Cách để học giỏi tiếng anh toàn diện 4 kỹ năng
Tiếng anh được xem là ngôn ngữ thông dụng nhất trên thế giới. Học giỏi tiếng anh có thể mang lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích. Vậy bạn đã biết những cách để học giỏi tiếng anh hiệu quả hay chưa? Hãy cùng Bambooschool.edu.vn tham khảo những thông tin hữu ích dưới đây nhé!
Lợi ích khi học giỏi tiếng anh
Để học giỏi tiếng anh, người học cần có sự kiên trì và một lộ trình học cụ thể. Khác với những môn học khác, tiếng anh đòi hỏi ở người học cần có sự kết hợp linh hoạt giữa 4 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết. Khi đã thông thạo ngôn ngữ này, bạn sẽ thấy được những lợi ích mà tiếng anh mang lại trong học tập, công việc và trong đời sống hằng ngày. Chính vì vậy, cách để học giỏi tiếng anh toàn diện luôn là điều mà rất nhiều người tìm kiếm.
Học giỏi tiếng anh sẽ giúp bạn tự tin giao tiếp với người bản xứ, từ đó có cơ hội tìm hiểu về văn hóa, lịch sử, con người… ở nhiều quốc gia khác nhau. Khi không còn rào cản về ngôn ngữ, bạn có thể tự trau dồi kiến thức, mở rộng phạm vi hiểu biết của mình về nhiều vấn đề, nhiều lĩnh vực trong đời sống.
Bên cạnh đó, duy trì thói quen học tiếng anh trong thời gian cũng giúp người học rèn luyện trí thông minh ngôn ngữ, tính kỷ luật và phát huy khả năng tự học. Điều này sẽ giúp bạn tiếp thu kiến thức một cách nhanh chóng và hiệu quả. Bạn nên duy trì thói quen này khi học một ngoại ngữ mới mà không chỉ riêng tiếng anh.
Ngoài những lợi ích trong học tập, học giỏi tiếng anh còn giúp bạn mở rộng cơ hội việc làm, thăng tiến trong công việc. Đối với những ai đang làm việc trong các lĩnh vực ngoại giao, du lịch, hàng không, marketing,… thì việc thành thạo tiếng anh trở thành một yêu cầu bắt buộc. Giao tiếp và sử dụng nhiều ngoại ngữ khác nhau sẽ giúp chúng ta nắm bắt được nhiều cơ hội phát triển bản thân cũng như sự nghiệp.
Học giỏi tiếng anh giúp bạn mở rộng cơ hội việc làm, thăng tiến trong công việc
Cách để học giỏi tiếng anh – Lộ trình dành cho người mới, mất gốc tiếng anh
Học tiếng anh là một điều vô cùng quan trọng. Nhưng không phải ai cũng biết được cách để học giỏi tiếng anh sao cho hiệu quả và phù hợp với khả năng của bản thân. Đối với những người bị mất gốc tiếng anh hoặc mới lần đầu tiếp xúc với ngôn ngữ này thì cần vạch ra lộ trình học cụ thể và duy trì trong thời gian dài.
Luyện phát âm
Bước đầu tiên để chinh phục tiếng anh chính là luyện phát âm. Chỉ khi phát âm chính xác các từ, cụm từ thì bạn mới có thể nghe hiểu những điều mà người khác nói, đồng thời diễn đạt được suy nghĩ, quan điểm của mình với người khác.
Nhiều người học thường chỉ tập trung luyện từ vựng, ngữ pháp mà không rèn luyện khả năng phát âm của mình. Đây là một sai lầm phổ biến khi học tiếng anh. Bạn hãy bắt đầu từ việc ghi chép, xem các video dạy phát âm, hoặc nhờ giáo viên sửa lỗi phát âm của mình,… Điều này sẽ giúp người cải thiện khả năng phát âm và giao tiếp bằng tiếng anh.
Bạn có thể luyện phát âm bằng cách ghi chép, xem video dạy phát âm, nhờ giáo viên sửa lỗi phát âm của mình
Luyện từ vựng
Bên cạnh việc luyện phát âm, người học cũng cần thường xuyên trau dồi vốn từ vựng. Học từ vựng đòi hỏi bạn phải duy trì thói quen hằng ngày. Nếu bạn là một người thường xuyên bận rộn với công việc, bạn có thể dành ra 15 – 30 phút mỗi ngày để học thêm từ mới.
Để ghi nhớ từ vựng một cách nhanh chóng và hiệu quả, bạn nên học theo từng cụm từ thay vì từ đơn. Như vậy sẽ giúp bạn biết cách áp dụng vốn từ của mình trong từng ngữ cảnh khác nhau. Một mẹo học từ vựng cũng được nhiều người áp dụng đó là học theo từng chủ đề, lĩnh vực, ngành nghề,… Cách học này giúp người học hệ thống lại vốn từ vựng, tránh được tình trạng “học trước quên sau”.
Bạn nên học tiếng anh theo từng chủ đề, lĩnh vực, ngành nghề,…
Nghe – Nói là 2 trong 4 kỹ năng mà người học ngoại ngữ cần phải trau dồi. Tương tự như việc học phát âm và từ vựng, bạn cần rèn luyện 2 kỹ năng này mỗi ngày. Đối với những ai mới học tiếng anh hoặc bị mất gốc, bạn có thể bắt đầu bằng cách xem các video hướng dẫn trên Youtube, làm một số bài tập luyện nghe cơ bản, luyện nói tiếng anh với giáo viên,…
Nghe – Nói là 2 kỹ năng quan trọng mà bạn cần trau dồi mỗi ngày
Cách để học giỏi tiếng anh toàn diện
Sau đây là những cách để học giỏi tiếng anh toàn diện 4 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết. Các bạn có thể tham khảo và áp dụng vào lộ trình học tiếng anh của mình.
Cải thiện 4 kỹ năng chính
Dù là người học tiếng anh lâu năm hay chỉ mới bắt đầu tiếp xúc với ngoại ngữ thì việc trau dồi 4 kỹ năng chính cũng là yêu cầu bắt buộc. Bạn không nên chỉ tập trung kỹ năng này mà lại bỏ qua kỹ năng khác. Thành thạo các kỹ năng nghe – nói – đọc – viết giúp người học có thể tự tin giao tiếp bằng tiếng anh, đồng thời vận dụng được những kiến thức đã học vào thực tế.
Có rất nhiều cách để học giỏi tiếng anh giúp cải thiện 4 kỹ năng chính. Bạn nên phân chia thời gian biểu trong ngày để học từng kỹ năng, hoặc học xen kẽ giữa các ngày trong tuần. Cách học này giúp bạn trau dồi toàn diện và không bỏ sót bất kỳ kỹ năng nào.
Phân chia thời gian biểu trong ngày để học từng kỹ năng
Luôn học hỏi, cập nhật từ mới
Từ vựng tiếng anh rất phong phú và đa dạng. Ngay cả những người học ngoại ngữ lâu năm, giao tiếp thành thạo bằng tiếng anh hoặc làm việc trong môi trường nước ngoài thì cũng cần trau dồi từ vựng thường xuyên. Khi học từ mới, bạn không chỉ phát âm và nghĩa của từ, mà còn phải học cả ngữ cảnh sử dụng từ, từ đồng nghĩa, trái nghĩa,… Để không quên từ mới, bạn nên ghi chú cẩn thận vào sổ tay, điện thoại và thường xuyên xem lại từ mới để có thể ghi nhớ lâu hơn.
Bạn nên ghi chép từ mới vào sổ tay, điện thoại và thường xuyên xem lại từ mới
Giao lưu nhiều bạn mới, người bản xứ
Giao lưu với người bản xứ, những người bạn mới cũng là một cách để học giỏi tiếng anh vô cùng hiệu quả mà bạn nên thử áp dụng. Bạn có thể tham gia các hội nhóm học tiếng anh, kết bạn và trò chuyện cùng với người bản xứ, tham gia học nhóm,…
Những cách này sẽ giúp bạn có cơ hội vận dụng kiến thức đã được học vào thực tiễn, rèn luyện cách phát âm cũng như cải thiện khả năng giao tiếp của mình. Học đi đôi với hành sẽ mang lại hiệu quả rất tích cực đối với người học ngoại ngữ.
Giao lưu với người bản xứ, những người bạn mới giúp bạn cải thiện khả năng giao tiếp
Áp dụng tiếng anh trong cuộc sống
Sau khi đã trau dồi vốn từ vựng và 4 kỹ năng chính, người học đã có thể áp dụng tiếng anh vào công việc và trong cuộc sống. Bạn có thể tìm đọc các tài liệu, sách, báo viết bằng tiếng anh để phục vụ cho công việc của mình, hoặc bạn cũng có thể thử trò chuyện, giao tiếp với bạn bè bằng tiếng anh để luyện kỹ năng nghe – nói,…
Tiếng anh là ngôn ngữ rất thông dụng, có thể vận dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống. Hãy để tiếng anh trở thành một công cụ hữu ích giúp bạn rèn luyện và phát triển bản thân các bạn nhé!
Tiếng anh là ngôn ngữ có thể vận dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống
Luyện nghe với những bài văn bản xứ, nhạc nước ngoài
Nếu bạn đã chán nản với cách học đọc – ghi chép truyền thống thì có thể áp dụng phương pháp luyện nghe với những bài văn bản xứ, nhạc nước ngoài. Đây là một cách để học giỏi tiếng anh rất hiệu quả, đồng thời mang lại sự thư giãn cho người học.
Với phương pháp này, bạn có thể chủ động tìm kiếm những đoạn hội thoại bằng tiếng anh, những bản nhạc mà mình yêu thích để giải trí sau những giờ học tập căng thẳng. Trong lúc nghe nhạc, nghe các đoạn hội thoại, bạn sẽ học được ngữ điệu và cách phát âm của người bản xứ, biết thêm nhiều cấu trúc ngữ pháp, các từ hoặc cụm từ mới để vận dụng vào giao tiếp hằng ngày.
