.
.
.
.

Giáo dục sớm là gì? Cha mẹ có nên giáo dục sớm cho trẻ

Giáo dục sớm là phương pháp mang lại nhiều lợi ích, giúp trẻ trang bị nhiều kỹ năng, kiến thức và xây dựng nền tảng khởi đầu vững chắc. Tuy nhiên, có nhiều cha mẹ vẫn chưa hiểu đúng và phân vân không biết có nên giáo dục sớm cho trẻ. Do đó, để có cái nhìn toàn diện về vấn đề này, các bậc phụ huynh hãy theo dõi nội dung bambooschool.edu.vn dưới đây.

Khái niệm giáo dục sớm

Giáo dục sớm là phương pháp giáo dục được bố mẹ thực hiện cho trẻ trong giai đoạn từ 0 – 6 tuổi. Mục đích của việc này là tạo điều kiện thuận lợi nhất cho trẻ được phát triển một cách toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần. Bởi ở độ tuổi này, trí não của trẻ có thể tiếp thu những điều mới một cách nhanh chóng.

Khái niệm giáo dục sớm 

Để áp dụng các phương pháp giáo dục sớm hiệu quả, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý lựa chọn phương pháp phù hợp nhất với con, kiên nhẫn, khuyến khích và động viên con. Từ đó, giúp trẻ xây dựng được nền tảng vững chắc, phát triển tốt hơn, có những thói quen tự lập tốt về cuộc sống và học tập.

Lợi ích giáo dục sớm mang lại

Độ tuổi từ 0 đến 6 tuổi được xem là giai đoạn phát triển vượt bậc về khả năng não bộ. Các bậc phụ huynh có thể giúp bé phát triển đầy đủ và toàn diện về khả năng tư duy logic. Dưới đây là một số những lợi ích tuyệt vời mà phương pháp giáo dục sớm mang lại cho trẻ:

  • Phát triển khả năng tư duy, nâng cao trí tưởng tượng.
  • Trẻ tự tin giải quyết các tình huống một cách sáng tạo, thông minh, linh hoạt.
  • Giúp trẻ phát huy hết thế mạnh sẵn có và khả năng tiềm ẩn.

Lợi ích giáo dục sớm mang lại 

  • Trẻ sẽ tìm ra động lực để thực hiện đam mê, thích thú hơn với việc học.
  • Rèn luyện thể chất và tinh thần, giúp trẻ hình thành thói quen vận động.
  • Giúp trẻ biết yêu thương, sẻ chia, gắn bó, đồng cảm với các thành viên trong gia đình và những người xung quanh.

Phụ huynh có nên giáo dục sớm cho trẻ không?

Với những lợi ích mà giáo dục sớm mang lại, phương pháp này đang nhận được nhiều sự quan tâm của phụ huynh. Xã hội ngày càng phát triển, cha mẹ cũng mong muốn con có điều kiện tốt để phát triển bản thân, tự tin và có tương lai rộng mở.

Giáo dục sớm vừa mang lại sự tự tin, giúp trẻ phát triển những kỹ năng sống vừa rèn luyện về thể chất, tinh thần. Nhờ đó, giúp các bé có điều kiện phát triển toàn diện. Chính vì thế, khi quyết định giáo dục sớm cho con, cha mẹ cần phải thấu hiểu và lựa chọn phương pháp phù hợp nhất. Việc này sẽ tạo cơ hội để trẻ bộc lộ được thế mạnh và khả năng của mình ngay từ sớm.

Phụ huynh có nên giáo dục sớm cho trẻ không?

Bản chất của giáo dục sớm không phải để tạo ra thần đồng. Bởi vậy, cha mẹ không nên tạo ra áp lực học tập cho con. Hãy giáo dục thuận tự nhiên, không ép buộc, lấy trẻ làm trung tâm, giúp trẻ vừa học vừa chơi để con có một tuổi thơ trọn vẹn nhất.

Cơ sở khoa học của những phương pháp giáo dục sớm

Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, từ 0 – 6 tuổi được gọi là giai đoạn vàng không thể bỏ lỡ để phát triển não bộ của trẻ. Từ 0 – 3 tuổi, não bộ của trẻ đã phát triển đạt 70 – 80% bộ não của người trưởng thành, từ 5 – 6 tuổi não bộ của trẻ về cơ bản đã hoàn thiện.

