.
.
.

Tư duy tích cực và 7 phương pháp rèn luyện hiệu quả cho trẻ

7 phương pháp rèn luyện tư duy tích cực

Bên cạnh việc rèn luyện các kiến thức trường lớp cho con, việc dạy con cách tư duy tích cực nhằm cải thiện được sức khỏe tâm lý cũng là một việc không kém phần quan trọng. Tuy nhiên đây lại là bước không được quá nhiều cha mẹ để tâm đến. Vậy thì hôm nay, hãy cùng với Bambooschool.edu.vn tìm hiểu 7 phương pháp rèn luyện tư duy tích cực hiệu quả dành cho trẻ nhé!

Tư duy tích cực là gì? 

Để có thể thực sự biết cách áp dụng 7 phương pháp sắp kể tên, bậc phụ huynh phải hiểu được khái niệm tư duy tích cực là gì? 

Tư duy tích cực là gì

Tư duy tích cực là gì

Cha mẹ hoàn toàn có thể hiểu tư duy là cách chúng ta nhìn nhận vào cuộc sống. Vậy thì tư duy tích cực đó chính là khi gặp những vấn đề, sự cố không mong muốn, chúng ta sẽ có thể áp dụng các góc nhìn khác nhau để thu được một cái nhìn tích cực, lạc quan nhằm nuôi dưỡng sức khỏe tinh thần của bản thân mình. Tuy nhiên tư duy tích cực khác biệt hoàn toàn với suy nghĩ viễn vông và mơ mộng. Tư duy tích cực chỉ giúp chúng ta có một cách nhìn thực tế nhưng nhẹ nhàng, hướng về những điều có thể nhiều hơn là những điều không thể, hoặc là giúp chúng ta có thể giữ vững được tinh thần cho đến lúc tìm được cách khắc phục vấn đề. 

Tư duy tích cực có lợi ích gì cho sự phát triển ở trẻ? 

Thực chất không chỉ ở trẻ mà tư duy tích cực còn mang lại rất nhiều lợi ích cho cả người lớn. Một số lợi ích mà ta có thể thấy được rõ ràng nhất như: 

Về sức khỏe thể chất: 

  • Hạ huyết áp và hạn chế tối đa các tình trạng cao huyết áp. 
  • Tăng sức đề kháng với các bệnh lý như: cúm, sốt siêu vi và các bệnh lý liên quan đến thần kinh và tim mạch. Thậm chí là các bệnh nan y như ung thư,… 
  • Làm chậm quá trình lão hóa, trì hoãn tuổi già, 

Về sức khỏe tinh thần: 

  • Những đứa trẻ có tư duy tích cực sẽ thường thông minh hơn các đứa trẻ có xu hướng bi quan. Vì chúng luôn hướng đến phương pháp giải quyết chứ không tự dằn vặt bản thân với các lỗi lầm dẫn đến hậu quả xấu mà mình gây ra. 
  • Tiếp thu kiến thức tốt hơn và hiệu quả hơn.  
Tư duy tích cực có lợi ích gì cho sự phát triển ở trẻ

Tư duy tích cực có lợi ích gì cho sự phát triển ở trẻ

  • Tối thiểu hóa các tình trạng như trầm cảm, rối loạn đa nhân cách,… 
  • Tăng sự tự tin trong các mối quan hệ cộng đồng. 
  • Giảm stress. 

7 phương pháp giúp trẻ rèn luyện tư duy tích cực 

Có thể thấy tư duy tích cực mang lại rất nhiều lợi ích trong sự phát triển của con trẻ về cả mặt tinh thần lẫn thể chất. Vậy nên phụ huynh hãy tham khảo 7 phương pháp sau đây để giúp trẻ rèn luyện tư duy tích cực ngay từ những ngày còn bé nhé! 

Mỗi cha mẹ hãy làm gương cho con 

Đây là cách đơn giản nhất cũng như là hiệu quả nhất. Như Bác Hồ đã nói, “trẻ em như tờ giấy trắng”. Mọi việc chúng ta làm và thể hiện ra đều sẽ ảnh hưởng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp lên tính cách và tư duy của con.  

Do đó để con có thể sở hữu được một lối tư duy tích cực thì chính cha mẹ cũng phải bước đầu thể hiện được những suy nghĩ tích cực để làm gương cho con. Một số mà cách đơn giản mà cha mẹ có thể áp dụng trong cuộc sống thường nhật khi sinh hoạt cùng con như: 

  • Khi con lỡ làm bể đồ, đổ vỡ,… thay vì la mắng con thì phải giữ được sự bình tĩnh. Sau đó chỉ cho con hướng giải quyết vấn đề và giải thích tại sao con nên cẩn thận. Và nếu có xảy ra chuyện thì từng bước xử lý là như thế nào. 
Mỗi cha mẹ hãy làm gương cho con

Mỗi cha mẹ hãy làm gương cho con

  • Luôn biết ơn với những thứ nhỏ bé nhất như biết ơn vì bữa ăn, biết ơn vì những món quà nhỏ, biết ơn vì có gia đình bên cạnh,… 
  •  

Khuyến khích trẻ tìm tòi, học hỏi 

Hãy luôn khuyến khích trẻ tìm tòi và học hỏi. Đối với một dạng bài tập, đừng ngại để trẻ thử tìm ra những hướng đi mới. Tuy chúng sẽ mới thời gian hơn hay thậm chí là không hiệu quả bằng, kết quả có sự chênh lệch thì cũng không được la trẻ. Vì đó là cách mà chúng tìm hiểu thế giới mới. Từ những kết quả sai thì trẻ sẽ hiểu tại sao mình nên áp dụng cách giải này, hướng đi kia,… 

Khuyến khích trẻ tìm tòi, học hỏi 

Khuyến khích trẻ tìm tòi, học hỏi

Hãy có gắng luôn giữ được sự kiên nhẫn với con và kích thích sự tò mò của con với thế giới rộng lớn bên ngoài cha mẹ nhé! 

Động viên, lắng nghe khi trẻ bày tỏ ý kiến 

Thông thường những đứa trẻ có tư duy tích cực là những đứa trẻ nhận được sự quan tâm rộng lớn đến từ chính người thân trong gia đình. Và cách đơn giản nhất để thể hiện tình yêu thương và sự quan tâm đó chính là hành động lắng nghe và động viên khi trẻ bày tỏ ý kiến. Nhờ vậy mà trẻ sẽ cảm thấy được tôn trọng và tự tin hơn với chính kiến của bản thân mình. Từ đó sẽ hạn chế những suy nghĩ tiêu cực hay bi quan khi nghi ngờ bản thân xuất phát từ trong tâm trí trẻ nhỏ. 

Động viên, lắng nghe khi trẻ bày tỏ ý kiến

Động viên, lắng nghe khi trẻ bày tỏ ý kiến

Hãy quan sát trẻ nhưng đừng vội can thiệp 

Tuy nhiên không phải ý kiến nào mà trẻ đưa ra cũng đúng và trẻ chắc chắn cũng sẽ phạm phải rất nhiều sai lầm khác nhau trong quá trình lớn lên. Vậy thì khi ấy phụ huynh nên làm gì? Là bậc cha mẹ, chúng ta phải giữ được sự bình tĩnh và kiên nhẫn. Phải quan sát trẻ nhằm xem được cách trẻ phản ứng với sự việc và tiếp nhận chúng như thế nào. Sau đó hãy đánh giá cách con đưa ra phương hướng xử lý liệu có hợp lý hay không chứ đừng ngay lập tức can thiệp. 

Hãy quan sát trẻ nhưng đừng vội can thiệp

Hãy quan sát trẻ nhưng đừng vội can thiệp

Cách làm này không chỉ giúp con sở hữu được một tư duy tích cực mà cả xây dựng từ bên trong con tính tự lập và thái độ xử lý vấn đề tốt nhất. 

Hỏi han, tiếp nhận và giúp con vượt qua khó khăn con đang gặp phải 

Không vội can thiệp không đồng nghĩa với việc phụ huynh chỉ đứng đó quan sát con và đánh giá. Hãy lựa chọn một thời điểm thích hợp để hỏi han xem con suy nghĩ như thế nào và tiếp nhận vấn đề cùng con. Xem xét và đánh giá chỉ giúp bố mẹ nhìn được tổng quan vấn đề, thế nhưng việc trực tiếp hỏi con sẽ cho bố mẹ thấy đọc góc nhìn đến từ phía con trẻ. 

Hỏi han, tiếp nhận và giúp con vượt qua khó khăn con đang gặp phải

Hỏi han, tiếp nhận và giúp con vượt qua khó khăn con đang gặp phải

Nhờ vậy phụ huynh mới có thể đưa ra lời khuyên răn một cách phù hợp và đúng đắn nhất. Nhờ đó cả cha mẹ và trẻ có thể cùng nhau vượt qua khó khăn gặp phải, con sẽ dần hiểu được hướng tư duy tích cực. Đồng thời còn thêm sự gắn bó tình cảm giữa 2 thế hệ cha mẹ – con cùng với nhau. 

Cho trẻ tiếp xúc với những người tích cực 

Cha ông ta vẫn có câu “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Nếu như bạn muốn con em mình được rèn luyện và phát triển tư duy tích cực thì tại sao lại không cho trẻ tiếp xúc và giao lưu với những người lạc quan, yêu đời nhỉ? 

Cho trẻ tiếp xúc với những người tích cực

Cho trẻ tiếp xúc với những người tích cực

Chính họ sẽ truyền năng lực một cách mạnh mẽ nhất đến cho con. Ngoài ra sẽ giúp con có thêm một góc nhìn khác bên cạnh những lời khuyên đến từ cha mẹ về thế giới rộng lớn này. 

Cho trẻ cảm nhận các câu chuyện đạo đức trong cuộc sống 

Không đứa trẻ nào là không thích nghe kể chuyện hay đọc truyện cả. Thay vì chỉ cho trẻ đọc để giải trí đơn thuần, cha mẹ hãy để trẻ tự cảm nhận những thông điệp lồng ghép trong những mẩu truyện nhỏ bằng những câu hỏi đơn giản. Vậy thì giờ chơi cũng chính là lúc giúp con được tiếp thu kiến thức, xây dựng cho mình một sức khỏe tinh thần về đạo đức và lối sống tích cực, lạc quan. 

Cho trẻ cảm nhận các câu chuyện đạo đức trong cuộc sống

Cho trẻ cảm nhận các câu chuyện đạo đức trong cuộc sống

Tổng kết 

Trên là một số thông tin về tư duy tích cực và 7 phương pháp rèn luyện hiệu quả dành cho trẻ. Cha mẹ đừng quên hãy thường xuyên ghé thăm website của Bamboo School vì vẫn còn rất nhiều kiến thức xoay quanh vấn đề dạy con đang chờ các bạn tìm đọc đấy! 

Cha mẹ có thể tham khảo các chương trình đào tạo hiện có tại Bamboo School để chọn cho con môi trường học tập tốt nhất có thể

Facebook
Pinterest

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn và
Đặt lịch tham quan