Luyện nghe với những bài văn bản xứ, nhạc nước ngoài là cách học hiệu quả, mang lại sự thư giãn cho người học
Hy vọng với những chia sẻ trên từ Bamboo School, các bạn đã phần nào hiểu được lợi ích khi học tiếng anh, cũng như tham khảo và áp dụng được nhiều cách để học giỏi tiếng anh toàn diện. Hãy kiên trì rèn luyện mỗi ngày để có thể thành thạo ngoại ngữ này các bạn nhé!
Cách làm bài đọc hiểu tiếng Anh chinh phục tất cả các kỳ thi
Với cách làm bài đọc hiểu tiếng Anh được Bambooschool.edu.vn chia sẻ ngay dưới đây bạn sẽ dễ dàng vượt qua được kỳ thi các cấp giáo dục và cả những chương trình thi tiếng Anh như IELTS, TOEFL, IELTS,…
Bài đọc hiểu tiếng anh là gì? Tầm quan trọng khi biết cách làm bài đọc hiểu tiếng anh
Bài đọc hiểu tiếng Anh là một hoạt động yêu cầu người học tiếng Anh phải đọc và hiểu nội dung của đoạn văn/bài viết tiếng Anh. Thông qua việc tìm hiểu nội dung, ý nghĩa, và thông tin chi tiết trong một đoạn văn/bài viết tiếng Anh có sẵn đó, do đó đòi hỏi kỹ năng đọc và hiểu tiếng Anh nhật định để xử lý các thông tin một cách hiệu quả.
Tầm quan trọng của bài đọc hiểu tiếng Anh là rất lớn, đặc biệt trong tình huống học tập và trong các bài thi tiếng Anh chuẩn quốc tế. Dưới đây là một số điểm quan trọng về tầm quan trọng của bài đọc hiểu tiếng Anh:
Học tập bình thường: Bài đọc hiểu tiếng Anh là một phần quan trọng trong quá trình học tập giáo dục các cấp giúp học sinh mở rộng từ vựng, cải thiện ngữ pháp, và nắm vững cấu trúc câu tiếng Anh.
Bài thi tiếng Anh: Trong các kỳ thi tiếng Anh như TOEFL, IELTS, và các bài kiểm tra trong giáo dục, bài đọc hiểu là một phần quan trọng và thường xuyên xuất hiện. Điểm số của bạn trong phần này có thể ảnh hưởng đáng kể đến tổng điểm và khả năng đạt được mục tiêu của bạn trong kỳ thi. Kỹ năng đọc hiểu không chỉ đánh giá khả năng hiểu và tìm hiểu thông tin từ văn bản, mà còn phản ánh khả năng phân tích, suy luận, và đưa ra các quyết định chính xác dựa trên thông tin có sẵn. Bạn có thể tìm ra các mối quan hệ, liên kết và đưa ra nhận định, kết luận chính xác.
Tiếp sau đây hãy cùng tìm hiểu cách làm bài đọc hiểu tiếng Anh các dạng nhé!
Cách làm bài đọc hiểu tiếng anh
Dạng câu hỏi tìm thông tin
Cách làm bài đọc hiểu tiếng Anh dạng câu hỏi tìm thông tin là một trong những kỹ năng quan trọng để thành công trong việc đọc hiểu các văn bản tiếng Anh. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết qua từng bước để làm bài hiệu quả:
Bước 1: Đánh dấu keywords:
Bước đầu tiên của cách làm bài đọc hiểu tiếng Anh dạng này là đánh dấu các keywords trong câu hỏi để xác định thông tin cần tìm trong văn bản. Điều này giúp bạn tập trung vào điểm quan trọng của câu hỏi và tìm kiếm thông tin liên quan một cách hiệu quả.
Bước 2: Xác định vị trí của các keywords trong đoạn văn:
Cách làm bài đọc hiểu tiếng Anh hiệu quả nhất với dạng câu hỏi thông tin này là tìm các từ liên quan để có được thông tin chi tiết. Đọc tổng quát đoạn văn để xác định đoạn nào chứa thông tin cần tìm. Tìm các từ liên quan hoặc các từ đồng nghĩa.
Bước 3: Kiểm tra các thông tin xung quanh keywords để đảm bảo đáp án chính xác.
Đọc kỹ các câu xung quanh keywords để hiểu rõ ngữ cảnh và đảm bảo đáp án phù hợp với nội dung chính của đoạn văn. Tránh nhầm lẫn và chọn sai đáp án.
Bước 4: Chọn đáp án phù hợp dựa trên thông tin đã tìm được.
Dựa trên những thông tin đã xác định trong các bước trước, lựa chọn đáp án mà bạn tin là chính xác nhất.
Cách làm bài đọc hiểu tiếng anh dạng suy luận
Làm bài đọc hiểu tiếng Anh dạng câu hỏi suy luận yêu cầu sự tỉ mỉ và suy nghĩ logic. Bạn cần đọc kỹ, hiểu ý chính và suy luận từ thông tin đã đọc để chọn đáp án phù hợp. Hãy cùng tìm hiểu cách làm bài đọc hiểu tiếng Anh dạng này nhé!
Bước 1: Đọc lướt qua và nắm được ý chính của đoạn văn.
Điều này giúp bạn xác định mục đích đoạn văn và có được phần nào nội dung quan trọng thể hiện trong đoạn.
Bước 2: Đọc topic sentence, ghi lại ý tưởng chính.
Đọc kỹ topic sentence (câu chủ đề) trong mỗi đoạn văn để hiểu ý tưởng chính của từng phần văn bản. Nếu có thể hãy ghi lại ý tưởng chính này. Nó giúp bạn tổ chức thông tin và tìm kiếm các chi tiết để hỗ trợ khác.
Bước 3: Ghép nối các ý
để hiểu rõ hơn về mối liên hệ giữa các đại ý thể hiện trong văn bản. Từ các ý tưởng chính đã ghi lại ở bước trước, cố gắng tìm hiểu cách các ý này liên kết và ghép nối với nhau. Điều này giúp bạn hiểu rõ hơn về luồng suy nghĩ và sự phát triển của các ý tưởng trong văn bản.
Bước 4: Chọn đáp án
dựa trên việc suy luận từ thông tin đã đọc. Thông qua việc suy luận và kết nối các ý tưởng trong văn bản, sắp xếp thông tin để chọn đáp án phù hợp nhất với câu hỏi.
Dạng câu về từ đồng nghĩa
Làm bài đọc hiểu tiếng Anh dạng câu về từ đồng nghĩa yêu cầu sự nhạy bén và sự suy luận từ vốn từ có sẵn của bản thân. Hãy tìm hiểu cách làm bài đọc hiểu tiếng Anh dạng câu về từ đồng nghĩa nhé!
Bước 1: Đọc qua các câu chứa từ đồng nghĩa và các câu trước và sau để nắm ngữ cảnh.
Đầu tiên, tìm các câu trong đoạn văn có chứa từ đồng nghĩa hoặc từ có liên quan đến từ cần tìm. Đọc cả các câu trước và sau để hiểu rõ ngữ cảnh và cách từ được sử dụng trong văn bản.
Bước 2: Xác định loại từ mà bạn cần tìm.
Xác định xem từ cần tìm là danh từ, động từ, tính từ hay trạng từ để có thể tìm các từ đồng nghĩa cùng loại từ đó.
Bước 3: Đoán từ dựa vào ngữ cảnh.
Dựa vào các thông tin đã nắm được từ các bước trước đó, hãy cố gắng đoán từ đồng nghĩa dựa trên ngữ cảnh và cách từ được sử dụng trong văn bản.
Bước 4: Chọn đáp án phù hợp dựa trên đoán đúng từ trong ngữ cảnh.
Hãy chắc chắn rằng đáp án của bạn phù hợp với ngữ cảnh và ý nghĩa chung của đoạn văn/ văn bản.
Cách làm bài đọc hiểu tiếng anh dạng câu đại từ thay thế
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết qua từng bước để làm bài đọc hiểu tiếng Anh dạng câu hỏi về đại từ thay thế hiệu quả:
Bước 1: Đọc qua câu có chứa đại từ.
Tìm câu trong đoạn văn có chứa đại từ được hỏi. Đọc kỹ câu này để hiểu rõ ngữ cảnh và mục đích sử dụng của đại từ trong văn bản.
Bước 2: Tìm từ trong cả hai câu có khả năng thay thế đại từ được hỏi.
Tìm các từ trong cả câu chứa đại từ và câu khác có khả năng thay thế cho đại từ. Hãy tìm các từ có cùng ý nghĩa, cùng loại từ hoặc cùng ngữ cảnh để có thể xác định từ thích hợp để thay thế đại từ.
TỔNG KẾT
Để làm bài đọc hiểu tiếng Anh hiệu quả, chúng ta cần nắm vững cách làm qua các dạng câu hỏi thông tin, suy luận, từ đồng nghĩa và đại từ thay thế như đã trình bày ở trên. Với mỗi dạng câu hỏi, quan trọng nhất là đọc kỹ, hiểu rõ ngữ cảnh và suy nghĩ logic. Luyện tập thường xuyên với các bài đọc và bài tập thực tế để cải thiện kỹ năng đọc hiểu tiếng Anh. Hãy tự tin và kiên nhẫn, sử dụng các bước đã hướng dẫn để tăng khả năng làm bài đọc hiểu và đạt kết quả tốt hơn trong các bài kiểm tra và kỳ thi tiếng Anh. Hi vọng những chia sẻ cách làm bài đọc hiểu tiếng anh từ Bambooschool.edu.vn sẽ hữu ích cho việc học tập, chúc các bạn thành công.
Danh sách các môn học lớp 12 cập nhật mới nhất
Lớp 12 là giai đoạn quan trọng của học sinh trung học phổ thông, bởi đây là năm cuối cùng trước khi bước vào kì thi tốt nghiệp THPTQG và kì thi đại học để lựa chọn công việc hay ngành nghề của mình sau này. Trong bài viết này, Bamboo School sẽ cập nhật danh sách các môn học lớp 12 mới nhất, bao gồm các môn bắt buộc và tự chọn trong năm học cuối cùng của đời học sinh.
Danh sách các môn học lớp 12 bắt buộc
Môn học bắt buộc là gì?
Danh sách các môn học lớp 12 là danh sách môn học mà tất cả học sinh lớp 12 phải học và thi trong kì thi tốt nghiệp. Các môn học bắt buộc bởi Bộ giáo dục và đào tạo đưa ra với mục đích xây dựng để đảm bảo rằng học sinh có đủ kiến thức và kỹ năng để chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp và kì thi đại học cuối cùng.
Danh sách các môn học lớp 12 bắt buộc
Danh sách các môn học bắt buộc mà các em học sinh cần phải học trong chương trình lớp 12 gồm có:
- Toán học.
- Văn học.
- Anh Văn.
- Giáo dục thể chất.
- Giáo dục quốc phòng và an ninh
Cùng tìm hiểu rõ hơn về các bộ môn bắt buộc này nhé.
Toán học
Toán học là môn học bắt buộc trong chương trình lớp 12. Đây là môn học không hề xa lạ bởi các em đã tiếp xúc và phải học ngay từ khi bắt đầu bước vào lớp 1 của trường tiểu học.
Môn học này giúp học sinh phát triển tư duy logic, tính toán, và giải quyết các vấn đề học thuật và thực tiễn. Nội dung toán học lớp 12 bao gồm: đại số tuyến tính, hình học không gian, giải tích 1 và giải tích 2.
Văn học
Văn học là môn học bắt buộc trong chương trình lớp 12. Môn học này mang đến cho học sinh phát triển kỹ năng đọc hiểu, phân tích văn bản, và viết lách. Nội dung văn học lớp 12 bao gồm: Các tác phẩm văn học Việt Nam và thế giới, phân tích bài văn, đoạn thơ và các kỹ năng viết văn, nghị luận đời sống xã hội.
Chương trình Ngữ Văn lớp 12 bao gồm 3 nội dung trọng tâm bao gồm phần văn học, phần tiếng việt và phần làm văn. Đây là một trong những môn quan trọng bắt buộc trong tất cả các kỳ thi tốt nghiệp THPT hiện nay.
Anh Văn
Đây không chỉ là môn học bắt buộc trong chương trình lớp 12 mà còn bắt buộc bắt đầu từ lớp 3 tiểu học. Môn học này giúp học sinh phát triển kỹ năng nghe, nói, đọc, và viết tiếng Anh.
Nội dung Anh Văn lớp 12 bao gồm: ngữ pháp, từ vựng, và các kỹ năng giao tiếp. Kết quả đánh giá năng lực sẽ là sự kết hợp của cả 4 kỹ năng bao gồm nghe, nói, đọc và viết. Nhất là trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay thì môn học Anh Văn càng là môn học quan trọng và không thể thiếu.
Giáo dục thể chất
Môn học này giúp học sinh phát triển sức khỏe và thể chất, cũng như rèn luyện các kỹ năng như rèn luyện thể lực, kỹ năng thể thao, và kỹ năng sinh hoạt. Tùy thuộc vào từng trường mà có những bộ môn chính được học trong môn giáo dục thể chất ví dụ như bóng chuyền, bóng rổ,…
Giáo dục quốc phòng và an ninh
Với môn học này học sinh sẽ hiểu biết về quốc phòng, an ninh, và quyền tự vệ của đất nước.
Nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh bao gồm các chủ đề như lịch sử quân sự, chủ quyền lãnh thổ, an ninh quốc gia, và các kỹ năng tự vệ.
Tùy thuộc vào kế hoạch và phương án dạy của từng trường THPT mà các em học sinh sẽ được sắp xếp các khoảng thời gian học tập khác nhau có thể là từ 3 – 7 ngày.
Danh sách các môn học lớp 12 tự chọn
Ngoài các môn học bắt buộc, học sinh lớp 12 còn được tự chọn các môn học theo sở thích và nhu cầu của mình trong các nhóm môn khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, và công nghệ và nghệ thuật.
Danh sách các môn học lớp 12: Nhóm môn khoa học xã hội
Nhóm môn khoa học xã hội bao gồm các môn học như: lịch sử, địa lý, giáo dục công dân. Danh sách các môn học lớp 12 nhóm môn học này giúp học sinh hiểu biết về xã hội, lịch sử và văn hóa của các quốc gia trên thế giới, và rèn luyện kỹ năng tư duy phân tích và suy luận.
Danh sách các môn học lớp 12: Nhóm môn khoa học tự nhiên
Nhóm môn khoa học tự nhiên bao gồm các môn học như: hóa học, vật lý, sinh học, và tin học. Danh sách các môn học lớp 12 nhóm môn học này giúp học sinh tìm hiểu về các quy luật tự nhiên và ứng dụng chúng vào cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra, các môn học này còn giúp học sinh phát triển kỹ năng tư duy logic và giải quyết vấn đề.
Danh sách các môn học lớp 12: Nhóm môn công nghệ và nghệ thuật
Nhóm môn công nghệ và nghệ thuật bao gồm các môn học như: đồ họa, thiết kế, công nghệ. Các môn học này giúp học sinh tìm hiểu về công nghệ và nghệ thuật hiện đại, và phát triển các kỹ năng sáng tạo và thực hành. Với mỗi trường THPT sẽ có những lựa chọn cho học sinh các môn học khác nhau trong nhóm môn học công nghệ và nghệ thuật. Tuy nhiên môn học Công Nghệ là môn được đa số các trường lựa chọn.
Chương trình môn Công nghệ mới có 4 mạch nội dung chính gồm:
- Công nghệ và đời sống;
- Lĩnh vực sản xuất chủ yếu;
- Thiết kế và đổi mới công nghệ;
- Công nghệ và hướng nghiệp.
Trong đó, các mạch 1, 3 và 4 được chú trọng, hoàn thiện hơn so với chương trình hiện hành.
Tổng kết
Trên đây là danh sách các môn học lớp 12 mới nhất, bao gồm các môn bắt buộc và tự chọn mà Bambooschool.edu.vn đã tổng hợp. Việc học các môn này sẽ giúp cho các em học sinh có đầy đủ kiến thức và kỹ năng để chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp và các kì thi đại học. Từ đó giúp các em phát triển tư duy logic, kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề, và các kỹ năng sáng tạo và thực hành.
XÂY DỰNG LỚP HỌC VỚI “SĨ SỐ VÀNG” TẠI BAMBOO SCHOOL
Sĩ số lớp học – một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu và bài toán nan giải “đáng báo động”
Ngoài các khía cạnh về chất lượng giảng dạy, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên…thì sĩ số lớp học là một trong những vấn đề mà các bậc Phụ huynh thường quan tâm nhất trong quá trình chọn lựa môi trường học tập cho con cái. Số lượng học sinh ở mỗi lớp học ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của chính lớp đó. Điều này càng được nhắc đến nhiều hơn trong bối cảnh tình trạng “quá tải” học sinh trên địa bàn các thành phố lớn như TP.HCM diễn ra ngày một nghiêm trọng.
Không chỉ riêng các bậc Phụ huynh, đội ngũ giáo viên tại Bamboo School hơn ai hết là người thấu hiểu, quan tâm đến việc sĩ số lớp học quá đông sẽ gây những ảnh hưởng tiêu cực trong công tác quản lý, giảng dạy học sinh: Khó theo sát từng cá nhân trong lớp nhằm có những phương án hỗ trợ kịp thời, phù hợp. Việc này đặc biệt quan trọng hơn khi đề cập đến các lớp khối Tiểu học, môi trường mà các em nhỏ rất cần sự quan tâm, dẫn dắt từ phía thầy cô giáo.
Theo Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM Hồ Tấn Minh, TP.HCM dự kiến số học sĩnh tăng thêm khoảng 21.825 trong năm học 2022-2023. TP.HCM tiếp nhận khoảng 40.000 học sĩnh mỗi năm, trong đó tập trung ở bậc tiểu học. Tình trạng tập trung ở nhiều quận, huyện có tốc độ đô thị hóa nhanh, dân số cơ học ngày càng tăng như TP.Thủ Đức, Q.12, Q.Bình Thạnh, H.Bình Chánh, H.Hóc Môn….
Ông Tô Thanh Liêm – hiệu trưởng Trường tiểu học Lương Thế Vinh (quận 7, TP.HCM) nói ông “toát mồ hôi” khi thấy con số thực tế trẻ đăng ký vào lớp 1 quá đông: “Năm nay số học sinh lớp 1 tuyển sinh theo diện đúng tuyến đã 55 em/lớp. Nếu nhận cả diện trái tuyến thì 65 – 70 em/lớp, điều này không thể. Hơn nữa, quận chỉ đạo không nhận học sinh trái tuyến. Áp lực trường lớp năm nay một phần là do lứa tuổi học sinh “dê vàng” sinh năm 2015 quá đông” (Theo “Tuyển sinh lớp 1 năm học tới: Áp lực với tuổi “dê vàng” – Tuổi Trẻ).
Bamboo School xây dựng “Sĩ số vàng” tại mỗi lớp học
🔰Thấu hiểu những nỗi lo trên từ các bậc Phụ huynh, Bamboo School triển khai thực hiện hóa “SĨ SỐ VÀNG” tại mỗi lớp học, hướng đến môi trường giáo dục Hội nhập – Chuẩn cá thể hóa!
📌Cam kết sĩ số không quá 25 học sinh/ lớp.
📌Vị trí ngồi được bố trí thích hợp và khoa học. Giúp Học sinh và Giáo viên dễ dàng tương tác trong quá trình học tập.
📌Vấn đề sức khỏe liên quan đến vị trí ngồi được chú trọng. Thực hiện các phương pháp khắc phục tình trạng ngồi sai tư thế, ngồi sai vị trí ở học sinh dựa trên nền tảng của một lớp học có “sỉ số vàng” khoa học.
📌Không gian rộng rãi, thoáng mát phù hợp cho các hoạt động học tập, nghiên cứu của học sinh. Giúp các bé dễ dàng tiếp thu kiến thức.
📌Cơ sở vật chất Chuẩn Quốc tế cùng trang thiết bị giảng dạy chất lượng. Đáp ứng mọi nhu cầu học tập, thực hành, nghiên cứu và giải trí của học sinh.
📌Kết hợp phương pháp giáo dục MOET cùng STEAM trong các môn học. Giúp mỗi học sinh thỏa sức sáng tạo, phát huy tối đa tiềm năng của bản thân.
📌ASAP CLB với hơn 20 CLB ngoài giờ, đa dạng lĩnh vực: Nghệ thuật, Học thuật, Thể thao…Giúp học sinh phát triển Năng khiếu, Kỹ năng sống và Thể chất
📌Với chương trình học Tiếng Anh được thiết kế theo chuẩn Cambridge, học sinh sẽ đạt kết quả tương đương với các chứng chỉ quốc tế: Starter, Mover, Flyer.
BAMBOO SCHOOL TÔN VINH NGƯỜI PHỤ NỮ NHÂN DỊP QUỐC TẾ PHỤ NỮ 08/03
🌷Phụ Nữ Trong Chúng Ta Là?
🌼Phụ nữ là người mẹ tần tảo vì gia đình, là cô giáo hết mình với học sinh, là cô đầu bếp nấu những món ngon và còn là cô lao công giúp cho phố phường sạch đẹp hơn. Phụ nữ có thể là bất cứ ai, làm bất cứ ngành nghề nào, họ như những “đóa hoa”, xứng đáng được tôn trọng và yêu thương mỗi ngày!
💐Trong thời đại nào cũng thế, vẻ đẹp của người Phụ nữ như một hằng số, bất biến ngàn đời. Họ đẹp từ trong tâm hồn, họ nhẫn nại, cam chịu, sắt son và thủy chung với gia đình. Dù có trải qua bao nhiêu khó khăn, khổ đau, cũng không thể vùi lấp được vẻ đẹp kiên cường của người Phụ nữ.
🌸Ở bất cứ lĩnh vực, ngành nghề nào cũng có sự góp mặt của Phụ nữ, họ hy sinh, cống hiến hết mình cho những đam mê, khát vọng mà không màng khó khăn, gian khổ. Như những viên ngọc thô được mài giũa theo thời gian, Phụ nữ tỏa sáng theo những cách riêng biệt, độc đáo mà dường như không có thứ gì có thể làm chùn bước họ. Và có lẽ sẽ chẳng bao giờ đong đếm được những cống hiến, hy sinh mà những những người Phụ nữ đã đem lại cho cuộc đời.
❤️Bamboo School xin gửi những lời chúc ý nghĩa mang theo tình cảm sâu sắc đến những người Phụ nữ đã cống hiến hết mình cho bản thân, gia đình và xã hội. Cảm ơn những “đóa hoa” tuyệt đẹp ấy đã luôn khoe sắc và tỏa hương khắp nơi để khiến cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
12 kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ mầm non phụ huynh cần biết
Kỹ năng tự phục vụ của trẻ mầm non đang được rất nhiều phụ huynh và giáo viên đặc biệt quan tâm và chú ý đến. Lứa tuổi mầm non đang là giai đoạn quan trọng trong việc hình thành các kỹ năng sống cơ bản, vì vậy việc rèn luyện kỹ năng tự lập cho trẻ là vô cùng quan trọng. Kỹ năng này cũng là cách để trẻ tích cực, sáng tạo và tự tin đối mặt với mọi thử thách trong quá trình phát triển bản thân. Cùng Bamboo School khám phá 12 kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ mầm non phụ huynh cần biết nhé!
Kỹ năng tự phục vụ bản thân là gì?
Kỹ năng tự phục vụ có thể được hiểu là kỹ năng tự chăm sóc và làm quen với các hoạt động hàng ngày trong ứng xử, giao tiếp của trẻ nhỏ với những người xung quanh. Cha mẹ nên dạy con kỹ năng tự lập này từ sớm. Bởi kỹ năng này không chỉ giúp trẻ có thể tự phục vụ bản thân mà còn giúp trẻ chủ động, tự lập trong cuộc sống sau này rất nhiều.
Tại sao cần rèn luyện kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ?
Kỹ năng tự phục vụ ở trẻ mẫu giáo có nghĩa là cha mẹ và giáo viên nên dạy trẻ làm quen với các hoạt động giao tiếp, những kĩ năng sống hàng ngày. Nếu trẻ em không được học những kĩ năng này, chúng sẽ khá thụ động và nhút nhát trong cuộc sống. Ngày nay, với sự phát triển của xã hội, việc trẻ em thiếu kiến thức về kỹ năng sống, đặc biệt là kỹ năng phát triển bản thân ngày càng nhiều. Có nhiều em sống khép kín, ích kỷ, chỉ biết nhận mà không biết cho, không biết sẻ chia. Trẻ thiếu óc sáng tạo, luôn được cha mẹ bao bọc, mọi hoạt động đều bị phụ thuộc vào cha mẹ và những người xung quanh. Vì vậy, rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mầm non sẽ giúp trẻ tiếp thu được nhiều kiến thức và hoàn thiện nhân cách tốt hơn.
12 kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ mầm non
Kỹ năng chia sẻ
Kỹ năng này được coi là kỹ năng quan trọng vì sau này giúp trẻ hình thành nhân cách, dạy trẻ biết chia sẻ đồ ăn, đồ chơi với người khác, giúp con vui vẻ hơn, xây dựng các mối quan hệ, bỏ đi sự ích kỷ và chỉ nghĩ đến bản thân. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên làm những việc này hàng ngày để con ghi nhớ và thực hiện.
Sự quan tâm và giúp đỡ người khác
Trẻ em không chỉ học các kỹ năng tự lập mà còn học cách quan tâm và giúp đỡ người khác. Ví dụ, trước khi ăn, hãy dạy con cách mời người lớn, cách dùng đũa, v.v. Dạy con cách lễ phép khi nói chuyện với người lớn mình.
Kỹ năng gấp quần áo
Cha mẹ và thầy cô nên hướng dẫn cho con trẻ cách gấp quần áo sao cho gọn gàng, bằng cách trải quần áo ra trên sàn nhà, mặt áo hướng ra ngoài, gấp hai mép còn tay áo ra phía ngoài, sau đó gấp đôi lại.
Để giày dép theo quy định
Ở nhà và ở trường, trẻ cần được rèn luyện tính ngăn nắp, để giày dép đúng nơi quy định, cha mẹ và cô giáo nên làm gương cho trẻ noi theo, khi để giày dép lên giá một cách gọn gàng và đúng quy định.
Kỹ năng cất balo vào đúng nơi quy định
Cha mẹ và thầy cô cần hướng dẫn trẻ úp ba lô xuống khi về nhà hoặc đến lớp học. Sau đó xếp balo ngay ngắn vào đúng ngăn để không bị rơi ra ngoài.
Kỹ năng tự giác uống nước
Hướng dẫn con bạn cầm cốc bằng tay phải, đi đến vòi và dùng tay vặn vòi. Khi uống nước, hãy rót một lượng vừa đủ, tránh rót nhiều gây lãng phí. Bằng cách này, trẻ em học cách uống nước sao cho sạch sẽ và tiết kiệm.
Kỹ năng tự ăn
Cha mẹ cần tạo môi trường để trẻ có thể tự lập, vì đây là kỹ năng giúp trẻ tự lập mà không cần đến sự trợ giúp của cha mẹ hay thầy cô. Hãy để trẻ tự cầm thìa khi ăn. Trẻ hào hứng khi được giao nhiệm vụ cụ thể nào đó.
Kỹ năng che miệng khi hắt xì hoặc khi ho
Các bậc cha mẹ hoặc thầy cô hãy dạy cho trẻ biết lợi ích của khăn tay và cách sử dụng khăn tay nhé. Nếu con bạn ho hoặc hắt hơi, hãy dạy chúng che miệng bằng khăn giấy và vứt vào thùng rác. Nếu bạn không mang theo khăn giấy, hãy dạy con nên che miệng khi ho, vì đây là phép lịch sự tối thiểu.
Kỹ năng rửa tay
Đầu tiên hãy hướng dẫn trẻ làm ướt tay trước, sau đó sử dụng xà phòng để rửa các ngón tay và bàn tay luân phiên nhau. Cuối cùng, rửa sạch với nước và lau khô tay bằng chiếc khăn sạch.
Kỹ năng mặc quần áo
Hãy chuẩn bị cho trẻ một chiếc áo bất kì, có thể là áo thun hoặc sơ mi, dùng tay trái giữ ống tay phải, đưa tay phải qua ống tay trái và cài khuy áo theo lượt.
Kỹ năng đi cầu thang
Dẫn con bạn sang bên phải và bám vào cầu thang khi đi lên. Khi đi trên những bậc cầu thang không được chạy nhảy nô đùa vì như vậy sẽ rất nguy hiểm cho mình và người xung quanh.
Kỹ năng ngồi ghế
Dạy trẻ cách ngồi yên tĩnh trên ghế và điều chỉnh ghế sao cho thoải mái nhất khi ngồi xuống. Chỉ cho trẻ cách mang ghế và đặt xuống nhẹ nhàng.
Những lưu ý khi dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ
Để việc dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mầm non hiệu quả, cha mẹ cũng nên cân nhắc:
- Cha mẹ nên dạy trẻ kỹ năng tự lập và giao nhiệm vụ cụ thể cho trẻ càng sớm càng tốt, không được chậm trễ. Ngoài ra, hãy giải thích cho con bạn rằng mọi người đều có trách nhiệm với công việc của mình và phải phát triển thói quen làm việc. Việc lặp đi lặp lại thường xuyên trở thành thói quen ở trẻ.
- Nếu trẻ mắc lỗi, cha mẹ nên nhẹ nhàng động viên, khuyên nhủ. Đừng la mắng con bạn. Khiến con bạn suy nghĩ tiêu cực. Hãy khuyến khích con bạn bằng những lời khen ngợi khi chúng làm tốt nhiệm vụ được giao.
Xem thêm:
- Dấu hiệu, nguyên nhân và 7 cách giảm stress cho học sinh hiệu quả
- Trẻ vào lớp 1 cần biết những gì? 20 kỹ năng cho trẻ vào lớp 1
- Tổng hợp 15 câu chuyện về gia đình cho trẻ tiểu học hay và ý nghĩa
Bài viết trên liệt kê đầy đủ 12 kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ mầm non phụ huynh cần biết, hy vọng các bậc cha mẹ và thầy cô rèn luyện cho trẻ những kĩ năng này thật nhuần nhuyễn để khi ra đời, bé sẽ đỡ bỡ ngỡ và tự tin hơn rất nhiều. Cùng theo dõi Bamboo School để khám phá thêm nhiều bài viết bổ ích nhé!
Cách dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép đơn giản cha mẹ nên biết
Chào hỏi lễ phép là một trong những kỹ năng sống quan trọng nhất đối với trẻ. Nó không chỉ “gieo mầm” những thói quen tốt cho trẻ mà còn giúp trẻ hòa nhập tốt và được những người xung quanh yêu mến, nếu làm được điều đó, con bạn sau này sẽ hình thành được nhân cách tích cực toàn diện từ năng lực đến phẩm chất. Cùng Bamboo School tìm hiểu về cách dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép trong giáo dục lối sống ở bài viết sau.
Kỹ năng chào hỏi là gì?
Chào hỏi lịch sự, lễ phép là cách thể hiện cho người khác thấy thái độ đúng đắn trong cuộc gặp gỡ. Đây là một hành vi giao tiếp cơ bản hàng ngày nhưng không phải ai cũng biết và thực hiện đúng. Kỹ năng này đặc biệt quan trọng đối với trẻ nhỏ. Trẻ biết chào hỏi lễ phép được mọi người yêu mến, và cũng hòa đồng với môi trường xung quanh. Ngoài ra còn giúp trẻ phát triển toàn diện từ nhân cách đến năng lực, tạo nền tảng để trở thành một người tốt trong tương lai.
Tại sao trẻ cần học kỹ năng chào hỏi
Ngay từ nhỏ, trẻ đã được dạy phải luôn lễ phép trước mặt người lớn, chào hỏi đàng hoàng khi gặp mặt, một số trẻ có vẻ không nghe lời và tỏ ra vẻ khó chịu bực bội khi đứng trước mặt người lớn. Cha mẹ không nên quá lo lắng hay buồn phiền mà hãy xem điều gì đã khiến bé nhà mình lại tỏ thái độ như vậy, có thể một vài nguyên nhân dưới đây khiến bé trở nên khó chịu:
-
Bé chỉ muốn thể hiện quyền của bản thân rằng mình chào chỉ khi mình muốn, lúc vui thì chào, buồn thì không.
-
Bé thấy lạ lẫm, nhút nhát, không muốn tiếp xúc với người lạ.
-
Bé có tâm lý sợ hãi khi đối diện với người khác.
-
Bé đang bị mệt mỏi về sức khỏe, tâm lý khó chịu hay cáu gắt, giận dỗi.
Cách dạy kỹ năng chào hỏi cho trẻ đơn giản
Cha mẹ làm gương cho trẻ học theo
Trẻ mẫu giáo thường có thói quen bắt chước người khác, đặc biệt là những người gần gũi, quen thuộc với trẻ như bố mẹ, anh chị. Vì vậy, gia đình nên là hình mẫu cho con cái noi theo.
Cách hiệu quả nhất là dạy trẻ các kỹ thuật chào hỏi lịch sự được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày như ở nhà. Cha mẹ có thể chủ động bắt đầu chào khi gặp người khác và khuyến khích con làm theo. Cha mẹ cũng có thể tập cho con thói quen chào hỏi trước khi con đến trường và sau khi con về nhà, cũng là một cách để con nhanh có thói quen chào hỏi hơn.
Giải thích cho bé lý do cần chào hỏi lễ phép
Để dạy con hiệu quả hơn, cha mẹ có thể dạy cho trẻ biết tầm quan trọng của việc chào hỏi lễ phép. Khi còn nhỏ, trẻ thường không hiểu tại sao mình phải làm việc đó. Nếu trẻ biết lợi ích của việc chào hỏi lễ phép với người lớn, trẻ sẽ tự nguyện thực hiện mà không cần cha mẹ nhắc nhở. Cha mẹ hãy giải thích cho con hiểu đây là điều tốt, giúp con thêm yêu thương và gắn kết với mọi người xung quanh.
Không thúc ép trẻ, để trẻ tự nhiên
Thấy con không chủ động chào người lớn tuổi, nhiều bậc cha mẹ tỏ ra khó chịu và bắt con phải chào như: “Sao con lại khống chào chú/cô?”, bố mẹ tỏ ra khó chịu và bắt con chào theo kiểu “Con chào cô/chú nhanh lên nào?”. .. Hay thậm chí sửa lỗi cho trẻ trước mặt người lớn. Điều này vô tình tạo áp lực cho trẻ, khiến trẻ cảm thấy khó chịu, thậm chí khiến trẻ trở nên nhút nhát và không muốn giao tiếp với người lạ.
Dạy con bằng cách vừa học vừa chơi
Dạy thông qua vừa học và chơi luôn là cách hiệu quả nhất. Cha mẹ có thể tạo các tình huống giả định để con trẻ làm quen và luyện tập. Dần dần, con bạn sẽ quen với việc chào hỏi lịch sự. Ngoài ra, cha mẹ có thể kể chuyện cho con nghe hoặc đóng vai nhân vật để tạo cảm hứng cho con.
Những lời chào hỏi lễ phép hay cho trẻ
Nghe và lặp lại một vài cụm từ ngắn, đơn giản sẽ có thể giúp giảm bớt áp lực của trẻ trong việc tìm ra những gì cần nói. Điều này cũng liên quan đến sự an toàn vì nó có thể ngăn trẻ cung cấp quá nhiều thông tin cho một người lạ mặt.
Khi gặp người lớn phải chào to và lễ phép như:
- Hãy dạy con nói “Con chào chú ạ!”, “Chào cô chú ạ!”, hoặc “Con chào bố mẹ ạ” khi đi học về!” Điều này sẽ khiến bé chào mọi người lặp đi lặp lại một cách tự nhiên.
- Bạn có thể khiến bé thích thú hơn bằng cách kể chuyện và đóng vai các nhân vật. Ví dụ “Gà con đi học về chào bố mẹ như thế nào?”, “Thỏ con gặp ông bà nội và chào như thế nào?”. Điều này làm cho việc học trở nên thú vị và hấp dẫn hơn.
- Dạy con bạn rằng khi được hỏi “Bạn có khỏe không?”, thì con có thể trả lời “Vâng, con khỏe ạ?”. Hay “Con mấy tuổi thế?”, thì con có thể đáp lại rằng “Dạ 4 tuổi rồi ạ”
Những lưu ý khi dạy trẻ kỹ năng chào hỏi
Khi giao tiếp với người lớn trẻ em nên chào hỏi, dạ thưa và hỏi thăm sức khỏe của họ
Đây là nguyên tắc cơ bản khi giao tiếp, đầu tiên mà ba mẹ cần dạy trẻ kỹ năng sống này khi con biết sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp.
Cần nên giao tiếp bằng ánh mắt thân thiện
Nguyên tắc giao tiếp bằng mắt là một trong những kỹ năng sống giao tiếp mà ai cũng cần có chứ không riêng gì trẻ nhỏ. Cho dù bạn đang trò chuyện, trao đổi ý kiến hay bày tỏ ý kiến, hãy chú ý hướng ánh mắt của mình đến người đối diện.
Hãy nói lời cảm ơn/xin lỗi chân thành khi bị mắc lỗi
Là trẻ con, các em thường hay nhận được quà, bánh… từ người lớn. Vậy nên việc dạy con biết nói lời cảm ơn chân thành như: “Con cảm ơn ông, bà, bố, mẹ…”, “Em cảm ơn anh, chị…” vô cùng cần thiết và quan trọng.
Trả lời bằng câu hoàn chỉnh
Trẻ mẫu giáo thường nói những câu trống rỗng vì kỹ năng ngôn ngữ của chúng chưa hoàn hảo. Tuy nhiên, nếu cha mẹ dạy kỹ năng sống, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp trả lời câu sao cho hoàn chỉnh, trẻ có thể học và biết sử dụng câu có cả chủ ngữ và vị ngữ.
Tôn trọng cảm xúc, ý kiến của mọi người xung quanh
Hãy làm gương cho con bạn về việc tôn trọng cảm xúc và ý kiến của người khác. Tôn trọng cảm xúc và ý kiến của trẻ thể hiện qua việc trẻ tích cực lắng nghe, không ngắt lời và sẵn sàng đưa ra ý kiến nhưng không phủ nhận ý kiến của trẻ.
Xem thêm:
- STEAM là gì? Lợi ích của phương pháp STEAM và giáo dục STEAM cho trẻ mầm non
- Bạo lực học đường là gì? Thực trạng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục bạo lực học đường
- 8 tiêu chí chọn trường mầm non cho bé và những câu hỏi thường gặp
Dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non là công việc vô cùng cần thiết và quan trọng mà các bậc cha mẹ phải chú trọng rèn luyện cho con ngay từ khi còn nhỏ, hi vọng qua bài viết của Bamboo School sẽ giúp các bạn vận dụng đúng và hiệu quả các phương pháp giúp hình thành và phát triển kỹ năng giao tiếp của trẻ.
