Nghị Luận Là Gì? Mục Đích, Đặc Điểm Và Ví Dụ Văn Nghị Luận Xã Hội Và Văn Học
Có thể nói, văn nghị luận là một dạng văn thường gặp trên thực tế các tác phẩm cũng như một dạng văn chúng ta sử dụng rất nhiều. Tuy nhiên, đối với một số bạn đọc vẫn chưa thể hình dung chính xác đâu là văn nghị luận. Chính vì thế, trong bài viết này sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan đến vấn đề.
Nghị luận là gì? Khái niệm của nghị luận
Văn nghị luận chính là một dạng văn mà trong bài đó người viết và người nói tác giả có xu hướng dùng hầu hết các lý lẽ, các dẫn chứng sau đó lập luận để chỉ ra những điểm nhấn, vấn đề. Với mục đích nhằm xác lập để chỉ ra cho người đọc, người nghe thấy được những tư tưởng, quan điểm của tác giả muốn gửi gắm vào tác phẩm.
Trên phương diện đó, một bài văn nghị luận để tăng sức thuyết phục thì những từ dẫn chứng, cho đến lý lẽ đưa vào đều cần có tính chân thực và sắc nét. Những tư tưởng, những quan điểm khi trình bày trong bài phải phù hợp, cần có hướng giải quyết cụ thể các vấn đề trong xã hội thì mới có tính thuyết phục.
Văn nghị luận thường có xu hướng mang những giá trị và sắc màu khác nhau cho từng loại vấn đề hoặc chủ đề khác nhau. Mỗi tác phẩm khi được viết ra đều cần phải được đảm bảo cả 3 yếu tố bao gồm: lập, phản biện và phân tích. Đó chính là những yếu tố cơ bản nhất và cần thiết cho một bài văn nghị luận.
Các loại văn nghị luận
Trong chương trình học của trung học cơ sở và trung học phổ thông hiện nay thì có 2 loại văn nghị luận chính, gồm: nghị luận văn học và nghị luận xã hội.
Nghị luận văn học
Nghị luận về một đoạn thơ, một bài thơ
Khái niệm: Đây là một dạng nghị luận dùng để phân tích, nhận xét đánh giá từ những nội dung, những phương pháp nghệ thuật được dùng trong bài hoặc trong đoạn thơ ấy.
Yêu cầu:
- Về nội dung: Khi viết cần phải khai thác và phân tích một cách chi tiết những điểm chính trong đoạn, bài thơ thông qua những nội dung chính, những phương pháp nghệ thuật được sử dụng tinh tế.
- Về hình thức: Dù là bất kỳ một bài viết nào thì một bố cục mạch lạc, rõ ràng là yếu tố quan trọng hàng đầu để dễ dàng thuyết phục được người đọc, cũng như thể hiện sự chân thành của người viết trong bài.
Bố cục của bài văn nghị luận về một đoạn thơ, một bài thơ gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài
- Mở bài: Trước hết sẽ giới thiệu về đoạn thơ hoặc bài thơ đó. Cần nêu ra được lời nhận xét, đánh giá riêng của cá nhân. (Nếu phân tích một đoạn thơ, thì cần xác định rõ ràng và chỉ ra vị trí của đoạn thơ đó nằm ở đâu trong tác phẩm ấy và khái quát nội dung về mặt cảm xúc của nó).
- Thân bài: Tiếp đến, ở phần này chúng ta lần lượt sử dụng các luận điểm để có thể trình bày và nêu ra những suy nghĩ, những đánh giá về nội dung cũng như nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ, bài thơ đó.
- Kết bài: Sau cùng, ở phần cuối bài chúng ta sẽ khái quát lại một lần nữa những giá trị, kể cả những ý nghĩa được chỉ ra trong đoạn thơ, bài thơ đó.
Trong một bài nghị luận về một đoạn thơ hoặc một bài thơ, người viết cần phải chỉ ra và làm nổi bật được những đánh giá, những nhận xét và cả sự cảm nhận riêng của người viết về đoạn, bài thơ đó. Bên cạnh đó, điều đặc biệt chính là những nhận xét, đánh giá đó cần được gắn liền với sự phân tích, được thông qua từ những bình phẩm về ngôn từ, về hình ảnh về giọng điệu, cho đến mặt cảm xúc được sử dụng trong tác phẩm.
Nghị luận về một tác phẩm văn học
Khái niệm: Nghị luận về một đoạn trích hoặc một tác phẩm văn học là nêu ra những nhận xét, những đánh giá về từng nhân vật, về một chi tiết, về một chủ đề hoặc đôi khi chỉ là nghệ thuật được sử dụng trong tác phẩm đó.
Yêu cầu:
- Về nội dung: Khi viết bài nghị luận về tác phẩm văn học cần phân tích chi tiết từ những điểm chính trong nhân vật, trong một chủ đề, cho đến cách sử dụng nghệ thuật. Khai thác triệt để trong từng chi tiết thông qua những tính cách, phẩm chất của nhân vật, kể cả những chi tiết như giọng văn, hình ảnh, phép nghệ thuật, cách viết của tác giả,…
- Về hình thức: Trong bài viết cũng cần có 3 phần với cấu trúc mạch lạc, rõ ràng và trau chuốt lời văn chuẩn xác, gợi hình gợi cảm.
Bố cục của bài văn nghị luận về một đoạn thơ, một bài thơ gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài
- Mở bài: Đầu tiên cần giới thiệu về tác phẩm và nhân vật cần nghị luận. Khi giới thiệu nên trình bày cụ thể về vấn đề cần nghị luận (đặc điểm của nhân vật: phẩm chất hay số phận), sau đó hãy nêu ra một cách khái quát về ấn tượng của nhân vật với bạn đọc.
- Thân bài: Tiếp theo, ở phần này chúng ta cần nêu ra hoàn cảnh sáng tác tác phẩm, kèm theo tóm tắt ngắn về tác phẩm. Đi vào trọng tâm bằng việc bắt đầu phân tích khi cách chỉ ra những đặc điểm và từ đó nêu ra nhận xét chi tiết về nhân vật đó.
- Kết bài: Ở phần kết này chúng ta sẽ khái quát thêm lần nữa các giá trị, những ý nghĩa được chỉ ra trong từng chi tiết, trong từng nhân vật đang phân tích hoặc đang được nhắc đến.
Nghị luận xã hội
Nghị luận về một hiện tượng đời sống
Khái niệm: Đây là một dạng bài chúng ta bàn luận về một vấn đề một hiện tượng có trong xã hội, ta bàn luận chúng nhằm mục đích chỉ ra xem đó là hành động hiện tượng tích cực hay tiêu cực, nên làm hay nên loại bỏ giảm bớt và đưa ra ý kiến cá nhân chủ quan của mình.
Yêu cầu: Cần chỉ ra được những mặt đúng sai, mặt lợi hại tác động như thế nào của hiện tượng xã hội đó lên thế giới khách quan, tới xã hội bằng cách lập luận chỉ ra nguyên nhân, chỉ ra tác động của sự việc hiện tượng đó từ đó bày tỏ quan điểm cá nhân
Bố cục của bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống gồm 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài
- Mở bài: Chỉ cần giới thiệu ngắn gọn và nêu bật vấn đề, sự việc hoặc hiện tượng đó.
- Thân bài: Khai thác chi tiết khi đánh giá thực trạng của hiện tượng đó, liên hệ thực tiễn vấn đề đó hiện nay đang ảnh hưởng như thế nào. Từ đó, có thể đánh giá và phân tích các mặt tác động của nó, dựa theo đó để trình bày những giải pháp hạn chế.
- Kết bài: Khẳng định lại vấn đề, thông qua đó đưa ra quan điểm riêng của cá nhân thêm một lần nữa để khẳng định hoặc phủ định hiện tượng đó.
Nghị luận về vấn đề đạo lý, tư tưởng
Khái niệm: Đây là một dạng bài mà chúng ta cần bàn luận về một vấn đề, một tư tưởng, đạo lí có trong xã hội. Mục đích bàn luận chính là để chỉ ra đó là hành động, hiện tượng tích cực hay tiêu cực, nên làm hay nên được loại bỏ giảm bớt, để từ đó có thể đưa ra ý kiến cá nhân chủ quan của mình.
Yêu cầu: Phải làm sáng tỏ những vấn đề tư tưởng đạo lý bằng cách sử dụng các phương pháp hoặc các phép lập luận trong văn nghị luận để có thể chỉ ra nhận xét tư tưởng đạo lý đó. Chính điều này sẽ giúp mọi người dễ dàng phân biệt đạo lý tư tưởng đó đúng hay sai, còn phù hợp hay không phù hợp.
Bố cục của bài văn nghị luận về vấn đề đạo lý, tư tưởng gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài
- Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn và chỉ ra những vấn đề liên quan tư tưởng đạo lý đó
- Thân bài: Cần đánh giá thực trạng của tư tưởng đạo lý đó có còn phù hợp với thực tiễn hay không, tiếp theo là vấn đề cần bàn luận ra sao. Thông qua đó có thể dễ dàng đánh giá, phân tích các mặt tác động của nó để đưa ra những giải pháp hạn chế.
- Kết bài: Khẳng định lại vấn đề và trình bày quan điểm riêng của cá nhân thêm một lần nữa về việc khẳng định hoặc phủ định quan niệm đề bài đưa ra.
Mục đích và đặc điểm của nghị luận
Văn nghị luận là loại văn bản được tạo ra từ phương thức lập luận đan xen phản ánh những đặc điểm về mục đích và cách thức biểu đạt nghị luận, xuất hiện đa dạng ở bài nói hoặc bài viết.
Văn nghị luận vốn dĩ là sản phẩm của tư duy logic, mỗi vẻ đẹp của từng áng văn nghị luận không chỉ thể hiện ở hình thức lập luận phong phú, lý lẽ đanh thép, kèm theo giọng điệu thuyết phục mà còn thể hiện ở thái độ của tác giả trước vấn đề cần nghị luận.
Chính vì vậy, việc nắm được đặc điểm của văn bản nghị luận chính là điều cần thiết để từ đó có thể hình thành, thiết kế xây dựng các phương pháp học tập đạt hiệu quả, phù hợp với đặc trưng từng thể loại.
Yếu tố luận điểm trong văn nghị luận
- Là các ý kiến thể hiện những quan điểm và tư tưởng của bài văn được nêu ra dưới nhiều hình thức như: câu khẳng định hay phủ định, thường có các từ có thể, có,… được diễn đạt một cách dễ hiểu, sáng tỏ và nhất quán.
- Luận điểm chính là linh hồn của văn nghị luận, đồng thời còn thống nhất các đoạn văn thành một khối. Để có sức thuyết phục, luận điểm cần phải đúng đắn, chân thực và kèm theo tính đáp ứng nhu cầu thực tế.
Yếu tố hệ thống luận cứ
- Luận cứ là những lý lẽ, dẫn chứng cơ bản để làm rõ luận điểm.
- Luận cứ cũng là một yếu tố quan trọng khi nhắc đến đặc điểm của văn nghị luận. Để bài viết có sức thuyết phục cao, người viết cần phải đưa ra những lý lẽ, dẫn chứng cụ thể để người đọc tin vào vấn đề đó.
- Muốn phân tích, đánh giá được tính đúng đắn của luận điểm thì việc phân tích luận cứ là một thao tác cực kỳ quan trọng và cần thiết.
- Luận cứ phải chân thực, đúng đắn, rõ ràng và tiêu biểu thì mới làm cho luận điểm có sức thuyết phục.
- Lý lẽ là những đạo lý, lý lẽ phải được thừa nhận cũng như nhận được sự đồng tình khi trình bày.
- Dẫn chứng là những sự vật, sự việc, nhân chứng, bằng chứng dùng để chứng minh và làm sáng tỏ, cũng như xác nhận cho luận điểm đã đưa ra.
- Những dẫn chứng đưa ra phải có sự xác thực, tiêu biểu, đáng tin và không thể bác bỏ. Lý lẽ và dẫn chứng phải có sự đáng tin cậy mới làm cho luận cứ vững chắc.
Yếu tố lập luận trong văn nghị luận
- Lý lẽ trong văn nghị luận được thể hiện ở hệ thống luận điểm thì lập luận chính là một cách thức trình bày lý lẽ.
- Lập luận là cách tổ chức vận dụng những lý lẽ, dẫn chứng sao cho luận điểm được nổi bật và có sức thuyết phục nhất.
- Lập luận có thể tình cờ bắt gặp rất nhiều trong văn nghị luận.
- Để đưa ra những đánh giá có sức thuyết phục của văn nghị luận, trước hết cần phải phân tích, đánh giá, chứng minh được mức độ chặt chẽ và sự sắc bén của lập luận mà tác giả lựa chọn.
So sánh nghị luận văn học và nghị luận xã hội
Nghị luận văn học và nghị luận xã hội có những điểm khác nhau sau đây:
- Nghị luận văn học: vấn đề nghị luận là những vấn đề trong tác phẩm văn học mà chúng ta phải dựa vào những tác phẩm đó để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận.
- Nghị luận xã hội: vấn đề nghị luận là các hiện tượng đời sống, kể cả một tư tưởng hoặc đạo lý cũng đều là các vấn đề xã hội.
Nói một cách dễ hiểu hơn, thì nghị luận văn học sẽ dùng để bày tỏ ý kiến về văn bản. Còn nghị luận xã hội chính là bày tỏ ý kiến về vấn đề trong đời sống.
