.
.
.

Làm thế nào để luyện kỹ năng thuyết trình cho trẻ?

Kỹ năng thuyết trình là một trong những kỹ năng mềm quan trọng. Để vận dụng thành thạo kỹ năng này, bạn cần kết hợp linh hoạt nhiều kỹ năng khác nhau. Vậy tại sao cần giáo dục kỹ năng thuyết trình cho trẻ ngay từ sớm? Những phương pháp giúp trẻ trau dồi và hoàn thiện khả năng thuyết trình? Bài viết dưới đây từ Bambooschool.edu.vn sẽ giúp bạn làm rõ những thắc mắc trên.

Thuyết trình là gì? Kỹ năng thuyết trình là gì?

Thuyết trình có thể hiểu đơn giản là trình bày về một vấn đề, đề tài… nhất định trước nhiều người một cách mạch lạc, trôi chảy và có hệ thống. Trong bài thuyết trình, người nói sẽ đưa ra những quan điểm, ý kiến, đánh giá của bản thân và tổng hợp những thông tin mà mình đã tìm hiểu được.

Kỹ năng thuyết trình là kỹ năng sử dụng vốn từ ngữ, biểu cảm, cử chỉ,… để trình bày vấn đề, bày tỏ ý kiến về một đề tài cụ thể 

Kỹ năng thuyết trình là kỹ năng sử dụng vốn từ ngữ, biểu cảm, cử chỉ,… để trình bày vấn đề, bày tỏ ý kiến về một đề tài cụ thể

Kỹ năng thuyết trình là kỹ năng sử dụng vốn từ ngữ, biểu cảm, cử chỉ,… để trình bày vấn đề, bày tỏ ý kiến cá nhân về một đề tài cụ thể nào đó. Mục đích của kỹ năng thuyết trình không chỉ là cung cấp thông tin, tri thức mà còn phải thuyết phục được người nghe và tạo được cuộc tranh biện trong tập thể.

Vì sao trẻ cần được rèn luyện kỹ năng thuyết trình?

Kỹ năng thuyết trình là một kỹ năng quan trọng mà bất cứ ai cũng nên rèn luyện và trau dồi hằng ngày. Dù ở trong môi trường nào, học tập, công việc hay trong đời sống hằng ngày thì ta cũng phải vận dụng khả năng thuyết trình.

Đối với trẻ nhỏ, rèn luyện kỹ năng thuyết trình ngay từ sớm sẽ giúp con trẻ hoàn thiện và phát triển bản thân. Trước tiên là đạt thành tích cao trong học tập. Ở trường, trẻ sẽ phải hoàn thành những bài tập cá nhân, bài tập nhóm và thuyết trình trước cả lớp. Nếu trình bày một cách mạch lạc, trôi chảy, trẻ sẽ được giáo viên đánh giá cao và đạt điểm cao trong các môn học. Đồng thời, kỹ năng này còn giúp cho trẻ ghi nhớ kiến thức lâu hơn, cũng như chủ động tìm hiểu, tự học thêm nhiều điều không có trong sách vở.

Rèn luyện kỹ năng thuyết trình ngay từ sớm sẽ giúp trẻ hoàn thiện kỹ năng và phát triển bản thân 

Rèn luyện kỹ năng thuyết trình ngay từ sớm sẽ giúp trẻ hoàn thiện kỹ năng và phát triển bản thân

Ngoài ra, trau dồi khả năng thuyết trình còn rèn cho trẻ nhỏ sự tự tin, hoạt ngôn và năng nổ trong việc học. Đây đều là những yếu tố cần thiết để trẻ có một bài thuyết trình thành công. Biết cách trình bày trước đám đông giúp cho trẻ mạnh dạn hơn và học được cách ứng xử, giải quyết tình huống bất ngờ.

Rèn luyện kỹ năng thuyết trình trong thời gian dài còn có tác dụng kích thích tư duy nhạy bén và logic cho trẻ. Đây là hành trang quý báu để trẻ học tập và làm việc trong tương lai.

Rèn luyện kỹ năng thuyết trình cho trẻ

Vậy làm thế nào để rèn luyện kỹ năng thuyết trình cho trẻ một cách có hiệu quả? Sau đây là một số gợi ý của Bamboo School mà bạn có thể tham khảo và áp dụng theo.

