.
.
.

Giúp trẻ cải thiện kỹ năng giao tiếp hiệu quả

Giúp trẻ cải thiện kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng mềm mà trẻ cần được giáo dục ngay từ khi còn nhỏ. Vậy tại sao cần rèn luyện cho trẻ kỹ năng này? Bí quyết để trẻ giao tiếp thành công là gì? Trong bài viết này, Bamboo School sẽ cùng các bạn tìm hiểu rõ hơn nhé!

Kỹ năng giao tiếp là gì?

Giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin thông qua lời nói, hành vi, cử chỉ,… giữa mọi người với nhau. Do đó, có thể hiểu kỹ năng giao tiếp là khả năng sử dụng ngôn ngữ, hành động, biểu cảm,… để biểu thị ý kiến, quan điểm, suy nghĩ, thái độ… của mình đến người khác. Mục đích của điều này nhằm truyền đạt thông tin một cách dễ hiểu đến người khác, đồng thời thuyết phục người nghe đồng tình với quan điểm của mình. 

Kỹ năng giao tiếp là khả năng sử dụng ngôn ngữ, hành động, biểu cảm,… để biểu thị ý kiến, quan điểm, suy nghĩ, thái độ…  

Kỹ năng giao tiếp là khả năng sử dụng ngôn ngữ, hành động, biểu cảm,… để biểu thị ý kiến, quan điểm, suy nghĩ, thái độ…

Giao tiếp là hoạt động luôn diễn ra trong đời sống hằng ngày của con người. Đối với trẻ nhỏ, kỹ năng giao tiếp được thể hiện trong cách ứng xử với gia đình, thầy cô, bạn bè và những người xung quanh. 

Vì sao cần rèn luyện cho trẻ kỹ năng giao tiếp?

Như đã đề cập ở trên, giao tiếp là một nhu cầu thiết yếu của con người, không thể tách rời với cuộc sống của mỗi người. Do đó, việc giáo dục kỹ năng này là vô cùng quan trọng, đặc biệt là đối với các bạn nhỏ. 

Bố mẹ và thầy cô nên rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ ngay từ khi còn ở độ tuổi mầm non. Như vậy sẽ luyện tập dần cho con trẻ sự tự tin, hoạt bát và khả năng giao tiếp với những người xung quanh. Từ đó, trẻ sẽ ít rụt rè hơn và dần chủ động hơn trong ứng xử. 

Kỹ năng giao tiếp đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ 

Kỹ năng giao tiếp đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ

Bên cạnh đó, nếu trẻ thành thạo kỹ năng giao tiếp thì có thể mở rộng mối quan hệ, làm quen và kết bạn nhiều hơn. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình phát triển của trẻ. Vì khi đã giao tiếp hiệu quả, con trẻ có thể chủ động học hỏi, trau dồi thêm nhiều kiến thức và kỹ năng mới, cũng như hoạt ngôn và năng động hơn. 

Các kỹ năng quan trọng cần có để giao tiếp thành công

Kỹ năng giao tiếp không chỉ là khả năng ứng xử, biểu đạt lời nói, hành động của mình đến người khác, mà nó còn gắn liền với nhiều kỹ năng mềm khác nhau. Để trẻ giao tiếp thành thạo và hiệu quả, bạn cần lưu ý một số kỹ năng sau đây: 

Khả năng lắng nghe

Bên cạnh kỹ năng giao tiếp, bạn cũng cần rèn luyện cho trẻ khả năng lắng nghe. Bố mẹ, thầy cô nên dành thời gian để trò chuyện, tâm sự và lắng nghe những nhu cầu, mong muốn của trẻ nhỏ. Đồng thời, lồng ghép việc giáo dục trẻ cần biết quan tâm, lắng nghe và chia sẻ với cảm xúc của người khác. Dần dần, trẻ sẽ hình thành lòng thấu hiểu, biết đồng cảm và sẻ chia với mọi người. 

Khả năng lắng nghe là yếu tố góp phần tạo nên cuộc giao tiếp thành công 

Khả năng lắng nghe là yếu tố góp phần tạo nên cuộc giao tiếp thành công

Khả năng giao tiếp ứng xử

Ngay từ độ tuổi mầm non, các bậc phụ huynh, thầy cô cần đặc biệt chú trọng giáo dục khả năng ứng xử cho trẻ ở trong gia đình, trường học và với những người xung quanh. Bạn có thể tập cho trẻ thói quen chào hỏi, lễ phép với những người lớn hơn, biết nói lời cảm ơn và xin lỗi, biết nhường nhịn bạn bè, quan tâm đến mọi người…  

Đây đều là những thói quen ảnh hưởng xuyên suốt đến quá trình phát triển của trẻ. Chính vì vậy, giáo dục cách ứng xử cho trẻ ngay từ sớm sẽ giúp trẻ hình thành vốn sống và giao tiếp hiệu quả hơn. 

Rèn cho trẻ khả năng ứng xử ngay từ những thói quen đơn giản nhất 

Rèn cho trẻ khả năng ứng xử ngay từ những thói quen đơn giản nhất

Khả năng đàm phán

Đàm phán đóng vai trò quan trọng trong kỹ năng giao tiếp. Thành thạo kỹ năng này cho thấy được sự tự tin, hoạt ngôn và khả năng ứng xử khéo léo của mỗi người.  

Khi tập luyện cho trẻ kỹ năng này, bạn hãy giáo dục trẻ cần biết lắng nghe và thấu hiểu ý kiến, cảm xúc của người khác. Đồng thời tập cho trẻ sự tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp để có thể bày tỏ quan điểm, ý kiến cá nhân và thuyết phục người nghe đồng tình với quan điểm của mình. 

Giáo dục cho trẻ kỹ năng đàm phán cùng sự tự tin, chủ động và hoạt ngôn 

Giáo dục cho trẻ kỹ năng đàm phán cùng sự tự tin, chủ động và hoạt ngôn

Cách đặt câu hỏi

Giáo dục con trẻ tự tin, chủ động trong mọi tình huống là điều mà các bậc phụ huynh và giáo viên cần hướng đến. Hãy tập cho trẻ tinh thần tự học, chủ động quan sát, tìm hiểu về mọi thứ xung quanh và đặt câu hỏi cho người thân, thầy cô. Phương pháp này giúp phát huy khả năng tư duy và sáng tạo ở con trẻ, hướng trẻ đến việc học. 

Bên cạnh đó, khi trẻ có câu hỏi cần được giải đáp, bạn nên kiên nhẫn lắng nghe và giải thích cho trẻ một cách dễ hiểu nhất. Bạn cũng có thể dành lời khen cho trẻ mỗi khi trẻ đặt câu hỏi, điều này sẽ khích lệ trẻ ham học hỏi và chủ động nhiều hơn. 

Khơi gợi tinh thần tự học ở trẻ nhỏ bằng cách rèn cho trẻ thói quen đặt câu hỏi 

Khơi gợi tinh thần tự học ở trẻ nhỏ bằng cách rèn cho trẻ thói quen đặt câu hỏi

Khả năng giải quyết tình huống

Ngoài kỹ năng đàm phán và đặt câu hỏi, bố mẹ và thầy cô cũng nên giáo dục con trẻ kỹ năng giải quyết tình huống. Khi đứng trước một vấn đề nào đó, bạn hãy tập cho trẻ sự bình tĩnh, không nên nóng giận hay tranh cãi với người khác. Thay vào đó, hãy lắng nghe, tôn trọng ý kiến của mọi người và cùng nhau tìm ra cách giải quyết. 

Nếu trẻ không đủ khả năng để giải quyết vấn đề thì có thể tìm đến sự giúp đỡ của người thân, thầy cô hay những người lớn tuổi hơn. Đây là một cách rèn luyện cho con trẻ sự tự lập, chủ động và bình tĩnh trong mọi tình huống. 

Tập cho trẻ thái độ bình tĩnh, tự tin khi đứng trước một tình huống bất kỳ 

Tập cho trẻ thái độ bình tĩnh, tự tin khi đứng trước một tình huống bất kỳ

Khả năng làm việc nhóm

Dù ở bất cứ bậc học nào, người học cũng đều phải làm quen với những bài thuyết trình, bài tập nhóm. Vì vậy, tập cho con trẻ kỹ năng làm việc nhóm ngay từ sớm là điều rất cần thiết. Để làm việc nhóm có hiệu quả, trẻ không chỉ cần đến khả năng giao tiếp ứng xử mà còn phải kết hợp linh hoạt với nhiều kỹ năng khác như: Giải quyết tình huống, đàm phán, lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác,… 

Ngoài ra, bạn cũng nên tập cho con trẻ sự bình tĩnh, biết nhường nhịn bạn bè, không nên nóng giận. Phương pháp này hướng đến việc giáo dục toàn diện cho trẻ, tích lũy nhiều kỹ năng để trẻ dần hoàn thiện hơn. 

Kỹ năng làm việc nhóm 

Kỹ năng làm việc nhóm

Khả năng quan sát

Đây là một cách rèn luyện khả năng tự học cho trẻ ngay từ khi còn bé. Ngoài những kiến thức trong sách vở, bạn cũng nên giáo dục trẻ luôn quan sát, mày mò, tìm hiểu về những điều xung quanh mình.  

Hãy lồng ghép những bài học khô khan vào những sự vật, sự việc, hiện tượng,… trong đời sống. Học từ thực tiễn không chỉ giúp cho trẻ ghi nhớ kiến thức lâu hơn mà còn làm mới phương pháp học tập, từ đó khơi gợi trí tò mò, ham học hỏi và tư duy nhạy bén của trẻ. 

Kích thích trí tò mò, ham học hỏi ở trẻ nhỏ thông qua kỹ năng quan sát 

Kích thích trí tò mò, ham học hỏi ở trẻ nhỏ thông qua kỹ năng quan sát

Bí quyết để cuộc giao tiếp thành công 

Sau đây là một số bí quyết để cuộc giao tiếp thành công. Các bạn cùng tham khảo nhé! 

Biết lắng nghe

Bất cứ một cuộc giao tiếp nào cũng cần đôi bên lắng nghe và thấu hiểu ý kiến của nhau, dù đó là tranh cãi hay là đồng tình, ủng hộ. Học cách lắng nghe người khác giúp trẻ biết đưa ra những ý kiến, quan điểm phù hợp, đồng thời thể hiện được sự tôn trọng dành cho người khác. 

Dạy cho trẻ biết lắng nghe và thấu hiểu ý kiến của người khác 

Dạy cho trẻ biết lắng nghe và thấu hiểu ý kiến của người khác

Đặt sự tôn trọng nhau lên trên hết

Tôn trọng là chìa khóa để giao tiếp thành công. Khi giao tiếp, cần giữ được sự tự tin và bình tĩnh trong mọi tình huống, tránh xung đột và nóng giận với người khác. Chỉ khi đặt sự tôn trọng lên trên hết thì cuộc giao tiếp mới có hiệu quả, từ đó đi đến thống nhất ý kiến, quan điểm phù hợp. 

Sự tôn trọng là yếu tố then chốt để một cách có giao tiếp hiệu quả 

Sự tôn trọng là yếu tố then chốt để một cách có giao tiếp hiệu quả

Tự tin

Một số trẻ vì không được rèn luyện khả năng giao tiếp từ sớm mà trở nên rụt rè, ngại giao tiếp với mọi người. Giáo dục kỹ năng giao tiếp không chỉ là giáo dục về cách ứng xử hằng ngày mà còn là rèn luyện sự tự tin, mạnh dạn cho con trẻ. Khi đã có được sự tự tin, trẻ cũng hình thành được thói quen chủ động và tự lập trong mọi tình huống, có quan điểm riêng, không bị phụ thuộc vào những người khác. 

Khi giáo dục kỹ năng giao tiếp, cần chú trọng rèn luyện sự tự tin, mạnh dạn cho con trẻ 

Khi giáo dục kỹ năng giao tiếp, cần chú trọng rèn luyện sự tự tin, mạnh dạn cho con trẻ

Luyện tập nói chuyện rõ ràng

Nhiều bậc phụ huynh vì lý do bận rộn với công việc mà ít dành thời gian trò chuyện, giáo dục cho con trẻ. Thay vì được gia đình, người thân lắng nghe và trò chuyện thì nhiều trẻ nhỏ lại được bố mẹ cho tiếp xúc với các thiết bị điện tử từ sớm. Nếu thói quen này diễn ra trong thời gian dài thì trẻ sẽ dần thu mình lại, ít giao tiếp với mọi người, từ đó ảnh hưởng đến khả năng nói chuyện, sử dụng ngôn từ. 

Trình bày quan điểm, ý kiến một cách mạch lạc cũng là một cách để giao tiếp hiệu quả. Bạn có thể luyện tập cho trẻ những mẫu câu đơn giản như chào hỏi, thưa gửi, cho đến cách đặt câu hỏi, cách giao tiếp với những người xung quanh,… 

Luyện tập cho trẻ các trình bày ý kiến mạch lạc, trôi chảy để giao tiếp hiệu quả 

Luyện tập cho trẻ các trình bày ý kiến mạch lạc, trôi chảy để giao tiếp hiệu quả

Quan tâm, và yêu cầu người khác hỏi mình

Học cách quan tâm, thấu hiểu và lắng nghe người khác là một điều vô cùng quan trọng trong kỹ năng giao tiếp. Bên cạnh đó, hãy dạy trẻ mạnh dạn, chủ động trong việc thể hiện ý kiến, cảm xúc và thái độ của bản thân, cũng như yêu cầu người khác lắng nghe và hỏi ý kiến của mình. Đôi bên cùng quan tâm và tôn trọng, thấu hiểu ý kiến của nhau chính là bước đệm để duy trì một cuộc giao tiếp thành công trong mọi tình huống. 

Dạy trẻ biết quan tâm, chia sẻ, cũng như biết yêu cầu người khác lắng nghe ý kiến của mình 

Dạy trẻ biết quan tâm, chia sẻ, cũng như biết yêu cầu người khác lắng nghe ý kiến của mình

Lời khuyên từ Bamboo School

Kỹ năng giao tiếp không chỉ cần giáo dục ngay khi trẻ còn ở độ tuổi mầm non, mà nó còn gắn liền với quá trình phát triển sau này của trẻ. Giao tiếp thành thạo sẽ giúp con trẻ chủ động tiếp cận, trau dồi thêm nhiều kiến thức và kỹ năng mới, là hành trang quý báu để trẻ vững bước vào đời. 

Để trẻ giao tiếp một cách hiệu quả đòi hỏi phải có sự kiên nhẫn và đồng hành đến từ gia đình, thầy cô. Trẻ không thể thành thạo một kỹ năng chỉ trong một thời gian ngắn. Luôn quan tâm, lắng nghe và trò chuyện cùng với con trẻ, rèn luyện cho trẻ nhỏ những thói quen tốt sẽ giúp trẻ dần hoàn thiện bản thân. 

Kiên nhẫn, lắng nghe và trò chuyện cùng con trẻ để trẻ dần hoàn thiện kỹ năng giao tiếp 

Kiên nhẫn, lắng nghe và trò chuyện cùng con trẻ để trẻ dần hoàn thiện kỹ năng giao tiếp

Mong rằng những chia sẻ trên đây đã giúp cho các bạn tham khảo được nhiều thông tin hữu ích để áp dụng vào việc cải thiện kỹ năng giao tiếp cho trẻ nhỏ. Đừng quên cập nhật những bài viết mới nhất tại website bambooschool.edu.vn các bạn nhé!  

Cha mẹ có thể tham khảo các chương trình đào tạo hiện có tại Bamboo School để chọn cho con môi trường học tập tốt nhất có thể

Facebook
Pinterest

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn và
Đặt lịch tham quan