Review các trường cấp 3 – THPT chất lượng tốt nhất tại TP.HCM
Một trong những trung tâm đô thị lớn nhất nước Việt Nam là Thành phố Hồ Chí Minh. Tại đây có môi trường đào tạo ra nhiều thế hệ vàng son của cả nước. Hôm nay Bamboo sẽ tổng hợp TOP 10 trường THPT chất lượng tốt ở TP. HCM đều thuộc dạng khủng trên cả nước với chất lượng cao trong giảng dạy và học tập.
Hệ thống trường hội nhập quốc tế Bamboo School
BAMBOO SCHOOL được xây dựng với đội ngũ giáo viên và nhân viên vững mạnh, chuyên nghiệp không chỉ được đào tạo chuyên sâu các phương pháp giảng dạy tiếp cận với những nền giáo dục phát triển, mà còn được bồi dưỡng tâm hồn, tư duy tích cực để đồng hành và khai phá tiềm năng của mỗi học sinh.
Chương trình giáo dục bao gồm:
Chương trình tiếng Anh, Chương trình Công dân toàn cầu, Chương trình Giáo dục tâm hồn Việt, Chương trình MOET kết hợp STEAM, Chương trình Phát triển Thể chất,…
Cơ sở vật chất trường.

Hệ thống trường hội nhập quốc tế Bamboo School
Cơ sở vật chất trường
Tại Bamboo, chúng tôi cung cấp hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế, phục vụ hiệu quả cho công tác giảng dạy, học tập. Từ đó, học sinh tại Bamboo có đầy đủ điều kiện để phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tâm hồn, trở thành những công dân thành công và hội nhập.
- Hệ thống phòng học: Hệ thống phòng học mới, hiện đại, thoáng mát trang bị đầy đủ các thiết bị học tập hiện đại như máy lạnh, tivi, dụng cụ học tập.
- Hệ thống phòng chức năng: Phòng nhạc, phòng tin học chuẩn quốc tế tạo môi trường học tập và giải trí cho học sinh.
- Hồ bơi: Hệ thống hồ bơi lớn và hiện đại giúp học sinh rèn luyện thể chất, phát triển chiều cao với bộ môn thể thao dưới nước.
- Sân bóng đá: Sân bóng rộng rãi, cỏ nhân tạo có diện tích lớn tạo môi trường cho học sinh rèn luyện thể chất vượt trội.
- Thư viện: Thư viện với hàng ngàn đầu sách hay, rèn luyện cho học sinh văn hóa đọc và niềm hứng thú với các kiến thức mới.
- Phòng âm nhạc: hiện đại với hệ thống đàn, trống, loa, micro,.. giúp học sinh tự tin thể hiện và phát triển năng khiếu và các kỹ năng mềm. Học sinh được tham gia các hoạt động văn nghệ đa dạng như học hát, học nhảy, tập thể dục, aerobic,..
- Khu vui chơi: Khu vui chơi được trang bị các trò chơi đa dạng và mới lạ, học sinh được thỏa thích vui chơi, giải tỏa căng thẳng sau giờ học.
Thông tin trường học:
Địa chỉ:
- Cơ sở 1: 41 Đoàn Hồng Phước, phường Hòa Thạnh, Q.Tân Phú
- Cơ sở 2: 26/25 M-N-P, xã Xuân Thới Đông, H.Hóc Môn
- Cơ sở 3: 3/5 TCH 01, KP4, phường Tân Chánh Hiệp, Q.12
- Cơ sở 4: 140/17 Thạnh Xuân 22, Khu phố 7, phường Thạnh Xuân, Q.12
- Cơ sở 5: 23/25 Thới An 16, phường Thới An, Q.12
Số điện thoại: 0906 33 4050
Email: tuyensinhbamboo@gmail.com
Website: https://bambooschool.edu.vn/
Trường THPT Năng Khiếu – Tp Hồ Chí Minh
Chương trình giáo dục bao gồm
Trường Phổ Thông Năng Khiếu thuộc Đại Học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh được thành lập ngày 4/7/1996 theo quyết định số 2693/GD-ĐT do Bộ Trưởng Trần Hồng Quân ký.
Trường Phổ Thông Năng Khiếu là cơ sở Trung học Phổ thông duy nhất và đầu tiên ở phía Nam, trực thuộc trường Đại học.

Trường THPT Năng Khiếu – Tp Hồ Chí Minh
Cơ sở vật chất trường
Cơ sở trường đặt tại 153 Nguyễn Chí Thanh – Quận 5, gồm có 2 tòa nhà cao tầng nhà B có 5 tầng, khu nhà A gồm 8 tầng. Trường hiện có 37 phòng học, 3 phòng thí nghiệm, 1 thư viện, 1 phòng nghe nhìn, 5 phòng dạy máy tính, 16 phòng làm việc, 1 hội trường 300 chỗ, 2 phòng họp.
Ngoài ra, trường có một căn tin phục vụ ăn uống cho giáo viên và học sinh.Tổng diện tích sàn là 7350 m². Trường còn có một sân chơi và sinh hoạt 650 m², một sàn tập thể dục – thể thao 750 m².
Thông tin trường học:
Địa chỉ: 153 Nguyễn Chí Thanh, Quận 5, Tp Hồ Chí Minh
Số điện thoại: (+84)-8-38533703 – (+84)-8-38533704 Fax : (+84)-8-39572466
Website: http://www.ptnk.edu.vn/
Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong – Tp Hồ Chí Minh
Chương trình giáo dục bao gồm
Lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn có của một môn học. Ví dụ: lồng ghép nội dung giáo dục dân số, giáo dục môi trường, bảo vệ sức khỏe, giáo dục tiết kiệm… vào nội dung các môn học: địa lý, sinh học, vật lý, hóa học, toán, ngoại ngữ, giáo dục công dân…
Xây dựng môn học tích hợp từ các môn học truyền thống. Giáo viên có thể tích hợp các nội dung ở các môn học khác nhau, hoặc các kiến thức khác liên quan đến bài giảng để chuyển tải đến học sinh những chủ đề giáo dục lồng ghép thông qua các hình thức truyền đạt bằng trình chiếu, giảng dạy, thảo luận, dạy học theo dự án.

Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong – Tp Hồ Chí Minh
Cơ sở vật chất trường
Trường Trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong, Thành phố Hồ Chí Minh là một trường trung học phổ thông công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh. Được xem là một trong bốn trường trung học phổ thông chuyên (hoặc có lớp chuyên) có chất lượng giáo dục tốt nhất thành phố hiện nay. Trường thu hút học sinh giỏi miền Nam và Nam Trung Bộ đăng ký thi tuyển, hằng năm có tỷ lệ đậu đại học cao.
Thông tin trường học
Địa chỉ: 235 Nguyễn Văn Cừ, phường 4, quận 5, TP. Hồ Chí Minh.
Số điện thoại: (+84 – 28) 38398506
Website: http://www.thpt-lehongphong-tphcm.edu.vn/
Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa
Chương trình giáo dục bao gồm:
Trường Trung học Phổ thông chuyên Trần Đại Nghĩa áp dụng chương trình học tăng cường tiếng anh theo giáo trình Solutions của Oxford University.
Bên cạnh sử dụng sách giáo khoa chính thức của Bộ Giáo dục, nhà trường còn sử dụng nhiều tài liệu nâng cao do giáo viên nhà trường soạn thảo riêng với mục đích bổ sung thêm những kiến thức cho các em.
Trường tổ chức mô hình học tập theo hai buổi. Ngoài những giờ học chính thức, nhà trường luôn mở một số buổi học ngoại khóa các môn thể thao bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền, cờ tướng,…

Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa
Cơ sở vật chất trường
Nhà trường có cơ sở vật chất thiết bị học cần thiết được trang bị đầy đủ từ lớp học cho đến những phòng chuyên dụng như phòng thí nghiệm, phòng nghe nhìn, phòng lab, phòng vi tính,…
Thông tin trường học:
Địa chỉ:
- Cơ sở 1: 20 Lý Tự Trọng, P. Bến Nghé, Q1, TP HCM.
- Cở sở 2: 53 Nguyễn Du, P. Bến Nghé, Q1, TP HCM.
Số điện thoại: 028 38 229 040 – Fax: 08 38 258 368
Website: http://trandainghia.edu.vn/
Trường THPT Lê Quý Đôn
Chương trình giáo dục bao gồm
Đi theo mô hình tiến tiến theo xu thế hội nhập quốc tế, Trường THPT Lê Quý Đôn (Q.3, TP.HCM) đã có những bước nhảy trong đổi mới phương pháp giảng dạy và nâng cao chất lượng học tập.
Trường được xây dựng trên 5 tiêu chí cơ bản như: thực hiện tốt chương trình của Bộ GD&ĐT, thực hiện hiệu quả phương pháp GD tiên tiến, phát huy tốt năng khiếu của từng học sinh, không dạy thêm học thêm, không thu nhiều loại học phí.

Trường THPT Lê Quý Đôn
Thông tin trường học:
Địa chỉ: 110 Nguyễn Thị Minh Khai – Phường 6 – Quận 3 – Tp Hồ Chí Minh
Số điện thoại: (08) 39305260
Website: http://www.thpt-lequydon-hcm.edu.vn/home.aspx
THPT Nguyễn Thượng Hiền
Chương trình giáo dục bao gồm
Trường Trung học phổ thông Nguyễn Thượng Hiền là một trường trung học phổ thông công lập có lớp chuyên tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trường được thành lập năm 1970, với tên gọi ban đầu là trường trung học Tân Bình.
Trường hiện có hơn 2000 học sinh học ở ba khối lớp 10, 11 và 12 gồm các học sinh lớp chuyên (toán, lý, hóa, văn, Anh), lớp chọn, lớp học các môn KHTN bằng tiếng anh và lớp thường.
Hiện nay, tất cả học sinh của trường đều được học tăng cường tiếng Anh. Trường là một trong số những trường tốt nhất thành phố; cùng với các trường Phổ thông Năng Khiếu, chuyên Lê Hồng Phong, chuyên Trần Đại Nghĩa, trường THPT Nguyễn Thượng Hiền có tỉ lệ học sinh giỏi cấp quốc gia, cấp thành phố, tỉ lệ đậu đại học cao nhất thành phố.

THPT Nguyễn Thượng Hiền
Cơ sở vật chất trường
Trang bị cho học sinh hiểu biết những kiến thức cần thiết, cơ bản về những nội dung cần được tích hợp để từ đó giáo dục các em có những cử chỉ, việc làm, hành vi đúng đắn. Phát triển các kỹ năng thực hành, kỹ năng phát hiện và ứng xử tích cực trong học tập cũng như trong thực tiễn cuộc sống.
Giúp học sinh hứng thú học tập, từ đó khắc sâu được kiến thức đã học. Nội dung tích hợp phải phù hợp với từng đối tượng học sinh ở các khối lớp thông qua các môn học và hoạt động giáo dục khác nhau. Tránh áp đặt, giúp học sinh phát triển năng lực
Thông tin trường học:
- Địa chỉ: 544 CMT-8, F.4, Q.Tân Bình, TP.HCM
- Số điện thoại: 38441558 – 38111068
- Website: https://thptnguyenthuonghien.hcm.edu.vn/homegd2
THPT Nguyễn Du
Chương trình giáo dục bao gồm:
Song song với giờ học chính như Toán – Lý – Hóa – Văn – Giáo dục công dân…, các lớp học bồi dưỡng sẽ được thiết kế riêng phù hợp với năng lực học tập của các nhóm học sinh khác nhau, học sinh có thể được bố trí tham gia học miễn phí tương ứng với sức học của mình.

THPT Nguyễn Du
Cơ sở vật chất trường
Chương trình đào tạo tại Trường THPT Nguyễn Du được thiết kế nhằm phát triển cá nhân toàn diện cho học sinh, giúp các em rèn luyện phương pháp học tập, các kỹ năng, cách thức giải quyết vấn đề.
Nhà trường chú trọng xây dựng môi trường học tập, hệ thống CLB giúp phát hiện và hình thành sớm đam mê và định hướng nghề nghiệp, sự tự lập và tư duy phản biện. Chương trình phát triển cá nhân toàn diện (PDP) của Trường Phổ thông Nguyễn Du đặc biệt lưu ý đến thể chất, tinh thần, các kỹ năng cá nhân, kỹ năng học tập, kỹ năng cộng đồng… của học sinh.
Thông tin trường học:
- Địa chỉ: XX1 Đồng Nai – Cư Xá Bắc Hải – Phường 15 – Quận 10
- Số điện thoại: 028.38641373 – 028.39703517
- Website: https://thptnguyendu.hcm.edu.vn/homegd11
Trường Trung học thực hành – Đại học Sư phạm
Chương trình giáo dục bao gồm:
Giáo dục và đào tạo học sinh Trung học phổ thông chất lượng cao của TP. Hồ Chí Minh. Đào tạo học sinh giỏi, học sinh năng khiếu của TP. Hồ Chí Minh và từ các tỉnh thành lân cận, tạo nguồn tuyển sinh chất lượng cao theo yêu cầu của các trường đại học trong nước và quốc tế.
Cơ sở vật chất trường
Từ tình trạng ban đầu cơ sở vật chất rất nghèo nàn và thiếu thốn, nay Trường Trung học Thực hành ĐHSP được đầu tư 20 phòng học và 01 phòng thí nghiệm, trong đó có 02 phòng máy vi tính kết nối mạng ADSL và 02 phòng học đa chức năng.
Các phòng học của Trường đa số được bố trí thoáng mát, đủ tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Giáo dục – Đào tạo. Sĩ số học sinh luôn được giữ ở mức lý tưởng là khoảng 40 em trên lớp.

Trường Trung học thực hành – Đại học Sư phạm
Thông tin trường học:
- Địa chỉ: Văn phòng Trường: Dãy nhà J, 280 An Dương Vương, Phường 4, Quận 5
- Số điện thoại: 028 3835 2020
- Website: http://trunghocthuchanhdhsp.edu.vn/index.php?lang=vi
Trường THPT Trần Phú
Chương trình giáo dục bao gồm:
Mặc dù trường có hệ bán công chiếm trên 1/3 số học sinh của trường nhưng tỷ lệ học sinh tốt nghiệp luôn cao hơn tỷ lệ chung của Thành phố từ 3-5% trong đó hệ công lập tỷ lệ tốt nghiệp là 100%, hiệu suất đào tạo nâng lên từ 90% đến 97%.Tỷ lệ học sinh đậu Cao đẳng – Đại học tăng dần hàng năm và hiện nay tỷ lệ này từ 52% trở lên, có nhiều em đạt thủ khoa các ngành, các trường Đại học.

Trường THPT Trần Phú
Cơ sở vật chất trường
Tọa lạc trên diện tích khuôn viên 8.752 m2, hiện nay trường THPT Trần Phú có 36 phòng học đạt chuẩn, 3 phòng thực hành thí nghiệm cho các bộ môn Lý – Hoá – sinh với đầy đủ thiết bị thực hành cho từng HS, 6 phòng học bộ môn được trang bị hệ thống âm thanh máy chiếu, và các thiết bị bộ môn.
Có các phòng dạy nghề điện dân dụng, dinh dưỡng, 2 phòng vi tính 100 máy, 1 phòng Multimedia, thư viện có máy vi tính nối mạng, nhiều đầu sách cho giáo viên – học sinh đọc, mượn tham khảo phục vụ cho học tập, nghiên cứu, có hội trường phục vụ hoạt động chuyên môn và ngoại khoá .
Thông tin trường học:
- Địa chỉ: Số 18, đường Lê Thúc Hoạch, P.Phú Thọ Hoà, Q.Tân Phú, Tp.HCM
- Số điện thoại: 028.3865 8727
- Website: https://thpt-tranphu-tphcm.edu.vn/
Trường THPT Gia Định
Chương trình giáo dục bao gồm:
Xây dựng môi trường học tập thân thiện, an toàn cho mọi học sinh với bất kỳ gia cảnh. Tạo mọi điều kiện cho học sinh chủ động tìm kiếm tri thức, thể hiện quan điểm cá nhân, hình thành nhu cầu học tập không ngừng. Trang bị nền tảng đạo đức và các kỹ năng, giúp các em sẵn sàng trở thành những công dân hữu dụng trong thời đại toàn cầu hóa.

Trường THPT Gia Định
Cơ sở vật chất trường
Toàn trường có 49 phòng học; 3 phòng thí nghiệm Lý, Hóa, Sinh; 1 phòng Lab học ngoại ngữ; 2 phòng nghe nhìn; 1 phòng Kỹ thuật Dinh dưỡng; 3 phòng Tin học; 1 Thư viện với nhiều đầu sách thường xuyên bổ sung mới.
Thông tin trường học:
- Địa chỉ: 44 đường Võ Oanh (D3 cũ), P.25, Q. Bình Thạnh, Tp.HCM
- Số điện thoại: (028) 38 991 086 – 38 980 038
- Website: https://thptgiadinh.hcm.edu.vn/homegd3
Xem thêm:
- Công thức tính chu vi hình vuông, chữ nhật, tam giác, hình tròn, hình thoi
- Tổng hợp danh sách các trường cấp 2 tại TP. HCM mới nhất
- Top 10 trường tiểu học quốc tế tốt nhất tại TPHCM năm 2021
Trên đây là tổng hợp review các trường cấp 3 chất lượng nhất ở Tp. Hồ Chí Minh của Bamboo. Với sự đầu tư cơ sở vật chất đầy đủ và sự nâng cấp chất lượng giảng dạy của các thầy cô giáo, các phụ huynh có thể yên tâm gửi gắm con em mình vào trường thích hợp với học lực con em mình trong danh sách 10 trường trên nhé!
Công thức tính diện tích tam giác, hình thoi, hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn
Toán Tiểu học: Công thức tính diện tích hình cơ bản giúp các em học sinh tham khảo, hệ thống hóa kiến thức về tính diện tích tam giác, hình thoi, hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn. Nhờ đó, sẽ biết cách vận dụng vào bài tập tốt hơn, để ngày càng học tốt môn Toán. Vậy mời các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Bambo School
Công thức tính diện tích tam giác
Tam giác hay hình tam giác là một loại hình cơ bản trong hình học: hình hai chiều phẳng có ba đỉnh là ba điểm không thẳng hàng và ba cạnh là ba đoạn thẳng nối các đỉnh với nhau.
Diện tích tam giác thường được tính bằng cách nhân chiều cao với độ dài đáy, sau đó tất cả chia cho 2. Nói cách khác, diện tích tam giác thường sẽ bằng 1/2 tích của chiều cao và chiều dài cạnh đáy của tam giác.

Công thức tính diện tích tam giác
Công thức tính diện tích tam giác vuông
Công thức tính diện tích tam giác vuông tương tự với cách tính diện tích tam giác thường, đó là bằng 1/2 tích của chiều cao với chiều dài đáy. Vì tam giác vuông là tam giác có hai cạnh góc vuông nên chiều cao của tam giác sẽ ứng với một cạnh góc vuông và chiều dài đáy ứng với cạnh góc vuông còn lại.
S = (a.b)/ 2
Trong đó a, b là độ dài hai cạnh góc vuông.
Công thức tính diện tích tam giác đều
Tam giác đều là tam giác có 3 cạnh bằng nhau. Trong đó cách tính diện tích tam giác đều cũng tương tự cách tính tam giác thường, chỉ cần bạn biết chiều cao tam giác và cạnh đáy.
Diện tích tam giác cân bằng Tích của chiều cao nối từ đỉnh tam giác đó tới cạnh đáy tam giác, sau đó chia cho 2.
S = (a.h)/ 2
Trong đó:
+ a: Chiều dài đáy tam giác đều (đáy là một trong 3 cạnh của tam giác)
+ h: Chiều cao của tam giác (chiều cao tam giác bằng đoạn thẳng hạ từ đỉnh xuống đáy).
Công thức tính diều tích tam giác cân
Tam giác cân là tam giác trong đó có hai cạnh bên và hai góc bằng nhau. Trong đó cách tính diện tích tam giác cân cũng tương tự cách tính tam giác thường, chỉ cần bạn biết chiều cao tam giác và cạnh đáy.
Diện tích tam giác cân bằng Tích của chiều cao nối từ đỉnh tam giác đó tới cạnh đáy tam giác, sau đó chia cho 2.
S = (a.h)/ 2
Trong đó:
- a: Chiều dài đáy tam giác cân (đáy là một trong 3 cạnh của tam giác)
- h: Chiều cao của tam giác (chiều cao tam giác bằng đoạn thẳng hạ từ đỉnh xuống đáy).
Một số ví dụ cách tính diện tích tam giác
Ví dụ 1: Tính diện tích tam giác ABC biết độ dài cạnh đáy BC = 4 cm, độ dài đường cao kẻ từ đỉnh A bằng 16 cm. Tính diện tích tam giác ABC.
Giải: Tam giác ABC có đường cao nằm ngoài tam giác. Diện tích tam giác vẫn được tính theo công thức:
Ví dụ 2: Tam giác ABC vuông tại B, độ dài cạnh AB = 7 cm, cạnh BC = 12cm. Tính diện tích tam giác ABC.
Giải: Dựa vào công thức tính diện tích tam giác vuông ta có:
Ví dụ 3: Tam giác ABC cân tại A, đường cao AH có độ dài bằng 8cm, cạnh đáy BC bằng 6cm
=> Diện tích tam giác ABC:
Công thức tính diện tích hình vuông

Hình vuông cạnh a
Diện tích hình vuông bằng bình phương cạnh của hình vuông. Nói cách khác, muốn tính diện tích hình vuông, ta lấy số đo một cạnh nhân với chính nó.
S = a.a
Trong đó:
- a: Độ dài 1 cạnh của hình vuông.
- S: Diện tích hình vuông.
Một số ví dụ cách tính diện tích hình vuông
Ví dụ 1: Cho hình vuông ABCD có độ dài cạnh là 6 cm, tính diện tích hình vuông ABCD.
Lời giải:
Theo đề bài ta có a = 6.
Áp dụng công thức tính diện tích hình vuông
Công thức tính diện tích hình chữ nhật

Hình chữ nhật cạnh a b
Diện tích hình chữ nhật được đo bằng độ lớn của bề mặt hình, là phần mặt phẳng ta có thể nhìn thấy của hình chữ nhật. Diện tích hình chữ nhật bằng tích chiều dài nhân với chiều rộng.
S = a.b
Trong đó:
- a: Chiều rộng của hình chữ nhật.
- b: Chiều dài của hình chữ nhật.
Một số ví dụ cách tính diện tích hình chữ nhật
Ví dụ 1: Cho một hình chữ nhật ABCD với chiều dài = 5cm và chiều rộng = 4cm. Hỏi diện tích hình chữ nhật ABCD bằng bao nhiêu?
Áp dụng công thức tính diện tích hình chữ nhật ở trên chúng ta có
S = a x b => S = 5 x 4 = 20 cm2
Công thức tính diện tích hình thoi
Hình thoi là hình gì? Cách nhận biết hình thoi
Hình thoi là hình tứ giác có 4 cạnh bằng nhau và có một số tính chất như: 2 góc đối bằng nhau, 2 đường chéo vuông góc với nhau và cắt tại trung điểm của mỗi đường đồng thời là đường phân giác của các góc. Hình thoi có đầy đủ các tính chất của hình bình hành.

Hình thoi
Dấu hiệu nhận biết
+ Tứ giác có bốn cạnh bằng nhau là hình thoi.
+ Hình bình hành có hai cạnh kề bằng nhau là hình thoi.
+ Hình bình hành có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình thoi.
+ Hình bình hành có một đường chéo là đường phân giác của một góc là hình thoi.
Công thức tính diện tích hình thoi dựa đường chéo

Công thức tính diện tích hình thoi dựa đường chéo
S = ½. AC.BD
Xét một hình thoi ABCD, có hai đường chéo AC & BD. Diện tích hình thoi được xác định qua 3 bước
Bước 1: Xác định độ dài 2 đường chéo
Bước 2: Nhân cả hai đường chéo với nhau
Bước 3: Chia kết quả cho 2
Công thức tính diện tích hình thoi dựa vào cạnh đáy và chiều cao

Công thức tính diện tích hình thoi dựa vào cạnh đáy và chiều cao
S = (a + a) x h/2 = a.h
Các bước tính diện tích hình thoi dựa vào cạnh đáy và chiều cao
Bước 1: Xác định đáy và chiều cao của hinh thoi. Cạnh đáy của hình thoi là một trong các cạnh của nó và chiều cao là khoảng cách vuông góc từ cạnh đáy đã chọn đến cạnh đối diện.
Bước 2: Nhân cạnh đáy và chiều cao lại với nhau
Công thức tính diện tích hình thoi dựa vào hệ thức trong tam giác
Nếu gọi a là độ dài cạnh của hình thoi. Diện tích hình thoi được xác định bởi công thức:
S= a². sin α
Trong đó:
- a là độ dài cạnh bên
- α là góc bất kì của hình thoi
Các bước tính diện tích hình thoi bằng phương pháp lượng giác:
- Bước 1: Bình phương chiều dài của cạnh bên
- Bước 2: Nhân nó với sin của một trong các góc bất kì của hình thoi
Một số ví dụ cách tính diện tích hình thoi
Ví dụ 1 : Tính diện tích hình thoi có các đường chéo bằng 6cm và 8cm.
Lời giải:
Ta có: Độ dài 2 đường chéo có ở đề bài lần lượt là 6 và 8.
Diện tích hình thoi là: ½.(6 × 8) = 24 cm2
Do đó, diện tích của một hình thoi là 24 cm2
Ví dụ 2: Tính diện tích của hình thoi biết cạnh đáy của nó là 10 cm và chiều cao là 7 cm.
Lời giải:
Ta có cạnh đáy a = 10 cm
Chiều cao h = 7 cm
Diện tích hình thoi là: S = a.h = 10 x 7 = 70 cm2
Ví dụ 3: Tính diện tích hình thoi ABCD biết độ dài cạnh bên là 2cm và góc là 30 độ.
Lời giải: Cạnh bên hình thoi: a = 2 cm
Góc A bằng 30 độ, do đó góc C đối diện với a bằng 150 độ
Diện tích hình thoi ABCD là: S= a². sin α S= 2². sin 30 = 2 cm2 S= 2². sin 150 = 2 cm2
Công thức tính diện tích hình tròn
Hình tròn là gì? Đường tròn là gì
Hình tròn là các điểm nằm trên đường tròn và nằm trong đường tròn đó. Trong hình ta thấy điểm A nằm trên hình tròn, điểm B, C nằm trong hình tròn.
Đường tròn tâm O bán kính R là hình gồm các điểm cách tâm O một khoảng bán kính R. Bất kỳ một điểm nào nằm trên đường tròn và có đường thẳng nối trực tiếp với tâm O đều là bán kính.
Công thức tính diện tích hình tròn bán kính r

Công thức tính diện tích hình tròn bán kính r
Diện tích hình tròn được xác định bằng tích giữa số pi và bình phương bán kính của nó.
S = π.R^2
Trong đó:
- S: là kí hiệu đại diện cho diện tích đường tròn
- π: là kí hiệu sô pi, với π = 3,14
- R: là bán kính hình tròn
Công thức tính diện tích hình tròn theo đường kính
Đường kính hình tròn:
d = 2R => R = d/2 => S = πd2/4
Một số ví dụ cách tính diện tích hình tròn
Ví dụ 1: Cho hình tròn C có đường kính d = 16 cm. Hãy tính S(diện tích) hình tròn C?
Giải: Ta có, bán kính bằng một nữa đường kính theo công thức: R = d/2
<=> R = 16/2 = 8 cm
S hình tròn C: S = πR2 = 3,14.82 = 200,96 cm2
Ví dụ 2: Tính S hình tròn, biết nếu tăng đường kính đường tròn lên 30% thì DT hình tròn tăng thêm 20 cm2
Giải: Nếu tăng đường kính của hình tròn lên 30% thì bán kính cũng tăng 30%
Số % S(diện tích) được tăng thêm là:
(130%)2 – (100%)2 = 69%
Vậy diện tích hình tròn ban đầu là: 20×100/69 = 29,956 cm2
Xem Thêm:
- Cách viết đơn xin nghỉ học cho học sinh, sinh viên đúng nhất
- Công thức tính chu vi hình vuông, chữ nhật, tam giác, hình tròn, hình thoi
- Kinh nghiệm chuẩn bị cho bé vào lớp 1 phụ huynh cần biết
Trên đây là các Công Thức Tính Diện Tích Tam Giác, Hình Thoi, Hình Vuông, Hình Chữ Nhật, Hình Tròn cơ bản cho các em học sinh tham khảo. Thông qua đó đối với các dạng bài chứng mình giúp các em học sinh nắm vững được kiến thức hình học.
HỌC TẬP THỜI ĐẠI 4.0 – CÔNG CỤ LIVEWORKSHEET
Liveworksheet – công cụ học tập hiện đại với những tính năng vượt trội hỗ trợ cho giáo viên trong quá trình giao bài tập và khơi dậy sự hứng thú của học sinh trong quá trình học tập Online.
GIỚI THIỆU CÔNG CỤ HỌC TẬP LIVEWORKSHEET
Trong thời đại 4.0, tất cả các ngành nghề đều phải chạy đua để phát triển theo xu hướng của thời đại, trong đó có ngành giáo dục. Đặc biệt, khi dịch Covid-19 bùng nổ và diễn biến phức tạp thì công nghệ số càng được chú trọng nhiều hơn.
Việc học tập trực tuyến dần được trở nên phổ biến nhờ sự tiện lợi khi được ứng dụng những công nghệ kỹ thuật tiên tiến. Trong học tập, có nhiều cách tạo bài tập để học sinh học trực tuyến và Liveworksheet được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
Liveworksheets là một công cụ cho phép giáo viên tạo các phiếu bài tập tương tác cho học sinh. Với công cụ này, việc dạy và học khi sử dụng các thiết bị điện tử sẽ dễ dàng, sinh động và thú vị hơn.

Liveworksheet
TÍNH NĂNG CỦA LIVEWORKSHEET TRONG HỌC TẬP
Bambooer có thể làm quen và học tập với đa dạng các bài tập như: trắc nghiệm, tự luận, nối mũi tên, kéo thả đáp án, nghe âm thanh hoặc xem video để trả lời câu hỏi, thậm chí các Bambooer có thể ghi âm câu trả lời, luyện nói trên Liveworksheets.

Bài tập nghe âm thanh chọn đáp án
Liveworksheet cho phép các Bambooer có thể làm bài mà không giới hạn số lần. Các bạn có thể luyện tập thêm hoặc cải thiện kết quả bằng cách làm lại nhiều lần.
Các Bambooer có thể tự làm bài tập về nhà mà không cần đến sự hỗ trợ của ba mẹ, chỉ cẩn nhấp vào đường link là có thể làm bài. Thao tác trên liveworksheet rất đơn giản.
Sau khi các Bambooer làm bài xong và nộp bài, bài tập của HS đều được tự động lưu về hệ thống.
Sau khi HS làm bài xong có thể xem đáp án đúng hoặc sai cũng như số điểm làm bài đối với các bài trắc nghiệm.
Ngoài ra, liveworksheet có thể kết nối với các ứng dụng và phần mềm khác như Google classroom, Microsoft Teams…giúp cho PH và GV có thể theo dõi bài làm của các Bambooer và hỗ trợ kịp thời.
Liveworksheets có thể ứng dụng vào tất cả các môn học như tiếng anh, toán, tiếng việt, khoa học…

Bài tập tiếng anh trên liveworksheet
Ngoài các bài tập GV giao ở trường, HS có thể tự tìm tòi, khám phá thêm các bài tập luyện tập ở nhiều chủ đề môn học lý thú trong kho worksheet có sẵn trên Liveworksheets.
LỢI ÍCH KHI ỨNG DỤNG LIVEWORKSHEET VÀO HỌC TẬP
Giao bài tập về nhà cho học sinh sẽ không còn là nỗi lo của giáo viên với ứng dụng học tập tiện lợi này, dạy học bằng liveworksheet giúp giáo viên tiết kiệm thời gian, tiết kiệm giấy in và mực in. Thay vì là một file PDF truyền thống không tương tác, liveworksheet cho phép giáo viên tạo được các bài tập tương tác cho học sinh.
Học sinh sẽ không còn thấy nhàm chán khi mỗi lần làm bài tập phải ghi chép ra vở và chỉ được làm bài dưới hình thức ghi chép trên giấy. Bên cạnh đó còn phát triển được toàn diện các kỹ năng nghe, nói, đọc.. của học sinh với tính năng ghi âm của liveworksheet.
Các bài tập đa dạng, nhiều cách làm khác nhau tích hợp hình ảnh và video khơi sự tò mò và khám phá của học sinh, từ đó rèn luyện thói quen làm bài tập về nhà không cần ai nhắc nhở.

Học tập cùng liveworksheet
Ứng dụng công nghệ 4.0 trong giáo dục sẽ là cơ hội giúp để học sinh phát triển tốt khả năng của bản thân. Học sinh sẽ được tự tìm tòi, nghiên cứu và khám phá những nguồn tài liệu qua thư viện online, sách điện tử, trò chơi kỹ thuật về giáo dục… Nhờ vậy, người học sẽ có cơ hội tiếp cận với khoa học kỹ thuật, các nguồn tri thức mới đa dạng và chất lượng.
Với sự phát triển của khoa học và công nghệ trong ngành giáo dục, nhiều phương tiện hỗ trợ giảng dạy đã ra đời trong đó có Liveworksheet – giúp giáo viên có thể định hướng cho học sinh tiếp cận với nguồn tri thức phong phú, dễ hiểu nhất, mang lại những trải nghiệm mới, sáng tạo cho cả giáo viên và học sinh..
Bamboo School xem việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào dạy và học là một trong những phương thức “Hội nhập quốc tế” được ưu tiên hàng đầu làm bệ phóng cho giáo viên và học sinh sẽ có được những trải nghiệm – tư duy vươn tầm quốc tế.
Xem thêm:
- SPRING TRIP WITH BAMBOOER – ĐÓN TẾT VUI XUÂN NHÂM DẦN DÙNG BAMBOOER
- BAMBOO SCHOOL 2021 – BIẾN KHÓ KHĂN THÀNH ĐỘNG LỰC
Tổng hợp trường tiểu học tư thục TP.HCM tốt cập nhật mới nhất
Chọn trường tiểu học tư thục tphcm là một trong những nỗi băn khoăn của rất nhiều phụ huynh. Hiện nay, ngày càng nhiều gia đình đăng ký cho con theo học các trường tư thục từ bậc tiểu học, trung học đến đại học. Đáp ứng nhu cầu này, số lượng các trường tư thục cũng ngày một tăng lên. Vậy đâu là trường tiểu học tư thục tphcm mà các phụ huynh đang tìm kiếm?
Trường hội nhập quốc tế BamBoo School – trường tiểu học tư thục TP.HCM
Giới thiệu
Trường tiểu học Hội nhập Quốc tế Bamboo – trường tiểu học tư thục TP.HCM luôn mong muốn cùng quý Phụ huynh nuôi dạy những công dân toàn cầu, có đầy đủ phẩm chất, kỹ năng để vươn ra biển lớn nhưng vẫn giữ gìn những truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam.
Cơ sở vật chất khang trang hiện đại, cung cấp môi trường tốt nhất cho con phát triển ngay từ nhỏ. Con sẽ được phát triển cả trí tuệ lẫn thể chất, sức khỏe, chiều cao một cách bài bản.
Chương trình học không những cung cấp các kiến thức phổ thông mà còn trang bị cho con thêm kỹ năng thiết yếu trong thế kỷ XXI: tiếng anh chuẩn quốc tế, kỹ năng tin học và ứng dụng công nghệ, kỹ năng mềm.
Học phí
Học phí chính khóa: 6.000.000/tháng
Phí bán trú: 1.400.000/tháng
Phí nhập học: 1.000.000 (Đóng 1 lần duy nhất khi nhập học)
Phí học phẩm, CSVC đầu năm: 3.000.000
Phí cổng thông tin dịch vụ: 400.000
Thông tin liên hệ
Địa chỉ: 140/17 Thạnh Xuân 22, Khu phố 7, P. Thạnh Xuân, Quận 12
Số điện thoại: 0906 33 4050
Website: https://bambooschool.edu.vn/
Email: tuyensinhbamboo@gmail.com
Trường Tiểu học – THCS – THPT Ngô Thời Nhiệm
Giới thiệu
Hệ thống trường Ngô Thời Nhiệm thành lập năm 1997. Các cơ sở của trường có không gian thoáng mát, nhiều cây xanh. Phòng học được trang bị máy lạnh; trang thiết bị dạy học hiện đại với hệ thống LCD, máy chiếu và hệ thống internet hỗ trợ việc giảng dạy, học tập. Trường còn có sân bóng đá, sân cầu lông, khu tập thể hình, nhà thi đấu, hồ bơi, tạo điều kiện cho học sinh thư giãn và phát triển năng khiếu.
Học phí
Tiểu học – THCS – THPT Ngô Thời Nhiệm có học phí tiểu học hàng tháng đối với học sinh ngoại trú là 2,3 triệu đồng, bán trú hơn 3,1 triệu đồng, nội trú hơn 5,3 triệu đồng nếu ở phòng quạt, gần 5,6 triệu đồng cho phòng máy lạnh. Ngoài ra, phụ huynh phải đóng 1,5 triệu đồng/năm cho chương trình học tập trải nghiệm ngoài nhà trường cùng một số khoản phí khác.
Thông tin liên hệ
- Địa chỉ: 65D Hồ Bá Phấn, P. Phước Long A, Tp. Thủ Đức, Tp. HCM
- Điện thoại: (028) 3731 0522
- Website: https://ngothoinhiem.edu.vn/
- Email: truong@ngothoinhiem.edu.vn
Trường Tiểu học – THCS – THPT Vạn Hạnh
Giới thiệu
Thành lập năm 2000, trường đã đào tạo trên 15.000 học sinh các tỉnh thành trong cả nước. Trường đáp ứng đủ các điều kiện giảng dạy và học tập theo tiêu chuẩn quốc gia; mang đến cho học sinh môi trường học tập đầy hứng thú.
Học phí
Tiểu học, THCS và THPT Vạn Hạnh dạy học sinh tiểu học theo chương trình của Bộ GD-ĐT. Học phí bậc học này năm 2020-2021 ở mức 1,5-1,8 triệu đồng/tháng. Phí học Anh văn giao tiếp với giáo viên bản ngữ là 600.000 đồng/tháng. Học sinh tiểu học đóng ngày 65.000 đồng tiền ăn 3 bữa tại trường.
Thông tin liên hệ
- Địa Chỉ: 781E Lê Hồng Phong (Nối Dài) P.12 Q.10 Tp. Hồ Chí Minh
- 18A Trần Thiện Chánh P.12 Q.10 Tp. Hồ Chí Minh
- Điện Thoại: 38.631.566 – 38.631.568
- Website: https://thptvanhanh.edu.vn/
Hệ thống trường Vinschool
Giới thiệu
Vinschool là hệ thống giáo dục không vì lợi nhuận, liên cấp từ bậc mầm non đến Trung học phổ thông do Tập đoàn Vingroup đầu tư phát triển, hướng đến một ngôi trường Việt Nam mang đẳng cấp quốc tế. Ra đời từ năm 2013, Vinschool được đầu tư bài bản về cơ sở hạ tầng, chất lượng giáo viên và chương trình học, trở thành hệ thống giáo dục tư thục lớn nhất Việt Nam hiện nay.
Học phí
Bậc tiểu học của Vinschool phải trả mức học phí 6,5 triệu đồng/tháng đối với chương trình chuẩn và 12 triệu đồng/tháng đối với chương trình nâng cao, chưa bao gồm các chi phí khác.
Thông tin liên hệ
- Địa chỉ: Lô CC2, CC3, Khu phức hợp Tân Cảng Sài Gòn, Vinhomes Central Park, 720A Điện Biên Phủ, phường 22, quận Bình Thạnh, TP.HCM
- Điện thoại: 18006511
- Website: https://vinschool.edu.vn/
- Email: info.hcm.tieuhoc@vinschool.edu.vn
Trường Tiểu học – THCS – THPT Quốc tế Á Châu
Giới thiệu
Trường Quốc tế Á Châu (Bậc Tiểu học IPS và Bậc Trung học AHS) là trường phổ thông từ lớp 1 đến lớp 12, cung cấp môi trường học tập đầy hứng thú, khuyến khích học sinh tham gia học tập với tinh thần tự giác và thoải mái, chất lượng giảng dạy cao cũng như dịch vụ chăm sóc sức khỏe tương đương với các trường phổ thông tại các nước phát triển
Học phí
Trường Tiểu học -THCS – THPT Quốc tế Á Châu (AHS) có mức học phí bậc tiểu học bán trú 10,9 triệu đồng /tháng đến 11,6 triệu đồng/tháng, chưa kể các chi phí khác (ăn uống, đưa rước…). Bậc tiểu học được học chương trình của Việt Nam, chương trình Quốc tế và sinh hoạt vui chơi, học tập dã ngoại, câu lạc bộ, hoạt động văn nghệ – thể thao…
Thông tin liên hệ
- Địa chỉ: 2 Bis Thái Văn Lung, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM
- Điện thoại: (84-28) 3823 3358 – 3823 3357
- Website: http://www.asianintlschool.edu.vn/
Hệ thống trường Emasi
Giới thiệu
EMASI là một hệ thống trường song ngữ quốc tế với cơ sở vật chất được xây dựng và trang bị theo tiêu chuẩn Mỹ, giảng dạy chương trình của Bộ GD-ĐT. Chương trình tiếng Anh Cambridge tăng cường được giảng dạy bởi giáo viên bản ngữ, cùng với chương trình Giáo dục Thể chất và Giáo dục Nghệ thuật theo chuẩn Common Core / AERO của Mỹ được dạy bằng tiếng Anh bởi giáo viên nước ngoài
Học phí
Hệ thống trường Emasi có mức học phí bậc tiểu học từ 134 đến 162 triệu đồng/năm, chưa bao gồm các chi phí khác trong năm 2021-2022.
Thông tin liên hệ
- Địa chỉ: Số 147 Đường số 8, Khu Dân Cư Nam Long, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh
- Điện thoại: 1800 599 918
- Website: https://www.emasi.edu.vn/
- Email: tuyensinh@emasi.edu.vn
Trường Tiểu học – THCS – THPT Nguyễn Tri Phương
Giới thiệu
Với việc xây dựng và hình thành hiệu quả cho sự phát triển đồng đều về tri thức – thể chất – khí chất, Trường Tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông Nguyễn Tri Phương cùng đồng hành, giúp học sinh được tham gia song song vào chương trình học tập của Bộ GD-ĐT và chương trình tiếng Anh theo chuẩn Cambridge.
Học phí
Tiểu học, THCS và THPT Nguyễn Tri Phương có học phí bậc tiểu học hàng tháng cho học sinh học hai buổi là 1 triệu đồng, bán trú 1,4 triệu đồng, nội trú 3,1 triệu đồng. Tiền ăn (4 bữa) là 85.000 đồng/ngày. Đầu năm, học sinh tiểu học hai buổi và bán trú đóng 2 triệu đồng, nội trú đóng 2,5 triệu đồng tiền cơ sở vật chất.
Thông tin liên hệ
Địa chỉ: 112/48 Bùi Quang Là, Phường 12, Quận Gò Vấp, TP.HCM
Điện thoại: (028) 5427.7888 – 0906.800.790
Email: ntp@ntp.edu.vn
Website: http://www.ntp.edu.vn
Trường Tiểu học – THCS – THPT Việt Anh
Giới thiệu
Trường Việt Anh theo đuổi triết lý giáo dục lấy học sinh làm trung tâm, với 3 phương pháp đặc trưng dành cho bậc tiểu học: Học sinh học Tiếng Anh như một ngôn ngữ; Học tập theo 1 chủ đề bằng nhiều môn học; Học sinh kết nối kiến thức áp dụng thực tế.
Học phí
Tiểu học, THCS & THPT Việt Anh có mức học phí trung bình khoảng 12 triệu đồng/tháng với chương trình của Bộ GD-ĐT kèm Anh văn hệ Cambridge (40% thời lượng học) cùng các chương trình ngoại khóa.
Thông tin liên hệ
- Địa chỉ: 160/72 Phan Huy Ích, Phường 12, Quận Gò Vấp, TP.HCM.
- Điện thoại: 028 6670 8666
- Website: https://truongvietanh.com/
Trường Tiểu học – THCS – THPT Albert Einstein
Giới thiệu
Xây dựng một môi trường giáo dục hiện đại, năng động, sáng tạo và nhân văn để AES trở thành sự lựa chọn hàng đầu của phụ huynh khi tìm kiếm một ngôi trường có chất lượng cao về đào tạo các môn khoa học tự nhiên, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về nguồn nhân lực của xã hội công nghệ trong thời đại ngày nay.
Học phí
Trường Tiểu học, THCS, THPT Albert Einstein có mức học phí bậc tiểu học khoảng từ 100 triệu (lớp 1) đến 150 triệu đồng/năm (lớp 5) trong năm học 2021-2022. Bậc tiểu học được áp dụng chương trình tiếng Việt theo chuẩn của Bộ GD-ĐT và chương trình tiếng Anh iP/iLS với 3 môn Toán, Tiếng Anh, Khoa học.
Thông tin liên hệ
- Địa chỉ: Khu dân cư 13C, Đại lộ Nguyễn Văn Linh, xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, TP.HCM
- Điện thoại: (028) 376 12345
- Website: https://aesvietnam.edu.vn/
- Email: tuyensinh@aesvietnam.edu.vn
Trường Tiểu học – THCS – THPT Thanh Bình
Giới thiệu
Tạo điều kiện thuận lợi, giúp cho mỗi học sinh phát huy tốt nhất năng lực có sẵn của mình để hoàn thiện bản thân. Song song với việc học tập văn hóa, nhà trường luôn chú trọng phát huy năng khiếu của học sinh trong mọi lĩnh vực như: nhạc, họa, thể thao, vi tính, … Trường có các lớp năng khiếu của các môn trên để các em tham gia luyện tập và phát triển năng khiếu của mình.
Học phí
Học sinh tiểu học học 2 buổi/ngày. Học phí năm học 2020-2021 là 4,2-4,7 triệu đồng/tháng cho học sinh bán trú và 7-7,5 triệu đồng/tháng cho học sinh nội trú.
Thông tin liên hệ
Địa chỉ: 192/12 Nguyễn Thái Bình, P12, Q.Tân Bình, Tp.HCM
Điện thoại: (028) 38 44 7810 – (028) 38 11 0307
Website: http://thanhbinh.edu.vn
Xem thêm:
- Công thức tính chu vi hình vuông, chữ nhật, tam giác, hình tròn, hình thoi
- Tổng hợp danh sách các trường cấp 2 tại TP. HCM mới nhất
- Top 10 trường tiểu học quốc tế tốt nhất tại TPHCM năm 2021
Như vậy Bambo School đã giới thiệu cho các bạn các trường tiểu học tư thục tphcm. Hi vọng đây sẽ là những gợi ý tuyệt vời dành cho bạn. Chúc bạn sớm lựa chọn được trường học phù hợp nhất cho con mình nhé!
TOP 10 trường THCS – trường cấp 2 chất lượng tốt nhất TP.HCM
Trung học cơ sở là cấp bậc giáo dục quan trọng bậc nhất trong việc phát triển từ thiếu nhi lên thiếu niên. Vậy bạn có biết top những trường cấp 2 tốt nhất TPHCM chưa? Cùng Bamboo đi tìm hiểu nhé!
Trường hội nhập quốc tế Bamboo School
Là hệ thống trường Hội nhập Quốc tế, Bamboo School góp phần tạo nên những thế hệ công dân toàn cầu, biết trân trọng những giá trị truyền thống, được phát triển toàn diện về thể chất, tâm hồn và trí tuệ. Khát vọng của Bamboo School là trở thành Hệ thống trường hội nhập Quốc tế có quy mô và chất lượng dẫn đầu tại Việt Nam. Đây sẽ là nơi trưởng thành đáng tự hào của thể hệ trẻ tài năng và đạo đức.

Trường hội nhập quốc tế Bamboo School
Bamboo School – không chỉ là môi trường học tập mà ở đó học sinh là trung tâm thông qua Chương trình giáo dục Hội nhập Quốc tế. Bamboo School được xây dựng với đội ngũ giáo viên và nhân viên vững mạnh, chuyên nghiệp không chỉ được đào tạo chuyên sâu các phương pháp giảng dạy tiệm cận với những nền giáo dục phát triển, mà còn được bồi dưỡng tâm hồn, tư duy tích cực để đồng hành và khai phá tiềm năng của mỗi học sinh.
Bamboo sở hữu hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế, phục vụ hiệu quả cho công tác giảng dạy, học tập. Từ đó, học sinh tại Bamboo có đầy đủ điều kiện để phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tâm hồn, trở thành những công dân thành công và hội nhập.
Thông tin liên hệ
- Địa chỉ: 140/17 Thạnh Xuân 22, Khu phố 7, P. Thạnh Xuân, Quận 12
- SĐT: 0906 33 4050
- Website: tuyensinhbamboo@gmail.com
Trường THCS Colette
Đây là một trong những trường THCS top đầu Tp.HCM về chất lượng giáo dục của giáo viên và học sinh. Bên cạnh việc áp dụng chương trình chung của Bộ Giáo dục & Đào tạo giống các trường THCS công lập khác, trường Colette còn có những lớp song ngữ tiếng Anh tiếng Pháp, lớp chuyên Toán,…
Đội ngũ giáo viên trong trường có đầy đủ kiến thức sư phạm và nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo học sinh có năng khiếu. Kết quả trường Colette đào tạo được nhiều học sinh trúng tuyển vào các trường chuyên trong thành phố như THPT chuyên Lê Hồng Phong, chuyên Trần Đại Nghĩa hay trường Nguyễn Thượng Hiền.

Trường THCS Colette
Trường ứng dụng phương pháp giảng dạy sáng tạo, tiên tiến và hiện đại trong từng môn học như phương pháp sơ đồ tư duy, phương pháp STEM.Cơ sở vật chất được đầu tư đầy đủ kèm trang thiết bị hiện đại. Phụ huynh học sinh và giáo viên liên kết chặt chẽ thông qua “sổ liên lạc điện tử” thông báo tình hình học tập và hoạt động của các em hàng ngày.
Thông tin liên hệ
- Địa chỉ: số 10 Hồ Xuân Hương, phường 6, quận 3, Tp. HCM
- SĐT: 028 35021017
- Website: http://www.colette.edu.vn/
Trường THCS Bạch Đằng
Trường THCS Bạch Đằng được thành lập vào năm 1964 với tên gọi ban đầu là trường tư thục cấp II, cấp III Lê Bảo Tịnh do linh mục giáo xứ Vườn Xoài mở ra giảng dạy. Đến năm 2005 – 2006, trường mới được đổi tên thành trường THCS Bạch Đằng.
40 năm hình thành và phát triển, trường đã và đang đáp ứng tốt vai trò và nhiệm vụ của đơn vị giáo dục trọng điểm chất lượng cao trong thành phố. Kết quả các hành động của trường đều được đánh giá xuất sắc với các bằng khen: Tập thể lao động xuất sắc, Trường tiên tiến cấp thành phố, Bằng khen của thủ tướng, Bằng khen của Bộ GD – ĐT, đặc biệt là Huân chương lao động hạng Ba của Chủ tịch nước.

Trường THCS Bạch Đằng
Hàng năm 99% các em học sinh đạt hạnh kiểm khá tốt, xấp xỉ 100% học sinh tốt nghiệp THCS. Các em học sinh ưu tú trong trường cũng mang về phòng truyền thống của trường nhiều huy chương trong các kì thi học sinh giỏi thành phố hay toàn quốc.
Thông tin liên hệ
- Địa chỉ: 386/42 Lê Văn Sỹ, phường 14, quận 3, Tp. HCM
- SĐT: 028 39317315
- Website: http://www.thcs-bachdang.e-school.edu.vn/
Trường THCS Hai Bà Trưng
Trường Hai Bà Trưng đã được xây dựng hơn 100 năm – tên ban đầu trường tư thục với 3551m2 nằm trong tổng thể xây dựng chung của nhà thờ Tân Định và tu viện do dòng tu nữ Phaolo quản lý. Đến tháng 6/1976 trường được chuyển giao quyền sở hữu cho Bộ Giáo dục & Đào tạo và đổi tên thành trường THCS Hai Bà Trưng.
Nhà trường cơ cấu 37 lớp học với tổng số 1446 học sinh tính đến năm 2018, trong đó có 11 lớp tăng cường tiếng Anh, 4 lớp tăng cường tin học và 2 lớp bán trú. Ngoài ra trường đã đầu tư nâng cấp với phòng máy tính có quy mô 90 máy đều được kết nối Internet, 1 phòng thư viện và các phòng chức năng khác.

Trường THCS Hai Bà Trưng
Nhiều năm qua học sinh lớp 9 trong trường luôn đạt tỉ lệ 100% đỗ tốt nghiệp THCS. Số lượng học sinh giỏi cấp Quận, thành phố luôn có thứ hạng cao so với các trường điểm khác.
Thông tin liên hệ
- Địa chỉ: 295 Hai Bà Trưng, phường 8, quận 3, Tp. HCM
- SĐT: 028 38290169
- Website: http://www.thcshaibatrungq3.hcm.edu.vn/
Trường THCS Nguyễn Du
Trường được thành lập từ năm 1989 với tên gọi trường chuyên Quận 1 với nhiệm vụ bồi dưỡng đào tạo những học sinh có năng khiếu trên toàn thành phố. Đến năm 1997, trường được đổi tên thành trường Nguyễn Du như ngày nay.
Trường đã tập hợp được đội ngũ giáo viên chính quy có trình độ chuyên môn chuyên sâu, có nghiệp vụ sư phạm vững vàng và luôn năng động cải tiến phương pháp giảng dạy thích hơp.

Trường THCS Nguyễn Du
Kết quả toàn trường có 90% học sinh giỏi, tốt nghiệp THCS 100% và tỉ lệ học sinh đỗ các trường chuyên THPT và trường giàu truyền thống khác cao nhất Tp.HCM.Trường Nguyễn Du được đánh giá là đơn vị đi đầu về công tác giáo dục toàn diện, xứng đáng làm tấm gương cho các trường khác noi theo.
Thông tin liên hệ
- Địa chỉ: 139 Nguyễn Du, phường Bến Thành, quận 1, Tp. HCM
- SĐT: 028 38298 731
- Website: http://www.thnguyendu.tptdm.edu.vn/
Trường THCS Trần Văn Ơn
Trường THCS Trần Văn Ơn được thành lập từ năm 1911 với tên ban đầu là trường Richaud. Sau 100 năm hoạt động, trường nổi bật ở các thành tích “trồng người” với nhiều thành tích cao.
Quy mô nhà trường bao gồm đội ngũ 200 cán bộ – giáo viên cùng toàn thể 3000 em học sinh mỗi năm, tỷ lệ học sinh khá giỏi mỗi năm lên tới 90%. Điều đó tạo nên sức hút đặc biệt về chất lượng giảng dạy của trường trong thành phố.

Trường THCS Trần Văn Ơn
Về cơ sở vật chất, nhà trường có 44 phòng học và 9 phòng chức năng đều được trang bị thiết bị hiện đại đầy đủ; phòng thí nghiệm, phòng máy tính, thư viện và phòng Activeboard (Hệ thống dạy học tương tác thông minh)
Thông tin liên hệ
- Địa chỉ: 161B Nguyễn Văn Thủ, phường Đa Kao, quận 1, Tp. HCM
- SĐT: 028 38224721
- Website: http://www.thcstranvanon.hcm.edu.vn/
Trường THCS Lê Quý Đôn
Trường THCS Lê Quý Đôn được xây dựng vào năm 1877 và lấy tên là trường Collège Chasseloup Laubat- có thể coi là trường THCS lâu đời nhất thành phố Hồ Chí Minh. Sau năm 1954 trường mang tên Jean Jacques Rousseau do người Pháp quản lý. Trường chính thức mang tên Lê Quý Đôn vào năm 1981.

Trường THCS Lê Quý Đôn
Trường Lê Quý Đôn nổi tiếng với bề dày lịch sử và truyền thống lâu đời trong chất lượng giảng dạy và học tập. Đến năm 2016, trường chính thức được công nhận là trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục cấp độ 1.
Trường cũng tổ chức thường xuyên các hoạt động ngoại khóa, hoạt động Đoàn – Đội, câu lạc bộ,… hỗ trợ các em học sinh được phát triển đời sống cá nhân.
Thông tin liên hệ
- Địa chỉ: số 2 Lê Quý Đôn, phường 6, quận 3, Tp. HCM / số 9B Võ Văn Tần, phường 6, quận 3, Tp. HCM
- SĐT: 028 39304448
- Website: http://www.thcslequydon3.hcm.edu.vn/
Trường THCS Nguyễn Hữu Thọ
Tọa lạc ở quận ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh nhưng không vì thế mà chất lượng giáo dục của trường không được chú trọng trong suốt 30 năm vừa qua kể từ ngày thành lập trường.

Trường THCS Nguyễn Hữu Thọ
Trường Nguyễn Hữu Thọ tự hào đạt được nhiều thành tích nổi bật trong giáo dục:
- Số giáo viên đạt chiến sĩ thi đua cấp cơ sở và thành phố mỗi năm có xếp xỉ 30 giáo viên trở lên. Các thầy cô giáo tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
- Tỉ lệ học sinh khá giỏi mỗi năm đạt từ 85% trở lên, số học sinh giỏi cấp thành phố cũng tăng trong các năm học.
- Chi Đoàn, Liên Đội, Công Đoàn tham gia tốt các phong trào thi đua và đạt các danh hiệu “Xuất Sắc”, “Vững Mạnh Xuất Sắc”
Thông tin liên hệ
- Địa chỉ: 55/8A Lâm Văn Bền, phường Tân Kiểng, quận 7, Tp. HCM
- SĐT: 028 38728934
- Website: http://www.thcsnguyenhuutho.hcm.edu.vn/
Trường THCS Đoàn Thị Điểm
Từ năm 1960 thành lập, trường THCS Đoàn Thị Điểm luôn lọt vào top các trường công lập tốt nhất thành phố.
Với chương trình giảng dạy chính quy theo chuẩn quốc gia, hàng năm tỉ lệ học sinh đỗ THCS luôn đạt 100% và các lứa học sinh xuất sắc đạt nhiều thành tích trong các kì thi quốc gia quốc tế.
THCS Đoàn Thị Điểm luôn hướng tới mô hình ngôi trường đoàn kết hạnh phúc như một mái ấm gia đình nên trường luôn là lựa chọn hàng đầu của phụ huynh và các em học sinh.

Trường THCS Đoàn Thị Điểm
Thông tin liên hệ
- Địa chỉ: số 413/86 Lê Văn Sỹ, phường 12, quận 3, Tp. HCM
- SĐT: 0124 259 3022
- Website: http://www.thcsdoanthidiem.hcm.edu.vn/
Trường THCS Việt Úc
Đây là ngôi trường dân lập hiếm hoi được lọt vào top các trường chất lượng nhất thành phố Hồ Chí Minh. Trường Việt Úc nổi tiếng nhờ phương pháp giảng dạy và chương trình đào tạo chuẩn quốc tế Cambridge kết hợp hài hòa với chương trình Giáo dục quốc gia.

Trường THCS Việt Úc
Tại trường Việt Úc, chương trình học được chia làm 2 lộ trình học cụ thể:
- Lộ trình CAP/ CAP Pathway: chương trình giáo dục quốc gia + chương trình giáo dục phổ thông quốc tế Cambridge
- Lộ trình CEP/ CEP Pathway: chương trình giáo dục quốc gia + chương trình tiếng Anh Cambridge chuyên sâu
- Các chương trình học ở đây đều được giảng dạy và học tập song ngữ nên các em sẽ được rèn luyện tiếng Anh từ bé.
Thông tin liên hệ
- Địa chỉ: 594 đường Ba tháng Hai, phường 14, quận 10, Tp. HCM
- SĐT: 028 38687576
- Website: http://www.vas.edu.vn/
Xem thêm:
- Công thức tính chu vi hình vuông, chữ nhật, tam giác, hình tròn, hình thoi
- Tổng hợp danh sách các trường cấp 2 tại TP. HCM mới nhất
- Top 10 trường tiểu học quốc tế tốt nhất tại TPHCM năm 2021
Lựa chọn trường Cấp 2 chất lượng nhất tại Tp. HCM sẽ giúp trẻ em có điều kiện để phát triển cả về kiến thức và nhân cách sau này. Hi vọng bài tổng hợp phía trên của Bamboo sẽ giúp ích cho bạn tìm được một môi trường học tập tốt nhất!
Tổng hợp đề thi tin học trẻ tiểu học, THCS, THPT có đáp án
Tin học trẻ là kỳ thi tin học thường niên dành cho các học sinh tiểu học, THCS, THPT Việt Nam đã đoạt giải cao qua các kỳ tuyển chọn ở các tỉnh, thành phố và các ngành như Hàng không, Công an, Bưu chính – Viễn thông, VNPT. Nhằm khuyến khích các bạn trẻ học tập, làm chủ công nghệ thông tin, từ đó phát hiện những tài năng CNTT của đất nước chúng ta.
Đề thi tin học trẻ tiểu học có đáp án
HỘI THI TIN HỌC TRẺ ĐỀ THI LÝ THUYẾT
TỈNH AN GIANG BẢNG A – KHỐI TIỂU HỌC
¯¯¯¯¯¯¯¯
Khóa ngày: 26-01-2013
Thời gian : 20 phút (không kể thời gian phát đề)
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
SBD:……………PHÒNG:…………
Các câu hỏi dưới đây để trắc nghiệm kiến thức cơ bản về Tin học, về hệ điều hành MS-DOS, hệ điều hành Windows, về bảo vệ dữ liệu phòng chống virus. Đề thi gồm 10 câu hỏi, mỗi câu hỏi 1.00 điểm và có 4 mục trả lời A, B, C, D; thí sinh chọn mục trả lời đúng nhất.
Câu 1: Các hệ điều hành thông dụng hiện nay khi cài đặt thường được lưu trữ tại:
A.CPU B. ROM C. Bộ nhớ ngoài D. RAM
Đáp án: C. Bộ nhớ ngoài
Câu 2: Hãy chọn phương án đúng để sắp xếp từ cao đến thấp về dung lượng lưu trữ của các thiết bị lưu dữ liệu dưới đây:
A. Đĩa DVD – đĩa cứng – đĩa CD – đĩa mềm. B. Đĩa cứng – đĩa DVD – đĩa CD – đĩa mềm.
C. Đĩa cứng – đĩa mềm – đĩa CD – đĩa DVD. D. Đĩa cứng – đĩa mềm – đĩa DVD – đĩa CD.
Đáp án: B. Đĩa cứng – đĩa DVD – đĩa CD – đĩa mềm.
Câu 3: Thiết bị nào trong các thiết bị sau dùng để kết nối Internet?
A. Monitor B. Printer C. USB driver D. Modem
Đáp án: D. Modem
Câu 4: Nhóm các thiết bị nào dưới đây dùng để đưa dữ liệu vào?
A. Bàn phím, con chuột, máy in. B. Màn hình, loa, băng từ.
C. Bàn phím, con chuột, máy quét. D. Màn hình, đĩa từ, loa.
Đáp án: C. Bàn phím, con chuột, máy quét.
Câu 5: Thiết bị nào dưới đây giúp em lưu tấm ảnh đã có vào bộ nhớ của máy tính:
A. Màn hình B. Máy ảnh số C. Máy quét D. Máy in
Đáp án: C. Máy quét
Câu 6: Trong môi trường Windows ta có thể chạy cùng lúc:
A. Nhiều chương trình ứng dụng khác nhau
B. Một chương trình
C. Hai chương trình
D. Tất cả các câu đều sai
Đáp án: A. Nhiều chương trình ứng dụng khác nhau
Câu 7: Trong Hệ điều hành Windows, khi xoá file và không muốn đưa vào thùng rác Recycle Bin thì phải thực hiện thao tác:
A. Giữ phím Ctrl trong khi xóa.
B. Giữ phím Shift trong khi xóa.
C. Giữ phím Alt trong khi xóa.
D. Không thể thực hiện được vì file bị xoá luôn đưa vào Recycle Bin.
Đáp án: B. Giữ phím Shift trong khi xóa.
Câu 8: Để truy cập vào một Website ta phải biết:
A. Website đó được đặt ở đâu
B. IP của máy chủ chứa Website đó
C. Tên miền của Website đó
D. Tất cả đều đúng
Đáp án: C. Tên miền của Website đó
Câu 9: Để phòng chống Virus cách tốt nhất là:
A. Thường xuyên kiểm tra đĩa, đặc biệt thận trọng khi sao chép dữ liệu từ nơi khác mang tới
B. Sử dụng các chương trình quét virus có bản quyền và cập nhật thường xuyên
C. Không nên mở các mail có tệp lạ đính kèm
D. Tất cả đáp án trên đều đúng
Đáp án: D. Tất cả đáp án trên đều đúng
Câu 10: Khi soạn thảo một văn bản bằng MS Word, thao tác Shift + Enter có chức năng :
A. Xuống hàng nhưng chưa kết thúc đoạn B. Xuống 1 trang màn hình
C. Xuống dòng, ngắt trang D. Xuống dòng
Đáp án: A. Xuống hàng nhưng chưa kết thúc đoạn
———– HẾT ———-
[button size=”medium” style=”primary” text=”Tải bộ đề thi tin cho tiểu học, cấp 2, cấp 3 lí thuyết” link=”https://docs.google.com/document/d/17LzETjxoXswEF-1oC-Vmso_xojDKvyfZAAieNAFPAUk/edit” target=””]
Đề thi tin học THCS có đáp án
HỘI THI TIN HỌC TRẺ ĐỀ THI LÝ THUYẾT
TỈNH AN GIANG BẢNG B – KHỐI TRUNG HỌC CƠ SỞ
Khóa ngày: 26-01-2013
ĐỀ CHÍNH THỨC
Thời gian : 20 phút (không kể thời gian phát đề)
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
ĐỀ B
SBD:……………PHÒNG:…………
Các câu hỏi dưới đây để trắc nghiệm kiến thức cơ bản về Tin học, về hệ điều hành MS-DOS, hệ điều hành Windows, về Internet, về ngôn ngữ lập trình Pascal. Đề thi có 20 câu hỏi, mỗi câu hỏi 0.50 điểm; gồm 4 mục trả lời A, B, C, D; thí sinh chọn mục trả lời đúng nhất.
Câu 1: Cấu tạo của một hệ thống máy tính gồm ?
- Phần cứng và phần mềm B. CPU, bàn phím, màn hình, máy in, con chuột
- CPU, đĩa từ, bộ nhớ D. CPU, màn hình, máy in
Đáp án: A. Phần cứng và phần mềm
Câu 2: Con người sử dụng máy vi tính để :
- Xử lý thông tin B. Tiếp nhận thông tin
- Trao đổi thông tin D. Câu A, B, C đều đúng
Đáp án: D. Câu A, B, C đều đúng
Câu 3: Máy tính muốn xử lý được thông tin, thì thông tin phải được mã hóa thành hệ đếm:
- Hệ nhị phân B. Hệ thập phân
- Hệ thập lục phân D. Hệ nhất nguyên
Đáp án: A. Hệ nhị phân
Câu 4: Số ký tự chuẩn của bộ mã ASCII là ?
- 128 B. 256 C. 255 D. 512
Đáp án: B. 256
Câu 5: Các phần mềm nào sau đây đều là phần mềm hệ thống ?
- Microsoft WinWord, MySQL B. FireFox, Internet Explorer
- Microsoft Windows, MS-DOS D. Microsoft Windows, Microsoft Access
Đáp án: C. Microsoft Windows, MS-DOS
Câu 6: Bộ nhớ RAM dùng để ?
- Điều khiển các hoạt động của máy tính
- Lưu trữ các chương trình để khởi động máy
- Lưu trữ tạm thời các dữ liệu và chương trình của nhà sản xuất
- Lưu trữ, xử lý các dữ liệu và chương trình của người sử dụng
Đáp án: D. Lưu trữ, xử lý các dữ liệu và chương trình của người sử dụng
Câu 7: Trong hệ điều hành Windows, biểu tượng nào có tên dưới đây chứa các Thư mục hay tập tin vừa bị xóa (Chưa xóa hẳn):
- My Network Places B. Recycle Bin
- My Documents D. My Computer
Đáp án: B. Recycle Bin
Câu 8: Để chọn các đối tượng liên tiếp nhau trong cùng một cửa sổ, ta thực hiện:
- Chọn đối tượng đầu, giữ phím Alt, dùng các phím mũi tên để di chuyển đến đối tượng cuối
- Click trên đối tượng đầu, giữ phím Alt, click trên đối tượng cuối
- Click trên đối tượng đầu, giữ phím Ctrl, click trên đối tượng cuối
- Click trên đối tượng đầu, giữ phím Shift, click trên đối tượng cuối
Đáp án: D. Click trên đối tượng đầu, giữ phím Shift, click trên đối tượng cuối
Câu 9: Để chuyển đổi qua lại giữa các cửa sổ đang mở trong Windows, ta nhấn tổ hợp phím :
- Ctrl – Tab B. Alt – Tab C. Ctrl – Shift D. Shift – Tab
Đáp án: B. Alt – Tab
Câu 10: Trong Hệ điều hành Windows tiện ích dùng để khai thác tài nguyên trong máy tính như: Ổ đĩa, Thư mục (Folder), Tập tin (File) là:
- Control Panel B. Internet Explorer
- Windows Explorer D. Câu A, B, C đều đúng
Đáp án: C. Windows Explorer
Câu 11: Để xem nội dung các trang Web ta dùng công cụ nào sau đây ?
- Web page B. Web Browser C. Webcam D. Web site
Đáp án: B. Web Browser
Câu 12: Các máy tính kết nối mạng với nhau nhằm mục tiêu :
- Tăng tính bảo mật của thông tin trong máy B. Hạn chế lây lan Virus
- Giảm khả năng chia sẻ dữ liệu D. Câu A, B, C đều sai
Đáp án: D. Câu A, B, C đều sai
Câu 13: Khi kết nối các máy tính thành mạng cục bộ (LAN), thiết bị nào có thể chia sẻ dùng chung?
- Máy in B. Đĩa cứng C. Webcam D. Câu A, B, C đúng
Đáp án: D. Câu A, B, C đúng
Câu 14: Trong môi trường Pascal, để biến s lưu được một xâu ký tự, ta khai báo biến s thuộc kiểu dữ liệu :
- Byte B. Char C. String D. Real
Đáp án: C. String
Câu 15: Trong môi trường Pascal, giả sử thực hiện một số lệnh sau:
For S:= 1 to 5 do
S:= S * 2;
Write(S);
Kết quả của S là:
- 96 B. Thông báo lỗi C. 48 D. 24
Đáp án: B. Thông báo lỗi
Câu 16: Trong môi trường Pascal, giả sử thực hiện một số lệnh sau: a:= 5; Repeat
Writeln(‘A’); Until a = 0;
Số lần ký tự A được in ra là :
- 1 B. 6 C. 0 D. Vô hạn
Đáp án: B. 6
Câu 17: Trong môi trường Pascal, cho biết kết quả của đoạn chương trình : a:= 100;
For i:= 100 to 101 do a:= a div 2;
write(a);
A. 50 B. 25 C. 100 D. Thông báo lỗi
Đáp án: B. 25
Câu 18: Biểu thức toán học (x 2) chuyển sang biểu thức trong Pascal là:
- 3 x 5
A .(x+5/y+3) – b/(x+5)*SQR(x+2) B. (x+5/y+3) – (b/x+5)*SQR(x+2)
C. (x+5)/(y+3) – b/(x+5)*SQR(x+2) D. (x+5/y+3) – (b/x+5)*(x+2)*(x+2)
Đáp án C. (x+5)/(y+3) – b/(x+5)*SQR(x+2) D. (x+5/y+3) – (b/x+5)*(x+2)*(x+2)
Câu 19: Trong môi trường Pascal, cho biết kết quả của đoạn chương trình :
A:= 20;
WHILE A <= 25 DO
A:= A + 2;
Writeln(A);
Giá trị của A sau khi thực hiện xong vòng lặp là:
- 26 B. 25 C. 24 D. 27
Đáp án: A. 26
Câu 20: Trong môi trường Pascal, cho biết kết quả của đoạn chương trình : a:= 100;
For i:= 100 to 101 do a:= a div 2; write(a);
A. 50 B. 25 C. 100 D. Thông báo lỗi
Đáp án: B. 25
———– HẾT ———-
[button size=”medium” style=”primary” text=”Tải bộ đề thi tin cho tiểu học, cấp 2, cấp 3 thực hành” link=”https://docs.google.com/document/d/1pdFV20SBaGAzqccWVmFCZaNKenv3IxkNL32V2sOLles/edit” target=””]
Đề thi tin học THPT có đáp án
HỘI THI TIN HỌC TRẺ ĐỀ THI LÝ THUYẾT
TỈNH AN GIANG BẢNG C – KHỐI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
Khóa ngày: 26-01-2013 ĐỀ CHÍNH THỨC
Thời gian : 20 phút (không kể thời gian phát đề)
ĐỀ B
SBD:……………PHÒNG:…………
Các câu hỏi dưới đây để trắc nghiệm kiến thức cơ bản về Tin học, về hệ điều hành MS-DOS, hệ điều hành Windows, về Internet, về bảo vệ dữ liệu phòng chống virus, về ngôn ngữ lập trình Pascal. Đề thi có 20 câu hỏi, mỗi câu hỏi 0.50 điểm; gồm 4 mục trả lời A, B, C, D; thí sinh chọn mục trả lời đúng nhất.
Câu 1: Trong qui đổi giữa hai hệ đếm thập phân và nhị phân, thì 5210 = ?
A.1100012 B. 1000112 C. 1101002 D. 0010112
Đáp án: C. 1101002
Câu 2: Khi khởi động máy vi tính, chương trình trong phần nào được nạp trước nhất ?
A.ROM BIOS B. Đĩa mềm C. RAM D. Đĩa cứng
Đáp án: A. ROM BIOS
Câu 3: Địa chỉ Email nào sau đây là không hợp lệ ?
A. ktkd@hotmail.com B. angiang.edu.vn C. agg@angiang.edu.vn D. ag@vnn.vn
Đáp án: B. angiang.edu.vn
Câu 4: Các thông tin nào về bộ nhớ ROM dưới đây là đúng :
A.ROM là bộ nhớ trong của máy tính B. ROM là bộ nhớ ngoài của máy tính
C.Thông tin trong ROM sẽ mất nếu cúp điện, tắt máy D. Câu A, B, C đều đúng
Đáp án: A. ROM là bộ nhớ trong của máy tính
Câu 5: Trong hệ thống máy tính các phần mềm: Paint, Calculator, WordPad được xem là :
A.Phần mềm quản lý B. Phần mềm ứng dụng
C. Phần mềm hệ thống và ứng dụng D. Phần mềm hệ thống
Đáp án: B. Phần mềm ứng dụng
Câu 6: Hệ điều hành Windows, các tập tin do người sử dụng tạo thường được lưu trữ tại :
A.Bộ nhớ ROM B. Bộ nhớ trong C. Bộ nhớ ngoài D. Bộ nhớ RAM
Đáp án: C. Bộ nhớ ngoài
Câu 7: Phương án nào sau đây có thể phòng tránh được Virus :
A.Cập nhật (Update) các bản vá lỗ hổng
B.Cài đặt các phần mềm diệt Virus
C.Cảnh giác với các đường Link
D.Câu A, B, C đều đúng
Đáp án: D. Câu A, B, C đều đúng
Câu 8: Hệ thống các chương trình đảm nhận chức năng làm môi trường trung gian giữa người sử dụng và phần cứng của máy tính được gọi là :
A.Phần mềm B. Hệ điều hành C. Trình biên dịch D. Trình thông dịch
Đáp án: B. Hệ điều hành
Câu 9: Shortcut là biểu tượng đại diện cho một chương trình hay một tập tin để khởi động một chương trình hay một tập tin. Vậy có mấy loại shortcut:
A. 1 loại B. 2 loại C. 3 loại D. 4 loại
Đáp án: A. 1 loại
Câu 10: Khi tìm kiếm tập tin, thư mục – ký tự “*” dùng để :
A. Thay thế 1 ký tự B. Thay thế cho 1 số ký tự từ vị trí nó xuất hiện
C. Thay thế 1 số ký tự bất kỳ D. Thay thế cho dấu cách.
Đáp án: B. Thay thế cho 1 số ký tự từ vị trí nó xuất hiện
Câu 11: Trong Hệ điều hành Windows XP, phát biểu nào không đúng trong các phát biểu sau ? A. Thư mục có thể chứa các thư mục con khác.
A.Thư mục có thể chứa các tệp và thư mục con khác.
B. Tệp có thể chứa các tệp và thư mục con khác.
C. Windows XP là Hệ điều hành đa nhiệm
Đáp án: C. Tệp có thể chứa các tệp và thư mục con khác.
Câu 12: Trong Windows, tên tệp nào sau đây được đặt không đúng qui định :
A. AB.ABCD B. 1_BTAP.TXT C. ABCD D. BAI HOC:DOC
Đáp án: D. BAI HOC:DOC
Câu 13: Trong mạng máy tính, thuật ngữ LAN có ý nghĩa gì ?
A. Mạng diện rộng B. Mạng toàn cầu
C. Mạng cục bộ D. Mạng không dây.
Đáp án: C. Mạng cục bộ
Câu 14: Trong môi trường Pascal, cho biết kết quả của đoạn chương trình : s:= 0; dk:= True; While (s<=20) or (dk) do
Begin s:= s + 5; dk:= False; End;
Write(S);
A. Thông báo lỗi B. 25 C. 15 D. 5
Đáp án: B. 25
Câu 15: Trong môi trường Pascal, cho biết kết quả của đoạn chương trình :
A:= 0;
If a>0 then
X:= 1;
Y:= 2
Else
X:= 2;
Writeln(x);
A.1 B. 2 C. 3 D. Thông báo lỗi
Đáp án: D. Thông báo lỗi
Câu 16: Đoạn chương trình sau có mấy lỗi ?
IF a:= 0 THEN a:= 1;
Else a:= 2
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Đáp án: C. 3
Câu 17: Trong môi trường Pascal, giả sử thực hiện một số lệnh sau :
For K:= 1 to 5 do
K:= K * 2;
Write(K);
Kết quả của K là:
- 96 B. Thông báo lỗi C. 48 D. 24
Đáp án: B. Thông báo lỗi
Câu 18: Đoạn chương trình sau C cho kết quả bao nhiêu?
A:= 0; B:= 0;
IF a>0 then
A:= 1
ELSE
Begin A:= 2; B:= 1; End;
C:= A+B; Write(C);
A. 3 B. 2 C. 1 D. 0
Đáp án: A. 3
Câu 19: Trong môi trường Pascal, giả sử thực hiện một số lệnh sau:
For K:= 1 to 5 do
K:= K * 2;
Write(K);
Kết quả của k là:
A. 96 B. Thông báo lỗi C. 48 D. 24
Đáp án: B. Thông báo lỗi
Câu 20: Trong môi trường Pascal, để biến k lưu được giá trị của biểu thức j*3-(2+j) (với j = 1000), ta khai báo biến k thuộc kiểu dữ liệu:
A. Byte B. Integer C. Longint D. Câu B, C đều đúng
Đáp án: D. Câu B, C đều đúng
———– HẾT ———-
[button size=”medium” style=”primary” text=”Tải bộ đề thi tin cho tiểu học, cấp 2, cấp 3 Bảng C” link=”https://docs.google.com/document/d/1qE_oQ3arUf8EQHx7QB2OVBGbieDdQSQHMY-xyk7qBmw/edit” target=””]
Xem thêm:
- Công thức tính chu vi hình vuông, chữ nhật, tam giác, hình tròn, hình thoi
- Tổng hợp danh sách các trường cấp 2 tại TP. HCM mới nhất
- Top 10 trường tiểu học quốc tế tốt nhất tại TPHCM năm 2021
Trên đây là tổng hợp 3 đề thi tin học trẻ tiểu học, THCS, THPT được Bamboo chọn lọc kĩ lưỡng. Chúc bạn có trải nghiệm tham khảo vui vẻ và tiếp thu thêm được kiến thức tin học cho bản thân.
Top 6 phần mềm giúp bé học chữ cái Tiếng Việt tốt nhất, miễn phí cho trẻ mầm non
Bạn đang tìm kiếm 1 app cho bé học chữ cái tiếng Việt hữu ích trên điện thoại dành cho các bậc làm bố làm mẹ có thể dạy con nhận mặt chữ, biết cách đọc và ngoài ra còn có thể tự luyện khả năng tư duy sáng tạo. Cùng Bamboo tổng hợp 7 apps điện thoại giúp bé học chữ cái tốt nhất hiện nay nhé!
Bé học chữ cái với Tiếng Việt với Piano Kids
Piano Kids là app hỗ trợ bé học đàn, bé học chữ cái và tìm hiểu về toán học thông qua hình ảnh và âm nhạc, đem lại cho bé sự kích thích sáng tạo và hỗ trợ học tập tốt nhất hiện nay.
Giao diện đầy màu sắc, vô cùng bắt mắt đi kèm với sự tươi sáng và vui nhộn, Piano Kids là công cụ đắc lực giúp cho bậc làm cha mẹ phát triển tính sáng tạo, cải thiện trí nhớ, sự tập trung cho bé. Bên cạnh đó, ứng dụng cũng hỗ trợ các bé trong việc phát triển trí tưởng tượng cũng như các kỹ năng vận động, cảm giác và các giao tiếp của các bé.
Ưu điểm của ứng dụng Piano Kids
- Bé có thể học tập, làm quen với bảng chữ cái tiếng Việt ngay trên ứng dụng
- Học cách chơi nhạc cụ đơn giản, nghe và hát theo các bài hát thiếu nhi, khám phá thêm các âm sắc mới để phát triển khả năng âm nhạc của bé
- Piano Kids là nơi tích hợp hơn 20 trò chơi giải trí đơn giản cho bé như giải toán, xếp hình, vẽ,…
- Ứng dụng đơn giản, bắt mắt và rất dễ sử dụng
Tải phần mềm: Piano Kids cho điện thoại Android

Bé học chữ cái với Tiếng Việt với Piano Kids
Be Hoc Chu Cai, Van, Doc, Viet Tieng Viet
Be Hoc Chu Cai, Van, Doc, Viet Tieng Viet là phần mềm giúp bé học chữ cái tiếng Việt được nhiều bố mẹ vô cùng yêu thích và lựa chọn cho bé học hiện nay. Ở ứng dụng này, bé nhà bạn có thể làm quen với bảng chữ cái tiếng Việt, rèn luyện thêm thông qua các trò chơi tương tác với phần mềm để dễ dàng nhận mặt chữ và ghi nhớ ấn tượng hơn.
Ngoài ra, các bé cũng sẽ không cảm thấy căng thẳng khi phải tiếp thu kiến thức mới.
Ưu điểm của ứng dụng:
- Bé học chữ cái với 29 chữ cái tiếng Việt và 4 hình minh hoạ cho mỗi chữ
- Phần mềm hỗ trợ bé học về âm và vần của tiếng Việt
- Tích hợp hơn 500 hình ảnh ví dụ cho từng chữ cái, từng âm, từng vần
- Có các trò chơi cho bé kiểm tra lại các từ đã học
- Hơn 116 hình ảnh về các sự vật xung quanh bé hằng ngày như các con vật, đồ dùng học tập, đồ dùng trong nhà,… cho bé cảm giác thân thiện và thoải mái hơn.
Tải phần mềm Be Hoc Chu Cai, Van, Doc, Viet Tieng Viet cho điện thoại Android

Be Hoc Chu Cai, Van, Doc, Viet Tieng Viet
Bé Học Chữ Cái Vkids
Bé Học Chữ Cái Vkids là phần mềm cho bé học chữ cái trong lứa tuổi mầm non tốt nhất hiện nay, ở thế giới Vkids, bé có thể thỏa thích vừa học vừa chơi với thế giới chữ cái tiếng Việt đầy hấp dẫn và thu hút. Bên cạnh đó, Vkids cũng giúp các bé nhanh chóng nhận và ghi nhớ được mặt chữ và có được những giờ phút thư giãn tuyệt vời.
Ưu điểm của ứng dụng:
- 29 chữ cái tiếng Việt được mô tả sinh động cho bé học chữ cái không thấy nhàm chán
- Hỗ trợ bé làm quen với cách đánh vần, cách phát âm và mở rộng vốn từ tiếng Việt cho bé cùng nhận biết được các sự vật, hiện tượng xung quanh
- Học tập tô theo hướng dẫn để làm quen với các nét chữ
- Các ví dụ cho từ ngữ bằng những hình ảnh sinh động sẽ xuất hiện sau khi bé hoàn thành việc tập tô
- Âm thanh sống động, thuyết minh chuẩn tiếng Việt phổ thông cho bé học chữ cái bước đầu hoàn thiện nhất
Tải phần mềm
- Cho Adroid: Bé Học Chữ Cái Vkids cho điện thoại Android
- Cho IOS: Bé Học Chữ Cái Vkids cho IOS

Bé Học Chữ Cái Vkids
Bé Học Chữ Và Số, Tập Đánh Vần ABC
Bé Học Chữ Và Số, Tập Đánh Vần ABC là phần mềm cho bé học chữ cái tiếng Việt hữu ích, giúp bé yêu việc học chữ, tập đọc, tập đánh vần mà không cảm thấy nhàm chán.
Nhờ vào những trò chơi đơn giản, phù hợp với nhiều độ tuổi đặc biệt là tuổi đi nhà trẻ, giúp bé phát triển khả năng tư duy và logic của mình. Ngoài ra bé còn được khám phá thêm về thế giới xung quanh cũng như nắm bắt kiến thức cuộc sống hiệu quả hơn.
Ưu điểm của phần mềm:
- Học 29 chữ cái tiếng Việt bằng các hình ảnh minh hoạ sống động
- Học nhận mặt các số từ 0 đến 9
- Âm thanh trong phần mềm bắt tai với các bé, giọng thuyết minh chuẩn phổ thông
- Làm quen nhanh chóng với bảng chữ cái, bé học chữ cái, đánh vần và phát âm dễ dàng và vui vẻ hơn
- Học cách nhận biết các con vật, đồ vật, cách gọi tên thông qua hình ảnh minh hoạ sinh động
Tải phần mềm: Bé Học Chữ Và Số, Tập Đánh Vần ABC cho điện thoại Android

Bé Học Chữ Và Số, Tập Đánh Vần ABC
Viet Kids – Học Tiếng Anh & Tiếng Việt Cho Bé
Viet Kids – Học Tiếng Anh & Tiếng Việt Cho Bé là phần mềm học tập cung cấp bộ flashcard trọn bộ hình ảnh về cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt vô cùng bắt mắt, tích hợp nhiều trò chơi tư duy và giáo dục cho lứa tuổi các bé từ 2 – 6 tuổi.
Điểm nổi bật của Viet Kids là hình ảnh và âm thanh vô cùng sống động, cho các bé những bài học chữ và số có tính tương tác cao, tích luỹ nhiều kiến thức và mang đến khoảng thời gian học tập vô cùng hiệu quả.
Ưu điểm của ứng dụng:
- Bé làm quen về các con số, bé học chữ cái mới, từ mới về cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh với nhiều chủ đề khác nhau
- Có thêm trò chơi ghép hình vui nhộn, phát triển tốt về mặt tư duy và khả năng nắm bắt của các bé
- Rèn luyện khả năng ghi nhớ cho bé tốt hơn
- Bố mẹ dễ dàng kiểm tra và theo dõi quá trình học tập của con.
- Cung cấp trọn bộ flashcard hình ảnh tiếng Việt và tiếng Anh sống động
Tải phần mềm
- Cho Android: Viet Kids – Học Tiếng Anh & Tiếng Việt Cho Bé cho điện thoại Android
- Cho IOS: Viet Kids – Học Tiếng Anh & Tiếng Việt Cho Bé cho IOS

Viet Kids – Học Tiếng Anh & Tiếng Việt Cho Bé
Kiến Guru – Bé tự học từ lớp 1 đến lớp 12
Hẳn là các bậc phụ huynh không còn quá xa lạ với Kiến Guru – ứng dụng hỗ trợ học tập với kho tài liệu học tập đa dạng từ lớp 1 đến lớp 12. Ngoài ra ứng dụng còn là nơi giải đáp nhanh chóng các thắc mắc cho học sinh cũng như cung cấp video giảng dạy cho học sinh mọi lúc mọi nơi, cho bố mẹ cũng dễ dàng kiểm tra được sự tiến bộ của con mỗi ngày.

Kiến Guru – Bé tự học từ lớp 1 đến lớp 12
Ưu điểm của ứng dụng:
- Tích hợp hơn 7000 video giảng dạy chất lượng cao, đầy đủ các môn cho khối lớp từ 1 đến lớp 12
- Các nội dung video bài giảng được biên soạn chi tiết và bám sát chương trình bộ Giáo Dục & Đào Tạo đề ra
- Ôn tập kiến thức sát sao với hơn 50000 câu hỏi trắc nghiệm và bài tập thực hành
- Đội ngũ giáo viên kinh nghiệm, tâm huyết
Tải phần mềm:
- Cho Android: Kiến Guru cho điện thoại Android
- Cho IOS: Kiến Guru cho IOS
Xem thêm:
- Công thức tính chu vi hình vuông, chữ nhật, tam giác, hình tròn, hình thoi
- Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học lớp 8, 9, 10 đầy đủ, mới nhất
- STEAM là gì? Lợi ích của phương pháp STEAM và giáo dục STEAM cho trẻ mầm non
Trên đây là top 7 phần mềm cho bé học chữ cái và rèn luyện kiến thức phù hợp với nhiều lứa tuổi và đối tượng khác nhau. Cùng theo dõi Bamboo để tìm hiểu và khám phá thêm nhiều App điện thoại hấp dẫn cho các bé nữa nhé!
Cách trang trí thời khóa biểu đẹp, độc, lạ, đơn giản dễ làm
Tổng hợp cách trang trí thời khóa biểu đẹp, đơn giản cho mọi người đang có nhu cầu tìm kiếm. Biến góc học tập của mình trở nên sinh động và đẹp mắt với những thiết kế tự làm đơn giản, tiết kiệm thời gian. Cùng Bamboo dành một chút thời gian để theo dõi bài chia sẻ bên dưới nhé !
Cách trang trí thời khóa biểu đơn giản mà đẹp
Thời kháo biểu là một trong những thứ rất cần thiết đối với các bạn học sinh, sinh viên hiện nay. Chúng giúp chúng ta biết được thời gian, thông tin môn học, giúp chúng ta quản lý thời gian hiệu quả.
Việc thiết lập một thời khóa biểu vừa trông đẹp mắt vừa hợp lý sẽ giúp nhiều người phân bổ thời gian học tập, nghỉ ngơi, vui chơi một cách khoa học. Để trang trí thời khóa biểu đơn giản mà đẹp, mỗi người chỉ cần một tờ giấy tập thông thường.
Bắt đầu tiến hành chia khung, lên danh sách môn học, lựa chọn phong cách trang tùy theo sở thích của mình và hoàn thiện nó một cách cẩn thận. Cùng xem một số hình ảnh thời khóa biểu đơn giản dưới đây nhé
Cách trang trí thời khóa biểu cute
Cũng giống như cách trang trí thời khóa biểu thông thường, tuy nhiên các bạn có thể thêm một số họa tiết dễ thương vào trong sản phẩm của mình để tăng tính nổi bật. Những mẫu thời khóa biểu cute thường được rất nhiều các bạn học sinh nữ ưa chuộng so với các bạn nam.
Thông qua những chi tiết cute trên thời khóa biểu, mọi người dễ dàng nhận thấy được tầm quan trọng của một vài chi tiết bạn muốn đánh dấu. Qua đó mọi người sẽ chủ động trong việc tập trung vào những phần quan trọng và phân bổ thời gian hợp lý. Một số mẫu thời khóa biểu cute
Cách trang trí thời khóa biểu bằng giấy A4
Để trang trí thời khóa biểu bằng giấy A4, mọi người cũng cần chủ động những dụng cụ cần thiết như: giấy a4, viết, kéo và bút màu. Để tiến hành việc làm thời khóa biểu theo ý riêng của mình, trước hết hãy lập danh sách các môn học, sau đó lựa chọn phong cách trang trí theo từng chủ đề của mình.
Có rất nhiều để cho mọi người lựa chọn, từ các mẫu thời khóa biểu đơn giản đến phức tạp tùy theo khả năng của mỗi người. Một số mẫu thời khóa biểu bằng giấy A4
Cách trang trí thời khóa biểu trên Word
Trang trí thời khóa biểu trên word đang dần trở thành một giải pháp được sử dụng phổ biến khi công nghệ ngày một phát triển. Word là công cụ rất đỗi quen thuộc đối với người sử dụng máy tính.
Để bắt đầu thiết kế một thời khóa biểu trên word trước hết bạn hãy truy cập vào chương trình, chèn những hình ảnh bạn muốn thiết kế lên giao diện và tiến hành trang trí nó. Với tất cả những tính năng được word cung cấp, mọi người thỏa sức sáng tạo theo ý tưởng riêng của mình. Một số mẫu trang trí thời khóa biểu bằng Word.
[button size=”medium” style=”primary” text=”Tải mẫu thời khóa biểu trên Word (Mẫu 1)” link=”https://docs.google.com/document/d/1pPcPp1gvzCHvc2Zn9712JNCpCg4Lr1xU/edit?usp=sharing&ouid=108535498993753451789&rtpof=true&sd=true” target=””]
[button size=”medium” style=”primary” text=”Tải mẫu thời khóa biểu trên Word (Mẫu 2)” link=”https://docs.google.com/document/d/1OKvqwjAcnMqmIQiwQiq1p5CIaYeVQBQW/edit?usp=sharing&ouid=108535498993753451789&rtpof=true&sd=true” target=””]
Cách trang trí thời khóa biểu bằng tiếng Anh
Các bạn học sinh chắc không còn xa lạ với việc trang trí thời khóa biểu bằng tiếng anh. Việc thiết kế một thời khóa biểu bằng tiếng anh mang lại rất nhiều lợi ích như: mọi người có thể ôn tập kiến thức, nhớ ý nghĩa của một số từ liên quan đến môn học,…Tuy thời khóa biểu bằng tiếng anh có nhiều lợi ích nhưng chúng ta cần phải sắp xếp theo cấu trúc hợp lý mới phát huy tác dụng.
Một số mẫu trang trí thời khóa biểu bằng tiếng Anh
Cách trang trí thời khóa biểu trên canva
Trang trí thời khóa biểu trên canva khá phức tạp so với cách làm thông thường. Tuy nhiên, với canva bạn hoàn toàn có thể biến mọi ý tưởng hoàn hảo với những giao diện, background có sẵn. Dưới đây là một số mẫu thời khóa biểu trang trí
Cách trang trí thời khóa biểu trên notion
Tất cả các ghi chép đều được lưu trữ cùng một nơi thì Notion đã có sự tiến bộ hơi so với các chương trình Word hay Canva. Tương tự như sắp xếp các folder trong máy tính, Notion cho phép người dùng mở được cả page nhỏ trong page lớn đã tạo.
Ví dụ như bạn tạo những công vào buổi sáng. Trong page này bạn có thể liệt kê ra chi tiết những việc bạn cần làm. Điều này vô cùng tiện lợi và thông minh, vừa tiết kiệm thời gian vừa mang lại vẻ đẹp sáng tạo trong cách thiết kế. Dưới đây là một số mẫu trang trí thời khóa biểu trên notion
Cách trang trí thời khóa biểu trên excel
Trang trí thời khóa biểu trên excel là một trong những công cụ hiệu quả nhất dành cho học sinh ở lứa tuổi trưởng thành. Để quản lý việc học một cách thông minh và hiệu quả, nhiều thầy cô hướng dẫn cho em các em tập làm quen với công cụ excel, đơn giản vì đây là công cụ thực sự cần thiết cho sau này. Để thực hiện trên excel, theo dõi hướng dẫn bên dưới:
- Bước 1: Truy cập vào excel nhấn ghi ” Chủ nhật, Thứ hai ” bất kỳ trên các ô
- Bước 3: Kích chuột vào ô góc dưới bên phải của thứ hai kéo và excel sự sinh ra thứ ba đến thứ bảy.
- Bước 4: Hàng phía trên hàng tạo các thứ bạn bôi đen khoản bảy ô, vào Merge & canter, gõ tiêu đề và đổi cỡ chữ hay màu ô tiêu đề chọn phía trên.
- Bước 5: Bôi đen 5 ô dưới chủ nhật Home -> Bottom Border -> Thick Outside Broders.
- Bước 6: Bạn tích vào góc dưới bên phải Ô bạn vừa tạo kéo từ chủ nhật đến thứ bảy. Bôi đen hàng vừa kéo ra xong(từ chủ nhật đến thứ bảy) chuột phải copy sau đó xuống hàng dưới dán, cứ dán liên tục đủ 30 ô.
[button size=”medium” style=”primary” text=”Tải mẫu thời khóa biểu trên Excel” link=”Link: https://docs.google.com/spreadsheets/d/1b4GbFPxpS1jnddRWzdxRqtLGlF7XOjMQ/edit?usp=sharing&ouid=108535498993753451789&rtpof=true&sd=true” target=””]

Cách trang trí thời khóa biểu trên excel
Cách trang trí thời khóa biểu trên powperpoint
Trang trí thời khóa biểu bao gồm các mẫu Powerpoint giúp các em học sinh có thể dễ dàng tải về sử dụng. Thông qua thời khóa biểu học sinh, sinh viên có thể nắm bắt được thời gian học, các môn học và phân bổ thời gian một cách hiệu quả.
Xem thêm:
- 20+ mẫu trang trí phòng thư viện trường tiểu học đẹp, đơn giản
- 15 tác phẩm xuất sắc của cuộc thi teacher in my mind
- Tìm kiếm top 3 gương mặt đại diện cung Bamboo School
Trên đây là chi tiết các mẫu thời khóa biểu, nếu yêu thích mẫu thời khóa biểu nào, các bạn có thể tham khảo và làm ngay. Ngoài ra, giáo viên cũng có thể tự trang trí thời khóa biểu cho riêng mình trong công tác giảng dạy trên trường sao cho hợp lý và logic. Chúc mọi người thành công.
Hướng dẫn chi tiết cách viết 29 chữ cái tiếng Việt cho bé vào lớp 1
Cách viết 29 chữ cái Tiếng Việt đối với học sinh lớp 1 giúp Thầy cô, các bậc phụ huynh hướng dẫn các bé viết 29 chữ cái đúng chuẩn. Hôm nay Bamboo xin hướng dẫn chi tiết cách viết 29 chữ cái Tiếng Việt viết thường và chữ viết hoa theo chuẩn Bộ Giáo dục.
Hướng dẫn cách viết 29 chữ cái thường tiếng Việt
Cách viết 29 chữ cái Tiếng Việt với hướng dẫn rất chi tiết cách viết từng nét của 29 chữ cái: a, ă, â, b, c, d, đ, e, ê, g, h, i, k, l, m, o, ô, ơ, p, q, r, s, t, u, ư, v, x, y. Qua đó giúp các em học sinh viết được đúng ly, đúng kích thước con chữ. Ngoài ra các bé sẽ nắm được cách viết, cách đặt bút sao cho đúng để viết được chữ chuẩn và đẹp mắt nhất.
Cách viết chữ a, ă, â

Cách viết chữ cái a
Nét 1: Cong kín
Đặt bút dưới đường kẻ 3 một chút, viết nét cong kín (từ phải sang trải).
Nét 2: Móc ngược phải
Từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút lên đường ké 3 viết nét móc ngược phải sát nét cong kín, đến đường kẻ 2 thì dừng lại.

Cách viết chữ cái ă
Nét 1: Cong kín
Đặt bút dưới đường kẻ 3 một chút, viết nét cong kín (từ phải sang trái).
Nét 2: Móc ngược phải
Từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút lên đường kẻ 3 viết nét móc ngược phải sát nét cong kín, đến đường kẻ 2 thì đừng lại.
Nét 3: Cong dưới nhỏ
Từ điểm dừng bút của nét 2, lia bút lên viết nét cong dưới (nhỏ) trên đầu chữ a vào khoảng giữa của đường kẻ 3 và đường kẻ 4.

Cách viết chữ cái â
Nét 1: Cong kín
Đặt bút dưới đường kẻ 3 một chút, viết nét cong kín (từ phải sang trái).
Nét 2: Móc ngược phải
Từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút lên đường kẻ 3 viết nét móc ngược phải sát nét cong kín, đến đường kẻ
2 thì đừng lại.
Nét 3: Thẳng xiên ngắn
Từ điểm dừng bút của nét 2, lia bút lên viết nét thẳng xiên ngắn (trái).
Nét 4: Thẳng xiên ngắn
Nối với nét 3 xuống viết nét thẳng xiên ngắn (phải) tạo dấu mũ trên đầu chữ a, vào khoảng giữa của đường
kẻ 3 và đường kẻ 4.
Cách viết chữ b

Cách viết chữ cái b
Nét 1: Nét khuyết xuôi và nét móc ngược
Đặt bút trên đường kẻ 2, viết nét khuyết xuôi (đầu nét khuyết chạm đường kẻ 6) nối liền với nét móc ngược (phải) chân nét móc chạm đường kẻ 1, kéo dài chân nét móc tới gần đường kẻ 3 thì lượn sang trái, tới đường kẻ 3 thì lượn bút trở lại sang phải, tạo vòng xoắn nhỏ ở cuối nét; dừng bút gần đường kẻ 3.
Cách viết chữ c

Cách viết chữ cái c
Nét 1: Nét cong trái
Đặt bút dưới đường kẻ 3 một chút, viết nét cong trái; đến khoảng giữa đường kẻ 1 và đường kẻ 2 thì dừng lại.
Cách viết chữ d, đ

Cách viết chữ cái d
Nét 1: Cong kín
Đặt bút dưới đường kẻ 3 một chút, viết nét cong kín (từ phải sang trái).
Nét 2: Móc ngược phải
Từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút lên đường kẻ 5 viết nét móc ngược (phải) sát nét cong kín; đến đường kẻ 2 thì dừng lại.

Cách viết chữ cái đ
Nét 1: Cong kín
Đặt bút dưới đường kẻ 3 một chút, viết nét cong kín (từ phải sang trái).
Nét 2: Móc ngược phải (tương tự chữ d)
Nét 3: thẳng ngang ngắn
Cách viết (nét 1 và 2 tương tự cách viết chữ d):
- Nét 1, đặt bút dưới đường kẻ 3 một chút, viết nét cong kín (từ phải sang trái).
- Nét 2, từ điểm dừng bút của nét. Lia bút lên đường kẻ 5 viết nét móc ngược phải sát nét cong kín, đến đường kẻ 2 thì dừng lại.
- Từ điểm dừng bút ở nét 2. Lia bút lên đường kẻ 4 viết nét thẳng ngang ngắn (nét viết trùng đường kẻ) để thành chữ đ.
Cách viết chữ e, ê

Cách viết chữ cái e
Nét 1: Đặt viết trên đường kẻ 1 một chút, viết nét cong phải tới đường kẻ 3. Sau đó chuyển hướng viết tiếp nét cong trái, tạo vòng khuyết ở đầu chữ. Dừng bút ở khoảng giữa đường kẻ 1 và đường kẻ 2.
Chú ý, vòng khuyết nhìn cân xứng không quá to hoặc nhỏ.

Cách viết chữ cái ê
Đặc điểm của chữ ê:
- Cao 2 li, 3 đường kẻ ngang
- Viết 3 nét
Nét 1: Đặt viết trên đường kẻ 1 một chút, viết nét cong phải tới đường kẻ 3. Sau đó chuyển hướng viết tiếp nét cong trái, tạo vòng khuyết ở đầu chữ. Dừng bút ở khoảng giữa đường kẻ 1 và đường kẻ 2.
Chú ý, vòng khuyết nhìn cân xứng không quá to hoặc nhỏ. (Cách viết tương tự chữ e).
Nét 2, nét 3: Từ điểm dừng bút của nét 1. Lia bút lên đầu chữ e để viết dấu mũ (ở khoảng giữa đường kẻ 3 và 4) tạo thành chữ ê.
Cách viết chữ g, h

Cách viết chữ cái g
Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ số 1 viết một nét cong sang trái xuống đường kẻ đậm thì tiếp tục cong lên đến điểm đặt bút thì chúng ta nhấc bút ra.
Nét 2: Đặt bút lần 2 trên đường kẻ 1 kéo xuống 2,5 ô li thì lượn lên nét xiên tạo nét khuyết dưới, nét xiên đi lên và nét xổ đi xuống cắt nhau ở đường kẻ đậm, dừng bút ở giữa đường kẻ 1 và đường kẻ đậm.

Cách viết chữ cái h
Nét 1: khuyết xuôi
Đặt bút trên đường kẻ 2, viết nét khuyết xuôi. Chú ý đầu nét khuyết chạm vào đường kẻ 6, kéo thẳng nét xuống và dừng bút đường kẻ 1.
Nét 2: móc hai đầu.
Từ điểm dừng bút của đường kẻ 1. Đặt bút lên gần đường kẻ 2 để viết tiếp nét móc hai đầu. Nét móc chạm vào đường kẻ 3, sau đó kéo nét móc xuống đường kẻ thứ nhất và móc ngược lên tại đường kẻ 2.
Cách viết chữ i

Cách viết chữ cái i
Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 2 viết nét hất, tới đường kẻ 3 thì dừng lại.
Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1 chuyển hướng viết tiếp nét móc ngược phải, dừng bút ở đường kẻ 2.
Nét 3: Đặt dấu chấm trên đầu nét móc, khoảng giữa đường kẻ 3 và đường kẻ 4 tạo thành chữ i.
Cách viết chữ k

Cách viết chữ cái k
Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 2 viết nét khuyết xuôi (đầu nét khuyết chạm đường kẻ 6). Dừng bút ở đường kẻ 1.
Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1. Rê bút lên gần đường kẻ 2 để viết tiếp nét móc hai đầu có vòng xoắn nhỏ ở khoảng giữa. Dừng bút ở đường kẻ 2. Chú ý đầu nét móc chạm đường kẻ 3.
Cách viết chữ l

Cách viết chữ cái l
Nét 1: khuyết xuôi và móc ngược (phải)
Đặt bút trên đường kẻ 2, viết nét khuyết xuôi (đầu nét khuyết chạm đường kẻ 6). Đến gần đường kẻ 2 thì viết tiếp nét móc ngược (phải). Dừng bút ở đường kẻ 2.
Cách viết chữ m, n

Cách viết chữ cái m
Nét 1: Đặt bút ở giữa đường kẻ 2 và 3 viết nét móc xuôi trái chạm đường kẻ 3. Dừng bút ở đường kẻ 1.
Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1. Bạn rê bút lên gần đường kẻ 2 để viết tiếp nét móc xuôi thứ hai có độ rộng nhiều hơn độ rộng của nét 1. Dừng bút ở đường kẻ 1.
Nét 3: Từ điểm dừng bút của nét 2. Rê bút lên gần đường kẻ 2 để viết tiếp nét móc hai đầu (độ rộng bằng nét 2). Dừng bút ở đường kẻ 2.

Cách viết chữ cái n
Nét 1: Móc xuôi (trái)
Đặt bút ở giữa đường kẻ 2 và 3 viết nét móc xuôi trái chạm đường kẻ 3. Dừng bút ở đường kẻ 1.
Nét 2: Móc hai đầu
Từ điểm dừng bút của nét 2. Rê bút lên gần đường kẻ 2 để viết tiếp nét móc hai đầu (độ rộng bằng nét 2). Dừng bút ở đường kẻ 2.
Cách viết chữ o, ô, ơ

Cách viết chữ cái o
Nét 1: Nét cong kín
Đặt bút phía dưới đường kẻ 3 một chút, viết nét cong kín từ phải sang trái. Dừng bút ở điểm xuất phát. Chú ý, nét cong kín phải cân đối, độ rộng hẹp hơn độ cao ¾.

Cách viết chữ cái ô
Nét 1: Nét cong kín
Đặt bút phía dưới đường kẻ 3 một chút viết nét cong kín từ phải sang trái. Dừng bút ở điểm xuất phát. Lưu ý, nét cong kín phải cân đối, độ rộng hẹp hơn độ cao (3/4).
Nét 2, 3: 2 nét thẳng xiên ngắn nối nhau tạo thành nét gẫy, nhọn ở phía trên. Đây là dấu mũ.
Viết nét thẳng xiên ngắn trái nối với nét thẳng xiên ngắn phải để tạo dấu mũ. Dấu này nằm ở khoảng giữa đường kẻ 3 và đường kẻ 4 và đặt cân đối trên đầu chữ.

Cách viết chữ cái ơ
Nét 1: Nét cong kín (như chữ o)
Đặt bút phía dưới đường kẻ 3 một chút viết nét cong kín từ phải sang trái. Dừng bút ở điểm xuất phát.
Lưu ý, nét cong kín phải cân đối, độ rộng hẹp hơn độ cao (3/4).
Nét 2: Nét dấu phụ nét râu.
Đặt bút trên đường kẻ 3, viết đường cong nhỏ (nét râu) bên phải chữ o. Đỉnh nét râu cao hơn đường kẻ 3 một chút.
Cách viết chữ p, q

Cách viết chữ cái p
Nét 1: Nét hất
Đặt bút trên đường kẻ 2 trên, viết nét hất, dừng bút ở đường kẻ 3 (trên).
Nét 2: Thẳng đứng
Từ điểm dừng bút của nét 1 chuyển hướng viết tiếp nét thẳng đứng. Dừng bút ở đường kẻ 3 (dưới).
Nét 3: Móc hai đầu
Từ điểm dừng bút của nét 2. Bạn rê bút lên đến gần đường kẻ 2 (trên) để viết tiếp nét móc hai đầu. Nét này chạm đường kẻ 3 phía trên. Sau khi hoàn thành dừng bút ở đường kẻ 2 (trên).

Cách viết chữ cái q
Nét 1: Cong kín
Đặt bút dưới đường kẻ 3 (trên) một chút, viết nét cong kín (như chữ o)
Nét 2: Thẳng đứng
Từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút lên đường kẻ 3 (trên) viết nét thẳng đứng. Dừng bút ở đường kẻ 3 (dưới).
Cách viết chữ r, s, t

Cách viết chữ cái r
Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 1. Viết nét thẳng xiên, phía trên hơi lượn sang trái một tí để tạo nên vòng xoắn nhỏ.
Chú ý, vòng xoắn này cần cao hơn đường kẻ thứ 3 một cút.
Sau đó, đưa bút tiếp sang phải, nối liền nét móc hai đầu (đầu móc bên trái cao lên). Dừng bút ở đường kẻ thứ 2.
Nét 2: Thẳng xiên và cong phải
Đặt bút ở đường kẻ 1. Sau đó viết nét thẳng xiên. Phía trên hơi lượn sang trái tạo vòng xoắn nhỏ (cao hơn đường kẻ 3 một chút). Tiếp tục đưa bút viết nét cong phải. Cuối cùng dừng bút ở khoảng giữa đường kẻ 1 và đường kẻ 2 (gần nét thẳng xiên).

Cách viết chữ cái s
Nét 1: Cong dưới và móc ngược trái
Đặt bút trên đường kẻ 6. Viết nét cong dưới lượn trở lên đường kẻ 6. Sau đó chuyển hướng bút lượn sang trái. Viết tiếp nét móc ngược trái tạo vòng xoắn to. Cuối nét móc lượn vào trong. Dừng bút trên đường kẻ 2.

Cách viết chữ cái t
Nét 1: Nét hất
Đặt bút trên đường kẻ 2, viết nét hất, đến đường kẻ 3 thì dừng lại.
Nét 2:Móc ngược (bên phải)
Từ điểm dừng bút của nét 1. Rê bút lên tới đường kẻ 4 rồi chuyển hướng ngược lại viết nét móc ngược (bên phải). Dừng bút ở đường kẻ 2.
Nét 3: Thẳng ngang (ngắn)
Từ điểm dừng bút của nét 2, lia bút lên đường kẻ 3 viết nét thẳng ngang ngắn. Chú ý nét viết trùng đường kẻ.
Cách viết chữ u, ư

Cách viết chữ cái u
Nét 1: Nét hất
Đặt bút trên đường kẻ 2, viết nét hất, đến đường kẻ 3 thì dừng lại.
Nét 2: Móc ngược (bên phải)
Từ điểm dừng của bút của nét 1, chuyển hướng bút để viết nét móc ngược thứ nhất (1).
Nét 3: Móc ngược (bên phải)
- Từ điểm cuối của nét 2 (ở đường kẻ 2).
- Rê bút lên tới đường kẻ 3 rồi chuyển hướng bút ngược lại viết tiếp nét móc ngược thứ 2 (2).
- Dừng bút ở đường kẻ 2.

Cách viết chữ cái ư
Nét 1: Nét hất
Đặt bút trên đường kẻ 2 viết nét hất, đến đường kẻ 3 thì dừng lại.
Nét 2: Móc ngược phải
Từ điểm dừng bút của nét 1, chuyển hướng để viết nét móc ngược thứ nhất.
Nét 3: Móc ngược phải
- Từ điểm cuối của nét 2 (ở đường kẻ 2) rê bút lên tới đường kẻ 3.
- Sau đó chuyển hướng bút ngược lại viết tiếp nét móc ngược thứ hai.
- Dừng bút ở đường kẻ 2.
Cách viết chữ v, x

Cách viết chữ cái v
Nét 1: Móc hai đầu nhưng phần cuối có biến điệu. Cuối nét kéo dài rồi lượn sang trái tạo vòng xoắn nhỏ.
- Đặt bút ở khoảng giữa đường kẻ 2 và đường kẻ 3.
- Viết nét móc hai đầu, cuối nét được kéo dài tới gần đường kẻ 3 thì lượn sang trái.
- Tiếp tục rê bút tới đường kẻ 3 thì lượn bút trở lại sang phải, tạo vòng xoắn nhỏ cuối nét.
- Dừng bút gần đường kẻ 3.

Cách viết chữ cái x
Nét 1: Cong phải
Đặt bút dưới đường kẻ 3 một chút, viết nét cong phải. Dừng bút ở khoảng giữa đường kẻ 1 và đường kẻ 2.
Nét 2: Cong trái
Từ điểm dừng bút của nét 1. Lia bút sang phải (dưới đường kẻ 3 một chút) để viết tiếp nét cong trái cân đối với nét cong phải.
Cách viết chữ y

Cách viết chữ cái y
Nét 1: Nét hất
Đặt bút ngay ở đường kẻ 2 (phía bên trên), tiếp theo viết nét hất. Đến đường kẻ 3 (ở phía trên) thì dừng lại.
Nét 2: Nét mọc ngược (bên phải)
Từ nơi điểm dừng của bút ở nét 1, chuyển hướng bút để viết nét móc ngược (bên phải).
Nét 3: Khuyết ngược
- Từ chỗ điểm dừng của bút ở nét 2.
- Rê bút thẳng lên đường kẻ 3 (ở bên trên) rồi chuyển hướng ngược lại.
- Từ đây viết tiếp nét khuyết ngược ( đồng thời kéo dài xuống đến đường kẻ 4 ở phía dưới).
- Dừng bút tại đường kẻ 2 ( ở trên).
Hướng dẫn cách viết 29 chữ cái hoa tiếng Việt
Cách viết chữ A, Ă, Â

Cách viết chữ cái A
Nét 1: Gần giống nét móc ngược trái nhưng hơi lượn sang bên phải ở phía trên.
Đặt bút ở đường kẻ 3, viết nét móc ngược trái từ dưới lên, lượn sang phải ở phía trên đến đường kẻ 6 thì dừng lại.
Nét 2: Là nét móc ngược phải.
Từ điểm dừng bút của nét 1, chuyển hướng bút viết tiếp nét móc ngược phải, đến đường kẻ 2 thì dừng lại.
Nét 3: Là nét lượn ngang
Từ điểm dừng bút của nét 2, lia bút lên khoảng giữa thân chữ gần phía bên trái nét 1, viết nét lượn ngang thân chữ từ trái qua phải, dừng bút cách bên phải nét 2 một đoạn ngắn.

Cách viết chữ cái Ă
Cách viết chữ hoa đẹp chữ Ă các nét 1, 2, 3 giống như viết chữ A
Nét 1: Gần giống nét móc ngược trái nhưng hơi lượn sang bên phải ở phía trên.
Nét 2: Là nét móc ngược phải.
Nét 3: Là nét lượn ngang
Nét 4: Là nét cong dưới nhỏ trên đỉnh đầu chữ A (dấu á)

Cách viết chữ cái Â
Cách viết chữ hoa đẹp chữ Â các nét 1, 2, 3 giống như viết chữ A và chữ Ă.
Nét 1: Gần giống nét móc ngược trái nhưng hơi lượn sang bên phải ở phía trên.
Nét 2: Là nét móc ngược phải.
Nét 3: Là nét lượn ngang
Nét 4, 5: Là hai nét thẳng xiên ngắn nối nhau tạo nét gãy, nhọn ở phía trên (dấu mũ).
Cách viết chữ B

Cách viết chữ cái B
Nét 1: Gần giống nét móc ngược trái. Nhưng phía trên hơi lượn sang phải. Đầu móc cong vào phía trong.
Đặt bút trên đường kẻ 6, hơi lượn bút sang trái viết nét móc ngược trái (đầu móc cong vào phía trong). Dừng bút ở đường kẻ 2.
Nét 2: Kết hợp của 2 nét cơ bản (con trên và cong bên phải) nối liền nhau. Tạo vòng xoắn nhỏ giữa thân chữ.
- Từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút lên đường kẻ 5 (bên trái nét móc).
- Viết tiếp nét cong trên và cong phải liền nhau. Sau đó tạo vòng xoắn nhỏ gần giữa thân chữ. (Dưới đường kẻ 4).
- Dừng bút ở khoảng giữa đường kẻ 2 và đường kẻ 3.
Cách viết chữ C

Cách viết chữ cái C
Nét 1: Kết hợp của hai nét cơ bản. Nét cong dưới và cong trái nối liền nhau, tạo vòng xoắn to ở đầu chữ.
- Đặt bút trên đường kẻ 6.
- Viết nét cong dưới rồi chuyển hướng viết tiếp nét cong trái, tạo thành vòng xoắn to ở đầu chữ.
- Phần cuối nét cong trái lượn vào trong.
- Dừng bút trên đường kẻ 2.
Cách viết chữ D,Đ

Cách viết chữ cái D
Nét 1: Kết hợp của hai nét cơ bản. Nét l lượn hai đầu dọc và cong phải nối liền nhau, tạo thành vòng xoắn nhỏ ở chân chữ.
- Đặt bút trên đường kẻ 6, viết nét lượn hai đầu theo chiều dọc.
- Sau đó chuyển hướng viết tiếp nét cong phải, tạo vòng xoắn nhỏ ở chân chữ.
- Phần cuối nét cong lượn hẳn vào trong.
- Dừng bút trên đường kẻ 5.
Chú ý phần cuối nét cong rộng vừa phải, cân đối với chân chữ.

Cách viết chữ cái Đ
Nét 1: Tương tự khi viết chữ hoa D.
Nét 2: Thẳng ngang ngắn
Từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút xuống đường kẻ 3 (gần ở thân chữ) viết nét thẳng ngang ngắn. Nét viết trùng đường kẻ để thành chữ hoa Đ.
Cách viết chữ E, Ê

Cách viết chữ cái E
Nét 1: Kết hợp của 3 nét cơ bản. Bao gồm, nét 1 cong dưới (gần giống như dấu chữ hoa C nhưng hẹp hơn). Hai nét cong trái nối liền nhau tạo thành vòng xoắn nhỏ giữa thân chữ.
- Đặt bút trên đường kẻ 1 một chút viết nét cong phải tới đường kẻ 3 rồi chuyển hướng viết tiếp nét cong trái tạo vòng khuyết ở đầu chữ.
- Dừng bút ở khoảng giữa đường kẻ 1 và đường kẻ 2.

Cách viết chữ cái Ê
Nét 1: Giống chữ hoa E.
Nét 2, 3: Là hai nét thẳng xiên ngắn (trái – phải). Đó là dấu mũ.
Nét 2, 3, từ điểm dừng bút của nét 1 lia bút lên đầu chữ để viết dấu mũ thật cân đối. Dấu mũ chạm đường kẻ 7, tạo thành chữ hoa Ê.
Cách viết chữ G, H

Cách viết chữ cái G
Nét ô van: bạn đặt bút tại chiều cao 2,5 ô li bạn viết một nét cong sang trái theo chiều một hình ô van có trục nằm nghiêng, khi nét đạt độ rộng 2 ô li thì bạn tiếp tục cong vòng lên trên đạt chiều cao 2,5 ô li, chúng ta chuyển sang nét tiếp theo.
Nét cong thân chữ: từ điểm dừng của nét ô van ở phần trên bạn tiếp tục kéo xuống tạo thân chữ,khi thân chữ đến đường kẻ đậm, thì nét tiếp tục đi lên gần đến đường kẻ 1 chúng ta dừng lại.
Nét khuyết dưới: cũng giống như chữ g viết thường, nét khuyết dưới được viết giống y như vậy, tức là chiều cao nét khuyết vẫn là 2,5 ô li, độ rộng bụng nét khuyết là 0,5 ô, điểm dừng bút giữa đường kẻ 1 và đường kẻ đậm.

Cách viết chữ cái H
Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 5, viết nét cong trái rồi lượn ngang, dừng bút trên đường kẻ 6.
Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1. Chuyển hướng đầu bút và hơi lượn xuống để viết nét khuyết ngược rồi nối liền sang nét khuyết xuôi. Đến gần cuối nét khuyết thì viết tiếp nét móc ngược phải, dừng bút ở đường kẻ 2.
Nét 3: từ điểm dừng bút của đường kẻ 2. Lia bút lên viết nét thẳng đứng ngắn cắt giữa đoạn nối 2 nét khuyết.
Cách viết chữ I

Cách viết chữ cái I
Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 5, Tiếp đến viết nét cong trái rồi lượn ngang giống nét đầu ở chữ hoa H.
Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, hơi lượn xuống để viết nét móc ngược trái. Khi chạm đường kẻ 1 thì lượn cong lên rồi uốn vào trong, dừng bút trên đường kẻ 2.
Cách viết chữ K

Cách viết chữ cái K
Nét 1: đặt bút trên đường kẻ 5, viết nét cong trái rồi lượn ngang, giống nét đầu ở chữ H và chữ L.
Nét 2: từ điểm dừng bút của nét 1, hơi lượn xuống để viết nét móc ngược trái. Khi chạm đường kẻ 1 thì lượn cong lên rồi uốn vào trong. Dừng bút trên đường kẻ 2, giống nét móc ở chữ hoa l. Tuy nhiên, chân móc hẹp hơn, bằng độ rộng của nét 1.
Nét 3: từ điểm dừng bút của nét 2.
Cách viết chữ L

Cách viết chữ cái L
Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 6, viết nét cong dưới lượn trở lên đường kẻ 6. Sau đó, chuyển hướng bút viết tiếp nét lượn dọc (lượn ở hai đầu). Tiếp đến, chuyển hướng bút viết nét lượn ngang (lượn hai đầu) tạo vòng xoắn nhỏ ở chân chữ. Dừng bút ở đường kẻ 2.
Cách viết chữ M,N

Cách viết chữ cái N
Nét 1: Móc ngược trái (gần giống nét 2 ở chữ hoa k nhưng hơi lượn đầu sang phải).
Đặt bút trên đường kẻ 2, viết nét móc từ dưới lên hơi lượn sang phải. Rê bút khi chạm tới đường kẻ 6 thì dừng lại.
Nét 2: Thẳng đứng, hơi lượn một chút ở cuối nét.
Từ điểm dừng bút của nét 1, chuyển hướng đầu bút để viết tiếp nét thẳng đứng. Cuối nét hơi lượn sang trái một chút và dừng bút ở đường kẻ 1.
Nét 3: Thẳng xiên, hơi lượn ở hai đầu.
Từ điểm dừng bút của nét 2, chuyển hướng đầu bút để viết tiếp nét thẳng xiên từ dưới lên. Đến đường kẻ 6 thì dừng lại. Chú ý, nét thẳng xiên hơi lượn ở hai đầu.
Nét 4: Móc ngược phải.
Từ điểm dừng bút của nét 3, chuyển hướng đầu bút để viết nét móc ngược phải. Dừng bút trên đường kẻ 2.

Cách viết chữ cái N
Nét 1: Móc ngược trái (giống nét 1 ở chữ hoa M)
Đặt bút trên đường kẻ 2, viết nét móc ngược trái từ dưới lên, hơi lượn sang phải. Rê bút đến khi chạm tới đường kẻ 6 thì dừng lại.
Nét 2: Thẳng xiên
Từ điểm dừng bút của nét 1, chuyển hướng đầu bút để viết nét thẳng xiên. Dừng bút ở đường kẻ 1.
Nét 3: Móc xuôi phải (hơi nghiêng)
Từ điểm dừng bút của nét 2. Chuyển hướng đầu bút để viết nét móc xuôi phải từ dưới lên, hơi nghiêng sang bên phải. Đến đường kẻ 6 thì lượn cong xuống, dừng bút ở đường kẻ 5.
Cách viết chữ O,Ô,Ơ

Cách viết chữ cái O
Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 6, đưa bút sang trái để viết nét cong kín. Phần cuối nét lượn vào trong bụng chữ, đến đường kẻ 4 thì lượn lên một chút rồi dừng bút.

Cách viết chữ cái Ô
Nét 1: Là nét cong kín, phần cuối nét lượn vào trong bụng chữ. Nét cong phải có sự cân xứng, chữ tròn không bị méo hoặc lệch qua một bên.
Nét 2, 3: Viết nét thẳng xiên ngắn trái nối với nét thẳng xiên ngắn phải để tạo dấu mũ. Đầu nhọn của dấu mũ chạm vào đường kẻ 7. Dấu mũ đặt cân đối trên đầu chữ hoa.

Cách viết chữ cái Ơ
Nét 1: Nét cong kín, phần cuối nét lượn vào trong bụng chữ.
Đặt bút trên đường kẻ 6 đưa bút sang trái để viết nét cong kín. Phần cuối nét lượn vào trong bụng chữ, đến đường kẻ 4 thì lượn lên một chút rồi dừng bút.
Nét 2: Nét râu.
Đặt bút trên đường kẻ 6, viết đường cong nhỏ (nét râu) bên phải chữ hoa O. Đỉnh nét râu cao hơn đường kẻ 6 một chút.
Cách viết chữ P, Q

Cách viết chữ cái P
Nét 1: Móc ngược trái phía trên hơi lượn, đầu móc cong vào phía trong. Nét này giống nét 1 ở chữ hoa B.
Đặt trên đường kẻ 6, hơi lượn bút sang trái để viết nét móc ngược trái. Chú ý đầu móc cong vào phía trong, dừng bút trên đường kẻ 2.
Nét 2: Cong trên, hai đầu nét lượn vào trong không đều nhau.
Từ điểm dừng bút của nét 1. Lia bút lên đường kẻ 5 (bên trái nét móc) viết tiếp nét cong trên, cuối nét lượn vào trong. Dừng bút gần đường kẻ 5.

Cách viết chữ cái Q
Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 6, đưa bút sang trái viết nét cong kín. Phần cuối lượn vào trong bụng chữ đến đường kẻ 4 thì lượn lên một chút rồi dừng bút. Phần này giống chữ hoa o.
Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1. Lia bút xuống gần đường kẻ 2 viết nét lượn ngang từ trong lòng chữ ra ngoài. Dừng bút trên đường kẻ 2.
Cách viết chữ R, S, T

Cách viết chữ cái R
Nét 1: Nét móc ngược trái. Phía trên hơi lượn, đầu móc cong vào phía trong (giống nét 1 ở các chữ hoa B, P).
Đặt bút trên đường kẻ 6. Rê bút hơi lượn bút sang trái, viết nét móc ngược trái (đầu móc cong vào phía trong). Dừng bút trên đường kẻ 2.
Nét 2: Là kết hợp của hai nét cơ bản. Bao gồm, nét cong trên (đầu nét lượn vào trong) và nét móc ngược phải nối liền nhau. Các nét tạo vòng xoắn nhỏ giữa thân chữ (tương tự với chữ B hoa)
- Từ điểm dừng bút của nét 1 lia bút lên đường kẻ 5 (bên trái nét móc) để viết nét cong trên.
- Cuối nét lượn vào giữa thân chữ để tạo vòng xoắn nhỏ (giữa đường kẻ 3 và đường kẻ 4).
- Sau đó, viết tiếp nét móc ngược phải.
- Dừng bút ở đường kẻ 2.

Cách viết chữ cái S
Nét 1: Gồm 3 nét cơ bản. Bao gồm cong trái (nhỏ), lượn ngang (ngắn) và cong trái (to) nối liền nhau.
- Đặt bút giữa đường kẻ 4 và đường kẻ 5.
- Viết nét cong trái (nhỏ) nối liền với nét lượn ngang từ trái sang phải.
- Sau đó lượn trở lại viết tiếp nét cong trái (to).
- Cắt nét lượn ngang và cong trái (nhỏ), tạo vòng xoắn nhỏ ở đầu chữ.
- Phần cuối nét cong lượn vào trong (giống ở chữ hoa C).
- Dừng bút trên đường kẻ 2.
Chú ý: Nét cong trái (to) lượn đều và không cong quá nhiều về bên trái.

Cách viết chữ cái T
Nét 1: Kết hợp của 3 nét cơ bản. Bao gồm cong trái (nhỏ), lượn ngang (ngắn) và cong trái (to) nối liền nhau. Các nét tạo nên vòng xoắn nhỏ ở đầu chữ.
- Đặt bút giữa đường kẻ 4 và đường kẻ 5.
- Viết nét cong trái (nhỏ) nối liền với nét lượn ngang từ trái sang phải.
- Sau đó lượn trở lại viết tiếp nét cong trái (to).
- Cắt nét lượn ngang và cong trái (nhỏ), tạo vòng xoắn nhỏ ở đầu chữ.
- Phần cuối nét cong lượn vào trong (giống ở chữ hoa C).
- Dừng bút trên đường kẻ 2.
Cách viết chữ U, Ư

Cách viết chữ cái U
Nét 1: Móc hai đầu (trái – phải)
Đặt bút trên đường kẻ 5, viết nét móc 2 đầu (Đầu móc bên trái cuộn vào trong, đầu móc bên phải hướng ra ngoài). Dừng bút giữa đường kẻ 2 và đường kẻ 3.
Nét 2: Móc ngược phải.
Từ điểm dừng bút của nét 1. Rê bút thẳng lên đường kẻ 6 rồi chuyển hướng bút ngược lại để viết nét móc ngược phải từ trên xuống. Dừng bút ở đường kẻ 2.

Cách viết chữ cái Ư
Nét 1: Móc hai đầu (trái – phải)
Đặt bút trên đường kẻ 5, viết nét móc hai đầu. Dấu móc bên trái cuộn vào trong, dấu móc bên phải hướng ra ngoài. Dừng bút ở đường kẻ 2 và đường kẻ 3.
Nét 2: Móc ngược phải.
Từ điểm dừng bút của nét 1, rê bút thẳng lên đường kẻ 6. Sau đó chuyển bút hướng ngược lại để viết nét móc ngược phải từ trên xuống dưới. Dừng bút ở đường kẻ 2.
Nét 3: Nét râu.
Từ điểm dừng bút của nét 2, lia bút lên đường kẻ 6 (gần đầu nét 2), viết nét râu. Dừng bút khi chạm vào nét 2. Chú ý nét râu có kích thước phù hợp, không quá to hoặc nhỏ.
Cách viết chữ V, X

Cách viết chữ cái V
Nét 1: Là kết hợp của hai nét cơ bản cong trái và lượn ngang. Nét này giống ở đầu các chữ hoa H, I, K
Đặt bút trên đường kẻ 5, viết nét cong trái rồi lượn ngang. Dừng bút trên đường kẻ 6.
Nét 2: Thẳng đứng (hơi lượn ở hai đầu)
Nét 3: Móc xuôi phải, lượn ở phía dưới.
Từ điểm dừng bút của nét 1. Chuyển hướng đầu bút di chuyển xuống để viết nét thẳng đứng lượn ở hai đầu, đến đường kẻ 1 thì dừng lại.

Cách viết chữ cái X
Nét 1: Kết hợp của 3 nét cơ bản. Bao gồm: Móc hai đầu trái, thẳng xiên (lượn 2 đầu) và móc hai đầu phải.
- Đặt bút trên đường kẻ 5.
- Viết nét móc hai đầu trái rồi vòng lên viết tiếp nét thẳng xiên lượn ở hai đầu.
- Hướng nét từ trái sang phải, lên phía trên.
- Rê bút xiên chéo giữa thân chữ.
- Di chuyển tới đường kẻ 6 thì chuyển hướng đầu bút để viết tiếp nét móc hai đầu phải (từ trên xuống).
- Cuối nét lượn vào trong, dừng bút ở trên đường kẻ 2.
Cách viết chữ y

Cách viết chữ cái Y
Nét 1: Móc hai đầu (giống ở chữ hoa U)
- Đặt bút trên đường kẻ 5.
- Viết nét móc hai đầu (đầu móc bên trái cuộn vào trong, đầu móc bên phải hướng ra ngoài).
- Dừng bút giữa đường kẻ 2 và đường kẻ 3.
Nét 2: Khuyết ngược
- Từ điểm dừng bút của nét 1.
- Rê bút thẳng lên đường kẻ 6 rồi chuyển hướng ngược lại để viết nét khuyết ngược (kéo dài xuống đường kẻ 4 phía dưới).
- Dừng bút ở đường kẻ 2 (bên trên).
Trên đây là tất cả cách viết 29 chữ cái Tiếng Việt viết thường và viết hoa.Các bậc phụ huynh hãy dành thời gian để luyện chữ cùng con giúp bé ngày càng tiến bộ. Quá trình rèn luyện chữ cần phải có thời gian và sự cố gắng và chăm chỉ. Chúc các bé học tốt nhất!
Xem thêm:
Kinh nghiệm chuẩn bị cho bé vào lớp 1 phụ huynh cần biết
Cách viết đơn xin nghỉ học cho học sinh, sinh viên đúng nhất
Công thức tính chu vi hình vuông, chữ nhật, tam giác, hình tròn, hình thoi
Cách viết bản kiểm điểm học sinh, sinh viên đúng chuẩn
Việc kiểm điểm đối với học sinh tuy không phải là điều gì quá nghiêm trọng, việc bạn nhận thức được lỗi của mình mới là quan trọng nhất. Có thể nói rằng, việc nhà trường bắt các em học sinh phải viết bản kiểm điểm được xem là hình thức dạy cho các em hiểu được tinh thần chịu trách nhiệm và nhận sai mỗi khi có lỗi.
Để giúp các em học sinh biết cách viết bản kiểm điểm chuẩn nhất, trong bài viết dưới đây, Bamboo sẽ chia sẻ những mẫu bản kiểm điểm cũng như hướng dẫn cách viết bản kiểm điểm chuẩn xác nhất cho học sinh, sinh viên nhé!
Các mẫu bản kiểm điểm học sinh chuẩn nhất

Mẫu bản kiểm điểm học sinh tiêu chuẩn
Cách viết bản kiểm điểm học sinh đánh nhau

Mẫu bản kiểm điểm học sinh đánh nhau
Để viết được bản kiểm điểm dành cho học sinh đánh nhau bạn điền các thông tin như sau:
- Sở GD&ĐT: Bạn ghi sở ở địa phương nhé.
- Trường: Điền tên trường bạn đang học
- Kính gửi: Bạn ghi tên trường ở dòng đầu và tên lớp ở dòng thứ hai
- Em tên là: Ghi đầy đủ họ tên và lớp học của bạn
- Nơi ở: Ghi cụ thể địa chỉ nơi bạn đang sinh sống
- Hiện ở với: Bạn nào ở với ba mẹ thì ghi tên ba mẹ vào, còn nếu ở với người thân dòng họ của mình ghi tên người thân mình vào. Ví dụ: Cô, dì, chú, bác,..
- Họ tên cha:……Số Điện Thoại: ..: Ghi đầy đủ họ tên cha và số điện thoại có thể liên lạc được với cha của bạn
- Họ tên mẹ: …..Số điện thoại: …..: Ghi đầy đủ họ tên mẹ và số điện thoại có thể liên lạc được với mẹ bạn
- Số điện thoại liên lạc gần nhất (đối với HS không ở với cha mẹ): Nếu bạn không ở với cha mẹ thì ghi số điện thoại của người mà bạn hiện đang sống cùng)
- Vi phạm nội quy vào ……..Vi phạm lần thứ…………: Bạn ghi rõ ngày tháng năm vi phạm và số lần vi phạm vào
- Nội dung vi phạm: Do em đánh nhau với bạn…….. nên em viết bản kiểm điểm này để xin lỗi thầy (cô)…….. và hứa lần sau sẽ không tái phạm nữa (thêm chữ em vào để tỏ vẻ biết lỗi và kính trọng thầy cô giáo và viết lý do sau đó nhé).
- Thuộc điều ……..trường ………: Bạn ghi rõ điều liên quan đến nội dung vi phạm và tên trường của mình.
- Cuối cùng ghi rõ ngày tháng năm viết, sau đó ký và ghi rõ họ tên.
Cách viết bản kiểm điểm học sinh nói chuyện
Để viết được bản kiểm điểm dành cho học sinh nói chuyện trong giờ học bạn điền các thông tin như sau:
- Sở GD&ĐT: Bạn ghi sở ở địa phương nhé.
- Trường: Điền tên trường bạn đang học
- Kính gửi: Bạn ghi tên trường ở dòng đầu và tên lớp ở dòng thứ hai
- Em tên là: Ghi đầy đủ họ tên và lớp học của bạn
- Nơi ở: Ghi cụ thể địa chỉ nơi bạn đang sinh sống
- Hiện ở với: Bạn nào ở với ba mẹ thì ghi tên ba mẹ vào, còn nếu ở với người thân dòng họ của mình ghi tên người thân mình vào. Ví dụ: Cô, dì, chú, bác,..
- Họ tên cha: ………..Số Điện Thoại: ……….: Ghi đầy đủ họ tên cha và số điện thoại có thể liên lạc được với cha của bạn
- Họ tên mẹ: ………..Số điện thoại: ………….: Ghi đầy đủ họ tên mẹ và số điện thoại có thể liên lạc được với mẹ bạn
- Số điện thoại liên lạc gần nhất (đối với HS không ở với cha mẹ): Nếu bạn không ở với cha mẹ thì ghi số điện thoại của người mà bạn hiện đang sống cùng)
- Vi phạm nội quy vào ……..Vi phạm lần thứ…….: Bạn ghi rõ ngày tháng năm vi phạm và số lần vi phạm vào
- Nội dung vi phạm: Em đã nói chuyện trong giờ học gây ảnh hưởng tới tiết dạy của thầy (cô) và các bạn trong lớp. Em hứa sẽ không tái phạm nữa. (thêm chữ em vào để tỏ vẻ biết lỗi và kính trọng thầy cô giáo)
- Thuộc điều ……..trường ……..: Bạn ghi rõ điều liên quan đến nội dung vi phạm và tên trường của mình.
- Cuối cùng ghi rõ ngày tháng năm viết, sau đó ký và ghi rõ họ tên.
Cách viết bản kiểm điểm học sinh không thuộc bài

Mẫu bản kiểm điểm học sinh không thuộc bài
- Quốc hiệu: Cần ghi bằng chữ in hoa và được trình bày ra giữa trang giấy
- Kính gửi đến ban ngành liên quan như: nhà trường, thầy/cô.
- Tiếp theo cần nêu rõ thông tin người viết bản kiểm điểm, học sinh lớp nào
- Lý do viết bản kiểm điểm, nguyên nhân dẫn tới sự việc, hậu quả mà sự việc gây ra.
- Nhận lỗi và lời hứa của bản thân về việc vi phạm. Lời cảm ơn.
- Cuối cùng là chữ ký của người lập kiểm điểm, tùy vào từng lý do để cần cả chữ ký của phụ huynh học sinh.
Cách viết bản tự kiểm điểm cá nhân

Mẫu bản tự kiểm điểm cá nhân
- Quốc hiệu: Cần ghi bằng chữ in hoa và được trình bày ra giữa trang giấy
- Kính gửi đến ban ngành liên quan như: nhà trường, thầy/cô.
- Tiếp theo cần nêu rõ thông tin người viết bản kiểm điểm, sinh ngày bao nhiêu, hiện đang học ở lớp, trường và nhiệm vụ được giao là gì?
- Tiếp theo là nêu ra lý do viết bản kiểm điểm, nguyên nhân, hậu quả và đã khắc phục như thế nào?
- Xin nhận hình thức kỷ luật và lời hứa của bản thân về việc vi phạm
- Cuối cùng là chữ ký của người lập bản kiểm điểm.
Cách xin chữ ký phụ huynh mà không bị mắng
Làm thế nào để xin chữ ký của phụ huynh mà không bị phụ huynh la mắng? Những phương pháp dưới đây sẽ giúp ích cho bạn đấy!
Thành khẩn nhận lỗi kèm lời hứa sửa chữa
Thực ra con người sống ở đời ai cũng phải thất bại. Bạn có thể nói với bố mẹ rằng: “Tất cả đều tại con bất cẩn. Nên thành tích điểm thi mới không được tốt. Lần này con tự biết là điểm thi của con kém, con hứa từ này về sau sẽ chăm chỉ học hành. Lần sau chắc chắn sẽ đạt được điểm cao.”
Làm việc nhà
Với nhiều phụ huynh thì việc thành khẩn nhận lỗi vẫn chưa đủ, hoặc do bạn đã phạm lỗi này đến lần thứ 2. Chính vì vậy mà trước khi xin chữ ký phụ huynh để không bị mắng bạn hãy chăm chỉ làm việc nhà để bố mẹ sẽ không tức giận và mắng bạn nữa.
Xem thêm:
- Tổng hợp danh sách các trường tiểu học, THCS, THPT quận Tân Phú mới nhất
- Tổng hợp danh sách các trường Tiểu học, THCS, THPT Quận Gò Vấp mới nhất
- STEAM là gì? Lợi ích của phương pháp STEAM và giáo dục STEAM cho trẻ mầm non
Trên đây là cách viết bản kiểm điểm cho từng trường hợp và cách viết bản kiểm điểm. Hi vọng những thông tin mà Bamboo chia sẻ phía trên sẽ hữu ích cho các bạn!