Công cụ thuyết trình

Có nhiều công cụ hỗ trợ tạo slide thuyết trình như Google Slide, Canva,… nhưng phổ biến nhất vẫn là Powerpoint. Bạn nên cho trẻ làm quen với giao diện của ứng dụng, hướng dẫn trẻ một số thao tác cơ bản như mở file, tạo file mới, lưu file, chèn nội dung văn bản, hình ảnh, video và tạo hiệu ứng chuyển cảnh.

Sử dụng công cụ Powerpoint để bài thuyết trình trở nên sinh động và trực quan hơn 

Sử dụng công cụ Powerpoint để bài thuyết trình trở nên sinh động và trực quan hơn

Nếu trẻ gặp khó khăn trong việc sử dụng công nghệ thì bạn có thể hướng dẫn trẻ trình bày nội dung bằng giấy, bút màu,… để bài thuyết trình trở nên sinh động và hấp dẫn hơn.

Dạy trẻ chuẩn bị bài thuyết trình

Ngoài công cụ thuyết trình thì phần nội dung cũng là yếu tố quan trọng để có một buổi thuyết trình thành công. Bạn nên hướng dẫn trẻ cách xác định được vấn đề trọng tâm của bài thuyết trình, sau đó tổng hợp và phân loại thông tin theo từng chủ đề, rồi sắp xếp chúng thành từng mục tương ứng.

Hướng dẫn trẻ cách xác định được vấn đề trọng tâm của bài thuyết trình, tổng hợp và phân loại thông tin  

Hướng dẫn trẻ cách xác định được vấn đề trọng tâm của bài thuyết trình, tổng hợp và phân loại thông tin

Cần chú ý bố cục của một bài thuyết trình thường bao gồm 3 phần chính:

  • Mở đầu: Giới thiệu tổng quát về đề tài cần trình bày
  • Nội dung: Trình bày thông tin một cách chi tiết theo mục/tiểu mục
  • Kết luận: Tổng kết/đưa ra đánh giá, nhận xét chung về vấn đề đã được trình bày

Luyện tập cho trẻ trước khi thuyết trình

Một bài thuyết trình được chuẩn bị chỉn chu về mặt nội dung có thể truyền tải đầy đủ thông tin đến người nghe. Nhưng nếu trẻ không luyện tập trước khi thuyết trình thì rất dễ gặp phải tình trạng quên nội dung, ngại nói trước đám đông,… Điều này sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của buổi thuyết trình.

Dạy trẻ cách trình bày mạch lạc, điều chỉnh tốc độ thuyết trình,… sao cho phù hợp 

Dạy trẻ cách trình bày mạch lạc, điều chỉnh tốc độ thuyết trình,… sao cho phù hợp

Để khắc phục tình trạng trên, bạn có thể hướng dẫn trẻ tập trình bày trước gương hoặc trước người thân, để trẻ không bị bỡ ngỡ và dần trở nên tự tin hơn. Khi thuyết trình cũng cần chú ý đến giọng điệu, biểu cảm, cử chỉ để tránh trình bày một cách máy móc, khô khan.

Dạy trẻ kỹ năng lấy ví dụ, câu chuyện khi thuyết trình

Bài thuyết trình sẽ trở nên đơn giản và dễ hiểu hơn nếu trẻ biết lồng ghép những ví dụ minh họa, câu chuyện, kiến thức thực tế vào nội dung cần trình bày. Bạn có thể dạy trẻ cách mở đầu buổi thuyết trình bằng việc dẫn dắt một câu chuyện ngắn có nội dung liên quan, hoặc đặt câu hỏi cho người nghe,…

Dạy trẻ cách lồng ghép ví dụ thực tiễn, câu chuyện vào bài thuyết trình để khơi gợi sự hứng thú và hấp dẫn ở người nghe 

Dạy trẻ cách lồng ghép ví dụ thực tiễn, câu chuyện vào bài thuyết trình để khơi gợi sự hứng thú và hấp dẫn ở người nghe

Cách làm này sẽ góp phần tạo nên bầu không khí thoải mái, vui vẻ, làm giảm áp lực cho cả người nói và người nghe.

Dùng ngôn ngữ hình thể

Nếu trẻ chỉ tập trung vào việc trình bày nội dung thì rất giống “đọc thuộc lòng”, khiến cho bài thuyết trình trở nên khô khan và nhàm chán. Thay vào đó, hãy dạy cho trẻ sử dụng ngôn ngữ hình thể khi biểu đạt thông tin, giao tiếp với người nghe để buổi thuyết trình trở nên thú vị hơn.

Sử dụng ngôn ngữ hình thể khi biểu đạt thông tin giúp buổi thuyết trình không bị khô khan và nhàm chán 

Sử dụng ngôn ngữ hình thể khi biểu đạt thông tin giúp buổi thuyết trình không bị khô khan và nhàm chán

Một buổi thuyết trình thành công cần khơi gợi được sự hứng thú cho người nghe, cũng như tạo được cuộc thảo luận trong tập thể. Hãy hướng dẫn trẻ cách kiểm soát tông giọng, tốc độ nói sao cho phù hợp, đồng thời tích cực tương tác đặt câu hỏi hoặc trả lời câu hỏi của người nghe để bầu không khí sôi nổi và thoải mái hơn.

Xem nhiều video thuyết trình

Nếu trẻ lần đầu tiên được thử sức với kỹ năng thuyết trình, bạn không nên vội vàng chuẩn bị nội dung thuyết trình cho trẻ. Thay vào đó, hãy cho trẻ xem thật nhiều video để học hỏi và có thêm kinh nghiệm. Trong quá trình xem video, bạn nên lưu ý cho trẻ về cách kiểm soát tốc độ nói, tông giọng thuyết trình, cách sử dụng ngôn ngữ hình thể hay tương tác với người nghe,…

Cho trẻ xem video thuyết trình để học hỏi kinh nghiệm về cách tương tác với người nghe, sử dụng ngôn ngữ hình thể, điều chỉnh tông giọng phù hợp,… 

Cho trẻ xem video thuyết trình để học hỏi kinh nghiệm về cách tương tác với người nghe, sử dụng ngôn ngữ hình thể, điều chỉnh tông giọng phù hợp,…

Xem và luyện tập nhiều lần giúp cho trẻ tích lũy thêm kiến thức và kinh nghiệm, từ đó vận dụng vào bài thuyết trình của bản thân.

Cho trẻ tiếp xúc và làm quen với đám đông

Đây là phương pháp rèn luyện kỹ năng thuyết trình hiệu quả dành cho trẻ nhỏ mà bạn nên tham khảo và áp dụng. Có thể cho trẻ tập nói trước gia đình, người thân, sau đó đưa ra nhận xét để trẻ rút kinh nghiệm cho buổi thuyết trình chính thức. Phương pháp này vừa giúp trẻ rèn luyện được sự tự tin, hoạt ngôn trước đám đông, đồng thời tích lũy thêm kỹ năng ứng xử, giải quyết tình huống bất ngờ.

Cho trẻ tập thuyết trình trước người thân, bạn bè, sau đó đưa ra nhận xét để trẻ rút kinh nghiệm cho bài thuyết trình 

Cho trẻ tập thuyết trình trước người thân, bạn bè, sau đó đưa ra nhận xét để trẻ rút kinh nghiệm cho bài thuyết trình

Tổng kết

Duy trì luyện tập mỗi ngày sẽ giúp trẻ hoàn thiện kỹ năng thuyết trình và có được sự tự tin, tinh thần chủ động trong học tập. Các bậc phụ huynh nên động viên, khuyến khích con trẻ để trẻ có thêm động lực cố gắng phấn đấu. Thành thạo kỹ năng thuyết trình không chỉ giúp khơi gợi tư duy logic ở trẻ nhỏ mà còn giúp trẻ học hỏi thêm nhiều kỹ năng mới, là hành trang để trẻ hoàn thiện bản thân.

Trau dồi kỹ năng thuyết trình giúp trẻ phát triển toàn diện, tiếp thu và học hỏi thêm nhiều kiến thức, kỹ năng khác 

Trau dồi kỹ năng thuyết trình giúp trẻ phát triển toàn diện, tiếp thu và học hỏi thêm nhiều kiến thức, kỹ năng khác

Trên đây là một số phương pháp rèn luyện kỹ năng thuyết trình cho trẻ hiệu quả nhất hiện nay mà Bamboo School đã tổng hợp được. Hy vọng các bạn đã có thêm nhiều thông tin hữu ích để giáo dục con trẻ phát triển một cách toàn diện.

Cha mẹ có thể tham khảo các chương trình đào tạo hiện có tại Bamboo School để chọn cho con môi trường học tập tốt nhất có thể

Facebook
Pinterest

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn và
Đặt lịch tham quan