Xếp hạng tỉ lệ đậu đại học của các trường THPT TPHCM
Trong lĩnh vực giáo dục, Thành phố Hồ Chí Minh luôn có những thành tích rất xuất sắc ở mọi cấp học, đặc biệt là cấp THPT. Tỉ lệ đậu đại học của các trường THPT TPHCM luôn đạt mức cao, trở thành truyền thống giáo dục mà nhiều thế hệ học sinh, giáo viên phấn đấu giữ gìn. Cùng Bamboo School tìm hiểu tỉ lệ đậu đại học của các trường THPT TPHCM qua bài chia sẻ dưới đây nhé!
Tỉ lệ đậu đại học của các trường THPT TPHCM là gì?
Tỉ lệ đậu đại học là số lượng thí sinh đạt đủ điểm sàn vào các trường đại học trên tổng số các thí sinh tham dự kỳ thi. Ở khía cạnh khác, còn có thể gọi tỉ lệ này với cái tên khác là tỉ lệ chọi. Nghĩa là trong một ngành, một trường nào đó sẽ có bao nhiêu thí sinh được nhận và bao nhiêu thí sinh bị loại.
Theo đó, tỉ lệ đậu đại học của các trường THPT TPHCM là tỉ lệ số học sinh đậu đại học hàng năm. Tỉ lệ này có thể tính theo hệ số tổng của toàn bộ thành phố Hồ Chí Minh nói chung, hoặc tính theo hệ số riêng của từng trường.
Tỉ lệ đậu đại học được tính như thế nào
Tỉ lệ đậu đại học sẽ được tính bằng công thức:
Tỉ lệ đậu đại học = (Số bạn đỗ đại học/Tổng số bạn tham gia kỳ thi)*100%
Ví dụ như trường THPT A có 500 bạn học sinh thi đại học và có 350 bạn đủ điểm đỗ vào các trường đại học. Như vậy, tỉ lệ đậu đại học của trường A là 70%.
Thông qua công thức trên sẽ dễ dàng nhận xét, đánh giá và so sánh thực trạng kết quả thi của học sinh các trường, các khu vực. Đồng thời, thông qua đó phần nào nhận định được môi trường giáo dục đang có chất lượng đào tạo như thế nào.
Xếp hạng 5 trường có tỉ lệ đậu đại học năm 2023-2024
Khi nhắc đến các trường có tỉ lệ đậu đại học cao trong nhiều năm trở lại đây tại Thành phố Hồ Chí Minh, sẽ có rất nhiều cái tên cần nhắc đến. Trong đó, top 5 trường hứa hẹn sẽ đạt thành tích tốt trong năm học 2023 – 2024 gồm:
Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai
THPT Nguyễn Thị Minh Khai là trường dẫn đầu trong danh sách các trường có tỉ lệ đậu đại học tốt nhất. Theo thống kê những năm gần đây, tỉ lệ này đạt đến 97.7%.
So với tỉ lệ đậu đại học của các trường THPT TPHCM thì đây là một tỉ lệ vô cùng ấn tượng. Biểu trưng cho một môi trường với chất lượng giáo dục và học tập, rèn luyện tốt.
Trường THPT Lê Quý Đôn
Trường THPT Lê Quý Đôn cũng là đơn vị nhiều năm liền đạt tỉ lệ đậu đại học cao, với khoảng từ 80% đến 85%. Xét trên toàn quốc, trường thường xuyên giành những vị trí xuất sắc trong Top 10.
Nhờ những thành tích nổi trội trong công tác giáo dục, trường nhiều lần được Chính phủ , Bộ giáo dục và đào tạo, UBND Thành phố Hồ Chí Minh khen thưởng. Tất cả trở thành nền tảng, niềm tự hào và động lực lớn lao để học sinh cũng như cán bộ giáo viên nhà trường tiếp tục phấn đấu trong công tác giảng dạy và học tập.
Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong
Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong được đánh giá cao về hệ thống cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, về đội ngũ giáo viên chuyên môn cao, phẩm hạnh tốt. Nhờ vậy, trường đã đạt được rất nhiều những thành tích cao liên quan đến việc học tập và giảng dạy.
Đối với kỳ thi tốt nghiệp hàng năm, tỉ lệ đậu đại học của các học sinh trong trường cũng luôn ở mức cao. Dao động trên 90% các học sinh thi đậu với số điểm đạt được tương đối cao.
Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa
Điểm đầu vào lớp 10 của trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa luôn ở mức cao. Điều đó đồng nghĩa với chất lượng học sinh của trường vô cùng tiềm năng cho các giải thưởng, thành tích liên quan đến học tập.
Cụ thể, học sinh của trường được nhiều đơn vị giáo dục, tổ chức tài trợ học bổng với nhiều dạng khác nhau. Tỉ lệ đậu đại học của học sinh hàng năm cũng nằm trong top đầu toàn thành phố.
Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền
Tỉ lệ đậu đại học của trường THPT Nguyễn Thượng Hiền nổi tiếng là xuất sắc. Với bề dày chất lượng giảng dạy, trường là niềm mơ ước của nhiều học sinh và phụ huynh có hoài bão với con đường học tập.
Không chỉ có thành tích tốt về tỉ lệ đậu đại học, trường còn là cái nôi cho học sinh tiếp cận với rất nhiều cơ hội phát triển khác nhau. Đơn cử là hàng năm, trường có khoảng từ 70 đến 80 học sinh đi du học các nước.
Nắm được tỉ lệ đậu đại học của các trường THPT TPHCM có lợi gì?
Việc nắm được tỉ lệ đậu đại học của các trường THPT TPHCM sẽ giúp cho học sinh và phụ huynh có được khá nhiều thông tin hữu ích. Trước tiên, giúp phần nào đánh giá được môi trường giáo dục và chất lượng giảng dạy của trường.
Không chỉ vậy, thông số tỉ lệ đậu đại học còn là một trong những yếu tố góp phần xây dựng giá trị của trường học, thu hút sự quan tâm của quần chúng. Kết hợp với các yếu tố như truyền thống lâu đời, các thành tích trong giảng dạy và học tập, cơ sở vật chất… để xác định tiềm năng của trường.
Với những phụ huynh và học sinh có mục tiêu rõ ràng trong học tập, định hướng tương lai thì việc lựa chọn trường THPT là rất quan trọng. Góp phần không nhỏ vào sự thành công sau này. Chính vì vậy thông tin về tỉ lệ đậu đại học của các trường THPT TPHCM luôn được quý phụ huynh quan tâm từ lúc con còn ở cấp trung học cơ sở.
Tổng kết
Trên đây là một số thông tin liên quan đến tỉ lệ đậu đại học của các trường THPT TPHCM mà bambooschool.edu.vn đã thống kê được dựa trên kết quả các năm gần đây. Mong rằng bài viết hữu ích cho những ai đang quan tâm tìm hiểu vấn đề này!
Phương pháp luyện phản xạ tiếng anh hiệu quả áp dụng ngay tại nhà.
Khi giao tiếp tiếng Anh, chỉ có từ vựng phong phú là không đủ nếu bạn không phản ứng nhanh và nói lưu loát. Việc diễn đạt ý và sử dụng câu từ sẽ trở nên khó khăn trong những trường hợp thiếu phản xạ tiếng Anh. Vậy phản xạ tiếng Anh là gì, làm cách nào để rèn luyện phản xạ tiếng Anh? Cùng tìm hiêu với Bamboo School nhé!
Phản xạ tiếng Anh là gì?
Phản xạ tiếng Anh là một quá trình tự động và tự nhiên mà não bộ của chúng ta thực hiện khi chúng ta nghe, nói, đọc hoặc viết bằng tiếng Anh. Khi ta sử dụng phản xạ tiếng Anh, ta không cần phải suy nghĩ nhiều về ngữ pháp, từ vựng hay cấu trúc câu. Thay vào đó, ta có thể tự động đưa ra các câu trả lời, nói các câu chuyện và thể hiện ý kiến của mình một cách tự nhiên.
Phản xạ tiếng Anh được hình thành qua quá trình học và thực hành liên tục. Khi ta nghe tiếng Anh, não bộ của chúng ta nhận biết các âm thanh, từ ngữ và ngữ pháp mà chúng ta đã được tiếp xúc trong quá khứ.
Tầm quan trọng của việc luyện tập phản xạ tiếng Anh
Phản xạ tiếng Anh giúp ta hiểu nghĩa của những gì người khác nói một cách nhanh chóng. Khi ta nói hoặc viết, não bộ sử dụng những kiến thức và kỹ năng này để tự động tạo ra các câu trả lời, bài viết hay diễn đạt ý kiến một cách mượt mà và tự nhiên.
Phản xạ tiếng Anh giúp ta giao tiếp hiệu quả trong tiếng Anh và dễ dàng thích ứng với các tình huống khác nhau. Khi chúng ta đã phát triển phản xạ tiếng Anh tốt, chúng ta có thể nghe, nói, đọc và viết một cách tự tin và linh hoạt. Nếu sau 1 thời gian không nghe – nói tiếng Anh, khả năng phản xạ tiếng Anh sẽ giảm đi.
Các phương pháp luyện tập phản xạ
Phản xạ tiếng Anh là khả năng tự động và tự nhiên trong việc sử dụng tiếng Anh mà chúng ta đạt được thông qua rèn luyện việc nghe, nói, đọc và viết liên tục. Do đó, hãy cùng điểm qua những phương pháp luyện phản xạ tiếng Anh hiệu quả sau:
Luyện phản xạ qua phim ảnh
Luyện phản xạ tiếng Anh qua phim ảnh là một phương pháp hữu hiệu để cải thiện khả năng ngôn ngữ của bạn bằng cách xem và tương tác với các bộ phim hoặc chương trình truyền hình bằng tiếng Anh.
Dưới đây là một số cách bạn có thể luyện phản xạ tiếng Anh qua phim ảnh:
Bạn có thể chọn phim có phụ đề tiếng Anh. Quan sát và lắng nghe cách diễn đạt, phát âm và ngữ điệu của diễn viên.
Hãy thử lặp lại câu chuyện, nhân vật hoặc tình huống bằng cách sử dụng ngôn ngữ của riêng bạn.
Khi bạn nghe một từ mới trong phim, ghi lại và tìm hiểu nghĩa của nó. Sử dụng từ vựng này trong các câu hoặc tình huống khác để bạn có thể nhớ lâu hơn.
Xem phim giúp bạn làm quen với ngôn ngữ thực tế và các ngữ cảnh khác nhau.
Khi xem phim bạn cũng có thể tìm hiểu về văn hóa và lịch sử của các nước nói tiếng Anh. Tạo thêm động lực cho việc học tiếng Anh.
Tham gia các cộng đồng online hoặc diễn đàn để gặp người cùng sở thích và thảo luận về các bộ phim mà bạn xem. Điều này giúp bạn áp dụng ngôn ngữ và chia sẻ ý kiến của mình với người khác.
Xem và tập theo các chương trình nước ngoài
Để luyện phản xạ tiếng Anh bằng cách xem và tập theo các chương trình nước ngoài, bạn có thể thực hiện các bước sau đây:
Chọn những chương trình: phim, series, talk show,.. có độ khó phù hợp với trình độ tiếng Anh của bạn.
Bắt đầu bằng việc xem chương trình với phụ đề tiếng Anh để hiểu nội dung và cải thiện khả năng nghe.
Hãy lặp lại câu chuyện, đoạn hội thoại hoặc cách diễn đạt bằng cách sử dụng ngôn ngữ của riêng bạn.
Tổng kết lại nội dung bằng cách viết một tóm tắt ngắn về những điểm chính bạn nhớ được. Điều này giúp bạn kiểm tra hiểu biết và cải thiện kỹ năng viết tiếng Anh.
Hãy chú ý đến từ vựng, cấu trúc ngữ pháp và cách các câu được xây dựng. Sử dụng từ vựng và ngữ pháp này trong các bài tập và thực hành tiếng Anh của bạn.
Tự tin thử sử dụng các từ ngữ, cấu trúc mới và biểu đạt ý kiến của mình trong các tình huống thực tế.
Xem lại chương trình yêu thích và luyện tập thường xuyên để làm quen với ngôn ngữ và cải thiện phản xạ tiếng Anh của mình.
Giao lưu, lắng nghe cải thiện trong quá trình giao tiếp
Luyện phản xạ tiếng Anh bằng cách giao lưu và lắng nghe cải thiện trong quá trình giao tiếp như sau:
Tham gia vào môi trường giao tiếp tiếng Anh, như câu lạc bộ nói tiếng Anh hoặc nhóm học tiếng Anh.
Lắng nghe một cách chủ động và tập trung vào người khác đang nói. Cố gắng hiểu ý nghĩa của những gì người khác nói và đặt câu hỏi khi bạn cần.
Tự tin tham gia vào các cuộc trò chuyện bằng cách sử dụng tiếng Anh của bạn. Đừng sợ mắc lỗi hay không biết từ nào sử dụng.
Gặp gỡ và kết bạn với người nói tiếng Anh, học cách diễn đạt ngôn ngữ trong ngữ cảnh tự nhiên.
Ghi nhận và sửa lỗi dựa trên phản hồi và gợi ý từ người khác. Điều này giúp bạn nhận ra những khuyết điểm và tập trung vào việc cải thiện chúng.
Học hỏi mở rộng vốn từ
Luyện phản xạ tiếng Anh bằng cách học hỏi và mở rộng vốn từ có thể được thực hiện như sau:
Đọc các tác phẩm văn học, tin tức, bài báo, sách giáo trình và các tài liệu tiếng Anh khác để tăng vốn từ vựng của bạn.
Sử dụng từ điển tiếng Anh hoặc các ứng dụng từ điển trực tuyến để tra cứu nghĩa và cách sử dụng từ vựng mới.
Học từ vựng theo chủ đề: Điều này giúp bạn nắm vững các từ vựng phổ biến và có thể sử dụng chúng trong các ngữ cảnh tương ứng.
Sử dụng từ vựng trong ngữ cảnh: Để từ vựng thực sự trở thành phần của phản xạ tiếng Anh, hãy sử dụng chúng trong các bài viết, bài thuyết trình, hoặc cuộc trò chuyện.
Lắng nghe và quan sát từ vựng trong ngữ cảnh: Khi nghe và quan sát ngôn ngữ tiếng Anh trong cuộc sống hàng ngày, hãy chú ý đến các từ vựng mới và cách chúng được sử dụng.
Học từ vựng theo phrasal verbs (động từ kết hợp với giới từ) và collocations (từ ngữ kết hợp thường xuyên). Tìm hiểu và luyện tập với các cụm từ này để nâng cao vốn từ của bạn và sử dụng ngôn ngữ một cách tự nhiên hơn.
Tập luyện hàng ngày
Đặt mục tiêu cụ thể: Xác định mục tiêu học tiếng Anh của bạn, chẳng hạn như cải thiện ngữ pháp, từ vựng, phản xạ nhanh, hoặc giao tiếp.
Đặt thời gian cố định và dành ít nhất một khoảng thời gian ngắn mỗi ngày để tập trung vào việc nâng cao kỹ năng ngôn ngữ của bạn.
Luyện nghe: Nghe tiếng Anh mỗi ngày, cố gắng hiểu nghĩa và ghi chú những điểm quan trọng.
Luyện đọc: Đọc các văn bản tiếng Anh hàng ngày, chẳng hạn như tin tức, truyện ngắn, bài blog, hoặc sách.
Luyện nói: Thực hành nói tiếng Anh mỗi ngày bằng cách luyện tập các câu đơn giản, đặt câu hỏi, hoặc tham gia vào các cuộc trò chuyện tiếng Anh với bạn bè hoặc đồng nghiệp.
Luyện viết: Viết một ít tiếng Anh hàng ngày bằng cách viết nhật ký, bài viết ngắn, hoặc thảo luận về một chủ đề nào đó.
Sử dụng các ứng dụng và tài liệu học tiếng Anh: Tận dụng các ứng dụng di động hoặc tài liệu học tiếng Anh trực tuyến để tập luyện hàng ngày.
Luyện phản xạ tiếng Anh bằng cách tập luyện hàng ngày đòi hỏi sự kiên nhẫn và định kỳ. Bằng cách thực hiện các hoạt động này hàng ngày, bạn sẽ nhanh chóng cải thiện phản xạ và kỹ năng tiếng Anh của mình.
Tổng kết
Bên trên là các phương pháp luyện phản xạ tiếng Anh hiệu quả áp dụng ngay tại nhà. Điều quan trọng là bạn phải thực hiện một lịch trình học tập hàng ngày và kiên nhẫn trong quá trình luyện tập. Với sự cố gắng học tập và rèn luyện mỗi ngày theo phương pháp nâng cao phản xạ tiếng Anh mà Bamboo đã liệt kê bên trên, bạn hoàn toàn có thể đạt được sự tiến bộ đáng kể trong khả năng ngôn ngữ của mình mà không cần phải ra khỏi nhà.
Hướng dẫn cách tham gia thi tiếng anh IOE chi tiết nhất
Cuộc thi tiếng Anh IOE của Bộ Giáo dục & Đào tạo đã không còn là khái niệm xa lạ với các học sinh và phụ huynh quan tâm đến môi trường học tập tiếng Anh trên Internet. Những học sinh nào đủ tiêu chuẩn tham gia cuộc thi này, cách thức đăng kí thi và phương pháp luyện tập ra sao? Chi tiết về cuộc thi tiếng Anh IOE được Bamboo School tổng hợp trong bài viết dưới đây.
Cuộc thi tiếng anh IOE là gì? Có bao nhiêu vòng thi
Cuộc thi tiếng anh IOE (Internet Olympiads of English) là một cuộc thi Olympic tiếng Anh trên Internet được tổ chức bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam dành cho học sinh từ lớp 3 đến lớp 12. Cuộc thi này đã được triển khai từ năm 2010. Thí sinh có thể tham gia thi trên trang web chính thức của IOE theo lịch trình được công bố hàng năm bởi Ban tổ chức.
Với thiết kế hiện đại và giao diện trực quan của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cuộc thi tiếng anh IOE đã thu hút hơn 20 triệu thí sinh từ hơn 20 ngàn trường học trên 63 tỉnh thành của Việt Nam. Đặc điểm trực tuyến của cuộc thi đã tạo ra một trải nghiệm thú vị và hấp dẫn.
Giao diện thi IOE
Mỗi năm học, cuộc thi IOE bao gồm 4 vòng thi chính cho cấp tiểu học và trung học cơ sở, 3 vòng thi chính cho cấp phổ thông trung học, và 35 vòng tự luyện dành cho tất cả học sinh tham gia.
Vòng luyện tập
Mỗi lớp trong cuộc thi IOE có 35 vòng tự luyện tương ứng với 35 tuần học. Hệ thống tổ chức của cuộc thi cho phép học sinh truy cập vào các vòng tự luyện này từ thứ 2 hàng tuần. Điều này có nghĩa là học sinh có thể tham gia vào các vòng tự luyện và hoàn thành các bài tập trong suốt tuần học đó.
Số lượng bài | 4 bài và điểm tối đa 360 điểm |
Thời gian làm bài | 80 phút (mỗi bài 20 phút) |
Hệ thống thông báo kết quả ngay sau khi học sinh hoàn thành mỗi bài thi hoặc khi hết thời gian làm bài. Thời gian tổng cộng của mỗi vòng thi sẽ được tính bằng tổng thời gian làm các bài thi trong đó.
Đối với các vòng tự luyện, học sinh cần đạt điểm trên hoặc bằng 75% của tổng số điểm có thể đạt được trong vòng thi đó để được xem là đã hoàn thành vòng thi. Nếu học sinh không có máy tính hoặc không có kết nối Internet, họ có thể sử dụng các phương pháp tự luyện khác phù hợp để chuẩn bị cho các vòng thi chính thức.
Vòng thi chính thức
Số lượng câu hỏi | 200 |
Thời gian làm bài | 30 phút |
Học sinh có thể nộp bài trước khi kết thúc thời gian thi. Kết quả sẽ được hiển thị ngay sau khi học sinh nộp bài hoặc khi kết thúc thời gian thi.
Các vòng thi chính thức trong cuộc thi IOE là hoàn toàn độc lập với các vòng tự luyện. Thời gian diễn ra các vòng thi chính thức được xác định như sau:
Ở cấp tiểu học và trung học cơ sở:
Thi cấp Trường | Học sinh buộc phải vượt qua vòng tự luyện thứ 15 |
Thi cấp Quận/Huyện | Học sinh buộc phải vượt qua vòng tự luyện thứ 20. |
Thi cấp Tỉnh/Thành phố | Học sinh buộc phải vượt qua vòng tự luyện thứ 25. |
Thi cấp Quốc gia | Học sinh buộc phải vượt qua vòng tự luyện thứ 30 và trả lời đúng tối thiểu 50% số câu hỏi trong kỳ thi cấp Tỉnh/Thành Phố. |
Ở cấp trung học phổ thông:
Thi cấp Trường | Học sinh buộc phải vượt qua vòng tự luyện thứ 20. |
Thi cấp Tỉnh/Thành phố | Học sinh buộc phải vượt qua vòng tự luyện thứ 25. |
Thi cấp Quốc gia | Học sinh buộc phải vượt qua vòng tự luyện thứ 30 và trả lời đúng tối thiểu 50% số câu hỏi trong kỳ thi cấp Tỉnh/Thành Phố. |
Lưu ý: Trong cuộc thi IOE, tại mỗi khối lớp, một học sinh có thể đăng ký tối đa hai tài khoản để dự thi chính thức. Tuy nhiên, học sinh chỉ được tham gia dự thi bằng duy nhất một tài khoản chính. Trong trường hợp tài khoản chính gặp sự cố, học sinh có thể chuyển thi sang khung giờ thi khác hoặc thi lại cùng ca thi đó (nếu còn thời gian) bằng tài khoản dự phòng.
Hướng dẫn IOE đăng ký tài khoản
Học sinh cần đăng ký tài khoản trên trang web chính thức của IOE. Các bước đăng ký 1 tài khoản như sau:
Hướng dẫn IOE đăng ký tài khoản
- Bước 1: Nhập Tên tài khoản (còn gọi là tên đăng nhập)
Trong cuộc thi IOE, tên tài khoản của học sinh là một dãy ký tự, không bao gồm các ký tự đặc biệt. Học sinh có tự do chọn tên tài khoản, nhưng cần đảm bảo rằng tên đó không trùng với bất kỳ tên đăng nhập nào đã tồn tại trong hệ thống. Điều này đảm bảo tính duy nhất và không trùng lặp của các tài khoản trong cuộc thi.
Lưu ý: nhiều em nhầm Tên tài khoản đó là Họ và Tên của mình, bao gồm luôn cả dấu cách.
- Bước 2: Nhập mật khẩu vào ô
- Bước 3: Nhập lại mật khẩu vào ô
- Bước 4: Tick ngay vào ô “Đồng ý với chính sách bảo mật IOE”
- Bước 5: Click vào “Đăng ký tài khoản” để hoàn tất quá trình
Học sinh cần đăng ký đúng các thông tin gồm sau đây:
- Họ và tên
- Lớp
- Trường
- Quận/huyện
- Tỉnh, thành phố
Trong quá trình đăng ký, học sinh cần cung cấp thông tin chính xác vì hệ thống sẽ sắp xếp các bài thi tự luyện phù hợp với lứa tuổi của học sinh, ví dụ như lớp 3, lớp 4 hoặc lớp 5.
Nếu học sinh nhập thông tin không chính xác, họ có thể sửa lại thông tin bằng cách nhấp vào mục “Thông tin giáo dục” trong hệ thống và thực hiện các bước sửa đổi thông tin cần thiết. Điều này đảm bảo rằng thông tin đăng ký là chính xác và phù hợp với lứa tuổi của học sinh để hệ thống có thể sắp xếp các bài thi tự luyện một cách chính xác.
Hướng dẫn đăng nhập và bảo mật tài khoản thi tiếng anh ioe
Hướng dẫn đăng nhập:
- Học sinh truy cập vào trang web sau : edu.go.vn
- Sau đó đặt tên tài khoản, đặt mật khẩu và nhập lại mật khẩu > Click Nhấn để đăng ký.
- Điền thông tin cá nhân của mình, địa điểm đang theo học và nhấn nút Cập nhật thông tin.
- Học sinh chọn loại Tài khoản học viên.
- Học sinh điền tên trường học, khối lớp và tên lớp > Nhấn nút Đăng ký ngay.
- Sau khi hoàn tất đăng ký tài khoản IOE, học sinh sẽ được đăng nhập vào tài khoản, bằng cách nhập Tên tài khoản và mật khẩu là xong!
Hướng dẫn bảo mật
Bước 1: Trên trang chủ IOE, bạn hãy chọn “Bảo mật”
Sau khi tick chọn “Bảo mật”, màn hình sẽ chuyển đến màn hình như sau:
Bước 2: Tại đây, bạn thực hiện lần lượt các thao tác theo hướng dẫn trên trang:
- Sử dụng số điện thoại trả trước muốn liên kết với tài khoản nhắn tin theo cú pháp sau: (1): GO ID của bạn Gửi 8100
Lưu ý: ID của bạn đã được hiển thị ngay trong cú pháp hướng dẫn trên trang rồi nhé!
- Tổng đài sẽ gửi tin nhắn chứa OTP và MKC2 về số điện thoại của học sinh. Bạn cần nhập Mã OTP (2) và chọn Xác nhận (3) để hoàn thành xác thực tài khoản qua số điện thoại này
Sau khi xác thực thành công số điện thoại, màn hình sẽ hiển thị như sau:
Hướng dẫn bảo mật IOE
Hướng dẫn đăng ký thi tiếng anh ioe và xem kết quả
Bước 1: đăng ký tài khoản giáo viên đại diện nhà trường tổ chức thi ioe các cấp
Bước 2: chọn thí sinh đủ điều kiện và đăng ký danh sách thí sinh thi các cấp.
Bước 3: nhận mã số ca thi
Để xem kết quả thi các cấp của các thí sinh tham gia dự thi, các bạn làm theo hướng dẫn sau:
Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản thi tiếng anh ioe.
Bước 2: Vào mục Học viên –> chọn Xem kết quả thi:
Bước 3: Tại “Kết quả thi chính thức”, lựa chọn năm học và vòng thi chính thức để xem Kết quả thi.
Tổng kết
Chương trình học và thi tiếng anh IOE định hướng để hỗ trợ các em học sinh tự học tiếng Anh một cách phong phú và hiệu quả. Bằng cách tham gia các kỳ thi IOE, các em có thể rèn kỹ năng nghe, nói, đọc và viết tiếng Anh, cùng với khả năng giải quyết vấn đề và tư duy logic.
Hãy duy trì sự hào hứng và kiên nhẫn trong quá trình học tiếng Anh. Chúc bạn thành công trong việc tự học tiếng Anh và đạt được những kết quả tốt trong các kỳ thi Olympic tiếng Anh trên Internet (IOE) cũng như trong cuộc sống hằng ngày.
Lịch khai giảng – Lịch nhập học 2023 các khối, các cấp học
Lịch nhập học 2023 đánh dấu cột mốc tựu trường của học sinh/sinh viên các cấp sau kỳ nghỉ hè. Cùng Bamboo cập nhật mới nhất lịch nhập học 2023 – 2024 nhé!
Tựu trường – Khai giảng năm học
Tựu trường là gì?
Tựu trường là một khái niệm quen thuộc đối với học sinh, sinh viên và gia đình trong các giai đoạn chuyển tiếp giữa các cấp học, từ mầm non đến tiểu học, từ tiểu học đến trung học, hoặc từ trung học đến đại học. Tựu trường đánh dấu một thời điểm đặc biệt, khi học sinh hoặc sinh viên chính thức bước vào môi trường học tập mới.
Khai giảng năm học là gì?
Khai giảng năm học là sự kiện quan trọng đánh dấu sự khởi đầu của một năm học mới. Đây là thời điểm mà các học sinh và giáo viên quay trở lại trường sau kỳ nghỉ và bắt đầu chuỗi hoạt động học tập và giảng dạy mới. Khai giảng năm học thường được tổ chức trang trọng và tạo ra sự phấn khởi, sự háo hức cho cả học sinh, giáo viên và phụ huynh.
Với sự tiến bộ của công nghệ, việc cập nhật thông tin về lịch nhập học năm 2023 đã trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn bao giờ hết. Phụ huynh và học sinh có thể tra cứu và tìm hiểu lịch nhập học 2023 thông qua các nguồn thông tin trực tuyến của trường, trang web giáo dục và các kênh thông tin khác. Lịch nhập học 2023 cung cấp thông tin về thời gian, địa điểm, và các quy định cần thiết liên quan đến quá trình tổ chức và tiến hành tổ chức nhập học cho học sinh mới. Thông thường sau lịch nhập học tối đã 02 tuần sẽ là lịch khai giảng.
Lịch nhập học 2023 chính là cầu nối giữa học sinh và ngôi trường mới. Qua việc nắm vững lịch nhập học, học sinh và phụ huynh có thể sắp xếp thời gian và chuẩn bị các vật dụng cần thiết để bước vào năm học mới một cách suôn sẻ.
Lịch khai giảng – Lịch nhập học 2023 – 2024
Hiện tại, Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa công bố khung thời gian chính thức cho năm học 2023 – 2024. Thông thường, khung thời gian năm học mới sẽ được công bố vào cuối tháng 7 hoặc đầu tháng 8.
Căn cứ Quyết định 2159/QĐ-BGDĐT năm 2022 về khung kế hoạch thời gian năm học 2022-2023 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên. Học sinh các cấp đã hoàn thành chương trình năm học 2022 – 2023 từ ngày 31/5/2023 và đang trong thời gian nghỉ hè.
Lịch nhập học 2023 – 2024 các khối mầm non, tiểu học
Thông thường các năm, lịch đi học lại sau hè của học sinh khối mầm non, tiểu học sẽ sớm hơn ngày tổ chức khai giảng từ 01 đến 02 tuần. Trong đó, ngày khai giảng thường rơi vào đầu tháng 9, cụ thể sẽ là 5/9.
Lịch nhập học 2023 dự đoán sẽ tương tự như năm 2022 – 2023, tại khoản 1 Điều 1 Quyết định 2159/QĐ-BGDĐT năm 2022 có quy định về khung thời gian tựu trường như sau:
Ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2022-2023 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên áp dụng trong toàn quốc như sau:
- Tựu trường sớm nhất trước 01 tuần so với ngày tổ chức khai giảng. Riêng đối với lớp 1, tựu trường sớm nhất trước 02 tuần so với ngày tổ chức khai giảng.
- Tổ chức khai giảng vào ngày 05 tháng 9 năm 2022.
- Kết thúc học kỳ I trước ngày 15 tháng 01 năm 2023, hoàn thành kế hoạch giáo dục học kỳ II trước ngày 25 tháng 5 năm 2023 và kết thúc năm học trước ngày 31 tháng 5 năm 2023.
- Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở trước ngày 30 tháng 6 năm 2023.
- Hoàn thành tuyển sinh các lớp đầu cấp trước ngày 31 tháng 7 năm 2023.
- Thi tốt nghiệp trung học phổ thông và các kỳ thi cấp quốc gia theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
( Theo Quyết định 2159/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo )
Theo nguyên tắc đó, dự kiến trong năm nay, lịch nhập học 2023 sẽ là cuối tháng 8. Tựu trường sớm nhất trước 01 tuần so với ngày tổ chức khai giảng. Riêng đối với lớp 1, tựu trường sớm nhất trước 02 tuần so với ngày tổ chức khai giảng. Tổ chức khai giảng vào ngày 05 tháng 9 năm 2023.
Lịch nhập học 2023 chính thức sẽ do UBND các tỉnh quyết định dựa trên khung kế hoạch thời gian lịch nhập học 2023 – 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quý phụ huynh có thể tham khảo bảng sau:
Chung quy tất cả các trường khối mầm non tiểu học đều có lịch nhập học 2023 vào cuối tháng 8. Dưới đây là cụ thể lịch nhập học 2023 của 63 tỉnh thành mới nhất bạn có thể tham khảo:
STT | Tỉnh/ thành phố | Lịch nhập học 2023 |
1 | An Giang | Tuần lễ nhập học từ ngày 29 đến 31/8. |
2 | Bà Rịa-Vũng Tàu |
|
3 | Bạc Liêu |
|
4 | Bắc Giang |
|
5 | Bắc Kạn |
|
6 | Bắc Ninh |
|
7 | Bến Tre |
|
8 | Bình Dương |
|
9 | Bình Định |
|
10 | Bình Phước |
|
11 | Bình Thuận |
|
12 | Cà Mau |
|
13 | Cao Bằng |
|
14 | Cần Thơ |
|
15 | Đà Nẵng |
|
16 | Đắk Lắk |
|
17 | Đắk Nông |
|
18 | Điện Biên |
|
19 | Đồng Nai |
|
20 | Đồng Tháp |
|
21 | Gia Lai |
|
22 | Hà Giang |
|
23 | Hà Nam |
|
24 | Hà Nội |
|
25 | Hà Tĩnh |
|
26 | Hải Dương |
|
27 | Hải Phòng |
|
28 | Hậu Giang |
|
29 | Hòa Bình |
|
30 | TP.HCM |
|
31 | Hưng Yên |
|
32 | Khánh Hòa |
|
33 | Kiên Giang |
|
34 | Kon Tum |
|
35 | Lai Châu |
|
36 | Lạng Sơn |
|
37 | Lào Cai |
|
38 | Lâm Đồng |
|
39 | Long An |
|
40 | Nam Định |
|
41 | Nghệ An |
|
42 | Ninh Bình |
|
43 | Ninh Thuận |
|
44 | Phú Thọ |
|
45 | Phú Yên |
|
46 | Quảng Bình |
|
47 | Quảng Nam |
|
48 | Quảng Ngãi |
|
49 | Quảng Ninh |
|
50 | Quảng Trị |
|
51 | Sóc Trăng |
|
52 | Sơn La |
|
53 | Tây Ninh |
|
54 | Thái Bình |
|
55 | Thái Nguyên |
|
56 | Thanh Hóa |
|
57 | Thừa Thiên Huế |
|
58 | Tiền Giang |
|
59 | Trà Vinh |
|
60 | Tuyên Quang |
|
61 | Vĩnh Long |
|
62 | Vĩnh Phúc |
|
63 | Yên Bái |
|
Lịch nhập học khối THCS – THPT
Lịch nhập học 2023 cho khối THCS (Trung học cơ sở) và THPT (Trung học phổ thông) là một thông tin quan trọng giúp học sinh và phụ huynh chuẩn bị tốt cho quá trình chuyển tiếp sang cấp học mới. Lịch nhập học 2023 của khối ngành này đã có trên bảng trên, quý phụ huynh và các em học sinh có thể xem lại. Nhìn chung lịch nhập học 2023 đóng vai trò quan trọng trong việc xác định thời gian và các hoạt động liên quan để học sinh khối THCS – THPT và phụ huynh có thể sắp xếp và tổ chức tốt nhất.
Lịch nhập học khối Cao đẳng đại học
Theo Điều 4 Công văn số 3883/BGDĐT-GĐĐH về triển khai công tác tuyển sinh đại học, quy định về xác nhận nhập học và tổ chức nhập học cho thí sinh như sau:
Các cơ sở đào tạo sẽ hướng dẫn thí sinh xác nhận nhập học và tổ chức quá trình nhập học trong khoảng thời gian quy định.
Tất cả thí sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2023 sẽ phải xác nhận nhập học trực tuyến trên Hệ thống từ ngày 16/9 đến trước 17 giờ 00 ngày 30/9/2023.
Các cơ sở đào tạo không được yêu cầu thí sinh xác nhận nhập học hoặc nhập học trước ngày 16/9/2023 và không được kết thúc quá trình xác nhận nhập học hoặc kết thúc quá trình nhập học trước 17 giờ 00 ngày 30/9/2023.
Do đó, thí sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2023 sẽ phải thực hiện quá trình nhập học đại học năm 2023 trên hệ thống trực tuyến. Thời gian xác nhận nhập học đại học năm 2023 trên hệ thống trực tuyến là từ ngày 16/9/2023 đến trước 17 giờ ngày 30/9/2023.
Cần chuẩn bị gì khi nhập học
Khi chuẩn bị nhập học, có một số điều quan trọng cần được chuẩn bị để đảm bảo quá trình nhập học diễn ra thuận lợi. Dưới đây là những điều bạn cần chuẩn bị:
Tài liệu và hồ sơ: Hãy đảm bảo rằng bạn đã thu thập và chuẩn bị đầy đủ các tài liệu và hồ sơ cần thiết như hồ sơ học sinh, bằng cấp, giấy tờ nhận diện cá nhân, và các giấy tờ liên quan khác theo yêu cầu của trường.
Vật dụng học tập: Hãy kiểm tra danh sách vật dụng học tập mà trường yêu cầu và chuẩn bị đầy đủ sách giáo trình, vở bài tập, bút, bút chì, thước, máy tính xách tay hoặc các công cụ cần thiết khác để hỗ trợ quá trình học tập.
Đồng phục và trang phục: Tùy vào quy định của trường, bạn nên chuẩn bị đồng phục và trang phục phù hợp để mặc trong quá trình học tập và các hoạt động trường.
Thẻ học sinh: Nếu đã có, đảm bảo rằng thẻ học sinh của bạn đã được làm và mang theo để dễ dàng xác nhận danh tính khi cần thiết.
Các tài khoản và thông tin liên quan: Kiểm tra và ghi nhớ thông tin về các tài khoản trực tuyến, email, và các thông tin đăng nhập cần thiết khác để có thể truy cập vào hệ thống trường và các dịch vụ liên quan.
Mục tiêu học tập & tinh thần sẵn sàng: Hãy chuẩn bị tinh thần sẵn sàng để học tập và tham gia vào môi trường mới. Xác định mục tiêu học tập của mình và sẵn sàng tham gia vào các hoạt động và nhiệm vụ được giao.
Sự hỗ trợ từ gia đình: Đảm bảo rằng gia đình bạn đã được thông báo về quá trình nhập học và có sự hỗ trợ từ họ trong việc chuẩn bị và điều chỉnh cho môi trường học tập mới.
Chuẩn bị trước khi nhập học giúp bạn trở thành một học sinh tự tin và sẵn sàng để bắt đầu hành trình học tập mới. Hãy đảm bảo bạn đã thực hiện đầy đủ các bước chuẩn bị và không
Câu hỏi thường gặp
Theo lịch nhập học 2023 vừa cập nhật, sẽ có một vài câu hỏi thường gặp sau đây:
Năm 2023 học sinh, sinh viên nghỉ hè bao lâu?
Trong năm 2023, thời gian nghỉ hè của học sinh sẽ bắt đầu từ tháng 6 và kéo dài trong khoảng 3 tháng. Tuy nhiên, thời gian này có thể khác nhau tùy theo kế hoạch cụ thể của từng địa phương.
Năm 2023 giáo viên nghỉ hè bao lâu?
Đối với giáo viên, thời gian nghỉ hè sẽ ít hơn so với học sinh. Theo quy định, giáo viên mầm non sẽ được nghỉ hè trong 8 tuần.
Các đối tượng giáo viên khác như giáo viên tiểu học, giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông, giáo viên trường chuyên, giáo viên trường dành cho người khuyết tật và giáo viên trường dự bị đại học sẽ được nghỉ hè trong 2 tháng, theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trên đây là thông tin về thời gian khai giảng cũng như lịch nhập học 2023 mới nhất theo Bộ giáo dục đưa ra. Thông tin sẽ được liên tục cập nhật tại Bamboo School của chúng tôi cho đến khi Bộ GDĐT công văn chính thức về thông tin tựu trường và khai giảng. Các bậc phụ huynh và học sinh cần thường xuyên kiểm tra để cập nhật thông tin mới nhất.
Thư cảm ơn thầy cô ý nghĩa và cảm xúc dành cho sinh viên ra trường
Với sinh viên khi ra trường, gửi tới thầy cô bức thư cảm ơn chính là thể hiện lòng biết ơn, chứa đựng những lời cảm ơn dành cho thầy cô trong suốt quãng thời gian học tập. Bài viết từ Bamboo School giúp bạn hiểu ý nghĩa viết thư cảm ơn thầy cô khi ra trường và cách viết thư cảm ơn đầy ý nghĩa. Hãy bày tỏ lòng biết ơn đến những người đã giúp đỡ bạn trong quá trình học tập và trưởng thành trước khi bước ra khỏi cánh cửa trường học nhé!
Thư cảm ơn là gì? Thư cảm ơn thầy cô là gì?
Thư cảm ơn là một hình thức viết tắt của “thư bày tỏ lòng biết ơn”. Thư cảm ơn thầy cô là một cách để bày tỏ sự cảm kích và lòng biết ơn của bạn đến với những người đã giúp đỡ, hỗ trợ, và dạy dỗ bạn trong quá trình học tập và trưởng thành.
Thư cảm ơn thầy cô thường được sử dụng để gửi đến các giáo viên, người thân, bạn bè, đồng nghiệp, hoặc những người đã có ảnh hưởng tích cực trong cuộc sống của bạn. Nó là một cách để thể hiện lòng biết ơn và sự trân trọng của bạn đối với những người đã giúp đỡ bạn trên con đường phát triển của mình.
Có nên viết thư cảm ơn thầy cô khi ra trường?
Viết thư cảm ơn thầy cô khi ra trường là một cách để bày tỏ lòng biết ơn đến những người đã truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm và cảm hứng cho chúng ta trong suốt quá trình học tập.
Việc này không chỉ giúp cho chúng ta bày tỏ lòng biết ơn đến thầy cô mà còn giúp chúng ta thể hiện sự trưởng thành và tôn trọng người khác.
Lời thư cảm ơn thầy cô ý nghĩa của học sinh khi ra trường
Lời cảm ơn thầy cô là một hành động đẹp, ý nghĩa và có giá trị vô cùng quan trọng. Nó giúp cho học sinh thể hiện sự cảm kích và lòng biết ơn đến những người đã dành thời gian và công sức để dạy dỗ, truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm cho chúng ta.
Dưới đây là mẫu 10 lời cảm ơn trong thư cảm ơn thầy cô mà các bạn có thể áp dụng để gửi tới thầy cô trước khi ra trường:
– Cảm ơn thầy/cô đã dạy dỗ và truyền đạt kiến thức cho chúng em. Những bài học và giá trị mà thầy/cô đã truyền đạt sẽ luôn ở trong tâm trí và tình cảm của em suốt đời.
– Em xin chân thành cảm ơn thầy/cô đã truyền đạt cho em không chỉ kiến thức mà còn cả đạo đức, phẩm chất và lòng yêu nghề. Em sẽ luôn tự hào vì có thầy/cô là người đã giúp đỡ và dạy dỗ em.
– Cảm ơn thầy/cô đã luôn tận tâm và nhiệt tình trong việc giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho chúng em. Những bài học và kinh nghiệm mà thầy/cô đã truyền đạt sẽ giúp chúng em trưởng thành và phát triển trong cuộc sống.
– Chúng em tự hào trước thành tích và công lao to lớn như trời bể của thầy, của cô, chúng em xin gửi lời chúc sâu sắc và chân thành nhất đến người cha, người mẹ thứ 2 của mình.
– Dù thành hay bại, những lời dạy dỗ của thầy cô vẫn luôn khắc ghi sâu trong lòng em. Cảm ơn thầy cô đã mang tới cho em sự che chở, yêu thương, giúp em có thêm các động lực để vươn lên trong cuộc sống, trở thành người có ích.
– Em xin chân thành cảm ơn thầy/cô đã dạy dỗ và truyền đạt cho em kiến thức, kinh nghiệm và tình yêu thương. Em sẽ luôn trân trọng và ghi nhớ những bài học và giá trị mà thầy/cô đã truyền đạt.
– Cảm ơn thầy/cô đã giúp đỡ và hỗ trợ em trong quá trình học tập. Em sẽ luôn tự hào và biết ơn vì có thầy/cô là người đã giúp đỡ và dạy dỗ em.
– Em xin chân thành cảm ơn thầy/cô đã luôn tận tâm và nhiệt tình trong việc giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho chúng em. Những bài học và giá trị mà thầy/cô đã truyền đạt sẽ giúp chúng em trưởng thành và phát triển trong cuộc sống.
– Cảm ơn thầy/cô đã dành cho chúng em những năm tháng đẹp nhất của cuộc đời để dạy dỗ và truyền đạt kiến thức. Em sẽ luôn tự hào và biết ơn vì có thầy/cô là người đã giúp đỡ và dạy dỗ em.
– Em xin chân thành cảm ơn thầy/cô đã dạy dỗ và truyền đạt cho em kiến thức và kinh nghiệm quý báu. Những bài học và giá trị mà thầy/cô đã truyền đạt sẽ giúp em trưởng thành và phát triển trong cuộc sống.
Lời tri ân thầy cô ý nghĩa của học sinh khi ra trường
Lời tri ân thầy cô là một cách để thể hiện lòng biết ơn và trân quý đến những người đã dành cho chúng ta những giá trị vô giá trong quá trình học tập.
5 lời tri ân thầy cô dạng biết ơn
– Em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến thầy/cô, những năm tháng học tập đã giúp cho em trưởng thành và phát triển nhiều hơn.
– Em sẽ không bao giờ quên những giờ phút học tập và trò chuyện cùng thầy/cô, chúng em sẽ luôn nhớ và trân trọng những điều đó.
– Những bài học và giá trị mà thầy/cô đã truyền đạt sẽ giúp cho chúng em trưởng thành và phát triển trong cuộc sống, em xin chân thành cảm ơn và tri ân thầy/cô.
– Cảm ơn thầy/cô đã dành cho chúng em thời gian và công sức để truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm, em sẽ luôn ghi nhớ và trân trọng những điều đó.
– Chúng em xin chân thành tri ân và cảm ơn thầy/cô vì đã là người đồng hành cùng chúng em trên con đường phát triển và trưởng thành.
5 lời thư cảm ơn thầy cô dạng câu chúc
– Em xin chúc thầy/cô luôn vui vẻ và hạnh phúc trong cuộc sống, đồng thời cũng là người định hướng cho nhiều thế hệ học sinh sau này.
– Em xin chúc thầy/cô sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống và sự nghiệp của mình, chúng em sẽ luôn nhớ và trân trọng những điều đó.
Lời cảm ơn, tri ân thầy cô ý nghĩa của sinh viên khi ra trường
Lời cảm ơn và tri ân thầy cô là một cách để chúng ta bày tỏ lòng biết ơn đến những người đã giúp đỡ, truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm cho chúng ta trong quá trình học tập. Việc này giúp cho chúng ta không chỉ thể hiện sự trưởng thành và lòng biết ơn mà còn giúp chúng ta xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với những người xung quanh.
5 mẫu lời tri ân trong thư cảm ơn thầy cô ý nghĩa của sinh viên khi ra trường:
Mẫu lời tri ân 1
– Cảm ơn thầy/cô đã là người đồng hành cùng em trong suốt quá trình học tập. Những kinh nghiệm, lời khuyên và sự hỗ trợ của thầy/cô sẽ luôn là nguồn động lực để em vươn lên và vượt qua mọi khó khăn sắp tới.
Mẫu lời tri ân 2
– Chúng em rất biết ơn vì thầy/cô đã truyền đạt cho chúng em kiến thức, kỹ năng và những giá trị sống quý báu. Những điều đó sẽ luôn được ghi nhớ và trân trọng trong suốt cuộc đời.
Mẫu lời tri ân 3
– Lời khuyên và sự hướng dẫn của thầy/cô đã giúp em có được sự chuẩn bị tốt nhất để bước vào cuộc sống mới sau khi ra trường. Em rất cảm kích và sẽ luôn trân trọng những điều đó.
Mẫu lời tri ân 4
– Chúng em rất tự hào vì đã có thầy/cô là người truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm cho chúng tôi trong suốt quá trình học tập. Những điều đó đã giúp chúng em trưởng thành hơn trên chặng đường học tập và phát triển cho tương lai.
Mẫu lời tri ân 5
– Cảm ơn thầy/cô đã là người giúp em khám phá và phát triển tiềm năng bản thân. Những kỷ niệm và những giá trị mà em đã học được từ thầy/cô sẽ luôn là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của em.
Mẫu thư cảm ơn thầy cô – Lời chúc
Dưới đây là 2 mẫu thư cảm ơn thầy cô và lời chúc đầy tình cảm dành cho thầy cô:
Mẫu 1: Thư cảm ơn và lời chúc đến thầy cô
Kính gửi thầy/cô,
Em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến thầy/cô vì đã dành thời gian và tâm huyết để truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm cho em trong suốt năm học vừa qua.
Những bài học và giá trị mà thầy/cô đã truyền đạt sẽ giúp cho em trưởng thành và phát triển trong cuộc sống. Em thật sự biết ơn vì đã có thầy/cô là người đồng hành cùng em trên con đường học tập và trưởng thành.
Em xin chúc thầy/cô luôn vui vẻ, nhiệt tình và yêu nghề trong công việc giảng dạy, để có thể truyền đạt được nhiều kiến thức và giá trị quý báu cho các thế hệ học sinh sau này. Em cũng chúc thầy/cô có một tương lai tươi sáng và thành công trong sự nghiệp giảng dạy.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn và tri ân thầy/cô vì đã là người đồng hành cùng em trên con đường học tập và trưởng thành.
Trân trọng,
[Họ và tên của học sinh]
Mẫu 2: Thư cảm ơn thầy cô và lời chúc đến thầy cô
Kính gửi thầy/cô,
Những ngày tháng học tập của em đã trở nên đáng nhớ hơn khi có thầy/cô là người đã giúp đỡ và dạy dỗ em trưởng thành. Em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến thầy/cô vì đã dành cho em thời gian và tình cảm để truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm trong suốt năm học vừa qua.
Cảm ơn thầy/cô đã giúp đỡ và hỗ trợ em trong suốt quá trình học tập. Em sẽ không bao giờ quên những bài học và giá trị mà thầy/cô đã truyền đạt. Chúng em sẽ luôn ghi nhớ và trân trọng những điều đó.
Em xin chúc thầy/cô sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống và sự nghiệp của mình. Chúng em sẽ cố gắng áp dụng những bài học và giá trị mà thầy/cô đã truyền đạt trong cuộc sống hàng ngày.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn và tri ân thầy/cô vì đã là người đồng hành cùng em trên con đường học tập và trưởng thành.
Trân trọng,
[Họ và tên của học sinh]
Tổng kết
Viết thư cảm ơn thầy cô là một cách để chúng ta bày tỏ lòng biết ơn đến những người đã giúp đỡ, truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm cho chúng ta trong quá trình học tập. Việc này không chỉ giúp chúng ta thể hiện sự trưởng thành và tôn trọng người khác mà còn giúp chúng ta có thêm động lực và tinh thần để phấn đấu hơn nữa trong cuộc sống. Vì vậy trước khi ra trường hãy viết thư cảm ơn thầy cô để thể hiện sự cảm kích và lòng biết ơn đến những người đã dành thời gian và công sức để dạy dỗ chúng ta bạn nhé! Bamboo xin chúc các bạn thành công!
Bài giảng online là gì? Lợi ích mang lại cho học tập
Bài giảng online đang trở thành xu hướng trong giáo dục hiện đại. Bài viết này sẽ giới thiệu về định nghĩa của bài giảng online và những lợi ích mà nó mang lại cho học tập. Ngoài ra, bài viết từ Bamboo School cũng sẽ đề cập đến một số nhược điểm của việc áp dụng các bài giảng online. Hãy cùng tìm hiểu để có cái nhìn tổng quan về hình thức giảng dạy trực tuyến này.
Bài giảng online là gì?
Bài giảng online là những bài giảng được thực hiện trực tuyến trên Internet. Người học có thể truy cập bài giảng bất cứ lúc nào và ở bất cứ đâu, chỉ cần có kết nối Internet.
Lợi ích của bài giảng online mang lại
Lợi ích của bài giảng online được thể hiện rõ nhất trong khoảng thời gian cả nước gồng mình chống dịch, khi mà các em học sinh, sinh viên không thể đến trường mà thay vào đó là học online tại nhà. Bài giảng online mang lại rất nhiều lợi ích cho người học, bao gồm: Đáp ứng nhu cầu mọi người, xem lại không giới hạn, đăng tải nhanh chóng, tương tác nhiều hơn, tính nhất quán, tiết kiệm chi phí, hiệu quả đào tạo.
Chi tiết cụ từng lợi ích sẽ được diễn giải dưới đây.
Đáp ứng nhu cầu mọi người
Bài giảng online đáp ứng nhu cầu học tập của mọi người, bất kể vị trí địa lý hay thời gian. Người học có thể linh hoạt truy cập bài giảng bất cứ khi nào và ở bất cứ đâu, giúp cho việc học tập trở nên tiện lợi hơn chỉ cần các thiết bị bổ trợ như điện thoại, laptop,…có kết nối Internet.
Xem lại không giới hạn
Bài giảng online cho phép người học xem lại bài giảng mà không bị giới hạn về thời gian hay vị trí, chỉ cần người học chưa nắm bắt được nội dung thì có thể xem lại nhiều lần. Điều này giúp người học có thể hiểu bài giảng tốt hơn và nâng cao kiến thức của mình.
Đăng tải nhanh chóng
Bài giảng online có thể được đăng tải nhanh chóng lên trang web hoặc phần mềm học tập trực tuyến. Việc đăng tải nhanh chóng giúp người học có thể truy cập bài giảng ngay khi cần thiết, đến với người học nhanh nhất có thể ngay khi đã có bài giảng hoàn thiện.
Tương tác nhiều hơn
Không thể phủ nhận được lợi ích về sự gia tăng tương tác giữa những người học và thầy cô mà bài giảng online mang lại.
Bài giảng online có tính năng tương tác, giúp người học có thể giao tiếp và thảo luận với giáo viên và các bạn cùng lớp. Điều này giúp cho việc học tập trở nên thú vị hơn và giúp người học nâng cao kỹ năng giao tiếp, học hỏi nhau để cùng nhau tiến bộ và phát triển.
Tính nhất quán
Bài giảng online được thiết kế với một cấu trúc nhất định, giúp người học dễ dàng theo dõi và hiểu bài giảng hơn. Ngoài ra, các bài giảng online thường được thiết kế với một phong cách thống nhất, giúp người học dễ dàng nhận ra và phân biệt giữa các bài giảng.
Tiết kiệm chi phí
So với việc đi học tiếp thu kiến thức một cách trực tiếp thì bài giảng online giúp người học tiết kiệm được cả về thời gian lẫn chi phí đi lại, ăn uống, tài liệu học tập và lưu trú.
Điều này giúp cho việc học tập trở nên tiết kiệm và hiệu quả hơn.
Hiệu quả đào tạo
Việc áp dụng bài giảng online giúp cho việc đào tạo trở nên hiệu quả hơn.
– Người học có thể học tập ở mức độ phù hợp với khả năng của mình.
– Được lựa chọn học những kiến thức mình muốn học, mình đang cần trau dồi.
– Không giới hạn không gian học tập, người học có thể lựa chọn một vị trí ngồi thoải mái nhất, tốt nhất để tiếp thu bài giảng.
– Người học có thể đo lường tốc độ học tập và sự tiếp thu của mình trong 1 bài giảng từ đó rút ra bài học cho bản thân.
Một vài nhược điểm của việc áp dụng các bài giảng online
Bên cạnh những lợi ích mang lại thì bài giảng online cũng tồn tại nhiều nhược điểm mà nếu có thể khắc phục được sẽ giúp nâng cao chất lượng học và đào tạo rất nhiều. Một vài nhược điểm của việc áp dụng các bài giảng online có thể kể đến như: Vấn về về gắn kết, vấn đề về công nghệ, trẻ khó hòa nhập, giáo viên khó kiểm soát,…
Vấn đề về gắn kết
Người học có thể gặp khó khăn trong việc gắn kết với giáo viên và các bạn cùng lớp khi học tập trực tuyến. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự tương tác và thảo luận giữa các thành viên trong lớp học.
Vấn đề công nghệ
Việc học tập trực tuyến đòi hỏi sử dụng công nghệ, và có thể gặp phải các vấn đề như mất kết nối Internet, máy tính bị hỏng hoặc phần mềm lỗi. Điều này có thể ảnh hưởng đến quá trình học tập của người học.
Bên cạnh đó, các tổ chức đào tạo lập trình website dạy học không đủ tiêu chuẩn, sức chứa cho số lượng học viên có thể học với tình trạng hình ảnh, âm thanh ổn định.
Trẻ khó hòa nhập
Trẻ em có thể gặp khó khăn trong việc hòa nhập với việc học tập trực tuyến, đặc biệt là khi thiếu sự hỗ trợ của giáo viên và các bạn cùng lớp. Muốn học viên học tốt thì cần phải có được sự hướng dẫn rõ ràng đến từ giáo viên.
Giáo viên khó kiểm soát
Việc giảng dạy trực tuyến có thể là một thử thách đối với giáo viên, đặc biệt là khi họ phải quản lý nhiều lớp học cùng một lúc. Giáo viên khó có thể kiểm soát được được sự chăm chú, nghiêm túc học tập của học sinh chỉ qua một màn ảnh nhỏ.
Điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy và sự tiến bộ của người học.
Kết luận
Tóm lại, Bamboo nhận thấy sửa dụng bài giảng online mang lại nhiều lợi ích cho việc học tập, bao gồm đáp ứng nhu cầu mọi người, xem lại không giới hạn, đăng tải nhanh chóng, tương tác nhiều hơn, tính nhất quán, tiết kiệm chi phí và hiệu quả đào tạo. Tuy nhiên, cũng có một số nhược điểm, bao gồm vấn đề về gắn kết, công nghệ, trẻ khó hòa nhập và giáo viên khó kiểm soát. Do đó, việc áp dụng bài giảng online cần được thực hiện một cách cân nhắc và chuyên nghiệp để đảm bảo sự thành công và hiệu quả của quá trình học tập.
Trường song ngữ là gì? Chương trình song ngữ và lợi ích
Bạn thường biết đến trường song ngữ là trường dạy học song song các ngôn ngữ. Tuy nhiên mô hình đào tạo này không chỉ dừng ở đó, mà nó còn rất nhiều yếu tố để tìm hiểu hơn thế. Để hiểu rõ hơn về trường song ngữ, chương trình học và những lợi ích mang lại, cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây từ Bamboo School.
Trường song ngữ – chương trình song ngữ là gì?
Trường song ngữ được hiểu chính xác là trường áp dụng phương pháp dạy và học bằng 2 ngôn ngữ song song. Các trường học song ngữ sẽ đào tạo ngôn ngữ của nước đó cùng với một ngôn ngữ quốc tế khác như tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Trung, tiếng Đức. Tại Việt Nam, thông thường các trường song ngữ sẽ chọn tiếng Việt và tiếng Anh là hai ngôn ngữ phổ biến.
Hiện nay, chương trình song ngữ của mỗi trường học thường được thiết kế dựa trên quy chuẩn của Bộ giáo dục và đào tạo tích hợp cùng các bộ môn được thiết kế riêng theo quyết định của hội đồng học thuật của từng trường. Mặc dù, mỗi trường sẽ có những chương trình học khác nhau, nhưng tựu chung chương trình học các trường song ngữ sẽ có những điểm chung như:
- Kết hợp hài hòa giữa giá trị văn hóa Việt Nam và các nước trên thế giới
- Tạo môi trường học tập tốt để phát triển tốt các kỹ năng thực tiễn và lý thuyết ở cả hai ngôn ngữ
- Khai thác tối ưu chương trình học đa quốc gia
Tại sao phụ huynh nên cho con học trường song ngữ
Trong trào lưu đầu tư vào giáo dục và đào tạo theo khuynh hướng mở hiện nay, có không ít lựa chọn cho con học trường song ngữ ở bậc tiểu học và trung học. Điều này được lý giải bởi những lý do sau đây:
Tăng khả năng dùng ngôn ngữ và vốn từ tiếng anh
Phần lớn học sinh học trường song ngữ đều rất tự tin khi sử dụng tiếng Anh hàng này. Đạt được khả năng này bởi trong chương trình học các em thường xuyên trau dồi ngôn từ và vốn tiếng anh để giao tiếp và học tập. Điều này là nền tảng tốt để các em hiện thực hóa giấc mơ du học và cho cả công việc trong tương lai.
Giúp phát triển các kỹ năng mềm
Trường song ngữ với các hoạt động ngoại khóa thường xuyên được tổ chức, cùng các bộ môn học được tổ chức đào tạo theo hướng mở sẽ giúp học sinh dễ dàng phát triển các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình…Ngày nay, việc được tôi luyện các kỹ năng mềm từ sớm sẽ giúp các em dạn dĩ, tự tin hơn trong cuộc sống.
Lợi ích về thể chất
Cùng với những kiến thức trên lớp, các trường song ngữ luôn chú trọng phát triển thể chất cho học sinh. Bởi vậy, các câu lạc bộ thể dục, các hoạt động thể chất, các cuộc thi và hoạt động ngoại khóa rèn luyện sức khỏe liên tục được các trường song ngữ tổ chức cho các em học sinh tham gia.
Chương trình dinh dưỡng
Các trường song ngữ luôn đầu tư xây dựng hệ thống canteen rộng rãi, hợp vệ sinh. Trường đảm bảo phục vụ chương trình dinh dưỡng với đầy đủ dưỡng chất cho học sinh trong các bữa ăn sáng, trưa và cả bữa phụ. Điều sẽ mang đến cho học sinh một thể lực tốt nhất để học tập và rèn luyện bản thân.
Những ưu và nhược điểm khi cho con tham gia trường song ngữ
Dù học trong môi trường song ngữ, trường quốc tế hay trường tư thục đều sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau. Cụ thể, phụ huynh có thể cân nhắc như sau:
Ưu điểm
Trường song ngữ được đánh giá cao trên nhiều phương diện, với những ưu điểm vượt trội so với các môi trường khác:
- Chương trình giảng dạy linh hoạt, hiện đại
Cùng với các môn học theo chương trình chuẩn của Bộ giáo dục và Đào tạo, các em học sinh trường song ngữ được tham gia các chương trình đào tạo kỹ năng, nghệ thuật, thể lực để phát triển toàn diện về mọi phương diện, sẵn sàng trở thành một công dân toàn cầu.
- Cơ sở vật chất hiện đại, trang thiết bị đầy đủ.
Với nguồn đầu tư lớn từ mô hình tự chủ, các trường song ngữ được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học. Phòng học, phòng thí nghiệm, phòng học chức năng, sân chơi, hồ bơi…tất cả sẽ mang đến cho học sinh những trải nghiệm thú vị và đầy bổ ích khi học tập tại môi trường song ngữ.
- Tiếp cận với môi trường đa ngôn ngữ
Các trường song ngữ thường có sự tham gia đăng ký học của các bạn học sinh và giáo viên quốc tế. Đây là môi trường đa ngôn ngữ để học sinh được giao lưu, tiếp cận với nhiều nền văn hóa, tích lũy được những kiến thức bổ ích từ các nước trên thế giới.
Với mục tiêu hướng đến sự phát triển đa dạng về ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Anh. Kết thúc thời gian học tập, học sinh đều có thể sử dụng thành thạo ngôn ngữ thứ 2, có lợi cho việc áp dụng vào công việc trong tương lai.
- Tăng cơ hội đỗ đại học và du học
Với những gia đình có định hướng cho con em đi du học trong tương lai hoặc tiếp tục tham gia vào các trường đại học quốc tế trong nước thì trường song ngữ là một trong những lựa chọn hàng đầu. Bởi các em đã có phông nền về kỹ năng mềm, ngoại ngữ, tiếp xúc quen thuộc với môi trường quốc tế… tăng khả năng thi đỗ khi các em đăng ký vào môi trường quốc tế trong tương lai.
Nhược điểm
Có thể nói nhược điểm duy nhất của trường song ngữ chính là học phí. Để duy trì cho con được hưởng nền giáo dục quốc tế này, gia đình cần có mức thu nhập khá cao. Cho nên với những gia đình có mức thu nhập trung bình sẽ rất vất vả cho phụ huynh để có thể chi trả hết những khoản chi phí đến từ trường song ngữ
Tổng kết
Vậy trường song ngữ là gì? Chương trình song ngữ là gì \? Lợi ích mang lại, những câu hỏi trên đã được giải đáp chi tiết trong bài viết. Hy vọng những thông tin Bamboo cung cấp sẽ mang đến cho quý phụ huynh tham khảo hữu ích để lựa chọn cho con môi trường học tập phù hợp nhất.
Bộ sgk lớp 10 – Tổng hợp những bộ sách giáo khoa lớp 10 được bộ giáo dục phê duyệt
Kỳ thi chuyển cấp lên lớp 10 và mùa hè cũng sắp hết.Thời điểm này là thời gian ba mẹ đang chuẩn bị cho các con nhập học… Và để chuẩn bị cho một năm học tốt, bài viết này từ Bamboo sẽ gửi đến phụ huynh những thông tin mới nhất về bộ sgk lớp 10 sẽ được sử dụng trong năm học 2023 – 2024. Cùng tham khảo nha!
Trọn bộ sgk lớp 10 sử dụng cho năm học 2023 – 2024
Năm học mới sắp đến, việc chuẩn bị tài liệu học tập cho các em học sinh là điều cần thiết. Trọn bộ sgk lớp 10 được bộ giáo dục phê duyệt sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho các em học sinh lớp 10 chuẩn bị bước sang năm học mới.
Bộ sgk lớp 10 sử dụng cho năm học 2023 – 2024 bao gồm các môn học như sau:
– Ngữ văn tập 1, tập 2, chuyên đề học tập ngữ văn 10.
– Toán tập 1, tập 2, chuyên đề học tập toán 10.
– Lịch sử 10, chuyên đề học tập lịch sử 10.
– Địa lý 10, chuyên đề học tập địa lý 10.
– Giáo dục kinh tế và pháp luật 10, chuyên đề học tập giáo dục kinh tế và pháp luật 10.
– Vật ký 10, chuyên đề học tập vật lý 10,
– Hóa học 10, chuyên đề học tập hóa học 10.
– Sinh học 10, chuyên đề học tập sinh học 10.
– Âm nhạc 10, chuyên đề học tập âm nhạc 10.
– Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10.
Đơn vị phát hành bộ sgk lớp 10
Bộ sách giáo khoa lớp 10 được phát hành bởi hai đơn vị là Giáo dục Việt Nam và Đại học Huế.
Giáo dục Việt Nam
Giáo dục Việt Nam là một trong những đơn vị hàng đầu trong việc sản xuất và phân phối sách giáo khoa. Trên chặng đường 63 năm xây dựng và phát triển, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam hiện là nhà xuất bản lớn nhất trong cả nước với hệ thống các đơn vị thành viên, mỗi năm xuất bản hàng nghìn tựa sách giáo dục và sản xuất thiết bị, đồ dùng dạy học đa dạng phục vụ nhà trường.
Những năm qua, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao: đảm bảo cung ứng đầy đủ, đồng bộ, kịp thời sách giáo khoa, các sản phẩm giáo dục phục vụ học sinh, giáo viên và đông đảo bạn đọc trong cả nước.
Đại học Huế
Nhà xuất bản Đại học Huế được thành lập vào năm 2005. Đây là tổ chức xuất bản hoạt động trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa trực thuộc Đại học Huế; xuất bản các xuất bản phẩm phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, các giáo trình, tài liệu, công trình nghiên cứu khoa học dưới dạng xuất bản phẩm của các trường, khoa trực thuộc Đại học Huế và của ngành giáo dục.
Từ ngày 02/02/2018, Nhà xuất bản Đại học Huế có thêm chức năng xuất bản các xuất bản phẩm phục vụ cho đối tượng giáo viên và học sinh các bậc học phổ thông.
Đại học Huế cũng là một trong những đơn vị phát hành bộ sgk lớp 10. Với đội ngũ giáo sư, chuyên gia giàu kinh nghiệm, các bộ sách của Đại học Huế luôn được đánh giá cao về chất lượng.
Những nguyên tắc cần có khi biên soạn bộ sgk lớp 10 năm học 2023 – 2024
Việc biên soạn bộ sgk lớp 10 năm học mới là công việc rất quan trọng. Để đảm bảo chất lượng sách giáo khoa đạt chuẩn và phù hợp với chương trình học của bộ giáo dục, các nhà biên soạn cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
– Phải phù hợp với quan điểm và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam; cũng như tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.
– Cần cụ thể hóa mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông.
– Phải áp dụng phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam và phù hợp với xu thế giáo dục tiên tiến trên thế giới.
– Tập trung vào việc truyền đạt kiến thức một cách dễ hiểu và sinh động. đảm bảo tính logic và tính liên kết giữa các chương trong sách.
– Sử dụng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu và tránh sử dụng các từ ngữ khó hiểu cho học sinh lớp 10.
Quy trình biên soạn
Để cho ra đời bộ sách giáo khoa lớp 10 phục vụ nhu cầu học tập của các em học sinh trên khắp đất nước, nhà xuất bản cần phải chỉn chu, cẩn trọng trong mọi vấn đề xung quanh việc xuất bản như quý trình biên soạn hay nguyên tắc biên soạn đúng nhất.
Quy trình biên soạn. chỉnh sửa bộ sgk lớp 10 năm học mới đã được thực hiện theo các bước sau:
- Lựa chọn tác giả biên soạn theo tiêu chuẩn được đề ra và tác giả xây dựng đề cương tổng thể, đề cương chi tiết, kế hoạch biên soạn dựa trên chương trình giáo dục phổ thông.
- Biên soạn, biên tập, thiết kế, minh họa, và hoàn thành ít nhất một bài học, sau đó sửa đổi bài học đó dựa trên phản hồi từ việc thực nghiệm tổ chức dạy thực nghiệm.
- Thu thập ý kiến đánh giá từ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, nhà khoa học và nhà giáo dục để đánh giá bản mẫu sách giáo khoa theo nội dung do pháp luật quy định.
- Hoàn thành bản mẫu sách giáo khoa và gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo (BGDĐT) để thẩm định.
- BGDĐT thẩm định bản mẫu sách giáo khoa.
- Tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa hoàn thiện bản mẫu sách giáo khoa sau thẩm định.
- BGDĐT phê duyệt và cho phép sử dụng sách giáo khoa.
- Tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa xuất bản và phát hành sách giáo khoa.
Kết luận
Việc lựa chọn trọn bộ sgk lớp 10 phù hợp sẽ giúp các em học sinh tiếp cận kiến thức một cách hiệu quả và thuận tiện. Đồng thời, việc biên soạn bộ sách giáo khoa cũng cần tuân thủ những nguyên tắc để đảm bảo chất lượng sách giáo khoa đạt chuẩn và phù hợp với chương trình học của bộ giáo dục. Bamboo School xin gửi đến các em lời chúc cho năm học mới thành công và thành quả cao hơn mong đợi.
TOP 5 Trường phổ thông quốc tế Việt Nam tốt nhất
Bamboo nhận thấy rằng, phụ huynh hiện đại luôn có mong muốn thấy con cái của mình trở thành “học sinh toàn cầu”, sở hữu khả năng ngoại ngữ xuất sắc và được cấp bằng tốt nghiệp có giá trị quốc tế. Đặc biệt bậc học Trung học phổ thông luôn được xem là bậc học quan trọng trong sự nghiệp của các em. Trường phổ thông quốc tế Việt Nam không chỉ giúp các em học sinh có nền tảng lựa chọn ngành học, lĩnh vực sự nghiệp khi tốt nghiệp THPT và lên đại học còn giúp các em mở rộng tầm nhìn về một con đường trở thành công dân toàn cầu.
Tuy nhiên, việc lựa chọn một trường phổ thông quốc tế đáng tin cậy, chất lượng đào tạo đạt chuẩn và không làm gián đoạn quá trình học tập của các con vẫn luôn là một vấn đề trăn trở đối với đa số phụ huynh.
Tiêu chí để đạt trường phổ thông quốc tế Việt Nam
Theo nhiều chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, những năm gần đây các trường phổ thông quốc tế Việt Nam trong những năm gần đây đã phát triển và tốt hơn xưa rất nhiều. Do đó việc lựa chọn trường phổ thông quốc tế Việt Nam của quý phụ huynh cũng dễ dàng hơn nhiều. Phần lớn dựa vào các yếu tố sau.
Đội ngũ giáo viên
Đầu tiên, đội ngũ giáo viên là yếu tố quan trọng nhất trong việc đạt được tiêu chí Trường phổ thông quốc tế Việt Nam chất lượng. Theo đó một trường phổ thông quốc tế cần có giáo viên tại trường phổ thông quốc tế Việt Nam cần có:
Trình độ chuyên môn cao:
Giáo viên trong trường phổ thông quốc tế Việt Nam thường có trình độ chuyên môn cao, họ cần đạt được bằng cấp và chứng chỉ phù hợp trong các lĩnh vực giảng dạy của mình.
Kinh nghiệm và đào tạo:
Đội ngũ giáo viên của trường phổ thông quốc tế Việt Nam thường có kinh nghiệm trong việc giảng dạy chương trình quốc tế. Họ phải được đào tạo về phương pháp giảng dạy hiện đại, tư duy phản biện, và khám phá sáng tạo, nhằm khuyến khích học sinh tham gia tích cực vào quá trình học tập.
Hiểu biết văn hóa đa quốc gia: Đội ngũ giáo viên phải được đào tạo để hiểu và tôn trọng các giá trị văn hóa đa dạng, khuyến khích sự đa dạng và tạo ra môi trường học tập không phân biệt chủng tộc hay quốc gia.
Kỹ năng giảng dạy tương tác: Giáo viên trong trường phổ thông quốc tế Việt Nam thường có kỹ năng giảng dạy tương tác cao. Họ tạo ra một môi trường học tập thân thiện và khuyến khích học sinh tham gia, đặt câu hỏi, thảo luận và phát triển kỹ năng giao tiếp.
Đam mê và tận tâm: Đội ngũ giáo viên của trường phổ thông quốc tế Việt Nam cần mang trong mình đam mê và tình yêu với nghề giáo. Họ mới có thể tận tâm và sẵn lòng hỗ trợ học sinh trong quá trình học tập và phát triển cá nhân.
Cơ sở vật chất
Thứ hai, cơ sở vật chất của trường phổ thông quốc tế Việt Nam cũng đóng vai trò quan trọng. Trường cần có các phòng học tiện nghi, được trang bị các thiết bị và công cụ giảng dạy hiện đại. Ngoài ra, thư viện, phòng thí nghiệm, phòng máy tính và các phòng học chuyên biệt khác cũng cần được đầu tư để tạo điều kiện tốt nhất cho việc học tập và nghiên cứu của học sinh.
Bên cạnh đó, trường phổ thông quốc tế Việt Nam đạt chuẩn cần có các hoạt động ngoại khóa, giao lưu văn hóa, và chương trình giáo dục toàn diện để phát triển các kỹ năng mềm và tư duy sáng tạo cho học sinh.
Lợi ích nhận được khi học tại trường quốc tế
Trường phổ thông quốc tế Việt Nam sẽ mang đến nhiều lợi ích cho những học sinh theo học. Ví dụ như:
Cung cấp chương trình học chất lượng: Trường phổ thông quốc tế Việt Nam với chương trình học được thiết kế để phát triển kỹ năng và kiến thức toàn diện cho học sinh. Tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế và áp dụng phương pháp giảng dạy tiên tiến giúp học sinh có thể đạt được tiến bộ cao trong việc học tập.
Giao tiếp trong môi trường đa quốc gia: Học tại trường phổ thông quốc tế Việt Nam, học sinh sẽ tiếp xúc với một môi trường đa quốc gia. Điều này tạo cơ hội để học sinh tìm hiểu văn hóa, truyền thống, ngôn ngữ và quan điểm của nhiều quốc gia khác nhau. Tạo cơ hội phát triển kỹ năng giao tiếp quốc tế và trở thành công dân toàn cầu.
