.
.
.

Bộ đề cương ôn tập vật lý 7 học kỳ 2

Tổng hợp đề cương ôn tập vật lý 7 học kỳ 2

Sắp đến mùa thi học kì, có rất nhiều bạn cần ôn luyện để chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi. Vì vậy Bài viết sau đây Bamboo sẽ tổng hợp đề cương ôn tập vật lý 7 học kỳ 2 để các bạn cùng tham khảo để chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới nhé!

Các câu hỏi lý thuyết 

Sự nhiễm điện do cọ xát

Các vật sau khi cọ sát vào nhau có khả năng hút các vật nhẹ hoặc giải phóng điện qua những vật khác thì gọi là các vật bị nhiễm điện hoặc các vật mang điện tích.

  • Có thể làm vật nhiễm điện bằng cách cọ xát các vật với nhau.
  • Vật bị nhiễm điện hay còn gọi là vật mang điện tích thì có khả năng hút các vật nhỏ, nhẹ hoặc làm sáng bóng đèn bút thử điện.

Ví dụ: Thước nhựa sau khi cọ xát vào vải khô có khả năng hút các vật nhỏ và nhẹ (các vụn giấy, tóc, quả cầu bấc treo trên sợi chỉ tơ).

Sự nhiễm điện do cọ xát

Chất dẫn điện và chất cách điện 

Chất dẫn điện

  • Chất dẫn điện là các chất cho phép dòng điện đi qua. Chất dẫn điện hay còn gọi là vật liệu dẫn điện khi được dùng để làm vật hay các bộ phận dẫn điện .
  • Chất dẫn điện thường được dùng là đồng, nhôm, chì, hợp kim, …

Chất cách điện

  • Chất cách điện là các chất không cho dòng điện đi qua.Chất cách điện hay còn gọi là vật liệu cách điện được dùng để làm các bộ phận cách điện .
  • Chất cách điện thông dụng là nhựa, sứ, thủy tinh, cao su

Chất dẫn điện và chất cách điện Lưu ý: Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các electron tự do.

Sơ đồ mạch điện

  • Sơ đồ mạch điện là hình vẽ biểu thị cách mắc các bộ phận của mạch điện.
  • Mạch điện được mô tả bằng sơ đồ và từ sơ đồ mạch điện có thể lắp các mạch điện tương ứng .
Sơ đồ mạch điện

Sơ đồ mạch điện

Chiều dòng điện

Chiều dòng điện đi theo quy ước từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện rồi đến cực âm của nguồn điện .

  •  Chiều dịch chuyển có hướng của các electron tự do trong dây dẫn ngược với chiều dòng điện theo quy ước .
  •  Dòng điện cung cấp bởi Pin hoặc ắc quy có chiều không thay đổi thì được gọi là dòng điện một chiều
Chiều dòng điện

Chiều dòng điện

Dòng điện

  • Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các điện tích.
  • Đèn điện sáng, quạt máy quay… là những biểu hiện cho thấy có dòng điện chạy qua các thiết bị đó.

Nguồn điện

Nguồn điện là thiết bị tạo ra và duy trì dòng điện.

  • Các nguồn điện thông dụng là pin và ắc quy.
  • Nguồn điện có hai cực là cực âm, có kí hiệu là dấu trừ (-) và cực dương, có kí hiệu là dấu cộng (+)
  • Nhận biết được cực dương và cực âm của các loại nguồn điện khác nhau (pin con thỏ, pin dùng cho máy ảnh, pin dạng cúc áo, ắc quy…)
Nguồn điện

Thiết bị tạo ra nguồn điện

Có mấy loại điện tích?

Có hai loại điện tích: điện tích dương và điện tích âm.

  • Các vật mang điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, khác dấu thì hút nhau .
  • Người ta quy ước gọi điện tích của thanh thủy tinh khi cọ xát với lụa là điện tích dương (+); Điện tích của thanh nhựa sẫm màu vào vải khô là điện tích âm (–).
Có mấy loại điện tích?

Điện tích dương và điện tích âm.

Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ dùng điện

  • Khi hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn bằng 0 thì nghĩa là không có dòng điện chạy qua bóng đèn.
  •  Khi có hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn chứng tỏ có dòng điện chạy qua bóng đèn. Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn càng cao thì dòng điện chạy qua bóng đèn có cường độ càng lớn.
  • Số vôn (V) ghi trên mỗi dụng cụ dùng điện là giá trị hiệu điện thế định mức.

Mỗi dụng cụ điện sẽ hoạt động bình thường khi được sử dụng đúng với hiệu điện thế định mức của nó.

Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ dùng điện

Cường độ dòng điện

  • Kí hiệu của cường độ dòng điện là I. 
  • Đơn vị đo cường độ dòng điện là ampe, có kí hiêu là A; 
  • để đo dòng điện có cường độ nhỏ dùng đơn vị mili ampe, kí hiệu mA.

Tác dụng của dòng điện càng mạnh thì số chỉ của ampe kế càng lớn, có nghĩa là cường độ của nó càng lớn.

  • Số chỉ của ampe kế chỉ mức độ mạnh yếu của dòng điện và là giá trị của cường độ dòng điện.
  • Cách đổi từ A sang mA: 1A = 1000mA; 1mA = 0,001A.Cường độ dòng điện

Sử dụng được ampe kế để đo cường độ dòng điện.

  • Ampe – kế là dụng cụ để đo cường độ dòng điện
  • Ký hiệu A và mA.
  • Ký hiệu ampe kế trên sơ đồ mạch điện: Ký hiệu ampe kế trên sơ đồ mạch điện:

Bộ đề thi tham khảo vật lý 7 học kì 2

Bộ đề thi tham khảo vật lý 7 học kì 2 phần trắc nghiệm

Khoanh tròn câu trả lời đúng nhất.

Câu 1. Đơn vị đo hiệu điện thế là

a. Vôn

b. Ôm

c. Ampe

d. Oát

Câu 2. Một vật nhiễm điện âm khi:

a. Nhận thêm electron

b. Mất bớt electron

c. Nhận thêm điện tích dương

d. Số điện tích dương bằng số điện tích âm

Câu 3. Trường hợp nào dưới đây có hiệu điện thế bằng không?

a. Giữa hai đầu bóng đèn có ghi 6V khi chưa mắc vào mạch .

b. Giữa hai cực của một pin còn mới khi chưa mắc vào mạch.

c. Giữa hai cực của một pin là nguồn điện trong mạch kín.

d. Giữa hai đầu bóng đèn đang sáng.

Câu 4. Vật liệu nào sau đây là chất cách điện?

a. Dây nhôm

b. Dây đồng

c. Ruột bút chì

d. Thủy tinh

Câu 5. Giới hạn nguy hiểm của hiệu điện thế và cường độ dòng điện đối với cơ thể người là

a. 40V và 70 mA

b. 40V và 100 Ma

c. 50V và 70 mA

d. 30V và 100 mA

Câu 6. Trong vật nào dưới đây không có các electron tự do:

a. Một đoạn dây thép

b. Một đoạn dây đồng

c. Một đoạn dây nhựa

d. Một đoạn dây nhôm

Câu 7. Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào biểu hiện tác dụng sinh lý của dòng điện?

a. Dòng điện qua cái quạt làm cánh quạt quay.

b. Dòng điện qua bếp điện làm cho bếp điện nóng lên.

c. Dòng điện chạy qua bóng đèn làm bóng đèn sáng lên.

d. Dòng điện qua cơ thể gây co giật các cơ.

Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống.

Câu 8. Mỗi nguyên tử gồm …………….mang điện tích dương và ………………mang điện tích âm.

Bộ đề thi tham khảo vật lý 7 học kì 2 phần tự luận (6,0 điểm)

Câu 9: (2 điểm)

Nêu 5 tác dụng của dòng điện? Trình bày tác dụng từ của dòng điện?

Câu 10: (2 điểm)

a. Dùng dụng cụ đo nào để xác định cường độ dòng điện trong một vật dẫn? Phải mắc dụng cụ đo đó như thế nào?

b. Vẽ sơ đồ mạch điện gồm một bộ nguồn dùng pin, hai bóng đèn mắc nối tiếp, một công tắc đóng và một ampe kế để đo cường độ dòng điện trong mạch

[button size=”medium” style=”primary” text=”TẢI BỘ ĐỀ THI” link=”https://drive.google.com/file/d/13vjTwWEld1pSszwzkYa_tuxTVnryrwaE/view” target=””]

Xem thêm:

Bài viết trên đã tóm tắt các kiến thức cần thiết và cung cấp bộ đề cương ôn tập vật lý 7 học kỳ 2 đến với các bạn để có thể chuẩn bị tốt cho kì thi. Chúc các bạn thi tốt!

Facebook
Pinterest

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn và
Đặt lịch tham quan