dễ dàng tiếp nhận kiến thức hiệu quả hơn.
- Tích cực luyện đề để làm quen cấu trúc đề của các năm trước đó
- Học cách lập dàn bài. Lập dàn bài là đưa ra các ý chính, và dựa trên các ý chính đó để triển khai các ý nhỏ hơn.
- Rèn luyện thói quen, đọc báo, đọc văn mẫu…để tăng vốn từ vựng viết bài.
Tổng hợp các đề văn thi THPT Quốc Gia các năm
Cùng với quá trình ôn luyện, các em cũng cần phải làm quen với các dạng đề thi môn Văn của những năm trước. Các em có thể tham khảo bộ tài liệu ôn thi môn Văn ngay dưới đây:
[button size=”medium” style=”secondary” text=”Tài liệu hướng dẫn ôn thi THPT môn Ngữ Văn” link=”https://drive.google.com/drive/folders/1yfgg4tk0oWLbMcTuGzfN63GCLD5-AsWQ” target=””]
Xem thêm:
- Lịch thi tốt nghiệp THPT 2022 mới nhất của bộ GD-ĐT chi tiết nhất
- Cách tính điểm tốt nghiệp THPT Quốc Gia 2022
- Các khối thi đại học và tổ hợp môn thi THPT quốc gia 2022
Với những thông tin hướng dẫn ôn thi THPT môn Ngữ văn mà Bamboo đã chia sẻ, rất hy vọng rằng các em có thể thi thật tốt. Chúc các em thành công!