8 loại trí thông minh là gì? Cách nhận biết mình sở hữu loại trí thông minh nào?
Theo Tiến sỹ Tâm lý học Howard Gardner: Trẻ em có đến tám loại trí thông minh, và tùy theo con mình sở hữu loại trí thông minh nào các bậc phụ huynh cần hiểu biết rõ để có thể định hướng phát triển khả năng của trẻ. Cùng Bamboo School khám phá 8 loại trí thông minh đó là gì? Từ đó phát triển trí thông minh đó trong trẻ để các bé ngày càng hoàn thiện bản thân mình hơn nhé!
Lí thuyết về các loại trí thông minh trong học thuyết Đa tuệ
Lý thuyết này chỉ ra nhiều hạn chế của ngành tâm lý học trong quan niệm truyền thống về trí thông minh của con người. Vào năm 1983, lần đầu tiên Gardner đã phác họa rõ nét giả thuyết của mình trong cuốn sách Frames of Mind , dịch tạm là Cơ cấu của trí tuệ, và ông cho rằng tất cả mọi người đều có những loại trí thông minh khác nhau. Theo ông, có đến 8 loại trí thông minh, và hiện đang đề xuất bổ sung loại thứ chín được gọi là “Existentialist intelligence” (Tạm dịch là: Trí thông minh hiện sinh).
Gardner đưa ra giả thuyết rằng con người sở hữu nhiều loại trí thông minh, bao gồm trí thông minh về âm nhạc, giao tiếp, không gian và ngôn ngữ, bên cạnh khả năng trí tuệ. Một số có thể có thế mạnh cụ thể trong một số lĩnh vực nhất định, chẳng hạn như trí thông minh âm nhạc, nhưng lại có nhiều người thông minh về mảng khác. Ví dụ, con người thông minh bẩm sinh, vừa có cả tố chất về lời nói lẫn âm nhạc.
8 loại trí thông minh
Trí thông minh không gian – thị giác
Khái niệm: Những người có năng khiếu về trí thông minh không gian – thị giác đa phần rất giỏi trong việc hình dung mọi thứ. Những người này khá nhạy bén về mảng phương hướng cũng như bản đồ, biểu đồ, video và hình ảnh.
Biểu hiện:
- Thích đọc và thích viết.
- Có năng khiếu trong việc diễn giải các hình ảnh, đồ thị và biểu đồ
- Thích tô màu, vẽ tranh và những hoạt động nghệ thuật liên quan đến thị giác, trực giác.
- Nhận diện dễ dàng các mô hình vật mẫu.
Cách phát triển:
- Dạy cho trẻ quan sát các hiện tượng xung quanh, từ các đồ vật đơn giản, chẳng hạn như hoa nở trong vườn khi bạn dắt chúng đi dạo hoặc đồ chơi nổi và chìm khi bạn thả chúng vào bồn tắm…
- Cho trẻ thử nghiệm hoặc làm các thí nghiệm đơn giản.
- Dạy trẻ sử dụng máy tính Casio đơn giản (dành cho trẻ từ 5 tuổi trở lên).
- Chơi cờ vua như cờ tướng, cờ tướng, cờ cá ngựa…
- Cho trẻ giải các bài toán mẫu đã học.
- Giải thích cho trẻ rằng các đồ vật mà chúng quan sát có thể được nhóm lại theo màu sắc, hình dạng hoặc các đặc điểm khác.
Trí thông minh thể chất
Khái niệm: Những người sở hữu trí thông minh thể chất cao thường rất giỏi các hoạt động liên quan đến thể chất. Những cá nhân này đa phần sẽ có xu hướng phối hợp tay, chân, mắt một cách khéo léo và tuyệt vời.
Biểu hiện:
- Rất giỏi khiêu vũ, chơi thể thao hay.
- Thích sáng tạo bằng đôi tay của mình.
- Phối hợp các cơ quan và giác quan nhuần nhuyễn.
- Có khả năng ghi nhớ thông qua cách làm hơn là nghe hay nhìn.
Cách phát triển:
- Cho trẻ tham gia các hoạt động khiêu vũ, sân khấu và thể thao.
- Đi bộ đường dài, chạy bộ, tennis, đạp xe… cùng gia đình.
- Giáo viên thể dục có thể yêu cầu các em cùng cả lớp thực hành làm những động tác mẫu thể dục.
Trí thông minh âm nhạc
Khái niệm: Những người có trí thông minh âm nhạc đa phần rất giỏi trong việc kết hợp các mẫu, nhịp điệu và âm thanh với nhau. Họ có cảm thụ âm nhạc nhạy bén và thường có tài sáng tác và biểu diễn âm nhạc.
Biểu hiện:
- Bé thích ca hát và chơi nhạc cụ
- Dễ dàng nhận ra các mẫu nhạc và âm thanh nhạc cụ khác nhau
- Học các bài hát và giai điệu một cách nhanh chóng
- Hiểu biết sâu sắc về các cấu trúc âm nhạc, nhịp điệu bài hát và nốt nhạc
Cách phát triển:
- Để trẻ chọn một bài hát tại một cửa hàng băng đĩa
- Cho trẻ hát hoặc vỗ tay theo nhạc. Nếu có thể, hãy cho con bạn tham gia các bài học âm nhạc.
- Cho con bạn cơ hội tham dự các buổi biểu diễn âm nhạc và các buổi hòa nhạc.
- Cho con bạn tham gia và hướng dẫn các bạn cùng lớp hát một bài hát hoặc tham gia nhóm nhạc.
Trí thông minh ngôn ngữ
Khái niệm: Những người có trí thông minh ngôn ngữ cao có khả năng sử dụng ngôn ngữ trôi chảy, cả trong viết và nói. Những cá nhân này thường rất giỏi trong việc đọc, viết và ghi nhớ thông tin.
Biểu hiện:
- Lưu giữ thông tin bằng văn bản tốt và có thể diễn đạt bằng lời nói.
- Bé thích đọc và viết.
- Nổi bật khi đưa ra một bài phát biểu thuyết phục hoặc đưa ra quan điểm.
- Tất cả các vấn đề có thể được giải thích rõ ràng.
- Thường là người hài hước.
Cách phát triển:
- Hãy đọc sách với con của bạn
- Lắng nghe cẩn thận những câu hỏi và kinh nghiệm của con bạn.
- Khuyến khích con kể cho mình nghe câu chuyện mà chúng vừa đọc.
- Khuyến khích con bạn đọc sách và thường xuyên đưa chúng đến hiệu sách.
- Cho trẻ viết lên giấy dán tường của lớp.
Trí thông minh logic – toán học
Khái niệm: Những người thuộc nhóm này rất giỏi suy luận, nhận biết các mô hình và phân tích logic mọi vấn đề. Đó là một nhóm các thành phần có xu hướng thiên về những con số, hệ thống và mô hình.
Biểu hiện:
- Khả năng giải quyết vấn đề cao
- Trẻ thích suy nghĩ những ý tưởng trừu tượng
- Có niềm đam mê với các thí nghiệm khoa học
- Giỏi giải các phép tính phức tạp
Cách phát triển:
- Để bọn trẻ làm một vài thí nghiệm đơn giản.
- Dạy con bạn cách sử dụng máy tính bảng (dành cho trẻ từ 5 tuổi trở lên).
- Chơi cờ vua như cờ tướng, cờ tướng,…
- Cho trẻ giải các bài toán mẫu như đã thấy ở lớp.
- Giải thích rằng các đồ vật mà con bạn quan sát có thể được nhóm lại theo màu sắc, hình dạng hoặc các đặc điểm khác. Chơi trò sắp xếp các đồ vật thành các nhóm có tính chất giống nhau và giúp trẻ vẽ hình của các đồ vật này lên giấy để tạo thành các sơ đồ để làm cho chúng cụ thể hơn. Hãy tiếp tục và thảo luận về nguyên nhân của sự khác biệt của bạn với con bạn.
Trí thông minh tương tác – xã hội
Khái niệm: Bản chất của trí thông minh xã hội được phản ánh trong cách chúng ta quan hệ với những người xung quanh. Bạn rất nhạy cảm với cảm xúc của người khác, và bạn dễ dàng đồng cảm và thông cảm.
Biểu hiện:
- Bé có kỹ năng giao tiếp xuất sắc, bao gồm giao tiếp phi ngôn ngữ và bằng lời nói
- Bé có thể phân biệt mọi thứ từ nhiều khía cạnh.
- Thường là người giải quyết xung đột trong nhóm, v.v., và rất có thể là người có trí thông minh xã hội.
Cách phát triển:
- Cùng bé chơi những trò chơi gia đình.
- Khuyến khích cho bé tham gia vào các hoạt động nhóm.
- Khuyến khích cho bé thảo luận và giải quyết vấn đề.
- Giao cho con vai trò quản lý nhóm khi chia nhóm học tập trong lớp.
Trí thông minh cá nhân
Khái niệm: dây còn được gọi là trí thông minh nội tâm, loại hình trí tuệ này chỉ những người có nhận thức cao về mặt cảm nhận, mục tiêu, và ước muốn của bản thân họ. Những người này có thể tự lập kế hoạch để đưa ra quyết định và đạt được mục tiêu.
Biểu hiện:
- Giao tiếp khá tốt bằng lời nói.
- Kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ tốt.
- Xem xét các tình huống bằng nhiều khía cạnh khác nhau.
- Biết cách tạo mối quan hệ tích cực với những người xung quanh.
Cách phát triển:
- Cho con mình có thời gian làm việc và chơi một mình.
- Yêu cầu con hãy tạo ra một vài thứ gì đó cho toàn gia đình hoặc chính mình để trẻ có cơ hội làm việc mình thích.
- Khuyến khích con trẻ viết nhật ký hoặc các ghi chép hàng ngày.
Trí thông minh tự nhiên
Khái niệm: Gần đây, chủ nghĩa tự nhiên này được bổ sung vào lý thuyết của nhà tâm lí học Gardner, so với 7 nhóm trí tuệ ban đầu thì trí thông minh tự nhiên này càng gặp phải nhiều sự phản đối từ giới chuyên môn. Theo Gardner, những người nghiêng về trí thông minh thứ 8 này có khả năng hòa hợp tuyệt vời với thiên nhiên, thích chăm sóc và khám phá môi trường bên ngoài, thích tìm hiểu về các loài khác. môi trường của họ.
Biểu hiện:
- Bé thường quan tâm đến các môn học như sinh học. thực vật học và động vật học
- Khả năng phân loại và lập danh mục thông tin một cách dễ dàng
- Có xu hướng thích cắm trại, làm vườn, đi bộ đường dài và hoạt động ngoài trời
- Bé có thể không muốn học những môn lạ không liên quan gì đến tự nhiên
Cách phát triển:
- Mở rộng vốn hiểu biết của trẻ về các hiện tượng khoa học bằng cách quan sát các hiện tượng tương tự trong cuộc sống và tự nhiên.
- Giúp cho trẻ bạn lặp lại thí nghiệm. Tuy nhiên, thay đổi các yếu tố ảnh hưởng. Ví dụ, cho con bạn thấy cây phát triển như thế nào dưới ánh sáng của đèn điện.
- Trước khi thay đổi những điều kiện ảnh hưởng này, hãy dạy con bạn biết trước những gì sẽ xảy ra trước khi thử nghiệm.
Xem thêm:
- Trẻ vào lớp 1 cần biết những gì? 20 kỹ năng cho trẻ vào lớp 1
- Top 6 phần mềm giúp bé học chữ cái Tiếng Việt tốt nhất, miễn phí cho trẻ mầm non
- 5 Lợi ích to lớn khi các mẹ cho trẻ đi học bơi từ nhỏ
Bài viết trên Bamboo School đã liệt kê rõ về 8 loại trí thông minh tiềm ẩn bên trong trẻ, để các bậc phụ huynh và thầy cô có thể hiểu rõ và phát triển chúng một các tối đa nhất trong trẻ. Cùng theo dõi chúng mình để biết thêm nhiều kiến thức hay nhé!
Phương châm hội thoại là gì? Đặc điểm, ví dụ về các loại phương châm hội thoại
Phương châm hội thoại là những quy định mà người tham gia hội thoại phải tuân thủ thì cuộc giao tiếp, để giao tiếp thành công thì lại là một vấn đề không hề nhỏ. Cùng BamBoo School tìm hiểu Phương châm hội thoại là gì? Đặc điểm, ví dụ về các loại phương châm hội thoại thông qua bài viết sau đây!
Phương châm hội thoại là gì?
Phương châm hội thoại là những quy định mà người tham gia hội thoại phải tuân thủ thì cuộc giao tiếp mới thành công. Để giao tiếp thành công, cần nắm vững các phương châm hội thoại. Tuy nhiên, căn cứ vào tình huống giao tiếp cụ thể, cần vận dụng phương châm hội thoại cho phù hợp và linh hoạt.
Các loại phương châm hội thoại
Phương châm về lượng
Khái niệm: khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.
Đặc điểm: Nội dung của cuộc đối thoại không dài dòng, không rườm rà, lan man, trả lời vào đúng trọng tâm của câu hỏi và đúng ý của người nghe.
Cách nhận biết:
Nếu nói thiếu nội dung sẽ làm người nghe không hiểu, khó hiểu hoặc gây hiểu lầm.
Nếu nói quá nhiều thì làm người nghe cảm thấy khó chịu, không tập trung nghe câu chuyện của người nói.
Ví dụ:
- Mẹ: Mấy giờ con đi học thêm ở trung tâm tiếng Anh thế?
- Con: Dạ, 8 giờ sáng ạ
Các bạn có thể thấy chỉ có 2 câu nói giữa mẹ và con nhưng có nội dung đầy đủ, không thừa, không thiếu và đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ.
Phương châm về chất
Khái niệm: Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.
Đặc điểm: Nói có chứng cứ, bằng chức xác thực rõ ràng với người giao tiếp. Không nói khi chưa nắm rõ thông tin chính xác, tránh náo lan man, thiếu sự thật.
Cách nhận biết: Việc người trả lời trong hội thoại trả lời câu hỏi đúng sự thật, không nói khoác lác, phóng đại, nói những điều không có thật hoặc chưa có bằng chứng xác thực.
Ví dụ:
- Tối hôm qua đội tuyển bóng đá nam Việt Nam đã giành chiến thắng 3 – 0 trước đội bóng đá nam Thái Lan.
Ta thấy là kết quả của một trận bóng đá và có kết quả cụ thể nên câu nói này đúng quy định phương châm về chất đề ra.
Phương châm quan hệ
Khái niệm: Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.
Đặc điểm: Đi thẳng vào vấn đề chính và không lòng vòng, lan man. Trả lời đúng ý người giao tiếp muốn hỏi và diễn đạt ngắn ngọn dễ hiểu.
Cách nhận biết: Ta thấy trong cuộc nói chuyện giữa hai người với nhau có sự hiểu lầm và câu chuyện sẽ không mang lại hiệu quả. Người kia hỏi một đằng, người đối diện trả lời một nẻo.
Ví dụ:
- Bố: Ngày mai, bố đi về thăm ông bà ngoại, con có đi cùng bố không?
- Con: Mai con có hẹn với bạn rồi nên không đi với bố được.
Trong cuộc trò chuyện này cả người bố và con đều đi thẳng vào đề tài giao tiếp chính mà không lòng vòng.
Phương châm cách thức
Khái niệm: khi giao tiếp, cần chú ý nói mạch lạc, ngắn gọn, tránh cách nói mơ hồ.
Đặc điểm: Giao tiếp với người đối diện một cách mạch lạc, tránh lòng vòng lan man, gây mơ hồ với người đối diện, như vậy sẽ khiến câu chuyện càng đi xa hơn mà chẳng đúng ý người giao tiếp.
Cách nhận biết: Người nói vụng về, thiếu khéo léo trong giao tiếp, diễn đạt ý lủng củng gây mơ hồ.
Ví dụ:
- Em đồng ý với những nhận định về truyện ngắn của bà ấy.
Câu nói này chúng ta không thể biết bà ấy là tác giả hay một độc giả đã nhận định về tác phẩm truyện này.
=> Với cách nói mơ hồ và gây khó hiểu cho người đọc.
Phương châm lịch sự
Khái niệm: khi giao tiếp cần tế nhị và thể hiện sự tôn trọng người khác.
Đặc điểm: nói chuyện tế nhị, tôn trọng với người giao tiếp, xưng hô đúng vai phải lứa, giữ đúng phép lịch sự với người nghe.
Cách nhận biết:
Giao tiếp dùng những từ ngữ thiếu lịch sự, thô lỗ, thiếu tôn trọng người đối diện.
Giao tiếp không dùng chủ ngữ, vi phạm phương châm hội thoại.
Ví dụ:
- Lời nói chẳng mất tiền mua
- Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Câu tục ngữ trên có ý nghĩa là trong giao tiếp nên chọn lời hay, ý đẹp làm vừa lòng người khác, không nên nói những lời thô tục để ảnh hưởng đến mối quan hệ đối với mọi người.
Quan hệ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp
Đọc truyện cười sau và trả lời câu hỏi
CHÀO HỎI
Anh chàng nọ ở nhà vợ tại một vùng quê, được người nhà dặn là phải luôn chào hỏi mọi người xung quanh.
Một hôm, anh ta ra đường và thấy một người đang đốn cành trên một cây cao, liền ra dấu gọi.
Người kia dừng việc, lật đật trèo xuống, hỏi:
– Có việc gì thế?
– Có việc gì đâu! Bác làm việc vất vả lắm phải không?
( Theo Truyện cười dân gian Việt Nam)
(1) Nhân vật chàng rể đã tuân thủ đúng phương châm lịch sự. Dẫn chứng nào trong câu chuyện cho em biết điều đó?
(2) Việc tuân thủ phương châm lịch sự trong tình huống này có nên hay không? Vì sao?
(3) Qua câu chuyện trên, em có thể rút ra bài học gì về việc vận dụng các phương châm hội thoại?
Bài Làm:
(1) Anh đã ân cần hỏi thăm, quan tâm: Bác làm việc vất vả lắm phải không?
(2) Việc tuân thủ phương châm lịch sự trong tình huống này là không nên. Vì hành động chào hỏi của anh gây phiền toái, mất thời gian làm việc của người khác.
(3) Vận dụng phương châm hội thoại phải phù hợp với đặc điểm của tình huống giao tiếp.
Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại
Trong giao tiếp chúng ta có những lúc chúng ta vô tình sử dụng những từ ngữ, câu nói không tuân theo các phương châm hội thoại. Các lỗi có thể xảy ra và ta cần tránh là:
- Giao tiếp thiếu văn hóa, vụng về: chúng ta đôi khi sẽ nói mà không suy nghĩ trước, khi đó ta vô tình nói những câu không được tế nhị.
- Khi nói, giao tiếp ta phải chú trọng cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn. Khi có rất nhiều người cùng hỏi thì chúng ta nên ưu tiên trả lời cho câu hỏi quan trọng nhất.
- Người nói gây sự chú ý để mọi người đang nghe hiểu câu nói theo hàm ý nào đó.
Xem thêm:
- Từ đồng âm là gì? Phân loại, cách nhận biết và bài tập về từ đồng âm
- Câu hỏi tu từ là gì? Đặc điểm, tác dụng và cách đặt câu hỏi tu từ
- Tình thái từ là gì? Tác dụng, phân loại và ví dụ minh họa về tình thái từ
Qua bài viết trên, Bamboo School hy vọng bạn sẽ hiểu Phương châm hội thoại là gì? Đặc điểm, ví dụ về các loại phương châm hội thoại để củng cố kiến thức Ngữ Văn nhé. Cùng theo dõi chúng mình để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích nào!
Câu phủ định là gì? Chức năng, phân loại, ví dụ câu phủ định trong tiếng Việt
Tiếng Việt của chúng ta rất đa dạng phong phú trong phần diễn giải một nội dung nào đó, nhưng khi muốn phản bác hay bác bỏ một ý kiến, người ta sẽ sử dụng đến câu phủ định. Cùng Bamboo School khám phá Câu phủ định là gì? Chức năng, phân loại, ví dụ câu phủ định trong tiếng Việt để củng cố kiến thức của các em THCS nhé!
Câu phủ định là gì?
Câu phủ định là loại câu mang ý nghĩa phản bác, phản đối hay không đồng ý với một ý kiến, sự việc hay vấn đề nào đó. Câu phủ định thường chứa các từ như: không, chẳng, chả, chưa, không phải, đâu có phải… Khi nhìn thấy những câu có chứa các từ này bạn có thể biết được đó là các câu phủ định.
Ví dụ: Cuối tuần này gia đình mình không đi về quê.
Ngày mai môn Toán chẳng có bài tập.
Chức năng của câu phủ định
Chức năng thông báo, xác định
Câu phủ định được sử dụng để thông báo, xác định rằng không có sự vật, sự việc, tính chất hay quan hệ nào đó mà chúng ta chắc chắn rằng nó sẽ sai hoặc không hợp lí. Câu phủ định này còn được gọi là câu phủ định miêu tả, được dùng nhiều nhất và dễ dàng nhận biết nhất.
Ví dụ: Hôm nay trời không lạnh.
Ngày mai không phải đến trường.
Chức năng phản bác
Câu phủ định có thể dùng trong trường hợp phản bác một ý kiến hay nhận định từ cá nhân, tổ chức… Trong trường hợp này được gọi là câu phủ định bác bỏ. Chức năng này được sử dụng nhiều khi trong bối cảnh một cuộc họp, thảo luận mỗi người sẽ đưa ra ý kiến của mình và cũng sẽ có người phản bác, đưa ra những ý kiến ngược lại.
Ví dụ: A: Ngày mai chúng ta cùng đi ăn tối được không ?
B: Ngày mai không được vì tôi có việc bận rồi.
=> Câu phủ định bác bỏ bao giờ cũng sẽ xuất hiện sau một ý kiến, một nhận xét được đưa ra trước đó nên nó sẽ không bao giờ đứng ở đầu đoạn văn
Phân loại câu phủ định
Câu phủ định miêu tả
Ví dụ 1: Anh ấy không phải bạn trai của tôi
=> Xác nhận không có quan hệ bằng từ phủ định “không”, mối quan hệ là “bạn trai”
Ví dụ 2: Linh không làm bài tập toán.
=> Xác nhận không có sự việc bằng từ phủ định “không” và sự việc là “làm bài tập toán”
Ví dụ 3: Hà làm việc đó không đúng.
=> Xác nhận không có tính chất bằng từ phủ định “không” và từ mô tả tính chất “đúng”
Câu phủ định bác bỏ
Ví dụ 1: Không phải, bài tập này phải giải theo cách thứ hai.
=> Đặt trong bối cảnh hai bạn đang thảo luận về phương pháp giải bài tập, một bạn phủ định bác bỏ ý kiến của người nói trước và đưa ra đề xuất ý kiến của mình.
Ví dụ 2: Mẹ: Con đi ra ngoài chơi rồi à ?
Con: Đâu có đâu, con vẫn đang ở nhà mà.
=> Đặt trong bối cảnh người mẹ nói chuyện với con, có thể mẹ đi làm về không thấy bạn ở nhà (nhưng thực ra bạn đang ở trong phòng) và mẹ gọi điện cho bạn. Từ “đâu có” phủ định lại ý kiến của mẹ, nói rằng mình vẫn đang ở nhà.
Phân biệt câu phủ định bác bỏ và câu phủ định miêu tả
Dựa vào vị trí để phân biệt: câu phủ định bác bỏ bao giờ cũng phải đứng sau một ý kiến, nhận định nào đó đưa ra trước đó. Vì vậy, câu phủ định bác bỏ thường sẽ không đứng ở đầu câu.
Dựa vào hoàn cảnh để phân biệt: nhiều trường hợp chúng ta không thể dựa vào dấu hiệu hình thức để phân biệt thì cần dựa vào hoàn cảnh cụ thể để biết được đó là phủ định miêu tả hay phủ định bác bỏ
Ví dụ: “Không, chúng con không đói nữa đâu. Hai đứa ăn hết ngần kia củ khoai thì no mỏng bụng ra rồi còn đói gì nữa”.
=> Dựa vào ý nghĩ của chị Dậu là các con đang đói, nhưng cái Tí đã bác bỏ ý kiến của chị Dậu là chúng con không có đói.
Các ví dụ về câu phủ định
Đây là loại câu rất dễ và sử dụng phổ biến hàng ngày thông qua những ví dụ sau đây:
– Vân đi chơi (1)
– Vân chưa đi chơi (2)
Mục đích câu (1) khẳng định sự việc Vân đi chơi nhưng trong câu (2) phủ định sự việc Vân không đi chơi. Câu (2) mang ý nghĩa ngược với câu (1).
– Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu ! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt! Ta giết nó chính là hoá kiếp cho nó đấy, hoá kiếp để cho nó làm kiếp khác. (Nam Cao, Lão Hạc).
Câu phủ định bác bỏ được sử dụng trong câu “Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu”.
– Chú chim bị thương không đứng dậy được nữa, nằm thở dốc.
“Không” từ ngữ phủ định, khẳng định cho việc chú chim bị thương nằm hoàn toàn dưới đất.
Lưu ý khi sử dụng câu phủ định
- Trong câu có cấu trúc: Phủ định + Phủ định = Ý nghĩa khẳng định. Câu có cấu trúc này không phải câu phủ định nhưng có thể được dùng để biểu thị ý nghĩa phủ định.
Ví dụ: Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi.
- Cấu trúc “không những/chẳng những … mà còn” không được dùng để biểu thị ý nghĩa phủ định.
Ví dụ: Người Hà Nội không những thanh lịch mà còn vô cùng hiếu khách.
- Câu nghi vấn, câu cảm thán cũng có thể mang ý nghĩa khẳng định.
Ví dụ:
A: Cái Lan xinh quá nhỉ!
B: Nó mà xinh á?
Bài tập ví dụ về câu phủ định
Bài 1: Tìm từ ngữ phủ định và cho biết chức năng của mỗi câu phủ định sau.
a) Tôi đâu có biết anh ấy làm nghề gì.
b) Nó chưa được học tiếng Pháp.
c) Ngày mai chúng ta không phải đến đó nữa.
d) – Em đã là vỡ lọ hoa của lớp phải không?
– Không, em không hề làm vỡ.
Từ ngữ phủ định và chức năng của câu phủ định trong đề bài trên là:
a) Từ ngữ phủ định là “đâu có” và câu phủ định này có chức năng bác bỏ ý kiến.
b) Từ ngữ phủ định là “chưa” và câu phủ định có chức năng xác nhận sự việc chưa diễn ra.
c) Từ ngữ phủ định là “không phải” và câu phủ định có chức năng thông báo không có sự việc.
d) Từ ngữ phủ định là “Không” và câu phủ định có chức năng phản bác ý kiến.
Bài 2: Xét câu văn sau và trả lời câu hỏi
Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp.
Nếu Tô Hoài thay từ “không” bằng từ “chưa” thì nhà văn phải viết lại câu văn này như thế nào? Nghĩa của câu có thay đổi không? Câu nào phù hợp với câu chuyện hơn, vì sao?
Choắt chưa dậy được nữa, nằm thoi thóp.
Ý nghĩa của câu khi thay sẽ có thay đổi, bởi: từ “chưa” biểu thị ý phủ định đối với điều mà cho tới thời điểm nào đó không có nhưng sau đó có thể.
Nghĩa là Dế Choắt lúc ấy không dậy được nhưng sau đó có thể dậy được. Trái lại, từ không mang nghĩa phủ định sự tồn tại ở thời điểm hiện tại và cả sau này nữa. Sau khi Dế Choắt bị chị Cốc mổ đã không bao giờ dậy được nữa và sau đó chết. Vì thế, câu phủ định có từ không sẽ thích hợp với tình huống truyện.
Bài 3: Những câu sau đây có phải câu phủ định không? Những câu này dùng để làm gì? Đặt những câu có ý nghĩa tương đương
a) Đẹp gì mà đẹp!
b) Làm gì có chuyện đó!
c) Bài thơ này mà hay à!
d) Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng.
Các câu đã cho không phải là câu phủ định vì không có từ ngữ phủ định, nhưng được biểu thị ý phủ định.
Đặt câu có ý nghĩa tương đương:
– Các câu đã cho biểu thị ý nghĩa phản bác:
a) Không đẹp!
b) Không có chuyện đó!
c) Bài thơ này không hay!
d) Tôi cũng chẳng sung sướng hơn.
Xem thêm:
- Câu rút gọn là gì? Tác dụng và ví dụ về câu rút gọn
- Câu hỏi tu từ là gì? Đặc điểm, tác dụng và cách đặt câu hỏi tu từ
- Câu ghép là gì? Các cách nối câu ghép? Bài tập về câu ghép có đáp án
Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đến Câu phủ định là gì? Chức năng, phân loại, ví dụ câu phủ định trong tiếng Việt? Hy vọng bài viết trên sẽ hỗ trợ các em phần nào đó trong học tập. Cùng theo dõi Bamboo School để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé!