10+ cách dạy con học chữ cái nhanh thuộc hiệu quả đơn giản nhất
Làm thế nào để dạy con học bảng chữ cái nhanh thuộc luôn là thắc mắc chung của nhiều bậc phụ huynh. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tham khảo ngay 10+ cách dạy con học chữ cái nhanh thuộc hiệu quả và đơn giản nhất mà bố mẹ nào cũng có thể áp dụng. Cùng chúng mình tìm hiểu nhé!
Tại sao con học mãi không thuộc bảng chữ cái
Khi dạy con học bảng chữ cái, hẳn nhiều bậc phụ huynh khá đau đầu với việc con học mãi mà không thể tiếp thu hết kiến thức. Dù bố mẹ có kiên trì đến đâu thì việc đọc thuộc bảng chữ cái tiếng Việt vẫn là khó nhằn đối với trẻ nhỏ. Điều này có thể xuất phát từ việc một số trẻ có khả năng tiếp thu chậm, hoặc chưa kịp làm quen với mặt chữ. Đối với trẻ, những hình ảnh sinh động và bắt mắt sẽ khiến trẻ dễ tập trung và có hứng thú nhiều hơn là bảng chữ cái.
Một nguyên nhân nữa dẫn đến việc trẻ khó ghi nhớ bảng chữ cái đó là do phụ huynh chưa có cách dạy phù hợp. Nhiều bậc cha mẹ thường dạy con bằng cách đọc trước cái chữ cái, sau đó để trẻ tập đọc theo mình. Không phải lúc nào cách dạy này cũng có hiệu quả. Việc tìm ra một phương pháp học phù hợp sẽ giúp trẻ dễ nắm bắt và ghi nhớ thông tin hiệu quả hơn.
10 cách dạy con học chữ cái nhanh chóng, hiệu quả nhất
Sau khi đã hiểu được nguyên nhân dẫn đến việc con trẻ khó học thuộc bảng chữ cái, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những cách dạy con học chữ cái nhanh thuộc mà phụ huynh và thầy cô có thể áp dụng. Dưới đây là 10 phương pháp dạy hiệu quả nhất:
Rèn luyện cho bé có thói quen học tập từ nhỏ
Một trong những cách dạy con học chữ cái nhanh thuộc và hiệu quả nhất đó là rèn luyện thói quen học tập cho bé ngay từ khi còn nhỏ. Nhiều bậc phụ huynh do bận rộn công việc nên thường gửi trẻ đến các trường mầm non từ rất sớm. Việc chăm sóc, dạy dỗ các bé sẽ do các giáo viên mầm non phụ trách. Tuy nhiên, bạn cũng không nên cho rằng, chỉ cần được thầy cô dạy dỗ là bé có thể thành thạo bảng chữ cái.
Ngoài thời gian ở trường lớp, bạn cũng nên dành ra một khoảng thời gian trong ngày dành cho bé, trò chuyện và hướng dẫn bé đọc bảng chữ cái càng sớm càng tốt. Cho bé tiếp xúc với bảng chữ cái từ sớm sẽ giúp hình thành nên khả năng tư duy, nhanh nhạy cho con trẻ. Nếu bạn kiên trì làm điều này trong thời gian dài thì bé sẽ càng thành thạo bảng chữ cái tiếng Việt nhanh hơn.
Sử dụng ứng dụng học tiếng Việt
Để việc học bảng chữ cái trở nên thú vị và tiện lợi hơn, bạn có thể sử dụng các phần mềm hỗ trợ học tiếng Việt. Một số phần mềm bạn có thể cài đặt về điện thoại là: “Piano Kids“, “Vkids“, “Bé Học Chữ Và Số, Tập Đánh Vần ABC”, “Kiến Guru – Bé tự học từ lớp 1 đến lớp 12″, “Be Hoc Chu Cai, Van, Doc, Viet Tieng Viet”,…. Mỗi phần mềm đều có những tính năng nổi trội và ưu điểm riêng. Bạn có thể kết hợp sử dụng nhiều phần mềm khác nhau để thay đổi không khí học tập cho bé, đồng thời kích thích khả năng tư duy, tạo cho bé niềm yêu thích và say mê với các con chữ.
Tham khảo các ứng dụng học tiếng Việt tại đây: Top 6 phần mềm giúp bé học chữ cái Tiếng Việt tốt nhất, miễn phí cho trẻ mầm non.
Đừng ép trẻ luôn phải phát âm chuẩn
Khi mới bắt đầu học bảng chữ cái, trẻ còn chưa quen với cách phát âm, hoặc nói không rõ chữ. Những lúc như vậy, bạn cần phải kiên nhẫn hướng dẫn trẻ từng chút một. Điều quan trọng khi học thuộc bảng chữ cái đó là trẻ nhận biết và hiểu được từng mặt chữ, còn phát âm thì có thể cải thiện mỗi ngày. Bạn cần sửa từng lỗi sai nhỏ của trẻ cho đến khi trẻ thành thạo, rồi sau đó mới dạy trẻ phát âm chữ cái mới. Đừng bắt ép trẻ phải phát âm chuẩn tất cả chữ cái chỉ trong thời gian ngắn vì đó là điều không thể.
Học thuộc bảng chữ cái dễ dàng thông qua “Vừa đọc, vừa viết”
Một cách dạy con học chữ cái nhanh thuộc vô cùng hiệu quả đó là kết hợp giữa việc đọc và viết. Cho dù là học kiến thức nào đi chăng nữa, nếu chỉ đọc suông thì trẻ rất khó nắm bắt và ghi nhớ thông tin. Thay vào đó, bạn nên hướng dẫn trẻ tập viết từng chữ cái. Sau mỗi lần dạy trẻ tập đọc, bạn hãy để cho trẻ luyện viết bảng chữ cái nhiều lần trong ngày. Điều này sẽ vừa rèn cho trẻ một kỹ năng mới – kỹ năng viết, vừa tăng khả năng ghi nhớ và sự tư duy nhạy bén ở con trẻ.
Học chữ thường trước, chữ hoa sau
Khi dạy trẻ học bảng chữ cái, bạn nên hướng dẫn trẻ làm quen với chữ cái thường trước, sau đó mới dạy cho trẻ chữ cái viết hoa. Các chữ cái viết thường có đường nét cơ bản. Do đó, trẻ dễ dàng nhận biết và tập viết theo. Khi trẻ đã ghi nhớ và viết thành thạo bảng chữ cái thường, thì khi đó bạn hãy dạy trẻ tập viết hoa từng chữ cái một. Đây là phương pháp được hầu hết phụ huynh, giáo viên áp dụng và nó thực sự đem lại hiệu quả cao.
Tham khảo cách hướng dẫn trẻ viết chữ cái thường và chữ hoa trong bài viết sau: Hướng dẫn chi tiết cách viết 29 chữ cái tiếng Việt cho bé vào lớp 1.
Dành thời gian đọc sách hoặc kể chuyện cho bé nghe
Việc học sẽ trở nên nhàm chán và khô khan nếu bạn chỉ áp dụng theo phương pháp dạy học truyền thống. Thay vào đó, bạn có thể thử thay đổi cách dạy con học chữ cái nhanh thuộc, bằng việc áp dụng phương pháp đọc sách hoặc kể chuyện cho con. Phương pháp này có ảnh hưởng tích cực đến việc tiếp thu kiến thức ở trẻ nhỏ. Thông qua việc đọc sách và kể chuyện cho bé nghe, bé sẽ dần hình thành thói quen tốt, khơi gợi ở trẻ nhỏ niềm đam mê và hứng thú với sách vở, với những con chữ. Nếu bạn duy trì thói quen này trong thời gian dài thì sẽ giúp con trẻ hình thành sự tự giác và tinh thần tập trung trong học tập.
Bạn nên lựa chọn những mẩu truyện ngắn, hoặc có nội dung vui nhộn, hài hước thì sẽ giúp việc học của trẻ trở nên thú vị và hiệu quả hơn. Tham khảo một số câu chuyện kể dành cho trẻ tiểu học tại đây: Tổng hợp 15 câu chuyện về gia đình cho trẻ tiểu học hay và ý nghĩa.
Gắn chữ cái với mỗi hình ảnh có liên quan
Nếu bạn chỉ hướng dẫn trẻ tập đọc, viết bảng chữ cái thì trẻ rất dễ chán nản và không có hứng thú học tập. Bạn có thể sử dụng các hình ảnh minh họa để việc dạy và học bảng chữ cái trở nên sống động và hấp dẫn hơn. Đây là một cách dạy con học chữ cái nhanh thuộc vô cùng đơn giản nhưng không kém phần hiệu quả. Ví dụ, khi bạn dạy trẻ tập đọc chữ cái C, bạn có thể đưa ra các hình ảnh cây cối, hay những hình vẽ nhiều màu sắc để minh họa cho bài học. Điều này không chỉ giúp trẻ nhanh tiếp thu kiến thức, mà còn khơi gợi niềm yêu thích và đam mê của trẻ đối với các chữ cái.
Cùng chơi với trẻ
Vừa học vừa chơi là một trong những cách dạy con học chữ cái nhanh thuộc hiệu quả nhất mà các bậc phụ huynh và giáo viên nên áp dụng. Ở độ tuổi của trẻ nhỏ lúc này, trẻ thường thích khám phá thế giới xung quanh, thích chơi những đồ vật dễ thương hơn là học tập. Chính vì vậy, bạn không nên gò bó việc học của trẻ mọi lúc mọi nơi. Làm như vậy không chỉ không mang lại hiệu quả cao, mà còn khiến trẻ cảm thấy chán nản với việc học. Bạn có thể áp dụng phương pháp này bằng cách đan xen giữa học và chơi: Học trong khoảng 30 – 40 phút, chơi trong khoảng 20 – 30 phút để bé có thời gian nghỉ ngơi. Hoặc bạn cũng có thể đặt ra một mốc phần thưởng nào đó cho bé. Ví dụ nếu bé học thuộc, phát âm chuẩn và viết được 3 chữ cái thì bạn sẽ thưởng cho bé một món đồ chơi nhỏ chẳng hạn.
Hướng dẫn bé tập đọc ở mọi lúc, mọi nơi
Việc dạy học cho con trẻ đòi hỏi sự kiên trì và nhẫn nại của các bậc phụ huynh. Trẻ không thể nào ghi nhớ hết toàn bộ bảng chữ cái tiếng Việt chỉ trong ngày một ngày hai. Do đó, bạn cần hướng dẫn tập đọc mọi lúc, mọi nơi. Việc dạy trẻ đọc viết bảng chữ cái không nhất thiết lúc nào cũng phải có đầy đủ sách vở. Ví dụ: Khi dẫn bé đi chơi, hoặc khi bắt gặp một hình ảnh bất kỳ, bạn có thể dạy cho trẻ tập đọc những hình ảnh, đồ vật, con vật,… mà trẻ nhìn thấy. Duy trì phương pháp này trong thời gian dài sẽ hình thành nên ở trẻ nhỏ khả năng quan sát các sự vật, hiện tượng xung quanh, đồng thời rèn cho trẻ khả năng ghi nhớ, tư duy nhanh nhạy.
Dạy bé học từ những bài hát thiếu nhi
Hãy biến việc dạy học cho trẻ trở nên thú vị và hấp dẫn hơn, bằng cách dạy bảng chữ cái từ những bài hát thiếu nhi. Bạn hãy dạy trẻ những bài hát có giai điệu và lời đơn giản, ngộ nghĩnh, đáng yêu để trẻ dễ bắt chước theo. Đây là một cách dạy con học chữ cái nhanh thuộc khá thú vị và mang lại hiệu quả cao. Dù là bảng chữ cái tiếng Việt hay tiếng Anh thì trẻ cũng cần làm quen, ghi nhớ từng mặt chữ thì mới có thể đọc, viết thành thạo toàn bộ bảng chữ cái. Đối với bảng chữ cái tiếng Anh, cách đọc sẽ khác hoàn toàn so với tiếng Việt. Do đó, để giúp trẻ dễ dàng ghi nhớ các con chữ, bạn có thể sử dụng nhiều bài hát khác nhau để khơi gợi niềm hứng thú của trẻ đối với những con chữ. Cách học này sẽ giúp trẻ thư giãn, thoải mái hơn trong khi học, đồng thời tránh được những áp lực, mệt mỏi trong học tập.
Tham khảo những bài hát thiếu nhi dành cho học sinh tiểu học tại đây: Những bài hát tiếng anh cho học sinh tiểu học hay, đơn giản, ý nghĩa.
Những lưu ý khi dạy con học chữ cái nhanh thuộc
Để áp dụng những cách dạy con học chữ cái nhanh thuộc một cách có hiệu quả nhất, bạn cần lưu ý một số điều dưới đây:
- Bạn cần kiên trì, nhẫn nại hướng dẫn bé từng chút một và duy trì điều này trong thời gian dài. Không nên chỉ dạy một lần là xong, vì như vậy sẽ khiến cho trẻ quên kiến thức một cách nhanh chóng.
- Bạn không nên quá nghiêm khắc với trẻ khi trẻ đọc hoặc viết sai bảng chữ cái. Không ai có thể thành thạo mọi thứ từ ngay lần học đầu tiên. Ở độ tuổi của trẻ, trẻ thường thích chơi nhiều hơn là học tập. Chính vì vậy, bạn không nên quá khắt khe hay trách mắng trẻ. Như thế sẽ khiến cho trẻ dễ chán nản và không còn muốn học tập.
- Để việc học không bị khô khan, nhàm chán, bạn nên kết hợp một số trò chơi dành cho trẻ. Ví dụ mỗi ngày bạn sẽ cho trẻ mở một hộp quà bí mật. Trong hộp quà đó sẽ có một chữ cái. Khi trẻ bóc trúng chữ cái này thì bạn sẽ hướng dẫn trẻ cách đọc và viết chữ cái đó.
- Luôn tạo cho trẻ niềm hứng thú, say mê và tìm hiểu các con chữ.
- Cho trẻ ăn những thức ăn có hình chữ cái để giúp trẻ tăng khả năng nhận biết và ghi nhớ. Sau đó bạn có thể hỏi trẻ cách đọc và viết chữ cái này. Đây là một cách dạy con học chữ cái nhanh thuộc khá mới mẻ mà bạn nên tham khảo.
- Sau mỗi lần kiểm tra việc đọc – viết chữ cái của trẻ, bạn có thể thưởng cho trẻ một món quà nho nhỏ để khích lệ tinh thần của trẻ, giúp trẻ có thêm động lực phấn đấu cho những bài học lần sau.
Xem thêm:
- Cách học bảng cửu chương hiệu quả, nhớ nhanh, nhớ lâu, đơn giản nhất
- Tổng hợp các dạng và bài tập toán tư duy cho trẻ chuẩn bị vào lớp 1
- Tổng hợp 15 câu chuyện về gia đình cho trẻ tiểu học hay và ý nghĩa
Trên đây là tổng hợp 10+ cách dạy con học chữ cái nhanh thuộc hiệu quả và đơn giản nhất mà các bậc phụ huynh và giáo viên nên tham khảo khi dạy học cho trẻ nhỏ. Chúc các bạn áp dụng những phương pháp này thành công.
TOP 10 bài hát trung thu hay nhất, ưa chuộng mọi thời đại
Trung thu – Tết thiếu nhi đang đến gần hơn bao giờ hết. Tại sao chúng ta không cùng điểm qua TOP 10 bài hát trung thu hay nhất, ưa chuộng mọi thời đại để có thể cùng hòa trong không khí mùa lễ hội rộn ràng này nhỉ?
Chiếc đèn ông sao
Chiếc đèn ông sao – Bài hát này chắc hẳn đã quá quen thuộc với các tầng lớp thiếu nhi ở Việt Nam. Kể cả đối với những người lớn nay đã có con của chính bản thân mình thì “Chiếc đèn ông sao” đã gắn với suốt tuổi thơ của họ. Đó là vì bài hát này đã được ra đời vào năm 1956, tức là hơn nửa thế kỉ trước. Thế nhưng với nhịp điệu bắt tai, dễ hát và lời ý nghĩa, “Chiếc đèn ông sao” vẫn luôn giữ được vị thế trong lòng của từng lớp thiếu nhi mỗi khi mùa lễ Trung thu về.
Được biết, bài này được sáng tác bởi nhạc sỹ Phạm Tuyên – Một trong những nhạc sĩ viết nhạc thiếu nhi vô cùng nổi tiếng với nhiều ca khúc trường tồn với thời gian như “Bà còng đi chợ”, “Bé ngoan” (Cả nhà đều ngoan),…. “Chiếc đèn ông sao” không chỉ là bài hát được sáng tác trong nỗi nhớ nhà của Phạm Tuyên mà còn ẩn chứa hình ảnh của lá cờ của nước Việt Nam, sự khao khát quê hương được bình yên và thống nhất để có thể cùng chung vui trong ngày Tết thiếu nhi.
Lời bài hát:
Rước đèn tháng Tám
“Rước đèn tháng Tám” là một trong những bài hát lâu đời của thiếu nhi Việt Nam trong mỗi mùa Trung thu về. Bài hát nói về những hoạt động vui chơi rộn ràng của trẻ em khi trăng tròn. Đây như là một lời chia sẻ, lời hồi ức của tác giả về những ngày thơ ấu. Tuy nhiên đến nay, tác giả thật sự của “Rước đèn ông sao” đến nay vẫn còn khuyết danh. Có nhiều lời đồn đây là tác phẩm của nhạc sĩ Vân Quỳnh. Bên cạnh đó cũng có một số người bảo đây là bài hát của nhạc sĩ Đức Huỳnh. Tuy nhiên vẫn không có bằng chứng cụ thể về vấn đề này.
Lời bài hát:
Ông trăng xuống chơi
Các bài hát Trung thu hầu hết là đều được sáng tác từ thời rất lâu trở về trước. Cụ thể là đều tầm trên dưới 50 năm. Và bài “Ông trăng xuống chơi” cũng vậy. Cụ thể bài hát này được sáng tác năm 1974. Vậy nên có thể nói, đây là một trong những bài hát gắn liền với tuổi thơ của bao thế hệ Việt Nam. Có thể bạn không thể thuộc hoàn toàn lời bài hát. Nhưng mọi giai điều đều có thể ngân nga trong đầu của bạn mỗi khi bất chợt nghe thấy. Bài này lần đầu được cái bởi ca sĩ Thái Hiền. Nói về những hoạt động của trẻ con ngày xưa có trăng bầu bạn. Cùng cha lên nương, phụ mẹ làm việc nhà, đêm tối về thủ thỉ cùng ánh trắng. “Em đâu trăng theo đó” – người bạn tâm giao chỉ dành cho em mà thôi.
Lời bài hát:
Thằng cuội
Trung thu mỗi năm chỉ đến một lần. Nhưng những bài hát về Trung thu sẽ theo chúng ta cả một đời, truyền qua nhiều thế hệ. Ca khúc “Thằng cuội” không biết được viết cụ thể vào khi nào. Chỉ biết là trong khoảng thời trang đất nước còn nhiều loạn lạc, từ năm 1946 – 1954. Thế nhưng, nhạc sĩ Lê Hương trong hoang cảnh đó vẫn tạo nên được một bài hát tựa như một chuyện cổ tích. Đây là bài hát nói về nhân vật đã quá quen thuộc mỗi khi mùa Trung thu về – nhân vật Cuội. Với câu từ dễ nhớ, nhịp bắt tai, “Thằng cuội” đã đi vào lòng của người nghe không chỉ thời bấy giờ mà cho đến cả hiện tại. Chúng ta, các bé hay người lớn đều dễ dàng ngân nga câu từ của bài hát “Thằng cuội”.
Lời bài hát:
Vầng trăng cổ tích
Bài hát “Vàng trăng cổ tích” không thể thiếu trong các playlist mỗi khi Trung thu về. Đây là một ca khúc được chắp bút bởi nhạc sĩ Phạm Đăng Khương. Tuy ở thời đại nào, khoảng thời gian nào và được thể hiện bởi ai, “Vầng trăng cổ tích” đều mang đến được cho chúng ta cảm giác rộn ràng, vui tươi với hình ảnh của chị Hằng cùng chú Cuội ở bên vầng trăng cổ tích. Vì đây là bài hát khá ngắn, rất phù hợp để cho các em thiếu nhi tập hát và biễu diễn văn nghệ trong các ngày hội chung về lễ hội trăng tròn.
Lời bài hát:
Đêm trung thu
Thật sự, bài hát “Đêm Trung thu” chỉ bao gồm có 4 câu hát. Thế nhưng cũng nhờ như vậy cùng nhịp nhạc của tiếng trống múa lân, ca khúc đã khắc ghi trong lòng của bao thế hệ. Trẻ em nghe thấy đều cảm thấy vui tươi, nhộn nhịp. Người lớn nghe thấy như cảm nhận được bao kí ức tuổi thơ chợt ùa về trong chốc lát. Tuy nhiên đến nay, đây vẫn là bài hát khuyết danh khi không biết nhạc sĩ tài ba nào đã viết nên ca khúc gắn liền với bao thế hệ như vậy.
Lời bài hát:
Thùng thình thùng thình trống rộn ràng ngoài đình
Có con sư tử vui múa quanh vòng quanh
Trung thu liên hoan trăng sáng ngập đường làng
Dưới ánh trăng vàng đàn em cất tiếng hát vang
[su_youtube url=”https://www.youtube.com/watch?v=cSdwOzrdkkc” title=”Vầng trăng cổ tích”]
Tết suối hồng
Nếu như ai là người hâm mộ của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn chắc hẳn không thể không biết đến bài “Tết suối hồng”. Trịnh Công Sơn là một đại nhạc sĩ của Việt Nam. Những gì ông đóng góp vào nền âm nhạc Việt Nam thật sự không thể chối cãi. Ca khúc “Tết suối hồng” như một lời hồi ức về “giấc mộng giữa đời”, về những mùa “Trung thu tết hồng như son thắm” – khoảng thời gian đẹp nhất đời người. Nhịp điệu rộn ràng không khiến chúng ta nghe thấy không khỏi bồi hồi. Trung thu là tết đoàn viên, là khoảng thời gian gắn bó với nhau, như chính cố nhạc sĩ viết “Đêm nay các bạn không ai vắng, quanh em sáng một suối màu”.
Lời bài hát:
Trung Thu đốt đèn lên cho sáng
Cho bao con đường rộn vui
Đêm trăng với đèn lồng thay nắng
Em như giấc mộng giữa đời.
Cùng nhau hát lên
Đường đêm xôn xao trống lân
Về thăm phố
Ngàn sao lung linh suốt đêm.
Trung Thu Tết hồng như son thắm
Chúng em vui đùa bên nhau
Đêm nay các bạn không ai vắng
Quanh em sáng một suối màu.
[su_youtube url=”https://www.youtube.com/watch?v=E7JjutgSs30″ title=”Tết suối hồng”]
Em đi rước đèn
Với cái tài của nhạc sĩ Vũ Đình Ân, ca khúc “Em đi rước đèn” đã được ra đời. Bài hát nói về niềm vui của lớp lớp trẻ em, thiếu nhi khi cầm chiếc lồng đèn trong tay đi khắp phố phường. Mỗi em là một chiếc lồng đèn khác nhau. Với ánh sáng thắp lên cả phố phường. “Lòng bao vui sướng với đèn trong tay em mua ca xum vầy”.
Lời bài hát:
Em đi rước đèn, rước đèn trung thu khắp phố phường
Lòng bao vui sướng với đèn trong tay, em múa ca xum vầy
Lồng đèn ngôi sao, lồng đèn bươm bướm
Tô màu trên môi, chú lân mỉm cười
Lồng đèn con cá, lồng đèn tàu bay
Lòng em vui thay trong ánh đèn đắm say.
Em đi rước đèn, rước đèn trung thu khắp phố phường
Lòng bao vui sướng với đèn trong tay, em múa ca xum vầy
Tùng tùng dinh dinh
Tùng tùng dinh dinh là tùng con nít
Tô màu trên môi em múa ca nhịp nhàng
Rộn ràng khắp lối hòa cùng lời ca
Làm cho đêm trăng thêm sắc màu pháo hoa.
[su_youtube url=”https://youtu.be/ipUjt-XSdT0″ title=”Em đi rước đèn” class=”Đêm Trung thu”]
Vầng trăng yêu thương
Ca khúc “Vầng trăng yêu thương” được sáng tác bởi nhạc sĩ Lê Quốc Thắng. Bài hát mô tả khung cảnh Trung thu tràn ngập ánh trăng. Trăng soi sáng cho nụ cười, soi sáng cho tình bạn và soi sáng cho cả những câu hát. Điệu nhàng tuy không quá rộn ràng như những bài hát về Trung thu còn lại, “Vầng trăng yêu thương” có phần nhẹ nhàng hơn. Thế nhưng bài hát vẫn thể hiện rõ được niềm vui của lớp trẻ thơ trong khung cảnh ngày lễ.
Lời bài hát:
Chờ trăng lên em chờ trăng lên
Vầng trăng sáng cho em tiếng cười
Nụ cười vui bên tiếng đàn và trong tiếng hát
Nhìn trăng lên trong niềm yêu thương
Ngàn khúc ca vang lên đón mừng
Nhìn trăng lên cho em vui thắm thiết tình bạn
Hoa đưa hương thơm ngát ngoài thềm
Mây trôi nhẹ theo cơn gió thoảng
[su_youtube url=”https://www.youtube.com/watch?v=bmKSdIUMUhI” title=”Vầng trăng yêu thương”]
Gọi Trăng là gì?
“Gọi trăng là gì” là một sáng tác của nhạc sĩ Thập Nhất. Ca khúc chỉ đơn giản nói về sự trong sáng của trẻ thơ khi định nghĩa ánh trăng quen thuộc mà ta vẫn trông thấy mỗi ngày. Sự sáng tạo tạo nên chính sự độc đáo, đặc biệt của trẻ. Trẻ coi Trăng là bạn chứ chẳng phải gì xa xôi. Yêu cái đẹp của trăng, ngưỡng mộ cái đẹp của trăng.
Lời bài hát:
Có người gọi Ông trăng
Bạn em lại nói Chị Hằng
Riêng em em thích Trăng rằm
Trăng rằm sáng trong
Mẹ ơi trăng tròn đẹp quá
Trăng treo ngọn khế trong vườn
Trăng leo lên khắp mọi nhà
Trăng lặng cùng cá dưới ao
Mẹ ơi Trăng tròn đẹp quá
Con biết kêu Trăng là gì
Con muốn gọi Trăng là bạn
Bạn Trăng của tuổi thơ.
[su_youtube url=”https://youtu.be/ZU8KrQvEi-s” title=”Gọi Trăng là gì”]
Xem thêm:
- 40+ Mẫu trang trí bảng trung thu đẹp, độc lạ, đơn giản, ấn tượng
- Trung Thu ngày mấy? Ý nghĩa, nguồn gốc và phong tục ngày Tết Trung Thu
- 100+ Tổng hợp lời chúc trung thu hay, ý nghĩa nhất
Trên là một số thông tin giới thiệu về Top 10 bài hát trung thu hay nhất, ưa chuộng mọi thời đại. Các bạn đừng quên hãy thường xuyên ghé thăm Bamboo School để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị và kiến thức mới nhất xung quanh các vấn đề học tập và vui chơi của trẻ nhé!
40+ Mẫu trang trí bảng trung thu đẹp, độc lạ, đơn giản, ấn tượng
Trung thu đã gần đến. Cách trang trí lớp học đơn giản nhất cho không gian thêm đẹp đó chính là trang trí bảng. Trang trí bảng đơn giản hơn bạn nghĩ. Tuy nhiên nhiều lúc chúng ta cần tham khảo qua một vài mẫu để có ý tưởng cho bản thân. Vậy thì chúng ta cùng tìm hiểu một một số mẫu trang trí bảng trung thu đẹp, độc lạ, đơn giản, ấn tượng nhất nhé!
40+ Mẫu trang trí bảng trung thu đẹp, độc lạ, đơn giản, ấn tượng
Nếu như bạn không biết phải biết ghi gì lên bản để có thể trang trí? “Vầng trăng yêu thương” là một cụm từ phổ biến dễ dùng mà bạn nên thử đấy!
Cụm “Vầng trăng yêu thương còn phù hợp với các chương trình tổ chức từ thiện.
Bạn có thể áp dụng những hình thì đơn giản gợi nhé về trung thu như lòng đèn, sao sáng hay mặt trăng để làm bật lên không khí mùa lễ Tết của thiếu nhi này nhé!
Bên cạnh “Vầng trăng yêu thương”, “Đêm hội trăng rằm” cũng là một sự lựa chọn thú vị. Cụm từ còn thể hiện được sự huyên náo của đêm Trung Thu giữ bầu trời sao lấp lánh.
Và đừng quên hãy tận dụng hết sự đa dạng của các màu phấn vẽ để làm chiếc bảng của chúng ta trở nên rực rỡ và nổi bật hơn nhé!
Cây đa cũng là một trong những sự lựa chọn nếu như bạn không biết vẽ gì.
Một số mẫu trang trí bảng “Vui trung thu” cho các bé thuộc lứa cấp 1 với màu sắc sặc sỡ, thu hút.
Bạn có thể kết hợp nhiều phông chữ khác nhau. Từ phông chữ đơn giản cho đến thư pháp. Tại sao lại không thử nhỉ?
Hoặc những phông chữ đơn giản nếu như bạn không quá khéo tay.
Thế nhưng để chữ trở nên nổi bật hơn, bạn đừng quên đi viền hoặc đổ bóng cho chữ bằng một màu phấn khác nhé! Chỉ một chi tiết nhỏ cũng có thể giúp tấm bảng của bạn có điểm nhấn và thu hút hơn cả!
Nếu như bảng có quá nhiều khoảng trống thì hãy nhanh trí vẽ thêm một vài nét hoa lá cành đơn giản.
‘Vui hội trăng rằm”, “Vui tết trung thu” cũng là một số gợi ý.
Ngoài ra, mỗi ghi chữ thì bạn nên ưu tiên ghi hoa tất cả chữ cái đầu hoặc ghi in hoa chữ sẽ giúp chiếc bảng của bạn trở nên nổi bật hơn đấy!
Tại sao chúng ta lại không lồng ghép tình yêu giữa những thiếu niên nhi đồng với Bác Hồ vào trong những dịp tết thiếu nhi nhỉ?
“Trung thu nhớ Bác” – đơn giản nhưng chan chứa tình yêu thương giữa bao thế hệ thiếu nhi Việt Nam dành cho vị cha già của dân tộc.
Bên cạnh những chiếc bảng được tạo nên từ những đôi bàn tay tài hoa của thiếu nhi, thiếu niên Việt Nam, chúng ta hãy cùng tham khảo các bạn thiếu nhi nước láng giềng trang trí bảng thế nào nhé!
Vì ở Singapore, học sinh không học với bảng phấn mà dùng bảng nhựa và bút lông. Vậy nên các em thường dùng một tấm vải nỉ phủ lên tấm bảng thường ngày và trang trí với những lồng đèn handmade đủ màu sắc để bảo vệ chiếc bản khỏi bị hư hại khi trang trí.
Những món lồng đèn handmade hay những trang vẽ của học sinh cũng là cách để trang trí hiệu quả.
Tuy dễ làm nhưng vẫn mang lại không khí trung thu cho các em học sinh.
Một số nơi còn lồng ghép những trò chơi điện tử thú vị vào trong việc trang trí bảng một cách vô cùng sáng tạo.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo một số cách để vẽ những hình thù đơn giản phù hợp cho trang trí bảng nói riêng hay các thiết kế trong mùa lễ hội Trung Thu mà ai cũng có thể vẽ theo.
Những chú thỏ đáng yêu, bánh trung thu, lồng đèn hay trăng và sao là những hình ảnh quen thuộc nay đã được đơn giản hóa. Tại sao các bạn lại không áp dụng ngay để cho các bé trải nghiệm vẽ lên chiếc bảng đen đơn điệu và giúp nó trở nên sống động hơn bao giờ hết nhỉ?
Đối với những nét vẽ này, không yêu cầu bạn phải tô màu. Vậy nên sẽ rất phù hợp khi vẽ bằng phấn – chất liệu rất khó để có thể phủ màu trên chiếc bảng đen.
Trung thu chúng ta làm sao có thể quên đi chú Cuội và chị Hằng được nhỉ?
Vẽ chị Hằng và chú Cuội hết sức đơn giản chỉ với một vài nét vẽ.
Xem thêm:
- 40+ Mẫu trang trí bảng trung thu đẹp, độc lạ, đơn giản, ấn tượng
- TOP 10 bài hát trung thu hay nhất, ưa chuộng mọi thời đại
- Trung Thu ngày mấy? Ý nghĩa, nguồn gốc và phong tục ngày Tết Trung Thu
Trên là một số hình ảnh các mẫu trang trí bảng trung thu đẹp, độc lạ, đơn giản, ấn tượng. Còn bạn thì sao? Đã có ý tưởng để trang trí tấm bảng của lớp học mình chưa? Và đừng quên hãy thường xuyên ghép Bamboo School để có thể cập nhật nhiều thông tin thú vị và kiến thức mới lạ xung quanh những vấn đề về học tập nhé!
Trung Thu ngày mấy? Ý nghĩa, nguồn gốc và phong tục ngày Tết Trung Thu
Trung Thu luôn được coi mà một nét văn hóa đẹp, đậm đà bản sắc dân tộc và đây cũng chính là ngày lễ truyền thống của nước ta, bởi vậy mà ngày lễ ấy luôn luôn chất chứa những ý nghĩa phong tục riêng đầy thú vị.
Tuy nhiên lại không phải tất cả chúng ta đều biết rõ tường tận về nguồn gốc ra đời và ý nghĩa của ngày Tết Trung Thu mà có lẽ trong tâm trí chỉ biết rằng đây sẽ là ngày mà trăng tròn, sáng ngời nhất cùng với những hình ảnh gia đình đoàn viên và sum họp. Vậy bây giờ hãy để Bamboo School quay ngược lại thời gian để tìm hiểu rõ hơn về lễ Trung Thu ngày mấy và lý giải thêm về ý nghĩa, nguồn gốc và phong tục ngày Tết Trung Thu nhé!
Tết Trung Thu là gì? Trung Thu còn gọi là ngày gì?
Tết Trung Thu tính theo lịch âm sẽ vào ngày rằm tháng 8 mỗi năm, ngày này còn được gọi bằng các tên khác nhau như Tết thiếu nhi, Tết đoàn viên, Tết hoa đăng hoặc là Tết trông trăng. Có lẽ tuổi thơ của mỗi người dân Việt Nam đều có những hoài niệm sâu đậm đối với ngày Tết Trung Thu bởi đây là dịp lễ mà luôn được các em nhỏ háo hức mong đợi, thông thường các em sẽ được tặng đồ chơi, đặc biệt là những đồ chơi cổ truyền liên quan đến Tết Trung Thu như đèn ông sao, đèn lồng, tò he, mặt nạ,… và cùng với những món ăn truyền thống như bánh dẻo, bánh nướng,… còn với người lớn, họ sẽ làm cỗ để cúng gia tiên.
Trong ngày lễ ấy, người ta sẽ tổ chức lễ rước đèn, bày cỗ và trông trăng. Vào khoảnh khắc mà trăng lên và sáng rực, những đứa trẻ cùng nhau hò ca, ngắm trăng và phá cỗ. Ở nhiều vùng khác thì sẽ không thể nào thiếu được múa lân hay múa rồng,… Mọi thứ tạo nên một khung cảnh náo nhiệt, sống động mang đầy nét đặc trưng của nền văn hóa cổ truyền.
Không chỉ là một ngày lễ lớn ở Việt Nam, mà Tết Trung Thu cũng là ngày lễ chính của các quốc gia thuộc vùng Đông Á, Đông Nam Á như là Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Triều Tiên, Singapore….
Tết Trung Thu 2022 ngày mấy?
Tết Trung Thu vào rằm tháng 8 hằng năm luôn là dịp mà mọi người háo hức, đón chờ để được về đoàn tụ bên gia đình thân yêu của mình, một ngày quan trọng đã rất quen thuộc với rất nhiều thế hệ của người dân Việt Nam.
Còn đối với Tết Trung Thu 2022 theo lịch âm thì sẽ vào ngày 15/8/2022, còn tính theo lịch dương sẽ diễn ra vào ngày 10/9/2022.
Nguồn gốc của Tết Trung Thu
Có rất nhiều thông tin cho rằng nguồn gốc Tết Trung Thu của Việt Nam được xuất phát từ Trung Quốc nhưng tuy nhiên, khi đi sâu vào trong thực tế của từng đoạn giai thoại thì có thể thấy rằng nguồn gốc của Tết Trung Thu nước ta và Trung Quốc là khác nhau.
Đối với người Trung Quốc, nhắc đến ngày Tết Trung Thu là nói tới câu chuyện tình giữa Hằng Nga và Hậu Nghệ. Còn tại Việt Nam thì chúng ta lại có sự tích chú Cuội và chị Hằng.
Hoặc là bạn cũng có thể đã từng nghe tới về câu chuyện trong lịch sử của Trung Quốc tại thời Đường, nguồn gốc của ngày Tết Trung Thu tại đây là để nói tới một đại mỹ nhân đã tạo nên giai thoại của thời bấy giờ, đó chính là nàng Dương Quý Phi. Cũng chính bởi vẻ đẹp tuyệt trần hiếm có có trên đời của nàng mà nàng đã bị các triều thần gán nên tội mê hoặc vua Đường Huyền Tông, khiến ngài ngày đêm đắm chìm tửu sắc mà bỏ bê đất nước.
Vì để củng cố lại triều chính mà vua Đường Huyền Tông buộc phải giấu bỏ nỗi niềm tiếc thương mà ban cho nàng mỹ nhân của mình tấm lụa trắng. Vì sự đau xót không thể nguôi ấy mà đã khiến cho các tiên nữ phải để ý tới. Và ngày vào một đêm mùa thu trăng trong và sáng ngời, các tiên nữ ấy đã đưa vua lên tới trời để gặp lại nàng sủng phi thân yêu. Vì vậy mà khi được quay lại trần gian thì ngài đã đặt Tết Trung Thu là ngày để tưởng nhớ tới nàng mỹ nhân họ Dương của mình.
Tại Việt Nam, nguồn gốc của Tết Trung Thu không rõ là xuất hiện từ lúc nào, rất hiếm các ghi chép về nguồn gốc ra đời của rằm tháng 8, vì vậy đây là nguyên do khiến cho nhiều người nghĩ rằng Tết Trung Thu tại Việt Nam được du nhập từ nét văn hóa Trung Quốc bởi nước ta từng bị đô hộ một thời gian dài bởi người phương Bắc. Song song đó vẫn có một số các tài liệu có ghi chép rằng dưới thời đại nhà Lý, ngày Tết Trung Thu đã được tổ chức, đây sẽ là dịp để vua Lý thành tâm cảm tạ ân điển vị thần Rồng linh thiêng đã thương xót cho con dân mà tạo nên một mùa màng bội thu và ấm no.
Ý nghĩa của ngày Tết Trung Thu
Cho dù ở mỗi quốc gia hay từng vùng miền sẽ đều có cho mình một điển tích cũng như các nguồn gốc khác nhau của ngày Tết Trung Thu nhưng trong tiềm thức của mỗi người thì ngày Tết Trung Thu luôn được coi là một ngày quan trọng cho sự gắn kết, yêu thương và đùm bọc dành cho những người thân yêu thương của mình. Vào ngày này, người ta sẽ trao nhau những món quà đầy ý nghĩa, quay trở về gia đình của mình và quây quần bên nhau.
Khoảnh khắc ý nghĩa hạnh phúc nhất của ngày Tết Trung Thu vẫn là những sự đơn giản mà lại ý nghĩa nhất như là cùng bên nhau ngắm trăng rằm, cùng thưởng thức, nhân nhi miếng bánh trung thu và quây quần bên bữa ăn nhỏ nhưng đầy ấm cúng. Và các em thiếu nhi sẽ cùng nhau rước đèn, phá cỗ rồi chơi các trò chơi dân gian, được tặng quà và xem múa lân,…. Bởi vì những điều ấy mà Tết Trung Thu còn có những cái tên khác như Tết đoàn viên hay là Tết trông trăng.
Phong tục ngày Tết Trung Thu tại Việt Nam
Cúng ngày rằm
Phong tục truyền thống vào ngày Tết Trung Thu của người người Việt là vào ban ngày, mỗi gia đình sẽ dâng lên mâm cỗ mặn để cúng gia tiên, khi tới tối sẽ bày cỗ và sum họp cùng nhau ngắm trăng. Mâm cỗ của ngày Tết Trung Thu cũng rất thú vị, không thể nào thiếu bánh Trung Thu (gồm có bánh nướng và bánh dẻo), cùng với rất nhiều các loại bánh cũng như loại hoa quả khác nhau với màu sắc rực rỡ, bắt mắt và tất cả những điều đó tạo nên một không gian sống động và rất ấm cúng.
Bánh Trung Thu
Một loại bánh đặc trưng, không thể nào thiếu trong mâm cỗ ngày rằm là bánh Trung Thu. Bánh Trung Thu sẽ gồm có hai loại chính là bánh nướng mềm, thơm mà lại màu vàng ruộm và chiếc bánh dẻo vừa trắng vừa mịn. Nhắc đến bánh Trung Thu là nhắc tới sự đoàn viên, tượng trưng cho tình gắn kết và đoàn tụ.
Không chỉ để thưởng thức, mà bánh Trung Thu còn là những món quà ý nghĩa trong ngày Tết Trung Thu, thể hiện nên tấm lòng người chúc mong mọi điều trong cuộc sống cũng sẽ tròn đầy, viên mãn và tốt đẹp nhất đối với người nhận bánh.
Múa Lân (múa Sư Tử)
Múa Lân chính là một điểm nhấn đặc sắc trong ngày Tết Trung Thu, biết bao thế hệ người Việt Nam chúng ta luôn quan niệm rằng con Lân là biểu tượng cho những sự may mắn, sung túc, thịnh vượng cũng như là điềm lành. Bởi vậy mà khi Lân tới nhà ai có nghĩa là nhà đó sắp tới sẽ có nhiều may mắn.
Để múa Lân thì thông thường sẽ cần từ một cho ba người đảm nhận múa Lân theo từng nhịp đánh trống và làm theo từng cách đi, điệu bộ của loài vật đầy linh thiêng này. Phần đầu Lân sẽ có một phần đuôi vải dài được hai người đảm nhận phất lên theo nhịp. Xung quay Lân sẽ có cờ ngũ sắc, thanh la, đèn màu và có người đi kèm cầm côn hộ vệ cho đầu Lân,… Đoàn múa Lân sẽ dẫn đầu, còn đằng sau người lớn và trẻ con sẽ đi theo. Lân đi tới nơi đâu là đem không khí rộn ràng, vui tươi và đầy màu sắc tới nơi đó.
Trò chơi
Khi tới ngày Tết Trung Thu, trẻ con luôn trở nên hào hứng bởi sẽ được tặng đồ chơi, đặc biệt là các loại đồ chơi dân gian như đèn ông sao, đèn lồng, tò he, mặt nạ,… những đứa trẻ dắt díu nhau thành từng tụm, cùng nhau hát ca, chơi các trò chơi nhảy ô, kéo co,… Và cứ thế mà đêm rằm ấy, khắp mọi ngõ ngách, các ngõ hẻm hay các con đường cứ như vậy mà rộn ràng, náo nhiệt, chỉ còn những tiếng hò reo và nói cười,… một bầu không khí tràn ngập niềm vui, háo hức đặc trưng cho ngày Tết Trung Thu. Và khi mà trăng đã treo trên đỉnh đầu và sáng tỏ thì những đứa trẻ vừa phá cỗ vừa ngắm trăng trong hạnh phúc.
Trung Thu cần chuẩn bị những gì?
Tết Trung Thu mỗi năm chỉ có một lần nên để làm sao để cho ngày Tết Trung Thu trở nên ý nghĩa và hoàn hảo nhất? Ngày Tết Trung Thu bạn sẽ cần chuẩn bị những gì?
Tặng quà
Đã bao lâu rồi bạn chưa dành cho những người thân yêu của mình những món quà thật ý nghĩa, vậy thì ngày Tết Trung Thu sẽ là một dịp phù hợp để bạn gắm gửi tình cảm của mình đó nha. Đối với những người thân trong gia đình thì việc gửi tặng những chiếc bánh Trung Thu là thể hiện nên sự hiếu kính dành tặng ông bà hay cha mẹ của mình, ngoài ra còn thể hiện ý nghĩa đoàn tụ, sum vầy cho những người thân yêu, một ý nghĩa đặc trưng không thể thay thế trong ngày Tết Trung Thu.
Và đó cũng là truyền thống được lưu giữ qua bao thế hệ của người Việt Nam. Không chỉ vậy mà đối với cả các đối tác, các đồng nghiệp thì các món quà dành cho nhau trong ngày Tết Trung Thu cũng là những điều không thể bỏ qua, điều đó sẽ tạo nên sự đoàn kết giữa đôi bên cũng như khích lệ thêm cho tinh thần làm việc và gắn bó.
Tự tay nấu những món ăn cho gia đình
Ngày ngày Tết Đoàn Viên thì chắc chắn không thể nào bỏ qua những món ăn, đây sẽ là loại gia vị tạo thêm sự ấm áp, gắn bó và thể hiện tình yêu thương. Các thành viên trong gia đình hay những người thân thiết cùng nhau sum họp bên mâm cỗ, thưởng thức những món ăn nhau và vui vẻ trò chuyện. Sau bữa ăn ấm cúng ấy, mọi người bên nhau nhâm nhi miếng bánh, chén trà tạo nay một bầu không gian ấm cúng, thân tình.
Tự làm những món đồ chơi thủ công
Dù giờ đây đã có rất nhiều loại trò chơi có sẵn và được buôn bán khắp nơi, nhưng khoảnh khắc tỉ mỉ tự tay làm nên thứ gì đó thì không điều gì có thể thay thế được. Lồng đèn là món đồ chơi đặc trưng trong ngày Tết Trung Thu, vì vậy hãy cùng nhau học làm những chiếc đèn lồng với những hình dạng, màu sắc khác nhau, đặc biệt đối với trẻ em thì đây sẽ là một hoạt động vừa vui chơi vừa học tập rất kích thích khả năng sáng tạo.
Rồi khi mà đêm rằm tới, dưới ánh trăng, những đứa trẻ rước đèn cùng nhau và hát lên những bài ca đầy kỷ niệm. Cùng nhau tụ tập ngồi im lặng lắng nghe những câu chuyện xưa cũ hay những câu chuyện về chú Cuội, Hằng Nga trên cung trăng,…
Những hoạt động ngày Tết Trung Thu
Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm một số hoạt động khác trong ngày Tết Trung Thu nhé!
Rước đèn
Hình ảnh những cô, cậu bé cùng nhau xôm tụ, rước đèn đã quá quen thuộc trong ngày Tết Trung Thu. Những đứa trẻ bên nhau hò ca, vui cười, trên tay là những chiếc đèn lồng nhỏ xinh cứ thế dắt díu nhau đi khắp các ngõ nhỏ hay thôn xóm. Điều đó dường như đã trở thành một ký ức, một cảm xúc đầy hoài niệm trong tiềm thức của người Việt.
Làm bánh Trung Thu
Một loại bánh được coi như một biểu tượng cho ngày này chính là bánh Trung Thu. Đây luôn luôn là một món quà mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp dành cho những người thân yêu. Còn gì tuyệt vời hơn khi chúng ta tự tay chuẩn bị cho từng công đoạn để làm trọn vẹn nên chiếc bánh Trung Thu, những chiếc bánh có những kiểu dáng đẹp mắt cùng với những hương vị đậm đà truyền thống.
Và đặc biệt khi những những chiếc bánh tự làm được mang đi biếu, tặng sẽ càng làm cho người nhận chúng cảm thấy hạnh phúc và trân quý hơn bao giờ hết.
Phá cỗ
Phá cỗ là một phong tục truyền thống của nước ta, mâm cỗ Trung Thu rất thú vị, gồm có rất nhiều các loại bánh kẹo và hoa quả với nhiều màu sắc rực rỡ. Tuy nhiên đối với từng vùng miền mà sẽ có những cách bày trí trái cây khác nhau. Và tất cả sẽ được bày biện sao cho đẹp và đầy ắp mâm cỗ, điều đó để cầu cho may mắn sẽ đến cùng với những điều phúc lành, đủ đầy.
Sau khi mỗi gia đình đã bày trí mâm cỗ theo ngũ hành thì họ sẽ đặt tại giữa sân nhà để bắt đầu cúng. Và đợi khi trăng tròn đã lên cao cũng như đã cúng xong, mọi người bắt đầu cùng nhau sum họp bên mâm cỗ và “phá cỗ”.
Tình nguyện
Đây cũng sẽ là dịp ý nghĩa nhất để tổ chức nên các hoạt động tình nguyện mang nhiều ý nghĩa cho các trẻ em có hoàn cảnh khó khăn để hỗ trợ cho các em có một ngày Tết Trung Thu đầm ấm, trọn vẹn nhất. Một hoạt động chứa đựng rất nhiều ý nghĩa với những mong ước cho một tương lai tươi sáng dành cho các mầm non của đất nước.
Và ngoài ra thì quan niệm xưa, Tết Trung Thu sẽ là thời điểm để những người dân tiên đoán cho mùa màng hay vận mệnh và tương lai của đất nước. Nếu như trăng đêm rằm tròn và vàng sáng tức là năm ấy mùa màng bội thu, tằm tơ đầy nhà; nếu màu xanh hoặc lục thì nghĩa rằng sáp tới gặp thiên tai; còn nếu như là màu cam và ánh trăng trong sáng nghĩa là năm ấy đất nước thịnh vượng.
Xem thêm:
- TOP 10 bài hát trung thu hay nhất, ưa chuộng mọi thời đại
- 40+ Mẫu trang trí bảng trung thu đẹp, độc lạ, đơn giản, ấn tượng
- 100+ Tổng hợp lời chúc trung thu hay, ý nghĩa nhất
Tết Trung Thu là một phong tục không thể thiếu và có ý nghĩa rất lớn trong ngày rằm tháng 8 hằng năm tại Việt Nam. Đây sẽ là dịp để tỏ lòng hiếu thảo, đây cũng là ngày để báo hiếu, thể hiện sự biết ơn đối với những người thân yêu hay sự tri ân với những người bằng hữu. Rất mong rằng bài viết trên đã phần nào giải đáp các thắc mắc về Trung Thu ngày mấy? Ý nghĩa, nguồn gốc và phong tục ngày Tết Trung Thu. Chúc bạn sẽ có ngày Tết Trung Thu sum vầy, ấm cúng bên những người thân yêu của mình cùng với những điều may mắn sẽ đến trong tương lai!
100+ Tổng hợp lời chúc trung thu hay, ý nghĩa nhất
Tết Trung thu hay còn được gọi là Tết đoàn viên là dịp để mọi người trong gia đình cùng sum họp, quây quần bên nhau cùng thưởng thức hương vị của những chiếc bánh thơm ngon dưới ánh trăng sáng ấm áp. Và cũng là dịp để mọi người trao đến nhau những lời yêu thương, những lời chúc ngọt ngào. Dưới đây là tổng hợp những lời chúc trung thu ý nghĩa nhất mà các bạn có thể tham khảo để gửi đến những người mình yêu thương trong ngày lễ đoàn viên này.
Lời chúc Trung thu cho bạn bè
Một số lời chúc trung thu gửi đến cho bạn bè thật ý nghĩa:
1. Chúc bạn và gia đình luôn tràn ngập tiếng cười và niềm hạnh phúc trong ngày Tết Đoàn Viên này nhé!
2. Chúc bạn có một ngày Trung Thu thật vui vẻ và ý nghĩa.
3. Chúc bạn luôn may mắn, nhiều vui vẻ và có những phút giây tuyệt vời bên gia đình nhé.
4. Nhân dịp Trung Thu, xin gửi đến bạn và gia đình nhỏ luôn tràn ngập tiếng cười và một ngày Tết Trung Thu đầy niềm vui nhé!
5. Chúc mừng Tết Đoàn Viên, hi vọng vầng trăng ấm áp kia sẽ mang đến hạnh phúc và viên mãn đến cho bạn và gia đình.
6. Chúc bạn có một ngày Trung Thu thật ý nghĩa và trọn vẹn những phút giây tuyệt vời bên gia đình.
7. Chúc cho công việc và cuộc sống của bạn luôn vẹn toàn như vầng trăng rực rỡ ngày Tết Trung Thu.
8. Tôi hy vọng bạn có một mùa Trung Thu vui vẻ và hạnh phúc bên gia đình của mình.
Lời chúc trung thu cho khách hàng
Một số lời chúc trung thu gửi đến khách hàng ý nghĩa:
1. Một mùa Tết Đoàn Viên nữa lại về, là dịp để mọi người quây quần bên nhau, cùng uống trà và thưởng thức hương vị của những chiếc bánh tình thân và nhâm nhi uống trà. Nhân dịp này, công ty xin được gửi đến quý khách hàng những lời chúc tốt đẹp nhất. Hy vọng, sản phẩm của chúng tôi luôn được bạn và gia đình ủng hộ trong khoảng thời gian tới.
2. Tiết trời đang chuyển dần qua mát dịu hơn và thế là một mùa Trung Thu nữa lại về. Nhân dịp này, công ty chúng tôi xin gửi đến quý khách hàng những lời chúc thân thương và ý nghĩa nhất. Chúc cho quý khách hàng luôn có thật nhiều sức khỏe, công việc và cuộc sống viên mãn hạnh phúc.
3. Nhân dịp Tết Trung Thu chúng tôi xin gửi những quý khách hàng và đối tác đã luôn ủng hộ công ty trong chặng hành trình vừa qua. Chúc cho quý khách/quý đối tác có ngày Tết Đoàn Viên trọn vẹn và có những phút giây vui vẻ hạnh phúc bên gia đình. Chúc tôi sẽ ngày càng cố gắng để phát triển hơn trong tương lai.
4. Nhân dịp Tết Trung thu, kính chúc quý khách luôn có nhiều may mắn, vui vẻ và hạnh phúc. Chân thành cảm ơn sự tin tưởng và ủng hộ của quý khách trong thời gian qua. Chúng tôi sẽ không ngừng nỗ lực để ngày càng phát triển hơn trong tương lai.
5. Chúc quý khách hàng – những người đã tin tưởng, ủng hộ và đồng hành cùng chúng tôi trong thời gian vừa qua những lời chúc tốt đẹp và lời cảm ơn chân thành nhất.
Lời chúc trung thu ngắn gọn
Một số lời chúc trung thu ngắn gọn ý nghĩa:
1. Chúc cho em một mùa trung thu nhiều vui vẻ, những ngày tháng tám luôn tràn ngập yêu thương.
2. Chúc bạn ngày tết đoàn viên vui vẻ và hạnh phúc.
3. Chúc em luôn vui vẻ, một đời an nhiên, vinh hoa phú quý.
4. Mong cho cuộc sống và công việc của bạn sẽ luôn vẹn toàn như vầng trăng tròn ngày Tết thung thu.
5. Chúc em lúc nào cũng tiền tài đầy túi, may mắn an vui.
Lời chúc trung thu cho nhân viên
Một số lời chúc trung thu cho nhân viên:
1. Chúc mọi người có mùa Trung thu thật ý nghĩa, vui vẻ bên bạn bè, người thân và gia đình nhé!
2. Chúc bạn sẽ đón một cái Tết đoàn viên vui vẻ bên gia đình và những đứa con của mình.
3. Chúc bạn trung thu năm năm nay và nhiều năm sau nữa sẽ luôn vui vẻ yêu đời.
4. Mong rằng bạn sẽ có một cái Tết Đoàn Viên hạnh phúc viên mãn bên gia đình.
4. Chúc cho đại gia đình bạn Trung thu luôn ngập tràn tiếng cười và an vui.
5. Chúc bạn và gia đình đón trung thu thật vui vẻ nhé.
Lời chúc trung thu cho đối tác
Một số lời chúc trung thu dành cho đối tác
1. Để tri ân khách hàng đã luôn tin tưởng và ủng hộ sản phẩm bên công ty chúng tôi trong suốt thời gian qua, nhân dịp tết trung thu xin gửi đến quý đối tác những lời chúc và món quà ý nghĩa tốt cho sức khỏe gia đình.
2. Công ty chúng tôi xin gửi đến quý đối tác những lời chúc may mắn và ý nghĩa nhân ngày tết đoàn viên sắp tới, chúc đối tác luôn thật nhiều sức khỏe, công việc hanh thông, thuận lời và luôn tràn ngập niềm vui.
3. Kính chúc Quý đối tác một mùa Trung thu vui vẻ và hạnh phúc bên gia đình.
4. Nhân dịp Tết Trung thu, công ty xin gửi lời tri ân tới tất cả Quý đối tác đã, đang và sẽ đồng hành cùng công ty luôn tràn đầy niềm vui, thật nhiều sức khỏe, thành công trong công việc và có mùa Trung thu thật ấm áp, ngọt ngào bên gia đình.
Lời chúc trung thu cho các bé
Một số lời chúc trung thu hay dành cho các bé
1. Chúc các bạn nhỏ nhân dịp trung thu sẽ luôn mỉm cười, ước mơ sớm thành hiện thực và trở thành mầm non tương lai của đất nước.
2. Một mùa Trung thu nữa lại đến rồi, chúc các bé mau ăn chóng lớn, luôn ngoan ngoãn và học thật giỏi nhé!
3. Nhân dịp Trung thu gửi lời chúc đến các bạn nhỏ từ bé trai đến bé gái thật nhiều vui vẻ, ấm áp bên gia đình và nhận được thật nhiều những lời chúc ý nghĩa từ mọi người.
4. Nhân dịp Tết Trung thu ba mẹ chúc những đứa con yêu quý của ba mẹ luôn vui vẻ, thật nhiều sức khỏe, học thật giỏi và trở thành một người tốt nhé.
5. Cuộc sống đôi khi khó khăn và nhiều mệt mỏi buồn phiền nhưng mẹ đã có một điểm tựa ở bên đó là con, chúc con có một tết trung thật vui vẻ và bình an.
6. Nhân ngày Tết Trung thu ba chúc con gái của ba mau ăn chóng lớn và luôn vui vẻ nhé!
Lời chúc trung thu cho doanh nghiệp
Một số lời chúc trung thu cho doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp chúng tôi xin gửi đến quý đối tác những lời chúc ý nghĩa nhất nhân dịp trung thu sắp tới. Chúc cho đối tác luôn có thật nhiều sức khỏe, công việc thuận lợi và phát triển để cuộc sống luôn tràn ngập niềm vui.
2. Xin gửi lời chúc đến quý khách hàng đã luôn đồng hành cùng doanh nghiệp chúng tôi trong thời gian qua có một mùa trung thu thật ý nghĩa, vui vẻ và nhiều niềm vui bên gia đình.
3. Nhân dịp tết Trung thu 2022, doanh nghiệp chúng tôi xin gửi đến quý khách hàng và đối tác những lời chúc sức khỏe, thành công trong công việc và thật nhiều may mắn. Nhân đây, chúng tôi cũng muốn gửi những món quà ý nghĩa đến quý bạn đã đồng hành cùng công ty trên con đường phát triển!
Lời chúc trung thu hài hước
Một số lời chúc trung thu hài hước
1. Tổng đài Mobiphone xin thông báo: Thuê bao 09xxx vừa nhận được lời chúc mừng trung thu nhiều vui vẻ, may mắn và kèm theo một chiếc ôm ấm áp từ chủ thuê bao 07xxx.
2. Trung thu lại đến rồi này, tạm gác lại chuyện cơm áo gạo tiền đi nào. Vui vẻ tận hưởng trung thôi thu sắp già hết phần thiên hạ rồi. Trung thu vui vẻ nhé, nhậu không ???
3. Nhân dịp trung thu, mình xin tặng bạn một món quà vô cùng ý nghĩa… đó chính là mình này. Hãy nhận đi và không được từ chối nhận quà đâu đấy!
4. Lâu lắm rồi mình với bạn chưa gặp lại nhau nhưng mình vẫn chúc bạn có một ngày trung thu thật vui vẻ bên mọi người và đừng quên thằng bạn già xác xơ này nhé.
Lời chúc trung thu tiếng anh
Một số lời chúc trung thu bằng tiếng anh hay
1. Happy Mid-Autumn Festiva ! (Chúc mừng tết trung thu)
2. Happy Mid-Autumn Festival! May the round moon bring you a happy family and a successful future. (Chúc mừng ngày tết trung thu! Ánh trăng tròn sẽ mang lại cho bạn một gia đình hạnh phúc và thành công trong tương lai)
3. The roundest moon can be seen in the autumn. It is time for reunions. I wish you a happy Mid-Autumn Day and a wonderful life.
(Vầng trăng tròn nhất sẽ có thể nhìn thấy được vào mùa thu. Đó là dịp đoàn viên. Tôi ước bạn sẽ có một ngày tết trung thu vui vẻ và một cuộc sống tuyệt vời)
4. Wish you a perfect life just like the roundest moon in Mid-Autumn Day. (Hi vọng bạn sẽ có một cuộc sống an nhiên như vầng trăng tròn ngày Tết trung thu).
5. Wishing us a long life to share the graceful moonlight, though thousands of miles apart. (Chúc cho chúng ta sẽ sống thật lâu để sẻ chia ánh trăng đẹp đẽ dù có cách xa nhau hàng ngàn dặm)
Xem thêm:
- TOP 10 bài hát trung thu hay nhất, ưa chuộng mọi thời đại
- Trung Thu ngày mấy? Ý nghĩa, nguồn gốc và phong tục ngày Tết Trung Thu
- 40+ Mẫu trang trí bảng trung thu đẹp, độc lạ, đơn giản, ấn tượng
Trên đây là những lời chúc trung thu hay và ý nghĩa mà bạn có thể gửi đến bạn bè, người thân, đồng nghiệp và mọi người để mang lại niềm vui nho nhỏ trong ngày tết đoàn viên. Học nhanh những câu chúc này ngay nào, trung thu sắp đến rồi đấy!
50+ Bức vẽ tranh trung thu đẹp, đơn giản, dễ nhất cho học sinh
Trung thu đến rồi! Các cuộc thi vẽ tranh với mục đích trao cơ hội để các em thiếu nhi trổ tài hội họa đầy sáng tạo của mình cũng được tổ chức lần lượt. Nếu như các bé vẫn còn đang bí ý tưởng và muốn tham khảo một số hình vẽ nổi bật, vậy thì hôm nay chúng ta cùng điểm qua 50+ Bức vẽ tranh trung thu đẹp, đơn giản, dễ nhất cho học sinh nhé!
Vẽ tranh trung thu dễ nhất
Vẽ các em thiếu nhi vui đồ dưới ánh trăng và những ngôi sao lấp lánh, trên tay là những chiếc lồng đèn ngộ nghĩnh luôn là ý tưởng dồi dào để vẽ tranh trung thu trong các cuộc thi.
Tuy nhiên, nếu như vẽ thiếu nhi đã quá nhàm chán, tại sao chúng ta lại không thử vẽ chính bố mẹ và ông bà thân yêu trong mùa lễ hội này nhỉ? Chắc chắn sẽ là một ý tưởng hết sức độc đáo. Hình ảnh ông bà làm bày mâm ngũ quả cùng cha mẹ chuẩn bị những món ăn và chiếc lồng đèn xinh xinh cũng là một ý tưởng đáng để khai thác đấy!
Phố phường trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết mỗi khi mùa trung thu lại về.
Vẽ tranh trung thu chị Hằng
Chị Hằng vẫn luôn là hình ảnh quen thuộc trong tâm thức trẻ thơ khi nghĩ về Tết Trung thu. Vậy thì tại sao chúng ta không tận dụng nó cùng sự sáng tạo của trẻ để giúp trẻ làm nên những bức tranh xinh đẹp nhỉ?
Chị Hằng một mình nơi cung trăng ngắm nhìn trẻ em và người người nô đùa náo nức.
Chị Hằng rời khỏi cung trăng, dắt theo chú thỏ nhỏ đáng yêu của mình để đón trung thu cùng với các em thiếu nhi trong không khí tưng bừng và rộn ràng.
Vẽ tranh trung thu bằng màu nước
Màu nước là một loại màu thú vị. Tuy nhiên để có thể làm chủ được cọ vẽ và các màu pha thì các bé cũng phải có một kỹ thuật nhất định để không làm hư tác phẩm của mình. Phụ huynh hãy hỗ trợ bé làm quen nhé!
Tuy khá khó nhưng hiệu ứng mà màu nước mang lại thật không thể chê vào đâu được!
Màu nước sẽ tạo nên được lớp màu đều hơn, tô cũng nhanh hơn và màu sắc thường sặc sỡ hơn.
Vẽ tranh trung thu anime
Trung thu là truyền thống không chỉ của riêng Việt Nam mà của cả các nước phương Đông. Vậy nên các em có niềm yêu thích với văn hóa Nhật Bản có thể giao thoa văn hóa, phong cách vẽ anime cùng ý tưởng Trung thu để tạo nên những bức tranh đặc biệt.
Bên cạnh việc vẽ khung cảnh vui chơi của lớp thiếu thiếu nhi trong mùa trung thu náo nhiệt, sao ta lại không vẽ khung cảnh mọi người cùng chia sẻ niềm vui tới những các em kém may mắn hơn? Đây cũng là một cách lan tỏa tình yêu thương trong cộng đồng thông qua những bức tranh giản dị.
Chúng ta cùng ngắm nhìn hình ảnh chú Cuội thông qua nét vẽ của phong cách anime. Thật sự trông rất thú vị và mới lạ đúng không?
Vẽ tranh trung thu đơn giản mà đẹp
Tuy nhiên không cần cầu kì thì bức tranh mới được đánh giá là đẹp, chúng ta cũng có thể vẽ tranh từ những ý tưởng đơn giản nhất và nét vẽ ngô nghê nhất để hình thành nên những tác phẩm xinh đẹp.
Hình ảnh đơn giản sẽ không bao giờ trở nên nhàm chán nếu như các em có thể phối thêm những sắc màu sặc sỡ. Làm gợi lên được một không gian với không khí rộn ràng, nhộn nhịp, lan tỏa đến cho người xem.
Trong trung thu, bên cạnh những chiếc lồng đèn với ánh lửa huyền ảo, chúng ta không thể thiếu đi hình ảnh của những chú lân vui nhộn và ông địa dẫn vào đi quanh khắp phố phường nhỉ?
Vẽ tranh trung thu mùa covid-19
Nghệ thuật sẽ phần nào phản ánh được hiện thực. Covid có thể mang đến nỗi đau và mất mát cho chúng ta. Thế nhưng không vì thế mà chúng ta lại bỏ qua niềm vui như những hoạt động trung thu thường niên. Thay vì ngồi than khóc cho những việc đã qua, tại sao chúng ta không thông qua những bức tranh để tuyên truyền về một mùa trung thu chung tay phòng chống dịch. Hay như là một lời cảm ơn gửi đến y bác sĩ cùng những người đã đứng lên xung phong bảo vệ chúng ta trong thời gian dịch bệnh hoành hành.
Đeo khẩu trang là một trong những cách đơn giản nhất để ngăn chặn dịch bệnh.
Vẽ tranh rước đèn trung thu
Rước đèn trung thu là một hoạt động không thể nào thiếu trong mùa lễ tết thiếu nhi này. Vậy nên chúng ta không khó để bắt gặp các hình vẽ xung quanh chủ đề này. Tuy nhiên không phải vì vậy mà vẽ tranh về rước đèn trung thu sẽ trở nên nhàm chán. Đây vẫn luôn là một đề tài với tràn đầy cơ hội để các em thiếu nhi thử sức mình sáng tạo.
Xem thêm:
- Tổng hợp các cách vẽ học sinh đơn giản, tranh vẽ học sinh đẹp nhất
- 100+ Ý tưởng vẽ tranh bảo vệ môi trường đẹp nhất, sáng tạo, độc nhất
- 50+ Mẫu vẽ trường tiểu học đẹp, sáng tạo, mới nhất
Trên là 50+ Bức vẽ tranh trung thu đẹp, đơn giản, dễ nhất cho học sinh. Mong là những thông tin trên sẽ phần nào giúp phụ huynh cùng các em dễ dàng hơn trong việc hình thành ý tưởng vẽ nên bức tranh trung thu cho riêng mình. Và đừng quên hãy thường xuyên ghé thăm Bamboo School để đọc thêm nhiều thông tin, hình ảnh thú vị và những kiến thức mới lạ xung quanh việc dạy và học của con em chúng ta nhé!
7 cách học bảng cộng trừ lớp 1 nhanh chóng đơn giản hiệu quả nhất
Ba mẹ có thể nhanh chóng thực hiện các phép toán cộng trừ nhưng để hướng dẫn các bé làm quen với toán học thì không phải là chuyện dễ dàng. Bamboo School sẽ chia sẻ với bạn cách học bảng cộng trừ lớp 1. Bảng cộng trừ này sẽ giúp bé hiểu các phép cộng trừ nhanh hơn. Bé có thể tự học toán và gia tăng khả năng phản xạ toán học trong thời gian ngắn tiếp xúc xúc với bảng cộng trừ này.
Bảng cửu chương cộng trừ là gì?
Bảng cửu chương cộng trừ là bảng toán liệt kê các phép tính cộng và phép tính trừ trong phạm vi nhất định. Cụ thể là đối với các em học sinh lớp 1 sẽ dùng bảng cửu chương cộng trừ trong phạm vi từ 1 đến 10. Khi các em lên lớp 2, lớp 3 thì độ khó của bảng cửu chương cộng trừ sẽ tăng dần lên.
Cách học bảng cộng trừ lớp 1 chuẩn nhất là các bậc phụ huynh nên giúp bé hiểu rõ ý nghĩa của các phép tính cộng và trừ. Không nên để bé thụ động và phụ thuộc vào bảng cộng trừ. Điều này sẽ tránh việc bé học vẹt và tránh việc bé bị mất căn bản toán học khi lên lớp lớn.
Lợi ích của việc học bảng cộng trừ
Về bản chất, bảng cửu chương cộng trừ cũng tương tự như bảng cửu chương nhân chia. Khi bé làm quen với môn toán học bằng bảng cộng trừ sẽ mang lại nhiều lợi ích như:
- Giúp bé làm quen với các phép toán cộng, trừ đơn giản nhanh và hiệu quả nhất.
- Giúp bé có thể tự kiểm tra kết quả các bài tập theo bảng cửu chương cộng trừ.
- Giúp bé rèn luyện khả năng phản xạ nhanh hơn với các phép tính cộng, trừ đơn giản.
Các bảng cộng trừ lớp 1
Bé làm quen với toán lớp 1 bằng cách học bảng cộng trừ lớp 1 còn giúp giáo viên và các bậc phụ huynh tiết kiệm được nhiều thời gian dạy toán cho bé hơn. Dưới đây là các bảng cộng trừ lớp 1 mà ba mẹ nên chuẩn bị cho con.
Bảng cộng trừ lớp 1 trong phạm vi 20
Bảng cộng trừ trong phạm vị 20 sẽ được tách riêng bảng cộng và bảng trừ. Trong đó các phép toán sẽ được sắp xếp khoa học giúp bé dễ dàng tra cứu kết quả khi cần.
Bảng cộng trừ lớp 1 trong phạm vi 100
Cách học bảng cộng trừ lớp 1 tuy rằng mang lại rất nhiều lợi ích. Tuy nhiên, nếu để bé phụ thuộc vào bảng cộng trừ sẽ làm giảm đi khả năng tư duy toán học. Do vậy, bảng cộng trừ trong phạm vi 100 chỉ được áp dụng phổ thông. Đa phần những bảng cộng trừ trong phạm vi 100 được dùng để đào tạo các bé có năng khiếu toán học.
7 cách dạy trẻ học thuộc bảng cộng trừ nhanh nhất
Dưới đây là các cách học bảng cộng trừ lớp 1 dễ nhất, ba mẹ hãy cùng Bamboo School tham khảo và chọn cho bé cách học phù hợp nhất nhé.
Học cộng trừ trong ngữ cảnh hàng ngày
Bên cạnh cách học bảng cộng trừ lớp 1 bằng các bài tập trên sách vở, ba mẹ có thể cho con học cộng trừ từ các đồ vật quen thuộc sẵn có xung quanh. Như: bát, đũa, ống hút, quyển vở, cây bút,…
- Bước 1: Ba mẹ hãy đặt câu hỏi với bé. “Mẹ đang có 2 cây bút, ba cho mẹ thêm 1 cây bút. Hỏi con, mẹ có bao nhiêu cây bút?”
- Bước 2: Đây là phép toán cộng, mẹ hãy để sẵn 2 cây bút ở phía mẹ và lấy 1 cây bút thêm vào chỗ 2 cây bút sẵn có. Đây là cách giúp bé hiểu đúng bản chất của phép toán cộng.
- Bước 3: Ba mẹ hãy cho con thời gian suy nghĩ để thực hiện phép toán.
- Bước 4: Nếu bé thực hiện phép tính sai, ba mẹ nên kiên nhẫn hướng dẫn con đếm và thực hiện phép toán cộng.
- Bước 5: Ba mẹ hãy lặp lại và nhấn mạnh kết quả bài toán. “Như vậy, đáp án phép tính cộng là 2 + 1 = 3”.
Ba mẹ có thể hướng dẫn bé làm toán trừ với cách làm tương tự như ví dụ trên.
Học cộng trừ bằng hoa quả
Bạn có thể dùng các loại hoa quả thường dùng ở nhà như quả táo, quả chuối, quả nho, quả cam,… để giúp bé học cộng trừ. Cách giúp bé học cách cộng trừ bằng hoa quả cũng tương tự như cách học cộng trừ trong ngữ cảnh.
- Bước 1: Ba mẹ hãy đặt câu hỏi với bé. “Trên bàn đang có 5 quả chuối, con ăn 1 quả chuối. Hỏi trên bàn còn mấy quả chuối?”. Ba mẹ nên lưu ý, số liệu trong các bài toán nên trùng khớp với số lượng hoa quả có sẵn trên bàn.
- Bước 2: Đây là phép toán trừ, ba mẹ hãy lấy 1 quả chuối ra khỏi bàn và đưa về phía con.
- Bước 3: Ba mẹ hãy cho con thời gian suy nghĩ để thực hiện phép toán.
- Bước 4: Nếu bé thực hiện phép tính sai, ba mẹ nên kiên nhẫn hướng dẫn con hiểu về bản chất của phép trừ là giảm bớt đi. Và hướng dẫn bé đếm số quả chuối còn lại trên bàn.
- Bước 5: Ba mẹ hãy lặp lại và nhấn mạnh kết quả bài toán. “Như vậy, đáp án phép tính trừ là 5 – 1 = 4”.
Mách bạn mẹo hay: Những lúc bé phản ứng chậm với kết quả bài toán. Bạn hãy sử dụng bảng cộng trừ để giúp con ghi nhớ nhanh kết quả các phép toán. Đây là cách học bảng cộng trừ lớp 1 giúp bé nhớ nhanh nhất.
Học cộng trừ bằng que tính
Bộ que tinh là một trong những dụng cụ học toán không thể thiếu của học sinh lớp 1. Trong thời gian bé làm bài tập về nhà hoặc tự học tại nhà, ba mẹ nên dùng que tính để bé học bài nghiêm túc hơn.
Ba mẹ chỉ cần áp dụng trình tự các bước hướng dẫn bé học phép tính cộng, trừ mà chúng tôi vừa chia sẻ trên. Đảm bảo bé sẽ học nhanh nhớ lâu và phát triển tư duy toán học hiệu quả.
Học cộng trừ bằng những chiếc kẹo
Đối với các bé có niềm đam mê với kẹo, ba mẹ có thể dùng kẹo để hướng dẫn bé học phép toán cộng trừ. Ba mẹ có thể dùng kẹo làm phần thưởng cho các bài toán đúng.
Đây là cách học bảng cộng trừ lớp 1 theo hình thức vừa học vừa chơi. Giúp kích thích bé hào hứng hơn khi học.
Học cộng trừ bằng đồ chơi
Trong thời gian chơi đồ chơi cùng con, ba mẹ cũng có thể dành khoảng 5 phút để con học phép tính cộng, trừ từ các món đồ chơi này. Ba mẹ có thể chọn các món đồ chơi con có nhiều như xe, viên bi tròn, thẻ ticker, mô hình khủng long,… để giúp con học toán.
Lúc này, ba mẹ hãy khéo léo để những bài toán trở thành những câu đố vui giúp bé hào hứng hơn khi trả lời câu hỏi của ba mẹ.
File bảng cộng trừ lớp 1
Học toán bằng cách học bảng cộng trừ lớp 1 đã mang lại rất nhiều lợi ích thực tiễn. Do vậy, chúng ta có thể mua bảng cộng trừ ở tại các nhà sách, trên các trang thương mại điện tử,….
[su_button url=”https://drive.google.com/file/d/1vmRdQOOpT20ctGL-FLJAkfr4Iw9bfEfO/view?usp=sharing” target=”blank” background=”#a0e54e” color=”#ffffff” size=”6″]TẢI NGAY FILE BẢNG CỘNG TRỪ LỚP 1[/su_button]
Xem thêm:
- 50+ Cách làm đồ dùng học tập đẹp, cute, đơn giản dễ làm
- Cách chia thời gian học hiệu quả, tối ưu nhất cho học sinh
- Cách học bảng cửu chương hiệu quả, nhớ nhanh, nhớ lâu, đơn giản nhất
Hy vọng với chia sẻ cụ thể về cách học bảng cộng trừ lớp 1 mà Bamboo School vừa chia sẻ trên sẽ giúp ba mẹ hướng dẫn bé học toán dễ dàng hơn. Trên website của Bamboo School còn rất nhiều những mẹo hay giúp bé hăng hái và tích cực học tập hơn. Bạn hãy theo dõi Bamboo để biết thêm nhiều thông tin giáo dục bổ ích.
Ngày 2 tháng 9 là ngày gì? Ý nghĩa và lịch nghỉ ngày 2/9
Là con dân của đất nước Việt Nam chắc hẳn bạn không thể nào không biết đến ngày 2 tháng 9 năm 1945 – đây là ngày vô cùng trọng đại, là cột mốc lịch sử sáng chói và là ngày độc lập dân tộc chấm dứt chế độ thực dân phong kiến tại nước ta. Một kỷ nguyên mới ra đời, kỷ nguyên của độc lập tự do hạnh phúc và chủ nghĩa xã hội bắt đầu.
Ngày 2/9 là ngày gì?
Ngày 2 tháng 9 là ngày gì? Câu trả lời đó chính là ngày Quốc khánh của Việt Nam, là một trong những ngày lễ lớn của năm. Vào ngày 02/09/1945, tại quảng trường Ba Đình – Hà Nội, thay mặt cho Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra “Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa” với toàn dân và thế giới. Trong bản tuyên ngôn ấy có khẳng định: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.
Và thật là điều trùng hợp diệu kỳ trong lịch sử khi sáng ngày 2/9/1696, tại ngôi nhà 67, người Cha già kính yêu của dân tộc đã về cõi vĩnh hằng để lại cho chúng ta một bản di chúc lịch sử là những lời dặn và tình cảm, niềm tin của Người cho thế hệ hôm nay và mai sau.
Ý nghĩa ngày 2/9
Ngày 2/9 là ngày có ý nghĩa vô cùng trọng đại với toàn thể người con đất Việt, là mốc son chói lọi trong hành trình dựng nước và giữ nước của cả dân tộc ta. Kể từ ngày hôm ấy, Việt Nam đã có tên trên bản đồ thế giới và Việt Nam dân chủ Cộng Hòa được ra đời (ngày nay chính là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam).
Khi bản Tuyên ngôn được cất lên, đồng bào trong và ngoài nước đều một lòng hướng về Tổ Quốc. Ngày hôm ấy chúng ta đã khẳng định cho toàn thế giới biết rằng Việt Nam là một quốc gia hoàn toàn tự do độc lập. Ngày lễ này còn là dịp để mọi người cùng tưởng nhớ đến sự hy sinh vẻ vang, anh dũng của ông ta ngày trước và nhắc nhở cho thế hệ hôm nay và mai sau phải liên tục xây dựng, bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Giá trị lịch sử ngày quốc khánh
Ngày 2 tháng 9 là ngày gì và có giá trị lịch sử như thế nào là thắc mắc của nhiều bạn. Ngày Quốc khánh mùng 2/9 mang giá trị lịch sử to lớn, là ngày mà chúng ta thoát khỏi ách tù đày của thực dân phong kiến, trở thành một quốc gia độc lập chủ quyền và lãnh thổ.
Ngày Quốc khánh như một lời nhắc nhở đến thế hệ hôm nay và mai sau cần phải ra sức phấn đấu học tập cũng như rèn luyện hết mình như lời dạy của Bác: “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”. Chúng ta thật sự may mắn khi được sinh ra trong hòa bình, đất nước đang phát triển không phải sống trong chiến tranh loạn lạc thì hãy luôn nhớ về cha ông ta ngày trước đã phải đánh đổi và hy sinh oanh liệt để bảo vệ Tổ quốc trọn vẹn như ngày hôm nay.
Ngày 2/9 được nghỉ mấy ngày?
Theo Khoản 1 và Khoản 3 Điều 112 trong Bộ luật lao động 2019 quy định thì ngày lễ Quốc Khánh sẽ được nghỉ 2 ngày vào 2/9 và 1 ngày trước hoặc sau đó. Năm nay 2/9 rơi vào thứ 6 (nhằm ngày 7/8 âm lịch) nên cán bộ, công chức, viên chức được nghỉ lễ 4 ngày liên tiếp – từ ngày thứ Năm 1/9/2022 đến hết ngày Chủ nhật 4/9/2022 và không phải hoán đổi ngày nghỉ.
Quy định nghỉ lễ 2/9
Quy định nghỉ lễ 2/9 được áp dụng với công nhân viên chức và người lao động thuộc các cơ quan hàng chính, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, sự nghiệp. Đối với những cơ quan hay tổ chức không có lịch nghỉ cố định vào thứ 7 và Chủ nhật thì nên xem xét hoạt động và kế hoạch để có lịch nghỉ phù hợp. Với những doanh nghiệp của người lao động bình thường làm việc thứ 7, Chủ nhật hằng tuần thì được nghỉ ngày 1/9 và ngày 2/9.
Xem thêm:
- 1/6 là ngày gì? Ngày 1 tháng 6 là thứ mấy? Nguồn gốc và ý nghĩa ngày quốc tế thiếu nhi
- Ngày 8/3 là ngày gì? Lịch sử và ý nghĩa ngày 8/3
- Thiết kế Tập san 20/10; Chào mừng Ngày phụ nữ Việt Nam
Với những thông tin trên đây có lẽ bạn đã biết được ngày 2 tháng 9 là ngày gì và có ý nghĩa trọng đại như thế nào rồi đúng không nào. Chúc bạn có những ngày nghỉ lễ thật tuyệt vời bên gia đình, người thân và bạn bè nhé!
Cách giải bài toán bằng cách lập phương trình và các dạng bài thường gặp
Hệ phương trình và phương trình đều thuộc vào các dạng kiến thức cơ bản tuy nhiên lại chiếm phần lớn sự quan trọng đối với chương trình môn Toán. Để có hiểu hiểu rõ hơn về các phương pháp lập phương trình và các kiến thức tổng quát nhất trong phương trình, thì sau đây bạn hãy cùng với Bamboo School tìm hiểu về cách giải toán bằng cách lập phương trình và các dạng bài thường gặp nhé!
Tổng quan về phương trình
Trước khi bắt đầu đi sâu vào các phương pháp giải các bài toán qua cách lập phương trình thì chúng ta cần phải thực sự nắm rõ những kiến thức căn bản về phương trình.
Phương trình là gì
Thuật ngữ “Phương trình” có ý nghĩa là dùng để nói tới 2 biểu thức bằng nhau. Trong mỗi một phương trình sẽ gồm có biến số hoặc còn gọi là ẩn. Phương trình sẽ gồm có 2 loại sau:
- Phương trình có điều kiện: đây là dạng phương trình sẽ có ý nghĩa duy nhất với một hoặc cùng với một số có giá trị trong biến số. Bên cạnh đó, phương trình có thể không thích hợp với hầu hết các giá trị khác trong biến số.
- Đồng nhất thức: là một dạng phương trình mang ý nghĩa với tất cả các giá trị của biến số.
Phương trình cũng như là giải các bài toán bằng cách lập hệ phương trình sẽ là những dạng kiến thức cơ bản nhất để giúp bạn bước đầu tiếp cận dễ dàng những dạng bài tập khác phức tạp hơn thế.
Giải các bài toán bằng cách lập hệ phương trình tức là bạn sẽ cần xác định được chính xác giá trị đúng của những ẩn số để khiến cho phương trình trở nên phù hợp và đúng đắn. Song song đó thì giá trị biến số còn được coi là nghiệm cho phương trình ấy.
Cách trình bày của phương trình là bạn sẽ viết 2 biểu thức ở 2 bên và ở giữa 2 biểu thức sẽ là dấu “=”.
Tác dụng của việc giải bài toán bằng cách phương trình
Phương trình luôn luôn là một nội dung giảng dạy được xem trọng trong chương trình giáo dục. Việc giảng dạy về cách áp dụng phương trình để giải toán sẽ cho học sinh thấy rõ được sự ứng dụng trong thực tế của những lý thuyết về phương trình đối với đời sống.
Trong cấu trúc của các đề thi quan trọng hàng năm hầu hết luôn có giải các bài toán bằng lập phương trình, ngoài ra các đề thi học sinh giỏi cũng thường gồm có nội dung này để xét chọn, vì vậy mà mỗi học sinh cần chú ý nhiều hơn về việc rèn luyện tốt tới việc phát triển các kỹ năng để có thể giải các bài toán bằng cách lập phương trình.
Giải các bài toán bằng phương trình sẽ vô tình rèn luyện nên các khả năng phân tích tình huống, nghiên cứu các bài toán trong các dạng đặc thù và riêng lẻ. Ngoài ra nếu thực hiện tốt kỹ năng sẽ giúp cho học sinh phát huy tư duy một cách linh hoạt, nhạy bén, sáng tạo cho từng bài toán. Các em sẽ không còn trở nên ngại ngùng khi bắt tay giải các bài toán bằng cách lập phương trình nữa mà sẽ cảm nhận được rằng môn toán thực sự gần gũi với các môn hoặc khác và kể cả đời sống thực tế.
Giải các bài toán bằng cách lập phương trình là một trong các hình thức hữu hiệu để dẫn dắt cho học sinh tự tìm hiểu thêm những nền tảng kiến thức khác. Đây cũng là một cách để vận dụng các kiến thức trên sách vở vào trong thực tế, đời sống hàng ngày. Cũng như đây sẽ là một trong những phương pháp kiểm tra năng lực kiến thức của các bạn học sinh cũng như các khả năng tiếp thu và mức độ vận dụng các kiến thức đã được học.
Các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình
Để có thể giải một bài toán bằng cách lập phương trình không phải là điều quá phức tạp, để có thể nhanh chóng và dễ dàng thực hiện nhất, bạn hãy thực hiện theo 3 bước sau đây:
Bước 1: Phân tích từng chi tiết trong đề bài
Để dễ dàng đưa ra lời giải nhất thì cách tốt nhất là bạn cần phải thật đọc kỹ đề, hiểu và nắm rõ chúng. Qua đó bạn cần xác định những yếu tố sau đây:
- Xem xét các đại lượng đã có sẵn, những đại lượng cần phải tìm và mối quan hệ liên quan giữa 2 loại đại lượng đó.
- Xác định biến số sao cho phù hợp với đề bài cũng như là xác định các điều kiện đối với biến số.
- Thể hiện các đại lượng khác dựa trên biến số đã được chọn.
- Tiến hành lập phương trình.
Bước 2: Bắt đầu giải phương trình
Tiếp theo đây, dựa vào phương trình đã được lập tại bước 1, bạn hãy xác định chính xác các giá trị cần tìm của biến số sao cho phương trình sẽ có ý nghĩa.
Bước 3: Kết luận
Khi bạn đã tìm ra các nghiệm qua các bước trên thì tiếp theo đây bạn hãy so sánh cùng với những điều kiện đã cho sẵn ở phương trình, điều này sẽ giúp bạn tìm ra đáp án chính xác nhất. Sau khi đã có kết quả, hãy tiến hành đưa ra kết luận của bài toán.
Các dạng bài về cách lập phương trình thường gặp
Giải các bài toán bằng các phương pháp lập phương trình là nhóm kiến thức thường hay gặp trong một số các dạng toán về vận tốc, năng suất hay về liên kết hình học hoặc cũng có thể là số học.
Sau đây là các dạng ghi ví dụ cụ thể dễ hiểu.
Dạng bài về vận tốc
Đây là dạng bài toán để giúp bạn tính được vận tốc cũng có thể là thời gian hoặc là quãng đường qua các tình huống về phương tiện đang di chuyển. Rèn luyện được giải dạng bài toán này bằng các phương pháp lập phương trình với bài toán vận tốc sẽ hỗ trợ bạn rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian.
Công thức của dạng bài toán về vận tốc:
S = v.t
Trong đó: S nghĩa là quãng đường, v tức là vận tốc, t sẽ là thời gian.
Để có thể bắt đầu tiến hành tính được vận tốc cũng như là khoảng thời gian có thể di chuyển thì bạn cần dựa trên công thức gốc. Và ngoài ra trong các trường hợp cần tính vận tốc của những phương tiện đang di chuyển dưới nước thì bạn sẽ cần phải dựa trên một công thức khác. Nghĩa là:
- v (xuôi) = v (thực) + v (nước)
- v (ngược) = v (thực) – v (nước)
Bài tập ví dụ cụ thể:
Một chiếc ô tô di chuyển từ Tp.Thủ Dầu Một đến thành phố Hồ Chí Minh với vận tốc 45km/h, rồi khi từ Tp.Hồ Chí Minh quay lại Tp.Thủ Dầu Một cùng với vận tốc là 50km/h. Hãy tính quãng đường bắt đầu từ Tp.Hồ Chí Minh cho đến Tp.Thủ Dầu Một? Với thời gian khi về sẽ ít hơn thời gian khi đi 20 phút.
Giải
Dạng bài về năng suất
Các dạng bài toán về tính năng suất hầu như đều chiếm phần lớn tỷ lệ trong các bài tập giải bằng cách lập phương trình. Công thức về bài toán năng suất như sau:
V = N.T
Trong đó: V tức là khối lượng công việc thực hiện, N nghĩa là năng suất còn T nghĩa là thời gian.
Để có thể dễ dàng tính được thời gian cần thiết để thực hiện công việc cũng như năng suất thực hiện. Qua việc rèn luyện tính toán tốt năng suất sẽ phần nào giúp bạn có thể quản lý tốt hơn công việc của mình.
Bài tập ví dụ cụ thể:
Một người được cấp trên bàn giao hoàn thiện một lượng sản phẩm trong khoảng thời gian. Người ấy định mỗi ngày sẽ làm xong 48 số lượng sản phẩm. Sau một ngày thực hiện, người ấy nghỉ thêm 1 ngày, vì vậy để có thể hoàn thành công việc đúng tiến độ thì mỗi ngày sau đó cần phải tăng thêm 6 sản phẩm. Vậy dựa trên những dữ liệu có sẵn, hãy tính lượng sản phẩm mà ban đầu người đó đảm nhận.
Giải
Dạng bài về liên kết hình học
Những dạng toán có liên quan tới hình học đều sẽ gồm các nội dung về vị trí, kích thước,…Và khi tiến hành giải những bài toán bằng các phương pháp về lập phương trình liên quan đến hình học, thì bạn cần phải chú ý tới một số các công thức khác liên quan tới hình học như tính chu vi hay diện tích,…
Dạng bài về số học
Những bài toán có các nội dung liên quan đến số học đều là các dạng toán có liên quan tới mối quan hệ giữa các số với nhau. Ví dụ như các quan hệ bằng nhau, có thể lớn hơn hoặc là nhỏ hơn hay cũng có thể là các quan hệ đồng dạng hay các quan hệ đồng dư,… Việc bạn tìm ra các ẩn số bằng các phương pháp để giải các bài toán bằng cách lập phương trình sẽ hỗ trợ bạn dễ dàng tìm ra các đáp án cho các biểu thức.
Bài tập ví dụ cụ thể:
Hai số dương có hiệu bằng 22. Biết rằng số này sẽ gấp đôi so với số kia. Hãy tìm ra hai số dương đó.
Giải:
- Số dương thứ nhất gọi là x ( x>0 )
Số dương thứ hai gọi là y ( y>x>0 )
Vì vậy mà ta có: y-x = 22 suy ra y = 22+x
- Theo như dữ liệu đã cho trước thì số này sẽ gấp đôi so với số kia, ta có:
y = 2x ⇔ 22+x = 2x
⇔ 22 = 2x-x ⇔ x=22 ( thỏa mãn điều kiện)
Với x=22 ⇒ y=44
Vậy ta có thể kết luận rằng, hai số dương thỏa mãn điều kiện nhất là 44 và 22.
Xem thêm:
- Cách tính giá trị biểu thức và ví dụ bài tập minh họa có đáp án
- 10 cách học giỏi toán hiệu quả nhất cho người mất gốc
- R trong toán học là gì? Định nghĩa, tính chất và bài tập minh họa có giải
- Các tính tỉ số phần trăm và các dạng toán về tỉ số phần trăm cơ bản có đáp án
Và trên đây là các cách giải bài toán bằng cách lập phương trình và các dạng bài thường gặp, mong rằng những điều mà Bamboo School chia sẻ tới cho các bạn sẽ hỗ trợ phần nào cho quá trình học tập và rèn luyện của các bạn. Chúc các bạn sẽ ôn tập hiệu quả và gặt hái được kết quả hơn mong đợi.
7 cách học sử hiệu quả nhanh chóng cho học sinh
Như thế nào là cách học sử hiệu quả? Tại sao môn sử lại khó học thuộc hơn các môn khác? Cần lưu ý những gì khi học môn sử? Đây có lẽ là thắc mắc chung của nhiều giáo viên và học sinh. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến các bạn 7 cách học sử hiệu quả và nhanh chóng mà bất cứ ai cũng có thể áp dụng.
Lý do khiến bạn học sử “khó”
Trong tất cả các môn học, môn sử luôn được xem là môn học “khó nuốt” nhất. Để học giỏi Lịch sử không phải là điều dễ dàng. Bạn cần phải đầu tư nhiều thời gian, công sức, đồng thời phải tìm ra phương pháp học phù hợp thì mới có thể đạt kết quả cao trong học tập. Sở dĩ, việc học sử luôn trở thành nỗi lo lắng của nhiều học sinh trước hết là do bản chất của môn học này vốn có nhiều sự kiện lịch sử, mốc thời gian khác nhau. Đối với từng mốc thời gian cụ thể, bạn phải ghi nhớ thật chính xác và học thuộc nó. Điều này khiến cho người học cảm thấy “choáng ngợp” và dễ bị nhầm lẫn giữa các sự kiện với nhau. Nếu chỉ học thuộc trong một thời gian ngắn thì bạn không thể nào ghi nhớ toàn bộ các sự kiện quan trọng, dẫn đến tình trạng học vẹt, học trước quên sau.
Bên cạnh đó, để học tốt Lịch sử, chúng ta còn phải rèn khả năng tư duy nhạy bén, lập luận rõ ràng. Sai lầm phổ biến của nhiều học sinh hiện nay đó là cho rằng, học sử chỉ cần học thuộc là được. Chính điều này đã kìm hãm người học không thể tìm ra cách học sử hiệu quả và phù hợp. Lâu dần, học sinh dần đánh mất niềm đam mê đối với môn Lịch sử, và hầu như chỉ có một phương pháp học duy nhất là học thuộc để vượt qua các bài kiểm tra, kỳ thi cuối kỳ.

Hiện nay, nhiều học sinh vẫn chưa tìm ra cách học sử hiệu quả và phù hợp với bản thân
Tại sao chúng ta cần phải học lịch sử?
Lịch sử chính là nền tảng, là cái “gốc” của nước nhà. Bên cạnh các môn học chính là Toán, Ngữ văn và tiếng Anh, thì Lịch sử cũng đóng một vai trò quan trọng không thể thiếu trong việc giáo dục học sinh. Học sử trước hết là học về quá trình dựng nước và giữ nước của cha ông, biết được nguồn gốc hình thành nước nhà, những cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc. Từ đó, hình thành nên ở mỗi người nhận thức đúng đắn về đất nước, về lịch sử của các thế hệ cha ông.
Học sử không chỉ giúp chúng ta trau dồi tri thức, vốn hiểu biết mà còn giáo dục lòng yêu nước, lòng tự tôn dân tộc. Thông qua quá trình tìm hiểu về lịch sử, chúng ta sẽ học hỏi được những truyền thống, giá trị tốt đẹp của dân tộc. Đồng thời, ta sẽ có nhận thức, trách nhiệm tiếp tục gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống đó, tiếp bước các thế hệ đi trước.

Học lịch sử không chỉ để tìm hiểu về quá trình dựng nước và giữ nước, mà còn để hiểu hơn về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Nguyên tắc để học giỏi môn Lịch sử
Học tập là một hành trình lâu dài chứ không phải diễn ra chỉ trong ngày một ngày hai. Để học tốt môn Lịch sử, ngoài việc tìm ra cách học phù hợp thì bạn còn phải nắm rõ 4 nguyên tắc sau đây.
Phân bổ thời gian hợp lý
Một trong những cách học sử hiệu quả mà bạn có thể áp dụng đó là phân bổ thời gian hợp lý. Đối với từng môn học, bạn nên lập ra thời gian biểu cụ thể và thực hiện theo đúng kế hoạch đã lập. Không phải môn học nào cũng có thời gian học giống nhau. Việc phân chia thời gian học hợp lý sẽ giúp bạn tập trung cao độ trong học tập, đồng thời không làm ảnh hưởng đến thời gian học các môn khác.

Phân bổ thời gian hợp lý là một trong những cách học sử hiệu quả nhất
Chọn thời điểm học phù hợp
Không phải cứ học liên tục, học nhiều giờ đồng hồ trong một ngày là bạn có thể giỏi Lịch sử một cách nhanh chóng. Đó không phải là cách học sử hiệu quả. Bạn hãy lựa chọn ra thời điểm phù hợp nhất trong ngày để ôn tập kiến thức Lịch sử. Thời điểm mà đầu óc bạn minh mẫn, có năng lượng nhất là vào buổi sáng sớm. Bạn có thể tranh thủ khoảng thời gian này để đọc tài liệu, tìm hiểu các sự kiện lịch sử và làm các bài tập của môn học. Nên hạn chế học ở thời điểm bạn cảm thấy mệt mỏi, chán nản vì đây là lúc cơ thể cần được nghỉ ngơi, thư giãn.

Bạn không nên học quá nhiều trong một ngày mà chỉ nên lựa chọn thời điểm phù hợp nhất để học lịch sử
Chia thông tin theo từng phần để ghi nhớ
Kiến thức Lịch sử là vô cùng rộng lớn. Nó bao hàm nhiều sự kiện, nhân vật, mốc thời gian khác nhau,… Do đó, bạn không thể nào ghi nhớ hết toàn bộ thông tin chỉ trong một thời gian ngắn. Việc gượng ép bản thân phải ghi nhớ quá nhiều kiến thức cùng một lúc sẽ chỉ khiến bạn cảm thấy chán nản và mất động lực học tập. Thay vào đó, bạn nên chia khối lượng kiến thức thành từng phần nhỏ, rồi học kỹ từng phần.
Đối với từng chương, từng phần nhỏ, bạn có thể kết hợp với việc làm bài tập, đọc tài liệu nâng cao, sử dụng giấy note,… để tăng khả năng ghi nhớ. Đây cũng là một cách học sử hiệu quả mà bạn nên tham khảo.

Nên áp dụng phương pháp chia nhỏ nội dung để học sử hiệu quả
Nghỉ ngơi đúng lúc
Học nhiều chưa chắc đã hiệu quả bằng việc học và nghỉ ngơi đúng thời điểm. Sau những giờ học căng thẳng, bạn cũng nên dành thời gian để thư giãn về tinh thần. Bạn không nên gượng ép bản thân phải học trong trạng thái uể oải, mệt mỏi. Bạn có thể đọc sách, nghe nhạc, xem phim, đi dạo, tập thể dục,… hoặc làm những việc mà bạn yêu thích trong thời gian nghỉ ngơi. Điều đó sẽ giúp bạn lấy lại năng lượng để tiếp tục học tập và làm việc hiệu quả.

Trong số những cách học sử hiệu quả, bạn không nên bỏ qua nguyên tắc nghỉ ngơi đúng thời điểm
Những cách học giỏi Lịch sử hiệu quả, nhanh chóng
Sau khi đã tìm hiểu 4 nguyên tắc quan trọng để học tốt môn Lịch sử, chắc hẳn các bạn đã phần nào suy nghĩ ra những phương pháp học phù hợp dành cho bản thân. Dưới đây là 7 cách học sử hiệu quả mà bạn nên ghi nhớ và thực hiện theo.
Đọc lại bài cũ vào mỗi buổi tối
Phương pháp đầu tiên trong những cách học sử hiệu quả đó là bạn phải ôn tập, đọc lại bài cũ vào mỗi buổi tối. Nếu chỉ học ở trên lớp mà không dành thời gian tự học ở nhà thì bạn rất dễ rơi vào tình trạng học trước quên sau. Bạn không cần phải học thuộc hết toàn bộ kiến thức mà có thể đọc tài liệu nhiều lần. Như vậy, não bộ sẽ dần hình thành khả năng ghi nhớ thông tin một cách chắc chắn.
Tiếp tục duy trì phương pháp này trong thời gian dài sẽ giúp bạn tạo lập một thói quen tốt. Bên cạnh đó, việc thường xuyên đọc lại bài cũ vào buổi tối còn giúp bạn giảm bớt gánh nặng, khối lượng kiến thức trong mỗi kỳ thi. Bởi vì lúc này, não bộ của bạn đã ghi nhận rất nhiều thông tin, và bạn cũng không cần phải ôn tập lại quá nhiều trước mỗi lần thi cử.
Đọc bài mới trước khi đến lớp
Ngoài việc ôn tập lại bài cũ thì bạn cũng cần chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp. Nhiều học sinh chủ quan khi cho rằng, chỉ cần đến lớp nghe giảng là có thể hiểu được bài vở. Thực ra, học sử đòi hỏi một quá trình tìm hiểu kiến thức trong thời gian dài. Nếu bạn không có sự chuẩn bị từ trước thì khi đến lớp, bạn rất dễ bị choáng ngợp trước khối lượng thông tin, các mốc thời gian, sự kiện có trong bài.
Từ đó dẫn đến đến việc tiếp thu kiến thức trở nên kém hiệu quả. Bạn nên dành ít nhất 20 – 30 phút để đọc trước bài mới ở nhà. Là, như vậy sẽ giúp bạn nhanh hiểu bài hơn, và việc nắm bắt kiến thức trên lớp cũng trở nên tốt hơn.

Một cách học sử hiệu quả mà bạn nên áp dụng đó là dành từ 20 – 30 phút đọc bài mới trước khi đến lớp
Học thuộc bằng cách ghi chép thay vì đọc nhẩm
Không chỉ riêng môn sử mà đối với bất kỳ môn học nào, chỉ học kiến thức suông thì rất khó để ghi nhớ lâu dài. Nếu bạn chỉ đọc nhẩm các sự kiện, mốc thời gian thì càng dễ làm cho bạn cảm thấy buồn ngủ và khó tập trung. Thay vào đó, bạn nên ghi chép những ý chính ra vở. Mỗi lần ghi chép là mỗi lần não bộ tiếp nhận lại thông tin đã có sẵn.
Bạn có thể áp dụng áp dụng phương pháp này bằng cách đọc qua bài học vài lần, sau đó viết ra vở những nội dung mà bạn cho là trọng tâm. Ngoài ra, bạn cũng có thể viết những từ khóa, sự kiện quan trọng lên giấy note rồi dán ở vị trí bàn học. Đây là một cách học sử hiệu quả dành cho những ai muốn đạt kết quả cao trong môn học này.

Bạn nên tập cho mình thói quen ghi chép lại những nội dung chính của bài học
Đọc hiểu nhớ bài thay vì học vẹt
Khi học Lịch sử, bạn nên ghi nhớ một điều: Học vẹt chỉ có tác dụng tạm thời, giúp bạn đối phó với các bài kiểm tra trước mắt. Nó không có hiệu quả lâu dài vì rất dễ khiến cho người học quên đi kiến thức một cách nhanh chóng. Cho nên, sau mỗi kỳ thi, lượng kiến thức mà bạn cần phải ôn tập lại sẽ càng nhiều hơn. Chính vì vậy, bạn nên bỏ thói quen học vẹt.
Để việc học môn sử trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn, bạn nên rèn cho mình phương pháp đọc hiểu. Bạn có thể chia bài học thành từng mục nhỏ khác nhau. Trước hết, bạn hãy đọc toàn bộ bài học để hiểu được nội dung chính được đề cập trong sách, sau đó gạch chân những từ khóa, kiến thức quan trọng. Với mỗi nội dung bài học, bạn cần phải nắm chắc ý nghĩa, bản chất của vấn đề, sự kiện.

Đọc hiểu bài học cũng là một cách học sử hiệu quả
Học theo sơ đồ tư duy
Học bằng sơ đồ tư duy cũng là một cách học sử hiệu quả được rất nhiều giáo viên và học sinh áp dụng trong quá trình giảng dạy và học tập. Hãy biến những con chữ, số liệu khô khan trên trang sách thành những hình ảnh trực quan, sinh động và bắt mắt. Điều này sẽ kích thích khả năng tư duy, sáng tạo, cũng như khơi dậy niềm đam mê, hứng thú của người học đối với môn Lịch sử.
Chỉ với một trang giấy A4, những ngòi bút bi nhiều màu là bạn đã có thể tự sáng tạo nên sơ đồ tư duy theo sở thích của mình. Tuy nhiên, trước khi vẽ sơ đồ tư duy, bạn cũng cần phải đọc qua bài học nhiều lần và nắm chắc thông tin, đồng thời chắt lọc, lựa chọn ra những từ khóa và nội dung chính để biểu thị bằng các hình vẽ.

Sử dụng sơ đồ tư duy là một cách học sử hiệu quả và thú vị mà bạn nên tham khảo
Xem thêm các tài liệu lịch sử qua phim ảnh
Học lý thuyết phải đi đôi với thực tế. Nếu chỉ học kiến thức suông trong sách vở thì sẽ rất khô khan và nhàm chán. Bạn có thể đổi mới “tài liệu học tập” của mình bằng cách xem những bộ phim, tranh ảnh liên quan đến lịch sử nước nhà. Đây cũng là một cách học sử hiệu quả và đem đến những giây phút thư giãn cho người học. Đối với phương pháp này, bạn có thể vừa học vừa chơi. Thông qua những thước phim về lịch sử, người học sẽ có hình dung chân thực và rõ nét hơn về quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước của cha ông, từ đó khơi gợi niềm đam mê, hứng thú đối với môn học này.

Thông qua những thước phim về lịch sử, người học sẽ có những hình dung chân thực và rõ nét hơn về quá trình xây dựng và phát triển đất nước của các thế hệ đi trước
Học sử qua các ứng dụng mạng xã hội
Ngoài những phương pháp trên, bạn cũng có thể áp dụng một cách học sử hiệu quả và thú vị, đó là sử dụng các ứng dụng mạng xã hội như: Facebook, TikTok, Instagram, Youtube. Mỗi ứng dụng đều có những tính năng nổi bật riêng. Ví dụ, khi sử dụng Facebook hay Instagram, bạn có thể nhấn theo dõi các fanpage, blog cung cấp kiến thức về lịch sử. Hoặc với Youtube hay TikTok, bạn có thể xem các video, tranh ảnh giới thiệu về các mốc sự kiện, các nhân vật quan trọng trong lịch sử.
Các trang mạng xã hội có thể cung cấp cho người học nhiều kiến thức mới mẻ và thú vị mà không có trong sách vở. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể giao lưu, kết bạn, tham gia những cộng đồng, hội nhóm học tập để trao đổi phương pháp học tập hiệu quả đối với tất cả các môn học.

Sử dụng mạng xã hội đúng cách sẽ là một cách học sử vô cùng hiệu quả
Những lưu ý để học sử hiệu quả
Học sử sẽ trở nên dễ dàng và thú vị hơn nếu chúng ta biết tìm ra phương pháp học đúng đắn và khoa học. Để áp dụng những cách học sử hiệu quả, bạn cần lưu ý một số điều dưới đây:
- Luôn luôn nắm vững kiến thức nền tảng, cơ bản trước khi tìm hiểu các kiến thức nâng cao.
- Khi có thắc mắc liên quan đến bài học, cần trao đổi với giáo viên để được giải đáp chi tiết.
- Bạn có thể học nhóm cùng với bạn bè để nâng cao hiệu quả học tập.
- Từ những phương pháp được gợi ý ở trên, bạn cũng có thể tự sáng tạo ra cách học khác, sao cho phù hợp với khả năng của bản thân và có thể khơi dậy động lực học tập.
- Đối với phương pháp ghi chép kiến thức, bạn nên rèn cho mình thói quen ghi chép một cách bài bản, cụ thể và khoa học, để có thể phân biệt được đâu là ý chính, ý phụ một cách dễ dàng.
- Học lịch sử không đơn thuần chỉ là học thuộc, mà bạn còn phải rèn luyện khả năng tư duy, suy luận, lập luận. Có như vậy thì bạn mới có thể hiểu rõ bản chất và ý nghĩa của từng vấn đề, sự kiện khác nhau.
- Điều quan trọng nhất khi học bất cứ môn học nào đó là phải tạo được niềm đam mê, hứng thú và động lực đối với môn học đó. Nếu bạn không có niềm yêu thích đối với môn sử, chỉ học để đối phó với các bài kiểm tra, các kỳ thi trên lớp thì rất dễ chán nản và bỏ cuộc. Việc học cũng vì thế mà trở nên kém hiệu quả.

Dù học bất cứ môn học nào, bạn cũng cần phải có đam mê, niềm yêu thích đối với môn học đó. Đây là một yếu tố quan trọng để bạn áp dụng những cách học sử hiệu quả
Xem thêm:
- 2 cách học tập hiệu quả của người Nhật bạn nên biết
- 10 cách học giỏi toán hiệu quả nhất cho người mất gốc
- 9 Cách học văn hiệu quả, nhanh thuộc, nhớ lâu, không buồn ngủ
Trên đây là tổng hợp 7 cách học sử hiệu quả và nhanh chóng nhất dành cho học sinh mà bạn có thể tham khảo và áp dụng theo. Chúc bạn lựa chọn được phương pháp học tập phù hợp và đạt kết quả cao trong các môn học.