.
.
.

Chuỗi phản ứng hóa học hữu cơ lớp 11 đầy đủ, có đáp án

Chuỗi phản ứng hóa học hữu cơ lớp 11 đầy đủ, có đáp án

Khi nhắc đến hoá học đặc biệt là hoá học hữu cơ lớp 11, không ít các bạn học sinh đều cảm thấy “sợ hãi” vì chương này rất khó với các chuỗi phản ứng dài cùng nhiều hợp chất. Tuy nhiên sẽ không còn quá khó nếu bạn nắm vững các kiến thức về bản chất của mỗi hợp chất. Ở bài viết này Bamboo School sẽ giúp bạn chinh phục chuỗi phản ứng hóa học hữu cơ lớp 11 này nhé!

Phản ứng hóa học hữu cơ là gì?

Hóa học hữu cơ hay hóa học hữu cơ là một nhánh của hóa học nghiên cứu cấu trúc, tính chất, thành phần và các phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ và vật liệu hữu cơ (hợp chất chứa cacbon). Nghiên cứu cấu tạo để xác định thành phần hóa học và công thức phân tử của hợp chất. Các nghiên cứu về đặc tính bao gồm các đặc tính vật lý và hóa học, cũng như đánh giá phản ứng hóa học để hiểu hành vi của chúng.

Phản ứng hữu cơ bao gồm tổng hợp hóa học các sản phẩm tự nhiên, thuốc và polyme, cũng như nghiên cứu các phân tử hữu cơ riêng lẻ trong phòng thí nghiệm. Trong quá trình thí nghiệm sẽ xảy ra phản ứng hoá học hữu cơ và thông qua các thí nghiệm đưa ra kết quả từ các chất xúc tác với nhau.

Phản ứng hóa học hữu cơ là gì?

Chuỗi phản ứng hóa học hữu cơ có đặc điểm gì?  

  • Các hợp chất hữu cơ phải chứa C, hoặc thường là H, O bên cạnh đó còn các hợp chất khác như halogen, N, P,…
  • Các liên kết chính trong hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hóa trị.
  • Các hợp chất hữu cơ thường dễ bay hơi, dễ cháy và không bền về  nhiệt.
  • Các phản ứng trong hóa hữu cơ diễn ra chậm, không hoàn toàn và đa hướng, thường cần đun nóng và xúc tác.

Chuỗi phản ứng hóa học hữu cơ có đặc điểm gì?

Các dạng chuỗi phản ứng hóa học hữu cơ

Dạng 1: Sơ đồ cho ở dạng công thức cấu tạo hoặc tên hợp chất.

Để hoàn thành phản ứng cần có kiến ​​thức lý thuyết. Ngoài ra cần chú ý đến điều kiện phản ứng, và sản phẩm chính thu được.

Dạng 1: Sơ đồ cho ở dạng công thức cấu tạo hoặc tên hợp chất.

Dạng 2: Sơ đồ vừa cho ở dạng chất đã biết, vừa cho ở dạng có chữ (chưa biết rõ là chất nào).

Dựa vào phản ứng để có công thức cụ thể hoặc dựa vào chất tham gia để tìm được chất có trong sơ đồ theo phản ứng của chuỗi.

Dạng 2: Sơ đồ vừa cho ở dạng chất đã biết, vừa cho ở dạng có chữ (chưa biết rõ là chất nào).

Dạng 3: Sơ đồ hoàn toàn bằng chữ (chất A, chất B,…)

Dựa vào điều kiện đặc biệt của một phản ứng nào đó trong sơ đồ, từ đó viết và suy ra được công thức của phản ứng, sau đó tìm các chất còn lại.

Lưu ý:

  • Một số sơ đồ bắt đầu với phản ứng đầu tiên nếu công thức cấu tạo được đưa ra.
  • Một số sơ đồ từ phản ứng điều kiện đặc biệt cho các chất.
  • Một số biểu đồ đến từ thực thể cuối cùng của biểu đồ.

Dạng 3: Sơ đồ hoàn toàn bằng chữ (chất A, chất B,...)

Dạng 4: Điều chế chất

Đề bài sẽ cho chất đầu và chất cuối, ta cần xây dựng chuỗi phản ứng sau đó mới viết phương trình hoá học.

Cần lưu ý khi viết phương trình, sản phẩm tạo thành phải là sản phẩm chính (tuân theo qui tắc thế vào ankan, qui tắc cộng Maccopnhicop, qui tắc tách Zaixep, qui tắc thế vào vòng bezen).

Dạng 4: Điều chế chất

Chuỗi phản ứng hóa học hữu cơ lớp 11 có đáp án

Hydrocacbon

Chuỗi 1:

chuỗi-phản-ứng-hóa-hữu-cơ-11-có-đáp-án

  • Chuỗi phản ứng này liên quan đến tính chất hoá học, điều chế ankan.

phản-ứng-ankan

  • Phản ứng đặc trưng của ankan hay của hydrocacbon no là phản ứng thế halogen trong điều kiện chiếu sáng.
  • Phản ứng cháy của ankan, sinh ra mol H2O lớn hơn mol CO2.

Chuỗi 2:

phản-ứng-anken

điều-chế-anken

  • Anken được điều chế từ ankin tương ứng và từ phản ứng tách nước của ancol. Nhưng trong phòng thí nghiệm ta sử dụng ancol để tạo anken.
  • Phản ứng đặc trưng của anken hay của hiđrocacbon không no là phản ứng cộng: cộng Br2, HCl, H2O,… tuân theo quy tắc cộng Maccopnhicop.
  • Anken làm mất màu dung dịch brom và dung dịch KMnO4 nên ta có thể dùng tính chất này để nhận biết anken.
  • Phản ứng đốt cháy của anken sinh ra mol H2O bằng mol CO2.

Chuỗi 3:

điều-chế-ankin

dieu-che-ankin

  • Ankin được điều chế từ nhiều phản ứng khác nhau. Ankin hay gặp nhất là axetilen, được điều chế từ khí metan và từ canxi cacbua. Nhưng trong phòng thí nghiệm ta sử dụng canxi cacbua.
  • Phản ứng đặc trưng của ankin tương tự anken, là phản ứng cộng: cộng Br2, HCl, H2O,… tuân theo quy tắc cộng Maccopnhicop.
  • Ankin cũng làm mất màu dung dịch brom và dung dịch KMnO4 nên ta có thể dùng tính chất này để nhận biết anken.
  • Ngoài ra đối với ankin có nối ba đầu mạch, ta có thể nhận biết bằng phản ứng thế với AgNO3/NH3, tạo kết tủa vàng nhạt.
  • Riêng axetilen còn có phản ứng đime hoá tạo Vinyl axetilen (C4H4) và trime hoá tạo benzen (C6H6).
  • Phản ứng đốt cháy của anken sinh ra mol H2O nhỏ hơn mol CO2.

Chuỗi 4: Ankađien có phản ứng tương tự anken. Trong thực tế, buta – 1,3 – điện trùng hợp tạo Cao su buna.

điều-chế-ankađien

dieu-che-ankadien

Chuỗi 5: 

benzen

phản-ứng-của-benzen

  • Tính chất đặc trưng của benzen và đồng đẳng là phản ứng thế brom, khi đun nóng có mặt bột Fe.
  • Các đồng đẳng benzen còn có phản ứng thế với halogen như ankan khi có ánh sáng.
  • Nhóm thế thứ nhất gắn vào vòng benzen quyết định vị trí của nhóm thế thứ 2, 3.
  • Dẫn xuất hiđrocacbon

Dẫn xuất Hydrocacbon

Chuỗi 6:

ancol

ancol

Ancol có nhóm chức là OH, tính chất của ancol quyết định bới nhóm chức, phản ứng thường dùng để nhận biết ancol là phản ứng với Na.

Chuỗi 7: 

điều-chế-phenol

điều-chế-phenol

điều-chế-phenol

Chuỗi phản ứng trên đây dùng để điều chế phenol. Phenol vừa có tính chất giống benzen vừa có tính chất giống ancol. Do ảnh hưởng lẫn nhau giữa nhóm OH và vòng thơm nên phenol có tính axit yếu và phản ứng được với NaOH.

Chuỗi 8:

Nhóm-chức-của-anđehit

Nhóm-chức-của-anđehit

Nhóm chất của anđehit là nhóm CHO. Phản ứng đặc trung của anđehit là phản ứng tráng gương và dùng phản ứng này để nhận biết anđehit.

Chuỗi 9:

Axit-hữu-cơ

Axit-hữu-cơ

  • Axit hữu cơ là các axit yếu nhưng vẫn có đầy đủ tính chất của một axit. Axit hay gặp nhất là axit axetic, được điều chế từ ancol, anđehit hay từ ankan.

Một số dạng khác

Chuỗi 10: Đề bài chỉ cho chất đầu và cuối. Xuất phát từ CaC2, dùng để điều chế C2H2, nên chất A là axelilen. Chất cuối là cao su buna, nên chất C sẽ là buta – 1,3 – đien (Đivinyl). Suy ra chất B sẽ là C4H4.

(1) CaC2 + H2O → C2H2 + Ca(OH)2

điều-chế-cao-su-buna

Chuỗi 11: Từ CH3COONa cùng các chất vô cơ và điều kiện cần thiết khác điều chế các đồng phân axit của C2H4O2. Axit có công thức phân tử là C2H4O2 thì cấu tạo sẽ là CH3COOH. CH3COONa là chất dùng để điều chế CH4 vì vậy ta xây dựng chuỗi từ CH4 ra CH3COOH.

điều-chế-các-đồng-phân-axit-của-C2H4O2

Chuỗi 12:

chuoi-phan-ung-hoa-huu-co-11

chuoi-phan-ung-hoa-huu-co-11

Xem thêm:

Trên đây là những thông tin chi tiết về chuỗi phản ứng hóa học hữu cơ lớp 11 và các bài vận dụng kèm theo đáp án. Hy vọng, với những chia sẻ vừa rồi sẽ giúp bạn vượt qua môn hoá của chương này. Chúc bạn học tập tốt!

Facebook
Pinterest

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn và
Đặt lịch tham quan