Một số ví dụ về nghị luận văn học
Nghị luận văn học là một dạng các bài viết đưa ra quan điểm và cách đánh giá của người viết về một đoạn thơ, bài thơ hoặc tác phẩm truyện và kể cả một khía cạnh về nghệ thuật, nội dung của tác phẩm văn học.
Ví dụ về kiểu bài nghị luận về một tác phẩm/ trích đoạn (thơ, văn xuôi)
Đây là kiểu đề khá phổ biến, yêu cầu học sinh nghị luận về một tác phẩm/ đoạn trích cụ thể (có thể cho sẵn hoặc không cho sẵn văn bản/đoạn trích), chẳng hạn:
Câu 1: Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của đoạn thơ dưới đây:
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.
(Trích Việt Bắc, Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2017, tr.111)
Câu 2: Cảm nhận của anh/chị về cuộc đời, số phận và vẻ đẹp nhân cách của những người dân nghèo Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám qua đoạn văn bản sau đây: U đã về đấy! cho đến …. Bà cụ nghẹn lời không nói được nữa, nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng. Với kiểu đề này, chúng ta có thể dễ dàng triển khai dàn ý theo bố cục gợi ý dưới đây:
- Giới thiệu tác giả và những vấn đề cần nghị luận (tác phẩm/ đoạn trích)
- Phân tích những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm/ đoạn trích (thơ/ văn xuôi)
- Sau cùng là phần đánh giá chung về tác phẩm/ trích đoạn (thơ/ văn xuôi)
Xem thêm:
- Đại từ là gì? Phân loại đại từ và vai trò ngữ pháp của đại trong Tiếng Việt
- Biện pháp tu từ là gì? Các biện pháp tu từ, tác dụng và ví dụ minh họa
- Tự Sự Là Gì? Tác Dụng Của Tự Sự Là Gì Trong Văn Học Lớp 6
Như vậy, thông qua bài viết trên chúng ta đã được tìm hiểu và bổ sung kiến thức bổ ích về những khái niệm, những yêu cầu và bố cục cần viết cho một bài văn nghị luận hoàn chỉnh. Từ đó có thể trả lời cho câu hỏi “Nghị luận là gì” mà chúng ta vẫn thường hay thắc mắc. Chúc các bạn thành công nhé!
Tập hợp số là gì? Các tập hợp số cơ bản trong toán học
Tập hợp số là gì? Các tập hợp số trong toán học là kiến thức vô cùng quan trọng. Sau đây hãy cùng Bamboo tìm hiểu kiến thức về tập hợp số trong toán học này nhé!!
Tập hợp số là gì? Ví dụ về tập hợp số
Tập hợp số là một nhóm các số nhất định. Các số này được gọi là phần tử của tập hợp.
Một vài ví dụ về tập hợp số:
- Tập hợp các số trên mặt đồng hồ => các phần tử là: 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10; 11; 12.
- Tập hợp các số tự nhiên = > N={0; 1; 2; 3;…}
- Tập hợp các số tự nhiên <100 => các số từ 0 cho đến 99
Các loại tập hợp số cơ bản
Tập hợp các số tự nhiên quy ước là N
N={0, 1, 2, 3, 4, 5, ..}.
Tập hợp các số nguyên quy ước là Z
Z={…, -4, -3, -2, -1, 0, 1, 2, 3, 4, …}.
Tập hợp số nguyên bao gồm các phân tử là các số tự nhiên và các phần tử đối của các số tự nhiên.
Tập hợp của các số nguyên dương kí hiệu là N*
Tập hợp các số hữu tỉ quy ước là Q
Q={ a/b; a, b∈Z, b≠0}
Một số hữu tỉ có thể được biểu diễn bằng một số thập phân hữu hạn hoặc số thập phân vô hạn tuần hoàn.
Tập hợp các số thực quy ước là R
Mỗi số được biểu diễn bằng một số thập phân vô hạn không tuần hoàn được ta gọi là một số vô tỉ. Tập hợp các số vô tỉ được quy ước kí hiệu là I. Tập hợp của các số thực bao gồm các số hữu tỉ và các số vô tỉ.
Mối quan hệ của tập hợp số
N: tập hợp các số tự nhiên
Z: tập hợp các số nguyên
Q: tập hợp các số hữu tỉ
R: tập hợp số thực
Mối quan hệ của chúng là: N ⊂ Z ⊂ Q ⊂ R

Mối quan hệ giữa các tập hợp thể hiện trực quan qua biểu đồ Ven
Một số tập hợp con của tập hợp số thực
Ví dụ a, b là 2 số thực (a<b). Ta xét cả trường hợp a, b là âm vô cực hoặc dương vô cực Khoảng a đến b được ký hiệu (a;b) và (a;b)={x∈R|a<x<b}.
- Đoạn a đến b được ký hiệu là [a;b] và [a;b]={x∈R|a≤x≤b}.
- Nửa đoạn (hoặc nửa khoảng) a đến b được ký hiệu là [a;b) hoặc (a;b]. Với chú ý rằng âm vô cực hoặc dương vô cực là giá trị ước lượng nên ngoặc vuông không áp dụng được cho âm vô cực và dương vô cực.
Khi đó [a;b)={x∈R|a≤x<b} và (a;b]={x∈R|a<x≤b}.
Với A và B là các tập con kể trên của tập số thực. Ta có:
Cách xác định giao của A và B
Bước 1. Biểu diễn A, Biểu diễn B trên cùng 1 trục số.
Bước 2. Lấy phần không bị gạch chéo.
Bước 3. Kiểm tra các điểm đặc biệt để tránh nhầm lẫn.
Cách xác định hợp của A và B
Bước 1. Biểu diễn A, Biểu diễn B trên cùng 1 trục số. Lưu ý không gạch chéo mà tô đậm miền của A và miền của B.
Bước 2. Lấy phần tô đậm.
Bước 3. Kiểm tra các điểm đặc biệt để tránh nhầm lẫn.
Cách xác định hiệu của A cho B
Bước 1. Biểu diễn A, Biểu diễn B trên cùng 1 trục số.
Bước 2. Gạch chéo miền của B.
Bước 3. Lấy phần không bị gạch chéo.
Bước 4. Kiểm tra các điểm đặc biệt để tránh nhầm lẫn.
Các phép toán trong tập hợp của toán học
Các phép toán trên tập hợp bao gồm phép hợp, phép giao, phép hiệu và phép lấy phần bù.
- Phép hợp: A∪B⇔{x∣x∈A hoặc x∈B}
Tập hợp các phần tử thuộc A hoặc thuộc B., ký hiệu: A∪B
- Phép giao: A∩B⇔{x∣x∈A và x∈B}
Tập hợp các phần tử giao cả A và B., ký hiệu:A∩B
- Phép hiệu: A∖B=x∣x∈A & x∉B
Tập hợp các phần tử thuộc A nhưng không thuộc B, ký hiệu: A∖B
- Phép lấy phần bù:
Cho A là tập con của tập E. Phần bù của A trong X là X∖A, ký hiệu : CXA là tập hợp cả các phần tử của E mà không là phần tử của A.

Các phép toán trong tập hợp của toán học
Bài tập tham khảo về tập hợp số
Câu 1: Cho tập hợp A = {x ∈ R | -3 < x < 1} . Tập A là tập nào sau đây?
A. {-3; 1}.
B. [-3; 1].
C. [-3; 1).
D. (-3; 1).
Hướng dẫn:
=>Chọn D.
Theo lý thuyết: (a;b) = {x ∈ R | a < x < b}
Vậy A = {x ∈ R | -3 < x < 1} = (-3; 1).
Câu 2: Hình vẽ nào sau đây (phần không bị gạch) minh họa cho tập hợp (1; 4]?
A.
B.
C.
D.
Hướng dẫn:
=>Chọn A. Vì (1; 4] gồm các số thực x mà 1 < x ≤ 4 .
Đáp án B sai vì [1; 4] gồm các số thực x mà 1 ≤ x ≤ 4 .
Đáp án C sai vì (1; 4) gồm các số thực x mà 1 < x < 4.
Đáp án B sai vì [1; 4) gồm các số thực x mà 1 ≤ x ≤ 4.
Câu 3: Sử dụng các kí hiệu khoảng, đoạn để viết tập hợp A = { x ∈ R | 4 ≤ x ≤ 9} :
A. A = [4; 9].
B. A = (4; 9].
C. A = [4; 9).
D. A = (4; 9)
Hướng dẫn:
=> Chọn A.
Theo lý thuyết: [a;b] = {x ∈ R | a ≤ x ≤ b} . Suy ra A = {x ∈ R | 4 ≤ x ≤ 9} = [4; 9].
Câu 4: Cho hai tập hợp A = [-2; 7); B = (1; 9]. Tìm A ∪ B.
A. (1; 7).
B. [-2; 9].
C. [-2; 1).
D. (7; 9].
Hướng dẫn:
=> Chọn B.
Ta biểu diễn tập hợp A và B trên trục số như sau:
Vậy A ∪ B = [-2;7] ∪ (1;9] = [-2;9] .
Xem thêm:
- R trong toán học là gì? Định nghĩa, tính chất và bài tập minh họa có giải
- Cách tính trung bình cộng và các bài toán trung bình cộng cơ bản và nâng cao
- Số hữu tỉ là gì? Số vô tỉ là gì? Phân biệt số hữu tỉ và vô tỉ
Như vậy, với những thông tin bổ ích trên. Các bạn đã hiểu hơn về khái niệm cũng như các chuyên đề xoay quanh tập hợp số là gì? Chúc mọi người học tập thật tốt và áp dụng kiến thức chính xác trong quá trình học tập của mình.
Chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ là gì? Cách xác định, đặt câu và ví dụ minh họa
Thế nào là chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ? Ở bài này, BamBoo sẽ hướng dẫn các em phân biệt các khái niệm này và cách xác định, đặt câu một cách chính xác nhất!
Chủ ngữ là gì? Mục đích chủ ngữ trong câu
Chủ ngữ là bộ phận thứ nhất, được đứng ở đầu câu và là thành phần chỉ người, sự vật làm chủ sự việc. Chủ ngữ có thể gồm nhiều cụm từ khác nhau chính vì vậy, chủ ngữ còn có thể đóng vai trò là danh từ chỉ một cái gì đó.
Mục đích: Sử dụng chủ ngữ để trả lời cho câu hỏi ai? Cái gì? Việc gì? Sự vật gì? Ở đâu?…
Vị ngữ là gì? Mục đích vị ngữ trong câu
Vị ngữ là bộ phận chính trong câu, thường đứng sau chủ ngữ và thường chỉ về các bản chất, hành động, tính chất, đặc điểm của sự vật, sự việc. Vị ngữ có thể là 1 cụm chủ – vị hoặc một cụm từ.
Mục đích: Sử dụng vị ngữ là để trả lời cho các câu hỏi Làm gì? Là gì? Như thế nào?…
Trạng ngữ là gì? Mục đích của trạng ngữ trong câu
Trạng từ là thành phần phụ ở trong câu, thường chỉ địa điểm, thời gian, nơi chốn,…
Mục đích: Sử dụng trạng ngữ là để bổ nghĩa cho cụm vị ngữ.
Cấu tạo của chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong câu
Vậy cấu tạo của chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ như thế nào?
Cấu tạo của chủ ngữ trong câu
Chủ ngữ là bộ phận thứ nhất và là thành phần chính trong câu chỉ người, sự vật làm chủ sự việc. Thông thường, chủ ngữ thường do những danh từ, đại từ đảm nhiệm
Cấu tạo của vị ngữ trong câu
Vị ngữ là bộ phận chính trong câu dùng để nêu rõ hoạt động, đặc điểm, thực chất, tính chất, trạng thái.. của những người, sự vật đã được nhắc đến trong câu.
Tương tự như chủ ngữ, vị ngữ có là là một từ, một cụm từ hoặc có khi là một cụm chủ vị.
Cấu tạo của trạng ngữ trong câu
Trạng ngữ là một thành phần phụ trong câu đảm nhiệm vai trò bổ sung cập nhật xác định thời gian, địa điểm, xứ sở, mục đích nguyên nhân… của sự vật, sự việc, hiện tượng được nhắc đến trong câu.
Vậy nên, trạng ngữ thường là những từ chỉ địa điểm, xứ sở, thời gian, phương tiện, phương thức thức nhằm bổ nghĩa cho cụm chủ vị trung tâm trong câu. Chúng được phân thành những loại như sau:
- Trạng ngữ chỉ thời gian: Xác định, làm rõ thời gian xảy ra sự việc, hiện tượng trong câu.
- Trạng ngữ chỉ nguyên nhân: Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự việc, hiện tượng được nhắc đến trong câu.
- Trạng ngữ chỉ mục đích: Làm rõ mục đích xảy ra sự việc, hiện tượng của câu.
- Trạng ngữ chỉ phương tiện: Nói lên phương thức thức, phương tiện giới thiệu sự việc trong câu nhắc đến.
Ví dụ về chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong câu
a) Chủ ngữ:
Ví dụ 1: Mạnh đang làm bài tập
Ví dụ 2: Tôi đang đi ngủ
Ví dụ 3: Lao động là vinh quang
b) Vị ngữ:
Ví dụ 1: Con chó con đang ngủ
Ví dụ 2: Bông hoa đẹp quá
Ví dụ 3: Chiếc ghế này gỗ còn tốt lắm
c) Trạng ngữ:
Ví dụ 1: Hôm qua, tôi đi chơi.
