Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là gì? Ví dụ tính chất hóa học kim loại
Hãy cùng Bamboo School tìm hiểu về các tính chất hoá học đặc trưng của kim loại cùng các ví dụ liên quan nhé. Các kiến thức sau đây sẽ giúp cho các bạn nắm vững những kiến thức nền tảng về hóa vô cơ đấy. Bắt đầu tìm hiểu ngay nào!
Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là gì?
Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử do kim loại dễ nhường e để tạo thành các cation. Một số tính chất hóa học của kim loại là:
- Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tác dụng với Oxi.
- Đa số các kim loại đều tác dụng được với oxi ở nhiệt độ cao hoặc nhiệt độ thường và tạo thành oxit.
- Một số kim loại không phản ứng với oxi là Pt, Au, Ag,…

Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại
4 tính chất hóa học của kim loại
Tác dụng với phi kim
Tác dụng với oxi: Đa số kim loại đều tác dụng được với oxi ở nhiệt độ cao hoặc thường và tạo thành oxit. Trong đó một số kim loại không phản ứng với oxi là Pt, Au, Ag,…
4Cr + 3O2 → 2Cr2O3
Tác dụng với Clo: Tạo ra muối clorua
Cu + Cl2 → CuCl2
Tác dụng với lưu huỳnh: Khi đun nóng tạo ra muối sunfua (trừ Hg ở nhiệt độ thường)
Cu + S → CuS
Fe + S → FeS
Tác dụng với axit
Kim loại phản ứng với dung dịch axit (vd: HNO3, HCl, H2SO4 loãng,…) tạo thành muối và khí H2.
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
Tác dụng với HNO3: tạo thành muối nitrat và nhiều khí khác nhau.
A + HNO3 → A(NO3)n + {NO, NO2, N2, NH4NO3, N2O) + H2O
Tác dụng với H2SO4: tạo thành muối sunfat và nhiều loại khí khác nhau.
A + H2SO4 → M2(SO4)n + {S, SO2, H2S} + H2O
Tác dụng với dung dịch muối
Kim loại đứng trước đẩy kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối của chúng, tạo ra muối và kim loại mới. Ngoại trừ K, Ba, Na, Ca… vì trong điều kiện thường, kim loại kiềm và kiềm thổ tan trong nước.
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Mg + FeCl2 → Fe + MgCl2
Tác dụng với nước
Những kim loại mạnh: K, Na, Ca, Li, Ba,… trong điều kiện thường dễ dàng tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ.
A + nH2O →H2 + A(OH)n
Tính chất hóa học của kim loại nhôm và sắt có gì giống nhau và khác nhau
Giống nhau:
- Al và Fe đều có tính chất chung của kim loại.
- Al và Fe đều không tác dụng với HNO3 và H2SO4 đặc, nguội.
- Đều tác dụng với phi kim:
2Al + 3Cl2 → 2AlCl3
2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3
- Đều tác dụng với axit:
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
- Đều tác dụng với dung dịch muối:
2Al + 3FeSO4 → Al2(SO4)3 + 3Fe
Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag
Khác nhau:
- Al tan trong dung dịch kiềm:
2Al + 2NaOH + H2O → 2NaAlO2 + 3H2↑
- Al ở trong hợp chất:
Al2O3 là oxit lưỡng tính.
Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + H2O
Al2O3 + 2NaOH → NaAlO2 + H2O
Al(OH)3 lưỡng tính, có kết tủa dạng keo trắng.

Tính chất hoá học của nhôm
- Fe không tan ở trong dung dịch kiềm:
- Fe ở trong hợp chất:
FeO, Fe2O3 và Fe3O4 đều là các oxit bazo.
Fe(OH)2 màu trắng xanh
Fe(OH)3 màu nâu đỏ

Tính chất hoá học của sắt
Tính chất chung của kim loại
Tính chất hóa học chung của kim loại chính là tính khử.
Kim loại dễ nhường electron để tạo thành các ion tích điện dương nên tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử.

Tính chất chung của kim loại
Các ví dụ và bài tập về tính chất hóa học
1. Axit H2SO4 loãng phản ứng với các chất trong dãy nào dưới đây?
A. Mg(OH)2, CaO, K2SO3, NaCl
B. NaOH, CuO, Ag, Zn
C. FeCl3 , MgO, Cu, Ca(OH)2
D. Al, Al2O3, Fe(OH), BaCl2
2. Trong các cặp chất sau, cặp nào sẽ xảy ra phản ứng ?
A. Cu + ZnSO4 B. Zn + Pb(NO3)2
C. Ag + CuSO4 D. Ag + HCl
3. Để hòa tan hoàn toàn 1,3 g Zn thì cần 14,7 g dung dịch H2SO4 20%. Khi phản ứng kết thúc, khối lượng hidro thu được là bao nhiêu:
A. 0,06 g B. 0,03 g C. 0,02 g D. 0,04 g
4. Cho 1,1 g hỗn hợp bột Fe và Al tác dụng đủ với 1,28 g S. Hãy tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu tiên.
Xem thêm:
- m, M trong hóa học là gì? Tổng hợp công thức liên quan và các dạng bài tập tính m,M,n
- Công thức hóa học là gì? Tổng hợp công thức hóa học lớp 8, 9, 10 đầy đủ nhất
- Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học lớp 8, 9, 10 đầy đủ, mới nhất
Vậy là chúng ta đã vừa tìm hiểu xong các tính chất chung của kim loại. Hy vọng các kiến thức mà Bamboo School đem lại đã giúp ích phần nào cho phụ huynh cùng các bạn học sinh thân thương. Các bạn nhớ luyện tập thường xuyên các bài tập liên quan đến phần này để nhớ vững kiến thức. Chúc các em làm bài tập vui vẻ nhé!
Từ ghép là gì? Các loại từ ghép và bài tập ví dụ về từ ghép
Sự đa dạng của ngữ pháp Việt Nam phân chia thành 2 loại từ chính: từ đơn và từ ghép. Từ đơn là những từ chỉ cấu thành bởi 1 từ có thể có 1 hoặc nhiều ký tự. Từ ghép là cấu thành bởi 2 từ đơn kết hợp với nhau. Bên cạnh đó, từ ghép cũng chia ra thành nhiều loại và cách sử dụng cũng khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu về cách sử dụng từ ghép chính xác nhất bạn nhé!
Từ ghép là gì? Khái niệm của từ ghép
Từ ghép là từ được tạo thành bởi hai từ đơn trở lên và kèm theo điều kiện là những tiếng tạo nên từ ghép buộc phải có nghĩa cụ thể, có nghĩa chính là mỗi từ đơn khi đứng một mình đều có ý nghĩa. Thông thường từ ghép sẽ có số lượng là hai từ đơn, nhiều trường hợp đặc biệt khác có thể tồn tại từ ghép từ 3 từ.
- Ví dụ: Quần áo chính là từ ghép được tạo thành bởi 2 từ đơn là “quần” và “áo” có thể thấy 2 từ đơn là quần và áo khi đứng riêng 1 mình thì đều có nghĩa.
Các loại từ ghép trong tiếng Việt
Từ ghép được phân chia thành 3 loại chính bao gồm:
Từ ghép chính phụ
Là một loại từ có tiếng chính và tiếng phụ sẽ bổ sung nghĩa cho nhau. Tuy nhiên, tiếng chính thường mang nghĩa rộng, bao quát hầu hết một sự việc, hành động hoặc sự vật. Tiếng phụ thường sẽ đứng sau tiếng chính và có nhiệm vụ bổ nghĩa cho tiếng chính. Bên cạnh đó, loại từ ghép này có tính phân nghĩa rõ ràng.
- Ví dụ về từ ghép chính phụ: Con mèo, bánh mì, thịt bò…
Để phân biệt cũng như tạo được từ ghép chính phụ, cùng phân tích từ Con mèo. Ta thấy từ “con” là từ chính vì nhắc đến con thì có nghĩa rộng hơn từ “mèo”. Từ con có thể ghép với bất kỳ từ nào để thành một từ ghép chính phụ như con gà, con bò, con heo, con chó,…
Từ ghép đẳng lập
Hai hoặc nhiều từ tạo thành từ ghép đẳng lập cũng đều có nghĩa và bình đẳng về mặt ngữ pháp, không có bất kỳ từ nào được xem là từ chính và ngược lại.
- Ví dụ về từ ghép đẳng lập: Sách vở, bàn ghế, nhà cửa,…
Từ ghép tổng hợp
Đây là loại từ được ghép từ 2 hoặc nhiều từ đơn khái quát hơn so với nghĩa các tiếng trong từ. Mỗi từ ghép tổng hợp đều mang nghĩa nhất định, nhưng khi ghép 2 từ lại với nhau thì ý nghĩa sẽ trở nên bao quát và mở rộng nghĩa lớn hơn. Từ ghép tổng hợp thường được sử dụng để chỉ người, địa điểm hay hành động cụ thể nào đó.
- Ví dụ về từ ghép tổng hợp: To lớn, bánh trái, xa lạ,…
Tác dụng của từ ghép trong tiếng Việt
Từ ghép có tác dụng chính trong việc giúp dễ dàng xác định nghĩa của các từ ngữ trong văn nói cũng như văn viết một cách chính xác nhất. Bên cạnh đó, từ ghép còn giúp người nghe và kể cả người đọc có thể dễ dàng hiểu ý nghĩa hơn mà không cần phải suy đoán.
Cách nhận biết từ ghép trong câu
Trong chương trình đào tạo bậc tiểu học, “nhận biết loại từ” là một dạng bài tập không còn quá xa lạ. Đây thường là một dạng bài gây nhiều khó khăn và lúng túng cho học sinh, phụ huynh. Để có thể dễ dàng giải quyết các bài tập dạng này, chúng ta cần ghi nhớ các nguyên tắc dưới đây để nhận biết từ ghép.
Có thể xác định từ ghép bằng nhiều cách, xác định quan hệ giữa các tiếng trong từ về cả âm và nghĩa. Để xác định cụ thể nghĩa của tiếng, bạn có thể thực hiện bằng nhiều cách như đặt câu, tìm từ cùng nghĩa, trái nghĩa hoặc có thể tra từ điển.
- Nếu các tiếng trong từ vừa có mối quan hệ nghĩa, vừa có mối quan hệ về âm thì đó chính là từ ghép.
- Nếu trong từ chỉ có 1 tiếng có nghĩa, 1 tiếng còn lại không rõ nghĩa nhưng cả hai tiếng đều không có quan hệ về phần âm, thì được gọi là từ ghép.
- Trong từ có một từ mang gốc Hán, hình thức giống với từ láy nhưng các tiếng đều có nghĩa thì đó là từ ghép. Điển hình như các từ “tử tế”, “hảo hán”, “hoan hỉ”, “ban bố”,…
- Từ không có bất kỳ quan hệ về âm lẫn về nghĩa là các từ ghép đặc biệt. Ví dụ: tắc kè, bù nhìn, mì chính, xà phòng, bất diệt,…
Bài tập ví dụ về từ ghép
Sau đây là một số bài tập ví dụ về từ ghép giúp bạn dễ dàng thực hành và hiểu rõ hơn nhé.
Cách xác định từ ghép trong câu
- Xét theo nghĩa của hai tiếng để tạo thành từ:
Ví dụ: mơ mộng, che chắn, trai trẻ,… mặc dù có sự giống nhau ở phụ âm đầu hay phần vần thì nó vẫn không phải là từ láy mà chính là từ ghép.
- Khi đảo lộn trật tự giữa các tiếng:
Cách đơn giản nhất để phân biệt từ ghép và từ láy chính là đảo lộn các tiếng với nhau, nếu đảo rồi mà đọc lên vẫn hiểu nghĩa thì đó là từ ghép, còn ngược lại không có nghĩa gì là từ láy âm.
Ví dụ: Chao đảo / Đảo chao => Từ láy âm
Bờ biển / Biển bờ => Từ ghép
Đặt câu với từ ghép
- Từ ghép đẳng lập:
Nhà cửa => Cuối tuần em luôn phụ mẹ dọn dẹp nhà cửa.
Xinh đẹp => Chị gái em là người rất xinh đẹp.
- Từ ghép chính phụ:
Xe máy => Chiếc xe máy tuy cũ nhưng chất chứa biết bao kỷ niệm.
Hiền hòa => Mẹ là người phụ nữ hiền hòa nhất trên thế gian.
- Từ ghép tổng hợp:
Võ thuật => Học võ thuật để tự bảo vệ chính mình.
Xa lạ => Thảo Cầm Viên là tên địa điểm không còn xa lạ với con người Sài Gòn.
Điền thêm các tiếng vào chỗ trống để tạo thành từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập
[wptb id=6982]
- Bài giải:
[wptb id=6983]
Tổng kết
Từ ghép là yếu tố thường xuất hiện trong nhiều bài văn, thơ, phân tích nhân vật… Chính vì thế, biết cách phân loại cũng như sử dụng từ ghép thích hợp sẽ giúp câu văn của bạn hay hơn nhiều.
Xem thêm:
Trợ từ là gì? Thán từ là gì? Cách đặt câu với trợ từ và thán từ
10 Mẫu đoạn văn và bài văn kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học hay nhất
Tổng hợp 15 câu chuyện về gia đình cho trẻ tiểu học hay và ý nghĩa
Hy vọng với bài viết về nội dung định nghĩa từ ghép là gì? Các loại từ ghép và bài tập ví dụ về từ ghép sẽ cung cấp cho bạn nguồn kiến thức hữu ích và hoàn thiện cho công cuộc học tập cũng như kiến thức cho bản thân mình nhé.
R trong toán học là gì? Định nghĩa, tính chất và bài tập minh họa có giải
Ở chương trình toán học lớp 6 – chương trinh toán THCS ta đã được học bài bản về số thực R. Bài viết này Bamboo sẽ giúp bạn review lại một số kiến thức và khái niệm cơ bản về số thực là gì? Các tính chất của số thực và các thuộc tính của số thực. Hãy cùng Bamboo tìm hiểu nhé!
Số thực R là gì? Định nghĩa của R trong toán học
Số hữu tỉ và số vô tỉ được gọi chung là số thực và được kí hiệu là R. Tập hợp số tự nhiên N = {0, 1, 2,…}, tập số nguyên Z = {…-3, -2, -1, 0, 1, 2,…}…tất cả các tập số này đều là tập con của R và cả các số vô tỉ như: II = 3,144592 hay = 2, 2376…Tất cả các số mà ta đã biết đều thuộc R.
Ta có: Tập hợp số thực kí hiệu là R (R=Q U I)
Tập hợp của các số thực được biểu diễn qua hình vẽ sau đây:
Trong đó:
- N: Tập hợp số tự nhiên
- Z: Tập hợp số nguyên
- Q: Tập hợp số hữu tỉ
- I = RQ: Tập hợp số vô tỉ
Vậy R là tập hợp số thực

Định nghĩa của số thực
Tính chất của R và trục số thực R
- Bất kỳ số thực khác không là số âm hoặc số dương.
- Tổng hay tích của hai số thực không âm là một số thực không âm.
- Số thực là tập hợp vô hạn các số vô cùng nhiều không đếm được các số thực.
- Có hệ thống các tập hợp con vô hạn có thể đếm được của các số thực.
- Số thực có thể được sử dụng để thể hiện các phép đo đại lượng liên tục
- Số thực có thể biểu thị bằng biểu diễn thập phân.
Các thuộc tính của tập số thực R
- Các số thực bao gồm cả các trường hợp các phép cộng và phép nhân cùng phép chia cho các số khác 0. Chúng cũng có thể được sắp xếp trên một trục hoành theo cách thương tích với phép cộng và phép nhân.
- Chúng cho biết nếu tập hợp một số thực không trống có giới hạn trên thì trên thì nó có cận trên chính là những số thực nhỏ nhất.

Thuộc tính của tập số thực
Ví dụ bài tập minh họa về trục số thực R
Ví dụ 1: Điền vào dấu (∈, ∉, ⊂) thích hợp vào chỗ chấm
Đáp án:
Ví dụ 2: Sắp xếp các số thực sau theo thứ tự tăng dần:
0,466 ; 7/15 ; 0,4636363…; 0,463736 ; 0,4656365…
Đáp án: 0,463763…< 0,463736 < 0,4656365…< 0,466 < 7/15
Ví dụ 3: Hãy tìm các tập hợp:
a) Q ∩ I ;
b) R ∩ I.
Đáp án:
a) Q ∩ I = Ø ;
b) R ∩ I = I
Ví dụ 4: Tìm x, biết: 3,2.x + (-1,2).x +2,7 = -4,9 ;
Giải:
3,2. x + (-1,2).x + 2,7 = -4,9
[3,2 + (-1,2)].x + 2,7 = -4,9.
2.x + 2,7 = – 4,9.
2.x = – 4,9 – 2,7
2.x = – 7,6
x = -7,6 : 2
x = -3,8
Một số tập số cần ghi nhớ
Tập hợp của các số tự nhiên được quy ước kí hiệu là N
N={0, 1, 2, 3, 4, 5, ..}.
Tập hợp của các số nguyên được quy ước kí hiệu là Z
Z={…, -4, -3, -2, -1, 0, 1, 2, 3, 4, …}.
Tập hợp của các số hữu tỉ, được quy ước kí hiệu là Q
Q={ a/b; a, b∈Z, b≠0}
Một số hữu tỉ có thể được biểu diễn bằng một số thập phân hữu hạn hoặc số thập phân vô hạn tuần hoàn.
Tập hợp của các số thực được kí hiệu là R
Mỗi số được biểu diễn bằng một số thập phân vô hạn không tuần hoàn được ta gọi là một số vô tỉ. Tập hợp các số vô tỉ được quy ước kí hiệu là I. Tập hợp của các số thực bao gồm các số hữu tỉ và các số vô tỉ.
Xem thêm:
- Cách tính trung bình cộng và các bài toán trung bình cộng cơ bản và nâng cao
- Các tính tỉ số phần trăm và các dạng toán về tỉ số phần trăm cơ bản có đáp án
- Dãy bit là gì? Dãy bit bao gồm những kí tự nào và sử dụng dãy bit để làm gì?
Với bài viết khái niệm về số thực-R trên đây, hy vọng sẽ giúp bạn nắm bắt kiến thức nhanh hơn về R trong toán học là gì? Khi ai đó hỏi bạn số thực là gì thì với những kiến thức của Bamboo đã chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn trả lời chính xác. Chúc các bạn có một buổi học thật chất lượng nhé!!
m, M trong hóa học là gì? Tổng hợp công thức liên quan và các dạng bài tập tính m,M,n
Kiến thức hóa học là vô tận, trong đó có các công thức hóa học chúng ta cần ghi nhớ chính xác. Vậy M, m trong hóa học có ý nghĩa gì và được áp dụng theo công thức như thế nào? Trong bài viết này hãy cùng Bamboo làm rõ để hiểu hơn về những công thức này với những bài tập căn bản dưới đây nhé!
M là gì trong hóa học?
M là là ký hiệu của khối lượng mol của một nguyên tố hoặc hợp chất hóa học. Đơn vị của M được tính bằng gam/mol.
m là gì trong hóa học ?
m là ký hiệu khối lượng của một chất hóa học được tính bằng gam(g), m xuất hiện trong nhiều công thức hóa học.
Tổng hợp các công thức tính liên quan đến M,m

Các công thức liên quan đến M,m
Công thức tính M (khối lượng Mol)

Tổng hợp các công thức trong hoá học thường gặp
M được tính bằng công thức sau: M = m/n
Trong đó:
- M khối lượng mol
- m là khối lượng của chất
- n là số mol
Công thức tính m theo mol
m được tính theo mol có công thức như sau: m= M x n
Trong đó:
- m là khối lượng của chất
- M là khối lượng mol
- n là số lượng mol
Công thức tính nồng độ phần trăm
Chúng ta có thể tính nồng độ phần trăm trong hóa học bằng các công thức sau:
Công thức 1: C% = mct x 100% / mdd
Trong đó:
- C% là nồng độ phần trăm, có đơn vị là %
- mct là khối lượng của chất tan được tính bằng gam
- mdd là khối lượng dung dịch có đơn vị là gam
Công thức 2: C% = CM x M / 10 x D
Trong đó:
- CM là nồng độ mol, có đơn vị là Mol/lít
- M là khối lượng mol
- D là khối lượng riêng có đơn vị là gam/ml
Công thức tính nồng độ mol

Công thức tính nồng độ mol
Nồng độ mol được tính bằng các công thức như sau:
Công thức 1: CM = nct / Vdd
Trong đó:
- CM là ký hiệu của nồng độ mol
- nct là số mol chất tan
- Vdd là thể tích của dung dịch được tính bằng mililít
Công thức 2: CM = (10 x D x C%) / M
Trong đó:
- M là khối lượng mol
- C% là nồng độ phần trăm, có đơn vị là %
- D là khối lượng riêng có đơn vị là gam/ml
Công thức tính khối lượng chất tan
Để tính khối lượng chất tan chúng ta sử dụng công thức sau:
mct = (C% x Vdd) / 100%
Trong đó:
- C% là nồng độ phần trăm, có đơn vị là %
- Vdd là ký hiệu của thể tích dung dịch, có đơn vị là lít
Công thức tính khối lượng riêng
D = mdd / Vdd(ml)
Trong đó :
- D là ký hiệu của khối lượng riêng của chất, có đơn vị là gam/ml
- mdd là khối lượng dung dịch có đơn vị là gam (g)
- Vdd(ml) là thể tích dung dịch có đơn vị là mililít (ml)
Những dạng bài tập cơ bản tính m, M trong hóa học có đáp án

Phương pháp giải của n, V

Bài tập mẫu tính m, M trong hoá học
Bài tập 1
a) Trong 8,4 g sắt có bao nhiêu mol sắt?
b) Tính thể tích của 8g khí oxi.
c) Tính khối lượng của 67,2 lít khí nitơ.
Đáp án
a) nFe = 0,15 mol.
b) = 5,6 lít
c) = 84 gam
Bài tập 2
a) Trong 40g natri hidroxit NaOH có bao nhiêu phân tử?
b) Tính khối lượng của 12.10^23 nguyên tử nhôm.
c) Trong 28g sắt có bao nhiêu nguyên tử sắt?
Đáp án
a) Số phân tử NaOH: 6.10^23 phân tử
b) mAl = 2.27 = 54 (g)
c) nFe = 28 / 56 = 0,5 (mol)
Số nguyên tử Fe = 0,5 . N = 0,5 . 6.10^23 = 3.10^23 (nguyên tử)
Bài tập 3
a) 2,5 mol H có bao nhiêu nguyên tử H?
b) 9.1023 nguyên tử canxi là bao nhiêu gam canxi?
c) 0,3 mol nước chứa bao nhiêu phân tử nước?
d) 4,5.10^23 phân tử H2O là bao nhiêu mol H2O?
Đáp án
a) 15.10^23 nguyên tử.
b) 60 g.
c) 1,8.10^23 phân tử.
d) 0,75 mol.
Bài tập 4
a) Hãy giải thích vì sao 1 mol các chất ở trạng thái rắn, lỏng, khí tuy có số phân tử như nhau nhưng lại có thể tích không bằng nhau?
b) Hãy giải thích vì sao trong cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất, 1 mol khí hidro và 1 mol khí cacbonic có thể tích bằng nhau. Nếu ở đktc thì chúng có thể tích là bao nhiêu?
Đáp án
a) Vì thể tích 1 mol chất phụ thuộc vào kích thước của phân tử và khoảng cách giữa các phân tử của chất, mà các chất khác nhau thì có phân tử với kích thước và khoảng cách giữa chúng khác nhau.
b) Trong chất khí, khoảng cách giữa các phân tử là rất lớn so với kích thước của phân tử. Do vậy thể tích của chất khí không phụ thuộc vào kích thước phân tử mà phụ thuộc vào khoảng cách giữa các phân tử. Trong cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất, các chất khí khác nhau có khoảng cách giữa các phân tử xấp xỉ bằng nhau. Nếu ở đktc thì 1 mol của bất kỳ chất khí gì cũng có thể tích là 22,4 lít.
Bài tập 5
Trong 8 g lưu huỳnh có bao nhiêu mol, bao nhiêu nguyên tử S? Phải lấy bao nhiêu gam kim loại natri để có số nguyên tử natri nhiều gấp 2 lần số nguyên tử S?
Đáp án
nS = 8 / 32 = 0,25 (mol)
Số nguyên tử S là: 0,25 . 6.1023 = 1,5.1023 (nguyên tử)
Số nguyên tử Na gấp 2 lần số nguyên tử S => nNa = 2nS = 0,5 mol.
mNa = 0,5 . 23 = 11,5 (g).
Bài tập 6
Trong 24g magie oxit có bao nhiêu mol, bao nhiêu phân tử MgO? Phải lấy bao nhiêu gam axit clohidric để có số phân tử HCl nhiều gấp 2 lần số phân tử MgO?
Đáp án
a) nMgO = 0,6 mol
b) Số phân tử MgO: 3,6.10^23 (phân tử)
c) mHCl = 1,2 . 36,5 = 43,8 g
Bài tập 7
Tính số hạt vi mô (nguyên tử hoặc phân tử) của: 0,25 mol O2; 27 g H2O; 28 g N; 0,5 mol C; 50g CaCO3; 5,85g NaCl.
Đáp án
1,5.10^23 phân tử O2
9.10^23 phân tử H2O
6.10^23 phân tử N2
3.10^23 nguyên tử C
3.10^23 phân tử CaCO3
0,6.10^23 phân tử NaCl
Xem thêm:
- Tổng hợp công thức hóa học 12 ôn tập cả năm đầy đủ chi tiết nhất
- Công thức hóa học là gì? Tổng hợp công thức hóa học lớp 8, 9, 10 đầy đủ nhất
- Thể tích là gì? Công thức tính thể tích hóa học và các bài tập có giải
Với bài viết m, M trong hoá học là gì và tổng hợp các công thức của n, m, M trong hoá trên đây. Hy vọng các bạn có thể dễ dàng nắm vững kiến thức của chương trình hoá học và chuẩn bị bài thật tốt nhé nhé! Các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu hữu ích liên quan đến những môn học khác trong quá trình học tập. Chúc các bạn học tập thật hiệu quả nhé!!
Tổng hợp 15 câu chuyện về gia đình cho trẻ tiểu học hay và ý nghĩa
Câu chuyện về gia đình cho trẻ tiểu học luôn là đề tài được các bậc phụ huynh và giáo viên quan tâm tìm hiểu. Bổ sung ngay 15 câu chuyện về gia đình ý nghĩa để mang đến những giờ phút thư giãn cho các bạn nhỏ. Theo dõi bên dưới nhé!
Tác dụng của việc đọc câu chuyện về gia đình cho trẻ tiểu học nghe
Những câu chuyện về gia đình cho trẻ tiểu học luôn là liều thuốc tinh thần khơi dậy sự tò mò trong trẻ. Có thể nói, đọc truyện cho con không chỉ giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ mà còn rất nhiều những lợi ích khác mà người lớn nên biết.
Một số lợi ích bất ngờ đến từ việc đọc truyện về gia đình cho trẻ như:
- Truyện giúp tăng khả năng ngôn ngữ, biểu đạt cảm xúc và khả năng liên tưởng
Người lớn thường xuyên đọc truyện cho con nghe, con sẽ hình thành được nhu cầu và mong muốn biết đọc sớm ngay từ khi còn nhỏ.
- Kích thích sự dây tò mò và mong muốn khám những điều mới mẻ.
- Việc đọc truyện hàng ngày cho con nghe còn giúp cha mẹ phát hiện ra những sở thích, sự hứng thú của bản thân trẻ về lĩnh vực nào đó. Từ đó, cha mẹ có thể định hướng cho con dựa trên những thay đổi đến từ trẻ.
- Quá trình đọc truyện cho con nghe cũng là một quá trình giao tiếp, trò chuyện giữa cha mẹ với con cái. Từ đó hình thành nên tình cảm gia đình, sự hiểu nhau nhiều hơn qua thời gian ở bên cạnh cùng nhau.
Câu chuyện về ông bà, cha mẹ
Một số câu chuyện về gia đình cho trẻ tiểu học có thể bạn chưa biết, hãy cùng theo dõi bên dưới:
Bàn chân ông nội
Cu Sún nhìn hai bàn chân ông nội ngâm trong chậu nước ấm pha muối, nó ngạc nhiên quá đi mất. Tại sao bàn chân ông nội lại dài và to thế kia nhỉ?
Tại sao thì cu Sún chịu. Nó chỉ thấy, năm nào bố cũng mua một đôi giày bata ngoại cỡ cho ông nội. Năm nay, trời đã se lạnh, thế mà bố vẫn chưa mua giày cho ông. Bố bận việc hay quên không biết?
Dạo này, cu Sún ngủ với ông nội. Không được sờ ti mẹ, khó ngủ quá, nó nghĩ vẩn vơ và luôn miệng hỏi chuyện:
– Ông ơi! Tại sao con sông cạnh nhà mình lại gọi là sông Hồng?
– Vì nước sông có màu hồng chứ sao.
– Tại sao nước sông lại đỏ hồng lên thế hả ông?
– À, màu ấy là phù sa đấy.
Cu Sún hỏi chuyện gì, ông nội cũng biết. Nó tự hào về ông nội lắm. Gối đầu lên cánh tay gầy khô của ông, nó lại hỏi:
– Tại sao bàn chân ông to đến nỗi phải đi giày ngoại cỡ hả ông?
Xoay người ôm nó vào lòng, ông cười hiền lành:
– Thôi ngủ đi cháu, mai còn dậy sớm mà học bài.
Đã hơn một lần cu Sún hỏi về đôi bàn chân to quá khổ của ông. Nhưng ông đều lảng sang chuyện khác. Cu Sún khó hiểu và không vui. Ông không nói thì hỏi bố vậy. Nhưng bố làm bác sĩ ở mãi trên tỉnh cơ, chờ bố thì lâu quá, nhỡ bố quên mất thì xong… Quen tay, nó lần vào bộ ngực lép kẹp của ông nội. Bàn tay mềm mại của nó cụng vào khung xương gồ ghề, cứng như gỗ, nó vội rụt tay lại. Nó nghĩ về đôi bàn chân to quá khổ của ông nội… Tiếng máy nổ lúc khoan, lúc nhặt theo gió heo may vọng về đã kéo dòng suy nghĩ của nó ra bến sông, nơi ấy có nhiều thuyền gắn máy neo đậu. Hàng ngày đi học qua đây, nó thằng tỉ mẩn đứng đếm những người thợ đội than, vác đá lên bờ…
Sáng dậy, cu Sún vẫn nghĩ về đôi chân của ông nội. Nó thầm hỏi, chủ nhật này, liệu bố có về không nhỉ?
Cu Sún thổi bong bóng bằng xà phòng chơi, nó thích thú nhìn theo những quả bong bóng đủ các màu xanh, đỏ, tím, vàng bay lơ lửng trên trời. Mải chơi, bố đánh xe vào đến sân nó mới biết. Mừng quýnh lên, nó bám theo bố vào trong nhà. Bố đặt đôi giày ba ta màu tím còn thơm mùi vải lên bàn. Có thế chứ, bố quên sao được! Đi thử mấy bước xong, ông nội nói:
– Hơi chật một tí nhưng không sao. Đi dăm bữa, nửa tháng, nó dãn ra là vừa.
Có lẽ ông nói thế cho vui lòng bố thôi, chứ lúc đi thử, cu Sún thấy mặt ông nhăn lại có vẻ đau lắm.
Ăn cơm chiều xong, bố ngồi trầm ngâm bên bàn. Nó mon men đến gần:
– Bố!
Bố áp má lên mái tóc khét mùi nắng của nó, thủ thỉ:
– Bố thật có lỗi, năm nay không mua nổi một đôi giày cho ông nội!
Nó quàng hai tay ôm lấy cổ bố, hỏi:
– Tại sao bàn chân ông nội lại to và dài thế hả bố?
Không trả lời, bố đứng dậy, dắt nó ra bến sông. Mặt trời đã tà tà ngọn tre, thợ khuân vác vẫn cần mẫn làm việc. Tiết trời mát mẻ thế mà lưng áo ai cũng ướt đẫm mồ hôi. Đầu tóc chân tay, mặt mày nhem nhuốc những than, những cát và vôi bột. Cu Sún để ý thấy không ai đi giày cả…
– Họ khổ quá, bố nhỉ?
– Ừ! Quá khổ là đằng khác.
Tiến đến gần tốp thợ, bố chậm rãi kể:
– Con biết không, ông nội đã từng làm thợ khuân vác bến sông này ngót bốn mươi năm để lấy tiền nuôi bác Cầu, nuôi bồ ăn học nên người đấy! Con làm tính nhân được chứ, có à, lúc nào tính thử xem, bốn mươi năm trời, ông nội đã đi bao nhiêu bước chân trên bến sông kia và đội bao nhiêu thúng cát, vác bao nhiêu viên đá tảng… Đi lại nhiều, mang vác nặng nên bàn chân ông nội mới to khác thường thế đấy con ạ!
– Thì ra là vậy!
Lặng lẽ đi bên bố, cu Sún thầm nghĩ: “Ngày sau lớn lên, mình sẽ tìm mua bằng được giày bata ngoại cỡ cho ông nội!
Ý nghĩa: Bàn chân của ông nội to một cách khác thường đã khiến cho cu Sún hết sức ngạc nhiên, thắc mắc. Nhưng khi nghe bố cho biết sở dĩ bàn chân ông nội to vì ông làm thợ khuân vác, đi lại nhiều, mang vác nặng… cu Sún đã hiểu và thầm thương ông nội. Tình cảm yêu thương mà cu Sún dành cho ông nội thật mộc mạc và đáng quý.
Cô bé quàng khăn đỏ
Ngày xửa, ngày xưa, có một cô bé thường hay quàng chiếc khăn màu đỏ. Vì vậy, mọi người gọi cô là cô bé quàng khăn đỏ. Một hôm, mẹ cô bảo cô mang bánh sang biếu bà ngoại. Trước khi đi, mẹ cô dặn:
– Con đi thì đi đường thẳng, đừng đi đường vòng qua rừng mà chó sói ăn thịt con đấy. Trên đường đi, cô thấy đường vòng qua rừng có nhiều hoa, nhiều bướm, không nghe lời mẹ dặn, cô tung tăng đi theo đường đó. Đi được một quãng thì gặp Sóc, Sóc nhắc:
– Cô bé quàng khăn đỏ ơi, lúc nãy tôi nghe mẹ cô dặn đi đường thẳng, đừng đi đường vòng cơ mà. Sao cô lại đi đường này?
Cô bé không trả lời Sóc. Cô cứ đi theo đường vòng qua rừng. Vừa đi, cô vừa hái hoa, bắt bướm. Vào đến cửa rừng thì cô gặp chó sói. Con chó sói rất to đến trước mặt cô. Nó cất giọng ồm ồm hỏi:
– Này, cô bé đi đâu thế?
Nghe chó sói hỏi, cô bé quàng khăn đỏ sợ lắm, nhưng cũng đành bạo dạn trả lời:
– Tôi đi sang nhà bà ngoại tôi.
Nghe cô bé nói đi sang bà ngoại, chó sói nghĩ bụng: À, thì ra nó lại còn có bà ngoại nữa, thế thì mình phải ăn thịt cả hai bà cháu. Nghĩ vậy nên chó sói lại hỏi:
– Nhà bà ngoại cô ở đâu?
– Ở bên kia khu rừng. Cái nhà có ống khói đấy, cứ đẩy cửa là vào được ngay.
Nghe xong, chó sói bỏ cô bé quàng khăn đỏ ở đấy rồi chạy một mạch đến nhà bà ngoại cô bé. Nó đẩy cửa vào vồ lấy bà cụ rồi nuốt chửng ngay vào bụng. Xong xuôi, nó lên giường nằm đắp chăn giả là bà ngoại ốm.
Lúc cô bé quàng khăn đỏ đến, cô thấy chó sói đắp chăn nằm trên giường, cô tưởng “bà ngoại” bị ốm thật, cô hỏi:
– Bà ơi! Bà ốm đã lâu chưa?
Sói không đáp giả vờ rên hừ… hừ…
– Bà ơi, mẹ cháu bảo mang bánh sang biếu bà.
– Thế à, thế thì bà cám ơn cháu và mẹ cháu. Cháu ngoan quá. Cháu lại đây với bà.
Cô bé quàng khăn đỏ chạy ngay đến cạnh giường, nhưng cô ngạc nhiên lùi lại hỏi;
– Bà ơi! Sao hôm nay tai bà dài thế?
– Tai bà dài để bà nghe cháu nói được rõ hơn. Chó sói đáp
– Thế còn mắt bà, sao hôm nay mắt bà to thế?
– Mắt bà to để bà nhìn cháu được rõ hơn.
Chưa tin, cô bé quàng khăn đỏ lại hỏi:
– Thế còn mồm bà, sao hôm nay mồm bà to thế?
– Mồm bà to để bà ăn thịt cháu đấy.
Sói nói xong liền nhảy ra khỏi giường, nuốt chửng em bé Khăn Đỏ đáng thương.
Sói đã no nê lại nằm xuống giường ngủ ngáy o o. May sao, lúc đó bác thợ săn đi ngang thấy thế. Bác giơ súng lên định bắn. Nhưng bác chợt nghĩ ra là chắc sói đã ăn thịt bà lão, và tuy vậy vẫn còn có cơ cứu bà. Bác nghĩ không nên bắn mà nên lấy kéo rạch bụng con sói đang ngủ ra. Vừa rạch được vài mũi thì thấy chiếc khăn quàng đỏ chóe, rạch được vài mũi nữa thì cô bé nhảy ra kêu:
– Trời ơi! Cháu sợ quá! Trong bụng sói, tối đen như mực. Bà lão cũng còn sống chui ra, thở hổn hển. Khăn đỏ vội đi nhặt đá to nhét đầy bụng sói. Sói tỉnh giấc muốn nhảy lên, nhưng đá nặng quá, nó ngã khuỵu xuống, lăn ra chết.
Từ dạo ấy, cô bé quàng khăn đỏ không bao giờ dám làm sai lời mẹ dặn.
Ý nghĩa: Câu chuyện đơn giản rằng nếu bé biết cảnh giác, không tiếp xúc với người lạ chắc chắn sẽ không bị sói già gian ác nắm được mục đích của chuyến đi để làm điều ác. Cô bé cũng nên cẩn thận khi nhận ra sự khác thường của người bà để có được những quyết định tránh xa tốt hơn cho bản thân.
Bà và cháu
Ngày xưa, ở một làng nọ có hai em bé ở với bà. Nhà tuy nghèo khó, nhưng ba bà cháu sống êm đềm, ấm cúng trong túp nhà gianh nhỏ bé.
Một hôm, có một cô tiên ghé vào nhà, tặng hai anh em một hạt đào và dặn đi dặn lại: “Đây là hạt đào tiên. Ngày nào bà mất, các cháu nhớ gieo hạt đào này cạnh mộ, chăm sóc cho cây đào tươi tốt thì hai anh em cháu sẽ được giàu sang, phú quý.”
Bà mất, hai anh em nhớ lời cô tiên căn dặn đã đem hạt đào ươm vào cạnh mộ bà, ngày ngày ra sức chăm nom, tưới bón. Chẳng bao lâu sau, cây đào trở nên tươi tốt, đơm hoa, kết trái. Quả vàng, quả bạc trĩu cành.
Sống trong cảnh giàu sang, nhà cửa đầy vàng bạc châu báu, nhưng hai anh em vẫn buồn bã vì thiếu tình thương của bà. Lúc nào, hai anh em cũng cảm thấy trống trải, cô đơn.
Ít hôm sau, cô tiên lại hiện lên. Cả hai anh em đều oà khóc, một mực xin hoá phép cho bà được sống lại. Cô tiên nói: “Nếu bà cháu sống lại thì ba bà cháu sẽ cực khổ như xưa, các cháu có chịu được không?”. Hai anh em vái lạy cô tiên và nói: “Chúng cháu chỉ cần được bà sống lại. Chúng cháu cảm ơn vô cùng.”
Cô tiên liền phất nhẹ chiếc quạt mầu nhiệm. Tức thì, lâu đài, vàng ngọc, ruộng vườn của hai anh em biến mất. Người bà yêu quý móm mém, hiền từ hiện ra, dang tay ôm hai đứa cháu hiếu thảo vào lòng. Bao nhiêu nước mắt đã ứa ra.
Ý nghĩa: Câu chuyện cho thấy tình cảm gia đình thắm thiết và sự hiếu thuận của hai anh em đối với người bà của mình. Truyện giáo dục các bạn nhỏ biết yêu quý những thành viên trong gia đình (ông bà, cha mẹ, anh chị em), đồng thời nhắc nhở chúng ta hãy trân quý những tháng ngày được sống bên cạnh những người thân yêu ấy.
Quà tặng mẹ
Ngày mai là sinh nhật mẹ đấy! Bố thì thầm với bé Nhi. Vui quá, vậy thì Nhi phải có quà tặng mẹ mới được. Tìm quà gì bây giờ? Nhi đăm chiêu suy nghĩ như người lớn. Nhi có một gói kẹo bố cho, nhưng mẹ chẳng thích ăn kẹo. Hay là búp bê? Không được, mẹ lớn rồi, đâu có chơi búp bê. Chợt bé Nhi nhớ ra: “ Đúng rồi, mẹ thích hoa! Sinh nhật mẹ năm ngoái, bố cũng tặng hoa cho mẹ”.
Nhìn ra vườn, Nhi thấy mấy cây hông, cây cúc ông trồng đang nở hoa, khoe sắc rực rỡ dưới ánh mặt trời. Nhưng Nhi muốn dành nhiều điều cho mẹ. Nhi muốn món quà tặng mẹ thật ý nghĩa.
Nhi chạy đi tìm ông để hỏi xin hạt giống hoa. Ông ngạc nhiên lắm, không hiểu Nhi định làm gì.
Suỵt! Ông cứ cho cháu rồi ngày mai, cả nhà sẽ biết mà!
Nhìn thấy vẻ mặt quan trọng của Nhi, ông cũng đành chiều cháu gái. Cầm mấy hạt giống bé xíu trong tay, Nhi nói nhỏ:
– Ông nhớ giữ bí mật cho cháu đấy nhé!
Nhi gieo hạt vào cái cốc nhựa cũ đựng đầy đất và tưới nước như ông vẫn làm, cô bé tưởng tượng ra những hạt giống sáng mai sẽ nảy mầm và cây sẽ nở những bông hoa đẹp.
Sáng hôm sau, không đợi mẹ gọi, Nhi dậy thật sớm. Chưa xuống khỏi giường cô bé đã reo lên:
Con chúc mừng sinh nhật mẹ! Con có quà tặng mẹ đây!
Vừa nói Nhi vừa chạy đi lấy chiếc cốc đã gieo hạt. Nhưng Nhi sững lại, ỉu xìu gần phát khóc. Mấy hạt giống vẫn nằm im dưới lớp đất nâu. Chẳng có bông cúc, bông hồng nào nở cả. Nhi không có những bông hoa tự tay trồng để tặng mẹ rồi.
Ý nghĩa: Câu chuyện Quà Tặng Mẹ nói lên tình yêu mẹ to lớn của bé Nhi, cách chuẩn bị quà cũng như cách thể hiện tình yêu của bé với mẹ rất ngây thơ, trong sáng đúng như lứa tuổi của em vậy. Có thể thấy, mỗi lứa tuổi khác nhau đều có cách thể hiện tình cảm khác nhau. Bạn hãy mạnh dạn thể hiện tình cảm với mẹ ngay khi có thể để mẹ biết được rằng bạn quan tâm mẹ nhiều như thế nào.
Chim Non không ngoan
Có một chú Chim Non sống cùng với mẹ trong một cái tổ nho nhỏ nằm ven rừng. Thật ra thì chú cũng đã lớn rồi. Hai bên cánh đã có những chiếc lông to, dài xen lẫn với đám lông tơ mọc lún phún [1]. Các bạn của chú đã bắt đầu ra tập bay, tập theo mẹ kiếm mồi. Chỉ có mỗi mình chú nhất định cho mình còn rất bé bỏng và đòi mẹ mớm cho ăn.
Năm ấy trời hạn, cây cối khô héo nên lũ sâu cũng trốn mất biệt. Chim mẹ vất vả cả ngày, bay mỏi cánh cũng chỉ mang về được vài con sâu nho nhỏ với dăm hạt lúa cuối vụ. Thương con, Chim mẹ nhịn đói, nhường hết cho con. Vậy mà chú Chim Non chẳng biết, chú la toáng lên rằng chú bị bỏ đói cả ngày và mẹ đã ăn hết phần của chú. Chú còn bảo mẹ ra ngoài ngủ vì chú không muốn ngủ chung với một người mẹ không thương con. Chim mẹ buồn lắm, nhưng vẫn cố đi tìm thêm vài miếng ăn cho đứa con háu đói. Trời tối, Chim mẹ lả đi vì mệt và đói bên ngoài tổ, còn chú Chim Non nằm ngủ ngon lành, chẳng lo cho mẹ tí nào.
Nửa đêm, một đám cháy bỗng bùng lên, lan ra cả khu rừng. Chim mẹ hoảng hốt lao vào tổ cứu con. Chú Chim Non đúng ra đã có thể tự bay được nhưng vì không tập luyện nên phải để mẹ cõng. Chim mẹ gắng hết mình, nhưng đến bìa rừng thì kiệt sức [2], đôi cánh chao đảo rồi bị đám cháy bén vào.
Khi thoát ra được, hơn nửa bộ lông Chim mẹ đã cháy trụi. Chim mẹ chỉ còn thoi thóp, chú Chim Non cuống quýt gọi mẹ, gọi mọi người đến cứu nhưng chẳng có ai…
Một lát sau thì Chim mẹ không còn nữa…
Chú Chim Non khóc thương thảm thiết bên xác mẹ. Nỗi hối hận vì những lỗi lầm của mình đối với mẹ làm cho chú càng đau khổ thêm. Từng giọt nước mắt muộn màng nóng hổi chạm vào cơ thể gầy guộc của mẹ chú. Và phép lạ đã xuất hiện, Chim mẹ dần dần hồi tỉnh [3], mở đôi mắt mệt nhọc nhìn đứa con bé bỏng của mình đầy trìu mến. Chú Chim Non ôm chặt lấy mẹ, thổn thức:
– Mẹ ơi, con xin lỗi mẹ! Từ hôm nay, con hứa sẽ ngoan hơn và không buồn lòng nữa đâu. Con thương mẹ nhất trên đời.
Từ đó, mọi người trong khu rừng mỗi khi nhìn thấy chú Chim Non lại tấm tắc khen sự chăm chỉ và hiếu thảo [4] của chú ta đối với mẹ.
Ý nghĩa: Chim Non không ngoan là câu chuyện được trích trong sách “Truyện đọc lớp 1”, qua đó cho ta thấy được tình mẹ con thật đẹp đẽ và có sức mạnh vô cùng to lớn.
Hai đô la một giờ
Một người cha đi làm về rất muộn, mệt mỏi và bực bội sau một ngày bận rộn ở cơ quan. Ông vừa về đến nhà, đứa con trai năm tuổi đã ngồi chờ từ lúc nào và hỏi:
– Bố ơi, con hỏi bố một câu được không?
– Được chứ, con hỏi gì – Ông bố đáp.
– Bố ơi, bố làm được bao nhiêu tiền một tiếng đồng hồ?
– Đó không phải là việc của con. Mà tại sao con lại hỏi một việc như thế hả? – Ông bố hết kiên nhẫn.
– Con muốn biết mà – Đứa con nài nỉ.
– Nếu con cứ khăng khăng đòi biết, thì bố sẽ nói. Bố làm được hai đôla một giờ đồng hồ.
– Ôi – đứa bé rụt rè hỏi – Bố cho con vay một đôla được không?
Ông bố rất bực mình:
– Nếu lý do duy nhất con muốn biết bố làm được bao nhiêu tiền, chỉ là để vay mà mua mấy thứ đồ chơi vớ vẩn, thế thì mời con đi ngay vào phòng mình và ngủ đi. Hãy nghĩ xem tại sao con lại ích kỷ đến thế! Bố làm việc vất vả cả ngày, và không có thời gian cho những chuyện ấy đâu!
Đứa bé đi vào phòng đóng cửa. Ông bố ngồi xuống càng nghĩ càng cáu. Tại sao đứa con lại dám hỏi mình một câu như thế chứ?
Một giờ sau, khi đã bình tĩnh lại, ông bố nghĩ có thể đứa con rất cần tiền để mua một thứ gì đó, và nghĩ rằng mình đã quá nghiêm khắc với nó. Ông đi vào phòng con:
– Con ngủ chưa?
– Chưa ạ, con còn thức! – Cậu bé nằm trên giường đáp.
– Bố suy nghĩ rồi, có thể bố đã quá nghiêm khắc. Đây là một đôla cho con.
Cậu bé cầm lấy rồi thò tay xuống dưới gối, lôi ra thêm mấy tờ tiền lẻ nữa.
Ông bố thấy con có tiền từ trước lại cáu. Khi đứa con xếp thành một xấp tiền ngay ngắn, ông bố càu nhàu:
– Tại sao con lại vay thêm tiền khi con đã có rồi?
– Vì con chưa có đủ ạ! – Bỗng đứa trẻ ngẩng lên vui sướng – Bây giờ thì con có đủ rồi! Bố ơi, đây là hai đô la, con có thể mua một giờ trong thời gian của bố không?
Ý nghĩa: Một lời nhắc nhở gửi đến tất cả những người đang làm việc vất vả cho cuộc sống của mình. Cuộc sống không chỉ có nỗi lo về tiền bạc công việc. Đừng để thời gian trôi qua và thứ duy nhất bạn có là tiền và công việc. Hãy dành thời gian cho những điều thực sự ý nghĩa với bạn, những người thực sự quan trọng với cuộc đời bạn.
Câu chuyện về tình anh, chị, em
Chó sói và bảy chú dê con
Ngày xửa ngày xưa, có một con dê cái già sinh được bảy chú dê con. Mẹ nào mà chả thương con, dê mẹ thương yêu đàn con của mình lắm. Một ngày kia, dê mẹ vào rừng kiếm thức ăn nên gọi bảy con lại dặn dò:
– Các con yêu dấu, mẹ muốn đi vào rừng một lát, các con hãy cảnh giác chó sói, nếu nó vào thì nó sẽ ăn thịt tất cả các con cả da lẫn lông. Thằng quỷ sứ ấy thường hay trá hình, nhưng các con cứ nghe thấy giọng khàn ồ ồ và thấy cái chân đen sì là nhận ra được nó ngay.
Dê con đồng thanh đáp:
– Mẹ yêu, chúng con sẽ cảnh giác, mẹ cứ yên tâm mà đi.
Dê mẹ kêu be be rồi yên trí lên đường.
Không bao lâu sau thì có ai gõ cửa và gọi to:
– Hãy mở cửa ra, các con yêu dấu, mẹ đã về và có mang quà về cho các con đây.
Nghe tiếng khàn ồ ồ dê con nhận ngay ra là chó sói, đàn dê con nói vọng ra:
– Chúng tao không mở cửa, mày đâu phải là mẹ chúng tao, mẹ có giọng nói thanh trong và dễ thương cơ, còn giọng mày khàn khàn ồ ồ, đúng mày là chó sói.
Sói vội chạy đến cửa hàng xén mua cục phấn to để ăn cho thanh giọng. Rồi nó quay trở lại, gõ cửa và gọi:
– Hãy mở cửa ra, các con yêu dấu, mẹ đã về và có mang quà về cho các con đây.
Sói vịn chân lên cửa sổ, đàn dê con nhận ra và đồng thanh nói:
– Chúng tao không mở cửa, chân mẹ đâu có đen như chân mày, mày đúng là chó sói.
Sói liền chạy tới bác thợ làm bánh mì nói:
– Chân tôi vấp bị thương, bác làm ơn đắp bột nhão lên cho tôi.
Người làm bánh mì đắp bột nhão lên chân nó, nó liền chạy tới nhà người xay bột và nói:
– Bác làm ơn rắc bột trắng lên chỗ chân đắp bột nhão cho tôi.
Bác xay bột nghĩ: “Con sói này định đánh lừa ai đây.” Nên bác từ chối. Sói hăm dọa:
– Nếu bác không chịu làm việc đó thì tôi ăn thịt bác đấy.
Bác xay bột đâm ra sợ, đành phải rắc bột cho trắng chân sói.
Con sói quỷ sứ lại mon men tới cửa lần thứ ba, gõ cửa gọi:
– Mở cửa mẹ vào, các con yêu dấu, mẹ của các con đã về và có mang quà ở rừng về cho các con đây.
Dê con bảo:
– Con xem chân, xem có đúng là mẹ yêu dấu không nào.
Sói đặt chân lên cửa sổ. Dê con thấy chân trắng, yên trí chắc là mẹ về thật nên mở cửa ra. Ngờ đâu kẻ vào nhà chính lại là chó sói. Đàn dê con hoảng sợ, tìm cách ẩn trốn. Một con nhảy chui vào gầm bàn, con thứ hai chui vào gầm giường, con thứ ba chui vào lò, con thứ tư ẩn trong bếp, con thứ năm nấp vào tủ, con thứ sáu nấp sau chậu giặt quần áo, con thứ bảy chui vào trong hộp đồng hồ quả lắc treo trên tường. Nhưng sói đều tìm được. Nó không cần lựa chọn, nuốt chửng hết con này đến con kia, duy chỉ có con dê bé nhất núp trong hộp đồng hồ là nó không tìm thấy.
Khi đã thỏa mãn cơn thèm, sói khệnh khạng đi ra cánh đồng cỏ xanh tươi, nằm dưới một cây cổ thụ và thiu thiu ngủ.
Chỉ một lát sau dê mẹ ở rừng về tới nhà. Trời, dê mẹ nhìn cảnh vật mà đau lòng: cửa mở toang, bàn ghế đổ lỏng chỏng, ngổn ngang, chậu giặt vỡ tan tành, chăn gối vứt khắp nơi. Dê mẹ tìm chẳng thấy một đứa con nào cả. Dê mẹ gọi tên từng đứa, cũng chẳng thấy đứa nào thưa. Gọi mãi tới tên đứa út thì có tiếng nói khe khẽ:
– Mẹ yêu dấu, con trốn ở trên hộp đồng hồ treo trên tường này.
Dê mẹ bế con ra. Dê con kể mẹ nghe chuyện sói đến và đã ăn thịt tất cả các anh. Chắc các bạn biết dê mẹ khóc thảm thiết như thế nào về những đứa con xấu số của mình.
Đau buồn, dê mẹ đi tìm, dê con chạy theo sau.
Khi tới cánh đồng cỏ, dê mẹ nhìn thấy sói nằm ở gốc cây, ngủ ngáy rung cả cành lá. Dê mẹ chăm chú quan sát khắp người sói, thấy bụng nó căng, hình như có cái gì động đậy, phập phồng ở trong. Dê mẹ nghĩ:
– Trời ơi! Lẽ nào những đứa con đáng thương của tôi bị sói nuốt chửng làm bữa tối vẫn còn sống hay sao?
Dê mẹ sai dê con chạy về nhà lấy kéo và kim chỉ. Rồi dê mẹ rạch bụng con quái vật, rạch chưa hết nhát kéo thứ nhất thì một chú dê con đã ló đầu ra. Cứ thế tiếp tục rạch, cả sáu chú dê con nối đuôi nhau nhảy ra, và cả sáu đều sống, không hề bị xây xát, vì sói háu ăn nên chỉ nuốt chửng không kịp nhai. Mừng ơi là mừng! Đàn con ôm hôn vuốt ve mẹ, nhảy tung tăng. Dê mẹ bảo đàn con:
– Giờ các con hãy đi tìm nhặt đá to để nhét vào bụng con vật quái ác này khi nó còn đang ngủ say.
Thế rồi bảy chú dê con vội vàng chạy đi khuân đá về, tha được bao nhiêu chúng nhét hết vào bụng sói. Rồi dê mẹ khâu bụng sói lại nhanh đến nỗi sói không hề hay biết và cũng không thèm cựa mình.
Sau khi ngủ đã đẫy giấc, sói thức dậy. Nó khát khô cả cổ vì đá đầy trong bụng, nó định ra suối uống nước. Nó vừa nhổm dậy, mới nhúc nhích định đi thì đá trong bụng đè lăn lên nhau nghe lạo xạo. Lúc đó sói kêu lên:
Cái gì lộn xộn, lạo xạo, chạy trong bụng ta thế này? Ta tưởng sáu chú dê non, sao lại chỉ có đá hòn nằm trong?
Khi nó tới được bên bờ suối cúi xuống định uống thì bị đá nặng kéo ngã nhào xuống nước và nó chết đuối không kịp kêu một lời.
Bảy chú dê con thấy vậy chạy tới reo ầm lên: “Chó sói chết rồi, chó sói chết rồi!” và cùng mẹ sung sướng nhảy múa tung tăng bên bờ suối.
Ý nghĩa: Mặc dù, bảy chú dê con rất ngoan ngoãn và biết nghe lời mẹ. Nhưng vì sói rất gian ác, dùng mọi thủ đoạn để đánh lừa các chú dê con nên dê con đã mắc mưu của chó sói. May mà dê mẹ đã về kịp thời nên các chú dê con đã được cứu sống. Cuộc sống hiện đại các em phải đối mặt với nhiều hiểm nguy như khi ở nhà một mình (nhà chỉ có một lần cửa, lại không có cửa sổ, cửa lớn kín không có lỗ,…); khi các em tan học ở trường; khi đi sang đường,… Việc bố mẹ rèn luyện các kỹ năng cho các bé là rất cần thiết.
Ba chú heo con
Ngày xưa có một bà mẹ heo sinh được ba chú heo con. Ba chú heo hay ăn nên lớn rất nhanh, khi thấy những đứa con của mình cũng đã lớn, bà mẹ heo mới nói với ba chú heo con rằng:
“Các con giờ cũng đã lớn cả rồi, không còn bé bỏng như ngày xưa nữa. Giờ cũng là lúc ta cho các con ra đi và các con phải tự xây cho mỗi đứa một căn nhà. Nhưng các con phải cẩn thận, đừng để gặp chó sói mà nó bắt ăn thịt”.
Ba chú heo con bắt đầu lên đường, các chú tự bảo với nhau rằng: “Ba anh em chúng ta phải cẩn thận, đừng để chó Sói bắt ăn thịt nhé”.
Đi được một đoạn đường thì 3 chú heo gặp một bác nông dân đang vác trên mình một bó rơm to. Ba chú heo đứng lại chào bác nông dân, Chú heo cả nói với bác: “Bác nông dân ơi, bác cho cháu bó rơm này nhé, cháu sẽ tự làm cho mình một ngôi nhà bằng rơm”.
Bác nông dân vui vẻ trả lời: “Cháu định làm một ngôi nhà bằng rơm thật sao cậu bé, được thôi ta cho cháu cả bó rơm này đó”.
Chú heo cả vui mừng lấy số rơm mà bác nông dân cho và dựng một ngôi nhà bằng rơm. Dựng xong chú nói: “Giờ ta đã có một ngôi nhà bằng rơm để ở, chó sói không bao giờ bắt được ta để ăn thịt nữa”
Chú heo thứ 2 nói: “Em sẽ tự mình làm một ngôi nhà chắc chắn hơn ngôi nhà bằng rơm của anh”
Chú heo út nói: “Em cũng vậy, ngôi nhà bằng rơm của anh rất mong manh, không thể chống lại được gió lớn, em cũng sẽ làm cho mình một ngôi nhà chắc chắn”
Chú heo thứ 2 và chú heo út tiếp tục lên đường còn chú heo cả thì ở lại với ngôi nhà bằng rơm vừa làm được. Đi được một đoạn đường thì 2 chú heo gặp một bác tiều phu đang vác trên mình một bó cành cây lớn.
Chú heo thứ 2 nói với bác tiều phu: “Bác tiều phu ơi, bác cho cháu bó cây này, cháu muốn làm cho mình một ngôi nhà bằng những cành cây trên”.
Bác tiều phu mỉm cười nói: “Được thôi cậu bé, bác cho cháu hết số cành cây này đó, nếu được cháu hãy thử dựng cho mình một ngôi nhà xem sao”.
Được bác tiều phu cho hết số cành cây, chú heo thứ hai liền dựng cho mình một ngôi nhà bằng cành cây, dựng xong chú nói: “Ngôi nhà bằng cành cây này nhìn trông chắc chắn hơn ngôi nhà bằng rơm của anh cả rất nhiều, giờ thì không có con sói nào ăn thịt được ta nữa”.
Chú heo út nói: “Em sẽ dựng cho mình một ngôi nhà vững trãi hơn ngôi nhà bằng cành cây của anh”.
Thế là chú heo út tiếp tục một mình lên đường, còn chú heo thứ hai thì ở lại với ngôi nhà mà chú vừa mới làm xong. Đi được một quãng đường, chú heo út gặp một bác thợ xây đang kéo trên xe rất nhiều viên gạch.
Chú heo út đứng lại chào bác, chú nói: “Bác thợ xây ơi, bác có thể cho cháu số gạch trên được không bác?, cháu sẽ xây cho mình một ngôi nhà bằng gạch”.
“Được thôi, chú bé.” Bác ấy cho chú heo con một số gạch.
Rồi chú heo út tự mình xây một ngôi nhà bằng gạch. Phải mất thời gian khá lâu mới hoàn thành, không sao vì đó là một ngôi nhà chắc chắn.
Chú heo út rất hài lòng với căn nhà của mình. Chú nói, “Bây giờ, Chó sói sẽ không bao giờ bắt và ăn thịt ta được”
Hôm sau một chó sói xuất hiện trên đường. Nó đi đến ngôi nhà bằng rơm của chú heo cả. Khi trông thấy chó sói, chú heo cả vội vàng chạy vào nhà và đóng cửa lại.
Chó sói gõ cửa và nói, “Này heo con, này heo con, mở cửa cho ta vào với”.
“Không, không” chú heo con nói. “Ta đã thề, ta đã thề, Ta không để mi vào”.
“Được rồi Ta bực mình và ta bực mình và Ta sẽ thổi tung căn nhà của ngươi”. Chó sói gầm gừ.
Nói rồi nó thổi và nó thổi, nó thổi và nó thổi. Ngôi nhà bằng rơm sập xuống, chó sói ăn thịt chú heo cả dễ dàng.
Hôm sau chó sói vẫn dọc theo con đường đi xa hơn. Nó đến ngôi nhà bằng cành cây của chú heo kế. Chú heo kế trông thấy chó sói, liền chạy vào nhà đóng cửa lại.
Chó sói gõ cửa và nói, “Này heo con, này heo con, hãy mở cửa cho ta vào”.
“Không, không”. Chú heo con nói. “Ta đã thề, ta đã thề, Ta không để mi vào”.
“Được rồi Ta bực mình và ta bực mình và Ta sẽ thổi tung căn nhà của ngươi”. Chó sói gầm gừ.
Nói rồi nó thổi và nó thổi,nó thổi và nó thổi. Ngôi nhà bằng cây sập xuống, chó sói ăn thịt chú heo kế dễ dàng.
Hôm sau chó sói vẫn dọc theo con đường đi xa hơn nữa. Nó đến ngôi nhà bằng gạch của chú heo út. Chú heo út trông thấy chó sói, liền chạy vào nhà đóng cửa lại.
Chó sói gõ cửa và nói, ” Này heo con, này heo con, hãy mở cửa cho ta vào”.
” Không, không”. Chú heo con nói. “Ta đã thề, ta đã thề, Ta không để mi vào”.
“Được rồi Ta bực mình và ta bực mình và Ta sẽ thổi tung căn nhà của ngươi”. Chó sói gầm gừ.
Nói rồi nó thổi và nó thổi, nó thổi và nó thổi. Những căn nhà bằng gạch thật chắc chắn không hề ngã xập. Chó sói giận quá, nhưng nó giả vờ như không có chuyện gì xảy ra. Nó nghĩ, “Chú heo con này rất thông minh. Nếu mình muốn bắt nó, mình phải giả vờ thân thiện mới được”.
Nghĩ như thế nó nói, “Này chú heo con, lúc sáu giờ sáng ngày mai, tôi sẽ dẫn bạn đến trang trại của ông Smith. Chúng ta sẽ lấy những củ cải tươi ngon cho bữa tối”.
“Oh! Tốt quá,” Chú heo con nói. Nhưng chú heo út rất thông minh. Chú biết rất rõ chó sói chỉ mong ăn thịt chú thôi.
Vì thế sáng hôm sau chú heo út khởi hành đến trang trại của nhà nông Smith lúc năm giờ. Chú lấy đầy giỏ củ cải và hối hả quay trở về nhà trước sáu giờ.
Đúng sáu giờ, chó sói đến gõ cửa nhà chú heo. ” Bạn đã chuẩn bị chưa, bạn heo con?” nó nói.
“Oh! Tôi đã đến cánh đồng của ông Smith rồi,” chú heo con nói. ” Tôi đã lấy đầy giỏ củ cải và đang nấu cho bữa ăn tối đây.”
Chó sói giận quá, nhưng vẫn tiếp tục giả vờ.
Sau đó chó sói nói tiếp, ” Vậy sáng ngày mai bạn chuẩn bị nhé, lúc năm giờ tôi sẽ dẫn bạn đến cây táo của nhà nông Brown. Chúng ta sẽ hái những quả táo đỏ tươi.”
“Ồ! Tốt quá,” Chú heo con nói.
Sáng hôm sau, chú heo con lên đường lúc bốn giờ. Chú tìm được cây táo. Chú trèo lên cây, trong lúc đang hái táo, chó sói bỗng xuất hiện.
Chú heo con hoảng sợ, nhưng chú giả vờ bình thường. Chú nói, ” Đây là những quả táo ngon nhất, ông Sói. Tôi ném cho ông một trái nhé”.
Chú ném xuống một trái táo, trái táo lăn tròn cách xa con đường. Chó sói chạy theo nhặt. Chú heo con liền leo xuống. Chú chạy một mạch về nhà và đóng cửa lại.
Chó sói vô cùng giận dữ, nhưng vẫn giả vờ bình thường. Nó đi đến căn nhà của chú heo con và gõ cửa. ” Này heo con,” nó gọi, ” Nếu bạn chuẩn bị sẵn sàng lúc bốn giờ chiều nay, tôi sẽ dẫn bạn đi hội chợ. Chúng ta sẽ thích thú khi chơi đánh đu và cưỡi ngựa vòng xoay.
“Ồ! Tốt quá,” chú heo nói.
Lúc hai giờ trưa chú heo con đi đến hội chợ. Chú vô cùng thích thú với những trò chơi đánh đu và cưỡi ngựa vòng xoay. Sau đó chú heo con mua một thùng đựng bơ. Cái thùng trông giống như một thùng rượu lớn. Chú heo con trở về nhà và trông thấy chó sói đang đi lên đồi. Chú sợ quá, nhảy ngay vào thùng đựng bơ. Thùng đựng bơ bắt đầu lăn tròn lăn tròn xuống đồi. Càng lúc lăn càng nhanh. Nó húc chó sói ngã nhào. Chó sói ngơ ngẩn không biết cái gì đã húc vào mình. Nó sợ quá chạy trối chết. Chú heo con nhảy ra khỏi thùng đựng bơ và vác nó về nhà.
Hôm sau chó sói đến nhà chú heo con và gõ cửa. Nó nói, ” Bạn heo ơi, Tôi không đi được hội chợ ngày hôm qua. Ôi chao, một cái gì đó to lắm lăn từ trên đồi xuống và húc vào tôi.”
“Ha ha” chú heo nói, ” Tôi đó, tôi ở trong thùng đựng bơ “
Khi chó sói nghe như vậy, cơn giận dâng lên, dâng lên, dâng lên.
Nó nói, “Này heo con, ta sẽ ăn thịt mi. Ta sẽ leo lên ống khói và xuống bắt mi.”
Chú heo con hoảng sợ, nhưng chú nói không sao. Chú đặt một nồi nước to trên lửa, nấu sôi lên. Chó sói leo lên mái nhà. Nó chui vào ống khói và leo xuống. Chú heo con mở nắp nồi nước sôi. Chó sói rơi từ trên ống khói xuống ngay nồi nước rất mạnh. Thế là hết đời chó sói. Chú heo út quá thông minh so với chó sói.
Ý nghĩa: Truyện cổ tích ba chú heo con và chó sói mang lại những bài học nhẹ nhàng mà sâu sắc, cung cấp cho bé những kỹ năng sống thiết thực, hữu ích, giúp bé trưởng thành, độc lập trong cuộc sống.
Chiếc Lá Non
Trên cành cây cao có một chiếc lá non bướng bỉnh đòi bay.
Trời nổi dông bão ào ào, mặc cho anh chị níu kéo, nó quyết định thoát ra. Phựt, nó bị một cơn gió mạnh bứt lìa cành. Nó reo vui khi thấy mình bồng bềnh giữa không trung. Nhưng ngay lúc nó đang lâng lâng sung sướng, thì những hạt mưa ném tới tấp vào nó, khiến nó quay cuồng rồi rơi xuống dòng nước lũ. Một lát sau, nó bị rách tơi tả, vật vờ dạt vào bờ suối đầy bùn lầy. Nó bật khóc nức nở.
Nó chỉ muốn quay về với các anh chị ở trên cành cây cao nhưng không thể được nữa rồi.
Ý nghĩa: Câu chuyện ngợi ca lòng dũng cảm của chiếc Lá Non trước lũ Sâu Róm hung ác, đề cao sự hi sinh vì người khác và tình cảm thương yêu, gắn bó giữa anh chị em trong gia đình. Một thế giới mới lạ, hấp dẫn mở ra trước mắt Lá Non. Trong thế giới ấy, có bao người bạn tốt nhưng có cả những kẻ xấu, kẻ ác. Cuối cùng những kẻ xấu, kẻ ác ấy (lũ Sâu Róm) rồi cũng sẽ bị tiêu diệt, còn những người tốt sẽ luôn được che chở và bảo vệ.
Câu chuyện về sự hiếu thảo, tốt bụng
Gấu con chia quà
Cây táo nhà Gấu rất sai quả và ăn thì ngọt lừ. Sáng nào Gấu Con cũng đòi ăn táo, nhưng mẹ hái bao nhiêu Gấu Con cũng chê ít. Một hôm gấu mẹ hỏi:
Thế con muốn mẹ hái cho con bao nhiêu quả táo nào?
– Dạ… Con muốn mẹ hái cho con thật nhiều ạ!
– Thật nhiều là bao nhiêu chứ? Gấu Mẹ hỏi lại
– Nhiều…là…là…
Mẹ Gấu cười nói:
– Con của mẹ không biết đếm. Từ nay con phải học đếm đến bao nhiêu mẹ sẽ hái cho con chừng ấy quả táo nhé.
Gấu Con vâng lời và tìm đến nhà thầy Hươu để học đếm
Hôm đầu Gấu biết đếm đến “Một”, mẹ Gấu cho Gấu mỗi một quả táo. Thấy ít quá Gấu Con định đòi thêm nhưng nhớ lời mẹ dặn nên lại thôi và lẳng lặng ôm sách đi học. Hôm sau Gấu biết đếm đến “Hai” nên được mẹ cho hai quả táo. Nhưng, những ngày tiếp theo, cậu ta biết đếm đến “ Năm’, đến “Mười” nên được mẹ cho rất nhiều táo. Gấu Con rất khoái chí và càng chăm học hơn.
Năm mới đã đến. Mẹ Gấu muốn làm một bữa liên hoan, Gấu Con lanh chanh đòi đi chợ mua quà. Mẹ Gấu đưa tiền cho con rồi dặn:
– Con ra chợ mua hoa quả. Nhớ đếm cho đủ người trong nhà kẻo mua thiếu đấy.
Gấu Con “Vâng ạ” rồi đếm đi đếm lại từng người trong gia đình, xong mới xách giỏ đi chợ. Một lát sau, cậu ta khệ nệ bê giỏ về
Gấu Bố bảo.
– Bây giờ, con hãy chia quà cho từng người đi.
Gấu Con chỉ chờ có thế, vội bưng đĩa hoa quả bằng hai tay mời bố, mẹ, mời cả hai em nhỏ. Ơ kìa, thế phần của Gấu Con đâu? Nhìn Gấu Con lúng túng, Gấu Mẹ cũng phì cười, rồi hỏi:
– Con đếm như thế nào mà lại thiếu? Con đã đếm đi đếm lại từng người rồi mà – Gấu Mẹ bảo.
Gấu Con đếm lại: Mẹ là một, bố là hai, em trai là ba, em gái là bốn, đấy, đủ cả mà
Nghe Gấu Con nói cả nhà cười rộ lên. Gấu Bố bảo:
– Con của bố đếm giỏi thật, đến nỗi quên cả mình cơ mà.
– À…ra thế, Gấu Con gãi đầu xấu hổ.
Gấu Bố vui vẻ nói: Chia quà đủ cho mọi người mà chỉ quên phần mình thì con sẽ chẳng mất phần đâu.
Nói rồi, bố mẹ Gấu dồn hết kẹo, hoa quả vào chung một đĩa, mời cả nhà cùng ăn.
Ý nghĩa: Cáᴄ con phải ᴄhăm ngoan, уêu thương mọi người trong gia đình ᴠà phải đoàn kết ᴠới bạn bè.
Chú gấu con ngoan
“Bác Voi tới nhà Gấu con chơi và tặng Gấu con một rổ lê thơm. Gấu con mừng lắm và không quên cảm ơn bác Voi.Gấu con chọn quả lê to nhất mang đến cho ông nội. Ông nội rất vui, xoa đầu Gấu con và bảo:
– Gấu con thật ngoan, đáng yêu nhất nhà!
Gấu con mang quả lê to thứ nhì đưa cho mẹ. Mẹ cũng rất vui, ôm hôn Gấu con và bảo:
– Gấu con của mẹ thật ngoan, mẹ thương nhất nhà!
Gấu con lại chọn quả lê to thứ ba mang đến cho Gấu em. Gấu em thích quá, ôm lấy quả lê, cười khúc khích. Gấu con thấy Gấu em vui cũng vui theo.
Thế là hai anh em Gấu con vừa cười vừa lăn khắp nhà.”
Ý nghĩa: Câu chuyện kể về 1 chú Gấu biết được vì sao Gấu con lại đi học đếm và cách chia quà của Gấu con vì khi đếm số người trong gia đình, Gấu con quên đếm chính Gấu con nên không mua phần quà của mình. Nhưng cả nhà Gấu con đã cùng ăn chung quà bánh thật vui vẻ.
Bác gấu đen và hai chú thỏ
Câu chuyện bác gấu đen tìm nơi trú mưa.
Trời mưa to như trút nước. Gió thổi ào ào… bẻ gãy cả cành cây. Gấu Đen đi chơi về bị ướt lướt thướt, nước mưa chảy ròng ròng xuống mặt Gấu. Gấu chạy mãi, chạy mãi trong rừng để tìm chỗ trú nhờ. May quá nhà của Thỏ Nâu đây rồi!
– Cốc, cốc, cốc.
Thỏ Nâu đang ngủ liền tỉnh dậy, gắt gỏng hỏi:
– Ai đấy nửa đêm rồi phải để cho người ta ngủ chứ?
– Bác Gấu Đen đây! Mưa to quá, cho bác trú nhờ một đêm với.
Thỏ Nâu không mở cửa, nó càu nhàu:
– Không trú nhờ được đâu. Bác to quá, bác làm đổ nhà của cháu mất!
Gấu Đen van nài:
– Bác không làm đổ nhà của cháu đâu mà. Cho bác vào đi. Bác vào rất nhẹ nhàng thôi!
– Nhẹ cũng đổ, không nhẹ cũng đổ. Bác đi đi!
Thỏ Nâu vẫn nằm trong nhà nói vọng ra, nó nhất định không ra mở cửa. Gấu Đen buồn rầu đi. Nước mưa chảy ròng ròng xuống cổ Gấu Đen. Gấu Đen đi mãi, đi mãi, vừa mệt vừa rét. Bỗng nhiên Gấu Đen nhìn thấy có một ngôi nhà. Trong nhà thắp đèn sáng trưng. Có tiếng thỏ trắng khe khẽ hát “Là lá la…”. Gấu Đen lại gần và rụt rẻ gõ cửa:
– Cốc, cốc, cốc.
– Ai đấy ạ?
– Bác Gấu Đen đây! Cho bác vào trú nhờ có được không?
Thỏ trắng bước ra mở cửa.
– Ồ! Chào bác Gấu Đen, mời bác vào đây, bác ướt hết rồi!
Thỏ trắng dắt bác Gấu Đen vào nhà, kéo ghế mời bác Gấu Đen ngồi. Gấu Đen hơn người một lúc, nước mưa trên mặt cũng khô, trên cổ cũng khô.
Trong khi bác Gấu Đen sưởi ấm. Thỏ Trắng bưng ra một đĩa bánh mới bác Gấu Đen ăn. Gấu Đen cảm động nói:
– Bác… Bác xin cảm ơn Thỏ Trắng.
Gấu Đen ăn xong, Thỏ Trắng và bác Gấu Đen cùng đi ngủ.
Nửa đêm bão nổi lên ầm ầm. Cành cây gãy kêu răng rắc. Có tiếng đập của thình thình:
– Bạn Thỏ Trắng ơi! Cho tôi vào trú nhờ với, nhà của tôi đổ mất rồi!
Gấu Đen vội choàng dậy, chạy ra mở cửa. Thỏ Nâu vừa khóc vừa kể với bác Gấu Đen và Thỏ Trắng.
– Hu, hu, hu, nhà của tôi đổ mất rồi. Làm thế nào bây giờ!
Gấu Đen kéo Thỏ Nâu đến bên đống lửa an ủi Thỏ Nâu:
– Đừng khóc nữa Thỏ Nâu ơi! Cháu sưởi cho ấm người đi! Nhà bị đổ chứ gì? Sáng mai bác và Thỏ Trắng sẽ làm lại nhà cho cháu. Thỏ Trắng cũng nói thêm:
– Bạn đừng lo, sáng mai tôi cũng sẽ giúp bạn làm lại nhà!
Thỏ Nâu sưởi một lúc, nước mưa trên người đã khô. Lúc này Thỏ Nâu mới ân hận là đã đuổi bác Gấu Đen. Thỏ Nâu ngập ngừng định xin lỗi bác Gấu.
– Thôi Thỏ Nâu đừng buồn, bác không giận cháu đâu. Thôi nào bác cháu ta đi ngủ kẻo khuya quá rồi!
Đêm hôm ấy, Thỏ Nâu và Thỏ Trắng ôm bác Gấu Đen ngủ thật ngon lành.
Ý nghĩa: Câu chuyện là một bài học quý báu không chỉ cho các bạn thỏ, mà còn cho tất cả các bạn nhỏ chúng ta. Để chúng ta biết yêu thương nhau nhiều hơn, biết giúp đỡ nhau trong khó khăn hoạn nạn, biết chia sẻ đùm bọc lẫn nhau…Giúp đỡ người khác cũng chính là giúp đỡ chính bản thân mình.
Câu chuyện về tình bạn
Gà trống và vịt bầu
Gà trống và Vịt bầu là đôi bạn rất thân. Gà trống tính tình kiêu căng, còn Vịt bầu thì hiền lành, ngoan ngoãn và tốt bụng.
Một hôm, hai bạn xin phép bố mẹ rủ nhau đi chơi. Bố mẹ của hai bạn dặn rằng: “Các con đi chơi hoặc đi đâu, muốn làm một việc gì đó thì phải suy nghĩ thật kỹ rồi mới làm nhé”.
Hai bạn vừa đi vừa chuyện trò ríu rít. Đến một khúc sông rộng. Vịt bầu bảo Gà trống:
– Gà trống ơi! Phía bên kia sông cảnh đẹp lắm!
Gà trống nhìn thoáng qua rồi nói với Vịt bầu:
– Ừ nhỉ! Chúng mình sang bên kia sông chơi đi!
Vịt bầu nghe Gà trống nói, chợt nhớ liền suy nghĩ một lúc rồi trả lời:
– Không được đâu Gà trống ơi! Khúc sông rộng như thế này, mình thì bơi được, còn bạn thì biết làm sao? Bạn không nhớ lời bố mẹ dặn à?
Vịt bầu vừa nói dứt lời thì Gà trống đáp ngay:
– Ôi dào! Cậu biết bơi thì bơi, còn mình biết bay thì bay chứ sao! Bởi vì mình có cánh mà.
Vịt bầu chưa kịp ngăn bạn thì Gà trống đã vỗ cánh bay vèo. Nhưng đến giữa sông, Gà trống nhìn xuống dòng nước đang chảy, chóng mặt và mỏi cánh qua không thể bay được nữa. Gà trống bị rơi tõm xuống sông. Gà trống kêu thất thanh:
– Cứu mình với Vịt bầu ơi! Cứu mình với!…
Vịt bầu vội bơi ra giữa sông để cứu Gà trống. Nhưng Gà trống vừa to, vừa uống một bụng nước đầy nên Vịt bầu chẳng làm sao đưa Gà trống lên bờ được. Cũng may lúc đó có bác Ngỗng Nâu bơi tới và đưa Gà trống lên bờ.
Được Vịt bầu và bác Ngỗng Nâu cứu sống. Gà trống ân hận lắm. Từ đó, Gà trống bỏ được tính kiêu căng và luôn nghe lời bố mẹ dặn.
Ý nghĩa: Câu chuyện kể về Gà Trống và Vịt Bầu là đôi bạn rất thân một hôm hai bạn rủ nhau đi chơi nhưng vì Gà Trống kiêu căng không nhớ lời ba mẹ dặn nên bạn Gà Trống đã bị rơi tõm xuống sông may nhờ có bác Ngỗng cứu sống. Từ đó, bạn Gà Trống đã rất ân hận, bỏ được tính kiêu căng và luôn nhớ lời ba mẹ dặn.
Những người bạn
A-ri-ôn là một nghệ sĩ nổi tiếng của nước Hy Lạp cổ. Trong một cuộc thi ca hát ở đảo Xi-xin, ông đoạt giải nhất với nhiều tặng vật quý giá. Trên đường trở về kinh đô, đến giữa biển thì đoàn thủy thủ trên chiếc tàu chở ông nổi lòng tham, cướp hết tặng vật và đòi giết A-ri-ôn. Nghệ sĩ xin được hát bài ông yêu thích trước khi chết. Bọn cướp đồng ý. A-ri-ôn đứng trên boong tàu cất tiếng hát, đến đoạn mê say nhất, ông nhảy xuống biển. Bọn cướp cho rằng A-ri-ôn đã chết liền dong buồm trở về đất liền.
Nhưng những tên cướp đã nhầm. Khi tiếng đàn, tiếng hát của A-ri-ôn vang lên, có một đàn cá heo đã bơi đến vây quanh tàu, say sưa thưởng thức tiếng hát của người nghệ sĩ tài ba. Bầy cá heo đã cứu A-ri-ôn. Chúng đưa ông trở về đất liền nhanh hơn cả tàu của bọn cướp. A-ri-ôn tâu với vua toàn bộ sự việc nhưng nhà vua không tin, sai giam ông lại.
Hai hôm sau, bọn cướp mới về tới đất liền. Vua cho gọi chúng vào gặng hỏi về cuộc hành trình. Chúng bịa chuyện A-ri-ôn ở lại đảo. Đúng lúc đó A-ri-ôn bước ra. Đám thủy thủ sửng sốt, không tin vào mắt mình. Vua truyền lệnh trị tội bọn cướp và trả lại tự do cho A-ri-ôn.
Sau câu chuyện kỳ lạ ấy, ở nhiều thành phố Hy Lạp và La Mã đã xuất hiện những đồng tiền khắc hình một con cá heo cõng người trên lưng. Có lẽ đó là đồng tiền được ra đời để ghi lại tình cảm yêu quý con người của loài cá thông minh.
Ý nghĩa: Câu chuyện nói về nghệ sĩ A-ri-ôn với đàn cá heo. Ông ca hát hay và giành nhiều giải thưởng. Khi bị bọn cướp hại, ông đã hát và khiến đàn cá heo say mê. Đàn cá cứu ông. Bọn cướp cuối cùng bị trừng trị. Con người tưởng nhớ tình cảm của cá heo nên khắc hình cá heo cõng con người lên đồng tiền. Cá heo thường là loài vật hay quấn quýt, giỡn với con người ở biển khơi. Nó là loài vật sống có tình nghĩa, thường hay giúp người bị nạn. Cá heo cũng là loài vật thông minh. Điều đáng yêu, đáng quý của cá heo là phẩm chất đó.
Chuyện tình bạn đặc biệt
