.
.
.
.

Tự Tin Vào Lớp: Mách Bố Mẹ Mẹo Giúp Bé Vượt Qua Nỗi Sợ Ngày Đầu Đi Học

Nỗi Sợ Ngày Đầu Đi Học

Nỗi Sợ Ngày Đầu Đi Học

Nổi sợ ngày đi tiên đi học chắc ai cũng 1 lần mắc phải không chỉ riêng các bé, với nhiều em nhỏ, đây lại là một nỗi sợ khó gọi tên. “Nỗi sợ ngày đầu đi học” không chỉ đơn thuần là lo lắng rời xa cha mẹ, mà là tâm trạng hồi trước môi trường mới, tiếp xúc với người lạ,… Vấn đề này không chỉ gặp ở trẻ mầm non mà còn phổ biến với trẻ bắt đầu lên lớp 1 và đang học cấp 1 sau hành trình Back to school

Hiểu rõ điều này, Bamboo School luôn đồng hành cùng phụ huynh trong việc hỗ trợ trẻ chuẩn bị tâm lý tự tin bước vào lớp học đầu đời. Bài viết sau sẽ cung cấp đầy đủ kiến thức và hướng dẫn để giúp trẻ vượt qua nỗi sợ này một cách nhẹ nhàng.

Vì Sao Trẻ Lại Sợ Ngày Đầu Đi Học?

Ngày đầu tiên đến trường là một cột mốc lớn với trẻ nhỏ, nhưng không phải em bé nào cũng háo hức chờ đợi. Rất nhiều trẻ cảm thấy sợ hãi, lo lắng và thậm chí phản kháng mạnh mẽ. Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu mà Bamboo thường gặp:

Vì Sao Trẻ Lại Sợ Ngày Đầu Đi Học?

Vì Sao Trẻ Lại Sợ Ngày Đầu Đi Học?

Tâm lý sợ xa bố mẹ

Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là lứa tuổi mẫu giáo và tiểu học, cha mẹ chính là thế giới. Trẻ cảm thấy an toàn khi được ở gần người thân. Mọi điều quen thuộc trong sinh hoạt hàng ngày như ăn, ngủ, chơi… đều gắn với hình ảnh bố mẹ. Vì thế, khi đột ngột tách khỏi vòng tay cha mẹ để bước vào môi trường lạ, trẻ cảm thấy lo lắng, bất an.

Nỗi sợ này được gọi là “lo âu chia ly” một trạng thái tâm lý rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Trẻ sợ bị bỏ rơi, sợ không ai chăm sóc, và thường phản ứng bằng cách khóc lóc, bám víu, hoặc từ chối đến trường. Đây không phải biểu hiện của sự yếu đuối, mà là bản năng tự nhiên trong quá trình phát triển.

>>>> Nếu con bạn có khóc mãi không chịu nín, tham khảo ngay bài viết: Tại sao con khóc nhiều và cách giúp trẻ bình tĩnh hiệu quả

Môi trường lạ gây choáng ngợp

Trường học là một thế giới hoàn toàn mới với trẻ nhỏ. Sự thay đổi đồng loạt về không gian, âm thanh, cách giao tiếp, sinh hoạt… dễ khiến trẻ bị choáng ngợp. Trong mắt trẻ, trường học không chỉ to lớn, đông đúc mà còn có nhiều quy định mới như ngồi yên, xếp hàng, nghe lời cô giáo, hoàn toàn khác với những gì trẻ từng biết.

Ngoài ra, việc tiếp xúc với nhiều bạn lạ và cô giáo mới có thể khiến trẻ thấy lúng túng, không biết phải hành xử như thế nào. Với những em bé nhạy cảm, đây có thể là lý do khiến trẻ thu mình lại, ngại giao tiếp và từ chối tham gia các hoạt động chung.

>>> Xem thêm hành trang: Checklist Back to School 2025: Chuẩn Bị Hành Trang Hoàn Hảo Trước Khi Nhập Học 

Trẻ sợ đi học

Trẻ sợ đi học

Thiếu chuẩn bị tâm lý

Nhiều phụ huynh quá bận rộn nên không có thời gian chuẩn bị tinh thần cho trẻ trước khi nhập học. Trẻ bỗng dưng bị “bỏ vào” một nơi lạ mà chưa từng nghe qua, chưa từng tưởng tượng về việc học là gì. Điều này khiến trẻ cảm thấy như bị ép buộc rời xa mái ấm mà không biết vì lý do gì.

Khi trẻ chưa được giải thích trước về trường học, về cô giáo, về những điều thú vị khi đến lớp như học hát, học vẽ, chơi với bạn… thì khái niệm “đi học” trong mắt trẻ đơn thuần là một hình thức xa cách và gò bó. Từ đó sinh ra tâm lý chống đối và sợ hãi.

>>> Khám phá thêm kỹ năng hữu ích cho bé: Kỹ năng thích nghi và cách giáo dục trẻ khả năng thích ứng với môi trường mới

Dấu Hiệu Cho Thấy Trẻ Đang Lo Lắng Vì Ngày Đầu Đi Học

Nỗi sợ ngày đầu đi học không dễ nhìn thấy. Trẻ thường không biết cách diễn đạt. Nhưng cơ thể và hành vi của trẻ sẽ nói thay.

Dấu Hiệu Cho Thấy Trẻ Đang Lo Lắng Vì Ngày Đầu Đi Học

Dấu Hiệu Cho Thấy Trẻ Đang Lo Lắng Vì Ngày Đầu Đi Học

1. Trẻ bám chặt cha mẹ, không rời tay

Khi đến cổng trường, trẻ níu chặt tay bạn. Không muốn buông. Mắt nhìn chằm chằm. Miệng khóc to. Đây là dấu hiệu phổ biến của lo sợ chia ly. Trẻ sợ bị bỏ lại một mình ở nơi xa lạ.

2. Liên tục hỏi “Khi nào về?”

Trẻ vào lớp nhưng không yên. Câu hỏi lặp đi lặp lại: “Khi nào con được về?”, “Ba mẹ có đón con không?”. Đó là cách trẻ trấn an bản thân. Chúng muốn chắc chắn rằng đây không phải chia ly mãi mãi.

3. Cáu gắt khi nghe nhắc đến chuyện đi học

Một số trẻ không khóc. Nhưng lại nổi giận. Quăng đồ chơi. Gắt gỏng. Gào to khi nhắc đến từ “đi học”. Đó là phản ứng của sự căng thẳng. Khi sợ hãi không thể nói ra, trẻ phản ứng bằng hành vi.

4. Than đau bụng, mệt, khó ngủ

Đêm trước ngày đi học, trẻ trở nên bất thường. Than đau bụng. Kêu mệt. Lăn lộn mãi không ngủ. Đó là phản ứng cơ thể khi tâm trí căng thẳng. Không phải giả vờ. Đó là lo lắng thật sự.

5. Trẻ rút mình, ít nói, nhút nhát bất ngờ

Trẻ bình thường lanh lợi. Nay bỗng im lặng. Không muốn nói. Tránh ánh mắt người lớn. Không giao tiếp với bạn bè. Đó là dấu hiệu trẻ đang tự thu mình lại vì sợ hãi. Trẻ không biết cách ứng phó nên chọn cách rút lui.

>>> Khám phá thêm bài viết hữu ích: Tâm lý trẻ em là gì? Những tác nhân ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển tâm lý trẻ em

Cách Giúp Bé Vượt Qua Nỗi Sợ Ngày Đầu Đi Học

Với nhiều bé, đây cũng là thời điểm khơi gợi cảm giác lo lắng, lạ lẫm và sợ hãi. Là cha mẹ, bạn có thể giúp con vượt qua “bước chuyển” này nhẹ nhàng hơn nhờ những cách Bamboo gợi ý sau:

Cách Giúp Bé Vượt Qua Nỗi Sợ Ngày Đầu Đi Học

Cách Giúp Bé Vượt Qua Nỗi Sợ Ngày Đầu Đi Học

1. Đưa bé làm quen với trường lớp trước ngày khai giảng

Trẻ thường sợ điều chưa biết. Vì vậy, hãy đưa con đến tham quan trường học từ sớm. Dắt bé đi dạo quanh lớp học, sân chơi, phòng vệ sinh,… cho bé tự do khám phá và cảm nhận.

Một buổi thăm trường trước như thế sẽ giúp bé nhận diện không gian quen thuộc hơn khi chính thức nhập học. Trẻ sẽ ít bị choáng ngợp và thấy bớt xa lạ với mọi thứ xung quanh.

Nếu Phụ Huynh quan tâm đến môi trường học tập thân thiện, đầy yêu thương, nơi mỗi em bé được chào đón như một cá thể duy nhất. Bamboo School chính là nơi đáng để cân nhắc. Tại đây, phụ huynh có thể đăng ký tham quan trường miễn phí, cùng con trải nghiệm thử lớp học, gặp gỡ giáo viên và khám phá không gian học tập xanh – an toàn – sáng tạo.

👉 Đăng ký tham quan ngay TẠI ĐÂY

2. Tập lại nếp sinh hoạt giống ngày đi học

Một trong những điều khiến trẻ mệt mỏi và dễ “sốc” khi bắt đầu đi học là thay đổi thói quen sinh hoạt đột ngột. Sau kỳ nghỉ dài với lịch sinh hoạt thoải mái, bé có thể chưa quen với việc phải dậy sớm, ăn đúng bữa và sinh hoạt có giờ giấc.

Vì vậy, cha mẹ nên giúp con làm quen lại với nhịp sống đi học từ trước, lý tưởng nhất là khoảng 1–2 tuần trước ngày nhập học. Hãy bắt đầu bằng việc điều chỉnh giờ ngủ: đi ngủ sớm hơn từng chút một, đánh thức bé vào khung giờ dự kiến phải dậy khi đi học. Kèm theo đó là duy trì thói quen ăn sáng đều đặn, đúng giờ và đủ dinh dưỡng.

Song song, bạn có thể hướng dẫn bé chuẩn bị đồ dùng học tập, chọn quần áo cho ngày hôm sau, tập tự gấp khăn, bỏ sách vở vào cặp,… Những hoạt động nhỏ này không chỉ giúp bé tự lập hơn và hình thành thói quen tốt.

>>> Xem thêm: Có nên cho bé đi nhà trẻ sớm hay không?

3. Lắng nghe và động viên thay vì ép buộc

Cách Giúp Bé Vượt Qua Nỗi Sợ Ngày Đầu Đi Học

Cách Giúp Bé Vượt Qua Nỗi Sợ Ngày Đầu Đi Học

Trẻ lo lắng là điều bình thường. Nhất là trong ngày đầu đến lớp. Cha mẹ không nên quát mắng hay ép con phải “mạnh mẽ lên”. Những lời như “có gì đâu mà sợ” hay “các bạn khác đi học hết rồi” chỉ khiến con cảm thấy đơn độc.

Thay vào đó, hãy ngồi xuống và lắng nghe. Nhìn vào mắt con. Nói nhẹ nhàng: “Mẹ hiểu con lo vì chưa quen”. “Ai đi học lần đầu cũng vậy cả, rồi con sẽ thấy vui thôi.” Trẻ cần được cảm thấy an toàn. Được tôn trọng. Không bị so sánh. Khi trẻ thấy mình không bị trách móc, con sẽ mở lòng. Tâm trạng sẽ dịu lại. Sự đồng cảm là bước đầu để trẻ bình tĩnh bước vào trường học.

Hãy ghi nhận mọi nỗ lực nhỏ. Dù chỉ là việc con tự mặc áo, tự xếp cặp hay nói “con sẽ thử đi học”. Những việc tưởng chừng nhỏ ấy là những bước lớn trong hành trình trưởng thành. Không ai học được cách can đảm trong một ngày. Đừng ép con phải vượt qua nỗi sợ theo cách của người lớn. Hãy đi cùng con. Từng chút một.

Nếu bé nhà bạn rụt rè hướng nội không muốn giao tiếp cùng bạn bè, tham khảo ngay bài viết hữu ích sau: Giúp trẻ cải thiện kỹ năng giao tiếp hiệu quả

4. Cùng con trong những ngày đầu tiên

Hãy đi cùng con đến trường những ngày đầu. Nắm tay con thật chắc. Mỉm cười với con. Nhìn con vào mắt và nói: “Mẹ sẽ đợi con tan học.” Câu nói đó giống như một lời hứa. Nó giúp con bớt lo. Con sẽ thấy an toàn.

Trẻ dễ lo khi thấy cha mẹ lo. Đừng tỏ ra căng thẳng hay vội vã. Giữ nét mặt bình tĩnh. Nói chuyện nhẹ nhàng, thoải mái. Nếu con khóc, đừng trách. Cũng đừng vội rời đi. Nhưng đừng nấn ná quá lâu. Hãy nói rõ bạn tin vào con. Rằng con sẽ quen dần. Có mặt là đủ. Bạn không cần làm gì phức tạp. Chỉ cần ở đó, để con thấy: Mình không một mình.

>>> Đọc thêm: Cha mẹ nên làm gì khi con không thích học

5. Chuẩn bị những món đồ bé yêu thích

Đừng xem nhẹ sức mạnh của một chiếc cặp xinh, hay bình nước màu hồng con thích. Những món đồ nhỏ mang lại cảm giác quen thuộc. Chúng giúp con bớt sợ. Một chiếc khăn tay in hình hoạt hình. Một cây bút có tua rua. Một hộp cơm con tự chọn. Tất cả đều có thể khiến ngày đầu đi học dễ chịu hơn. Hãy cho con được chọn. Đừng chọn thay. Việc tự quyết định khiến con thấy mình lớn. Con sẽ hứng thú và chủ động hơn. Chuẩn bị kỹ lưỡng cũng là một cách yêu thương. Khi con mang theo những món đồ quen thuộc, con mang theo cả cảm giác an toàn từ gia đình.

Sai Lầm Của Phụ Huynh Khi Trẻ Sợ Đi Học

Nhiều bậc cha mẹ lo lắng khi con sợ đi học, nhưng lại xử lý sai cách. Những sai lầm dưới đây có thể khiến vấn đề của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn.

Ép buộc con đến trường ngay cả khi con hoảng sợ: Phụ huynh nghĩ rằng “càng đi nhiều sẽ quen”. Nhưng với trẻ đang sợ hãi, sự ép buộc chỉ khiến nỗi sợ lớn hơn. Trẻ cảm thấy bị phản bội, không được thấu hiểu, từ đó có xu hướng chống đối hoặc thu mình sâu hơn.

Phớt lờ cảm xúc và cho rằng con giả vờ: Nhiều người cho rằng: “Trẻ con mà, có gì đâu phải làm quá lên”. Họ coi khóc, nôn, nhút nhát là diễn kịch để ở nhà. Đây là cách suy nghĩ nguy hiểm. Việc phủ nhận cảm xúc của con khiến trẻ cảm thấy cô lập, không được an toàn trong chính gia đình mình.

Sai Lầm Của Phụ Huynh Khi Trẻ Sợ Đi Học

Sai Lầm Của Phụ Huynh Khi Trẻ Sợ Đi Học

Đổ lỗi cho con thay vì tìm nguyên nhân: “Con yếu đuối quá”, “Sao không như bạn A, bạn B?” những câu nói tưởng như bình thường lại làm tổn thương con sâu sắc. Trẻ không biết cách giải thích nỗi sợ của mình, và việc bị so sánh khiến con mất tự tin, cảm thấy mình có vấn đề.

>>> Xem thêm: Những sai lầm khi cha mẹ nuôi dạy trẻ hướng nội

Tìm mọi cách chiều chuộng để con không sợ: Một số phụ huynh lại đi ngược lại,  nuông chiều quá mức. Mỗi khi con khóc là lập tức cho về. Điều này có thể giúp con thoát khỏi căng thẳng tức thì, nhưng về lâu dài sẽ khiến trẻ tránh né thực tế, thiếu khả năng thích nghi.

Nếu bạn đang hành động những điều trên đối với bé nhà mình, Bamboo nghĩ đó không phải là cách giải quyết tối ưu, lâu dần sẽ gây cho bé lo sợ và không muốn đi học. Hãy thay đổi sớm để tốt cho bé nhà mình bạn nhé!

Khi Nào Cần Tìm Đến Chuyên Gia Tâm Lý Trẻ Em?

Không phải mọi trường hợp lo sợ ngày đầu đi học đều cần đến chuyên gia. Tuy nhiên, nếu các biểu hiện dưới đây kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng, phụ huynh nên cân nhắc tìm đến chuyên gia tâm lý trẻ em:

Khi Nào Cần Tìm Đến Chuyên Gia Tâm Lý Trẻ Em?

Khi Nào Cần Tìm Đến Chuyên Gia Tâm Lý Trẻ Em?

  • Trẻ không hề thích đi học sau nhiều ngày, dù đã được cha mẹ, giáo viên và nhà trường can thiệp tâm lý.
  • Trẻ có phản ứng quá mức như hoảng loạn, khóc la không kiểm soát, nôn mửa, co giật nhẹ hoặc đòi về nhà ngay khi vừa đến cổng trường.
  • Trẻ xuất hiện các vấn đề về tâm lý như sợ hãi kéo dài, mất ngủ nhiều ngày, ăn uống thất thường hoặc có dấu hiệu rối loạn hành vi.
  • Trẻ thu mình, không giao tiếp, không nói chuyện với cô giáo hoặc bạn bè trong nhiều ngày liền.

Nếu trẻ mắc những trường hợp trên, Bamboo khuyên phụ huynh nên tham vấn các chuyên gia tâm lý để khắc sớm tránh tình trạng ngày càng xấu đi ảnh hưởng lâu dài đến khả năng học tập và phát triển của trẻ.

Tạm kết

Nỗi sợ ngày đầu đi học là điều hoàn toàn tự nhiên, đặc biệt với những em bé lần đầu bước chân vào môi trường mới. Quan trọng là bố mẹ cần thấu hiểu, đồng hành và tạo cảm giác an toàn cho con trong giai đoạn chuyển giao này.

Hãy quan sát và lắng nghe cảm xúc của trẻ một cách chân thành. Đừng ép buộc, đừng so sánh. Thay vào đó, hãy động viên, đồng cảm và từng bước giúp con thích nghi với lớp học mới.

Tại Bamboo School, chúng tôi tin rằng không có đứa trẻ nào sinh ra đã sẵn sàng đi học, chỉ cần đúng cách tiếp cận, mọi em bé đều có thể hào hứng và yêu thích trường lớp. Với triết lý giáo dục đề cao cảm xúc, sự an toàn và sự phát triển toàn diện, Bamboo School là nơi lý tưởng để trẻ tự tin bắt đầu hành trình học tập.

Đăng ký tham quan và tìm hiểu thêm về Bamboo School ngay hôm nay để giúp con bạn khởi đầu vững vàng, không còn lo lắng trong ngày đầu đến lớp.

👉 Liên hệ Bamboo School qua hotline hoặc website để được tư vấn cụ thể và đặt lịch trải nghiệm thực tế cho bé!

Hotline liên hệ: 0906 33 4050

Website: https://bambooschool.edu.vn/

Xem thêm các chủ đề liên quan:

Cha mẹ có thể tham khảo các chương trình đào tạo hiện có tại Bamboo School để chọn cho con môi trường học tập tốt nhất có thể

Facebook
Pinterest

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn