Phó từ là gì? Các loại phó từ, cách dùng và ví dụ bài tập có đáp án
So với các ngôn ngữ trên toàn thế giới thì hệ thống ngôn ngữ của tiếng Việt được xem là khá phức tạp vì ngữ pháp của tiếng Việt được chia ra rất nhiều các loại câu song song đó chúng sẽ mang từng ý nghĩa riêng biệt.
Và để có thể hiểu hơn về hệ thống ngôn ngữ của tiếng Việt thì ngay tại bài viết sau đây sẽ giúp chúng ta làm rõ hơn về phó từ là gì, đây được xem như là một thuật ngữ hay được dùng trong giao tiếp hàng ngày cũng như sử dụng trong văn viết tiếng Việt.
Phó từ là gì? Định nghĩa phó từ
Chắc hẳn rằng các kiến thức liên quan đến phó từ đều đã được chúng ta tiếp xúc qua trong hệ thống chương trình đào tạo tại Trung học cơ sở. Tuy nhiên chúng ít được áp dụng mà dẫn tới hao mòn kiến thức bởi lẽ trong giao tiếp hàng này cũng như tại văn viết thì chúng ta lại khá hiếm khi nhắc tới tên của từng loại thuật ngữ cho dù chúng luôn được sử dụng thường xuyên.
Không phải điều tự nhiên khi mà tên của thuật ngữ này là phó từ, bởi tên gọi của mọi từ ngữ đều mang một ý nghĩa cũng như một phần chức năng của thuật ngữ đó. Từ “Phó” nghĩa là để hỗ trợ, trợ giúp cho một điều gì đó hoàn thành nhiệm vụ của mình, còn phó từ đối với ngôn ngữ có tính chất dùng để đi kèm, trợ giúp cho những loại từ khác như tính từ, động từ,…
Ví dụ:
- Các phó từ có thể đi kèm cùng động từ: đã, từng, chưa, đang,…
- Các phó từ có thể đi kèm cùng tính từ: Quá, hơi, khá, lắm,…
Tác dụng của phó từ
Trong sách giáo khoa môn ngữ văn của lớp 6, phó từ được hiểu là loại từ được sử dụng để đi kèm, bổ trợ cho trạng từ, tính từ, động từ. Mục đích chính của phó từ là dùng để hỗ trợ, bổ trợ cho trạng từ, động từ, tính từ được rõ ràng ý nghĩa hơn trong văn viết cũng như giao tiếp.
Phó từ sẽ không có chức năng gọi tên các sự vật hay hành động cũng như các tính chất như tính từ, danh từ và động từ. Bởi vậy mà phó từ còn được coi như một loại hư từ, còn thực từ là để chỉ tính từ, động từ và danh từ. Đặc biệt là phó từ sẽ không được đi kèm với danh từ, chỉ đi cùng với động từ hoặc tính từ. Ví dụ như chúng ta có thể nói rằng “đừng đi” hoặc “quá đẹp” nhưng không thể nói rằng “đừng bác sĩ” hay “quá xe đạp”.
Các phó từ trong tiếng Việt
Phó từ dùng để đi kèm cùng với tính từ và động từ để bổ sung đầy đủ ý nghĩa cho các loại từ này về các mặt sau:
Phó từ chỉ cho thời gian: đường, sắp, sẽ, đang,…
Ví dụ: Cô ấy sắp trở về quê hương ( Từ “Sắp” là phó từ để chỉ ý nghĩ về thời gian trong tương lai).
Phó từ chỉ cho sự tiếp diễn hoặc tương tự: cũng, vẫn,…
Ví dụ: Sau rất nhiều khó khăn, cậu ấy vẫn luôn mạnh mẽ ( Từ “vẫn” là phó từ để chỉ đặc điểm của tính cách).
Phó từ chỉ cho mức độ cho văn viết hoặc giao tiếp của người sử dụng: quá, lắm, rất,…
Ví dụ: Chiếc xe ấy quá đẹp ( Từ “Quá” để chỉ tới mức độ đẹp của chiếc xe).
Phó từ phủ định trong văn viết và văn nói: không, chưa, chẳng,…
Ví dụ: Điều ấy quá bất ngờ, tôi không thể đoán trước (Từ “không” thể hiện sự phủ định).
Phó từ chỉ sự cầu khiến trong văn viết hoặc câu nói: thôi, chớ, đừng, thôi,…
Ví dụ: Đừng làm những điều sai trái ấy ( Từ “ Đừng” thể hiện ý nghĩa cầu khiến không được làm những điều sai trái).
Phó từ chỉ sự khả năng trong văn viết hoặc câu nói: không thể, có thể, có lẽ,…
Ví dụ: Học tập, rèn luyện chăm chỉ có lẽ là một lựa chọn vững chắc và an toàn cho tương lai
Phó từ chỉ kết quả trong văn viết hoặc câu nói: được, mất,…
Ví dụ: Khi cho đi, bạn sẽ nhận lại được nhiều hơn thế!
Phó từ chỉ tần số trong văn viết hoặc câu nói: luôn, thường,…
Ví dụ: Cô ấy luôn chăm chỉ.
Phó từ chỉ tình thái trong văn viết hoặc câu nói: Bỗng nhiên, đột nhiên,…
Ví dụ: Đột nhiên con mèo xuất hiện và cướp đi con cá.
Cách sử dụng phó từ trong tiếng việt
Sử dụng phó từ trong trường hợp muốn bổ sung cũng như làm rõ hơn về ý nghĩa cho động từ hoặc tính từ. Ví dụ bạn muốn bổ trợ thêm cho ý nghĩa về thời gian cho từ chính thì dùng thêm một số phó từ như: đã, từng, sắp, sẽ,… trước từ chính.
Có 2 cách để bạn sử dụng phó từ:
- Đặt phó từ đằng trước tính từ, động từ: Khi đứng ở vị trí này, chúng sẽ có chức năng diễn đạt rõ ràng hơn về ý nghĩa cho hành động, đặc điểm hoặc trạng thái của sự vật,…khi nêu tại động từ. Còn đối với trước tính từ, chúng sẽ thể hiện rõ ràng hơn về mức độ, sự tiếp diễn, thời gian, sự cầu khiến hoặc phủ định.
- Đặt phó từ đằng sau động từ, tính từ: Tại đây chức năng của phó từ nhằm bổ trợ cho ý nghĩa về khả năng thực hiện, kết quả, hướng hoặc mức độ.
Phân biệt phó từ với trợ từ
Phó từ và trợ từ thường rất hay bị nhầm lẫn với nhau, để phân biệt rõ ràng hơn về
loại từ này, chúng ta cần xét trên ngữ pháp và ngữ nghĩa.
Theo ngữ pháp
Vị trí của phó từ thường sẽ được đặt trước hoặc có thể là sau từ trung tâm hay còn được gọi là từ chính.
Còn vị trí của trợ từ có thể được đặt ở đầu câu hay giữa câu hoặc cuối câu, bởi chúng không có sự ảnh hưởng tới môi liên hệ với từ chính, vì vậy mà khi bạn lược bỏ trợ từ vẫn có thể đảm bảo rằng câu vẫn đầy đủ kết cấu ngữ pháp.
Theo ngữ nghĩa
Phó từ có mục đích nhằm bổ sung cũng như làm rõ hơn về mặt ý nghĩa cho từ chính có thể để chỉ về thời gian, mức độ hoặc tần suất,…
Chức năng của trợ từ là để mang lại thêm nhiều sắc thái nghĩa cho câu văn cũng như có tác dụng cho người nói, người viết dễ dàng thể hiện thêm cảm xúc của mình tốt hơn trong giao tiếp hoặc văn viết.
Bài tập ví dụ về phó từ
Để nắm rõ hơn phó từ, dựa vào các kiến thức về phó từ đã được tổng hợp trong bài viết, chúng ta hãy củng cố lại các kiến thức qua bài tập sau đây nhé!
1. Hãy tìm ý nghĩa bổ sung cho những từ in đậm sau:
Cô ấy đã đi qua rất nhiều các đất nước trên thế giới, thường trải nghiệm thêm các nền văn hóa bản địa đặc sắc cũng như luôn gặp gỡ rất nhiều người. Nhưng gặp được ông Jonson là điều khiến cô rất ấn tượng trong tất cả những việc mà cô trải qua.
Lời giải:
- Phó từ “đã” dùng để bổ trợ cho từ “đi” – Bổ sung ý nghĩa cho thời gian.
- Phó từ “ thường” dùng để bổ trợ cho từ “trải nghiệm” – Bổ sung ý nghĩa cho tần số.
- Phó từ “luôn” dùng để bổ trợ cho từ “gặp” – Bổ sung ý nghĩa cho tần số.
- Phó từ “rất” dùng để bổ trợ cho từ “ấn tượng” – Bổ sung ý nghĩa cho mức độ.
2. Xác định phó từ cho các câu sau:
- Cậu bé ấy chẳng nghe lời mẹ.
- Chị hai vẫn mạnh mẽ như này nào.
- Nước sông chảy rất xiết.
- Có lẽ mưa chẳng thể ngừng rơi.
- Phong đã luôn cố gắng để có được thành công ấy.
Lời giải:
- Ấy
- Vẫn
- Rất
- Có lẽ
- Luôn, được
Xem thêm:
- Động từ là gì? Cụm động từ là gì? Cách xác định và đặt câu với động từ
- Tính từ là gì? Các loại tính từ và cách đặt câu với tính từ trong Tiếng Việt lớp 4
- Văn học hiện đại là gì? Khái quát văn học hiện đại tại Việt Nam
- So sánh là gì? Cấu tạo, phân loại và ví dụ về phép so sánh
Cùng với bài tổng hợp kiến thức về phó từ trên đây, đã mang lại nhiều các kiến thức bổ ích và chắc hẳn định nghĩa về phó từ là gì sẽ không thể làm khó được các bạn nữa rồi. Hy vọng những thông tin vừa rồi sẽ giúp ích cho các bạn trong việc học của mình. Chúc các bạn đạt được thật nhiều thành tích trên con đường học tập trong tương lai nhé!
Điệp từ là gì? Điệp ngữ là gì? Cấu trúc và ví dụ minh họa
Trong những tác phẩm văn chương để làm nổi bật được nội dung cũng như ý nghĩa mà tác giả muốn truyền tải thì những biện pháp tu từ luôn được sử dụng thường xuyên và một trong số đó chính là điệp từ, điệp ngữ. Vậy điệp từ là gì, điệp ngữ là gì và có cấu trúc như thế nào sẽ được giải đáp ở bài viết dưới đây, bạn đừng bỏ qua nhé!
Điệp từ là gì? Điệp ngữ là gì?
Điệp từ hay điệp ngữ là một trong những biện pháp tu từ chỉ việc trùng lặp lại một từ hay một cụm từ với hàm ý muốn nhấn mạnh, liệt kê, khẳng định… để làm nổi bật nội dung và ý nghĩa về vấn đề muốn được truyền tải đến người đọc, người nghe.
Ví dụ:
“Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa, như ùa vào buồng lái”
(Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật)
Điệp từ và điệp ngữ khác gì nhau?
Điệp từ là lặp lại một từ trong đoạn văn, đoạn thơ còn điệp ngữ là lặp lại cụm từ. Ngoài ra, bạn có thể thấy người ta sử dụng việc lặp lại cả câu trong trường hợp là câu hỏi, câu cảm thán, câu nghi vấn…nhiều lần trong đoạn thơ, đoạn văn thì đó là dạng điệp cấu trúc câu.
Điệp từ và điệp ngữ đều là thủ pháp nghệ thuật nhấn mạnh ý nghĩa, nội dung, cảm xúc hay còn làm tăng tính gợi hình gửi cảm cho tác phẩm văn chương. Như vậy, khái niệm điệp từ là gì, điệp ngữ là gì và khác gì nhau ở trên đã phần nào giúp bạn giải đáp thắc mắc về phần này rồi đúng không nào?

Tác dụng của điệp từ và điệp ngữ
Sau khi đã nắm rõ về khái niệm điệp từ là gì, điệp ngữ là gì thì bạn hãy tham khảo về tác dụng của biện pháp tu từ này để sử dụng và phân tích các đoạn văn, đoạn thơ cho phù hợp và chính xác nhé.
- Tác dụng nhấn mạnh: Điệp ngữ, điệp từ thường được sử dụng với mục đích nhấn mạnh và việc lặp lại này hoàn toàn là có chủ đích để nhấn mạnh về tình cảm, nỗi lòng của nhân vật, sự vật, sự việc được nói đến trong câu hay trong đoạn.
- Tác dụng liệt kê: ngoài việc sử dụng để nhấn mạnh thì biện pháp tu từ này còn được sử dụng để liệt kê nhằm làm sáng tỏ ý nghĩa hay tính chất của những các sự vật, sự việc được đề cập đến.
- Tác dụng khẳng định: một trong những tác dụng của điệp từ, điệp ngữ đó là khẳng định điều quan trọng, là niềm tin của tác giả về sự việc sẽ xảy ra.

Cấu trúc của điệp từ và điệp ngữ
Không chỉ biết được định nghĩa điệp từ là gì mà bạn cần nắm được cấu trúc của nó để sử dụng hoặc làm bài tập tốt hơn. Người ta chia điệp từ, điệp ngữ ra làm 3 dạng như dưới đây
- Điệp ngữ/điệp ngữ nối tiếp: là các từ hay cụm từ lặp lại và nối tiếp nhau để làm nổi bật về cảm xúc hoặc ý nghĩa quan trọng.
Ví dụ:
Trông trời trông đất trông mây
Trông mưa trông nắng, trông ngày trông đêm.
Trông cho chân cứng đá mềm.
Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng.
(Ca dao tục ngữ Việt Nam)
Hoặc câu:
“Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu
Thương em, thương em, thương em biết mấy”
(Phạm Tiến Duật)
- Điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng): biện pháp tu từ này thường dùng trong thơ như thơ lục bát, thất ngôn lục bát, tứ tuyệt… giúp lời thơ mạch lạc và ý nghĩa được kết nối.
Ví dụ:
“Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?”
(Chinh Phụ ngâm – Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm)
- Điệp ngữ cách quãng: thường được sử dụng trong các tác phẩm thơ và thường cách nhau một vài từ, cụm từ hay cả một câu để bổ sung ý nghĩa cho nhau.
Ví dụ:
Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền trôi thấp thoáng cánh buồn xa xa,
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu.
Buồn trông ngọn cỏ dầu dầu,
Chân mây mặt nước một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duyềnh,
Tiếng mưa sầm sập vây quanh chỗ ngồi.
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Hoặc là:
“… Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa…”
(Việt Bắc – Tố Hữu)
Ví dụ về điệp từ và bài tập minh họa
Bạn có thể tham khảo ví dụ điệp từ ở những phần trên. Và khi đã nắm rõ về lý thuyết điệp từ là gì, điệp ngữ là gì thì bạn nên thực hành với những bài tập từ dễ đến khó về biện pháp tu từ này qua đó cũng cố và nâng cao kiến thức hơn. Dưới đây là một số bài tập mà bạn có thể tham khảo.
Bài tập 1: Cho đoạn văn sau:
“Trường em có mái ngói đỏ tươi. Trường em có nhiều cây xanh. Trường em có khoảng sân lớn để vui chơi. Trường em có cả tiếng chim hót véo von suốt ngày. Trường em luôn rộn rã tiếng cười của các bạn học sinh. Em rất yêu trường em!”
Cách lặp từ như trên có phù hợp không? Nếu không hãy sửa lại.
Trả lời:
Cụm từ “trường em” lặp đi lặp lại quá nhiều lần khiến làm cho đoạn văn thêm dài dòng, không tạo được điểm nhấn và mang lại cảm giác khó chịu cho người đọc.
Các bạn không nên sử dụng điệp từ, điệp ngữ khi không có mục đích rõ ràng. Có thể sửa lại đoạn văn trên như sau: “Trường em có mái ngói đỏ tươi, có rất nhiều cây xanh và khoảng sân lớn để vui chơi. Trường em luôn rộn rã tiếng cười của các bạn học sinh. Em rất yêu ngôi trường của mình!”
Bài tập 2:
a. Đặt 1 câu có sử dụng điệp từ có tác dụng liệt kê.
b. Đặt câu có sử dụng điệp từ giúp nhấn mạnh.
Gợi ý:
a. Bác Hồ là người cha già vĩ đại, là vị lãnh tụ, là một vĩ nhân của nhân loại.
b. Không gian đang ồn ào, náo nhiệt bỗng nhiên trở nên im lặng, mọi người đều im lặng đến những đứa bé đang nô đùa cũng ngừng chơi và im lặng chỉ vì tiếng hét chói tai của ai đó vừa vang lên.
Bài tập 3: Tìm và giải thích về phép điệp ngữ trong các trường hợp sau:
a)
“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!”
(Bếp lửa – Bằng Việt)
b) “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phía Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập”.
(Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh)
Trả lời:
(1) Điệp ngữ là “Một bếp lửa” được lặp lại 2 lần giúp nhấn mạnh hình ảnh bếp lửa luôn hiện hữu trong trí nhớ của người cháu. Qua đó tình cảm sâu đậm của tác giả cùng nỗi nhớ nhung da diết về người bà, về chiếc bếp lửa tuổi thơ.
(2) Điệp ngữ “Một dân tộc” được lặp lại 2 lần thể hiện tinh thân quật cường của dân tộc Việt Nam dù phải đương đầu trước những kẻ thù hùng mạnh vẫn vững vàng chiến đấu.
Điệp ngữ “Dân tộc đó phải” được lặp lại 2 lần chính là sự khẳng định một điều chắc chắn, điều tất yếu “phải được độc lập” của dân tộc vô cùng quả cảm, bất khuất và kiên cường.
Xem thêm:
- Mạo từ trong tiếng Anh: Khái niệm, tác dụng, phân loại, cách dùng
- Chỉ từ là gì? Khái niệm, vai trò, các loại chỉ từ và bài tập minh họa
- Từ láy là gì? Phân biệt từ láy và từ đơn, các loại từ láy và ví dụ minh họa
Hi vọng qua bài viết này đã giúp bạn hiểu được điệp từ là gì, điệp ngữ là gì để làm bài tập Ngữ Văn về phần này điểm cao hơn và có thể vận dụng thật tốt biện pháp tu từ này. Đừng quên tham khảo thêm những bài viết bổ ích của Bamboo School nhé!
Câu hỏi tu từ là gì? Đặc điểm, tác dụng và cách đặt câu hỏi tu từ
Câu hỏi tu từ là một trong những phép nghệ thuật được sử dụng phổ biến trong văn học và giao tiếp hằng ngày. Vậy cụ thể thì câu hỏi tu từ là gì? Nó có đặc điểm và tác dụng như thế nào? Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết về các dạng câu hỏi tu từ, cũng như cách đặt loại câu hỏi này trong tiếng Việt các bạn nhé!
Câu hỏi tu từ là gì?
Tương tự như các biện pháp: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ,… câu hỏi tu từ được sử dụng rất phổ biến trong văn học. Bên cạnh đó, chúng ta còn có thể vận dụng câu hỏi tu từ vào giao tiếp hằng ngày.
Hiểu một cách đơn giản, câu hỏi tu từ là câu hỏi được con người đặt ra nhưng lại không hướng tới việc tìm kiếm câu trả lời, hoặc nội dung câu trả lời đã có sẵn trong câu hỏi đó. Nói cách khác, đối với loại câu hỏi này, chúng ta không nhất thiết phải tìm ra đáp án chính xác cho câu hỏi. Tùy vào mục đích giao tiếp của người hỏi, hoặc dụng ý nghệ thuật trong văn học mà câu hỏi tu từ có thể biểu đạt, hay tượng trưng cho một ý nghĩa nhất định nào đó.
Ví dụ về câu hỏi tu từ trong văn học:
“Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?“
(Hàn Mặc Tử)

Câu hỏi tu từ là câu hỏi được con người đặt ra nhưng lại không hướng tới việc tìm kiếm câu trả lời, hoặc nội dung câu trả lời đã có sẵn trong câu hỏi
Đặc điểm của câu hỏi tu từ
Sau khi đã hiểu được câu hỏi tu từ là gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu đặc điểm của dạng câu hỏi này. Câu hỏi tu từ thường có những đặc điểm thường thấy như sau:
- Có đầy đủ hình thức của một câu nghi vấn và luôn có dấu chấm hỏi để kết thúc một câu
- Câu hỏi tu từ được sử dụng nhằm khẳng định, hoặc nhấn mạnh nội dung, ý nghĩa nào đó mà người nói hoặc người viết muốn biểu đạt đến người khác
- Thông tin được truyền đạt phải dễ hiểu, dễ tiếp thu đối với người đọc, người nghe
- Thông tin luôn mang ý nghĩa tượng trưng cho một vấn đề nào đó
- Được dùng theo cách nói ẩn dụ, nhằm thể hiện sắc thái biểu đạt
- Có thể mang hàm ý phủ định với nội dung được người nói, người viết nhắc đến trong câu

Câu hỏi tu từ có đầy đủ hình thức của một câu nghi vấn và luôn có dấu chấm hỏi để kết thúc một câu
Tác dụng câu hỏi tu từ
Có thể thấy, câu hỏi tu từ mang lại hiệu quả giao tiếp cao giữa người nói và người nghe, giữa người viết và người đọc. Dù được sử dụng nhằm mục đích nào thì tác dụng hướng đến của câu hỏi tu từ vẫn là nhấn mạnh nội dung, thông tin mà người nói hoặc người viết muốn biểu đạt.
Câu hỏi tu từ giúp cho câu văn trở nên sinh động, hấp dẫn và trực quan hơn. Vận dụng câu hỏi tu từ một cách linh hoạt còn có thể làm tăng hiệu quả diễn đạt nội dung, làm cho sắc thái ý nghĩa trong câu trở nên đa dạng và phong phú hơn rất nhiều. Sử dụng dạng câu hỏi này còn giúp người đọc hoặc người nghe có những liên tưởng thú vị về nội dung, thông tin trong câu. Từ đó, ta có thể thu hút sự chú ý và tập trung của người nghe, người đọc vào cuộc đối thoại, hoặc câu văn.
Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lạm dụng câu hỏi tu từ vào giao tiếp, vì rất dễ khiến người nghe dễ bị rối, khó nắm bắt nội dung trọng tâm. Câu hỏi tu từ chỉ có ý nghĩa khi người nghe hiểu rõ được thông tin mà bạn muốn truyền đạt. Nếu người nghe không thể nắm bắt được thông tin thì câu hỏi tu từ không có tác dụng cần thiết.

Sử dụng câu hỏi tu từ giúp làm tăng hiệu quả diễn đạt nội dung, làm cho sắc thái ý nghĩa trong câu trở nên đa dạng và phong phú hơn
Các câu hỏi tu từ
Câu hỏi tu từ bao gồm hai dạng: Mang ý nghĩa khẳng định và mang ý nghĩa phủ định.
- Câu hỏi tu từ mang ý nghĩa khẳng định: Dạng câu hỏi này được sử dụng nhằm mục đích khẳng định lại mệnh đề được nhắc đến trong câu. Đồng thời, nhấn mạnh lại nội dung, ý nghĩa mà người nói, người viết muốn truyền đạt.
- Câu hỏi tu từ mang ý nghĩa phủ định: Dạng câu hỏi này có thể không chứa các từ ngữ phủ định (“không”, “chưa”,…). Tuy nhiên, nó vẫn mang ý nghĩa đối lập, tương phản, phủ định lại mệnh đề được nhắc đến trong câu văn.

Có 2 dạng câu hỏi tu từ: Khẳng định và phủ định
Cách đặt câu hỏi tu từ
Bạn có thể đặt câu hỏi tu từ bằng cách dưới đây:
- Đặt một câu hỏi thông thường
- Lồng ghép nội dung, ý nghĩa biểu đạt muốn nhấn mạnh vào trong câu văn
- Sử dụng các từ ngữ mang ý nghĩa khẳng định hoặc phủ định vào trong câu
- Khi đặt câu, cần chú ý nội dung thông tin được biểu đạt phải dễ hiểu và gần gũi với người nghe, người đọc, để mọi người có thể hiểu và nắm bắt được thông tin mà bạn muốn diễn đạt

Cách đặt câu hỏi tu từ
Một số câu hỏi về câu hỏi tu từ
Câu hỏi tu từ có phải câu nghi vấn không?
Nhiều người thường nhầm lẫn câu hỏi tu từ là câu nghi vấn. Tuy nhiên, giữa hai dạng câu này vẫn có những điểm khác biệt.
Câu nghi vấn là loại câu hỏi nhằm mục đích làm sáng tỏ một vấn đề nào đó, và người hỏi muốn nhận được câu trả lời, hồi đáp từ người được hỏi. Trong câu nghi vấn thông thường sẽ có ít nhất hai chủ thể, đó là người hỏi và người được hỏi. Cuộc đối thoại giữa hai chủ thể có thể là trực tiếp (người hỏi nêu câu hỏi, người được hỏi sẽ phản hồi lại), hoặc gián tiếp (thông qua email, thư từ…).
Trong khi đó, câu hỏi tu từ không nhằm mục đích tìm kiếm, làm sáng tỏ vấn đề hay nội dung nghi vấn. Đây là câu hỏi không cần câu trả lời cụ thể, mà chỉ để nhấn mạnh ý nghĩa, nội dung diễn đạt. Đối với dạng câu hỏi tu từ, ta có thể xác định chủ thể người nêu câu hỏi, nhưng không thể xác định chính xác đối tượng được hỏi.

Câu hỏi tu từ có những điểm khác biệt với câu nghi vấn
Câu hỏi tu từ có phải biện pháp nghệ thuật?
Câu hỏi tu từ là một trong các biện phép nghệ thuật được sử dụng phổ biến trong thơ ca, văn xuôi,… Biện pháp nghệ thuật có thể được hiểu là những nguyên tắc sắp xếp, tổ chức trật tự câu văn, sử dụng linh hoạt từ ngữ, ngữ pháp trong câu. Mục đích khi sử dụng biện pháp nghệ thuật chính là tạo nên cái hay, cái đẹp cho tác phẩm, làm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt,… Biện pháp nghệ thuật bao gồm cả câu hỏi tu từ, các phép tu từ như hoán dụ, ẩn dụ, chơi chữ, liệt kê,…

Câu hỏi tu từ là một trong các biện pháp nghệ thuật được sử dụng phổ biến trong văn chương
Câu hỏi tu từ có phải là biện pháp tu từ không?
Câu hỏi tu từ không phải là biện pháp tu từ. Câu hỏi tu từ được sử dụng nhằm nhấn mạnh hàm ý biểu đạt, nhấn mạnh ý nghĩa của câu văn mà không cần người nghe hoặc người đọc phải đưa ra câu trả lời cụ thể. Còn biện pháp tu từ là cách ta sử dụng ngôn ngữ theo phong cách đặc biệt, có sự thay đổi về từ ngữ, cú pháp trong câu ở một ngữ cảnh bất kỳ.
Biện pháp tu từ được sử dụng với mục đích tăng sức gợi hình, giá trị biểu cảm trong câu văn, làm cho câu văn trở nên đặc biệt và thú vị hơn so với cách dùng ngôn ngữ thông thường. Các biện pháp tu từ được sử dụng trong văn học và giao tiếp hằng ngày là: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp từ điệp ngữ, chơi chữ, liệt kê,…

Câu hỏi tu từ không phải là biện pháp tu từ
Xem thêm:
- Chỉ từ là gì? Khái niệm, vai trò, các loại chỉ từ và bài tập minh họa
- Đại từ xưng hô là gì? Các đại từ xưng hô và ví dụ bài tập có đáp án
- Từ láy là gì? Phân biệt từ láy và từ đơn, các loại từ láy và ví dụ minh họa
Bài viết trên đã giúp bạn tìm hiểu câu hỏi tu từ là gì, đặc điểm, cũng như cách phân biệt câu hỏi tu từ với câu nghi vấn thông thường và biện pháp tu từ khác. Biết cách vận dụng hiệu quả tác dụng của câu hỏi tu từ sẽ làm tăng giá trị biểu đạt thông tin trong văn học và giao tiếp hằng ngày.
Mạo từ trong tiếng Anh: Khái niệm, tác dụng, phân loại, cách dùng
Mạo từ bao gồm có 3 từ là a/an/the và chúng thường đứng trước danh từ. Đây là một trong những thành phần phụ xuất hiện trong câu. Tuy nhiên ít học sinh để ý nên dẫn đến học chủ quan, bỏ qua. Điều này dễ gây ra nhầm lẫn khi sử dụng mạo từ. Vậy mạo từ trong tiếng Anh có cách dùng thế nào? Một số lưu ý cần biết khi sử dụng mạo từ trong câu ra sao? Hãy cùng theo dõi bài viết sau để hiểu thêm về mạo từ các bạn nhé!
Mạo từ là gì?
Mạo từ (article) là từ đứng trước danh từ. Chúng cho biết danh từ đó có xác định hay không ở trong câu. Sự xác định ở đây nghĩa là người nghe và người nói có biết rõ danh từ đó hay không. Mạo từ có 2 loại là mạo từ xác định (a/an) và mạo từ bất định (The).
Tác dụng của mạo từ trong câu
Mạo từ trong tiếng Anh giúp người nghe, người nói biết được danh từ có xác định hay không xác định. Cụ thể, chúng ta sử dụng từ “The” để chỉ đối tượng/sự vật được người nghe và người nói biết rõ. Ngược lại, chúng ta sử dụng mạo từ bất định (a/an) cho đối tượng/sự vật chưa xác định.

Mạo từ trong tiếng anh
Các loại mạo từ trong tiếng Anh
Như đã nói phía trên, mạo từ có 2 loại chính đó là mạo từ bất định và mạo từ xác định:
- Mạo từ xác định (Definite article) : The.
- Mạo từ bất định (Indefinite article) : A/An.
Cách dùng các mạo từ trong tiếng Anh
Nhiều học sinh học đến phần mạo từ nhưng lại không hiểu rõ cách sử dụng nên không biết cách áp dụng ngữ pháp này vào bài tập và trong lúc nói. Dưới đây là bài tổng ôn về cách sử dụng mạo từ, mời các bạn cùng theo dõi và ôn tập nhé!
Cách dùng mạo từ xác định
Mạo từ xác định (Definite article) – The được dùng trước một danh từ đã được xác định cụ thể về vị trí, đặc điểm hoặc đã được người nói đề cập trước đó hoặc các khái niệm phổ thông mà người nghe và người nói/người đọc đều hiểu rõ họ đang nói về vật gì, điều gì.
Ví dụ: The Woman next to Nhung is my mother. (Người phụ nữ ngồi bên cạnh Nhung là mẹ tôi). → Cả người nói và người nghe đều biết đó là người phụ nữ nào.
The moon is big (mặt Trăng rất lớn) → Chỉ có một mặt Trăng, điều này ai cũng biết.

Mạo từ có 2 loại
Ngoài ra mạo từ xác định thường được sử dụng trong các trường hợp sau đây:
[wptb id=10729]
“The” không được dùng trong các trường hợp:
- Trước tên quốc gia, tên châu lục, tên núi, tên hồ, tên đường. Ví dụ: Europe (Châu Âu), Viet Nam, Ho Xuan Huong Street (Đường Hồ Xuân Hương).
- Khi danh từ không đếm hay danh từ số nhiều sử dụng theo nghĩa chung nhất, chứ không chỉ riêng trường hợp nào. Ví dụ: He doesn’t like noodles.
- Sau sở hữu tính từ (possessive adjective) hay sau danh từ ở sở hữu cách (possessive case) Ví dụ: My Friend chứ không phải “My the friend”.
- Trước tên gọi các bữa ăn.
- Trước các tước hiệu. Ví dụ: President Nguyen Tan Dung (Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng)
Cách dùng mạo từ bất định
Chúng ta sử dụng mạo từ bất định a/an trước một danh từ số ít đếm được. Chúng có nghĩa là một và mạo từ được dùng trong câu có tính khái quát, đề cập đến một chủ đề chưa được đề cập từ trước.
Các trường hợp dùng “An”
“An” được dùng trước từ bắt đầu bằng một nguyên âm (trong cách phát âm chứ không phải trong cách viết). Đó là các từ bắt đầu bằng nguyên âm A, E, I, O, U
Ví dụ: An apple, an egg, an orange,…
Trường hợp đặc biệt là một số từ bắt đầu bằng “h” câm. Ví dụ: An hour.
Các trường hợp dùng “A”
Chúng ta dùng “A” trước các từ bắt đầu bằng một phụ âm/nguyên âm có âm là phụ âm. Chúng bao gồm các chữ cái còn lại và một số trường hợp bắt đầu bằng “Y, U, H”.
Ví dụ: A year, A house, A uniform, A university, A union, A eulogy.

A/an/the không được dùng trước sự vật có số lượng nhiều
“A” dùng trong các đơn vị phân số như 1/3 – a one third.
“A” dùng trước “half” (một nửa) khi nó theo sau một đơn vị nguyên vẹn, ví dụ a kilo and a half. Hay khi đi ghép với một danh từ khác để chỉ phần nửa (viết có dấu gạch nối) ví dụ a half – share, a half – day.
“A” dùng trong các thành ngữ chỉ tốc độ, giá cả, ví dụ 100 kilometers an hour, 2 times a day,…
“A” dùng trong các thành ngữ chỉ số lượng nhất định, ví dụ: a lot of/ a couple/ a dozen…
“A” dùng trước những số đếm nhất định thường là hàng trăm, ngàn ví dụ: a/one hundred – a/one thousand.
Các trường hợp không sử dụng mạo từ bất định
Không sử dụng a/an trong các trường hợp sau:
- Trước danh từ số nhiều vì a/an không có hình thức số nhiều.
- Trước danh từ không đếm được.
- Trước tên gọi các bữa ăn, trừ trường hợp có tính từ đứng trước các tên gọi đó.
Những lưu ý khi sử dụng mạo từ tiếng Anh trong câu
Mạo từ tiếng Anh không được sử dụng khi ta nói đến sự vật có số lượng nhiều hay sự vật không đếm được (ví dụ: water, dogs,…), tên riêng (ví dụ: Vietnam, Ho Chi Minh Street…), trước các tước hiệu (ví dụ: president Nguyen Xuan Phuc).
Bài tập về mạo từ trong tiếng Anh có đáp án
Dưới đây là một số bài tập về mạo từ trong tiếng anh có đáp án, mời bạn theo dõi!
- My school has __ hundred students. (a)
- David goes to work three times __ week. (a)
- Please pass __ jar of snack. (the)
- He likes playing __ guitar. (the)
- __ giraffe is a friendly animal. (the)
- __ fast-food is more and more prevalent around the world. (the)
- Can you recommend __ good restaurant? (a)
- Please give me __ umbrella ? (an)
- I have bought __ new dress. It is blue. (a)
- I invited Marry to __ dinner. (none)
Xem thêm:
- Giới từ là gì? Các loại giới từ, cách sử dụng và ví dụ minh họa về giới từ trong tiếng Anh
- Sơ đồ tư duy là gì? Tác dụng, nguyên tắc và cách vẽ sơ đồ tư duy đẹp, sáng tạo, dễ nhớ nhất
- 12 cách học từ vựng hiệu quả, nhớ nhanh, nhớ lâu nhất
Hy vọng bài viết trên sẽ hữu ích cho những ai đang học về mạo từ trong tiếng anh. Qua đó cũng củng cố thêm những kiến thức về khái niệm về tác dụng, phân loại, cách dùng của mạo từ. Đừng quên tham khảo thêm những bài viết của Bamboo School để tích lũy thêm nhiều kiến thức mới
Chỉ từ là gì? Khái niệm, vai trò, các loại chỉ từ và bài tập minh họa
Một trong những phương pháp tu từ mà các bạn học sinh sẽ được học trong chương trình Ngữ Văn lớp 6 đó là chỉ từ. Nhưng phép tu từ này thường bị nhầm lẫn khiến các bạn không đạt được kết quả cao với phần này. Vậy chỉ từ là gì? Vai trò của chỉ từ, có các loại chỉ từ nào và sử dụng trong câu như thế nào? Bài viết này sẽ giúp các bạn có hiểu nắm rõ hơn và đạt điểm cao hơn về phép tu từ này nhé!
Chỉ từ là gì? Khái niệm của chỉ từ
Chỉ từ là gì? Theo SGK Ngữ Văn lớp 6 thì chỉ từ là loại từ để chỉ sự vật hay hiện tượng giúp cho người nghe, người đọc xác định được sự vật hiện tượng đó trong khoảng thời gian hoặc không gian cụ thể.
Theo như lý thuyết thì chỉ từ được dùng để chỉ, trỏ nhưng trong một số trường hợp hay tùy vào ngữ cảnh diễn đạt mà chỉ từ có thể thay đổi vai trò và mang hàm nghĩa khác để phù hợp với biểu đạt của người nói.
Từ ngữ Tiếng Việt đa dạng không chỉ về nghĩa mà về cả chức năng nên khi sử dụng chỉ từ hay các loại từ khác cần phải biết đó là loại từ gì, đặt vào câu có chức năng gì và đặt như nào thì phù hợp để tránh bị hiểu sai ý.
Vai trò của chỉ từ trong câu
Sau khi tìm hiểu về chỉ từ là gì thì tiếp theo là vai trò của chỉ từ trong câu. Bạn cần nắm rõ vai trò của chỉ từ để có đủ cơ sở và nắm chắc ý nghĩa của chúng trong câu qua đó giúp hiểu chính xác được hàm ý mà câu nói muốn thể hiện cho người nghe, người đọc biết. Trong câu thì chỉ từ có thể đóng nhiều vai trò và đứng ở nhiều vị trí khác nhau nên cần cân nhắc khi sử dụng.
Vai trò của chỉ từ trong câu:
- Phụ ngữ trong cụm danh từ.
Ví dụ: Ngôi trường đó luôn được xem là lớn nhất huyện từ trước đến nay.
Chỉ từ trong câu trên là “đó” mang vai trò là phụ ngữ bổ nghĩa cho danh từ “ngôi trường”. Từ “đó” là chỉ vào ngôi trường và giúp xác định sự vật ngôi trường theo như không gian của câu nói.
- Trạng ngữ trong câu.
Ví dụ: Bữa kia, tôi mua được một quyển sách rất hay tại hiệu sách.
Chỉ từ trong câu là “kia” và là trạng ngữ thời gian trong câu.
- Làm chủ ngữ trong câu.
Ví dụ: Cuốn sách đấy không phải là loại chúng tôi tìm kiếm.
Chỉ từ trong câu trên là “đấy” đóng vai trò chủ ngữ trong câu và chỉ vào sự vật theo như không gian câu nói.
Các loại chỉ từ
Ngoài việc nắm được rõ vai trò của chỉ từ là gì thì bạn cần biết được có các loại chỉ từ nào để sử dụng cho đúng và phù hợp. Chỉ từ được phân loại làm 3 nhóm dựa trên phương thức sử dụng:
Nhóm thứ nhất – chỉ vị trí (đại từ chỉ vị trí):
Dùng để chỉ quan hệ không gian giữa người nói và sự vật hiện tượng được nhắc đến trong câu. Một số chỉ từ hay dùng ở nhóm này như: kìa, kia, đấy, đó, nọ, đây…
Chỉ từ chỉ vị trí có đặc điểm như sau:
- Cần phải có sự vật, hiện tượng quy chiếu có thể là người nói, người nghe hay đối tượng được người nói, người nghe nhắc đến. Hay có thể hiểu, chỉ từ được dùng để định vị sự vật trong câu giữa người nói, người nghe hay giữa các sự vật với nhau.
Ví dụ: “Tôi không thích quyển sách này”. Qua câu cho thấy vị trí của người nói đang ở gần quyển sách được nhắc đến.
- Vừa dùng để chỉ vị trí xác định và cả những vị trí không xác định.
Ví dụ:
Tôi đã ăn ở nhà hàng này.
Tôi đi ra chỗ này một lát nhé.
Từ “này” ở 2 câu trên đều chỉ địa điểm nhưng câu trên thì được xác định còn câu dưới thì địa điểm không xác định được.
Nhóm thứ hai: chỉ thời gian (đại từ chỉ thời gian).
Đại từ chỉ vị trí cũng có thể là đại từ chỉ thời gian trong câu nên một số đại từ chỉ thời gian cũng giống như đại từ chỉ vị trí như là: nay, kia, kìa, ấy, đấy, nọ, đây, bây giờ…
Đặc điểm của đại từ chỉ thời gian:
- Có thời điểm quy chiếu là thời điểm lúc nói, suy nghĩ hay hành động hoặc thời điểm được nói đến trong câu. Chỉ từ hay dùng trong trường hợp này là: đây, này, bây giờ, giờ.
Ví dụ: Ngày trước, đường phố đông vui hơn bây giờ.
Chỉ từ “bây giờ’ là thời điểm quy chiếu của sự vật được nhắc đến quá khứ hay tương lai.
- Chỉ một thời điểm được xác định hay không xác định được cụ thể trong tương lai thường dùng các chỉ từ như kia, kìa.
Ví dụ: Một ngày kia họ sẽ trở về lại Thành Phố.
Nhóm thứ ba: chỉ hành động
Dùng thay thế cho sự kiện hay trạng thái được nhắc đến ở đơn vị ngôn ngữ như một câu, một vế câu, môt số câu và thường sử dụng các chỉ từ như thế, vậy.
Ví dụ: Anh ấy hành động như thế là không đúng.
Các chỉ từ thường gặp
Một số chỉ từ thường gặp và hay được sử dụng nhiều như này, nọ, đây, đấy, kia…
Ví dụ: Cây đa kia là bầu trời tuổi thơ của tôi
=> Chỉ từ trong câu là “kia”
Ví dụ: Một ngày nọ, tôi rất buồn khi bạn tôi phải đi nước ngoài định cư. Lần đó, tôi đã khóc rất nhiều.
=> Chỉ từ trong câu là “nọ”, “đó”
Ví dụ: Cô ấy và tôi rất hay nói chuyện với nhau. Đó là người mà tôi thân nhất.
=> Chỉ từ trong câu là “Đó” và làm chủ ngữ.
Hôm ấy, tôi thấy rất vui và hạnh phúc.
=> Chỉ từ trong câu là “ấy” và làm trạng ngữ.

Ví dụ và bài tập về chỉ từ
Bài tập 1: Nhận xét về các cụm từ dưới đây, thay thế được không và thay thế như thế nào thì phù hợp?
Vào kỳ nghỉ lễ vào tuần trước, nhóm chúng tôi quyết định đi du lịch ở Đà Lạt. Đến Đà Lạt, chúng tôi đi đến những quán ăn và quán nước được review khá nhiều trên mạng để xem có đúng như lời khen của mọi người hay không.
Lời giải:
Cụm từ được in đậm “Đến Đà Lạt” có nghĩa giống với cụm từ đứng ở cuối câu trước nên có thể thay thế bằng các chỉ từ để không bị lặp nghĩa và rườm rà. Có thể thay thế cụm từ “Đến Đà Lạt” bằng “Đến đấy” hoặc “Đến đó”.
Bài tập 2: Tìm chỉ từ trong các câu dưới đây. Các chỉ từ đó có thể thay thế bằng từ hoặc cụm từ khác không? Giải thích?
Năm ấy, tôi cùng mọi người tham gia chương trình thiện nguyện. Lúc đó, đang là mùa mưa nên chúng tôi khá vất vả để trao quà đến mọi người. Đến nay, mỗi khi nhắc lại về chuyến thiện nguyện đó tôi không khỏi bồi hồi và xúc động.
Lời giải:
Các chỉ từ được sử dụng trong câu là: ấy, đó, nay. Không thể thay thế các chỉ từ trong câu bằng từ hoặc cụm từ khác vì các chỉ từ dùng để xác định chính xác sự vật hiện tượng trong không gian và thời gian khi không gọi bằng tên cụ thể được.
Xem thêm:
- Đại từ xưng hô là gì? Các đại từ xưng hô và ví dụ bài tập có đáp án
- Giới từ là gì? Các loại giới từ, cách sử dụng và ví dụ minh họa về giới từ trong tiếng Anh
- Từ láy là gì? Phân biệt từ láy và từ đơn, các loại từ láy và ví dụ minh họa
Hy vọng qua bài viết trên bạn đã biết được chỉ từ là gì một cách chính xác. Chỉ từ không quá khó nhưng để xác định đúng vai trò và ý nghĩa thì bạn cần phải làm nhiều bài tập và tham khảo thêm nhiều ví dụ để đạt điểm cao như mong muốn đối với môn Ngữ Văn và sử dụng nhuần nhuyễn hằng ngày nhé.
HTV NÓI GÌ VỀ GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC CỦA BAMBOO SCHOOL?
Với sứ mệnh giáo dục của mình – Bamboo School khát vọng tạo nên những thế hệ hội nhập tương lai nhưng vẫn giữ được những đức tính tốt đẹp truyền thống của dân tộc. Trong đó, lòng yêu nước là một trong những bài học luôn được nhà trường chú trọng giáo dục đến nhiều thế hệ học sinh.
HTV NÓI GÌ VỀ GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC CỦA BAMBOO SCHOOL?
Bamboo School tích cực triển khai kết hợp giáo dục về tinh thần yêu nước trong các tiết sinh hoạt dưới cờ hằng tuần, đặc biệt là vào các ngày lễ lớn của đất nước. Tổ chức nhiều cuộc thi, sự kiện,… các chủ đề liên quan đến lịch sử, truyền thống và văn hóa dân tộc.
Thông qua các hoạt động ý nghĩa trên, các bạn học sinh tại Bamboo School đã xây dựng được cho mình những kiến thức, hiểu biết nhất định về truyền thống, văn hóa dân tộc. Đồng thời phát huy tinh thần yêu nước nằm sâu trong mỗi cá nhân.
CÙNG BAMBOO HIGH SCHOOL – TRẢI NGHIỆM MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC HỘI NHẬP CHUẨN QUỐC TẾ
Cơ hội được trải nghiệm học tập tại môi trường “Hội nhập quốc tế hàng đầu” với hàng ngàn ưu đãi học phí.
Với định hướng đào tạo và phát triển toàn diện về tư duy hội nhập và giá trị truyền thống, Bamboo School tự hào là một trong những ngôi trường hàng đầu có tỉ lệ học sinh đậu đại học là 100%.
Đến với Bamboo School để được trải nghiệm học tập toàn diện:
- Môi trường học tập an toàn, CSVC đạt Chuẩn Quốc tế
- Chuẩn đầu ra tiếng Anh từ IELTS 4.0 (Hệ hội nhập Quốc tế)
- Chứng chỉ tin học MOS có giá trị trọn đời
- Học sinh được định hướng nghề nghiệp, kỹ năng thiết lập mục tiêu ngay từ cấp 2
- Vận dụng phương pháp STEAM vào các môn học để tạo ra các sản phẩm thực tế
Tỉ lệ học sinh đậu đại học 100%
Nhanh tay đăng kí nhận ngay ưu đãi: https://bambooschool.edu.vn/tuyen-sinh/#thong-tin-tuyen-sinh
THAM KHẢO THÊM BÀI VIẾT: HTV NÓI GÌ VỀ HỌC SINH KHỐI 12 TẠI BAMBOO
Đại từ xưng hô là gì? Các đại từ xưng hô và ví dụ bài tập có đáp án
Đại từ xưng hô là gì? Đại từ xưng hô được phân loại như thế nào trong tiếng Việt? Đây chắc hẳn là thắc mắc chung của nhiều bạn học sinh. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết đại từ xưng hô là gì, tác dụng của đại từ xưng hô, cũng như các loại đại từ trong tiếng Việt.
Đại từ xưng hô là gì? Định nghĩa đại từ xưng hô
Tiếng Việt có vốn từ loại vô cùng phong phú và đa dạng. Mỗi từ ngữ trong tiếng Việt đều được phân loại, sắp xếp thành từng nhóm từ loại khác nhau để người học có thể dễ dàng nhận biết và sử dụng trong giao tiếp. Trong số các từ loại này, đại từ xưng hô được sử dụng rất phổ biến. Vậy đại từ xưng hô là gì? Trước hết chúng ta cần phải hiểu được đại từ là gì.
Đại từ là từ loại dùng để xưng hô, hoặc thay thế cho danh từ (cụm danh từ), động từ (cụm động từ), tính từ (cụm tính từ), nhằm tăng sự đa dạng trong giao tiếp và tránh lặp lại từ ngữ. Đại từ được chia làm 3 loại, bao gồm: Đại từ xưng hô, đại từ nghi vấn và đại từ thay thế.
Như vậy, ta có thể hiểu rằng: Đại từ xưng hô là đại từ được người nói dùng để tự chỉ mình, hoặc chỉ những người khác trong giao tiếp.
Ví dụ: “tôi”, “chúng tôi”, “ta”, “chúng ta”… là đại từ mà người nói dùng để tự chỉ mình; “mày”, “chúng mày”, “nó”, “chúng nó”… là đại từ dùng để chỉ người khác.

Đại từ xưng hô là đại từ được người nói dùng để tự chỉ mình, hoặc chỉ những người khác trong giao tiếp
Tác dụng của đại từ xưng hô
Đại từ xưng hô có tác dụng quan trọng trong giao tiếp và trong câu:
- Đại từ xưng hô đảm nhận được nhiều vị trí như: Chủ ngữ, vị ngữ hoặc phụ ngữ cho một danh từ, động từ hay tính từ bất kỳ
- Bên cạnh đó, đại từ xưng hô cũng có thể đảm nhận vai trò là một thành phần chính trong câu, không làm nhiệm vụ định danh
- Một tác dụng khác của đại từ xưng hô đó là dùng để chỉ một sự việc, sự vật, hiện tượng nào đó
- Khi viết hoặc khi nói, chúng ta có thể sử dụng đại từ xưng hô để thay thế các thành phần khác của câu

Đại từ xưng hô có thể đảm nhận nhiều vị trí trong câu
Các đại từ xưng hô trong tiếng Việt
Sau khi hiểu được đại từ xưng hô là gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về các loại đại từ xưng hô. Trong tiếng Việt, đại từ xưng hô được phân loại thành 2 loại chính sau đây: Đại từ xưng hô chuyên dùng và đại từ xưng hô lâm thời.
Đại từ xưng hô chuyên dùng được chia làm 3 loại nhỏ:
- Đại từ chỉ ngôi thứ nhất dùng để chỉ người nói
- Đại từ chỉ ngôi thứ hai dùng để chỉ người nghe
- Đại từ chỉ ngôi thứ ba dùng để chỉ người được ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai nhắc đến
Đại từ xưng hô lâm thời được chia làm 2 loại nhỏ:
- Đại từ dùng để chỉ quan hệ gia đình
- Đại từ dùng để chỉ chức vụ hoặc nghề nghiệp

Đại từ xưng hô được phân loại thành 2 loại chính sau đây: Đại từ xưng hô chuyên dùng và đại từ xưng hô lâm thời
Ví dụ về đại từ xưng hô
- Đại từ chỉ ngôi thứ nhất: Tôi, ta, tớ, tao, chúng tôi, chúng ta,…
- Đại từ chỉ ngôi thứ hai: Mày, chúng mày, cậu,…
- Đại từ chỉ ngôi thứ ba: Họ, bọn họ, nó, chúng nó,…
- Đại từ dùng để chỉ quan hệ gia đình: Con, em, anh, chị, chú, bác, cô, bố, mẹ, ông, bà, cháu,…
- Đại từ dùng để chỉ chức vụ hoặc nghề nghiệp: Bác sĩ, luật sư, thầy giáo, cô giáo,…

Một đại từ xưng hô trong tiếng Việt
Đặt câu với đại từ xưng hô
Sau đây là một số câu giao tiếp có sử dụng đại từ xưng hô:
- Thưa mẹ, con đi học! (Đại từ xưng hô: con)
- Tôi đang làm bài tập về nhà. (Đại từ xưng hô: tôi)
- Hôm nay mình và cậu cùng đi đến công viên nhé! (Đại từ xưng hô: mình, cậu)
- Các cậu đã làm xong bài tập chưa? (Đại từ xưng hô: các cậu)
- Bọn họ đã trở về nhà. (Đại từ xưng hô: bọn họ)
- Chị của em là giáo viên mầm non. (Đại từ xưng hô: chị)
- Dạo này bác có khỏe không ạ? (Đại từ xưng hô: bác)
- Thưa thầy, thầy có đánh giá như thế nào ạ? (Đại từ xưng hô: thầy)
- Xin cảm ơn bác sĩ rất nhiều! (Đại từ xưng hô: bác sĩ)

Một số câu giao tiếp có sử dụng đại từ xưng hô
Bài tập ví dụ về đại từ xưng hô lớp
- Bài tập 1: Gạch chân dưới các đại từ xưng hô trong các câu dưới đây:
a/ Chúng ta hãy cùng nhau đi đá bóng thôi!
b/ Cô giáo đang khen ngợi em trước cả lớp trong giờ Ngữ Văn.
c/ Trong lòng tôi, tự nhiên dâng lên một cảm xúc khó tả.
Đáp án:
a/ Chúng ta
b/ Em
c/ Tôi
- Bài tập 2: Gạch chân dưới các đại từ xưng hô trong đoạn văn dưới đây:
Cái Lan chạy sang nhà Hoa, đứng ở ngoài cửa nói vọng vào:
– Sao giờ này cậu vẫn còn ngồi đây? Vào thay áo quần nhanh lên để đi sinh nhật Mi.
– Ơ, tớ tưởng 7 giờ tối mới bắt đầu mà? – Lan nghi ngờ.
– Trời ạ, thế cậu không định đi mua quà cho nó hả? – Lan hỏi lại.
Nghe nói vậy, Hoa vội bật dậy, lao vào nhà, vừa đi vừa nói vọng ra:
– Cậu chờ tớ chút, rồi chúng mình cùng đi!
Đáp án: Cậu, tớ, nó, chúng mình
- Bài tập 3: Xác định chức năng ngữ pháp của đại từ tôi trong từng câu dưới đây:
a/ Tôi đang học bài thì Nam đến.
b/ Người được nhà trường biểu dương là tôi.
c/ Cả nhà rất yêu quý tôi.
d/ Anh chị tôi đều học giỏi.
Đáp án:
a/ Chủ ngữ
b/ Vị ngữ
c/ Bổ ngữ
d/ Định ngữ
- Bài tập 4: Xác định các đại từ xưng hô có trong đoạn thơ sau:
“Ta với mình, mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
Mình đi, mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu…”
(Tố Hữu)
Đáp án: Ta, mình
- Bài tập 5: Điền tiếp vào chỗ trống để hoàn thành các câu sau:
a/ Năm nay … lên lớp 7.
b/ … cùng đi chơi nhé!
c/ … của em đang học Đại học.
d/ Người vừa đạt điểm cao môn Toán là …
Đáp án:
a/ Em/tôi/tớ/mình…
b/ Chúng mình/tụi mình/bọn mình…
c/ Anh/chị…
d/ Tôi/tớ/mình…
- Bài tập 6: Chọn đáp án đúng trong các câu dưới đây:
A. Đại từ xưng hô chỉ đảm nhận vai trò làm chủ ngữ trong câu
B. “Tôi, “tớ”, “mình” là những đại từ chỉ ngôi thứ ba
C. Họ”, “bọn”, “nó” là những đại từ chỉ ngôi thứ ba
D. Đại từ xưng hô chỉ đảm nhận vai trò làm vị ngữ trong câu
Đáp án: C
Xem thêm:
- Trọng tâm là gì? Cách xác định trọng tâm và bài tập có lời giải chi tiết nhất
- Cách tính giá trị biểu thức và ví dụ bài tập minh họa có đáp án
- Câu ghép là gì? Các cách nối câu ghép? Bài tập về câu ghép có đáp án
Vậy là chúng ta đã cũng tìm hiểu đại từ xưng hô là gì, tác dụng, cách phân loại cũng như một số ví dụ về đại từ xưng hô. Hy vọng thông qua bài viết trên của Bamboo School các bạn sẽ nắm được những đặc điểm cơ bản và cách sử dụng đại từ xưng hô trong tiếng Việt.
Các cách học giỏi hóa hiệu quả, nhanh nhất cho người mất gốc
Cách học giỏi hóa hiệu quả nhất cho người mất gốc vẫn luôn là câu hỏi mà nhiều học sinh thắc mắc và trăn trở. Vậy thì hôm nay chúng ta hãy cùng Bamboo School tìm câu trả lời và những cách để cải thiện khả năng học tốt môn hóa nhé!
Môn hóa có khó không? Tại sao lại học yếu môn hóa
Học sinh thường thấy môn hóa khó đó là vì đây là môn học mới so với các môn như toán, văn, anh, lý, sinh,… vốn đã được làm quen và có nền tảng từ trước. Môn hóa thông thường theo chương trình đào tạo là đến năm lớp 8 thì các bé mới được học và làm quen. Do đó, các em học sinh thường cảm thấy lạ và bị choáng ngợp bởi lượng kiến thức hoàn toàn mới. Từ đó đâm ra cảm giác sợ và yếu môn hóa.
Một vài lý do khiến học sinh học yếu môn hóa:
- Không hiểu và nắm rõ các kiến thức nền tảng.
- Không thường xuyên làm bài tập.
- Không tìm được phương pháp học hiệu quả.
- Không dám hỏi thầy cô về những vấn đề bản thân chưa hiểu.
- Hóa khá trừu tượng nhưng hầu hết các trường ở Việt Nam không đủ cơ sở vật chất để cung cấp cho học sinh các thí nghiệm thực tế.
Tổng hợp các cách giúp học giỏi hóa hiệu quả nhất
Nắm chắc lý thuyết môn hóa
Không chỉ môn hóa mà bất kì môn nào khi bạn bị mất gốc và đang trong quá trình ôn tập thì việc quay lại học và nắm chắc lý thuyết là bước nền tảng quan trọng chất. Bởi vì phải có nền tảng chắc chắn thì bạn mới có thể tiếp thu được những kiến thức có phần nâng cao hơn. Ngoài ra, việc nắm chắc lý thuyết môn hóa sẽ phần nào giúp bạn hiểu hơn về hướng phát triển của môn học này và không phải sợ nó nữa.
Tổng hợp các dạng hóa và công thức cơ bản cần nắm chắc
Sau khi đã có kiến thức nền tảng, bạn chỉ cần hệ thống lại các kiến thức mình đã học thành từng dạng bài học, bài tập và công thức theo từng chủ đề các nhau. Các chủ đề được chia tùy theo khả năng của người học. Có thể chia theo thời gian học hoặc có thể chia theo sự tương đồng giữa các kiến thức được nhắc đến. Ngoài ra bạn còn có thể hệ thống theo dạng sơ đồ cây để hiểu hơn về môn học.
Xem ngay: Công thức hóa học là gì? Tổng hợp công thức hóa học lớp 8, 9, 10 đầy đủ nhất
Làm tốt các bài tập hóa học
Nếu như nắm vững lý thuyết nhưng không áp dụng được vào bài tập thì kết quả bạn nhận được cũng sẽ không hiệu quả hơn là bao nhiêu.Vậy nên đây là bước mà bạn cần đặc biệt chú tâm đến. Bạn thể thể làm đi làm lại một dạng bài duy nhất cho đến khi có thể làm tốt được các bài tập hóa học, hiểu được các bước giải.
Bạn có thể làm theo các bước tổng quát sau đây cho hầu hết các bài tập thuộc môn này:
- Liệt kê các yêu cầu cùng số liệu đề bài đã đưa.
- Đặt ẩn (thông thường là số mol, hệ số,…)
- Viết phương trình hóa học, đừng quên cân bằng và ghi điều kiện phản ứng.
- Thiết lập mối quan hệ giữa dữ kiện cùng yêu cầu của đề bài.
- Xác định phương pháp giải thích hợp.
Xây dựng niềm đam mê với môn hóa
Tuy nhiên đừng quá gượng áp mà khiến bạn thân chán ghét môn hóa. Việc này không chỉ khiến bạn tốn thời gian học mà hiệu quả đạt được không cao mà còn làm bạn mệt mỏi về cả thể chất lẫn tinh học khi bị dồn nén học quá nhiều nhưng lại không có niềm đam mê với môn hóa.
Bạn có thể xây dựng niềm đam mê với môn hóa đơn giản thông qua những video hóa học giải trí có thể tìm được trên Youtube, Tiktok,… Hay áp dụng kiến thức vào hiện tượng hóa học quen thuộc trong thực tiễn đời sống. Bởi vẫn có một loạt các phản ứng hóa học diễn ra xung quanh ta như các hóa chất tẩy rửa, sự cháy, gỉ sét,… Cách này sẽ giúp bạn cảm thấy hóa không hề khô khan như bạn vẫn hay nghĩ mà đây là một môn học thú vị và cuốn hút.
Làm thật nhiều bài tập hóa mỗi ngày
Không chỉ môn hóa mà tất cả các kiến thức bạn có đều cần được luyện tập và gợi nhắc mỗi ngày. Đặc biệt là những môn bạn đang bị mất gốc hay có lỗ hổng kiến thức cần được bù đắp lại. Tuy nhiên bạn không nên làm liên tục chỉ theo thói quen và phản xạ mà quên đi mục tiêu hay kiến thức thật sự mà bài học muốn mang lại.
Đọc và xem kỹ bài trước khi đến lớp và sau khi về nhà
Tuy nhiên các bạn học sinh không phải chỉ học mỗi một môn hóa học mà còn phải dành thời gian cho các môn học khác. Vậy nên không phải bất kỳ học sinh nào cũng đủ thời gian để làm thật nhiều bài tập hóa mỗi ngày. Thay vào đó, bạn cũng có thể có sự lựa chọn đó chính là luôn chuẩn bị bài trước khi đến lớp và sau khi về nhà cũng phải xem lại. Đây có lẽ là việc mà rất nhiều thầy cô nhắc nhở học sinh nên làm trong suốt quãng đời cắp sách đến trường. Tuy nhiên không phải bạn nào cũng nghiêm túc thực hiện. Vậy nên nếu bạn muốn đạt được mục tiêu giỏi hóa hơn và xóa mất gốc của bản thân đã đặt ra từ đầu thì đừng quên đọc và xem kỹ bài trước khi đến lớp và sau khi về nhà nhé!
Kiên trì, tập trung
Vì hóa là một môn học khá khó đối với phần lớn học sinh cũng như là lượng kiến thức khá lớn. Nếu như bạn muốn rèn luyện bản thân từ một học sinh mất gốc đến một học sinh giỏi hóa thì việc này sẽ mất kha khá thời gian. Vậy nên, quá trình ôn luyện sẽ đòi hỏi tính kiên trì và tập trung. Việc này sẽ hoàn toàn dựa vào tính tự giác và nỗ lực của bạn. Nếu như bạn thật sự muốn đạt được kết quả tốt với lượng kiến thức bổ ích và một con điểm đẹp, thì hãy luôn kiên trì, tập trung trong từng buổi học và đừng bỏ cuộc nhé!
Tạo nhóm học về rèn luyện thêm
Ông bà ta vẫn luôn có câu “Học thầy không tày học bạn”.
Nếu như bạn gặp khó khăn trong việc học thì tại sao lại không cùng rủ bạn bè để rèn luyện thêm. Học với bạn bè thường sẽ tạo cảm giác thoải mái hơn, dễ hỏi hơn cũng như là gắn kết được tình bạn keo sơn. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Hãy lựa chọn người học nhóm phù hợp.
- Tập trung vào vấn đề học chứ đừng mải mê đùa giỡn làm mất thời gian và giảm hiệu quả học nhóm.
Mạnh dạn hỏi giáo viên những phần chưa hiểu
Mặc dù “Học thầy không tày học bạn”, thế nhưng người có chuyên môn và kiến thức vững chắc nhất vẫn chính là những giáo viên bộ môn. Vậy nên đừng ngần ngại mà hỏi giáo viên những phần chưa hiểu để nhận được giải đáp một cách cặn kẽ và chính xác nhất. Ngoài ra, việc hỏi giáo viên không chỉ không khiến họ khó chịu về bạn mà còn cảm thấy vui khi nhận ra các học sinh thật sự chú tâm đến bài giảng hoặc môn học và cần sự trợ giúp.
Một số phần mềm hỗ trợ rèn luyện học hóa
Bên cạnh đó, theo sự phát triển của thời đại kỹ thuật số, đã có rất nhiều phần mềm được thiết lập để hỗ trợ các em học sinh trong việc tiếp cập với môn hóa và rèn luyện một cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Chúng ta cùng điểm qua nhé
Solve – Giải Toán, Lý, Hóa, Anh trong 5 giây
Đời học sinh có lẽ không ai là không biết đến Solve vì tính hữu ích của ứng dụng trong các lần làm bài tập, đặc biệt là các bài tập thuộc dạng trắc nghiệm. Việc bạn cần làm đó chính là chụp đề bài và đợi Solve quét. Solve sẽ ra kết quả cũng như là lời giải cho bạn nếu như có bài giải trước đó với đề bài y hệt. Còn nếu không có, Solve sẽ hiện những bài tập có dạng tương tự cùng lời giải chi tiết.
Ưu điểm:
- Đa dạng đề
- Nhanh gọn.
- Không tốn phí.
Nhược điểm:
- Đôi lúc dễ quét sai.
- Có giới hạn lần quét.
Link tải:
- Android
- IOS
Dicamon: Giải Toán Lý Hóa Anh
Dicamon là phần mềm tương tự như Solve nhưng sinh sau đẻ muộn. Tuy nhiên các tính năng gần như y hệt vậy nên nếu như bạn đã quen dùng Solve thì khi chuyển qua Dicamon sẽ rất dễ để sử dụng.
Ưu điểm:
- Nhanh gọn.
- Không tốn phí.
Nhược điểm:
- Đôi lúc dễ quét sai.
- Độ đa dạng đề được người dùng đánh giá là chưa bằng Solve.
Link tải:
- Android
- IOS
Phương trình hóa học
Nếu như 2 ứng dụng trên là giải trọn vẹn bài cho các bạn cùng lời giải chi tiết thì phần mềm “Phương trình hóa học” chỉ dừng lại về cung cấp đề và hỗ trợ về phương trình hóa học như tên gọi của nó. Tuy nhiên đây vẫn là một ứng dụng vô cùng hữu ích khi cung cấp cho bạn hơn 7000 phương trình cùng 3000 chất hóa học khác nhau. Mỗi phương trình đều có thông tin cụ thể về màu sắc cũng như điều kiện. Bên cạnh đó, phần mềm còn có sẵn bộ tài liệu và đề thi cho bạn tham khảo khi cần.
Ưu điểm:
- Giao diện thân thiện.
- Sử dụng được khi không có internet
Nhược điểm: Chưa có
Link tải:
- Android
- IOS
Xem thêm:
- 15 cách học giỏi tất cả các môn hiệu quả nhất cho học sinh
- 10+ cách dạy con học chữ cái nhanh thuộc hiệu quả đơn giản nhất
- 7 cách học sử hiệu quả nhanh chóng cho học sinh
Trên là một số thông tin về cách học hóa hiệu quả nhất cho người mất gốc. Mong là những thông tin mà Bamboo School chia sẻ sẽ phần nào giúp được các bạn học sinh cũng như là bậc phụ huynh tìm được cách học môn hóa phù hợp nhất cho con em mình. Và đừng quên thường xuyên ghé Bamboo School để cập nhật được những kiến thức mới nhất và thông tin bổ ích xung quanh vấn đề học tập nhé!
15 cách học giỏi tất cả các môn hiệu quả nhất cho học sinh
Có thể học giỏi tất cả các môn chính là ước mơ của hầu hết tất cả các học sinh. Bởi khi học tốt các môn học điều đó sẽ tạo nên nhiều sự hứng khởi trong học tập của các em, qua đó các em sẽ tự tìm được những điểm mạnh của mình và dễ dàng nâng cao thành tích học tập cũng như các mục tiêu trong tương lai.
Các môn học không chỉ mang tính độc lập mà đôi khi chúng sẽ còn bổ trợ cũng như liên quan đến nhau, nên việc học giỏi hoàn toàn một môn nào đó còn dựa trên lượng kiến thức mà các bạn học sinh có được ở các môn khác. Vậy để có thể học giỏi tất cả các môn học thì chúng ta cần phải có những kỹ năng gì? Cần phải làm những gì? Vậy tiếp theo đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu các cách học giỏi tất cả các môn hiệu quả nhất cho học sinh nhé!
Chăm chỉ đọc sách giáo khoa
Sách giáo khoa chính là nguồn thông tin quan trọng và thực sự cần thiết đối với các bạn sinh cũng như là tất cả mọi người. Một số bạn luôn mải mê tìm kiếm các nguồn thông tin bên ngoài nhưng lại không chú tâm tới các thông tin quan trọng mà sách giáo khoa mang tới.
Bởi rằng đối với từng môn học, trong sách giáo khoa sẽ bao hàm tất cả các kiến thức, dữ liệu trọng tâm nhất mà bạn sẽ cần dùng tới. Sách giáo khoa được xem như là loại tài liệu cơ bản cần có, bắt buộc phải sử dụng để phục vụ các hoạt động dạy và học trong nhà trường.
Chăm chỉ học tập qua sách giáo khoa, các bạn học sinh sẽ được tiếp cận với từng nền kiến thức cơ bản tới nâng cao, có một hệ thống riêng của từng môn học. Tất nhiên rằng các bạn học sinh vẫn có thể trau dồi thêm các nguồn kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau tuy nhiên kiến thức trong sách giáo khoa vẫn được coi là chuẩn mực và phù hợp nhất.
Ngoài việc cung cấp các kiến thức mới, sách giáo khoa cũng sẽ là một tài liệu học tập tin cậy để học sinh có thể dựa vào đó củng cố lại những gì đã được học, tổng hợp và hệ thống hóa lại lượng kiến thức của môn học đó qua các phần sơ kết hoặc tổng kết và hướng dẫn ôn tập cụ thể.
Cùng với nguồn kiến thức có tính chuẩn mực, đã được thẩm định đầy đủ, hiện đại, gồm cả cơ bản và nâng cao thì sách giáo khoa luôn là một lựa chọn tin cậy để học sinh có thể tin tưởng học tập. Ngoài ra, trong mỗi quyển sách giáo khoa sẽ được hệ thống thêm các mục câu hỏi hoặc bài tập, điều này sẽ hỗ trợ cho các học sinh kiểm tra lại lượng kiến thức của mình và đánh giá lại trình độ nhận thức.
Một số cách học tập qua sách giáo khoa hiệu quả:
- Mỗi khi đọc sách giáo khoa cũng như các loại sách khác, bạn hãy đọc theo hàng dọc, mở rộng hơn tầm mắt nhìn, điều đó sẽ giúp bạn sẽ có thể thấy được bao quát hết tất cả toàn bộ các kiến thức và nội dung của trang sách đó.
- Đọc nhanh hơn sẽ giúp bạn tăng thêm sự tập trung và dễ dàng nhớ thông tin hơn.
- Tăng tốc độ khi đọc bằng việc nghe cùng với các loại nhạc không lời mang tiết tấu nhanh.
- Lọc ra các thông tin cần thiết nhất đối với bạn và gạch ra các từ khóa quan trọng.
- Ôn tập lại bài học cũng như đọc trước bài mới qua sách giáo khoa.
Cải thiện khả năng ghi chép
Không chỉ cần chú ý học tập qua sách giáo khoa mà bạn cần ghi nhớ thêm các kiến thức khác mà giáo viên thường xuyên cập nhật trong các bài giảng, đó đều là những nguồn dữ liệu rất bổ ích cũng như quan trọng trong việc giúp bạn hiểu kỹ và rõ môn học của mình hơn.
Vậy nên, chắc chắn rằng bạn phải để ý hơn tới khả năng ghi chép của mình, có thể ghi lại càng nhiều sẽ càng giúp ích cho bạn sau này, bạn cũng có thể vừa đọc vừa ghi lại, điều đó sẽ hỗ trợ khá lớn cho khả năng hiểu và nhớ bài của bạn.
Và tất nhiên rằng, khi ghi chép bạn vẫn cần phải lọc ra các thông tin mà bạn cảm thấy thực sự cần thiết, cần có chọn lọc về nguồn thông tin đó. Hoặc mỗi khi bạn chợt nghĩ ra một điều gì đó hay một kiến thức quan trọng cho một bài tập chẳng hạn, hãy nhanh tay ghi chép lại, điều đó sẽ có lợi cho bạn rất nhiều. Ngoài ra các bạn học sinh hoàn toàn dễ dàng ghi chép lại tổng hợp các kiến thức đã học để có thể dễ dàng ghi nhớ và hiểu hơn.
Một số phương pháp ghi chép:
- Hệ thống lại các từ khóa, các kiến thức trọng tâm nhất theo từng danh mục.
- Sử dụng thêm các hình vẽ, màu sắc khác nhau điều này sẽ tạo nguồn cảm hứng hơn trong học tập.
- Sử dụng sơ đồ tư duy – một công cụ ghi chú rất tối ưu, sẽ giúp các bạn học sinh tiết kiệm thời gian học tập nhưng lại hiệu quả hơn và kích thích khả năng sáng tạo cực kỳ lớn.
- Ghi chép bằng các từ khóa, biểu tượng.
Tăng cường sự ghi nhớ
Để có thể dễ dàng học tập hơn cũng như lưu trữ được các thông tin quan trọng thì chắc chắn rằng ghi nhớ sẽ là một phương pháp tốt nhất. Tất nhiên là sẽ không phải bất cứ ai cũng đều sẽ có một trí nhớ chỉ cần đọc qua tài liệu trong một lần là có thể nhanh chóng hiểu hay là nhớ hết được.
Nền giáo dục trên thế giới và kể cả Việt Nam cũng đã dần từ bỏ việc kiểm tra kiến thức qua việc học thuộc lòng để chuyển sang các khả năng tư duy và áp dụng kiến thức. Tuy nhiên thì điều đó không làm mất sự quan trọng của khả năng ghi nhớ bởi rằng trước khi áp dụng và tư duy thì bạn cũng cần phải ghi nhớ được nền tảng kiến thức trước đó. Vậy nên việc rèn luyện một trí nhớ tốt cũng như có cho mình các phương pháp ghi nhớ phù hợp là một điều cực kỳ cần thiết đối với mỗi học sinh.
Một số phương pháp giúp bạn ghi nhớ tốt hơn:
- Hình dung sẽ là một yếu tố quan trọng để giúp bạn ghi nhớ được nhanh chóng và lâu bền nhất. Bởi có thể bạn đã biết rằng trí nhớ của mỗi chúng ta sẽ có xu hướng nhớ các hình ảnh hơn là nhớ từ. Hình ảnh càng sống động đầy màu sắc hoặc kể cả âm điệu, đặc biệt bao nhiêu sẽ khiến chúng ta nhớ kỹ bấy nhiêu. Nếu như có một trí tưởng tượng tốt, bạn hoàn toàn có thể chuyển từ ngữ thành hình ảnh cụ thể, hãy thử nhé bởi điều này sẽ giúp ích cho bạn đó!
- Nguyên tắc liên tưởng sẽ tạo ra một mối liên hệ cực kỳ logic giữa các kiến thức. Những liên kết sẽ xâu chuỗi lại các thông tin sẽ giúp bạn dễ dàng hơn khi muốn hình dung lại những kiến thức của mình. Hoặc bạn cũng có thể liên kết các hình ảnh với nhau từ các sự liên tưởng sẽ giúp bạn cảm thấy hứng thú hơn rất nhiều và có một kết quả học tập hiệu quả.
- Bộ não chúng ta thường ghi nhớ rất kỹ các sự vật đặc biệt, khác thường hoặc những điều đã làm bạn rất bất ngờ. Vậy tại sao bạn không lợi dụng điều đó để áp dụng vào quá trình ghi nhớ của mình nhỉ? Làm nổi bật các kiến thức bằng những điều đặc biệt sẽ giúp bạn ghi nhớ nhanh chóng hơn bao giờ hết.
- Rèn luyện lại sẽ là yếu tố mấu chốt để bạn ghi nhớ thông tin dữ liệu một cách bền vững nhất. Việc các bạn làm đi làm lại các bài tập hay là sử dụng lại nhiều lần một kiến thức nào đó sẽ làm bạn thường xuyên được ghi chú lại những điều đó vào bộ não của mình.
- Gạch chân ra các từ khóa hoặc tạo sơ đồ tư duy cũng sẽ là các lựa chọn không tồi.
Xem thêm: 9 cách học thuộc nhanh, nhớ lâu và những điều cần biết để làm tăng hiệu quả khi học thuộc
Giữ tư duy tích cực và tư thế sẵn sàng học tập
Thái độ trước khi làm điều gì sẽ quyết định kết quả của chúng. Vậy nên để có những thành tích đáng nể nhất thì các bạn học sinh luôn giữ cho mình một tư duy, suy nghĩ thật tích cực cũng như là sẵn sàng học tập hết mình. Có một tinh thần học tập tích cực sẽ hỗ trợ bạn rất lớn trong quá trình tiếp thu thêm các nguồn kiến thức mới, bạn sẽ cảm thấy có động lực và thích thú hơn trong học tập rất nhiều.
Song song đó, hãy chuẩn bị sẵn cho mình một thái độ luôn sẵn sàng rèn luyện và học tập bất cứ khi nào và tình huống nào, bởi rằng bạn sẽ không chỉ học tập trên trường lớp mà sẽ còn học tập tại các lớp học ngoại khóa khác.
Và nếu như chẳng may rằng kết quả học tập của bạn không được như ý muốn thì đừng quá buồn chán, hãy coi đó như là một cơ hội để bạn xem xét lại những thiếu sót mà mình cần khắc phục để có thể tiến bộ hơn trong những lần sau, giữ vững một tâm trạng tích cực và thoải mái. Bởi những điều tích cực sẽ giúp bạn luôn cảm thấy có động lực phấn đấu, bạn sẽ không bị tù túng bởi điều đó sẽ ảnh hưởng tới chất lượng học tập cũng như mức độ ghi nhớ của bạn rất nhiều.
Để có thể luôn giữ vững được tinh thần vui vẻ tích cực đó, ngoài việc học tập ra thì bạn nên dành thời gian cho các hoạt động ngoại khóa cũng như vận động hoặc tham gia thể thao ngoài trời cũng như là các hoạt động tích cực, có ích khác. Điều đó không chỉ sẽ giảm bớt sự căng thẳng cho bạn mà còn giúp bạn tiếp thu kiến thức nhanh hơn rất nhiều nữa.
Lựa chọn phương pháp học phù hợp với bản thân
Có thể xác định cho mình một phương pháp học tập phù hợp sẽ là một điểm mạnh rất lớn của các bạn học sinh. Bởi mỗi phương pháp học tập của mỗi người có xu hướng khá khác nhau, nhiều học sinh thường tập trung học rất tốt mỗi khi nghe nhạc nhưng nhiều bạn khác lại yêu thích sự im lặng hơn hoặc là có người thường dùng phương pháp học tập qua các hình ảnh, nhưng một số người khác cần phải đi lại trong lúc học thì mới ghi nhớ được,…kể cả có nhiều bạn còn tiếp thu khá tốt khi một lúc áp dụng cho mình nhiều phương pháp học khác nhau.
Vậy nên để có thể xác định được một phương pháp học tập hiệu quả và phù hợp thì còn phải dựa trên tính cách của mỗi học sinh.
Tuy nhiên tùy vào từng các môn học mà các bạn cần có phương pháp học tập khác nhau, ví dụ như các môn học tự nhiên thì phải cần đến thực hành cũng như tư duy rất nhiều, còn đối với các môn xã hội thì cần sự hiểu biết rõ về thực tế,… dựa vào tính chất của từng môn học mà các bạn học sinh sẽ đưa ra cho mình các phương pháp thích hợp nhất.
Và ngoài ra lựa chọn một không gian thích hợp hay một thời gian hợp lý cũng chính là một yếu tố ảnh hưởng tới các phương pháp học tập của các em, bở vậy mỗi phương pháp học còn phải đảm bảo tính khoa học và sự thoải mái của học sinh.
Nhưng quan trọng nhất trong các phương pháp học chính là tính chủ động và phù hợp của người học. Sẽ chẳng có nghĩa lý gì khi các bạn học sinh bị ép buộc phải học một phương pháp học mà các bạn ấy cảm thấy không thú vị và phù hợp. Nếu như có thể khiến các bạn học sinh chủ động học hỏi cũng như tự tìn cho mình các phương pháp học tập thích hợp nhất sẽ là cách tốt nhất để có thể cải thiện thêm chất lượng học tập.
Tập trung cao độ
Không chỉ riêng học tập mà mọi việc để hiệu quả cần phải có sự tập trung và nghiêm túc, điều đó sẽ giúp não bộ của bạn được kích thích tối ưu nhất, được hoạt động một cách tối đa để có thể tiếp tục tiếp nhận thêm cũng như xử lý mọi nguồn thông tin, dữ liệu. Đặc biệt, mỗi khi có thể tập trung cao độ sẽ hỗ trợ rất lớn các khả năng phản xạ của bạn trở nên nhạy bén và linh hoạt hơn.
Bởi vậy mà mỗi khi nghe giảng, bạn hãy thử tập trung nghiêm túc để không bỏ lỡ bất kỳ một thông tin cần thiết nào hoặc thắc mắc thêm các chi tiết mà bạn đang gặp khó khăn. Ngồi bàn đầu sẽ là một lựa chọn khá lý tưởng giúp bạn tập trung cũng như thuận tiện cho việc học tập hơn rất nhiều.
Một số cách giúp bạn tập trung học tập hiệu quả nhất:
- Tìm kiếm cho mình một không gian yên tĩnh để học tập, giảm bớt các sự chi phối.
- Thời gian sinh hoạt khoa học, ngủ đủ giấc và cách ngồi học phải đúng tư thế.
- Đưa ra mục tiêu trong học tập và phần thưởng cho các thành quả.
- Học tập sẽ hiệu quả nhất khi bạn đang có một tâm lý tốt.
- Sử dụng sơ đồ tư duy, kích thích sự sáng tạo và tư duy logic.
- Tạo kế hoạch cụ thể cho quá trình học tập.
- Áp dụng các phương pháp học tập phù hợp cho bản thân.
Xem thêm: 10 cách tập trung học cao độ hiệu quả, nhanh chóng, không buồn ngủ
Hoàn thành bài tập về nhà đúng hẹn và đầy đủ
Luyện tập, ôn tập lại các kiến thức là cách học tập hiệu quả nhất, là bí quyết học giỏi của các thủ khoa tại các kỳ tuyển sinh cũng như là tất cả những người thành công khác. Sau mỗi khi được thu nạp thêm các nguồn kiến thức mới, việc làm các bài tập về nhà chính là một cách ôn luyện lại còn các bạn học sinh hiểu rõ hơn về những gì mà mình đã được học và in sâu các kiến thức vào trí nhớ.
Vậy nên rõ ràng rằng bạn hãy ưu tiên việc ôn luyện kiến thức và tự hơn là các thời gian giải trí khác. Việc làm bài tập về nhà đầy đủ hỗ trợ bạn rất tốt trong quá trình tiếp thu, nắm vững song song đó là được tiếp xúc qua nhiều dạng bài tập khác nhau thuộc bộ môn đó.
Và khi tới kỳ kiểm tra, dựa trên lượng kiến thức bạn đã thường xuyên được ôn luyện cùng các kinh nghiệm giải bài tập trước đó thì chỉ cần chu ý vào câu hỏi một chút thôi thì bạn đã có thể nhanh chóng đưa ra ngay được một cách làm hoàn chỉnh và chính xác.
Và cùng với cách thức học tập này chắc chắn rằng bạn có thể rất dễ dàng giữ được cũng như nâng cao thêm phong độ học tập của mình và có điểm số đáng nể.
Tuy nhiên thách thức lớn nhất của các bạn học sinh trong cách học tập này chính là sự trì hoãn, các bài tập bị đẩy lùi theo từng ngày kèm với đó là bạn không dành ra các thời gian tự học, việc đó lâu ngày sẽ tạo nên một lỗ hổng kiến thức, bạn sẽ không theo kịp tiến độ học tập trên trường lớp dẫn tới các kết quả kém. Chỉ cần khắc phục được điều này, bạn chăm chỉ ôn luyện, làm các bài tập về nhà đầy đủ thì chắc chắn rằng các bạn học sinh sẽ đạt được những kết quả như mong muốn.
Tìm hiểu, sàng lọc và học hỏi nguồn kiến thức mới
Nếu bạn có thể chủ động trau dồi, tìm hiểu thêm cho mình các nguồn kiến thức khác sẽ là một cơ hội rất lớn để bạn có thể nâng cao trình độ học tập của mình, đây chính là bí quyết học tập của các bạn thủ khoa có bảng thành tích đáng ngưỡng mộ trong các kỳ thi.
Ngoài các kiến thức, dữ liệu mà bạn đã được học thông qua sách giáo khoa thì bạn nên học hỏi qua chính các thầy, cô giảng dạy mình, bạn sẽ rất dễ dàng có cho mình các thông tin, kiến thức mới không có trong sách vở liên quan trực tiếp đến lĩnh vực mà bạn đang nghiên cứu.
Và bạn không cần quá lo lắng rằng việc học các kiến thức mới là một điều rất thô cứng hay khó khăn mà đôi lúc lại rất thú vị, còn có thể tạo ra thêm nhiều sự tò mò của bạn tạo nên sự hứng thú rất lớn trong học tập.
Tuy nhiên bạn cần chú trọng hơn về việc hiện nay có rất nhiều các nguồn thông tin, kiến thức sai lệch nên bạn cần phải để ý tới nhiều hơn, có các sự sàng lọc trước khi tin tưởng vào một điều gì đó. Cùng với đó, nếu như bạn có riêng cho mình một kho kiến thức mới mẻ, chính xác thì bạn sẽ là sự ấn tượng cực kỳ nổi bật với giáo viên của bạn và kể cả các bạn học nữa. Thông qua đó, bạn dễ dàng hơn trong việc tạo nên thiện cảm cho mọi người về một tinh thần học tập cao cũng như nhận được những sự đánh giá tốt của mọi người xung quanh bạn.
Ôn tập kiến thức trước khi thi từ sớm
Cách học tập cũng như phân bổ thời gian cho học tập là điều tạo nên sự khác biệt của mỗi học sinh, mức độ học tập khác nhau sẽ tạo nên các kết quả khác nhau. Một kết quả tốt không chỉ dựa trên độ thông minh mà còn phụ thuộc lớn vào sự nỗ lực của cả một quá trình. Nhiều bạn học sinh có xu hướng rằng 1-2 tuần trước khi thi mới dành thời gian để tập trung học, một số bạn khác còn trì hoãn việc học tới vài ngày trước khi thi, điều đó là một sai lầm sẽ đạp đổ hết tất cả các nỗ lực của bạn trong tất cả thời gian trước đó.
Vì vậy có nghĩa là bạn cần phải học ngay từ những ngày đầu tiên khai giảng chứ không thể “nước đến chân mới nhảy”. Việc ôn tập quá muộn không chỉ khiến tinh thần bạn trở nên bối rối, lo lắng hơn mà còn làm cho bộ não của bạn trở nên quá tải, không kịp xử lý các kiến thức, đó chính là nguyên nhân khiến bạn sẽ rơi vào tình trạng học đâu quên đó. Bởi vậy nếu muốn có cho mình một thành tích xứng đáng, hãy nghiêm túc và có trách nhiệm trong việc học tập của mình hơn.
Giúp đỡ và trao đổi cùng bạn bè
Bạn có thắc mắc rằng tại sao việc học tập, giúp đỡ và trao đổi cùng bạn bè sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều hay không? Có nhiều người cảm thấy điều này thực sự không cần thiết, nhưng không, bởi các lợi ích từ việc học tập cùng với bạn bè mà trong các chương trình dạy đã đưa vào các phương pháp làm việc nhóm, các giáo viên đã tạo thêm các thời gian để các bạn học sinh có thể tự trao đổi cùng nhau.
Việc có thể học tập cùng bạn bè sẽ tạo nên một tinh thần thoải mái cho người học cũng như bạn toàn có thể học từ chính các bạn của mình. Hoặc nếu chính bạn có thể giúp đỡ học tập cho các bạn của mình thì điều đó sẽ nâng cao hình ảnh của bạn trong mắt người khác.
Được học tập cùng bạn bè của mình, đôi lúc qua các sự bàn luận, góp ý lẫn nhau mà các bạn còn đưa ra được nhiều cách giải bài tập khác nhau tạo nên một kết quả hoàn hảo của quá trình làm việc nhóm. Hay nếu trong một trường hợp nếu như bạn còn đang khúc mắc ở các bài tập thì việc được các bạn bè hỗ trợ sẽ giúp bạn hoàn thiện kiến thức nhanh hơn bao giờ hết.
Chủ động đặt câu hỏi
Để làm được điều này thì điều quan trọng nhất là bạn cần phải vượt qua sự rụt rè hay sự tự ti của chính mình. Những lỗ hổng kiến thức lớn thường được tạo nên bởi những câu hỏi nhỏ không tìm được đáp án, bởi vậy nếu có cho mình những thắc mắc không tự tìm ra được lời giải thì bạn cần phải thực sự chủ động đặt câu hỏi với các giáo viên của mình hoặc kể cả với bạn bè của bạn.
Thường trong các buổi dạy học, các giáo viên thường hay đánh giá khá cao các bạn học sinh có tinh thần chủ động đặt câu hỏi bởi đó là tín hiệu cho rằng bạn đang rất chú ý tới bài giảng và có một tinh thần cầu tiến cao.
Bạn không cần phải ngại ngùng hay lo sợ các bạn khác đánh giá về câu hỏi của mình, bởi đôi khi câu hỏi của bạn còn tạo ra bầu không khí thư giãn trong quá trình học tập, qua những sự trao đổi đó mà khoảng cách giữa giáo viên và học sinh trở nên gần gũi hơn. Vì vậy nếu mỗi khi có những khúc mắc về kiến thức bạn đừng ngần ngại, hãy chủ động mở lời và chắc chắn rằng các thầy cô sẽ luôn sẵn lòng giải đáp các câu hỏi của bạn.
Nhờ thầy cô hỗ trợ
Tất nhiên rằng không chỉ có những lượng thức mới chưa được tiếp thu mà còn cả những kiến thức đã từng được học chưa được bạn nắm rõ hoàn toàn thì bạn cũng hãy mạnh dạn chủ động tìm sự hỗ trợ từ các thầy cô của mình. Hoặc đôi khi các bài tập về nhà quá sức với bạn hay là các nội dung giảng dạy quá khó để có thể tiếp thu kịp thì đừng ngần ngại mà liên hệ ngay với các thầy cô của mình nhé.
Đôi lúc các câu hỏi mà bạn đặt ra sẽ còn giúp thầy cô xem lại cách giảng dạy của mình đã thực sự hợp lý với các học sinh hay chưa, điều đó rất có ý nghĩa với các giáo viên đang thực sự rất xem trọng tới chất lượng hiểu bài của học sinh. Và đôi khi việc học hỏi trực tiếp từ người khác còn giúp bạn đạt được các kết quả nhanh chóng và chất lượng hơn rất nhiều.
Không ngừng nỗ lực
Như đã nói trước đó, một thái độ học tập thực sự nghiêm chỉnh và sự nỗ lực không ngừng nghỉ sẽ quyết định phần lớn kết quả sau này của bạn. Tất nhiên để có thể luôn luôn chăm chỉ, nỗ lực không ngừng cũng như giữ vững được phong độ học tập không phải là một điều dễ dàng. Sự quyết tâm học tập của bạn tới đâu sẽ tạo ra một kết quả thích hợp với những công sức mà bạn đã bỏ ra.
Thật tốt nếu như bạn có thể giữ vững cho mình một ý chí học tập hoàn hảo, thành quả gần nhất của việc này là thầy cô sẽ thấy được những điều đó từ bạn, mọi người xung quanh sẽ công nhận bạn và yêu quý bạn hơn rất nhiều. Sự nỗ lực tạo nên từ những điều rất nhỏ, từ việc bạn làm đầy đủ bài tập về nhà, chuẩn bị bài mới trước khi tới lớp, tập trung lắng nghe bài giảng hay là tạo một kế hoạch ôn tập sớm trước các kỳ thi,…
Xây dựng sơ đồ tư duy cho các môn học
Sơ đồ tư duy được coi như một công cụ ghi nhớ tối ưu, đây chính là một trong các phương pháp học tập rất được ưa chuộng của cả học sinh và rất được thầy cô khuyến khích. Thay vì bạn hệ thống lại kiến thức của mình bằng các phương pháp ghi chú truyền thống thì hãy thử tự xây dựng sơ đồ tư duy cho mình nhé, bạn sẽ đạt được các kết quả hơn mong đợi đó.
Thay vì các kiểu ghi chép theo cách thông thường, trong sơ đồ tư duy bạn sẽ sử dụng các hình ảnh, ký hiệu,… để mô tả, hệ thống lại toàn bộ kiến thức. Được học tập qua các hình ảnh vô cùng bắt mắt và sống động sẽ giúp bạn trở nên thoải mái hơn trong việc học tập, tạo ra sự hứng thú, điều này giúp bạn ghi nhớ nhanh hơn các kiến thức trọng tâm nhất thay vì chỉ học qua sách vở thông thường.
Và các kiến thức thường có sự liên kết với nhau, điều này sẽ rất dễ dàng để bạn thể hiện trên chính sơ đồ tư duy của mình, từ những ý lớn bạn suy ra từng các ý nhỏ tạo nên sự logic của một hệ thống kiến thức lớn, không chỉ giúp bạn hiểu rõ hơn những gì mà mình đang học mà còn hỗ trợ bạn ghi nhớ lâu bền nhất có thể.
Phân bổ thời gian học tập hợp lý
Không phải bạn cố gắng học thật nhiều, bạn sử dụng toàn bộ thời gian của mình chỉ dành cho việc học mới là đúng, đôi khi chúng còn đem đến cả những tác dụng ngược. Mức độ học nhiều hay ít sẽ không quan trọng bằng cách bạn biết phân bổ thời gian biểu học tập hợp lý và khoa học cho từng môn học cụ thể. Đôi khi một thời gian biểu học tập phù hợp và thông minh còn giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian nhưng vẫn có cho mình những thành tích như mong muốn.
Một số cách để giúp bạn phân bổ thời gian học tập như:
- Hãy chuẩn bị sẵn cho mình sổ tay hoặc tập ghi chú có thể dễ dàng mang theo bên mình, gạch ra những điều bạn cần phải làm và sắp xếp những công việc mà bạn cần ưu tiên nhất.
- Phân chia các nhóm thời gian cho từng công việc cụ thể.
- Đánh giá lại sự ưu tiên.
- Đưa ra đúng tiến độ cần phải hoàn thành công việc, tránh trễ nải.
- Không quan tâm những điều gây xao nhãng.
- Kêu gọi sự giúp đỡ của mọi người xung quanh khi cần thiết.
- Kết hợp các phương pháp học tập hiệu quả.
Xem thêm:
- Sơ đồ tư duy là gì? Tác dụng, nguyên tắc và cách vẽ sơ đồ tư duy đẹp, sáng tạo, dễ nhớ nhất
- 10 cách tập trung học cao độ hiệu quả, nhanh chóng, không buồn ngủ
- Cách chia thời gian học hiệu quả, tối ưu nhất cho học sinh
- 5 cách khoa học để trở nên thông minh hơn bạn nên biết
- 2 cách học tập hiệu quả của người Nhật bạn nên biết
Rất mong rằng 15 cách học tập trên có thể hỗ trợ bạn phần nào trong quá trình rèn luyện cũng như học tập để bạn có thể dễ dàng hoàn thành mục tiêu học giỏi tất cả các môn học thật hiệu quả. Tùy theo từng phương pháp cũng như định hướng, bạn sẽ có cho mình các cách thức học tập riêng để có thể đạt được thật nhiều các kết quả học tập như mong đợi trong tương lai.
Các công thức tính khoảng cách giữa 2 điểm, từ điểm đến mặt phẳng, đường thẳng
Công thức tính khoảng cách giữa hai điểm đến mặt phẳng, từ điểm đến đường thẳng, khoảng cách 2 điểm,… được sử dụng phổ biến trong hình học không gian. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tổng hợp tất cả các công thức tính khoảng cách thông dụng hiện nay. Hãy lưu lại các công thức và áp dụng ngay nhé!
Khái niệm công thức tính khoảng cách
Trong khoa học, công thức là một hình thức trình bày thông tin chính xác dưới dạng các biểu tượng. Theo đó công thức tính khoảng cách là tập hợp những cách thức dùng để tính khoảng cách từ vị trí này đến vị trí khác. Ví dụ tính khoảng cách giữa hai điểm hoặc khoảng cách giữa hai mặt phẳng.
Công thức tính khoảng cách thường được ứng dụng nhiều ở trong hình học phẳng và hình học không gian. Có nhiều dạng công thức tính khoảng cách khác nhau, học sinh có thể linh hoạt áp dụng công thức phù hợp để giải bài tập cho ra đáp án đúng.
Các công thức tính khoảng cách
Sau đây là tổng hợp những công thức tính khoảng cách được sử dụng nhiều nhất. Bạn còn chờ đợi gì mà không lưu lại ngay để việc tính toán trở nên đơn giản và dễ dàng hơn bao giờ hết.
Công thức tính khoảng cách từ điểm đến mặt phẳng
Κhοảng cách từ 1 điểm A đến mặt phẳng (P) được định nghĩa là khοảng cách từ điểm A đến hình chiếu (vuông góc) của nó trên (P). Ký hiệu là d(M,(P)). Như vậy để tính khοảng cách từ điểm M đến mặt phẳng (P) ta cần tìm hình chiếu của điểm đó trên mặt phẳng (P). Tuy nhiên, các bạn sẽ tính được khoảng cách dễ dàng hơn nếu áp dụng công thức sau:
Trong không gian Oxyz, cho điểm M(α;β;γ) cùng mặt phẳng (P): ax+by+cz+d=0. Theo đó, ta có công thức khoảng cách từ điểm M đến mặt phẳng (P): ax+by+cz+d=0 đã cho là:
Công thức tính khoảng cách từ điểm đến đường thẳng
Cho đường thẳng d: ax + by + c = 0 và điểm N (x0; y0). Khi đó khoảng cách từ điểm N đến đường thẳng d là d(N; d).
Chú ý: Trong trường hợp đường thẳng d nêu ở ví dụ trên chưa viết dưới dạng tổng quát. Trước khi áp dụng công thức, đầu tiên ta cần đưa đường thẳng d về dạng tổng quát y=ax+b
Công thức tính khoảng cách giữa hai đường thẳng
Trong không gian hai đường thẳng có 4 vị trí tương đối là: trùng nhau; Song song; Chéo nhau và cắt nhau. Trường hợp 2 đường thẳng trùng nhau hoặc cắt nhau đều có thể xem khoảng cách giữa chúng bằng 0.
Tuy nhiên, nếu 2 đường thẳng song song, chéo nhau, chúng ta vẫn có thể tính khoảng cách giữa chúng. Khoảng cách giữa 2 đường thẳng sẽ bằng khoảng cách từ điểm bất kỳ trên đường thẳng này đến đường thẳng kia.
Công thức tính khoảng cách giữa hai điểm
Tính khoảng cách giữa 2 điểm bất kì chính là tìm ra độ dài đoạn thẳng nối liền 2 điểm đã được cho trước (hoặc đã xác định trước). Tuy nhiên bạn cần lưu ý rằng, khoảng cách (độ dài nối liền) giữa 2 điểm bất kỳ không phải là độ dài đường thẳng và cũng không phải độ dài đoạn thẳng vuông góc nào khác.
Dựa trên các cơ sở trên, chúng ta sẽ có công thức tính khoảng cách giữa 2 điểm bất kỳ như sau:
Công thức tính khoảng cách giữa hai mặt phẳng
Chúng ta sẽ dễ dàng tính được khoảng cách giữa 2 mặt phẳng song song khi biết trước phương trình của 2 mặt phẳng đó. Sau đây là công thức tính khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song.
Công thức tính khoảng cách trong không gian sẽ rất dễ áp dụng nếu bạn hiểu bản chất vấn đề. Nhìn chung chỉ có một số công thức nhất định, từ gợi ý ban đầu bạn có thể giải ra ngay đáp án.
Các bài tập tính khoảng cách cơ bản có lời giải
Trên đây là 5 công thức tính khoảng cách quan trọng trong toán học. Để có thể ghi nhớ và áp dụng thành thạo, bạn hãy thực hành giải ngay một số bài tập cơ bản dưới đây.
Bài tập 1
Trong không gian Oxyz, có hai mặt phẳng có phương trình lần lượt là
(α): x – 2y + z + 1 = 0
(β): x – 2y + z + 3 = 0.
Yêu cầu hãy tính khoảng cách giữa 2 mặt phẳng (α) và (β)?
Hướng dẫn:
Bài tập 2
Hai mặt phẳng (α) // (β), cách nhau 3 cm. Ta đã biết phương trình của mỗi mặt phẳng lần lượt là
(α): 2x – 5y – 3z + 1 = 0
(β): ax + by + cz + d2 = 0
Yêu cầu hãy xác định các hệ số a, b, c của phương trình mặt phẳng (β).
Hướng dẫn:
Bài tập 3
Trong mặt phẳng Oxy, cho 2 điểm lần lượt có tọa độ là A (3; 5) và điểm B (2; 7). Hãy xác định độ dài đoạn thẳng AB trong mặt phẳng tọa độ Oxy đã cho. Khi đó ta có độ dài nối liền 2 điểm A và B chính là khoảng cách giữa 2 điểm A và B.
Hướng dẫn:
Xem thêm:
- 10 cách học giỏi toán hiệu quả nhất cho người mất gốc
- Bảng công thức đạo hàm, nguyên hàm và các dạng bài tập cơ bản đến nâng cao
- Thể tích là gì? Công thức tính thể tích hóa học và các bài tập có giải
Tin chắc bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn và biết được công thức tính khoảng cách giữa các điểm, đường thẳng và mặt phẳng trong không gian. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ nhớ chính xác công thức, biết cách áp dụng thành thạo hơn khi giải bài tập. Chúc bạn học thật tốt nhé!