Rèn luyện ngôn ngữ và kỹ năng học thuật : Trong một trường phổ thông quốc tế, các môn học thường được giảng dạy bằng tiếng Anh hoặc một ngôn ngữ quốc tế khác. Điều này giúp học sinh cải thiện khả năng sử dụng ngôn ngữ và tiếp cận kiến thức bằng ngôn ngữ quốc tế. Giúp phát triển các kỹ năng học thuật như nghị luận, phân tích, và tư duy sáng tạo.
Tiếp cận cơ hội du học và công việc quốc tế: Trong môi trường học tập quốc tế học sinh sẽ có cơ hội chuẩn bị tốt hơn cho việc học tập (du học) và làm việc ở nước ngoài. Thích ứng nhanh với phong cách học tập, văn hóa và kỹ năng cần thiết để thích ứng với môi trường quốc tế. Tạo điều kiện để học sinh tại trường phổ thông quốc tế Việt Nam trở thành những công dân toàn cầu.
TOP 5 Trường phổ thông quốc tế Việt Nam tốt nhất
Trường Phổ thông Quốc tế Việt Nam (VIS):
Trường VIS là trường liên cấp từ Tiểu học đến THPT, dạy theo chương trình Mỹ. Mục tiêu của trường là khám phá tri thức tự do và nâng cao tính chủ động của học sinh.
Trường Quốc tế Reigate Grammar (ISV):
Trường ISV dạy chương trình Tú tài IB và Cambridge cho học sinh Việt Nam và nước ngoài. Trường được tin tưởng với chất lượng giảng dạy hiện đại và đội ngũ giáo viên tận tâm.
Trường Hội nhập Quốc tế iSchool:
Trường iSchool có môi trường học tập đa bản sắc và đầu tư cơ sở vật chất tốt. Đội ngũ giảng viên và nhân viên tận tâm, có trình độ cao.
Trường Quốc tế TP. HCM (ISHCMC):
Trường ISHCMC là ngôi trường quốc tế đầu tiên tại TP.HCM, có chương trình từ mầm non đến đại học. Trường được chứng nhận bởi Tổ Chức Tú Tài Quốc Tế (IBO) và tạo cơ hội hội nhập quốc tế cho học sinh.
Trường Quốc tế Mỹ – Việt Nam (AISVN):
Trường AISVN là trường quốc tế lớn nhất TP.HCM, có cơ sở vật chất hiện đại. Trường cung cấp giáo dục từ dự bị tiểu học đến trung học phổ thông, và có đội ngũ giáo viên chuyên môn cao.
BAMBOO SCHOOL – Hệ thống trường hội nhập quốc tế
Nằm trong Top các trường phổ thông quốc tế Việt Nam – Bamboo School là một hệ thống trường học hội nhập quốc tế tại Việt Nam, với tầm nhìn là trở thành một trung tâm giáo dục tiên phong và mang lại sự khác biệt cho học sinh. Bamboo School cam kết cung cấp một môi trường học tập độc đáo và đa dạng, tạo điều kiện cho học sinh phát triển toàn diện.
Với sứ mệnh là giáo dục và trang bị cho học sinh những kiến thức, kỹ năng và phẩm chất cần thiết cho tương lai, Bamboo School thiết kế một môi trường học tập thú vị và sáng tạo. Trường tạo điều kiện cho học sinh khám phá, học hỏi, và phát triển khả năng cá nhân. Học sinh không chỉ nắm vững kiến thức mà còn phát triển các kỹ năng quan trọng như tư duy phản biện, giao tiếp, và sáng tạo.
Đặc biệt, Bamboo School cũng chú trọng đến việc nuôi dưỡng lòng tự tin, lòng tự trọng và tinh thần đồng đội của học sinh. Trường tạo điều kiện để học sinh thể hiện bản thân thông qua các hoạt động nghệ thuật, thể thao, và các dự án xã hội. Đồng thời, Bamboo School cũng đảm bảo sự hỗ trợ và quan tâm tận tâm từ đội ngũ giáo viên và nhân viên.
Với cơ sở vật chất hiện đại và thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế, Bamboo School cung cấp các tiện nghi như phòng học thông minh, phòng thí nghiệm, thư viện, phòng chơi, sân chơi và các khu vực thể thao.
Bamboo School là một lựa chọn lý tưởng cho phụ huynh và học sinh tìm kiếm một môi trường học tập đa dạng, chất lượng và quốc tế. Với cam kết mang lại sự khác biệt và đóng góp tích cực cho sự phát triển của học sinh, Bamboo School đồng hành cùng học sinh trên con đường học tập và trở thành công dân toàn cầu.
Làm sao để học giỏi tất cả các môn một cách toàn diện
Làm sao để học giỏi toàn diện tất cả các môn học là vấn đề luôn nhận được sự quan tâm từ cả cha mẹ lẫn học sinh. Chúng ta cần rèn luyện thói quen học tốt và áp dụng khoa học thì mới đạt được những gì mà mình mong muốn. Cùng học giỏi toàn diện cùng những chia sẻ từ Bamboo school trong bài viết sau đây.
Lý do để trở thành học sinh giỏi toàn diện – Làm sao để học giỏi toàn diện
Học sinh giỏi toàn diện là người nắm bắt tốt kiến thức tổng quát về mọi mặt từ lịch sử, địa lý, toán học, văn học… cho đến các vấn đề của xã hội. Dựa vào kiến thức rộng, mọi vấn đề sẽ được giải quyết nhanh chóng và mang đến những lợi thế nhất định. Tuy học giỏi không phải là con đường duy nhất đến thành công nhưng nó sẽ giúp bạn sớm đạt được ước mơ của mình.
Khi đạt được thành tích cao trong học tập sẽ giúp bố mẹ, thầy cô yên tâm hơn và đây cũng chính là cách để cảm ơn công lao của họ. Với nền tảng kiến thức vững chắc, bạn sẽ được mọi người yêu mến, tôn trọng. Ngoài ra, đây còn là động lực to lớn để định hướng cho tương lai với công việc ổn định, thu nhập tốt.
Làm sao để học giỏi – Bí quyết học giỏi toàn diện
Để giải đáp cho thắc mắc làm sao để học giỏi, các bạn có thể tham khảo một số bí quyết hữu ích dưới đây:
Học cách tự tổng hợp kiến thức đã học
Sau khi kết thúc buổi học, các bạn không nên chỉ chăm chăm vào việc làm bài tập về nhà mà hãy dành chút thời gian để tổng hợp kiến thức của ngày hôm đó. Nếu không hiểu bài, có thể nhờ bạn bè hoặc thầy cô giảng giải và ghi lại rõ ràng để ôn lại khi cần thiết.
Chuẩn bị bài mới chu đáo
Chuẩn bị bài mới bằng cách ghi chép kiến thức trọng tâm và đọc trước bài. Đối với những vấn đề chưa hiểu rõ hãy lắng nghe thật kỹ lời giảng của thầy cô khi lên lớp. Việc nắm bắt kiến thức từ trước sẽ giúp ích cho việc tiếp thu bài, đóng góp ý kiến cho bài giảng và tạo được ấn tượng tốt với giáo viên.
Luyện tính tập trung trong lúc nghe giảng
Tập trung lắng nghe chính là lời giải đáp làm sao để học giỏi. Học sinh giỏi toàn diện không phải lúc nào cũng yêu thích tất cả các môn học mà cần lắng nghe và hiểu những gì giáo viên nói. Nhất là những phần trọng tâm, ý chính của bài nên được tập trung cao độ.
Vào những lúc thích hợp, bạn có thể đặt câu hỏi mà mình chưa hiểu rõ để được giải đáp ngay. Tuyệt đối không nói chuyện, làm việc riêng trong giờ để tiếp thu bài được trọn vẹn, hiệu quả.
Nắm rõ ý chính – Tránh học vẹt
Học vẹt – Học thuộc lòng sẽ không bao giờ mang lại kết quả cao bởi các kiến thức học thuộc lòng từng câu từng chữ sẽ rất nhanh quên. Việc học tập cần có kế hoạch khoa học, tránh để bài vở dồn vào một lúc sẽ tạo áp lực cho bản thân. Thay vào đó, bạn hãy tập trung học những ý chính, nội dung mục tiêu của bài. Có thể liên kết giữa bài học với thực hành để hiểu và nắm chắc kiến thức hơn.
Vận dụng hiệu quả các cách ghi nhớ
Vận dụng linh hoạt cách ghi nhớ mà thầy cô chia sẻ. Ví dụ như bài thơ về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, viết thành câu thần chú của định lý, công thức nào đó… Hay tổng hợp kiến thức của mỗi môn học thành một bảng biểu, sơ đồ và đặt ở chỗ dễ nhìn, dễ thấy. Có như vậy, sẽ giúp bạn dễ dàng ghi nhớ và áp dụng ngay khi cần thiết. Đây chính là phương pháp vô cùng hiệu quả để giúp bạn trả lời câu hỏi làm sao để học giỏi.
Chia thời gian học rõ ràng
Bạn có thể lên thời gian biểu mỗi ngày và cố gắng thực hiện đúng. Nên có sự kết hợp hài hòa giữa học và chơi. Tránh tình trạng thức khuya. Thay vào đó, hãy dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý để việc học ngày hôm sau được hiệu quả và tăng khả năng tiếp thu bài.
Chủ động học hỏi
Chủ động học hỏi là cách học bài được nhiều học sinh giỏi áp dụng. Bạn hãy chủ động tìm kiếm thông tin ở báo đài, sách kham khảo hoặc từ bạn bè xung quanh. Kiến thức được bổ sung mọi lúc mọi nơi sẽ giúp bạn phát triển tư duy và nhạy bén hơn trong việc giải quyết các bài tập trên lớp.
Thời gian sinh hoạt hợp lý
Làm sao để học giỏi sẽ không còn là vấn đề khó nếu chúng ta áp dụng và thực hiện thời gian sinh hoạt điều độ, hợp lý. Để học tốt thì việc quan trọng đó chính là sức khỏe được đảm bảo. Nếu chế độ ăn uống thất thường, không đúng bữa rất dễ bị các vấn đề về dạ dày và hệ tiêu hóa.
Lời khuyên cho bạn đó là ăn đủ bữa, ngủ đủ giấc và tập thể dục mỗi ngày 30 phút. Khi hệ tiêu hóa ổn định, các khớp xương linh hoạt, dinh dưỡng cân bằng thì việc tiếp thu bài vở cũng nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Kết luận
Trả lời được câu hỏi làm sao để học giỏi sẽ giúp bạn cải thiện tư duy và nâng cao kỹ năng cần thiết cho việc tiếp thu kiến thức. Hy vọng bài viết trên từ Bamboo sẽ giúp các bạn có thêm động lực phấn đấu trở thành học sinh giỏi toàn diện, tạo bước đà vững chắc cho sự nghiệp trong tương lai.