Ở một ngôi làng nọ, có một cậu bé tên Bo sống trong một căn nhà nhỏ cùng với mẹ của mình. Hàng ngày sau giờ đến lớp, Bo vào rừng nhặt củi giúp mẹ.
Một hôm, trên đường đi vào rừng, Bo nhìn thấy một chú cún con bị bỏ rơi bên vệ đường, trông chú rất đáng thương và buồn bã. Thấy chú Cún bị đói, Bo quyết định mang chú cún về nhà chăm sóc.
Về đến nhà, Bo nói với mẹ:
– Mẹ ơi, con nhặt được chú cún này. Mẹ cho cún ở nhà với con nha mẹ?
Mẹ nhìn Bo ái ngại:
– Nhà mình chật lại nghèo nữa, làm sao nuôi được nó hả con?
– Không sao ạ, con sẽ nhường phần cơm của mình cho nó và ngủ cùng với nó mẹ nha!
Thấy Bo thật sự thương chú cún, mẹ cậu cũng không nỡ từ chối. Bà gật đầu đồng ý. Bo rất vui sướng, ôm chú cún nhỏ và lòng và vuốt ve chú. Cậu đặt tên cho cún là Mi Lu.
Từ ngày có Milu, đi đâu Bo cũng dẫn chú theo, cả hai trở thành đôi bạn gắn bó thân thiết với nhau. Có quà bánh gì, Bo đều chia cho Mi Lu một nửa. Ngoài giờ học, Bo dẫn theo Mi Lu vào rừng kiếm củi. Rồi cậu dắt chú cún lên đồi chơi đá banh, ném củi và trốn tìm. Tối đến, cả hai cùng ngủ với nhau trên chiếc giường ọp ẹp và mơ những giấc mơ thật đẹp.
Một ngày nọ, chú cún Milu bị bệnh nên không theo Bo vào rừng nhặt củi. Hôm đó trời mưa nên đường trơn trượt, trên đường về Bo bị trượt chân ngã xuống hố. Thấy con lâu quá không về, mẹ Bo vội vã đi tìm cùng với những người hàng xóm tốt bụng. Cún con cũng tham gia tìm kiếm và đánh hơi tìm thấy cái hố nơi Bo bị rơi xuống, chú sủa to lên báo hiệu cho mọi người biết.
Biết Bo đang ở dưới hố, một người hàng xóm chạy về nhà lấy sợi dây thừng. Nhờ sợi dây thừng, mọi người kéo được Bo lên khỏi hố. May mắn là cậu bé chỉ bị trầy xước nhẹ. Bo vui mừng cảm ơn mọi người đã giúp đỡ mình và ôm chú chó nhỏ vào lòng âu yếm. Từ đó tình bạn của Bo và Midu ngày càng khắng khít hơn.
Ý nghĩa: Bé hãy biết yêu thương mọi loài vật sống xung quanh mình nhé. Các con vật cũng có cảm xúc vui buồn như bé vậy. Khi bé dành cho chúng những tình cảm đặc biệt thì chúng sẽ làm điều tương tự đối với chúng ta.
Xem thêm:
10 Mẫu đoạn văn và bài văn kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học hay nhất
Trẻ vào lớp 1 cần biết những gì? 20 kỹ năng cho trẻ vào lớp 1
Những mẫu thơ về cô giáo tiểu học ngắn, dài ,hay, ý nghĩa
Lời kết
Trên đây là toàn bộ những câu chuyện về gia đình cho trẻ tiểu học, quý phụ huynh có thể tham khảo và dành thời gian rảnh đọc cho bé. Cảm ơn mọi người đã quan tâm và theo dõi.
10 Mẫu đoạn văn và bài văn kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học hay nhất
Ngày đầu tiên đi học luôn là một kỉ niệm mà mỗi người trong chúng ta mỗi khi nhắc đến đều có một cảm xúc ùa về. Chủ đề viết về buổi đầu tiên đi học thường xuất hiện trong các bài văn của các em. Trong bài viết này, Bamboo sẽ chia sẻ đến bạn 10 mẫu đoạn văn và bài văn kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học hay và ấn tượng nhất, bạn hãy tham khảo bên dưới nhé!
Dàn ý kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học
Ngày đầu tiên đi học là kỉ niệm mà mỗi người học sinh đều sẽ nhớ mãi trong đời. Ngày khai giảng đầu tiên có gì đặc biệt, cảm xúc lúc đó của em như thế nào? Cùng tham khảo các dàn ý mẫu dưới đây, từ đó hoàn thiện bài văn kể lại kỉ niệm ngày đầu tiên đi học này nhé.
Dàn ý chi tiết số 1
Mở bài: Giới thiệu chủ đề sẽ viết kể lại ngày đầu tiên đi học
Thân bài
Tâm trạng của em trước khi đến trường
- Hồi hộp xen lẫn háo hứng vì được đến trường, vui vẻ vì sắp được gặp lại bạn bè, thầy cô.
- Chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập trước khi đến trường
Kể về ngày đến trường
- Sáng hôm đó dậy sớm chuẩn bị mọi thứ, ăn uống nhanh chóng để chuẩn bị đến trường.
- Ngạc nhiên trước sự thay đổi của trường và cảnh vật xung quanh: mọi thứ đều mới mẻ, nhà trường được đổi màu sơn mới, cây Phượng đã rụng hết những bông hoa mùa hè,…
- Lớp học được trang trí thêm bởi những cây xanh bên cạnh cửa sổ, mùi của bàn ghế mới, sách vở mới và những bộ quần áo mới.
- Cô giáo luôn tươi cười và tận tình giảng dạy.
→ Ngày đầu tiên đi học thật vui tươi, hứng khởi.
Kết bài: Nêu cảm xúc về ngày đầu tiên đi học như thế nào?
Dàn ý chi tiết số 2
Mở bài: Dẫn dắt vào đề tài văn tự sự: kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học
Thân bài:
Kỉ niệm của em trước khi bước vào buổi học đầu tiên
- Trước ngày đi học, tôi được mẹ mua quần áo mới, tập sách mới. Lòng nôn nao không ngủ được.
- Trằn trọc, rồi lại ngồi dậy mân mê chiếc cặp mới và những quyển tập còn thơm mùi giấy.
- Buổi sáng, tôi dậy thật sớm, thay bộ đồng phục mới tinh mẹ mua từ mấy hôm trước. Trong lòng bồi hồi khó tả.
Kỉ niệm của em trên đường đến trường:
- Chỉnh tề trong bộ đồng phục áo trắng quần xanh, đội nón lúp xúp đi bên cạnh mẹ.
- Bầu trời buổi sớm mai trong xanh, cao vời vợi, vài tia nắng xuyên qua cành cây, tán lá. Vài chú chim chuyền cành hót líu lo.
- Xe cộ đông đúc, bóp còi inh ỏi.
- Hàng quán hai bên đường đã dọn ra, buôn bán nhộn nhịp.
- Có nhiều anh chị học sinh với khăn quàng đỏ trên vai, tươi cười đi đến trường.
- Hôm ấy là ngày khai giảng năm học mới nên phụ huynh đưa con đến trường thật đông.
- Tôi trông thấy vài anh chị trong xóm, các bạn học mẫu giáo chung cũng được ba mẹ đưa đến trường.
- Cảnh vật quen thuộc mọi ngày sao hôm nay thấy khác lạ.
- Lòng tôi hồi hộp pha lẫn cảm giác e ngại rụt rè khi gần đến cổng trường tiểu học.
Kỉ niệm của em khi em vào sân trường:
- Ngôi trường bề thế, khang trang hơn trường mẫu giáo nhiều.
- Trước cổng trường được treo một tấm băng rôn màu đỏ có dòng chữ mà tôi lẩm nhẩm đánh vần được: “Chào mừng năm học mới”.
- Sân trường thật nhộn nhịp với cờ hoa, học sinh, phụ huynh, giáo viên,…trông ai cũng tươi vui rạng rỡ, áo quần tươm tất.
- Các anh chị lớp lớn vui mừng tíu tít trò chuyện với nhau sau ba tháng hè mới gặp lại.
- Tôi quan sát thấy nhiều bạn có lẽ cũng là học sinh mới vào lớp một như tôi bởi cái vẻ rụt rè, nhiều bạn còn bíu chặt lấy tay mẹ và khóc nức nở làm mắt tôi cũng rơm rớm theo.
- Một hồi trống vang lên, theo hướng dẫn của một thầy giáo các anh chị nhanh chóng xếp hàng vào lớp. Chỉ có lũ học trò lớp một bọn tôi là bối rối không biết phải làm gì.
- Chúng tôi được các cô giáo chủ nhiệm đọc tên điểm danh, có nhiều bạn được gọi tên nhưng lại sợ sệt im lặng không đáp lời cô đến nỗi phụ huynh phải lên tiếng đáp thay. Khi nghe gọi đến tên tôi, tôi giật mình. Tim đập nhanh. Trán rịn mồ hôi. Dù đã đi học mẫu giáo rồi nhưng trong lòng tôi vẫn cảm thấy hồi hộp, lo sợ thế nào ấy. Khi buông tay mẹ để bước vào hàng tôi có cảm giác bơ vơ lạc lõng. Vậy là tôi đã bước vào một thế giới khác: Rộng lớn và đầy màu sắc hơn. Nhiều bạn òa lên khóc nức nở bám lấy mẹ không chịu xếp hàng, cô giáo phải dỗ dành. Các bạn khác cũng khóc theo.
- Thầy hiệu trưởng bước lên bục đọc lời khai giảng năm học mới.
- Sau đó giáo viên chủ nhiệm dẫn chúng tôi vào lớp. Tôi ngoái lại tìm mẹ, chân ngập ngừng không muốn bước. Mẹ phải dỗ dành an ủi.
Kỉ niệm của em khi vào lớp học:
- Ngồi vào chỗ, đón nhận giờ học đầu tiên. (Ấn tượng sâu đậm về tâm trạng vừa bỡ ngỡ vừa sợ sệt, hồi hộp, gần gũi và tự tin,..).
- Mùi vôi mới, bàn ghế sạch sẽ …
- Quan sát khung cảnh lớp học: Các bạn ai cũng ngồi ngay ngắn, háo hức đón giờ học đầu tiên.
Kết bài: Kỉ niệm về buổi đầu đi học sẽ là kí ức đáng nhớ nhất trong mỗi tuổi thơ chúng ta.
Đoạn văn ngắn kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học
Đoạn văn mẫu số 1
Những kỉ niệm của ngày đầu tiên đi học thật đẹp. Trước hôm đến trường, mẹ chuẩn bị cho em mọi thứ đầy đủ, tâm trạng của em rất bồi hồi và nôn nao đến ngày mai để đi học. Sáng hôm sau em thức dậy thật sớm, ăn sáng và mặc đồng phục mẹ mới may để đến trường. Đúng sáu giờ ba mươi, bố đưa em đến trường bằng xe máy. Trên đường đi, em cảm thấy vô cùng phấn khởi nhưng vẫn xen lẫn chút lo lắng. Đến trường, trước mắt em mà ngôi trường Tiểu học thật đẹp đẽ. Cô giáo đón em vào lớp trong sự ân cần nhẹ nhàng. Bài học đầu tiên em vẫn còn nhớ mãi. Ngày đầu tiên đi học thật tuyệt vời.
Đoạn văn mẫu số 2
Ngày đầu tiên đi học đã để lại cho em nhiều kỉ niệm. Ông nội là người đưa em đến trường. Đến nơi, em cảm thấy choáng ngợp trước ngôi trường rộng lớn. Ông đưa em đi tìm lớp học. Cô giáo chủ nhiệm đã đứng ở cửa lớp để đón chúng em. Em nép sau lưng ông mà không dám bước vào. Cô giáo động viên rồi đưa em vào lớp học. Buổi học đầu tiên rất vui vẻ, thú vị. Em đã quen được rất nhiều bạn mới. Buổi chiều, ông nội đến đón em về. Em háo hức kể cho ông nghe về ngày đầu đi học.
Đoạn văn mẫu số 3
Ngày đầu tiên đi học đối với tôi là một kỉ niệm thật khó quên. Trước ngày đi học, mẹ đã mua cho tôi đầy đủ từ dụng cụ học tập, sách giáo khoa đến cặp sách mới, mẹ còn mua cho tôi một bộ đồng phục của trường thật đẹp, tôi vô cùng háo hức mong chờ đến ngày tựu trường để được gặp thầy cô, bạn bè sau những tháng hè. Sáng hôm đó, mẹ tôi chở tôi đi học trên chiếc xe đạp màu xanh, tâm trạng tôi vừa vui vừa lo lắng không biết mọi thứ có gì mới lạ và thay đổi không, đến trường tôi vẫy tay chào tạm biệt mẹ và đi theo đám bạn vô lớp học, lớp tôi hôm nay được trang trí bằng những quả bóng màu hồng thật đẹp, tôi rất vui khi được học tại lớp 1A2.
Bài văn ngắn kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học
Bài văn mẫu số 1
“ Ngày đầu tiên đi học
Mẹ dắt em đến trường
Em vừa đi vừa khóc
Mẹ dỗ dành yêu thương ”
Đây cũng là bài hát mà em đã ngân nga cùng mẹ khi lần đầu tiên đến trường. Và đến bây giờ là một học sinh lớp ba những kỉ niệm lần đầu tiên đến trường, lần đầu tiên dự khai giảng của lớp một em vẫn không thể nào quên được.
Em vẫn nhớ, ngày hôm đó em đã dậy rất sớm, cùng mẹ chuẩn bị quần áo mới. Em mặc trên mình một chiếc áo sơ mi trắng và chiếc quần âu đen vẫn còn thơm nức mùi nước xả vải mẹ hay dùng. Mẹ chải tóc hai bím tóc xinh xinh và cài lên tóc thêm một bông hoa nhỏ xíu. Đúng 6 giờ 30 mẹ đèo em đến trường. Thời tiết hôm đó rất đẹp, bầu trời xanh ngắt, có mùi hoa sữa tỏa hương nhè nhẹ, em ngồi trên xe ôm mẹ, thấy xa xa có rất nhiều bạn nhỏ cũng đang đi đến trường giống em. Và em cảm thấy hồi hộp.
Ngôi trường hiện ra thật lớn, và hùng vĩ đầy tráng lệ đối với em. Mẹ dừng xe và dắt em vào trường. Nhìn vào trong sân trường, có rất nhiều bạn và các anh chị. Thầy cô giáo với những tà áo trắng đang hướng dẫn các bạn xếp hàng. Mẹ dẫn em đến lớp 1D và em được cô Hiền – cô giáo chủ nhiệm của em đưa em vào chỗ đứng. Em cứ cố níu lấy tay mẹ không muốn rời, mẹ vỗ thật nhẹ vào lưng em và thì thầm, “mẹ ở bên kia bé Na, Na ngoan” lúc đó cô giáo cùng cầm tay em, dịu dàng khẽ cười như đang khích lệ em. Em cảm thấy yên tâm hơn và vẫy tay chào mẹ để hòa mình cùng các bạn.
Đây là buổi khai trường đầu tiên em không thể nào quên được. Buổi lễ khai giảng diễn vô cùng long trọng và trang nghiêm. Ba tiếng trống đánh vang như đang giục giã thôi thúc em cố gắng học tập. Lời bài hát quốc ca, lời phát biểu của thầy cô như đọng mãi trong em. Từ lúc đó, em đã yêu ngôi trường này, yêu thầy cô và bạn bè biết bao nhiêu.
Bài văn mẫu số 2
Khi đã đi qua thật nhiều kỉ niệm buồn vui, tôi mới nhận ra rằng, những ngày đầu tiên luôn mang lại cho chúng ta những cảm xúc tuyệt vời nhất. Lần đầu tiên giúp mẹ làm việc nhà, lần đầu tiên đi chơi xa, hay lần đầu tiên đi học. Những cảm xúc ngày đến trường đầu tiên ấy, có lẽ không bao giờ tôi quên. Bởi nó trong trẻo, thơ ngây như chính những năm tháng học trò vậy.
Sáng ngày tựu trường là sáng ngày ngày thu, trời trong xanh không một gợn mây. Ông mặt trời toả tia nắng đầu thu, soi sáng mọi vật xua tan đi màn đêm. Tôi tự dậy từ sáng sớm, chuẩn bị mọi thứ xong xuôi. Lần đầu tiên tôi mặc đồng phục của trường. Trông thật là lạ. Tôi đã trở thành cậu học trò rồi đó sao? Cả nhà đều tấm tắc khen tôi chững chạc hẳn lên, làm tôi như có động lực hơn nữa.
Mẹ chở tôi trên con đường làng quen thuộc nhưng sao mọi thứ hôm nay khác quá. Dải hoa ven đường nở rộ như chào đón những cô cậu học sinh bước vào năm học mới. Con đường làng như rộng hơn… Từng tốp học sinh tay trong tay, khăn quàng đỏ tươi rộn rã tiếng cười nói hoà vào tiếng chim hót líu lo, tiếng xe cộ đi lại làm không khí náo nhiệt hơn. Cổng trường hiện ra trước mắt tôi. Nó to và đẹp quá, cả dãy nhà nữa, thật là to lớn! Dòng chữ: ”TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM ĐỒNG” ngay ngắn trên cổng.
Cha mẹ, các bạn học sinh từng tốp một bước vào trường, đông đến kín cả cổng. Với những người cha, người mẹ có con mới vào như mẹ tôi có thể nhận thấy rõ một điểm chung, đó là gương mặt. Họ đều tỏ rõ vẻ lo lắng, suy tư mong cho con mình có ngày tựu trường đầu tiên diễn ra tốt đẹp. Xen lẫn vào đó là cả sự mong đợi, hy vọng vào đứa con yêu quý của mình. Dù đã chuẩn bị trước tinh thần nhưng tôi vẫn thật sự bất ngờ. Quá đông người mà cũng toàn người lạ. Tôi sợ hãi chỉ biết nép vào người mẹ, nhìn mọi người. Những cậu bạn khác cũng không hơn tôi là mấy. Đều sợ sệt, ngại ngùng trong ngày đầu tiên tựu trường.
Thế rồi tiếng trống vào lớp cũng vang lên. Mẹ dắt tay tôi vào lớp:
– Đi thôi con, sau hôm nay con sẽ là cậu học trò, đầy khát vọng và ước mơ. Mẹ nhìn tôi trìu mến rồi đưa tôi đến cửa lớp. Bỗng mẹ dừng lại trước một người phụ nữ:
– Chào cô đi con. Đây là cô Nhi, cô sẽ là cô giáo của con. Rồi người phụ nữ nở nụ cười trìu mến, dắt tay tôi vào lớp học. Cô mặc bộ áo dài trắng thướt tha, mái tóc dài cùng nụ cười hiền hậu. Tôi không dám bước đi tiếp, cứ ngoái đầu lại nhìn mẹ trong lo âu. Tôi không muốn phải rời xa vòng tay của mẹ, bước vào môi trường mới với thầy cô, bạn bè đều lạ, làm sao tôi quen được đây. Cô Nhi nhẹ nhàng dỗ dành tôi với giọng nói ấm áp, vừa xa lạ nhưng cũng thân thương vô cùng:
– Bước sau ngưỡng cửa lớp học kia là cả một chân trời mới với bao kiến thức, bao bạn bè thầy cô. Rồi em sẽ dần khôn lớn và trưởng thành. Nào vào lớp thôi em.
Từng lời cô nói như mở ra cho tôi những chân trời mới, như an ủi vỗ về tôi. Tôi như được tiếp thêm niềm tin để bước vào lớp cùng bao bạn bè khác. Tôi tự tin rời khỏi vòng tay mẹ, khẽ mỉm cười rồi bước vào lớp. Có lẽ, mẹ cũng đang hài lòng vô cùng vì con mẹ dần khôn lớn lên rồi, tôi nghĩ như vậy. Quả đúng là như thế. Bước qua cánh cổng trường là ngôi nhà thứ hai của tôi, là nơi để chúng tôi học tập, rèn luyện thành người. Trường học, thầy cô yêu thương trìu mến đã dạy tôi thành người, dạy tôi cách sống tốt. Từng bước trưởng thành trên con đường học tập có cô. Không chỉ ở bậc nhà giáo, mà những người đồng hành cùng tôi là cha mẹ, bạn bè. Ngày tựu trường hôm ấy thật khó quên với bao cảm xúc lẫn lộn. Ngày tựu trường ấy đánh dấu mốc đầu tiên trên con đường đời của tôi.
Kỉ niệm thời thơ ấu với mỗi con người là không thể thay thế. Đặc biệt trên con đường thành công sau này, ký ức ngày xưa sẽ là hành trang quan trọng giúp ta tiến lên phía trước. Còn đó bao ngày tựu trường nữa nhưng ngày hôm ấy là ngày thật đẹp đẽ nhất.
Bài văn đầy đủ kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học
Bài văn mẫu số 1
Ngày đầu tiên khai trường, đó là cái ngày mà chắc hẳn không ai trong chúng ta có thể quên được. Cái ngày ấy đã đánh dấu sự kiện mỗi chúng ta bước vào con đường học tập. Năm nay tôi đã lên lớp 5, đã quá quen với không khí học đường, nhưng chợt nhìn thấy những em học sinh lớp một nắm tay bố mẹ dẫn đến trường, làm tôi thêm bồi hồi, xao xuyến và nhớ lại những kỉ niệm ngây thơ, bé bỏng của một cậu bé chập chững bước vào cổng trường trong bàn tay đầy tình thương của mẹ tôi.
Ấy là cái ngày mà tôi sẽ không bao giờ quên. Đó là một buổi sáng cuối thu êm đềm, bầu trời cao trong xanh có ánh nắng vàng tươi. Cái mùa thu ở quê tôi thật đặc biệt – mùa thu miền Bắc trời se lạnh . Nhưng nó dịu ngọt và nhẹ nhàng. Quả đúng là thời điểm khiến cho người ta dễ nhớ. Phải chăng đây chính là lý do để mùa thu là mùa tựu trường? Tôi nao nao trong lòng những tưởng tượng ngây thơ với tâm trạng một đứa trẻ sắp đối diện với một sự kiện quan trọng. Thực ra lúc đó còn bé, chưa cảm nhận được mấy về ngày khai trường và cũng chẳng biết đó là ngày gì, nhưng thấy sự quan tâm, bận rộn của người lớn phần nào tôi cũng đã nhận ra có cái gì đó quan trọng. Hôm nay mẹ sẽ là người đưa tôi đến trường. Trên đường đi học, tôi thấy có rất nhiều các bạn học sinh cùng các bậc phụ huynh. Tôi để ý thấy từng nét mặt lo lắng trên mặt họ, trong đó có cả mấy đứa thường đi chơi với tôi, cùng với sự chu đáo của người lớn giống như mẹ tôi vậy. Điều đó càng làm tôi hiểu thêm về tầm quan trọng của ngày này, nhưng cũng chính vì đó mà khiến tôi càng thêm bận tâm. Tâm hồn tôi bấy giờ nặng trĩu nhưng rồi lại nhẹ nhàng như những cánh hoa tươi rực rỡ trong nắng mai cùng làn gió nhè nhẹ thổi qua, xoa dịu đi cái bồi hồi của tâm trạng.
Ô kìa, kia có phải là trường học, nơi mà tôi sẽ đến. Tôi lờ mờ nhận ra như vậy vì thấy nó khang trang và to lớn hơn bất cứ cái nhà nào mà tôi từng gặp. Mẹ xoa đầu tôi, nhẹ nhàng nói: “Con yêu, trường học của con đây rồi. Đây sẽ là nơi tu dưỡng đạo đức và kiến thức cho con”. Quả thực tâm trạng tôi mỗi lúc thay đổi. Bây giờ tôi không còn cảm thấy quá sợ nữa nhưng không hiểu sao chân tôi cứ díu lại. Dù vậy nhưng tôi vẫn cố nhảy theo những bước chân của mẹ. Đi được một đoạn thì ngôi trường đã hiện rõ trước mắt. Trước mặt tôi là một cái cổng trường to lớn với những chữ viết lằng nhằng khó hiểu. Xung quanh đó là hàng trăm các bạn học sinh khác cùng với biết bao tâm trạng, suy nghĩ. Bạn thì níu chân mẹ, người thì mếu máo. Chợt có tiếng khóc òa sau lưng tôi, tôi liền chạy lại úp mặt vào mẹ và cũng nghẹn ngào khó tả. Nước mắt tôi đã dưng dưng đến tận cổ họng. Mẹ an ủi tôi cùng những lời nói ngọt ngào, làm tôi lấy lại can đảm lau nhẹ nước mắt và mồ hôi, đứng thẳng người. Cùng lúc đó, có một cô giáo đi lại phía tôi. Tôi ngơ ngác nhìn thì cô nhẹ nhàng cất tiếng nói: “Chị cho cháu vào lớp đi. Đó là lớp của em” Giọng nói ấm ấm, thanh thanh mà ngọt ngào của cô đã khiến tôi không còn cảm giác sợ hãi nữa. Cô nhẹ nhàng nắm tay tôi dắt vào lớp, tôi đi theo sau cô và cảm nhận mùi thơm từ tà áo dài của cô.
Cô bảo: “Lớp mình ở đây. Tý nữa ra tập trung khai giảng xong thì về đây học”. Bỗng có hồi trống cái vang lên làm tôi giật nảy mình ôm chầm lấy cô giáo. Cô giáo cười, xoa đầu tôi bảo: “Đấy là tiếng trống trường. Trống báo đã đến giờ tập trung rồi”. À, thế ra đấy là tiếng trống trường. Từ trước tôi vẫn chỉ nghe tiếng trống cơm bung bung nhỏ bé của những đêm rằm Trung thu nào đã được nghe tiếng trống trường bao giờ. Sáng ấy, lần đầu tiên tiếng trống trường dội vào lòng tôi – tiếng trống rộn ràng, giục giã, nao nức khiến tim tôi cũng muốn nhảy nhót và lòng tôi hồi hộp muốn khóc lên. Tiếng trống đầu đời đi học ấy – ai ngờ sẽ là nguồn cảm xúc đi theo tôi suốt cuộc đời học tập. Rồi chúng tôi xếp hàng trước lá cờ đỏ sao vàng. Một thầy giáo hô chào cờ rất to. Chúng tôi đứng im phăng phắc mà không hát vì lúc đó hầu hết đều chưa biết bài hát Quốc ca. Chỉ sau đấy vào lớp, tiết học đầu tiên cô giáo mới dạy bài hát Quốc ca. Chúng tôi hát rất say sưa, hát hào hùng, thuộc rất nhanh vì cô giáo bảo để sau này mỗi lần chào cờ chúng tôi sẽ hát dưới cờ chứ không đứng im như hôm nay.
Tôi chẳng rõ mình ngồi trong lớp học từ khi nào, tôi ngước nhìn ra ngoài cửa sổ và tìm hình dáng thân thương của mẹ tôi trong lớp người chen chúc cố gắng dặn dò con cái cẩn thận trước khi ra cổng trường. Mẹ cũng nhẹ nhàng nói với tôi: “Con cố gắng ở lại ngoan nhé, trưa mẹ đón về”. Câu nói ấy của mẹ khiến tôi không còn lo sợ gì nữa. Bỗng tôi lại nghe thấy giọng nói ngọt ngào khi nãy vang lên. Thì ra cô giáo đang giới thiệu về mình. Thực sự bây giờ trong lòng tôi không còn một mối bận tâm nào nữa, tôi hoàn toàn bình tĩnh và chúng tôi đang bắt đầu làm quen với cô giáo. Các bạn đã hết bỡ ngỡ, bắt đầu đùa nghịch và làm quen với nhau. Bàn ghế thơm mùi gỗ mới, bảng đen, bục giảng, cô giáo, ảnh Bác Hồ… tất cả đều làm tôi tò mò, háo hức. Người bạn ngồi cạnh tôi béo tròn nhưng trắng trẻo và có nụ cười tươi làm quen với tôi. Bạn khoe đã đọc được mấy chữ cô giáo ghi trên bảng. Chúng tôi líu lo nói chuyện được một lúc thì giờ học đã bắt đầu. Cô dặn dò nhiều, đi kiểm tra sách vở và dạy cách cầm bút cho cả lớp. Giọng nói cô trầm ấm và khỏe khoắn làm tôi tin tưởng. Rất tự nhiên, tôi cảm thấy gắn bó với lớp mới. Tôi tròn mồm đọc những chữ a, b, c bằng cả tấm lòng tôi, bằng tình yêu thương của gia đình, bố mẹ và cô giáo. Nắng ghé qua cửa lớp xem chúng tôi học. Những tia nắng ấm như trong truyện cổ tích bà kể hàng đêm.
Với tôi, nếu không có ngày khai trường đầu tiên đi học chữ – phút đầu tiên được “thưa cô giáo”, lần đầu tiên nghe tiếng trống trường và đứng dưới lá cờ tổ quốc hát quốc ca ấy… tôi sẽ có gì sâu sắc với mái trường và tuổi thơ nhỉ? Những kỷ niệm đẹp đẽ trong ngày khai trường đầu tiên ấy đã góp phần bồi đắp nên tâm hồn thơ của tôi đấy thơ ơi!
Bài văn mẫu số 2
“Ngày đầu tiên đi học, mẹ dắt em tới trường, em vừa đi vừa khóc. Mẹ dỗ dành yêu thương,…” Đó là những cảm xúc đầu tiên của tôi khi chuẩn bị vào lớp một. Khi tôi ngân nga bài hát này thì lòng tôi lại nhớ đến những kỉ niệm đẹp của ngày đầu tiên đi học.
Nhớ lại lúc ấy, cái thuở tôi còn bé xíu cùng mẹ bước chân vào một ngôi trường tiểu học rộng thênh thang. Khi mới vừa bước chân vào trường thì tôi nắm lấy tay mẹ tôi thật chặt chứ không như những lúc ở nhà; đi đâu cùng được và cũng chẳng sợ gì. Có lẽ vì tôi đã quá quen với từng con hẻm nhỏ ở nhà tôi nên tôi chẳng sợ gì cả, tôi chạy bỏ mẹ lại thật xa. Vậy mà lúc ấy tôi lại chẳng dám rời khỏi mẹ dù chỉ một bước. Giờ học bắt đầu, cổng trường đóng lại, tôi bơ vơ trong lớp nhìn ra ngoài cổng xem còn có mẹ không. Tôi như ở một thế giới hoàn toàn khác khi tôi vừa chia tay mẹ. Lúc đó tôi chẳng biết phải làm gì chỉ biết đứng đỏ mà khóc. Và rồi, cô đến bên tôi, cô nắm lấy tay tôi và cô nói rằng: “Đừng sợ, có cô đây” Tôi nghe cô nói, lời nói thật ngọt ngào và dịu dàng biết bao. Tôi cứ ngỡ cô là người mẹ thứ hai của tôi, che chở, quan tâm, chăm sóc và dạy dỗ tôi. Tôi lúc ấy không còn đi chơi như ngày trước nữa mà tôi đã đi học.
Ngày đầu đi học thật khó, tôi chẳng biết gì cả. Tôi chẳng biết cầm bút, chẳng biết sách vở là gì nhưng điều đó chẳng khó gì khi có cô bên cạnh tôi. Cô đã chỉ tôi cách cầm bút, tập cho tôi viết chữ. Và rồi ba tiếng trống trường vang lên, báo hiệu giờ về đã đến. Những bạn khác thì được ba mẹ đón về nhà. Cô cũng về nhà, chỉ còn lại một mình tôi – cậu học trò lớp một cô đơn trong căn phòng lạnh lẽo. Tôi đã khóc, khóc rất to rồi đột nhiên có ai đó khẽ đặt tay lên vai tôi và nói: “Mình về nhà thôi con”, lúc đó tôi mới nhận ra là mẹ đã ở bên tôi.
Ôi! Sao tôi thương đến thế, sao tôi nhớ đến thế. Cái ngày đầu tiên đi học của tôi. Cái ngày mà tôi có nhiều kỉ niệm nhất trong tuổi thơ của mình.
Bài văn mẫu số 3
Tuổi thơ tôi gắn liền với biết bao kỷ niệm, nào là vui, là buồn. Có lúc, những kỉ niệm ấy là những khoảng thời gian làm cho tôi không thể nào quên đi được. Khoảnh khắc luôn làm cho tôi nhớ chính là những kỉ niệm ngày đầu tiên vào học lớp sáu, vào học một ngôi trường cấp hai với biết bao điều lý thú xuất hiện.
Hôm ấy, trước ngày khai trường, tôi trằn trọc suốt đêm, không thể nào ngủ được. Bởi vì trong lòng tôi cảm thấy rất hồi hộp và không biết ngày khai trường được diễn ra có giống hồi tôi học ở trường cấp một ngày ấy hay không ? Cảm giác của tôi vào hôm ấy không tài nào tả được. Rồi ngày mà tôi luôn tò mò cùng đã đến.
Sáng tinh mơ, lần đầu tiên tôi dậy sớm. Xong xuôi những việc cá nhân, tôi vội vã chạy vào phòng với vẻ mặt hớn hở. Tôi nhanh tay lấy bộ đồng phục ra, trông nó mới và trẳng tinh. Tôi nhẹ nhàng thay bộ đồng phục ấy, cột lên thêm chiếc khăn quàng đỏ thắm, nhìn vào gương, tôi tự nghĩ rằng, giờ mình đã là một nữ sinh cấp hai rồi, cần phải chững chạc hơn, ra vẻ nữ sinh hơn. Thay quần áo xong, tôi chạy xuống phỏng ăn, ăn sáng cùng gia đình. Ai ai cũng bảo rằng tôi đã khôn lớn hơn rôi. Tôi cũng nghĩ vậy.
Ăn một bữa no nê vào buổi sáng, tôi vội chào tạm biệt cả nhà và lấy chiếc xe đạp ra. Tôi chạy từ từ đến trường, cảm giác lúc bấy giờ của tôi rất là vui. Khi đến trường, toàn trường náo nhiệt như những ngày lễ vậy.
Ngoài cổng trường, cửa chính mở toang ra đội trống liền xếp thành hai hàng ngang, khi có khách hoặc giáo viên bước vào, trống kèn sẽ vang lên như thể chào mừng họ vậy. Sân trước của trường treo những dây với những lá cờ đủ màu bay phấp phới. Mọi thứ trông rất mới mẻ và lạ lẫm. Các giáo viên cùng thế, các cô giáo thì mặc những bộ áo dài mới. Còn các thầy thì mặc những chiếc áo sơ mi trang trọng với chiếc cà vạt đủ màu sắc. Bên trong trường có sân khấu to, bên trên sân khấu có những bó hoa tươi dùng để trưng bày. Các cửa cầu thang đều đóng lại kín mít. Khối sáu chúng em được thầy tổng phụ trách và thầy giám thị sắp xếp hàng lối cho từng lớp. Còn ba khối, bảy, tám, chín được xếp theo sự điều động của thầy Sơn giám thị. Không khí lúc đó rất náo nhiệt. Mỗi lớp sáu chúng em được cô chủ nhiệm mua cho mỗi lớp mười cái bong bóng đại diện cho từng lớp. Buổi lễ khai giảng bắt đầu, từng lớp chúng em được bước vào trên tấm thảm đỏ cùng với lời giới thiệu mỗi lớp của cô dẫn chương trình. Sau những lời giới thiệu chính là lúc chúng tôi được thả lên trời những quả bóng, là lúc mà ai trong lòng cũng thấy toại nguyện. Sau những lời giới thiệu, phần phát biểu của thầy hiệu trưởng là kết thúc buổi lễ, khi mồi học sinh toàn trường bước ra khỏi trường sau một buổi lễ khai giảng đầy niềm vui. Tôi nghĩ rằng từ nay tôi chính thức là một nữ sinh cấp hai.
Giờ đây tôi đã lên lớp tám những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học quả thật rất đáng nhớ.Vừa được làm quen với các bạn bè, vừa được học thêm nhiều môn học mới và cả quy luật mới. Một kỉ niệm tràn đầy niềm vui sướng với mênh mông, bao la những điều mới mẻ. Thật hạnh phúc biết bao! Đúng là một kỉ niệm khó nhạt phai trong ký ức tuổi thơ tôi.
Bài văn mẫu số 4
Nhân lúc soạn lại tủ sách cũ để sắp xếp góc học tập cho niên học mới khi bước vào lớp 8, em làm rơi ra một tấm ảnh kỉ niệm năm lớp một, chụp cùng bè bạn ngày lãnh thưởng cuối năm. Nhìn gương mặt ngây thơ của em và các bạn trong ngày ấy… bao kỷ niệm ngày đầu tiên nhập học trường tiểu học lại trở về trong trí óc em, rõ ràng như một cuốn phim.
Đó là một buổi sáng đầu tháng 9. Sau một đêm mưa, trời Sài Gòn nắng ấm dìu dịu. Mẹ gọi em dậy sớm, mặc vào cho em một chiếc áo trắng tinh cổ lá sen và chiếc váy màu xanh nước biển mà mẹ đã ủi kĩ đêm qua. Mẹ bảo em quay đi quay lại mấy vòng., em lúng túng làm theo lời mẹ với nỗi hồi hộp. Rồi mẹ ôm em vào lòng và bảo: – Con gái mẹ giờ đã lớn rồi, năm nay con không mặc áo đầm bông đi nhà trẻ nữa, con đến trường này học lớp một. Cô giáo sẽ thay mẹ dạy con những điều mới, điều hay con phải ngoan ngoãn nhé! Đi đường, em lo lắng tự nhủ: Không biết cô giáo có khó lắm không nhỉ? Sao mà cuốn sách “Tiếng Việt” mẹ mua nhiều chữ đến thế? Mình có học hết và nhớ hết không nhỉ? Còn cuốn sách Toán và bao nhiêu cuốn sách nữa, sao mà nó dày cộm, không như các cuốn sách tô màu của nhà trẻ… Hai bên đường, người và xe chạy ngược xuôi, nườm nượp, em ngồi sau xe của mẹ, nghe loáng thoáng tiếng mẹ dặn dò: “ Con vào trường, phải lễ phép chào các thầy, các cô con nhé, tìm xem lớp một C ở đâu, thì đứng vào xếp hàng, nếu bạn nào chen lấn thì con cứ tạm nhường nhịn bạn, nếu bạn nào bắt nạt con, phải nói khéo, nếu bạn vô lý cố tình gây chuyện thì con phải mách cô giáo, đừng gây gổ với các bạn con nhé “
Đã đến cửa trường, nghe mẹ dặn thế, tôi càng ngại ngần bước vào sân mặt tôi ngẩn ra… nhìn mẹ lo âu như chực khóc. Mẹ tôi cười xòa, ôm tôi mà nói: “ Mẹ lo xa mà dặn con thế thôi, chứ trường này, các bạn con cũng có cha mẹ, dặn dò, dạy dỗ các bạn như ba mẹ đã dạy dỗ, dặn dò con vậy mà. Này nhé: Hôm nọ xem danh sách lớp con, thấy có tên của bạn Bình Minh và bạn Anh Dũng, cùng là bạn của lớp mẫu giáo cũ, con có nhớ không? ”. Nghe đến đó, tôi mới hết rưng rưng nước mắt, mỉm cười và gật đầu, tạm biệt mẹ. Cầm chiếc cặp nặng nề và to kềnh càng ấy, tôi lúng túng bước vào sân trường, cổng trường đầy đăc học sinh tôi ngước nhìn bốn bên xem lớp 1C của tôi ở đâu, nhưng tôi chỉ thấy loáng thoáng các anh, các chị lớp bốn, lớp năm đang chạy quanh tôi, chơi trò rượt bắt một cách vui vẻ. Những anh chị ấy làm tôi không tìm đường đến lớp mình, nhưng sau lại cho tôi cảm giác yên tâm: ngôi trường này là một nơi vui vẻ, có lẽ ít ngày sau, tôi sẽ cùng bạn Bình Minh, Anh Dũng và các bạn mới chơi đùa nơi đây. Nghĩ vậy, tôi mỉm cười và có thêm kiên nhẫn, tìm ra lớp mình.
Vừa rảo bước trên sân tìm lớp, trong trí tôi vừa lúc vừa nhớ lại giọng đọc một bài văn hay của mẹ tôi đêm qua: “Con ơi! Hiện thời, không một đứa trẻ nào mà không đi học. Con hãy nghĩ đến những lúc người thợ làm lụng cặm cụi cả ngày, tối đến còn phải cắp sách đi học, những cô thiếu nữ suốt tuần bị giam giữ trong xưởng, chủ nhật đến, cũng rủ nhau đi học, những binh lính hết giờ luyện tập cũng đem sách vở ra học, viết. Cho đến những đứa trẻ mù, trẻ cảm, chúng cũng đều đi học cả.
Mỗi buổi sáng, lúc con ra đường, con hay nghĩ cũng vào giờ này, trong thành phố ta có thể có đếm ba vạn đứa trẻ cũng như con, đi “chầu” lớp học trong ba tiếng đồng hồ để được mở mang trí tuệ. Con hãy tưởng tượng cũng vào giờ này, có những đứa trẻ lếch thếch trên những con hẻm nhà quê, rảo bước trong các thành phố phường huyên náo, dưới bầu trời oi ả hay trong cơn mưa tuyết lạnh lùng, chúng đi thuyền ở xứ chằng chịt sông ngòi, chúng phải cưỡi ngựa trên những cánh đồng không mông quạnh hay ngồi xe trượt trên những bãi bằng giá lạnh, chúng xuống lũng, lên đồi, chúng xuyên rừng, lội suối, chúng vượt qua những ngọn đồi hẻo lánh hoang vu. Lối ăn mặc khác nhau, nói bằng trăm thứ tiếng khác nhau. Từ ngôi trường lấp lánh trong tuyết xứ Canada đến nóc trường hẻo lánh lẫn trong khóm hồi xứ Ả Rập, có tới hàng triệu triệu đứa trẻ cùng học một điều giống nhau bằng các thể thức khác nhau. Trong cái “tổ kiến học sinh” ấy, con được hân hạnh dự phần. Cố lên, tên lính nhỏ trong đạo quân lớn lao kia! Cố lên con ơi, lấy sách vở làm khí giới, lấy lớp học làm quân đội, lấy thế giới làm bãi chiến trường, coi sự ngu dốt là thù địch và lấy sự văn minh của nhân loại làm cuộc khải hoàn, con phải phấn đấu luôn luôn và chớ hề làm tên lính hèn nhát!” Khi tôi đứng xếp hàng vào lớp 1C một lúc sau thì cô giáo mới của chúng tôi xuất hiện. Đó là cô N, một cô giáo có dáng vẻ tận tụy và gầy gò. Cô hướng dẫn chúng tôi xếp hàng rồi dắt chúng tôi lên lớp. Buổi học ấy, cô giáo xếp chỗ ngồi, chia tổ cho chúng tôi. Điều vui nhất là tôi và bạn Bình Minh lại được xếp vào cũng một tổ. Cô còn dặn chúng tôi phải mua bao nhiêu quyển vở, bao bìa dán nhãn ra sao. Những quy định về kỷ luật, cách giơ tay phát biểu và những trường hợp sẽ được cô khen thưởng. Tôi càng ngày càng thấy có nhiều điều mới và hay… Reng… Reng… giờ ra chơi ấy, tôi đã cùng bạn Bình Minh và một bạn mới chạy chơi rượt bắt , nhưng rủi sao, khi gần bắt được bạn Minh thì tôi trượt chân ngã, máu rớm ra ở đầu gối. Các chị lớp lớn chỉ cho chúng tôi “phòng y tế”. Hai bạn cùng dìu tôi về phòng y tế. Nhìn vẻ mặt lo lắng của các bạn cũ và mới, tôi cảm động quá, nhìn các bạn mỉm cười: “Không sao, không có đau đâu mà, hay mình chơi tiếp nhé?”. Nhưng bạn Minh nói: “Thì bạn cứ vô nhờ cô y tá băng lại đi, rồi mình chơi tiếp được mà!”
Những giọt thuốc khử trùng làm tôi đau rát quá, xuýt xoa, nhăn nhó. Nhưng sau khi cô y tá lau chùi và băng bó xong, tôi lại hết đau ngay. Chúng tôi lại tiếp tục vui đùa trên những dãy hành lang lớp một. Vậy mà khi vào học tiếp hai tiết nữa, tôi thấy bụng đói và nhớ mẹ lạ lùng, tôi cố quên hình ảnh mẹ để nghe cô giảng cho đến khi trống trường báo hiệu tan học. Bỗng một giọng nói đột ngột vang lên: “Con ơi, ngồi làm gì ở đó mà lâu thế? Con dọn dẹp, sắp xếp xong chưa? Đi ăn cơm nào!” Tôi giật mình nhìn lại, thì ra mẹ đã kéo tôi về thực tại: năm học lớp tám đang chờ đón tôi. Tạm biệt mùa hè!
Bài văn mẫu số 5
Vậy là năm nay em đã là một học sinh lớp 8 rồi đó, đã là một cô học sinh chững chạc không như ngày này của 8 năm về trước. Tám lần được dự lễ khai trường, nhưng buổi khai trường đầu tiên vào lớp Một vẫn luôn để lại trong kí ức em ấn tượng sâu đậm nhất và có lẽ em sẽ không bao giờ quên được kỷ niệm vào ngày hôm đó.
Đêm hôm trước ngày khai giảng, em sống trong tâm trạng nôn nao, háo hức, chắc đó cũng là tâm trạng chung của những bạn mới bắt đầu đi học như em. Có một điều gì đó lạ lắm, quan trọng lắm đang xảy ra trong căn nhà bé nhỏ của gia đình em. Như thường lệ Mẹ luôn là người chuẩn bị đầy đủ những thứ cần thiết cho em. Những cuốn sách giáo khoa, những cuốn vở ghi bài đủ loại với những hình chuột Mickey, công chúa váy hồng. Chiếc bảng nhỏ, phấn viết, đồ lau, bút mực, bút chì đủ cả. Em xếp gọn từng thứ trong chiếc cặp xinh xinh có hai quai để đeo lên vai cho tiện. Tất cả mọi thứ đã sẵn sàng cho một ngày khai trường ấn tượng.
Hôm đó, mọi người thức rất khuya để chuyện trò, bàn bạc mà đương nhiên nhân vật chính là em. Mẹ mặc thử cho em bộ đồng phục học sinh Tiểu học: áo sơ mi trắng cộc tay và chiếc quần tây màu tím than. Đứng trước gương, em thấy mình lạ quá liền bật cười ngượng nghịu. Bà nội xoa đầu khen: “Cháu bà lớn rồi, trông chững chạc ghê! Ngày mai, cháu đã là cậu học sinh lớp Một! Cố học cho thật giỏi, cháu nhé!”
Dù là một cô bé dễ ngủ nhưng buổi tối hôm đấy em phải nằm rất lâu mới có thể ngủ được. Bao nhiêu những suy nghĩ tưởng tượng về ngày mai cứ hiện lên trong đầu của em. Đầy thú vị nhưng cũng không khỏi lo lắng hồi hộp.
Sáng hôm sau, mẹ chở xe đưa em tới trường. Ngồi sau xe, em nhìn cảnh vật hai bên đường thấy cái gì cũng mới, cũng lạ. Ngôi trường Tiểu học Đàm Duy Thành chỉ cách nhà khoảng cây số mà sao em cảm thấy xa ghê! Trước cổng trường là tấm băng-rôn đỏ nổi bật dòng chữ vàng tươi: Chào mừng năm học mới 20.. – 20…. Hai hàng cờ đuôi nheo đủ màu phất phới trong gió sớm trông giống như những bàn tay xinh xinh đang vẫy vẫy. Niềm vui tràn ngập nơi nơi, từ bầu trời trong xanh, từ màu nắng tinh khôi, từ tiếng chim líu lo trong vòm lá lóng lánh sương thu từ những gương mặt trẻ thơ ngời ngời hạnh phúc và tin tưởng.
Trong sân trường, người đông như hội. Các bạn trai tỏ ra mạnh dạn hơn. Các bạn gái ngại ngùng quấn bên chân mẹ, chẳng nỡ rời. Em cũng vậy. Nhìn ngôi trường ba tầng rộng lớn, em cảm thấy mình nhỏ bé làm sao! Mẹ khuyên em hãy bình tĩnh, vui vẻ và tập làm quen với chỗ đông người. Tuy đã rất cố gắng nhưng tim em vẫn đập thình thịch pha lẫn cảm xúc rất khó tả.
Một hồi trống vang lên giòn giã. Lễ khai giảng sắp bắt đầu. Các anh chị học sinh lớp lớn khăn quàng đỏ thắm trên vai đã xếp hàng ngay ngắn. Phụ huynh trao con cho các thầy cô giáo chủ nhiệm lớp Một. Đây đó nổi lên tiếng khóc thút thít, tiếng gọi mẹ nho nhỏ. Em không khóc nhưng nước mắt cũng rơm rớm quanh mi. Một nỗi xúc động khó tả dâng lên trong lòng. Em bịn rịn rời tay mẹ, cùng các bạn xếp hàng theo lớp.
Buổi khai giảng đầu tiên trong đời học sinh mới long trọng và trang nghiêm làm sao! Tiếng trống trường thôi thúc, náo nức lòng người. Lá cờ Tổ quốc bay phần phật trên đỉnh cột. Giáo viên và học sinh đứng nghiêm, mắt hướng về lá Quốc kỳ. Tiếng quốc ca vang vang trên sân trường rực nắng.
Cô Hiệu trưởng đọc lời khai giảng năm học. Sau đó cô dặn dò, khuyên nhủ chúng em nhiều điều. Cô chúc chúng em học tập ngày càng tiến bộ.
Buổi lễ kết thúc, chúng em theo cô Hồng về nhận lớp, Lớp Một A gồm bốn chục học sinh. Em rất vui khi gặp lại Sơn và Hải, hai bạn học chung ở trường Mẫu giáo Sơn Ca. Chỉ một lúc sau, em đã biết các bạn ngồi cùng bàn tên là Hoa, Tâm và Ngọc. Những câu chào hỏi rụt rè làm quen cùng những ánh mắt bỡ ngỡ thật dễ thương!
Tan học, mẹ đã đợi sẵn ở cổng trường. Ríu rít như chú chim non, em kể cho mẹ nghe những chuyện về buổi khai trường, cho đến bây giờ, những hình ảnh ấy vẫn hiện lên nguyên vẹn trước mắt em. Nó đã trở thành kỉ niệm đẹp đẽ không thể nào quên của thời thơ ấu.
Ngày đầu tiên khai trường, đó là cái ngày mà chắc hẳn không ai trong chúng ta có thể quên được. Cái ngày ấy đã đánh dấu sự kiện mỗi chúng ta bước vào con đường học tập. Năm nay tôi đã lên lớp 8, đã quá quen với không khí học đường, nhưng chợt nhìn thấy những em học sinh lớp một nắm tay bố mẹ dẫn đến trường, làm tôi thêm bồi hồi, xao xuyến và nhớ lại những kỉ niệm ngây thơ, bé bỏng của một cậu bé chập chững bước vào cổng trường trong bàn tay đầy tình thương của mẹ tôi.
Ấy là cái ngày mà tôi sẽ không bao giờ quên. Đó là một buổi sáng cuối thu êm đềm, bầu trời cao trong xanh có ánh nắng vàng tươi. Cái mùa thu ở quê tôi thật đặc biệt – mùa thu miền Trung – không se lạnh như ở miền Bắc hay quá nóng nực như ở miền Nam. Nó dịu ngọt và nhẹ nhàng. Quả đúng là thời điểm khiến cho người ta dễ nhớ. Phải chăng đây chính là lý do để mùa thu là mùa tựu trường? Tôi nao nao trong lòng những tưởng tượng ngây thơ với tâm trạng một đứa trẻ sắp đối diện với một sự kiện quan trọng. Thực ra lúc đó còn bé, chưa cảm nhận được mấy về ngày khai trường và cũng chẳng biết đó là ngày gì, nhưng thấy sự quan tâm, bận rộn của người lớn phần nào tôi cũng đã nhận ra có cái gì đó quan trọng. Hôm nay mẹ sẽ là người đưa tôi đến trường. Vùng quê tôi không phải ở thành thị, cũng chẳng phải một nơi nào giàu có, đó là một vùng quê mang đầy nét thôn quê và sự dân dã. Trên đường đi học, tôi thấy có rất nhiều các bạn học sinh cùng các bậc phụ huynh. Tôi để ý thấy từng nét mặt lo lắng trên mặt họ, trong đó có cả mấy đứa thường đi chơi với tôi, cùng với sự chu đáo của người lớn giống như mẹ tôi vậy. Điều đó càng làm tôi hiểu thêm về tầm quan trọng của ngày này, nhưng cũng chính vì đó mà khiến tôi càng thêm bận tâm. Tâm hồn tôi bấy giờ nặng trĩu nhưng rồi lại nhẹ nhàng như những cánh hoa tươi rực rỡ trong nắng mai cùng làn gió nhè nhẹ thổi qua, xoa dịu đi cái bồi hồi của tâm trạng.
Ô kìa, kia có phải là trường học, nơi mà tôi sẽ đến. Tôi lờ mờ nhận ra như vậy vì thấy nó khang trang và to lớn hơn bất cứ cái nhà nào mà tôi từng gặp. Mẹ xoa đầu tôi, nhẹ nhàng nói: “Con yêu, trường học của con đây rồi. Đây sẽ là nơi tu dưỡng đạo đức và kiến thức cho con”. Quả thực tâm trạng tôi mỗi lúc thay đổi. Bây giờ tôi không còn cảm thấy quá sợ nữa nhưng không hiểu sao chân tôi cứ díu lại. Dù vậy nhưng tôi vẫn cố nhảy theo những bước chân của mẹ. Đi được một đoạn thì ngôi trường đã hiện rõ trước mắt. Trước mặt tôi là một cái cổng trường to lớn với những chữ viết lằng nhằng khó hiểu. Xung quanh đó là hàng trăm các bạn học sinh khác cùng với biết bao tâm trạng, suy nghĩ. Bạn thì níu chân mẹ, người thì mếu máo. Chợt có tiếng khóc òa sau lưng tôi, tôi liền chạy lại úp mặt vào mẹ và cũng nghẹn ngào khó tả. Nước mắt tôi đã dưng dưng đến tận cổ họng. Mẹ an ủi tôi cùng những lời nói ngọt ngào, làm tôi lấy lại can đảm lau nhẹ nước mắt và mồ hôi, đứng thẳng người. Cùng lúc đó, có một cô giáo đi lại phía tôi. Tôi ngơ ngác nhìn thì cô nhẹ nhàng cất tiếng nói: “Chị cho cháu vào lớp đi. Đó là lớp của em” Giọng nói ấm ấm, thanh thanh mà ngọt ngào của cô đã khiến tôi không còn cảm giác sợ hãi nữa. Cô nhẹ nhàng nắm tay tôi dắt vào lớp, tôi đi theo sau cô và cảm nhận mùi thơm từ tà áo dài của cô.
Cô bảo: “Lớp mình ở đây. Tý nữa ra tập trung khai giảng xong thì về đây học”. Bỗng có hồi trống cái vang lên làm tôi giật nảy mình ôm chầm lấy cô giáo. Cô giáo cười, xoa đầu tôi bảo: “Đấy là tiếng trống trường. Trống báo đã đến giờ tập trung rồi”. À, thế ra đấy là tiếng trống trường. Từ trước tôi vẫn chỉ nghe tiếng trống cơm bung bung nhỏ bé của những đêm rằm Trung thu nào đã được nghe tiếng trống trường bao giờ. Sáng ấy, lần đầu tiên tiếng trống trường dội vào lòng tôi – tiếng trống rộn ràng, giục giã, nao nức khiến tim tôi cũng muốn nhảy nhót và lòng tôi hồi hộp muốn khóc lên. Tiếng trống đầu đời đi học ấy – ai ngờ sẽ là nguồn cảm xúc đi theo tôi suốt cuộc đời học tập. Rồi chúng tôi xếp hàng trước lá cờ đỏ sao vàng. Một thầy giáo hô chào cờ rất to. Chúng tôi đứng im phăng phắc mà không hát vì lúc đó hầu hết đều chưa biết bài hát Quốc ca. Chỉ sau đấy vào lớp, tiết học đầu tiên cô giáo mới dạy bài hát Quốc ca. Chúng tôi hát rất say sưa, hát hào hùng, thuộc rất nhanh vì cô giáo bảo để sau này mỗi lần chào cờ chúng tôi sẽ hát dưới cờ chứ không đứng im như hôm nay.
Tôi chẳng rõ mình ngồi trong lớp học từ khi nào, tôi ngước nhìn ra ngoài cửa sổ và tìm hình dáng thân thương của mẹ tôi trong lớp người chen chúc cố gắng dặn dò con cái cẩn thận trước khi ra cổng trường. Mẹ cũng nhẹ nhàng nói với tôi: “Con cố gắng ở lại ngoan nhé, trưa mẹ đón về”. Câu nói ấy của mẹ khiến tôi không còn lo sợ gì nữa. Bỗng tôi lại nghe thấy giọng nói ngọt ngào khi nãy vang lên. Thì ra cô giáo đang giới thiệu về mình. Thực sự bây giờ trong lòng tôi không còn một mối bận tâm nào nữa, tôi hoàn toàn bình tĩnh và chúng tôi đang bắt đầu làm quen với cô giáo. Các bạn đã hết bỡ ngỡ, bắt đầu đùa nghịch và làm quen với nhau. Bàn ghế thơm mùi gỗ mới, bảng đen, bục giảng, cô giáo, ảnh Bác Hồ tất cả đều làm tôi tò mò, háo hức. Người bạn ngồi cạnh tôi béo tròn nhưng trắng trẻo và có nụ cười tươi làm quen với tôi. Bạn khoe đã đọc được mấy chữ cô giáo ghi trên bảng. Chúng tôi líu lo nói chuyện được một lúc thì giờ học đã bắt đầu. Cô dặn dò nhiều, đi kiểm tra sách vở và dạy cách cầm bút cho cả lớp. Giọng nói cô trầm ấm và khỏe khoắn làm tôi tin tưởng. Rất tự nhiên, tôi cảm thấy gắn bó với lớp mới. Tôi tròn mồm đọc những chữ a, b, c bằng cả tấm lòng tôi, bằng tình yêu thương của gia đình, bố mẹ và cô giáo. Nắng ghé qua cửa lớp xem chúng tôi học. Những tia nắng ấm như trong truyện cổ tích bà kể hàng đêm.
Với tôi, nếu không có ngày khai trường đầu tiên đi học chữ – phút đầu tiên được “thưa cô giáo”, lần đầu tiên nghe tiếng trống trường và đứng dưới lá cờ tổ quốc hát quốc ca ấy tôi sẽ có gì sâu sắc với mái trường và tuổi thơ nhỉ? Tâm hồn tôi sẽ nghèo đi biết chừng nào. Những kỷ niệm đẹp đẽ trong ngày khai trường đầu tiên ấy đã góp phần bồi đắp nên tâm hồn thơ của tôi đấy thơ ơi!
Xem thêm:
- Thành ngữ, tục ngữ là gì? Cách phân biệt và ví dụ về thành ngữ và tục ngữ
- Trợ từ là gì? Thán từ là gì? Cách đặt câu với trợ từ và thán từ
- Những mẫu thơ về cô giáo tiểu học ngắn, dài ,hay, ý nghĩa
Trên đây Bamboo đã giới thiệu tới mọi người dàn ý và những bài văn kể lại kỉ niệm ngày đầu tiên đi học. Hy vọng với bài viết này sẽ giúp bạn có thêm nhiều ý tưởng và nội dung hay cho bài viết của mình. Chúc bạn học tốt!
Dãy bit là gì? Dãy bit bao gồm những kí tự nào và sử dụng dãy bit để làm gì?
Là người thường xuyên sử dụng máy vi tính nhưng bạn đã từng nghe tới thuật ngữ Bit và Byte chưa? Vậy thì Bit là gì và Byte là gì? Và đơn vị đo lường thông tin của hai đơn vị này như thế nào? 1 byte sẽ bằng bao nhiêu bit? Chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu và giải đáp thắc trong bài viết dưới đây nhé.
Bits là gì? Byte là gì? 1 byte bằng bao nhiêu bit
Bit là tên được viết tắt của cụm từ Binary Digit dùng để đo tốc độ truyền tải của thông tin qua mạng viễn thông. Đây chính là đơn vị cơ bản của thông tin, được tính theo hệ cơ số nhị phân là (0 và 1).
Tuy nhiên, trên thực tế thì bit là đơn vị nhỏ nhất được dùng để biểu diễn thông tin trong máy tính. Song, hệ số nhị phân đã trở thành một phần kiến tạo căn bản trong máy tính ngày nay. Bên cạnh đó, ngôn ngữ giao tiếp cấp thấp vẫn sử dụng hệ đếm cơ số hai này.

Bits là gì?
Byte là đơn vị lưu trữ dữ liệu trong bộ nhớ của máy tính. Nếu xét về phương diện thông tin trong máy tính, thì bit là đơn vị nhỏ nhất, còn byte là đơn vị có bộ nhớ nhỏ nhất trong việc xử lý thông tin. Byte được sử dụng để mô tả dãy số bit cố định, do Werner Buchholz đã đưa ra trong thời gian ban đầu thiết kế.
1 byte = 8 bit, được biểu thị dưới 256 giá trị khác nhau từ (2^8) = 256 hoặc số phải có dấu từ -128 đến 127. Tuy nhiên, ở một số máy tính cũ hơn như IBM 1401 thì chỉ được dùng 6 bit trong một byte. Đến cuối năm 1956, thì quy chuẩn về byte 8 bit mới được thiết lập
Dãy bit là gì? Dãy bit còn được gọi là gì
Dãy bit là dãy gồm những ký hiệu 0 và 1. Ngoài tên gọi còn có tên gọi Binary Digit, thì dãy bit còn được gọi với tên khác là dãy nhị phân.

Dãy bit là gì? Dãy bit còn được gọi là gì
Máy tính sử dụng dãy bit để làm gì?
Có thể nói, dãy bit được xem là một ngôn ngữ riêng trong lập trình. Bởi vì đối với những chữ cái hoặc ký tự thông thường, máy tính sẽ không thể dễ dàng tiếp nhận được. Muốn máy tính hiểu và nắm bắt được các thông tin, thì bắt buộc phải có một quy trình để chuyển hóa các thông tin này thành dãy số bao gồm các số 0 và 1. Mỗi ký tự mà chúng ta nhìn thấy và đọc hiểu sẽ tương ứng với một chữ số nhị phân 0 hoặc 1.
Do vậy, máy tính sử dụng dãy bit chính là để biểu diễn thông tin. Các thông tin ở đây là những ký tự, giá trị của các con số, văn bản, âm thanh, hình ảnh,…

Máy tính sử dụng dãy bit để làm gì?
Dãy bit bao gồm những ký tự nào?
Kí hiệu của Bit là chữ “b” không có viết hoa. Một dãy bit chỉ tương ứng xác định duy nhất. Bởi vì trong máy tính đều có sẵn những dãy bit để biểu diễn ký tự trên màn hình.

Dãy bit bao gồm những ký tự nào?
Tổng hợp các câu hỏi trắc nghiệm bài 3: thông tin trong máy tính
Nội dung câu trắc nghiệm
Câu 1: Thông tin trong máy tính được biểu diễn dưới dạng gì?
- A. Kí hiệu
- B. Hình ảnh
- C. Âm thanh và hình ảnh
- D. Dãy bit
Câu 2: Một MB xấp xỉ bao nhiêu byte?
- A. Một triệu byte
- B. Một nghìn byte
- C. Một tỷ byte
- D. Một nghìn tỷ byte
Câu 3: Đơn vị đo dung lượng thông tin nhỏ nhất là gì?
- A. Byte
- B. Digit
- C. Kilobyte
- D. Bit
Câu 4: Bao nhiêu “bit” tạo thành một “byte”?
- A. 8
- B. 9
- C. 32
- D. 36
Câu 5: Có bao nhiêu “byte” tạo thành một “Kilobyte”?
- A. 8
- B. 64
- C. 1024
- D. 2048
Câu 6: Một GB xấp xỉ bao nhiêu byte?
- A. Một nghìn byte
- B. Một triệu byte
- C. Một tỷ byte
- D. Một nghìn tỷ byte
Câu 7: khả năng lưu trữ của một thiết bị nhớ là?
- A. Dung lượng nhớ
- B. Khối lượng nhớ
- C. Thể tích nhớ
- D. Năng lực nhớ
Câu 8: Thẻ nhớ sau có dung lượng là bao nhiêu?
- A. 32MB
- B. 32 KB
- C. 32 GB
- D. 32 B
Câu 9: Đĩa quang kỹ thuật số (DVD) thường được dùng để lưu trữ video, có dung lượng từ
- A. 4,7 GB đến 17 GB
- B. 4,8 GB đến 18 GB
- C. 4,9 GB đến 19 GB
- D. Cả ba đáp án trên đều sai
Câu 10: Cho thông tin về dung lượng ổ đĩa C như hình bên dưới:
Phát biểu nào sau đây là đúng:
- A. Ổ đĩa C đã dùng 8,93GB
- B. Tổng dung lượng ổ đĩa C là 64,9GB
- C. Ổ đĩa C đã dùng 64,9GB
- D. Ổ đĩa C còn trống 64,9 GB
Câu 11: Dữ liệu trong máy tính được mã hóa thành dãy bit vì:
- A. Dãy bit đáng tin cậy hơn
- B. Máy tính chỉ làm việc với hai ký tự 0 và 1
- C. Dãy bit được xử lý dễ dàng hơn
- D. Dãy bit chiếm ít dung lượng nhớ hơn
Câu 12: Chọn câu sai trong các câu sau:
- A. 1KB xấp xỉ một nghìn byte
- B. Ổ đĩa cứng của các máy tính hiện nay chỉ có dung lượng từ 2GB đến 16GB
- C. Bit là đơn vị đo thông tin nhỏ nhất
- D. Máy tính sử dụng dãy bit để biểu diễn số, hình ảnh, văn bản và âm thanh
Câu 13: Dãy bit “011111110” là của hàng nào trong hình dưới đây (quy ước: màu đen là 1 và màu trắng là 0).
- A. Hàng 2, hàng 4 từ trên xuống
- B. Hàng 2, hàng 5 từ trên xuống
- C. Hàng 3, hàng 4 từ trên xuống
- D. Hàng 4, hàng 5 từ trên xuống
Câu 14: Chuyển đổi hàng thứ 2 của hình dưới đây thành 1 dãy bit (quy ước: màu đen là 1 và màu trắng là 0).
- A. 110001100
- B. 101110001
- C. 011000110
- D. 001110011
Câu 15: Cho dãy bóng như hình bên dưới, coi mỗi bóng đèn là 1 bit (với hai trạng thái sáng/ tắt, quy ước: 0 là trạng thái tắt của bóng đèn, 1 là trạng thái sáng của bóng đèn).
Chuyển trạng thái sáng/tắt của tất cả bóng đèn theo thứ tự trong hình thành dãy bit:
- A. 01111001
- B. 01101001
- C. 01101010
- D. 01101100
Câu 16: Giả sử một bức ảnh chụp bằng một máy ảnh chuyên nghiệp có dung lượng khoảng 12MB. Vậy thẻ nhớ 16GB có thể chứa bao nhiêu bức ảnh?
- A. Khoảng dưới 1300 bức ảnh
- B. Khoảng 1420 bức ảnh
- C. Khoảng 1365 bức ảnh
- D. Khoảng 1356 bức ảnh
Câu 17: Một thẻ nhớ 4GB lưu trữ được khoảng bao nhiêu ảnh 512KB?
- A. 2 nghìn ảnh
- B. 4 nghìn ảnh
- C. 8 nghìn ảnh
- D. 8 triệu ảnh
Câu 18: Giả sử mỗi giờ phim chiếm khoảng 5GB, mỗi bộ phim có độ dài trung bình 1,5 giờ. Vậy một ổ cứng 2TB chứa được bao nhiêu bộ phim?
- A. Khoảng 341 bộ phim
- B. Khoảng 340 bộ phim
- C. Khoảng 339 bộ phim
- D. Khoảng 338 bộ phim
Câu 19: Giả sử một trang sách gồm các văn bản và hình ảnh được lưu trữ ở máy tính có dung lượng là 5MB. Hỏi với đĩa cứng có dung lượng là 5GB thì có thể lưu trữ được tối đa bao nhiêu trang sách như vậy?
- A. 1000 trang
- B. 1024 trang
- C. 1042 trang
- D. 1440 trang
Cho bảng mã sau để trả lời câu hỏi 20,21
Kí tự | A | B | C | 6 | 7 |
Dãy bit biểu diễn | 01000001 | 01000010 | 01000011 | 00000110 | 00000111 |
Câu 20: Hãy mã hóa cụm kí tự 7BC sang dãy bit:
- A. 00000111 01000010 01000011
- B. 01000011 00000111 01000010
- C. 01000010 00000111 01000011
- D. 01000010 00000111 00000111
Câu 21: Hãy mã hóa cụm kí tự 67A sang dãy bit:
- A. 00000110 01000001 00000111
- B. 00000111 00000110 01000001
- C. 00000110 00000111 01000001
- D. 00000110 00000110 00000111
Đáp án bài tập dãy bit là gì lớp 6
1D, 2A, 3D, 4A, 5C, 6C, 7A, 8C, 9A, 10B, 11B,12B, 13C, 14C, 15B, 16C, 17C, 18A, 19B, 20A, 21C
Xem thêm:
- Tổng hợp đề thi tin học trẻ tiểu học, THCS, THPT có đáp án
- Cách tính điểm trung bình môn THCS, THPT, Đại học chi tiết, mới nhất
- Cách tính trung bình cộng và các bài toán trung bình cộng cơ bản và nâng cao
Mong rằng thông qua bài viết sẽ giúp các bạn có thể phân biệt được 2 khái niệm dãy bit là gì? Biết chúng được sử dụng với mục đích gì, ở đâu,… Từ đó, giúp cho vốn kiến thức về máy tính của các bạn được bao quát hơn.
Tổng hợp công thức hóa học 12 ôn tập cả năm đầy đủ chi tiết nhất
Chương trình hóa học lớp 12 tương đối dễ nắm bắt nhưng sẽ rất khó nếu như các em bị hụt bài hoặc không theo kịp. Nhằm củng cố kiến thức cho các em theo cách đơn giản nhất, Bamboo đã tổng hợp lại tất cả các công thức hóa học 12 chi tiết nhất trong bài viết dưới đây. Đối với môn học có lượng kiến thức lớn, sẽ dễ hơn rất nhiều nếu các em hiểu và nắm rõ phần lý thuyết cơ bản trước khi “nuốt trọn” các công thức liên quan. Hãy cùng Bamboo tìm hiểu để tải ngay file PDF tổng hợp các công thức cực dễ ôn tập nhé!
Chương 1: Este – Lipit
- Công thức tổng quát của este no, đơn chức, hở:
- Tính số đồng phân este đơn chức no:
- Tính số triglixerit tạo bởi glixerol với các axit cacboxylic béo:
Chương 2: Cacbohiđrat
1. Công thức chung của cacbohiđrat:
2. Công thức cụ thể của một số cacbohiđrat:
- Tinh bột (hoặc Xenlulozơ):
- Glucozơ (hoặc Fructozơ):
- Saccarozơ (hoặc Mantozơ):
Chương 3: Amin, Amino axit và Protein
- Công thức tổng quát amin no, đơn chức, hở:
- Tính số đồng phân amin đơn chức no:
- Tính số đi, tri, tetra…, n peptit tối đa tạo bởi hỗn hợp gồm x amino axit khác nhau:
- Tính khối luợng amino axit A (chứa n nhóm NH2 và m nhóm COOH ) khi cho amino axit này vào dung dịch chứa a mol HCl, sau đó cho dung dịch sau phản ứng tác dụng vừa đủ với b mol NaOH:
- Tính khối luợng amino axit A (chứa n nhóm NH2 và m nhóm COOH ) khi cho amino axit này vào dung dịch chứa a mol NaOH, sau đó cho dung dịch sau phản ứng tác dụng vứa đủ với b mol HCl:
Chương 4: Polime và vật liệu polime
Công thức tính hệ số trùng hợp polime
Giả sử polime có dạng (-A-)n
Ta có:
Chương 5: Đại cương về kim loại
1. Dãy hoạt động hóa học của kim loại

Dãy hoạt động hóa học của kim loại và ý nghĩa
2. Quy tắc anpha
- Giả sử có hai cặp oxi hóa khử: Xx+/ X và Yy+/Y (trong đó cặp Xx+/ X đứng trước cặp Yy+/Y trong dãy điện hóa).
- Áp dụng quy tắc alpha
Phản ứng xảy ra theo chiều mũi tên như sau:
3. Công thức biểu diễn định luật Faraday
Trong đó:
- m: Khối lượng chất thu được ở điện cực, tính bằng gam.
- A: Khối lượng mol nguyên tử của chất thu được ở điện cực.
- n: Số electron mà nguyên tử hoặc ion đã cho hoặc nhận.
- I: Cường độ dòng điện, tính bằng ampe (A).
- t: Thời gian điện phân, tính bằng giây (s).
- F: Hằng số Faraday (F = 96 500 Culong/mol)
Chương 6: Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm
1. Tính lượng kết tủa xuất hiện khi hấp thụ hết lượng CO2 vào dd Ca(OH)2 hoặc Ba(OH)2:
2. Tính lượng kết tủa xuất hiện khi hấp thụ hết lượng CO2 vào dd chứa hỗn hợp NaOH và Ca(OH)2 hoặc Ba(OH)2:
- Trước hết tính:
- Sau đó so sánh với nBa2+ hoặc nCa2+ để xem chất nào phản ứng hết
3. Tính thể tích CO2 cần hấp thụ hết vào dd Ca(OH)2 hoặc Ba(OH)2 thu được lượng kết tủa theo yêu cầu:
Trường hợp 1: nCO2 = n↓
Trường hợp 2: nCO2 = nOH- – n↓
4. Tính Vdd NaOH cần cho vào dd Al3+ để xuất hiện lượng kết tủa theo yêu cầu:
Trường hợp 1: nOH- = 3n↓
Trường hợp 2: nOH- = 4nAl3+ – n↓
Kết quả trên tương ứng với hai trường hợp NaOH dùng thiếu và NaOH dùng dư.
- Trường hợp 1 ứng với kết tủa chưa đạt cực đại;
- Trường hợp 2 ứng với kết tủa đã đạt cực đại sau đó tan bớt một phần.
5. Tính Vdd HCl cần cho vào dd Na[Al(OH)]4 (hoặc NaAlO2) để xuất hiện lượng kết tủa theo yêu cầu:
Trường hợp 1: nH+ = n↓
Trường hợp 2: nH+ = 4nNa[Al(OH)]4- – 3n↓
Chương 7: Sắt và một số kim loại quan trọng
1. Tính khối lượng muối sunfat thu được khi hoà tan hết hỗn hợp kim loại bằng H2SO4 loãng giải phóng H2:
2. Tính khối lượng muối clorua thu được khi hoà tan hết hỗn hợp kim loại bằng dd HCl giải phóng H2:
3. Tính khối lượng muối sunfat thu được khi hoà tan hết hỗn hợp oxit kim loại bằng H2SO4 loãng:
4. Tính khối lượng muối clorua thu được khi hoà tan hết hỗn hợp oxit kim loại bằng dd HCl:
5. Tính khối lượng muối clorua thu được khi hoà tan hết hỗn hợp kim loại bằng dd HCl vừa đủ:
6. Tính khối lượng muối sunfat thu được khi hoà tan hết hỗn hợp các kim loại bằng H2SO4 đặc, nóng giải phóng khí SO2:
7. Tính khối lượng muối sunfat thu được khi hoà tan hết hỗn hợp các kim loại bằng H2SO4 đặc, nóng giải phóng khí SO2, S, H2S:
8. Tính số mol HNO3 cần dùng để hòa tan hỗn hợp các kim loại:
Lưu ý:
- Không tạo ra khí nào thì số mol khí đó bằng 0.
- Giá trị nHNO3 không phụ thuộc vào số kim loại trong hỗn hợp.
- Công thức này chỉ dùng khi cho hỗn hợp kim loại tác dụng với HNO3.
- Chú ý khi tác dụng với Fe3+ vì Fe khử Fe3+ về Fe2+ nên số mol HNO3 đã dùng để hoà tan hỗn hợp kim loại nhỏ hơn so với tính theo công thức trên. Vì thế phải nói rõ HNO3 dư bao nhiêu %.
9. Tính số mol H2SO4 đặc, nóng cần dùng để hoà tan 1 hỗn hợp kim loại dựa theo sản phẩm khử SO2 duy nhất:
10. Tính khối lượng muối nitrat kim loại thu được khi cho hỗn hợp các kim loại tác dụng HNO3 (không có sự tạo thành NH4NO3):
Lưu ý:
- Không tạo ra khí nào thì số mol khí đó bằng 0.
- Nếu có sự tạo thành NH4NO3 thì cộng thêm vào mNH4NO3 có trong dd sau phản ứng.
11. Tính khối lượng muối thu được khi cho hỗn hợp sắt và các oxit sắt tác dụng với HNO3 dư giải phóng khí NO:
12. Tính khối lượng muối thu được khi hoà tan hết hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 bằng HNO3 đặc, nóng, dư giải phóng khí NO2:
Lưu ý:
- Hỗn hợp không nhất thiết phải đủ bốn chất vẫn có thể áp dụng được công thức.
- Dạng toán này, HNO3 phải dư để muối thu được là Fe (III). Không được nói HNO3 vừa đủ vì có thể phát sinh Fe dư khử Fe3+ về Fe2+ :
- Nếu giải phóng hỗn hợp NO và NO2 thì công thức là:
13. Tính khối lượng muối thu được khi hoà tan hết hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 bằng H2SO4 đặc, nóng, dư giải phóng khí SO2:
Lưu ý: Hỗn hợp không nhất thiết phải đủ 4 chất vẫn có thể áp dụng được công thức.
14. Tính khối lượng sắt đã dùng ban đầu, biết oxi hoá lượng sắt này bằng oxi được hỗn hợp rắn X. Hoà tan hết rắn X trong HNO3 loãng dư được NO:
15. Tính khối lượng sắt đã dùng ban đầu, biết oxi hoá lượng sắt này bằng oxi được hỗn hợp rắn X. Hoà tan hết rắn X trong HNO3 loãng dư được NO2:
16. Tính thể tich khí NO (hoặc NO2) thu được khi cho hỗn hợp sản phẩm sau phản ứng nhiệt nhôm (hoàn toàn hoặc không hoàn toàn) tác dụng với HNO3:
17. Tính m gam Fe3O4 khi dẫn khí CO qua, nung nóng một thời gian, rồi hoà tan hết hỗn hợp rắn sau phản ứng bằng HNO3 loãng dư được khí NO là duy nhất:
18. Tính m gam Fe3O4 khi dẫn khí CO qua, nung nóng một thời gian, rồi hoà tan hết hỗn hợp rắn sau phản ứng bằng H2SO4 đặc, nóng, dư được khí SO2 là duy nhất:
Lưu ý:
Khối lượng Fe2O3 khi dẫn khí CO qua, nung nóng một thời gian, rồi hoà tan hết hỗn hợp rắn sau phản ứng bằng H2SO4 đặc, nóng, dư được khí SO2 là duy nhất:
Một số công thức tính nhanh đồng phân dễ nhớ
Số đồng phân ancol đơn chức no CnH2n+2O:
Công thức: Số ancol CnH2n+20 = 2n-2 (n = 6)
Ví dụ : Tính số đồng phân ancol no, đơn chức, mạch hở từ
C3 – C5 C3H7OH: 23-2 = 2 đồng phân.
Số đồng phân amin đơn chức no CnH2n+3N
Công thức: Số amin CnH2n+3N = 2n-1 (n = 5)
Cách tính số đồng phân Ankin CnH2n-2 (n ≥ 2)
Mẹo tính nhanh đồng phân ankin:
Xét 2C mang nối ba, mỗi C sẽ ghép với 1 nhóm thế (giống | hoặc khác nhau).
Ví dụ với C4H6: Trừ đi 2C mang nối ba sẽ còn 2C và H là nhóm thế. C1 C2 1C 1C 1H đồng phân 2C H1 đồng phân. Ta có 2 đồng phân ankin.
Số đồng phân axit cacboxylict đơn chức no CnH2nO2
Công thức: Số axit CnH2nO2 = 2n-3 (n < 7)
Số đồng phân andehit đơn chức no CnH2nO
Công thức: Số andehit CnH2nO = 2n-3 (n < 7)
Áp dụng: Tính số đồng phân anđehit sau: C3H6O, C4H8O
C3H60, C4H8O là công thức của anđehit no, đơn chức, mạch hở.
Với C3H60: 23-3 = 1 đồng phân: CH3CH2CHO
Với C4H80: 24-3 = 2 đồng phân: CH3CH2CH2CHO; (CH3)2CHCHO
Số đồng phân este đơn chức no CnH2nO2
Công thức: Số este CnH2n02 = 2n-2 (n < 5)
Dãy điện hóa cần nhớ
K Na Ba Ca Mg Al Zn
Khi Nào Bà Con May Áo Dài
Fe Ni Sn Pb H
Phái Người Sang Phố Hỏi
Cu Hg Ag Pt Au
Cửa Hiệu Á Phi Âu.
Hoặc chúng ta cũng có thể sử dụng mẹo học thuộc dãy điện hóa khác
Lúc khác Ba Cần Nên Mang Áo Giáp Có Sắt2/Sắt Nên sang Phố Sắt3/Sắt Hỏi cửa Hàng Sắt3/Sắt2 Hiệu Á Phi Âu
Li−K−Ba−Ca−Na−Mg−Al−Zn−Cr−Fe2+/Fe−Ni−Sn−Pb−Fe3+/Fe−H−Cu−Hg− Fe3+/ Fe2+−Hg−Ag−Pt−Au
Tải file tổng hợp công thức hoá học 12 đầy đủ nhất
[button size=”medium” style=”secondary” text=”TẢI NGAY CÔNG THỨC HOÁ 12″ link=”https://drive.google.com/file/d/1cDweOUwR7yLSYAa7_6pwIKsSL7CDUwO_/view?usp=sharing” target=””]
Xem thêm:
- Công thức hóa học là gì? Tổng hợp công thức hóa học lớp 8, 9, 10 đầy đủ nhất
- Thể tích là gì? Công thức tính thể tích hóa học và các bài tập có giải
- Nồng độ dung dịch là gì? Công thức tính nồng độ dung dịch và các bài tập cơ bản có giải
Với bài viết tổng hợp công thức hóa học 12 của Bamboo trên đây. Hy vọng các bạn có thể dễ dàng nắm vững kiến thức của chương trình học lớp 12 và chuẩn bị tốt nhất cho kì thi tốt nghiệp nhé! Các bạn có thể các em cùng tham khảo thêm một số tài liệu hữu ích liên quan đến những môn học khác trong quá trình học tập.
Giáo dục Tiểu học là gì? Những điều cần biết và cơ hội của ngành Giáo dục Tiểu học
Giáo dục Tiểu học được biết đến là một trong những giai đoạn quan trọng nhất để hình thành nên kiến thức của các em học sinh. Vậy vì sao giáo dục tiểu học quan trọng đến thế và tìm hiểu những điều cần biết và cơ hội của ngành Giáo dục Tiểu học.
Giáo dục Tiểu học là gì?
Giáo dục Tiểu học và ngành Giáo dục Tiểu học
Giáo dục Tiểu học là giai đoạn thứ nhất của bậc giáo dục bắt buộc. Đây là bậc giáo dục cho trẻ em từ lớp một tới hết lớp năm. Được xem là bậc học quan trọng đối với sự phát triển của trẻ em cũng như là khoảng thời gian hình thành nhân cách và năng lực.
Giáo dục tiểu học là ngành học đào tạo nên những giáo viên có đầy đủ phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt, phù hợp trong công tác giảng dạy và đào tạo các em học sinh ở bậc tiểu học một cách có trách nhiệm và bài bản.
Mục tiêu và vai trò của ngành Giáo dục Tiểu học
Mục tiêu của ngành Giáo dục Tiểu học chính là đào tạo ra các cử nhân chuyên ngành Giáo dục Tiểu học có đầy đủ năng lực chuyên môn cũng như phẩm chất đạo đức để có thể trở thành người truyền đạt tri thức và trí tuệ cho học sinh.
Vai trò của ngành Giáo dục Tiểu học cũng quan trọng không kém khi phải là nâng cao chuyên môn và kỹ năng cũng như nghiệp vụ sư phạm của các sinh viên theo học ngành này trong tình hình đất nước đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Khối thi và điểm chuẩn của ngành Giáo dục Tiểu học
Vậy để có thể theo học ngành Giáo dục Tiểu học thì học sinh cần ôn luyện các môn thi của khối nào? Và đâu là điểm chuẩn của ngành Giáo dục Tiểu học
Các khối xét tuyển và tổ hợp môn thi
Các khối xét tuyển ngành Giáo dục tiểu học thông thường bao gồm:
- Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)
- Khối A01 (Toán, Lý, Anh)
- Khối C00 (Văn, Sử, Địa)
- Khối C01 (Văn, Toán, Vật lí)
- Khối D01 (Văn, Toán, Anh)

Khối thi và điểm chuẩn của ngành Giáo dục Tiểu học
Điểm chuẩn ngành Giáo dục Tiểu học
Hiện nay mức điểm chuẩn của ngành Giáo dục Tiểu học không cố định mà sẽ thay đổi theo từng năm và phụ thuộc vào chất lượng thi của thí sinh với mỗi khối thi. Mức điểm chuẩn sẽ dao động trong khoảng từ 18 đến 25 điểm, tùy theo từng ngành và chuyên ngành. Điểm xét tuyển vào ngành Giáo dục Tiểu học sẽ dựa vào điểm của kỳ thi THPT Quốc gia.
Top các trường đào tạo ngành Giáo dục Tiểu học (kèm điểm chuẩn 2021)
Đây là một trong những ngành đào tạo hot của nhiều trường ở nước ta, do nhu cầu tuyển dụng cũng khá nhiều. cũng như nghề giáo viên rất được xã hội coi trọng và yêu quý.
Một số trường đào tạo về ngành Giáo dục Tiểu học có chất lượng cao như:
- Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
- Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2
- Trường ĐH Sư phạm Huế
- Trường ĐH Sư phạm TP.HCM
- Trường ĐH Sư phạm – ĐH Đà Nẵng
- Trường ĐH Sư phạm Đồng Nai,…
Có rất nhiều trường đào tạo, song chất lượng giảng dạy cũng có phần khác biệt, lựa chọn được ngôi trường phù hợp với năng lực của bản thân là cách tốt nhất để đạt kết quả học tập và rèn luyện tốt nhất cho mình.
Chương trình đào tạo ngành Giáo dục Tiểu học
Chương trình đào tạo ngành Giáo dục tiểu học sẽ giúp sinh viên trang bị đầy đủ các kiến thức cùng kỹ năng sư phạm chuyên nghiệp về giảng dạy và đào tạo. Qua đó có thể hoạch định, lên kế hoạch tổ chức giáo dục và dạy học, cũng như có được năng lực nghiên cứu, bổ sung kiến thức và tư duy, sáng tạo.
Dưới đây là khung chương trình đào tạo ngành Giáo dục tiểu học của trường Đại học Sài Gòn, mời quý phụ huynh và các bạn học sinh cùng tham khảo:

Chương trình đào tạo ngành Giáo dục Tiểu học
I. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG
- Những nguyên lí cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin
- Tư tưởng Hồ Chí Minh
- Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Tiếng Anh I
- Tiếng Anh II
- Tiếng Anh III
- Giáo dục thể chất I
- Giáo dục thể chất II
- Giáo dục thể chất III
- Giáo dục quốc phòng I
- Giáo dục quốc phòng II
- Giáo dục quốc phòng III
- Pháp luật đại cương
II. KIẾN THỨC CƠ SỞ
- Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục
- Giáo dục học đại cương
- Cơ sở văn hóa Việt Nam
- Tâm lí học đại cương
- Công tác đội TNTP Hồ Chí Minh
- Sinh lí trẻ em lứa tuổi tiểu học
- Tâm lí học lứa tuổi tiểu học và tâm lí học sư phạm
- Quản lí hành chính nhà nước và quản lý ngành Giáo dục – Đào tạo
- Đại cương văn học Việt Nam
- Lí luận văn học
- Ứng dụng xác xuất thống kê ở trường tiểu học
- Học phần tự chọn (8/29 tín chỉ)
- Giáo dục môi trường
- Tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học các môn tự nhiên – xã hội
- Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
- Dạy học tích hợp kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
- Giới thiệu danh nhân văn hóa cho học sinh tiểu học
- Giới thiệu danh nhân văn hóa Nam bộ
- Phát triển ngôn ngữ cho học sinh tiểu học trên bình diện trường tự vựng ngữ nghĩa
- Phát triển năng lực viết câu cho học sinh tiểu học bằng phép cải biến
III. KHỐI KIẾN THỨC NGÀNH
- Học phần bắt buộc: 26/34 tín chỉ
- Tập hợp logic
- Kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục ở tiểu học
- Cấu trúc đại số
- Số học
- Tiếng Việt 1
- Tiếng Việt 2
- Tiếng Việt 3
- Văn học thiếu nhi
- Cơ sở tự nhiên – xã hội 1
- Cơ sở tự nhiên – xã hội 2
- Tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục ở trường tiểu học
- Học phần tự chọn (8/34 tín chỉ)
- Âm nhạc
- Mỹ thuật
- Phương pháp dạy học âm nhạc
- Phương pháp dạy học Mỹ thuật
- Thực tế giáo dục và dạy học 1
- Thực tế giáo dục và dạy học 2
- Thực tế giáo dục và dạy học 3
- Thực tế giáo dục và dạy học 4
- Dạy học Tiếng Việt theo hình thức giao tiếp
- Sử dụng ngôn ngữ giao tiếp trong trường tiểu học
- Dạy học truyện dân gian ở trường tiểu học
- Ứng dụng sơ đồ tư duy vào dạy học tập đọc
IV. KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH
- Học phần bắt buộc
- Phương pháp dạy học Toán 1
- Phương pháp dạy học Toán 2
- Phương pháp dạy học Toán 3
- Rèn kĩ năng sử dụng tiếng Việt
- Phương pháp dạy học Tiếng Việt 1
- Phương pháp dạy học Tiếng Việt 2
- Phương pháp dạy học Tiếng Việt 3
- Phương pháp dạy học Tự nhiên – Xã hội 1
- Phương pháp dạy học Tự nhiên – Xã hội 2
- Thủ công – Kỹ thuật và Phương pháp dạy học thủ công – kỹ thuật
- Đạo đức và phương pháp giáo dục đạo đức
- Thực hành Sư phạm 1
- Thực hành Sư phạm 2
- Thực hành Sư phạm 3
- Thực hành Sư phạm 4
V. THỰC TẬP, THỰC TẾ
- Thực tập sư phạm 1
- Thực tập sư phạm 2
- Thực tế bộ môn
VI. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP/HỌC PHẦN THAY THẾ
Cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học
Cơ hội cho ngành Giáo dục Tiểu học là rộng mở do tình trạng thiếu hụt nhân lực trên cả. Cùng với đó là sự xuất hiện ngày càng nhiều của các trường dân lập, tư thục, quốc tế. Giáo viên sư phạm ngày nay cũng không chỉ gói gọn trong các hệ thống trường công lập như xưa mà còn mở rộng phạm vi sang các trường dân lập, tư thục và các hệ thống các trường song ngữ, quốc tế.
Sau khi tốt nghiệp, tân cử nhân ngành Giáo dục Tiểu học có thể làm tại:
- Giáo viên dạy các môn chính đối với các trường từ bậc tiểu học đến giảng viên giảng dạy chuyên ngành Giáo dục Tiểu học tại các trường đại học, cao đẳng.
- Nghiên cứu sinh tại các trung tâm nghiên cứu, viện nghiên cứu trực thuộc ngành Giáo dục, phát triển giáo dục.
- Cán bộ làm việc trong hệ thống quản lý giáo dục từ địa phương tới Trung ương.
- Làm việc với các tổ chức phát triển giáo dục phi chính phủ.
- Tiếp tục theo học trình độ thạc sĩ, tiến sĩ về Giáo dục Tiểu học, Quản lý giáo dục.

Cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học
Mức lương ngành Giáo dục Tiểu học
Mức lương ngành Giáo dục Tiểu học sẽ được chia thành 2 mức như sau:
- Nếu làm việc hay tham gia giảng dạy tại các cơ sở, đơn vị giáo dục của nhà nước, hệ thống công lập thì mức lương cơ bản sẽ được tính theo quy định hiện hành.
- Nếu làm việc tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập thì khởi đầu cho những sinh viên mới ra trườngsẽ có mức lương cơ bản từ 5 – 7 triệu/ tháng. Mức lương có thể sẽ cao hơn tùy thuộc vào đơn vị tuyển dụng, năng lực cũng như kinh nghiệm của giáo viên.

Mức lương ngành Giáo dục Tiểu học
Tố chất cần có của sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học
Để có thể trở thành những giáo viên tiểu học với đầy đủ năng lực, kiến thức chuyên môn, kỹ năng giảng dạy thì sinh viên chuyên ngành Giáo dục Tiểu học cần có những tố chất sau:
- Yêu thích giảng dạy và quan tâm trẻ nhỏ.
- Có tính chăm chỉ, kiên trì, nhẫn nại và chịu được áp lực công việc cao.
- Tâm huyết với nghề, có đạo đức và đặc biệt tấm lòng trong sáng.
- Yêu nghề, đối xử công bằng với mọi học sinh.
- Có tinh thần trách nhiệm, có lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị, biết đoàn kết, hợp tác, khiêm tốn, tìm tòi, học hỏi.
- Chủ động tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, phẩm chất chính trị chuyên môn, nghiệp vụ và thường xuyên rèn luyện sức khoẻ.
- Có khả năng truyền đạt kiến thức tốt, rõ ràng, rành mạch.

Tố chất cần có của sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học
Xem thêm:
- Các phương pháp dạy học toán ở tiểu học dễ hiểu dễ tiếp thu tốt nhất cho học sinh
- Top 10 trường tiểu học quốc tế tốt nhất tại TPHCM năm 2021
- Tổng hợp các trường tiểu học, THCS, THPT bán trú quận 12 cập nhật mới nhất
Trên đây chính là những thông tin cơ bản để trả lời cho câu hỏi vì sao giáo dục tiểu học quan trọng đến thế và tìm hiểu những điều cần biết và cơ hội của ngành Giáo dục Tiểu học. Bamboo hy vọng đã mang đến những thông tin hữu ích cho quý vị phụ huynh và các bạn học sinh, qua đó có được cái nhìn trực quan và sâu rộng hơn về nghề cao quý này! Chúc các bạn một ngày tốt lành!
Học phí và những câu hỏi thường gặp
Cùng Bamboo giải đáp thắc mắc xoay quanh vấn đề học phí khi lựa chọn trường tốt cho các con. Theo dõi bài chia sẻ bên dưới để đánh gia một cách chính xác nhất.
Học phí các trường quốc tế tốt nhất TP HCM
Trường quốc tế Bamboo
- Preschool: Từ 3.000.000đ – 3.500.000đ/tháng
- Tiểu học: Từ 5.500.000đ – 6.000.000đ/tháng
- THCS: Từ 6.000.000đ – 6.500.000đ/tháng
- THPT Hệ Chất lượng cao: Từ 3.000.000đ – 3.300.000đ/tháng
- THPT Hệ Hội nhập Quốc tế: Từ 7.000.000đ – 7.300.000đ/tháng

Trường quốc tế Nam Sài Gòn – trường nổi bật của Apple
Địa chỉ: 178 Nguyễn Đức Cảnh, Tân Phong, Quận 7, Hồ Chí Minh
Học phí:
- Mẫu giáo: 152.950.000 VNĐ
- Tiểu học: 190.750.000 VNĐ
- Trung học cơ sở: 204.050.000 – 215.950.000 VNĐ
- Trung học phổ thông: 215.950.000 – 239.750.000 VNĐ
Trường quốc tế TAS
Địa chỉ: 177/8 Nguyễn Văn Hương, Phường Thảo Điền, Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh
Học phí:
- Mầm non: 251,500,000 – 346,500,000 VNĐ
- Tiểu học: 404,500,000 – 410,500,000 VNĐ
- Trung học cơ sở: 457,500,000 – 457,500,000 VNĐ
- Trung học phổ thông: 507,500,000 – 549,500,000 VNĐ
Trường quốc tế Sài Gòn liên cấp ( AIS )
Địa chỉ: 220 Nguyễn Văn Tạo, Huyện Nhà Bè, TP.HCM
Học phí:
- Dự bị tiểu học: 440.500.000 VNĐ
- Tiểu học: 475.800.000 VNĐ
- Trung học cơ sở: 523.400.000 – 549.600.000 VNĐ
- Trung học phổ thông: 549.600.000 – 670.600.000 VNĐ
Trường song ngữ quốc tế Canada CIS & BCIS
Địa chỉ:
- Cơ sở 1: 07, Đường 23, Phú Mỹ Hưng, Phường Tân Phú, Quận 7, Tp Hồ Chí Minh
- Cơ sở 2: 86, Đường 23, Phú Mỹ Hưng, Phường Tân Phú, Quận 7, Tp Hồ Chí Minh
Học phí:
- Mẫu giáo trung bình: 264.900.000 VNĐ
- Tiểu học trung bình: 402,900,000 VNĐ
- Trung học cơ sở trung bình: 450,400,000 VNĐ
- Trung học phổ thông trung bình: 505,300,000 VNĐ
Học phí cấp 3 trường dân lập tại TP HCM? So sánh trường tư cấp 3 và trường dân lập
Để quyết định cho con em của mình theo học trường THPT – cấp 3 công lập hay dân lập phụ thuộc vào rất nhiều quyết định của cha mẹ. Nhìn chung mỗi trường đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau
- Đối với trường dân lập: cơ sở vật chất hiện đại, môi trường hội nhập quốc tế mang đến cho trẻ những trải nghiệm hoàn toàn mới. Tạo điều kiện giúp trẻ phát triển toàn diện hơn về mặt đa ngôn ngữ và phương pháp học tập. Nhược điểm đó chính là chi phí hằng năm khá cao.
- Đối với trường công lập: đội ngũ giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm được học và dạy bám sát với bộ giáo dục đề ra. Chương trình đào tạo các trường công lập có kiến thức chuẩn nên phụ huynh không cần lo lắng cho con em của mình khi theo học. Nhược điểm đó là thiếu môi trường hội nhập quốc tế, phát triển các kỹ năng ngoại khóa như dân lập.
Học phí học tập cấp 3 tại Trường hội nhập Quốc tế Bamboo
[wptb id=6582]
Học phí trường dân lập cấp 3 tại TP.HCM – Trường Quốc Tế TIS
- Phí nhập học THCS: 1,632tr/năm.
- Phí nhập học THPT: 1,865tr/năm
- Từ 126tr/năm lớp 6, đến 162tr/năm lớp 12.
- Học bổng: Học thử Online miễn phí
Học phí trường dân lập cấp 3 tại TP.HCM – Trường THCS – THPT Nguyễn Khuyến
- Từ 2,2tr/tháng. Tương đương 26,4tr/năm.
Học phí trường dân lập cấp 3 tại TP.HCM – Trường British International School (BIS)
- Phí đăng ký: 3,5tr/học sinh
- Phí nhập học: 70,8tr/học sinh
- Khối phổ thông – trung học: > 600tr/năm
Học phí trường dân lập cấp 3 tại TP.HCM – Trường Quốc Tế Việt Úc
- Phí đăng ký: 3tr/học sinh
- Phí nhập học: 10tr/học sinh
- Chương trình Bộ Giáo dục và Đào tạo & Chương trình Giáo dục Phổ thông Quốc tế Cambridge: Từ 222tr/năm lớp 6, đến 445tr/năm lớp 12.
- Chương trình Bộ Giáo dục và Đào tạo & Chương trình Tiếng Anh Quốc tế Cambridge:
- Từ 209tr/năm lớp 6, đến 340tr/năm lớp 12.
- Chương trình Cambridge Quốc tế Toàn phần/Học phí chính khóa:Từ 354tr/năm lớp 9, đến 477tr/năm lớp 12..
Học phí trường dân lập cấp 3 tại TP.HCM – Hệ thống trường Vinschool
- Hệ chuẩn: từ 58tr – 76 tr/ năm
- Hệ nâng cao: từ 108tr- 162tr/năm
- Phí bán trú: 16,24 – 18,95 tr/năm
- Phí phát triển trường: 4tr2/ năm học
Học phí cấp 2 bao nhiêu tiền ? Học phí cấp 2 trường tư và trường công lập
[wptb id=5551]
Ngày 31/8, Sở GD&ĐT TP.HCM có văn bản gửi UBND các quận, huyện, hiệu trưởng trường THCS công lập và thủ trưởng các đơn vị trực thuộc, về hướng dẫn thu, sử dụng học phí và các khoản thu khác cho năm học 2020-2021. Ở bậc THCS, mức thu học phí của các trường ở nhóm 1 là 60.000 đồng/học sinh/tháng, nhóm 2 là 30.000 đồng/học sinh/tháng.
- Học phí cấp 2 trường tư thông thường có mức học phí khá cao so với các trường công lập, điển hình một số trường có thể lên đến vài trăm triệu cho một học sinh theo học 4 năm cấp 2.
- Học phí cấp 2 trường công sẽ có mức gia theo quy định của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. Chính vì thế, mức phí này sẽ thấp hơn rất nhiều so với các trường tư bên ngoài.
Xem thêm:
- Chi tiết các khoản học phí cấp 1, cấp 2, cấp 3 bắt buộc phải đóng vào đầu năm học mới
- So sánh học phí cấp 3 – THPT trường dân lập và công lập tại TP.HCM
- Mấy tuổi học lớp 1, 2, 3, 4, 5 , 6, 7, 8, 9 ,10, 11, 12 năm 2022
Với những thông tin học phí và những câu hỏi thường gặp mà Bamboo gửi đến quý phụ huynh, mọi người có góc nhìn chính xác trong việc lựa chọn trường học cho con của mình. Hãy quyết định đúng đắn để trẻ có môi trường học tập thật tốt trong thời gian sắp tới.