Trong thời gian vàng này, não bộ của trẻ có 2 đặc tính duy nhất mà không độ tuổi nào có được đó là:

Tiềm năng hấp thu vô hạn

Con có thể biết đọc, biết làm toán từ sớm, thuộc nhiều bài hát, nhớ hết những thông tin về vũ trụ, lắp ghép Lego nhanh chóng… Những thứ mà chúng ta nghĩ rất khó thì trẻ lại thực hiện dễ dàng. Lúc này, cha mẹ sẽ phát hiện ra năng khiếu, sở thích của con và bồi dưỡng đúng hướng.

Cơ sở khoa học của những phương pháp giáo dục sớm

Đặc tính mềm dẻo của não bộ

Trẻ sinh ra đã có đầy đủ các tố chất ưu việt, những tố chất nào được não bộ thường xuyên sử dụng sẽ phát huy mạnh mẽ và ngược lại. Khi cha mẹ áp dụng giáo dục sớm trong giai đoạn vàng sẽ giúp những tiềm năng não bộ được khơi dậy mạnh mẽ và phát triển vượt trội so với tiềm năng vốn có.

Một số phương pháp giáo dục sớm đã được kiểm chứng

Hiện nay, có nhiều phương pháp giáo dục sớm. Dưới đây là 4 phương pháp được nhiều bậc phụ huynh tìm hiểu và áp dụng:

Phương pháp Montessori

Montessori là phương pháp giáo dục sớm được một bác sĩ, tiến sỹ giáo dục người Ý có tên là Maria Montessori xây dựng dựa trên nghiên cứu và kinh nghiệm của mình. Phương pháp giáo dục này tạo nên sự phát triển toàn diện, giúp thúc đẩy tiềm năng nhưng vẫn tôn trọng sự phát triển tâm sinh lý tự nhiên bên trong trẻ.

Cơ sở khoa học của những phương pháp giáo dục sớm

Phương pháp Glenn Doman

Glenn Doman là phương pháp giáo dục sớm có tác dụng kích thích trí thông minh của trẻ bằng thẻ Flashcard hoặc Dot card. Với phương pháp giáo dục này, bố mẹ sẽ là người thầy dìu dắt và theo các con trong quá trình học.

Phương pháp Reggio Emilia

Reggio Emilia là phương pháp giáo dục mà việc học của trẻ sẽ chuyển thành một tổ hợp thống nhất giữa cha mẹ – con – giáo viên. Trong đó, cha mẹ có vai trò quan trọng, giúp con phát triển trong học tập không kém gì giáo viên. Cách tiếp cận này sẽ giúp mang lại nhiều hiệu quả tích cực trong học tập của trẻ.

Cơ sở khoa học của những phương pháp giáo dục sớm

Phương pháp STEAM

STEAM là phương pháp giáo dục có ý tưởng sáng tạo ban đầu xuất phát từ Trường Thiết kế Rhode Island (Mỹ) và ngày càng được sử dụng rộng rãi. Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật), Art (Nghệ thuật), Mathematics (Toán học) là 5 lĩnh vực được phương pháp STEAM trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng.

Cơ sở khoa học của những phương pháp giáo dục sớm

STEAM giúp trẻ vận dụng được các kiến thức đã học để giải quyết tình huống trong cuộc sống một cách hiệu quả nhất. Từ đó, trẻ sẽ hình thành, phát triển được các kỹ năng cần thiết, đồng thời truyền cảm hứng học tập và chơi, khơi gợi cho trẻ khả năng sáng tạo.

Kết luận

Giáo dục sớm sẽ mang đến nền tảng tư duy vững chắc, khơi gợi đam mê học tập và khám phá thế giới của trẻ. Mong rằng qua bài viết Bamboo School chia sẻ, các bậc phụ huynh đã hiểu rõ hơn về lợi ích của việc giáo dục từ sớm và lựa chọn được một phương pháp phù hợp nhằm giúp con phát triển toàn diện.

Cha mẹ có thể tham khảo các chương trình đào tạo hiện có tại Bamboo School để chọn cho con môi trường học tập tốt nhất có thể

Facebook
Pinterest

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn