Hãy cùng Bamboo School tìm hiểu về các tính chất hoá học đặc trưng của kim loại cùng các ví dụ liên quan nhé. Các kiến thức sau đây sẽ giúp cho các bạn nắm vững những kiến thức nền tảng về hóa vô cơ đấy. Bắt đầu tìm hiểu ngay nào!
Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là gì?
Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử do kim loại dễ nhường e để tạo thành các cation. Một số tính chất hóa học của kim loại là:
- Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tác dụng với Oxi.
- Đa số các kim loại đều tác dụng được với oxi ở nhiệt độ cao hoặc nhiệt độ thường và tạo thành oxit.
- Một số kim loại không phản ứng với oxi là Pt, Au, Ag,…
4 tính chất hóa học của kim loại
Tác dụng với phi kim
Tác dụng với oxi: Đa số kim loại đều tác dụng được với oxi ở nhiệt độ cao hoặc thường và tạo thành oxit. Trong đó một số kim loại không phản ứng với oxi là Pt, Au, Ag,…
4Cr + 3O2 → 2Cr2O3
Tác dụng với Clo: Tạo ra muối clorua
Cu + Cl2 → CuCl2
Tác dụng với lưu huỳnh: Khi đun nóng tạo ra muối sunfua (trừ Hg ở nhiệt độ thường)
Cu + S → CuS
Fe + S → FeS
Tác dụng với axit
Kim loại phản ứng với dung dịch axit (vd: HNO3, HCl, H2SO4 loãng,…) tạo thành muối và khí H2.
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
Tác dụng với HNO3: tạo thành muối nitrat và nhiều khí khác nhau.
A + HNO3 → A(NO3)n + {NO, NO2, N2, NH4NO3, N2O) + H2O
Tác dụng với H2SO4: tạo thành muối sunfat và nhiều loại khí khác nhau.
A + H2SO4 → M2(SO4)n + {S, SO2, H2S} + H2O
Tác dụng với dung dịch muối
Kim loại đứng trước đẩy kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối của chúng, tạo ra muối và kim loại mới. Ngoại trừ K, Ba, Na, Ca… vì trong điều kiện thường, kim loại kiềm và kiềm thổ tan trong nước.
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Mg + FeCl2 → Fe + MgCl2
Tác dụng với nước
Những kim loại mạnh: K, Na, Ca, Li, Ba,… trong điều kiện thường dễ dàng tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ.
A + nH2O →H2 + A(OH)n
Tính chất hóa học của kim loại nhôm và sắt có gì giống nhau và khác nhau
Giống nhau:
- Al và Fe đều có tính chất chung của kim loại.
- Al và Fe đều không tác dụng với HNO3 và H2SO4 đặc, nguội.
- Đều tác dụng với phi kim:
2Al + 3Cl2 → 2AlCl3
2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3
- Đều tác dụng với axit:
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
- Đều tác dụng với dung dịch muối:
2Al + 3FeSO4 → Al2(SO4)3 + 3Fe
Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag
Khác nhau:
- Al tan trong dung dịch kiềm:
2Al + 2NaOH + H2O → 2NaAlO2 + 3H2↑
- Al ở trong hợp chất:
Al2O3 là oxit lưỡng tính.
Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + H2O
Al2O3 + 2NaOH → NaAlO2 + H2O
Al(OH)3 lưỡng tính, có kết tủa dạng keo trắng.
- Fe không tan ở trong dung dịch kiềm:
- Fe ở trong hợp chất:
FeO, Fe2O3 và Fe3O4 đều là các oxit bazo.
Fe(OH)2 màu trắng xanh
Fe(OH)3 màu nâu đỏ
Tính chất chung của kim loại
Tính chất hóa học chung của kim loại chính là tính khử.
Kim loại dễ nhường electron để tạo thành các ion tích điện dương nên tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử.
Các ví dụ và bài tập về tính chất hóa học
1. Axit H2SO4 loãng phản ứng với các chất trong dãy nào dưới đây?
A. Mg(OH)2, CaO, K2SO3, NaCl
B. NaOH, CuO, Ag, Zn
C. FeCl3 , MgO, Cu, Ca(OH)2
D. Al, Al2O3, Fe(OH), BaCl2
2. Trong các cặp chất sau, cặp nào sẽ xảy ra phản ứng ?
A. Cu + ZnSO4 B. Zn + Pb(NO3)2
C. Ag + CuSO4 D. Ag + HCl
3. Để hòa tan hoàn toàn 1,3 g Zn thì cần 14,7 g dung dịch H2SO4 20%. Khi phản ứng kết thúc, khối lượng hidro thu được là bao nhiêu:
A. 0,06 g B. 0,03 g C. 0,02 g D. 0,04 g
4. Cho 1,1 g hỗn hợp bột Fe và Al tác dụng đủ với 1,28 g S. Hãy tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu tiên.
Xem thêm:
- m, M trong hóa học là gì? Tổng hợp công thức liên quan và các dạng bài tập tính m,M,n
- Công thức hóa học là gì? Tổng hợp công thức hóa học lớp 8, 9, 10 đầy đủ nhất
- Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học lớp 8, 9, 10 đầy đủ, mới nhất
Vậy là chúng ta đã vừa tìm hiểu xong các tính chất chung của kim loại. Hy vọng các kiến thức mà Bamboo School đem lại đã giúp ích phần nào cho phụ huynh cùng các bạn học sinh thân thương. Các bạn nhớ luyện tập thường xuyên các bài tập liên quan đến phần này để nhớ vững kiến thức. Chúc các em làm bài tập vui vẻ nhé!