- Trạng ngữ chỉ thời gian
Ví dụ 2: Trên cành cây, có một tổ chim
- Trạng ngữ chỉ nơi chốn
Ví dụ 3: Để có nhiều sức khoẻ, chúng ta phải tập thể dục
- Trạng ngữ chỉ mục đích
Ví dụ 4: Vì không mặc áo mưa, nên Lan bị cảm lạnh
- Trạng ngữ chỉ nguyên nhân
Bài tập về chủ ngữ, vị ngữ và trạng ngữ
Sau đây là một số bài ôn tập củng cố kiến thức về chủ ngữ, vị ngữ và trạng ngữ
Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong câu sau
- Qua khe dậu, ló ra mấy quả đỏ chói.
- Những tàu lá chuối vàng ối xõa xuống như những đuôi áo, vạt áo.
- Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt vào mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái.
- Sự sống cứ tiếp tục trong âm thầm, hoa thảo quả nảy dưới gốc gây kín đáo và lặng lẽ.
- Đảo xa, tím pha hồng.
- Rồi thì cả một bãi vông lại bừng lên, đỏ gay đỏ gắt suốt cả tháng tư.
- Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng một mái chùa cổ kính.
- Hoa móng rồng bụ bẫm như mùi mít chín ở góc vườn nhà ông Tuyên.
- Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi.
- Hoa lá, quả chín, những vạt nấm ẩm ướt và con suối chảy thầm dưới chân// đua nhau toả mùi thơm.
Phân tích chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau
1. Sau 80 năm giời làm nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu.
Kiểu câu:…………………………………
2. Qua khe dậu, ló ra mấy quả ớt đỏ chói.
Kiểu câu:…………………………………
3. Mùa thu, gió thổi mây bay về phía cửa sông, mặt nước phía dưới cầu Tràng Tiền đen sẫm lại, trong khi phía trên này lên mãi gần Kim Long, mặt sông sáng màu ngọc lam in những vệt mây hồng rực rỡ của trời chiều.
Kiểu câu:…………………………………
4. Phố ít người, con đường ven sông như dài thêm ra dưới vòm lá xanh của hai hàng cây.
Kiểu câu:…………………………………
5. Phía bên sông, xóm Cồn Hến nấu cơm chiều, thả khói nghi ngút cả một vùng tre trúc.
Kiểu câu:…………………………………
6. Đâu đó, từ sau khúc quanh vắng lặng của dòng sông, tiếng lanh canh của thuyền chài gõ những mẻ cá cuối cùng truyền đi trên mặt nước khiến mặt sông nghe như rộng hơn.
Kiểu câu:…………………………………
7. Và khi dãy đèn bên đường bắt đầu thắp lên những quả đèn tím nhạt, chuyển dần sang màu xanh lá cây và cuối cùng nở bung ra trong màu trắng soi rõ mặt người qua lại thì khoảnh khắc yên tĩnh của buổi chiều cũng chấm dứt.
Kiểu câu:…………………………………
8. Giữa những đám mây xám đục, vòm trời hiện ra như những khoảng vực xanh vòi vọi.
Kiểu câu:…………………………………
9. Một vài giọt mưa loáng thoáng rơi trên chiếc khăn quàng đỏ và mái tóc xõa ngang vai của Thuỷ; những sợi cỏ đẫm nước lùa vào dép Thuỷ làm bàn chân nhỏ bé của em ướt lạnh.
Kiểu câu:…………………………………
10. Người trong làng gánh lên phố những gánh rau thơm, những bẹ cải sớm và những bó hoa huệ trắng muốt.
Kiểu câu:…………………………………
11. Bầy sáo cánh đen mỏ vàng chấp chới liệng trên cánh đồng lúa mùa thu đang kết đòng. Mặt trời đã mọc trên những ngọn cây xanh tươi của thành phố.
Kiểu câu:………………………….
12. Mùi hương ngòn ngọt nhức đầu của những loài hoa rừng không tên tuổi đắm vào ánh nắng ban trưa, khiến con người dễ sinh buồn ngủ và sẵn sàng ngả lưng dưới một bóng cây nào đó, để cho thứ cảm giác mệt mỏi chốn rừng trưa lơ mơ đưa mình vào một giấc ngủ chẳng đợi chờ.
Kiểu câu:…………………………………
13. Hoa lá, quả chín, những vạt nấm ẩm ướt và con suối chảy thầm dưới chân đua nhau tỏa hương.
Kiểu câu:…………………………………
14. Chúng tôi đi bên những rừng cây âm âm, những cây hoa chuối đỏ rực lên như ngọn lửa, những thác trắng xóa tựa mây trời.
Kiểu câu:…………………………………
15. Mặt trời sáng rực chiếu qua những đám mây trắng như kẹo bông làm những tia nắng chiếu chệch đi, toả ra như nan quạt xuống cánh đồng xa.
Kiểu câu:…………………………………
Đặt câu với chủ ngữ vị ngữ trong câu sau
1. Chủ ngữ:
- Chúng tôi
- Lan
- Đồng bào
- Dòng sông
- Nhân dân
2. Vị ngữ:
- Tích cực khai hoang, mở rộng sản xuất
- Đang đi chơi
- bị cảm lạnh
- ban hành và thực hiện nhiều chính sách phát triển nông nghiệp
3. Trạng ngữ:
- Hôm qua
- Tại trung tâm thành phố
- Để mà
- Vì
Xem thêm:
- Đại từ là gì? Phân loại đại từ và vai trò ngữ pháp của đại trong Tiếng Việt
- Thành ngữ, tục ngữ là gì? Cách phân biệt và ví dụ về thành ngữ và tục ngữ
- 10 Mẫu đoạn văn và bài văn kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học hay nhất
Trên đây là toàn bộ thông tin về “Chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ là gì? Cách xác định, đặt câu và ví dụ minh họa”, hy vọng những kiến thức mà Bamboo chia sẻ có thể giúp các em hiểu thêm về chủ ngữ, vị ngữ trạng ngữ để học tập tốt hơn nữa!
Mô là gì? Phân loại các loại mô và chức năng các loại mô
Chương trình môn sinh học lớp 8 có rất nhiều kiến thức hay và bổ ích. Một trong số đó mô và để hiểu chi tiết nhất về sự hình thành của mô trong cơ thể, chức năng của nó. Hãy xem hết bài viết sau đây nhé!
Mô là gì?
Khái niệm mô: Cơ thể con người và động vật là một hệ thống nhất, toàn vẹn. Chúng ta có thể hiểu rằng cơ thể chia thành nhiều mức độ tổ chức khác nhau, với mức độ lớn chính là cơ thể rồi đến các hệ thống cơ quan, cơ quan, mô, tế bào và phân tử. Trong đó, tế bào là đơn vị sống cơ bản nhất để hình thành cấu tạo và chức năng của mọi cơ thể sống. Tuy nhiên, cơ thể đa bào hiếm khi chỉ có duy nhất một tế bào đơn độc thực hiện một chức năng nào đó, mà thường là một tập hợp tế bào cùng nhau thực hiện chức năng của cơ thể, đó chính là mô.
Có mấy loại mô chính? Chức năng của mỗi mô
Trong cơ thể sống có 4 loại mô chính, được phân chia như sau:
Mô biểu bì
Gồm các tế bào xếp rất sát với nhau, phủ ngoài cơ thể như da, hoặc lót trong các cơ quan rỗng như ống hệ tiêu hóa, dạ con hay ở bóng đái… có chức năng bảo vệ, hấp thụ và tiết chất thải. Loại mô này sẽ tiết ra những chất cần thiết hoặc lấy đi những chất không tốt, để nuôi dưỡng và bảo vệ cơ thể của bạn
Mô cơ
Đây là các loại mô đặc biệt hơn một chút, chúng có chức năng co giãn tạo nên sự vận động. Có 3 loại mô cơ: mô cơ vân, mô cơ trơn, mô cơ tim:
- Mô cơ vân: dưới sự kích thích của hệ thần kinh, các sợi cơ sẽ co lại và phình to ra làm cho cơ thể cử động.
- Mô cơ trơn: Cơ trơn cấu tạo nên thành mạch máu, các nội quan và chế độ cử động ngoài ý muốn của con người.
- Mô cơ tim: chỉ phân bố ở tim và có cấu tạo tương tự như cơ vân, nhưng có cơ chế tham gia vào cấu tạo và hoạt động co bóp của tim nên cũng hoạt động giống cơ trơn, ngoài ý muốn của con người.
Mô liên kết
Có mặt ở tất cả các loại mô và có nhiệm vụ liên kết các mô lại với nhau. Có hai loại mô liên kết:
- Mô liên kết dinh dưỡng: máu, bạch huyết có chức năng chính là vận chuyển các chất dinh dưỡng nuôi cơ thể.
- Mô liên kết đệm cơ học: mô sợi, sụn, xương. Mô sợi có ở hầu hết các cơ quan và chức năng là đệm cơ học, đồng thời cũng chuyển dẫn các chất dinh dưỡng .
Ngoài ra còn có mô liên kết dạng sợi, chúng vừa có chức năng vận chuyển dinh dưỡng vừa có chức năng cơ học.
Mô thần kinh
Bao gồm các tế bào thần kinh gọi là nơron và các tế bào thần kinh đệm. Chức năng của mô thần kinh là tiếp nhận kích thích từ môi trường, xử lý thông tin và điều hòa cho hoạt động các cơ quan để đảm bảo sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan và sự thích ứng với môi trường của bạn.
So sánh điểm khác nhau và giống nhau của các loại mô
Giống và khác nhau của mô biểu bì và mô liên kết
Giống nhau: là tập hợp các tế bào chuyên hóa, chúng đều có cấu tạo giống nhau, cùng thực hiện một chức năng chuyển hóa như nhau.
Khác nhau:
Mô biểu bì
- Bao bọc mặt ngoài cơ thể như da hay lót mặt trong các cơ quan rỗng như: ruột, mạch máu, dạ con …
- Các tế bào sắp xếp sít nhau trong mô.
- Chức năng: bảo vệ, che chở cho cơ thể, các cơ quan.
Mô liên kết:
- Kết nối các cơ quan hay cấu tạo mô máu, mô mỡ, mô sụn, mô xương.
- Các tế bào nằm rải rác và cách rời nhau.
- Chức năng: ổn định vị trí của các cơ quan (mô sợi), dinh dưỡng (mô mỡ, mô máu) hoặc bảo vệ và chống đỡ cơ thể (sụn, mô xương).
Giống và khác nhau của mô cơ và mô thần kinh
Giống nhau: Đây đều là hai loại mô động vật. Chúng được tạo thành từ các tế bào. Cả hai đều có mặt trên khắp cơ thể.
Khác nhau:
- Mô cơ là mô mà động vật chuyên dùng để co lại
- Mô thần kinh lại có tác dụng để động vật chuyên dùng để giao tiếp.
Bài tập trắc nghiệm về mô để củng cố kiến thức
Câu 1. Khi nói về mô, nhận định nào dưới đây là đúng?
A, Các tế bào trong một mô không phân bố tập trung mà nằm rải rác khắp cơ thể
B. Chưa biệt hóa về cấu tạo và chức năng
C. Gồm những tế bào đảm nhiệm những chức năng khác nhau
D. Gồm những tế bào có cấu tạo giống nhau
Đáp án: D
Câu 2. Các mô biểu bì có đặc điểm nổi bật nào sau đây?
A. Gồm những tế bào trong suốt, có vai trò xử lý thông tin
B. Gồm các tế bào chết, hóa sừng, có vai trò chống thấm nước
C. Gồm các tế bào xếp sít nhau, có vai trò bảo vệ, hấp thụ hoặc tiết
D. Gồm các tế bào nằm rời rạc với nhau, có vai trò dinh dưỡng
Đáp án: C
Câu 3. Máu được xếp vào loại mô gì?
A. Mô thần kinh
B. Mô cơ
C. Mô liên kết
D. Mô biểu bì
Đáp án: C
Câu 4. Dựa vào phân loại, em hãy cho biết mô nào dưới đây không được xếp cùng nhóm với các mô còn lại?
A. Mô máu
B. Mô cơ trơn
C. Mô xương
D. Mô mỡ
Đáp án: B
Câu 5. Hệ cơ ở người được phân chia thành mấy loại mô?
A.5 loại B. 4 loại
C. 3 loại D. 2 loại
Đáp án: C
Câu 6. Tế bào cơ trơn và tế bào cơ tim giống nhau ở đặc điểm nào sau đây?
A. Chỉ có một nhân
B. Có vân ngang
C. Gắn với xương
D. Hình thoi, nhọn hai đầu
Đáp án: A
Câu 7. Nơron là tên gọi khác của
A. tế bào cơ vân.
B. tế bào thần kinh.
C. tế bào thần kinh đệm.
D. tế bào xương.
Đáp án: B
Câu 8. Khi nói về sự tạo thành xináp, nhận định nào dưới đây là đúng?
- Được tạo thành giữa đầu mút sợi trục của nơron này với đầu mút sợi nhánh của nơron khác
- Được tạo thành giữa đầu mút sợi trục của nơron này với đầu mút sợi trục của nơron khác
- Được tạo thành giữa đầu mút sợi nhánh của nơron này với đầu mút sợi nhánh của nơron khác
- Được tạo thành giữa đầu mút sợi trục của nơron với cơ quan phản ứng
A. 1, 4 B. 1, 3, 4 C. 2, 3 D. 2, 4
Đáp án: A
Câu 9. Trong cơ thể người, loại mô nào có chức năng nâng đỡ và là cầu nối giữa các cơ quan?
A. Mô cơ
B. Mô thần kinh
C. Mô biểu bì
D. Mô liên kết
Đáp án: D
Câu 10. Trong cơ thể người có mấy loại mô chính?
A. 5 loại B. 2 loại
C. 4 loại D. 3 loại
Đáp án: C
Xem thêm:
- 9 Cách thuộc nhanh, nhớ lâu
- Tính chất hoá học của muối là gì? Tính chất và các dạng bài tập cơ bản, có đáp án
- Số khối là gì? Số hiệu nguyên tử là gì? Công thức tính số khối và nguyên tử khối
Kết luận
Với bài viết trên đây, Bamboo School đã tìm hiểu và giúp bạn trả lời chi tiết nhất cho câu hỏi “Mô là gì?” và chức năng của từng loại. Hy vọng với bài viết trên đây sẽ bổ ích cho quá trình tìm hiểu kiến thức và học tập của bạn.
Tự sự là gì? Đặc điểm, phân loại của tự sự trong văn học
Tự sự có thể được gọi là tường thuật hoặc kể chuyện. Đây là thể loại văn cơ bản và được sử dụng phổ biến trong văn học. Tự sự giúp trình bày cũng như tái hiện lại câu chuyện, sự kiện và hiện tượng đến người nghe, người đọc. Vậy tự sự là gì? Tác dụng và đặc điểm của tự sự trong văn học lớp 6 là gì? Để dễ tiếp thu hơn, hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây bạn nhé!
Tự sự là gì? Khái niệm của tự sự?
Tự sự chính là một loại phương thức trình bày một chuỗi các sự việc. Là khi các sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một sự kết thúc và thể hiện được ý nghĩa.
Đơn giản hơn thì tự sự là văn bản để kết nối các ý tưởng, các khái niệm hoặc sự kiện để trình bày cho người đọc hoặc người nghe bằng một chuỗi những câu viết hoặc nói, kể cả một chuỗi hình ảnh.
Tự sự bao giờ cũng có phần cốt truyện. Cốt truyện được khắc họa nhờ vào một hệ thống chi tiết nghệ thuật phong phú và đa dạng, bao gồm chi tiết sự kiện, sự xung đột, những chi tiết nội tâm, ngoại hình của từng nhân vật, chi tiết về tính cách, chi tiết về nội thất, ngoại cảnh, phong tục, đời sống, văn hóa và lịch sử. Bên cạnh đó, còn có cả những chi tiết liên tưởng, sự tưởng tượng kể cả chút hoang đường mà không nghệ thuật nào có thể tái hiện được.
Cấu trúc của một bài văn tự sự gồm ba phần chính:
- Mở bài: Giới thiệu từng nhân vật và sự việc chính của câu chuyện.
- Thân bài: Diễn biến sự việc theo một trình tự nhất định và phải thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt.
- Kết bài: Kết thúc câu chuyện và bày tỏ được thái độ của người kể.
Tác dụng của tự sự là gì?
Bên cạnh việc truyền tải nội dung câu chuyện, tự sự còn khắc họa chân thật về tính cách của nhân vật. Từ đó, giúp người đọc và người nghe có thể hiểu một cách tường tận về sự việc, con người và kể cả vấn đề, có thể bày tỏ những thái độ khen chê.
Thông qua đó có thể nói, tự sự đã đem đến cho chúng ta nhiều luồng suy ngẫm về những bài học, thông điệp sâu sắc đầy mới mẻ về bản chất con người cũng như cuộc sống. Tự sự đã góp phần quan trọng khi hiện hữu trong cuộc sống, trong giao tiếp và trong văn chương của mỗi chúng ta.
Đặc điểm của tự sự
- Nhân vật
Nhân vật trong văn tự sự chính là những kẻ thực hiện các sự việc và là kẻ được thể hiện trong văn bản. Nhân vật chính sẽ đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện phần tư tưởng của văn bản, còn nhân vật phụ sẽ giúp nhân vật chính hoạt động. Từng nhân vật được thể hiện qua các mặt như: tên gọi, lai lịch, tính cách, hình dáng, việc làm,…
- Sự việc
Sự việc trong văn tự sự được trình bày theo một cách cụ thể: sự việc xảy ra trong khoảng thời gian, địa điểm cụ thể và do nhân vật cụ thể thực hiện, có nguyên nhân của vấn đề, diễn biến và sau cùng là kết quả,… Sự việc trong văn tự sự luôn được sắp xếp theo một trật tự, diễn biến sao cho lột tả được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt.
- Chủ đề
Mỗi câu chuyện đều xoay quanh một ý nghĩa xã hội nhất định. Ý nghĩa đó đôi khi được toát lên từ những sự việc hoặc cốt truyện. Mỗi văn bản tự sự thường sẽ có một chủ đề, song cũng có văn bản có nhiều chủ đề và trong đó sẽ có một chủ đề chính.
- Lời văn tự sự
Chủ yếu là đề cập đến kể người, kể việc. Khi kể người thì có thể giới thiệu những thông tin như: tên, lai lịch, tính cách, tài năng, ý nghĩa của nhân vật đó. Khi kể việc thì sẽ chú ý kể các hành động, việc làm, kết quả và sự đổi thay từ các hành động đó đem lại. Đoạn trong văn tự sự thường sẽ là đoạn diễn dịch.
- Thứ tự kể
Khi kể chuyện, có thể kể các sự việc theo trình tự liên tiếp nhau một cách tự nhiên, việc gì xảy ra trước thì kể trước, việc gì xảy ra sau thì kể sau cho đến hết. Nhưng để tạo yếu tố bất ngờ gây chú ý, hoặc thể hiện tình cảm nhân vật, thường người ta có thể đem kết quả hoặc sự việc hiện tại để kể ra trước, sau đó mới dùng đến cách kể bổ sung hoặc để nhân vật nhớ lại mà kể tiếp các việc đã xảy ra trước đó.
- Ngôi kể
Người đứng ra kể chuyện có thể xuất hiện linh động dưới nhiều hình thức khác nhau, cùng với những ngôi kể khác nhau. Ngôi kể trong lối văn tự sự có thể là ngôi thứ nhất, bộc lộ được những tâm tư tình cảm kèm theo suy nghĩ trực tiếp của nhân vật một cách sâu sắc. Có thể được kể theo ngôi thứ ba, khi thể hiện được sự khách quan với câu chuyện được kể, phạm vi của câu chuyện được kể trong một không gian lớn hơn và có thể cùng lúc. Người kể tuy giấu mình nhưng lại có mặt khắp nơi xuyên suốt trong văn bản.
Người kể chuyện có vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt người đọc đi vào câu chuyện như: giới thiệu nhân vật, tình huống xảy ra, tả người, tả cảnh, đưa ra những lời nhận xét và đánh giá hoặc bày tỏ thái độ, cảm xúc trước những điều được kể.
Mỗi ngôi kể đều có những ưu điểm và những mặt hạn chế nhất định. Vì thế, cần lựa chọn ngôi kể cho phù hợp cũng như có thể chuyển đổi ngôi kể trong câu chuyện.
Phân loại tự sự
Tự sự còn được phân loại theo các thể loại dưới đây:
Tiểu thuyết
Đặc điểm:
- Tiểu thuyết chính là thể loại lớn nhất trong loại tác phẩm tự sự, đặc biệt phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ cận và hiện đại. Ðây là một thể loại không bị giới hạn về dung lượng phản ánh hiện thực, cả về không gian cũng như yếu tố thời gian. Thông qua tiểu thuyết, người đọc có thể hiểu được một giai đoạn lịch sử với nhiều sự kiện, kèm theo nhiều cảnh ngộ, địa điểm, tình huống…mà khó có thể loại nào có thể đạt được. Các yếu tố khác của tác phẩm văn học từ đề tài, chủ đề, nhân vật, kết cấu…cũng đều chịu sự chi phối của đặc điểm này.
- Tiểu thuyết miêu tả cuộc sống trong từng tính chất văn xuôi. Nó thể hiện bức tranh cuộc sống như một thực tại cùng thời và hấp thu vào bản thân mọi yếu tố ngổn ngang đầy bề bộn của cuộc đời…bao gồm những yếu tố: bi – hài, cao cả – thấp hèn, vĩ đại – tầm thường, lớn – nhỏ…Chính dung lượng phản ánh hiện thực rộng lớn đã giúp nhà văn miêu tả nhân vật và hoàn cảnh một cách đầy đủ, toàn diện và tỉ mỉ từ những trạng thái tâm hồn cũng như những mối quan hệ đa dạng pha lẫn sự phức tạp khác.
Kết cấu:
- Tiểu thuyết thường sẽ có nhiều dạng thức kết cấu tùy theo yêu cầu của đề tài, chủ đề hoặc theo sở trường của người viết. Thậm chí người ta còn cho rằng, theo như nguyên tắc, tiểu thuyết không có một hình thức thể loại hoàn kết, bởi vì bản chất của nó là “sử thi của thời đại chúng ta”, tức là sử thi của những cái hiện tại, cái đang đổi thay mỗi ngày, bởi vì điều quan trọng đối với nó chính là sự tiếp xúc tối đa với cái thực tại dang dở khi chưa hoàn tất, cái thực tại đang dần thành hình, cái thực tại luôn bị đánh giá lại, tư duy lại.
- Tuy thường gặp những vấn đề như: kết cấu chương hồi, kết cấu tâm lý, kết cấu luận đề, kết cấu đơn tuyến, kết cấu đa tuyến… Nhưng tiểu thuyết vẫn không chịu được những chế định chặt chẽ, nó không có bất kỳ quy phạm cố định nào và người viết thậm chí có thể phá vỡ những khuôn mẫu sẵn có để có thể vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo các hình thức kết cấu khác nhau.
Nghệ thuật kể chuyện:
- Cũng như các hình thái tự sự khác, tiểu thuyết đã lấy nghệ thuật kể chuyện làm giọng điệu chính của tác phẩm. Thông thường ở tác phẩm sẽ xuất hiện người kể chuyện như một nhân vật trung gian có nhiệm vụ miêu tả và kể lại những diễn biến của chuyện. Tuy sự tồn tại của những yếu tố này là ước lệ nghệ thuật của nhiều thể loại thuộc tự sự, nhưng nghệ thuật kể chuyện của tiểu thuyết vẫn cho thấy sự đa dạng đặc biệt là về phong cách: có thể thông qua nhân vật trung gian, có thể là nhân vật với danh xưng “tôi”, cũng có thể là một nhân vật khác trong tác phẩm, tất cả đều tạo nên các tác phẩm có một điểm nhìn trần thuật.
Truyện ngắn
Đặc điểm
- Ðây là một loại văn xuôi tự sự có hình thức ngắn gọn. Tuy nhiên, đặc trưng của truyện ngắn không phải chỉ vì bản chất nó ngắn mà chủ yếu là cách nắm bắt và lột tả được hiện thực cuộc sống.
- Nhà văn thường sẽ hướng tới khắc họa một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất nào đó trong chính những quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn con người. Trong truyện ngắn, nếu nhà văn đặt quá nhiều vấn đề, thì câu chuyện sẽ dễ bị loãng. Tập trung về sự kiện, tập trung về chủ đề, về ấn tượng mới chính là là yêu cầu của truyện ngắn
- Về phần nhân vật của truyện ngắn thường không nhiều và cuộc đời của nhân vật có xu hướng được miêu tả như một khoảnh khắc, mảnh nhỏ nhưng lại có ý nghĩa xuyên suốt cuộc đời nhân vật. Vì vậy, nhịp điệu truyện ngắn mang tính khẩn trương, gấp rút, kết hợp nhiều yếu tố bất ngờ, chuyển đoạn đột ngột trong giới thiệu, bố cục và kết thúc câu chuyện.
Kết cấu:
- Truyện ngắn buộc phải có cốt truyện, nghĩa là phải có các sự kiện, tình tiết, các biến cố xảy ra liên tiếp, sự việc này nối tiếp sự việc kia, hoặc là sự việc này làm nảy sinh sự việc kia, mọi thứ dồn đẩy đạt đến đỉnh điểm của mâu thuẫn và buộc phải giải quyết. Khi mọi vấn đề được giải quyết xong thì chính là lúc truyện kết thúc.
- Truyện ngắn có khả năng thể hiện chính xác nhân vật trong một phần hoặc toàn bộ cuộc đời. Miêu tả chân thật đến từng tính cách, số phận nhân vật thông qua hình dáng, tâm trạng, lời nói và hành động biểu hiện hằng ngày, cũng như trong những tình huống, biến cố đặc biệt. Tùy theo lối kể chuyện của tác giả mà nhân vật có thể được miêu tả tỉ mỉ và chi tiết trong sinh hoạt lẫn đời sống tâm lý, thông qua cách sử dụng ngôn ngữ.
- Với mức dung lượng nhỏ hơn truyện vừa và cốt truyện gồm những sự kiện diễn ra trong một khoảng thời gian và không gian bị hạn chế. Chính vì thế, truyện ngắn thường được độc giả đọc liền một mạch không ngừng nghỉ.
- Truyện ngắn thường miêu tả sâu sắc một mảng của cuộc sống, một vài biến cố tình cờ xảy ra trong một giai đoạn nào đó của đời sống nhân vật, phô diễn được một mặt của vấn đề nào đó trong xã hội.
- Để thể hiện nổi bật tư tưởng chủ đề cũng như khắc hoạ sắc nét tính cách nhân vật, truyện ngắn đòi hỏi nhà văn phải đạt đến trình độ điêu luyện, biết mạnh dạn gọt tỉa và dồn nén để vừa vặn trong một khuôn khổ ngắn gọn, những truyện ngắn xuất sắc vẫn có thể biểu hiện được những vấn đề của xã hội có tầm khái quát rộng lớn.
Nghệ thuật kể chuyện:
- Yếu tố cần nhất chính là sự phong phú và linh hoạt về ngôn ngữ. Truyện ngắn có vô vàn hình thức ngôn ngữ khác nhau. Ngoài ngôn ngữ của người kể, thì còn có ngôn ngữ nhân vật, mỗi nhân vật đều có đặc điểm ngôn ngữ riêng.
- Bên cạnh lời đối thoại giữa các nhân vật còn có những lời độc thoại nội tâm của từng nhân vật. Lời kể có khi là lời tác giả, cũng có khi lại hòa nhập vào lời nhân vật và ngược lại. Chính vì thế mà ngôn ngữ trong truyện ngắn có xu hướng sinh động và đa dạng.
- Truyện ngắn thường thông qua lời kể và lời miêu tả của tác giả để tái hiện những việc làm, hoặc những biến cố xung quanh cuộc đời của một hay nhiều nhân vật. Thông qua đó nhằm tái dựng lại một bức tranh đời sống trong giai đoạn lịch sử nào đó đang diễn ra một cách khách quan. Từ đó bày tỏ những suy nghĩ, nói lên nhưng cảm nhận, đánh giá thái độ và quan điểm của người viết về một vấn đề xã hội nào đó.
Truyện vừa
- Truyện vừa là một thể loại tự sự cỡ trung bình, xét về dung lượng thì đứng giữa tiểu thuyết và truyện ngắn. Do có điểm giống nhau về phương pháp xây dựng điển hình cũng như hình thức biểu hiện nên ranh giới giữa truyện vừa và tiểu thuyết rất dễ nhầm lẫn.
- Sự phân biệt trước hết giữa truyện vừa và tiểu thuyết chủ yếu chính là dung lượng hiện thực, biểu hiện ở số lượng nhân vật, ngay trong khuôn khổ cốt truyện và ngay cả ở số trang, vì thường một truyện vừa từ 150 trang trở lại.
- Tuy nhiên, điều cần chú ý là truyện vừa mang tính trần thuật cô đọng và súc tích hơn tiểu thuyết. Nếu như tiểu thuyết nặng về miêu tả thì truyện vừa chú ý nhiều hơn đến yếu tố thuật, vì vậy dung lượng thường sẽ ngắn hơn. Như vậy, giữa truyện vừa và tiểu thuyết, ngoài dung lượng hiện thực được thể hiện, thì còn có sự khác nhau ở nguyên tắc tái hiện hiện thực nữa.
Sử thi
Đặc điểm:
- Đây là tác phẩm theo thể tự sự, có nội dung hàm chứa những bức tranh rộng và hoàn chỉnh về đời sống chân thật của nhân dân với nhân vật trung tâm, bao gồm những vị anh hùng, dũng sĩ đại diện cho một thế hệ.
- Nổi bật là sử thi anh hùng, các tác phẩm thường có xu hướng đề cập đến những vấn đề chung của cộng đồng, của xã hội và của đất nước. Đồng thời, còn nhắc đến những sự kiện có ý nghĩa lịch sử liên quan đến vận mệnh, cũng như sự sống còn của cả cộng đồng.
- Xây dựng hình tượng: Các nhân vật, hình tượng trong các tác phẩm luôn mang cảm hứng sử thi, dù là những con người bình dị mộc mạc thuộc nhiều tầng lớp, lứa tuổi kể cả thành phần dân tộc… tất cả đều mang trong mình những phẩm chất anh hùng, thể hiện tầm vóc lớn lao, kết tụ sức mạnh và ý chí cũng như phẩm chất chung của cả cộng đồng. Số phận cá nhân được gắn chặt với số phận cộng đồng. Các vấn đề đời tư hầu như cũng không được đặt ra, nếu có thì cũng chỉ mang ý nghĩa nhằm nhấn mạnh thêm trách nhiệm và tình cảm của người anh hùng với cộng đồng.
- Ngôn ngữ: Ngôn ngữ thường mang tính chất trang trọng, giàu hình ảnh, có tính biểu tượng cao và giàu giá trị gợi cảm. Giọng điệu tác phẩm thường mang một âm hưởng hùng tráng, lay động và khích lệ mạnh mẽ đến tình cảm người đọc.
- Các tác phẩm mang cảm hứng sử thi luôn khoác chiếc áo của sự lạc quan, niềm tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước, cũng như thắng lợi vẻ vang của dân tộc. Khi xây dựng những hình tượng, nhân vật, thường sẽ lấy nguồn cảm hứng khẳng định, ngợi ca, tự hào…Chính vì thế, cảm hứng sử thi thường gắn với cảm hứng lãng mạn.
Thể loại:
- Sử thi anh hùng dân gian: sẽ kể về những bậc thủy tổ – những vị anh hùng văn hóa, về các tích truyện dũng sĩ hoặc xa xưa hơn nữa là các truyền thuyết lịch sử, các bài tụng ca.
- Sử thi cổ điển: nhân vật thường là các dũng sĩ kiêm thủ lĩnh hoặc các chiến binh đại diện dân tộc ở tầm lịch sử. Bên cạnh đó, còn có các kẻ thù của họ thường được đồng nhất với bọn xâm lược, những kẻ áp bức, ngoại bang và dị giáo.
- Sử thi anh hùng: trong những tác phẩm sử thi anh hùng cỡ lớn sẽ thể hiện sự tương quan giữa yếu tố cá nhân anh hùng và yếu tố sử thi tập thể một cách rõ rệt. Song, những yếu tố này đủ để bộc lộ tính tích cực cá nhân và đã trở thành công cụ đắc lực cho sự biểu hiện yếu tố toàn dân cũng như toàn dân tộc.
Ngụ ngôn
Đặc điểm:
- Chính là một thể loại của văn học giáo huấn, nội dung xoay quanh về đạo đức, có hình thức thơ hoặc văn xuôi tương đối ngắn, kèm theo sử dụng phúng dụ như một nguyên tắc tổ chức tác phẩm.
- Đặc điểm nổi bật cấu trúc của ngụ ngôn hầu như không có biến đổi trong suốt quá trình lịch sử của thể loại. Đó là do sự phụ thuộc bởi tính chất, đối tượng và chức năng của nó. Ngụ ngôn là một trong những kiểu truyện phúng dụ bằng thơ hoặc văn xuôi rất ngắn, nhưng mang nội dung giáo dục đạo đức. Bài học đạo đức trong những tác phẩm toát ra từ việc chế giễu các tính cách cũng như đặc điểm tiêu cực nào đó của con người. Tuy nhiên, phần lớn là các thói xấu, nhược điểm của con người đã được thể hiện rõ ràng trong các hình tượng loài vật như chim, cá, thú, gia súc… Phúng dụ của ngụ ngôn thường sẽ dựa trên các đặc điểm tiêu biểu, mang tính thông dụng của các loài vật (như cáo ranh mãnh, sư tử khỏe mạnh, thỏ nhút nhát,..). Cốt truyện ngụ ngôn vừa ngắn vừa hàm súc, nhưng giàu sức biểu hiện, bộc lộ bản chất của đối tượng, và hình thức phúng dụ chính là trợ giúp đắc lực cho sự thuyết minh tính cách của nhân vật ngụ ngôn.
- Ngụ ngôn không chỉ gửi gắm ý nghĩa giáo dục và đạo đức, mà còn ít nhiều mang ý nghĩa triết lý về nhận thức luận hoặc về chính trị.
Cấu trúc:
- Hầu hết các tác phẩm ngụ ngôn thường được chia thành hai phần: phần thứ nhất sẽ truyền đạt một hiện tượng hay một nhân vật, sự kiện buồn cười. Còn phần thứ hai là bài học đạo đức. Tuy nhiên, không nhất thiết mọi tác phẩm ngụ ngôn cũng đều có cấu trúc tương tự. Bên cạnh đó, cũng có nhiều tác phẩm phần 2 bị lược đi, vì bài học đã thoát ra từ cốt truyện.
Phân biệt tự sự, miêu tả, biểu cảm
Tự sự
Là dùng ngôn ngữ để kể về một chuỗi sự việc, sự việc này sẽ dẫn đến sự việc kia và cuối cùng tạo thành một kết thúc. Ngoài ra, người ta thường không chỉ chú trọng đến việc kể, mà còn quan tâm đến việc khắc hoạ chân thật những tính cách nhân vật và nêu lên những nhận thức sâu sắc đầy mới mẻ về bản chất của con người và cuộc sống.
Cách để nhận biết phương thức tự sự: có cốt truyện, có nhân vật, có diễn biến sự việc, có những câu văn trần thuật. Tự sự thường sẽ được sử dụng trong truyện, tiểu thuyết, văn xuôi nói chung và đôi khi còn được dùng trong thơ (khi muốn kể sự việc).
Miêu tả
Là dùng chính ngôn ngữ để làm cho người nghe, người đọc có thể hình dung được cụ thể những sự vật, sự việc một cách rõ ràng, hệt như đang hiện ra trước mắt hoặc có thể nhận biết được thế giới nội tâm của con người.
Dấu hiệu để nhận biết phương thức miêu tả: Có các câu văn, câu thơ tái hiện lại từ hình dáng, diện mạo cho đến màu sắc,… của người và sự vật (tả người, tả cảnh, tả tình,….)
Biểu cảm
Là dùng ngôn ngữ để có thể bộc lộ tình cảm, bày tỏ những cung bậc cảm xúc của mình về thế giới xung quanh.
Dấu hiệu để nhận biết phương thức biểu cảm: Có các câu văn, câu thơ miêu tả nguồn cảm xúc, thái độ chân thật của người viết hoặc của nhân vật trữ tình (Lưu ý, cảm xúc của người viết, chứ không hẳn là cảm xúc của nhân vật trong truyện).
Các ví dụ minh hoạ về tự sự
Ví dụ 1:
“Một hôm, mẹ Cám đưa cho Tấm và Cám mỗi đứa một cái giỏ, sai đi bắt tôm, bắt tép và hứa, đứa nào bắt được đầy giỏ sẽ thưởng cho một cái yếm đỏ. Tấm vốn chăm chỉ, lại sợ dì mắng nên mải miết suốt buổi bắt đầy một giỏ cả tôm lẫn tép. Còn Cám quen được nuông chiều, chỉ ham chơi nên mãi đến chiều chẳng bắt được gì.” – (Truyện cổ tích Tấm Cám)
Trong đoạn văn trên, tác giả dân gian kể về sự việc hai chị em Tấm đi bắt tép.
- Có nhân vật : dì ghẻ, Tấm, Cám.
- Có câu chuyện đi bắt tép của hai chị em
- Có diễn biến hành động của các nhân vật dì ghẻ, Tấm & Cám
- Có các câu trần thuật
Ví dụ 2:
“Thế rồi Gióng mặc giáp sắt, đội nón sắt, tay cầm gươm múa quanh mấy vòng. Đoạn từ biệt mẹ và dân làng, nhảy lên lưng ngựa. Ngựa sắt bỗng chồm lên, phun thẳng ra đằng trước một luồng lửa đỏ rực. Gióng thúc chân, ngựa phi như bay, sải từng bước dài hàng chục con sào. Chỉ trong chớp mắt, ngựa đã xông đến đồn trại giặc đang đóng la liệt cả mấy khu rừng. Lưỡi gươm của Gióng vung lên loang loáng như chớp giật. Quân giặc xông ra chừng nào chết chừng ấy. Ngựa thét ra lửa thiêu cháy từng dãy đồn trại, lửa thiêu luôn cả mấy khu rừng.” – (Trích truyện cổ tích Thánh Gióng)
- Có nhân vật : Gióng, mẹ, dân làng,…
- Có câu chuyện tượng trưng cho tinh thần chống ngoại xâm và sức mạnh tuổi trẻ.
- Có diễn biến hành động của các nhân vật Gióng, mẹ, ngựa sắt, quân giặc,..
- Có các câu trần thuật
Xem thêm:
- Từ ghép là gì? Các loại từ ghép và bài tập ví dụ về từ ghép
- Ẩn dụ là gì? Tác dụng ẩn dụ, các loại ẩn dụ và ví dụ minh họa
- Hoán dụ là gì? Tác dụng hoán dụ, các loại hoán dụ và ví dụ minh họa
Tổng kết
Hy vọng thông qua bài viết trên, bạn đã có thể nắm vững và phân biệt được thể loại tự sự. Việc nắm vững kiến thức quan trọng này sẽ giúp bạn hoàn thành tốt những dạng bài tập cũng như có thể vận dụng tốt hơn vào phần viết văn của mình chẳng hạn.
Biện pháp tu từ là gì? Các biện pháp tu từ, tác dụng và ví dụ minh họa
Biện pháp tu từ là hình thức nghệ thuật rất độc đáo trong văn nói và viết mà chúng ta đã và đang gặp rất nhiều trong cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên để phân biệt từng loại cụ thể là điều mà không phải ai cũng làm được.
Trong bài viết sau đây, Bamboo School sẽ phân tích chi tiết nhất về câu hỏi Biện pháp tu từ là gì nhé!
Biện pháp tu từ là gì? Khái niệm tu từ
Đây là cách sử dụng ngôn ngữ theo một cách đặc biệt trong văn nói, trong văn viết và được sử dụng tùy theo ngữ cảnh nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt và tạo ấn tượng với người đọc về một hình ảnh, một câu chuyện, một cảm xúc trong tác phẩm.
Tác dụng của biện pháp tu từ
Tuy chỉ thêm một chút tu từ thôi cũng có thể khiến lời nói, văn viết có hồn hơn. Và nếu bạn càng áp dụng tu từ một cách tinh tế và hợp lý, chắc chắn bạn sẽ gây ấn tượng sâu sắc trong lòng người nghe/ xem với cách diễn đạt của bạn. Và cụ thể tác dụng của biện pháp tu từ có thể được liệt kê như sau:
- Tăng sự gợi hình, gợi cảm cho con người, cảnh vật và thiên nhiên.
- Nhằm thu hút người đọc, người nghe.
- Thể hiện sự đa dạng, độc đáo về từ vựng và ngữ pháp tiếng Việt.
- Giúp người đọc, người nghe dễ nhớ và tạo ấn tượng độc đáo cho người đọc.
- Thể hiện trọn vẹn tâm tư, tình cảm, cảm xúc, nguyện vọng của tác giả.
Đặc biệt, trong các tác phẩm văn học, biện pháp tu từ được sử dụng để tăng tính nghệ thuật độc đáo cho tác phẩm.
Các biện pháp tu từ cụ thể? Tác dụng của từng biện pháp? Cho ví dụ minh hoạ của từng biện pháp tu từ
So sánh
Khái niệm: So sánh là biện pháp đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để tăng sức gợi hình, gợi cảm cho biểu đạt.
Tác dụng: làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự vật được nhắc tới, giúp câu văn trở nên sinh động, gây hứng thú với người đọc.
Ví dụ: Bạn Hà rất giống bạn Hảo, khuôn mặt tròn tròn, dáng người mũm mĩm trông rất dễ thương.
Ẩn dụ
Khái niệm: Là phương thức biểu đạt gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với sự vật chính
Tác dụng:
- Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
- Mang tính hàm súc, cô đọng, giá trị biểu đạt cao gợi những sự liên tưởng ý nhị, sâu sắc
Ẩn dụ có 04 loại: Ẩn dụ hình thức, cách thức, phẩm chất, chuyển đổi cảm giác.
Ví dụ: “Vân xem trang trọng khác vời. Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.”
Ẩn dụ “Khuôn trăng đầy đặn”: gương mặt sáng như trăng rằm.
Hoán dụ
Khái niệm: Là biện pháp tu từ để gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có quan hệ gần gũi.
Tác dụng:
- Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
- Diễn tả sinh động nội dung thông báo, gợi sự liên tưởng ý vị, ý nghĩa thêm sâu sắc.
Ví dụ: “Anh ấy là một tay săn bàn có hạng trong đội bóng.”
=> Lấy 1 bộ phận để gọi toàn thể.
Nhân hoá
Khái niệm: Là biện pháp tu từ để chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ,…vốn chỉ được dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, cây cối,…
Tác dụng: Làm cho sự vật, cây cối trở nên gần gũi và sinh động hơn.
Ví dụ: “Heo hút cồn mây súng ngửi trời”
Nói quá
Khái niệm: là cách nói phóng đại quy mô, mức độ, tính chất của sự vật, sự việc hay hiện tượng có thật trong thực tế
Tác dụng: Giúp hiện tượng, sự vật miêu tả được nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm cho người nghe, người đọc.
Ví dụ:
“Chọc trời khuấy nước mặc dầu
Dọc ngang nào biết trên đầu có ai”
(Nguyễn Du)
Nói giảm, nói tránh
Khái niệm: là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt ý nghĩa tế nhị hơn và uyển chuyển
Tác dụng: tránh gây cảm giác quá đau buồn, nặng nề, tránh thô tục, mất lịch sự.
Ví dụ: Bà nội của em đã ra đi được một khoảng thời gian rồi nhưng tình thương của ông thì vẫn còn đâu đây rất gần.
Điệp ngữ, điệp từ
Khái niệm: là một biện pháp tu từ trong văn học chỉ việc lặp đi lặp lại một từ hoặc một cụm từ, nhằm nhấn mạnh, khẳng định, liệt kê …
Tác dụng: để làm nổi bật vấn đề khi muốn nói đến đến.
Ví dụ: Học, học nữa, học mãi.
Chơi chữ
Khái niệm: Là biện pháp tu từ sử dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ.
Tác dụng: Tạo sắc thái dí dỏm, hài hước, làm câu văn độc đáo và thú vị
Ví dụ: “Một con cá đối nằm trên cối đá, Hai con cá đối nằm trên cối đá”.
Liệt kê
Khái niệm: Là sắp xếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả đầy đủ, sâu sắc hơn nêu nhiều khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng, tình cảm.
Tác dụng: diễn tả các khía cạnh hoặc tư tưởng, tình cảm được đầy đủ, rõ ràng, chi tiết hơn đến với người đọc, người nghe.
Ví dụ: Khu vườn nhà em có rất nhiều loài hoa đẹp nào là hoa lan với hoa cúc, hoa mai với hoa đào, hoa hồng và hoa ly.
Tương phản
Khái niệm: là biện pháp tu từ sử dụng từ ngữ đối lập, trái ngược nhau
Tác dụng: để tăng hiệu quả diễn đạt cho câu văn cuốn hút hơn.
Ví dụ: “Bán anh em xa mua láng giềng gần”
Bài tập minh hoạ có đáp án
Bài tập biện pháp tu từ so sánh:
Xác định và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ sau:
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời .
Đáp án: Sử dụng phép so sánh
- Những ngôi sao thức – mẹ thức: Những ngôi sao thức suốt đêm nhưng cũng không bằng mẹ đã thức vì cả cuộc đời của con, sự hy sinh thầm lặng.
- Mẹ – ngọn gió: Mẹ là nơi mát mẻ, yên bình của con suốt đời.
- Tác giả sử dụng biện pháp so sánh để thể hiện tấm lòng yêu thương, sự hy sinh thầm lặng của người mẹ đối với người con và lòng biết ơn của con dành cho mẹ.
Bài tập biện pháp tu từ ẩn dụ:
Hai câu dưới sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó
Câu 1:
Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
Đáp án: Sử dụng hai từ ẩn dụ “ thuyền, bến” để bày tỏ nỗi niềm của cô gái luôn đợi chờ người yêu của mình.
Cấu 2:
Nước non lận đận một mình
Thân cò lên thác, xuống ghềnh bấy nay.
Đáp án: Ẩn dụ ví “thân cò” như người nông dân cả ngày lao động vất vả kiếm miếng ăn.
Bài tập biện pháp tu từ hoán dụ:
Câu 1: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu sau:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Đáp án: Sử dụng hoán dụ, từ “một” chỉ số ít làm liên tưởng đến sự đơn lẻ, tạo cảm giác rất ít. Từ ‘ba” chỉ số nhiều giúp liên tưởng tới sự đoàn kết. Giữa một – sự đơn lẻ và ba – sự đoàn kết làm nổi bật sự đoàn kết trong cuộc sống.
Câu 2:
Đầu xanh có tội tình gì
Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi
Đáp án: Sử dụng biện pháp hoán dụ
- Đầu xanh: chỉ người còn trẻ
- Má hồng: chỉ người con gái đẹp
=> Nói đến thân phận tài hoa nhưng bạc mệnh.
Bài tập biện pháp tu từ nhân hóa
Biện pháp tu từ nhân hoá trong 2 câu sau có tác dụng gì?
Câu 1:
Trâu ơi ta bảo trâu này.
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
Cấy cày giữ nghiệp nông gia.
Ta đây trâu đấy, ai mà quản công.
Đáp án: “Con trâu” được nhân hóa như người bạn của bà con nông dân. Nhân hoá có tác dụng là thể hiện sự thân thiết giữa người nông dân và con trâu. Người nông dân đã coi trâu như một người bạn đồng hành trong lao động và cuộc sống
Câu 2:
“Núi cao chi lắm núi ơi – Núi che mặt trời chẳng thấy người thương.”
Đáp án: Sử dụng “ngọn núi” để nói về mối tình chênh lệch giàu nghèo.
Bài tập biện pháp tu từ nói quá
Câu 1: Tìm biện pháp tu từ trong câu sau: “Bài toán khó quá nghĩ nát óc mà không ra”.
Đáp án: “Nghĩ nát óc” là cụm từ nói quá.
Câu 2: Tìm biện pháp tu từ trong câu sau: “Tây Thi có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành”.
Đáp án: Sử dụng cụm từ “nghiêng nước nghiêng thành” để nói quá.
Bài tập biện pháp tu từ nói giảm nói tránh
Câu 1: Dùng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh trong câu sau: Bà lão kia bị mù.
Đáp án:
- Thay thế bằng: Bà lão kia khiếm thị.
- Sử dụng nói giảm nói tránh giảm nhẹ mức độ, đồng thời thể hiện sự tôn trọng với người nghe.
Câu 2: Dùng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh trong câu “Bác ấy bị bệnh nặng sắp chết”.
Đáp án:
- Thay thế bằng: Bác ấy bị bệnh nặng sắp mất.
- Cách nói như vậy để giảm đi sự ghê rợn từ cái chết.
Bài tập biện pháp tu từ điệp ngữ, điệp từ
Câu 1: Tác dụng của biện pháp điệp ngữ, điệp từ trong câu “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”.
Đáp án: Nhấn mạnh tinh thần đoàn kết để thành công
Câu 2: Hình thức của biện pháp điệp từ , điệp ngữ sử dụng qua đoạn văn sau là gì?
“Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim, hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa, tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre, trung hiếu chốn này”.
(Viếng lăng Bác – Viễn Phương)
Đáp án: Là hình thức lặp lại một từ, cụm từ có sự nối tiếp với nhau.
Bài tập biện pháp tu từ chơi chữ
Câu 1: Đoạn văn sau sử dụng biện pháp tu từ gì?
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
(Bà huyện Thanh Quan)
Đáp án: Chơi chữ dùng từ đồng âm.
Câu 2: Đoạn văn sau sử dụng biện pháp tu từ gì?
Mênh mông muôn mẫu một màu mưa
Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ.
Đáp án: Dùng cách điệp âm.
Bài tập biện pháp tu từ liệt kê
Cho 2 ví dụ về biện pháp tu từ liệt kê:
Câu 1: Nhà em có rất nhiều người: bố em, mẹ em, anh em, chị em và em.
Câu 2: Nền văn học của Việt Nam có rất nhiều tác phẩm có giá trị về con người trong xã hội cũ như là: Chí Phèo, Tắt đèn, Lão Hạc, Chuyện người con gái Nam Xương…
Bài tập biện pháp tu từ tương phản
Nêu tác dụng của biện pháp tu từ tương phản trong tác phẩm “ Sống chết mặc bay”
Đáp án:
Tác dụng của thủ pháp tương phản đối lập:
- Tố cáo sự vô trách nhiệm, tham lam khốn nạn của bọn quan lại – những kẻ được xem là cha mẹ của nhân dân
- Cảnh khốn cùng, tuyệt vọng của người dân trước cơn thịnh nộ của thiên nhiên khi chống chọi với bão lũ
- Khắc sâu hơn cảnh tượng trái ngược: Dân đằm mình, bỏ mạng khi nước lũ chảy xiết khi vỡ đê >< quan sung sướng khi thắng ván bài to
Xem thêm:
Kết luận
Đây được xem là những biện pháp tu từ phổ biến nhất trong môn học Ngữ Văn và cả trong đời sống thường ngày của chúng ta. Đặc biệt trong hầu hết các bài kiểm tra đều có liên quan đến những biện pháp tu từ này các em cần nắm vững kiến thức để đạt được kết quả học tập tốt nhé!
Ẩn dụ là gì? Tác dụng ẩn dụ, các loại ẩn dụ và ví dụ minh họa
Phương pháp ẩn dụ, khái niệm, một số kiểu ẩn dụ và các ví dụ về phương pháp ẩn dụ là một câu hỏi mà nhiều bạn học sinh gặp khó khăn để ứng dụng vào bài học. Để hiểu hơn bài học này mời các em theo dõi bài học chi tiết bên dưới nhé!
Ẩn dụ là gì? Khái niệm của ẩn dụ
Ẩn dụ là biện pháp tu từ dùng tên gọi của sự vật/hiện tượng này bằng tên của sự vật/hiện tượng khác có nét tương đồng giữa 2 đối tượng về mặt nào đó (như tính chất, trạng thái, màu sắc, …) nhằm tăng sức gợi hình và gợi cảm cho sự diễn đạt.
>>> Xem thêm: Hoán dụ là gì?
Các loại ẩn dụ trong tiếng Việt
Trong biện pháp ẩn dụ có thể chia ra làm 4 hình thức khác nhau:
Ẩn dụ hình thức
Người nói hoặc viết giấu đi một phần ý nghĩa.
Ví dụ:
Về thăm nhà Bác Làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.
=> Thắp: ẩn dụ ám chỉ hoa râm bụt đang nở hoa.
=> Thắp và nở đều có điểm chung về cách thức.
Ẩn dụ cách thức
Thể hiện một vấn đề bằng nhiều cách, việc ẩn dụ này giúp người diễn đạt đưa hàm ý vào câu nói.
Ví dụ:
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
=> Kẻ trồng cây đó là những con người lao động, ám chỉ những người tạo ra thành quả lao động.
Ẩn dụ phẩm chất
Có thể thay thế phẩm chất của sự vật hoặc hiện tượng này bằng phẩm chất của sự vật, hiện tượng khác cả hai phải có nét tương đồng.
Ví dụ:
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
=> Người cha: ẩn dụ nói đến Bác Hồ
=> Người cha và Bác Hồ đều có điểm chung về phẩm chất
Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
Phép tu từ miêu tả tính chất, đặc điểm của sự vật được nhận biết bằng giác quan này nhưng lại được miêu tả bằng từ ngữ sử dụng cho giác quan khác.
Ví dụ: Trời nắng giòn tan. => Câu trên nói đến cảm giác nắng to, nắng khô mọi vật.
Tác dụng của ẩn dụ
Trong các tác phẩm văn học, ca dao, thơ thường sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ. Biện pháp tu từ ẩn dụ có tác dụng :
- Giúp tăng sức biểu cảm cho câu văn/câu thơ.
- Ẩn dụ giàu hình ảnh và có tính hàm súc cao giúp người đọc người nghe hấp dẫn và bị lôi cuốn.
Ví dụ: Người Cha mái tóc bạc
Nếu dùng như cách thông thường thay người cha bằng “Bác Hồ mái tóc bạc” sẽ trở thành một câu thông thường và mất đi tính biểu cảm. Bài thơ sẽ vô vị.
Biện pháp so sánh và ẩn dụ có gì giống và khác nhau
Giống nhau
Đều dựa trên cơ sở liên tưởng những nét tương đồng giữa các sự vật, sự việc khác nhau.
Khác nhau
So sánh thường cần đến từ so sánh hoặc dấu hiệu nhận biết phân biệt giữa các vế so sánh và vế được so sánh ( vd như dấu gạch ngang, dấu hai chấm…) So sánh có thể ngang bằng hoặc không ngang bằng.
Ẩn dụ không cần từ hay dấu câu phân biệt giữa các sự vật sự việc được nêu ra. Do vậy, ẩn dụ còn được gọi là so sánh ngầm. Phép ẩn dụ giữa các sự vật sự việc thường mang ý nghĩa ngang bằng, tương đương.

Phân biệt ẩn dụ và so sánh
Ví dụ bài tập về ẩn dụ tiếng Việt
Lấy 5 ví dụ ẩn dụ trong lời nói hằng ngày
- Cháy hàng quà tặng ngày 8/3 ( cháy là “hiếm”, “hết hàng”, “không đủ”)
- Anh ấy là người tốt bụng (tốt bụng là “tử tế”, “đàng hoàng”)
- Nói ngọt lọt tiếng xương (nghĩa là “nói nặng quá”)
- Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng (“mực” ý nói môi trường xấu, “đèn” ý nói môi trường tốt nên học hỏi)
- Nói ngọt như mía lùi ( nghĩa là giọng nói trong trẻo, ngọt ngào như rất nhẹ nhàng)
Đặt câu với 4 kiểu ẩn dụ
Ẩn dụ phẩm chất:
- Trong lớp tôi có một chú vẹt.
- Dù ai nói ngả nói nghiêng. Thì ta vẫn vững như kiềng ba chân.
Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác:
- Những bông hoa hồng có mùi hương rất ngọt.
- Em thấy cả trời sao Anh đội viên nhìn Bác
Một tiếng chim kêu sáng cả rừng.
Ẩn dụ hình thức:
- Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
Ẩn dụ cách thức:
- Em đi lửa thắp trong bao mắt
Anh đứng thành tro em biết không? - Vì lợi ích mười năm trồng cây, Vì lợi ích trăm năm trồng người.
Xác định các kiểu ẩn dụ trong các câu sau đây
Bài tập 1: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng, thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Trả lời: Sử dụng hình ảnh ẩn dụ là: “mặt trời, rất đỏ“. “Mặt trời” ý nói là hình ảnh của Bác Hồ tỏa sáng như một mặt trời, “rất đỏ” ý nói về công lao của Bác rất lớn đối với đất nước.
Bài tập 2: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
Trả lời: Sử dụng ẩn dụ là: “mực, đèn“. “Mực” ý nói về môi trường xấu không tốt, “đèn” ý nói môi trường sống tốt lành. Mang ý nghĩa khuyên chúng ta nên tránh môi trường sống không tốt và chọn môi trường sống tốt.
Bài tập 3:
Thuyền về có nhớ bến chăng?
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
Trả lời: Sử dụng ẩn dụ là: “thuyền, bến“. “Thuyền” ý nói là người con trai, “bến” ý nói là người con gái. Câu thơ mang ý nghĩa người con gái mong nhớ người con trai và luôn đợi chờ.
Bài tập 4:
Cha lại dắt con đi trên cát mịn
Ánh nắng chảy đầy vai.
Trả lời: Sử dụng ẩn dụ là: “ánh nắng” ý nói là những giọt mồ hôi của người ta.
Bài tập 5: Dàn sao Hàn khoe sắc trên thảm đỏ liên hoan phim.
Trả lời: Sử dụng ẩn dụ là: “dàn sao” ý nói những người nổi tiếng.
Xem thêm:
- Trợ từ là gì? Thán từ là gì? Cách đặt câu với trợ từ và thán từ
- Từ ghép là gì? Các loại từ ghép và bài tập ví dụ về từ ghép
- Thành ngữ, tục ngữ là gì? Cách phân biệt và ví dụ về thành ngữ và tục ngữ
Trên đây là toàn bộ kiến thức về biện pháp ẩn dụ, mong rằng qua bài viết này bạn đọc có thể nhận biết được phép tu từ ẩn dụ. Hi vọng bài viết này sẽ giúp các bạn học tốt phần Tiếng Việt. Chúc các bạn có một buổi học thật bổ ích nhé!!
Số hữu tỉ là gì? Số vô tỉ là gì? Phân biệt số hữu tỉ và vô tỉ
Số hữu tỉ là gì? Số vô tỉ là gì? Liệu chúng có điểm nào giống nhau hay có điểm nào khác biệt? Làm sao để phân biệt số hữu tỉ và số vô tỉ? Đó chính là những câu hỏi sẽ được giải đáp cùng Bamboo. Cùng bắt đầu ôn tập lại nhé!
Số hữu tỉ là gì? Khái niệm số hữu tỉ
Số hữu tỉ chính là tập hợp các số có thể được viết dưới dạng phân số (thương số). Tức là đối với một số hữu tỉ, nó có thể được biểu diễn bằng một số thập phân vô hạn tuần hoàn. Số hữu tỉ sẽ được viết dưới dạng là a/b, trong đó a và b là các số nguyên nhưng b phải chắc chắn khác 0.
Số hữu tỉ âm
Với những số hữu tỉ nhỏ hơn 0 thì đó là số hữu tỉ âm.
Số hữu tỉ dương
Với những số hữu tỉ lớn hơn 0 thì đó là số hữu tỉ dương.
Số hữu tỉ kí hiệu là gì? Tính chất số hữu tỉ
Q là ký hiệu tập hợp các số hữu tỉ.
Vậy ta có: Q={ a/b; a, b∈Z, b≠0}
Tính chất của số hữu tỉ:
- Tập hợp số hữu tỉ là tập hợp đếm được.
- Phép nhân số hữu tỉ có dạng.
- Phép chia số hữu tỉ có dạng
- Nếu số hữu tỉ là số hữu tỉ dương thì số đối của nó là số hữu tỉ âm và ngược lại. Tức tống số hữu tỉ và số đối của nó bằng 0.
Số hữu tỉ bao gồm những gì?
Số hữu tỉ bao gồm các số thập phân vô hạn tuần hoàn, còn với số vô tỉ thì là các số thập phân vô hạn không tuần hoàn.
Số vô tỉ là gì?
Khái niệm số vô tỉ
Số vô tỉ là các số được viết dưới dạng số thập phân vô hạn không tuần hoàn. Số vô tỉ có kí hiệu là I.
Số thực không phải là số hữu tỉ có nghĩa là không thể biểu diễn được dưới dạng tỉ số như a/b (trong đó a, b là các số nguyên).
Khái niệm về căn bậc hai
Căn bậc hai của một số a là một số x sao cho x2 = a, hay nói cách khác là số x mà bình phương lên thì = a.
Ví dụ: 4 và −4 là căn bậc hai của 16 vì 4^2 = (−4)^2 = 16.
Mọi số thực a không âm đều sẽ có một căn bậc hai không âm duy nhất và được gọi là căn bậc hai số học, ký hiệu √a và ở đây √ được gọi là dấu căn.
Số vô tỉ kí hiệu là gì? Tính chất số vô tỉ
Tập hợp các số vô tỉ sẽ được kí hiệu là I.
Vậy ta có :
Tính chất số vô tỉ
Tập hợp số vô tỉ là tập hợp không đếm được.
Ví dụ:
Số vô tỉ: 0,1010010001000010000010000001… (đây là số thập phân vô hạn không tuần hoàn)
Số căn bậc 2: √2 (căn 2)
Số pi (π): 3,14159 26535 89793 23846 26433 83279 50 288…..
Phân biệt số hữu tỉ và vô tỉ
Số hữu tỉ và số vô tỉ có sự khác nhau như sau:
- Số hữu tỉ bao gồm các số thập phân vô hạn tuần hoàn, còn số vô tỉ thì bao gồm các số thập phân vô hạn không tuần hoàn.
- Số hữu tỉ thì chỉ là phân số, còn số vô tỉ thì có rất nhiều loại số. Số hữu tỉ là các số đếm được, còn số vô tỉ là các số không đếm được.
Một số câu hỏi thường gặp về số hữu tỉ và số vô tỉ
Dưới đây sẽ là một số câu hỏi thường gặp liên quan đến số hữu tỉ và số vô tỉ, cùng xem qua nhé!
Số 1 có phải số hữu tỉ không?
Tập hợp số hữu tỉ là tập hợp các số đếm được do đó sẽ tập hợp các số tự nhiên (N) ví dụ 1, 2, 3…
Số hữu tỉ có căn không?
Căn là số vô tỉ do đó nó không phải là số hữu tỉ.
Số hữu tỉ có phải là số nguyên không?
Ta có thỏa mãn điều kiện số hữu tỉ. Do đó số nguyên a bất kì cũng sẽ là một số hữu tỉ.
Số hữu tỉ vô hạn tuần hoàn là gì?
Mỗi số hữu tỉ đều được biểu diễn dưới dạng một số thập phân hữu hạn tuần hoàn hoặc vô hạn tuần hoàn. Ngược lại, với mỗi số thập phân hữu hạn tuần hoàn hoặc vô hạn tuần hoàn đều biểu diễn một số hữu tỉ.
Số vô tỉ thuộc tập hợp nào?
Tập hợp số vô tỉ là tập hợp số không đếm được.
Số 0 là số hữu tỉ hay vô tỉ?
Số 0 khi đối chiếu trên trục số thì số 0 sẽ là số hữu tỉ.
Ví dụ bài tập về số vô tỉ và hữu tỉ
Câu 1: Căn bậc 2 của số 12
A. 2 B. 3√2
C. 4 D. 2√3
Câu 2: Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai?
a. Số hữu tỉ dương lớn hơn số hữu tỉ âm
b. Số hữu tỉ dương lớn hơn số tự nhiên
c. Số 0 là số hữu tỉ âm
d. Số nguyên dương là số hữu tỉ.
Câu 3: Tìm tập các giá trị của x biết:
a. (x – 1)(x – 2) > 0
b. 2x – 3 < 0
c. (2x – 4)(9 – 3x) > 0
d. 2x/3 – 3/4 > 0
e. (3/4 – 2x)(-3/5 + 2/-61 – 17/51) ≤ 0
f. (3/2x – 4).5/3 > 15/6
Bài 4: Chứng minh rằng không có số hữu tỉ nào thỏa mãn:
a) x^2 = 7
b) x^2 – 3x = 1
c)
Xem thêm:
Số chính phương là gì? Tính chất và bài tập ví dụ minh họa về số chính phương
Số nguyên tố là gì? Bảng số nguyên tố, ví dụ số nguyên tố và bài tập ứng dụng
Các tính tỉ số phần trăm và các dạng toán về tỉ số phần trăm cơ bản có đáp án
Trên đây chính là câu trả lời cho các câu hỏi số hữu tỉ là gì? Số vô tỉ là gì? Liệu chúng có điểm nào giống nhau hay có điểm nào khác biệt? Làm sao để phân biệt số hữu tỉ và số vô tỉ? Cùng những bài tập vận dụng liên quan. Chúc các bạn có thể học tập thật tốt và nắm vững kiến thức về số hữu tỉ và số vô tỉ!
Đại từ là gì? Phân loại đại từ và vai trò ngữ pháp của đại từ trong Tiếng Việt
Đại từ là gì là khái niệm có thể gây ra khó khăn cho các em học sinh trong bộ môn Tiếng Việt. Đây được xem là kiến thức vô cùng quan trọng giúp các em biết được cách đặt câu, vị trí trong câu một cách chính xác nhất. Cùng theo dõi bài chia sẻ bên dưới để hiểu rõ hơn về bài học này nhé!
Đại từ là gì?
Đại từ là những từ được người sử dụng dùng để xưng hô hay thay thế cho tính từ, động từ, danh từ hoặc một cụm tính từ, cụm động từ, cụm danh từ.
Mục đích: dùng để đa dạng hóa cách viết trong tiếng Việt cũng như hỗ trợ việc tránh lặp đi lặp lại các từ, mất đi tính mạch lạc của câu.
Các loại đại từ trong tiếng Việt
Đại từ nhân xưng
Là đại từ xưng hô dùng để ám chỉ đại diện, ngôi thứ, và còn dùng để thay thế cho danh từ. Các em học sinh cần lưu ý, đại từ nhân xưng gồm có 3 ngôi:
- Ngôi thứ nhất: ám chỉ về bản thân mình (tôi, chúng tôi, ta, chúng ta, tớ,…)
- Ngôi thứ hai: ám chỉ người đối diện (cậu, các cậu, chú, cô, dì,…)
- Ngôi thứ ba: ám chỉ một người nào đó không có mặt (người đó, anh ta, cô ấy,…)
Ngoài ra, đại từ nhân xưng còn được áp dụng trong một số ngành nghề, hoàn cảnh gia đình thường ngày mà mọi người vẫn thường xuyên dùng dùng để nói đến một ai đó.
Đại từ nghi vấn
Là đại từ dùng để đặt câu hỏi. Nội dung của câu có thể liên quan đến nhiều vấn đề xoay quanh cuộc sống.
Các đại từ nghi vấn: ai, gì, nào, như thế nào, bao nhiêu, bao giờ, đâu, tại sao, vì sao…
Đại từ thay thế
Đại từ thay thế có chức năng thay thế cụm từ trong câu, ngoài ra nó còn giúp tránh lặp các từ bằng việc thay thế một ai đó cách gián tiếp. Có 3 loại đại từ thay thế mà mọi người nên biết:
- Đại từ thay thế cho danh từ: chúng tôi, họ, tôi, bọn họ,…
- Đại từ thay thế cho động từ, tính từ: thế này, thế kia, vậy, cho nên,…
- Đại từ thay thế cho số từ: bao nhiêu, số lượng, tổng cộng, bao,…
Vai trò ngữ pháp của đại từ trong tiếng Việt
Vai trò của đại từ là gì? Chúng ta cần xác định vai trò chính của đại từ trong ngữ pháp tiếng Việt.
- Vị trí chủ ngữ, vị ngữ hay phụ ngữ cho một danh từ, động từ, tính từ nào đó trong câu
- Đóng vai trò là một thành phần chính trong câu
- Có nhiệm vụ thay thế các thành phần khác một cách hợp lý
- Có chức năng quan trọng là trỏ, nhấn mạnh.
Các ví dụ về đại từ trong tiếng Việt
Ví dụ về đại từ nhân xưng:
Ví dụ 1: Chúng tôi đang trên đường đến trường vào sáng nay.
Ví dụ 2: Dì của tôi năm nay đã ngoài 40 tuổi
Ví dụ 3: Hôm qua, tôi nhìn thấy anh ấy đi ra ngoài
Ví dụ về đại từ nghi vấn
Ví dụ 1: Hôm nay, em ăn cơm chưa?
Ví dụ 2: Bao giờ bạn đi học lại?
Ví dụ 3: Có phải hôm qua tôi gặp bạn trên đường đi đến công viên phải không?
Ví dụ 4: Ai là người trực nhật hôm qua ?
Ví dụ về đại từ thay thế
Ví dụ 1: Hôm nay lớp chúng tôi trực nhật, cho nên chúng tôi đến sớm
Ví dụ 2: Hôm nay tôi và Huyền có hẹn đi xem phim, nhưng nhà cô ấy có việc bận nên không thể đi được.
Ví dụ 3: Gia đình tôi đã đặt bao nhiêu phần quà cho trẻ em trong xóm?
Một số bài tập về đại từ trong tiếng Việt
Đặt câu với đại từ
1. Đại từ để trỏ
a. Trỏ người, sự vật
Đáp án : Cậu đợi tớ
b. Trỏ số lượng
Đáp án: Bao nhiêu đây chưa đủ
c. Trỏ hoạt động, tính chất, sự việc
Đáp án: Cô ấy làm vậy là muốn tốt cho bạn
2. Đại từ để hỏi
a. Trỏ người sự vật:
Đáp án: Hoa này là loại hoa gì vậy?
b. Trỏ số lượng
Đáp án: Hộp bút này có giá bao nhiêu?
c. Trỏ hoạt động, tính chất, sự việc
Đáp án: Anh ấy bị làm sao vậy?
Xác định đại từ trong câu sau
1. Chúng tôi thấy mùa hè nắng nóng, ai cũng sợ?
Đáp án: Chúng tôi, ai
2. Mình về mình có nhớ ta/ Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Đáp án: Mình, ta
3. Em gái tôi tên là Kiều Vy, nhưng tôi quen gọi nó là bé út bởi vì nó là con út trong gia đình
Đáp án: Tôi, nó
Thay thế các đại từ trong câu thành đại từ khác
Tìm đại từ trong đoạn hội thoại sau, nói rõ từng đại từ thay thế cho từ ngữ nào:
a. Trong giờ ra chơi, Nam hỏi Bắc:
(1) – Bắc ơi, hôm qua bạn được mấy điểm môn Tiếng Anh?
(2) – Tớ được điểm 10, còn cậu được mấy điểm ?- Bắc nói.
(3) – Tớ cũng thế.
Đáp án: Bắc, bạn, tớ, cậu, mấy điểm, cũng thế
b. Đọc các câu sau:
Sóc nhảy nhót chuyền cành thế nào ngã trúng ngay vào Chó Sói đang ngủ. Chó Sói choàng dậy tóm được Sóc, định ăn thịt, Sóc bèn van xin:
– Xin ông thả cháu ra.
Sói trả lời:
– Thôi được, ta sẽ thả mày ra. Có điều mày hãy nói cho ta hay, vì sao họ nhà Sóc chúng mày lúc nào cũng vui vẻ như vậy?
Đáp án: ông, cháu, ta, mày, có điều, vì sao, chúng mày, như vậy, bèn, nhà Sóc
Xem thêm:
- Từ ghép là gì? Các loại từ ghép và bài tập ví dụ về từ ghép
- Hoán dụ là gì? Tác dụng hoán dụ, các loại hoán dụ và ví dụ minh họa
- Thành ngữ, tục ngữ là gì? Cách phân biệt và ví dụ về thành ngữ và tục ngữ
Lời kết
Trên đây là toàn bộ những gì liên quan về khái niệm đại từ là gì? Mong rằng với những kiến thức bổ ích mà Bamboo mang lại, các em học sinh sẽ hiểu rõ hơn về ngữ pháp tiếng Việt và hoàn thành xuất sắc bài học khi gặp chúng. Chúc các em thành công.
Lớp 1 học những môn gì? Hành trang cho con vào lớp 1
Cột mốc bước vào lớp 1 – lớp đầu tiên của cấp tiểu học đối với con là vô cùng quan trọng nó quyết định thái độ và niềm yêu thích học tập của trẻ. Để nhờ đó mà sau này con có thể tự mình học hỏi và phát triển hơn nữa. Để cho cho con bước vào đầu năm học và có quá trình học tập hiệu quả ba mẹ hãy xem hết bài viết sau đây nhé!
Lớp 1 năm 2022 bao nhiêu tuổi? Mấy tuổi học lớp 1
Khi bắt đầu theo học tại trường với chương trình học chuẩn của bộ giáo dục và đào tạo thì khi ấy các con em phải đảm bảo rằng bé đã được 6 tuổi. Tuy nhiên, có một số trường hợp đặc biệt như trẻ em khuyết tật, kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, trẻ em ở những vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, trẻ em người dân tộc thiểu số, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em ở nước ngoài về nước, con em người nước ngoài học tập, làm việc ở Việt Nam thì có thể vào học lớp 1 muộn hơn.
Lớp 1 học những môn gì? Có bao nhiêu môn học?
Bộ GD&ĐT đã phê duyệt bản thảo sách giáo khoa của 9 môn dành cho lớp 1 và được bắt đầu từ 2020.
Trong đó, cụ thể có 8 môn học lớp 1 bắt buộc gồm: Tiếng Việt, Toán, Đạo Đức, Tự nhiên và xã hội, Giáo dục Thể chất, Âm nhạc, Mĩ thuật và Hoạt động trải nghiệm. Và 1 môn học tự chọn: Hoặc Tiếng Anh hoặc tiếng dân tộc thiểu số.
Lớp 1 học cần bao nhiêu quyển vở ?
Để đáp ứng với chương trình cải cách giáo dục mới hiện nay và để đảm bảo giảm áp lực cho các con mỗi ngày đến trường. Nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ chương trình học, bộ giáo dục thường sẽ yêu cầu mỗi bé cần trang bị ít nhất 4 quyển vở là: Toán, Tiếng Việt, Ngôn Ngữ và vở Bài Học.
Lớp 1 dùng vở mấy ô ly? Bút chì gì? Bút mực gì?
Để chọn vở chuẩn xác nhất cho con học lớp 1, ba mẹ cần lưu ý một số những điểm như:
- Chọn ô ly vở theo từng giai đoạn để bé làm quen với con chữ dần dần
- Độ dày của vở: đối với các bé chưa kiểm soát được lực viết sẽ hay đè mạnh hoặc tẩy xóa nhiều làm rách giấy.
- Đường kẻ trên giấy phù hợp, độ đậm nhạt của các đường chỉ rõ ràng, không bị mất nét và có khoảng cách chính xác để bé tập làm quen với cách trình bày.
- Màu sắc ruột giấy: có thể chọn tùy theo ý thích của trẻ. Tuy nhiên, ruột giấy có màu ngả vàng sẽ thân thiện hơn với mắt của con hơn.
Lớp 1 có phải đóng học phí không? Học phí lớp 1 bao nhiêu?
Theo nghị định của Chính phủ ban hành Nghị định Quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo. Quy định cụ thể khung học phí đối với giáo dục mầm non, phổ thông năm học 2021 – 2022 căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, HĐND cấp tỉnh quyết định khung học phí hoặc mức học phí cụ thể.
[wptb id=7246]
Và kể từ năm học 2023 – 2024 trở đi, khung học phí được điều chỉnh theo tỷ lệ phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng và khả năng chi trả của người dân nhưng không quá 7,5%/năm.
Lớp 1 cần mua những gì? Những dụng cụ học tập cần chuẩn bị
Sách giáo khoa:
Món đồ đầu tiên mà ai ai cũng nghĩ tới đầu tiên chắc hẳn là bộ sách giáo khoa đầy đủ để con học tập trong suốt 1 năm. Ngoài ra, mẹ nên mua những tấm bìa bọc sách bìa kính để giúp con bảo vệ những cuốn sách luôn sạch đẹp. Bên cạnh đó, nhãn tem để ghi tên của con cũng không thể thiếu các mẹ nhé.
Vở viết ô li
Ngoài sách giáo khoa ra thì vở cũng là người bạn theo suốt quá trình học tập của con. Vở viết sẽ là người bạn gắn bó cùng con trên những nét chữ đầu đời. Bởi thế, các mẹ nên chọn cho con loại vở ô ly rõ nét và chất lượng để con viết tốt nhất.
Đồ dùng học tập cho bé
Một số đồ dùng học tập cho bé dưới đây không thể thiếu được khi bé bước vào lớp 1 như: bút chì, thước kẻ, hộp màu tô, tẩy,..
Bảng viết:
Trong quá trình luyện viết chữ cái và con số thì bảng học sinh chính là vật dụng vô cùng quan trọng. Ba mẹ sẽ thường thấy có 2 loại là bảng gỗ và bảng nhựa. Khi chọn bảng cho bé, ba mẹ nên tìm những loại có chất liệu tốt và chất lượng, không bị nứt hay cong vênh. Đồng thời có độ bền cao và dễ dàng tẩy xoá cho các bé dễ sử dụng.
Hộp đựng bút
Hộp đựng bút cũng là một thứ quan trọng không thể thiếu trong hành trang cho các bé đi học, hộp đựng bút giúp các bé đựng những dụng cụ học tập cần thiết tránh để lạc mất và vô cùng tiện lợi.
Lớp 1 cần học những gì? Những kỹ năng mềm cho trẻ
Tiểu học là nền tảng rất quan trọng trong quá trình “trăm năm trồng người của chúng ta”. Đây là cấp bậc học tập chính quy đầu tiên của mỗi người. Vì thế ba mẹ cần đặc biệt lưu ý quan tâm, cũng như chuẩn bị cho con thật chu đáo nhé. Để luôn bắt kịp các bài học ở trường và linh hoạt với xã hội thì ba mẹ nên trang bị cho con 20 kỹ năng cho trẻ vào lớp 1, chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình học tập, làm quen và linh hoạt với môi trường của bé.
Xem thêm:
- Chuẩn bị cho bé vào lớp 1 cần những gì?
- Hướng dẫn chi tiết cách viết 29 chữ cái tiếng Việt cho bé vào lớp 1
- Tổng hợp 15 câu chuyện về gia đình cho trẻ tiểu học hay và ý nghĩa
Hiểu được nỗi lo của Ba mẹ chuẩn bị hành trang cho trẻ vào lớp 1, Bamboo School đã liệt kê tất cả những điều cần thiết cho ba me để con có thể bước vào lớp 1 đầy tự tin và đầy đủ nhất. Dù con có học tập ở nơi nào thì người đồng hành sâu sắc nhất trong mọi chặng đường của con vẫn là ba mẹ. Hãy quan tâm hơn và là chỗ dựa vững chắc để con luôn cảm thấy yên tâm ba mẹ nhé!